Tên Mata Hari gắn liền với biểu tượng của
phái nữ biết sử dụng nhan sắc để thâu thập tin tức của kẻ thù trong thời kỳ chiến
tranh. Nàng đã biến 'Mỹ Nhân Kế' trở thành một vũ khí lợi hại trong chiến tranh
tình báo.
Nhưng Mata Hari có thật sự là gián điệp hay không? Nếu vậy thì nàng làm gián điệp cho phe nào trong thời gian Đệ Nhất Thế Chiến?
'Tôi không phải là người Pháp. Tôi có quyền có bạn tại những quốc gia khác, dẫu cho những người đó đang có chiến tranh với người Pháp. Tôi là người trung lập. Tôi tin tưởng vào lòng tốt và trung thực của quí ngài, các sĩ quan nước Pháp.' Đó là những lời phát biểu cuối cùng của người đẹp Mata Hari trước tòa án quân sự tại Paris vào ngày 24 tháng 7 năm 1917. Ba thành viên của Bồi Thẩm Đoàn đi qua phòng bên cạnh để lấy phán quyết cuối cùng. 10 phút sau họ trở lại với phán quyết: vũ nữ, gái điếm hạng sang của quốc tế bị án tử hình vì tội gián điệp.
Con đường ngoằn ngoèo dẫn đến bản án này bắt đầu 41 năm trước tại thành phố Leeuwarden nằm ở phía bắc nước Hòa Lan, một đứa bé gái, con của của thương gia tên là Adam Zelle, sinh ra ngày 7 tháng 8 năm 1876, được đặt tên là Margaretha Gertrud Zelle. Vào năm 14 tuổi, cô được gởi đến học ở một trường dòng, chuyên huấn luyện những căn bản cần thiết cho phụ nữ chuẩn bị hôn nhân - đây là một truyền thống giáo dục rất đứng đắn dành cho phụ nữ vào thời đó. Nhưng cuộc sống trong chủng viện không thích hợp cho Margaretha Margaretha. Một tháng trước sinh nhật 19 tuổi, cố kết hôn với Campbell MacLeod, một sĩ quan trong quân đội Hoà Lan lớn hơn cô 21 tuổi. Đây là một lầm lỗi tai hại. Không lâu sau đó, bà MacLeod hạ sinh một đứa con trai và một đứa con gái. Vào năm 1897 theo chồng đến Dutch East Indies, nơi ông nhận trách nhiệm chỉ huy một tiểu đoàn đóng tại đảo Java. MacLeod là người nghiện rượu nặng, hay chơi bời với những người đàn bà khác và thường hay đánh đập vợ - có lần hăm dọa vợ với khẩu súng đã nạp đạn. Người con trai của họ chết một cách bí ẩn, theo một nguồn tin, cậu bị người giúp việc đầu độc vì cô bị ông MacLeod ngược đãi. Ngay sau khi gia đình ông bà MacLeods trở về Hòa Lan vào năm 1902, Margaretha Gertrud Zelle ly thân chồng (họ ly dị 4 năm sau), để đứa con gái ở lại Hòa Lan cho người thân giữ và người phụ nữ trẻ đẹp này bỏ quê hương hoa Tulip đến thành phố hoa lệ Paris để bắt đầu một sự nghiệp mới.
Lấy tên mới Mata Hari
Là vợ của sĩ quan Hoà Lan và là một người đàn bà đã có 2 con, rất khó nổi bật được tại thủ đô tân kỳ của nước Pháp. Nhưng nếu là một vũ nữ khiêu gợi từ phương Đông thì có thể gây chú ý với những người đàn ông giàu có. Chính vì vậy kể từ khi đặt chân đến Paris vào năm 1905, nàng bỏ hết quá khứ và vẻ ra một lý lịch hoàn toàn mới. Với hình dáng cao, quyến rũ, tóc nâu, mắt đen, nhìn rất giống người Aán Độ, nàng thuyết phục được mọi người một cách dễ dàng rằng mình là con gái của một vũ nữ thánh đường người East Indian và người mẹ đã chết trong lúc sinh, từ nhỏ đã được nuôi dưỡng trong nền giáo dục Hindu và được huấn luyện về bộ môn vũ công truyền thống để tiếp nối sự nghiệp của mẹ. Kể từ đó cô lấy tên là Mata Hari, có nghĩa là 'Con mắt của Bình minh'.
Bắt đầu nghề vũ công tại Viện Bảo Tàng Guimet một thời gian ngắn, Mata Hari tiếp tục thành công tại các phòng trà sang trọng nhất của Paris. Sau đó cô được mời đến trình diễn tại các nhà hát lớn nhất của Âu Châu như: Monta Carlo, Bá Linh, Vienna, Sofia, Milan và Madrid. Khắp Aâu Châu, gần như chỗ nào cũng có dấu chân của nàng. Hầu hết khán giả của nàng là đàn ông và đều nói là đến xem để biết về vũ điệu của Đông Phương, nhưng thật sự chủ yếu là muốn xem thân hình của một phụ nữ trẻ đẹp, khiêu gợi và dám thoát y 100%.
Không có gì ngạc nhiên, người vũ nữ quyến rũ này đã lôi cuốn không biết bao nhiêu các ông sẵn sàng trả một số tiền lớn để gây sự chú ý của nàng. Khi bắt đầu Thế Chiến Thứ Nhất vào tháng 8 năm 1914, Mata Hari là cô gái điếm được trả tiền cao nhất tại Aâu Châu. Khánh hàng của cô bao gồm toàn những người giàu sang và quyền thế, chỉ riêng tại Bá Linh đã gồm có: hoàng tử của nước Đức, bộ trưởng ngoại giao Đức và công tước của xứ Brunswick. Vào ngày chiến tranh bùng nổ, người ta thấy cô ngồi xe với Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ của Đức trên đường phố của Bá Linh.
Cuộc lữ hành định mệnh
Vào cuối năm 1915 Mata Hari trở về Paris để lấy đồ đạc riêng của nàng còn để lại trong biệt thự nằm khu Neuilly (theo một nguồn tin) để chăm sóc cho tình nhân người Nga là Đại Úy Phi Công Vadim Maslov đang bị thương (theo một nguồn tin khác). Nguồn tin thứ ba từ một điện văn của cơ quan tình báo Ý gởi đến cho đồng minh Pháp tại Paris, cho đây là một công tác gián điệp.
Ngay tức khắc chính quyền Pháp bắt giam Mata Hari tại Paris, nàng kịch liệt phản đối về tội làm gián điệp của Đức và sẵn sàng làm công tác gián điệp cho chính phủ Pháp. Pháp chấp nhận lời đề nghị đó và gởi cô đến nước Bỉ mà Đức đang chiếm đóng với danh sách 6 mật thám viên tại đó. Ngay sau đó, một người trong số này bị Đức bắt và xử bắn. Chính phủ Pháp nghi ngờ họ đã bị cô vũ nữ này phản bội. Tuy nhiên họ vẫn giao cho cô một công tác khác tại một quốc gia trung lập: Tây Ban Nha. Cô sẽ đi đến đó bằng tàu thủy từ Hòa Lan.
Hải quân Anh bắt chiếc tàu này cập vô cảng Falmouth nằm ở bờ biển phía nam của nước Anh và bắt giữ Mata Rita vì cho rằng cô là gián điệp của Đức dưới cái tên là Clara Bendix. Cuối cùng cô được thả vì thuyết phục được người Anh là đang cô đang thi hành một công tác cho chính phủ Pháp và tiếp tục cuộc hành trình đến Madrid.
Tại thủ đô của Tây Ban Nha, Mata Hari ngay lập tức quan hệ với các tuỳ viên hải quân và quân sự của Đức và được trả tiền rất hào sảng cho các dịch vụ của nàng. Các dịch vụ này có liên hệ như thế nào đối với các sĩ quan Đức vẫn là một bí ẩn chung quanh Mata Hari.
Vết mực không thấy H-21
Đến cuối năm 1916, Berlin khuyến cáo 2 tuỳ viên của họ tại Madrid là họ trả quá nhiều tiền cho những tin tức bình thường cung cấp bởi 'Điệp Viên H-21' và họ nhận lệnh trả điệp viên này khi cô trở về Paris với ngân phiếu 5,000 francs sẽ được trả bởi ngân hàng của Pháp. Điện tín gởi đi từ Berlin bị cơ quan tình báo của Pháp bắt được.
Vào ngày 12 tháng 2 năm 1917, Mata Hari về đến Paris và đặt phòng tại khách sạn sang trọng Plaza-Athénée nằm trên đường Mantaigne. Ngày hôm ấy, cô bị bắt với tội gián điệp nhị trùng (double agent). Chứng cớ để buộc tội bao gồm cái ngân phiếu 5,000 franc chưa lãnh đúng với tên ngân hàng ghi trong điện tín của cơ quan tình báo Đức và một ống típ mực hóa học (invisible ink). Cả hai được tìm thấy trong phòng của cô tại khách sạn.
Trong lúc điều tra, về 'mực hóa học', Mata Hari giải thích đó là chất tẩy nàng dùng như một loại thuốc để ngừa thai. Về ngân phiếu 5,000 frans, nàng nhìn nhận có nhận số tiền đó từ các tuỳ viên của Đức tại Madrid - nhưng đó là tiền họ trả cho nàng vì quan hệ tình dục chớ không phải vì công tác gián điệp. Những tháng đầu sau khi bị bắt, vì tinh thần bị rôái loạn, nàng trả lời nhiều điều mơ hồ và mâu thuẫn về sự đi lại của nàng từ khi chiến tranh xảy ra đến khi bị bắt - kéo dài gần 3 năm. Nữ hoàng nhục thể và là tình nhân của nhiều viên chức cao cấp bị chở đến giam Saint-Lazare.
Phiên tòa không đem đến kết luận nào
Sau nhiều tháng điều tra không có kết quả bởi vì Mara Hari dứt khoát cho rằng mình vô tội, phiên tòa của tòa án quân sự diễn ra vào ngày 24 tháng 7 năm 1917. Chủ tịch và hai chánh án khác đã đồng ý trước với nhau là nàng có tội - mặc dầu nhiều nhóm người trên đường phố đang trông chờ một phán quyết rằng nàng vô tội và sẽ được trắng án. Trong phiên tòa này, nàng thú tội là có ngủ với một số sĩ quan trong quân đội Đức, Ý và Pháp, nhưng chỉ thuần túy vì tiền.
Về 30,000 marks nàng nhận từ bộ trưởng ngoại giao Đức? 'Đó là số tiền từ ân huệ của tôi. Các tình nhân của tôi không bao giờ trả tôi ít hơn.' Còn 50,000 người mất mạng khi các tàu chiến của Pháp bị thủy lôi tại vùng biển Địa Trung Hải với các tin tức về hải trình mà cô đã cung cấp, nhưng đâu là chứng cớ cho các cuộc đắm tàu này? Sự kết tội không dựa trên bất cứ một chứng cớ nào vững chắc. Cô xử dụng các bao thư ngoại giao của Đức từ Paris? Cô chỉ dùng để viết thư cho người con gái ở Hòa Lan. Mặc dầu chứng cớ buộc tội rất yếu, nhưng phán quyết kết tội của tòa có thể đoán trước - chỉ chờ cho thời gian thuận tiện. Cấp chỉ huy quân sự của Pháp rất cần một vật tế thần cho những thất bại của họ trong 3 năm chiến tranh với Đức.
Chờ trát tòa
Bản án tử hình không được thi hành ngay và trong những tháng chờ đợi đó, tinh thần của Mata Hari bị căng thẳng tột độ và nàng vô cùng tuyệt vọng. Suốt cả tuần chỉ có một đêm nàng ngủ ngon là đêm Thứ Bảy, vì theo truyền thống của những nước theo Kitô giáo - án tử hình không bao giờ thi hành vào ngày Chủ Nhật. Vào những đêm khác nàng đi ngủ với nỗi lo sợ là nếu có tiếng gõ cửa vào rạng sáng - có nghĩa là họ sẽ mang cô ra bắn. Nàng xin ân xá vào giờ chót của tổng thống Pháp, nhưng bị từ chối. Vào rạng sáng ngày 15 tháng 10 năm 1917, bị đánh thức dậy sau một một giấc ngủ nặng nề, bằng một giọng buồn bã, luật sư của cô báo cho biết là cô sẽ bị xử bắn vào sáng hôm đó.
Chế giễu bản án?
Nhận thức được sự nổi tiếng của mình, người đàn bà 41 tuổi này đã chấp nhận cái chết một cách can đảm. Mặc áo đầm màu nâu ngọc trai, mũ rơm rộng vành và đôi giầy đẹp nhất. Ngang vai, nàng khoác áo choàng trước khi rời khỏi nhà tù và được chở đến lâu đài Vincennes nằm ở ngoại ô thành phố.
Tiểu đội hành quyết đang chờ sẵn tại Vincennes, 12 người đang chỉa súng hướng về phía một cây to lớn, không một chút sợ hãi hay lưỡng lự, Mata Hari bước thẳng tới chỗ hành quyết. Cô chấp nhận uống một cốc rược rum dành cho tội nhân trước khi chết nhưng từ chối bị cột cứng vào thân cây và bịt mắt - nàng thích nhìn thẳng vào mắt các đao phủ thủ. Sau khi các Cha và bà Xơ đọc xong lời cầu nguyện, những người lính trong đội hành quyết chăm chú nghe mệnh lệnh của người chỉ huy, hiệu lệnh được phát ra, 12 phát súng bắn trong sự yên lặng, xác của Mata Hari ngả xuống.
Lý do mà tội nhân này vẫn hiên ngang vào giây phút bị hành quyết được phải thích bằng những câu chuyện ly kỳï. Một người trai trẻ ngưởng mộ tài sắc của nàng tên là Pierre de Morrisac đã hối lộ những người hành quyết để họ nạp đạn giả vào súng. Cũng giống như vở tuồng Tosca của nhà đạo diễn Puccini, cuộc tử hình chỉ là giả nhưng âm mưu của Morrisac không diễn ra như ý; những cây súng thay vì nạp đạn giả lại lầm lẫn nạp đạn thật, để cuối cùng nạn nhân phải nhận cái chết...
Một huyền thoại khác là vào giây phút bị hành quyết Mata Hari cởi áo choàng ra - để lộ nguyên thân hình trần truồng trước mặt những người hành quyết?
Những câu chuyện đó có thật hay không! Không thể nói được và cũng không quan trọng. Cả hai câu chuyện trên chỉ nói lên một phần của những huyền thoại về Người Đẹp của xứ Hòa Lan, đã đạt danh tiếng trong cuộc đời là một vũ nữ với nhan sắc tuyệt trần và là một gái điếm đắt giá nhất, nhưng nàng đạt sự bất tử khi chết với tội gián điệp mà có lẽ nàng chưa bao giờ làm.
Nhưng Mata Hari có thật sự là gián điệp hay không? Nếu vậy thì nàng làm gián điệp cho phe nào trong thời gian Đệ Nhất Thế Chiến?
'Tôi không phải là người Pháp. Tôi có quyền có bạn tại những quốc gia khác, dẫu cho những người đó đang có chiến tranh với người Pháp. Tôi là người trung lập. Tôi tin tưởng vào lòng tốt và trung thực của quí ngài, các sĩ quan nước Pháp.' Đó là những lời phát biểu cuối cùng của người đẹp Mata Hari trước tòa án quân sự tại Paris vào ngày 24 tháng 7 năm 1917. Ba thành viên của Bồi Thẩm Đoàn đi qua phòng bên cạnh để lấy phán quyết cuối cùng. 10 phút sau họ trở lại với phán quyết: vũ nữ, gái điếm hạng sang của quốc tế bị án tử hình vì tội gián điệp.
Con đường ngoằn ngoèo dẫn đến bản án này bắt đầu 41 năm trước tại thành phố Leeuwarden nằm ở phía bắc nước Hòa Lan, một đứa bé gái, con của của thương gia tên là Adam Zelle, sinh ra ngày 7 tháng 8 năm 1876, được đặt tên là Margaretha Gertrud Zelle. Vào năm 14 tuổi, cô được gởi đến học ở một trường dòng, chuyên huấn luyện những căn bản cần thiết cho phụ nữ chuẩn bị hôn nhân - đây là một truyền thống giáo dục rất đứng đắn dành cho phụ nữ vào thời đó. Nhưng cuộc sống trong chủng viện không thích hợp cho Margaretha Margaretha. Một tháng trước sinh nhật 19 tuổi, cố kết hôn với Campbell MacLeod, một sĩ quan trong quân đội Hoà Lan lớn hơn cô 21 tuổi. Đây là một lầm lỗi tai hại. Không lâu sau đó, bà MacLeod hạ sinh một đứa con trai và một đứa con gái. Vào năm 1897 theo chồng đến Dutch East Indies, nơi ông nhận trách nhiệm chỉ huy một tiểu đoàn đóng tại đảo Java. MacLeod là người nghiện rượu nặng, hay chơi bời với những người đàn bà khác và thường hay đánh đập vợ - có lần hăm dọa vợ với khẩu súng đã nạp đạn. Người con trai của họ chết một cách bí ẩn, theo một nguồn tin, cậu bị người giúp việc đầu độc vì cô bị ông MacLeod ngược đãi. Ngay sau khi gia đình ông bà MacLeods trở về Hòa Lan vào năm 1902, Margaretha Gertrud Zelle ly thân chồng (họ ly dị 4 năm sau), để đứa con gái ở lại Hòa Lan cho người thân giữ và người phụ nữ trẻ đẹp này bỏ quê hương hoa Tulip đến thành phố hoa lệ Paris để bắt đầu một sự nghiệp mới.
Lấy tên mới Mata Hari
Là vợ của sĩ quan Hoà Lan và là một người đàn bà đã có 2 con, rất khó nổi bật được tại thủ đô tân kỳ của nước Pháp. Nhưng nếu là một vũ nữ khiêu gợi từ phương Đông thì có thể gây chú ý với những người đàn ông giàu có. Chính vì vậy kể từ khi đặt chân đến Paris vào năm 1905, nàng bỏ hết quá khứ và vẻ ra một lý lịch hoàn toàn mới. Với hình dáng cao, quyến rũ, tóc nâu, mắt đen, nhìn rất giống người Aán Độ, nàng thuyết phục được mọi người một cách dễ dàng rằng mình là con gái của một vũ nữ thánh đường người East Indian và người mẹ đã chết trong lúc sinh, từ nhỏ đã được nuôi dưỡng trong nền giáo dục Hindu và được huấn luyện về bộ môn vũ công truyền thống để tiếp nối sự nghiệp của mẹ. Kể từ đó cô lấy tên là Mata Hari, có nghĩa là 'Con mắt của Bình minh'.
Bắt đầu nghề vũ công tại Viện Bảo Tàng Guimet một thời gian ngắn, Mata Hari tiếp tục thành công tại các phòng trà sang trọng nhất của Paris. Sau đó cô được mời đến trình diễn tại các nhà hát lớn nhất của Âu Châu như: Monta Carlo, Bá Linh, Vienna, Sofia, Milan và Madrid. Khắp Aâu Châu, gần như chỗ nào cũng có dấu chân của nàng. Hầu hết khán giả của nàng là đàn ông và đều nói là đến xem để biết về vũ điệu của Đông Phương, nhưng thật sự chủ yếu là muốn xem thân hình của một phụ nữ trẻ đẹp, khiêu gợi và dám thoát y 100%.
Không có gì ngạc nhiên, người vũ nữ quyến rũ này đã lôi cuốn không biết bao nhiêu các ông sẵn sàng trả một số tiền lớn để gây sự chú ý của nàng. Khi bắt đầu Thế Chiến Thứ Nhất vào tháng 8 năm 1914, Mata Hari là cô gái điếm được trả tiền cao nhất tại Aâu Châu. Khánh hàng của cô bao gồm toàn những người giàu sang và quyền thế, chỉ riêng tại Bá Linh đã gồm có: hoàng tử của nước Đức, bộ trưởng ngoại giao Đức và công tước của xứ Brunswick. Vào ngày chiến tranh bùng nổ, người ta thấy cô ngồi xe với Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ của Đức trên đường phố của Bá Linh.
Cuộc lữ hành định mệnh
Vào cuối năm 1915 Mata Hari trở về Paris để lấy đồ đạc riêng của nàng còn để lại trong biệt thự nằm khu Neuilly (theo một nguồn tin) để chăm sóc cho tình nhân người Nga là Đại Úy Phi Công Vadim Maslov đang bị thương (theo một nguồn tin khác). Nguồn tin thứ ba từ một điện văn của cơ quan tình báo Ý gởi đến cho đồng minh Pháp tại Paris, cho đây là một công tác gián điệp.
Ngay tức khắc chính quyền Pháp bắt giam Mata Hari tại Paris, nàng kịch liệt phản đối về tội làm gián điệp của Đức và sẵn sàng làm công tác gián điệp cho chính phủ Pháp. Pháp chấp nhận lời đề nghị đó và gởi cô đến nước Bỉ mà Đức đang chiếm đóng với danh sách 6 mật thám viên tại đó. Ngay sau đó, một người trong số này bị Đức bắt và xử bắn. Chính phủ Pháp nghi ngờ họ đã bị cô vũ nữ này phản bội. Tuy nhiên họ vẫn giao cho cô một công tác khác tại một quốc gia trung lập: Tây Ban Nha. Cô sẽ đi đến đó bằng tàu thủy từ Hòa Lan.
Hải quân Anh bắt chiếc tàu này cập vô cảng Falmouth nằm ở bờ biển phía nam của nước Anh và bắt giữ Mata Rita vì cho rằng cô là gián điệp của Đức dưới cái tên là Clara Bendix. Cuối cùng cô được thả vì thuyết phục được người Anh là đang cô đang thi hành một công tác cho chính phủ Pháp và tiếp tục cuộc hành trình đến Madrid.
Tại thủ đô của Tây Ban Nha, Mata Hari ngay lập tức quan hệ với các tuỳ viên hải quân và quân sự của Đức và được trả tiền rất hào sảng cho các dịch vụ của nàng. Các dịch vụ này có liên hệ như thế nào đối với các sĩ quan Đức vẫn là một bí ẩn chung quanh Mata Hari.
Vết mực không thấy H-21
Đến cuối năm 1916, Berlin khuyến cáo 2 tuỳ viên của họ tại Madrid là họ trả quá nhiều tiền cho những tin tức bình thường cung cấp bởi 'Điệp Viên H-21' và họ nhận lệnh trả điệp viên này khi cô trở về Paris với ngân phiếu 5,000 francs sẽ được trả bởi ngân hàng của Pháp. Điện tín gởi đi từ Berlin bị cơ quan tình báo của Pháp bắt được.
Vào ngày 12 tháng 2 năm 1917, Mata Hari về đến Paris và đặt phòng tại khách sạn sang trọng Plaza-Athénée nằm trên đường Mantaigne. Ngày hôm ấy, cô bị bắt với tội gián điệp nhị trùng (double agent). Chứng cớ để buộc tội bao gồm cái ngân phiếu 5,000 franc chưa lãnh đúng với tên ngân hàng ghi trong điện tín của cơ quan tình báo Đức và một ống típ mực hóa học (invisible ink). Cả hai được tìm thấy trong phòng của cô tại khách sạn.
Trong lúc điều tra, về 'mực hóa học', Mata Hari giải thích đó là chất tẩy nàng dùng như một loại thuốc để ngừa thai. Về ngân phiếu 5,000 frans, nàng nhìn nhận có nhận số tiền đó từ các tuỳ viên của Đức tại Madrid - nhưng đó là tiền họ trả cho nàng vì quan hệ tình dục chớ không phải vì công tác gián điệp. Những tháng đầu sau khi bị bắt, vì tinh thần bị rôái loạn, nàng trả lời nhiều điều mơ hồ và mâu thuẫn về sự đi lại của nàng từ khi chiến tranh xảy ra đến khi bị bắt - kéo dài gần 3 năm. Nữ hoàng nhục thể và là tình nhân của nhiều viên chức cao cấp bị chở đến giam Saint-Lazare.
Phiên tòa không đem đến kết luận nào
Sau nhiều tháng điều tra không có kết quả bởi vì Mara Hari dứt khoát cho rằng mình vô tội, phiên tòa của tòa án quân sự diễn ra vào ngày 24 tháng 7 năm 1917. Chủ tịch và hai chánh án khác đã đồng ý trước với nhau là nàng có tội - mặc dầu nhiều nhóm người trên đường phố đang trông chờ một phán quyết rằng nàng vô tội và sẽ được trắng án. Trong phiên tòa này, nàng thú tội là có ngủ với một số sĩ quan trong quân đội Đức, Ý và Pháp, nhưng chỉ thuần túy vì tiền.
Về 30,000 marks nàng nhận từ bộ trưởng ngoại giao Đức? 'Đó là số tiền từ ân huệ của tôi. Các tình nhân của tôi không bao giờ trả tôi ít hơn.' Còn 50,000 người mất mạng khi các tàu chiến của Pháp bị thủy lôi tại vùng biển Địa Trung Hải với các tin tức về hải trình mà cô đã cung cấp, nhưng đâu là chứng cớ cho các cuộc đắm tàu này? Sự kết tội không dựa trên bất cứ một chứng cớ nào vững chắc. Cô xử dụng các bao thư ngoại giao của Đức từ Paris? Cô chỉ dùng để viết thư cho người con gái ở Hòa Lan. Mặc dầu chứng cớ buộc tội rất yếu, nhưng phán quyết kết tội của tòa có thể đoán trước - chỉ chờ cho thời gian thuận tiện. Cấp chỉ huy quân sự của Pháp rất cần một vật tế thần cho những thất bại của họ trong 3 năm chiến tranh với Đức.
Chờ trát tòa
Bản án tử hình không được thi hành ngay và trong những tháng chờ đợi đó, tinh thần của Mata Hari bị căng thẳng tột độ và nàng vô cùng tuyệt vọng. Suốt cả tuần chỉ có một đêm nàng ngủ ngon là đêm Thứ Bảy, vì theo truyền thống của những nước theo Kitô giáo - án tử hình không bao giờ thi hành vào ngày Chủ Nhật. Vào những đêm khác nàng đi ngủ với nỗi lo sợ là nếu có tiếng gõ cửa vào rạng sáng - có nghĩa là họ sẽ mang cô ra bắn. Nàng xin ân xá vào giờ chót của tổng thống Pháp, nhưng bị từ chối. Vào rạng sáng ngày 15 tháng 10 năm 1917, bị đánh thức dậy sau một một giấc ngủ nặng nề, bằng một giọng buồn bã, luật sư của cô báo cho biết là cô sẽ bị xử bắn vào sáng hôm đó.
Chế giễu bản án?
Nhận thức được sự nổi tiếng của mình, người đàn bà 41 tuổi này đã chấp nhận cái chết một cách can đảm. Mặc áo đầm màu nâu ngọc trai, mũ rơm rộng vành và đôi giầy đẹp nhất. Ngang vai, nàng khoác áo choàng trước khi rời khỏi nhà tù và được chở đến lâu đài Vincennes nằm ở ngoại ô thành phố.
Tiểu đội hành quyết đang chờ sẵn tại Vincennes, 12 người đang chỉa súng hướng về phía một cây to lớn, không một chút sợ hãi hay lưỡng lự, Mata Hari bước thẳng tới chỗ hành quyết. Cô chấp nhận uống một cốc rược rum dành cho tội nhân trước khi chết nhưng từ chối bị cột cứng vào thân cây và bịt mắt - nàng thích nhìn thẳng vào mắt các đao phủ thủ. Sau khi các Cha và bà Xơ đọc xong lời cầu nguyện, những người lính trong đội hành quyết chăm chú nghe mệnh lệnh của người chỉ huy, hiệu lệnh được phát ra, 12 phát súng bắn trong sự yên lặng, xác của Mata Hari ngả xuống.
Lý do mà tội nhân này vẫn hiên ngang vào giây phút bị hành quyết được phải thích bằng những câu chuyện ly kỳï. Một người trai trẻ ngưởng mộ tài sắc của nàng tên là Pierre de Morrisac đã hối lộ những người hành quyết để họ nạp đạn giả vào súng. Cũng giống như vở tuồng Tosca của nhà đạo diễn Puccini, cuộc tử hình chỉ là giả nhưng âm mưu của Morrisac không diễn ra như ý; những cây súng thay vì nạp đạn giả lại lầm lẫn nạp đạn thật, để cuối cùng nạn nhân phải nhận cái chết...
Một huyền thoại khác là vào giây phút bị hành quyết Mata Hari cởi áo choàng ra - để lộ nguyên thân hình trần truồng trước mặt những người hành quyết?
Những câu chuyện đó có thật hay không! Không thể nói được và cũng không quan trọng. Cả hai câu chuyện trên chỉ nói lên một phần của những huyền thoại về Người Đẹp của xứ Hòa Lan, đã đạt danh tiếng trong cuộc đời là một vũ nữ với nhan sắc tuyệt trần và là một gái điếm đắt giá nhất, nhưng nàng đạt sự bất tử khi chết với tội gián điệp mà có lẽ nàng chưa bao giờ làm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét