Mới đó mà đã gần đến tháng Chạp, một năm nữa lại sắp trôi qua. Từng tờ lịch
mong manh rơi theo ngày, tháng. Cầm tờ lịch cuối năm trên tay, lòng tôi rộn
ràng niềm vui khó tả, một mùa xuân mới đang về.
Tháng Chạp những ngày giáp Tết, lang quê tôi chợt bừng dậy, háo hức như một đứa trẻ mong tết về để khoe bộ quần áo mới. Cái chợ quê nhỏ bé nơi góc đình nghèo nàn, heo hút này cũng vậy, ngày thường chẳng có mấy người họp, chỉ lèo tèo vài ba hàng quán, lưa thưa những gian hàng tạp hóa nghèo nàn, vậy mà mấy ngày giáp Tết hàng quán trưng bày la liệt suốt từ con đường dẫn vào chợ, cách xa tới hàng trăm mét với đủ các mặt hàng. Kẻ bán người mua bỗng trở nên thân thiện, niềm nở hơn, vồn vã hơn chứ không thâm trầm, lạnh nhạt, khinh khỉnh như mọi ngày. Chợ quê ngày Tết khoác lên mình một chiếc áo mới từ những sạp hàng, quầy hàng, gánh hàng, với những hàng hoa trăm sắc ngàn tía của mùa xuân. Hàng hóa chợ Tết ở quê phần lớn là sản phẩm của người nông dân như: Lá dong xanh, măng giang, măng nứa từ miền ngược xuôi về.... Dãy hàng gạo từng thúng vun đầy có ngọn. Gạo nếp trắng ngần thơm nức, đậu xanh, đậu đen, đậu tương khoe mình dưới nắng mai. Dãy hàng chuối xanh, bưởi, cam quít vàng xộm, hồng xiêm sẫm đậm. Bên cạnh hàng cau trầu, hương vàng là những thứ không thể thiếu vắng trên bàn thờ mỗ igia đinh trong mấy ngày Tết. Kế đến là dãy hàng rau xanh như cải bắp, su hào, cà rốt, súp lơ, xà lách, mùi tàu, hành, húng... toàn những sản phẩm vườn nhà. Đến hàng thủy, hải sản là cá chép, cá lóc, cá trắm cỏ... quậy mình nhao nhao trong các chậu nước. Gà vịt cũng nháo nhác râm ran...
Dãy hàng hoa kéo dài từ ngoài cổng vào đến tận trong chợ làm sáng rực cả một vùng chợ quê, từ hoa cành, hoa chậu, hoa cây và nhiều nhất vẫn là hoa bó. Thôi thì trăm hoa đua nở, muôn hồng nghìn tía dưới trời xuân của phiên chợ Tết. Mấy ngày giáp Tết, mẹ vất vả hơn. Tôi nói với mẹ: “Mẹ ơi! Tết nhất có gì dùng nấy mẹ đừng lo lắng quá, không khéo đổ bệnh thì buồn lắm”. Mẹ nói: “Cả năm mới có mấy ngày Tết, phải sắm sanh mâm cơm cho chu đáo, tươm tất, để tỏ lòng hiếu nghĩa với tổ tiên, ông bà cha mẹ, đồng thời cũng là ngày sum họp gia đình mà không chuẩn bị đầy đủ thì cả năm lại làm ăn chẳng ra gì”. Mẹ nói thì nghe có vẻ dễ dàng như vậy, nhưng tôi thừa biết rằng, để có một cái Tết tương đối đầy đủ, mẹ đã phải chắt bóp, dành dụm cả năm trời để đi chợ chỉ có một ngày 30 Tết. Đi chợ Tết toàn là những người ở cùng một làng nên thường quen biết nhau. Các bà, các chị hỏi han nhau về con, cháu và cuộc sống có gì thay đổi không. Những người túng thiếu thì đôn đáo đem ra chợ bán con gà, con lợn, thúng thóc... thêm chút tiền lo sắm Tết. Người dân quê có phong tục là những gì ngon nhất, tốt đẹp nhất để dùng vào dịp Tết. Nhà dù nghèo thế nào đi chăng nữa cũng phải "Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà", cũng phải sắm cho được một mâm cỗ để cúng tất niên, giao thừa, lễ gia tiên, rước ông bà về ăn Tết với con cháu. Tôi nhớ câu nói của mẹ: “Tết đến người lớn có trăm nghìn nỗi lo toan, chỉ có trẻ con các con là vui vẻ”. Mẹ nói đúng, chỉ có trẻ con chúng tôi mới được hưởng trọn vẹn cái không khí náo nức vui tươi của một ngày Tết thực sự. Theo thời gian, tôi đã là người mẹ, mỗi lần Tết đến tôi không còn háo hức chờ mong như thời trẻ con nữa, thay vào đó là những nỗi lo toan cơm áo gạo tiền giống như cuộc đời của mẹ trước kia. Không biết Tết cổ truyền ngày nay chợ quê có giữ được cái hồn cốt như trước đây nữa hay không hay đã bị cuộc sống hiện đại làm phai mờ đi nét riêng vốn có của chợ làng quê Tết đến.
Nhớ phiên chợ Tết quê nhà, nhớ về những kỷ niệm ngày xửa, ngày xưa, tôi rất muốn về quê đi phiên chợ Tết cuối năm, để mong gặp lại bạn bè thời chăn trâu, cắt cỏ, đánh trận giả, để biết được ai còn ai mất. Tôi nhắm mắt lại, thả hồn mình để nghe hương vị Tết đang đến gần, thật gần.
Tháng Chạp những ngày giáp Tết, lang quê tôi chợt bừng dậy, háo hức như một đứa trẻ mong tết về để khoe bộ quần áo mới. Cái chợ quê nhỏ bé nơi góc đình nghèo nàn, heo hút này cũng vậy, ngày thường chẳng có mấy người họp, chỉ lèo tèo vài ba hàng quán, lưa thưa những gian hàng tạp hóa nghèo nàn, vậy mà mấy ngày giáp Tết hàng quán trưng bày la liệt suốt từ con đường dẫn vào chợ, cách xa tới hàng trăm mét với đủ các mặt hàng. Kẻ bán người mua bỗng trở nên thân thiện, niềm nở hơn, vồn vã hơn chứ không thâm trầm, lạnh nhạt, khinh khỉnh như mọi ngày. Chợ quê ngày Tết khoác lên mình một chiếc áo mới từ những sạp hàng, quầy hàng, gánh hàng, với những hàng hoa trăm sắc ngàn tía của mùa xuân. Hàng hóa chợ Tết ở quê phần lớn là sản phẩm của người nông dân như: Lá dong xanh, măng giang, măng nứa từ miền ngược xuôi về.... Dãy hàng gạo từng thúng vun đầy có ngọn. Gạo nếp trắng ngần thơm nức, đậu xanh, đậu đen, đậu tương khoe mình dưới nắng mai. Dãy hàng chuối xanh, bưởi, cam quít vàng xộm, hồng xiêm sẫm đậm. Bên cạnh hàng cau trầu, hương vàng là những thứ không thể thiếu vắng trên bàn thờ mỗ igia đinh trong mấy ngày Tết. Kế đến là dãy hàng rau xanh như cải bắp, su hào, cà rốt, súp lơ, xà lách, mùi tàu, hành, húng... toàn những sản phẩm vườn nhà. Đến hàng thủy, hải sản là cá chép, cá lóc, cá trắm cỏ... quậy mình nhao nhao trong các chậu nước. Gà vịt cũng nháo nhác râm ran...
Dãy hàng hoa kéo dài từ ngoài cổng vào đến tận trong chợ làm sáng rực cả một vùng chợ quê, từ hoa cành, hoa chậu, hoa cây và nhiều nhất vẫn là hoa bó. Thôi thì trăm hoa đua nở, muôn hồng nghìn tía dưới trời xuân của phiên chợ Tết. Mấy ngày giáp Tết, mẹ vất vả hơn. Tôi nói với mẹ: “Mẹ ơi! Tết nhất có gì dùng nấy mẹ đừng lo lắng quá, không khéo đổ bệnh thì buồn lắm”. Mẹ nói: “Cả năm mới có mấy ngày Tết, phải sắm sanh mâm cơm cho chu đáo, tươm tất, để tỏ lòng hiếu nghĩa với tổ tiên, ông bà cha mẹ, đồng thời cũng là ngày sum họp gia đình mà không chuẩn bị đầy đủ thì cả năm lại làm ăn chẳng ra gì”. Mẹ nói thì nghe có vẻ dễ dàng như vậy, nhưng tôi thừa biết rằng, để có một cái Tết tương đối đầy đủ, mẹ đã phải chắt bóp, dành dụm cả năm trời để đi chợ chỉ có một ngày 30 Tết. Đi chợ Tết toàn là những người ở cùng một làng nên thường quen biết nhau. Các bà, các chị hỏi han nhau về con, cháu và cuộc sống có gì thay đổi không. Những người túng thiếu thì đôn đáo đem ra chợ bán con gà, con lợn, thúng thóc... thêm chút tiền lo sắm Tết. Người dân quê có phong tục là những gì ngon nhất, tốt đẹp nhất để dùng vào dịp Tết. Nhà dù nghèo thế nào đi chăng nữa cũng phải "Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà", cũng phải sắm cho được một mâm cỗ để cúng tất niên, giao thừa, lễ gia tiên, rước ông bà về ăn Tết với con cháu. Tôi nhớ câu nói của mẹ: “Tết đến người lớn có trăm nghìn nỗi lo toan, chỉ có trẻ con các con là vui vẻ”. Mẹ nói đúng, chỉ có trẻ con chúng tôi mới được hưởng trọn vẹn cái không khí náo nức vui tươi của một ngày Tết thực sự. Theo thời gian, tôi đã là người mẹ, mỗi lần Tết đến tôi không còn háo hức chờ mong như thời trẻ con nữa, thay vào đó là những nỗi lo toan cơm áo gạo tiền giống như cuộc đời của mẹ trước kia. Không biết Tết cổ truyền ngày nay chợ quê có giữ được cái hồn cốt như trước đây nữa hay không hay đã bị cuộc sống hiện đại làm phai mờ đi nét riêng vốn có của chợ làng quê Tết đến.
Nhớ phiên chợ Tết quê nhà, nhớ về những kỷ niệm ngày xửa, ngày xưa, tôi rất muốn về quê đi phiên chợ Tết cuối năm, để mong gặp lại bạn bè thời chăn trâu, cắt cỏ, đánh trận giả, để biết được ai còn ai mất. Tôi nhắm mắt lại, thả hồn mình để nghe hương vị Tết đang đến gần, thật gần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét