Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021
Lời, từ trong nhạc Trịnh Công Sơn
Lời, từ trong nhạc
1. Sáu mươi ba năm "ở trọ" trần gian, Trịnh Công
Sơn đã để lại cho đời một gia tài âm nhạc đồ sộ, vô giá (anh sinh ngày 28/2/1939, mất ngày 01/4/2001). Chẳng thế, mà có người không ngần ngại xếp anh
trong nhóm "tứ trụ" với những tài năng âm nhạc khác của Việt Nam, như
Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Phạm Duy. Còn riêng anh, khi nói về Văn Cao, anh tự
đánh giá mình hết sức khiêm tốn. Anh nói: "Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc
của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi con người. Anh cứ bay và tôi cứ
chìm khuất. Bay và chìm trong thân phận riêng tư.". Nhưng có một điều dễ
nhìn nhận khi anh còn sống hay khi anh về bên kia cuộc đời, tôi nghĩ, người đời
biết anh nhiều hơn Văn Cao. (Là người Việt Nam, ai cũng biết bài Quốc ca, nhưng
có thể nhiều người không biết bài ấy của Văn Cao, và ngoài bài Quốc ca ra, người
thuộc nhạc Văn Cao ít hơn). Có thể nói không quá đáng rằng, từ những "công
dân hạng một" đến hàng "thứ dân", ai cũng biết anh, ai cũng thuộc
đôi ba câu nhạc của anh. Phải chăng vì anh gần gũi như một "sở thích"
của họ. Lúc sống anh cũng chỉ có một tâm nguyện: "Ôi nhân loại, còn người
trong tôi.". Tài năng âm nhạc của anh, chắc rồi, người đời sẽ còn nói nhiều.
Vẫn biết không thể tách nhạc và lời trong những sáng tác của anh. Chúng như
hình với bóng và cả hai đều ở mức hoàn hảo, tuyệt vời. Nói như Văn Cao:
"Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người thơ ca (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ
quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ.". Vì
nhiều lý do, bài viết này, chúng tôi chỉ khảo sát phần lời, từ trong nhạc của
anh. Chắc rằng, sẽ là thiếu sót, vì chúng tôi đã tước đi phần nhạc, một phần hồn
khác, không thể thiếu được trong nhạc và lời của Trịnh Công Sơn.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Có một nguồn thi hứng về văn hóa Óc Eo trong thơ Đồng bằng Sông Cửu Long sau năm 1975 1. Văn hóa Óc Eo là di sản văn hóa vô giá góp phần...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Nguyễn Phan Hách và bài thơ "Làng quan họ" Chúng ta thường nghe ca khúc “Làng quan họ quê tôi”, với hình ảnh, ca từ giàu...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét