Thứ Ba, 20 tháng 8, 2024

Giàn bầu trước ngõ

Giàn bầu trước ngõ

Tôi không thích khi cưỡi xe vào tận thềm nhà lại phải rạp mình dưới giàn bầu ấy. Chị và mẹ tôi lại ngại tóc rối. Cha tôi khó chịu khi phải dắt quan khách len lỏi bên mấy trái bầu để vào căn nhà sang trọng. Nhưng không ai dám chặt phá giàn bầu bởi nó của bà nội tôi. Bà trông nó từ hồi trong quê ra. Thoạt đầu, chị em chúng tôi thích lắm, chiều chiều lon ton xách thùng ra tưới. Chúgn tôi tưới như tưới hoa. Nội cưòi- “Bay tưới như thằn lằn đái”. Rồi bà đổ nước soàn soạt, chúng tôi nghe theo, đổ nước soàn soạt. Dây bầu lớn. Trong cái nách mập mạp lú ra mấy trái con xanh xanh. Trái bằng đầu đũa, bằng ngón tay, cườm tay rồi to to mãi. Bữa canh đầu tiên cả nhà háo hức, nuốt tuồn tuộut từng miếng bầu trong veo, ngọt lịm. Ba gật gật khen ngon, dau sang trách mẹ “sao trước giờ không mua bầu mà nấu ăn bà ta?”
Một lần, hau lần rồi ba lần, chúng tôi ngán tận cổ. mà, chết thật, nội tôi cứ trồng mãi, tròng mãi, giàn bầu ngày càng rộng ra choán hết khoảng sân kiểng của cha xanh rầm rì. Trái già đến vàng khô, không ai ăn, bà mang cho hang xóm. Hàng xóm chúng tôi cũng giàu có, họ chê nhưng cũng nhânh bởi họ nể cha tôi. Nhiều quá, sớm sớm, chiều chiều, nội mang ra ngõ, này cho chị xôi chè một quả:”ăn lấy thảo”, này cho bác xích lo trái bầu “về nấu cho sắp nhỏ”. Rồi bà lại trồng. Chị Lan nhăn nhó:
- Nội ơi, trồng chi nhiều vậy?
Bà nội cười, buồn buồn.
- Nội làm lặt vặt quen rồi. Trồng trọt để đỡ nhớ quê.
Ôi cái quên của nội. Cái quê heo hút muốn về phải đỉ mấy chặng xe, tàu. Cái quê mà mỗi lần về, vào cuối mùa mưa, đất bùn quến vào móng chân tôi, ém chặt thối đen. Cái quên đèn cầy, đèn cóc, đêm nhóc nhen kêu buồn nẫu ruột, mùa lũ, lơ phơ chỉ thấy mấy nóc nhà. Ba tôi nói “làm người đừng suy nghĩ hẹp hòi, đừng tưởng nơi mình sinh ra, nơi có mồ mả ông cha là quê hương, khắp đất nước này chỗ nào cũng là quê cả”. Cha tôi nío đùng và ông rước bà nội lên thành phố. Trước, ông chủ tịch đến nhà chơi, uống bia khà khà rồi nhắc: “- Lâu quá khong gặp má, hôm nào chú mầy rước má lên, tội nghiệp bà già…” Cha bưng bát hương ông đi trước, bà nội lúi húi bưng bát hương chú Út theo sau. Ở nhà tôi, công việc nhàn đến mức bà thơ thẩn vào rồi lại thơ thẩn ra. Nhà cao cửa rộng, khéo đi, cả ngày chẳng ai gặp mặt ai. Chị tôi đi học cả ngày, mẹ tôi đến sở. Bà ra cửa trước, tôi vào cửa sau, bà lên lầu, cha đi xuóng, gặp nhau ở lối ngõ cầu thang, nội ngó cha, nhắc “Lúc này bay bận rộn, đến không không ăn cơm ở nhà, khéo ngã bệnh nghen con”. Cha cười “má khỏi lo”. Rồi mỗi người mỗi ngả. BÀ năng xuống bếp, quấn quít ở đấy. Chị bếp khoe:
- Bác ơi, con làm bánh tổ nè, bác cháu mình cùng ăn nghen.
Bà tôi gật gù khen ngon. Tôi tò mò nhón lấy một miếng ăn thử, nó ngòn ngọt dai dai. Thứ bánh nhà quên này xem ra có khác với Sandwich, chocolate. Bà làm nhiều thứ bánh lắm, không kể hết được, nào là bánh ngọt, bánh ú....toàn là bánh nhà quê, mà hình như chỉ tôi ăn, ba mẹ, chị Lan đều tránh xa xa hỏi " Bánh đó ăn ra làm sao? " Tôi khoe " Sáng này nội làm bánh khọt ngọt ngon lắm." Chị Lan tròn mắt " bánh gì tên ngộ vậy?
Ừ, ngộ, ngộ chứ. Nội mua về cái lò đất khói tù mù. Cha tôi chê. Nội mang ra ngoài hè đẻ đỡ ám khói tường nhà. Bà bảo:"Làm bánh khọt thì phải đốt bằng lò đất, nó mới ngon". Bà đốt lửa, mắt già tèm nhem nước mắt mùi khói thơm thơm, cay nồng. Mùa này nhiều trái bầu khô, nội hái vào móc ruột ra, lấy cái vỏ mằn mì gọt. Lâu lâu nội đưa lên nhìn, nheo nheo mắt. Tôi hỏi, nội gọt gì. Nọi cười, đưa cho toi mảnh vỏ bvầy hình trái tim nỏ xíu.
- Mặt dây chuyền cho tụi nhỏ đeo.
Tôi khong nén được xuỳ một tiếng.
- Thời này ai đeo mấy thứ này, nội làm chỉ mất công.
Trong đôi mắt đùng đục của bà, tôi thấy có một nỗi buồn sâu kín. Con chị bếp dưới quê lên, bà gói dúi vào tay nó mấy mảnh bầu. Con nhỏ hớn hở, vui thiệt là vui. Cũng niềm vui áy, con bé bán vé số lỏn lẻn cười "Bà đẽo đẹp ghê ha". Hôm sau tôi thấy nó xúng xính xỏ cọng chỉ vào, đeo tòn ten trươc cổ lạ lắm. Hình như tôi ngắm vàng ròng, cẩm thạch quen rồi. Tôi xin, bà móm mém cười "Bà để dành cho bay cái đẹp nhất nè".
Tôi gói trái tim xíu xíu kia bỏ vào ngăn tủ, chị Lan trông thấy giành "cho chị đi". Tôi lắc đầu. Chị giận bảo" chị cóc cần, ở chợ bàn hàng khối". Nhưng rồi chị quay về nài nỉ tôi. Lần đầu tiền, tôi thấy món quà của nội dễ thường đến thế.
Giàn bầu vãn trước ngõ. Cha tôi đã thôi khó chịu, hay bực dọc riết rồi chai đi, chẳng biết bực là gì nữa. Nhưng khách đến nhà, ai cũng khen" anh ba co giàn bầu đẹp thiệt". Họ săm soi, từng mảng lá cuống hoà. Khách nước ngoài còn kề má bên trái bầu xanh lún phún lông tơ mà chụp hình kỷ niệm. Mấy anh chị sinh vien đạp xe ngang dừng lại nhìn đau dấu qua rào rồi kháo nhau " Nhớ nhà quá, tụi mày ơi" Chiều chiều, tôi ra giàn bầu xanh rượi, mơ màng nghe con ong vò vẽ trên từng phiến lá, chớp mắt nhìn chim sâu lích rích chuyển cành, chuồn chuồn rồi bướm rồi hoa thi nhau nở chấp chới. Bà nội tôi yếu hơn trước, màu mưa bắt đầu lướt sướt đi qua. Ông chủ tịch đến chơi nhà, ôm chầm lấy nội, lắc lắc " lúc này má khoẻ không?" Nội cười xoà mà nghe nghẹn nghẹn " khoẻ, má khỏe". Cha tôi sai chị bếp màng rượu thịt ra ông chủ tịch khóa tay:
- Thôi, chú bảo chị ấy nấu canh bầu ăn.
Cha hẩng mặt. Chị bếp lúi húi gọt bầu, mùi nước canh xông vào mũi thơm lừng. Ông chủ tịch day qua bà nội khoe " lâu quá không ăn canh bầu rồi, má!" nội cười: "má nhớ bay thích nhất là ăn bầu nấu tép bạc". Cha dôi dợm mình " để con đi mua tôm". Ông chủ tịch ấn vai, bảo "thôi, chú cứ ngồì xuống, anh thèm lắm rồi, không chờ chú được đâu". Hôm ấy cả nhà tôi ăn lại bat canh ngày xưa, nghe ngọt lìm lịm lưỡi. Chị bếp ngó nội, khoái chí cười đầy hàm ý. HÌnh như nội tôi vui.
Giàn bầu thưa hẳn đi. Cái giống lạ thật. Nắng bao lâu vẫn xanh tốt, mới mưa dầm lại héo dây. Tôi đập vỡ trái bầu khô, lấy hạt ra ươm. Mùa mưa dữ dội, nội tôi bệnh, bà bị chứng tai biến não. Nội lơ ngơ, đã cười đã khóc thì không sao dừng được, tay run rẩy cầm ca nước, bát cơm cũng khó. Trời đổ mưa, sấm giật ầm ầm, nội thều thào nhắc:
- Sắp nhỏ đừng hứng nước mưa đầu mùa, hỏng tốt. Chà, mưa vầy ngậ đồng rồi, ngâm giống gieo mạ đi thôi.
Bà nội lẩn thơ lẩn thẩn rồi, mà hình như bà chỉ nhớ về quá khứ. Nội hay ra ngoài hiên, chăm chăm nhình giàn bầu đang run rẩy trong gió. Bà ngồi đấy lặng lẽ, thẫn thờ, như chờ một tiếng vạc sành, một tiếng ếch kêu. Tay bà lạn ngắt, tôi chạy vào phòng lấy lọ dầu thoa, vẫn thấy mảnh bầu trái tim màu vàng trong ngăn kéo, cái màu vàng như của rạ, của lúa, như của mái nhà lá nhỏ lơ phơ dưới nắng chiều. Giàn bầu vẫn trước ngõ, có kẻ đi qua kêu lên, "tôi nhớ nhà". Cha tôi bảo: "có thể bứt người ta ra khỏi quê hường nhưng không thể tách quê hương ra khỏi chúng trái tim con người." Và cha tôi lại nói đúng.
Bà Cô
Mùa xuân, một mùa xuân nữa, bà cô của tôi lại càng lẩn thẩn hợn còn nhớ, hôm tuyên dương Bà mẹ VN anh hùng, bác Bảy bí thư hỏi thăm:
- Bây giờ má đang sống với ai?
Bà tỉnh bơ:
- thì hàng xóm chứ ai. Hồi trước tôi cũng nuôi con hàng xóm này mà!
Quan khách ngơ ngác, mẹ tôi phải giai thích rằng, mẹ tôi mồ côi cha mẹ tf nhỏ, nhờ bà cô chăm sóc dạy dỗ, bà không ai thân thuộc ngoài mẹ tôi, Các bác, các cô hiểu ra nửa thương, nửa tội. Mẹ ngậm ngùi bảo cả nhà " thế mà hay, bà cô chúng ta khong còn thấy tủi nữa". Má đúng thật, dạo này, bà cô lại hay cười, một nụ cười hạnh phúc, tôi chằng hiểu tại sao?
Mùa xuân trước, bà cô đến nàh tôi như một sự kiện. Lần đầu tiên cả nhà sôbngs chung với một người già. Bọn trẻ chúng tôi thích lắm, thích nụ cười hóm hỉnh, ngây ngây, những nếp nhăn nối đuôi nhau xếp hàng trên khuôn mặt phúc hạu. Chị em chúng tôi đặc biệt quan tâm đến bộ tóc phơ phơ, đôi mày cũng bạc phếch của bà. Thằng Út ngây ngô.
- Cứ như là nứ hiệp trong phim "Tẩu hoả nhập ma" vậy.
Chúng tôi bật cười, mẹ tôi dặn
- Từ nay các con không được mở ti vi to quá. Hãy để bà cô nghĩ ngơi.
Bọn trẻ chúgn tôi, nhiều khi cũng bị cụt hứng. Nhưng ngày lại ngày qua, đêm đến đêm khác, bệnh lãng tai của bà càng nặng, các "anh hùng đại hiệp" của bọn tôi đánh nhau chí choé mà vẫn không làm phiền bà. Thế là từ đó, mỗi lần chúng tôi nói chuyện với bà phải hét toáng lên như là đang cãi nhau vậy. Hàng xóm lúc đầu giật mình:
- Chằng biết gia đình vợ chồng nhà nó có chuyện gì?
Sau hiểu ra phì cười, quen dằn thôi. Những khi chị em tôi đùa với nhau, bà chằng nghe được gì, nhưng khi thấy chúng tôi vui vẻ, bà cũng cười theo, nụ cười san sẻ, nồng ấm.
Bà trở lên hoạt bát nhứt là khi bà kể về những đứa con của bà- cậu dì của chúng tôi. Bà có ba ngưòi con, cả ba đều hy sinh. Từng khúc ruột một bị cắt lìa, đau biết mấy, thế mà thỉnh thoảng bà vẫn cười.
- Tổ cha, phải còn đứa nào tao cũgn cho đi Cách mạng luôn.- Bà thương yêu nói vậy.
Mẹ tôi lườm trách yêu:
- Đúng là khẩu khí của mẹ VN anh hùng.
Tôi còn quá nhỏ để hiểu được nỗi đau kia to lớn biết chừng nào. Nhưng tôi biết, có cái gì đó lạ lùng trong bà, khi bà kể về những đứa con thân yêu, khuôn mặt của bà bỗng khác đi rạng rỡ. Những ngôi sao trong amứt vén làn mây đục, nhấp nháy. Bốn làn bà ra bến sông đưa tiễn, chỉ một lần đón mẹ tôi quay về. Họ ra đi chưa kịp dựng vợ gả chồng, chưa kịp cho bà một đứa cháu để vui.
Cô con dâu mới chỉ làm lễ hỏi ngay ngày viếng thăm, chăm sóc. Bà cô thương lắm, bèn đứng ra bàn với nhà giá gả chồng cho cô ấy.
- Nó khóc dữ lắm, ngày cuối nó nói dừa trên cây khô nhiều, nó bẻ một lần này thôi, sau không còn dịp nữa. Con nhỏ...- Bà nhắc lại nỗi đau.
Rồi một chuyến sang sông, cô ấy chẳng trở về, chẳng phải theo chồng trong cuộc đưa dâu. Cô ấy ngã gục trong một đêm, dạn pháo nổ ngay dốc dừa dưới bến. Cây dừa cụt đọt năm nào, bây giờ mối mọt bám đầy. Cây mới trồng lớn lên cao vút. Nơi ấy giờ đây, nước cuốn xoáy mòn. Người ở xóm truyền nhau răng, thỉnh thoảng có những cụm mây đậu trên ngọn dừa, giống hệt như cô ấy. Mẹ tôi nói thế nào bà cũng không chịu ra chợ. Một lần mẹ tôi quỳ trước mặt bà, mẹ khóc, bà cũng khóc:
- Cô không nỡ bỏ các con của cô. Cứ ở đây cho con nhớ chỗ mà về!
Rồi bà cũng khõc. Những giọt nước mắt trong như pha lê. Nó không chảy thẳng xuống, gặp phải những nếp nhăn hằn sâu, ôi flần thưo những nếp nhăn ấy. Không biết tự bao giờ nhữngg giọt nước mắt kia đã không còn vị mặn ở môi bà. Nhìn khuôn mặt ràn rụa của bà, tôi thương bà quá!
Bà bịnh nặng, các em tôi không hiểu được mức độ nghiêm trọng của căn bịnh. Bên cạnh bà, mẹ tôi cứ lau nước mắt. Ba thì lầm lì, ít nói, giục chúng tôi che thêm mái là phía sau, bửa thêm mớ củi...tôi nhìn họ, đủ biết rằng điều gì sẽ xảy ra....
Đêm ấy, những chiếc lá me li ti, se sẽ rơi ngoài bệnh viện. Chúng tôi gặp bà lần cuối. Lạ sao, bà vẫn cười, nụ cười nhẹ tênh tênh.
9/1996
Nguyễn Ngọc Tư
Theo http://vietnamthuquan.eu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sự liên hệ kỳ lạ giữa hai tác giả Tế Hanh và Sully Prudhomme

Sự liên hệ kỳ lạ giữa hai tác giả Tế Hanh và Sully Prudhomme Bạn đọc yêu thơ hẳn còn nhớ tới một trong những thi phẩm đầu tay của nhà thơ ...