Ẩn nghĩa tâm linh trong thơ Phạm Phú Hải
“Một hôm núi khóc” của Phạm Phú Hải (sinh năm 1950, quê Điện
Ngọc, Điện Bàn) vừa đoạt giải thưởng thơ Bách Việt 2009 - vinh dự đến muộn khi
nhà thơ đột ngột qua đời ngày 6-5-2009. Sẽ có nhiều người đọc thơ Phạm Phú Hải,
nhưng những ẩn nghĩa tâm linh thì không phải ai cũng dễ dàng “giải mã”.
Phạm Phú Hải đã lặng thầm sống và trung thành với những điều
mà chính anh đã cảm nhận một cách trọn vẹn trong vòng quay sớm tối của kiếp
nhân sinh. Anh đã “khó nhọc” để thực hiện cõi miền tâm linh đó một cách toàn
triệt để vượt qua mọi “biên kiến” từ những ngả đường “ý thức”.
Tôi là bạn sau cùng trước khi Hải qui tịch, có trong tay tập
“Lâm thâm ngâm”, tập “Một hôm núi khóc” do gia đình tặng cùng một số bài
trong tập “Gánh nước tưới sông”.
Cõi thơ của Phạm Phú Hải dễ cảm nhận bằng ý thức chủ quan,
nhưng lại khó thấu hiểu qua nội dung ý nghĩa. Cõi thơ ấy đa mang với nhiều từ
ngữ ẩn dụ, đa nghĩa, thấm sâu vào hồn mạch tác giả bằng những vật liệu kỳ bí.
Tôi đã thao thức nhiều đêm với cõi miền thơ đó, để cố tìm cho ra cái gì đã thực
sự tác động đến đời sống và mạch thơ của anh bao gồm quá nhiều thể loại khác
nhau, từ tứ tuyệt đến lục bát, từ tự do đến thất ngôn bát cú, từ truyền thống đến
hiện đại. Anh khai thác nhiều đề tài, nhiều hiện tượng hữu chất và tâm linh.
Nội dung thơ anh đậm chất “siêu nhân bản”: không khu biệt ở
phạm vi con người hiện hữu, mà vươn tới chỗ muốn cứu độ toàn thể chúng sinh.
Anh tư duy hiện tượng đời sống qua tầm nhìn vĩ mô của triết học Phật giáo. Thơ
anh là một nghệ thuật tài hoa hiển thị triết lý Phật giáo bằng những bức tranh
linh họa, tinh chế ngôn ngữ tiếp biến “ý” qua màu sắc, âm thanh, ngôn từ biến
điệu, uốn khúc kỳ ảo. Lung linh trong hành trình tự giác gian nan của tâm thức,
anh không ngừng gắng sức tìm về cội nguồn bất sinh của chân tâm. Thơ anh là những “tiểu cảnh phổ họa” của những ý niệm vô minh, vô thường, vô ngã, nhân duyên, viễn
tượng giải thoát.
Thơ đây là minh họa cảm giác, cảm xúc vượt thời gian, không
gian, vượt cái tôi hạn hẹp của từng kiếp tái sinh làm chúng sinh:
- Tôi đi tôi xách theo tôi
Tôi về tôi thả tôi rơi dọc đường
- Tôi về chép lại chiêm bao
Đốt câu thơ cũ bỏ vào ống xương
Tôi về tôi thả tôi rơi dọc đường
- Tôi về chép lại chiêm bao
Đốt câu thơ cũ bỏ vào ống xương
Đọc thơ Phạm Phú Hải là đi vào thi cảnh, thâm huyền, chứa chất
những nan đề đan xen chân vọng. Phải chăng, thơ anh chỉ biểu hiện khát vọng
viên dung? Thơ anh không thể là lời lẽ cuồng thiền! Đời sống và thơ anh phản
ánh giới, định, huệ:
- Nếu mặt đất này mai kia
Vì chiến tranh mà chết hết
Hãy gởi lại mây trắng một nụ cười.
- Mây kia sẽ rơi mau
Rửa sạch những hận thù nhỏ bé.
- Hành tiêu muối ớt tỏi gừng
Vì chiến tranh mà chết hết
Hãy gởi lại mây trắng một nụ cười.
- Mây kia sẽ rơi mau
Rửa sạch những hận thù nhỏ bé.
- Hành tiêu muối ớt tỏi gừng
Lạy ông ngàn lạy xin đừng giết tôi.
Thơ là động lực của cảm xúc. Cảm xúc thôi thúc và định hướng
hành động. Thơ có khả năng khai thị khi nó tiếp biến kinh nghiệm tâm linh vào
ngôn ngữ cảm xúc:
- Tiền thân đánh mất lộ trình
Đã qua mấy chợ tìm hình bóng xưa
- Giọt sương treo mái hương đình
Nửa đêm thức giấc hỏi mình tan chưa?
Đã qua mấy chợ tìm hình bóng xưa
- Giọt sương treo mái hương đình
Nửa đêm thức giấc hỏi mình tan chưa?
“Chợ” là những chốn trải nghiệm đầu thai, hóa kiếp, uế trược,
lênh đênh, bất ổn, “hình bóng xưa” là những thân thể trong những kiếp đó,
“mình” là những cái bản ngã vô thường, vọng chấp; câu thơ gây cảm xúc nhắc nhở
nỗi đau buồn và thúc bách khát vọng giải thoát.
Phạm Phú Hải biểu hiện vô minh không những bằng cảm giác bức
xúc khó chịu mà cả bằng những kích động bởi nhận thức bất ngờ?
- Trên đầu ta chằng chịt
Có cái gì bưng bít
Loay hoay gỡ chẳng ra
- Có con chim nhỏ vì vui quá
Cũng chết bên cầu ấy bữa xưa
Có cái gì bưng bít
Loay hoay gỡ chẳng ra
- Có con chim nhỏ vì vui quá
Cũng chết bên cầu ấy bữa xưa
Người ta thường nghĩ rằng như ý là vui, trái ý là khổ, nhưng
anh thì cho thấy vui trong chánh kiến mới là vui chân thật vì nó không là
nguyên nhân gây đau khổ về sau. Cái chết thật sự là lạc đường chánh kiến:
rõ ràng câu thơ hiệu lực hơn lý giải rất nhiều.
Thơ minh họa cảnh giới chân vọng trộn lẫn của thức Alaiya
trong nỗ lực thăng hoa siêu việt, chân vọng hài hòa, “lý sự vô ngại, tiến lên”
“sự sự vô ngại” của giác ngộ, cứu cánh của duy thức học, kinh Hoa nghiêm, Thiền
tông…
- Ẩn sau những tiếng hú cười
Cơn đau rừng rú chưa nguôi vết bầm
- Lỡ cầm địa ngục trên tay
Đốt lên làm đuốc soi ngày soi đêm
Cơn đau rừng rú chưa nguôi vết bầm
- Lỡ cầm địa ngục trên tay
Đốt lên làm đuốc soi ngày soi đêm
Thơ là ngôn ngữ, con người là thái độ sống. Đó là hai nan đề
tra vấn của bất cứ ai mê thơ Phạm Phú Hải. Thơ anh bao hàm tính cách vừa nghiêm
trang vừa đùa cợt. Tôi không có ý so sánh Phạm Phú Hải với nhà tín hiệu học
Umberto Eco, nhưng thơ anh chính là sự báo hiệu cho nhiều hiện tượng, thơ của
Phạm Phú Hải chính là sự thính mũi và có khi có quá nhiều sự bông đùa để đạt đến
cái nghiêm túc như nhà thơ Chesterion từng nói: “Đi rất xa vào sự bông đùa tức
là thôi không bông đùa nữa”.
- Chẳng gặp người xứng ý để trao hoa
Gặp lũ cóc bên đường giương mắt trợn
Kính cẩn dâng và kính cẩn về nhà
- Chảy nga nga nghí ngởn rất là vui
Một con đường phùng rộng miệng ra cười
Gặp lũ cóc bên đường giương mắt trợn
Kính cẩn dâng và kính cẩn về nhà
- Chảy nga nga nghí ngởn rất là vui
Một con đường phùng rộng miệng ra cười
Đùa cợt mà lặng lẽ, trang nghiêm lắng nghe thử tiếng nói của
ai đó, cố xác định là của ai, từ hướng nào!
- Ngồi lặng giữa thảo khê mà gọi
Nghe phương phương hỏi nói rù rì.
Nghe phương phương hỏi nói rù rì.
Và, sự bông đùa đó đưa tôi về công án của các thiền sư: “Tiếng
vỗ của một bàn tay”, “Hãy đi bộ trong khi cưỡi lừa”, “Gẩy một cây đàn không
dây”… Câu thơ, câu nói bông đùa nhưng nghiêm túc soi đường cho các bậc đại trí
tìm về giác ngộ. Không có biên giới nào giữa nghiêm túc và bông đùa. Thế nên
Hermann Hess trong tác phẩm “Câu chuyện của dòng sông” đã thì thầm nhỏ nhẹ:
“Cái nghiêm túc là một sự hiểu lầm phát xuất từ thời gian. Nó là kết quả của sự
phóng đại giá trị của thời gian. Trong vĩnh cửu thời gian không tồn tại. Vĩnh cửu
là một khoảnh khắc dài vừa đủ một câu nói đùa”.
Dĩ nhiên, thơ không có những đại lộ cùng chiều cho tất cả mọi
thi nhân, thơ chính là số phận, là linh cảm định hướng ngôn ngữ trong mỗi nhà
thơ. Thơ Phạm Phú Hải là đường vào thâm u. Đường của thơ là con đường mây trắng
mà cũng là con đường của muôn kiếp tái sinh và cũng là con đường của kiếp sống
hiện tiền. Phạm Phú Hải đã vận dụng loại ngôn ngữ nào đây? Ngôn ngữ Phạm Phú Hải
có nhiều chỗ khó hiểu nhưng không phải là ngôn ngữ độc thoại: anh nói một mình,
nói với người khác và nói cả với muôn thú. Nhưng xác định ai là đối tượng ngôn
ngữ của anh không phải là việc dễ.
Thơ Phạm Phú Hải hay trong ngôn ngữ sáng tạo, kỳ lạ. Nhưng
còn hay ngoài ngôn ngữ nhờ “thặng dư giá trị” (Plus valeur - Francois Ost) của ẩn
ngữ tâm linh, vượt lên cao hơn cả giá trị con người thế tục. Cái u tà, cái ngờ
ngợ, rù rì, i i trong thơ, cái âm thanh la la, nga nga, phương phương, của nhạc,
của gió? Thật khó phân biệt những âm thanh ấy từ trong tâm hay trong rừng, cái
miệng của con đường cười hay lòng vui.
Tâm linh hướng thượng tạo ra cái đẹp, cái lạ đi vào ngôn từ,
tạo ra cảm xúc thặng dư, ngôn ngoại:
Sư ở triền non gánh lửa về
Tôi tìm tuyệt cốc đốt u mê
Gặp nhau mây vẫn là mây trắng
Băng tuyết theo nguồn lướt xuống khe.
Tôi tìm tuyệt cốc đốt u mê
Gặp nhau mây vẫn là mây trắng
Băng tuyết theo nguồn lướt xuống khe.
Khi tôi viết những dòng này thì anh đã là người quá cố. Nhưng
tôi luôn hy vọng những bài thơ của anh sẽ còn mãi trong di sản tương lai. Mất còn đi ở
là luật tự nhiên của kiếp người, sao tận đáy lòng tôi vẫn nghi ngút khói hương?.
PHẠM DÕNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét