NHẠC SĨ HOÀNG QUỐC BẢO: KHÚC VÔ THANH
Khi những tiếng nhạc của các ca khúc thời “Tịnh Tâm Khúc” bắt đầu rơi vào dòng thời gian miên viễn, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo - sau hơn hai thập niên giữ im lặng - bây giờ xuất hiện trở lại, và cho phát hành đĩa nhạc “Khúc Vô Thanh.”
Phải chăng, khúc vô thanh có nghĩa là cây đàn guitar phải treo lên vách để phơi bụi sau một thời của những tình ca tuyệt vời?
Các tình khúc thời xa xưa của Hoàng Quốc Bảo hiện vẫn còn nghe được trên mạng YouTube, trong đó có những tiếng nhạc tha thiết tới mức, như dường là, chỉ cần hát thêm một câu nữa là có thể dây đàn tự động sẽ đứt vì không chịu đựng nỗi các cảm xúc trong hồn.
Cảm giác đó có thể thấy được khi bạn nghe ca khúc “Người Về Như Bụi” - trong đó, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo đã chép xuống những dòng đẹp và buồn như cổ thi, với, “Người về như bụi mờ. Vàng trang sách xưa. Người về như mưa. Soi tìm dấu cũ. Người về như mưa. Người về như mưa. Tôi buồn như cỏ … dại. Một đời héo khô. Lạnh lùng mưa qua…” Cũng như ở các ca khúc khác.
Và bây giờ, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo, xuất hiện trở lại trong trang phục một nhà sư của dòng Thiền Trúc Lâm. Đĩa CD nhạc cầm trên tay nhạc sĩ thiền sư này là “Khúc Vô Thanh,” kèm với tập nhạc in trên giấy đẹp, khổ lớn, kích thước 8X11 inches, dày 72 trang. Làm thế nào có thể nghe được khúc vô thanh?
Làm thế nào có thể lắng nghe được những âm thanh không âm thanh?
Mười ca khúc trong CD nhạc “Khúc Vô Thanh” của nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo thực ra là những âm thanh hiếm hoi, âm thanh trong vắt, âm thanh đầy cảm xúc và lặng lẽ của một nhà sư sau những kỳ nhập thất dài ngày, sau khi những bụi mờ trần gian đã bị gió cuốn đi. Nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo giải thích thế nào về “Khúc Vô Thanh”? Ông viết, trên một bản đề tặng, “Âm nhạc, rộn rã dâng cho người niềm vui, hay vỗ về cho đời vơi nỗi khổ. Nhưng niềm vui nỗi khổ ấy không bền. Khúc Vô Thanh, quay về tịch lặng. Nguyện làm kẻ đồng hành trên con đường giác ngộ, ở mãi với ai biết từ bỏ dục lạc thế gian, hướng về nẻo giải thoát.”
À ha… khúc vô thanh, quay về tịch lặng, hướng về nẻo giải thoát. Đây là những âm thanh của đạo, âm thanh của tịch lặng được một nhà sư ghi xuống thành nhạc.
Nếu chúng ta nhìn lại dòng văn học nghệ thuật Việt Nam, chúng ta có cảm giác rằng những thanh âm của vô thanh có vẻ như là độc quyền của các nhà sư. Có ai độc quyền được những âm thanh, hay phải chăng là sẽ rất khó bắt gặp được các âm thanh vô thanh, nếu bạn không phải là một nhà sư?
Thí dụ, như nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh với những dòng thơ của tịch tĩnh:
Tạ từ xuôi ngược bể dâu
Tạ từ danh tướng sắc màu thế gian
Non sâu đã lặng tiếng đàn
Đêm đêm nguyệt trúc gió ngàn vô thanh…
Kỳ lạ thay, những dòng thơ của nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh cũng như dường đang kể lại cuộc đời của nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo, cũng tạ từ danh tướng trần gian, rồi cũng lặng tiếng đàn hai thập niên, và rồi bây giờ trờ thành nhà sư Thích Đăng Châu để ghi xuống những nốt nhạc vô thanh.
Hãy đọc từ “Lời Tựa” trong tập nhạc Khúc Vô Thanh, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo viết, trích:
“Hai phạm trù năng và sở trong vòng Không luân, nhập thành một. Nói khác đi, Bản môn và Tích môn, nhập vào một, đạt tới chỗ Không, cứu cánh tịch lặng.
… thể nhập sâu sắc pháp môn “Phản văn văn tự tánh,” thấy hình tướng và tự tánh đều Không, Tịch lặng.
Âm nhạc đạt đến chỗ cứu cánh, tột cùng của nó, cũng vậy, là trở về với nhiên lặng, Không tính…” (trang 5)
Những dòng chữ trên, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo viết vào Mùa Xuân 2014, từ Hải Ngạn Am, ở thị trấn Oceanside, California.
Nhưng tập nhạc và CD nhạc là công trình của nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo trải qua nhiều năm - từ những cảm xúc cuối thập niên 90s khi bước vào một hiệu bán đồ cổ ở Los Angeles, nhìn thấy tượng thần âm nhạc Apsara của tín ngưỡng Bà la môn, cho tới vài năm sau, khi đi Kampuchia nhìn được các tượng thần Apsara điêu khắc trên đá ở những ngôi đền Angkor Wat… rồi cảm xúc khi hành hương tới Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ, năm 2009, nhìn bóng trăng trên cao lúc 3 giờ rưỡi sáng… rồi cảm xúc khi được nghe vị Ni sư Giải Thiện từ Việt Nam sang thăm Thiền Viện Đại Đăng và giảỉ thích cho nhạc sĩ về chữ há trong một câu trên bức hoàng phi “Chân Ngôn Há Xuất Khẩu”…
Tất cả những cảm xúc đó trôi qua trong những ngày thiền định của nhà sư Thích Đăng Châu, và khi nhà sư này một hôm bước ra khỏi thiền đường, ông nhấc cây đàn guitar đầy bụi trên vách xuống, lại nhập vai nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo, chép xuống giấy các nốt nhạc nghe rất mực lặng lẽ - và đó là nhân duyên để hình thành CD nhạc Khúc Vô Thanh.
Khúc Vô Thanh, với 10 bản nhạc, có 6 ca khúc là nhạc và lời của Hoàng Quốc Bảo.
Hai ca khúc do Hoàng Quốc Bảo phổ thơ Tuệ Sỹ, một ca khúc phổ thơ Nhất Hạnh, một ca khúc phổ thơ Hoàng Quy (bài thơ Hoàng Quy cũng là diễn theo ý thơ cổ của Bố Đại Hòa Thượng, với những dòng thi kệ bất tử của “Một bát cơm ngàn nhà, thân chơi vạn dặm xa…”). Trong các nghệ sĩ đóng góp, có phần đàn đệm piano của Tiến sĩ Âm nhạc Đỗ Bằng Lăng, các ca sĩ Quang Tuấn, Kim Tước… và hai vị ca sĩ, cũng là bác sĩ Bích Liên và Hồ Phượng Thư.
Trong tập nhạc, có nhiều tranh của Đinh Cường - một họa sĩ có nét vẽ và các gam màu rất mực tịch lặng. Nơi bìa tập nhạc Khúc Vô Thanh là một tranh Đinh Cường, nơi đó một cành sen mọc lên giữa những mảng màu xanh của trăng và nước. Một bức tốc họa, do họa sĩ Võ Đình vẽ Hoàng Quốc Bảo nhiều thập niên trước.
Và đặc biệt, Đỗ Hồng Ngọc vẽ tốc họa Hoàng Quốc Bảo, âm bản ở trang 13, và dương bản ở trang 34. Đỗ Hồng Ngọc là một bác sĩ nổi tiếng, đồng thời cũng là một trong vài nhà văn viết hay nhất về Phật Giáo. Trong khi hầu hết học giả viết về Đạo Phật chăm chú sử dụng những cái đầu uyên bác (đôi khi kèm với tâm thức cao ngạo), Đỗ Hồng Ngọc đi một hướng ngược lại: họ Đỗ viết về Đạo Phật bằng trái tim, bằng hơi thở đời thường đầy những xương da máu thịt thắm đẫm trong Lời Vàng Đức Phật. Và bây giờ, Đỗ Hồng Ngọc vẽ Hoàng Quốc Bảo, cũng bằng cảm nhận rất mực tịch lặng về Khúc Vô Thanh. Hy hữu. Rất mực hy hữu.
Phụ bản ảnh của Peter Dũng Nguyễn. Thượng Tọa Thích Tâm Chánh nhuận đính bài Tựa.
Và như thế, CD nhạc và tập nhạc Khúc Vô Thanh hoàn tất.
Nơi đây cũng cần phải nói lên một sự thật trong bài giới thiệu CD nhạc này: tôi đã từng khai thật với nhạc sĩ Trần Duy Đức rằng, “Tớ nói thiệt với bạn, tớ không phải i tờ về âm nhạc đâu, mà thiệt ra là tớ mù chữ âm nhạc. Chỉ nghe hay, thì nói là biết hay, nghe dở, nói dở… nhưng ký âm hay lý thuyết nhạc thì chẳng biết gì hết. Coi tớ như người rừng nghe nhạc cũng được.”
Với tấm lòng đơn sơ đó, tôi đã nghe nhạc Hoàng Quốc Bảo từ nhiều thập niên qua, và cảm nhận theo kiểu riêng của mình.
Bài “Giữa Mùa Trăng,” do Quang Tuấn và Hồ Phượng Thư hát là tuyệt vời. Lời rất mực đạo học, kèm với những tiếng nhạc như rơi sâu tận trong tim mình:
Nghe ngàn thu trong lá rơi
Trăng vời vợi xanh mắt người
Hạt bụi thời gian ghé chơi
Sinh tử bật lên tiếng cười…
Nhạc hay, lời hay, giọng ca hay. Hiển nhiên rằng, nhạc của Hoàng Quốc Bảo khó phổ cập trong công chúng vì nghĩa cao vời quá. Tuy rằng, nhiều ca khúc trong Khúc Vô Thanh được Hoàng Quốc Bảo sáng tác trước khi xuất gia.
Nói như thế, cũng nên nhắc rằng: phải có đại cơ duyên, phải tu thiện hạnh rất nhiều kiếp mới có thể gặp Đạo Phật, tin được Đạo Phật. Khó là như thế: Đạo Phật kén tín đồ là thế. Nhạc Hoàng Quốc Bảo cũng tương tự: nhạc của ông kén người nghe.
Nhạc Hoàng Quốc Bảo cũng cao kỳ, hệt như nhạc Cung Tiến, tuy rằng hai nhạc sĩ này ở hai phương trời âm nhạc dị biệt, và đặc biệt độc đáo còn là vì nhạc họ Hoàng mang rất nhiều hình ảnh Kinh Phật.
Hoàng Quốc Bảo đã đi một con đường rất mực gian nan, nếu nhìn theo đời thường.
Như những câu mang hình ảnh cửa Thiền trong ca khúc “Quê Nhà”: “Quê cũ mù sương khói, mưa bụi lầm một cõi biển dâu vô thường, Em hãy làm giọt nước thanh tịnh tràn yêu thương, Làm mưa rơi trên bốn mùa, lòng Không xuân mãn khai hoa… Làm hoa tên em Bát La, nghìn năm dậy hương thái hòa, Làm chuông Từ-tâm thoát xa… ở nơi đâu cũng quê nhà...”
Hình ảnh Thiền vị, kinh điển như thế… làm sao phổ nhạc cho hay được? Vậy mà Hoàng Quốc Bảo làm được theo kiểu của anh. Rất hay, rất lạ.
Ca khúc dài nhất trong CD Khúc Vô Thanh là bản “Tiếng Gầm Sư Tử Lớn” do Hoàng Quốc Bảo phổ thơ Nhất Hạnh. Đây là bài thơ nổi tiếng, nhiều người biết, với hai dòng đầu là “Mây bay… mây trắng bay, Một đóa tường vi nở.”
Trong ca khúc này, có những dòng chữ hẳn là các nhạc sĩ khác sẽ tránh né, trích:
Có Không đều như nhau
Có đã là bịa đặt
Không cũng là bịa đặt
Có Không tạo khổ đau
Có Không cho tôi cười...
Thực sự là khó để phổ nhạc. Nếu bạn đọc kỹ mấy dòng trên, sẽ thấy tất cả hình ảnh đều là trừu tượng, chỉ duy có chữ “cười” là cái gì có thể hình dung ra cụ thể.
Bởi vậy, mới thấy dòng nhạc nơi đây đi rất mực gian nan giữa các dòng chữ trừu tượng như thế…
Ca khúc cuối cùng trong tập là bản “Phù Vân Khứ Lai” - xin mời bạn đọc mấy dòng đầu tiên ca khúc này, trích:
Ngũ uẩn như mây nổi, đi về một cửa Không
Tam độc bọt nước giả, Còn mất mấy hồng trần… Sắc vốn thực là Không, Không vốn thực là Sắc… Thọ Tưởng Hành Thức kia, mây bay ngoài cửa động…
Vậy đó. Diễn lại Kinh Phật bao giờ cũng khó. Nhất là khi dùng âm nhạc.
Quả là hy hữu. Cực kỳ hy hữu.
Nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo sinh vào mùa xuân năm 1950, tại làng Rãng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, học nhạc từ nhỏ, nhưng khi rời Trung học đã vào Đại học Khoa học Sài Gòn. Trước 1975, từng làm ở Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, phân vụ truyền thanh, làm xướng ngôn viên đọc tin tức, bình luận, đọc truyện, đóng kịch truyền thanh, biên tập và Producer cho các đài phát thanh của miền Nam cho đến năm 1975. Sang Hoa Kỳ học nhạc bổ túc đó đây ở các đại học, nhưng rồi mưu sinh bằng kỹ thuật điện toán, làm thảo chương cho Nha Thủy Điện thành phố Los Angeles trong khi cuốc đất, làm vườn và thiền quán.
Trong các tác phẩm đã xuất bản, điển hình có: Vườn Tàn Phai, Sài Gòn, 1972; Tịnh Tâm Khúc, Hoa Kỳ, 1984…
Xuất gia với Hòa Thượng Thích Thanh Từ, và hiện đang hành đạo tại Thiền Viện Đại Đăng ở Quận San Diego.
Khi những tiếng nhạc của các ca khúc thời “Tịnh Tâm Khúc” bắt đầu rơi vào dòng thời gian miên viễn, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo - sau hơn hai thập niên giữ im lặng - bây giờ xuất hiện trở lại, và cho phát hành đĩa nhạc “Khúc Vô Thanh.”
Phải chăng, khúc vô thanh có nghĩa là cây đàn guitar phải treo lên vách để phơi bụi sau một thời của những tình ca tuyệt vời?
Các tình khúc thời xa xưa của Hoàng Quốc Bảo hiện vẫn còn nghe được trên mạng YouTube, trong đó có những tiếng nhạc tha thiết tới mức, như dường là, chỉ cần hát thêm một câu nữa là có thể dây đàn tự động sẽ đứt vì không chịu đựng nỗi các cảm xúc trong hồn.
Cảm giác đó có thể thấy được khi bạn nghe ca khúc “Người Về Như Bụi” - trong đó, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo đã chép xuống những dòng đẹp và buồn như cổ thi, với, “Người về như bụi mờ. Vàng trang sách xưa. Người về như mưa. Soi tìm dấu cũ. Người về như mưa. Người về như mưa. Tôi buồn như cỏ … dại. Một đời héo khô. Lạnh lùng mưa qua…” Cũng như ở các ca khúc khác.
Và bây giờ, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo, xuất hiện trở lại trong trang phục một nhà sư của dòng Thiền Trúc Lâm. Đĩa CD nhạc cầm trên tay nhạc sĩ thiền sư này là “Khúc Vô Thanh,” kèm với tập nhạc in trên giấy đẹp, khổ lớn, kích thước 8X11 inches, dày 72 trang. Làm thế nào có thể nghe được khúc vô thanh?
Làm thế nào có thể lắng nghe được những âm thanh không âm thanh?
Mười ca khúc trong CD nhạc “Khúc Vô Thanh” của nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo thực ra là những âm thanh hiếm hoi, âm thanh trong vắt, âm thanh đầy cảm xúc và lặng lẽ của một nhà sư sau những kỳ nhập thất dài ngày, sau khi những bụi mờ trần gian đã bị gió cuốn đi. Nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo giải thích thế nào về “Khúc Vô Thanh”? Ông viết, trên một bản đề tặng, “Âm nhạc, rộn rã dâng cho người niềm vui, hay vỗ về cho đời vơi nỗi khổ. Nhưng niềm vui nỗi khổ ấy không bền. Khúc Vô Thanh, quay về tịch lặng. Nguyện làm kẻ đồng hành trên con đường giác ngộ, ở mãi với ai biết từ bỏ dục lạc thế gian, hướng về nẻo giải thoát.”
À ha… khúc vô thanh, quay về tịch lặng, hướng về nẻo giải thoát. Đây là những âm thanh của đạo, âm thanh của tịch lặng được một nhà sư ghi xuống thành nhạc.
Nếu chúng ta nhìn lại dòng văn học nghệ thuật Việt Nam, chúng ta có cảm giác rằng những thanh âm của vô thanh có vẻ như là độc quyền của các nhà sư. Có ai độc quyền được những âm thanh, hay phải chăng là sẽ rất khó bắt gặp được các âm thanh vô thanh, nếu bạn không phải là một nhà sư?
Thí dụ, như nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh với những dòng thơ của tịch tĩnh:
Tạ từ xuôi ngược bể dâu
Tạ từ danh tướng sắc màu thế gian
Non sâu đã lặng tiếng đàn
Đêm đêm nguyệt trúc gió ngàn vô thanh…
Kỳ lạ thay, những dòng thơ của nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh cũng như dường đang kể lại cuộc đời của nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo, cũng tạ từ danh tướng trần gian, rồi cũng lặng tiếng đàn hai thập niên, và rồi bây giờ trờ thành nhà sư Thích Đăng Châu để ghi xuống những nốt nhạc vô thanh.
Hãy đọc từ “Lời Tựa” trong tập nhạc Khúc Vô Thanh, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo viết, trích:
“Hai phạm trù năng và sở trong vòng Không luân, nhập thành một. Nói khác đi, Bản môn và Tích môn, nhập vào một, đạt tới chỗ Không, cứu cánh tịch lặng.
… thể nhập sâu sắc pháp môn “Phản văn văn tự tánh,” thấy hình tướng và tự tánh đều Không, Tịch lặng.
Âm nhạc đạt đến chỗ cứu cánh, tột cùng của nó, cũng vậy, là trở về với nhiên lặng, Không tính…” (trang 5)
Những dòng chữ trên, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo viết vào Mùa Xuân 2014, từ Hải Ngạn Am, ở thị trấn Oceanside, California.
Nhưng tập nhạc và CD nhạc là công trình của nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo trải qua nhiều năm - từ những cảm xúc cuối thập niên 90s khi bước vào một hiệu bán đồ cổ ở Los Angeles, nhìn thấy tượng thần âm nhạc Apsara của tín ngưỡng Bà la môn, cho tới vài năm sau, khi đi Kampuchia nhìn được các tượng thần Apsara điêu khắc trên đá ở những ngôi đền Angkor Wat… rồi cảm xúc khi hành hương tới Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ, năm 2009, nhìn bóng trăng trên cao lúc 3 giờ rưỡi sáng… rồi cảm xúc khi được nghe vị Ni sư Giải Thiện từ Việt Nam sang thăm Thiền Viện Đại Đăng và giảỉ thích cho nhạc sĩ về chữ há trong một câu trên bức hoàng phi “Chân Ngôn Há Xuất Khẩu”…
Tất cả những cảm xúc đó trôi qua trong những ngày thiền định của nhà sư Thích Đăng Châu, và khi nhà sư này một hôm bước ra khỏi thiền đường, ông nhấc cây đàn guitar đầy bụi trên vách xuống, lại nhập vai nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo, chép xuống giấy các nốt nhạc nghe rất mực lặng lẽ - và đó là nhân duyên để hình thành CD nhạc Khúc Vô Thanh.
Khúc Vô Thanh, với 10 bản nhạc, có 6 ca khúc là nhạc và lời của Hoàng Quốc Bảo.
Hai ca khúc do Hoàng Quốc Bảo phổ thơ Tuệ Sỹ, một ca khúc phổ thơ Nhất Hạnh, một ca khúc phổ thơ Hoàng Quy (bài thơ Hoàng Quy cũng là diễn theo ý thơ cổ của Bố Đại Hòa Thượng, với những dòng thi kệ bất tử của “Một bát cơm ngàn nhà, thân chơi vạn dặm xa…”). Trong các nghệ sĩ đóng góp, có phần đàn đệm piano của Tiến sĩ Âm nhạc Đỗ Bằng Lăng, các ca sĩ Quang Tuấn, Kim Tước… và hai vị ca sĩ, cũng là bác sĩ Bích Liên và Hồ Phượng Thư.
Trong tập nhạc, có nhiều tranh của Đinh Cường - một họa sĩ có nét vẽ và các gam màu rất mực tịch lặng. Nơi bìa tập nhạc Khúc Vô Thanh là một tranh Đinh Cường, nơi đó một cành sen mọc lên giữa những mảng màu xanh của trăng và nước. Một bức tốc họa, do họa sĩ Võ Đình vẽ Hoàng Quốc Bảo nhiều thập niên trước.
Và đặc biệt, Đỗ Hồng Ngọc vẽ tốc họa Hoàng Quốc Bảo, âm bản ở trang 13, và dương bản ở trang 34. Đỗ Hồng Ngọc là một bác sĩ nổi tiếng, đồng thời cũng là một trong vài nhà văn viết hay nhất về Phật Giáo. Trong khi hầu hết học giả viết về Đạo Phật chăm chú sử dụng những cái đầu uyên bác (đôi khi kèm với tâm thức cao ngạo), Đỗ Hồng Ngọc đi một hướng ngược lại: họ Đỗ viết về Đạo Phật bằng trái tim, bằng hơi thở đời thường đầy những xương da máu thịt thắm đẫm trong Lời Vàng Đức Phật. Và bây giờ, Đỗ Hồng Ngọc vẽ Hoàng Quốc Bảo, cũng bằng cảm nhận rất mực tịch lặng về Khúc Vô Thanh. Hy hữu. Rất mực hy hữu.
Phụ bản ảnh của Peter Dũng Nguyễn. Thượng Tọa Thích Tâm Chánh nhuận đính bài Tựa.
Và như thế, CD nhạc và tập nhạc Khúc Vô Thanh hoàn tất.
Nơi đây cũng cần phải nói lên một sự thật trong bài giới thiệu CD nhạc này: tôi đã từng khai thật với nhạc sĩ Trần Duy Đức rằng, “Tớ nói thiệt với bạn, tớ không phải i tờ về âm nhạc đâu, mà thiệt ra là tớ mù chữ âm nhạc. Chỉ nghe hay, thì nói là biết hay, nghe dở, nói dở… nhưng ký âm hay lý thuyết nhạc thì chẳng biết gì hết. Coi tớ như người rừng nghe nhạc cũng được.”
Với tấm lòng đơn sơ đó, tôi đã nghe nhạc Hoàng Quốc Bảo từ nhiều thập niên qua, và cảm nhận theo kiểu riêng của mình.
Bài “Giữa Mùa Trăng,” do Quang Tuấn và Hồ Phượng Thư hát là tuyệt vời. Lời rất mực đạo học, kèm với những tiếng nhạc như rơi sâu tận trong tim mình:
Nghe ngàn thu trong lá rơi
Trăng vời vợi xanh mắt người
Hạt bụi thời gian ghé chơi
Sinh tử bật lên tiếng cười…
Nhạc hay, lời hay, giọng ca hay. Hiển nhiên rằng, nhạc của Hoàng Quốc Bảo khó phổ cập trong công chúng vì nghĩa cao vời quá. Tuy rằng, nhiều ca khúc trong Khúc Vô Thanh được Hoàng Quốc Bảo sáng tác trước khi xuất gia.
Nói như thế, cũng nên nhắc rằng: phải có đại cơ duyên, phải tu thiện hạnh rất nhiều kiếp mới có thể gặp Đạo Phật, tin được Đạo Phật. Khó là như thế: Đạo Phật kén tín đồ là thế. Nhạc Hoàng Quốc Bảo cũng tương tự: nhạc của ông kén người nghe.
Nhạc Hoàng Quốc Bảo cũng cao kỳ, hệt như nhạc Cung Tiến, tuy rằng hai nhạc sĩ này ở hai phương trời âm nhạc dị biệt, và đặc biệt độc đáo còn là vì nhạc họ Hoàng mang rất nhiều hình ảnh Kinh Phật.
Hoàng Quốc Bảo đã đi một con đường rất mực gian nan, nếu nhìn theo đời thường.
Như những câu mang hình ảnh cửa Thiền trong ca khúc “Quê Nhà”: “Quê cũ mù sương khói, mưa bụi lầm một cõi biển dâu vô thường, Em hãy làm giọt nước thanh tịnh tràn yêu thương, Làm mưa rơi trên bốn mùa, lòng Không xuân mãn khai hoa… Làm hoa tên em Bát La, nghìn năm dậy hương thái hòa, Làm chuông Từ-tâm thoát xa… ở nơi đâu cũng quê nhà...”
Hình ảnh Thiền vị, kinh điển như thế… làm sao phổ nhạc cho hay được? Vậy mà Hoàng Quốc Bảo làm được theo kiểu của anh. Rất hay, rất lạ.
Ca khúc dài nhất trong CD Khúc Vô Thanh là bản “Tiếng Gầm Sư Tử Lớn” do Hoàng Quốc Bảo phổ thơ Nhất Hạnh. Đây là bài thơ nổi tiếng, nhiều người biết, với hai dòng đầu là “Mây bay… mây trắng bay, Một đóa tường vi nở.”
Trong ca khúc này, có những dòng chữ hẳn là các nhạc sĩ khác sẽ tránh né, trích:
Có Không đều như nhau
Có đã là bịa đặt
Không cũng là bịa đặt
Có Không tạo khổ đau
Có Không cho tôi cười...
Thực sự là khó để phổ nhạc. Nếu bạn đọc kỹ mấy dòng trên, sẽ thấy tất cả hình ảnh đều là trừu tượng, chỉ duy có chữ “cười” là cái gì có thể hình dung ra cụ thể.
Bởi vậy, mới thấy dòng nhạc nơi đây đi rất mực gian nan giữa các dòng chữ trừu tượng như thế…
Ca khúc cuối cùng trong tập là bản “Phù Vân Khứ Lai” - xin mời bạn đọc mấy dòng đầu tiên ca khúc này, trích:
Ngũ uẩn như mây nổi, đi về một cửa Không
Tam độc bọt nước giả, Còn mất mấy hồng trần… Sắc vốn thực là Không, Không vốn thực là Sắc… Thọ Tưởng Hành Thức kia, mây bay ngoài cửa động…
Vậy đó. Diễn lại Kinh Phật bao giờ cũng khó. Nhất là khi dùng âm nhạc.
Quả là hy hữu. Cực kỳ hy hữu.
Nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo sinh vào mùa xuân năm 1950, tại làng Rãng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, học nhạc từ nhỏ, nhưng khi rời Trung học đã vào Đại học Khoa học Sài Gòn. Trước 1975, từng làm ở Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, phân vụ truyền thanh, làm xướng ngôn viên đọc tin tức, bình luận, đọc truyện, đóng kịch truyền thanh, biên tập và Producer cho các đài phát thanh của miền Nam cho đến năm 1975. Sang Hoa Kỳ học nhạc bổ túc đó đây ở các đại học, nhưng rồi mưu sinh bằng kỹ thuật điện toán, làm thảo chương cho Nha Thủy Điện thành phố Los Angeles trong khi cuốc đất, làm vườn và thiền quán.
Trong các tác phẩm đã xuất bản, điển hình có: Vườn Tàn Phai, Sài Gòn, 1972; Tịnh Tâm Khúc, Hoa Kỳ, 1984…
Xuất gia với Hòa Thượng Thích Thanh Từ, và hiện đang hành đạo tại Thiền Viện Đại Đăng ở Quận San Diego.
TRANH KHÁNH TRƯỜNG: NÉT VẼ CHÂN PHƯƠNG THIỀN Ý
Lễ khai mạc cuộc Triển lãm tranh Khánh Trường tại Thiền Viện Sùng Nghiêm hôm Chủ Nhật 22-1-2012 đã diễn ra với nhiều lời tán thán từ phía chư tôn đức tăng ni, nghị viên, giới nghệ sĩ, và quan khách.
Với hơn 30 tấm tranh sơn dầu mang chủ đề Đáo Bỉ Ngạn (Crossing to the other shore), họa sĩ Khánh Trường đã bước vào một cõi tịch lặng của tâm thức, một hiện tượng gây b ất ngờ cho những người đã quen với cá tính rất nghệ sĩ và đời sống rất sôi nổi của Khánh Trường.
Nhìn những nét sơn dầu trên lớp vải bố, những bờ trăng, ngọn núi, lòng ngưòi xem hốt nhiên dịu lại… như dường Khánh Trường đã trở thành một người quen thuộc với nếp nhà Thiền.
Nguyên ủy, theo lời Khánh Trường, người bị đột quỵ tới lần thứ ba trong mấy năm qua, và bác sĩ đã nói rằng thận đã hư rồi, chuẩn bị tháng sau là phải mỗi ngày mỗi lọc thận.
May mắn, cơ duyên là hai sư cô Thiền Viện Sùng Nghiêm Ni Sư Chân Thiền và Ni Sư Chân Diệu đã ghé nhà Khánh Trường thăm bệnh, và khuyên rằng ráng cầm cọ vẽ tiếp đi, vì vẽ cũng là Thiền, nếu mình chú tâm vào nét vẽ, đừng phân tâm.
Chị Oanh, vợ Khánh Trường, khi trả lời riêng cho phóng viên Việt Báo đã nói rằng, ngày đầu Khánh Trường vẽ lại, tay lọng cọng, chỉ cầm cọ được vài phút là rơi cọ.
Nhưng Khánh Trường vẫn kiên nhẫn, tuy ngày đầu chỉ vẽ 5 phút là bỏ cuộc. Sang hôm sau kéo dài thêm, và rồi tới vài tuần sau là ngồi vẽ suốt ngày không mệt. Tất cả tranh đợt này là tập trung vào chủ đề Thiền.
Chị Oanh kể, khi Khánh Trường không cầm cọ được, chị lấy băng keo dán cọ vào tay Khánh Trường để vẽ tiếp. Vẽ cũng là Thiền, và tập trung vẽ đợt này đã chưã bệnh phần nào, đã hồi sức cho người họa sĩ chỉ ngồi được xe lăn này.
Khánh Trường, vì không có thể phát âm rõ do ảnh hưởng stroke đã qua lá thư nhờ MC Bích Ty đọc, trình bày rằng anh cảm ơn quý ni Thiền Viện Sùng Nghiêm, quý thầy và quý quan khách tham dự, và nói tới 60% thành quả triển lãm là nhờ vợ của anh, vì anh không đứng dậy nổi, không với cao nổi, và phải nhờ vợ mua sơn, mua vải, đóng khung, xoay các tấm tranh để vẽ ở những góc xa, và vân vân…
Khánh Trường nói rằng anh không ngờ anh đã vẽ được như thế, vì lúc khởi sự vẽ thì mắt anh đã mờ, không nhìn rõ màu, mắt không không phân biệt được độ xa gần, nhưng, anh nói, “Thiền là một đánh thức tối thượng của bản thân, anh đã làm tận lực với tâm vô cầu, và đó là Thiền…”
Hòa thượng Thích Chơn Thành trong lời phát biểu đã gọi những quan khách xem tranh là Bồ Tát, và gọi họa sĩ Khánh Trường là Thiền Sư, người đã hoàn tất những tấm tranh dơn giản nhưng mang đầy thiền vị.
HT Chơn Thành tán thán công đức Thiền Viện Sùng Nghiêm đã giúp triển lãm, và Thầy đọc một đoạn cuối trong Bát Nhã Tâm Kinh, rằng hãy vượt qua đi, hãy vượt qua đi… những khổ nạn bờ này, hãy qua bờ bên kia như chủ đề tranh của Khánh Trường.
Trả lời riêng Việt Báo, họa sĩ Ann Phong nói rằng chị khâm phục sức sáng tác của Khánh Trường, đặt biệt là những nét diễn tả được Thiền Ý trong tranh.
Nhà văn Trịnh Gia Mỹ nói rằng Khánh Trường qua tranh đã làm thành công những gì Khánh Trường đã viết về đợt tranh này, như lời Khánh Trường là “bút pháp rất chân phương, mộc mạc để chuyển tải những giáo lý cơ bản nhất của Phật giáo với mong ước ai cũng có thể tiếp cận và hiểu dễ dàng.”
MC ngoàì chị Bích Ty còn có Nguyễn Phú Hùng. Hiện diện ngoài HT Thích Chơn Thành còn có quý HT Thích Nguyên Trí, Thích Minh Tuyên, Thích Minh Thành… quý họa sĩ Hồ Anh, Nguyên Khai, Nguyễn Đình Thuần, Mạc Chánh Hòa, nhà thơ Hoài Mỹ, LS Nguyễn Hồng Nhuận, các nhà báo Lý kiến Trúc và Lê Diễn Đức, Giám Đốc Đài RFA Nguyễn Văn Khanh, Phó Thị Trưởng Westminster Tạ Đức Trí… và những người yêu tranh.
Họa sĩ Đinh Cường trong một bài viết nhan đề “Khánh Trường, Sức Mạnh Của Im Lặng” đã ghi nhận:
“… Xem qua 30 bức tranh trên internet không bằng đứng truớc những tấm toile nhưng sự xúc động đã đến với tôi, tôi bắt gặp ở đó sự chân thật của xúc cảm và sáng tạo, vẫn Khánh Trường với màu xanh trong mênh mông, vẫn vầng trăng, núi đồi, vẫn tĩnh vật mấy quả táo, vẫn chiếc khăn phơi, vẫn những kỷ niệm từ một thời niên thiếu bên triền cát trắng, đến thời thanh niên với những lần hành quân qua Khe Sanh miền địa đầu giới tuyến trùng điệp núi rừng, bom đạn… để bây giờ là Bầu Rượu Bể, là Tịch Lặng, là Khổ Hải, là Vô Thường… để đi đến Hành Trình Giác Ngộ như trong Thập Mục Ngưu Đồ… Khánh Trường đã thõng tay vào chợ, chỉ còn một vòng trống không… người trâu đều quên. Và thật sự Khánh Trường, người họa sĩ tài hoa, nhiều nghị lực ấy đã quên chưa Nghiệp Chướng.
Mười năm trước người vẽ bị tai biến mạch máu não. Chân bất khiển dụng 90%, phải ngồi xe lăn, hai tay lọng cọng, cầm đủa, viết, vẽ không được. Mắt mờ, nhìn một thành hai. Nói năng ngọng nghịu khó khăn. Một năm sau bị thêm 2 bạo bệnh, ung thư thanh quản và loét bao tử…
Thế mà người vẽ vẫn tiếp tục sáng tác được, dù vô cùng khó khăn. Song khó khăn này đến từ thể chất, thuần vật lý, hoàn toàn không liên quan đến cảm hứng sáng tạo. Gần 100 Tác phẩm đã được khai sinh. Đây là lần triển lãm thứ 3 sau bạo bệnh.
Khánh Trường cũng tự bộc bạch, để thấy rõ hơn sức mạnh của nguồn cảm hứng sáng tạo nơi anh. Tôi thật sự cảm phục bạn ở Sức Mạnh Của Im Lặng và tìm chốn nương tựa cho tâm hồn mình: Đức Quan Thế Âm Bồ Tát….” (hết trích)
Nhưng, họa sĩ Khánh Trường đã giải thích thế nào về tranh của anh trong đợt này.
Các giải thích tranh do Khánh Trường viết được trích như sau:
“… Triển Lãm ‘Đáo Bỉ Ngạn’
Nhẹ nhàng, thoải mái, giữ cho tâm thân lúc nào cũng an bình. Với cá nhân tôi, Thiền chỉ giản dị thế thôi.
Nên khi vẽ những bức tranh liên quan đến chủ đề Thiền, tôi luôn tự nhủ sẽ tuyệt đối trung thành với ý niệm trên. Vì vậy 30 bức tranh trong lần triển lãm này đều được gạn lọc, hạn chế tối đa từ đường nét, màu sắc đến đề tài; cũng như không để mình bị cuốn vào những lãnh địa mới, lạ mà hầu hết họa sĩ đều mong thử nghiệm, khai phá.
Cũng có nghĩa tôi dùng một bút pháp rất chân phương, mộc mạc để chuyển tải những giáo lý cơ bản nhất của Phật giáo với mong ước ai cũng có thể tiếp cận và hiểu dễ dàng.”
Cần ghi nhận rằng, tranh về Thiền là thời kỳ gần nhất của Khánh Trường. Nhiều năm trước, ông vẽ chủ đề đa dạng, và có khi chủ đề tranh vẽ đã gây ra tranh cãi về mức độ cấp tiến. Phải chăng cơn bệnh đã cho họa sĩ Khánh Trường nhiều thời gian ngừng nghỉ để chiêm nghiệm về ý nghĩa cuộc đời, và rồi đã dùng màu sắc tranh vẽ để chuyên chở Phật pháp…
Lễ khai mạc cuộc Triển lãm tranh Khánh Trường tại Thiền Viện Sùng Nghiêm hôm Chủ Nhật 22-1-2012 đã diễn ra với nhiều lời tán thán từ phía chư tôn đức tăng ni, nghị viên, giới nghệ sĩ, và quan khách.
Với hơn 30 tấm tranh sơn dầu mang chủ đề Đáo Bỉ Ngạn (Crossing to the other shore), họa sĩ Khánh Trường đã bước vào một cõi tịch lặng của tâm thức, một hiện tượng gây b ất ngờ cho những người đã quen với cá tính rất nghệ sĩ và đời sống rất sôi nổi của Khánh Trường.
Nhìn những nét sơn dầu trên lớp vải bố, những bờ trăng, ngọn núi, lòng ngưòi xem hốt nhiên dịu lại… như dường Khánh Trường đã trở thành một người quen thuộc với nếp nhà Thiền.
Nguyên ủy, theo lời Khánh Trường, người bị đột quỵ tới lần thứ ba trong mấy năm qua, và bác sĩ đã nói rằng thận đã hư rồi, chuẩn bị tháng sau là phải mỗi ngày mỗi lọc thận.
May mắn, cơ duyên là hai sư cô Thiền Viện Sùng Nghiêm Ni Sư Chân Thiền và Ni Sư Chân Diệu đã ghé nhà Khánh Trường thăm bệnh, và khuyên rằng ráng cầm cọ vẽ tiếp đi, vì vẽ cũng là Thiền, nếu mình chú tâm vào nét vẽ, đừng phân tâm.
Chị Oanh, vợ Khánh Trường, khi trả lời riêng cho phóng viên Việt Báo đã nói rằng, ngày đầu Khánh Trường vẽ lại, tay lọng cọng, chỉ cầm cọ được vài phút là rơi cọ.
Nhưng Khánh Trường vẫn kiên nhẫn, tuy ngày đầu chỉ vẽ 5 phút là bỏ cuộc. Sang hôm sau kéo dài thêm, và rồi tới vài tuần sau là ngồi vẽ suốt ngày không mệt. Tất cả tranh đợt này là tập trung vào chủ đề Thiền.
Chị Oanh kể, khi Khánh Trường không cầm cọ được, chị lấy băng keo dán cọ vào tay Khánh Trường để vẽ tiếp. Vẽ cũng là Thiền, và tập trung vẽ đợt này đã chưã bệnh phần nào, đã hồi sức cho người họa sĩ chỉ ngồi được xe lăn này.
Khánh Trường, vì không có thể phát âm rõ do ảnh hưởng stroke đã qua lá thư nhờ MC Bích Ty đọc, trình bày rằng anh cảm ơn quý ni Thiền Viện Sùng Nghiêm, quý thầy và quý quan khách tham dự, và nói tới 60% thành quả triển lãm là nhờ vợ của anh, vì anh không đứng dậy nổi, không với cao nổi, và phải nhờ vợ mua sơn, mua vải, đóng khung, xoay các tấm tranh để vẽ ở những góc xa, và vân vân…
Khánh Trường nói rằng anh không ngờ anh đã vẽ được như thế, vì lúc khởi sự vẽ thì mắt anh đã mờ, không nhìn rõ màu, mắt không không phân biệt được độ xa gần, nhưng, anh nói, “Thiền là một đánh thức tối thượng của bản thân, anh đã làm tận lực với tâm vô cầu, và đó là Thiền…”
Hòa thượng Thích Chơn Thành trong lời phát biểu đã gọi những quan khách xem tranh là Bồ Tát, và gọi họa sĩ Khánh Trường là Thiền Sư, người đã hoàn tất những tấm tranh dơn giản nhưng mang đầy thiền vị.
HT Chơn Thành tán thán công đức Thiền Viện Sùng Nghiêm đã giúp triển lãm, và Thầy đọc một đoạn cuối trong Bát Nhã Tâm Kinh, rằng hãy vượt qua đi, hãy vượt qua đi… những khổ nạn bờ này, hãy qua bờ bên kia như chủ đề tranh của Khánh Trường.
Trả lời riêng Việt Báo, họa sĩ Ann Phong nói rằng chị khâm phục sức sáng tác của Khánh Trường, đặt biệt là những nét diễn tả được Thiền Ý trong tranh.
Nhà văn Trịnh Gia Mỹ nói rằng Khánh Trường qua tranh đã làm thành công những gì Khánh Trường đã viết về đợt tranh này, như lời Khánh Trường là “bút pháp rất chân phương, mộc mạc để chuyển tải những giáo lý cơ bản nhất của Phật giáo với mong ước ai cũng có thể tiếp cận và hiểu dễ dàng.”
MC ngoàì chị Bích Ty còn có Nguyễn Phú Hùng. Hiện diện ngoài HT Thích Chơn Thành còn có quý HT Thích Nguyên Trí, Thích Minh Tuyên, Thích Minh Thành… quý họa sĩ Hồ Anh, Nguyên Khai, Nguyễn Đình Thuần, Mạc Chánh Hòa, nhà thơ Hoài Mỹ, LS Nguyễn Hồng Nhuận, các nhà báo Lý kiến Trúc và Lê Diễn Đức, Giám Đốc Đài RFA Nguyễn Văn Khanh, Phó Thị Trưởng Westminster Tạ Đức Trí… và những người yêu tranh.
Họa sĩ Đinh Cường trong một bài viết nhan đề “Khánh Trường, Sức Mạnh Của Im Lặng” đã ghi nhận:
“… Xem qua 30 bức tranh trên internet không bằng đứng truớc những tấm toile nhưng sự xúc động đã đến với tôi, tôi bắt gặp ở đó sự chân thật của xúc cảm và sáng tạo, vẫn Khánh Trường với màu xanh trong mênh mông, vẫn vầng trăng, núi đồi, vẫn tĩnh vật mấy quả táo, vẫn chiếc khăn phơi, vẫn những kỷ niệm từ một thời niên thiếu bên triền cát trắng, đến thời thanh niên với những lần hành quân qua Khe Sanh miền địa đầu giới tuyến trùng điệp núi rừng, bom đạn… để bây giờ là Bầu Rượu Bể, là Tịch Lặng, là Khổ Hải, là Vô Thường… để đi đến Hành Trình Giác Ngộ như trong Thập Mục Ngưu Đồ… Khánh Trường đã thõng tay vào chợ, chỉ còn một vòng trống không… người trâu đều quên. Và thật sự Khánh Trường, người họa sĩ tài hoa, nhiều nghị lực ấy đã quên chưa Nghiệp Chướng.
Mười năm trước người vẽ bị tai biến mạch máu não. Chân bất khiển dụng 90%, phải ngồi xe lăn, hai tay lọng cọng, cầm đủa, viết, vẽ không được. Mắt mờ, nhìn một thành hai. Nói năng ngọng nghịu khó khăn. Một năm sau bị thêm 2 bạo bệnh, ung thư thanh quản và loét bao tử…
Thế mà người vẽ vẫn tiếp tục sáng tác được, dù vô cùng khó khăn. Song khó khăn này đến từ thể chất, thuần vật lý, hoàn toàn không liên quan đến cảm hứng sáng tạo. Gần 100 Tác phẩm đã được khai sinh. Đây là lần triển lãm thứ 3 sau bạo bệnh.
Khánh Trường cũng tự bộc bạch, để thấy rõ hơn sức mạnh của nguồn cảm hứng sáng tạo nơi anh. Tôi thật sự cảm phục bạn ở Sức Mạnh Của Im Lặng và tìm chốn nương tựa cho tâm hồn mình: Đức Quan Thế Âm Bồ Tát….” (hết trích)
Nhưng, họa sĩ Khánh Trường đã giải thích thế nào về tranh của anh trong đợt này.
Các giải thích tranh do Khánh Trường viết được trích như sau:
“… Triển Lãm ‘Đáo Bỉ Ngạn’
Nhẹ nhàng, thoải mái, giữ cho tâm thân lúc nào cũng an bình. Với cá nhân tôi, Thiền chỉ giản dị thế thôi.
Nên khi vẽ những bức tranh liên quan đến chủ đề Thiền, tôi luôn tự nhủ sẽ tuyệt đối trung thành với ý niệm trên. Vì vậy 30 bức tranh trong lần triển lãm này đều được gạn lọc, hạn chế tối đa từ đường nét, màu sắc đến đề tài; cũng như không để mình bị cuốn vào những lãnh địa mới, lạ mà hầu hết họa sĩ đều mong thử nghiệm, khai phá.
Cũng có nghĩa tôi dùng một bút pháp rất chân phương, mộc mạc để chuyển tải những giáo lý cơ bản nhất của Phật giáo với mong ước ai cũng có thể tiếp cận và hiểu dễ dàng.”
Cần ghi nhận rằng, tranh về Thiền là thời kỳ gần nhất của Khánh Trường. Nhiều năm trước, ông vẽ chủ đề đa dạng, và có khi chủ đề tranh vẽ đã gây ra tranh cãi về mức độ cấp tiến. Phải chăng cơn bệnh đã cho họa sĩ Khánh Trường nhiều thời gian ngừng nghỉ để chiêm nghiệm về ý nghĩa cuộc đời, và rồi đã dùng màu sắc tranh vẽ để chuyên chở Phật pháp…
NI SƯ CHÂN THIỀN: CHÂN THẬT NGHĨA CỦA BÁT NHÃ TÂM KINH
Có cách nào để hiểu được diệu nghĩa của bộ Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa nhiều tới 600 quyển, 25,000 câu và bốn triệu năm trăm ngàn chữ? Phải chăng Đức Phật nói kinh dài như thế để chúng ta đọc hoài không hết, để khỏi phân tâm với chuyện đời? Không, không phải thế. Bởi vì Đức Phật cũng rút gọn 600 quyển trở về khoảng 260 chữ để chúng sinh dễ thuộc, dễ tụng.
Nhưng khi rút gọn, hóa ra lời cô đọng có khi lại khó hiểu...
Thí dụ: sắc tức thị không...
Khi Đức Phật nói 4 triệu rưỡi chữ, đưa ra cả không gian ngữ nghĩa mênh mang vĩ đại, chúng ta thấy hoang mang khó vào; khi Đức Phật nói ngắn gọn chưa tới một trang giấy, chúng ta thấy quá cô đọng khó vào.
May mắn, đã có tác phẩm “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh” của Ni sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền vừa xuất bản tuần này.
Tác giả Thích Nữ Chân Thiền cũng là viện chủ Thiền viện Sùng Nghiêm (Sung Nghiem Zen Center) tại Garden Grove, California.
Ni sư Chân Thiền từ những năm cuối thập niên 1980s đã cùng với người chị là Ni Sư Chân Như, và người em là Ni Sư Chân Diệu tham học nhiều nơi, từ nhiều tông phong khác nhau, và rồi đại cơ duyên hiểu đạo là khi về theo học với Thiền sư Philip Kapleau tại New York.
Ba vị Ni sư sau đó đã trở về Nam California, thiết lập một thiền viện để dạy Thiền Tông - nơi đang có những lớp hướng dẫn nhiều trình độ hàng ngày và hàng tuần.
Tác phẩm “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh” chỉ thích nghi với những người muốn tham học với tấm lòng thiết tha thực tu, thực học.
Ni sư Chân Thiền tuy viết về Kinh Đại Bát Nhã, nhưng thực sự cũng trao chìa khóa để hiểu cốt tủy của Thiền Tông - một phương pháp không lấy việc ngồi trụ tâm là chính, không lấy việc tụng niệm là cần thiết, không lấy việc tạo dựng phước đức nhân thiên là ưu tiên, không lấy việc nghi thức là đòi hỏi bắt buộc - mà chỉ buộc phải tìm cầu Giác Ngộ. Tức là, hiểu rõ sự thực của tất cả các pháp.
Tức là, nhìn vào tâm mình, thấy tánh là thành Phật.
Ni sư Chân Thiền tuy viết về Kinh Đại Bát Nhã, nhưng thực sự cũng trao chìa khóa để hiểu cốt tủy của tất cả các kinh Đại thừa - như nơi các trang 32-36 của sách “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh,” Ni sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền cho thấy:
“... là 8 Kinh cũng đồng một Diệu Nghĩa ấy như Bát Nhã Tính Không.” (trang 32)
Và Ni sư Chân Thiền cũng trích dẫn và ghi chú để chỉ diệu nghĩa trong Bát Nhã Tâm Kinh, Kinh Kim Cương, Kinh Lăng nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Pháp Bảo Đàn, Sách Ba Trụ Thiền (the Three Pillars of Zen của ngài Philip Kapleau)...
Tập biên khảo này của Ni sư Chân Thiền chia làm 2 Phần. Phần I là Bát Nhã Tính Không, chia làm 9 Kỳ. Phần II là 8 Bài Giảng Thêm. Điểm đặc biệt là, trang nào trong tác phẩm “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh” cũng được Ni sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền viết rõ, chỉ ra minh bạch, giảng giải rất sáng tỏ về Tâm, về hiện tướng của Tâm - tức là, về Không và về Sắc.
Vì Tâm là Không, nên hóa hiện vô lượng. Vì Sắc (là các pháp trước mắt, bên tai...) là Không, nên biến chuyển không ngưng nghỉ, luôn luôn vô thường. Thấy được như thế, tức là Thấy Tánh.
Ni sư Chân Thiền viết minh bạch ở trang 39, trích:
“Vì Sắc/ Không là do Bát Nhã Tính hóa hiện, là Tự Tính hóa hiện, cũng chính là Pháp Giới Tính trùng trùng duyên khởi nên Vạn Pháp; tất cả đều chẳng phải Một mà cũngc hẳng phải Nhiều! Tự nó đã ra ngoài số lượng và lý luận của Thức Tâm phân biệt.”(ngưng trích) Đoạn văn Ni sư vừa viết rất là cốt tủy, nhưng cũng rất là khó hiểu với người học Phật trung bình.
Để làm sáng tỏ, xin lấy thí dụ, Tâm mình là tấm gương sáng (Ngài Huệ Năng đã dùng thí dụ Tâm như gương sáng), hiện lên tất cả cảnh sắc và không, trong đó vạn pháp trùng trùng duyên khởi cũng không gọi là Một, không gọi là nhiều được, vì trong gương sáng tự nó ra ngoài số lượng, và ra ngoài cả lý luận của Thức Tâm phân biệt...
Trong tấm gương sáng, các pháp là thế, chỉ là thế, là như thị, chỉ là như thị. Lời nào cũng chỉ là ngón tay, không hiển được ánh trăng sáng...
Độc giả muốn tìm hiểu về Thiền Tông nên tìm đọc tác phẩm “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh” - và muốn tham thiền, muốn ngấm mình trong diệu nghĩa an lạc, hãy tới Thiền viện Sùng Nghiêm để học Thiền.
Cũng nên nhắc về dòng truyền thừa của Thiền viện Sùng Nghiêm, rằng Cố Đại Lão Thiền Sư Philip Kapleau là người thầy truyền pháp môn Thiền Tông cho ba vị ni sư - quý Ni sư Chân Như, Chân Thiền, và Chân Diệu - để sau này 3 vị về Quận Cam sáng lập Thiền Viện Sùng Nghiêm ở Quận Cam.
Thực ra, trước đó, quý ni sư đã cầu học rất mực gian nan: Quý sư cô đã đi tới nhiều thiền lâm nổi tiếng, sang tận Trung Quốc, nhập nhiều khóa thiền thất, và rồi dự các khóa sesshin ở nhiều tiểu bang, trước khi về học với Thiền Sư Kapleau.
Ngài Kapleau sinh năm 1912, viên tịch 2004. Năm 1953, xin xuất gia tu học, được lão sư Soen tiếp nhận Kapleau cho tu tại chùa Phát tâm (Hosshinji). Ba năm sau, theo giới thiệu của lão sư Soen, Kapleau đến cầu pháp với thiền sư Bạch Vân (Yasutani), Nhật Bản. Trong khóa tu thứ 20 (mùa hè năm 1958) với thiền sư Bạch Vân, Kapleau đã đạt ngộ được thiền sư Bạch Vân ấn chứng và ban cho danh hiệu "Roshi" (Lão sư một danh hiệu khó đạt được, chỉ ban cho những ai đã đạt ngộ chân lý). Ngài Kapleau biên soạn cuốn sách tựa đề là "Ba Trụ Thiền" (Three Pillards of Zen), in tại Nhật bản vào năm 1965.
Sau 13 năm tu học tại Nhật, năm 1965, ngài Kapleau trở về nước và bắt đầu sứ mệnh truyền pháp. Và nói theo kiểu văn chương Mỹ, rằng phần còn lại là của lịch sử. Từ đó, dòng Thiền của Ngài Kapleau đã phát triển mạnh mẽ tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới. Và bây giờ, ngọn đèn pháp của Thiền Tông hiện đang được gìn giữ và trao truyền tại Thiền Viện Sùng Nghiêm, nơi đang tìm nhiều cách hoằng pháp lợi sanh với nhiều phương tiện, cho nhiều thành phần và nhiều lứa tuổi.
Có cách nào để hiểu được diệu nghĩa của bộ Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa nhiều tới 600 quyển, 25,000 câu và bốn triệu năm trăm ngàn chữ? Phải chăng Đức Phật nói kinh dài như thế để chúng ta đọc hoài không hết, để khỏi phân tâm với chuyện đời? Không, không phải thế. Bởi vì Đức Phật cũng rút gọn 600 quyển trở về khoảng 260 chữ để chúng sinh dễ thuộc, dễ tụng.
Nhưng khi rút gọn, hóa ra lời cô đọng có khi lại khó hiểu...
Thí dụ: sắc tức thị không...
Khi Đức Phật nói 4 triệu rưỡi chữ, đưa ra cả không gian ngữ nghĩa mênh mang vĩ đại, chúng ta thấy hoang mang khó vào; khi Đức Phật nói ngắn gọn chưa tới một trang giấy, chúng ta thấy quá cô đọng khó vào.
May mắn, đã có tác phẩm “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh” của Ni sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền vừa xuất bản tuần này.
Tác giả Thích Nữ Chân Thiền cũng là viện chủ Thiền viện Sùng Nghiêm (Sung Nghiem Zen Center) tại Garden Grove, California.
Ni sư Chân Thiền từ những năm cuối thập niên 1980s đã cùng với người chị là Ni Sư Chân Như, và người em là Ni Sư Chân Diệu tham học nhiều nơi, từ nhiều tông phong khác nhau, và rồi đại cơ duyên hiểu đạo là khi về theo học với Thiền sư Philip Kapleau tại New York.
Ba vị Ni sư sau đó đã trở về Nam California, thiết lập một thiền viện để dạy Thiền Tông - nơi đang có những lớp hướng dẫn nhiều trình độ hàng ngày và hàng tuần.
Tác phẩm “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh” chỉ thích nghi với những người muốn tham học với tấm lòng thiết tha thực tu, thực học.
Ni sư Chân Thiền tuy viết về Kinh Đại Bát Nhã, nhưng thực sự cũng trao chìa khóa để hiểu cốt tủy của Thiền Tông - một phương pháp không lấy việc ngồi trụ tâm là chính, không lấy việc tụng niệm là cần thiết, không lấy việc tạo dựng phước đức nhân thiên là ưu tiên, không lấy việc nghi thức là đòi hỏi bắt buộc - mà chỉ buộc phải tìm cầu Giác Ngộ. Tức là, hiểu rõ sự thực của tất cả các pháp.
Tức là, nhìn vào tâm mình, thấy tánh là thành Phật.
Ni sư Chân Thiền tuy viết về Kinh Đại Bát Nhã, nhưng thực sự cũng trao chìa khóa để hiểu cốt tủy của tất cả các kinh Đại thừa - như nơi các trang 32-36 của sách “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh,” Ni sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền cho thấy:
“... là 8 Kinh cũng đồng một Diệu Nghĩa ấy như Bát Nhã Tính Không.” (trang 32)
Và Ni sư Chân Thiền cũng trích dẫn và ghi chú để chỉ diệu nghĩa trong Bát Nhã Tâm Kinh, Kinh Kim Cương, Kinh Lăng nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Pháp Bảo Đàn, Sách Ba Trụ Thiền (the Three Pillars of Zen của ngài Philip Kapleau)...
Tập biên khảo này của Ni sư Chân Thiền chia làm 2 Phần. Phần I là Bát Nhã Tính Không, chia làm 9 Kỳ. Phần II là 8 Bài Giảng Thêm. Điểm đặc biệt là, trang nào trong tác phẩm “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh” cũng được Ni sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền viết rõ, chỉ ra minh bạch, giảng giải rất sáng tỏ về Tâm, về hiện tướng của Tâm - tức là, về Không và về Sắc.
Vì Tâm là Không, nên hóa hiện vô lượng. Vì Sắc (là các pháp trước mắt, bên tai...) là Không, nên biến chuyển không ngưng nghỉ, luôn luôn vô thường. Thấy được như thế, tức là Thấy Tánh.
Ni sư Chân Thiền viết minh bạch ở trang 39, trích:
“Vì Sắc/ Không là do Bát Nhã Tính hóa hiện, là Tự Tính hóa hiện, cũng chính là Pháp Giới Tính trùng trùng duyên khởi nên Vạn Pháp; tất cả đều chẳng phải Một mà cũngc hẳng phải Nhiều! Tự nó đã ra ngoài số lượng và lý luận của Thức Tâm phân biệt.”(ngưng trích) Đoạn văn Ni sư vừa viết rất là cốt tủy, nhưng cũng rất là khó hiểu với người học Phật trung bình.
Để làm sáng tỏ, xin lấy thí dụ, Tâm mình là tấm gương sáng (Ngài Huệ Năng đã dùng thí dụ Tâm như gương sáng), hiện lên tất cả cảnh sắc và không, trong đó vạn pháp trùng trùng duyên khởi cũng không gọi là Một, không gọi là nhiều được, vì trong gương sáng tự nó ra ngoài số lượng, và ra ngoài cả lý luận của Thức Tâm phân biệt...
Trong tấm gương sáng, các pháp là thế, chỉ là thế, là như thị, chỉ là như thị. Lời nào cũng chỉ là ngón tay, không hiển được ánh trăng sáng...
Độc giả muốn tìm hiểu về Thiền Tông nên tìm đọc tác phẩm “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh” - và muốn tham thiền, muốn ngấm mình trong diệu nghĩa an lạc, hãy tới Thiền viện Sùng Nghiêm để học Thiền.
Cũng nên nhắc về dòng truyền thừa của Thiền viện Sùng Nghiêm, rằng Cố Đại Lão Thiền Sư Philip Kapleau là người thầy truyền pháp môn Thiền Tông cho ba vị ni sư - quý Ni sư Chân Như, Chân Thiền, và Chân Diệu - để sau này 3 vị về Quận Cam sáng lập Thiền Viện Sùng Nghiêm ở Quận Cam.
Thực ra, trước đó, quý ni sư đã cầu học rất mực gian nan: Quý sư cô đã đi tới nhiều thiền lâm nổi tiếng, sang tận Trung Quốc, nhập nhiều khóa thiền thất, và rồi dự các khóa sesshin ở nhiều tiểu bang, trước khi về học với Thiền Sư Kapleau.
Ngài Kapleau sinh năm 1912, viên tịch 2004. Năm 1953, xin xuất gia tu học, được lão sư Soen tiếp nhận Kapleau cho tu tại chùa Phát tâm (Hosshinji). Ba năm sau, theo giới thiệu của lão sư Soen, Kapleau đến cầu pháp với thiền sư Bạch Vân (Yasutani), Nhật Bản. Trong khóa tu thứ 20 (mùa hè năm 1958) với thiền sư Bạch Vân, Kapleau đã đạt ngộ được thiền sư Bạch Vân ấn chứng và ban cho danh hiệu "Roshi" (Lão sư một danh hiệu khó đạt được, chỉ ban cho những ai đã đạt ngộ chân lý). Ngài Kapleau biên soạn cuốn sách tựa đề là "Ba Trụ Thiền" (Three Pillards of Zen), in tại Nhật bản vào năm 1965.
Sau 13 năm tu học tại Nhật, năm 1965, ngài Kapleau trở về nước và bắt đầu sứ mệnh truyền pháp. Và nói theo kiểu văn chương Mỹ, rằng phần còn lại là của lịch sử. Từ đó, dòng Thiền của Ngài Kapleau đã phát triển mạnh mẽ tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới. Và bây giờ, ngọn đèn pháp của Thiền Tông hiện đang được gìn giữ và trao truyền tại Thiền Viện Sùng Nghiêm, nơi đang tìm nhiều cách hoằng pháp lợi sanh với nhiều phương tiện, cho nhiều thành phần và nhiều lứa tuổi.
THƠ CHO NGÀY MƯA BOM
Chúng ta đang đứng bên những bờ vực núi lửa. Không chỉ là đứng trước cơ nguy của những trận khủng bố, với những chiếc xe chở đầy bom phóng tới, hay với các phi cơ hành khách nổ giữa bầu trời. Liên tục nhiều năm, lúc nào cũng nghe Bắc Hàn hăm dọa biến Seoul thành biển lửa, và bây giờ là lời hăm dọa mưa bom nguyên tử hướng về Hoa Kỳ.
Trong tuần qua, những ngày đầu tháng 8/2017, lại nghe tin Trung Quốc hăm dọa tấn công Việt Nam nếu không chịu ngưng khoan dầu ở một lô ở Biển Đông. Hòa bình như dường không thể có trong cõi này. Thực sự hy hữu là những ngày hòa bình.
Trong tuần này, cũng là những ngày tưởng niệm các trận bom nguyên tử ở Nhật Bản - khi Hoa Kỳ dội 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima ngày 6 tháng 8/1945, và xuống Nagasaki ngày 9 tháng 8/1945. Kết quả ước chừng là hơn 200 ngàn người chết tại hai thành phố này, và là một trong các nguyên nhân buộc Nhật Bản đầu hàng. Phần lớn người chết là thường dân trong thành phố. Họ là người già, là phụ nữ và trẻ em. Vì hầu hết chiến binh đang ở các chiến trường.
Dội bom xuống các thành phố đúng hay sai là chuyện của các nhà chính trị, các nhà đạo đức. Với người đã chết, không còn chuyện gì đúng sai nữa, chỉ là một thế giới im bặt, không cả một hơi gió thì thầm, không cả một tiếng thở dài than vãn. Một thời tuổi trẻ của tôi, đứng nhìn quanh mình là núi rừng Ban Mê Thuột trong tháng 3/1975, khi thấy bầu trời hoàng hôn rực đỏ, bỗng chợt nhớ một cuốn phim về Hiroshima. Chữ viết là của người sống. Và thơ là chữ viết cho những người đã biến mất. Có lúc, tôi đã tìm giấy bút làm thơ.
MƯA BOM NGÀY MỚI LỚN
Hiroshima - có
phải ai đã gọi
đã nhắc tên tôi
ngày mặt trời nổ
có phải tia bom
chưa tắt nổi
trong mắt tôi còn
kinh ngạc mở
trừng trừng xác người ngập lối
các trận mưa bom
sáng trưa chiều tối
bám chặt vào hồn
tôi như hơi thở
Hiroshima, Sài Gòn, Hà Nội
có phải mưa bom đầy trí nhớ
còn đau trong tim ngày ngày tháng tháng
mắt em có thấy xa nơi cuối gió
không lời, lặng lẽ, im vắng.
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính thức chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai.
Sau đây là một vài bài thơ để ghi nhớ về các trận bom nguyên tử 1945. Nguyên Giác chuyển ngữ từ Anh sang Việt.
SADAKO KURIHARA (1913 - 2005) là một nhà thơ, nhà văn và là nhà hoạt động hòa bình thoát chết từ trận bom Hiroshima. Bài thơ nhan đề “Chúng Ta Hãy Là Những Bà Đỡ” dựa vào kinh nghiệm của bà trong một hầm trú bom sau trận bom. Thực tế, bà đỡ sống sót và sau đó gặp lại em bé mà bà giúp đưa vào đời. Bản Việt dịch dựa theo bản Anh dịch của Richard Minear. Bài thơ như sau (tựa đề thơ viết chữ in hoa).
CHÚNG TA HÃY LÀ NHỮNG BÀ ĐỠ! MỘT CHUYỆN CHƯA KỂ VỀ TRẬN BOM NGUYÊN TỬ
Đêm, trong hầm một tòa nhà bê tông đã trở thành đổ nát
Các nạn nhân trận bom nguyên tử chen chúc trong phòng
Bóng tối phủ khắp - không có cả một cây đèn cầy
Bốc mùi của máu tươi, mùi khó chịu của sự chết
Nỗi gần gũi của những người toát mồ hôi, những tiếng rên
Từ tất cả những thứ như thế, một tiếng nói kinh ngạc:
“Em bé đang ra đời!”
Trong hầm trú địa ngục đó,
Vào giây phút đó, một thai phụ trẻ sinh nở
Trong bóng tối, không một que diêm, phải làm gì?
Quên những cơn đau riêng, người ta lo cho cô.
Và rồi: “Tôi là một bà đỡ. Tôi sẽ giúp bé chào đời.”
Người mới nói, bản thân đã bị thương nặng, trước đó vài
khoảng khắc đã rên đau đớn.
Và như thế, một đời sống mới khai sinh từ bóng tối của hầm
địa ngục đó.
Và như thế, bà đỡ đã chết trước khi mặt trời mọc, vẫn còn
tắm trong máu.
Chúng ta hãy là những bà đỡ!
Chúng ta hãy là những bà đỡ!
Ngay cả nếu chúng ta mất mạng mình để làm như thế.
Bài thơ “How could I understand?” (Làm sao tôi có thể hiểu?) của MICHAEL R. BURCH, một nhà thơ Hoa Kỳ có tác phẩm in trên nhiều báo và tạp chí. Bản Việt dịch của bài thơ như sau:
LÀM SAO TÔI CÓ THỂ HIỂU
Làm sao tôi có thể hiểu
ánh sáng đó
có thể đau đớn?
Hình ảnh đó
có thể
hiển lộ ra?
Làm sao tôi có thể hiểu
cái giá của
sự ngu dốt của tôi,
hay hình ảnh
mặt trời nổ hoa?
Ai nơi đó để bảo tôi
rằng tôi cũng
có thể là một trong những
Người Đã Biến Mất?
Bài thơ 3 dòng sau đây của SHIGEMOTO YASUHIKO, viết để nhớ lại trong một ngày chứng kiến bom nổ Hiroshima khi ông là cậu bé 15 tuổi. Bài thơ hài cú có bản Anh dịch của David McNeill.
Ngày Hiroshima
Tôi tin là có xương người
Dưới những vệ đường.
Bài thơ sau đây của CARRIE RICHARDS, nhan đề “Hiroshima”… HIROSHIMA
một hồ nước bất động
phản chiếu bầu trời tuyệt đẹp
nơi chiến tranh một thời nuốt sửng mặt trời
hoa trôi mặt hồ như nước mắt
lướt trên những vết thương xưa cũ
trong khi chim bồ câu bay ngược gió...
NHẠC SĨ NGHIÊM PHÚ PHÁT VỚI DÒNG NHẠC MỚI
Kinh Phật nào ngắn nhất?
Đó là khi Đức Phật im lặng.
Ca khúc Phật Giáo nào ngắn nhất?
Đó là khi Đức Phật im lặng.
Chúng ta có thể hình dung ra những câu vấn đáp trên, khi đọc lại Kinh Phật và suy nghĩ về cách hoằng pháp của Đức Phật.
Khi dùng ngôn ngữ, Kinh Phật đã ghi lại những bản kinh dài, kinh vừa, kinh ngắn. Nhưng quen thuộc nhất với giới học giả và quần chúng Tây Phương là Kinh Pháp Cú (The Dhammapada), ghi lại theo thể thơ, có khi chỉ bốn dòng, hay dài hơn. Thậm chí, có một lúc Đức Phật còn nói rằng Đức Phật trọn đời hoằng pháp chưa từng nói một lời... Tuy là truyền thuyết, nhưng hẳn là có ý nghĩa nào đó.
Một trường hợp kiệm lời khác: bản kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa gồm 24 tập 600 quyển được cô đọng vào 260 chữ. Truyền thuyết ghi rằng Ngài Long Thọ là tác giả bản tiếng Bắc Phạn (Sanskrit), nhưng bản kinh phổ biến hằng ngày tại các chùa Việt Nam là dựa vào bản Hán dịch của ngài Tam Tạng Trần Huyền Trang.
Như thế, chúng ta thấy truyền thống sử dụng ngôn ngữ là tùy, khi cần nhiều lời là sẽ nhiều lời, khi cần ngắn gọn vẫn là không có bao nhiêu chữ.
Về âm nhạc Phật Giáo cũng thế, khi cần có những trường ca, đã thấy có những nhạc sĩ như Phạm Thế Mỹ, Võ Tá Hân...
Và bây giờ, trong dòng âm nhạc Phật Giáo kiệm lời - nghĩa là ngắn gọn, nghĩa là ít lời, nghĩa là trực chỉ tâm người - đã thấy có nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát.
Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát - người nổi tiếng với âm nhạc Phật Giáo từ khi dạy ở Trường Bồ Đề được Hòa Thượng Thích Quảng Liên bổ nhiệm vào chức vụ phụ trách mọi chuyện về văn nghệ cho hệ thống trường này - từ năm 1965 đã dạy ở trường Bồ Đề và trường Lasan Taberd (của Dòng Lasan, Thiên Chúa Giáo). Cũng nên nhắc rằng, nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát là người sáng lập Nhóm Hương Thiền gồm một số ca sĩ, nhạc sĩ - nhóm đã trình diễn tại Quận Cam qua ba chương trình nhạc về Phật Giáo.
Khi Hòa Thượng Thích Quảng Liên trao nhiệm vụ hướng dẫn văn nghệ Gia Đình Phật Tử, hỏi rằng làm sao xây dựng dòng nhạc Phật Giáo thích nghi nhanh chóng cho thanh thiếu niên... nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát trả lời rằng cần cả trăm năm nữa, văn nghệ của trường Bồ Đề mới theo nổi văn nghệ của trường Tabert.”
Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát kể lại như thế, khi trình bày với hai người bạn đạo về những suy nghĩ của ông, rằng cần có một dòng nhạc ngắn gọn, vui tươi, và mang Phật tính thích nghi đặc biệt cho thanh thiếu niên Phật tử hải ngoại, những em tiếng Việt rất là kém. Đó là lý do thời gian gần đây, nhạc sĩ họ Nghiêm đã tập trung sáng tác các ca khúc ngắn như thế.
Thực tế là các phụ huynh, các huynh trường Gia Đình Phật Tử đều thấy: những ca khúc bất tử truyền thống của Phật Giáo đều không dạy nổi cho các em, vì tiếng Việt các em quá kém. Những ca khúc như Lòng Mẹ của Y Vân, hay Bông Hồng Cài Áo của Phạm Thế Mỹ, và ngay cả các bài nghi lễ truyền thống như Phật Giáo Việt Nam của Lê Cao Phan, hay Trầm Hương Đốt của Bửu Bác... chỉ có vài em hát và thuộc lời.
Tình hình cũng y hệt như thể: chúng ta đã trao tiền vào túi các em, nhưng các em không xài được, vì đã qua cõi khác rồi. Nếu chỉ dùng nhạc Hướng Đạo tiếng Việt hay tiếng Anh, tuy ngắn và dễ thuộc hơn, thì Phật Pháp lại không trao truyền được.
Chỉ có cách, thế hệ chúng ta phải có dòng nhạc Phật Giáo ngắn, dễ nhớ... cho các em hát. Và đã có khoảng hơn chục ca khúc như thế vừa do nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát sáng tác, nhưng chưa có cơ duyên phổ biến được. Nhạc sĩ họ Nghiêm đã mở cho Cư sĩ Tâm Diệu và người viết xem các tờ đã kẻ xong khuôn nhạc, viết lời nhạc – như các ca khúc Cúng Hương, Mừng Vu Lan, Tiếng Từ Bi, Hiện Pháp Lạc Trú, Tìm Đâu Lối Vào, Tứ Diệu Đế, Bất Chánh Đạo, Mừng Đản Sanh, Tu Là Chuyển Nghiệp...
Vấn đề là, dòng nhạc Phật Giáo kiểu ngắn gọn lại kén ca sĩ, vì chúng sinh cõi này (nhất là với ca sĩ nổi tiếng) không ưa thích những gì ngắn gọn, những gì cô đọng, những gì dễ hiểu - đó cũng một phần là lý do nhiều Phật Tử không để ý tới Kinh Pháp Cú (chưa cần nhắc tới mấy bài Kinh Im Lặng của Đức Phật).
Thực ra, các ca khúc ngắn vẫn được thế giới ưa chuộng từ lâu, và các thiên tài âm nhạc cũng thường khi không ưa dài dòng.
Trong các ca khúc ngắn nổi tiếng nhất trong giới âm nhạc cận và hiện đại có bài “Her Majesty” (Chúc Mừng Nữ Hoàng Anh), khi ban nhạc The Beatles trình diễn trực tiếp chỉ dài có 26 giây đồng hồ.
Ca khúc "Her Majesty" do nhạc sĩ Paul McCartney sáng tác, ghi âm vào ngày 2 tháng 7-1969, nằm một phần trong đĩa nhạc Abbey Road, phát hành ra thị trường ngày 26-9-1969. Trong Lễ hội mừng Nữ Hoàng Anh 50 năm trên ngai vàng (Golden Jubilee of Elizabeth II) vào năm 2002, đích thân McCartney trình diễn ca khúc này trực tiếp ở cung điện Buckingham Palace. Ca khúc chỉ dài có 23 giây đồng hồ.
Ca khúc này được nhiều người đưa vào YouTube, có thêm vài khung giới thiệu, nên dài thêm vài giây đồng hồ.
Nói như thế để thấy rằng ca khúc ngắn vẫn được cả các giới hoàng gia, trí thức, quần chúng Tây Phương trân trọng. Cũng nên ghi rằng, ban nhạc thiên tài The Beatles còn một số ca khúc ngắn khác, thí dụ:
- Ca khúc Maggie Mae, dài 40 giây đồng hồ, đăng trong đĩa nhạc Let It Be.
- Ca khúc Dig It, dài 49 giây đồng hồ, trong đĩa nhạc Let It Be.
- Ca khúc Wild Honey Pie, dài 52 giây đồng hồ, trong điã nhạc The Beatles, còn có tên là The White Album.
- Ca khúc Mean Mr. Mustard, dài 1 phút 6 giây, trong đĩa nhạc Abbey Road.
Tất cả các ca khúc ngắn trên đều được ghi rõ trong Tự Điển Bách Khoa Wikipedia, và đều nghe được ở YouTube. Nêu lên trường hợp các ca khúc ngắn này để hy vọng làm giảm sự kỳ thị (nếu có) từ nhiều người, từ nhiều ca sĩ, từ nhiều tăng ni đối với nhu cầu ca khúc ngắn.
Một vấn đề là, nếu chúng ta cứ chuyên sáng tác các ca khúc dài và chữ nghĩa khó hiểu, số người nghe tất phải giảm, may ra thính giả chỉ còn một số vị bô lão. Trong khi đó, ngay các em trung niên ở hải ngoại, khả năng tiếng Việt cũng kém rồi; với các em trung niên, thuộc được ca khúc Bông Hồng Cài Áo cũng đã là một kỳ công - và thực tế, không mấy em thuộc nổi.
Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát nói rằng, nhạc sĩ hiện cần rất nhiều hỗ trợ để đưa dòng nhạc này tiếp cận với các em Phật Tử - đặc biệt là hỗ trợ từ các nhạc sĩ, các ca sĩ, quý tăng ni tự viện, các huynh trưởng Gia Đình Phật Tử.
Lời cuối nơi bài này, xin nhắc rằng Đức Phật đã rất nhiều lần nói các bản Kinh ngắn, rất ít lời. Và do vậy ca khúc ngắn cho thanh thiếu niên Phật Tử vẫn nằm trong truyền thống của Kinh Phật.
ĐÊM THƠ THIỀN MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
Chúng ta đang đứng bên những bờ vực núi lửa. Không chỉ là đứng trước cơ nguy của những trận khủng bố, với những chiếc xe chở đầy bom phóng tới, hay với các phi cơ hành khách nổ giữa bầu trời. Liên tục nhiều năm, lúc nào cũng nghe Bắc Hàn hăm dọa biến Seoul thành biển lửa, và bây giờ là lời hăm dọa mưa bom nguyên tử hướng về Hoa Kỳ.
Trong tuần qua, những ngày đầu tháng 8/2017, lại nghe tin Trung Quốc hăm dọa tấn công Việt Nam nếu không chịu ngưng khoan dầu ở một lô ở Biển Đông. Hòa bình như dường không thể có trong cõi này. Thực sự hy hữu là những ngày hòa bình.
Trong tuần này, cũng là những ngày tưởng niệm các trận bom nguyên tử ở Nhật Bản - khi Hoa Kỳ dội 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima ngày 6 tháng 8/1945, và xuống Nagasaki ngày 9 tháng 8/1945. Kết quả ước chừng là hơn 200 ngàn người chết tại hai thành phố này, và là một trong các nguyên nhân buộc Nhật Bản đầu hàng. Phần lớn người chết là thường dân trong thành phố. Họ là người già, là phụ nữ và trẻ em. Vì hầu hết chiến binh đang ở các chiến trường.
Dội bom xuống các thành phố đúng hay sai là chuyện của các nhà chính trị, các nhà đạo đức. Với người đã chết, không còn chuyện gì đúng sai nữa, chỉ là một thế giới im bặt, không cả một hơi gió thì thầm, không cả một tiếng thở dài than vãn. Một thời tuổi trẻ của tôi, đứng nhìn quanh mình là núi rừng Ban Mê Thuột trong tháng 3/1975, khi thấy bầu trời hoàng hôn rực đỏ, bỗng chợt nhớ một cuốn phim về Hiroshima. Chữ viết là của người sống. Và thơ là chữ viết cho những người đã biến mất. Có lúc, tôi đã tìm giấy bút làm thơ.
MƯA BOM NGÀY MỚI LỚN
Hiroshima - có
phải ai đã gọi
đã nhắc tên tôi
ngày mặt trời nổ
có phải tia bom
chưa tắt nổi
trong mắt tôi còn
kinh ngạc mở
trừng trừng xác người ngập lối
các trận mưa bom
sáng trưa chiều tối
bám chặt vào hồn
tôi như hơi thở
Hiroshima, Sài Gòn, Hà Nội
có phải mưa bom đầy trí nhớ
còn đau trong tim ngày ngày tháng tháng
mắt em có thấy xa nơi cuối gió
không lời, lặng lẽ, im vắng.
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính thức chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai.
Sau đây là một vài bài thơ để ghi nhớ về các trận bom nguyên tử 1945. Nguyên Giác chuyển ngữ từ Anh sang Việt.
SADAKO KURIHARA (1913 - 2005) là một nhà thơ, nhà văn và là nhà hoạt động hòa bình thoát chết từ trận bom Hiroshima. Bài thơ nhan đề “Chúng Ta Hãy Là Những Bà Đỡ” dựa vào kinh nghiệm của bà trong một hầm trú bom sau trận bom. Thực tế, bà đỡ sống sót và sau đó gặp lại em bé mà bà giúp đưa vào đời. Bản Việt dịch dựa theo bản Anh dịch của Richard Minear. Bài thơ như sau (tựa đề thơ viết chữ in hoa).
CHÚNG TA HÃY LÀ NHỮNG BÀ ĐỠ! MỘT CHUYỆN CHƯA KỂ VỀ TRẬN BOM NGUYÊN TỬ
Đêm, trong hầm một tòa nhà bê tông đã trở thành đổ nát
Các nạn nhân trận bom nguyên tử chen chúc trong phòng
Bóng tối phủ khắp - không có cả một cây đèn cầy
Bốc mùi của máu tươi, mùi khó chịu của sự chết
Nỗi gần gũi của những người toát mồ hôi, những tiếng rên
Từ tất cả những thứ như thế, một tiếng nói kinh ngạc:
“Em bé đang ra đời!”
Trong hầm trú địa ngục đó,
Vào giây phút đó, một thai phụ trẻ sinh nở
Trong bóng tối, không một que diêm, phải làm gì?
Quên những cơn đau riêng, người ta lo cho cô.
Và rồi: “Tôi là một bà đỡ. Tôi sẽ giúp bé chào đời.”
Người mới nói, bản thân đã bị thương nặng, trước đó vài
khoảng khắc đã rên đau đớn.
Và như thế, một đời sống mới khai sinh từ bóng tối của hầm
địa ngục đó.
Và như thế, bà đỡ đã chết trước khi mặt trời mọc, vẫn còn
tắm trong máu.
Chúng ta hãy là những bà đỡ!
Chúng ta hãy là những bà đỡ!
Ngay cả nếu chúng ta mất mạng mình để làm như thế.
Bài thơ “How could I understand?” (Làm sao tôi có thể hiểu?) của MICHAEL R. BURCH, một nhà thơ Hoa Kỳ có tác phẩm in trên nhiều báo và tạp chí. Bản Việt dịch của bài thơ như sau:
LÀM SAO TÔI CÓ THỂ HIỂU
Làm sao tôi có thể hiểu
ánh sáng đó
có thể đau đớn?
Hình ảnh đó
có thể
hiển lộ ra?
Làm sao tôi có thể hiểu
cái giá của
sự ngu dốt của tôi,
hay hình ảnh
mặt trời nổ hoa?
Ai nơi đó để bảo tôi
rằng tôi cũng
có thể là một trong những
Người Đã Biến Mất?
Bài thơ 3 dòng sau đây của SHIGEMOTO YASUHIKO, viết để nhớ lại trong một ngày chứng kiến bom nổ Hiroshima khi ông là cậu bé 15 tuổi. Bài thơ hài cú có bản Anh dịch của David McNeill.
Ngày Hiroshima
Tôi tin là có xương người
Dưới những vệ đường.
Bài thơ sau đây của CARRIE RICHARDS, nhan đề “Hiroshima”… HIROSHIMA
một hồ nước bất động
phản chiếu bầu trời tuyệt đẹp
nơi chiến tranh một thời nuốt sửng mặt trời
hoa trôi mặt hồ như nước mắt
lướt trên những vết thương xưa cũ
trong khi chim bồ câu bay ngược gió...
NHẠC SĨ NGHIÊM PHÚ PHÁT VỚI DÒNG NHẠC MỚI
Kinh Phật nào ngắn nhất?
Đó là khi Đức Phật im lặng.
Ca khúc Phật Giáo nào ngắn nhất?
Đó là khi Đức Phật im lặng.
Chúng ta có thể hình dung ra những câu vấn đáp trên, khi đọc lại Kinh Phật và suy nghĩ về cách hoằng pháp của Đức Phật.
Khi dùng ngôn ngữ, Kinh Phật đã ghi lại những bản kinh dài, kinh vừa, kinh ngắn. Nhưng quen thuộc nhất với giới học giả và quần chúng Tây Phương là Kinh Pháp Cú (The Dhammapada), ghi lại theo thể thơ, có khi chỉ bốn dòng, hay dài hơn. Thậm chí, có một lúc Đức Phật còn nói rằng Đức Phật trọn đời hoằng pháp chưa từng nói một lời... Tuy là truyền thuyết, nhưng hẳn là có ý nghĩa nào đó.
Một trường hợp kiệm lời khác: bản kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa gồm 24 tập 600 quyển được cô đọng vào 260 chữ. Truyền thuyết ghi rằng Ngài Long Thọ là tác giả bản tiếng Bắc Phạn (Sanskrit), nhưng bản kinh phổ biến hằng ngày tại các chùa Việt Nam là dựa vào bản Hán dịch của ngài Tam Tạng Trần Huyền Trang.
Như thế, chúng ta thấy truyền thống sử dụng ngôn ngữ là tùy, khi cần nhiều lời là sẽ nhiều lời, khi cần ngắn gọn vẫn là không có bao nhiêu chữ.
Về âm nhạc Phật Giáo cũng thế, khi cần có những trường ca, đã thấy có những nhạc sĩ như Phạm Thế Mỹ, Võ Tá Hân...
Và bây giờ, trong dòng âm nhạc Phật Giáo kiệm lời - nghĩa là ngắn gọn, nghĩa là ít lời, nghĩa là trực chỉ tâm người - đã thấy có nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát.
Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát - người nổi tiếng với âm nhạc Phật Giáo từ khi dạy ở Trường Bồ Đề được Hòa Thượng Thích Quảng Liên bổ nhiệm vào chức vụ phụ trách mọi chuyện về văn nghệ cho hệ thống trường này - từ năm 1965 đã dạy ở trường Bồ Đề và trường Lasan Taberd (của Dòng Lasan, Thiên Chúa Giáo). Cũng nên nhắc rằng, nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát là người sáng lập Nhóm Hương Thiền gồm một số ca sĩ, nhạc sĩ - nhóm đã trình diễn tại Quận Cam qua ba chương trình nhạc về Phật Giáo.
Khi Hòa Thượng Thích Quảng Liên trao nhiệm vụ hướng dẫn văn nghệ Gia Đình Phật Tử, hỏi rằng làm sao xây dựng dòng nhạc Phật Giáo thích nghi nhanh chóng cho thanh thiếu niên... nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát trả lời rằng cần cả trăm năm nữa, văn nghệ của trường Bồ Đề mới theo nổi văn nghệ của trường Tabert.”
Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát kể lại như thế, khi trình bày với hai người bạn đạo về những suy nghĩ của ông, rằng cần có một dòng nhạc ngắn gọn, vui tươi, và mang Phật tính thích nghi đặc biệt cho thanh thiếu niên Phật tử hải ngoại, những em tiếng Việt rất là kém. Đó là lý do thời gian gần đây, nhạc sĩ họ Nghiêm đã tập trung sáng tác các ca khúc ngắn như thế.
Thực tế là các phụ huynh, các huynh trường Gia Đình Phật Tử đều thấy: những ca khúc bất tử truyền thống của Phật Giáo đều không dạy nổi cho các em, vì tiếng Việt các em quá kém. Những ca khúc như Lòng Mẹ của Y Vân, hay Bông Hồng Cài Áo của Phạm Thế Mỹ, và ngay cả các bài nghi lễ truyền thống như Phật Giáo Việt Nam của Lê Cao Phan, hay Trầm Hương Đốt của Bửu Bác... chỉ có vài em hát và thuộc lời.
Tình hình cũng y hệt như thể: chúng ta đã trao tiền vào túi các em, nhưng các em không xài được, vì đã qua cõi khác rồi. Nếu chỉ dùng nhạc Hướng Đạo tiếng Việt hay tiếng Anh, tuy ngắn và dễ thuộc hơn, thì Phật Pháp lại không trao truyền được.
Chỉ có cách, thế hệ chúng ta phải có dòng nhạc Phật Giáo ngắn, dễ nhớ... cho các em hát. Và đã có khoảng hơn chục ca khúc như thế vừa do nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát sáng tác, nhưng chưa có cơ duyên phổ biến được. Nhạc sĩ họ Nghiêm đã mở cho Cư sĩ Tâm Diệu và người viết xem các tờ đã kẻ xong khuôn nhạc, viết lời nhạc – như các ca khúc Cúng Hương, Mừng Vu Lan, Tiếng Từ Bi, Hiện Pháp Lạc Trú, Tìm Đâu Lối Vào, Tứ Diệu Đế, Bất Chánh Đạo, Mừng Đản Sanh, Tu Là Chuyển Nghiệp...
Vấn đề là, dòng nhạc Phật Giáo kiểu ngắn gọn lại kén ca sĩ, vì chúng sinh cõi này (nhất là với ca sĩ nổi tiếng) không ưa thích những gì ngắn gọn, những gì cô đọng, những gì dễ hiểu - đó cũng một phần là lý do nhiều Phật Tử không để ý tới Kinh Pháp Cú (chưa cần nhắc tới mấy bài Kinh Im Lặng của Đức Phật).
Thực ra, các ca khúc ngắn vẫn được thế giới ưa chuộng từ lâu, và các thiên tài âm nhạc cũng thường khi không ưa dài dòng.
Trong các ca khúc ngắn nổi tiếng nhất trong giới âm nhạc cận và hiện đại có bài “Her Majesty” (Chúc Mừng Nữ Hoàng Anh), khi ban nhạc The Beatles trình diễn trực tiếp chỉ dài có 26 giây đồng hồ.
Ca khúc "Her Majesty" do nhạc sĩ Paul McCartney sáng tác, ghi âm vào ngày 2 tháng 7-1969, nằm một phần trong đĩa nhạc Abbey Road, phát hành ra thị trường ngày 26-9-1969. Trong Lễ hội mừng Nữ Hoàng Anh 50 năm trên ngai vàng (Golden Jubilee of Elizabeth II) vào năm 2002, đích thân McCartney trình diễn ca khúc này trực tiếp ở cung điện Buckingham Palace. Ca khúc chỉ dài có 23 giây đồng hồ.
Ca khúc này được nhiều người đưa vào YouTube, có thêm vài khung giới thiệu, nên dài thêm vài giây đồng hồ.
Nói như thế để thấy rằng ca khúc ngắn vẫn được cả các giới hoàng gia, trí thức, quần chúng Tây Phương trân trọng. Cũng nên ghi rằng, ban nhạc thiên tài The Beatles còn một số ca khúc ngắn khác, thí dụ:
- Ca khúc Maggie Mae, dài 40 giây đồng hồ, đăng trong đĩa nhạc Let It Be.
- Ca khúc Dig It, dài 49 giây đồng hồ, trong đĩa nhạc Let It Be.
- Ca khúc Wild Honey Pie, dài 52 giây đồng hồ, trong điã nhạc The Beatles, còn có tên là The White Album.
- Ca khúc Mean Mr. Mustard, dài 1 phút 6 giây, trong đĩa nhạc Abbey Road.
Tất cả các ca khúc ngắn trên đều được ghi rõ trong Tự Điển Bách Khoa Wikipedia, và đều nghe được ở YouTube. Nêu lên trường hợp các ca khúc ngắn này để hy vọng làm giảm sự kỳ thị (nếu có) từ nhiều người, từ nhiều ca sĩ, từ nhiều tăng ni đối với nhu cầu ca khúc ngắn.
Một vấn đề là, nếu chúng ta cứ chuyên sáng tác các ca khúc dài và chữ nghĩa khó hiểu, số người nghe tất phải giảm, may ra thính giả chỉ còn một số vị bô lão. Trong khi đó, ngay các em trung niên ở hải ngoại, khả năng tiếng Việt cũng kém rồi; với các em trung niên, thuộc được ca khúc Bông Hồng Cài Áo cũng đã là một kỳ công - và thực tế, không mấy em thuộc nổi.
Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát nói rằng, nhạc sĩ hiện cần rất nhiều hỗ trợ để đưa dòng nhạc này tiếp cận với các em Phật Tử - đặc biệt là hỗ trợ từ các nhạc sĩ, các ca sĩ, quý tăng ni tự viện, các huynh trưởng Gia Đình Phật Tử.
Lời cuối nơi bài này, xin nhắc rằng Đức Phật đã rất nhiều lần nói các bản Kinh ngắn, rất ít lời. Và do vậy ca khúc ngắn cho thanh thiếu niên Phật Tử vẫn nằm trong truyền thống của Kinh Phật.
ĐÊM THƠ THIỀN MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh đã tới thăm Nam California trong
những ngày cuối tháng 4/2014.
Thầy là một nhà sư nổi tiếng đa tài, giỏi nhiều ngôn ngữ, cũng như xuất sắc về thơ, văn, biên khảo, thư pháp, họa pháp, cờ tướng, sắp đặt vườn cảnh, hiểu ngôn ngữ của đá và cây. Và thầy cũng là một vị tôn túc trong nhà Thiền, với tên gọi trong chùa là: Tỳ kheo Giới Đức, Sư trưởng Huyền Không Sơn Thượng.
Thầy nổi tiếng với hình ảnh một nhà sư nghệ sĩ. Thầy năm nay 71 tuổi (sinh năm 1944), đã in 32 cuốn sách, và còn 49 bản thảo chưa ấn hành.
Hôm Thứ Sáu của tuần lễ cuối tháng 4-2014, khi hai vị cư sĩ Tâm Diệu và Tâm Linh lên Pomona thăm, Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh đã trao tặng Thư Viện Hoa Sen bức tranh thư pháp với bốn câu thơ: Hoa ươm mùi đạo vị
Sen ngát mạn đà hương
Thư kinh trăng giọt ngọc
Viện bối phụng văn chương
Nơi đây, xin dịch các câu thơ tuyệt vời này sang tiếng Anh để sẽ chia sẻ với một số bạn trẻ:
The flower that raises the dharma sense
The lotus that passes on the mandala scent
The scripture that points to the moon of jewelry
The hall that treasures the literary beauty.
Hôm Thứ Bảy kế tiếp đó, tôi có cơ duyên được ba vị thiện tri thức - anh Trần Minh Anh và vợ chồng anh Tôn Tiên; họ đều là học trò của Huyền Không Sơn Thượng từ thời còn ở Huế nhiều thập niên trước - đưa tới một ngôi chùa miền núi phía Nam California để hội kiến Thiền Sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh, người nổi tiếng về nhiều phương diện tàì năng, nhưng có một đời sống rất bình dị, thơ mộng.
Trong buổi trà đàm, Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh đọc bài cổ thi nổi tiếng trong nhà thiền:
Bách xích can đầu, trực hạ thùy
Nhất ba tài động vạn ba tùy
Dạ tĩnh, thủy hàn ngư bất thực
Mãn thuyền không tải nguyệt minh quy!
Tiếp theo, Thầy đọc bản dịch tiếng Việt của Thầy:
Trăm thước đầu cần thỏng điếu ông
Một làn sóng dợn, dợn muôn trùng
Giá băng, đêm lặng, khôn tăm cá
Về chở đầy thuyền ánh nguyệt không!
Thầy giải thích rằng hình ảnh duyên khởi (một dợn sóng, dẫn tới muôn vạn sóng) và hình ảnh ngư bất thực (cá không ăn mồi) là 2 ý quan trọng trong bài thơ, rằng khi nào tâm không cắn mồi của sắc thanh hương vị xúc pháp mới đúng là tâm thiền, lúc đó mới là thấy vẫng trăng trí tuệ ngập khắp thuyền, cũng là thấy không có gì để lưu giữ cả.
Thầy nói rằng thơ Thiền thường là ẩn dụ. Như thế, một niệm khởi, trùng trùng chuyện sẽ khởi. Thầy nói ngư bất thực là hình ảnh đóng cửa lục căn, rồi mới có định, rồi mới có tuệ, rồi thuyền mới chở trăng tuệ giác về.
Cũng cần ghi rằng, bốn câu cổ thi này đã được cố hòa thượng Đổng Minh dịch:
Đầu cần trăm thước buông câu
Một làn sóng gợn, nối nhau muôn lằn
Đêm nước lạnh, cá không ăn
Con thuyền trống rỗng chở trăng đi về!
Nơi đây, cũng xin dịch thơ này sang Anh ngữ:
A fishing rod is dropped from the top of a hundred-meter pole
A wave raises up, and thousands of waves follow
The fish eat nothing; the night is still, the water cold
The empty boat carries the full bright moon home.
Tôi nói với Thiền Sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh rằng Thầy thực sự là pháp bảo của Phật Giáo Việt Nam, và đồng thời Thầy cũng là quốc bảo của dân tộc Việt Nam. Tôi nói, tôi vui mừng được gặp Thầy vì biết cơ duyên gặp này rất hiếm hoi.
Tôi nói, vui mừng trong đời là được gặp Phật pháp, là khởi lòng tin sâu vào Phật pháp, và là cơ duyên trên đường tu học được gặp thiện tri thức - và Thiền Sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh là một bậc đại thiện tri thức, đã giúp, đang giúp và sẽ giúp rất nhiều người tu học. Những việc của Thầy đã làm thực sự là hy hữu.
Tôi nói rằng tôi vẫn thường xuyên vào Internet để đọc thơ và xem thư pháp của nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh, và không nghĩ rằng mình sẽ sớm có cơ duyên đi Huế thăm vị thiền sư thi sĩ này. Thầy nói rằng thầy khi vào lớp 6 đã tự học luật thơ.
Thầy kể rằng về thư pháp, thầy cũng chẳng học ai, mà tự nghĩ ra thôi, chỉ vì hồi nhỏ được cha bắt học chữ Hán, lớn lên chút nữa thì quên, tới năm Đệ Tam mới học lại chữ Hán, mở sách xem chữ thảo của các tác gia khác nhau - nhìn thấy có người viết chữ như lá cỏ, có người viết chữ như gươm giáo tua tủa, có người viết nghiêm túc cẩn trọng, có người viết phóng khoáng cởi mở... và rồi, “Tui tự nghĩ ra cách viết chữ thư pháp Việt.”
Thầy kể rằng, ban đầu Chùa Huyền Không ở Lăng Cô, sau được khuyến cáo là nên dọn vào Huế. Sau nhiều thập niên, bây giờ là ba trung tâm do các huynh đệ của Thầy trụ trì, xem như ba mặt Thể, Tướng, Dụng để hoằng pháp, đáp ứng tùy cơ duyên với các loại chúng sinh.
Huyền Không Sơn Thượng, với Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh, đáp ứng nhu cầu tâm linh. Thầy nói, Sơn Thượng là tập trung về văn hóa nghệ thuật, về sinh hoạt tâm linh. Thầy nói rằng thầy đang kiến lập Rừng Thiền như ở Miến Điện để giúp những người muốn thực tu để giác ngộ, nhưng việc lập Rừng Thiền chưa hoàn tất vì còn trở ngại về phương diện tài chánh.
Thầy nói, ngôi chùa Huyền Không Sơn Trung tập trung vào việc giáo dục, hướng dẫn lớp trẻ, mở các khóa tu gieo duyên, mở trường dạy Anh văn miễn phí.
Và trung tâm Huyền Không Sơn Hạ tập trung vào từ thiện xã hội, châm cứu chữa bệnh miễn phí. Thầy kể, y viện Tuệ Tĩnh Đường chăm sóc bởi các sư của Huyền Không Sơn Hạ hiện mỗi ngày đón vài trăm bệnh nhân.
Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh kể rằng, qua thời gian kiến lập các chùa Huyền Không, thầy đã tự hiểu được ngôn ngữ của đá, và nắm giữ được chìa khóa nghệ thuật vườn cảnh.
Thầy nói, “Tui là người dựng đá, đọc ngôn ngữ của đá.” Thầy nói, một viên đá để trước sân, có khi tỏa ra bầu không khí cô đơn, có khi mang ý nghĩa của hào khí độc lập, có khi làm cho ngôi nhà êm ấm hòa hài, có khi tạo ra sự xung khắc trong nhà...
Thầy nói, có nhiều trường hợp, chỉ xoay lại hướng đá, thế là ngôi chùa đó, hay ngôi nhà đó sẽ yên ổn, tan hết mọi phức tạp trước đó. Và đó cũng là lý do nhiều người dân, trong đó có nhiều đại gia nổi tiếng, đã mời thầy tới tận nhà của họ để xin giúp xem hướng và đặt hướng đá để tạo ra sự bình yên.
Thầy kể, thầy cũng từng được mời tới giúp xem hướng và xoay hướng đá ở nội điện Chùa Trúc Lâm ở Lâm Đồng, và ở cả nhiều chùa khác, kể cả một số chùa ở chân núi Yên Tử.
Đặc biệt, trong buổi trà đàm này - còn có tên là Đêm Thơ Thiền Thư Pháp Minh Đức Triều Tâm Ảnh - một Phật Tử chủ nhà in đã tới kịp, trình Thầy cuốn bản mẫu bộ sách có tưạ đề “Một cuộc đời, một vầng Nhật Nguyệt” của tác giả Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Đây là bản in trên giấy đầu tiên xuất hiện ở hải ngoại. Bộ sách này gồm 6 tập, dày 3.000 trang.
Đây là một tuyệt tác về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca, một công trình đồ sộ, mà theo lời tác giả Minh Đức Triều Tâm Ảnh, rằng Thầy đã viết 7 trang mỗi ngày, liên tục như thế trong 10 năm mới xong. Trong thời gian viết, đích thân Thầy đã sang tận một số nơi ở Ấn Độ, Nepal để dò lại các địa danh, địa điểm liên hệ tới cuộc đời của Đức Phật. Thí dụ, Thầy nói, thầy tới xem nơi cửa thành thứ tư, nơi kinh kể rằng Đức Phật đã thấy một xác chết, để xem có dòng sông nào hay không.
Lý do được tác giả Minh Đức Triều Tâm Ảnh kể rằng, có một số tác phẩm viết về cuộc đời Đức Phật dưạ trên huyền thoạị nhiều hơn sự thật, dựa vào tưởng tượng thi hóa của người đời sau hơn là ghi đúng những gì đã xảy ra trong lịch sử và kinh điển.
Cũng cần ghi rằng, ấn bản điện tử của “Một cuộc đời, một vầng Nhật Nguyệt” hiện đã được lưu giữ trên nhiều trang web Phật Học.
Bạn Trần Minh Anh đã cầm đàn, hát một ca khúc Phật giáo.
Trong Đêm Thơ Thiền Thư Pháp này, Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh đã tặng Cư sĩ Nguyên Giác một bức thư pháp, có bài thơ bốn câu như sau:
Giác thì đốn ngộ nguyên con
Đi thì tiềm tiệm dẵm mòn bể dâu
Chẳng cần dựng quán, bắc cầu
Hai bờ tự tại, non đầu nguyệt xưa.
Tôi không ngại sự vụng về, nên dâng lên Thầy 2 tấm chân dung vẽ trên giấy, để bày tỏ lòng trân trọng với nhà sư mà tôi quý trọng như là pháp bảo và là quốc bảo này.
Nơi đây, xin dịch ra tiếng Anh bốn câu thơ trên, theo nghĩa sẽ khá dài vì dính vào tích ‘Thương hải biến vi tang điền’ - ra văn xuôi là:
Someone could suddenly understand the whole path; however, that person has to mindfully walk and wear out the grass through so many ever-changing lands. It’s not necessary to build a shelter or a bridge; just watch the ancient moon on top of the mountain, and realize the freedom beyond both shores of the river.
Dịch xuôi như thế giữ được sát nghĩa, trong đó giải thích về những cách nói truyền thống về Thiền Tông. Nhưng nếu dịch cô đọng để giữ chất thơ, có thể viết theo mệnh lệnh cách:
Just understand the whole path via sudden awakening, walk mindfully and patiently through ever-changing bogs, need not build a bridge or a dwelling, watch the ancient moon and be free at either shore.
Trong buổi nói chuyện, tôi đã hỏi rằng Thầy có xem phim về cuộc đời Đức Phật mới chiếu tại Việt Nam chưa. Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh nói rằng chưa.
Tôi nói, tôi hoan hỷ khi thấy một Phật sự lớn, tốn nhiều công sức, như làm phim, được thành tựu. Tuy nhiên, tôi lo ngại, rằng kết quả chưa hằn là tốt. Vì khi cho Đức Phật nói giọng Nam, hay Trung, hay Bắc đều sẽ bất lợi. Người nghe lúc nào cũng có tâm phân biệt. Thậm chí, ngay khi đưa đức Phật trở thành hình tướng một nam nhân trên phim, cũng sẽ dễ khởi chấp nơi người xem. Dù vậy, cũng nên tán thán các phương tiện hoằng pháp thời mới như thế.
Vài hôm sau, tôi gửi một số tấm hình chụp trong Đêm Thơ Thiền Thư Pháp Minh Đức Triều Tâm Ảnh tới thầy và các bạn cư sĩ đã tạo cơ hội để có buổi hội kiến này.
Thầy đã từ bi email trả lời, trong đó ghi mấy dòng:
“Tặng cư sĩ Nguyên Giác:
Ta đi qua dòng đục
Lội ngược đến nguồn xanh
Vẫn vỗ thuyền ca hát
Ngắm chân diện long lanh!
MĐTTA”
Nơi đây, xin dịch ra tiếng Anh bốn câu thơ này:
Inversely to the green headspring,
I travel over the muddy flowing,
tap the side of the boat,
sing, and gaze the bright true face.
Hôm nay được đọc bài thơ “Tôi Tìm Phật” của Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh, xin dịch ra để lưu niệm trong mùa Đại Lễ Vesak như sau. TÔI TÌM PHẬT
Thầy là một nhà sư nổi tiếng đa tài, giỏi nhiều ngôn ngữ, cũng như xuất sắc về thơ, văn, biên khảo, thư pháp, họa pháp, cờ tướng, sắp đặt vườn cảnh, hiểu ngôn ngữ của đá và cây. Và thầy cũng là một vị tôn túc trong nhà Thiền, với tên gọi trong chùa là: Tỳ kheo Giới Đức, Sư trưởng Huyền Không Sơn Thượng.
Thầy nổi tiếng với hình ảnh một nhà sư nghệ sĩ. Thầy năm nay 71 tuổi (sinh năm 1944), đã in 32 cuốn sách, và còn 49 bản thảo chưa ấn hành.
Hôm Thứ Sáu của tuần lễ cuối tháng 4-2014, khi hai vị cư sĩ Tâm Diệu và Tâm Linh lên Pomona thăm, Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh đã trao tặng Thư Viện Hoa Sen bức tranh thư pháp với bốn câu thơ: Hoa ươm mùi đạo vị
Sen ngát mạn đà hương
Thư kinh trăng giọt ngọc
Viện bối phụng văn chương
Nơi đây, xin dịch các câu thơ tuyệt vời này sang tiếng Anh để sẽ chia sẻ với một số bạn trẻ:
The flower that raises the dharma sense
The lotus that passes on the mandala scent
The scripture that points to the moon of jewelry
The hall that treasures the literary beauty.
Hôm Thứ Bảy kế tiếp đó, tôi có cơ duyên được ba vị thiện tri thức - anh Trần Minh Anh và vợ chồng anh Tôn Tiên; họ đều là học trò của Huyền Không Sơn Thượng từ thời còn ở Huế nhiều thập niên trước - đưa tới một ngôi chùa miền núi phía Nam California để hội kiến Thiền Sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh, người nổi tiếng về nhiều phương diện tàì năng, nhưng có một đời sống rất bình dị, thơ mộng.
Trong buổi trà đàm, Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh đọc bài cổ thi nổi tiếng trong nhà thiền:
Bách xích can đầu, trực hạ thùy
Nhất ba tài động vạn ba tùy
Dạ tĩnh, thủy hàn ngư bất thực
Mãn thuyền không tải nguyệt minh quy!
Tiếp theo, Thầy đọc bản dịch tiếng Việt của Thầy:
Trăm thước đầu cần thỏng điếu ông
Một làn sóng dợn, dợn muôn trùng
Giá băng, đêm lặng, khôn tăm cá
Về chở đầy thuyền ánh nguyệt không!
Thầy giải thích rằng hình ảnh duyên khởi (một dợn sóng, dẫn tới muôn vạn sóng) và hình ảnh ngư bất thực (cá không ăn mồi) là 2 ý quan trọng trong bài thơ, rằng khi nào tâm không cắn mồi của sắc thanh hương vị xúc pháp mới đúng là tâm thiền, lúc đó mới là thấy vẫng trăng trí tuệ ngập khắp thuyền, cũng là thấy không có gì để lưu giữ cả.
Thầy nói rằng thơ Thiền thường là ẩn dụ. Như thế, một niệm khởi, trùng trùng chuyện sẽ khởi. Thầy nói ngư bất thực là hình ảnh đóng cửa lục căn, rồi mới có định, rồi mới có tuệ, rồi thuyền mới chở trăng tuệ giác về.
Cũng cần ghi rằng, bốn câu cổ thi này đã được cố hòa thượng Đổng Minh dịch:
Đầu cần trăm thước buông câu
Một làn sóng gợn, nối nhau muôn lằn
Đêm nước lạnh, cá không ăn
Con thuyền trống rỗng chở trăng đi về!
Nơi đây, cũng xin dịch thơ này sang Anh ngữ:
A fishing rod is dropped from the top of a hundred-meter pole
A wave raises up, and thousands of waves follow
The fish eat nothing; the night is still, the water cold
The empty boat carries the full bright moon home.
Tôi nói với Thiền Sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh rằng Thầy thực sự là pháp bảo của Phật Giáo Việt Nam, và đồng thời Thầy cũng là quốc bảo của dân tộc Việt Nam. Tôi nói, tôi vui mừng được gặp Thầy vì biết cơ duyên gặp này rất hiếm hoi.
Tôi nói, vui mừng trong đời là được gặp Phật pháp, là khởi lòng tin sâu vào Phật pháp, và là cơ duyên trên đường tu học được gặp thiện tri thức - và Thiền Sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh là một bậc đại thiện tri thức, đã giúp, đang giúp và sẽ giúp rất nhiều người tu học. Những việc của Thầy đã làm thực sự là hy hữu.
Tôi nói rằng tôi vẫn thường xuyên vào Internet để đọc thơ và xem thư pháp của nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh, và không nghĩ rằng mình sẽ sớm có cơ duyên đi Huế thăm vị thiền sư thi sĩ này. Thầy nói rằng thầy khi vào lớp 6 đã tự học luật thơ.
Thầy kể rằng về thư pháp, thầy cũng chẳng học ai, mà tự nghĩ ra thôi, chỉ vì hồi nhỏ được cha bắt học chữ Hán, lớn lên chút nữa thì quên, tới năm Đệ Tam mới học lại chữ Hán, mở sách xem chữ thảo của các tác gia khác nhau - nhìn thấy có người viết chữ như lá cỏ, có người viết chữ như gươm giáo tua tủa, có người viết nghiêm túc cẩn trọng, có người viết phóng khoáng cởi mở... và rồi, “Tui tự nghĩ ra cách viết chữ thư pháp Việt.”
Thầy kể rằng, ban đầu Chùa Huyền Không ở Lăng Cô, sau được khuyến cáo là nên dọn vào Huế. Sau nhiều thập niên, bây giờ là ba trung tâm do các huynh đệ của Thầy trụ trì, xem như ba mặt Thể, Tướng, Dụng để hoằng pháp, đáp ứng tùy cơ duyên với các loại chúng sinh.
Huyền Không Sơn Thượng, với Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh, đáp ứng nhu cầu tâm linh. Thầy nói, Sơn Thượng là tập trung về văn hóa nghệ thuật, về sinh hoạt tâm linh. Thầy nói rằng thầy đang kiến lập Rừng Thiền như ở Miến Điện để giúp những người muốn thực tu để giác ngộ, nhưng việc lập Rừng Thiền chưa hoàn tất vì còn trở ngại về phương diện tài chánh.
Thầy nói, ngôi chùa Huyền Không Sơn Trung tập trung vào việc giáo dục, hướng dẫn lớp trẻ, mở các khóa tu gieo duyên, mở trường dạy Anh văn miễn phí.
Và trung tâm Huyền Không Sơn Hạ tập trung vào từ thiện xã hội, châm cứu chữa bệnh miễn phí. Thầy kể, y viện Tuệ Tĩnh Đường chăm sóc bởi các sư của Huyền Không Sơn Hạ hiện mỗi ngày đón vài trăm bệnh nhân.
Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh kể rằng, qua thời gian kiến lập các chùa Huyền Không, thầy đã tự hiểu được ngôn ngữ của đá, và nắm giữ được chìa khóa nghệ thuật vườn cảnh.
Thầy nói, “Tui là người dựng đá, đọc ngôn ngữ của đá.” Thầy nói, một viên đá để trước sân, có khi tỏa ra bầu không khí cô đơn, có khi mang ý nghĩa của hào khí độc lập, có khi làm cho ngôi nhà êm ấm hòa hài, có khi tạo ra sự xung khắc trong nhà...
Thầy nói, có nhiều trường hợp, chỉ xoay lại hướng đá, thế là ngôi chùa đó, hay ngôi nhà đó sẽ yên ổn, tan hết mọi phức tạp trước đó. Và đó cũng là lý do nhiều người dân, trong đó có nhiều đại gia nổi tiếng, đã mời thầy tới tận nhà của họ để xin giúp xem hướng và đặt hướng đá để tạo ra sự bình yên.
Thầy kể, thầy cũng từng được mời tới giúp xem hướng và xoay hướng đá ở nội điện Chùa Trúc Lâm ở Lâm Đồng, và ở cả nhiều chùa khác, kể cả một số chùa ở chân núi Yên Tử.
Đặc biệt, trong buổi trà đàm này - còn có tên là Đêm Thơ Thiền Thư Pháp Minh Đức Triều Tâm Ảnh - một Phật Tử chủ nhà in đã tới kịp, trình Thầy cuốn bản mẫu bộ sách có tưạ đề “Một cuộc đời, một vầng Nhật Nguyệt” của tác giả Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Đây là bản in trên giấy đầu tiên xuất hiện ở hải ngoại. Bộ sách này gồm 6 tập, dày 3.000 trang.
Đây là một tuyệt tác về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca, một công trình đồ sộ, mà theo lời tác giả Minh Đức Triều Tâm Ảnh, rằng Thầy đã viết 7 trang mỗi ngày, liên tục như thế trong 10 năm mới xong. Trong thời gian viết, đích thân Thầy đã sang tận một số nơi ở Ấn Độ, Nepal để dò lại các địa danh, địa điểm liên hệ tới cuộc đời của Đức Phật. Thí dụ, Thầy nói, thầy tới xem nơi cửa thành thứ tư, nơi kinh kể rằng Đức Phật đã thấy một xác chết, để xem có dòng sông nào hay không.
Lý do được tác giả Minh Đức Triều Tâm Ảnh kể rằng, có một số tác phẩm viết về cuộc đời Đức Phật dưạ trên huyền thoạị nhiều hơn sự thật, dựa vào tưởng tượng thi hóa của người đời sau hơn là ghi đúng những gì đã xảy ra trong lịch sử và kinh điển.
Cũng cần ghi rằng, ấn bản điện tử của “Một cuộc đời, một vầng Nhật Nguyệt” hiện đã được lưu giữ trên nhiều trang web Phật Học.
Bạn Trần Minh Anh đã cầm đàn, hát một ca khúc Phật giáo.
Trong Đêm Thơ Thiền Thư Pháp này, Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh đã tặng Cư sĩ Nguyên Giác một bức thư pháp, có bài thơ bốn câu như sau:
Giác thì đốn ngộ nguyên con
Đi thì tiềm tiệm dẵm mòn bể dâu
Chẳng cần dựng quán, bắc cầu
Hai bờ tự tại, non đầu nguyệt xưa.
Tôi không ngại sự vụng về, nên dâng lên Thầy 2 tấm chân dung vẽ trên giấy, để bày tỏ lòng trân trọng với nhà sư mà tôi quý trọng như là pháp bảo và là quốc bảo này.
Nơi đây, xin dịch ra tiếng Anh bốn câu thơ trên, theo nghĩa sẽ khá dài vì dính vào tích ‘Thương hải biến vi tang điền’ - ra văn xuôi là:
Someone could suddenly understand the whole path; however, that person has to mindfully walk and wear out the grass through so many ever-changing lands. It’s not necessary to build a shelter or a bridge; just watch the ancient moon on top of the mountain, and realize the freedom beyond both shores of the river.
Dịch xuôi như thế giữ được sát nghĩa, trong đó giải thích về những cách nói truyền thống về Thiền Tông. Nhưng nếu dịch cô đọng để giữ chất thơ, có thể viết theo mệnh lệnh cách:
Just understand the whole path via sudden awakening, walk mindfully and patiently through ever-changing bogs, need not build a bridge or a dwelling, watch the ancient moon and be free at either shore.
Trong buổi nói chuyện, tôi đã hỏi rằng Thầy có xem phim về cuộc đời Đức Phật mới chiếu tại Việt Nam chưa. Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh nói rằng chưa.
Tôi nói, tôi hoan hỷ khi thấy một Phật sự lớn, tốn nhiều công sức, như làm phim, được thành tựu. Tuy nhiên, tôi lo ngại, rằng kết quả chưa hằn là tốt. Vì khi cho Đức Phật nói giọng Nam, hay Trung, hay Bắc đều sẽ bất lợi. Người nghe lúc nào cũng có tâm phân biệt. Thậm chí, ngay khi đưa đức Phật trở thành hình tướng một nam nhân trên phim, cũng sẽ dễ khởi chấp nơi người xem. Dù vậy, cũng nên tán thán các phương tiện hoằng pháp thời mới như thế.
Vài hôm sau, tôi gửi một số tấm hình chụp trong Đêm Thơ Thiền Thư Pháp Minh Đức Triều Tâm Ảnh tới thầy và các bạn cư sĩ đã tạo cơ hội để có buổi hội kiến này.
Thầy đã từ bi email trả lời, trong đó ghi mấy dòng:
“Tặng cư sĩ Nguyên Giác:
Ta đi qua dòng đục
Lội ngược đến nguồn xanh
Vẫn vỗ thuyền ca hát
Ngắm chân diện long lanh!
MĐTTA”
Nơi đây, xin dịch ra tiếng Anh bốn câu thơ này:
Inversely to the green headspring,
I travel over the muddy flowing,
tap the side of the boat,
sing, and gaze the bright true face.
Hôm nay được đọc bài thơ “Tôi Tìm Phật” của Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh, xin dịch ra để lưu niệm trong mùa Đại Lễ Vesak như sau. TÔI TÌM PHẬT
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
1-
"Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị
nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai"
IN SEARCH OF BUDDHA
By Minh Đức
Triều Tâm Ảnh
Translated by Nguyên Giác
1- Those who rely on form to see me,
or
rely on sound to seek me
are all in the wrong path
and cannot meet the Thus
Come One.
Câu kệ ngôn xưa
Tôi đọc mãi, tụng hoài
Qua tháng qua năm
Tuổi tác chất
đầy
Mà vẫn không bao giờ thuộc được
I read and chant
that ancient verse over
and over.
As months and years piled up
on my aged body,
I still
cannot memorize it.
Tôi đã từng đi tìm ngài
Qua nguy nga chùa tháp
Tượng đài
vàng son
Điểm ngọc, đeo châu
Từ kinh thành phồn hoa
Đến đô thị sắc màu
Chân
dung Phật thật huy hoàng tráng lệ
I has traveled in search of Buddha
via the
enormous temples and stupas
via the golden statues and monuments
where the
Buddha images are so marvelous
being adorned with diamonds and gems
- in the
luxurious capitals
and in the colorful cities
Ngài ngồi trên bảo đài cao
Uy
nghi chín bệ
Long phục, hổ chầu
Hàng quỷ, độ ma
Sitting on high precious towers
Above nine princely tiers
With crouching dragons and flanking tigers
With
surrendered ghosts and conquered demons
Ngài phóng hào quang
Xuyên cõi ta bà
Oai nhiếp thần linh
Đoạt quyền Thượng Đế
With radiant
lights
beaming through the samsara
controlling all the angels
overcoming King
of the Gods
Cứ mỗi độ Vesak
Là tưng bừng khắp năm châu bốn bể
Nhân loại lại reo
hò đại lễ tôn nghinh
Cờ phướn, đèn hoa phất phới, lung linh
Nhã nhạc, trầm
hương Vũ ca dìu dặt!
In every Vesak season
people from five continents and four
oceans
celebrate festivals with great fanfare -
colorful banners, floral
lanterns,
pleasing music, incense rituals
and rhythmic dance shows
Đấy có phải
là chúng ta đi tìm Phật?
Khi chúng sanh đang thống khổ, tai ương
Khi đạo đức
tan hoang, đỗ vỡ thê lương
Khi khủng bố, chiến tranh, điêu tàn nhân lý
Ngài đâu
cần nhân gian tôn xưng, cổ súy
Đâu cần phù hoa sắc tướng tri ân
Is that the
right way to go in search of Buddha?
While humanity mourns and
suffers
While morality is wrecked and shattered
While terrorism and wars ruin
the kindness and saneness
Buddha needs not be worshipped and glorified
with all
the luxurious appearances
Mỗi người hãy tự tu
Tự ngắm bóng mình
Để thấy rõ tham
sân chất dày bản ngã
Mặt nạ hư dối đã tráo lầm bao độ
Quá dày sâu không thấy rõ
thực hư
We all should practice ourselves
Just watch our reflections
To see
clearly the greed and hatred
whose illusionary mask’s repeatedly deceived us
whose thick veil’s confused us about the truth
Phật không thể ngồi trong điện
các kim châu
Cũng đâu muốn chốn chốn già lam
Hoành tráng, lớn to
Để nhân huy
chương, kỷ lục
Buddha wants to neither sit in a jewelled palace
nor stay in any
huge temple
to receive any medallion or world record
Đệ tử sa môn chỉ cần cội
cây, lều trống
Ôm bát xin ăn, dị giản thanh bần
Manh áo cà sa chỉ để che thân
Đâu phải là tỷ phú, đại gia mà cao sang, kiểu cách.
Đâu phải đại đế, tiểu vương
Mà lễ nghi phục dịch
Chân đất đầu trần, tuệ đức
gương trăng
Buông bỏ, xả ly cả mảy vi trần
Không dính bụi
Khi huyễn thân trả về
cho cát bụi
Hạt xá lợi là ngọc
Được kết tinh từ vô biên trí giác
Từ vô biên hỷ
xả từ bi
Có hành, có tu mới biết có gì
Đi tìm Phật khỏi thấy mình lạc lối
We
monks need to live in simplicity -
a kasava robe to cover the body,
a bowl to
go for almsround,
the foot of a tree or an empty hut for shelter
A monk should
live like neither a billionaire
who lives in nobility and wealth
nor a king who
demands
the services from obedient servants.
Just keep bald head, walk
barefoot,
and have the wisdom of a shining moon
Just live a life of
renunciation
and cling not to a grain of dirt
After this illusionary body
returns to dust
some relics would be found among the ashes
They
are jewels crystallized
from the vast wisdom from endless benevolence,
compassion, empathetic joy, and
equanimity
By practicing, we know what we gain
and where we walk on the path to find Buddha
Tôi đã mê si, vô minh mà dặm trần
dong ruổi
Chạy đuổi theo bóng sắc của ma vương
Những cám dỗ kiêu xa
Những ảo ảnh
mê trần
Ngoại tướng là thiên cung
Nhưng bên trong là địa ngục
Bây giờ tôi đã tỉnh
thức
Mong thế gian cùng tỉnh thức
Để trở về giác niệm quy y!
I was deluded to
go astray in samsara
clinging to the reflected forms of Yama
to the glamorous
charms
to the lustful illusions
and to the Hell that appears as Heaven
Now, I
am awake
I wish that all humanity would be awake too
and take refuge in
enlightened insight.
2-
Câu kệ ngôn xưa
Nguyên ngữ nói gì
"Nhược dĩ sắc kiến
ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng
kiến Như Lai"
2-
What did the ancient verse
mean in these words:
“Those
who rely on form to see me,
or rely on sound to seek me
are all in the wrong
path
and cannot meet the Thus Come One.”
Tôi đã từng thơ, văn giỡn chữ, khoe
tài
Cũng đã từng mỹ ngôn
Đăng đàn thuyết giáo
Những băng đĩa âm thanh tuyệt hảo
Những video giảng nói hùng hồn
Những báo đài ầm ĩ phô trương
I have played with
poetry,
showed off my literary ability,
and come on stage to give dharma talks
My CDs have a superb sound quality
My videos show the eloquent dharma talks
My
magazines and radios drummed up things vocally
Đức Phật hôm nay cũng phải tiếp
thị thị trường
Cũng buôn bán âm thanh
Cho người người tìm Phật
Đàn sáo, nhạc ca, hát ngâm xảo thuật
Mê ly lòng người
Đắm đuối kẻ "chân
tu"
Should Buddha today join marketing,
use nice voices to sell things,
invite humanity to seek Buddha,
lure people with beautiful music
and sink the
“true practitioners”?
Tôi đã từng bỏ trí, theo ngu
Chạy theo ngôn lời chập
chùng khái niệm
Đi tìm Phật Lại rơi vào thanh tướng
Quyết "xao thôi"
chữ nghĩa cho hay ho
Sự thực một ly
Là ngàn dặm xa bờ
Ngón tay chỉ không còn là
mặt trăng
Mà thấy toàn xanh đỏ
Thấy của phái này, của hệ kia
Của mưu đồ vị kỷ
Của
tông môn mình
Của tử đệ đồng tràng
For a long time I shunned the wisdom
followed the ignorance
ran after noisy verses
went in search of Buddha
and fell
among sounds and appearances
Selecting nice words to
sugarcoat poems,
I strayed a thousand miles away from the shore
The finger
points no more at the moon
I see now all the blue and red colors
raising by
these sects and those schools
showing the selfish plots
to benefit their sects
and schools
Ai cũng là chân sư, đạo sư, giáo chủ vênh vang
Ai cũng nắm chân lý
trong tay
Ai cũng là thánh nhân
Vì thương đời mà ra tay cứu độ!
They all brag
themselves as true masters
They say they have the truth in their hands
They say
they are holy men and women
They say their love turn them into the saviors
Nào
thông điệp
Nào tuyên ngôn rộn ràng dâu bể
Nói rồi xong theo ước lệ đời thường
Nói rồi vỗ tay
Đoàn kết, yêu thương
Như ngọn gió xao qua rồi mất
Như chữ nghĩa,
ngữ ngôn, âm thanh
Đã hiển bày sự thật!
They spread out messages
and
declarations packed with ever-changing noises
They say and then, as normal
people,
They clapped their hands
Sounds of unity and love
Sounds of unity and love
fly
with the passing wind and vanish
ditto their words, their verses, and their
voices
Thus the truth is shown
Ôi! Có vị hiền đức đã nói: "Tri giả bất
ngôn,
Ngôn giả bất tri"
Biết bao năm đi tìm Phât
Mà tôi lại chạy đuổi theo
thơ phú ca từ
Nói quá nhiều
Có nghĩa là đa ngôn đa quá
Nói nhiều thì lỗi nhiều
Nguyên ngôn càng xa lạ
Chỉ chứng tỏ sự nghèo nàn trí tuệ trong tôi
Oh!
An
ancient sage once said:
“The knowers do not say;
the sayers do not know.”
So
many years as a Buddha seeker,
I went astray with words and verses
I spoke a
lot The more words,
the more mistakes
The more miles away from the original
words
Thus is shown my mental poverty.
Lại còn tán hay, tụng giỏi, xướng tài
Chuông mõ dặt dìu
Cầu mong chánh giác
Tôi cũng đã từng
Mải mê âm thanh, sắc tướng
Mà bỏ quên giác niệm từng giờ
Mà bỏ quên tự tánh quy
y
Tâm mình là Phật!
Also, I did so well with the singing and chanting
I prayed
rhythmically with the bell and drum
to ask for the true enlightenment
Also, I
was seduced by the sounds and forms
Thus I forgot to be constantly mindful
Thus
I forgot to take refuge in the self nature
- The mind is Buddha
3-
"Nhược
dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Như
Lai"
3-
Those who rely on form to see me,
or rely on sound to seek me
are
all in the wrong path
and cannot meet the Thus Come One.
Do vậy, hôm nay
Tôi cố gắng học thuộc bài
Để trở về tao ngộ chân tâm
So today
I try to
learn by heart
the ancient verse that has been passed on from the highest
mountain
the ancient verse that has guided me through the thousand
darkness
-
and now, I see the true mind
Vesak đã về đây
Tôi lặng lẽ âm thầm
Trong căn
phòng nhỏ xa quê
Đốt một thỏi trầm
Rồi trầm tư, mặc tưởng
Rồi tọa thiền
Rồi rời
xa âm thanh, sắc tướng
Rời xa đảo điên, thế mộng phù du
Vesak has come here
I
calmly feel the peace
in a small room far away from home
burn a piece of
incense
then rest in mindfulness
then sit in meditation
and then depart away
from the sound and form
- thus departing away from the upside-down and
illusionary world
Tôi đã từng bị bản ngã nhốt tù
Bản
ngã lợi danh, kiêu căng, vị kỷ
Quyết học cho thuộc
Bài kinh về "lửa"
Lửa đã cháy rồi
Từ mắt tai mũi lưỡi
Lửa đã cháy rồi
Từ sắc thanh hương vị giác
Lửa đã cháy rồi
Địa đại, thiên hà
I was a prisoner of myself
- of greediness,
arrogance, selfism
I now try to learn by heart
the Fire Sermon
The fire is
burning
from the eyes, ears, nose and tongue
The fire is burning
from the form,
sound, odor, flavor and sensation
The fire is burning
all over the earth and
sky
Ba cõi cháy rồi đốt bạn, đốt ta
Đốt cả nhàn vui, lạc an tâm lý
Đốt cả quỷ
vương, dạ xoa, ma mị
Đốt cả rồi
Để thấy rõ duyên khởi tánh không
Từ tánh không
Có bóng Phật trăng lồng
Trời chân đế
Tao phùng trong từng hơi
thở một
The fire is burning the three realms
burning you, burning me
burning
all the pleasure and satisfaction
burning all the demons and ghosts
burning all
things
to show clearly the causal emptiness
From the emptiness
the reflection
of Buddha appears in
the moon The sky of ultimate truth
absorbs in each of my
breaths
Tôi đi tìm Phật
Biết bây giờ là thật
Trong cô liêu
Chỉ có Phật của lòng
tôi
Để nguyên ngôn chẳng hiện chữ lời
Chim bay trên trời kia
Đám mây trăng
thong dong kia
Cùng vô tâm xóa giấu!
Đức Phật của tôi
Vẫn xán lạn
Triệu triệu
huy quang tinh đẩu!.
Chùa Hương Đạo
Fort Worth - Dallas - Texas
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
I go in search of Buddha
and know this
moment is real
In the solitariness
there appears only the Buddha of my mind
there appears the wordless of the original words
The flying birds in sky and
the floating white clouds
cannot block the view anymore
My Buddha
still shines
bright
all over the millions of stars!
Huong Dao Temple
Fort Worth - Dallas -
Texas
Minh Duc Trieu Tam Anh
(Translated by Nguyen Giac)
Nơi đây, xin trân trọng
cảm ơn vị đại sư viện chủ sơn tự Pomona và các thiện hữu tri thức đã giúp cho
có cơ duyên gặp gỡ này. Và hy vọng độc giả sẽ niệm tình bỏ qua cho những sơ suất
trong bài này, nếu có.
GIỚI THIỆU SÁCH "THONG DONG KHẮP MỌI NẺO ĐƯỜNG"
Tác phẩm “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường” chỉ dài khoảng 360 trang, nhưng chứa đựng rất nhiều tâm lực - đó là những suy nghĩ của tác giả Bạch Xuân Phẻ (Tâm Thường Định) từ nhiều năm đứng dạy trong trường học Hoa Kỳ và nhiều thập niên hoạt động trong cương vị Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử. Đó cũng là những chiều dài địa lý, qua những đại dương trên địa cầu, những nơi tác giả đã đi thật xa trên đường tìm học Thiền và rồi cũng đi thật xa trên đường hoằng pháp. Nói như người xưa là, cuốn sách quý độc giả đang cầm trên tay đã được viết từ người cư sĩ đã đi mòn biết bao nhiêu đôi giày và đã ngồi mòn biết bao nhiêu bồ đoàn để thâm nhập Phật pháp, và rồi hoằng pháp.
Trong Lời Giới Thiệu, chúng ta sẽ chỉ nói về tuyển tập các bài viết của Tâm Thường Định, người có lai lịch được nhà văn Trần Kiêm Đoàn kể lại trong bài "Tuổi Trẻ Đem Đạo Vào Đời" in cuối sách này. Không ai viết hay hơn cư sĩ Trần Kiêm Đoàn, khi nhìn về những chặng đường tìm học và hoạt động của tác giả Tâm Thường Định từ cương vị một huynh trưởng Gia Đình Phật Tử cho tới khi hoàn tất Tiến sĩ về Phật học Ứng dụng, và nhà văn họ Trần đã viết: "...hy vọng vẫn đang dấy lên khi có những tấm lòng tuổi trẻ Phật tử đượm duyên lành đem Đạo vào đời, tạo khả năng làm cho đạo Phật càng ngày càng sáng tỏ hơn..."
Nơi đây, xin mời độc giả cùng đi lướt qua nội dung sách này, trước khi lên mạng Amazon đăt mua sách để cả nhà cùng đọc, và cũng để khuyến tấn giới trẻ.
Tác giả Tâm Thường Định chia tuyển tập "Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường" làm bốn phần: Giáo Dục, Quê Hương, Đạo Pháp, và Văn Học Nghệ Thuật.
Trong bài đầu tuyển tập, Tâm Thường Định trình bày về Thiền pháp của Dòng Thiền Trúc Lâm, cụ thể là phương pháp của Hòa Thượng Thích Thanh Từ đang truyền dạy ở Thiền Viện Diệu Nhân, Bắc California, nơi tác giả Tâm Thường Định tham dự một số Thiền khóa - nơi Thiền sinh sẽ thức dậy từ 4:45AM để ngồi thiền và tu học tới 9:30PM, trong đó buổi trưa chỉ nghỉ một giờ (rất mực gian nan khi nhìn thấy thời biểu đó, nhưng sẽ cực kỳ hạnh phúc như chúng ta nhận ra qua dòng ký sự của Tâm Thường Định). Đối với các độc giả chưa biết về Dòng Thiền Trúc Lâm, bài này giúp hiểu một số cách tập căn bản về thiền phái lớn nhất tại Việt Nam này, và sẽ là căn bản để về sau sẽ tìm hiểu sâu hơn về một cội nguồn lớn của Phật giáo Việt Nam.
Trong bài thứ nhì, Tâm Thường Định nói về nhu cầu thân giáo, nghĩa là một người hoằng pháp có khi không cần dạy bằng lời nói, nhưng là dạy qua hành động thể hiện trên bản thân, và người khác sẽ dần dần nhận ra lời Phật dạy qua việc mình làm. Tác giả viết: “Mỗi người con Phật, dù là xuất gia hay tại gia, trai hay gái, già hay trẻ, trong tổ chức GĐPT hay không, đều phải học và thực hành cách chuyển hóa…” Như thế, nói theo người xưa, có thể gọi thân giáo là vô ngôn mà thông suốt.
Tới đây, một câu hỏi sẽ được tác giả chuyển sang bài kế tiếp, rằng thân giáo là cho người thân cận, nhìn thấy và nghe được. Nhưng cõi này bây giờ phần lớn là thế giới bàn phím. Tức là “thời đại @” (đọc theo kiểu Việt Nam là “thời đại a còng”). Tác giả đề nghị ra một vài phương châm khi lên thế giới ảo, dựa theo giáo lý nhà Phật. Và tuyệt vời là khi mình sống an lạc và giúp người an lạc.
Bài thứ tư trong sách này là “Nhật Ký Giáo Dưỡng Tuổi Trẻ: 5 Cách Thực Hành Để Xoa Dịu Những Cơn Giận” - nơi đây Tâm Thường Định trình bày về cách đối trị cơn giận. Giận thì ai cũng từng nổi giận, nhưng đối trị cơn giận bằng chánh niệm đã được tác giả trình bày rất minh bạch và khả dụng. Bên cạnh đó, tác giả cũng nói về các lời khuyên y học từ cách ăn, làm việc, thể dục, nghỉ ngơi…
Bạn là giáo viên, đang dạy một lớp mẫu giáo, tiểu học, trung học hay đại học? Tác giả sẽ giúp bạn nhiều hơn một giáo trình sư phạm. Bài thứ năm trong sách là “Phương Pháp Thực Hành Chánh Niệm Trong Lớp Học (Mindfulness-Based Approach In The Classroom)” - là bài Tâm Thường Định (trong cương vị Tiến sĩ Phe X. Bach) thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở California (California Teachers Summit 2015) tại Đại học CSUS ngày 31 tháng 7/ 2015, hướng dẫn gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 (từ mẫu giáo tới lớp 12) tại Bắc California. Tác giả đưa ra phương pháp PEACE. Bài này không chỉ có lợi cho các giáo viên, nhưng các bậc phụ huynh cũng nên sử dụng với các con em, vì gia đình cũng là một lớp học phức tạp.
Thứ sáu là “Bài Thuyết Trình Cho Trại Vạn Hạnh: Đạo Phật Và Tuổi Trẻ” nơi đây tác giả nói về Phật giáo và những người Mỹ gốc Việt dưới 40 tuổi. Độc giả sẽ đọc thấy số lượng huynh trưởng và đoàn sinh Gia Đình Phật Tử, cùng với một nan đề nêu ra rằng vì sao giới trẻ gốc Việt tại Hoa Kỳ ít tới với các sinh hoạt của Phật giáo và GĐPT. Tác giả nêu ra và tìm cách trả lời câu hỏi: “Chúng ta cần/nên/phải dạy các em những gì?”
Bài thứ bảy là “Nhật Ký Giáo Dưỡng Tuổi Trẻ: Đem Chánh Niệm Và Tình Thương Vào Nhà Tù Tiểu Bang California.” Độc giả sẽ biết rằng tác giả Tâm Thường Định trong nhóm một số Phật tử thiện nguyện vào hướng dẫn Thiền tập và giáo pháp trong nhà tù Folsom State Prison (B-yard) - nơi giam 3.300 tù nhân và là nơi người thiện nguyện được các viên chức trại giam dặn dò là, “Trong mọi trường hợp, không bao giờ chạy, vì hễ chạy là có thể bị bắn.”
Bài thứ tám là “Nhật Ký Giáo Dưỡng Tuổi Trẻ: Đi Nghe Diễn Giải Của Tiến Sĩ Nguyễn Tường Bách” - kể lại một buổi đi nghe TS Nguyễn Tường Bách nói chuyện về Phật pháp với “hai cửa của Nghe và Nhìn. ‘Mở toang’ là buông bỏ những gì đã biết, giữ tâm chú ý, rỗng rang, không chủ động, không dụng công, không mong chờ, chỉ chú ý trống rỗng…” Về nhà, thị sĩ Tâm Thường Định đã làm một bài thơ, với hình ảnh “Thiền môn vô trụ đi về tánh không”…
Bài kế tiếp là một kinh nghiệm đặc biệt trong đời được tác giả ghi vào “Nhật Ký Giáo Dưỡng Tuổi Trẻ: Nghe Em Nói Muốn Tự Tử,” sau khi một nữ sinh tuổi teen tới thưa rằng em đã từng tự tử nhưng được cứu sống, và bây giờ sống với rất nhiều phiền não.
Nhà văn Tâm Thường Định đã viết, “… Em nhắc lại vết thương lòng của tôi, nghề giáo ở Mỹ, vì trong cuộc đời làm thầy giáo bao lâu này, đã có 3 em quyên sinh, hai em tự bắn chết và một em tự treo cổ.” Nhà văn sẽ nói gì, làm gì? Đây là bài rất nên quan tâm đối với phụ huynh và giới trẻ. Thống kê được tác giả ghi lại, cho thấy ở tuổi đại học, tự vận (quyên sinh) là nguyên nhân đứng thứ hai trong danh sách tử vong ở các trường đại học tại Hoa Kỳ.
Đối với độc giả cư ngụ ở Bắc California, muốn tìm một nơi tu học, tác giả kể trong bài kế tiếp về “Trung Tâm Tu Học Phổ Trí” của Thầy Thích Từ Lực, một nhà sư thuộc thế hệ trưởng thành tại Hoa Kỳ - đa năng, giỏi hoằng pháp và hướng dẫn tu học cho nhiều thành phần khác nhau, dù Việt hay Hoa Kỳ.
Bạn đã từng trực tiếp nghe thuyết pháp và tập Thiền từ Thiền sư Nhất Hạnh? Tâm Thường Định kể lại qua bài “Tường Thuật Khóa Tu Học Mở Cửa Trái Tim” sau khi đưa cả gia đình dự một buổi như thế ở Lộc Uyển, San Diego.
Một khóa tu học ba ngày bằng song ngữ, trong đó riêng buổi pháp đàm thuần bằng Anh ngữ đã được tác giả ghi lại qua bài “Chút Hy Vọng Cho Tuổi Trẻ Phật Giáo Tại Hoa Kỳ” - nơi đây tuổi trẻ nêu lên với quý Thầy về các thắc mắc thường gặp trong xã hội Hoa Kỳ, như hôn nhân đồng tính, thuyết tiến hóa, cần sa, bình đẳng nam nữ (kể cả Tăng - Ni), tiếp cận với tôn giáo khác, khi gặp bất công… Đó là những đề tài rất lớn.
Bài kế tiếp là “Nhật Ký Giáo Dưỡng Tuổi Trẻ: Tứ Tất Đàn - Một Phương Pháp Giáo Dục Trong Phật Giáo” - nơi đây tác giả ghi về bốn phương tiện thiện xảo trong giáo dục Đức Phật đã dạy nhằm và "chúng ta cũng nên tùy theo căn cơ trình độ và bối cảnh xã hội khác của đoàn sinh/ học sinh/ đối tượng v.v… để thích nghi làm lợi lạc cho quần sanh và xã hội."
Bạn dạy Phật pháp thế nào cho giới trẻ? Trong bài “Phương Thức Giáo Dục Tuổi Trẻ Phật Giáo - Hãy Gieo Ba Hạt Giống Lành,” Tâm Thường Định đề ra ba phương thức: Xây dựng (Build), Chuyển hóa (Transform), Hành động (Act). Trong bài đưa ra các thí dụ cụ thể về từng phương thức này.
Bài kế tiếp được Tâm Thường Định viết trong kinh nghiệm của một thầy giáo dạy môn hóa học, đề ra, “5 Biện Pháp Giảm Tác Hại Trong Nghề Nail” - một lĩnh vực kinh doanh đã và đang nuôi sống rất nhiều người Việt tại Hoa Kỳ. Tác giả trực tiếp gặp một số người làm nail, nói chuyện, quan sát và suy nghĩ cách để giúp đồng hương.
Một bài rất đặc biệt, viết chung với Ni Sư Thích Nữ Thuần Tuệ, với đề tài “Lãnh Đạo Trong Chánh Niệm - 5 Nghệ Thuật Lãnh Đạo Cho Hàng Huynh Trưởng” - tuy nói là huấn luyện huynh trưởng Gia Đình Phật Tử nhưng cũng có thể áp dụng cho tất cả mọi người trong cương vị của bậc trưởng thượng, dù trong gia đình hay ngoài xã hội. Trong bài cũng dẫn ra lời dạy của Hòa Thượng Trúc Lâm.
Trong ba phần sau của tác phẩm - Quê Hương, Đạo Pháp, Văn Học Nghệ Thuật - tác giả Tâm Thường Định sử dụng bút pháp có tính văn học nhiều hơn, trong đó có dịch sang Anh văn một số bài thơ của các vị tôn túc. Trong đó, tác giả viết về mẹ, về ba, về biển, về những ngày về thăm quê hương, về Ôn Già Lam, về HT Thích Thiện Trì, HT Thích Minh Đạt, về Tu Viện Kim Sơn, về Phạm Duy, Phạm Thiên Thư, Trịnh Công Sơn, về Minh Đức Triều Tâm Ảnh…
Tâm Thường Định cũng đưa ra một số quan tâm về cách dịch thơ Thiền sang tiếng Anh. Trong bài “Bài Thơ Cư Trần Lạc Đạo Của Tổ Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam,” vâng lời Ni sư Thích Nữ Thuần Tuệ, tác giả đối chiếu một số cách dịch bài thơ nổi tiếng đó từ nhiều dịch giả - trong đó có Võ Đình, Công Huyền Tôn Nữ Nha Trang, Nguyên Giác… - và rồi huynh trưởng họ Bạch dịch tổng hợp, một lần thấy chưa như ý, lại dịch lần hai sang Anh văn. Giới trẻ tại Hoa Kỳ chỉ hiểu qua bản Anh văn, và do vậy, bài này là cơ duyên để độc giả trẻ đối chiếu, hiểu sâu hơn về Thiền Việt Nam.
Tương tự, trong bài khác, Tâm Thường Định dẫn ra nhiều cách dịch bài thơ Xuân Vãn của Trần Nhân Tông (Niên thiếu hà tằng liễu sắc không, Nhất xuân tâm sự bách hoa trung…) trong đó nói rằng vua khi còn trẻ, vua không hiểu lẽ sắc và không, nên khi xuân tới, tâm rộn ràng với trăm hoa. Và sau khi hiểu tột cùng, thấy mặt Chúa Xuân (Như kim khám phá Đông hoàng diện), mới chỉ đơn giản ngắm hồng rơi thôi (khán trụy hồng). Đây là lời của người đã thấu tột cùng Bát Nhã Tâm Kinh, khi Trần Nhân Tông lìa cả sắc và không để thấy tận mặt Gương Tâm Chiếu Sáng Rỗng Rang, nơi tất cả các sắc hồng của xuân đều rơi xuống (hiểu là, tất cả sắc-uẩn và phi-sắc-uẩn, của hoa nở và hoa tàn, của hoa và không-hoa đều tan vào biển tịch diệt của Niết Bàn Diệu Tâm)… Cũng là vị vua họ Trần khi dạy “hữu vô câu bất lập,” nghĩa là, có với không đều chẳng nên lập.
Danh tăng Tuệ Sỹ trong bài thơ "Một Thoáng Chiêm Bao" khởi đầu với câu: Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn... Tâm Thường Định và GS Nguyễn Văn Thái nhận định rằng chữ “mắt biếc” rất khó dịch, vì không thuần chỉ màu sắc, mà còn mang ẩn nghĩa “trinh nguyên và ngây thơ.” Thơ của Thầy Tuệ Sỹ hay là một chuyện, nhưng hàm nhiều nghĩa mới là gian nan cho người dịch. Bản Anh dịch đưa ra trong sách này sẽ giúp giới trẻ tại Hoa Kỳ tiếp cận với một nhà thơ lớn của dân tộc VN đương thời, cũng là một nhà sư đi giữa những gian nan lịch sử với tâm hồn trong trắng như câu thơ Thầy viết, “Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận.”
Độc giả sẽ thấy rằng tác phẩm này của Tâm Thường Định nên được đọc kỹ, đọc nhiều lần - cũng y hệt như Tâm Thường Định khi dịch sang Anh văn một số thơ Thiền, đã ghi trong sách này nhiều bản dịch khác nhau, và riêng tác giả đưa ra có khi 2 bản dịch để nêu lên minh bạch mà, có khi một bản dịch không chở hết ý. Tuyển tập này cần có trong mọi gia đình, cho mọi lứa tuổi cùng đọc, để cùng thâm cảm về Phật pháp. Cũng như cần cho tất cả các giáo viên, các huynh trưởng GĐPT, tất cả các giới trẻ. Nơi đây, Tâm Thường Định đã nỗ lực gói trọn tinh hoa suy nghĩ của anh, những kinh nghiệm trong nghề giáo và trong cương vị người dạy Thiền Chánh Niệm trong các khóa hội thảo giáo viên California, và đã ghi xuống cả những cảm xúc về dòng suối Thiền Tông Việt Nam chảy trong lịch sử dân tộc và đang lưu truyền ra hải ngoại.
Xin trân trọng kết thúc Lời Giới Thiệu bằng mấy dòng thơ trao tặng Tâm Thường Định và tất cả quý độc giả:
Mở sách đọc từng chữ
thấy hoa bay giữa dòng
ướp thơm lời chánh ngữ
kết bè dể qua sông.
Miệt mài từng năm tháng
tu trí tuệ, từ bi
khắp trời tâm gương sáng
vin chánh niệm mà đi.
Tác phẩm “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường” chỉ dài khoảng 360 trang, nhưng chứa đựng rất nhiều tâm lực - đó là những suy nghĩ của tác giả Bạch Xuân Phẻ (Tâm Thường Định) từ nhiều năm đứng dạy trong trường học Hoa Kỳ và nhiều thập niên hoạt động trong cương vị Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử. Đó cũng là những chiều dài địa lý, qua những đại dương trên địa cầu, những nơi tác giả đã đi thật xa trên đường tìm học Thiền và rồi cũng đi thật xa trên đường hoằng pháp. Nói như người xưa là, cuốn sách quý độc giả đang cầm trên tay đã được viết từ người cư sĩ đã đi mòn biết bao nhiêu đôi giày và đã ngồi mòn biết bao nhiêu bồ đoàn để thâm nhập Phật pháp, và rồi hoằng pháp.
Trong Lời Giới Thiệu, chúng ta sẽ chỉ nói về tuyển tập các bài viết của Tâm Thường Định, người có lai lịch được nhà văn Trần Kiêm Đoàn kể lại trong bài "Tuổi Trẻ Đem Đạo Vào Đời" in cuối sách này. Không ai viết hay hơn cư sĩ Trần Kiêm Đoàn, khi nhìn về những chặng đường tìm học và hoạt động của tác giả Tâm Thường Định từ cương vị một huynh trưởng Gia Đình Phật Tử cho tới khi hoàn tất Tiến sĩ về Phật học Ứng dụng, và nhà văn họ Trần đã viết: "...hy vọng vẫn đang dấy lên khi có những tấm lòng tuổi trẻ Phật tử đượm duyên lành đem Đạo vào đời, tạo khả năng làm cho đạo Phật càng ngày càng sáng tỏ hơn..."
Nơi đây, xin mời độc giả cùng đi lướt qua nội dung sách này, trước khi lên mạng Amazon đăt mua sách để cả nhà cùng đọc, và cũng để khuyến tấn giới trẻ.
Tác giả Tâm Thường Định chia tuyển tập "Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường" làm bốn phần: Giáo Dục, Quê Hương, Đạo Pháp, và Văn Học Nghệ Thuật.
Trong bài đầu tuyển tập, Tâm Thường Định trình bày về Thiền pháp của Dòng Thiền Trúc Lâm, cụ thể là phương pháp của Hòa Thượng Thích Thanh Từ đang truyền dạy ở Thiền Viện Diệu Nhân, Bắc California, nơi tác giả Tâm Thường Định tham dự một số Thiền khóa - nơi Thiền sinh sẽ thức dậy từ 4:45AM để ngồi thiền và tu học tới 9:30PM, trong đó buổi trưa chỉ nghỉ một giờ (rất mực gian nan khi nhìn thấy thời biểu đó, nhưng sẽ cực kỳ hạnh phúc như chúng ta nhận ra qua dòng ký sự của Tâm Thường Định). Đối với các độc giả chưa biết về Dòng Thiền Trúc Lâm, bài này giúp hiểu một số cách tập căn bản về thiền phái lớn nhất tại Việt Nam này, và sẽ là căn bản để về sau sẽ tìm hiểu sâu hơn về một cội nguồn lớn của Phật giáo Việt Nam.
Trong bài thứ nhì, Tâm Thường Định nói về nhu cầu thân giáo, nghĩa là một người hoằng pháp có khi không cần dạy bằng lời nói, nhưng là dạy qua hành động thể hiện trên bản thân, và người khác sẽ dần dần nhận ra lời Phật dạy qua việc mình làm. Tác giả viết: “Mỗi người con Phật, dù là xuất gia hay tại gia, trai hay gái, già hay trẻ, trong tổ chức GĐPT hay không, đều phải học và thực hành cách chuyển hóa…” Như thế, nói theo người xưa, có thể gọi thân giáo là vô ngôn mà thông suốt.
Tới đây, một câu hỏi sẽ được tác giả chuyển sang bài kế tiếp, rằng thân giáo là cho người thân cận, nhìn thấy và nghe được. Nhưng cõi này bây giờ phần lớn là thế giới bàn phím. Tức là “thời đại @” (đọc theo kiểu Việt Nam là “thời đại a còng”). Tác giả đề nghị ra một vài phương châm khi lên thế giới ảo, dựa theo giáo lý nhà Phật. Và tuyệt vời là khi mình sống an lạc và giúp người an lạc.
Bài thứ tư trong sách này là “Nhật Ký Giáo Dưỡng Tuổi Trẻ: 5 Cách Thực Hành Để Xoa Dịu Những Cơn Giận” - nơi đây Tâm Thường Định trình bày về cách đối trị cơn giận. Giận thì ai cũng từng nổi giận, nhưng đối trị cơn giận bằng chánh niệm đã được tác giả trình bày rất minh bạch và khả dụng. Bên cạnh đó, tác giả cũng nói về các lời khuyên y học từ cách ăn, làm việc, thể dục, nghỉ ngơi…
Bạn là giáo viên, đang dạy một lớp mẫu giáo, tiểu học, trung học hay đại học? Tác giả sẽ giúp bạn nhiều hơn một giáo trình sư phạm. Bài thứ năm trong sách là “Phương Pháp Thực Hành Chánh Niệm Trong Lớp Học (Mindfulness-Based Approach In The Classroom)” - là bài Tâm Thường Định (trong cương vị Tiến sĩ Phe X. Bach) thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở California (California Teachers Summit 2015) tại Đại học CSUS ngày 31 tháng 7/ 2015, hướng dẫn gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 (từ mẫu giáo tới lớp 12) tại Bắc California. Tác giả đưa ra phương pháp PEACE. Bài này không chỉ có lợi cho các giáo viên, nhưng các bậc phụ huynh cũng nên sử dụng với các con em, vì gia đình cũng là một lớp học phức tạp.
Thứ sáu là “Bài Thuyết Trình Cho Trại Vạn Hạnh: Đạo Phật Và Tuổi Trẻ” nơi đây tác giả nói về Phật giáo và những người Mỹ gốc Việt dưới 40 tuổi. Độc giả sẽ đọc thấy số lượng huynh trưởng và đoàn sinh Gia Đình Phật Tử, cùng với một nan đề nêu ra rằng vì sao giới trẻ gốc Việt tại Hoa Kỳ ít tới với các sinh hoạt của Phật giáo và GĐPT. Tác giả nêu ra và tìm cách trả lời câu hỏi: “Chúng ta cần/nên/phải dạy các em những gì?”
Bài thứ bảy là “Nhật Ký Giáo Dưỡng Tuổi Trẻ: Đem Chánh Niệm Và Tình Thương Vào Nhà Tù Tiểu Bang California.” Độc giả sẽ biết rằng tác giả Tâm Thường Định trong nhóm một số Phật tử thiện nguyện vào hướng dẫn Thiền tập và giáo pháp trong nhà tù Folsom State Prison (B-yard) - nơi giam 3.300 tù nhân và là nơi người thiện nguyện được các viên chức trại giam dặn dò là, “Trong mọi trường hợp, không bao giờ chạy, vì hễ chạy là có thể bị bắn.”
Bài thứ tám là “Nhật Ký Giáo Dưỡng Tuổi Trẻ: Đi Nghe Diễn Giải Của Tiến Sĩ Nguyễn Tường Bách” - kể lại một buổi đi nghe TS Nguyễn Tường Bách nói chuyện về Phật pháp với “hai cửa của Nghe và Nhìn. ‘Mở toang’ là buông bỏ những gì đã biết, giữ tâm chú ý, rỗng rang, không chủ động, không dụng công, không mong chờ, chỉ chú ý trống rỗng…” Về nhà, thị sĩ Tâm Thường Định đã làm một bài thơ, với hình ảnh “Thiền môn vô trụ đi về tánh không”…
Bài kế tiếp là một kinh nghiệm đặc biệt trong đời được tác giả ghi vào “Nhật Ký Giáo Dưỡng Tuổi Trẻ: Nghe Em Nói Muốn Tự Tử,” sau khi một nữ sinh tuổi teen tới thưa rằng em đã từng tự tử nhưng được cứu sống, và bây giờ sống với rất nhiều phiền não.
Nhà văn Tâm Thường Định đã viết, “… Em nhắc lại vết thương lòng của tôi, nghề giáo ở Mỹ, vì trong cuộc đời làm thầy giáo bao lâu này, đã có 3 em quyên sinh, hai em tự bắn chết và một em tự treo cổ.” Nhà văn sẽ nói gì, làm gì? Đây là bài rất nên quan tâm đối với phụ huynh và giới trẻ. Thống kê được tác giả ghi lại, cho thấy ở tuổi đại học, tự vận (quyên sinh) là nguyên nhân đứng thứ hai trong danh sách tử vong ở các trường đại học tại Hoa Kỳ.
Đối với độc giả cư ngụ ở Bắc California, muốn tìm một nơi tu học, tác giả kể trong bài kế tiếp về “Trung Tâm Tu Học Phổ Trí” của Thầy Thích Từ Lực, một nhà sư thuộc thế hệ trưởng thành tại Hoa Kỳ - đa năng, giỏi hoằng pháp và hướng dẫn tu học cho nhiều thành phần khác nhau, dù Việt hay Hoa Kỳ.
Bạn đã từng trực tiếp nghe thuyết pháp và tập Thiền từ Thiền sư Nhất Hạnh? Tâm Thường Định kể lại qua bài “Tường Thuật Khóa Tu Học Mở Cửa Trái Tim” sau khi đưa cả gia đình dự một buổi như thế ở Lộc Uyển, San Diego.
Một khóa tu học ba ngày bằng song ngữ, trong đó riêng buổi pháp đàm thuần bằng Anh ngữ đã được tác giả ghi lại qua bài “Chút Hy Vọng Cho Tuổi Trẻ Phật Giáo Tại Hoa Kỳ” - nơi đây tuổi trẻ nêu lên với quý Thầy về các thắc mắc thường gặp trong xã hội Hoa Kỳ, như hôn nhân đồng tính, thuyết tiến hóa, cần sa, bình đẳng nam nữ (kể cả Tăng - Ni), tiếp cận với tôn giáo khác, khi gặp bất công… Đó là những đề tài rất lớn.
Bài kế tiếp là “Nhật Ký Giáo Dưỡng Tuổi Trẻ: Tứ Tất Đàn - Một Phương Pháp Giáo Dục Trong Phật Giáo” - nơi đây tác giả ghi về bốn phương tiện thiện xảo trong giáo dục Đức Phật đã dạy nhằm và "chúng ta cũng nên tùy theo căn cơ trình độ và bối cảnh xã hội khác của đoàn sinh/ học sinh/ đối tượng v.v… để thích nghi làm lợi lạc cho quần sanh và xã hội."
Bạn dạy Phật pháp thế nào cho giới trẻ? Trong bài “Phương Thức Giáo Dục Tuổi Trẻ Phật Giáo - Hãy Gieo Ba Hạt Giống Lành,” Tâm Thường Định đề ra ba phương thức: Xây dựng (Build), Chuyển hóa (Transform), Hành động (Act). Trong bài đưa ra các thí dụ cụ thể về từng phương thức này.
Bài kế tiếp được Tâm Thường Định viết trong kinh nghiệm của một thầy giáo dạy môn hóa học, đề ra, “5 Biện Pháp Giảm Tác Hại Trong Nghề Nail” - một lĩnh vực kinh doanh đã và đang nuôi sống rất nhiều người Việt tại Hoa Kỳ. Tác giả trực tiếp gặp một số người làm nail, nói chuyện, quan sát và suy nghĩ cách để giúp đồng hương.
Một bài rất đặc biệt, viết chung với Ni Sư Thích Nữ Thuần Tuệ, với đề tài “Lãnh Đạo Trong Chánh Niệm - 5 Nghệ Thuật Lãnh Đạo Cho Hàng Huynh Trưởng” - tuy nói là huấn luyện huynh trưởng Gia Đình Phật Tử nhưng cũng có thể áp dụng cho tất cả mọi người trong cương vị của bậc trưởng thượng, dù trong gia đình hay ngoài xã hội. Trong bài cũng dẫn ra lời dạy của Hòa Thượng Trúc Lâm.
Trong ba phần sau của tác phẩm - Quê Hương, Đạo Pháp, Văn Học Nghệ Thuật - tác giả Tâm Thường Định sử dụng bút pháp có tính văn học nhiều hơn, trong đó có dịch sang Anh văn một số bài thơ của các vị tôn túc. Trong đó, tác giả viết về mẹ, về ba, về biển, về những ngày về thăm quê hương, về Ôn Già Lam, về HT Thích Thiện Trì, HT Thích Minh Đạt, về Tu Viện Kim Sơn, về Phạm Duy, Phạm Thiên Thư, Trịnh Công Sơn, về Minh Đức Triều Tâm Ảnh…
Tâm Thường Định cũng đưa ra một số quan tâm về cách dịch thơ Thiền sang tiếng Anh. Trong bài “Bài Thơ Cư Trần Lạc Đạo Của Tổ Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam,” vâng lời Ni sư Thích Nữ Thuần Tuệ, tác giả đối chiếu một số cách dịch bài thơ nổi tiếng đó từ nhiều dịch giả - trong đó có Võ Đình, Công Huyền Tôn Nữ Nha Trang, Nguyên Giác… - và rồi huynh trưởng họ Bạch dịch tổng hợp, một lần thấy chưa như ý, lại dịch lần hai sang Anh văn. Giới trẻ tại Hoa Kỳ chỉ hiểu qua bản Anh văn, và do vậy, bài này là cơ duyên để độc giả trẻ đối chiếu, hiểu sâu hơn về Thiền Việt Nam.
Tương tự, trong bài khác, Tâm Thường Định dẫn ra nhiều cách dịch bài thơ Xuân Vãn của Trần Nhân Tông (Niên thiếu hà tằng liễu sắc không, Nhất xuân tâm sự bách hoa trung…) trong đó nói rằng vua khi còn trẻ, vua không hiểu lẽ sắc và không, nên khi xuân tới, tâm rộn ràng với trăm hoa. Và sau khi hiểu tột cùng, thấy mặt Chúa Xuân (Như kim khám phá Đông hoàng diện), mới chỉ đơn giản ngắm hồng rơi thôi (khán trụy hồng). Đây là lời của người đã thấu tột cùng Bát Nhã Tâm Kinh, khi Trần Nhân Tông lìa cả sắc và không để thấy tận mặt Gương Tâm Chiếu Sáng Rỗng Rang, nơi tất cả các sắc hồng của xuân đều rơi xuống (hiểu là, tất cả sắc-uẩn và phi-sắc-uẩn, của hoa nở và hoa tàn, của hoa và không-hoa đều tan vào biển tịch diệt của Niết Bàn Diệu Tâm)… Cũng là vị vua họ Trần khi dạy “hữu vô câu bất lập,” nghĩa là, có với không đều chẳng nên lập.
Danh tăng Tuệ Sỹ trong bài thơ "Một Thoáng Chiêm Bao" khởi đầu với câu: Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn... Tâm Thường Định và GS Nguyễn Văn Thái nhận định rằng chữ “mắt biếc” rất khó dịch, vì không thuần chỉ màu sắc, mà còn mang ẩn nghĩa “trinh nguyên và ngây thơ.” Thơ của Thầy Tuệ Sỹ hay là một chuyện, nhưng hàm nhiều nghĩa mới là gian nan cho người dịch. Bản Anh dịch đưa ra trong sách này sẽ giúp giới trẻ tại Hoa Kỳ tiếp cận với một nhà thơ lớn của dân tộc VN đương thời, cũng là một nhà sư đi giữa những gian nan lịch sử với tâm hồn trong trắng như câu thơ Thầy viết, “Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận.”
Độc giả sẽ thấy rằng tác phẩm này của Tâm Thường Định nên được đọc kỹ, đọc nhiều lần - cũng y hệt như Tâm Thường Định khi dịch sang Anh văn một số thơ Thiền, đã ghi trong sách này nhiều bản dịch khác nhau, và riêng tác giả đưa ra có khi 2 bản dịch để nêu lên minh bạch mà, có khi một bản dịch không chở hết ý. Tuyển tập này cần có trong mọi gia đình, cho mọi lứa tuổi cùng đọc, để cùng thâm cảm về Phật pháp. Cũng như cần cho tất cả các giáo viên, các huynh trưởng GĐPT, tất cả các giới trẻ. Nơi đây, Tâm Thường Định đã nỗ lực gói trọn tinh hoa suy nghĩ của anh, những kinh nghiệm trong nghề giáo và trong cương vị người dạy Thiền Chánh Niệm trong các khóa hội thảo giáo viên California, và đã ghi xuống cả những cảm xúc về dòng suối Thiền Tông Việt Nam chảy trong lịch sử dân tộc và đang lưu truyền ra hải ngoại.
Xin trân trọng kết thúc Lời Giới Thiệu bằng mấy dòng thơ trao tặng Tâm Thường Định và tất cả quý độc giả:
Mở sách đọc từng chữ
thấy hoa bay giữa dòng
ướp thơm lời chánh ngữ
kết bè dể qua sông.
Miệt mài từng năm tháng
tu trí tuệ, từ bi
khắp trời tâm gương sáng
vin chánh niệm mà đi.
ĐÀO VĂN BÌNH VỚI ĐẠO PHẬT: ĐẤT NƯỚC, CUỘC SỐNG VÀ TÂM LINH
Có thể nói ngắn gọn, đây là một tập thơ bằng văn xuôi, viết để ngợi ca cuộc sống, nơi đó tác giả gắn liền với Phật giáo, đất nước và dân tộc. Tuyển tập này cần có trong mọi tủ sách trường học và gia đình. Có cách nào nói ngắn gọn hơn về tuyển tập “Đạo Phật: Đất Nước, Cuộc Sống và Tâm Linh” của tác giả Đào Văn Bình? Hình như không thể nói kiểu đơn giản cho dễ nhớ, vì sức quyến rũ rất lạ kỳ; nơi đây độc giả khi mới đọc qua vài trang là sẽ được thu hút vào một thế giới rất riêng - văn phong rất cư sĩ như một Bồ tát vào đời, rất yêu nước đằm thắm để quên những nỗi đau tư riêng, rất thâm sâu như nhìn suốt hết những uẩn khuất trong lòng người, và rất ẩn mật trong một cõi tâm linh ẩn sĩ.
Khi nhà văn Đào Văn Bình viết về Đạo Phật, những dòng chữ thoạt như rất đời thường của ông hiển lộ trên trang giấy đẹp như thơ. Khi viết về đất nước, ông đứng nhìn vượt qua những cột cờ của nhiều thế kỷ và nhiều chế độ để thấy một dòng chảy sinh động từ ải Nam quan tới mũi Cà Mau. Khi viết về cuộc sống, ông từ tốn nói về phước đức đi lễ chùa, xây nhà thương, mở cô nhi viện, và về tinh yêu hóa giải các đau đớn trong đời. Khi viết về tâm linh, ông làm cho độc giả thấy rõ pháp ấn vô thường hiển lộ trên dòng văn với hình ảnh tóc xanh chuyển sang tóc trắng, khi hoa nở úa tàn dần, và sẽ thấy cách Đào Văn Bình mời gọi tịnh hóa thân khẩu ý rất đơn giản nhưng cực kỳ vi diệu ở từng suy nghĩ, từng lời, từng hành động trong đời thường.
Đây là một tuyển tập thích hợp với mọi thành phần độc giả, mọi lứa tuổi, và đọc hoài vẫn thấy như rất mới.
Tuyển tập “Đạo Phật: Đất Nước, Cuộc Sống và Tâm Linh” của Đào Văn Bình do Annada Viet Foundation xuất bản, dày 560 trang, đang phát hành trên mạng Amazon, gồm 52 bài viết.
Tiểu sử sơ lược của tác giả như sau.
- Đào Văn Bình sinh năm 1942 tại Hải Phòng, quê cha đất tổ ở Khúc Thủy, Hà Đông.
- Năm 1954 theo cha mẹ vào Nam.
- Tốt nghiệp Cử Nhân Luật Khoa - Đại Học Luật Khoa Sài Gòn năm 1966.
- Tốt nghiệp Cao Học Hành Chánh - Học Viện Quốc Gia Hành Chánh năm 1968.
- 1973-1975: Phó Tỉnh Trưởng các Tỉnh Quảng Ngãi và Kiến Hòa.
- 1984 vượt biển đến Mã Lai.
- Định cư vào San Jose, California từ năm 1985.
- 18 năm làm việc cho Học Khu Oak Grove School District, San Jose, California.
- Về hưu năm 2007 và tập trung vào các đề tài Phật Giáo và Chính Trị Thế Giới.
- Sự nghiệp viết văn: Đã xuất bản 8 tác phẩm văn chương bao gồm: Thơ, Trường Thi, Hồi Ký, Truyện Ngắn, Truyện Dài, Kịch. Dịch toàn bộ tác phẩm Chuột và Người (Of Mice and Men) của John Steinbeck. Bản dịch được đăng trên Văn Nghệ Tiền Phong năm 1996.
Nhà văn Đào Văn Bình tâm sự, rằng đây là cuốn sách về Phật giáo duy nhất của đời ông, gồm những bài viết khoảng năm 1980 khi, theo lời ông, “Tôi bỗng gặp được ông Phật ở trong tù.
Qua Mỹ tôi vẫn tiếp tục viết về Phật giáo, mạnh nhất là thập niên 1990, mãi tới nay mới hoàn thành, tính ra cũng khoảng hơn 20 năm. Một số bài đã được đăng trên Thư viện Hoa Sen. Tôi viết dưới dạng hơi “phóng túng” pha chút “văn chương” đôi khi là Thơ nhưng tuyệt nhiên không dám xa rời chính pháp.” Bài đầu tiên trong tuyển tập là “Mái Chùa Trụ Cột Hồn Dân Tộc” - trong đó, là lời mời gọi:
“... Nếu không phục hồi lại khí phách và tâm linh dân tộc thì không thể nào đoàn kết để đối đầu với những cuộc xâm lăng của đủ thứ loại ngoại bang, công khai cũng như ngấm ngầm dưới mọi hình thức.” (trang 2)
Nhưng tâm linh dân tộc là gì?
“Đối với người Việt Nam, tâm linh của dân tộc rất linh thiêng nhưng không huyền bí. Nó không huyền bí vì nó không dựa vào Thần Linh. Đó là niềm tin vào giáo lý của đức Phật bằng xương bằng thịt, rồi từ đó rút ra những giá trị đạo đức cao nhất, rồi chan hòa trong cuộc sống qua một thời gian rất dài rồi trở thành truyền thống dân tộc.” (tr.3)
Trong đó, chùa là:
“Còn Ngôi Chùa là nơi thờ Phật và hiển nhiên là biểu tượng tâm linh của dân tộc.” (tr.4)
Tác giả nói chi tiết thêm, rằng chùa là nơi giải oan cho bất kỳ oan nghiệt nào, rộng mở cho bất kỳ dị biệt nào, cứu khổ độ sanh cho bất kỳ chúng sinh nào, giúp cô nhi và dân nghèo cho bất kỳ hoàn cảnh gian nan nào... (tr. 5-6).
Bài cuối trong tuyển tập là bài "Chữ Tâm Kia Mới Bằng Ba Chữ Tài" - nơi đây, Đào Văn Bình viết như lời người anh dặn dò người em. Trước tiên, tác giả nói về lý của chữ Tâm trong nhà Phật:
“Cũng không cần phải tuân theo lời răn dạy của bất kỳ một tôn giáo nào mới có chữ Tâm. Chữ Tâm thuộc về tiên nghiệm chứ không thuộc về hậu nghiệm. Chữ Tâm hay cái Tâm nó nằm tràn đầy ở khắp hư không. Nó có cả ở trong ba đời hiện tại, quá khứ, vị lai. Nó “bất sinh, bất diệt, bất tịnh, bất cấu, bất tăng, bất giảm.” Nó chính là Phật tính của chúng sinh. Nó cũng chính là Trí Tuệ Bát Nhã vậy.
Tuy nhiên chúng ta phải công nhận rằng nếu được chỉ bảo và tu dưỡng thì chữ Tâm sẽ được bảo bọc giữ gìn, tức không bị lu mờ, sẽ sáng tỏ giống như tấm gương được lau chùi. Song điều đó không có nghĩa là phải có giáo dục thì chữ Tâm mới hiển lộ.” (tr.350, 351)
Tác giả nhắc tới các chữ "bất" trong Bát Nhã Tâm Kinh. Đó là nhìn từ Bắc Tông.
Khi nhìn từ Nam Tông, sẽ thấy trong Tạng Pali, ở Kinh AN 1.49-52 - Pabhassara Sutta, cũng nói rằng Tâm này tiên nghiệm (có sẵn trước khi sinh ra), bị bụi tham sân si nhiễm vào, nhưng cũng thực sự là không hề bị nhiễm gì hết, mà chỉ tạm nhiễm thôi, vì nếu có thực nhiễm ô thì làm sao mà giải thoát. ("Luminous, monks, is the mind. And it is defiled by incoming defilements. Luminous, monks, is the mind. And it is freed from incoming defilements.")
Đó là nói về lý, khi giải thích qua sự, Đào Văn Bình nói về Tâm là tấm lòng: ngay thẳng, cảm thông, tha thứ, bao dung, từ bi, biết an ủi, cởi mở, hy sinh, bố thí... Và ông viết:
“Nếu nội dung của chữ Tâm là như vậy thì tận cùng sâu thẳm của chữ Tâm cũng chính là chữ Tài. Cái tài thu phục nhân tâm, tài đem lại hạnh phúc, tình thương cho mình và cho muôn loài.” (tr. 352)
Gần như tất cả các bài viết của Đào Văn Bình vừa mang đặc tính uyên áo của giáo lý nhà Phật, vừa đưa ra những giải thích đời thường rất cụ thể.
Nhưng xuyên suốt tất cả các trang sách là chất thơ. Không mấy người viết văn xuôi mang nhiều chất thơ như thế. Và bạn có thể mở ra bất cứ trang nào của tuyển tập cũng thấy chất thơ. Thí dụ, nơi đây sẽ trích phần đầu và phần cuối của bài “Hãy Sống Với Lòng Biết Ơn” (tr. 269, 271). Trong trích đoạn, sẽ thấy tác giả dùng câu ngắn xen lẫn câu dài để tạo ra âm nhạc, thích nghi với chủ đề, dùng hỉnh ảnh cụ thể chung quanh thay cho những ý tưởng trừu tượng để ngay cả các em thiếu niên cũng hiểu được. Nhà văn Đào Văn Bình mời gọi:
“Hãy biết ơn Mặt Trời đã cho ta sự sống.
Hãy biết ơn từng vạt nắng đang lung linh nhảy múa trong vườn để ta cảm nghiệm được sự ấm áp của thiên nhiên.
Hãy biết ơn Mặt Trăng kia đã cho ta bao đêm dài thơ mộng mà qua đó bao bài hát, bài thơ trữ tình nảy nở.
Hãy biết ơn từng con suối nhỏ để cho ta nghe được tiếng thủ thỉ của núi rừng.
Hãy biết ơn từng cơn gió nhẹ làm lòng ta tươi mát.
Hãy tạ ơn biển đã cho ta nguồn dinh dưỡng, từng chuyến viễn du đầy thi vị và những cuộc phiêu lưu mạo hiểm làm phong phú hóa tình cảm của con người...
Hãy biết ơn cả tiếng gà gáy trong những buổi trưa hè, tiếng võng đưa kẽo kẹt, tiếng sáo diều ngân, tiếng trẻ nói bí bô, tiếng con sáo hót, tiếng ai hát đúm, hát dân ca, hát văn, hát ru, hát hò quan họ để thấy hồn Việt Nam thiêng liêng, bất tử.
Hãy cám ơn cây Đa đã cho ta bóng mát. Hãy cám ơn cả cái Đình để xóm làng mở hội, văn hóa lưu truyền, gái trai hò hẹn.
Hãy cám ơn cả cái Miếu vì qua đó ta thấy các tiên hiền, liệt sĩ, danh nhân vẫn còn ở với chúng ta.
Hãy cám ơn mái Chùa đã đứng đó qua vài ngàn năm để lưu giữ hồn dân tộc.
Hãy cám ơn cả những chuyện thần tiên để con trẻ hay ăn chóng lớn, người già quên đi bao nỗi nhọc và gái trai nuôi bao mộng đẹp.
Hãy biết ơn tất cả dù là một hạ mưa, hạt cát, hạt muối, bó rau, miếng khoai, miếng cà, miếng sắn.
Hãy biết ơn và tạ ơn tất cả.
Lòng biết ơn là lòng Từ Bi là bài Kinh Sám Hối sâu xa và mầu nhiệm.
Kẻ sống với lòng biết ơn chính là kẻ sống với Chân Hạnh Phúc và là kẻ có tâm hồn cao thượng nhất.”
Có thể nói ngắn gọn, đây là một tập thơ bằng văn xuôi, viết để ngợi ca cuộc sống, nơi đó tác giả gắn liền với Phật giáo, đất nước và dân tộc. Tuyển tập này cần có trong mọi tủ sách trường học và gia đình.
CƠ DUYÊN THIỀN CA VỚI TRẦN CHÍ PHÚC
Được nhạc sĩ Trần Chí Phúc chọn 10 bài thơ Thiền để phổ nhạc? Đó là cơ duyên hết sức bất ngờ với tôi.
Nhạc sĩ Trần Chí Phúc thường kể lại rằng một đêm cần một ca khúc Phật Giáo để hát cho buổi lễ Phật Đản năm 2015 tại Chùa Đạo Tràng Nhân Quả ở Quận Cam mà tìm mãi không thấy có bản nhạc nào, nên gọi điện thoại cho tôi để xin một bài thơ phổ nhạc cho kịp. Và đó là cơ duyên rất bất ngờ, vì 11 giờ đêm hôm đó tôi gửi Trần Chí Phúc bài thơ “Dâng Hoa Cúng Phật.” Nhưng phổ nhạc hoài không được, tới sáng ra sau bếp chùa ngồi, cầm đàn guitar hát tới hát lui… mới thành bài Thiền ca đầu tiên cho CD “Hoa Bay Khắp Trời.”
Nguyên khởi, anh bạn nhạc sĩ Trần Chí Phúc một đêm gọi điện thoại, lúc 10 giờ khuya, nói rằng cần một bài thơ để anh phổ nhạc, để sang hôm sau anh sẽ hát trong Đạo Tràng Nhân Quả của quý thầy phái khất sĩ Quận Cam, còn gọi là hệ phái Minh Đăng Quang, nơi anh thân với một số vị sư.
Tôi nói, tôi không có thơ thiền, thơ đạo nào có sẵn, vì trước giờ mỗi năm chỉ làm thơ một lần cho báo Xuân, và do vậy chỉ có thơ tình, vì muốn bán báo là phải làm thơ tình mới chiều lòng độc giả được.
Bạn Phúc nói, rằng có vào Google, tìm thơ nhà Phật để phổ nhạc, nhưng thấy thơ quý thầy không hợp, mới nghĩ tới bạn, vậy thì làm ngay một bài thơ trong vòng một giờ đồng hồ, gửi cho mình để phổ nhạc.
Tôi nói, cúng dường Tam Bảo là phải lẽ, xin chờ một giờ, tôi làm xong sẽ gửi qua email. Sáng hôm sau, nhạc sĩ Trần Chí Phúc gọi lại, nói rằng bài thơ phổ hoài không được, tới trưa, ra nhà bếp chùa, ngồi cầm đàn, dò tới dò lui, mới nghĩ ra nhạc, tới trưa là hát cúng dường trong Đại Lễ Phật Đản.
Đó là nhân duyên của bài đầu tiên. Sau đó, Phúc đề nghị rằng hãy làm cho đủ 10 bài thơ thiền, để Phúc phổ nhạc, rồi in CD, in tập nhạc, cúng dường Tam Bảo. Tôi nghĩ, đó là đề nghị hy hữu, nên hứa là sẽ ráng sức làm thơ. Khi tập nhạc hoàn tất, cũng là một bất ngờ. Cũng nên ghi một kỷ niệm rằng, trong khi làm thơ cúng dường các bà mẹ, tới câu “tụng kinh mẹ khóc mưa nguồn,” hiện ra trước mắt tôi là hình ảnh nhiều thập niên trước, mẹ của một người bạn thân (bây giờ bạn này dịch kinh, ký tên Thanh Liên) ngồi tụng kinh ở chính điện một ngôi chùa nhỏ trên đường Phan Thanh Giản, Quận 3, đã ràn rụa nước mắt theo từng dòng kinh.
Bài thơ cúng dường các bà mẹ được Trần Chí Phúc phổ nhạc như sau:
RỒI MẸ NHƯ SƯƠNG
Thương con trăm sông ngàn núi
trang kinh mẹ chép cúng dường
bốn thời sớm trưa chiều tối nhớ ơi nước mắt lăn dòng
Thương con mãi xa ngàn dặm
tụng kinh mẹ khóc mưa nguồn
gió đưa tới rừng xa thẳm
lạnh ơi mưa ngấm vào hồn.
Rồi mẹ như sương, tan vào nắng trưa
rồi mẹ như hương, ẩn hiện trong mơ
rồi mẹ như mây, tóc trắng cuối trời
rồi mẹ như nắng, bóng khuất sau đồi
Nửa khuya trở mình viễn phố
con đọc trang kinh cuối dòng
chữ mẹ ngút ngàn thương nhớ
chép lời Phật dạy qua sông
Thương ơi một rừng tóc trắng
bay về che khắp tử sinh
nghe chim kêu ngàn xa vắng
ngẩng đầu rơi tiếng bất sinh.
Tôi cũng ưa thích đặc biệt là bài thơ tôi làm để diễn lại Kinh Bahiya, một kinh chỉ thẳng vào thực tướng vô ngã, rằng chỉ cần nhận ra tức tâm tức vật, hay tức tâm tức cảnh là vượt qua mọi dính mắc. Bởi vì hễ nghe chỉ là nghe, hễ thấy chỉ là thấy, có nghĩa là không hề có cái tôi nào nghe, và đó là tức khắc kinh nghiệm vô ngã, đó là kinh nghiệm vô thường chảy xiết.
Bài thơ được Trần Chí Phúc phổ thành Thiền ca như sau:
HOA BAY KHẮP TRỜI
Nhìn kia, chỉ hình hiện ra
không người không ta
chỉ hình được thấy, không ai đang thấy
Nghe kìa, chỉ tiếng trong lời
không ta không người
chỉ tiếng được nghe, không ai đang nghe Chữ vàng trên giấy, lời Phật năm xưa, khởi từ bi dậy, chỉ qua
kia bờ
Thương ơi ba cõi, bè pháp cứu người, qua sông còn gọi, hoa
bay khắp trời
Ngồi đây, cảm nhận hơi thở
hơi vào hơi ra
chỉ là hơi thở, không ai đang thở
Tâm kìa, khắp cảnh là tâm
khắp tâm là cảnh
khắp trời gương sáng, khắp trời là tâm.
Khi in tập nhạc kèm với CD, nhạc sĩ Trần Chí Phúc viết, trích:
“Mùa Phật Đản 2015, Đạo Tràng Nhân Quả ở Quận Cam mời tôi hát. Lên trang mạng không tìm được bài thơ vừa ý để phổ nhạc, tôi gọi cho Phan Tấn Hải nhờ giúp, anh bạn nói xin chờ một tiếng đồng hồ sẽ có.
Mười một giờ đêm, bạn gởi cho bài thơ tựa đề Dâng Hoa Cúng Phật và tôi ôm đàn ghi ta dạo những nốt nhạc dựa trên các dòng chữ. Trưa hôm sau, tôi đến Đạo Tràng Nhân Quả; trong lúc chờ tụng kinh, tôi ra nhà bếp dợt lại mấy lần để câu nhạc ghi dấu trong đầu. Lúc trình diễn ca khúc đầu tiên này, lòng cảm thấy vừa ý. Về nhà thu âm bằng cái máy nhỏ bằng hai ngón tay và gởi cho tác giả bài thơ. Liền nhận lời khen và sự thích thú của thi sĩ.
Tôi cảm thấy hứng khởi, khuyến khích Phan Tấn Hải tiếp tục làm thêm 9 bài thơ nữa để phổ nhạc và thực hiện thành cuốn băng nhạc, là món quà kỷ niệm thơ nhạc giữa hai người sau hơn hai chục năm làm bạn báo chí và văn nghệ.
Thường thì bài thơ vừa viết xong liền gởi vào nữa đêm qua điện thư. Có khi một hai giờ sáng, có khi thức sớm, nhận được bài thơ mới của thi sĩ, tôi ôm đàn hát những chữ trong thơ. Tôi gọi là Hát Thơ thì có vẻ đúng hơn là Phổ Nhạc, vì cố gắng giữ nguyên bài thơ, chỉ có một vài chỗ cắt xén hoặc thêm bớt vài chữ cho hợp với câu nhạc.
Chính vì bám vào từng chữ mà đôi khi câu nhạc không được tự nhiên; nhưng lời thơ được nguyên vẹn. Lời thơ Phan Tấn Hải đượm mùi Thiền và Phật giáo; thay vì đọc thơ thì hát thơ để thính giả nghe được, thấm thía được, ý nghĩa ẩn sau những dòng chữ đó. Các ca khúc hình thành trong vòng một tiếng đồng hồ, rất mau, tôi ôm đàn hát ghi lại; gởi liền cho tác giả bài thơ. Và bài nào cũng đều được Phan Tấn Hải đón nhận hoan hỷ. Đặc biệt ca khúc Hoa Bay Khắp Trời, nét nhạc trôi chảy hòa vào từng lời thơ. Bạn tôi nói có lẽ do nhân duyên và sự giúp đỡ linh thiêng nào đó. Mười bài thơ của Phan Tấn Hải được tác giả dịch sang Anh Ngữ để giới thiệu cho giới trẻ tại hải ngoại…”
Trân trọng cảm ơn nhạc sĩ Trần Chí Phúc đã phổ nhạc. Trân trọng cảm ơn thính giả đã nghe các Thiền ca “Hoa Bay Khắp Trời.” Đó là những lời tôi cảm thấy như dường tự mình đã vắt cạn máu tim để ngợi ca Đức Phật, và để dâng hiến cho khắp ba cõi chúng sinh để cùng qua bờ bên kia
Có thể nói ngắn gọn, đây là một tập thơ bằng văn xuôi, viết để ngợi ca cuộc sống, nơi đó tác giả gắn liền với Phật giáo, đất nước và dân tộc. Tuyển tập này cần có trong mọi tủ sách trường học và gia đình. Có cách nào nói ngắn gọn hơn về tuyển tập “Đạo Phật: Đất Nước, Cuộc Sống và Tâm Linh” của tác giả Đào Văn Bình? Hình như không thể nói kiểu đơn giản cho dễ nhớ, vì sức quyến rũ rất lạ kỳ; nơi đây độc giả khi mới đọc qua vài trang là sẽ được thu hút vào một thế giới rất riêng - văn phong rất cư sĩ như một Bồ tát vào đời, rất yêu nước đằm thắm để quên những nỗi đau tư riêng, rất thâm sâu như nhìn suốt hết những uẩn khuất trong lòng người, và rất ẩn mật trong một cõi tâm linh ẩn sĩ.
Khi nhà văn Đào Văn Bình viết về Đạo Phật, những dòng chữ thoạt như rất đời thường của ông hiển lộ trên trang giấy đẹp như thơ. Khi viết về đất nước, ông đứng nhìn vượt qua những cột cờ của nhiều thế kỷ và nhiều chế độ để thấy một dòng chảy sinh động từ ải Nam quan tới mũi Cà Mau. Khi viết về cuộc sống, ông từ tốn nói về phước đức đi lễ chùa, xây nhà thương, mở cô nhi viện, và về tinh yêu hóa giải các đau đớn trong đời. Khi viết về tâm linh, ông làm cho độc giả thấy rõ pháp ấn vô thường hiển lộ trên dòng văn với hình ảnh tóc xanh chuyển sang tóc trắng, khi hoa nở úa tàn dần, và sẽ thấy cách Đào Văn Bình mời gọi tịnh hóa thân khẩu ý rất đơn giản nhưng cực kỳ vi diệu ở từng suy nghĩ, từng lời, từng hành động trong đời thường.
Đây là một tuyển tập thích hợp với mọi thành phần độc giả, mọi lứa tuổi, và đọc hoài vẫn thấy như rất mới.
Tuyển tập “Đạo Phật: Đất Nước, Cuộc Sống và Tâm Linh” của Đào Văn Bình do Annada Viet Foundation xuất bản, dày 560 trang, đang phát hành trên mạng Amazon, gồm 52 bài viết.
Tiểu sử sơ lược của tác giả như sau.
- Đào Văn Bình sinh năm 1942 tại Hải Phòng, quê cha đất tổ ở Khúc Thủy, Hà Đông.
- Năm 1954 theo cha mẹ vào Nam.
- Tốt nghiệp Cử Nhân Luật Khoa - Đại Học Luật Khoa Sài Gòn năm 1966.
- Tốt nghiệp Cao Học Hành Chánh - Học Viện Quốc Gia Hành Chánh năm 1968.
- 1973-1975: Phó Tỉnh Trưởng các Tỉnh Quảng Ngãi và Kiến Hòa.
- 1984 vượt biển đến Mã Lai.
- Định cư vào San Jose, California từ năm 1985.
- 18 năm làm việc cho Học Khu Oak Grove School District, San Jose, California.
- Về hưu năm 2007 và tập trung vào các đề tài Phật Giáo và Chính Trị Thế Giới.
- Sự nghiệp viết văn: Đã xuất bản 8 tác phẩm văn chương bao gồm: Thơ, Trường Thi, Hồi Ký, Truyện Ngắn, Truyện Dài, Kịch. Dịch toàn bộ tác phẩm Chuột và Người (Of Mice and Men) của John Steinbeck. Bản dịch được đăng trên Văn Nghệ Tiền Phong năm 1996.
Nhà văn Đào Văn Bình tâm sự, rằng đây là cuốn sách về Phật giáo duy nhất của đời ông, gồm những bài viết khoảng năm 1980 khi, theo lời ông, “Tôi bỗng gặp được ông Phật ở trong tù.
Qua Mỹ tôi vẫn tiếp tục viết về Phật giáo, mạnh nhất là thập niên 1990, mãi tới nay mới hoàn thành, tính ra cũng khoảng hơn 20 năm. Một số bài đã được đăng trên Thư viện Hoa Sen. Tôi viết dưới dạng hơi “phóng túng” pha chút “văn chương” đôi khi là Thơ nhưng tuyệt nhiên không dám xa rời chính pháp.” Bài đầu tiên trong tuyển tập là “Mái Chùa Trụ Cột Hồn Dân Tộc” - trong đó, là lời mời gọi:
“... Nếu không phục hồi lại khí phách và tâm linh dân tộc thì không thể nào đoàn kết để đối đầu với những cuộc xâm lăng của đủ thứ loại ngoại bang, công khai cũng như ngấm ngầm dưới mọi hình thức.” (trang 2)
Nhưng tâm linh dân tộc là gì?
“Đối với người Việt Nam, tâm linh của dân tộc rất linh thiêng nhưng không huyền bí. Nó không huyền bí vì nó không dựa vào Thần Linh. Đó là niềm tin vào giáo lý của đức Phật bằng xương bằng thịt, rồi từ đó rút ra những giá trị đạo đức cao nhất, rồi chan hòa trong cuộc sống qua một thời gian rất dài rồi trở thành truyền thống dân tộc.” (tr.3)
Trong đó, chùa là:
“Còn Ngôi Chùa là nơi thờ Phật và hiển nhiên là biểu tượng tâm linh của dân tộc.” (tr.4)
Tác giả nói chi tiết thêm, rằng chùa là nơi giải oan cho bất kỳ oan nghiệt nào, rộng mở cho bất kỳ dị biệt nào, cứu khổ độ sanh cho bất kỳ chúng sinh nào, giúp cô nhi và dân nghèo cho bất kỳ hoàn cảnh gian nan nào... (tr. 5-6).
Bài cuối trong tuyển tập là bài "Chữ Tâm Kia Mới Bằng Ba Chữ Tài" - nơi đây, Đào Văn Bình viết như lời người anh dặn dò người em. Trước tiên, tác giả nói về lý của chữ Tâm trong nhà Phật:
“Cũng không cần phải tuân theo lời răn dạy của bất kỳ một tôn giáo nào mới có chữ Tâm. Chữ Tâm thuộc về tiên nghiệm chứ không thuộc về hậu nghiệm. Chữ Tâm hay cái Tâm nó nằm tràn đầy ở khắp hư không. Nó có cả ở trong ba đời hiện tại, quá khứ, vị lai. Nó “bất sinh, bất diệt, bất tịnh, bất cấu, bất tăng, bất giảm.” Nó chính là Phật tính của chúng sinh. Nó cũng chính là Trí Tuệ Bát Nhã vậy.
Tuy nhiên chúng ta phải công nhận rằng nếu được chỉ bảo và tu dưỡng thì chữ Tâm sẽ được bảo bọc giữ gìn, tức không bị lu mờ, sẽ sáng tỏ giống như tấm gương được lau chùi. Song điều đó không có nghĩa là phải có giáo dục thì chữ Tâm mới hiển lộ.” (tr.350, 351)
Tác giả nhắc tới các chữ "bất" trong Bát Nhã Tâm Kinh. Đó là nhìn từ Bắc Tông.
Khi nhìn từ Nam Tông, sẽ thấy trong Tạng Pali, ở Kinh AN 1.49-52 - Pabhassara Sutta, cũng nói rằng Tâm này tiên nghiệm (có sẵn trước khi sinh ra), bị bụi tham sân si nhiễm vào, nhưng cũng thực sự là không hề bị nhiễm gì hết, mà chỉ tạm nhiễm thôi, vì nếu có thực nhiễm ô thì làm sao mà giải thoát. ("Luminous, monks, is the mind. And it is defiled by incoming defilements. Luminous, monks, is the mind. And it is freed from incoming defilements.")
Đó là nói về lý, khi giải thích qua sự, Đào Văn Bình nói về Tâm là tấm lòng: ngay thẳng, cảm thông, tha thứ, bao dung, từ bi, biết an ủi, cởi mở, hy sinh, bố thí... Và ông viết:
“Nếu nội dung của chữ Tâm là như vậy thì tận cùng sâu thẳm của chữ Tâm cũng chính là chữ Tài. Cái tài thu phục nhân tâm, tài đem lại hạnh phúc, tình thương cho mình và cho muôn loài.” (tr. 352)
Gần như tất cả các bài viết của Đào Văn Bình vừa mang đặc tính uyên áo của giáo lý nhà Phật, vừa đưa ra những giải thích đời thường rất cụ thể.
Nhưng xuyên suốt tất cả các trang sách là chất thơ. Không mấy người viết văn xuôi mang nhiều chất thơ như thế. Và bạn có thể mở ra bất cứ trang nào của tuyển tập cũng thấy chất thơ. Thí dụ, nơi đây sẽ trích phần đầu và phần cuối của bài “Hãy Sống Với Lòng Biết Ơn” (tr. 269, 271). Trong trích đoạn, sẽ thấy tác giả dùng câu ngắn xen lẫn câu dài để tạo ra âm nhạc, thích nghi với chủ đề, dùng hỉnh ảnh cụ thể chung quanh thay cho những ý tưởng trừu tượng để ngay cả các em thiếu niên cũng hiểu được. Nhà văn Đào Văn Bình mời gọi:
“Hãy biết ơn Mặt Trời đã cho ta sự sống.
Hãy biết ơn từng vạt nắng đang lung linh nhảy múa trong vườn để ta cảm nghiệm được sự ấm áp của thiên nhiên.
Hãy biết ơn Mặt Trăng kia đã cho ta bao đêm dài thơ mộng mà qua đó bao bài hát, bài thơ trữ tình nảy nở.
Hãy biết ơn từng con suối nhỏ để cho ta nghe được tiếng thủ thỉ của núi rừng.
Hãy biết ơn từng cơn gió nhẹ làm lòng ta tươi mát.
Hãy tạ ơn biển đã cho ta nguồn dinh dưỡng, từng chuyến viễn du đầy thi vị và những cuộc phiêu lưu mạo hiểm làm phong phú hóa tình cảm của con người...
Hãy biết ơn cả tiếng gà gáy trong những buổi trưa hè, tiếng võng đưa kẽo kẹt, tiếng sáo diều ngân, tiếng trẻ nói bí bô, tiếng con sáo hót, tiếng ai hát đúm, hát dân ca, hát văn, hát ru, hát hò quan họ để thấy hồn Việt Nam thiêng liêng, bất tử.
Hãy cám ơn cây Đa đã cho ta bóng mát. Hãy cám ơn cả cái Đình để xóm làng mở hội, văn hóa lưu truyền, gái trai hò hẹn.
Hãy cám ơn cả cái Miếu vì qua đó ta thấy các tiên hiền, liệt sĩ, danh nhân vẫn còn ở với chúng ta.
Hãy cám ơn mái Chùa đã đứng đó qua vài ngàn năm để lưu giữ hồn dân tộc.
Hãy cám ơn cả những chuyện thần tiên để con trẻ hay ăn chóng lớn, người già quên đi bao nỗi nhọc và gái trai nuôi bao mộng đẹp.
Hãy biết ơn tất cả dù là một hạ mưa, hạt cát, hạt muối, bó rau, miếng khoai, miếng cà, miếng sắn.
Hãy biết ơn và tạ ơn tất cả.
Lòng biết ơn là lòng Từ Bi là bài Kinh Sám Hối sâu xa và mầu nhiệm.
Kẻ sống với lòng biết ơn chính là kẻ sống với Chân Hạnh Phúc và là kẻ có tâm hồn cao thượng nhất.”
Có thể nói ngắn gọn, đây là một tập thơ bằng văn xuôi, viết để ngợi ca cuộc sống, nơi đó tác giả gắn liền với Phật giáo, đất nước và dân tộc. Tuyển tập này cần có trong mọi tủ sách trường học và gia đình.
CƠ DUYÊN THIỀN CA VỚI TRẦN CHÍ PHÚC
Được nhạc sĩ Trần Chí Phúc chọn 10 bài thơ Thiền để phổ nhạc? Đó là cơ duyên hết sức bất ngờ với tôi.
Nhạc sĩ Trần Chí Phúc thường kể lại rằng một đêm cần một ca khúc Phật Giáo để hát cho buổi lễ Phật Đản năm 2015 tại Chùa Đạo Tràng Nhân Quả ở Quận Cam mà tìm mãi không thấy có bản nhạc nào, nên gọi điện thoại cho tôi để xin một bài thơ phổ nhạc cho kịp. Và đó là cơ duyên rất bất ngờ, vì 11 giờ đêm hôm đó tôi gửi Trần Chí Phúc bài thơ “Dâng Hoa Cúng Phật.” Nhưng phổ nhạc hoài không được, tới sáng ra sau bếp chùa ngồi, cầm đàn guitar hát tới hát lui… mới thành bài Thiền ca đầu tiên cho CD “Hoa Bay Khắp Trời.”
Nguyên khởi, anh bạn nhạc sĩ Trần Chí Phúc một đêm gọi điện thoại, lúc 10 giờ khuya, nói rằng cần một bài thơ để anh phổ nhạc, để sang hôm sau anh sẽ hát trong Đạo Tràng Nhân Quả của quý thầy phái khất sĩ Quận Cam, còn gọi là hệ phái Minh Đăng Quang, nơi anh thân với một số vị sư.
Tôi nói, tôi không có thơ thiền, thơ đạo nào có sẵn, vì trước giờ mỗi năm chỉ làm thơ một lần cho báo Xuân, và do vậy chỉ có thơ tình, vì muốn bán báo là phải làm thơ tình mới chiều lòng độc giả được.
Bạn Phúc nói, rằng có vào Google, tìm thơ nhà Phật để phổ nhạc, nhưng thấy thơ quý thầy không hợp, mới nghĩ tới bạn, vậy thì làm ngay một bài thơ trong vòng một giờ đồng hồ, gửi cho mình để phổ nhạc.
Tôi nói, cúng dường Tam Bảo là phải lẽ, xin chờ một giờ, tôi làm xong sẽ gửi qua email. Sáng hôm sau, nhạc sĩ Trần Chí Phúc gọi lại, nói rằng bài thơ phổ hoài không được, tới trưa, ra nhà bếp chùa, ngồi cầm đàn, dò tới dò lui, mới nghĩ ra nhạc, tới trưa là hát cúng dường trong Đại Lễ Phật Đản.
Đó là nhân duyên của bài đầu tiên. Sau đó, Phúc đề nghị rằng hãy làm cho đủ 10 bài thơ thiền, để Phúc phổ nhạc, rồi in CD, in tập nhạc, cúng dường Tam Bảo. Tôi nghĩ, đó là đề nghị hy hữu, nên hứa là sẽ ráng sức làm thơ. Khi tập nhạc hoàn tất, cũng là một bất ngờ. Cũng nên ghi một kỷ niệm rằng, trong khi làm thơ cúng dường các bà mẹ, tới câu “tụng kinh mẹ khóc mưa nguồn,” hiện ra trước mắt tôi là hình ảnh nhiều thập niên trước, mẹ của một người bạn thân (bây giờ bạn này dịch kinh, ký tên Thanh Liên) ngồi tụng kinh ở chính điện một ngôi chùa nhỏ trên đường Phan Thanh Giản, Quận 3, đã ràn rụa nước mắt theo từng dòng kinh.
Bài thơ cúng dường các bà mẹ được Trần Chí Phúc phổ nhạc như sau:
RỒI MẸ NHƯ SƯƠNG
Thương con trăm sông ngàn núi
trang kinh mẹ chép cúng dường
bốn thời sớm trưa chiều tối nhớ ơi nước mắt lăn dòng
Thương con mãi xa ngàn dặm
tụng kinh mẹ khóc mưa nguồn
gió đưa tới rừng xa thẳm
lạnh ơi mưa ngấm vào hồn.
Rồi mẹ như sương, tan vào nắng trưa
rồi mẹ như hương, ẩn hiện trong mơ
rồi mẹ như mây, tóc trắng cuối trời
rồi mẹ như nắng, bóng khuất sau đồi
Nửa khuya trở mình viễn phố
con đọc trang kinh cuối dòng
chữ mẹ ngút ngàn thương nhớ
chép lời Phật dạy qua sông
Thương ơi một rừng tóc trắng
bay về che khắp tử sinh
nghe chim kêu ngàn xa vắng
ngẩng đầu rơi tiếng bất sinh.
Tôi cũng ưa thích đặc biệt là bài thơ tôi làm để diễn lại Kinh Bahiya, một kinh chỉ thẳng vào thực tướng vô ngã, rằng chỉ cần nhận ra tức tâm tức vật, hay tức tâm tức cảnh là vượt qua mọi dính mắc. Bởi vì hễ nghe chỉ là nghe, hễ thấy chỉ là thấy, có nghĩa là không hề có cái tôi nào nghe, và đó là tức khắc kinh nghiệm vô ngã, đó là kinh nghiệm vô thường chảy xiết.
Bài thơ được Trần Chí Phúc phổ thành Thiền ca như sau:
HOA BAY KHẮP TRỜI
Nhìn kia, chỉ hình hiện ra
không người không ta
chỉ hình được thấy, không ai đang thấy
Nghe kìa, chỉ tiếng trong lời
không ta không người
chỉ tiếng được nghe, không ai đang nghe Chữ vàng trên giấy, lời Phật năm xưa, khởi từ bi dậy, chỉ qua
kia bờ
Thương ơi ba cõi, bè pháp cứu người, qua sông còn gọi, hoa
bay khắp trời
Ngồi đây, cảm nhận hơi thở
hơi vào hơi ra
chỉ là hơi thở, không ai đang thở
Tâm kìa, khắp cảnh là tâm
khắp tâm là cảnh
khắp trời gương sáng, khắp trời là tâm.
Khi in tập nhạc kèm với CD, nhạc sĩ Trần Chí Phúc viết, trích:
“Mùa Phật Đản 2015, Đạo Tràng Nhân Quả ở Quận Cam mời tôi hát. Lên trang mạng không tìm được bài thơ vừa ý để phổ nhạc, tôi gọi cho Phan Tấn Hải nhờ giúp, anh bạn nói xin chờ một tiếng đồng hồ sẽ có.
Mười một giờ đêm, bạn gởi cho bài thơ tựa đề Dâng Hoa Cúng Phật và tôi ôm đàn ghi ta dạo những nốt nhạc dựa trên các dòng chữ. Trưa hôm sau, tôi đến Đạo Tràng Nhân Quả; trong lúc chờ tụng kinh, tôi ra nhà bếp dợt lại mấy lần để câu nhạc ghi dấu trong đầu. Lúc trình diễn ca khúc đầu tiên này, lòng cảm thấy vừa ý. Về nhà thu âm bằng cái máy nhỏ bằng hai ngón tay và gởi cho tác giả bài thơ. Liền nhận lời khen và sự thích thú của thi sĩ.
Tôi cảm thấy hứng khởi, khuyến khích Phan Tấn Hải tiếp tục làm thêm 9 bài thơ nữa để phổ nhạc và thực hiện thành cuốn băng nhạc, là món quà kỷ niệm thơ nhạc giữa hai người sau hơn hai chục năm làm bạn báo chí và văn nghệ.
Thường thì bài thơ vừa viết xong liền gởi vào nữa đêm qua điện thư. Có khi một hai giờ sáng, có khi thức sớm, nhận được bài thơ mới của thi sĩ, tôi ôm đàn hát những chữ trong thơ. Tôi gọi là Hát Thơ thì có vẻ đúng hơn là Phổ Nhạc, vì cố gắng giữ nguyên bài thơ, chỉ có một vài chỗ cắt xén hoặc thêm bớt vài chữ cho hợp với câu nhạc.
Chính vì bám vào từng chữ mà đôi khi câu nhạc không được tự nhiên; nhưng lời thơ được nguyên vẹn. Lời thơ Phan Tấn Hải đượm mùi Thiền và Phật giáo; thay vì đọc thơ thì hát thơ để thính giả nghe được, thấm thía được, ý nghĩa ẩn sau những dòng chữ đó. Các ca khúc hình thành trong vòng một tiếng đồng hồ, rất mau, tôi ôm đàn hát ghi lại; gởi liền cho tác giả bài thơ. Và bài nào cũng đều được Phan Tấn Hải đón nhận hoan hỷ. Đặc biệt ca khúc Hoa Bay Khắp Trời, nét nhạc trôi chảy hòa vào từng lời thơ. Bạn tôi nói có lẽ do nhân duyên và sự giúp đỡ linh thiêng nào đó. Mười bài thơ của Phan Tấn Hải được tác giả dịch sang Anh Ngữ để giới thiệu cho giới trẻ tại hải ngoại…”
Trân trọng cảm ơn nhạc sĩ Trần Chí Phúc đã phổ nhạc. Trân trọng cảm ơn thính giả đã nghe các Thiền ca “Hoa Bay Khắp Trời.” Đó là những lời tôi cảm thấy như dường tự mình đã vắt cạn máu tim để ngợi ca Đức Phật, và để dâng hiến cho khắp ba cõi chúng sinh để cùng qua bờ bên kia
VIẾT VỀ NHÃ CA, TRẦN DẠ TỪ
Gần như luôn luôn, rất khó viết về những gì thân thiết với chúng ta. Thí dụ, viết về những người chúng ta gặp năm lần, bảy lượt mỗi tuần. Có khi họ trở thành ký ức chúng ta có về họ nhiều năm trước, nhiều tháng trước… trong khi cõi này, chuyển biến chảy xiết vô thường từng khoảnh khắc. Ngay cả khi chúng ta hàng ngày soi gương, cũng không chắc là nên tự viết ra sao về bản thân mình, kiểu khách quan gọi là, đứng từ xa mà ngó.
Vâng, bài này sẽ cố gắng “đứng từ xa mà ngó” về anh chị Nhã Ca, Trần Dạ Từ - hai người mà tôi có cơ duyên làm việc chung từ hơn hai thập niên. Nghĩa là, gần như gặp hàng ngày.
Điểm lạ, họ thành công trên nhiều lĩnh vực. Nhưng trước tiên và trên hết, Nhã Ca và Trần Dạ Từ là hai nhà thơ. Và là nhà thơ từ khi còn tuổi rất nhỏ. Có nhiều bài thơ họ làm từ hơn nửa thế kỷ trước, đọc lại vẫn đầy sức mạnh. Trong đó có một số bài thơ được Cung Tiến, Phạm Duy và Phạm Đình Chương phổ nhạc.
Hai người cũng là những nhà báo xuất sắc - và bản thân tôi, đã học rất nhiều kỹ thuật nghề báo từ anh Từ, chị Nhã (như cách tôi hàng ngày gọi anh Trần Dạ Từ và chị Nhã Ca). Tôi tin rằng những tờ Báo Xuân Việt Báo hàng năm là những nỗ lực đẹp nhất có thể có trong nghề báo tại Quận Cam.
Sách của chị Nhã Ca - cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế - được Giáo sư Olga Dror dịch sang tiếng Anh, ấn bản “Mourning Headband for Hue: An Account of the Battle for Hue, Vietnam 1968” đang bán trên Amazon.com.
Bản thân anh Trần Dạ Từ cũng sáng tác nhạc - anh đã ấn hành ít nhất là 2 CD nhạc.
Một điều không thấy (hay rất ít thấy) trong rất nhiều bài viết liên hệ tới anh chị Từ - Nhã là, bản thân nhà thơ Nhã Ca là một học trò trực tiếp của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, và bản thân chị vẫn bảo trợ cho việc tu học của nhiều vị lạt ma tái sanh - trong đó, có một vị được kể là trong nhiều kiếp quá khứ là một vị sư Tây Tạng nổi tiếng về nghiêm tu thiền định. Trung bình, một năm hay hai năm, chị Nhã Ca lại sang Dharamsala, Ấn Độ, dự khóa tu thường niên do Đức Đạt Lai Lạt Ma tổ chức.
Trong khi đó, gia đình anh chị Từ - Nhã là học trò của Thầy Trí Thủ khi Thầy sinh tiền, và trong cơ duyên nghề báo có tình thân với quý Thầy Nhất Hạnh, Mãn Giác, Tuệ Sỹ...
Nhà văn Nhã Ca trong bài viết nhan đề "Thầy Nhất Hạnh Ở Kim Sơn, 10-1999" đã kể về khi gặp lại Thầy Nhất Hạnh ở Chùa Kim Sơn, Bắc Calif., trích:
"... Tôi gặp lại Chân Không. Mỉm cười với nhau. Thì vậy, nụ cười đã gần gụi theo những hộp quà từ Làng Hồng về Việt Nam, trong cơn thập tử nhất sinh của cả nước. Cầm tay, lắc lắc. “Chị nhận không ra phải không" Em già rồi!”
Chân Không nói. Cười. Bao nhiêu dấu vết tuổi tác, chỉ một nụ cười cũng đủ để xóa hết. Nụ cười không bao giờ có tuổi. Chân Không bỏ vào trong, lát sau cầm ra một CD: “Có CD Tiếng Hát Chân Không tặng chị”. Tôi siết tay cô Chín thân thương của đàn con: “Đây là lần đầu tiên, nhận một món quà mà không phải thùng đồ”. Cười... … Ánh nắng chếch lên một tí, để nhảy chiếu vào khi hai ly trà được đặt lên bàn.
“Rồi cũng có lúc cùng ngồi uống trà, Nhã Ca.”
Thầy cười. Nụ cười như tiếng nói vẫn nhẹ nhàng, chừng mực.
“Từ có nhắc tới lần chở thầy trên chiếc xe Mô bi lét tới đài phát thanh không?”
“Có, thầy. Chưa kịp nhắc thì thầy đã nhớ.”
Đó là chuyện ba mươi lăm năm trước, thời thầy Nhất Hạnh lập trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, dựng Phương Bối Am ở Bảo Lộc, làm báo “Giữ Thơm Quê Mẹ” ở Saigon.
“Các cháu”
Tôi cảm động vì sự quan tâm của thầy. Từ những ngày khổ ải ở Việt Nam, tới khi thoát thân tới Thụy Điển, rồi qua Mỹ, làm báo. Không lúc nào thầy không lo cho, hỏi thăm, nhắc nhở. Tôi kể chuyện Từ, các cháu, từng đứa.
Khi tôi quyết định đi Kim Sơn gặp Thầy, tôi không hề có ý định phỏng vấn để viết báo. Người ta đã phỏng vấn, đã viết quá nhiều về thầy. Tôi chỉ mong gặp thầy, thăm thầy, để nói vài điều mà tôi muốn nói riêng với thầy. Và tôi nói liền.
Tôi nói về chuyện sư phụ tôi, Hòa Thượng Thích Trí Thủ, về những oan nghiệp mà sư phụ tôi đã cắn răng chịu lúc cuối đời. Một lúc nào đó, tôi nhìn, thấy Thầy Nhất Hạnh ngồi thật im lặng, môi hơi mím lại. Thầy nghĩ gì, tôi không biết. Nhưng tôi thấy trong mắt thầy, thoáng nét buồn của sư phụ tôi. Tôi thấy trong người nhẹ đi nhiều, vì tôi đã nói ra được..."(ngưng trích)
Tôi nghĩ rằng, bài thơ "Tiếng chuông Thiên Mụ" của chị Nhã Ca sáng tác năm 1963, sẽ vẫn được nhắc hoài trong giới nghiên cứu văn học (nếu tương lai, văn hóa Việt chưa bị Trung Quốc xóa sổ), trích:
"... Tiếng chuông đến dịu dàng lay tôi dậy
Tiếng chuông đến và đi chỉ mình tôi thấy
Chỉ mình tôi nhìn thấy tiếng chuông tan
Tiếng chuông tan đều như hơi thở anh em
Tiếng chuông tan rời như lệ mẹ hiền
Tiếng chuông tan lâu như mưa ngoài phố
Tiếng chuông tan dài như đêm không ngủ
Tiếng chuông tan tành như tiếng vỡ trong tôi..." (ngưng trích)
Trong thời gian trong trại tù Gia Trung năm 1979, Trần Dạ Từ đã viết bài thơ “Ném Con Cho Giông Tố” và tự soạn thành ca khúc nhẩm trong đầu. Đây là một bài thơ hay, và là một ca khúc hay. Sáng tác này không chỉ làm xúc động những người từng gửi con lên ghe vượt biên, mà cũng đã tự thân đưa một cảm xúc riêng trở thành một trong những dấu mốc lịch sử. Trích:
“Em có lũ con thơ bị quê hương ruồng bỏ
Từ bóng tối hận thù.
Em nghiến răng...
Ném con cho giông tố...
“Giông tố giông tố ngoài khơi xa
Ta gửi ngươi con ta Xương thịt ta.
Tâm hồn ta. Hy vọng ta...” (ngưng trích)
Thơ hay như thế, nhạc hay như thế. Mỗi lĩnh vực đều có vị trí riêng cho Trần Dạ Từ.
Một món quà tuyệt vời khác anh Từ, chị Nhã trao tặng cho văn học Việt Nam là Giải Viết Về Nước Mỹ: Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ ngày 30 Tháng Tư năm 2000, với ngân sách giải thưởng hàng năm là 35,000 mỹ kim.
Tới giờ, như thế là 19 năm rồi. Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín - gồm những bài viết được phổ biến trên nhật báo Việt Báo và trên vietbao.com từ ngày 1 tháng Bẩy 2017 tới 30 tháng Sáu 2018 - sẽ tổ chức vào Chủ Nhật 12 Tháng Tám 2018, và 20 tác giả sẽ nhận các giải thưởng. Sang năm thứ 19, sách “Viết Về Nước Mỹ” do Việt Báo ấn hành đã được 21 cuốn, mỗi cuốn 640 trang. Ngoài các ấn bản chính thức của Việt Báo, hàng ngàn bài viết cũng liên tiếp được trích đăng lại trên các sách báo Việt ngữ trong ngoài nước, nhiều cuốn sách được in đi in lại. Không kể số lượng người đọc sách báo, chỉ riêng tổng số lượt đọc viết về nước Mỹ trên Việt Báo online hiện đã xấp xỉ 800 triệu. Một số tác giả có bài viết đạt kỷ lục trên dưới 1 triệu lượt người đọc. Tính chung, gần 5500 bài viết của hàng ngàn tác giả Viết Về Nước Mỹ trong 18 năm qua hiện được phổ biến trên Vietbao.com.
Từ góc nhìn khác, lịch sử đã chiếu rọi những phương diện khác của hai nhà văn này. Khi nghĩ tới Nhã Ca, một số người nghĩ ngay tới Mậu Thân 1968. Khi nghĩ tới Trần Dạ Từ, một số người nhớ chuyện năm 1963, khi ông Từ bước ra khỏi nhà tù trong ngày chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ. Nhưng phần lớn, luôn luôn trong những gì tôi nghĩ tới Nhã Ca và Trần Dạ Từ - trước tiên rằng họ là thi sĩ. Đó là phần tuyệt vời.
Tới đây, xin nói thêm rằng tôi không giỏi về kỹ thuật, nên không rõ Wikipedia phần tiếng Việt có phải là viết từ các viên chức Bộ Thông Tin Hà Nội hay không. Nhưng nên thấy: rất nhiều thông tin sai. Về sách Giải Khăn Sô Cho Huế, Wikipedia viết rằng, “Nhã Ca nói lý do việc mình hư cấu...” và rồi Wikipedia dẫn ra báo Công An Nhân Dân và báo Tiền Phong. Hai báo này bịa đặt.
Thực tế, sách Giải Khăn Sô Cho Huế chỉ kể chuyện mắt thấy và tai nghe, không hề hư cấu. Những bất toàn nếu có, chỉ là vì mắt thấy và tai nghe. Đó là, theo lời Nhã Ca nói trên RFA ngày 2008-02-03 (không thấy ghi rõ tháng 2 hay tháng 3), trả lời nhà báo Mặc Lâm rằng đó là tập bút ký:
“... xin coi cuốn sách này như một bó nhang đèn góp giỗ. Tinh thần ấy không thay đổi... bút ký hoặc truyện ký của một người chạy loạn Tết Mậu Thân tại Huế, kể lại những điều mắt thấy tại nghe. Trong cảnh bom đạn, chết chóc, dù mắt chính mình có thấy vẫn không thể thấy hết mọi phía... Dù tai nghe mắt thấy, có sao viết vậy, hẳn nhiên cũng không khỏi thiếu sót hoặc sai sót... Về những nhân vật thật, nêu đích danh chỉ có anh Lê Văn Hảo, thị trưởng Huế Mậu Thân do phía quân giải phóng cử ra. Anh Hảo nay đã tị nạn cộng sản tại Pháp, đã chính thức lên án việc quân giải phóng tàn sát dân Huế hồi Tết Mậu Thân. Nhân vật thứ hai trong sách mang tên Phủ là nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, nguyên Tổng Thư Ký Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình Thành Phố Huế thời Tết Mậu Thân... Năm 1997, anh Tường đã đến Paris, lên tiếng trên đài RFI, nói về 'nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hà nh động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được...' Anh cũng đã công khai 'gửi lời cám ơn sự khách quan của chị Nhã Ca dành cho tôi' và nói nguyên văn rằng 'Giải Khăn Sô Cho Huế đối với tôi, vẫn là một bút ký hay viết về Huế Mậu Thân; hàng chục năm qua đọc lại, tôi vẫn còn thấy quặn lòng.' Văn bản lời anh Tường trả lời cuộc phỏng vấn của chị Thụy Khuê đài RFI hiện còn lưu trên internet, ai cũng có thể đọc được. Nhân vật thứ ba trong sách có tên là Đắc, theo lời kể mà tai tôi nghe, liên quan tới cái chết đau thương của người bạn tên là Mậu Tý. Nhà báo Nguyễn Đắc Xuân, một phụ tá của anh Hoàng Phủ Ngọc Tường, có viết bài phản bác, nói là anh không hề liên quan.
Cả ba nhân vật kể trên, đều đã có lòng đích thân đến gặp tôi trước ngày chúng tôi rời Saigon sang Thụy Điển. Đoạn kể lại những gặp gỡ này trong Hồi Ký Nhã Ca có được trích in trong sách mới Giải Khăn Sô Cho Huế."
Trích lại như trên, để độc giả không bị Wikipedia đánh lạc hướng. Cuối bài, xin có mấy dòng thơ tặng anh chị Nhã Ca - Trần Dạ Từ: Nét mực ngân chuông Thiên Mụ
hồn thơ lắng biển Sắc Không
xông xáo mấy rừng văn tự
ngậm ngùi trăm cõi núi sông
Gần như luôn luôn, rất khó viết về những gì thân thiết với chúng ta. Thí dụ, viết về những người chúng ta gặp năm lần, bảy lượt mỗi tuần. Có khi họ trở thành ký ức chúng ta có về họ nhiều năm trước, nhiều tháng trước… trong khi cõi này, chuyển biến chảy xiết vô thường từng khoảnh khắc. Ngay cả khi chúng ta hàng ngày soi gương, cũng không chắc là nên tự viết ra sao về bản thân mình, kiểu khách quan gọi là, đứng từ xa mà ngó.
Vâng, bài này sẽ cố gắng “đứng từ xa mà ngó” về anh chị Nhã Ca, Trần Dạ Từ - hai người mà tôi có cơ duyên làm việc chung từ hơn hai thập niên. Nghĩa là, gần như gặp hàng ngày.
Điểm lạ, họ thành công trên nhiều lĩnh vực. Nhưng trước tiên và trên hết, Nhã Ca và Trần Dạ Từ là hai nhà thơ. Và là nhà thơ từ khi còn tuổi rất nhỏ. Có nhiều bài thơ họ làm từ hơn nửa thế kỷ trước, đọc lại vẫn đầy sức mạnh. Trong đó có một số bài thơ được Cung Tiến, Phạm Duy và Phạm Đình Chương phổ nhạc.
Hai người cũng là những nhà báo xuất sắc - và bản thân tôi, đã học rất nhiều kỹ thuật nghề báo từ anh Từ, chị Nhã (như cách tôi hàng ngày gọi anh Trần Dạ Từ và chị Nhã Ca). Tôi tin rằng những tờ Báo Xuân Việt Báo hàng năm là những nỗ lực đẹp nhất có thể có trong nghề báo tại Quận Cam.
Sách của chị Nhã Ca - cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế - được Giáo sư Olga Dror dịch sang tiếng Anh, ấn bản “Mourning Headband for Hue: An Account of the Battle for Hue, Vietnam 1968” đang bán trên Amazon.com.
Bản thân anh Trần Dạ Từ cũng sáng tác nhạc - anh đã ấn hành ít nhất là 2 CD nhạc.
Một điều không thấy (hay rất ít thấy) trong rất nhiều bài viết liên hệ tới anh chị Từ - Nhã là, bản thân nhà thơ Nhã Ca là một học trò trực tiếp của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, và bản thân chị vẫn bảo trợ cho việc tu học của nhiều vị lạt ma tái sanh - trong đó, có một vị được kể là trong nhiều kiếp quá khứ là một vị sư Tây Tạng nổi tiếng về nghiêm tu thiền định. Trung bình, một năm hay hai năm, chị Nhã Ca lại sang Dharamsala, Ấn Độ, dự khóa tu thường niên do Đức Đạt Lai Lạt Ma tổ chức.
Trong khi đó, gia đình anh chị Từ - Nhã là học trò của Thầy Trí Thủ khi Thầy sinh tiền, và trong cơ duyên nghề báo có tình thân với quý Thầy Nhất Hạnh, Mãn Giác, Tuệ Sỹ...
Nhà văn Nhã Ca trong bài viết nhan đề "Thầy Nhất Hạnh Ở Kim Sơn, 10-1999" đã kể về khi gặp lại Thầy Nhất Hạnh ở Chùa Kim Sơn, Bắc Calif., trích:
"... Tôi gặp lại Chân Không. Mỉm cười với nhau. Thì vậy, nụ cười đã gần gụi theo những hộp quà từ Làng Hồng về Việt Nam, trong cơn thập tử nhất sinh của cả nước. Cầm tay, lắc lắc. “Chị nhận không ra phải không" Em già rồi!”
Chân Không nói. Cười. Bao nhiêu dấu vết tuổi tác, chỉ một nụ cười cũng đủ để xóa hết. Nụ cười không bao giờ có tuổi. Chân Không bỏ vào trong, lát sau cầm ra một CD: “Có CD Tiếng Hát Chân Không tặng chị”. Tôi siết tay cô Chín thân thương của đàn con: “Đây là lần đầu tiên, nhận một món quà mà không phải thùng đồ”. Cười... … Ánh nắng chếch lên một tí, để nhảy chiếu vào khi hai ly trà được đặt lên bàn.
“Rồi cũng có lúc cùng ngồi uống trà, Nhã Ca.”
Thầy cười. Nụ cười như tiếng nói vẫn nhẹ nhàng, chừng mực.
“Từ có nhắc tới lần chở thầy trên chiếc xe Mô bi lét tới đài phát thanh không?”
“Có, thầy. Chưa kịp nhắc thì thầy đã nhớ.”
Đó là chuyện ba mươi lăm năm trước, thời thầy Nhất Hạnh lập trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, dựng Phương Bối Am ở Bảo Lộc, làm báo “Giữ Thơm Quê Mẹ” ở Saigon.
“Các cháu”
Tôi cảm động vì sự quan tâm của thầy. Từ những ngày khổ ải ở Việt Nam, tới khi thoát thân tới Thụy Điển, rồi qua Mỹ, làm báo. Không lúc nào thầy không lo cho, hỏi thăm, nhắc nhở. Tôi kể chuyện Từ, các cháu, từng đứa.
Khi tôi quyết định đi Kim Sơn gặp Thầy, tôi không hề có ý định phỏng vấn để viết báo. Người ta đã phỏng vấn, đã viết quá nhiều về thầy. Tôi chỉ mong gặp thầy, thăm thầy, để nói vài điều mà tôi muốn nói riêng với thầy. Và tôi nói liền.
Tôi nói về chuyện sư phụ tôi, Hòa Thượng Thích Trí Thủ, về những oan nghiệp mà sư phụ tôi đã cắn răng chịu lúc cuối đời. Một lúc nào đó, tôi nhìn, thấy Thầy Nhất Hạnh ngồi thật im lặng, môi hơi mím lại. Thầy nghĩ gì, tôi không biết. Nhưng tôi thấy trong mắt thầy, thoáng nét buồn của sư phụ tôi. Tôi thấy trong người nhẹ đi nhiều, vì tôi đã nói ra được..."(ngưng trích)
Tôi nghĩ rằng, bài thơ "Tiếng chuông Thiên Mụ" của chị Nhã Ca sáng tác năm 1963, sẽ vẫn được nhắc hoài trong giới nghiên cứu văn học (nếu tương lai, văn hóa Việt chưa bị Trung Quốc xóa sổ), trích:
"... Tiếng chuông đến dịu dàng lay tôi dậy
Tiếng chuông đến và đi chỉ mình tôi thấy
Chỉ mình tôi nhìn thấy tiếng chuông tan
Tiếng chuông tan đều như hơi thở anh em
Tiếng chuông tan rời như lệ mẹ hiền
Tiếng chuông tan lâu như mưa ngoài phố
Tiếng chuông tan dài như đêm không ngủ
Tiếng chuông tan tành như tiếng vỡ trong tôi..." (ngưng trích)
Trong thời gian trong trại tù Gia Trung năm 1979, Trần Dạ Từ đã viết bài thơ “Ném Con Cho Giông Tố” và tự soạn thành ca khúc nhẩm trong đầu. Đây là một bài thơ hay, và là một ca khúc hay. Sáng tác này không chỉ làm xúc động những người từng gửi con lên ghe vượt biên, mà cũng đã tự thân đưa một cảm xúc riêng trở thành một trong những dấu mốc lịch sử. Trích:
“Em có lũ con thơ bị quê hương ruồng bỏ
Từ bóng tối hận thù.
Em nghiến răng...
Ném con cho giông tố...
“Giông tố giông tố ngoài khơi xa
Ta gửi ngươi con ta Xương thịt ta.
Tâm hồn ta. Hy vọng ta...” (ngưng trích)
Thơ hay như thế, nhạc hay như thế. Mỗi lĩnh vực đều có vị trí riêng cho Trần Dạ Từ.
Một món quà tuyệt vời khác anh Từ, chị Nhã trao tặng cho văn học Việt Nam là Giải Viết Về Nước Mỹ: Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ ngày 30 Tháng Tư năm 2000, với ngân sách giải thưởng hàng năm là 35,000 mỹ kim.
Tới giờ, như thế là 19 năm rồi. Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín - gồm những bài viết được phổ biến trên nhật báo Việt Báo và trên vietbao.com từ ngày 1 tháng Bẩy 2017 tới 30 tháng Sáu 2018 - sẽ tổ chức vào Chủ Nhật 12 Tháng Tám 2018, và 20 tác giả sẽ nhận các giải thưởng. Sang năm thứ 19, sách “Viết Về Nước Mỹ” do Việt Báo ấn hành đã được 21 cuốn, mỗi cuốn 640 trang. Ngoài các ấn bản chính thức của Việt Báo, hàng ngàn bài viết cũng liên tiếp được trích đăng lại trên các sách báo Việt ngữ trong ngoài nước, nhiều cuốn sách được in đi in lại. Không kể số lượng người đọc sách báo, chỉ riêng tổng số lượt đọc viết về nước Mỹ trên Việt Báo online hiện đã xấp xỉ 800 triệu. Một số tác giả có bài viết đạt kỷ lục trên dưới 1 triệu lượt người đọc. Tính chung, gần 5500 bài viết của hàng ngàn tác giả Viết Về Nước Mỹ trong 18 năm qua hiện được phổ biến trên Vietbao.com.
Từ góc nhìn khác, lịch sử đã chiếu rọi những phương diện khác của hai nhà văn này. Khi nghĩ tới Nhã Ca, một số người nghĩ ngay tới Mậu Thân 1968. Khi nghĩ tới Trần Dạ Từ, một số người nhớ chuyện năm 1963, khi ông Từ bước ra khỏi nhà tù trong ngày chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ. Nhưng phần lớn, luôn luôn trong những gì tôi nghĩ tới Nhã Ca và Trần Dạ Từ - trước tiên rằng họ là thi sĩ. Đó là phần tuyệt vời.
Tới đây, xin nói thêm rằng tôi không giỏi về kỹ thuật, nên không rõ Wikipedia phần tiếng Việt có phải là viết từ các viên chức Bộ Thông Tin Hà Nội hay không. Nhưng nên thấy: rất nhiều thông tin sai. Về sách Giải Khăn Sô Cho Huế, Wikipedia viết rằng, “Nhã Ca nói lý do việc mình hư cấu...” và rồi Wikipedia dẫn ra báo Công An Nhân Dân và báo Tiền Phong. Hai báo này bịa đặt.
Thực tế, sách Giải Khăn Sô Cho Huế chỉ kể chuyện mắt thấy và tai nghe, không hề hư cấu. Những bất toàn nếu có, chỉ là vì mắt thấy và tai nghe. Đó là, theo lời Nhã Ca nói trên RFA ngày 2008-02-03 (không thấy ghi rõ tháng 2 hay tháng 3), trả lời nhà báo Mặc Lâm rằng đó là tập bút ký:
“... xin coi cuốn sách này như một bó nhang đèn góp giỗ. Tinh thần ấy không thay đổi... bút ký hoặc truyện ký của một người chạy loạn Tết Mậu Thân tại Huế, kể lại những điều mắt thấy tại nghe. Trong cảnh bom đạn, chết chóc, dù mắt chính mình có thấy vẫn không thể thấy hết mọi phía... Dù tai nghe mắt thấy, có sao viết vậy, hẳn nhiên cũng không khỏi thiếu sót hoặc sai sót... Về những nhân vật thật, nêu đích danh chỉ có anh Lê Văn Hảo, thị trưởng Huế Mậu Thân do phía quân giải phóng cử ra. Anh Hảo nay đã tị nạn cộng sản tại Pháp, đã chính thức lên án việc quân giải phóng tàn sát dân Huế hồi Tết Mậu Thân. Nhân vật thứ hai trong sách mang tên Phủ là nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, nguyên Tổng Thư Ký Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình Thành Phố Huế thời Tết Mậu Thân... Năm 1997, anh Tường đã đến Paris, lên tiếng trên đài RFI, nói về 'nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hà nh động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được...' Anh cũng đã công khai 'gửi lời cám ơn sự khách quan của chị Nhã Ca dành cho tôi' và nói nguyên văn rằng 'Giải Khăn Sô Cho Huế đối với tôi, vẫn là một bút ký hay viết về Huế Mậu Thân; hàng chục năm qua đọc lại, tôi vẫn còn thấy quặn lòng.' Văn bản lời anh Tường trả lời cuộc phỏng vấn của chị Thụy Khuê đài RFI hiện còn lưu trên internet, ai cũng có thể đọc được. Nhân vật thứ ba trong sách có tên là Đắc, theo lời kể mà tai tôi nghe, liên quan tới cái chết đau thương của người bạn tên là Mậu Tý. Nhà báo Nguyễn Đắc Xuân, một phụ tá của anh Hoàng Phủ Ngọc Tường, có viết bài phản bác, nói là anh không hề liên quan.
Cả ba nhân vật kể trên, đều đã có lòng đích thân đến gặp tôi trước ngày chúng tôi rời Saigon sang Thụy Điển. Đoạn kể lại những gặp gỡ này trong Hồi Ký Nhã Ca có được trích in trong sách mới Giải Khăn Sô Cho Huế."
Trích lại như trên, để độc giả không bị Wikipedia đánh lạc hướng. Cuối bài, xin có mấy dòng thơ tặng anh chị Nhã Ca - Trần Dạ Từ: Nét mực ngân chuông Thiên Mụ
hồn thơ lắng biển Sắc Không
xông xáo mấy rừng văn tự
ngậm ngùi trăm cõi núi sông
VỀ TÁC GIẢ
Nguyên Giác, pháp danh, Cư sĩ Phật giáo, sinh năm 1952 tại Việt Nam. Hiện đang định cư tại bang California, Hoa Kỳ. Đã từng cộng tác với nhiều báo, như Tập san Nghiên cứu Triết học (Đại học Văn Khoa, Sài Gòn), Tự Thức, Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Tạp chí Thơ, Việt Báo, Tạp chí Giao Điểm, Giác Ngộ và nhiều báo khác. Các sách đã xuất bản:
● Cậu bé và hoa mai (tập truyện ngắn)
● Thiếu nữ trong ngôi nhà bệnh (tập truyện ngắn)
● Vài chú giải về thiền đốn ngộ
● Thiền tập (biên dịch)
● Ba thiền sư (dịch từ nguyên tác của John Stevens)
● Trần Nhân Tông, Đức Vua Sáng Tổ Một Dòng Thiền (song ngữ)
● The Wisdom Within, Teachings and Poetry of the Vietnamese Zen Master Tue Trung Thuong Sy (song ngữ)
● Teachings From Ancient Vietnamese Zen Masters (song ngữ)
● Thiền tập trong đời thường
● Thiền Tông Qua Bờ Kia
● Kinh Nhật Tụng Sơ Thời.
Nguyên Giác, pháp danh, Cư sĩ Phật giáo, sinh năm 1952 tại Việt Nam. Hiện đang định cư tại bang California, Hoa Kỳ. Đã từng cộng tác với nhiều báo, như Tập san Nghiên cứu Triết học (Đại học Văn Khoa, Sài Gòn), Tự Thức, Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Tạp chí Thơ, Việt Báo, Tạp chí Giao Điểm, Giác Ngộ và nhiều báo khác. Các sách đã xuất bản:
● Cậu bé và hoa mai (tập truyện ngắn)
● Thiếu nữ trong ngôi nhà bệnh (tập truyện ngắn)
● Vài chú giải về thiền đốn ngộ
● Thiền tập (biên dịch)
● Ba thiền sư (dịch từ nguyên tác của John Stevens)
● Trần Nhân Tông, Đức Vua Sáng Tổ Một Dòng Thiền (song ngữ)
● The Wisdom Within, Teachings and Poetry of the Vietnamese Zen Master Tue Trung Thuong Sy (song ngữ)
● Teachings From Ancient Vietnamese Zen Masters (song ngữ)
● Thiền tập trong đời thường
● Thiền Tông Qua Bờ Kia
● Kinh Nhật Tụng Sơ Thời.
Nguyên Giác
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét