Xuân Quỳnh là nữ thi sĩ có trực cảm mạnh. Trực cảm từ trực
giác của linh cảm. Nhất là mảng thơ tình
Thơ tình
cuối mùa thu
Cuối trời
mây trắng bay
Lá vàng
thưa thớt quá
Phải chăng
lá về rừng?
Mùa thu
đi cùng lá
Mùa thu
ra biển cả
Theo dòng nước
mênh mang
Mùa thu vàng
hoa cúc
Chỉ còn anh
và em
Chỉ còn
anh và em
Là của
mùa thu cũ
Chợt làn
gió heo may
Thổi về
xao động cả
Lối đi
quen bỗng lạ
Cỏ lật
theo chiều mây
Đêm về
sương ướt má
Hơi lạnh
qua bàn tay
Tình ta
như hàng cây
Đã qua
mùa gió bão
Tình ta
như dòng sông
Đã yên
ngày thác lũ
Thời gian
như là gió
Mùa đi
cùng tháng năm
Tuổi theo
mùa đi mãi
Chỉ còn
anh và em
Chỉ còn
anh và em
Cùng tình yêu
ở lại
Kìa bao người
yêu mới
Đi qua cùng
heo may.
XUÂN QUỲNH
|
Chị viết gần cuối đời mình. Một sự mơ hồ cách biệt, đơn chiếc
mong manh như chợt đến, chợt đi khi nhịp tim một thời rạo rực yêu đương của chị
nay có lúc lỡ nhịp hụt hẫng trong một lo âu vô hình nào đó. Nhưng sức sống tình
yêu trong con người thi sĩ trỗi dậy để khẳng định tự tin dù biết rằng cuộc đời
không đơn giản thế. Chị chọn thời giao mùa là lúc kết thúc một mùa và đón nhận
một mùa mới. Khi ấy các bước chân vội vã, gấp gáp của thời gian luôn vang động,
ngân vọng, níu kéo hơn bao giờ hết trong lòng người. Gieo vào đó một tiếc nuối
cay đắng, một hồi hộp đợi chờ. Cảm nhận đổi thay thiên nhiên để nhận thức thay
đổi bản thân. Thơ tình cuối mùa thu được đặt trong khung cảnh thiên nhiên của
mình vào dòng thời gian như một ám ảnh khôn nguôi. Chị chọn mùa thu là mùa đẹp
nhất và có cảm giác ngắn nhất trong năm. Chị viết rất tự nhiên, tuôn chảy dòng
nhạc điệu như nhà phê bình tài hoa Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận xét rất có lý:
“Thơ Xuân Quỳnh tự nhiên như đã gọi là phụ nữ thì phải sinh con đẻ cái vậy”.
Mở đầu bài thơ là cảm giác không gian man mác, thiếu vắng diệu vợi, buồn buồn: “Cuối trời mây trắng bay/ Lá vàng thưa thớt quá/Phải chăng lá về rừng”. “Cuối trời” và “thưa thớt” đã chạm vào cõi lòng trắc ẩn, nữ tính, nhạy cảm của nhà thơ. Và một câu hỏi đặt ra ngỡ như vu vơ phiếm chỉ nhưng hàm chứa trong đó sự tin cậy ấm áp về phía rừng, phía thảm xanh dày ngăn ngắt và ẩn chứa nhiều bí mật. Có lẽ bấy giờ cảm giác của Xuân Quỳnh muốn tìm một điểm tựa nào đó tin yêu của cuộc đời. Và chính khoảng giao mùa cuối mùa thu đã gieo vào chị, đồng hành với chị để đi tìm cái đích của hạnh phúc trong sự thảng thốt bao nỗi mong manh có thể chợt đến. Mùa thu ra biển cùng lá như một khát vọng mênh mang. Và khép lại khổ thơ đầu với hình ảnh mùa thu - hoa cúc “như nỗi nhớ dây dưa” trong thơ Tế Hanh khi “chỉ còn anh và em”. Một sự tiếc nuối quá khứ “của mùa thu cũ” bỗng thức dậy từ xao động ngọn gió heo may. Tiếp đó là “Lối đi quen bỗng lạ/Cỏ lật theo chiều mây”. Cặp đôi quen - lạ như là một nhận thức thường trực, thường thấy nhưng đến cỏ lật - chiều mây đã nới rộng cái khoảng không gian ngợp trong nghịch cảnh cỏ thì dày xanh tin cậy chắc chắn mà mây thì mỏng trắng, xa vời, dễ biến đổi. “Đêm về sương ướt má/Hơi lạnh qua bàn tay”. Sương ướt má - sương hay giọt nước mắt của trời. Cái bàn tay thường biểu hiện tình cảm, giao cảm thân thiện của cách ứng xử giao tiếp giờ đã lạnh hơi sương, hơi thu. Nhưng với một bản lĩnh như Xuân Quỳnh biết chấp nhận thì chị biết đó là quy luật, dù chỉ là mơ hồ thoáng qua của một con người hay cả nghĩ. Nghĩ nhiều về dự cảm thiếu hụt mất mát, rồi chị nhận ra: “Tình ta như hàng cây/Đã qua mùa gió bão/Tình ta như dòng sông/Đã yên ngày thác lũ”. Không hiểu sao thiên nhiên cứ chực ùa vào vây bọc lấy Xuân Quỳnh mỗi khi chị trắc trở, như một người bạn ân tình từ thuở “Thuyền và biển”. Chị luôn ở trạng thái sinh động tươi tắn hồn nhiên trong cuộc sống đời thường bao nhiêu thì biến động dữ dội trong những khung cảnh thiên nhiên khi gặp trắc trở “như gió bão”, “như thác lũ” trong thơ bấy nhiêu. Chị đã định vị được cái tâm thế, sức sống của tình yêu trong những hoàn cảnh ngặt nghèo để rồi đi qua, để rồi yên ổn. Bởi chị biết: “Mùa đi cùng tháng năm/Tuổi theo mùa đi mãi”. Tiếp sau ý thức và sự mất mát là sự khẳng định, tin tưởng với những điều không mất, trong sự tuôn chảy của thời gian nghiệt ngã: “Chỉ còn anh và em/Cùng tình yêu ở lại”. Chị ráo riết cố định một niềm tin trước thử thách thời gian như có lần chị ví “biết yêu anh cả khi chết đi rồi”. Khát vọng tình yêu đó đồng hành với thế hệ trẻ, trẻ mãi: “Kìa bao người yêu mới/Đi qua cùng heo may”.
“Thơ tình cuối mùa thu” nhưng không có chặng cuối của tình yêu. Tình yêu luôn mới mẻ với bao cung bậc cảm xúc. “Thơ tình cuối mùa thu” đã được âm nhạc chắp cánh có da diết, có tiếc nuối nhưng bừng sáng lên hy vọng và khát vọng bởi cao hơn hết đó là thông điệp bất diệt của tình yêu, của sự sống muôn đời.
Mở đầu bài thơ là cảm giác không gian man mác, thiếu vắng diệu vợi, buồn buồn: “Cuối trời mây trắng bay/ Lá vàng thưa thớt quá/Phải chăng lá về rừng”. “Cuối trời” và “thưa thớt” đã chạm vào cõi lòng trắc ẩn, nữ tính, nhạy cảm của nhà thơ. Và một câu hỏi đặt ra ngỡ như vu vơ phiếm chỉ nhưng hàm chứa trong đó sự tin cậy ấm áp về phía rừng, phía thảm xanh dày ngăn ngắt và ẩn chứa nhiều bí mật. Có lẽ bấy giờ cảm giác của Xuân Quỳnh muốn tìm một điểm tựa nào đó tin yêu của cuộc đời. Và chính khoảng giao mùa cuối mùa thu đã gieo vào chị, đồng hành với chị để đi tìm cái đích của hạnh phúc trong sự thảng thốt bao nỗi mong manh có thể chợt đến. Mùa thu ra biển cùng lá như một khát vọng mênh mang. Và khép lại khổ thơ đầu với hình ảnh mùa thu - hoa cúc “như nỗi nhớ dây dưa” trong thơ Tế Hanh khi “chỉ còn anh và em”. Một sự tiếc nuối quá khứ “của mùa thu cũ” bỗng thức dậy từ xao động ngọn gió heo may. Tiếp đó là “Lối đi quen bỗng lạ/Cỏ lật theo chiều mây”. Cặp đôi quen - lạ như là một nhận thức thường trực, thường thấy nhưng đến cỏ lật - chiều mây đã nới rộng cái khoảng không gian ngợp trong nghịch cảnh cỏ thì dày xanh tin cậy chắc chắn mà mây thì mỏng trắng, xa vời, dễ biến đổi. “Đêm về sương ướt má/Hơi lạnh qua bàn tay”. Sương ướt má - sương hay giọt nước mắt của trời. Cái bàn tay thường biểu hiện tình cảm, giao cảm thân thiện của cách ứng xử giao tiếp giờ đã lạnh hơi sương, hơi thu. Nhưng với một bản lĩnh như Xuân Quỳnh biết chấp nhận thì chị biết đó là quy luật, dù chỉ là mơ hồ thoáng qua của một con người hay cả nghĩ. Nghĩ nhiều về dự cảm thiếu hụt mất mát, rồi chị nhận ra: “Tình ta như hàng cây/Đã qua mùa gió bão/Tình ta như dòng sông/Đã yên ngày thác lũ”. Không hiểu sao thiên nhiên cứ chực ùa vào vây bọc lấy Xuân Quỳnh mỗi khi chị trắc trở, như một người bạn ân tình từ thuở “Thuyền và biển”. Chị luôn ở trạng thái sinh động tươi tắn hồn nhiên trong cuộc sống đời thường bao nhiêu thì biến động dữ dội trong những khung cảnh thiên nhiên khi gặp trắc trở “như gió bão”, “như thác lũ” trong thơ bấy nhiêu. Chị đã định vị được cái tâm thế, sức sống của tình yêu trong những hoàn cảnh ngặt nghèo để rồi đi qua, để rồi yên ổn. Bởi chị biết: “Mùa đi cùng tháng năm/Tuổi theo mùa đi mãi”. Tiếp sau ý thức và sự mất mát là sự khẳng định, tin tưởng với những điều không mất, trong sự tuôn chảy của thời gian nghiệt ngã: “Chỉ còn anh và em/Cùng tình yêu ở lại”. Chị ráo riết cố định một niềm tin trước thử thách thời gian như có lần chị ví “biết yêu anh cả khi chết đi rồi”. Khát vọng tình yêu đó đồng hành với thế hệ trẻ, trẻ mãi: “Kìa bao người yêu mới/Đi qua cùng heo may”.
“Thơ tình cuối mùa thu” nhưng không có chặng cuối của tình yêu. Tình yêu luôn mới mẻ với bao cung bậc cảm xúc. “Thơ tình cuối mùa thu” đã được âm nhạc chắp cánh có da diết, có tiếc nuối nhưng bừng sáng lên hy vọng và khát vọng bởi cao hơn hết đó là thông điệp bất diệt của tình yêu, của sự sống muôn đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét