“Chút nắng cho hoa hồng”
Cả một trời cố hương vời vợi...
của
Nguyễn Ngọc Hưng,
Nxb Văn học, 2015)
Nxb Văn học, 2015)
Với
Nguyễn Ngọc Hưng, 33 năm (1983-2015) làm thơ với 15 thi phẩm ra đời
là 33 năm anh nằm một chỗ vì bạo bệnh. Hưng chẳng đi đâu, chẳng đến được đâu
nhưng lại đến được với thơ. Hoặc cũng có thể thơ tự tìm anh mà đến. Hay nói một
cách chẳng thơ chút nào, là: Với Hưng, 33 năm qua, thơ đến từ trên giường bệnh
chứ chẳng là đâu cả. Chẳng phải từ trên mây trời lãng đãng, chẳng phải từ bí mật
âm ty, chẳng phải từ Nát bàn của Phật, cũng chẳng phải từ Thiên đường của Chúa…
Tự lòng anh, chính nơi bản thể, chính trên giường bệnh, thơ nảy ra. Bão dông ba
động thế gian với muôn nỗi khóc cười, thơ tìm anh mà đến. Vì lẽ đó, thơ Hưng gụi
gần mà không đơn giản. Cũng vì lẽ đó mà thơ Hưng cũng chẳng mảy may cố làm dáng
cách tân theo ba động cuộc đời. Hưng làm thơ tự nhiên như anh cần thở để sống,
cần cố chống chọi với bạo bệnh hàng giờ để tồn tại phần xác, để mà thơ phần hồn.
Anh đã từng tự dặn lòng: Ví dầu bại não liệt thân/ Này tôi, tĩnh lặng
tâm thần vạn an/ Xanh cây vàng gỗ đen than/ Đỏ tươi trong lửa lửa tàn
xám tro/ Sắc không không sắc diễn trò/ Mỉm cười xả hết phiền lo nhẹ
lòng! (Tự dặn).
Thơ
nảy ra, bản quán lại hiện về từ ngay bản thể lòng mình. Hưng nằm nguyên đó, tự
vểnh tai nghe ngóng, tự chong mắt đợi chờ, tự phập phồng hương, tự xanh một trời
cố xứ: Đâu đó em vểnh tai nấm ngóng chờ/ Đâu đó mẹ chong mắt cây mong
đợi/ Hương hàng xóm vẫn phập phồng lui tới/ Mỗi hôm mai tìm hơi gió
láng giềng (Vời vợi cố hương xanh). Lạ chưa? Ở trên đã nói, Hưng chẳng đi
đâu, đến đâu sao lại thấy, lại biết cố hương xa vợi? 33 năm qua, anh vẫn ở
nguyên, nằm nguyên nơi quê mẹ Nghĩa Hành đó thôi mà!
Thì có lạ gì đâu, chính Hưng đã từng trả lời
hộ ta rằng “ở quê mà lại nhớ quê” kia mà. Cũng như mình tự thương mình, mình tự
nhớ về mình ngày xưa vậy, nhất là khi hiện tại có quá nhiều điều thay đổi, nhiều
nỗi đau lòng. Cái cố hương kia chính là quá khứ của mình đó mà thôi: Cây
cuốc bòn để lại chạc khoai lang/ Lưỡi liềm mót lúa rơi chừa gốc rạ/ Ao
tát cạn vẫn còn đôi tăm cá/ Mà ạ ơi không giữ nổi cánh cò (Chiếc mỏ neo). Dùng
cuốc đào khoai lang, đào đến bòn cuốc vẫn không thu hoạch hết, vẫn còn sót lại
chạc khoai; dùng lưỡi liềm mót cắt lúa, thu hoạch hết, gié lúa vẫn rớt rơi, cây
lúa vẫn còn trơ gốc rạ; tát cạn ao vẫn còn đôi tăm cá… nhưng sao lời ru xưa, ạ
ơi não lòng đến thế, nhẹ nhàng đến thế, luyến lưu đến thế, níu giữ đến thế mà đồng
xưa không giữ nổi cánh cò?
Thời buổi thị trường, thời đại công nghiệp
hóa, đô thị hóa, xác quê bị xẻ thịt lột da, thì hồn quê tan tác, cánh cò xưa đã
bay đi cũng là một lẽ thường. Cố hương vời vợi biết mô mà tìm: “Về quê đi tìm hồn
quê/ Cây đa trốc gốc trôi về biển khơi/ Cái năm mưa lũ ngút trời/ Mái đình xiêu
đổ sụp rồi bên sông”. Không nơi nương tựa, nên “Hồn quê theo gió dàu dàu/ Thất
tha thất thểu giọt sầu ủ ê/ Lang thang bến lú bờ mê/ Thắp hương xin rước hồn về…
lòng tôi” (Thơ MBA). Nằm ở cố thổ vọng về cố thổ cũng chính là Hưng đang thắp
nén hương lòng “cúng” cố thổ đã mất đi, rước cố hương về chính bàn-thờ-lòng
mình: Bầy sáo bông vọc nước chơi đùa/ Một vẫy cánh quên năm thề bảy hẹn/ Dâu
sông Vệ còn xanh/ Tằm Mỹ Hưng vẫn kén/ Mai chiều toen hoẻn/ Đứt
nối một mình/ Ai phụ quay tơ! (Vọng về cố thổ yêu thương). Điều đặc
biệt so với các nhà thơ khác là cố hương trong thơ Nguyễn Ngọc Hưng không chỉ
là quá vãng đẹp và buồn mà còn là sự rạo rực cựa quậy của tuổi xuân thì, còn là
những đám hiếu hỉ rình rang, vang bóng. Ở đó không chỉ có “trăng mơ” mà là
trăng mơ phơi lụa nõn trên ngực vú Ba Gò đang độ dậy thì; không chỉ có “tiếng dế
rấm rứt” than khóc từng đêm mà dế còn vểnh râu kể cho nghe những chuyện vui
thôn dã: Có bao giờ biệt tăm tích trăng mơ/ Phơi lụa nõn trên Ba Gò
nhú ngực/ Họ nhà dế đêm từng đêm rấm rứt/ Kể nhau nghe chuyện hiếu hỷ
muôn đời.
Tiếng “xe máy, ô tô” của ba động cuộc đời dội
vào làng quê đang đô thị hóa, đập vào cố hương trong bản-nguyên-lòng khiến Hưng
bật lên những câu thơ làm sống dậy huy hoàng cả một trời vàng son quá khứ: Giờ
đi xe máy, ô tô xịn/ Ai mơ về cưỡi ngựa tàu mo/ Ơi công chúa nhỏ ưa
làm nũng/ Còn nhớ mã phu rướn cổ cò? (Tìm dấu xưa).Không chỉ có khối tình
quê với “áo rách, nón cời”, “tắt đèn tối lửa” của một thời quá vãng: Kể
nhau nghe chuyện áo rách nón cời/ Tối lửa tắt đèn sớm hôm đùm bọc (Mỹ Hưng
chốn cũ). Mà cái Hưng thắt thỏm, âu lo chính là tất cả những giá trị bản
quán, bản nguyên, bản thể Việt đang ngày một ngày hai tan dần vào cổ tích mà
không biết làm sao níu giữ. Đến cái “ngọn gió” hoang sơ, trong sạch cứ đợi mùa
lại thổi về mang hương đồng len khắp cổng làng, ngõ xóm cũng đã bị nhiễm độc
qua đời, giờ chỉ còn là “niệm khúc gió” mà thôi: Mũng nan nhặt/ Rổ
nan thưa/ Thưa nhặt mải mê đan/ Quên khoai sắn đã từ lâu lọt vui buồn
mũng rổ/ Những nam non nam mái nam cồ xưa đã lần lượt theo nhau tan vào
tích cổ/ Còn ai biết ai mà chiu chắt thu gom niệm khúc gió cho mùa (Về quê
bắt gió).
Có thể nói rằng, cố hương trong thơ Nguyễn Ngọc
Hưng hoàn toàn không đơn giản chỉ là chuyện quê xưa mà đó chính là cái cốt lõi
của hồn cốt dân tộc, cái bản nguyên, bản sắc tốt đẹp trong truyền thống Việt.
Đó là bản-nguyên-người, bản-nguyên-hướng-thiện trong mỗi con người hiện tại.
Đánh mất những điều tốt đẹp ấy là mất tất cả, nhất là trong thời buổi hội nhập
và thị trường hóa mọi mối quan hệ như hiện nay. Bản nguyên ấy không chung
chung, mơ hồ mà được biểu hiện sinh động, cụ thể trong mọi quan hệ tình cảm gụi
gần. Đó là tình mẫu tử bất tử trong lòng những người con: Mịt mờ chi bấy
khói sương/ Đường xa cây khuất dặm trường mây che/ Hồn thơ đom đóm lập
lòe/ Mẹ còn đâu nữa mà khoe đỏ vàng (Ruột đau đau cả chín chiều). Là
tình phụ tử cao sâu, thầm kín dành cho những người cha vốn quá bị thiệt thòi so
với tình mẫu tử bởi tính nghiêm khắc, đôi lúc hơi lạnh lùng của người: Dù
không vĩ đại như thân phụ Sonora một nách ne sáu hòn máu đỏ/ Cũng không là Phạm
Công cõng con sa trường giết giặc xuống âm ti cầu Diêm Đế niệm tình cho vợ được
tái sinh/ Cha là cha đâu phải bất kì ai khác/
Đã cùng mẹ thương yêu biến hạt bụi nên mình (Ngày của cha, sám hối). Là tình bằng hữu nặng nghĩa ân: Dẫu không ruột rà da bối/ Còn hơn thân tỉ, mẫu từ/ Chị là Quan Âm hạ thế/ Độ em qua biển nhược hư… Đây là bài thơ Hưng “Thân kính tặng nghĩa tỷ Lê Thị Thu Hà” - vợ người bạn đồng hao Xuân Anh đã dày công chăm sóc, bảo bọc, nuôi dưỡng mình hơn ba chục năm qua mà một thời báo chí đã từng vinh danh là “Chuyện cổ tích mới ở Nghĩa Hành”: Mênh mông nghĩa tình nhân hậu/ Thơ nào tải hết, chị ơi/ Biết là “đại ân nan báo”/ Trái tim em bật thốt lời! (Hơn cả Châu Long). Đó còn là lòng mến thương đến xa xót, đầy sẻ chia đối với một người chị quá lứa lở thì: Đồng trơ gốc rạ tháng Ba/ Nhớ thương mùa cũ bay xa cánh cò/ Chị ơi, bến vắng con đò/ Dòng khuya ai dắt câu hò qua sông? (Quá thì)…
Đã cùng mẹ thương yêu biến hạt bụi nên mình (Ngày của cha, sám hối). Là tình bằng hữu nặng nghĩa ân: Dẫu không ruột rà da bối/ Còn hơn thân tỉ, mẫu từ/ Chị là Quan Âm hạ thế/ Độ em qua biển nhược hư… Đây là bài thơ Hưng “Thân kính tặng nghĩa tỷ Lê Thị Thu Hà” - vợ người bạn đồng hao Xuân Anh đã dày công chăm sóc, bảo bọc, nuôi dưỡng mình hơn ba chục năm qua mà một thời báo chí đã từng vinh danh là “Chuyện cổ tích mới ở Nghĩa Hành”: Mênh mông nghĩa tình nhân hậu/ Thơ nào tải hết, chị ơi/ Biết là “đại ân nan báo”/ Trái tim em bật thốt lời! (Hơn cả Châu Long). Đó còn là lòng mến thương đến xa xót, đầy sẻ chia đối với một người chị quá lứa lở thì: Đồng trơ gốc rạ tháng Ba/ Nhớ thương mùa cũ bay xa cánh cò/ Chị ơi, bến vắng con đò/ Dòng khuya ai dắt câu hò qua sông? (Quá thì)…
Bản
nguyên đối với tình đời, tình người là thế. Còn tự trong bản-nguyên lòng mình,
Nguyễn Ngọc Hưng cũng cố gắng góp cho đời một tiếng thơ trong, một nghị lực vững
vàn vượt lên trên nghịch cảnh, chia cùng nhau chiếc bánh của tình yêu:Không có
ai để chiều chuộng thiết tha cho dỗi nhận hờn/ Đành sẻ nửa chia đôi cay đắng
ngọt bùi với câu thơ chiếc bóng/ Bóng thì im ỉm ìm im thơ lại mờ ong mong
hỏi mỏng/ Thiếu bột thiếu đường sao nặn bánh tình yêu (Chút nắng cho hoa hồng). Không
những không bi quan thân phận hoặc mặc cảm, tự ti mà còn sẵn sàng nhớ, sẵn sàng
yêu, sẵn sàng dâng hiến một cách thiết tha, tự nguyện và ngẩng cao đầu hãnh diện
góp cho đời tiếng gáy thơ vang vang niềm hi vọng: Cho dù xua đuổi cách sao/ Dằng
dai cái nhớ vẫn nhào vô tôi/ Đành theo chú dế cao bồi/ Vểnh râu mà
gáy một thôi chín chiều (Tiếng dế). Tìm sự an nhiên cho chính mình để sống,
để vui, Nguyễn Ngọc Hưng còn lo cho cả vận mệnh của trái đất đang nguy cơ đe dọa
sự sống loài người: 30 năm chín nổi mười trôi giông dập bão dồn/ Dặt
dẹo cuộc người một ước hai ao hóa thân thành an nhiên tiếng gọi/ Rừng cháy
băng tan nước biển dâng địa chấn sóng thần đập ảo giác hành tinh xanh tan tành
mây khói/ Trái đất không còn “chúa tể” có còn không?! (Ngày mai lên nắng đẹp
cây xanh). Và cho dù số phận bị giông bão dập dìm, người thơ ấy vẫn cảm ơn
cuộc đời, cảm ơn cuộc sống, cảm ơn số phận, cảm ơn những “va vệt” đớn đau dù cố
ý hay vô tình… Cảm ơn tất cả đã mang đến cho trái tim mình một nỗi đau thơ: Cám
ơn khắc nghiệt bão giông số phận dập dìm/ Cho ta biết sự sống mong manh để
quý từng cỏn con hơi thở/ Cám ơn những va vệt cố ý vô tình những quăng quật
không cần cơn cớ/ Để lì chai sỏi đá phát hiện ra mình cũng biết vỡ biết
đau (Mỗi ngày). Đọc những câu thơ này, âm âm trong tôi những “Tạ ơn”, “Hạ
trắng”, Diễm xưa” của Trịnh Công Sơn: “Dù đến dù đi, tôi cũng xin tạ ơn người,
tạ ơn đời, tạ ơn ai đã đưa tôi về chốn này rồi xây mãi cuộc vui” để “áo xưa dù
nhàu, cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau” và “ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”…
Chính vì quan niệm cố hương là bản nguyên tốt
đẹp của con người, Nguyễn Ngọc Hưng đã lấy cố hương làm điểm tựa và nghiễm
nhiên tự nhận mình là con dế lửa chỉ quẩn quanh nơi cỏ nội hương đồng để “vểnh
râu, banh mồm” hát lên những khúc ca tươi xanh như sắc cỏ: Dế lửa ơi, dế lửa
à/ Mi là bạn hay chính ta hóa thành/ Chân mềm cánh lại mỏng manh/ Ngày
đêm quanh quẩn bu nhành cỏ quê/ Khi buồn thấp giọng ô ê/ Lúc vui trỗi
điệu xang xề góp vui/ Vểnh râu khua khói khói vùi/ Banh mồm hớp gió
gió chui đặc mồm (Dế lửa ơi, Hát lên!).
Sau
tập thơ “Bài ca con dế lửa” (2012) mà tôi đã từng khái quát “Nguyễn Ngọc Hưng -
Con dế lửa ca giữa đồng, Nối gần gụi đất với mênh mông trời”, bây giờ, với tập
thơ thứ 15 “Chút nắng cho hoa hồng”, Nguyễn Ngọc Hưng lại một lần nữa khẳng định
bản nguyên thơ mình là như thế! Và ta vững tin, với điểm tựa cố hương bản nguyên
ấy, tiếng gáy thơ của con dế lửa Nguyễn Ngọc Hưng sẽ mãi còn tiếp tục ngân
vang…
hãng máy bay eva
vé máy bay 2 chiều đi mỹ
korean air ho chi minh
mua vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ
mua vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngau Hung Du Lich
Tri Thức Du Lịch