“Cù Lao Chàm, một đảo nhỏ nằm cách Hội An tầm 18 km và đang
là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất khi bạn đặt chân đến miền Trung, đến
Quảng Nam”, bạn Hồ Đắc Thanh Huy chia sẻ.
5h sáng, trời mưa như rẩy bột, tuy vậy, 2 chiếc xe máy cứ thẳng
đường từ Tam Kỳ ra Hội An mà tiến. Đến Hội An, chúng tôi lót dạ bằng những gói
xôi còn ngút khói bên đường. Leo lên tàu chở hàng tại bến chợ, chúng tôi đến với
Cù Lao Chàm.
Từ bờ nhìn về phía biển, Cù Lao Chàm thật gần… nhưng phải mất 2 tiếng di chuyển bằng thuyền, chúng tôi mới cập bến. Hòn đảo hiền hòa với mướt xanh cây lá, ngọt lịm nắng vàng. Không một mẩu túi nylon – tất cả cư dân sống trên đảo (chỉ hơn 3.000 người) đều cam kết không sử dụng túi nylon nên hòn đảo sạch đến không ngờ.
Từ bờ nhìn về phía biển, Cù Lao Chàm thật gần… nhưng phải mất 2 tiếng di chuyển bằng thuyền, chúng tôi mới cập bến. Hòn đảo hiền hòa với mướt xanh cây lá, ngọt lịm nắng vàng. Không một mẩu túi nylon – tất cả cư dân sống trên đảo (chỉ hơn 3.000 người) đều cam kết không sử dụng túi nylon nên hòn đảo sạch đến không ngờ.
Chúng tôi thuê một lều du lịch, dựng lều dưới tán dừa và cửa
lều nhìn ra biển. Biển xanh và trong vắt… Tiếp tục thuê một chiếc thuyền máy,
chú lái thuyền đưa chúng tôi đến đảo Yến, nước ở khu vực này xanh thăm thẳm.
Thuyền đến bãi lặn san hô, cả nhóm nhảy xuống biển để ngắm những khối san hô đủ
màu sắc.
Buổi chiều trôi qua với một chuỗi thú vị khi tận mắt chứng kiến những con nhím biển, những rặng san hô đủ màu, những con sao biển màu tím, những con cá nemo màu cam vệt trắng… Buổi chiều lót dạ bằng nồi cháo điệp nóng hổi, những con ốc Vú Nàng và ốc Nón được nướng ngon đến lạ lùng.
Buổi chiều trôi qua với một chuỗi thú vị khi tận mắt chứng kiến những con nhím biển, những rặng san hô đủ màu, những con sao biển màu tím, những con cá nemo màu cam vệt trắng… Buổi chiều lót dạ bằng nồi cháo điệp nóng hổi, những con ốc Vú Nàng và ốc Nón được nướng ngon đến lạ lùng.
Đêm buông xuống nhẹ nhàng. Đẹp quá! Trăng tròn vành vạch.
Công sức chuẩn bị kỹ càng từ nhà thật không uổng phí. Một tiệc nướng trên bãi
biển được dọn ra. Bếp than hồng sáng cả một góc biển, cả một vùng đảo chìm
trong yên lặng. Chỉ có điện từ 6 đến 10 giờ đêm nên Cù Lao Chàm tưởng chừng như
một vùng đảo bị bỏ quên từ lâu lắm. Cả bọn ngồi nói chuyện, hát hò…
Khuya, chúng tôi kéo ra cầu tàu ngồi, trên đầu là trăng dịu
dàng, dưới chân là biển sóng sánh, ngoài khơi xa là lung linh những ngọn đèn của
những chiếc thuyền câu mực, cảm giác yên bình vây quanh, chẳng ai nói lời nào…
Cậu bạn khẽ hát một câu hát vu vơ. Gió rất nhẹ. Đêm rất sâu…
Sáng đón bình minh trên biển, tôi dậy muộn hơn lũ bạn. Nhìn 3
đứa đang chạy thi trên cát, nghe những tiếng cười đùa, thấy lòng dâng lên niềm
vui khó tả. Rồi ngày sau, mỗi đứa mỗi nơi, nhưng vẫn mong những tiếng cười sẽ
mãi trong veo như thế… trong veo như sóng nước Cù Lao Chàm.
Giữa vùng đảo yên bình đầy nắng gió, cảnh đẹp, bãi tắm lý tưởng,
hải sản tươi ngon…du khách được tắm mình trong không khí hội hè, vui chơi thoả
thích. 3.000 dân tập trung ở bãi Làng, bãi Hương kể cả lực lượng bộ đội đóng
quân trên đảo luôn thân thiện, mến khách, sẵn sàng trải lòng mình với du khách
bốn phương đặc biệt là các sinh hoạt cộng đồng giữa bao sóng biển rì rào suốt
ngày, giữa gió và nắng chan hòa.
Biểu diễn thuyền buồm Chỉ chưa đầy 30 phút, tàu cao tốc hiện
đại (của Cty Đầu tư & Phát triển Cù lao Chàm và của Công ty Du lịch Dịch vụ
Hội An) sẽ đưa khách ra đến đảo chỉ với 120.000đồng/người/chuyến khứ hồi.
Cù lao Chàm hiện có 135 loài san hô trong đó có 6 loài lần đầu
tiên ghi nhận ở vùng biển VN, 500 thảm rong và cỏ biển, 202 loài cá, 4 loài tôm
hùm và 84 loài nhuyễn thể.
Nơi đây có địa hình đồi núi và thảm thực vật đã được tái tạo
xanh tốt, nhiều loài quý hiếm. Các bãi biển cát vàng sạch mịn với những khối đá
làm nên nhiều cảnh quan độc đáo. Phía đông của đảo sườn núi dốc đứng, bên dưới
sóng biển mạnh mẽ tạo nên cảnh quan hùng vĩ.
Du khách đi lặn biển xem san hô, cá đủ màu sắc tại bãi Bấc Nơi
đây còn là nơi tụ cư của chim yến, tổ của chúng gọi là Yến sào là một món ăn
quý, bổ dưỡng chỉ dành cho vua chúa (ngày xưa) và các nhà hàng sang trọng (ngày
nay). Lúc biển lặng sóng yên, du khách được đưa đến tham quan các đảo như hang
Tò Vò, hang Khô – nơi yến làm tổ trên vách đá cheo leo.
Hiện có nhiều tour tham quan phục vụ khách chủ đề “Khám phá
Cù lao”. Nên chọn tham quan phòng trưng bày “Văn hoá thiên nhiên, con người Cù
lao Chàm – Báu vật từ đáy biển”. Ở đây, chúng ta chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm
sứ cổ Chu Đậu và nhiều vùng khác mà các nhà khoa học đã tìm thấy trên con tàu đắm
ở vùng biển này vài trăm năm trước.
Khách cũng có thể chọn Tham quan chùa Hải Tạng – ngôi chùa tồn
tại đã gần 300 năm trên đảo, tham quan giếng cổ, Lăng Ông hay tour lặn san hô
(lặn nông), xem cá nhiều màu sắc ở bãi Bấc, Hòn Dài; hay tham gia tour vượt biển
tham quan làng chài bãi Hương. Những ai thích cảm giác mạnh có thể chọn tour lặn
biển (có và không có bình hơi) do Trung tâm lặn biển thuộc Hội An Beach Rersort
phục vụ.
Một vài đặc sản Cù lao Chàm Nếu không theo các tour, khách có
thể xuống tắm biển ở bãi Ông hoặc bãi Chồng. Tất cả đều còn khá hoang sơ, thú vị.
Các bạn trẻ thì đến khu vực Âu thuyền để xem hoặc trực tiếp tham gia cuộc đua
tài trong trò chơi “Ngư dân với biển cả”. Một trò chơi không khác mấy với trò
chơi truyền hình “Sóng nước phương Nam” nhưng được cải tiến phù hợp hoàn toàn với
cư dân vùng biển.
Cũng trong dịp này, du khách có thể chọn các loại hình thể
thao biển như lướt ván, dù bay, chèo thuyền kayak, thả diều, đua thuyền…Và điều
thú vị là, sau thời gian làm việc căng thẳng, stress luôn tiềm ẩn đe doạ thì đến
với đảo để sống với thiên nhiên, thưởng thức các món đặc sản tươi rói vừa đánh
bắt lên từ biển giá cả phải chăng…
Theo kết quả khảo sát mới đây, hệ sinh vật biển trong khu vực
Cù Lao Chàm có 135 loài san hô với 35 giống trong đó có 6 loài mới cho Việt
Nam, 202 loài cá thuộc 85 giống và 36 họ, 4 loài tôm hùm và 84 loài động vật
đáy. Các rạn san hô phân bố chủ yếu ở phía tây và tây nam đảo Hòn Lao và xung
quanh các đảo nhỏ với tổng diện tích khoảng 165 ha. Các rạn san hô này phát triển
tốt với các loài ưu thế thuộc các chi Acropora, Montipora and Goniopora. Rừng tự
nhiên trên đảo phát triển rất phong phú và được bảo vệ khá nguyên vẹn trên diện
tích 1.549ha với 265 loài thực vật.
Khu Bảo tồn biển (KBTB) Cù Lao Chàm nằm ở vị trí tọa độ :
15052’30’’ đến 16000’00’’N và 108024’30’’ đến 108034’30’’E, là một xã đảo có
tên hành chính là xã Tân Hiệp, cách thành phố Hội An 18 Km về phía biển Đông.
Xã bao gồm 8 đảo với tổng diện tích là 15 km2. Đảo lớn nhất là Hòn Lao. Đây
cũng là đảo duy nhất có dân cư sinh sống. Xã Tân Hiệp có 04 thôn với khoảng
2.700 người dân đang sinh sống. Thu nhập chủ yếu của người dân đảo là từ các hoạt
động khai thác nguồn lợi thủy sản, chiếm 74% tổng thu nhập của người dân. Hoạt
động du lịch, dịch vụ mới hình phát triển trong những năm gần đây (KBTB CLC,
2007).
Cù Lao Chàm có 1.549 ha rừng tự nhiên và 6.716 ha mặt nước. Từ
năm 2003, khu vực này được chọn để xây dựng dự án Khu bảo tồn biển thuộc Chương
trình hợp tác phát triển môi trường của Chính phủ Việt Nam và Đan Mạch. Nơi đây
có nhiều hệ sinh thái quan trọng như: rạn san hô, thảm cỏ biển, thảm rong biển
với nhiều giá trị nổi bật về đa dạng sinh học. Đến năm 2006, Khu Bảo tồn biển
Cù Lao Chàm chính thức được thành lập, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Nam (nay thuộc
Sở NN & PTNT).
KBTB Cù Lao Chàm có diện tích 5.175 ha mặt nước, với khoảng
311 ha rạn san hô, 500 ha thảm cỏ biển với nhiều loài hải sản có giá trị. Theo
kết quả nghiên cứu gần đây nhất, các nhà khoa học đã xác định được ở Cù Lao
Chàm có khoảng 277 loài san hô tạo rạn thuộc 40 giống và 17 họ; 270 loài cá thuộc
105 giống, 40 họ; 5 loài tôm hùm; 97 loài nhuyễn thể và rất nhiều loài có giá
trị về mặt sinh thái, giá trị kinh tế và cảnh quan (Nguyễn Văn Long, 2008).
Theo kế hoạch quản lý tổng hợp giai đoạn 2010 – 2013, Ban quản
lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (BQL) đã xác định 6 đối tượng mục tiêu cần ưu
tiên bảo tồn đó là: Cua đá, San hô, Ốc vú sao, vú nàng, Tôm hùm, Thảm cỏ biển
và Bãi biển.
Kết quả nghiên cứu hệ sinh rừng tại Cù Lao Chàm đã phát hiện
và thống kê được 288 loài cây thuộc 107 họ thực bậc cao được xác định là nằm
trong danh mục cây thuốc (Nguyễn Văn Tập, 2005). Trong số nhiều loài cây thuốc
quí tại Cù Lao Chàm, qua hàng trăm năm kinh nghiệm, người dân Cù Lao Chàm đã chọn
lọc và tinh chế được nhiều bài thuốc có tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người
như: Hỗ trợ chức năng tiêu hóa; bổ huyết; trị cảm cúm, ho; trị suy nhược thần
kinh; giúp khỏe gân cốt; làm đen tóc; trị bệnh kiết lỵ và nhiều bài thuốc quí
khác. Bên cạnh những tài nguyên sinh vật biển và rừng kể trên, Cù Lao Chàm còn
có đặc sản là Yến sào, nguồn lợi này mang lại nguồn lợi kinh tế khá lớn cho địa
phương và đã trở thành biểu tượng của xã đảo.
Bên cạnh một hệ sinh thái phong phú, khu bảo tồn biển Cù Lao
Chàm còn ẩn chứa trong mình các nền văn hóa từ xa xưa để lại như: Sa Huỳnh,
Champa, Đại Việt. Với các di tích đã được khai quật đã chứng minh mối quan hệ,
giao lưu giữa Cù Lao Chàm với các nước trong khu vực và là điểm neo đậu của các
thương thuyền quốc tế trong hành trình con đường tơ lụa trên biển thành từ thế
kỷ XIII. Qua các nghiên cứu khảo cổ học cho thấy cách đây trên 3.000 năm, nơi
đây còn là nơi sinh sống của các cư dân cổ xưa.
Trong những năm gần đây, Cù Lao Chàm được biết đến như một
trong những điểm tham quan thú vị của du khách. Phong cảnh hữu tình cùng với
lòng hiếu khách của người dân địa phương miền biển đảo đã và đang thu hút được
tình cảm của du khách khắp nơi. Cù Lao Chàm được ví như viên ngọc chưa được gọt
dũa giữa biển với vẻ đẹp tĩnh lặng, hoang sơ của cảnh quan thiên nhiên cùng các
giá trị văn hóa lịch sử lâu đời. Những di tích nổi tiếng như Chùa Hải Tạng, Giếng
Chăm xóm Cấm, Miếu tổ nghề Yến, Lăng Thành Hoàng,..v.v... là những minh chứng cho
sự hưng thịnh của người Chăm và người Việt cổ cách đây hàng ngàn năm. Trong số
đó, có 7 di tích được Nhà nước công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 2007.
Với những di tích này cùng với đời sống của người dân, du khách có thể cảm nhận
được nền văn hóa đương đại kết hợp hài hòa cùng với văn hóa Chămpa và văn hóa cổ
xưa của người Việt Nam.
Không nơi đâu lôi cuốn như Cù Lao Chàm bởi nét đẹp hòa nguyện
giữa cái hùng vĩ của núi rừng và nét dịu dàng mát mẽ của làn sóng biển trong
xanh. Một nơi với sự hiện hữu đầy đủ các sinh cảnh đặc trưng của các hệ sinh
thái cả trên cạn và dưới nước.
Với lợi thế trên, và nhất là khi Cù Lao Chàm được UNESCO công
nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, Cù Lao Chàm đã thu được một lượng lớn
du khách, cả trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ hoạt động
du lịch chưa thực sự góp phần cải thiện cuộc sống của người dân địa phương và
đóng góp tích cực cho công tác bảo tồn tài nguyên của KBTB…
Nguyễn Văn Thịnh
Nguồn: Bài trích đăng từ culaocham.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét