Chất Quảng trong tập thơ
của một người xa xứ
Tôi quen biết Nguyễn Đại Bường cũng là sự tình cờ. Anh đọc mấy
bài thơ của tôi trên Tạp chí Đất Quảng và trên www.lucbat.com. Rồi anh biết số
và điện hỏi thăm. Điện hỏi thăm là một lẽ, nhưng dường như, anh rất muốn được
nghe chất giọng Quảng Nôm quen thuộc nơi quê nhà.
Anh là hội viên Hội VHNT Bà Rịa-Vũng Tàu, tên thật Nguyễn Quốc
Huấn, người làng Đại Bình (xã Quế Trung, Nông Sơn, Quảng Nam). Anh xa quê đã
hơn 20 năm rồi. Tập thơ “Người trồng cỏ ven đường” - đứa con tinh thần “đầu lòng”
của anh vừa xuất bản không dày, gói ghém 46 bài thơ mà trong đó dành phần nhiều
là nỗi nhớ về quê hương xứ Quảng. Ký ức tháng ba, Nỗi nhớ tháng sáu, Về Mỹ Sơn,
Đêm mơ về Thu Bồn… tất cả như được chắt ra từ cuộc sống xa quê có phần lam lũ
nên khi đọc lên nghe dễ gần, dễ cảm.
Đó là một chuỗi ký ức về một làng quê với tuổi thơ đầy nắng
và gió ven sông Thu Bồn, nơi chôn nhau cắt rốn của anh. Hình ảnh thơ không lạ:
“gốc rạ đồng chua”, “nam lào rạt gió”, “hoa gạo, quạt mo cau”… nhưng cũng không
sáo mòn mà lại chân thực, thực như cách ăn nói bộc trực của người Quảng Nam.
Nhưng không chỉ hình ảnh thơ có sức gợi, mà ngay cách diễn đạt đằm thắm, nhẹ
nhàng cũng thấy “ngai ngái” vị quê. Đặc biệt với những bài thơ văn xuôi “Đêm mơ
về Thu Bồn”: “… Đất quê ơi, từ thuở hùm beo còn chung lẫn với người. Câu chữ
phạn neo dưới chân Hòn Kẽm, trinh nữ trầm mình dưới đáy sông sâu sáng ngời khí
tiết để linh thiêng soi suốt phận người. Đất nên lề, quên nên thói, khói nhang
treo đầu núi Chúa, cái nhau chôn ở góc vườn phối chứng dòng sông cưu mang một
huyền tích Mỹ Sơn, một rêu phong phố Hội”.
Và đây, giọng thơ hiền từ, dung dị rất dễ làm mủi lòng những
người con xứ Quảng xa quê:
Tháng ba gõ vào ký ức
Một miền đất mẹ trung du
Sỏi đá trần thân giáp hạt
Xé toang gốc rạ đồng chua
(Ký ức tháng ba)
Một miền đất mẹ trung du
Sỏi đá trần thân giáp hạt
Xé toang gốc rạ đồng chua
(Ký ức tháng ba)
Một khi mà tình quê luôn hiện hữu trong cõi lòng thì chạm vào
đâu nghe cũng nhớ, cũng thương. Tháng ba đã lay động trong anh những ký ức về
vùng đất có “thớ cày rốc bụi”, có “củ khoai ngọt bùi hơi thở phù sa, ngấm vào từng
câu hò, điệu lý”. Nhớ quê thì nhớ lại nhớ về cánh đồng tuổi nhỏ, nhớ về người mẹ
thân yêu. Có lẽ, ai xa quê cũng vậy và anh Nguyễn Đại Bường bày tỏ:
Tháng ba mẹ mò chuôm cạn
Mồ hôi bốc khói áo nâu
Dáng mẹ còng theo bóng nắng
Con cua con ốc đi đâu…?
(Ký ức tháng ba)
Mồ hôi bốc khói áo nâu
Dáng mẹ còng theo bóng nắng
Con cua con ốc đi đâu…?
(Ký ức tháng ba)
Hoa cau xõatrắng ngọn nồm
Muồi trong giấc trẻ no tròn võng đưa
Hương đồng đượm bát canh chua
Vẫn chân chất giọng quê mùa ngày nao
(Hạ về)
Muồi trong giấc trẻ no tròn võng đưa
Hương đồng đượm bát canh chua
Vẫn chân chất giọng quê mùa ngày nao
(Hạ về)
Viết về quê hương, rất dễ vướng vào những hình ảnh quá quen
thuộc hay những thi liệu xơ cứng, nhàm chán. Những ngôn từ như thế khó chuyển tải
xúc cảm, mà nếu có chăng thì thời gian sẽ vơi dần cơ hồ cũng chỉ còn xác chữ.
Nhưng hình ảnh trong thơ anh Bường quen thuộc, gần gũi mà không vô hồn, ấy là nỗi
nhớ nhung và cả nỗi khát mong thầm kín. Với hình ảnh rất Quảng Nam như vậy, những
người con lưu lạc nơi mô khi đọc lên cùng dễ dàng nhận ra hình bóng quê nhà quá
đỗi thân thương. Sự biến tấu câu ca đất Quảng có tác dụng làm lời thơ quen mà lạ:
“… Mùa nồm nôm có con cá chuồn theo ghe bầu ngược sóng/ Có trái mít non lúc lỉu
trên cành đợi xuôi về xôn xao cửa Hàn, cửa Đợi…”. Lời thơ không bóng bẩy mà có
vẻ đẹp khiêm nhường bởi giọng trầm, khắc khoải như một nỗi nhớ mong.
Khi đi xa, những hình ảnh bình thường cũng len vào nỗi nhớ.
Nhớ cánh đồng chua, nhớ ao chuôm cạn, nhớ chiếc ghe ngược sóng sông Thu, nhớ giọng
Quảng Nôm đặc sệt. Hình như anh Bường muốn trì níu, bấu víu để giữ gìn cái chân
chất trong anh, sợ thời gian làm mờ nhạt. Nên ta nhận ra chất Quảng trong thơ đặc
quánh dù “bàn chân đã lơi ngày trở gót”:
Bùn già xé toạc đáy ao...
Thớ cày rốt bụi khát mưa thượng nguồn
(Nỗi nhớ tháng sáu)
Thớ cày rốt bụi khát mưa thượng nguồn
(Nỗi nhớ tháng sáu)
Đen sùi bàn tay đan rối tóc
Mi uy nghi lên kế hoạch đời thường
Sửa lại nếp nhà
Đưa con vào đại học
(Đêm mưa đầu mùa ở rẫy)
Mi uy nghi lên kế hoạch đời thường
Sửa lại nếp nhà
Đưa con vào đại học
(Đêm mưa đầu mùa ở rẫy)
Nguyễn Đại Bường thường chọn cách thể hiện dung dị, thật thà,
với giọng trầm buồn. Cách dùng từ hiển ngôn, trực giác, phơi mình như xé
toạc, trần thân, rốc bụi mà đọc thành tiếng mới nghe “sướng lạ sướng
lùng". Tuy nhiên, những bài thơ anh viết về quê hương vẫn còn lặp hình ảnh,
vẫn còn thấy đôi chỗ “từ của ta giẫm lại chữ của mình”.
Đọc “Người trồng cỏ bên đường”, thơ Nguyễn Đại Bường NXB Hội Nhà văn.
Đọc “Người trồng cỏ bên đường”, thơ Nguyễn Đại Bường NXB Hội Nhà văn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét