Song Hảo - Hồn thơ nhân hậu
Nhà thơ Song Hảo (sinh năm 1951). còn có bút danh khác: Quỳnh
Tương, Tường Vi, Nguyệt Quế, tên thật là Lê Thị Tố Lan, người xã An Bình, huyện
Long Hồ, tĩnh Vĩnh Long. Năm 1967, Song Hảo tham gia phong trào học sinh yêu nước
chống đế quốc Mỹ. Năm 1972, Song Hảo thoát ly gia đình, vào vùng giải phóng,
công tác ở Ban Tuyên huấn tỉnh, làm báo Văn nghệ Đất Thép thuộc Ban Tuyên huấn
Tỉnh ủy Vĩnh Long. Nhà thơ từng là Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Vĩnh Long
kiêm Phân hội trưởng Phân hội Văn học, và nguyên Tổng Biên tập tạp chí Cửu
Long.
Tác phẩm:
+ Khoảng trời nhiều gió (Thơ, 1983),
+ Dòng sông của em (Thơ,
1985),
+ Bên dòng sông chín nhánh (Thơ, in chung 1987).
+ Tiếng sóng (1997),
+
Thường tình (1999).
Song Hảo là nhà thơ có tác phẩm được các nhạc sĩ trong nước
phổ thành ca khúc nhiều nhất Việt Nam như các bài: “Lá hát”, “Áo em xanh màu
mây”, “Mai xa rừng, em có nhớ gì không?”, “Bài thơ gởi lại”…
Trong số thơ của
Song Hảo, được nhiều người nhắc đến nhất là bài thơ ‘Bên cửa sổ’, do nhạc sĩ
Xuân Hồng phổ thành nhạc phẩm lấy tên là “Mùa xuân bên cửa sổ”. cùng lúc với sự
xuất hiện của bài thơ “Bao giờ” cũng được nhạc sĩ Huy Tiến phổ nhạc và lấy tên: “Tâm hồn”, cả hai bài thơ - nhạc đã gây nên một ấn tượng sâu sắc trong lòng người
yêu thơ về tác giả của nó. Cùng với Phan Thị Thanh Nhàn, Dạ Ngân,… Song Hảo được
coi là một trong các nhà thơ nữ tiêu biểu cho thi đàn Việt Nam đương đại. Hiện
nay Song Hảo là hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, nguyên là Ủy viên Ban Liên lạc Hội
Nhà văn Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Người yêu
văn nghệ còn nhớ, vào khoảng ngoài thập niên 1980, trong chương trình ca nhạc của
các đài phát thanh trong nước, thính giả từng nghe rồi sau đó thuộc lòng những
câu hát ngọt ngào bàng bạc hương yêu: “Cao cao bên cửa sổ/ Có hai người hôn
nhau/ Đường phố ơi, hãy yên lặng/ Để hai người hôn nhau…”. Giọng hát tình tứ,
quyến rũ của các ca sĩ một thời vang bóng lúc bấy giờ như Họa Mi, Ái Vân… - và
sau đó là giọng ca của: Hồ Quỳnh Hương, Thanh Thúy, Đan Trường… - hình như đã
hé mở dần lên cái không gian bình minh văn nghệ tươi sáng của thời kỳ mở cửa.
Những ca từ dung dị, đầy hình tượng, mang giai điệu trữ tình đó lấy ý từ những
câu mở đầu bài thơ “Bên cửa sổ” của nhà thơ Song Hảo, đã được nhạc sĩ tài
hoa Xuân Hồng phóng tác thành ca khúc: “Mùa xuân bên cửa sổ”.
Nhà thơ Song Hảo sinh ra và lớn lên tại cù lao An Bình, một thôn xã trù mật rợp
bóng cây xanh quanh năm trĩu quả, nằm giữa đôi bờ sông Tiền hiền hòa bốn mùa lặng
sóng. Xuất thân trong một gia đình trung nông, ngay từ thuở ấu thơ, Lê Thị Tố
Lan - tên thật của Song Hảo - là một cô bé dáng vẻ thùy mị, diệu hiền, mặt mày
sáng sủa, dễ thương đã sớm tỏ ra tha thiết yêu văn chương và bắt đầu làm thơ từ
thời trung học. Tố Lan là học sinh của trường trung học Tống Phước Hiệp, Vĩnh
Long đến hết lớp Đệ Nhất. Trước khi tham gia phong trào sinh viên học sinh yêu
nước, Tố Lan sáng tác những bài thơ về chủ đề quê hương, dân tộc nhưng chỉ cho
riêng mình. Năm 1968, Tố Lan bắt đầu viết văn xuôi với truyện ngắn đầu tay “Thằng
Mễnh” được đăng ở báo Dân chủ Mới. Năm 1972, trong cảnh chiến tranh tàn khốc:
“Mùa hè đỏ lửa” ở nam vĩ tuyến 17 và “12 ngày đêm Điện Biên phủ trên không” tại
thủ đô Hà Nội, ở trường học các tỉnh phía Nam cũng không cam nỗi cảnh truy
lùng, bắt bớ những sinh viên học sinh tiến bộ yêu nước của chế độ đương thời,
Song Hảo thoát ly hẵn khỏi gia đình, vào hoạt động trong vùng giải phóng. Công
tác ở chiến khu, khi viết truyện ngắn “Câu chuyện thằng Tám”, đăng trên
báo Đất thépnăm 1972, Lê Thị Tố Lan mới chính thức ký với bút danh Song Hảo
bắt đầu từ đó. Khi còn công tác trong chiến khu trước năm 1975, do yêu cầu
chính trị khẩn thiết của cơ quan, Song Hảo ít có thời gian làm thơ.
1. Mãi cho
đến sau ngày giải phóng gần mười năm, công tác ở cơ quan dần đi vào nề nếp ổn định,
Song Hảo mới có dịp tiếp tục cầm bút lại gieo vần. Nhìn vào sự nghiệp thi ca của
Song Hảo, người ta nhìn thấy hình như nữ sĩ không chủ ý làm thơ nhiều. Nhưng nội
dung bài thơ nào của Song Hảo cũng thường tinh kết những tư duy sâu lắng, hình
tượng giàu chất thơ, ngôn từ chắt lọc, nhưng không phải bài nào người đọc cũng
dễ dàng cảm nhận được những điều nhà thơ muốn nói.
Song Hảo sáng tác thơ theo nhiều thể loại. Thơ mới năm chữ
như các bài: Bao giờ, Bên cửa sổ, Sao anh không là…; thơ lục bát
truyền thống có:, Lá hát, Tôi xưa,…; tự do có: Tự bạch, Bức
tranh, Không đề I, Không đề II, Trầm tích, Vô cùng, Lũ trái mùa, Động người
xưa, Góa phụ…
Đa phần người yêu thơ, chỉ để ý tới hai bài thơ tình nổi tiếng của Song Hảo: “Bên cửa sổ” và Bao giờ”, cả hai đều được phổ nhạc.
Và cũng từ đó mà thẩm định giá trị thơ Song Hảo. Trước hết, ta được biết bài
thơ “Bên cửa sổ” (bài thơ phong cách ngũ ngôn nhưng do cách sắp chữ,
trình bày mà biến thành thơ tự do) do nhạc sĩ Xuân Hồng phổ thành ca khúc rất
thành công với tên mới là “Mùa xuân bên cửa sổ”. Phải công bằng mà
nói rằng cũng nhờ ca khúc của nhạc sĩ Xuân Hồng chắp cánh cho bài thơ nguyên
tác của Song Hảo nên người ta mới biết nhiều đến Song Hảo cùng bài thơ tình rất
hay của nữ sĩ. “Bên cửa sổ” bắt đầu bằng hai câu năm chữ phác họa không gian và
nhân vật, dọn đường cho một cuộc gặp gỡ giữa hai người trẻ tuổi yêu nhau tạm mượn
bối cảnh không gian của thời chiến.
Theo Song Hảo, câu truyện diễn ra trong bài thơ này mang dấu ấn một xen (cảnh xảy ra: scene) đời thực của tác giả. Nhà thơ chân tình tâm sự: “Khi còn ở trong một căn gác của cơ quan, một lần tác giả được người ấy đến thăm. Bên dưới của sổ phòng trọ có bụi hoa dạ lý - loài hoa màu trắng, mảnh mai, đêm đêm ngan ngát tỏa hương thơm. Đêm ấy, hai người không ngủ, đứng bên cửa sổ cạnh hoa dạ lý ướt đẫm sương khuya tỏa hương bát ngát, dưới bầu trời vằng vặc trăng sáng. Không gian gợi tình, đôi tim hòa nhịp. Cảm xúc dâng tràn, làm sao tác giả - người trong cuộc - một hồn thơ nhạy cảm không viết nên những vần thơ nói hộ cho trái tim mình: Đêm chín rồi/ rất khẽ/ Trăng ơi, đừng ghen nhé/ Bên cửa sổ/ có hai người/ yêu nhau/ Hoa dạ lý/ dâng hương/ đêm nay/ Hoa tinh tường hơn cả/ Nhớ nghe hoa/ mùi hương thật khẽ… Bài thơ nói lên tình yêu lứa đôi rất thật, trong sáng hơn bất cứ điều gì… Sau đó, tôi đã cho trình làng, những mong người đọc cùng chia sẻ. Nhưng để được an toàn, tôi phải thêm vào đoạn có anh lính và cô công nhân cho phải đạo. Vậy mà, sau khi bài thơ được phổ biến rộng rãi qua ca khúc của nhạc sĩ Xuân Hồng, đã có người lên án: “Đổi mới làm sao được! Nó hôn nhau mà bắt mọi người, đường phố phải im lặng”. Bởi lẽ, để thể hiện hiện thực xúc cảm ngập tràn của nhân vật, Song Hảo đã sử dụng như một tu từ điệp ngữ đến 5 lần ‘nhãn tự’ “hôn nhau”, được coi là hình tượng chủ đạo nổi bật trong suốt áng tình thư. Sau khi mở đầu trực tiếp giới thiệu bối cảnh không gian và nhân vật: “Hai người rất trẻ/ hãy im nghe/ rì rầm đường phố/ bên cửa sổ/ có hai người hôn nhau.”, tứ thơ nối liền một mạch bằng những lời thủ thỉ, tâm tình như để dặn dò, khuyên nhủ cho cảnh vật im lặng, mọi sự ồn ào ngưng lại để không làm ảnh hưởng đến không khí rất thiêng của hai người trẻ tuổi đang yêu. Câu thơ lúc dài ngắn không đều, nhịp thơ lúc khoan lúc nhặt, minh họa thích hợp tâm trạng rạo rực của hai người trong cuộc: 5/5/4/3; 4/3/3/2. Trong cái thời còn quan niệm khắt khe: “Gạt phăng hết tâm tình riêng nhỏ hẹp/ Để tay ghì siết chặc khối đời to”, từ cách nhìn hẹp hòi, thiếu tính nhân bản của một số người, tác giả bài thơ “Bên cửa sổ” đã được cấp trên góp ý nhẹ. Nhạc sĩ nổi tiếng Hoàng Hiệp - người đã phổ nhạc rất thành công bài thơ “Trương Sơn Đông, Trường Sơn Tây” của nhà thơ Phạm Tiến Duật (1941-2007) - kể thêm: Một lần, biên tập viên Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tự ý sửa lại lời bài hát trên.
Theo Song Hảo, câu truyện diễn ra trong bài thơ này mang dấu ấn một xen (cảnh xảy ra: scene) đời thực của tác giả. Nhà thơ chân tình tâm sự: “Khi còn ở trong một căn gác của cơ quan, một lần tác giả được người ấy đến thăm. Bên dưới của sổ phòng trọ có bụi hoa dạ lý - loài hoa màu trắng, mảnh mai, đêm đêm ngan ngát tỏa hương thơm. Đêm ấy, hai người không ngủ, đứng bên cửa sổ cạnh hoa dạ lý ướt đẫm sương khuya tỏa hương bát ngát, dưới bầu trời vằng vặc trăng sáng. Không gian gợi tình, đôi tim hòa nhịp. Cảm xúc dâng tràn, làm sao tác giả - người trong cuộc - một hồn thơ nhạy cảm không viết nên những vần thơ nói hộ cho trái tim mình: Đêm chín rồi/ rất khẽ/ Trăng ơi, đừng ghen nhé/ Bên cửa sổ/ có hai người/ yêu nhau/ Hoa dạ lý/ dâng hương/ đêm nay/ Hoa tinh tường hơn cả/ Nhớ nghe hoa/ mùi hương thật khẽ… Bài thơ nói lên tình yêu lứa đôi rất thật, trong sáng hơn bất cứ điều gì… Sau đó, tôi đã cho trình làng, những mong người đọc cùng chia sẻ. Nhưng để được an toàn, tôi phải thêm vào đoạn có anh lính và cô công nhân cho phải đạo. Vậy mà, sau khi bài thơ được phổ biến rộng rãi qua ca khúc của nhạc sĩ Xuân Hồng, đã có người lên án: “Đổi mới làm sao được! Nó hôn nhau mà bắt mọi người, đường phố phải im lặng”. Bởi lẽ, để thể hiện hiện thực xúc cảm ngập tràn của nhân vật, Song Hảo đã sử dụng như một tu từ điệp ngữ đến 5 lần ‘nhãn tự’ “hôn nhau”, được coi là hình tượng chủ đạo nổi bật trong suốt áng tình thư. Sau khi mở đầu trực tiếp giới thiệu bối cảnh không gian và nhân vật: “Hai người rất trẻ/ hãy im nghe/ rì rầm đường phố/ bên cửa sổ/ có hai người hôn nhau.”, tứ thơ nối liền một mạch bằng những lời thủ thỉ, tâm tình như để dặn dò, khuyên nhủ cho cảnh vật im lặng, mọi sự ồn ào ngưng lại để không làm ảnh hưởng đến không khí rất thiêng của hai người trẻ tuổi đang yêu. Câu thơ lúc dài ngắn không đều, nhịp thơ lúc khoan lúc nhặt, minh họa thích hợp tâm trạng rạo rực của hai người trong cuộc: 5/5/4/3; 4/3/3/2. Trong cái thời còn quan niệm khắt khe: “Gạt phăng hết tâm tình riêng nhỏ hẹp/ Để tay ghì siết chặc khối đời to”, từ cách nhìn hẹp hòi, thiếu tính nhân bản của một số người, tác giả bài thơ “Bên cửa sổ” đã được cấp trên góp ý nhẹ. Nhạc sĩ nổi tiếng Hoàng Hiệp - người đã phổ nhạc rất thành công bài thơ “Trương Sơn Đông, Trường Sơn Tây” của nhà thơ Phạm Tiến Duật (1941-2007) - kể thêm: Một lần, biên tập viên Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tự ý sửa lại lời bài hát trên.
2. Thay vì mấy chữ “Có hai người hôn nhau”, người
này đã sửa lại thành “Có hai người bên nhau”. Chuyện lạ kỳ đến tai
tác giả ca khúc, nhạc sĩ Xuân Hồng rất bực bội. Tâm sự với bạn bè, nhạc sĩ Xuân
Hồng nửa đùa nửa thật: “Các bạn nghĩ coi, từng tuổi này, tôi còn làm ăn cái gì
được nữa ngoài cái sự hôn nhau?.
Vậy mà cũng cấm”. Dù vậy, do nội dung hiện thực của bài thơ cũng như giai điệu tích cực của ca khúc phổ từ bài thơ mà cả hai tác phẩm thơ - nhạc này đã âm thầm đi vào lòng người từ đó cho đến ngày hôm nay. Trong lúc bài thơ “Bên cửa sổ” chỉ khu biệt chuyện tình yêu giữa hai người trẻ khác phái thì ở chủ đề, nội dung bài thơ “Bao giờ” của Song Hảo - được nhạc sĩ Huy Tiến phổ thành ca khúc mang tên “Tâm hồn” - tình cảm tác giả lại mở rộng ra thêm nhiều cung bậc với đối tác tha nhân.
Vậy mà cũng cấm”. Dù vậy, do nội dung hiện thực của bài thơ cũng như giai điệu tích cực của ca khúc phổ từ bài thơ mà cả hai tác phẩm thơ - nhạc này đã âm thầm đi vào lòng người từ đó cho đến ngày hôm nay. Trong lúc bài thơ “Bên cửa sổ” chỉ khu biệt chuyện tình yêu giữa hai người trẻ khác phái thì ở chủ đề, nội dung bài thơ “Bao giờ” của Song Hảo - được nhạc sĩ Huy Tiến phổ thành ca khúc mang tên “Tâm hồn” - tình cảm tác giả lại mở rộng ra thêm nhiều cung bậc với đối tác tha nhân.
Thuộc thể thơ
mới, loại ngũ ngôn, gồm 5 khổ, mỗi khổ 4 câu, tổng cộng là 25 câu, bài thơ bắt
đầu bằng hai câu như một tuyên ngôn, một mời gọi ân tình về lòng vị tha, chia sẻ
vô cùng rộng lượng bao dong: “Bao giờ anh đau khổ/ Hãy tìm đến với
em”. Hai câu thơ mở bài của Song Hảo đã chứa đựng biết bao ngọt ngào, đằm
thắm không khác chi lời thì thầm san sẻ, thốt lên tự cõi thẳm sâu của một trái
tim nhân hậu: với “anh” ở đây, dường như nhà thơ Song Hảo muốn chỉ cái thế giới
của nhiều người, của nhân loại, vượt ra ngoài chiếc khung hạn hẹp về tình cảm
riêng tây chỉ của hai người. Nhà thơ hết sức khiêm tốn, tự coi mình như
dòng sông nhỏ hay một ánh sao đêm le lói mà vẫn mong được làm mát dịu, ấm
áp tất cả những con người đang đau khổ trong cõi nhân gian. Một xúc cảm nội tâm
về lòng nhân ái thật cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Chỉ một khổ thơ đầu
thôi cũng đủ trở thành một giai điệu đẹp, thánh thót qua nhiều cung bậc, mãi
mãi ngân vang trong tâm thức mọi người. Nhà thơ Văn Công Hùng ở Tây Nguyên có cảm
nhận: “Những câu thơ “Mặt đất còn chông gai/ Cuộc đời còn bão tố/ Bao giờ
anh đau khổ/ Hãy tìm đến với em…” đã làm xốn xang bao trái tim, không chỉ
là đàn ông mà cả đàn bà. Thật lạ, ở đâu có những mẫu người vị tha đến thế! Những
câu thơ đầy bao bọc chở che kia, đầy âm vang chờ đợi, với những ngọt ngào nhẫn
nhịn đầy cao thượng kia chính là những vần thơ của nữ thi sĩ Song Hảo”.
Chung kết lại, ta có thể nói Song Hảo là một khuôn mặt thơ có vị trí đặc biệt
trong văn học đương đại Việt Nam. Cùng đứng vững ở môi trường thi ca, nhưng
khác hẵn với một Phan Thị Thanh Nhàn (sinh năm 1943), một Xuân Quỳnh
(1942-1988), bậc đàn chị còn e ấp, dùng dằng trong chuyện tình cảm trai gái
riêng tây hay một Lê Thị Kim (sinh năm 1950) cùng trang lứa, còn nhiều dè dặt
trong lĩnh vực thơ tình. Cũng chẳng có điểm tương đồng nào với một Vi Thùy Linh
(sinh năm 1980) đàn em, bất chợt có lúc táo bạo, trần trụi trong mạch thơ tự do
hiểm hóc nghiêng về trí tuệ, thiết nghĩ không dễ đi sâu vào lòng công
chúng yêu thơ dù đã nổi tiếng. Nhà thơ Song Hảo như một vì sao lạ, cô đơn
mà vẫn lấp lánh ánh sáng giữa khung trời thi ca tình yêu. Với giọng thơ như thủ
thỉ tâm tình, lời thơ ngọt ngào chắt lọc, Song Hảo đã gieo vào lòng người đọc những
ấn tượng hiện thực cao đẹp, đôi lúc táo bạo về tình cảm sẻ chia, rất nhân văn,
xuất phát từ sâu thẳm trái tim của một hồn thơ nhân hậu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét