Tản Đà: Nghiệp văn chương,
báo chí và thân phận hẩm hiu
Nguyễn Khắc Hiếu (Tản Đà) có mặt trên cõi trần
không lâu (1889-1939) nhưng được khẳng định là nhà thơ, nhà văn, nhà báo tiêu
biểu ở nước ta đầu thế kỷ 20.
Tản Đà được nhìn nhận là người mở đầu của nền thơ ca Việt Nam
hiện đại, làm chủ bút nhiều tờ báo với những bút ký, tiểu phẩm, thơ trào
phúng... thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với những khổ nhục của đồng bào, bản thân
trong kiếp sống nô lệ lầm than thời thực dân phong kiến. Bằng lối hành văn mới
lạ, khác với lối học hành cử nghiệp khoa bảng, văn xuôi Tản Đà mang màu sắc
sáng tạo mới mẻ, hấp dẫn đầy bản sắc, đề cập đến nhiều góc cạnh xã hội đương thời.
Nhân kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, cần thiết xem lại nỗi khổ ải,
thân phận hẩm hiu của tầng lớp tri thức lúc bấy giờ.
Khẳng định tài năng
Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại, non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày...
(Thề non nước)
Những ai quan tâm đến văn đàn chắc hẳn đều biết và cảm nhận sâu sắc bài thơ “Thề
non nước” của Tản Đà - một bài thơ nổi tiếng, được lưu truyền rộng rãi, đi sâu
vào tâm khảm mỗi người. Là một người dân mất nước, ông đã nói lên thân phận dân
tộc một cách gián tiếp, bày tỏ lòng yêu nước thiết tha. Trong lĩnh vực thơ ca,
ông có những vần thơ lãng mạn, sáng tạo, sâu sắc, diễn đạt vượt thoát lối văn
chương niêm luật đương thời.
Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn, oanh đưa luống ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh,
Một bước trần ai
Ước cũ, duyên thừa, có thế thôi
Đá mòn, rêu nhạt
Nước chảy, huê trôi.
Cái hạc bay vút tận trời
Trời đất từ nay xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi
(Tống biệt)
Với tài năng và bản sắc riêng biệt, Tản Đà đã xác lập được vị
trí tiên phong trên văn đàn đầu thế kỷ 20. Hoài Thanh và Hoài Chân trong cuốn
thi nhân Việt Nam (1941) đã viết: “Thơ của tiên sinh ra đời hơn 20 năm trước,
đã có một giọng phóng túng riêng. Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một
cuộc hòa nhạc tân kỳ về văn chương đang sắp mở ra...”. Bài “Cảm thu” của ông đến
nay người đọc vẫn cảm thấy dào dạt xúc động.
Từ vào thu đến nay
Gió thu hiu hắt
Sương thu lạnh
Giăng thu bạch
Khói thu xây thành
Lá thu rơi rụng đầu ghềnh
Sông thu đưa lá bao ngành biệt ly
Nhạn về én lại bay đi
Đêm thì vượn hót, ngày thì ve ngâm
Lá sen tàn tạ trong đầm
Nặng mang giọt lệ âm thầm khóc hoa
Sắc đâu nhuộm ố quan hà
Cỏ vàng, cây đỏ, bóng tà tà dương
Nào người cố lý tha hương
Về văn xuôi, tác phẩm đầu tiên của Tản Đà được công bố là bài
tản văn đăng trên "Đông Dương tạp chí" năm 1915 khi ông mới 26 tuổi.
Bút pháp của ông mới ra mắt đã nổi tiếng đến mức tạp chí này phải mở mục riêng
chuyên đăng tải các bài của ông; nêu nhận xét “Bản quán duyệt qua tập văn của
ông thì thấy Nguyễn Khắc Hiếu là một văn sĩ có biệt tài, có lý tưởng riêng, ngắm
cảnh vật một cách kỳ khôi, mới lạ”.
Năm 1916, Tản Đà cho ra đời “Giấc mộng con I”, sau đó là “Giấc
mộng con II”, kể chuyện thắng cảnh kỳ vĩ và các danh nhân lịch sử thế giới và
nước ta, đưa mọi người viễn du đến thế giới tươi đẹp, đậm tính nhân văn khác hẳn
với xã hội nhiễu nhương đương thời. Tác phẩm của ông cũng phản ánh hiện thực xã
hội với sự phê phán sâu sắc.
Trong bài “Thần tiên”, tác giả mượn lời hai chị em đồng tiền
nói với nhau để tố cáo bọn tham quan bẩn thỉu: “Khi đã vào trong cửa quan, trên
thời quan nha, dưới thời lính tráng, dân sự, mà các ông ấy để mình nằm trần truồng
ra trước công đường. Ngồi đấy, quan thét mắng luôn, nhưng về các dân sự chứ
không phải quát mắng mình, mà thỉnh thoảng quan lại nhìn mình như có ý thương
yêu lắm!”.
Trong bài “Thế nào là hạng người hạ lưu trong xã hội” đăng ở "Đông Pháp thời báo" năm 1927, Tản Đà viết: “Nay nghĩ như những người quan cao chức lớn, cửa rộng nhà to, mũ áo đai cân, mề đay kim khánh mà gian tham, xiểm nịnh, bất nghĩa vô lương, hút máu mủ dân thứ để nuôi béo vợ con, hiến vợ con cho người ta để giữ bền phú quý. Như thế có phải là hạng người hạ lưu hay không?”. Ông thể hiện tính cách nhà báo đầy khí phách, dũng cảm trong bối cảnh xã hội phong kiến thực dân còn khá nặng nề, cái lợi danh chi phối. Trong bài báo khác,
Trong bài “Thế nào là hạng người hạ lưu trong xã hội” đăng ở "Đông Pháp thời báo" năm 1927, Tản Đà viết: “Nay nghĩ như những người quan cao chức lớn, cửa rộng nhà to, mũ áo đai cân, mề đay kim khánh mà gian tham, xiểm nịnh, bất nghĩa vô lương, hút máu mủ dân thứ để nuôi béo vợ con, hiến vợ con cho người ta để giữ bền phú quý. Như thế có phải là hạng người hạ lưu hay không?”. Ông thể hiện tính cách nhà báo đầy khí phách, dũng cảm trong bối cảnh xã hội phong kiến thực dân còn khá nặng nề, cái lợi danh chi phối. Trong bài báo khác,
Tản Đà viết: “Nếu trong xã hội ta mà có những ai biết thờ cha
kính mẹ, yêu nước thương nòi, tức là người thượng lưu vậy”. Bằng ngòi bút của
mình, Tản Đà có nhiều bài châm biếm sâu cay các tệ nạn xã hội đương thời, bày tỏ
tình cảm yêu nước thương dân:
Này những ai, này những ai
Ai có nghe rằng việc thủy tai
Tỉnh Bắc, tỉnh Đông, cùng tỉnh Thái
Ruộng ngập nhà chìm, thây chết trôi
Bồng bế con thơ bán khắp nơi
Năm hào một đứa trẻ lên sáu
Cha còn sống đó, con bồ côi
Và lên án hạng người đục khoét nỗi khổ ải của người dân:
… Đục nước năm nay cò lại béo
Bao nhiêu đê vỡ bấy nhiêu tiền
… Hơi đồng đã sạch mồm ông lớn
Mặt sắt còn bia miệng thế gian…
Bất hạnh và lận đận
Tản Đà là thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ ca Việt Nam hiện đại. Tản Đà
là người thứ nhất có can đảm làm thi sĩ, viết báo một cách đường hoàng, bạo dạn;
dám giữ một bản ngã, một cái tôi.
Tản Đà là người thứ nhất, là người độc nhất thế hệ ông đã làm sống lại cái hồn thơ Việt đang hấp hối - tôi không muốn nói là đã chết rồi. Ông ra đời mang đến cho chúng ta một thi sĩ thành thực, bày tỏ nỗi lòng với những mơ mộng, chán đời, yêu đời, thiết tha cuộc sống tự do. Ông đã dám ngông, dám có một bản ngã, dám công nhiên để cho cái chữ tình mê man của mình rải ra trang giấy.
Hoài Thanh - Hoài Chân
Thi nhân Việt Nam |
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt,
tỉnh Sơn Tây (nay là xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội).
Ông thuộc dòng dõi quyền quý, có truyền thống khoa bảng. Tổ
tiên ông xưa kia có nhiều đời làm quan dưới triều Lê. Sau Gia Long lên ngôi,
dòng họ này thề không đi thi, không làm quan với tân triều. Đến thời cha ông là
Nguyễn Danh Kế, do hoàn cảnh gia đình cực khổ, lại phải nuôi mẹ già, đành lỗi ước
với tổ tiên. Nguyễn Danh Kế thi đỗ cử nhân, làm quan cho triều Nguyễn đến chức
Ngự sử trong kinh, giữ việc án lý, nổi tiếng là người có tài văn án trong triều.
Bà Lưu Thị Hiền có nghệ danh Nhữ Thị Nhiêm, là một đào hát
tài sắc ở Hàng Thao - Nam Định, bà lấy lẽ ông Nguyễn Danh Kế khi ông làm tri phủ
Xuân Trường (Nam Định). Bà là người hát hay, có tài làm thơ chữ Nôm. Tản Đà là
con trai út của cuộc lương duyên giữa tài tử và giai nhân này.
Thời niên thiếu của Tản Đà trải nhiều gian truân; năm lên 3 tuổi, bố mất, cuộc sống gia đình trở nên cùng túng. Năm sau, vì bất hòa với nhà chồng, bà Nghiêm bỏ đi, trở lại nghề ca xướng. 8 năm sau, xảy ra chuyện chị ruột ông cũng theo mẹ làm nghề đó (năm Tản Đà 13 tuổi). Những sự kiện đã để lại nhiều dấu ấn khó phai trong tâm hồn. Tản Đà hấp thụ nền Nho giáo từ nhỏ, được người anh cùng cha khác mẹ Nguyễn Tái Tích nhiệt tình hướng vào con đường cử nghiệp, 10 tuổi biết làm câu đối, 11 tuổi làm thơ văn. Ông rất thích làm văn, lại được anh hết lòng chỉ dẫn, nên 14 tuổi đã thạo các lối từ, chương, thi, phú. Năm 15 tuổi, ông đã nổi tiếng là thần đồng của tỉnh Sơn Tây.
Năm 1909 (Kỷ Dậu), ông tham dự kỳ thi hương ở Nam Định, rồi trượt trong lần đi thi đầu tiên này. Ông về lại nhà ở Phủ Vĩnh Tường ôn tập. Trong thời gian này, ông say mê một cô gái bán tạp hóa ở phố hàng Bồ. Vì nhà nghèo, không có tiền hỏi cưới, ông đành nuôi hy vọng bằng cách tiếp tục đường khoa cử. Kỳ thi xảy đến, ông dùng bằng Ấm sinh để thi hậu bổ, nhưng bị rớt vì môn vấn đáp bằng tiếng Pháp. Mùa thu năm ấy, ông lại đi thi hương, nhưng lại trượt. Chuyện tình với cô gái tan vỡ, cô đi lấy chồng.
Thời niên thiếu của Tản Đà trải nhiều gian truân; năm lên 3 tuổi, bố mất, cuộc sống gia đình trở nên cùng túng. Năm sau, vì bất hòa với nhà chồng, bà Nghiêm bỏ đi, trở lại nghề ca xướng. 8 năm sau, xảy ra chuyện chị ruột ông cũng theo mẹ làm nghề đó (năm Tản Đà 13 tuổi). Những sự kiện đã để lại nhiều dấu ấn khó phai trong tâm hồn. Tản Đà hấp thụ nền Nho giáo từ nhỏ, được người anh cùng cha khác mẹ Nguyễn Tái Tích nhiệt tình hướng vào con đường cử nghiệp, 10 tuổi biết làm câu đối, 11 tuổi làm thơ văn. Ông rất thích làm văn, lại được anh hết lòng chỉ dẫn, nên 14 tuổi đã thạo các lối từ, chương, thi, phú. Năm 15 tuổi, ông đã nổi tiếng là thần đồng của tỉnh Sơn Tây.
Năm 1909 (Kỷ Dậu), ông tham dự kỳ thi hương ở Nam Định, rồi trượt trong lần đi thi đầu tiên này. Ông về lại nhà ở Phủ Vĩnh Tường ôn tập. Trong thời gian này, ông say mê một cô gái bán tạp hóa ở phố hàng Bồ. Vì nhà nghèo, không có tiền hỏi cưới, ông đành nuôi hy vọng bằng cách tiếp tục đường khoa cử. Kỳ thi xảy đến, ông dùng bằng Ấm sinh để thi hậu bổ, nhưng bị rớt vì môn vấn đáp bằng tiếng Pháp. Mùa thu năm ấy, ông lại đi thi hương, nhưng lại trượt. Chuyện tình với cô gái tan vỡ, cô đi lấy chồng.
Ông chán nản bỏ về Hòa Bình tìm khuây lãng. Tại đây nhờ sự giới
thiệu của anh rể là nhà thơ trào phúng Nguyễn Thiện Kế, Tản Đà kết giao với nhà
tư sản Bạch Thái Bưởi. Hai người bạn mới gặp đã như quen, cùng vào dãy Hương
Sơn, ngọn Chùa Tiên, đêm ngày uống rượu, làm thơ, đọc sách, thưởng trăng, sống
theo lối "tịch cốc". Năm 1913, anh cả Nguyễn Tài Tích mất. Tản Đà về
Vĩnh Yên làm nghề báo, tờ báo ông cộng tác đầu tiên là "Đông Dương tạp
chí" của Nguyễn Văn Vĩnh, phụ trách mục "Một lối văn nôm".
Đến năm 1915, ông lấy vợ là bà Nguyễn Thị Tùng, con ông Nguyễn Mạnh Hương tri huyện ở tỉnh Hà Đông. Ông Hương là thân sinh của nhà văn Nguyễn Tiến Lãng. Cũng năm này ông có tác phẩm hay, đăng trên "Đông Dương tạp chí", nhanh chóng có được tiếng vang trên văn đàn. Năm 1916, ông lấy bút danh Tản Đà là tên ghép giữa núi Tản, sông Đà, và chính thức chọn con đường của một người viết văn, làm báo chuyên nghiệp.
Năm 1917, Phạm Quỳnh sáng lập ra "Nam Phong tạp chí", và bài của Tản Đà có trên tạp chí này từ số đầu tiên. Năm 1918, Phạm Quỳnh ca ngợi cuốn "Khối tình con I" và phê phán cuốn "Giấc mộng con I", cả khen lẫn chê đều dùng những lời lẽ sâu cay, biến Tản Đà trở thành một hiện tượng trên văn đàn. Từ năm 1919 tới 1921, Tản Đà viết một loạt sách, truyện như "Thần tiền", "Đàn bà Tàu"; sách giáo khoa, luân lý: "Đài gương", "Lên sáu", "Lên tám"..., thơ thì có tập "Còn chơi" (1921).
Đến năm 1915, ông lấy vợ là bà Nguyễn Thị Tùng, con ông Nguyễn Mạnh Hương tri huyện ở tỉnh Hà Đông. Ông Hương là thân sinh của nhà văn Nguyễn Tiến Lãng. Cũng năm này ông có tác phẩm hay, đăng trên "Đông Dương tạp chí", nhanh chóng có được tiếng vang trên văn đàn. Năm 1916, ông lấy bút danh Tản Đà là tên ghép giữa núi Tản, sông Đà, và chính thức chọn con đường của một người viết văn, làm báo chuyên nghiệp.
Năm 1917, Phạm Quỳnh sáng lập ra "Nam Phong tạp chí", và bài của Tản Đà có trên tạp chí này từ số đầu tiên. Năm 1918, Phạm Quỳnh ca ngợi cuốn "Khối tình con I" và phê phán cuốn "Giấc mộng con I", cả khen lẫn chê đều dùng những lời lẽ sâu cay, biến Tản Đà trở thành một hiện tượng trên văn đàn. Từ năm 1919 tới 1921, Tản Đà viết một loạt sách, truyện như "Thần tiền", "Đàn bà Tàu"; sách giáo khoa, luân lý: "Đài gương", "Lên sáu", "Lên tám"..., thơ thì có tập "Còn chơi" (1921).
Thời kỳ này ông quen với một nhà tư sản nữa là ông Bùi Huy
Tín, cùng nhau du lịch khắp Bắc, Trung kỳ và làm chủ bút tờ "Hữu thanh tạp
chí". Năm 1922, Tản Đà thành lập "Tản Đà thư điếm", đây là nhà
xuất bản riêng đầu tiên của ông. Tại đây đã xuất và tái bản hết những sách quan
trọng trong sự nghiệp của Tản Đà: "Tản Đà tùng văn" (tuyển cả thơ và
văn xuôi, trong đó có truyện "Thề non nước"); "Truyện thế
gian" tập I và II, "Trần ai tri kỷ", "Quốc sử huấn
nông", và tập "Thơ Tản Đà". Thư cục này còn xuất bản sách của
Ngô Tất Tố, Đoàn Tư Thuật.
Năm 38 tuổi (1926), “Hữu Thanh tạp chí” đình bản, Tản Đà cho ra đời "An Nam tạp chí" số đầu tiên với tòa soạn ở phố Hàng Lọng. Sự ra đời của "An Nam tạp chí", tờ báo mà Tản Đà dành hết tâm huyết, đã bắt đầu quãng đời lận đận của ông.
Thời kỳ đầu làm chủ "An Nam tạp chí", Tản Đà chưa thiếu thốn nhiều, thường đi du lịch: khi thì lên đề thơ ở núi Non Nước - Ninh Bình (bài Vịnh hòn đá), khi thì vào Trung kỳ thăm Phan Sào Nam, khi thì ở Sài Gòn gặp Diệp Văn Kỳ, ra Bình Định thăm mộ cũ nhà Tây Sơn, về Hải Phòng sống với con tướng Cần Vương đô thống Thuật. Vì thế tạp chí cũng ra rải rác, thất thường. Dần dần, ông túng quẫn, mang nợ nần, cuộc sống bế tắc.
Năm 1933, khi phong trào Thơ mới nổi lên, "An Nam tạp chí" của Tản Đà chính thức đình bản sau 3 lần tạm dừng và tái bản. Sự kiện này khi đó bị nhiều người thuộc phe "Thơ mới" đem ra cười cợt. Do ảnh hưởng của Tân học, Tản Đà, con người thuộc phe cựu học, gần như bị đẩy lui vào dĩ vãng, nhường chỗ cho các nhà thơ mới Xuân Diệu, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư...
Năm 38 tuổi (1926), “Hữu Thanh tạp chí” đình bản, Tản Đà cho ra đời "An Nam tạp chí" số đầu tiên với tòa soạn ở phố Hàng Lọng. Sự ra đời của "An Nam tạp chí", tờ báo mà Tản Đà dành hết tâm huyết, đã bắt đầu quãng đời lận đận của ông.
Thời kỳ đầu làm chủ "An Nam tạp chí", Tản Đà chưa thiếu thốn nhiều, thường đi du lịch: khi thì lên đề thơ ở núi Non Nước - Ninh Bình (bài Vịnh hòn đá), khi thì vào Trung kỳ thăm Phan Sào Nam, khi thì ở Sài Gòn gặp Diệp Văn Kỳ, ra Bình Định thăm mộ cũ nhà Tây Sơn, về Hải Phòng sống với con tướng Cần Vương đô thống Thuật. Vì thế tạp chí cũng ra rải rác, thất thường. Dần dần, ông túng quẫn, mang nợ nần, cuộc sống bế tắc.
Năm 1933, khi phong trào Thơ mới nổi lên, "An Nam tạp chí" của Tản Đà chính thức đình bản sau 3 lần tạm dừng và tái bản. Sự kiện này khi đó bị nhiều người thuộc phe "Thơ mới" đem ra cười cợt. Do ảnh hưởng của Tân học, Tản Đà, con người thuộc phe cựu học, gần như bị đẩy lui vào dĩ vãng, nhường chỗ cho các nhà thơ mới Xuân Diệu, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư...
Cộng với việc "An Nam tạp chí" đình bản vĩnh viễn,
cuộc sống của Tản Đà vốn nghèo túng lại càng trở nên thiếu thốn hơn, phải chạy
ngược chạy xuôi để kiếm sống. Có khi người ta thấy ông ở khu Bạch Mai dạy chữ
Nho. Có lúc ở Hà Đông, đăng quảng cáo lên mấy tờ báo: "Nhận làm thuê các
thứ văn vui, buồn, thường dùng trong xã hội - Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu".
Năm 1938, ông còn mở cả một phòng đoán số Hà Lạc để xem bói.
Những năm cuối đời trải qua hắt hiu, buồn thảm như thế, nhưng Tản Đà còn được an ủi là ông bỗng được mọi người quan tâm trở lại. Phe "Thơ mới" sau chiến thắng, đã không còn đả kích Tản Đà. Họ bắt đầu lật lại những gì Tản Đà đã cống hiến xưa nay, họ ca ngợi và xem ông như một ông Thánh của làng thơ... Tờ Ngày nay của Tự Lực văn đoàn, trước kia chê ông tới bến, nay lại mời ông cộng tác, hết lời ca ngợi những bài thơ Đường do ông dịch. Lúc này sức khỏe của Tản Đà suy yếu, ông giành hết tâm sức cho việc dịch thuật và biên tập.
Những năm cuối đời trải qua hắt hiu, buồn thảm như thế, nhưng Tản Đà còn được an ủi là ông bỗng được mọi người quan tâm trở lại. Phe "Thơ mới" sau chiến thắng, đã không còn đả kích Tản Đà. Họ bắt đầu lật lại những gì Tản Đà đã cống hiến xưa nay, họ ca ngợi và xem ông như một ông Thánh của làng thơ... Tờ Ngày nay của Tự Lực văn đoàn, trước kia chê ông tới bến, nay lại mời ông cộng tác, hết lời ca ngợi những bài thơ Đường do ông dịch. Lúc này sức khỏe của Tản Đà suy yếu, ông giành hết tâm sức cho việc dịch thuật và biên tập.
Ngày 7-6-1939, ông mất (50 tuổi) sau một thời gian chống chọi
với bệnh gan, trên cái giường nát tại nhà riêng số 71 ngã tư Sở, Hà Nội, để lại
7 đứa con. Di thể của ông được an táng tại nghĩa trang Quảng Thiện, Hà Nội.
Nghe tin Tản Đà mất, làng văn nghệ trong nước vừa yên ắng sau vụ "thơ mới
- cũ" lại trở nên xôn xao. Một loạt các bài báo tưởng niệm Tản Đà được ra
mắt ngay sau đó. Năm 1941, Hoài Thanh và Hoài Chân cho in tác phẩm "Thi
nhân Việt Nam" nổi tiếng, đã cung kính đặt Tản Đà lên ngồi ghế "chủ
súy" của Hội Tao đàn, ở những trang đầu tiên, như một người mở lối cho thi
ca Việt Nam bước vào một giai đoạn tươi đẹp mới.
Cô đơn, bế tắc
Trong cuộc đời của Tản Đà, người ta đếm được có 4 mối tình đã
mang lại cho ông nhiều cảm xúc. Đầu tiên là mối tình tuyệt vọng với cô gái họ Đỗ
ở phố hàng Bồ. Đây là mối tình trong trắng và say đắm, nhưng không có kết cuộc
tốt đẹp. Mối tình này đã làm ông đau khổ và tạo nên nhiều thi hứng, để làm nên
những câu thơ đặc sắc. Trong cuốn "Giấc mộng con", ông đã viết một
bài văn để tả mối tình này. Ông mô tả: "Ở phố Hàng Bồ số nhà hơn hai mươi
về dãy bên lẻ có một người con gái ngồi bán hàng tạp hóa, không biết có phải là
tuyệt sắc hay không mà tự con mắt mình khi bấy giờ thì như ngoài người ấy không
có ai là con gái...".
Do không có tiền cưới hỏi mà chuyện thi cử lại bất thành, Tản
Đà đành chấm dứt cuộc tình thơ mộng. Theo các nhà nghiên cứu thì đây là chuyện
tình đã gây ảnh hưởng nhiều nhất tới Tản Đà. Sau khi chia tay với mối duyên đầu,
ông trở nên chán nản, buồn bã. Để tìm khuây khỏa, ông đi nhiều nơi. Những câu thơ
làm trong giai đoạn đau khổ này của Tản Đà đã vô tình mở đầu cho một trào lưu về
văn học lãng mạn ở Việt Nam. Trước đó ít ai tả những nỗi buồn sâu kín, như:
Trận gió thu phong rụng lá vàng
Lá rơi hàng xóm, lá bay sang
Vàng bay mấy lá năm già nửa
Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng?
Nhưng ngoài cô gái hàng Bồ mà người ta thường nhắc còn có ít
nhất 3 mối tình thực nữa Tản Đà đã ghi lại trong thơ. Xem những câu chuyện
trên, người ta tin Tản Đà không nói ngoa khi ông thường nhận mình là "giống
đa tình". Những mối tình đa dạng đã chắp cánh cho thi tài của ông, khiến
ông trở thành một nhà thơ mở màn cho trào lưu lãng mạn sau này.
Làm báo là một phần trong sự nghiệp rất phong phú của Tản Đà. Ông có phong cách làm báo đặc biệt, thường xuất hiện trong những cuộc bút chiến với những giọng điệu khó lẫn. Từng là cộng tác viên cho "Nam Phong", sau đó do bất đồng với Phạm Quỳnh mà sang làm chủ bút cho "Hữu Thanh". Về sau ông sáng lập ra "An Nam tạp chí" và chịu đình bản vì lý do tài chính. Ở giai đoạn cuối đời còn cộng tác với "Văn học tạp chí" và cả "Ngày nay", tờ báo trước đó đã mạt sát ông nặng nề. Có thể nói sự nghiệp báo chí của Tản Đà, cũng như cuộc đời của ông, thường gặp gian nan trắc trở. Song những đóng góp của ông trong buổi sơ khai của báo chí Việt Nam, là giá trị to lớn mà người đời phải công nhận.
Tờ "An Nam tạp chí" tuy tổng cộng chỉ có 48 số, lại hoạt động thất thường, thiếu chuyên nghiệp nhưng được coi là một trong những tờ đầu tiên có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của báo chí - văn học Việt Nam thời cận đại theo khuynh hướng hiện thực. Bên cạnh đó nó thể hiện một cách kín đáo lòng yêu nước của Tản Đà, qua những bài tiểu luận, bài thơ đăng rải rác. Bất đắc chí trước thời thế và bất hạnh của chính mình, Tản Đà cảm thán:
Làm báo là một phần trong sự nghiệp rất phong phú của Tản Đà. Ông có phong cách làm báo đặc biệt, thường xuất hiện trong những cuộc bút chiến với những giọng điệu khó lẫn. Từng là cộng tác viên cho "Nam Phong", sau đó do bất đồng với Phạm Quỳnh mà sang làm chủ bút cho "Hữu Thanh". Về sau ông sáng lập ra "An Nam tạp chí" và chịu đình bản vì lý do tài chính. Ở giai đoạn cuối đời còn cộng tác với "Văn học tạp chí" và cả "Ngày nay", tờ báo trước đó đã mạt sát ông nặng nề. Có thể nói sự nghiệp báo chí của Tản Đà, cũng như cuộc đời của ông, thường gặp gian nan trắc trở. Song những đóng góp của ông trong buổi sơ khai của báo chí Việt Nam, là giá trị to lớn mà người đời phải công nhận.
Tờ "An Nam tạp chí" tuy tổng cộng chỉ có 48 số, lại hoạt động thất thường, thiếu chuyên nghiệp nhưng được coi là một trong những tờ đầu tiên có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của báo chí - văn học Việt Nam thời cận đại theo khuynh hướng hiện thực. Bên cạnh đó nó thể hiện một cách kín đáo lòng yêu nước của Tản Đà, qua những bài tiểu luận, bài thơ đăng rải rác. Bất đắc chí trước thời thế và bất hạnh của chính mình, Tản Đà cảm thán:
Khi làm chủ báo, lúc viết mướn,
Hai chục năm dư cảnh khốn cùng.
Trần gian thước đất vẫn không có
Bút sắt chỉ hơn gì bút lông
Ngày xanh như ngựa đầu xanh bạc
Chán cả giang hồ, hết cả ngông
(Tiễn ông Công lên trời)
Với ngòi bút ngang tàng phóng khoáng cũng có những lúc Tản Đà
tự trào với chính mình:
Quê hương thời có, cửa nhà thời không
Nửa đời Nam, Bắc, Tây, Đông
Bạn bè sum họp, vợ chồng biệt ly
Túi thơ đeo khắp ba kỳ
Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng...
Cuối đời ông sống trong nỗi cô đơn, nghèo khó và bế tắc trước
thời cuộc; yêu dân, yêu nước nhưng bất lực trước tình thế nhiễu nhương:
Cũng phường dối nước quân ăn cắp
Cũng lũ tàn dân giống hại đàn
Lạnh lẽo hơi sương tòa tạp chí
Lệ ai dàn dụa với giang san!
(Cảm đề)
... Tính cách Tản Đà nhiều người yêu, cũng lắm kẻ ghét vì tác
phẩm của ông nổi bật trên văn đàn, báo chí lúc bấy giờ. Giới trí thức đương thời
vẫn phải thừa nhận nghiệp văn chương, báo chí của ông qua nhiều bài viết:
“Trong các trang thi sĩ của cuốn Việt Nam văn học sử sau này, dẫu sao mặc lòng,
ông Tản Đà phải là một người đứng đầu của thời đại này”.
Sau khi Tản Đà mất, giới văn chương phê bình có dịp nhìn lại
di sản đồ sộ và viết về mọi thể loại, phản ánh phong phú, độc đáo mọi góc cạnh
đời sống xã hội - tinh thần của ông, đã cho rằng: “Trong chốn Tao Đàn, Tản Đà xứng
đáng ngôi chủ súy trong Hội tài tình. Tản Đà xứng đáng ngôi hội chủ mà làng
văn, làng báo xứ này, ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà?”.
19/6/2017
VIỆT VĂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét