Người giải mã khoảnh khắc
Nghệ sĩ
nhiếp ảnh Nguyễn Huy Hoàng (bên trái)
|
Tôi gặp ông bằng sự tình cờ, không chủ định.
Có điều gì đó, làm tôi liên tưởng tới những khoảnh khắc bất chợt bắt gặp trong
nghệ thuật nhiếp ảnh, ráo riết chộp lấy, rồi vỡ òa hạnh phúc. Ông không phải là
một tay máy chuyên nghiệp (tôi mạo muội nghĩ thế), dù là nghệ sỹ nhiếp ảnh và
đang giữ vị trí - Trưởng Ban lý luận phê bình của Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt
Nam. Tôi thấy ông giống như một bác sỹ vật lý trị liệu, tận tâm và đam mê, tài
hoa nhưng trách nhiệm, đeo đuổi cùng tận để giải mã “căn bệnh” không dễ điều trị,
khoảnh khắc đẹp trong từng góc ảnh.
Nhiếp ảnh là nghệ thuật của khoảnh khắc, có lẽ đó là khái niệm dễ hiểu nhất với nhiều người. Một nụ cười, một ánh nhìn, nỗi cô đơn, sự già nua … hay hơn thế là cả không gian sống đầy sinh động, người ta đều có thể lưu lại sau một cú bấm. Câu hỏi, tại sao để người ta có thể bắt gặp, chộp được những khoảnh khắc ấy? đã trở thành nỗi ám ảnh, niềm đam mê gần như trong suốt cuộc đời của nhà báo – nghệ sỹ nhiếp ảnh lão thành Nguyễn Huy Hoàng.
Ở ngoài cái tuổi 70, ông đã tìm được khoảnh khắc của mình? Chắc hẳn là chưa! Bởi hiện tại, ông vẫn đứng lớp, vẫn miệt mài tư duy khám phá, vẫn đều đặn ra sách. Trước đó, phải kể đến “Con đường tiến của nghệ thuật nhiếp ảnh”, “Nghệ thuật nhiếp ảnh và tư duy sáng tạo” và gần hơn là “Nghệ thuật của khoảnh khắc”, những cuốn sách nằm trong tủ vàng và đáng đọc không chỉ với những người trẻ đam mê nhiếp ảnh.
Là một nhà báo nhiếp ảnh, nên cả cuộc đời ông vẫn luôn trăn trở, đau đáu với từng khoảnh khắc trong thể loại ảnh báo chí. Như chính lời của ông viết trong lời mở đầu cuốn sách “Nghệ thuật của khoảnh khắc”: Nhiếp ảnh, một nghệ thuật tạo hình có khả năng phục vụ kịp thời, đã được huy động vào mặt trận thông tin tuyên truyền như một vũ khí chính trị, tư tưởng sắc bén vì thắng lợi của cách mạng. Từ đó ở nước ta hình thành một ngành ảnh đặc thù là ảnh báo chí. Sự ra đời của báo chí cách mạng mở đường cho sự phát triển nhanh chóng của ảnh báo chí nước ta. Chính các phóng viên – chiến sĩ nhiếp ảnh làm nên bộ sử biên niên bằng ảnh vô giá về nhân dân mình, đất nước mình với ý nghĩa thẩm mỹ cao đẹp trong kỷ nguyên đầy sự kiện chấn động của thế giới.
Sự phát triển nhảy vọt của ảnh báo chí nước ta từ thế kỷ 20 trở lại đây chứng tỏ ngành báo chí đã triển khai chính xác khả năng ghi hình, trực tiếp của nhiếp ảnh vào lĩnh vực hoạt động của mình, sử dụng nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh làm thỏa mãn cùng một lúc hai nhu cầu của công chúng: nhu cầu nhận thức cái mới và nhu cầu thưởng thức cái đẹp. Bằng những thành tựu cụ thể, ảnh báo chí cho thấy mình có quyền giữ vị trí nổi bật trong nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh, xứng đáng làm rường cột cho lâu đài nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam”. Ông nói với tôi, cuốn “Nghệ thuật của khoảnh khắc” cũng là điều tốt đẹp nhất ông làm được cho ảnh báo chí Việt Nam. Tôi hiểu những lời ông chia sẻ, bởi cả cuộc đời từng trải của mình, ra đi từ rơm rạ của quê nghèo miền Trung đến giảng đường đại học đất Thăng Long, hay những ngày là phóng viên thường trú của TTXVN trên đất Nga xa xôi… ông đều đã gom góp, chắt lọc và trải lòng hết ở trong đó.
Nhiếp ảnh là nghệ thuật của khoảnh khắc, có lẽ đó là khái niệm dễ hiểu nhất với nhiều người. Một nụ cười, một ánh nhìn, nỗi cô đơn, sự già nua … hay hơn thế là cả không gian sống đầy sinh động, người ta đều có thể lưu lại sau một cú bấm. Câu hỏi, tại sao để người ta có thể bắt gặp, chộp được những khoảnh khắc ấy? đã trở thành nỗi ám ảnh, niềm đam mê gần như trong suốt cuộc đời của nhà báo – nghệ sỹ nhiếp ảnh lão thành Nguyễn Huy Hoàng.
Ở ngoài cái tuổi 70, ông đã tìm được khoảnh khắc của mình? Chắc hẳn là chưa! Bởi hiện tại, ông vẫn đứng lớp, vẫn miệt mài tư duy khám phá, vẫn đều đặn ra sách. Trước đó, phải kể đến “Con đường tiến của nghệ thuật nhiếp ảnh”, “Nghệ thuật nhiếp ảnh và tư duy sáng tạo” và gần hơn là “Nghệ thuật của khoảnh khắc”, những cuốn sách nằm trong tủ vàng và đáng đọc không chỉ với những người trẻ đam mê nhiếp ảnh.
Là một nhà báo nhiếp ảnh, nên cả cuộc đời ông vẫn luôn trăn trở, đau đáu với từng khoảnh khắc trong thể loại ảnh báo chí. Như chính lời của ông viết trong lời mở đầu cuốn sách “Nghệ thuật của khoảnh khắc”: Nhiếp ảnh, một nghệ thuật tạo hình có khả năng phục vụ kịp thời, đã được huy động vào mặt trận thông tin tuyên truyền như một vũ khí chính trị, tư tưởng sắc bén vì thắng lợi của cách mạng. Từ đó ở nước ta hình thành một ngành ảnh đặc thù là ảnh báo chí. Sự ra đời của báo chí cách mạng mở đường cho sự phát triển nhanh chóng của ảnh báo chí nước ta. Chính các phóng viên – chiến sĩ nhiếp ảnh làm nên bộ sử biên niên bằng ảnh vô giá về nhân dân mình, đất nước mình với ý nghĩa thẩm mỹ cao đẹp trong kỷ nguyên đầy sự kiện chấn động của thế giới.
Sự phát triển nhảy vọt của ảnh báo chí nước ta từ thế kỷ 20 trở lại đây chứng tỏ ngành báo chí đã triển khai chính xác khả năng ghi hình, trực tiếp của nhiếp ảnh vào lĩnh vực hoạt động của mình, sử dụng nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh làm thỏa mãn cùng một lúc hai nhu cầu của công chúng: nhu cầu nhận thức cái mới và nhu cầu thưởng thức cái đẹp. Bằng những thành tựu cụ thể, ảnh báo chí cho thấy mình có quyền giữ vị trí nổi bật trong nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh, xứng đáng làm rường cột cho lâu đài nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam”. Ông nói với tôi, cuốn “Nghệ thuật của khoảnh khắc” cũng là điều tốt đẹp nhất ông làm được cho ảnh báo chí Việt Nam. Tôi hiểu những lời ông chia sẻ, bởi cả cuộc đời từng trải của mình, ra đi từ rơm rạ của quê nghèo miền Trung đến giảng đường đại học đất Thăng Long, hay những ngày là phóng viên thường trú của TTXVN trên đất Nga xa xôi… ông đều đã gom góp, chắt lọc và trải lòng hết ở trong đó.
Theo đánh giá của giới chuyên môn: Cuốn “Nghệ thuật của khoảnh khắc” là công trình nghiên cứu nhiều năm của nhà báo nhiếp ảnh - Nguyễn Huy Hoàng, Trưởng ban lý luận phê bình Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam (đã từng công tác 50 năm tại Thông tấn xã Việt Nam). Bằng sự tự nghiên cứu kiến thức bách khoa và kiến thức chuyên ngành cũng như tổng kết thực tiễn để đúc kết thành lý luận, tác giả đã đi sâu vào bản chất nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh và ảnh thời sự báo chí. Qua đó, nêu lên và giải quyết một số vấn đề lý luận từ thực tiễn, góp phần vào công tác đào tạo phóng viên ảnh, biên tập ảnh làm chỗ dựa cho các nhiếp ảnh chụp thời sự cho báo và cho những ai muốn tập chụp ảnh báo chí khi đã thành thạo kỹ thuật nhiếp ảnh.
Đâu đó trong câu chuyện kể về cuộc đời của
mình với kẻ hậu bối như tôi, tôi biết ông đã tìm được rất nhiều khoảnh khắc đẹp
nằm ngoài không gian của một bức ảnh. Những nhà báo ảnh nổi tiếng, Văn Bảo, Đức
Như, Đinh Quang Thành, Trần Ấm, Thu Hoài, Vũ Tín… những người trưởng thành từ
trong bom đạn của chiến trường, đều là học trò khóa đầu tiên do ông chỉ dạy.Ông
cũng là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho sự ra đời của Hội nghệ
sỹ nhiếp ảnh Việt Nam. Đó còn là những ngày làm phóng viên thường trú, chụp ảnh,
đưa tin nóng về sự sụp đổ của chính quyền Liên bang Xô viết. Ông cũng là người
xót xa khi thấy mộ Đại thi hào Nguyễn Du đìu hiu như mộ Đạm Tiên, nên đã cất
công về tận Nghi Xuân nằm vùng sưu tầm tư liệu bằng ảnh, bổ sung tư liệu cho
UNESCO công nhận tác giả của truyện Kiều trứ danh là Danh nhân văn hóa thế giới.
Và gần hơn là hàng chục cuốn sách, hàng trăm bài viết phân tích, đánh giá, lý
luận phê bình về nhiếp ảnh có giá trị thực tiễn cao được đăng tải trên các tờ
báo, tạp chí chuyên ngành. Đó, có lẽ mới chính là những khoảnh khắc đẹp nhất mà
cuộc đời ông còn lưu giữ được cho lớp hậu sinh.
“Ảnh báo chí có sức nặng ghê gớm lắm. Chỉ tiếc nhiều tờ báo bây giờ thường không có phóng viên, biên tập viên ảnh chuyên nghiệp, chính điều đó đã làm ảnh báo chí hiện nay của Việt Nam không tạo được dấu ấn đáng kể so với quá khứ”. Ông phàn nàn theo cách nói của một người già, nhưng hoàn toàn minh mẫn, không hề lẩm cẩm. Minh chứng cho những phán đoán của tôi, đó là việc ông vẫn ngược xuôi nam bắc, lúc ở Ninh Bình, khi ở Đà Lạt để đứng lớp dù bị căn bệnh viêm khớp mãn tính hành hạ.
Đi nhiều, biết nhiều, tây tàu có cả. Làm việc ở Hà Nội, giờ sống tại Tp.HCM hay ngồi với tôi trong chiều Đà Lạt, ông vẫn cứ nhẩn nha hai câu thơ mà đúng hơn là lời tự sự của một người nặng lòng với quê: “Chắt từ đá sỏi đất cằn, nên yêu thương mới sâu đằm đó em”. Ông đọc cho tôi nghe bằng giọng quê Hà Tĩnh nằng nặng, thật thà, tựa như sự ngọt ngào của bát nước chè xanh, miếng kẹo cu đơ, điệu ví quê ông. Đúng là có điều gì đó, tôi không thể lý giải, chỉ biết hình như tất cả đều rất “sâu đằm”, “sâu đằm” đến khắc khoải. Còn khoảnh khắc nào ở ông, một người đàn ông kinh qua, từng trải “công đã có, danh đã định” chưa tìm thấy? Ở ngoài cái tuổi 70, hẳn là vẫn đang còn rất nhiều khoảnh khắc để ông đón bắt.
“Ảnh báo chí có sức nặng ghê gớm lắm. Chỉ tiếc nhiều tờ báo bây giờ thường không có phóng viên, biên tập viên ảnh chuyên nghiệp, chính điều đó đã làm ảnh báo chí hiện nay của Việt Nam không tạo được dấu ấn đáng kể so với quá khứ”. Ông phàn nàn theo cách nói của một người già, nhưng hoàn toàn minh mẫn, không hề lẩm cẩm. Minh chứng cho những phán đoán của tôi, đó là việc ông vẫn ngược xuôi nam bắc, lúc ở Ninh Bình, khi ở Đà Lạt để đứng lớp dù bị căn bệnh viêm khớp mãn tính hành hạ.
Đi nhiều, biết nhiều, tây tàu có cả. Làm việc ở Hà Nội, giờ sống tại Tp.HCM hay ngồi với tôi trong chiều Đà Lạt, ông vẫn cứ nhẩn nha hai câu thơ mà đúng hơn là lời tự sự của một người nặng lòng với quê: “Chắt từ đá sỏi đất cằn, nên yêu thương mới sâu đằm đó em”. Ông đọc cho tôi nghe bằng giọng quê Hà Tĩnh nằng nặng, thật thà, tựa như sự ngọt ngào của bát nước chè xanh, miếng kẹo cu đơ, điệu ví quê ông. Đúng là có điều gì đó, tôi không thể lý giải, chỉ biết hình như tất cả đều rất “sâu đằm”, “sâu đằm” đến khắc khoải. Còn khoảnh khắc nào ở ông, một người đàn ông kinh qua, từng trải “công đã có, danh đã định” chưa tìm thấy? Ở ngoài cái tuổi 70, hẳn là vẫn đang còn rất nhiều khoảnh khắc để ông đón bắt.
Tuấn Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét