Tiếng cười trong “Thơ dân
gian Tacta” (*)
Tính đến nay, nhà thơ,
dịch giả Triệu Lam Châu đã xuất bản 14 đầu sách văn học gồm hai mảng: sáng tác
và dịch. Ấn phẩm mới nhất của anh là tập Thơ dân gian Tacta do NXB Văn hóa Dân
tộc cho ra mắt bạn đọc vào quý II năm 2007. Tập thơ 36 bài, dày gần 100 trang
khổ 13x19cm, trình bày giản dị.
Thơ
được chuyển ngữ sang tiếng Việt và tiếng Tày, trình bày theo thể thơ lục bát
truyền thống của Việt Nam. Mỗi bài thơ lại được người dịch kèm thêm lời
bình với cảm nhận riêng như một sự “bàn thêm” thường thấy ở các sách biên soạn
những mẩu chuyện theo lối “ôn cố tri tân”. Anh cũng không ngần ngại đưa tiếng địa
phương Phú Yên vào ngôn ngữ thơ dịch:
“Ông kia ngỏ ý chân thành:
- Nếu chồng em mất, anh
thương vô cùng
Nhưng chồng còn sống ung
dung
Anh ghen với “nẫu” vô cùng
em ơi!”
(Người đàn ông nhạy cảm)
Về
các nét chính trong tập, như nhà thơ Triệu Lam Châu đã giới thiệu trong “Lời
người dịch”: “Dân tộc Tacta nhỏ bé có một kho tàng thơ dân gian phong phú.
Thơ dân gian Tacta là một di sản văn học đặc sắc và quý báu trong kho tàng văn
học của các dân tộc thiểu số thuộc Liên bang Nga.
Thơ dân gian Tacta phản ánh
sinh động cuộc sống dân dã, bình dị của nhân dân lao động Tacta. Nó độc đáo bởi
nét trí tuệ sắc sảo, hóm hỉnh và đậm đà chất nhân văn.”
Qua
tập sách, ta bắt gặp mỗi bài thơ là một nét chấm phá cuộc sống của người dân
Tacta xa xôi về địa lý mà gần gũi về tâm hồn đối với người Việt Nam. Gần
gũi về cái nhìn trào lộng mà thâm thúy. Có thể kể ra một số tình huống khôi hài
thường gặp trong đời sống hằng ngày.
Đây
là những quan niệm sống khá... độc đáo:
Một
cô gái xinh đẹp sống bên người chồng xấu xí về ngoại hình. Nếu cô không hài
lòng chắc cũng chẳng có gì lạ, cái lạ đối với mọi người là cô lại sống rất hạnh
phúc. Câu hỏi được đặt ra cho “cái lạ” đó, và đây là câu trả lời hết sức...thuyết
phục:
Bạn ơi, sao bạn dở hơi
Lấy chồng xấu xí cho người đời
chê?
- Đừng nên lo nghĩ nhiều bề
Mình thêm đẹp, bởi cận kề
bên anh...
(Tương phản)
Người
ta cũng có thể thấy lạ khi có người tuyên bố sống “độc thân trọn đời” lại “bỗng
dưng” lấy vợ. Và câu trả lời này cũng thuyết phục không kém:
Tình cờ gặp mái tóc xinh
Cũng thề quyết sống một mình
như tôi
Vậy là có điểm chung rồi
Thành ra tôi đã lấy người
như tôi.
(Lý do chính đáng)
Bên
cạnh những quan niệm sống “đáng yêu”, người ta cũng có thể bắt gặp những cách
“đối nhân xử thế” thật khôi hài:
Thăm nhà mẹ vợ, trước tiên
Anh chàng rể nọ huyên thuyên
suốt ngày
Anh luôn đắc chí ta đây
Hào hoa phong nhã, lòng đầy
bao dung.
Hôm sau anh chẳng hé răng
Lặng câm như thể ngậm vàng
ai ơi.
- Hôm qua sao nói lắm lời/ Mà
nay...cô vợ mỉm cười hỏi anh.
- Những gì bố mớm cho mình
Hôm qua nói sạch sành sanh hết
rồi.
(Đã
nói hết rồi)
Nếu
như trong cách xử thế có chuyện đáng cười thì ta cũng gặp những chuyện đáng
trách. Thơ dân gian Tacta cũng vậy, và ở đây tác giả dân gian lại dẫn dắt mọi
người trở về với bài học làm người giản dị mà sâu sắc:
Anh kia đã chán cha già
Nên mua một hộp gỗ to sơn hồng
Đưa người cha ấy vào trong
Định mang ra tận cuối đồng,
bỏ luôn.
Đứa con nhỏ xíu, lệ tuôn:
- Bố ơi hộp ấy đừng chôn,
mang về...
Đợi khi tuổi bố đã già
Con cho vào hộp, thế là mang
đi...
Nghe lời nói ấy, anh kia
Giật mình nghĩ lại, thương
cha của mình.”
(Đừng
phụ bạc)
Ở
đây ta thấy bóng dáng của luật nhân quả trong tâm thức dân gian “gieo gì gặt nấy”,
gieo phụ bạc sẽ gặt phụ bạc, gieo yêu thương sẽ gặt yêu thương. Những lời răn ấy
rất gần với các truyện cổ dân gian Việt Nam. Thêm vào đó, bản dịch sang
thơ lục bát của nhà thơ Triệu Lam Châu cũng góp phần cho sự gần gũi giữa hai nền
văn hóa.
Một
tập thơ với những tiếng cười nhẹ nhàng không chỉ giúp thư giãn mà còn, quan trọng
hơn, giúp tâm hồn trong trẻo hơn lên.
Chú thích:
(*) Thơ dân gian Tacta, song
ngữ Tày-Việt (Triệu Lam Châu dịch), NXB Văn hóa Dân tộc, quý II năm 2007.
vé máy bay eva giá rẻ
vé máy bay đi mỹ tháng nào rẻ nhất
dai ly korean air
vé máy bay giá rẻ đi mỹ khuyến mãi
mua vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Tri Thức Du Lịch