10 triết thuyết lạ và kỳ cục nhất
1. THUYẾT DUY TÂM
Luận thuyết duy tâm cho rằng không có lòng tin nền
tảng nào cả. Thay vào đó, những lòng tin của chúng ta tồn tại trong một hệ thống
các tri giác liên kết với nhau. Với lý thuyết này, về cơ bản bạn có thể kết luận
rằng không một lòng tin nào quan trọng hơn lòng tin nào. Cuối cùng, lý thuyết
này cực kỳ luẩn quẩn. Nếu một lòng tin nào đó là đúng vì nó ăn khớp hay phù hợp
với những lòng tin khác, thì cái gì làm cho chúng khớp nối? Buồn thay, chẳng có
câu trả lời nào hết. Rốt cuộc, bạn sa lầy vào quá trình quy thoái vô tận.
2. THUYẾT BẨM SINH (CÁC Ý NIỆM BẨM SINH)
Thuyết bẩm sinh (innatism) phát biểu rằng tâm trí (mind) được
sinh ra cùng với, và đã được đổ đầy, các ý niệm cũng như tri thức. Quan niệm
này được tạo ra để chứng minh quan niệm của John Locke coi tâm trí
con người là “tabula rasa” (tấm bảng trắng) mà suốt đời ta ghi vào đó trong cuộc
nghiệm sinh là sai. Luận thuyết này cho rằng chúng ta đã biết các chân lý toán
học đơn giản, như 2 + 2 = 4, và các chân lý về Thượng đế rồi. Nhưng, nếu lý
thuyết này đúng thì tại sao con người lại thấy khó khăn khi cộng những con số lớn
hơn (ví dụ 1359 + 3515)?. Và nếu có các ý niệm bẩm sinh này thì tại sao người
ta lại không tin vào các chân lý của tôn giáo? Và làm thế nào ta biết được là
ta đã học được điều gì đó? Có thật là ta nhớ ra nó sao?
3. THUYẾT VẬT LINH
Thuyết vật linh phát biểu rằng khi xét đến các linh hồn và
tinh thần, cả hai không chỉ hiện hữu nơi con người và các loài động vật, mà
chúng còn hiện hữu nơi các sự vật như đất đá, cây cối, sấm sét, núi non và các
vật thể khác. Nhiều người cho rằng thuyết vật linh chỉ được dùng trong các nền
văn hóa ở đó tôn giáo và xã hội hãy còn chưa dựa vào khoa học và toán học. Nhiều
nhà phê phán giải thích rằng triết học của thuyết vật linh chỉ được sử dụng để
đưa ra những câu trả lời cho các câu hỏi chưa được biết đến. Tôi không thể tin
viên đá mà tôi giẫm trên con đường đất lại có linh hồn.
4. THUYẾT NGUYÊN TỬ LÔGIC
Luận thuyết này, do Bertrand Russell phổ cập, phát
biểu rằng thế giới được hình thành từ “các sự kiện” lôgic (aka “atoms”) không
thể phân chia được nữa. Nó cũng phát biểu rằng mọi chân lý đều phụ thuộc vào một
lớp các sự kiện nguyên tử (atomic facts). Do đó, lý thuyết này khằng định rằng
ngôn ngữ phản chiếu thực tại. Quả thực món triết học này tôi không thể gặm nổi.
Cuối cùng nó nói rằng thế giới được tạo thành từ các sự kiện cực kỳ đơn giản và
dễ hiểu.
5. THUYẾT GIẢI CẤU
Được Jacques Derrida đặt tên, thuyết này phát biểu
rằng không có bất cứ một nghĩa nào khi quan sát một văn bản. Thay vào đó, một
văn bản có nhiều nghĩa khác nhau. Lý thuyết này cũng phát biểu rằng khi đọc một
bài văn, thì rốt cuộc độc giả, chứ không phải văn bản ở trong sách, mới là người
quyết định nghĩa của bài văn ấy là gì. Tôi thường thấy sự giải cấu khá là hiệu
lực, nhưng theo nghĩa nào đó, nó làm cho văn chương trở nên vô nghĩa. Nếu bạn
quy giản và quy giản nghĩa của điều gì đó đến mức vô nghĩa, thì rốt cuộc nó chẳng
còn một mục đích nào hết. Và nếu ta luôn xác định được nghĩa của điều gì đó thì
sao mà người ta lại cứ hiểu nhầm hoài vậy? Về những gì bạn nói thì tôi diễn giải
thế này: bạn chỉ cần nói không một tiếng là xong chuyện.
6. THUYẾT HIỆN TƯỢNG
Thuyết hiện tượng (phenomenalism) phát biểu rằng các đối tượng
vật thể chỉ hiện hữu như là các hiện tượng tri giác, chứ không như là vật tự
thân. Nghĩa là, ta không thể biết cái có thực nào ngoài phạm vi cái ta tri giác
và kiểm chứng. Dù có vẻ rành mạch thế nào đi nữa, thuyết hiện tượng có những vấn
đề của nó. Cái gì ta coi là “được kiểm chứng”? Còn toán học thì thế nào? Toán học
đương nhiên là thực và nó không cần đến tri giác cảm tính.
7. THUYẾT VỊ KỶ ĐẠO ĐỨC
Thuyết vị kỷ đạo đức (ethical egoism) phát biểu rằng các
tác nhân luân lý phải làm những gì nằm trong quyền lợi riêng của chính họ. Về
cơ bản, nó là điều kiện cần và đủ cho một hành động đúng về mặt luân lý, cái
đúng ấy có thể tối đa hóa lợi ích riêng của ai đó. Điều này có nghĩa là ta chỉ
làm theo những luân lý và những hành động nào đó vì lợi ích của chính mình và
những hành động ấy là đúng. Lý thuyết này về cơ bản hẳn sẽ ủng hộ quan điểm rằng
việc thó tiền của người khác là đúng, vì nó nuôi dưỡng lợi ích riêng của ta và
mang lại số tiền thưởng cao hơn.
8. THUYẾT TUYỆT ĐỐI LUÂN LÝ
Theo tôi, không có gì tuyệt đối cả, cho nên thuyết tuyệt đối
luân lý chẳng nghĩa lý gì đối với tôi. Lý thuyết này cho rằng có những cái đúng
và cái sai tuyệt đối, mà không cần phải xét tới ngữ cảnh của hành động. Luận điểm
này nêu ra một trong những câu hỏi triết học phổ biến hơn: ăn gian nói dối vì một
điều tốt hơn có được không? Giả thử bạn nói dối để cứu một mạng người chẳng hạn.
Đó có phải là sai về mặt luân lý không vì nói dối được coi là sai? Ai mà biết
được, nói dối có bao giờ hết đâu. Thế rồi bạn bắt đầu tự hỏi liệu luân lý có phải
là những thứ có thực hay không.
9. THUYẾT NHẤT NGUYÊN TRUNG LẬP
Thuyết nhất nguyên trung lập nói rằng cái tinh thần và cái thể
xác không phải là hai thứ khác nhau về cơ bản. Thay vào đó, quan niệm này cho rằng
thể xác và tinh thầy được tạo thành từ cùng một chất liệu, chất liệu này không
phải tinh thần cũng không phải là thể xác. Tôi chỉ thấy có mỗi vấn đề là luận
thuyết này nghiêng hẳn về phía tinh thần. Chằng phải thế sao? Luận thuyết này
giả định rằng tinh thần là “có thực” và nó hết sức tin cậy vào năng lực tinh thần.
Và … ta có kinh nghiệm cái ở bên ngoài tinh thần ta không nhỉ? Tri giác ư? Cảm
giác ư? Chúng phù hợp ở chỗ nào nhỉ?
10. THUYẾT DUY NGÃ
Tôi đã từng nói rằng thuyết duy ngã là thứ khiến tôi muốn viết
ra cái danh mục này. Theo định nghĩa của từ điển, thuyết duy ngã là một luận
thuyết triết học cho rằng con người ta chẳng thể biết được gì ngoài việc mình
đang hiện hữu, và bản ngã là cái hiện hữu duy nhất. Theo lối nói thông thường,
thuyết duy ngã nói rằng bạn tin bạn là cái có thực duy nhất. Nói một cách cực
đoan về thuyết cái tôi-trung tâm, tôi nghĩ tôi sẽ bắt đầu một câu lạc bộ duy
ngã luận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét