Mãi mãi con người sẽ luôn chấp nhận tình yêu là một
hiện diện
vô hình không thể thiếu trong đời sống này.
Tình yêu từ bao thuở nay là hơi thở, là nguồn cảm tác vô tận
của con người.
Khi người nghệ sĩ viết về tình yêu, mỗi người có một định luật
riêng cho mình về tình yêu. Nhưng, tất cả đều nhằm nói lên một tình cảm vô hình
nhưng lại hoàn toàn có thể nhìn thấy được.
Hôm nay, ngày lễ tình nhân, ngày của những người yêu nhau
(ngày của Tình yêu). Mời quý vị đến với những ca khúc "Muôn trùng trong cõi nhạc
tình yêu".
“Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu
Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ
Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua
Trên bước chân em âm thầm lá đổ
Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa…"
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu
Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ
Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua
Trên bước chân em âm thầm lá đổ
Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa…"
“Sống trên đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận
thì hữu hạn, tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu để
tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá Đời.”
“Chúa đã bỏ loài người
Phật đã bỏ loài người
Này em xin cứ phụ người…
Đời đã quen với những kiếp xa nhau…”
Tình yêu và quê hương
Khi chưa rời xa “cõi tam”, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng
định nghĩa về tình yêu như thế, là một trong hai yếu tố duy nhất tồn tại trong
cuộc sống này. Và đặc biệt, với ông, tình yêu là vô cùng. Chỉ có tình yêu mới
có thiên chức cứu rỗi con người, đưa chúng ta thoát khỏi những hệ lụy trong một
kiếp người.
Có thật như thế không? Hay vì quá tôn thờ tình yêu mà họ Trịnh
đã đưa mình đến một ranh giới rất mong manh, ở đó chỉ có thân phận và tình yêu?
Thế nhưng, cũng chính ông, ngay ở ranh giới đó, ông thấy luôn
cả sự vô thường. Vô thường từ hình hài cho đến sự tồn tại của mối tình
“Tìm em tôi tìm mình hạc xương mai…
Tìm lại trên sông những dấu hài…”
Có một người nhạc sĩ, cũng suốt đời tôn thờ tình yêu như thế.
Duy chỉ có khác là, tình yêu của ông là tình yêu trai gái và tình yêu đất nước.
Ông không tách rời hai điều đó ra được.
“Tình yêu giữa hai người đàn ông và đàn bà, hay con trai và
con gái với nhau, thu nhỏ là tình yêu, nhưng phóng lớn lên nó là tình hoài
hương đó.”
"Tình ca, những tiếng nói thiết tha và tuyệt vời nhất của một
đời người, bao giờ cũng được bắt đầu từ một nơi chốn nào đó, một quê hương, một
thành phố, nơi người ta đã yêu nhau".
Đó là Nguyễn Đình Toàn, một tiếng nói mà cách đây 40 năm, từng
được nhà thơ Du Tử Lê gọi là “người tình không chân dung” của thính giả Việt
Nam.
“Tình ca, những tiếng nói thiết tha và tuyệt vời nhất của một
đời người, bao giờ cũng được bắt đầu từ một nơi chốn nào đó, một quê hương, một
thành phố, nơi người ta đã yêu nhau. Tất cả mùa màng, thời tiết, hoa lá, cỏ cây
của cái vùng đất thần tiên đó, kết hợp lại làm nên hạnh phúc, làm nên nỗi tiếc
thương của chúng ta. Em đâu ngờ, anh còn nghe vang tiếng em, trong tất cả tiếng
động ngù ngờ nhất, của cái ngày sung sướng đó, tiếng gió mây thổi trên những
cành liễu nhỏ, tiếng giọt sương rơi trên mặt hồ, tiếng guốc khua trên hè phố.
Ngần ấy những tiếng động ngân nga trong trí tưởng anh, một thuở thanh bình
nào, bây giờ đã gần im hơi, nhưng một đôi khi vẫn còn đủ sức làm vang lên trong
ký ức một mùa hè háo hức, một đêm mưa trở về, gió cuốn từng cơn nhớ, anh bỗng
nhận ra, anh vẫn còn yêu em, dù chúng ta đã xa nhau như hai thành phố.”
“Em còn yêu anh còn yêu anh
Cây còn xanh còn tươi đầy kỉ niệm
Mái trường xưa mỗi mùa phượng đến
Ve còn kêu vang, ve còn kêu vang…”
Cây còn xanh còn tươi đầy kỉ niệm
Mái trường xưa mỗi mùa phượng đến
Ve còn kêu vang, ve còn kêu vang…”
Tình yêu và niềm tin
Đã bao thế kỷ trôi qua, tình yêu mãi là chiếc áo huyền diệu
tô điểm cho cuộc đời con người. Tình yêu làm cho nghệ thuật thăng hoa. Tình yêu
làm cho con người có thể hoá thân vào những nhân vật thần thoại, nhìn nhau qua
những hình ảnh thánh thiện và hiền hòa nhất.
“Em mang hồn vô tội, đeo thánh giá huy hoàng
Còn ta nhiều sám hối mà sao vẫn hoang đàng..
Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa
Đưa em về dưới mưa, có nhau mà như xa...
Em hiền như ma-soeur, vết thương ta bốn mùa
Trái tim ta bệnh hoạn, ma-soeur này ma-soeur
Ta nhờ em ru ta, hãy ru tên vô đạo,
Hãy ru tên khờ khạo, ma-soeur này em ma-soeur…”
Còn ta nhiều sám hối mà sao vẫn hoang đàng..
Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa
Đưa em về dưới mưa, có nhau mà như xa...
Em hiền như ma-soeur, vết thương ta bốn mùa
Trái tim ta bệnh hoạn, ma-soeur này ma-soeur
Ta nhờ em ru ta, hãy ru tên vô đạo,
Hãy ru tên khờ khạo, ma-soeur này em ma-soeur…”
Cố thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên đã nhìn tình yêu của mình qua một
lăng kính thánh thiện và thanh cao nhất. Ông so sánh người mình yêu (chưa hẳn
là người yêu) với hình ảnh một ma soeur tinh khôi với nụ cười “vô tội”. Tình yêu của Nguyễn Tất Nhiên mang đầy niềm tin của kẻ sẵn lòng chịu tội vì là
người vô đạo.
Đã bao thế kỷ trôi qua, tình yêu mãi là chiếc áo
huyền diệu
tô điểm cho cuộc đời con người.
AFP PHOTO
Và cũng chính Nguyễn Tất Nhiên lại thêm một lần nữa khẳng định
tình yêu phải thánh thiện, trong sáng, cho dù phải như một Adam ngù ngờ, một
Eva khù khờ. Giữa những nỗi đau khổ, giữa lúc “ta yêu em mù lòa” thì Nguyễn
Tất Nhiên vẫn nhỏ vài giọt ơn nhau, đưa tia sáng thiên đường cao vào ngục tim
nhau…
“Ta yêu em mù lòa
Như Adam ngù ngờ
Yêu Eva khù khờ
Cuộc tình trinh tiết đó
Nhưng thiên tai còn chờ
Đôi uyên ương vật vờ
Chia nhau xong tội đồ
Đày đọa lâu mới tha...”
Không phải riêng Nguyễn Tất Nhiên chấp nhận làm người dại khờ,
mang đầy tội lỗi để được yêu, mà chính cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng
nói “Dù đau khổ hay hạnh phúc thì con người vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn
tại. Con người không thể sống mà không yêu. Hàng nghìn năm nay con người đã sống
và đã yêu.”
“Chuyện người đàn bà 2000 năm trước
Áo rách tả tơi, xác thân mệt nhoài.
Chuyện người đàn bà nơi thành cổ đó
Dấu tích hành thân.
Vì đâu? Vì đâu? Vì đâu,
Nên tội tình mang nhục hình.
Vì yêu, tội yêu, tội tình yêu...”
Áo rách tả tơi, xác thân mệt nhoài.
Chuyện người đàn bà nơi thành cổ đó
Dấu tích hành thân.
Vì đâu? Vì đâu? Vì đâu,
Nên tội tình mang nhục hình.
Vì yêu, tội yêu, tội tình yêu...”
Cho đến thế kỷ hôm nay, người ta vẫn thường truyền nhau câu
thơ bất hủ của cố thi sĩ Xuân Diệu “Có ai định nghĩa được tình yêu?”. Thế nhưng
vẫn chưa có ai có thể nói rằng mình đã có câu phúc đáp. Cho dù vậy, thế kỷ sau,
hay sau nữa, mãi mãi con người sẽ luôn chấp nhận tình yêu là một hiện diện vô
hình không thể thiếu trong đời sống này.
14/02/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét