Thứ Tư, 3 tháng 11, 2021
Văn học và thời trang
Roland Barthes khi nghiên cứu ký hiệu học đã đưa ra quan điểm
thú vị: “ký hiệu học chỉ là một trong những bộ môn của ngôn ngữ học, bộ môn
nghiên cứu những đơn vị nghĩa lớn của ngôn ngữ” (1), ông đối thoại lại
với ông tổ ngôn ngữ học F. de Saussure khi ông này quan niệm “ngôn ngữ học chỉ
là một bộ môn của khoa học chung về các ký hiệu”. Cái gọi là ngôn ngữ ở đây,
trong quan niệm của R. Barthes, là rất rộng, là quan niệm chung của các nhà cấu
trúc luận (có thể thấy ở Iu. Lotman, Hjelmslev), nó bao gồm cả ngôn ngữ (tiếng
nói) của điện ảnh, của hội hoạ, của các vật dụng v.v… R. Barthes xây dựng quan
điểm của mình trên cơ sở ông đối sánh các cặp phạm trù ngôn ngữ/ lời nói, cái
biểu đạt/ cái được biểu đạt mà Saussure đưa ra, đặc biệt là ông hứng thú với
vấn đề ngữ đoạn và hệ thống. Có thể thấy rõ ràng rằng, thao tác phục trang
với thao tác ngôn ngữ giống nhau ở chỗ: ngôn ngữ là sự gắn chắp, sự kết hợp các
yếu tố trong hệ thống thành các khúc đoạn (từ kết hợp với từ thành cụm từ, cụm
từ kết hợp với cụm từ thành câu, câu với câu thành văn bản…); các thao tác phục
trang cũng vậy: mặc váy, áo lót, áo cánh, áo khoác, thậm chí đeo thêm mũ… và
hoàn thành chỉnh thể phục trang trên thân thể. Từ những điều nói trên có thể
nói, R. Barthes đã đề cập đến vấn đề thời trang và văn học. Bởi lẽ, ngôn ngữ
chính là văn học hiểu theo nghĩa chất liệu cấu thành nó. Một tác phẩm muốn là
tác phẩm văn học thì trước hết và cốt yếu phải là một văn bản ngôn từ, văn bản
ngôn từ ấy tuân theo các quy tắc hành chức của ngôn ngữ.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chạy trốn - Truyện ngắn của Đào Quốc Vịnh
Chạy trốn - Truyện ngắn của Đào Quốc Vịnh Thực lòng lúc ấy tôi bỗng ứa nước mắt. Nhưng bất giác tôi kịp tỉnh ra là mình đã bắt đầu làm cho...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét