Thứ Tư, 3 tháng 11, 2021
Sự thức nhận về vai trò, vị trí của nhà văn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Sự thức nhận về vai trò, vị trí của nhà văn
Nhà văn - có người nói - là một nhà tư tưởng. Điều đó đồng
nghĩa với việc nhà văn lúc nào cũng phải đối diện với chính mình, luôn luôn đặt
những câu hỏi cho mình, về mình. Chế Lan Viên, nhà thơ lớn của dân tộc, với ý
thức phản tỉnh cao độ, lúc nào cũng day dứt khôn nguôi về sự tồn tại của bản
thân. Chính bởi vậy, thơ Chế Lan Viên đã hình thành nên cảm hứng sám. Ông từng
đặt cho mình hai câu hỏi (Ta là ai? Ta vì ai?). Có khi ông ví mình như “Tháp
Bayon, bốn mặt dấu đi ba”. Nhà văn bất cứ lúc nào cũng là “người đi tìm mặt” (thơ
Hoàng Hưng). Họ không thôi đặt ra những câu hỏi trong tư tưởng và phơi bày
chúng, giải quyết chúng (tất nhiên phải thông qua thế giới hình tượng nghệ thuật).
Khi giải quyết những vấn đề tư tưởng ấy, thực ra nhà văn đã xác định chỗ đứng của
mình. Từ đâu, từ địa vị nào mà anh nhìn thấy con người, xã hội như anh mô tả.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chạy trốn - Truyện ngắn của Đào Quốc Vịnh
Chạy trốn - Truyện ngắn của Đào Quốc Vịnh Thực lòng lúc ấy tôi bỗng ứa nước mắt. Nhưng bất giác tôi kịp tỉnh ra là mình đã bắt đầu làm cho...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét