Tản mạn về người viết Quốc ca Việt Nam
Chuẩn bị tiễn Văn Cao rời thành phố Hồ Chí Minh về Hà Nội hôm
mồng 5 tháng 8 năm 1993, nhà thơ Đỗ Trung Quân có đêm đã hình dung thấy ở trên
trời: “Ngày mai có một chuyến bay cất cánh, tóc ông và mây, cái nào trắng
hơn?”.
Cho đến bây giờ, nhìn lên những đám mây trắng ấy, cũng thế, tôi như vẫn thấy một Văn Cao tiên phong đạo cốt lãng đãng đâu chốn Thiên Thai, trên một chiếc thuyền lan, dưới hoa, bâng khuâng chèo khua nước Ngọc Tuyền, để nghe gió hát trầm tiếng ca, tiếng phách ròn lắng xa. Để, trong cái ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian huyền ảo kia, Văn Cao dõi tìm về quê hương, và lại thấy:
Cho đến bây giờ, nhìn lên những đám mây trắng ấy, cũng thế, tôi như vẫn thấy một Văn Cao tiên phong đạo cốt lãng đãng đâu chốn Thiên Thai, trên một chiếc thuyền lan, dưới hoa, bâng khuâng chèo khua nước Ngọc Tuyền, để nghe gió hát trầm tiếng ca, tiếng phách ròn lắng xa. Để, trong cái ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian huyền ảo kia, Văn Cao dõi tìm về quê hương, và lại thấy:
Một cánh tay sông Hồng
Một cánh tay sông Lô
Hai cánh tay
như ôm Trung du
Một cánh tay sông Lô
Hai cánh tay
như ôm Trung du
thấy:
Một nửa hình con trai
ngày
lấp lánh sắc cầu vồng
một nửa mình trăng
một nửa mình trăng
đêm
nằm nghiêng trên cát biển
(Quy Nhơn 1, 31.3.1985)
(Quy Nhơn 1, 31.3.1985)
thấy:
Từ trời xanh
rơi
vài giọt tháp Chàm
vài giọt tháp Chàm
quanh Quy Nhơn
(Quy Nhơn 3, 15.4.1985)
Thấy những làng tôi xanh bóng tre, mà dưới khóm lá lăn tăn lừng tiếng
chuông, ban chiều, thường có
Vài ngôi nhà nho nhỏ
Vẫn ngày đêm lấp lánh
mang vết thương xưa
ngày đêm làm ngọc
(Quy Nhơn 1, 31.3.1985)
Vẫn ngày đêm lấp lánh
mang vết thương xưa
ngày đêm làm ngọc
(Quy Nhơn 1, 31.3.1985)
Ở đấy tháng năm ấp ủ
Giấc mơ của mái nhà
Giấc mơ của một người đang ngủ
(Giấc mơ, 5.1.1972)
Giấc mơ của một người đang ngủ
(Giấc mơ, 5.1.1972)
… Vậy mà, Văn Cao ơi, sao ông vẫn không thôi khắc khoải
tôi không đi qua tôi
để lại gì?
(Không đề, 1967)
để lại gì?
(Không đề, 1967)
Không, ông đã để lại nhiều lắm.
Đến nỗi chúng tôi dù đi xa đến bất cứ xứ sở nào; dù rồi đây, sẽ nằm sâu trong ba thước đất, chợt vẳng nghe thơ, nhạc của ông, chợt hình dung lại những bức tranh của ông, chúng tôi vẫn cứ còn như đang đi qua suốt cuộc đời này da diết, vẫn cứ còn da diết lưu luyến những chiều chưa đi sao gió vương? nơi con suối mơ bên rừng thu vắng , nơi bát ngát một dòng Lô với Thu ru bến sóng vàng từng nhà mờ biếc chìm một mầu khói thu… của ông, của tôi, của nhân dân Việt Nam, của cả thế gian này.
Làm sao ngợi ca ông cho xứng tâm tưởng tôi hằng tôn vinh ông. Chỉ xin có đôi dòng tản mạn thắp lên mấy nén hương trầm dâng tặng ông.
I.
Sinh ra tôi đã có Hải Phòng
Câu thơ mở đầu trường ca Những người trên cửa biển này Văn Cao viết năm 1956. Sau này Nguyễn Khoa Điềm phóng tác thành: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”. Không biết câu thơ là Sinh tôi ra… hay phải là Sinh ra tôi… thì mới đúng (Vì trong Tuyển tập thơ Văn Cao ông đề tặng nhà văn Sơn Tùng, tôi thấy ông chữa bằng viết tay: “Sinh ra tôi”, trong khi ở các tập sách khác đều là “Sinh tôi ra”). Dẫu sao, đọc câu thơ trên, nhiều khi tôi cứ lẫn lộn, không biết Hải Phòng đã sinh ra ông hay ông đã góp phần sinh ra Hải Phòng. Cũng như chúa Giêsu sinh ra trong máng cỏ, hay chính Người đã sinh ra hoa trái cho đời?
Ngày Văn Cao chào đời, Đầu nhà mới trồng cây mận. Thật hạnh phúc cho cây mận nào được sinh cùng với ông. Để rồi… đau buồn sao cho cây sấu già trước sân nhà ông bỗng cùng gẫy đổ ngày ông mất; lúc 4 giờ sáng mồng 10 tháng 7 năm 1995.
Tuổi thơ ông, Hải Phòng sao ảm đạm quá:
Đến nỗi chúng tôi dù đi xa đến bất cứ xứ sở nào; dù rồi đây, sẽ nằm sâu trong ba thước đất, chợt vẳng nghe thơ, nhạc của ông, chợt hình dung lại những bức tranh của ông, chúng tôi vẫn cứ còn như đang đi qua suốt cuộc đời này da diết, vẫn cứ còn da diết lưu luyến những chiều chưa đi sao gió vương? nơi con suối mơ bên rừng thu vắng , nơi bát ngát một dòng Lô với Thu ru bến sóng vàng từng nhà mờ biếc chìm một mầu khói thu… của ông, của tôi, của nhân dân Việt Nam, của cả thế gian này.
Làm sao ngợi ca ông cho xứng tâm tưởng tôi hằng tôn vinh ông. Chỉ xin có đôi dòng tản mạn thắp lên mấy nén hương trầm dâng tặng ông.
I.
Sinh ra tôi đã có Hải Phòng
Câu thơ mở đầu trường ca Những người trên cửa biển này Văn Cao viết năm 1956. Sau này Nguyễn Khoa Điềm phóng tác thành: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”. Không biết câu thơ là Sinh tôi ra… hay phải là Sinh ra tôi… thì mới đúng (Vì trong Tuyển tập thơ Văn Cao ông đề tặng nhà văn Sơn Tùng, tôi thấy ông chữa bằng viết tay: “Sinh ra tôi”, trong khi ở các tập sách khác đều là “Sinh tôi ra”). Dẫu sao, đọc câu thơ trên, nhiều khi tôi cứ lẫn lộn, không biết Hải Phòng đã sinh ra ông hay ông đã góp phần sinh ra Hải Phòng. Cũng như chúa Giêsu sinh ra trong máng cỏ, hay chính Người đã sinh ra hoa trái cho đời?
Ngày Văn Cao chào đời, Đầu nhà mới trồng cây mận. Thật hạnh phúc cho cây mận nào được sinh cùng với ông. Để rồi… đau buồn sao cho cây sấu già trước sân nhà ông bỗng cùng gẫy đổ ngày ông mất; lúc 4 giờ sáng mồng 10 tháng 7 năm 1995.
Tuổi thơ ông, Hải Phòng sao ảm đạm quá:
Gió biển thổi về trắng trời, trắng đất
Mười năm chưa nguôi nổi
Mái rạ bờ tre xưa
Cả cuộc đời chỉ thấy rơi nước mắt
Chỉ nghe tiếng thở dài…
(Ai biết Hải Phòng là đâu, 1956)
Mười năm chưa nguôi nổi
Mái rạ bờ tre xưa
Cả cuộc đời chỉ thấy rơi nước mắt
Chỉ nghe tiếng thở dài…
(Ai biết Hải Phòng là đâu, 1956)
Thời đó Hải Phòng chỉ đủ nuôi
Những cuộc đời sau bức tường xám xa,
lem nhem than khói
Những bức tường hàng chục năm mưa nắng
Trong từng ô từng cửa sổ của dãy phố ven sông
Từng căn gác nhỏ chênh vênh chiếc dây phơi quần áo
Từng cái hầm nhà lom nhom lửa bếp
Những lá thuyền chen chúc nép bên nhau
Qua chiếc lưới phơi thấp thoáng bóng người
Cả cuộc đời của những con hà long lánh
Bám chắc lấy chân cầu bao nhiêu năm trong bến…
(Những ngày báo hiệu mùa xuân, 1956)
Những con người cuối cùng tàn phế
Như những vỏ thùng dầu
Những đống than lò tắt lửa
Giạt ra bên ngoài thành phố
Đầu bờ cuối bãi lênh đênh
(Ai biết Hải Phòng là đâu, 1956)
Trong từng ô từng cửa sổ của dãy phố ven sông
Từng căn gác nhỏ chênh vênh chiếc dây phơi quần áo
Từng cái hầm nhà lom nhom lửa bếp
Những lá thuyền chen chúc nép bên nhau
Qua chiếc lưới phơi thấp thoáng bóng người
Cả cuộc đời của những con hà long lánh
Bám chắc lấy chân cầu bao nhiêu năm trong bến…
(Những ngày báo hiệu mùa xuân, 1956)
Những con người cuối cùng tàn phế
Như những vỏ thùng dầu
Những đống than lò tắt lửa
Giạt ra bên ngoài thành phố
Đầu bờ cuối bãi lênh đênh
(Ai biết Hải Phòng là đâu, 1956)
Lớn lên, xa Hải Phòng, bỗng có ngày ông nhận được “Tin từ Hải Phòng lên, cho biết
mẹ tôi, các em và các cháu tôi đang đói khổ. Bà đưa các cháu nhỏ ấy từ Nam Định
ra Hải Phòng, dọc đường đã để lạc mất đứa cháu gái con anh cả tôi. Nó mới lên
ba. Đôi mắt nó giống như đôi mắt con mèo con. Có thể nó nằm trong đám người chết
đói dọc đường năm ấy. Các anh tôi cũng đang chờ tôi tìm cách giúp đỡ. Năm ấy
rét hơn mọi năm. Tôi ngủ với cả quần áo. Có đêm tôi phải đốt dần bản thảo và ký
hoạ để sưởi. Đêm năm ấy cũng dài hơn mọi năm. Những ngày đói của tôi bắt đầu.” (Tại
sao tôi viết Quốc ca)
Vậy mà ông vẫn quả quyết:
Vậy mà ông vẫn quả quyết:
Tôi yêu Hải Phòng như Việt Nam nhỏ lại
Tôi yêu Việt Nam như tôi biết yêu tôi
(Những ngày báo hiệu mùa xuân)
Tôi yêu Việt Nam như tôi biết yêu tôi
(Những ngày báo hiệu mùa xuân)
Thực ra Hải Phòng không phải quê gốc của ông:
Tôi không có quê hương
Nghe đâu như Thái Bình, Hà Nam, Phủ Lý
Như Nam Định
Ruộng đất mênh mông trong tiếng hát
Quê mẹ quê cha cách một vườn trầu
(Ai biết Hải Phòng là đâu)
Nghe đâu như Thái Bình, Hà Nam, Phủ Lý
Như Nam Định
Ruộng đất mênh mông trong tiếng hát
Quê mẹ quê cha cách một vườn trầu
(Ai biết Hải Phòng là đâu)
Gia đình ông là một trong những dòng người tha phương đổ về cho Hải Phòng ngày
một đô hội:
Những hàng ren hàng thêu Nam Định
Những thợ giỏi làng Hồ làng Bưởi
Những giọng ca hay nhất Bắc Ninh
Lũ lượt đi vào tỉnh
(Ai biết Hải Phòng là đâu)
Những thợ giỏi làng Hồ làng Bưởi
Những giọng ca hay nhất Bắc Ninh
Lũ lượt đi vào tỉnh
(Ai biết Hải Phòng là đâu)
II.
Thuở nhỏ lòng tôi hướng mãi…
Văn Cao họ Nguyễn, tên đầy đủ là Nguyễn Văn Cao. Ngày 15 tháng 11 năm 1923, Văn Cao cất tiếng khóc chào đời ở chân nhà máy nước Hải Phòng, trong một căn nhà nhỏ nhìn ra bến Bính. Cụ thân sinh lúc bấy giờ là giám đốc (thầy cai) nhà máy nước Hải Phòng. Cậu bé Văn Cao có thời từng được ôtô đưa đón khi học tiểu học ở trường Bonnal, Nhật đảo chính Pháp, trường đổi tên thành trường Bình Chuẩn. Sau một thời gian bị đóng cửa, tháng 11 năm 1948 trường được tái lập và mang tên Ngô Quyền .
Năm 1985, về dự kỷ niệm 65 năm thành lập trường cũ, Văn Cao đã ghi lai những ký ức học trò:
Thuở nhỏ lòng tôi hướng mãi…
Văn Cao họ Nguyễn, tên đầy đủ là Nguyễn Văn Cao. Ngày 15 tháng 11 năm 1923, Văn Cao cất tiếng khóc chào đời ở chân nhà máy nước Hải Phòng, trong một căn nhà nhỏ nhìn ra bến Bính. Cụ thân sinh lúc bấy giờ là giám đốc (thầy cai) nhà máy nước Hải Phòng. Cậu bé Văn Cao có thời từng được ôtô đưa đón khi học tiểu học ở trường Bonnal, Nhật đảo chính Pháp, trường đổi tên thành trường Bình Chuẩn. Sau một thời gian bị đóng cửa, tháng 11 năm 1948 trường được tái lập và mang tên Ngô Quyền .
Năm 1985, về dự kỷ niệm 65 năm thành lập trường cũ, Văn Cao đã ghi lai những ký ức học trò:
Ta về tóc râu đã bạc
Sân trường hơn nửa thế kỷ trôi
đâu bạn bè xưa một thời trọc lốc
trong bức ảnh cởi trần quần đùi
Thầy giáo khuất lâu rồi
làm sao còn khi ta cũng sắp
ơi ấu thơ những mảnh báo in thạch
ai trong đời còn lưu giữ dùm ta
Sân trường hơn nửa thế kỷ trôi
đâu bạn bè xưa một thời trọc lốc
trong bức ảnh cởi trần quần đùi
Thầy giáo khuất lâu rồi
làm sao còn khi ta cũng sắp
ơi ấu thơ những mảnh báo in thạch
ai trong đời còn lưu giữ dùm ta
Ngay từ năm học lớp Ba, Văn Cao đã cùng hai người bạn thân là Trần Liễn và Doãn
Tòng hý húi nấu thạch làm tiêu bản in báo. Báo viết bằng mực tím, có số lượng đến
mấy trăm bản. Tờ báo hấp dẫn đến nỗi vượt khỏi khối tiểu học, tán phát lên cả
các lớp trung học.
Khi lên trung học, Văn Cao chuyển sang học trường Saint Josef (nay là trường bồi dưỡng giáo viên Hải Phòng). Ngoài giờ tới lớp, Văn Cao học võ với một người tên là Tú. Để luyện cho võ nghệ cao cường, người thanh niên mới lớn này, lúc thì nắm tay đấm vào tường huỳnh huỵch, lúc thì duỗi bàn tay thẳng đơ xọc vào thân cây chuối phập phập. Anh chàng còn bắt chước Tạ Duy Hiển dỗ dành cô Diệp -em gái út- đứng dang tay ép sát vào cánh cửa gỗ làm tiêu cho mình biểu diễn tài phóng dao găm chi chít quanh người.
Trước biển, chàng thanh niên chí thú ôn văn luyện võ đã mơ hồ những dự cảm lớn lao:
Khi lên trung học, Văn Cao chuyển sang học trường Saint Josef (nay là trường bồi dưỡng giáo viên Hải Phòng). Ngoài giờ tới lớp, Văn Cao học võ với một người tên là Tú. Để luyện cho võ nghệ cao cường, người thanh niên mới lớn này, lúc thì nắm tay đấm vào tường huỳnh huỵch, lúc thì duỗi bàn tay thẳng đơ xọc vào thân cây chuối phập phập. Anh chàng còn bắt chước Tạ Duy Hiển dỗ dành cô Diệp -em gái út- đứng dang tay ép sát vào cánh cửa gỗ làm tiêu cho mình biểu diễn tài phóng dao găm chi chít quanh người.
Trước biển, chàng thanh niên chí thú ôn văn luyện võ đã mơ hồ những dự cảm lớn lao:
Thuở nhỏ lòng tôi hướng mãi
Theo những con tầu biển ra đi
Đến những đất đai tưởng tượng
Những người anh thủy thủ kể cho nghe
Nơi mọc đêm đêm những ngôi sao biển
Rực rỡ chân trời những hạt lưu ly
Tôi bơi như con cá dưới nước
Vẫn không bơi dài ra tới biển
Tôi theo những thuyền cá ra khơi
Vẫn chưa đi tới chân trời
(Ai biết Hải Phòng là đâu?)
Theo những con tầu biển ra đi
Đến những đất đai tưởng tượng
Những người anh thủy thủ kể cho nghe
Nơi mọc đêm đêm những ngôi sao biển
Rực rỡ chân trời những hạt lưu ly
Tôi bơi như con cá dưới nước
Vẫn không bơi dài ra tới biển
Tôi theo những thuyền cá ra khơi
Vẫn chưa đi tới chân trời
(Ai biết Hải Phòng là đâu?)
Ở chàng thanh niên mới lớn đó, chắc hẳn không phải là lòng tự ty mà chính là sự
tự thách đố. Cho nên, sau lời cảm thán:
Cố thét song lời tôi yếu quá
Ngựa đều chân chạy nhạc càng xa
(Ai về Kinh Bắc, 14.10.1941)
Ngựa đều chân chạy nhạc càng xa
(Ai về Kinh Bắc, 14.10.1941)
là những khẳng định quả quyết:
Ta ngày nay đợi từng mùa bình tĩnh
Như những người ươm cây
Hái hoa trái tự tay mình vun xới…
Tôi giờ đây liếm môi nóng bỏng
Nhìn ra biển bao la
Lòng hãy còn nhiều khát vọng
Như những người ươm cây
Hái hoa trái tự tay mình vun xới…
Tôi giờ đây liếm môi nóng bỏng
Nhìn ra biển bao la
Lòng hãy còn nhiều khát vọng
Biến thành người khổng lồ kêu khát suốt ngày đêm
Là hoài vọng khôn cùng:
Nước ngọt của ngàn sông
Bao giờ đổ đầy lòng biển
(Những ngày báo hiệu mùa xuân)
Bao giờ đổ đầy lòng biển
(Những ngày báo hiệu mùa xuân)
III.
Chân dung người nghệ sĩ đa tài
Nhà thơ Thanh Thảo khi viết về Văn Cao đã như choáng váng, sũng sờ: “Trong một Văn Cao có quá nhiều Văn Cao: Văn Cao thơ, Văn Cao hoạ, Văn Cao hiệp sĩ, Văn Cao Quốc ca, Văn Cao rượu đế… Một Văn Cao đa tài, đa nguyên, đa nạn… Một Văn Cao lặng lẽ như chén rượu mỗi sớm, lặng lẽ như những dòng chữ lít nhít trong sổ tay, lặng lẽ như Thơ…”.
Không, Văn Cao không chỉ là một nghệ sĩ đa tài, nhà văn lão thành, giáo sư Đặng Thai Mai từng đánh giá: “Văn Cao là một viên ngọc trên bức khảm văn hóa - nghệ thuật của dân tộc Việt Nam”.
Phác hoạ cho được chân dung viên ngọc quý này thật khó. Chỉ xin ra dẫn ra đây mấy mảng ký họa của nhiều người đã gặp, đã cùng sống với Văn Cao:
Nhà văn Vũ Bằng: “Nói đến Văn Cao, ai cũng nhận là anh duyên dáng, quyến rũ người nghe chuyện từ buổi đầu gặp gỡ, và có những cử chỉ mã thượng dễ làm cho các cô gái yêu mến… Anh bé nhỏ, ốm như Thâm Tâm mà cũng cao hơn Thâm Tâm một chút, da hơi tai tái. Tóc anh xõa xuống trán như một cái lưỡi trai, bơ phờ rủ xuống cặp lông mày hơi rậm, mũi cao, tiếng nói rụt rè và nhỏ. Cổ anh nhỏ, và điều làm cho người ta lưu ý nhất là anh lộ hầu và mắt cũng hơi lộ nữa.”
Nhà thơ Vũ Cao: “… tôi thấy Văn Cao và Nguyễn Văn Bổng đang nằm trên một chiếc giường tre. Bỗng Văn Cao chăm chăm nhìn tôi hỏi: Nghe giọng ông có vẻ người Nam Định lắm nhỉ? Tôi nghĩ: chắc vì anh ấy là nhạc sĩ cho nên rất tinh khi nhận xét mọi thứ âm thanh. Xong, anh nhắc đến núi Hồ, làng Gạo, chợ Hầu, Trình Xuyên… Hóa ra anh với tôi là người cùng xã, chỉ khác thôn. Mà sao một cái thôn, cái xã nghèo khổ cơ cực như vậy, suốt nghìn năm không có lấy một ông Thám, ông Bảng nào, vậy mà bỗng chốc lại nẩy sinh ra một tài năng độc đáo như Văn Cao!”
Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo: “Đến bây giờ tôi vẫn nhớ giọng vang trong của ông đọc thơ trong quán rượu. Bài thơ Năm buổi sáng không có trong sự thật ông làm năm 1960 mà tôi tưởng ông vừa làm trong quán rượu năm 1980 này. Chúng tôi nghe như nuốt từng lời thơ ông vào tâm khảm. Khi ngấm rượu ông nói hay đến nỗi tôi có cảm giác là đang nghe ông trong giáo đường chứ không phải giữa chợ.”
Nhà văn Nam Dao: “Văn Cao ngẩng đầu lên, rướn thẳng người. Những nốt nhạc nhẩy nhót trên chín bậc thinh không. Văn Cao cúi xuống, những nốt nhạc chìm dần vào những vực sâu tưởng sẽ mất hút. Văn Cao gục xuống, tiếng đàn nghẹn lại tăm tích mơ hồ. Mắt anh đầy nước mắt. Bỗng Văn Cao vùng dậy, râu tóc dựng đứng. Râu tóc ấy đã bạc phơ, song cái xanh của con người trong anh dẫu có chút bóng đen của đêm tối, thì vẫn xanh. Tối hôm ấy, khi nắm tay Văn Cao tôi thấy ươn ướt, thì ra Văn Cao đánh đàn thế nào mà ngón tay ứa máu.”
Họa sĩ Tạ Tỵ: “Vào mùa đông năm 1948, trời bên ngoài đen như than, mưa phùn, gió bấc. Chiếc mền Mỹ mỏng teo làm chúng tôi rét không ngủ được. Văn Cao nằm giữa, ngâm bài thơ Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc . Giọng ngâm làm da thịt tôi tê rợn. Nó âm u hơn cửa Địa ngục. Nó rờn rợn như thể có ai đang cầm một miếng mảnh chai cạo vào chiếc lóng tre khô. Nó ai oán thê lương hơn một bãi sa trường sau giờ tác chiến. Nó thấm vào hồn mình như từng giọt cường toan… Văn Cao là mẫu người đặc biệt. Với vóc dáng nhỏ nhắn. Với nụ cười lắng chìm không thành tiếng. Với hàm răng ngắn, đều. Với đôi mắt lạnh lùng dễ sợ lúc giận dữ và dịu hiền khi tâm hồn chìm du vào dòng suy tưởng… Từng bước khảng khoát, Văn Cao hiên ngang đi vào lòng mẹ Việt Nam và được tiếp nhận nồng hậu. Chưa ai nghĩ tới và tưởng tượng nổi một Văn Cao trước những đối nghịch lớn, chứa đựng trong cái vóc dáng khiêm nhường ấy. Người ta có thể coi là huyền thoại khi nói về một Văn Cao vẽ giấy bạc giả để chi dùng trong khi hoạt động túng thiếu, đến lúc hành vi bị lộ, đã rút súng colt 45 chĩa vào những người có mặt, bắt họ giữ nguyên vị trí để mình rút lui, rồi sau ngày 19 tháng 8, mang giấy bạc thật đến hoàn lại số tiền đã trả bằng bạc giả với đôi lời xin lỗi…
Văn Cao uống hai chai đế, da mặt cứ tái đi và thái độ vẫn ung dung hoà nhã như chưa uống giọt nào. Lúc trước tôi đã nghe nói về tửu lượng và sức hút thuốc phiện của Văn Cao. Theo anh em, Văn Cao có thể hút sáu bẩy mươi điếu liền trong một tối và uống tối thiểu một chai cô-nhắc sếch. Lúc vui, tôi hỏi, Văn Cao xác nhận: “Đúng! moa uống và hút thế đó. Nhưng không nghiện thứ nào cả, có cũng vui, không cũng chẳng sao”. Nói xong Văn cười, nụ cười không thành tiếng, tôi chỉ nhìn thấy hàm răng trắng nhỏ đều lấp lánh bên ánh đèn dầu lửa…”
Nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha: “Đêm cuối xuân 1945. Gió rét. Hải Phòng chìm trong bóng tối. Một thanh niên nhỏ nhắn lạ mặt xuất hiện ở ‘vườn hoa đưa người’. Không ai biết đấy là Văn Cao. Cải trang từ Hà Nội, khi về Hải Phòng ập vào nhà Doãn Tòng, không ai nhận ra Văn Cao. Đêm nay, vẫn hình thù ấy, mặt mũi ấy, Văn Cao đến ‘vườn hoa đưa người’, trong ngực giấu một khẩu Colt to và một khẩu Browning bé xíu.”
Nhà điện ảnh Nguyễn Hà: “Điều quan ngại nhất, sức khoẻ của ông quá kém. Tuổi mới 70 nhưng trong mình ông chứa đầy bệnh tật đã thành mãn tính. Một đốt xương sống bị gẫy. Tim, gan, bao tử đều có chuyện. Huyết áp trồi trụt vô thường. Oái oăm, muốn bồi dưỡng thì ông lại biếng ăn. Ngày chỉ hai chén súp nhỏ hoặc vài ly sữa. Sức khoẻ chủ yếu được duy trì bằng mỗi bữa vài ly rượu tăm trong vắt. Cũng như Nguyễn Tuân xưa kia, ông bảo đấy là ‘tinh của gạo’.”
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Anh Văn ngồi. Ngồi ở sạp gỗ cũ kỹ như đã ngồi hàng trăm năm. Ngồi tóc bạc phơ, râu cũng bạc phơ. Chỗ ngồi đã mòn. Lưng dựa đã mòn. Ngồi như thế có ích gì, anh Văn… Cho đến bây giờ tôi vẫn bị ám ảnh bởi cái không khí ảm đạm, cô đơn của những mùa thu đông ở Hà Nội, với hình ảnh một Văn Cao ngồi một mình với cốc rượu trước mặt ngày này qua ngày khác. Anh ngồi đó mà như một sự vắng mặt trước cuộc sống. Ngồi hơn hai mươi năm như một cái bóng. Ly rượu cũng biến thành cái bóng. Cái bóng của hai người. Người và ly rượu người. Thân thiết và chia sẻ cùng nhau những nỗi đời riêng, hiu quạnh, không còn ai khác có thể san sẻ giùm.”
IV.
Ngoài kia lời non nước đang nhắc ta
Trên đây là câu mở đầu một ca khúc Văn Cao viết năm 1945, sau này được Tổng Công Đoàn chọn là bài ca chính thức của công nhân Việt Nam. Bài này được xếp vào bộ tứ bình ca khúc: Không quân Việt Nam, Bài ca chiến sĩ hải quân, Chiến sĩ Việt Nam, Công nhân Việt Nam. Tất cả đều được sáng tác ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, năm 1945. Ông được suy tôn làm công nhân danh dự số một của Công ty Tem Việt Nam.
Từ ngày bị tỵ hiềm và mất chức, cụ thân sinh Văn Cao phải về mở cửa hàng chữa thuê máy nước hỏng, Văn Cao bắt đầu lam lũ, nhập vào đám con em thợ thuyền. Mười lăm tuổi, năm 1938, Văn Cao bỏ học vào làm điện thoại viên ở Sở Bưu điện ngay gần nhà. Chẳng bao lâu. chán cảnh làm viên chức quèn tù túng, Văn Cao rủ bạn bè lập nhóm du ca đi hát lang thang. Bài Buồn tàn thu, ca khúc đầu tay, mở đầu cho sự nghiệp âm nhạc của Văn Cao chính là ca khúc được sáng tác cho nhóm du ca này biểu diễn. Nhóm du ca lúc lên Hà Nội, lúc về Hải Phòng. Cảnh tình tha phương của một nghệ sĩ lưu lạc gian truân giúp Văn Cao tiếp xúc càng gần hơn với khổ nghèo, với cuộc đời muôn mặt. Nhìn vào đâu cũng thấy thê lương:
Chân dung người nghệ sĩ đa tài
Nhà thơ Thanh Thảo khi viết về Văn Cao đã như choáng váng, sũng sờ: “Trong một Văn Cao có quá nhiều Văn Cao: Văn Cao thơ, Văn Cao hoạ, Văn Cao hiệp sĩ, Văn Cao Quốc ca, Văn Cao rượu đế… Một Văn Cao đa tài, đa nguyên, đa nạn… Một Văn Cao lặng lẽ như chén rượu mỗi sớm, lặng lẽ như những dòng chữ lít nhít trong sổ tay, lặng lẽ như Thơ…”.
Không, Văn Cao không chỉ là một nghệ sĩ đa tài, nhà văn lão thành, giáo sư Đặng Thai Mai từng đánh giá: “Văn Cao là một viên ngọc trên bức khảm văn hóa - nghệ thuật của dân tộc Việt Nam”.
Phác hoạ cho được chân dung viên ngọc quý này thật khó. Chỉ xin ra dẫn ra đây mấy mảng ký họa của nhiều người đã gặp, đã cùng sống với Văn Cao:
Nhà văn Vũ Bằng: “Nói đến Văn Cao, ai cũng nhận là anh duyên dáng, quyến rũ người nghe chuyện từ buổi đầu gặp gỡ, và có những cử chỉ mã thượng dễ làm cho các cô gái yêu mến… Anh bé nhỏ, ốm như Thâm Tâm mà cũng cao hơn Thâm Tâm một chút, da hơi tai tái. Tóc anh xõa xuống trán như một cái lưỡi trai, bơ phờ rủ xuống cặp lông mày hơi rậm, mũi cao, tiếng nói rụt rè và nhỏ. Cổ anh nhỏ, và điều làm cho người ta lưu ý nhất là anh lộ hầu và mắt cũng hơi lộ nữa.”
Nhà thơ Vũ Cao: “… tôi thấy Văn Cao và Nguyễn Văn Bổng đang nằm trên một chiếc giường tre. Bỗng Văn Cao chăm chăm nhìn tôi hỏi: Nghe giọng ông có vẻ người Nam Định lắm nhỉ? Tôi nghĩ: chắc vì anh ấy là nhạc sĩ cho nên rất tinh khi nhận xét mọi thứ âm thanh. Xong, anh nhắc đến núi Hồ, làng Gạo, chợ Hầu, Trình Xuyên… Hóa ra anh với tôi là người cùng xã, chỉ khác thôn. Mà sao một cái thôn, cái xã nghèo khổ cơ cực như vậy, suốt nghìn năm không có lấy một ông Thám, ông Bảng nào, vậy mà bỗng chốc lại nẩy sinh ra một tài năng độc đáo như Văn Cao!”
Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo: “Đến bây giờ tôi vẫn nhớ giọng vang trong của ông đọc thơ trong quán rượu. Bài thơ Năm buổi sáng không có trong sự thật ông làm năm 1960 mà tôi tưởng ông vừa làm trong quán rượu năm 1980 này. Chúng tôi nghe như nuốt từng lời thơ ông vào tâm khảm. Khi ngấm rượu ông nói hay đến nỗi tôi có cảm giác là đang nghe ông trong giáo đường chứ không phải giữa chợ.”
Nhà văn Nam Dao: “Văn Cao ngẩng đầu lên, rướn thẳng người. Những nốt nhạc nhẩy nhót trên chín bậc thinh không. Văn Cao cúi xuống, những nốt nhạc chìm dần vào những vực sâu tưởng sẽ mất hút. Văn Cao gục xuống, tiếng đàn nghẹn lại tăm tích mơ hồ. Mắt anh đầy nước mắt. Bỗng Văn Cao vùng dậy, râu tóc dựng đứng. Râu tóc ấy đã bạc phơ, song cái xanh của con người trong anh dẫu có chút bóng đen của đêm tối, thì vẫn xanh. Tối hôm ấy, khi nắm tay Văn Cao tôi thấy ươn ướt, thì ra Văn Cao đánh đàn thế nào mà ngón tay ứa máu.”
Họa sĩ Tạ Tỵ: “Vào mùa đông năm 1948, trời bên ngoài đen như than, mưa phùn, gió bấc. Chiếc mền Mỹ mỏng teo làm chúng tôi rét không ngủ được. Văn Cao nằm giữa, ngâm bài thơ Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc . Giọng ngâm làm da thịt tôi tê rợn. Nó âm u hơn cửa Địa ngục. Nó rờn rợn như thể có ai đang cầm một miếng mảnh chai cạo vào chiếc lóng tre khô. Nó ai oán thê lương hơn một bãi sa trường sau giờ tác chiến. Nó thấm vào hồn mình như từng giọt cường toan… Văn Cao là mẫu người đặc biệt. Với vóc dáng nhỏ nhắn. Với nụ cười lắng chìm không thành tiếng. Với hàm răng ngắn, đều. Với đôi mắt lạnh lùng dễ sợ lúc giận dữ và dịu hiền khi tâm hồn chìm du vào dòng suy tưởng… Từng bước khảng khoát, Văn Cao hiên ngang đi vào lòng mẹ Việt Nam và được tiếp nhận nồng hậu. Chưa ai nghĩ tới và tưởng tượng nổi một Văn Cao trước những đối nghịch lớn, chứa đựng trong cái vóc dáng khiêm nhường ấy. Người ta có thể coi là huyền thoại khi nói về một Văn Cao vẽ giấy bạc giả để chi dùng trong khi hoạt động túng thiếu, đến lúc hành vi bị lộ, đã rút súng colt 45 chĩa vào những người có mặt, bắt họ giữ nguyên vị trí để mình rút lui, rồi sau ngày 19 tháng 8, mang giấy bạc thật đến hoàn lại số tiền đã trả bằng bạc giả với đôi lời xin lỗi…
Văn Cao uống hai chai đế, da mặt cứ tái đi và thái độ vẫn ung dung hoà nhã như chưa uống giọt nào. Lúc trước tôi đã nghe nói về tửu lượng và sức hút thuốc phiện của Văn Cao. Theo anh em, Văn Cao có thể hút sáu bẩy mươi điếu liền trong một tối và uống tối thiểu một chai cô-nhắc sếch. Lúc vui, tôi hỏi, Văn Cao xác nhận: “Đúng! moa uống và hút thế đó. Nhưng không nghiện thứ nào cả, có cũng vui, không cũng chẳng sao”. Nói xong Văn cười, nụ cười không thành tiếng, tôi chỉ nhìn thấy hàm răng trắng nhỏ đều lấp lánh bên ánh đèn dầu lửa…”
Nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha: “Đêm cuối xuân 1945. Gió rét. Hải Phòng chìm trong bóng tối. Một thanh niên nhỏ nhắn lạ mặt xuất hiện ở ‘vườn hoa đưa người’. Không ai biết đấy là Văn Cao. Cải trang từ Hà Nội, khi về Hải Phòng ập vào nhà Doãn Tòng, không ai nhận ra Văn Cao. Đêm nay, vẫn hình thù ấy, mặt mũi ấy, Văn Cao đến ‘vườn hoa đưa người’, trong ngực giấu một khẩu Colt to và một khẩu Browning bé xíu.”
Nhà điện ảnh Nguyễn Hà: “Điều quan ngại nhất, sức khoẻ của ông quá kém. Tuổi mới 70 nhưng trong mình ông chứa đầy bệnh tật đã thành mãn tính. Một đốt xương sống bị gẫy. Tim, gan, bao tử đều có chuyện. Huyết áp trồi trụt vô thường. Oái oăm, muốn bồi dưỡng thì ông lại biếng ăn. Ngày chỉ hai chén súp nhỏ hoặc vài ly sữa. Sức khoẻ chủ yếu được duy trì bằng mỗi bữa vài ly rượu tăm trong vắt. Cũng như Nguyễn Tuân xưa kia, ông bảo đấy là ‘tinh của gạo’.”
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Anh Văn ngồi. Ngồi ở sạp gỗ cũ kỹ như đã ngồi hàng trăm năm. Ngồi tóc bạc phơ, râu cũng bạc phơ. Chỗ ngồi đã mòn. Lưng dựa đã mòn. Ngồi như thế có ích gì, anh Văn… Cho đến bây giờ tôi vẫn bị ám ảnh bởi cái không khí ảm đạm, cô đơn của những mùa thu đông ở Hà Nội, với hình ảnh một Văn Cao ngồi một mình với cốc rượu trước mặt ngày này qua ngày khác. Anh ngồi đó mà như một sự vắng mặt trước cuộc sống. Ngồi hơn hai mươi năm như một cái bóng. Ly rượu cũng biến thành cái bóng. Cái bóng của hai người. Người và ly rượu người. Thân thiết và chia sẻ cùng nhau những nỗi đời riêng, hiu quạnh, không còn ai khác có thể san sẻ giùm.”
IV.
Ngoài kia lời non nước đang nhắc ta
Trên đây là câu mở đầu một ca khúc Văn Cao viết năm 1945, sau này được Tổng Công Đoàn chọn là bài ca chính thức của công nhân Việt Nam. Bài này được xếp vào bộ tứ bình ca khúc: Không quân Việt Nam, Bài ca chiến sĩ hải quân, Chiến sĩ Việt Nam, Công nhân Việt Nam. Tất cả đều được sáng tác ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, năm 1945. Ông được suy tôn làm công nhân danh dự số một của Công ty Tem Việt Nam.
Từ ngày bị tỵ hiềm và mất chức, cụ thân sinh Văn Cao phải về mở cửa hàng chữa thuê máy nước hỏng, Văn Cao bắt đầu lam lũ, nhập vào đám con em thợ thuyền. Mười lăm tuổi, năm 1938, Văn Cao bỏ học vào làm điện thoại viên ở Sở Bưu điện ngay gần nhà. Chẳng bao lâu. chán cảnh làm viên chức quèn tù túng, Văn Cao rủ bạn bè lập nhóm du ca đi hát lang thang. Bài Buồn tàn thu, ca khúc đầu tay, mở đầu cho sự nghiệp âm nhạc của Văn Cao chính là ca khúc được sáng tác cho nhóm du ca này biểu diễn. Nhóm du ca lúc lên Hà Nội, lúc về Hải Phòng. Cảnh tình tha phương của một nghệ sĩ lưu lạc gian truân giúp Văn Cao tiếp xúc càng gần hơn với khổ nghèo, với cuộc đời muôn mặt. Nhìn vào đâu cũng thấy thê lương:
Những giỏ cơm lạnh ngắt nắm tro tàn
Xóm rợn mình người nằm đợi sang canh
Có tiếng khóc ở mấy nhà bên cạnh
Cửa ngõ mấy thây người đã lạnh…
Thân xác xơ đói khổ sống âu sầu
Không đóm lửa chỉ chập chờn trăng chiếu
(Bến Ngự trên Thương cảng)
Xóm rợn mình người nằm đợi sang canh
Có tiếng khóc ở mấy nhà bên cạnh
Cửa ngõ mấy thây người đã lạnh…
Thân xác xơ đói khổ sống âu sầu
Không đóm lửa chỉ chập chờn trăng chiếu
(Bến Ngự trên Thương cảng)
Về Hà Nội, ông thuê căn gác nhỏ số 171 Mongrant (nay là 45 Nguyễn Thượng Hiền)
nhìn sang phố Khâm Thiên, một căn gác ọp ẹp:
Nhà ta thuê mái gục tự mùa thu
Góc cô độc hương về phường Dạ Lạc
(Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc, 1945)
Góc cô độc hương về phường Dạ Lạc
(Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc, 1945)
Từ góc nhìn này, ông càng cảm thông sâu sắc với những kỹ nữ bị dày vò như cánh
hoa tàn tạ:
Ai hát khúc thanh xuân hờ ơi phấn nữ
Thanh xuân hờ thanh xuân
Bước gần ta chút nữa thêm gần
Khoảng giữa tuổi thanh xuân nghe loạn trùng hút tủy…
Trên đường tối đêm khỏa thân khiêu vũ
Kèn nhịp xa điệu múa vô luân
Run rẩy giao duyên khối nhạc trầm trầm
Hun hút gió nâng cầm ca nặng nhọc
Kiếp người tang tóc
Loạn lạc đòi nơi xương chất lên xương
(Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc)
Thanh xuân hờ thanh xuân
Bước gần ta chút nữa thêm gần
Khoảng giữa tuổi thanh xuân nghe loạn trùng hút tủy…
Trên đường tối đêm khỏa thân khiêu vũ
Kèn nhịp xa điệu múa vô luân
Run rẩy giao duyên khối nhạc trầm trầm
Hun hút gió nâng cầm ca nặng nhọc
Kiếp người tang tóc
Loạn lạc đòi nơi xương chất lên xương
(Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc)
Cho đến một đêm quá rùng rợn khi Văn Cao chợt nhìn vào đêm đen và bắt gặp một
chiếc đèn bào leo lét đu đưa trên chiếc xe ba gác chở xác người chết đói kéo
qua mà tiếng bánh xe xiết xuống lòng đường như nạo vào xương tủy mình:
Bánh nghiến nhựa đường nghe sào sạo
Ai vạc xương đổ sọ xuống lòng xe
Ai vạc xương đổ sọ xuống lòng xe
Trái tim thấm đẫm nhân văn của người nghệ sĩ lớn bỗng như quặn thắt, Văn Cao thốt
lên vô thức:
Ta về gác chiếu chăn gào tự tử
Lời thét gào quằn quại bi tráng này về sau đã quật cường lên thành tuyên ngôn:
Giữa sự sống và sự chết
Tôi chọn sự sống
Để bảo vệ sự sống
Tôi chọn sự chết
(Chọn, 26.8.1957)
Tôi chọn sự sống
Để bảo vệ sự sống
Tôi chọn sự chết
(Chọn, 26.8.1957)
Rồi ông trở về Hải Phòng, quyết tâm trừ khử tên Việt gian tay sai cho Nhật.
Ông rủ Trần Liễn, một người bạn cùng học tiểu học, và Trần Khánh - em Trần Liễn, sau này trở thành một ca sĩ nổi tiếng của Đài Tiếng nói Việt Nam - tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Trần Liễn đến trước chọn chỗ nằm hút ngay sau Đỗ Đức Phin. Dụ Phin hút thật phê, lúc ấy Văn Cao đột ngột tiến vào, có Trần Khánh hộ vệ. Trần Liễn đọc nhanh bản tuyên cáo và Văn Cao nổ súng trúng đầu tên Phin, Văn Cao phóng xe đạp về nhà Doãn Tòng cải trang rồi trốn biệt. Về Hà Nội ông còn bắn trượt Cung Đình Vận ở gần rạp hát cuối phố Huế.
Trước vụ ám sát Đỗ Đức Phin người ta còn nghi ngờ Văn Cao có dính líu đến vụ in và rải truyền đơn dẫn đến cái chết của một người tên là Nghiêm Xuân Huyễn. Nghiêm Xuân Huyễn, sước hiệu “Voi đen” nguyên là chủ hiệu ảnh Aristic ở phố Hàng Đàn. Tuy nhiên bên trong hiệu ảnh lại là tòa soạn và nhà in của tuần báo “Rạng Đông” và một tờ báo trào phúng lấy tên là “Con Ong” do Tam Lang Vũ Đình Chí chủ biên. Ngoài việc in báo, ở đây còn in truyền đơn. Nguyễn Xuân Huyễn do vậy bị Nhật bắt và “xin âm dương” cho đến chết ở trong nhà lao. Không biết ngẫu nhiên hay do tâm giao đồng chí mà Văn Cao đã trở thành con rể của nhà cách mạng này.
Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Văn Cao tự mình chỉ huy đoàn thanh niên xung phong đồng ca bài Tiến quân Ca của mình.
Năm 1946 Văn Cao được cử cùng Hà Đăng Ấn chuyên chở vũ khí và tiền vào mặt trận Nam Bộ. Sau đó chính thức được mời tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc và được bầu là ủy viên chấp hành.
Đầu năm 1947, ông được cử phụ trách một bộ phận điều tra đặc biệt của công an Liên khu 10 ở biên giới phía bắc. Tại đây ông được giao nhiệm vụ kết nghĩa với vua Mèo để lập ra một phòng tuyến bảo mật chống sự tràn sang của quân Tưởng khi thua trận.
Tháng 3 năm 1948, Văn Cao được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương.
Cuối năm 1949, Văn Cao thôi làm báo Văn Nghệ chuyển sang phụ trách Đoàn Nhạc sĩ Việt Nam.
Văn Cao dấn thân đi làm cách mạng với tâm niệm: “Càng tới gần cái cuộc sống đầy mâu thuẫn đấu tranh là càng như đi gần lại một kho thuốc nổ. Có người dao động và sợ hãi quay lưng lại. Có người vụng về mà làm nổ. Nhưng cũng có người can đảm biết làm nổ để mở đường.” (Mấy ý nghĩ về thơ). Từ đây, lời ông đã từng như hồi kèn thúc quân giục giã:… nước non đang chờ mong tay ngươi, hồn sông núi khí thiêng ghi muôn đời (Chiến sĩ Việt Nam).
V.
Nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà thơ. Tất cả đều tài danh
Với những Suối mơ, Thiên Thai, Tiến quân Ca, Bắc Sơn, Trường ca Sông Lô…, người ta thường nhớ đến Văn Cao như một nhạc sĩ tài ba. Thực ra, ông được học có lớp lang hơn, không phải về âm nhạc, mà là hội hoạ. Ông đã theo học hai năm ở trường Mỹ thuật Hà Nội, song, theo các hoạ sĩ cùng lứa như Lương Xuân Nhị, Tô Ngọc Vân, Tạ Tỵ, Nguyễn Đỗ Cung thì tuy Văn Cao chỉ học với tư cách thính giả tự do nhưng cũng đã tỏ ra một tài hoa kỳ lạ, khó tả trong môn phái lập thể. Văn Cao từng có những thành công không kém gì âm nhạc từ rất sớm. Tại triển lãm Salon Unique năm 1943 ở Nhà Khai trí Tiến Đức, ba bức tranh sơn dầu của Văn Cao đã từng được treo ở chỗ tốt nhất của phòng tranh và được các báo khen ngợi. Đặc biệt là bức tranh Le Bal aux suicidés (Cuộc khiêu vũ của những người tự tử). Ngoài ra còn có bột mầu Thái Hà ấp đêm mưa (1943), mầu dầu Sám hối nửa đêm (1944), mầu dầu Phố Nguyễn Du (1945), mầu dầu Lớn lên trong kháng chiến (1952)… Nhiều và nổi tiếng hơn là minh hoạ trên báo và bìa sách. Tranh minh hoạ của Văn Cao thường rất phóng khoáng với những nét đen dẹt, khoẻ. Ngựa và thiếu nữ trong các minh hoạ ấy rất độc đáo, trẻ trung, phảng phất chất sang trọng, quý phái. Những đường kỷ hà trong tranh Văn Cao hao hao như Kadinsky. Ông thường vẽ nhanh và nét bút vung mạnh, rất thần, rất thiền. Người ta cho rằng cái nhìn hội hoạ của Văn Cao có địa vị dẫn đường và chi phối. Những đề xuất của ông về một ngữ pháp mới cho đồ hoạ đến nay vẫn có khả năng khai thác và biến thể thành một thế hệ ngôn ngữ hội hoạ nữa. Tài năng hội hoạ của Văn Cao còn là một bí ẩn, chưa được khai thác, bộc lộ, và cũng chưa được làm sáng tỏ. Nói như nhà nghiên cứu Thái Bá Tân: “Nếu âm nhạc và thơ là một bản thể tươi tốt của anh, thì hội hoạ là một tri thức sâu sắc. Cách nhìn thế giới của anh nghiêng về hội hoạ. Là bởi phép viễn cận của các thời đại hội hoạ, là tiềm thức sâu kín của phối cảnh xã hội, nơi Văn Cao tỏ ra những nhạy bén về xúc cảm, và tinh tường trong quan sát.” (Văn Cao - người đi tìm cái đẹp).
Trong một Triến lãm Hội hoạ ở Liên khu Ba, Văn Cao gửi tham gia một bức sơn dầu mang tựa đề Cây đàn đỏ vẽ một người bộ đội ôm “Cây đàn chủ nghĩa”. Sau này Văn Cao còn treo một bức sơn dầu lập thể khác vẽ một cậu bé thổi sáo bằng hai cái mồm. Một cái được vẽ từ cách nhìn thẳng. Một cái được vẽ bằng cách nhìn nghiêng. Làm nền, phía sau cậu bé là đông nghịt những con người trong một tiết tấu đầy chuyển động của nhịp chiến tranh. Hai bức sơn dầu lập thể này đã gieo hoạ cho Văn Cao. Ông bị quy kết: hình thức lai căng, nội dung thì có vấn đề về tư tưởng!
Văn Cao nhiều lần tự định trước bạn bè: “Mình chưa bao giờ là nhạc sĩ cả”, nhưng, ngoài những ca khúc rất nổi tiếng, chỉ bằng tự học một cách hết sức kiên nhẫn, ông đã tiến tới viết cả nhạc không lời. Ông đã hoàn thành bản giao hưởng thính phòng Anh bộ đội Cụ Hồ ngay trước ngày giải phóng Miền Nam và một số tác phẩm khí nhạc cho piano như Sông Tuyến, Biển đêm, Hàng dừa xa.
Ông viết nhạc cho cuốn phim Đi bước nữa, phim Chị Dậu, phim Lửa rừng và vở kịch Vào tuyến của Tất Đạt. Nét độc đáo là ở vở kịch này, ông cho 4 cây ghi-ta chơi từ đầu đến cuối. Ngoài Vào tuyến ông còn soạn nhạc cho các vở: Gió xoay chiều, Ta-nhi-a, Lịch sử và nhân chứng, Chỗ đứng…; cho vở cải lương Những người quyết tử do đoàn Kim Phụng dàn dựng. Song, không thể không nói đến vở kịch đầu tiên Văn Cao viết nhạc là vở Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng. Bài hát Bắc Sơn với ca từ bi tráng: Khi nhìn châu xưa bóng cờ mấy ánh sao vàng. Đồn cao vách đá nép mây huy hoàng không chỉ rền vang khắp miền rừng núi ngàn tiếng hú căm hờn suốt những năm dài kháng chiến mà còn được hát vang nhiều lần trong các đêm biểu diễn vở kịch này ở Nhà Hát Lớn thủ đô. Nguyễn Huy Tưởng sau đó nhiều lần đã bàn định với Văn Cao làm nhạc cho vở Vũ Như Tô của mình. Tiếc thay, chưa kịp xúc tiến thì Nguyễn Huy Tưởng đã mất sớm - ngày 25 tháng 7 năm 1960.
Nhà hát Cải lương Việt Nam thì coi Văn Cao là người góp công lớn sáng lập ra mình vì ông đã có công giữ được bà Dịu Hương, ông Năm Ngũ… trong một tổ chèo hồi còn ở chiến khu.
Năm 1959, chuyển về công tác ở Ban Nghiên cứu Âm nhạc thuộc Bộ Văn hoá, ông đã biên soạn công trình nghiên cứu Điệu thức năm cung trong dân ca đồng bằng và trung du Băc Bộ. Ở đây ông đã có một đóng góp quan trọng qua luận điểm: Điệu thức Do Re Fa Sol La là điệu thức gốc trong dân ca đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Ở đó, âm quãng bốn của điệu thức (tức âm Fa) đóng vai trò chủ âm nằm ở bụng điệu thức. Thơ Văn Cao cũng có vị trí nhất định trong thi đàn Việt Nam.
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết: “Những bài thơ của ông khiến chúng tôi nổi da gà, kinh ngạc vì thán phục. Thơ ông đẹp một cách quyết liệt. Thơ ông thật đến siêu thực. Thơ ông mới, bất ngờ như mầm cây vừa đội đất trồi lên.”
Nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha: “Thơ anh không ồn ào. Chỉ những người mặc cảm về sự tẻ nhạt của mình mới ồn ào. Thơ Văn Cao là những khoảnh khắc lắng xuống dưới tiếng động. Người hời hợt, ham sự kiện có lẽ không hợp với thơ anh. Không bày tiệc mời, thơ anh là những viên tăng lực cho con người giữa đời sống cần lao, nhọc nhằn. Nó trụi trần nhưng không thô thiển. Nó đẹp nhưng không diêm dúa. Nó lắng buồn nhưng không chán nản. Thi pháp Văn Cao thật khó bắt chước nhưng tạo được ảnh hưởng mạnh tới thế hệ trẻ.”
Nhà thơ Thanh Thảo: “Cái nhìn của Văn Cao trong thơ, nhiều lúc, là cái nhìn của một hoạ sĩ, nó bắt được cái thần của đối tượng chỉ qua vài nét phác. Sự giản lược tối đa, những khoảng trống, những khoảng lặng, tự làm khô lại như một củ huệ, lan chờ lúc bật mầm. Thơ Văn Cao gợi nhớ đến J. Ritsos hay thơ N. Hikmet. Đó là thơ của những người chỉ có một khoảng không gian hẹp trong đời sống, những người phải dè xẻn lương thực, những cây xanh phải tận dụng đến từng chiếc lá của mình để phát điện.”
Nhà thơ Hoàng Cầm: “Đêm ấy tôi đọc hết bài thơ dài Những người trên cửa biển. Có những câu đầy khí thế, rất Văn Cao, ứ đọng những tư tưởng mới, những cách nhìn mới về xã hội, về con người, về thành phố cảng.”
Giáo sư Hoàng Như Mai thì khái luận: “Văn Cao không nói nhân văn hiền từ như lời thuyết pháp của nhà truyền đạo hay ôn hòa như lời giảng bài của giáo sư. Anh nói nhân văn và nói mãnh liệt, quyết liệt, tính cách của tác giả Tiến quân Ca.”
Về văn, Văn Cao có đăng một vài truyện ngắn. Trước Cách mạng ông có một phóng sự tả về đời sống công nhân các nhà máy ở Hải Phòng nhưng tờ Tiểu thuyết Thứ Bẩy không đăng có lẽ vì tính chất tố cáo quá mạnh của bài báo. Năm 1948, Văn Cao có viết một vở kịch mang tên Cái hầm sống.
Ngoài thiên chức một nghệ sĩ lớn, Văn Cao còn là một nhà tư tưởng rất có tư chất khoa học. Đây là tuyên ngôn cổ suý mạnh mẽ tư duy sáng tạo đối với con người của ông: “Người ta yêu những người cố mở đường mà thất bại, yêu những người biết thất bại mà dám mở đường… Hôm nay, con đường lớn nhất của chúng ta là mở cho tất cả những giấc mơ, những khát vọng thuộc về sự sáng tạo của con người tự do phát triển bay đi xe mật về ổ. Mở cho những giấc mơ, những khát vọng tự do phát triển bao nhiêu là tập trung tất cả giấc mơ và khát vọng của con người làm thành mũi nhọn kéo lê đi phía sau cái thực tế chậm chạp” (Mấy ý nghĩ về thơ).
Ông rủ Trần Liễn, một người bạn cùng học tiểu học, và Trần Khánh - em Trần Liễn, sau này trở thành một ca sĩ nổi tiếng của Đài Tiếng nói Việt Nam - tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Trần Liễn đến trước chọn chỗ nằm hút ngay sau Đỗ Đức Phin. Dụ Phin hút thật phê, lúc ấy Văn Cao đột ngột tiến vào, có Trần Khánh hộ vệ. Trần Liễn đọc nhanh bản tuyên cáo và Văn Cao nổ súng trúng đầu tên Phin, Văn Cao phóng xe đạp về nhà Doãn Tòng cải trang rồi trốn biệt. Về Hà Nội ông còn bắn trượt Cung Đình Vận ở gần rạp hát cuối phố Huế.
Trước vụ ám sát Đỗ Đức Phin người ta còn nghi ngờ Văn Cao có dính líu đến vụ in và rải truyền đơn dẫn đến cái chết của một người tên là Nghiêm Xuân Huyễn. Nghiêm Xuân Huyễn, sước hiệu “Voi đen” nguyên là chủ hiệu ảnh Aristic ở phố Hàng Đàn. Tuy nhiên bên trong hiệu ảnh lại là tòa soạn và nhà in của tuần báo “Rạng Đông” và một tờ báo trào phúng lấy tên là “Con Ong” do Tam Lang Vũ Đình Chí chủ biên. Ngoài việc in báo, ở đây còn in truyền đơn. Nguyễn Xuân Huyễn do vậy bị Nhật bắt và “xin âm dương” cho đến chết ở trong nhà lao. Không biết ngẫu nhiên hay do tâm giao đồng chí mà Văn Cao đã trở thành con rể của nhà cách mạng này.
Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Văn Cao tự mình chỉ huy đoàn thanh niên xung phong đồng ca bài Tiến quân Ca của mình.
Năm 1946 Văn Cao được cử cùng Hà Đăng Ấn chuyên chở vũ khí và tiền vào mặt trận Nam Bộ. Sau đó chính thức được mời tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc và được bầu là ủy viên chấp hành.
Đầu năm 1947, ông được cử phụ trách một bộ phận điều tra đặc biệt của công an Liên khu 10 ở biên giới phía bắc. Tại đây ông được giao nhiệm vụ kết nghĩa với vua Mèo để lập ra một phòng tuyến bảo mật chống sự tràn sang của quân Tưởng khi thua trận.
Tháng 3 năm 1948, Văn Cao được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương.
Cuối năm 1949, Văn Cao thôi làm báo Văn Nghệ chuyển sang phụ trách Đoàn Nhạc sĩ Việt Nam.
Văn Cao dấn thân đi làm cách mạng với tâm niệm: “Càng tới gần cái cuộc sống đầy mâu thuẫn đấu tranh là càng như đi gần lại một kho thuốc nổ. Có người dao động và sợ hãi quay lưng lại. Có người vụng về mà làm nổ. Nhưng cũng có người can đảm biết làm nổ để mở đường.” (Mấy ý nghĩ về thơ). Từ đây, lời ông đã từng như hồi kèn thúc quân giục giã:… nước non đang chờ mong tay ngươi, hồn sông núi khí thiêng ghi muôn đời (Chiến sĩ Việt Nam).
V.
Nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà thơ. Tất cả đều tài danh
Với những Suối mơ, Thiên Thai, Tiến quân Ca, Bắc Sơn, Trường ca Sông Lô…, người ta thường nhớ đến Văn Cao như một nhạc sĩ tài ba. Thực ra, ông được học có lớp lang hơn, không phải về âm nhạc, mà là hội hoạ. Ông đã theo học hai năm ở trường Mỹ thuật Hà Nội, song, theo các hoạ sĩ cùng lứa như Lương Xuân Nhị, Tô Ngọc Vân, Tạ Tỵ, Nguyễn Đỗ Cung thì tuy Văn Cao chỉ học với tư cách thính giả tự do nhưng cũng đã tỏ ra một tài hoa kỳ lạ, khó tả trong môn phái lập thể. Văn Cao từng có những thành công không kém gì âm nhạc từ rất sớm. Tại triển lãm Salon Unique năm 1943 ở Nhà Khai trí Tiến Đức, ba bức tranh sơn dầu của Văn Cao đã từng được treo ở chỗ tốt nhất của phòng tranh và được các báo khen ngợi. Đặc biệt là bức tranh Le Bal aux suicidés (Cuộc khiêu vũ của những người tự tử). Ngoài ra còn có bột mầu Thái Hà ấp đêm mưa (1943), mầu dầu Sám hối nửa đêm (1944), mầu dầu Phố Nguyễn Du (1945), mầu dầu Lớn lên trong kháng chiến (1952)… Nhiều và nổi tiếng hơn là minh hoạ trên báo và bìa sách. Tranh minh hoạ của Văn Cao thường rất phóng khoáng với những nét đen dẹt, khoẻ. Ngựa và thiếu nữ trong các minh hoạ ấy rất độc đáo, trẻ trung, phảng phất chất sang trọng, quý phái. Những đường kỷ hà trong tranh Văn Cao hao hao như Kadinsky. Ông thường vẽ nhanh và nét bút vung mạnh, rất thần, rất thiền. Người ta cho rằng cái nhìn hội hoạ của Văn Cao có địa vị dẫn đường và chi phối. Những đề xuất của ông về một ngữ pháp mới cho đồ hoạ đến nay vẫn có khả năng khai thác và biến thể thành một thế hệ ngôn ngữ hội hoạ nữa. Tài năng hội hoạ của Văn Cao còn là một bí ẩn, chưa được khai thác, bộc lộ, và cũng chưa được làm sáng tỏ. Nói như nhà nghiên cứu Thái Bá Tân: “Nếu âm nhạc và thơ là một bản thể tươi tốt của anh, thì hội hoạ là một tri thức sâu sắc. Cách nhìn thế giới của anh nghiêng về hội hoạ. Là bởi phép viễn cận của các thời đại hội hoạ, là tiềm thức sâu kín của phối cảnh xã hội, nơi Văn Cao tỏ ra những nhạy bén về xúc cảm, và tinh tường trong quan sát.” (Văn Cao - người đi tìm cái đẹp).
Trong một Triến lãm Hội hoạ ở Liên khu Ba, Văn Cao gửi tham gia một bức sơn dầu mang tựa đề Cây đàn đỏ vẽ một người bộ đội ôm “Cây đàn chủ nghĩa”. Sau này Văn Cao còn treo một bức sơn dầu lập thể khác vẽ một cậu bé thổi sáo bằng hai cái mồm. Một cái được vẽ từ cách nhìn thẳng. Một cái được vẽ bằng cách nhìn nghiêng. Làm nền, phía sau cậu bé là đông nghịt những con người trong một tiết tấu đầy chuyển động của nhịp chiến tranh. Hai bức sơn dầu lập thể này đã gieo hoạ cho Văn Cao. Ông bị quy kết: hình thức lai căng, nội dung thì có vấn đề về tư tưởng!
Văn Cao nhiều lần tự định trước bạn bè: “Mình chưa bao giờ là nhạc sĩ cả”, nhưng, ngoài những ca khúc rất nổi tiếng, chỉ bằng tự học một cách hết sức kiên nhẫn, ông đã tiến tới viết cả nhạc không lời. Ông đã hoàn thành bản giao hưởng thính phòng Anh bộ đội Cụ Hồ ngay trước ngày giải phóng Miền Nam và một số tác phẩm khí nhạc cho piano như Sông Tuyến, Biển đêm, Hàng dừa xa.
Ông viết nhạc cho cuốn phim Đi bước nữa, phim Chị Dậu, phim Lửa rừng và vở kịch Vào tuyến của Tất Đạt. Nét độc đáo là ở vở kịch này, ông cho 4 cây ghi-ta chơi từ đầu đến cuối. Ngoài Vào tuyến ông còn soạn nhạc cho các vở: Gió xoay chiều, Ta-nhi-a, Lịch sử và nhân chứng, Chỗ đứng…; cho vở cải lương Những người quyết tử do đoàn Kim Phụng dàn dựng. Song, không thể không nói đến vở kịch đầu tiên Văn Cao viết nhạc là vở Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng. Bài hát Bắc Sơn với ca từ bi tráng: Khi nhìn châu xưa bóng cờ mấy ánh sao vàng. Đồn cao vách đá nép mây huy hoàng không chỉ rền vang khắp miền rừng núi ngàn tiếng hú căm hờn suốt những năm dài kháng chiến mà còn được hát vang nhiều lần trong các đêm biểu diễn vở kịch này ở Nhà Hát Lớn thủ đô. Nguyễn Huy Tưởng sau đó nhiều lần đã bàn định với Văn Cao làm nhạc cho vở Vũ Như Tô của mình. Tiếc thay, chưa kịp xúc tiến thì Nguyễn Huy Tưởng đã mất sớm - ngày 25 tháng 7 năm 1960.
Nhà hát Cải lương Việt Nam thì coi Văn Cao là người góp công lớn sáng lập ra mình vì ông đã có công giữ được bà Dịu Hương, ông Năm Ngũ… trong một tổ chèo hồi còn ở chiến khu.
Năm 1959, chuyển về công tác ở Ban Nghiên cứu Âm nhạc thuộc Bộ Văn hoá, ông đã biên soạn công trình nghiên cứu Điệu thức năm cung trong dân ca đồng bằng và trung du Băc Bộ. Ở đây ông đã có một đóng góp quan trọng qua luận điểm: Điệu thức Do Re Fa Sol La là điệu thức gốc trong dân ca đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Ở đó, âm quãng bốn của điệu thức (tức âm Fa) đóng vai trò chủ âm nằm ở bụng điệu thức. Thơ Văn Cao cũng có vị trí nhất định trong thi đàn Việt Nam.
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết: “Những bài thơ của ông khiến chúng tôi nổi da gà, kinh ngạc vì thán phục. Thơ ông đẹp một cách quyết liệt. Thơ ông thật đến siêu thực. Thơ ông mới, bất ngờ như mầm cây vừa đội đất trồi lên.”
Nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha: “Thơ anh không ồn ào. Chỉ những người mặc cảm về sự tẻ nhạt của mình mới ồn ào. Thơ Văn Cao là những khoảnh khắc lắng xuống dưới tiếng động. Người hời hợt, ham sự kiện có lẽ không hợp với thơ anh. Không bày tiệc mời, thơ anh là những viên tăng lực cho con người giữa đời sống cần lao, nhọc nhằn. Nó trụi trần nhưng không thô thiển. Nó đẹp nhưng không diêm dúa. Nó lắng buồn nhưng không chán nản. Thi pháp Văn Cao thật khó bắt chước nhưng tạo được ảnh hưởng mạnh tới thế hệ trẻ.”
Nhà thơ Thanh Thảo: “Cái nhìn của Văn Cao trong thơ, nhiều lúc, là cái nhìn của một hoạ sĩ, nó bắt được cái thần của đối tượng chỉ qua vài nét phác. Sự giản lược tối đa, những khoảng trống, những khoảng lặng, tự làm khô lại như một củ huệ, lan chờ lúc bật mầm. Thơ Văn Cao gợi nhớ đến J. Ritsos hay thơ N. Hikmet. Đó là thơ của những người chỉ có một khoảng không gian hẹp trong đời sống, những người phải dè xẻn lương thực, những cây xanh phải tận dụng đến từng chiếc lá của mình để phát điện.”
Nhà thơ Hoàng Cầm: “Đêm ấy tôi đọc hết bài thơ dài Những người trên cửa biển. Có những câu đầy khí thế, rất Văn Cao, ứ đọng những tư tưởng mới, những cách nhìn mới về xã hội, về con người, về thành phố cảng.”
Giáo sư Hoàng Như Mai thì khái luận: “Văn Cao không nói nhân văn hiền từ như lời thuyết pháp của nhà truyền đạo hay ôn hòa như lời giảng bài của giáo sư. Anh nói nhân văn và nói mãnh liệt, quyết liệt, tính cách của tác giả Tiến quân Ca.”
Về văn, Văn Cao có đăng một vài truyện ngắn. Trước Cách mạng ông có một phóng sự tả về đời sống công nhân các nhà máy ở Hải Phòng nhưng tờ Tiểu thuyết Thứ Bẩy không đăng có lẽ vì tính chất tố cáo quá mạnh của bài báo. Năm 1948, Văn Cao có viết một vở kịch mang tên Cái hầm sống.
Ngoài thiên chức một nghệ sĩ lớn, Văn Cao còn là một nhà tư tưởng rất có tư chất khoa học. Đây là tuyên ngôn cổ suý mạnh mẽ tư duy sáng tạo đối với con người của ông: “Người ta yêu những người cố mở đường mà thất bại, yêu những người biết thất bại mà dám mở đường… Hôm nay, con đường lớn nhất của chúng ta là mở cho tất cả những giấc mơ, những khát vọng thuộc về sự sáng tạo của con người tự do phát triển bay đi xe mật về ổ. Mở cho những giấc mơ, những khát vọng tự do phát triển bao nhiêu là tập trung tất cả giấc mơ và khát vọng của con người làm thành mũi nhọn kéo lê đi phía sau cái thực tế chậm chạp” (Mấy ý nghĩ về thơ).
VI.
Này khúc Bồng Lai… và Sông mênh mông như bát ngát hát…
Trịnh Công Sơn - nhạc sĩ thiên tài, người vừa được nhận “Giải thưởng Âm nhạc Hòa bình Thế giới”, một Nobel về âm nhạc, mang tên “Trọn đời vì hòa bình” - đã nói về âm nhạc của Văn Cao như sau: “Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi con người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong những thân phận riêng tư”.
Những trí thức, những thanh niên sục sôi tinh thần cách mạng trước 1945 đã từng cuồng nộ với Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang (1941), Gò Đống Đa (1942), Thăng Long hành khúc (1943)… qua những ca từ hùng dũng: Cố bước bước trên đường thơm gió mát. Ta đi đi đi đi thăm gò xưa chất thây. Đống Đa còn chốn đây…, những Ơi Thăng Long! Ơi Thăng Long! Ơi Thăng Long ngày mai. Xây đắp dưới vinh quang bằng chí khí anh hùng…
Các thế hệ học sinh sau Cách mạng Tháng Tám có lẽ không ai không thuộc bài Làng tôi. Ngày 10 tháng 2 năm 1993, sau buổi gặp giữa ông và một số trí thức Việt Nam với tổng thống F. Mitterand, hai câu: Ngày giặc Pháp đốt làng triệt thôn và Ngày khi quân Pháp qua đã được đề nghị đổi thành: Ngày giặc ác đốt làng triệt thôn, và Ngày khi quân ác qua.
Cái tâm trạng khổ đau của người dân mất nước:
Này khúc Bồng Lai… và Sông mênh mông như bát ngát hát…
Trịnh Công Sơn - nhạc sĩ thiên tài, người vừa được nhận “Giải thưởng Âm nhạc Hòa bình Thế giới”, một Nobel về âm nhạc, mang tên “Trọn đời vì hòa bình” - đã nói về âm nhạc của Văn Cao như sau: “Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi con người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong những thân phận riêng tư”.
Những trí thức, những thanh niên sục sôi tinh thần cách mạng trước 1945 đã từng cuồng nộ với Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang (1941), Gò Đống Đa (1942), Thăng Long hành khúc (1943)… qua những ca từ hùng dũng: Cố bước bước trên đường thơm gió mát. Ta đi đi đi đi thăm gò xưa chất thây. Đống Đa còn chốn đây…, những Ơi Thăng Long! Ơi Thăng Long! Ơi Thăng Long ngày mai. Xây đắp dưới vinh quang bằng chí khí anh hùng…
Các thế hệ học sinh sau Cách mạng Tháng Tám có lẽ không ai không thuộc bài Làng tôi. Ngày 10 tháng 2 năm 1993, sau buổi gặp giữa ông và một số trí thức Việt Nam với tổng thống F. Mitterand, hai câu: Ngày giặc Pháp đốt làng triệt thôn và Ngày khi quân Pháp qua đã được đề nghị đổi thành: Ngày giặc ác đốt làng triệt thôn, và Ngày khi quân ác qua.
Cái tâm trạng khổ đau của người dân mất nước:
Sao đàn u hoài gì mùa thu?
Sao đàn u hoài gì mùa thu?
Tri âm nghe thử dây đồng vọng
Lạc lõng đêm vàng khi nhạc ru
(Một đêm đàn lạnh trên sông Huế)
Sao đàn u hoài gì mùa thu?
Tri âm nghe thử dây đồng vọng
Lạc lõng đêm vàng khi nhạc ru
(Một đêm đàn lạnh trên sông Huế)
cái khắc khoải mông lung của một trí thức trẻ muốn tìm đường:
Sương buông chừng núi vấn vương
Tiếng chim lạ cất tiêu thương buồn trời
Cái gì cũng thấy chơi vơi…
(Đêm ngàn, 22.11.1941)
Tiếng chim lạ cất tiêu thương buồn trời
Cái gì cũng thấy chơi vơi…
(Đêm ngàn, 22.11.1941)
Có lúc đã đưa Văn Cao, cũng như nhiều trí thức đương thời, tìm đến thoát tục.
Ông tìm lại Trương Chi để được sống với Một chiều xưa trăng nước chưa thành
thơ. Trầm trầm không gian mới rung thành tơ. Vương vất heo may hoa yến mong chờ.
Ôi tiếng cầm ca thu tới bao giờ (Trương Chi - 1942 ). Ông đến Bến
Xuân (một trong mấy ca khúc viết chung với Phạm Duy), bước đi run rẩy:
… Tới đây, chân bước còn ngập ngừng
Mắt em như dáng thuyền soi nước
… Tới đây, mây núi đồi chập chùng
Liễu dương hơ tóc vàng trong nắng
Mắt em như dáng thuyền soi nước
… Tới đây, mây núi đồi chập chùng
Liễu dương hơ tóc vàng trong nắng
Ông thả lòng trong Chiều buồn trên sông Bạch Đằng:
Chiều dần rơi sương buông non ngàn xa trầm ngâm trên sông vắng
Bạch Đằng Giang sầu mơ bên lau xanh với bến nước xa xôi
Thuyền ai kia trôi theo dòng sông xanh không vang một tiếng người
Buồn ai đứng nhìn con sông xanh biếc ngày xưa mà nước mắt mờ rơi
Bạch Đằng Giang sầu mơ bên lau xanh với bến nước xa xôi
Thuyền ai kia trôi theo dòng sông xanh không vang một tiếng người
Buồn ai đứng nhìn con sông xanh biếc ngày xưa mà nước mắt mờ rơi
Ông cứ thế, lang thang buồn rồi lạc vào Thiên Thai khi 18 tuổi. Song,
nỗi buồn ông cao quý quá, đẹp quá. Nó vút lên thành: Tiếng ai hát chiều
nay vang lừng trên sóng…
Để ca ngợi Thiên Thai một cách muộn mằn, khiên cưỡng, Trần Bạch Đằng, cho đến năm 1986, mà còn viết: “…nếu hiện nay, Văn Cao vừa sáng tác xong bài Thiên Thai thì… đè anh xuống mà nện. Còn nửa thế kỷ trước, đó là chuyện khác ”.
Tôi thấy khó mà đồng ý được với ông Trần Bạch Đằng. Thiên Thai lúc nào cũng là Thiên Thai. Cái chốn tràn trề những nguồn hương duyên theo gió tiếng đàn xao xuyến, cái chốn Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần kia luôn luôn là niềm mộng tưởng trong sáng; là mục tiêu tột cùng của cách mạng. Tôi ước sao thanh niên ngày nay biết mê Thiên Thai để bớt sài hồng phiến, rủ nhau lao vào nhẩy xếch thác loạn; bớt lôi kéo nhau vật lộn điên cuồng làm giầu bằng mọi giá; và tán tụng hết lối ẩm thực phương Đông đến lối ẩm thực phương Tây.
Hát Thiên Thai, tôi nghĩ, sẽ cũng là một cách thiền để người ta vượt được lên trên những dục vọng vật chất tầm thường.
Vả chăng, dù có lạc vào Đào Nguyên thì Văn Cao vẫn tỉnh táo nhìn thấy Ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian; vẫn ngậm ngùi cùng bầy Tiên: Nhớ quê chiều nào xa khơi. Chắc không đường về Tiên nữ ơi kia mà. Nó cũng giông như Tản Đà: “Nửa năm Tiên cảnh. Một bước trần ai. Ước cũ, duyên thừa có thế thôi!”
Giai điệu Thiên Thai biến hoá diệu kỳ, khiến người nghe thấy “Khi cao vút tận mây mờ. Khi gần vắt vẻo bên bờ cây xanh”. Ngân lên câu hát Gió hát trầm tiếng ca. Tiếng phách ròn lắng xa hay Này khúc Bồng Lai, là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi… người ta tưởng như đang được tấu lên những tiết điệu réo rắt của ca trù tuyệt diệu.
Tuy nhiên có nhạc sĩ lại liên tưởng Thiên Thai với nhạc phẩm trữ tình nổi tiếng cuả nhạc sĩ Pháp hiện đại Debussy và cho rằng, trước Văn Cao, những tác giả ca khúc Việt Nam khác, chưa ai tổ chức ca khúc trên một hình thức mở rộng như thế và mang chứa một nội dung phóng khoáng như thế.
Thiên Thai được biểu diễn lần đầu tại Nhà Hát Lớn Thủ đô do tốp ca nữ trường Đồng Khánh (Trường Trưng Vương ngày nay), có phần múa phụ hoạ do nhạc sĩ Văn Chung biên đạo và dàn dựng. Nhờ bản dịch tiếng Anh của Xuân Oanh, bài hát được lan truyền đến nhiều nơi trên thế giới và là bài hát Việt Nam đầu tiên được người Mỹ hát từ giữa thế kỷ trước. Thiên Thai cũng được chọn đưa vào băng nhạc để các phi hành gia Mỹ đem vào vũ trụ trên tàu Apollo.
Ảo huyền với Thiên Thai nao nao bầu sương khói phủ quanh trời, nghiêng tai vào Bờ xanh ngắt bóng đôi cây thuỳ dương để nghe cho dược con suối mơ hát theo đôi chim quyên, bỗng một ngày Văn Cao ào ạt, tràn trề với Sông Lô đang xuôi mau. Tin về đồng lúa reo mừng..
Xướng lên ngổn ngang những sóng ngàn Việt Bắc, bãi dài ngô lau, núi rừng âm u trong câu nhạc mở đầu điệp trùng như không dứt: Sông Lô sóng ngàn Việt Bắc, bãi dài ngô lau, núi rừng âm u rồi hoạ lại mênh mang một Thu ru bến nắng vàng từng nhà mờ biếc chìm một mầu khói thu để rồi ngay sau đó cao độ âm thanh được nâng lên 3 giọng và giữ nguyên qua 4 nốt nhạc như để cất lên dõng dạc lời tuyên cáo: Sông Lô, sóng ngàn kháng chiến cháy bờ lau thưa đã tàn thôn trang; trường ca Sông Lô như một bài hịch, như một cuốn phim, như một bức tranh liên hoàn, như một cuốn truyện nhiều tình tiết hấp dẫn với những: mùa thu tới nước băng qua ngàn nước in ven bờ xanh ôm bóng tre, Phan Lương vui bóng thuyền. Lều dựng lên ven sông, bóng người sầm uất bến Then. Bên sông Lô đắp nhà. Bao dân trong khu Mười, mơ thành người sông Lô; với cảnh hoang tàn: Về trong đêm gió rét. Từng sân bao bóng người quanh lửa hồng. Nền khô trơ than xám. Đêm chìm đợi ánh chiêu dương. Câu nhạc lúc ở trên nguồn cao, lúc lênh láng tràn ra đến biển: Dòng sông Lô trôi. Dòng sông Lô trôi; lúc dồn dập hành quân chiến đấu hay hăng say lao động: Vui hát ca hoà, vui hát ca hoà dân buông lưới… Vui hát ca hòa, vui hát ca hoà chí chiến đấu; lúc nhởn nhơ thư thái: Đời vui vút lên. Đời vui sướng về…
Ở Việt Nam chắc chắn chưa có bài hát nào về một con sông hay đến thế, hào hùng đến thế. So với thế giới hình như cũng vậy. Bài Dòng Danube xanh chỉ tả được cảnh thiên nhiên, ở Sông Lô có cả cảnh chiến đấu và chiến thắng.
VII.
Bản Quốc ca bất hủ
Vào những năm trước Tổng khởi nghĩa, ở chiến khu chưa có bài hát mới nên các chiến sĩ cách mạng thường phải hát những bài hát của hướng đạo. Theo Văn Cao kể, ông viết Tiến quân Ca là theo “đơn đặt hàng” của một cán bộ bí mật tên là Vũ Quý, để kịp có một ca khúc cách mạng cho khoá quân chính kháng Nhật đầu tiên sắp mở. Vũ Quý vốn đã theo dõi những hoạt động nghệ thuật của Văn Cao từ ít năm trước và đã từng khuyến khích Văn Cao sáng tác những bài hát yêu nước như: Đống Đa, Thăng Long hành khúc, Tiếng rừng… Vũ Quý còn là người đầu tiên trực tiếp đưa Văn Cao vào đội ngũ cách mạng.
Tháng 10-1944, Tiến quân Ca được viết xong tại số nhà 45 Nguyễn Thượng Hiền - Hà Nội. Tháng 11-1944, Văn Cao tự tay viết lên đá để in litô bản Tiến quân Ca trong trang Văn Nghệ đầu tiên của báo Độc Lập. Quốc hội nhất trí xét chọn và ngày 13-8-1945, Tiến quân Ca được chính thức công bố là Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Vậy là, ngẫu nhiên mà trùng hợp. Cả Rouget de Lisle ở Pháp khi viết Marseillaise cũng như Văn Cao ở Việt Nam khi viết Tiến quân Ca đều không hề nghĩ rằng mình đang viết Quốc ca. Có điều Rouget de Lisle chỉ là một đại uý công binh chứ không trở thành một nhạc sĩ lừng danh như Văn Cao.
Thật ra cái hào khí bừng bừng trong Tiến quân Ca đã được phát khởi từ Gò Đống Đa (1942): “Lời đoàn quân trước trong gió rung bao cờ bay. Còn rền theo trống chiêng lắng khua trong chiều nay. Hỡi dũng sĩ ái quốc ngại gì bao nguy khó. Giữ đất nước thống nhất bao người đang ngóng ta. Tiến quân hành khúc ca. Thét vang rừng núi xa ”; từ Thăng Long hành khúc (1943): “Nhị Hà còn kia. Nhị Hà còn đó. Lũ quân chàng Tôn sập cầu trôi đầy sông. Tháp đây, gươm thần đâu dưới nước biếc… Xây đắp dưới vinh quang bằng chí khí anh hùng…”. Cái khí thế bừng bừng đó càng bột khởi mạnh mẽ trong năm 1945. Chỉ riêng trong một năm Tổng khởi nghĩa này Văn Cao có hàng loạt hành khúc chiến đấu: Không quân Việt Nam, Bài ca chiến sĩ hải quân, Chiến sĩ Việt Nam, Bắc Sơn, Công nhân Việt Nam. Cái hùng khí cách mạng rầt mạnh mẽ, rất quyết liệt nhưng cũng rất lãng mạn trong những hành khúc này còn thôi thúc mãi trong tâm tưởng thế hệ chúng tôi và âm vang của nó hẳn sẽ còn làm khỏe mạnh tinh thần nhiều thế hệ sau nữa.
Thế mà! Không biết do không ưa tác giả hay do không đủ tâm, đủ trí chiêm nghiệm nổi cái giá trị lịch sử, cái hồn thiêng khí phách của bài Tiến quân Ca bất hủ mà bỗng dưng người ta ra Nghị quyết và ầm ầm tổ chức thi sáng tác quốc ca để thay thế. Trong cuộc vận động sáng tác rầm rộ này người ta đã chọn ra 17 bài trong vòng sơ khảo. Tất cả đều được ấn hành với số lượng lớn và Đài Phát thanh đã phát oang oang trên cả nước suốt một thời gian dài. Phấn khích bởi sự khích lệ rộn rã của hệ thống tuyên truyền, người viết bài này cũng đã từng hồ hởi tham gia. Bài “quốc ca” của kẻ ngạo mạn này không được chọn vào vòng nào cả. Có chăng chỉ được vài anh chị em tập và hát nghêu ngao trong cơ quan. Bây giờ nghĩ lại thấy xấu hổ quá!
Trộm nghĩ, nếu không muốn dùng Tiến quân Ca nữa thì còn một bài ca khác cũng rất xứng đáng sử dụng làm Quốc ca. Nhưng, bài đó cũng chính là của… Văn Cao, bài Chiến sĩ Việt Nam. Ở bài Chiến sĩ Việt Nam, có một đoạn mà tôi thấy còn thích hơn cả Tiến quân Ca: “Thề phục quốc. Tiến lên Việt Nam! Lập quyền dân Tiến lên Việt Nam! Đài hạnh phúc đắp xây tự do. Việt Nam tranh đấu chống quân ngoại xâm”.
Như là “đồng khí tương cầu”, nhà thơ Phùng Quán cũng đã từng hết lời biểu dương bài Chiến sĩ Việt Nam. Tôi xin được chép lại nguyên văn một bài thơ Phùng Quán nói về Văn Cao, về bài hát này:
Để ca ngợi Thiên Thai một cách muộn mằn, khiên cưỡng, Trần Bạch Đằng, cho đến năm 1986, mà còn viết: “…nếu hiện nay, Văn Cao vừa sáng tác xong bài Thiên Thai thì… đè anh xuống mà nện. Còn nửa thế kỷ trước, đó là chuyện khác ”.
Tôi thấy khó mà đồng ý được với ông Trần Bạch Đằng. Thiên Thai lúc nào cũng là Thiên Thai. Cái chốn tràn trề những nguồn hương duyên theo gió tiếng đàn xao xuyến, cái chốn Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần kia luôn luôn là niềm mộng tưởng trong sáng; là mục tiêu tột cùng của cách mạng. Tôi ước sao thanh niên ngày nay biết mê Thiên Thai để bớt sài hồng phiến, rủ nhau lao vào nhẩy xếch thác loạn; bớt lôi kéo nhau vật lộn điên cuồng làm giầu bằng mọi giá; và tán tụng hết lối ẩm thực phương Đông đến lối ẩm thực phương Tây.
Hát Thiên Thai, tôi nghĩ, sẽ cũng là một cách thiền để người ta vượt được lên trên những dục vọng vật chất tầm thường.
Vả chăng, dù có lạc vào Đào Nguyên thì Văn Cao vẫn tỉnh táo nhìn thấy Ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian; vẫn ngậm ngùi cùng bầy Tiên: Nhớ quê chiều nào xa khơi. Chắc không đường về Tiên nữ ơi kia mà. Nó cũng giông như Tản Đà: “Nửa năm Tiên cảnh. Một bước trần ai. Ước cũ, duyên thừa có thế thôi!”
Giai điệu Thiên Thai biến hoá diệu kỳ, khiến người nghe thấy “Khi cao vút tận mây mờ. Khi gần vắt vẻo bên bờ cây xanh”. Ngân lên câu hát Gió hát trầm tiếng ca. Tiếng phách ròn lắng xa hay Này khúc Bồng Lai, là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi… người ta tưởng như đang được tấu lên những tiết điệu réo rắt của ca trù tuyệt diệu.
Tuy nhiên có nhạc sĩ lại liên tưởng Thiên Thai với nhạc phẩm trữ tình nổi tiếng cuả nhạc sĩ Pháp hiện đại Debussy và cho rằng, trước Văn Cao, những tác giả ca khúc Việt Nam khác, chưa ai tổ chức ca khúc trên một hình thức mở rộng như thế và mang chứa một nội dung phóng khoáng như thế.
Thiên Thai được biểu diễn lần đầu tại Nhà Hát Lớn Thủ đô do tốp ca nữ trường Đồng Khánh (Trường Trưng Vương ngày nay), có phần múa phụ hoạ do nhạc sĩ Văn Chung biên đạo và dàn dựng. Nhờ bản dịch tiếng Anh của Xuân Oanh, bài hát được lan truyền đến nhiều nơi trên thế giới và là bài hát Việt Nam đầu tiên được người Mỹ hát từ giữa thế kỷ trước. Thiên Thai cũng được chọn đưa vào băng nhạc để các phi hành gia Mỹ đem vào vũ trụ trên tàu Apollo.
Ảo huyền với Thiên Thai nao nao bầu sương khói phủ quanh trời, nghiêng tai vào Bờ xanh ngắt bóng đôi cây thuỳ dương để nghe cho dược con suối mơ hát theo đôi chim quyên, bỗng một ngày Văn Cao ào ạt, tràn trề với Sông Lô đang xuôi mau. Tin về đồng lúa reo mừng..
Xướng lên ngổn ngang những sóng ngàn Việt Bắc, bãi dài ngô lau, núi rừng âm u trong câu nhạc mở đầu điệp trùng như không dứt: Sông Lô sóng ngàn Việt Bắc, bãi dài ngô lau, núi rừng âm u rồi hoạ lại mênh mang một Thu ru bến nắng vàng từng nhà mờ biếc chìm một mầu khói thu để rồi ngay sau đó cao độ âm thanh được nâng lên 3 giọng và giữ nguyên qua 4 nốt nhạc như để cất lên dõng dạc lời tuyên cáo: Sông Lô, sóng ngàn kháng chiến cháy bờ lau thưa đã tàn thôn trang; trường ca Sông Lô như một bài hịch, như một cuốn phim, như một bức tranh liên hoàn, như một cuốn truyện nhiều tình tiết hấp dẫn với những: mùa thu tới nước băng qua ngàn nước in ven bờ xanh ôm bóng tre, Phan Lương vui bóng thuyền. Lều dựng lên ven sông, bóng người sầm uất bến Then. Bên sông Lô đắp nhà. Bao dân trong khu Mười, mơ thành người sông Lô; với cảnh hoang tàn: Về trong đêm gió rét. Từng sân bao bóng người quanh lửa hồng. Nền khô trơ than xám. Đêm chìm đợi ánh chiêu dương. Câu nhạc lúc ở trên nguồn cao, lúc lênh láng tràn ra đến biển: Dòng sông Lô trôi. Dòng sông Lô trôi; lúc dồn dập hành quân chiến đấu hay hăng say lao động: Vui hát ca hoà, vui hát ca hoà dân buông lưới… Vui hát ca hòa, vui hát ca hoà chí chiến đấu; lúc nhởn nhơ thư thái: Đời vui vút lên. Đời vui sướng về…
Ở Việt Nam chắc chắn chưa có bài hát nào về một con sông hay đến thế, hào hùng đến thế. So với thế giới hình như cũng vậy. Bài Dòng Danube xanh chỉ tả được cảnh thiên nhiên, ở Sông Lô có cả cảnh chiến đấu và chiến thắng.
VII.
Bản Quốc ca bất hủ
Vào những năm trước Tổng khởi nghĩa, ở chiến khu chưa có bài hát mới nên các chiến sĩ cách mạng thường phải hát những bài hát của hướng đạo. Theo Văn Cao kể, ông viết Tiến quân Ca là theo “đơn đặt hàng” của một cán bộ bí mật tên là Vũ Quý, để kịp có một ca khúc cách mạng cho khoá quân chính kháng Nhật đầu tiên sắp mở. Vũ Quý vốn đã theo dõi những hoạt động nghệ thuật của Văn Cao từ ít năm trước và đã từng khuyến khích Văn Cao sáng tác những bài hát yêu nước như: Đống Đa, Thăng Long hành khúc, Tiếng rừng… Vũ Quý còn là người đầu tiên trực tiếp đưa Văn Cao vào đội ngũ cách mạng.
Tháng 10-1944, Tiến quân Ca được viết xong tại số nhà 45 Nguyễn Thượng Hiền - Hà Nội. Tháng 11-1944, Văn Cao tự tay viết lên đá để in litô bản Tiến quân Ca trong trang Văn Nghệ đầu tiên của báo Độc Lập. Quốc hội nhất trí xét chọn và ngày 13-8-1945, Tiến quân Ca được chính thức công bố là Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Vậy là, ngẫu nhiên mà trùng hợp. Cả Rouget de Lisle ở Pháp khi viết Marseillaise cũng như Văn Cao ở Việt Nam khi viết Tiến quân Ca đều không hề nghĩ rằng mình đang viết Quốc ca. Có điều Rouget de Lisle chỉ là một đại uý công binh chứ không trở thành một nhạc sĩ lừng danh như Văn Cao.
Thật ra cái hào khí bừng bừng trong Tiến quân Ca đã được phát khởi từ Gò Đống Đa (1942): “Lời đoàn quân trước trong gió rung bao cờ bay. Còn rền theo trống chiêng lắng khua trong chiều nay. Hỡi dũng sĩ ái quốc ngại gì bao nguy khó. Giữ đất nước thống nhất bao người đang ngóng ta. Tiến quân hành khúc ca. Thét vang rừng núi xa ”; từ Thăng Long hành khúc (1943): “Nhị Hà còn kia. Nhị Hà còn đó. Lũ quân chàng Tôn sập cầu trôi đầy sông. Tháp đây, gươm thần đâu dưới nước biếc… Xây đắp dưới vinh quang bằng chí khí anh hùng…”. Cái khí thế bừng bừng đó càng bột khởi mạnh mẽ trong năm 1945. Chỉ riêng trong một năm Tổng khởi nghĩa này Văn Cao có hàng loạt hành khúc chiến đấu: Không quân Việt Nam, Bài ca chiến sĩ hải quân, Chiến sĩ Việt Nam, Bắc Sơn, Công nhân Việt Nam. Cái hùng khí cách mạng rầt mạnh mẽ, rất quyết liệt nhưng cũng rất lãng mạn trong những hành khúc này còn thôi thúc mãi trong tâm tưởng thế hệ chúng tôi và âm vang của nó hẳn sẽ còn làm khỏe mạnh tinh thần nhiều thế hệ sau nữa.
Thế mà! Không biết do không ưa tác giả hay do không đủ tâm, đủ trí chiêm nghiệm nổi cái giá trị lịch sử, cái hồn thiêng khí phách của bài Tiến quân Ca bất hủ mà bỗng dưng người ta ra Nghị quyết và ầm ầm tổ chức thi sáng tác quốc ca để thay thế. Trong cuộc vận động sáng tác rầm rộ này người ta đã chọn ra 17 bài trong vòng sơ khảo. Tất cả đều được ấn hành với số lượng lớn và Đài Phát thanh đã phát oang oang trên cả nước suốt một thời gian dài. Phấn khích bởi sự khích lệ rộn rã của hệ thống tuyên truyền, người viết bài này cũng đã từng hồ hởi tham gia. Bài “quốc ca” của kẻ ngạo mạn này không được chọn vào vòng nào cả. Có chăng chỉ được vài anh chị em tập và hát nghêu ngao trong cơ quan. Bây giờ nghĩ lại thấy xấu hổ quá!
Trộm nghĩ, nếu không muốn dùng Tiến quân Ca nữa thì còn một bài ca khác cũng rất xứng đáng sử dụng làm Quốc ca. Nhưng, bài đó cũng chính là của… Văn Cao, bài Chiến sĩ Việt Nam. Ở bài Chiến sĩ Việt Nam, có một đoạn mà tôi thấy còn thích hơn cả Tiến quân Ca: “Thề phục quốc. Tiến lên Việt Nam! Lập quyền dân Tiến lên Việt Nam! Đài hạnh phúc đắp xây tự do. Việt Nam tranh đấu chống quân ngoại xâm”.
Như là “đồng khí tương cầu”, nhà thơ Phùng Quán cũng đã từng hết lời biểu dương bài Chiến sĩ Việt Nam. Tôi xin được chép lại nguyên văn một bài thơ Phùng Quán nói về Văn Cao, về bài hát này:
Giữa chiến khu võ vàng đói khát
Cả tiểu đội tôi chỉ còn mắt với răng
Như một đồng ca chúng tôi lên cơn sốt rét
Lên cơn sốt rét, Chúa Trời cũng phải rên
Chúng tôi hát:
Bao chiến sĩ anh hùng!…
Có một điều anh không bao giờ ngờ được
Chúng tôi đã cải biên khúc quân hành bão táp của anh
Thành nhạc không lời
Thành một điệu rên…
Cả tiểu đội tôi chỉ một mình tôi còn sống
Những người đã rên theo điệu quân hành của anh
Đã ngã xuống
Như những anh hùng
Trong những bài ca bất tử của anh!…
Những năm tháng trường chinh
Nằm gai nếm mật
Chúng tôi thường mơ đến Anh
Như trẻ nhỏ mơ những anh hùng truyền thuyết
Chúng tôi thường mơ…
Một hôm nào đó
Nhạc sĩ Văn Cao bị bốn bề súng giặc
Chúng tôi sẽ xông ra lấy ngực che đạn cho anh!
Chúng tôi thường mơ…
Trên chiến trường quê hương Trị Thiên
Chúng tôi sẽ đánh một trận lừng danh đất nước
Trên sông Hương, sông Thạch Hãn, sông Bồ…
Để anh về anh viết trường ca
Như trường ca Sông Lô…
Anh Văn Cao
Cuộc đời tôi quá hiếm hoi niềm vui
Hiếm hoi hạnh phúc
Niềm vui lớn nhất
Hạnh phúc lớn nhất
Đời tôi
Là dược gặp Anh!
Được thay mặt những người đồng đội đã khuất
Nói với anh một lời gan ruột:
Tình chúng tôi yêu anh
Cả tiểu đội tôi chỉ còn mắt với răng
Như một đồng ca chúng tôi lên cơn sốt rét
Lên cơn sốt rét, Chúa Trời cũng phải rên
Chúng tôi hát:
Bao chiến sĩ anh hùng!…
Có một điều anh không bao giờ ngờ được
Chúng tôi đã cải biên khúc quân hành bão táp của anh
Thành nhạc không lời
Thành một điệu rên…
Cả tiểu đội tôi chỉ một mình tôi còn sống
Những người đã rên theo điệu quân hành của anh
Đã ngã xuống
Như những anh hùng
Trong những bài ca bất tử của anh!…
Những năm tháng trường chinh
Nằm gai nếm mật
Chúng tôi thường mơ đến Anh
Như trẻ nhỏ mơ những anh hùng truyền thuyết
Chúng tôi thường mơ…
Một hôm nào đó
Nhạc sĩ Văn Cao bị bốn bề súng giặc
Chúng tôi sẽ xông ra lấy ngực che đạn cho anh!
Chúng tôi thường mơ…
Trên chiến trường quê hương Trị Thiên
Chúng tôi sẽ đánh một trận lừng danh đất nước
Trên sông Hương, sông Thạch Hãn, sông Bồ…
Để anh về anh viết trường ca
Như trường ca Sông Lô…
Anh Văn Cao
Cuộc đời tôi quá hiếm hoi niềm vui
Hiếm hoi hạnh phúc
Niềm vui lớn nhất
Hạnh phúc lớn nhất
Đời tôi
Là dược gặp Anh!
Được thay mặt những người đồng đội đã khuất
Nói với anh một lời gan ruột:
Tình chúng tôi yêu anh
Chép nguyên xi một bài thơ dài của tác giả khác vào bài viết của mình có thể
xem là một sự lạm dụng. Nhưng, tôi thấy bài thơ hay quá, chỉ riêng nó đã nói được
hơn nhiều lần về Văn Cao so với bài viết lê thê này. Cho nên tôi vẫn cứ xin
chép để sự suy tôn Văn Cao càng được nhân lên.
VIII.
Những dự báo đã thành hiện thực
Tưởng cũng nên hơn một lần nhắc lại rằng Văn Cao không chỉ là một nghệ sĩ tài ba mà còn là một nhà khoa học. Ông luôn cổ vũ, biểu dương cái mới. Ông có tư duy khoa học và diễn giải cũng rất khoa học:
“Cái mới đâu phải là những cái không sẵn có. Sự làm mới những cái sẵn có cũng là một phương pháp sáng tạo”, “…Một trong những hướng xây dựng nhân vật là đào tạo cho xã hội những người biết khai thác, khám phá, phân tích thực tế và mở đường cho tương lai” (Mấy ý nghĩ về thơ).
Ông có nhãn quan vượt thời đại, có tầm dự báo chính xác đến ngạc nhiên.
Cách mạng Tháng Tám vừa thành công, ông đã dự báo ngay về những binh chủng hiện đại sẽ có trong lực lượng vũ trang của ta qua Bài ca chiến sĩ hải quân, Không quân Việt Nam. Còn ở chiến khu chống Pháp với những nhóm quân so với quân đội Pháp chỉ như “châu chấu đá voi” mà ông đã hình dung cái buổi tiến về Hà Nội rõ rệt như đang diễn ra trước mắt: “Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về. Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào chảy dòng sương sớm long lanh… Khi đoàn quân tiến về là đêm tan dần. Như mùa xuân xuống cành, đường nghe gió về, Hà Nội bừng Tiến quân Ca” (Tiến về Hà Nội - 1949). Hát bài hát lên, người hát ngày ấy, khi chưa được trở về Hà Nội, hay bây giờ đều như thấy mình đang thật sung sướng đứng giữa rừng cờ hoa ngày Thủ đô giải phóng.
Điều kỳ lạ hơn là ông không chỉ dự báo lạc quan mà còn cảnh báo được những ẩn hoạ đằng sau tấm huân chương. Ông nói như Kinh Dịch:
VIII.
Những dự báo đã thành hiện thực
Tưởng cũng nên hơn một lần nhắc lại rằng Văn Cao không chỉ là một nghệ sĩ tài ba mà còn là một nhà khoa học. Ông luôn cổ vũ, biểu dương cái mới. Ông có tư duy khoa học và diễn giải cũng rất khoa học:
“Cái mới đâu phải là những cái không sẵn có. Sự làm mới những cái sẵn có cũng là một phương pháp sáng tạo”, “…Một trong những hướng xây dựng nhân vật là đào tạo cho xã hội những người biết khai thác, khám phá, phân tích thực tế và mở đường cho tương lai” (Mấy ý nghĩ về thơ).
Ông có nhãn quan vượt thời đại, có tầm dự báo chính xác đến ngạc nhiên.
Cách mạng Tháng Tám vừa thành công, ông đã dự báo ngay về những binh chủng hiện đại sẽ có trong lực lượng vũ trang của ta qua Bài ca chiến sĩ hải quân, Không quân Việt Nam. Còn ở chiến khu chống Pháp với những nhóm quân so với quân đội Pháp chỉ như “châu chấu đá voi” mà ông đã hình dung cái buổi tiến về Hà Nội rõ rệt như đang diễn ra trước mắt: “Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về. Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào chảy dòng sương sớm long lanh… Khi đoàn quân tiến về là đêm tan dần. Như mùa xuân xuống cành, đường nghe gió về, Hà Nội bừng Tiến quân Ca” (Tiến về Hà Nội - 1949). Hát bài hát lên, người hát ngày ấy, khi chưa được trở về Hà Nội, hay bây giờ đều như thấy mình đang thật sung sướng đứng giữa rừng cờ hoa ngày Thủ đô giải phóng.
Điều kỳ lạ hơn là ông không chỉ dự báo lạc quan mà còn cảnh báo được những ẩn hoạ đằng sau tấm huân chương. Ông nói như Kinh Dịch:
Những bó hoa mang tới
chúc tụng
Thành công một con người
Hàng ngày hàng ngày
Xây thành cái mồ chôn
Con người thành công ấy
Đôi khi người ta bị giết
bằng những bó hoa
(Những bó hoa, 17.3.1974)
chúc tụng
Thành công một con người
Hàng ngày hàng ngày
Xây thành cái mồ chôn
Con người thành công ấy
Đôi khi người ta bị giết
bằng những bó hoa
(Những bó hoa, 17.3.1974)
Điều cảnh báo này không ngờ nghiệm rất đúng ngay cả cho ông Tổng Bí thư Đảng nước
ta sau chiến thắng 1975!
Ông nói vừa như về khoa học tự nhiên, vừa như giảng giải triết học:
Ông nói vừa như về khoa học tự nhiên, vừa như giảng giải triết học:
Tin tất cả và hoài nghi tất cả
Chúng ta là những kẻ chài quen biển
Thấy ngọn lửa quay đầu
Biết bão táp đang trở mình trên mặt sóng
(Những ngày báo hiệu mùa xuân)
Chúng ta là những kẻ chài quen biển
Thấy ngọn lửa quay đầu
Biết bão táp đang trở mình trên mặt sóng
(Những ngày báo hiệu mùa xuân)
Thì ngọn lửa quả đã quay đầu rồi. Quay về kinh tế thị trường, về tư bản hoang
dã; chỉ còn cái khẩu hiệu dối lòng được giương lên thật cao: Định hướng xã hội
chủ nghiã!
Sau cái chết khó hiểu của Vũ Quý, ông giật mình nhận ra trong cuộc đời, và ngay trong Đảng của ông:
Sau cái chết khó hiểu của Vũ Quý, ông giật mình nhận ra trong cuộc đời, và ngay trong Đảng của ông:
Tôi đã nhìn thấy chung quanh tất cả
Những con người và con vật
Dũng cảm và hèn nhát
Cao quý và ty tiện
Trung thực và bất lương
(Trong mùa xuân đời tôi)
Những con người và con vật
Dũng cảm và hèn nhát
Cao quý và ty tiện
Trung thực và bất lương
(Trong mùa xuân đời tôi)
Ông thảng thốt tố cáo:
Trong những ngày khó khăn chồng chất
Kẻ thù của chúng ta xuất hiện
Những con rồng đất khi đỏ, khi xanh
Lẫn trong hàng ngũ
Những con bói cá
Đậu trên những dây buồm
Đang đo mực nước
Những con bạch tuộc
Bao tay chân cố dìm một con người
Đất nước đang lên da lên thịt
Đất nước còn đang nhỏ máu ngày ngày
Ta muốn gói cuộc đời gọn gàng như trái vải
Đã thấy loài sâu nằm tròn trong cuống
Chúng muốn các em nhỏ mới biết đi phải rụng
Mòn mỏi dần sức vỡ đất khai hoang
Làm rỗng những con người lụi dần niềm hy vọng
Héo dần mầm sáng tạo mất phẩm giá con người
Chúng nó ở bên ta trong ta lén lút
Đào rỗng từng kho tiền gạo thuốc men
Tôi đã thấy từng mặt từng tên xâu chuỗi
Tôi sẽ vạch từng tên từng mặt
Hãy dừng lại
Những tên muốn ôm cây mùa xuân không cho mọc
Những tên muốn cây to che cớm mầm non
(Những người trên cửa biển)
Kẻ thù của chúng ta xuất hiện
Những con rồng đất khi đỏ, khi xanh
Lẫn trong hàng ngũ
Những con bói cá
Đậu trên những dây buồm
Đang đo mực nước
Những con bạch tuộc
Bao tay chân cố dìm một con người
Đất nước đang lên da lên thịt
Đất nước còn đang nhỏ máu ngày ngày
Ta muốn gói cuộc đời gọn gàng như trái vải
Đã thấy loài sâu nằm tròn trong cuống
Chúng muốn các em nhỏ mới biết đi phải rụng
Mòn mỏi dần sức vỡ đất khai hoang
Làm rỗng những con người lụi dần niềm hy vọng
Héo dần mầm sáng tạo mất phẩm giá con người
Chúng nó ở bên ta trong ta lén lút
Đào rỗng từng kho tiền gạo thuốc men
Tôi đã thấy từng mặt từng tên xâu chuỗi
Tôi sẽ vạch từng tên từng mặt
Hãy dừng lại
Những tên muốn ôm cây mùa xuân không cho mọc
Những tên muốn cây to che cớm mầm non
(Những người trên cửa biển)
Những kẻ Đào rỗng từng kho tiền gạo thuốc men như Trần Dụ Châu ngày ấy,
nay nhung nhúc trong Đảng, trong xã hội ai cũng thấy; nhưng còn Những con
rồng đất khi đỏ khi xanh, khi ngả theo Liên Xô, khi sà vào lòng Trung Quốc; gõ
mõ thật to để tụng niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” mà thực tế ngược lại Hồ Chí
Minh; thậm chí đã từng tổ chức hãm hại Người; Những tên muốn ôm cây mùa
xuân không cho mọc. Những tên muốn cây to che cớm mầm non. Làm rỗng những
con người lụi dần niềm hy vọng. Héo dần mầm sáng tạo mất phẩm giá con người thì
đâu có dễ vạch mặt chỉ tên, vì chúng là Những con bói cá. Đậu (tít) trên
những dây buồm. Chúng là bọn hãnh tiến, là những tên cơ hội nguy hiểm nhưng lại
đủ quyền đủ thế để lu loa người chân chính là cơ hội. Đối với đất nước, với dân
tộc, chúng là thế lực phản động nhưng lại oang oang vu khống những người nghĩa
khí là phản quốc, phản Đảng, thậm chí là gián điệp!
Có lúc Văn Cao đã dám rụt rè vạch mặt một trong những tên đầu xỏ bậc thầy đó:
Có lúc Văn Cao đã dám rụt rè vạch mặt một trong những tên đầu xỏ bậc thầy đó:
Tôi đã gặp lại anh
Im lìm như một bức ảnh
Người anh dẹt như một con dao
Gây nhiều vết thương cho bạn hữu
Anh mang trong tôi nhiều bộ mặt
Đâu là cái cuối cùng
Chỉ còn hai con mắt
Trắng dã không thể dối lừa
(Về một người, 1960)
Im lìm như một bức ảnh
Người anh dẹt như một con dao
Gây nhiều vết thương cho bạn hữu
Anh mang trong tôi nhiều bộ mặt
Đâu là cái cuối cùng
Chỉ còn hai con mắt
Trắng dã không thể dối lừa
(Về một người, 1960)
Nhìn vào bức chân dung ai cũng nhận ra được một nhân vật tác oai tác quái một
thời, nhưng không ai dám nói thẳng tên ông ta. Ông ta đã từng hãm hại rất nhiều
hiền tài, kể cả những công thần đại danh của cách mạng, đến như tướng Võ Nguyên
Giáp.
Nhưng rồi, chắc chắn lịch sử sẽ phán xử công minh.
Thật chua xót khi cho đến ngày nay, nhìn lên, ta chỉ thấy:
Nhưng rồi, chắc chắn lịch sử sẽ phán xử công minh.
Thật chua xót khi cho đến ngày nay, nhìn lên, ta chỉ thấy:
Còn lại những đám khói đen
Đọng giữa trời sương sớm
(Ai biết Hải Phòng là đâu)
Đọng giữa trời sương sớm
(Ai biết Hải Phòng là đâu)
Cho đến ngày nay dân tộc ta vẫn phải
Đêm đêm cầu nguyện bên đèn
Chưa thấy ngày mai hửng sáng
Chỉ thấy những xác thiêu thân
Chết trên mặt bìa những cuốn sách kinh
Những pho tượng không bao giờ nói
Hai con mắt nhìn an ủi
Ngón tay không chỉ rõ đường
(Tình yêu và khát vọng, 1956)
Chưa thấy ngày mai hửng sáng
Chỉ thấy những xác thiêu thân
Chết trên mặt bìa những cuốn sách kinh
Những pho tượng không bao giờ nói
Hai con mắt nhìn an ủi
Ngón tay không chỉ rõ đường
(Tình yêu và khát vọng, 1956)
Đánh giá về Văn Cao viễn kiến, tôi thật tâm đắc với Nguyễn Thuỵ Kha khi ông viết:
“Tôi nhớ câu thơ của nhà thơ Liên Xô Andrei Voznesensky: “Không thể chịu được khi không có tài năng - nhưng khi có tài năng lại cũng không chịu được”. Thật không muốn nhắc lại những gì đã qua, nhưng trong ngót nửa thế kỷ này ta không thật sự nuôi dưỡng những tài năng lớn. Tầm nhìn thiển cận đã tự làm nghèo mình đi bao nhiêu. Cũng là tài năng thơ nhưng có người suốt một thời chỉ nhằm tạo ra hiệu quả trước mắt cho cách mạng. Hành động đáng quý đó xẩy ra với Maiacovski ở Liên Xô, với cụ Pham Bội Châu, Phan Chu Trinh ở Việt Nam. Nhưng không tạo ra hiệu quả kịp thời không có nghĩa là chống lại cách mạng, mà chính họ - những nghệ sĩ ấy muốn đem lại cho cách mạng những giá trị đích thực và dài lâu. Hành động đó cũng đáng quý như hành động kể trên. Không so sánh tài năng, chỉ đồng nhất hiện tượng, có thể kể ra ở Liên Xô cũ là Boris Pasternak, còn ở Việt Nam là Văn Cao và một số tài năng cùng thế hệ anh”.
IX.
“Có lúc nước mắt không thể chảy ra ngoài được”
Sau suốt một đời hô hào dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than. Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới và bản thân đã từng xả thân chiến đấu cho độc lập dân tộc, cho cái chân, cái thiện, cái mỹ, Văn Cao đã từng có thời khắc được ngợi lên khúc khải hoàn ca:
“Tôi nhớ câu thơ của nhà thơ Liên Xô Andrei Voznesensky: “Không thể chịu được khi không có tài năng - nhưng khi có tài năng lại cũng không chịu được”. Thật không muốn nhắc lại những gì đã qua, nhưng trong ngót nửa thế kỷ này ta không thật sự nuôi dưỡng những tài năng lớn. Tầm nhìn thiển cận đã tự làm nghèo mình đi bao nhiêu. Cũng là tài năng thơ nhưng có người suốt một thời chỉ nhằm tạo ra hiệu quả trước mắt cho cách mạng. Hành động đáng quý đó xẩy ra với Maiacovski ở Liên Xô, với cụ Pham Bội Châu, Phan Chu Trinh ở Việt Nam. Nhưng không tạo ra hiệu quả kịp thời không có nghĩa là chống lại cách mạng, mà chính họ - những nghệ sĩ ấy muốn đem lại cho cách mạng những giá trị đích thực và dài lâu. Hành động đó cũng đáng quý như hành động kể trên. Không so sánh tài năng, chỉ đồng nhất hiện tượng, có thể kể ra ở Liên Xô cũ là Boris Pasternak, còn ở Việt Nam là Văn Cao và một số tài năng cùng thế hệ anh”.
IX.
“Có lúc nước mắt không thể chảy ra ngoài được”
Sau suốt một đời hô hào dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than. Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới và bản thân đã từng xả thân chiến đấu cho độc lập dân tộc, cho cái chân, cái thiện, cái mỹ, Văn Cao đã từng có thời khắc được ngợi lên khúc khải hoàn ca:
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người
(Mùa xuân đầu tiên)
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người
(Mùa xuân đầu tiên)
Tuy vậy, trên kia vẫn là tiếng kêu buồn của ông gửi trần thế mà tất cả những
lương tri còn lại trên đời không thể không xót xa, trăn trở:
Có lúc
một mình một dao giữa rừng đêm không sợ hổ
có lúc
ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt
có lúc
nước mắt không thể chảy ra ngoài được
(Có lúc, 1.1963)
một mình một dao giữa rừng đêm không sợ hổ
có lúc
ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt
có lúc
nước mắt không thể chảy ra ngoài được
(Có lúc, 1.1963)
Suốt gần hai chục năm trời, ngoại trừ quốc ca, hầu như các bài hát của Văn Cao
không còn được hát, thơ Văn Cao không thấy được in. Ông phải lao đao mưu sinh bằng
vẽ bìa sách, minh hoạ báo, sáng tác nhãn diêm, tem thư… Tất cả đều không được
ghi bút danh thật mà chỉ có chữ “Văn”.
Nhà Văn Sơn Tùng kể, có hôm ông lếch thếch đi bộ từ nhà sang gõ cửa gọi vợ mình: “Chị Mai ơi ! Chị còn tiền đi chợ không, đem mua cút rượu về đây uống, mai kia có nhuận bút cái tranh minh hoạ ở báo Văn Nghệ tôi lại đưa chị”.
Trong những cuốn sách ký tặng nhà văn Sơn Tùng, có cuốn ghi: “Thân mến gửi anh chị Sơn Tùng tập nhạc này để nhớ nhiều ngày đã ăn cơn nhạt” (Xuân Canh Thân).
Một hôm khác, đã gần khuya, bỗng có tiếng đập cửa nghe rất hung bạo. Vừa mở cửa, thấy sững người vì trước khung cửa là một khuôn người lực lưỡng, mặt méo mó như có sẹo. Lấp ló phía sau là Văn Cao rã rời, không còn thần sắc. Hắn nắm cánh tay đẩy Văn Cao vào:
“Khượt rồi. Bảo đưa về nhà với vợ, không chịu. Chỉ đường đưa tới đây!”
Lúc tỉnh dậy, Văn Cao rùng rợn kể lại chuyện có người đến nhà rủ ra quán. Một bọn hùa nhau đổ cho Văn Cao thật say rồi gọi xich lô chở đi. Rã rượu, Văn Cao nhận ra hình như đang nằm trong một cái động nhà thổ, ghê sợ lắm. (Người ta dễ dàng liên tưởng đến vụ kéo nhà thơ Bùi Minh Quốc đi hát Karaoke và vụ rủ tướng Trần Độ đến khách sạn Hữu Nghị để bố trí quay phim, chụp ảnh.)
Vì sao Văn Cao có thời gian dài “ngồi chơi xơi nước”, có nhiều ngày ăn cơm nhạt? Quả tình Văn Cao chưa hề bị tù như Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Phùng Cung… Nhưng đối với những trí thức như Văn Cao, cái đòn “đắm đuối người trên cạn mà chơi” còn độc ác, còn gây đau khổ gấp mấy lần tù giam lỏng.
Một số anh em trẻ hỏi tôi lý do Văn Cao bị xử lý. Câu trả lời của tôi nói chung không đủ sức thuyết phục và họ đều cho rằng tôi không nắm được vấn đề. Tôi đi hỏi thêm một số người được xem là có dính dáng đến Nhân văn Giai phẩm. Chẳng câu trả lời nào nghe cho thật có lý.
Chính bản thân Văn Cao cũng không hiểu vì sao:
Nhà Văn Sơn Tùng kể, có hôm ông lếch thếch đi bộ từ nhà sang gõ cửa gọi vợ mình: “Chị Mai ơi ! Chị còn tiền đi chợ không, đem mua cút rượu về đây uống, mai kia có nhuận bút cái tranh minh hoạ ở báo Văn Nghệ tôi lại đưa chị”.
Trong những cuốn sách ký tặng nhà văn Sơn Tùng, có cuốn ghi: “Thân mến gửi anh chị Sơn Tùng tập nhạc này để nhớ nhiều ngày đã ăn cơn nhạt” (Xuân Canh Thân).
Một hôm khác, đã gần khuya, bỗng có tiếng đập cửa nghe rất hung bạo. Vừa mở cửa, thấy sững người vì trước khung cửa là một khuôn người lực lưỡng, mặt méo mó như có sẹo. Lấp ló phía sau là Văn Cao rã rời, không còn thần sắc. Hắn nắm cánh tay đẩy Văn Cao vào:
“Khượt rồi. Bảo đưa về nhà với vợ, không chịu. Chỉ đường đưa tới đây!”
Lúc tỉnh dậy, Văn Cao rùng rợn kể lại chuyện có người đến nhà rủ ra quán. Một bọn hùa nhau đổ cho Văn Cao thật say rồi gọi xich lô chở đi. Rã rượu, Văn Cao nhận ra hình như đang nằm trong một cái động nhà thổ, ghê sợ lắm. (Người ta dễ dàng liên tưởng đến vụ kéo nhà thơ Bùi Minh Quốc đi hát Karaoke và vụ rủ tướng Trần Độ đến khách sạn Hữu Nghị để bố trí quay phim, chụp ảnh.)
Vì sao Văn Cao có thời gian dài “ngồi chơi xơi nước”, có nhiều ngày ăn cơm nhạt? Quả tình Văn Cao chưa hề bị tù như Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Phùng Cung… Nhưng đối với những trí thức như Văn Cao, cái đòn “đắm đuối người trên cạn mà chơi” còn độc ác, còn gây đau khổ gấp mấy lần tù giam lỏng.
Một số anh em trẻ hỏi tôi lý do Văn Cao bị xử lý. Câu trả lời của tôi nói chung không đủ sức thuyết phục và họ đều cho rằng tôi không nắm được vấn đề. Tôi đi hỏi thêm một số người được xem là có dính dáng đến Nhân văn Giai phẩm. Chẳng câu trả lời nào nghe cho thật có lý.
Chính bản thân Văn Cao cũng không hiểu vì sao:
Tại sao tôi chạy?
tôi không hiểu tôi
cả phố đuổi theo tôi
xe cộ đuổi theo tôi
tôi chạy bạt mạng
gần hết đời
tới chỗ chỉ còn gục xuống
tỉnh dậy mồ hôi chảy
tôi lại thấy tôi là người chưa phạm tội
tôi rơi vào mạng nhện
mạng nhện cuốn lấy tôi
không còn cách gì gỡ được
tôi như con sâu tằm
cuộc đời cứ như thế
muốn phá cái mạng nhện
tôi không đủ tay
(Ba biến khúc tuổi 65)
xe cộ đuổi theo tôi
tôi chạy bạt mạng
gần hết đời
tới chỗ chỉ còn gục xuống
tỉnh dậy mồ hôi chảy
tôi lại thấy tôi là người chưa phạm tội
tôi rơi vào mạng nhện
mạng nhện cuốn lấy tôi
không còn cách gì gỡ được
tôi như con sâu tằm
cuộc đời cứ như thế
muốn phá cái mạng nhện
tôi không đủ tay
(Ba biến khúc tuổi 65)
Cho đến bây giờ, được lạc vào Thiên Thai rồi, chắc Văn Cao càng không
thể nào hiểu được. Chỉ còn vọng lại những tiếng kêu buồn thảm thiết:
Tôi chỉ còn thoảng nhớ
Một cái nhớ thuộc về cơ thể
Những vết roi còn nằm trong da thịt nhiều năm
Những tiếng chửi vọng suốt thời tôi sống
(Không nhớ, 19.12.1963)
Chúng ta ngủ tìm một cơn mộng
Quên một ban ngày đã qua
Một cái nhớ thuộc về cơ thể
Những vết roi còn nằm trong da thịt nhiều năm
Những tiếng chửi vọng suốt thời tôi sống
(Không nhớ, 19.12.1963)
Chúng ta ngủ tìm một cơn mộng
Quên một ban ngày đã qua
nhọc nhằn chịu đựng
(Quên, 25.6.1957)
Không
đất này mọc lên
từ
nước mắt!
(Quy Nhơn 3, 15.4.1985)
đất này mọc lên
từ
nước mắt!
(Quy Nhơn 3, 15.4.1985)
Nhưng Văn Cao dứt khoát không bi luỵ, không rã rời. Ông tự dằn vặt mình. Ông quằn
quại vươn lên trong tột cùng đau khổ một cách kiên cường:
Khi đêm tối tất cả người tôi thức dậy
Những đam mê quên ngủ suốt ngày
(Thức dậy, 2.3.1964)
Tôi đã mất sắc da tuổi trẻ
Nhưng một tôi đã rắn chắc lại rồi
Mùa xuân không kịp nở
Mãi trong tôi
Những tháng ngày khát khao hy vọng
(Trong mùa xuân đời tôi, 9.10.1959)
Mùa xuân đi qua không nở được
Còn giữ lại mãi cái mầm trong suốt đời tôi
Như một mầu luyến tiếc
Nhưng một ngọn lửa nhen cứ bùng lên
Những đam mê quên ngủ suốt ngày
(Thức dậy, 2.3.1964)
Tôi đã mất sắc da tuổi trẻ
Nhưng một tôi đã rắn chắc lại rồi
Mùa xuân không kịp nở
Mãi trong tôi
Những tháng ngày khát khao hy vọng
(Trong mùa xuân đời tôi, 9.10.1959)
Mùa xuân đi qua không nở được
Còn giữ lại mãi cái mầm trong suốt đời tôi
Như một mầu luyến tiếc
Nhưng một ngọn lửa nhen cứ bùng lên
mãi mãi
Cho đến khi nào chết đi nó vẫn chưa nở được
Để phải mọc lên trên mồ hôi những bông hoa trắng nhất
Cho tuổi trẻ ngày sau thấy một mùa xuân
đã mất
Trong một chiến tranh
Để xây ngày mai hạnh phúc
Họ hái mãi những bông hoa trắng đó
Và sống thêm phần hạnh phúc của tôi
(Mùa xuân không nở, 8.1957)
Để phải mọc lên trên mồ hôi những bông hoa trắng nhất
Cho tuổi trẻ ngày sau thấy một mùa xuân
đã mất
Trong một chiến tranh
Để xây ngày mai hạnh phúc
Họ hái mãi những bông hoa trắng đó
Và sống thêm phần hạnh phúc của tôi
(Mùa xuân không nở, 8.1957)
Đầy đọa một Nguyễn Văn Cao - bậc tiền bối của cách mạng - là sự chà đạp lương
tri một cách tàn ác, làm nhơ danh Đảng. Bóp nghẹt cái Mùa Xuân Văn Cao của đất
nước, của dân tộc, làm cho nó không thể nào nở được càng có tội bội phần lớn
hơn đối với nhân dân Việt Nam.
Ai biết được còn bao nhiêu Sông Lô, bao nhiêu Thiên Thai… đã nghẹn lại, không thể ra đời. Và như thế đất nước đã mất đi bao nhiêu cái có thể còn quý giá hơn những gì đã biết của Văn Cao!
Vậy mà sao cho đến bây giờ cũng chỉ có được mấy giọt cảm thương một cách rất rụt rè kiểu như thế này: “Một nghệ sĩ chân chính như Văn Cao không thể không day dứt trước bao nhiêu cái gọi là ‘thói đời’. Tất cả những người cùng thời với Văn Cao - chúng ta đều hiểu ý nghĩa của Đai hội VI. Vậy những ‘thói đời’ gì? Sao lại để mãi đến Đại hội VI mới sửa một phần ‘thói đời’” (Trần Bạch Đằng).
Nhìn lại một thân phận Văn Cao ở Việt Nam, ta không thể không liên tưởng đến Boris Pasternak ở Liên Xô. Sau khi cuốn tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago dược trao giải thưởng Nobel, bỗng dưng B. Pasternak cũng bị nhâu nhâu chửi bới, bị đuổi khỏi Hội Nhà Văn Liên Xô, bị đe dọa trục xuất khỏi đất nước.
Như Văn Cao, Pasternak đã từng kêu khóc thảm thương trong bài thơ Giải thưởng Nobel:
Ai biết được còn bao nhiêu Sông Lô, bao nhiêu Thiên Thai… đã nghẹn lại, không thể ra đời. Và như thế đất nước đã mất đi bao nhiêu cái có thể còn quý giá hơn những gì đã biết của Văn Cao!
Vậy mà sao cho đến bây giờ cũng chỉ có được mấy giọt cảm thương một cách rất rụt rè kiểu như thế này: “Một nghệ sĩ chân chính như Văn Cao không thể không day dứt trước bao nhiêu cái gọi là ‘thói đời’. Tất cả những người cùng thời với Văn Cao - chúng ta đều hiểu ý nghĩa của Đai hội VI. Vậy những ‘thói đời’ gì? Sao lại để mãi đến Đại hội VI mới sửa một phần ‘thói đời’” (Trần Bạch Đằng).
Nhìn lại một thân phận Văn Cao ở Việt Nam, ta không thể không liên tưởng đến Boris Pasternak ở Liên Xô. Sau khi cuốn tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago dược trao giải thưởng Nobel, bỗng dưng B. Pasternak cũng bị nhâu nhâu chửi bới, bị đuổi khỏi Hội Nhà Văn Liên Xô, bị đe dọa trục xuất khỏi đất nước.
Như Văn Cao, Pasternak đã từng kêu khóc thảm thương trong bài thơ Giải thưởng Nobel:
Tôi chết sững như con thú bị lùa
Đâu đây có người, tự do, ánh sáng
Còn sau lưng tôi là tiếng xua đuổi ồn ào
Mà tôi không có ngả nào thoát ra…
Tôi đã làm gì xấu xa
Tôi sát nhân, tàn bạo?
Tôi đã bắt cả thế gian phải khóc
Thương vẻ đẹp quê tôi…
Với vòng dây thế này ở cổ
Tôi vẫn còn ước ao:
Cánh tay phải của tôi
Lau nước mắt giùm tôi
Đâu đây có người, tự do, ánh sáng
Còn sau lưng tôi là tiếng xua đuổi ồn ào
Mà tôi không có ngả nào thoát ra…
Tôi đã làm gì xấu xa
Tôi sát nhân, tàn bạo?
Tôi đã bắt cả thế gian phải khóc
Thương vẻ đẹp quê tôi…
Với vòng dây thế này ở cổ
Tôi vẫn còn ước ao:
Cánh tay phải của tôi
Lau nước mắt giùm tôi
Người ta cũng đã tìm mãi mà không hiểu B. Pasternak phạm tội gì, ngoại trừ mấy
dòng sau đây trong cuốn Bác sĩ Zhivago:
“Tai họa chính, căn nguyên của cái ác trong tương lai là việc mất tin vào giá trị của ý kiến cá nhân mình. Người ta tưởng rằng đã qua rồi cái thời cần làm theo sự mách bảo của đạo đức, tưởng rằng bây giờ phải hót theo giọng điệu chung và sống bằng quan niệm của kẻ khác, những quan niệm bị gán ép cho hết thảy mọi người.”
Đồng thanh tương ứng, Văn Cao cũng từng viết:
“Người làm thơ biết thành lập cho mình một cá tính trong suy nghĩ, trong tình cảm, trong cảm giác những điều mới lạ bao nhiêu là làm phong phú thêm cho người đọc về mặt tư tưởng, cảm xúc hay cảm giác .” (Mấy ý nghĩ về thơ, 1957)
Thì ra, dù biết vì nhân dân quên mình, xả thân đi làm cách mạng nhưng lại không biết khom lưng cúi đầu, làm nô lệ cho những thế lực nhân danh Đảng; lại còn, giống như B. Pasternak, biểu dương cá tính, kêu gọi tôn trọng cái tôi, bênh vực quyền con người thì trong cái chế độ tập trung dân chủ, Văn Cao tất phải mang thân phận Văn Cao.
Tuy nhiên, Mùa Thu tuồng như đã lại đến. Cái Mùa Thu buồn vui lẫn lộn. Cứ thấy miên man như Văn Cao:
“Tai họa chính, căn nguyên của cái ác trong tương lai là việc mất tin vào giá trị của ý kiến cá nhân mình. Người ta tưởng rằng đã qua rồi cái thời cần làm theo sự mách bảo của đạo đức, tưởng rằng bây giờ phải hót theo giọng điệu chung và sống bằng quan niệm của kẻ khác, những quan niệm bị gán ép cho hết thảy mọi người.”
Đồng thanh tương ứng, Văn Cao cũng từng viết:
“Người làm thơ biết thành lập cho mình một cá tính trong suy nghĩ, trong tình cảm, trong cảm giác những điều mới lạ bao nhiêu là làm phong phú thêm cho người đọc về mặt tư tưởng, cảm xúc hay cảm giác .” (Mấy ý nghĩ về thơ, 1957)
Thì ra, dù biết vì nhân dân quên mình, xả thân đi làm cách mạng nhưng lại không biết khom lưng cúi đầu, làm nô lệ cho những thế lực nhân danh Đảng; lại còn, giống như B. Pasternak, biểu dương cá tính, kêu gọi tôn trọng cái tôi, bênh vực quyền con người thì trong cái chế độ tập trung dân chủ, Văn Cao tất phải mang thân phận Văn Cao.
Tuy nhiên, Mùa Thu tuồng như đã lại đến. Cái Mùa Thu buồn vui lẫn lộn. Cứ thấy miên man như Văn Cao:
Nắng chuyển dần
trên thềm đá cũ
mùa thu năm nay
không mưa ngâu.
không mưa ngâu.
Mùa Thu, Trung thu 1992
Nguyễn Thanh Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét