“Nhân dân cuối tuần” số 45, ra ngày 7/11/1999, có đăng bài “Cần củng cố đội ngũ lý luận, phê bình” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Bài báo ngắn, chưa đến 200 tiếng, súc tích và tâm huyết, nêu ra nhiếu vấn đề vừa hệ trọng vừa nhức nhối gắn với hiện trạng không chỉ của lý luận phê bình, trước yêu cầu đổi mới khẩn thiết của văn chương khi Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VI đang tới gần.
Mở đầu bài báo Nguyễn Quang Sáng đưa ra nhận xét về tình hình văn chương vào thời gian qua: “Mấy năm gần đây, sách ra rất nhiều, văn xuôi lẫn cả thơ. Sách nhiều đến như vậy mà có người than, văn học của ta chưa có tác phẩm nào xứng với “tầm vóc” của dân tộc, thời bình cũng như thời chiến. Lời than trách thiện chí thật không sai, khiến người cầm bút không thể không xấu hổ”. Có thể thấy, tác giả bài báo không ngần ngại bộc lộ thái độ rõ rệt của mình bằng cách nói giàu cảm xúc của một nhà văn. Câu nói có sức thuyết phục bởi Nguyễn Quang Sáng như đang tự nói với mình bằng trách nhiệm cao nhất có thể có của một cây bút bền bỉ sáng tạo ròng rã mấy thập kỷ thăng trầm vừa qua. Ngay sau đó, anh yêu cầu: “Nguyên nhân từ đâu, điều này, phải được trao đổi ý kiến nghiên cứu một cách nghiêm túc và khắc phục như thế nào cũng phải nghiêm túc và thiết thực”. Tôi hoàn toàn tán đồng với sự đề xuất của anh. Phải tìm ra nguyên do gốc gác để dần dần có biện pháp tháo gỡ sao thật hiệu quả. Nhưng muốn chỉ ra những nguyên nhân của hiện trạng văn chương chưa thể làm ai thỏa mãn trong thời gian vừa qua, không thể không “nghiên cứu một cách nghiêm túc” nghĩa là có trao đổi thẳng thắn và khách quan, gạt bỏ những thiên kiến, trên tinh thần thiện chí khoa học, và với trách nhiệm công dân cao nhất của những nhà văn chân chính. Từ đó, và có lẽ điều này mới mang tính quyết định, “khắc phục như thế nào cũng phải nghiêm túc và thiết thực”. Tôi nghĩ, đây là một lời nhắc nhở không bao giờ thừa.
Biết bao mong mỏi, hứa hẹn tưởng không có gì da diết hơn thế, chỉ sau một thời gian ngắn đã mau chóng rơi vào quên lãng! Biết bao biện pháp tháo gỡ đưa ra tưởng không có gì đích đáng hơn thế, đã mau chóng tỏ ra thiếu hiệu lực và hiệu quả! Chúng ta, các nhà văn thuộc nhiều thế hệ, có lẽ nên soát xét lại toàn bộ các nhân tố làm nên thành bại của một nền văn chương: từ định hướng đến chỉ đạo, từ tổ chức đến hoạt động, từ đầu tư đến sáng tạo...
Biết bao mong mỏi, hứa hẹn tưởng không có gì da diết hơn thế, chỉ sau một thời gian ngắn đã mau chóng rơi vào quên lãng! Biết bao biện pháp tháo gỡ đưa ra tưởng không có gì đích đáng hơn thế, đã mau chóng tỏ ra thiếu hiệu lực và hiệu quả! Chúng ta, các nhà văn thuộc nhiều thế hệ, có lẽ nên soát xét lại toàn bộ các nhân tố làm nên thành bại của một nền văn chương: từ định hướng đến chỉ đạo, từ tổ chức đến hoạt động, từ đầu tư đến sáng tạo...
Phần chính của bài báo, nhà văn Nguyễn Quang Sáng tập trung vào tình hình lý luận phê bình. Mặc dầu không trực tiếp nói ra, vẫn có thể thấy tác giả xem đây như là một trong những khâu đột phá quan trọng góp phần giải quyết sự trì trệ kéo dài của sáng tác. Anh viết: “Muốn nền văn học phát triển không thể không củng cố đội ngũ lý luận phê bình”. Điều này được anh nhấn mạnh thêm ở đoạn cuối bài báo: “Không có một đội ngũ lý luận phê bình mạnh mẽ, văn học không thể phát triển”. Đã rõ tầm mức quan trọng của vấn đề trong nhận thức trước sau như một của Nguyễn Quang Sáng. Chỉ xin được lưu ý: anh từng giữ trọng trách cao của Hội Nhà văn trong nhiệm kỳ trước. Vậy là, anh đã nói bằng niềm tin của một người từng trăn trở với phong trào, từng dằn vặt cùng cả đội ngũ trước ao ước lớn là phải sáng tạo ra những tác phẩm đỉnh cao tương xứng với sự nghiệp vĩ đại của nhân dân ta trong thời đại mới. Tôi nhận ra sự khác biệt trong sự nhìn nhận của Nguyễn Quang Sáng về vai trò của lý luận phê bình so với không ít các nhà văn từng lên tiếng chê bai, thậm chí dè bỉu giới lý luận phê bình. Phải chăng, ở những nhà văn đã thành đạt thành danh, khi họ thật sự “ngộ” ra được lẽ huyền vi mà đầy tính tự giác của sáng tạo, thì giữa sáng tác và tự ý thức về sáng tác không hề tồn tại một ranh giới nào cả?
Lý luận phê bình vậy là không thể vắng bóng trong đời sống của một nền văn chương thật sự lành mạnh. Thế mà trong một vài năm gần đây lĩnh vực này hầu như bị thả nổi theo qui luật của nền kinh tế thị trường. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng nhấn mạnh: “... Tính quảng cáo cho sách văn học đã lấn át tính nghiêm túc của lý luận phê bình”.
Chỉ cần liếc nhìn các bài giới thiệu sách mới trên các trang báo chuyên về văn chương kể cả những tờ báo từng có tín nhiệm cao trong lòng người đọc cũng có thể dễ dàng xác nhận ý kiến của anh. Các giá trị lẫn lộn và đảo lộn khiến bạn đọc khó bề làm chủ trong việc chọn lựa món ăn tinh thần cho mình. Tính định hướng của nền văn chương đích thực trên thực tế không thật rõ rệt. Văn phẩm làng nhàng, kém chất lượng có nguy cơ lan tràn đến mức khó lòng kiểm soát nổi. Theo Nguyễn Quang Sáng có ba nguyên do chính đưa tới hiện trạng nói trên của lý luận phê bình:
Một là, chưa có những “quyển sách hay”;
Hai là, “viết đúng lòng mình thì ngại va chạm”;
Ba là, “nhuận bút lại quá bèo”.
Anh đặc biệt lưu ý đén nguyên do sau cùng và mạnh dạn yêu cầu: “Theo tôi, nhuận bút cho phê bình không thể kém nhuận bút tác phẩm sáng tác”. Và anh xem đây “không phải là điều kiện quyết định” để củng cố và phát triển lý luận phê bình “nhưng là một trong những điều quan trọng không thể thiếu”. Riêng tôi cho rằng nhuận bút dành cho bài lý luận phê bình chưa tương xứng chứng tỏ các vị biên tập báo không chỉ đánh giá thấp lao động đặc thù của các nhà lý luận phê bình, mà còn đánh giá thấp vị trí của lý luận phê bình trong đời sống văn chương. Hậu quả ra sao thì hầu như ai cũng đã thấy.
Chỉ cần liếc nhìn các bài giới thiệu sách mới trên các trang báo chuyên về văn chương kể cả những tờ báo từng có tín nhiệm cao trong lòng người đọc cũng có thể dễ dàng xác nhận ý kiến của anh. Các giá trị lẫn lộn và đảo lộn khiến bạn đọc khó bề làm chủ trong việc chọn lựa món ăn tinh thần cho mình. Tính định hướng của nền văn chương đích thực trên thực tế không thật rõ rệt. Văn phẩm làng nhàng, kém chất lượng có nguy cơ lan tràn đến mức khó lòng kiểm soát nổi. Theo Nguyễn Quang Sáng có ba nguyên do chính đưa tới hiện trạng nói trên của lý luận phê bình:
Một là, chưa có những “quyển sách hay”;
Hai là, “viết đúng lòng mình thì ngại va chạm”;
Ba là, “nhuận bút lại quá bèo”.
Anh đặc biệt lưu ý đén nguyên do sau cùng và mạnh dạn yêu cầu: “Theo tôi, nhuận bút cho phê bình không thể kém nhuận bút tác phẩm sáng tác”. Và anh xem đây “không phải là điều kiện quyết định” để củng cố và phát triển lý luận phê bình “nhưng là một trong những điều quan trọng không thể thiếu”. Riêng tôi cho rằng nhuận bút dành cho bài lý luận phê bình chưa tương xứng chứng tỏ các vị biên tập báo không chỉ đánh giá thấp lao động đặc thù của các nhà lý luận phê bình, mà còn đánh giá thấp vị trí của lý luận phê bình trong đời sống văn chương. Hậu quả ra sao thì hầu như ai cũng đã thấy.
Kết thúc bài báo, nhà văn Nguyễn Quang Sáng không quên hướng tới đội ngũ lý luận phê bình với những đòi hỏi phải nói là rất cao mà không ai không thấy là hợp tình hợp lý: “Người viết lý luận phê bình văn học không thể thiếu tri thức văn học, không thể không hiểu biết và cảm thông với tác giả, không thể không trung thực và dũng cảm”. Là một cây bút lý luận phê bình, tôi thấy mình nên tự soi vào những yêu cầu đó, triệt để soát xét lại bản thân, vì đây là ý nguyện chung đã được một nhà văn khả kính luôn cảm thông và quí trọng giới lý luận phê bình nói ra.
Đã lâu tôi mới có dịp đọc những ý nghĩ tương tự về lý luận phê bình lại do một nhà văn có uy tín viết ra. Nguyễn Quang Sáng thành thực thổ lộ, đó là “nỗi ưu tư” “bao năm nay” của anh. Sức mạnh và sức thuyết phục của bài báo có được vì lẽ đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét