Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhà văn, Giáo sư Trương Tửu
(18/11/1913 - 18/11/2013), sáng nay Hội Nhà văn Việt Nam và một số cơ quan hữu
quan cùng gia đình, bạn bè tổ chức trang trọng Lễ Tưởng niệm Nhà văn, Giáo sư
Trương Tửu tại Trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội.
Nhân dịp này, chúng tôi xin giới thiệu bài của PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn tới bạn đọc
để cùng chia sẻ.
I
I
Nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà giáo Trương Tửu
(1913-1999), còn có các bút danh Nguyễn Bách Khoa, Hoàng Canh, Mai Viên,
T.T...; nguyên quán làng Bồ Đề, xã Phú Viên, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay
thuộc phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội). Cuộc đời Trương Tửu là một chuỗi
những thăng trầm, những cuộc dấn thân trên tinh thần trung thực, tranh đấu vì học
thuật và lẽ phải. Vào năm 1927, ngay khi mới 15 tuổi, ông đã bị bắt, bị đuổi học
vì tham gia bãi khóa ở Hà Nội để đòi thực dân Pháp thả tác giả Chiêu hồn
nước (Phạm Tất Đắc, 1910-1935). Ba năm sau, khi đang học Trường Kỹ nghệ thực
hành Hải Phòng, ông vận động học sinh bãi khóa, phản đối ban giám đốc bỏ các
môn lý thuyết về kỹ thuật nên lại bị đuổi học. Năm 1937, ông làm chủ bút Quốc
gia khuynh tả, vì đả kích Bảo Đại, triều đình Huế và Nghị viện nên bị
truy tố trước Tòa án Hà Nội và bị xử phạt. Năm 1938, tác phẩm Một chiến
sĩ của Trương Tửu được những người Cộng sản giới thiệu nhiều kỳ trên
báo Tin tức. Năm 1940, ông viết Kinh thi Việt Nam nhưng bị
cấm, viết truyện Thằng Hóm bị tịch thu ngay ở nhà in. Từ 1941-1946,
ông chủ trì Nhà xuất bản Hàn Thuyên và tập san Văn mới, chủ trương in
sách của mọi tác giả, mọi xu hướng (cộng sản, dân tộc, dân chủ, quốc gia và các
tác giả tự chịu trách nhiệm...). Bút danh Trương Tửu bị cấm, ông phải lấy bút
danh Nguyễn Bách Khoa tiếp tục viết sách. Tháng 5-1945, ông bị hiến binh Nhật
lùng bắt phải bỏ trốn và tập san Văn mới bị tịch thu. Sau chín năm
tham gia kháng chiến chống Pháp, ông tiếp tục giảng dạy lý luận và lịch sử văn
học Việt Nam tại Trường Đại học Sư phạm và Đại học Văn khoa Hà Nội. Năm 1956,
ông tham gia phái đoàn giáo dục đại học tham quan nghiệp vụ ở Trung Quốc, khi
trở về viết bài trên tập san Giai phẩm của Nhà xuất bản Minh Đức, kiến
nghị một số chủ trương, chính sách mới về văn hóa, văn nghệ, giáo dục và kinh tế
với Đảng và Nhà nước. Năm 1957, ông được phong Giáo sư cùng đợt với các học giả
Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Nguyễn Mạnh Tường... Đầu năm 1958,
ông bị “thi hành kỷ luật”, buộc thôi công tác, không dạy đại học nữa vì tham
gia viết trên Giai phẩm mùa thu và Giai phẩm mùa đông (không
viết báo Nhân văn). Từ sau đó ông chuyển sang nghiên cứu, viết sách, hành
nghề Đông y cho đến khi mất (16.12.1999)…
Từ giai đoạn Đổi mới (1986) đến nay, tên tuổi Trương Tửu được
ghi nhận (xin xem Văn Tâm: Trương Tửu, trong sách Từ điển văn học (Bộ
mới). NXB Thế giới, H., 2004, tr.1864-1865), các tác phẩm hầu hết được tái
bản trở lại (không kể bài viết Bệnh sùng bái cá nhân trong lãnh đạo văn
nghệ, 1956). Ngày 31/5/2010, BCH Hội Nhà văn Việt Nam chính thức có quyết định
số 346/QĐ-HV “Công nhận nhà văn Trương Tửu là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam”…
Chân dung Nhà văn, Giáo sư Trương Tửu
II
Đến nay không mấy ai còn nhớ những trang văn xuôi
(bao gồm tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn) in đậm tính luận đề và chất dã sử
của Trương Tửu thời những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỷ XX. Sự lãng quên này
có lý do bởi các tác phẩm văn xuôi Trương Tửu đều chưa được tái bản, hơn nữa
còn chịu búa rìu của những quan niệm phê bình cực đoan, “bắt vít” một chiều, cơ
hội chủ nghĩa, cố ý tạo nên luồng dư luận không đúng và không tốt. Trên thực tế,
Trương Tửu sáng tác khá nhiều và được coi là một trong những cây bút có phong
cách trong làng tiểu thuyết giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.
Nói về số lượng, Trương Tửu sáng tác khá sung sức. Theo các
nguồn tư liệu đã tập hợp được, trong khoảng năm năm (1937-1942) ông đã viết tới
11 tác phẩm văn xuôi (không kể tập Múa kiếm giữa chợ chỉ mới thấy quảng
cáo khi xuất bản sách Năm chàng hiệp sĩ). Hiện chúng tôi đã sưu tập được
10 tập tiểu thuyết và truyện: Thanh niên S.O.S... (Minh Phương Xb,
H., 1937; In lần thứ hai, 1937, 154 trang); Một chiến sĩ (Minh Phương
Xb, H., 1938, 165 trang); Khi chiếc yếm rơi xuống (Minh Phương Xb,
H., 1939, 44 trang); Trái tim nổi loạn (Văn Thanh Xb, H., 1940, 165
trang), Một cổ đôi ba tròng (Tân Việt Xb, H., 1940, 74 trang), Đục nước
béo cò (Minh Phương Xb, H., 1940, 41 trang), Khi người ta đói (Phổ
thông bán nguyệt san, số 59, tháng 5-1940, 140 trang), Một kiếp đọa đầy (Tập
truyện. Hàn Thuyên Xb, H., 1941, 159 trang), Tráng sĩ Bồ Đề (Ký bút
danh Mai Viên. Tiểu thuyết dã sử. Hàn Thuyên Xb, H., 1942, 264 trang), Năm
chàng hiệp sĩ (Ký bút danh Mai Viên. Truyện dã sử. Hàn Thuyên Xb, H.,
1942, 237 trang); riêng tác phẩm Thằng Hóm(in 16 kỳ trên tuần
báo Tin mới Văn chương, từ 15/9/1940 - 29/12/1940) mới vừa tìm lại được...
Xin nói thêm, khi xuất bản Năm chàng hiệp sĩ, tại trang phụ đầu sách có
ghi: “Đang soạn: Múa kiếm giữa chợ - Truyện dã sử” và đến trang phụ cuối
sách dành trọng cả trang quảng cáo chi tiết: “Đón xem Múa kiếm giữa chợ -
Truyện phiêu lưu dã sử của Mai Viên - Tác giả dắt các bạn đi qua những khu rừng
bí mật, qua những hang động đầy hùm beo ma quỷ, qua những ngọn tháp rùng rợn của
xứ Hời! Các bạn sẽ có cái cảm giác kỳ quái của một người đang sống một giấc mơ
ghê ghớm, phút chốc lại rùng mình hoảng hốt về những cảnh oanh liệt, những hành
vi lỗi lạc, những tình trạng nguy hiểm của các vai trò. Đọc những trang dã sử tả
trong truyện, các bạn sẽ thấy rõ cái công lao của cha ông ta bầy mưu lập kế để
tràn xuống đất đai của giống Hời!”… Đến nay, các tác phẩm của ông đã được tập hợp
trong sách Trương Tửu - Tuyển tập văn xuôi (NXB Lao động, H., 2009,
888 trang)…
Điều đáng chú ý là trong một số tác phẩm, nhà văn Trương Tửu
thường có thêm những đề tựa bằng cách mượn lời các văn nhân nổi tiếng khác hoặc
bằng chính ý kiến của mình. Mở đầu tiểu thuyết Thanh niên S.O.S,
Trương Tửu bày tỏ ý nguyện hướng tới lớp độc giả quan trọng trong xã hội: “Tặng
tất cả những ai có tâm huyết, thường lưu ý đến vấn đề thanh niên hiện thời” và
viết lời Tựa nhằm thể hiện rõ quan điểm cá nhân:
“Không lúc nào bằng lúc này, thanh niên nhắm mắt mà sống,
nghiến răng mà sống, rút rít mà sống, rẫy rụa mà sống - sống với những lới nguyền
rủa trên môi và những ưu phiền não nuột trong lòng.
Không lúc nào bằng lúc này, thanh niên đem cả thông minh tiêu
phí vào khói thuốc phiện, đem cả danh dự ném vào chiếc đệm bông, đem cả tương
lai vứt vào một bài tăng gô, đem cả cuộc đời quẳng vào một hộp đêm.
Không lúc nào bằng lúc này, thanh niên hoài nghi tất cả trừ
khoái lạc, chán nản tất cả trừ tiền tài, công kích tất cả trừ tội ác, làm tất cả
trừ bổn phận, không tin vào một tôn giáo nào, không nhận một luân lý nào, không
thờ một lí tưởng nào, không trọng một quyền thế nào.
- Chỉ tại xã hội
Trong một xã hội mà giàu áp chế nghèo, nghèo căm ghét giàu;
mà công lý nhân đạo, lẽ phải đều bị dẫm bẹp dưới gót sắt của tiền bạc, quyền thế,
sức mạnh; trong một xã hội mà kẻ ăn thừa mứa đổ đi, người nằm chết đói ở vỉa đường,
kẻ vung vãi bạc trăm bạc ngàn để ăn chơi, người đổi mồ hôi nước mắt lấy bát gạo;
trong một xã hội mà đặt chân vào só tối nào cũng gặp một gái đĩ, dạo chơi hè phố
nào cũng chạm trán một tên ma cô; trong một xã hội mà rạp chiếu bóng là buồng đợ
của nhục dục, công viên là cung điện của dâm thần...
Trong một xã hội như thế, thanh niên tránh thế nào được sự
truỵ lạc? Kết án họ là ngu độn.
- Chỉ nên kết án xã hội
Kết án xã hội vì nó gây dựng trên một nền tảng kinh tế không
tổ chức.
Kết án xã hội vì nó dung túng các sự bóc lột, áp chế, bất
công, chênh lệch.
Kết án xã hội vì nó đầu độc cá nhân.
Kết án xã hội để chứng thực cho sự phá sản gần đến của nó.
Kết án xã hội để phá đổ nó đi.
- Phải làm lại xã hội
Làm lại nó theo một quan niệm khác về sự tổ chức kinh tế và
chính trị.
Làm lại nó theo chủ nghĩa xã hội.
Chỉ có thế mới giải quyết được vấn đề thanh niên truỵ lạc.
Quyển THANH NIÊN S.O.S này, bằng sự nghiên cứu lịch
sử truỵ lạc của một tâm hồn, vạch một con đường đi tới sự giải quyết ấy. Nó bầy
ra một thực trạng xã hội. Nó toát ra một khẩu hiệu tranh đấu.
Tác giả nó mong rằng các bạn đọc thân yêu sẽ hiểu nó theo
quan điểm ấy”...
Trong tiểu thuyết Khi chiếc yếm rơi xuống, Trương Tửu mượn
lời Victor Hugo chuyển thành lời đề từ cho tác phẩm của mình. Có thể thấy tự những
câu chữ này đã bộc lộ rõ ràng quan điểm và mục đích của người tác giả:
Truyện này là chuyện gì?
Truyện xã hội mua một kẻ nô lệ.
Mua của ai? Của nghèo đói…
Người ta bảo chế độ nô lệ mất rồi.
Nhầm.
Nó vẫn còn, và tên là MÃI DÂM.
Nó đè chĩu trên số kiếp người đàn bà, nghĩa
là đè chĩu trên duyên thắm, trên nhan sắc,
trên tình mẫu tử.
(Những kẻ khốn nạn)
Đến tiểu thuyết Một chiến sĩ, Trương Tửu nêu rõ chủ kiến
sáng tác bằng cả bài viết TỪ THANH NIÊN S.O.S ĐẾN MỘT CHIẾN
SĨ, trong đó ông nhấn mạnh tính hệ thống và mối liên hệ chặt chẽ giữa hai tác
phẩm:
“THANH NIÊN S.O.S được quan niệm và xếp đặt theo một định
luật xã hội học: cá nhân không là gì hết, hoàn cảnh là tất cả. Những điều kiện
sinh hoạt của một hoàn cảnh đẻ ra những tâm trạng, tư tưởng, pháp luật tương
đương. Tất cả họp thành một sức mạnh lôi cuốn người ta một cách tàn nhẫn. Người
ta không đủ thời giờ và nghị lực dừng bước hay rẽ tạt sang bên cạnh. Người ta mất
hết tự chủ. Người ta chỉ còn là cánh bèo trên dòng thác, một bánh xe trong bộ
máy. Đối với cá nhân, hoàn cảnh tác động như một số mệnh.
Căn cứ vào định luật ấy, tác giả THANH NIÊN S.O.S cắt
nghĩa hiện tượng truỵ lạc của thanh niên. Với những con số xác thực, tác giả đặt
lên thảm một bài toán. Thanh niên sống thế nào, nghĩ thế nào, tác giả đem phô bầy
trên mặt giấy, y nguyên, linh hoạt. Tác giả không tố cáo, không biện hộ. Tác giả
chỉ ghi dấu vết một hoàn cảnh của thời đại.
Hoàn cảnh trong THANH NIÊN S.O.S là một hoàn cảnh
truỵ lạc. Văn, Liêu, Hà, Sâm chỉ là những nạn nhân của hoàn cảnh ấy. Trên đường
oan trái, người đi trước dắt kẻ đi sau rồi cùng bị xô đẩy xuống vực thẳm đầy
xương máu.
Đọc hết THANH NIÊN S.O.S người cạn nghĩ sẽ phải bi
quan và chán ngán. Nhưng ai đã hiểu biết trình tự biến hoá của xã hội tất nhiên
phải liên tưởng đến một hoàn cảnh trái hẳn hoàn cảnh tả trong THANH NIÊN
S.O.S...
Thực thể mục nát của xã hội hiện thời đã chế tạo ra một hoàn
cảnh truỵ lạc. Nó cũng phải phát sinh ra một hoàn cảnh phản động lại. Hoàn cảnh
này là hủy thể của tình trạng mục nát kia. Nó lấy phá hoại làm lẽ sống, lấy
tranh đấu làm điều kiện tấn công, lấy chiến sĩ làm phần tử.
Những thanh niên nào được thấm nhuần tim óc trong hoàn cảnh
tranh đấu ấy sẽ trở nên những chiến sĩ tận tuỵ chống lại cái thực thể mục nát của
xã hội cho đến khi kiến thiết được những chế độ hợp lý và nhân đạo hơn.
Một lần nữa, ảnh hưởng mãnh liệt của hoàn cảnh đối với cá
nhân lại được minh chứng trong thiểu thuyết MỘT CHIẾN SĨ này.
Tác giả không chủ ý vẽ ra một chương trình hành động. Tác giả
chỉ ghi chép một thí nghiệm tranh đấu của người chiến sĩ để làm sáng tỏ một
nhân sinh quan, khả dĩ giúp các bạn thanh niên có chỗ đặt chân mà hoạt động giữa
lúc này, trong xã hội Việt Nam, những giá trị tinh thần cũ đương nhường chỗ cho
những tư tưởng hỗn độn và đồi bại”...
Các nhà Cộng sản đương thời đã đánh giá cao tác phẩm này.
(Xem mục quảng cáo: “Đã có bán Một chiến sĩ, tiểu thuyết của Trương Tửu. Một
quan niệm mới về luân lý của người chiến riêng tặng các bạn nam nữ thanh niên.
Dày ngót hai trăm trang. Bìa in hai màu, giá 0$35. Minh Phương xuất bản, 15A
Cité Văn Tân - Hà Nội”. Tin tức, số 5, ra tuần 4-11/5/1938, tr.3; số 6, ra
tuần 14-21/5/1938, tr.3… Xem thêm Hải Khách [Trần Huy Liệu]: Phê bình sách
Một chiến sĩ. Tin tức, in ba kì, số 9, ra tuần 4-11/6/1938, tr.4; số 10, ra tuần
11-18/7/1938, tr.3+4; số 11, ra tuần 18-25/7/1938, tr.3+4)...
Các tác phẩm văn xuôi Trương Tửu bao quát một hệ thống chủ đề
và phạm vi nội dung hiện thực rộng lớn: đương đại, lịch sử và dã sử; đấu tranh
xã hội, gia đình và cá nhân; đấu tranh giai cấp, tình yêu và phong tục; thành
thị, ven đô và nông thôn; trí thức, công chức và nông dân… Tác giả cũng sử dụng
nhiều phong cách, bút pháp, giọng điệu khác nhau: đối thoại, độc thoại, dòng ý
thức, ghi chép tư liệu, phóng sự, luận đề, sử liệu, thư từ… Trương Tửu có những
tác phẩm đi sâu khai thác cuộc cải biến xã hội đương thời, những cuộc va chạm
quyết liệt giữa cái mới và cái cũ, đặc biệt phản ánh sâu sắc những đổ vỡ, hoang
mang, ngỡ ngàng của lớp người trẻ tuổi trước thực tại xã hội thời thực dân hóa
cùng mặt trái của thời kỳ đô thị hóa, hiện đại hóa (Thanh niên S.O.S, Một chiến
sĩ, Khi người ta đói…). Thông qua những tấn bi kịch tình yêu và gia đình, nhà
văn đi sâu phân tích bi kịch con người cá nhân, con đương bần cùng hóa, bế tắc
và không còn khả năng thích nghi với cuộc sống đang biến đổi mau chóng (Khi
chiếc yếm rơi xuống, Đục nước béo cò…). Phần nào bắt nhịp và tiếp xúc đồng đại
với văn học phương Tây đương đại, Trương Tửu chú trọng phân tích tâm lý con người
cá nhân theo dòng ý thức, theo những ẩn ức thân phận và cả khía cạnh tính dục (Trái
tim nổi loạn, Một cổ đôi ba tròng, Tôi nguyền rủa mãi người cha ấy, Một kiếp đọa
đầy…). Đến chặng cuối thời kỳ sáng tác văn xuôi, Trương Tửu hướng đến thể tài
dã sử, thường được gọi là “truyện dã sử” hay “tiểu thuyết dã sử”.
Trong thực chất, cả hai tiểu thuyết Tráng sĩ Bồ Đề và Năm chàng hiệp sĩ đều thuộc loại tiểu thuyết lịch sử, có thời gian, bối cảnh, sự kiện, có mối liên hệ với nhân vật thuộc thời trung đại và được ghi chép trong chính sử. Tiểu thuyết Tráng sĩ Bồ Đề (2 quyển, 14 chương) nương theo sự kiện Thập đạo tướng quân Lê Hoàn thay thế nhà Đinh vào giai đoạn cuối thế kỷ X. Tuy nhiên, hoạt động của các tráng sĩ Bồ Đề, Bạch Hạc và các cô Minh Tâm, Kim Chi trong đảng Từ Bi đối lập với đảng Thập Đạo nơi kinh thành cho thấy màu sắc hiện đại hóa và dấu ấn ảnh hưởng không khí xã hội đương thời. Tiểu thuyết Năm chàng hiệp sĩ (2 quyển, 14 chương) lại lấy bối cảnh lịch sử xã hội thời Lý Anh Tông (1138-1175), xây dựng nhiều nhân vật đảng viên trung kiên của đảng Quần Anh đan xen những mối tình lãng mạn, những hoạt động do thám, thủ tiêu, lật đổ. Điều này khiến thiên tiểu thuyết gia tăng chất truyện trinh thám, cốt truyện vụ án, đường rừng, đưa lại sự hấp dẫn, ly kỳ, hồi hộp cho người đọc. Nhìn chung, cả hai thiên tiểu thuyết lịch sử này đều được “tiểu thuyết hóa” ở mức độ cao, hư cấu thêm nhiều nhân vật, sự kiện, chi tiết, tình tiết. Đây cũng chính là điều sở đắc của loại tiểu thuyết lịch sử (dã sử) của Trương Tửu trong dòng tiểu thuyết lịch sử nói chung.
Trong thực chất, cả hai tiểu thuyết Tráng sĩ Bồ Đề và Năm chàng hiệp sĩ đều thuộc loại tiểu thuyết lịch sử, có thời gian, bối cảnh, sự kiện, có mối liên hệ với nhân vật thuộc thời trung đại và được ghi chép trong chính sử. Tiểu thuyết Tráng sĩ Bồ Đề (2 quyển, 14 chương) nương theo sự kiện Thập đạo tướng quân Lê Hoàn thay thế nhà Đinh vào giai đoạn cuối thế kỷ X. Tuy nhiên, hoạt động của các tráng sĩ Bồ Đề, Bạch Hạc và các cô Minh Tâm, Kim Chi trong đảng Từ Bi đối lập với đảng Thập Đạo nơi kinh thành cho thấy màu sắc hiện đại hóa và dấu ấn ảnh hưởng không khí xã hội đương thời. Tiểu thuyết Năm chàng hiệp sĩ (2 quyển, 14 chương) lại lấy bối cảnh lịch sử xã hội thời Lý Anh Tông (1138-1175), xây dựng nhiều nhân vật đảng viên trung kiên của đảng Quần Anh đan xen những mối tình lãng mạn, những hoạt động do thám, thủ tiêu, lật đổ. Điều này khiến thiên tiểu thuyết gia tăng chất truyện trinh thám, cốt truyện vụ án, đường rừng, đưa lại sự hấp dẫn, ly kỳ, hồi hộp cho người đọc. Nhìn chung, cả hai thiên tiểu thuyết lịch sử này đều được “tiểu thuyết hóa” ở mức độ cao, hư cấu thêm nhiều nhân vật, sự kiện, chi tiết, tình tiết. Đây cũng chính là điều sở đắc của loại tiểu thuyết lịch sử (dã sử) của Trương Tửu trong dòng tiểu thuyết lịch sử nói chung.
Rõ ràng phần lớn các sáng tác của Trương Tửu đều có mối liên
hệ chặt chẽ với dự đồ sáng tạo, với chủ đích luận đề đấu tranh xã hội, với tính
tư tưởng mà tác giả suy tôn, tin tưởng. Những lời tựa, đề từ, trữ tình ngoại đề
có sự tương hợp chặt chẽ với toàn bộ nội dung tư tưởng tác phẩm. Đây chính là một
đặc điểm quan trọng, góp phần định hướng, chi phối toàn bộ các tác phẩm văn
xuôi của Trương Tửu giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Ngay từ trước Cánh mạng tháng Tám 1945 đã có một số ý kiến
bàn về sáng tác của Trương Tửu. Có thể nói những ý kiến của người đương thời -
tức những người sống đồng thời với giai đoạn các tiểu thuyết Trương Tửu vừa mới
ra đời - thực sự là những cảm nhận trực tiếp, cụ thể, tươi mới về các sáng tác
của họ Trương với tư cách là tiếng nói của người trong cuộc, người cùng thời,
chưa bị pha tạp bởi mọi thiên kiến và ràng buộc qui phạm. Ngay sau khi tiểu
thuyết Thanh niên S.O.S vừa ra đời, nhà phê bình xuất sắc Kiều Thanh
Quế ở miền Nam đã đặt tác phẩm này bên cạnh Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng, Người
đàn bà trần truồng của Nguyễn Vỹ đều cùng thuộc dòng văn chương
"phóng túng tình dục". Trước biến thiên của một thời đại đang trong
quá trình Âu hoá và đặc biệt sự vận động trong đời sống tinh thần xã hội đã tạo
nên những quan niệm đạo đức, thẩm mĩ và lối sống mới mẻ, nhiều khác biệt. Một
trong những nội dung có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ trong đời sống văn chương
là vấn đề tình dục - tính dục. Kiều Thanh Quế đã lựa chọn ba tác phẩm của ba
cây bút tiêu biểu Vũ Trọng Phụng - Trương Tửu - Nguyễn Vỹ để lý giải hiện tượng
này:
"Văn chương Việt Nam tiến bộ. Nhà văn không còn sợ luân
lý Khổng - Mạnh nữa. Họ nói: "Văn học muốn tiến hoá phải thoát ly tinh thần
luân lý phong kiến" (Hồ Xanh). Rồi họ mạnh dạn mang quan niệm tình dục vào
văn chương. Một vài nhà văn đương thời tiêu biểu cho xu hướng này: Vũ Trọng Phụng,
Trương Tửu, Nguyễn Vỹ. Tôi muốn lấy 3 tác phẩm: Làm đĩ, Thanh niên S.O.S,
Người đàn bà trần truồng của họ làm trụ điểm cho cuộc lập luận này.
Họ Vũ, họ Trương, họ Nguyễn, cả ba đều có ý muốn phóng túng
tình dục văn chương họ tố cáo họ!
Tình dục, giai cấp phú hào đang thi vị hoá nó để hành lạc.
Người ta dựa vào học thuyết Freud mà dâm đãng hoá tình dục. Freud thật là đắc tội
mà tạo ra một cái thuyết để cho muôn người hiểu sai" (Kiều Thanh Quế: “Làm
đĩ”, “Thanh niên S.O.S”, “Người đàn bà trần truồng” và quan niệm tình dục trong
văn chương Việt Nam. Báo Mai, Sài Gòn, số 108, ra ngày
27-10-1938, tr.9)…
Sau khi diễn giải thuyết Phân tâm học của S. Freud, Kiều
Thanh Quế xác định: "Viết Thanh niên S.O.S, ngoài việc lấy tình
dục cắt nghĩa ái tình, Trương Tửu còn dùng nó "nghiên cứu lịch sử trụy lạc
của một tâm hồn (trong truyện là Liêu), vạch một con đường đi tới sự giải quyết
vấn đề thanh niên, bày ra một thực trạng xã hội, toát ra một khẩu hiệu tranh đấu"
(Rút trong bài tựa Thanh niên S.O.S - KTQ chú)..., Trương Tửu đưa ra
một chàng thanh niên hư đốn, trụy lạc, chạy theo tình dục: Liêu. Liêu của ông nằm
mộng, tơ tưởng đến một người con gái, vào tiệm hút, vào nhà chớp bóng thọc tay
vào chỗ tối kỵ của đàn bà, phá hư danh tiết một người con gái, chết vì hành lạc
thái quá... Kết cuộc Trương Tửu đội lốt một vị đốc - tờ kết tội thanh niên, kết
án Dục tình"...
Minh chứng cho điều này, Kiều Thanh Quế dẫn lời đốc - tờ nói
với chị Quế Hương về bệnh tình của Liêu trong phần cuối tiểu thuyết Thanh
niên S.O.S: “Nếu tôi không nhầm thì cậu Liêu nhà ta hay lui tới những chốn ăn
chơi. Vì trác táng lâu ngày, tạng phủ trong người mòn yếu. Hôm nay chắc bị xúc
cảm về một việc gì nên máu ở tim ngừng chảy, mới ngất đi lâu như thế. Tôi làm
nghề thuốc đã năm sáu năm nay. Những bệnh nhân trẻ tuổi đến tĩnh dưỡng ở bệnh
viện của tôi như cậu Liêu kể có non nghìn người. Thôi thì loạn óc, đau màng óc,
đau tim, đau cuống phổi, ho lao, nào thần kinh,… đủ các chứng bệnh tinh thần.
Mà tôi xét ra không phải họ làm việc thái quá bằng tâm trí mà sinh ra thế. Tất
cả đều đã hoặc đang mắc bệnh hoa liễu. Họ say đắm nhiều quá những thú vui dâm dục.
Họ thức đêm này qua đêm khác để uống rượu, hút thuốc phiện. Họ nuôi trong óc
luôn luôn những ý nghĩ bất chánh. Họ sống thuần bằng những mộng dâm đãng, những
mưu cơ lừa dối. Bởi vậy nên thân thể và tinh thần họ suy vi rất mau chóng. Tôi
chắc cậu Liêu cũng ở vào ca ấy”...
Mấy năm sau, trong chuyên khảo Ba mươi năm văn học, với
bút hiệu Mộc Khuê, Kiều Thanh Quế tiếp tục nhấn mạnh: "Cùng một chủ trương
với họ Lê (Lê Văn Trương - NHS chú) về xã hội tiểu thuyết, Trương Tửu viết Thanh
niên S.O.S, Trái tim nổi loạn, Một chiến sĩ, Một cổ đôi ba tròng" (Mộc
Khuê: Ba mươi năm văn học. NXB Tân Việt, H., 1942, tr.52)… Nhìn chung, các
sáng tác của Trương Tửu thường tỏ rõ ý thức bênh vực người nghèo khó, hướng đến
đấu tranh nhưng các nhân vật lại có phần thiên về tiếng nói triết lý, luận đề,
ngoại đề (Hảo trong tiểu thuyết Một chiến sĩ, Thiện trong Khi
người ta đói...). Có thể chính lối tư duy luận lý mạnh về khảo cứu và phân tích
đã chi phối tư duy hình tượng và cảm xúc khiến cho ngòi bút Trương Tửu in đậm
phong cách tiểu thuyết - ký sự, nghiêng hẳn về "Sinle hóa"... Xin dẫn
một đoạn văn Trương Tửu tỉnh táo cắt nghĩa, diễn giải chuyện ái tình của
nam nữ thanh niên ở tuổi dậy thì trong tiểu thuyết Thanh niên S.O.S:
"Phàm một người con gái phải trải qua một thời kỳ mà cơ thể kêu gào một
khoái cảm, khoa học gọi là thời kỳ động tình. Trong thời kỳ đó, không gì làm
người con gái hoạt bát, có duyên, tươi tỉnh, lẳng lơ bằng đứng trước mặt một
người con trai (…). Sự có mặt của người con trai làm thức tỉnh cái tinh lực tiềm
tàng trong cơ thể người con gái. Người ta gọi nó là tinh lực dâm đãng. Hiện tượng
này đã được khoa học chứng nhận bằng nhân điện, cho rằng ở mỗi cơ thể người con
trai ngời ra những âm ba điện lực có đủ sức mạnh chiếu vào cơ thể người con
gái, khua động cái bản chất điện lực nằm tản mạn trong đó"(Thanh niên
S.O.S. In lần thứ hai. Minh Phương Xb, H., 1937, tr.72-73)… Điều này cũng thể
hiện rõ nét trong tập truyện vừa Một kiếp đọa đầy gồm một thiên truyện
cùng tên và truyện Cái tôi của ai. Truyện thứ nhất kể về hai chị em
gái. Người chị tên Liễu xấu xí lại bị mọi người xung quanh ghẻ lạnh đã rắp tâm
ghen ghét và trả thù cô em. Khi em Nguyệt có cậu Tú Duyên đến hỏi cưới thì Liễu
giả làm người khác viết thư gây chia rẽ, gây sự đánh Liễu rồi bỏ đi. Đến truyện Cái
tôi của ai hầu như là lời kể về những chiêm nghiệm, những suy tư suy tưởng
về cuộc sống, về con người cá nhân trong mối quan hệ với xã hội, về ý thức muốn
hoàn thiện nhân cách nhưng rồi vẫn bị cuộc sống đời thường chi phối, níu kéo và
nhấn chìm trong những mưu mô, thủ đoạn, hành động thấp hèn...
Nhận diện nội dung các sáng tác văn xuôi Trương Tửu, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại (1942) đã xếp tác phẩm của ông mở đầu cho mục "Tiểu thuyết xã hội" (cùng với Nguyên Hồng, Thạch Lam, Đỗ Đức Thu, Nhượng Tống, Thanh Tịnh, Thụy An, Nguyễn Xuân Huy, Ngọc Giao, Nguyễn Vỹ) và nêu mấy ý kiến khái quát: “Những tiểu thuyết đầu tay của ông đều là tiểu thuyết tranh đấu, nghĩa là những tiểu thuyết có tính cách cải tạo và bênh vực một vài ý kiến của mình (…). Từ tiểu thuyết tranh đấu đến tiểu thuyết xã hội, tác giả chỉ cần đi một bước”... Về phong cách Trương Tửu, Vũ Ngọc Phan nhận diện qua một thiên tiểu thuyết thuộc dòng “đấu tranh xã hội” tiêu biểu: “Đọc Một chiến sĩ, người ta nhận thấy Trương Tửu là một nhà văn lời lẽ hùng hồn, thống thiết. Những lời ấy nó đánh vào tình cảm người ta hơn vào lý trí người ta, mà người đời thường vị tình hơn theo lý. Trong tiểu thuyết của ông, nhiều chỗ văn ông trác luyện, sáng suốt, lối văn thích hợp cho người muốn bênh vực thuyết của mình. Những đoạn Hiền bày tỏ sự hoài bão của mình cho Như Lan nghe để nàng hiểu mình, đừng có sầu não quá độ là những đoạn thấm thía, dễ cảm người đọc. Song đến cách dựng việc trong Một chiến sĩ thì lại có nhiều điều khuyết điểm”… Với loại sách “có tính cách xã hội”, Vũ Ngọc Phan khảo sát và đánh giá từng tác phẩm cụ thể: “Quyển Khi chiếc yếm rơi xuống tuy mang cái nhan đề khơi gợi nhưng cả tập tiểu thuyết tuyệt nhiên không có chỗ nào gợi tình cả. Nó gần là tập phỏng vấn một gái giang hồ để tìm nguyên nhân trụy lạc của phần đông gái nhà chứa. Cái nguyên nhân ấy là sự đói khát (…). Tập tiểu thuyết xã hội Khi người ta đói của Trương Tửu là một tập ông viết một giọng thô bạo và hằn học bội phần nếu người ta đem so với các tiểu thuyết khác của ông. Đọc cả truyện, người ta chỉ thấy rặt một màu đen tối, không có lấy một tia hy vọng ở kẻ nghèo (…). Viết tập Khi người ta đói Trương Tửu cũng nương tựa vào nhiều thành kiến như trong khi phê bình nên nhiều khi ông thiên vị và tạo nên những việc buồn thảm quá đáng. Người ta thấy Trương Tửu phải chăng hơn khi viết tập ái tình tiểu thuyết Trái tim nổi loạn (…). Đoạn kết rất là đột ngột và thê thảm. Một truyện ái tình bi đát, tả bằng những nét hơi đậm một chút nhưng tỉ mỉ, kỹ càng. Chỉ phải vài ba đoạn nghị luận hơi dài, nhắc đi nhắc lại một ý kiến về ái tình và hôn nhân, làm cho những đoạn ấy kém phần thú vị. Tuy vậy, Trái tim nổi loạn của Trương Tửu cũng đáng kể là một tiểu thuyết xây dựng vững vàng… Viết tập Một kiếp đọa đầy và Cái tôi của ai (in chung trong một tập), Trương Tửu đã dài giòng quá”… Sau khi phân tích các tập truyện và tiểu thuyết Một chiến sĩ, Khi chiếc yếm rơi xuống, Khi người ta đói, Một kiếp đọa đầy, Vũ Ngọc Phan xác định: “Trương Tửu tỏ cho người ta thấy ông là một nhà tiểu thuyết xã hội. Ngay trong tập ái tình tiểu thuyết Trái tim nổi loạn, ông cũng có cái ý phân giai cấp mỗi khi nói đến sự giàu nghèo của Thúy và Thông. Còn ở hầu hết các tiểu thuyết khác của ông, ông bênh vực người nghèo rõ rệt… Về mặt phê bình, Trương Tửu là một nhà văn thiên vị, chỉ biết theo khuynh hướng chính trị của mình; còn về tiểu thuyết xã hội, ông là một nhà văn có những ý kiến chưa lấy gì làm chín chắn và sâu rộng” (Vũ Ngọc Phan: Nhà văn Việt Nam hiện đại. Tái bản. Nxb Thăng Long, Sài Gòn, 1960, tr.1123-1136)... Đặt trong mặt bằng chung của nền văn xuôi và tiểu thuyết đương thời, có thể nói Vũ Ngọc Phan đã thẳng thắn chỉ rõ những điểm hạn chế và khả thủ ở sáng tác Trương Tửu, trong đó nhấn mạnh ưu điểm về lối văn “trác luyện, sáng suốt”, “tỉ mỉ, kỹ càng”, “đáng kể là một tiểu thuyết xây dựng vững vàng”…
Nhận diện nội dung các sáng tác văn xuôi Trương Tửu, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại (1942) đã xếp tác phẩm của ông mở đầu cho mục "Tiểu thuyết xã hội" (cùng với Nguyên Hồng, Thạch Lam, Đỗ Đức Thu, Nhượng Tống, Thanh Tịnh, Thụy An, Nguyễn Xuân Huy, Ngọc Giao, Nguyễn Vỹ) và nêu mấy ý kiến khái quát: “Những tiểu thuyết đầu tay của ông đều là tiểu thuyết tranh đấu, nghĩa là những tiểu thuyết có tính cách cải tạo và bênh vực một vài ý kiến của mình (…). Từ tiểu thuyết tranh đấu đến tiểu thuyết xã hội, tác giả chỉ cần đi một bước”... Về phong cách Trương Tửu, Vũ Ngọc Phan nhận diện qua một thiên tiểu thuyết thuộc dòng “đấu tranh xã hội” tiêu biểu: “Đọc Một chiến sĩ, người ta nhận thấy Trương Tửu là một nhà văn lời lẽ hùng hồn, thống thiết. Những lời ấy nó đánh vào tình cảm người ta hơn vào lý trí người ta, mà người đời thường vị tình hơn theo lý. Trong tiểu thuyết của ông, nhiều chỗ văn ông trác luyện, sáng suốt, lối văn thích hợp cho người muốn bênh vực thuyết của mình. Những đoạn Hiền bày tỏ sự hoài bão của mình cho Như Lan nghe để nàng hiểu mình, đừng có sầu não quá độ là những đoạn thấm thía, dễ cảm người đọc. Song đến cách dựng việc trong Một chiến sĩ thì lại có nhiều điều khuyết điểm”… Với loại sách “có tính cách xã hội”, Vũ Ngọc Phan khảo sát và đánh giá từng tác phẩm cụ thể: “Quyển Khi chiếc yếm rơi xuống tuy mang cái nhan đề khơi gợi nhưng cả tập tiểu thuyết tuyệt nhiên không có chỗ nào gợi tình cả. Nó gần là tập phỏng vấn một gái giang hồ để tìm nguyên nhân trụy lạc của phần đông gái nhà chứa. Cái nguyên nhân ấy là sự đói khát (…). Tập tiểu thuyết xã hội Khi người ta đói của Trương Tửu là một tập ông viết một giọng thô bạo và hằn học bội phần nếu người ta đem so với các tiểu thuyết khác của ông. Đọc cả truyện, người ta chỉ thấy rặt một màu đen tối, không có lấy một tia hy vọng ở kẻ nghèo (…). Viết tập Khi người ta đói Trương Tửu cũng nương tựa vào nhiều thành kiến như trong khi phê bình nên nhiều khi ông thiên vị và tạo nên những việc buồn thảm quá đáng. Người ta thấy Trương Tửu phải chăng hơn khi viết tập ái tình tiểu thuyết Trái tim nổi loạn (…). Đoạn kết rất là đột ngột và thê thảm. Một truyện ái tình bi đát, tả bằng những nét hơi đậm một chút nhưng tỉ mỉ, kỹ càng. Chỉ phải vài ba đoạn nghị luận hơi dài, nhắc đi nhắc lại một ý kiến về ái tình và hôn nhân, làm cho những đoạn ấy kém phần thú vị. Tuy vậy, Trái tim nổi loạn của Trương Tửu cũng đáng kể là một tiểu thuyết xây dựng vững vàng… Viết tập Một kiếp đọa đầy và Cái tôi của ai (in chung trong một tập), Trương Tửu đã dài giòng quá”… Sau khi phân tích các tập truyện và tiểu thuyết Một chiến sĩ, Khi chiếc yếm rơi xuống, Khi người ta đói, Một kiếp đọa đầy, Vũ Ngọc Phan xác định: “Trương Tửu tỏ cho người ta thấy ông là một nhà tiểu thuyết xã hội. Ngay trong tập ái tình tiểu thuyết Trái tim nổi loạn, ông cũng có cái ý phân giai cấp mỗi khi nói đến sự giàu nghèo của Thúy và Thông. Còn ở hầu hết các tiểu thuyết khác của ông, ông bênh vực người nghèo rõ rệt… Về mặt phê bình, Trương Tửu là một nhà văn thiên vị, chỉ biết theo khuynh hướng chính trị của mình; còn về tiểu thuyết xã hội, ông là một nhà văn có những ý kiến chưa lấy gì làm chín chắn và sâu rộng” (Vũ Ngọc Phan: Nhà văn Việt Nam hiện đại. Tái bản. Nxb Thăng Long, Sài Gòn, 1960, tr.1123-1136)... Đặt trong mặt bằng chung của nền văn xuôi và tiểu thuyết đương thời, có thể nói Vũ Ngọc Phan đã thẳng thắn chỉ rõ những điểm hạn chế và khả thủ ở sáng tác Trương Tửu, trong đó nhấn mạnh ưu điểm về lối văn “trác luyện, sáng suốt”, “tỉ mỉ, kỹ càng”, “đáng kể là một tiểu thuyết xây dựng vững vàng”…
Xét trong tương quan chung, khi tập truyện Vang bóng một
thời của Nguyễn Tuân được tái bản, Kiều Thanh Quế đã đi sâu phân tích, dẫn
giải cả về nội dung và chiều sâu hình thức nghệ thuật, qua đó nhận diện sự khác
biệt với phong cách Trương Tửu - Lê Văn Trương: "Thời xưa! Một thời xưa của
nước Việt Nam cổ. Những cái vang, cái bóng của cổ thời ấy, Nguyễn
Tuân trịnh trọng ghi chép lại như một nhà lịch sử ký sự, bằng ngọn bút tỉ mỉ của
một nhà tiểu thuyết chơi văn. Vang bóng một thời là một toàn khối đựng
đủ "mùi tiêu sái" của người xưa trong các quan niệm "chơi",
"nhàn", v.v...
Văn Tự lực văn đoàn mềm mại dịu dàng. Văn Trương Tửu, Lê Văn Trương mạnh mẽ, đột khởi. Văn Nguyễn Tuân thì dí dỏm như một cô gái làm nũng, có khi lại "đỏng đảnh" như một người đàn bà khó chiều. Trong hai thuộc tính ấy, văn Nguyễn Tuân mạnh bạo đi đi đến nhiều tiểu xảo văn thuật có khi cũng ý nhị mà lắm lúc cũng ngô nghê! (Sự quá quắc bao giờ cũng cụng nhằm những viên đá tảng đánh vỡ gò trán!). Tiểu xảo văn thuật của Nguyễn Tuân luôn luôn nhu dụng đến các phép ẩn dụ (métaphore), hình tượng (imagination), nhân cách hóa (personn fication)" (Kiều Thanh Quế: Nhân quyển "Vang bóng một thời tục bản" - Tập truyện ngắn của Nguyễn Tuân. Tri Tân, số 145, tháng 6-1944; tr.10-11+15)… Ghi nhớ và cảm nhận về Trương Tửu trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Vỹ hồi tưởng: "Trương Tửu có khiếu ngôn ngữ và lý luận. Lời nói của anh là một sản phẩm của máy móc, lý luận của anh là một dây truyền ngôn ngữ phối trí chặt chẽ, liên kết mạch lạc và rèn rũa với một nghệ thuật tinh vi, tế nhị. Anh là một nhà hùng biện bẩm sinh. Không do một học đường nào đào tạo cả (...). Ngoài những khảo cứu văn học và triết học, Tửu cũng viết truyện. Truyện dài đầu tiên của Trương Tửu nhan đề Thanh niên S.O.S (1938) là tiếng kêu cứu của một thế hệ thanh niên đang suy sụp vì phong trào lãng mạn. Kế tiếp là Một chiến sĩ và Khi chiếc yếm rơi xuống (1939). Cả ba đều do nhà Minh Phương 15 A, cư xá Văn Tân, phố Hàng Đãy xuất bản... Bắt đầu đệ nhị thế chiến, ba quyển này đều bị Nha Thông tin và báo chí Pháp (I.P.P) cấm, vì đả kích xã hội An Nam thối nát dưới chế độ thực dân (...). Từ học thuyết này qua học thuyết khác, Tửu rơi vào triết lý macxit nhưng không thiên hẳn về chủ nghĩa quốc tế nào vì nguyên tắc của Tửu là chống giáo lý. Tửu không phải là người trung kiên với một điều tín. Đúng hơn, anh là một người tự do tư tưởng, và, trước hết là một người hùng biện hoàn toàn độc lập" (Nguyễn Vỹ: Văn thi sĩ tiền chiến. Khai Trí Xb, Sài Gòn, 1969)...
Văn Tự lực văn đoàn mềm mại dịu dàng. Văn Trương Tửu, Lê Văn Trương mạnh mẽ, đột khởi. Văn Nguyễn Tuân thì dí dỏm như một cô gái làm nũng, có khi lại "đỏng đảnh" như một người đàn bà khó chiều. Trong hai thuộc tính ấy, văn Nguyễn Tuân mạnh bạo đi đi đến nhiều tiểu xảo văn thuật có khi cũng ý nhị mà lắm lúc cũng ngô nghê! (Sự quá quắc bao giờ cũng cụng nhằm những viên đá tảng đánh vỡ gò trán!). Tiểu xảo văn thuật của Nguyễn Tuân luôn luôn nhu dụng đến các phép ẩn dụ (métaphore), hình tượng (imagination), nhân cách hóa (personn fication)" (Kiều Thanh Quế: Nhân quyển "Vang bóng một thời tục bản" - Tập truyện ngắn của Nguyễn Tuân. Tri Tân, số 145, tháng 6-1944; tr.10-11+15)… Ghi nhớ và cảm nhận về Trương Tửu trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Vỹ hồi tưởng: "Trương Tửu có khiếu ngôn ngữ và lý luận. Lời nói của anh là một sản phẩm của máy móc, lý luận của anh là một dây truyền ngôn ngữ phối trí chặt chẽ, liên kết mạch lạc và rèn rũa với một nghệ thuật tinh vi, tế nhị. Anh là một nhà hùng biện bẩm sinh. Không do một học đường nào đào tạo cả (...). Ngoài những khảo cứu văn học và triết học, Tửu cũng viết truyện. Truyện dài đầu tiên của Trương Tửu nhan đề Thanh niên S.O.S (1938) là tiếng kêu cứu của một thế hệ thanh niên đang suy sụp vì phong trào lãng mạn. Kế tiếp là Một chiến sĩ và Khi chiếc yếm rơi xuống (1939). Cả ba đều do nhà Minh Phương 15 A, cư xá Văn Tân, phố Hàng Đãy xuất bản... Bắt đầu đệ nhị thế chiến, ba quyển này đều bị Nha Thông tin và báo chí Pháp (I.P.P) cấm, vì đả kích xã hội An Nam thối nát dưới chế độ thực dân (...). Từ học thuyết này qua học thuyết khác, Tửu rơi vào triết lý macxit nhưng không thiên hẳn về chủ nghĩa quốc tế nào vì nguyên tắc của Tửu là chống giáo lý. Tửu không phải là người trung kiên với một điều tín. Đúng hơn, anh là một người tự do tư tưởng, và, trước hết là một người hùng biện hoàn toàn độc lập" (Nguyễn Vỹ: Văn thi sĩ tiền chiến. Khai Trí Xb, Sài Gòn, 1969)...
Đến gần đây, trong công trình Từ điển tác phẩm văn xuôi
Việt Nam (Từ cuối thế kỷ XIX đến 1945), phần Thư mục tác phẩm văn xuôi Việt
Nam từ cuối thế kỷ XIX đến 1945 đã thống kê Trương Tửu có 7 tác phẩm văn
xuôi (Khi chiếc yếm rơi xuống, Khi người ta đói, Một cổ đôi ba tròng, Trái tim
nổi loạn, Thanh niên S.O.S, Một chiến sĩ, Một kiếp đoạ đầy” (Vũ Tuấn Anh -
Bích Thu chủ biên: Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam -Từ cuối thế kỷ XIX
đến 1945. Nxb Văn học, H., 2001, tr.1135)... Tuy nhiên, trong phần giới thiệu
tóm tắt nội dung và nghệ thuật tác phẩm, công trình chỉ chọn phân tích duy nhất
mục từ tác phẩm Một kiếp đoạ đầy. Mục từ do nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh thực
hiện:
“[Một kiếp đoạ đầy] Gồm hai truyện: Một kiếp đọa đầy và Cái
tôi của ai.
Một kiếp đọa đầy kẻ về một cô gái xấu xí, sống trong đau
khổ, mặc cảm, uất ức và cuối cùng đã có những hành vi bột phát trả hận với cuộc
đời. Liễu hỏng một mắt và bị méo mồm do di chứng của bệnh đậu mùa. Cô bị mẹ
ghét bỏ, em gái khinh nhờn, họ hàng chế giễu, bầu bạn lảng tránh. Tuổi xuân của
cô chỉ là một chuỗi ngày buồn thảm, nhục nhã. Nguyệt, em Liễu, là cô gái có
nhan sắc nhưng tâm địa ích kỷ, luôn đối xử độc ác với Liễu khiến Liễu vốn là một
người hiền lành cũng nảy ý định trả thù.
Khi Nguyệt được mai mối lấy cậu Tú Duyên và mọi việc đang êm
đẹp thì Tú Duyên nhận được một lá thư của một người giấu tên sỉ vả chàng cướp
người yêu của anh ta. Tú Duyên muốn ngãng ra nhưng Nguyệt thanh minh, thuyết phục
Tú Duyên, nên hai người lại hòa hợp trở lại. Chính Liễu là người đã viết lá thư
đó. Thấy mình đã thất bại trong việc phá hạnh phúc của Nguyệt, Liễu tìm cách
phá hoại nhan sắc của Nguyệt. Một hôm, vô tình Nguyệt nhìn vào tờ giấy thấm
trên bàn Liễu và nhận ra đó chính là những chữ viết của bức thư nặc danh. Nguyệt
căm tức lao vào đánh Liễu. Trong lúc xô xát, Liễu đã cắn đứt môi Nguyệt, sau đó
bỏ nhà trốn đi.
Cái tôi của ai (Tâm sự) gần với tùy bút - triết lý hơn
là một truyện vừa. Một con người tự phân tích cái tôi của mình để thấy rõ hơn bản
chất, thế giới nội tâm cũng như những hành vi ứng xử của mình. Cái tôi con người
như phân tích của tác giả, là một phức thể: có cái tôi bên ngoài (tức là cái
tôi xã hội), có cái tôi bên trong, và cả cái tôi đạo đức nữa. “Trong con người
tôi, hình như đã có sẵn một cái tôi bên ngoài, có thể gọi là cái tôi xã hội sống
cạnh nách với cái tôi bên trong. Có khi nó làm xong, cái tôi bên trong mới can
thiệp vào để tán thành hay phản đối. Nhưng có một điều này tôi cho là rất lạ,
là bao giờ cũng như bao giờ, cái tôi xã hội cũng chỉ làm lợi cho cái tôi bên
trong”. Một vài câu chuyện được kể lại chứng minh cho những xét đoán của tác giả.
Với đồng lương của một thày ký còm tháng hai ba chục, tôi phải bảo vợ
bớt tiền chợ. Nhưng rồi cô em đến chơi, chứng kiến bữa cơm đạm bạc. Tôi xấu
hổ, mắng vợ và khi thấy vợ tức tưởi khóc, tôi lại thấy hối hận. Vậy là, hôm qua
tôi là cái đầy tớ của cái tôi bên trong, hôm nay lại là cái đầy tớ của cái tôi
xã hội. Và khi tôi hối hận vì đã mắng vợ vô lý, thì lại có cái tôi thứ ba nữa:
cái tôi đạo đức, đóng vai quan tòa của lương tâm mình”...
Tác giả cũng đề cập tới sự ích kỷ của cái tôi. Cái tôi ích kỷ
ấy khiến cho tôi đã có lần tham một gói kẹo của ai đó để quên trên xe
điện. Nhưng rồi cái tôi ích kỷ ấy cũng có lần nhận được bài học quý báu. Có lần tôi bị
ốm mà không còn đồng xu dính túi, lại chẳng có ai thân thuộc giữa đất Hà Nội.
Gia đình bán hàng nước dưới nhà - gia đình bác Nhỡ đã tận tình chăm sóc, khiến tôi cảm
thấy ân hận vì trước đây mình vẫn luôn nghi ngờ lòng tốt của mọi người. Gia
đình bác Nhỡ sau cũng gặp hoạn nạn, ly tán càng để lại cho tôi những
suy nghĩ thấm thía, khiến cho tôithấy muốn làm những việc tốt đẹp, vô tư
cho mọi người. “Đã sa vào kiếp người, tôi chỉ biết có con người, chỉ sợ có sự
trừng phạt của lương tâm tôi thôi, anh ạ”.
Nhưng cố dứt cái tôi ích kỷ của mình là chuyện không dễ dàng.
Sống trong sự bon chen của cuộc đời, vì tiền bạc, vì hãnh diện, con người không
dễ thắng cái tôi ích kỷ. “Muốn sống còn, tôi cũng phải ích kỷ như mọi người”.
Tác giả kể một câu chuyện để minh họa cho triết lý ấy. Một lần, các đồng nghiệp
ở sở vận động nhau ký vào đơn đòi chủ tăng lương. Tôi không ký, nhưng
vì người cầm đầu là Thiệp ráo riết vận động, lại sợ bản tính liều lĩnh, du côn
của Thiệp, nên tôi đành ký. Hôm sau, chủ hứa hẹn trấn an các nhân
viên. Tôi được gọi vào gặp chủ; ông chủ đưa cho xem những lá đơn xin
việc đang chờ với số lương yêu cầu chỉ bằng hai phần ba số lương tôi đang
lĩnh. Tôi sợ hãi, xin rút ý kiến đòi tăng lương. Ông chủ vẫn hăm dọa
đuổi việc và hỏi tên chủ mưu. Tôi đành khai ra Thiệp. Thiệp bị đuổi
việc. Trước ánh mắt hằn học của Thiệp khi rời sở, tôi luôn sống trong
sự sợ hãi và ám ảnh về sự đê hèn của mình: chỉ vì giữ một chỗ làm mà tố cáo,
làm hại đồng nghiệp. “Thì ra, cái tính ích kỷ mà tôi khinh, tôi ghét, tôi cố
tìm diệt, nó vẫn ở trong máu tôi”…
Kết thúc tác phẩm là sự sám hối và tiếng kêu tuyệt vọng của một
người ý thức về nhân phẩm nhưng không thắng nổi sự ích kỷ xấu xa của con người
mình: “Tôi chán tôi đến cực điểm rồi. Tôi không muốn là tôi nữa. Tôi sợ cuộc đời
tôi sẽ mãi mãi chỉ là một chuỗi dài những cái ích kỷ bẩn thỉu và tội lỗi. Trời
hỡi trời! Không biết tôi còn bị giam trong sự ích kỷ đến ngày nào? Đến lúc
nào?”…
Truyện của Trương Tửu có xu hướng đi vào phân tích những éo
le, uẩn khúc trong các trạng thái đời sống cũng như trong lòng người và đưa ra
những triết lý về nhân thế. Truyện Một kiếp đọa đầy gò bó, thiếu sự
linh hoạt tự nhiên và có phần cường điệu. Cái tôi của ai tuy lan man,
có tính chất tùy bút nhưng đã thể hiện được khả năng phân tích tâm lý cùng lối
văn sắc sảo, khúc chiết trong việc diễn đạt những ý tưởng và triết lý của tác
giả” (Vũ Tuấn Anh: Một kiếp đọa đầy, trong sách Từ điển tác phẩm
văn xuôi Việt Nam - Từ cuối thế kỷ XIX đến 1945. Sđd, tr.771-774)...
Độc giả ngày nay đọc lại văn xuôi Trương Tửu cần đặt các sáng
tác của ông trong bối cảnh đương thời mới có thể nhận thức rõ hơn dấu ấn một
phong cách riêng cũng như những đóng góp nhiều mặt với đời sống văn chương nước
nhà. Hơn nữa, chính lối văn luận đề, giàu chi tiết hiện thực đời thường khiến
cho tác phẩm của ông còn có thể trở thành điểm tựa của nhiều bộ môn liên ngành
như lịch sử, báo chí, ngôn ngữ học, văn hóa học, xã hội học…
III
Nhập cuộc đời sống phê bình, Trương Tửu từng viết trên Đông
Tây tuần báo, Loa, Quốc gia, Tin mới văn chương, Văn mới, Mùa gặt mới, Sáng tạo với
nhiều mục bài tiêu biểu, có tiếng vang sâu rộng trên văn đàn (Một quan niệm về
văn chương, Văn chương Việt Nam hiện đại, Văn học Việt Nam hiện đại, Những cái
hay của thơ Tản Đà, Địa vị Vũ Trọng Phụng trong văn học Việt Nam cận đại, Luân
lý tư sản và ảnh hưởng của nó trong văn chương Việt Nam hiện đại, Quan niệm về
thơ của Chế Lan Viên, Tôi thắp hương chờ đợi một thế hệ nhà văn mới...). Về các
công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn học truyền thống dân tộc, ông có: Kinh
thi Việt Nam, (1940), Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942), Tâm
lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ (1943), Văn chương Truyện Kiều, Tương
lai văn nghệ Việt Nam (1945), Văn nghệ bình dân Việt Nam (1949),Truyện
Kiều và thời đại Nguyễn Du (1956), Mấy vấn đề văn học sử Việt
Nam (1958). Nói riêng Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam là một
nỗ lực quan trọng của Trương Tửu trong việc tự ý thức về tiến trình lịch sử văn
học dân tộc. Tính cho đến tận hôm nay, đây vẫn là công trình chuyên sâu duy nhất
bàn về quan niệm và phương pháp văn học sử, những thành phần cấu tạo và việc
phân kỳ các giai đoạn văn học sử Việt Nam... Các tác phẩm này hầu hết đã
được in trong sách Trương Tửu - Tuyển tập nghiên cứu, phê bình (NXB
Lao động, H., 2007, 1088 trang).
Tiếp theo hai tập sách sưu tập tác phẩm của Trương Tửu (Tuyển
tập nghiên cứu, phê bình, 2007 và Tuyển tập văn xuôi, 2009), sau thời
gian dài chuẩn bị, tập sách thứ ba có nhan đề Trương Tửu - Tuyển tập
nghiên cứu văn hóa vừa hoàn thành (NXB Văn học, H., 2013, 1270 trang)… Tự
thân các công trình nghiên cứu, bình luận, trao đổi liên quan đến văn hóa của học
giả Trương Tửu làm thành hai giai đoạn rõ nét: trước và sau Cách mạng tháng Tám
1945.
Trước Cách mạng tháng Tám, sau thời gian dài viết phê bình và
sáng tác văn xuôi, kể từ năm 1943 chuyển hướng sang khảo cứu về văn hóa và nhấn
mạnh một số vấn đề đấu tranh xã hội (sự chuyển hướng đồng thời với năm xuất hiện Đề
cương Văn hóa Việt Nam do Trường Chinh khởi thảo). Tuy nhiên, do sự quản
lý, áp đặt của chế độ thực dân đương thời, Trương Tửu đều phải ký bút danh Nguyễn
Bách Khoa. Theo mục đích khoa học riêng, Trương Tửu dự kiến sẽ xuất bản bộ sách
trường thiên đặt dưới một nhan đề chung Nhân loại tiến hóa sử, có thể nối
dài đến 32 tập, mỗi tập đề cập đến một phạm vi, đối tượng văn hóa - văn minh cụ
thể. Ông cũng từng nêu dự định và thông báo sẽ viết các tập Văn minh khảo
luận, Kỹ thuật sinh sản, Xã hội học nhập môn, Nhân tính luận,… nhưng đều chưa
thực hiện được. Trên thực tế Trương Tửu mới in được ba tập đầu của bộ Nhân
loại tiến hóa sử, gồm: Tiến hóa luận (NXB Hàn Thuyên, H., 1943, 206
trang), Nguồn gốc văn minh (NXB Hàn Thuyên, H., 1943, 192
trang), Văn minh sử (NXB Hàn Thuyên, H., 1944, 184 trang)… Đặc điểm
chung của cả ba công trình này trước hết là thái độ tác giả đề cao tinh thần
khách quan, trung thực, khoa học trong tường giải mỗi vấn đề và cách trích dẫn
tư liệu. Trong phần Kết luận sách Tiến hóa luận, quyển đầu trong
bộ Nhân loại tiến hóa sử, ông viết:
“Chúng ta đã thấy quan niệm tiến hóa thành tựu cách nào chung
quanh vấn đề do lai của vũ trụ và loài người. Chúng ta đã được biết: quan niệm ấy
đem áp dụng vào giải thích lịch sử nhân loại, đã gặp những trở lực gì (tôn
giáo, chính trị, triết học, hoài nghi và bi quan) và sau cùng cũng đã thắng thế
ra sao. Chúng ta lại đã theo dõi các phái tư tưởng trái nghịch nhau về vấn đề động
lực của sự tiến hóa. Từ thuyết thiên mệnh, qua thuyết sức mạnh tinh thần, thuyết
anh hùng tạo thời thế đến thuyết kinh tế quyết định, chúng ta đã kiểm điểm ý kiến
phiền tạp của rất nhiều học phái trứ danh trong tư tưởng giới. Đoạn cuối, chúng
ta đã xét đến then máy của sự tiến hóa, phân tích đại cương của chủ nghĩa tiệm
tiến và chủ nghĩa sậu tiến hiện đang xung đột nhau ở hai địa hạt: Triết học và
chính trị.
Bao nhiêu tài liệu sử học, triết học, khoa học, xã hội học mà
tác giả đã dẫn ra trong sách này, hoặc để phê phán một học thuyết, hoặc để giải
thích một tin tưởng, hoặc để chứng minh một chân lí, đều được lựa chọn cân nhắc
kĩ lưỡng, theo một phương pháp khoa học rất khách quan. Những tài liệu ấy tự
chúng cũng toát ra một kết luận, tác giả không dám đem ý kiến riêng thêm thắt
vào nữa.
Kết luận này là một lòng tin không bờ bến ở năng lực sinh tồn
của nhân loại, ở cuộc tiến hóa và ở tương lai của xã hội. Nó là sự chiến thắng
chậm chạp nhưng càng ngày càng quyết định và rực rỡ của phương pháp duy vật biện
chứng trong công việc nhận thức: hiểu biết, suy nghĩ, phán đoán. Nó là sự lạc
quan vô điều kiện trong giai đoạn hiện tại của lịch sử loài người. Nó cũng là sự
nhu cầu biến cải hiện trạng xã hội để đi tới một hình thức sống tốt đẹp hơn, hợp
lí hơn, nhân đạo hơn.
Những điều kết luận xác đáng ấy, tác giả sẽ luôn luôn gặp gỡ
trong những cuốn sách sau của bộ Nhân loại tiến hóa sử này” (Sđd,
tr.111-112)...
Điểm thứ hai, Trương Tửu luôn thể hiện bản lĩnh, nhiệt huyết
và niềm tin vào sức mạnh của chân lý khoa học, khả năng nhận thức và cải biến
xã hội, ý thức hướng đến một ngày mai tươi sáng hơn. Trong lời Tựa sách Nguồn
gốc văn minh, ông nhấn mạnh:
“Quyển luận nhỏ này cũng được biên khảo theo cách thức cuốn đầu
bộ Nhân loại tiến hóa sử,nghĩa là có đầy đủ ba đặc tính: 1) Phổ thông; 2)
Tổng hiệp; 3) Phê bình…
… Với ba đặc tính ấy, những tác phẩm trong bộ Nhân loại
tiến hóa sử này sẽ có một công dụng quí giá vô cùng: gây dựng một hệ
thống tư tưởng kiên cố và xác đáng. Đó là một khuyết điểm lớn của phần đông người
Việt Nam - kể cả những người có học mới…
Bộ Nhân loại tiến hóa sử này, ngoài dụng ý gây dựng
một hệ thống tư tưởng còn có hoài bão làm thắng phương pháp khoa học trong giới
trí thức Việt Nam. Ngày nào mà chúng ta biết nhận xét và phán đoán theo đúng
phương pháp khoa học, ngày ấy chúng ta mới có thể giải phóng tinh thần khỏi những
gông cùm tư tưởng mà di truyền, tập tục và trăm nghìn lực lượng xã hội khác úp
chụp vào trí óc chúng ta từ thuở nào đến hiện giờ.
Có giải phóng được tinh thần mới giải phóng được sự hành động
khỏi những xu hướng sai lạc, mơ hồ, thoái hóa. Có giải phóng được sự hành động
mới biết sống và chiến đấu thích hợp với trào lưu đi tới của loài người.
Chúng tôi thành thực mong rằng cái ngày tốt đẹp kia sẽ không
xa chúng ta lắm. Và trong lúc đợi chờ, chúng tôi xin gắng sức làm nó chóng nảy
nở trên giải đất Việt Nam này. Công việc xuất bản bộ Nhân loại tiến hóa sử mới
chỉ là một bằng chứng nhỏ mọn của sự gắng sức ấy” (Sđd, tr.113-116)...
Điểm thứ ba, sống trong chế độ thực dân nhưng Trương Tửu đã
biết cách cập nhật, tận dụng những ưu thế của nền khoa học xã hội Pháp và
phương Tây trong việc tiếp nhận, giới thiệu và vận dụng các nguồn lý thuyết hiện
đại vào nghiên cứu lịch sử văn hóa, văn minh thế giới và Việt Nam. Chí ít cũng
thấy ông nhắc đến và trích dẫn các công trình khảo cứu chuyên sâu của các nhà
hoạt động xã hội và Macxit như Anti Dubringt - Chống Đuyrrinh (1878)
của F. Engels, Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mã Khắc Tư [Marx]
(1908) của G.V. Plékhanof, Mahatma Gandhi (1924) của Romain
Rolland, L’esprit humain en fonction de l’avenir - Về tương lai trí tuệ
con người của Lahy Hollebeque trong sách Evolution humaine - Sự tiến
hóa của loài người (1934) và các bộ sách đại thành như Bách khoa toàn
thư của Diderot, bộ Thế giới sử của J. Bousset; gần cận hơn là
các bộ sách tiêu biểu cùng lĩnh vực, cùng hệ vấn đề của các học giả người Việt
xuất sắc đương thời như Văn minh luận (1927) của Phạm Quỳnh, Nho
giáo (1930) của Trần Trọng Kim, Việt Nam văn hóa sử cương (1938), Khổng
giáo phê bình tiểu luận (1943) của Đào Duy Anh, Đời sống thái cổ (1942), Gốc
tích loài người, Ai Cập cổ sử, Cận Đông cổ sử (1943) của Nguyễn Đức Quỳnh,
v.v… Chỉ nói riêng chuyện biện giải các khái niệm văn hóa - văn minh, Trương Tửu
đã dành nhiều trang, trích dẫn từ nhiều nguồn sách để thấy rõ được lịch sử định
hình khái niệm, ý nghĩa gốc từ và quá trình dịch chuyển nghĩa để trở thành một
khái niệm khoa học (các chữ poli, policé, courtois, civil, civiliser,
civilisé, civilité và đi đếncivilisation…). Thời ấy người ta chưa biết kỵ
húy, kiêng sợ, chưa biết bắt vít, chưa nghĩ đến chuyện “trói” hay “cởi trói”
các khái niệm học thuật. Chính trên tinh thần ấy mà Trương Tửu trong sách Tiến
hóa luận, - sau khi xác định sự lỗi thời, phiến diện của các thuyết Thiên mệnh,
Sức mạnh tinh thần, Thời thế tạo anh hùng trong quá khứ - đã đi sâu phân tích,
diễn giải bản chất ba học thuyết chính trị nổi bật đương thời, trong đó tập
trung phê phán các phái Địa - Chính trị của Friedrich Razel (1844-1904), phái
Xã hội vạn năng của Esmile Durkheim (1895-1917) và đi đến khẳng định: “Khoa xã
hội học hiện đại đã dần tìm ra được phép tắc và then máy thần diệu của hiện tượng
“kinh tế quyết định” ấy. Người đầu tiên xướng ra một sử quan căn cứ vào hiện tượng
này là nhà xã hội học kiêm kinh tế học Đức Karl Marx (1818-1883). Với kinh tế sử
quan, sự nghiên cứu động lực tiến hóa của xã hội bước hẳn sang một giai đoạn mới:
giai đoạn khoa học” (Sđd, tr.100)...
Đồng thời Trương Tửu đi sâu phân tích và nhấn mạnh:
“Một số trí thức gia nghiên cứu kinh tế học và xã hội học,
theo quan điểm kinh tế quyết địnhđã bổ khuyết được những chỗ thiên vị của
hai phái trên kia. Nghiên cứu vấn đề tiến hóa xã hội một cách khoa học, các nhà
trí thức ấy đã khám phá ra được nhiều định luật, nhiều nguyên tắc làm chấn động
cả thế giới bác học. Họ lập thuyết theo chủ nghĩa duy vật biện chứng. Họ cho rằng
nguyên động lực của sự tiến hóa là nền tảng kinh tế. Nền tảng này gồm có những
lực lượng sinh sản, và những tương quan sinh sản. Lực lượng sinh sản (forces
productives) đẻ ra những tương quan sinh sản (rapports de production) phù hợp với
nó. Những tương quan sinh sản này hợp thành cái kiến trúc kinh tế (structure
économique) của xã hội. Trên cái kiến trúc kinh tế ấy mọc ra những chế độ chính
trị và xã hội thích ứng với nó. Tâm lí con người, phần thì bị nhào nặn theo sức
khuôn đúc trực tiếp của nền kiến trúc kinh tế, phần thì bị chi phối bởi chế độ
chính trị và xã hội dựng trên đó, phản chiếu vào ý tưởng giới của đoàn thể, tạo
ra những thống hệ trí thức đồng màu sắc với nó. Tất cả hòa hợp với nhau làm ra
cái ý thức xã hội (conscience sociale) của thời đại.
Khi những lực lượng sinh sản biến thể thì tương quan sinh sản
cũng biến thể theo. Những tương quan sinh sản này mà chưa chịu biến thể theo
thì những lực lượng sinh sản kia xung đột ngay với chúng. Sự xung đột ấy, phản
chiếu lên phần ý thức của xã hội, đẻ ra những ý tưởng hệ cấp tiến, phá hoại -
những xu hướng biến cải. Rút cục, những tương quan sinh sản kia, chiếu tỏa sáng
địa hạt pháp luật thì đó là những tương quan tài sản (rapports de propriété),
phải biến hóa theo cho phù hợp với sự đòi hỏi của những lực lượng sinh sản mới.
Và tức thời, bao nhiêu chế độ chính trị, pháp luật cùng bao nhiêu tín ngưỡng,
triết lí, văn nghệ đều biến đổi cho thích ứng với những điều kiện kinh tế mới
đó. Tâm lí con người trong xã hội cũng do đó mà biến đổi hẳn đi…
… Xét kỹ thì chỉ có thuyết kinh tế quyết định này là giải
thích được đúng nhất sự tiến hóa của loài người. Bởi nó căn cứ vào chủ nghĩa
duy vật và phép biện chứng, là hai yếu tố nền tảng của sự sinh hóa trong thiên
nhiên cũng như trong xã hội” (Sđd, tr.105-106)...
Như vậy, có thể nói trên phương diện tư tưởng chính trị, cơ bản
Trương Tửu đã thuộc về hệ phái Macxit, vừa khẳng định, cổ vũ nhiệt tình cho
phái Kinh tế quyết định vừa trực tiếp lên tiếng tuyên truyền, đấu
tranh cho các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và sự thắng thế của
thuyết kinh tế quyết định.
Vào giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám, Trương Tửu còn có một
số tiểu luận quan trọng trực diện khảo sát, bàn luận, nhận diện, tổng kết và đề
xuất các phương hướng xây dựng liên quan đến văn hóa - văn nghệ Việt Nam đương
thời (Những xu hướng chính trị hiện thời ở xứ ta: nhóm Tia Sáng, Chung quanh sự
chia rẽ Đệ tam và Đệ tứ, Bốm mươi năm văn hóa Việt Nam (1905-1945), Những đặc
tính của tân văn hóa Việt Nam, Tương lai văn nghệ Việt Nam…).
Bước sang giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt từ sau
hòa bình lập lại (1954), Trương Tửu tiếp tục thể hiện mối quan tâm đến nhiều vấn
đề hệ trọng của nền văn hóa mới. Chính ở giai đoạn này, những biến động trên thế
giới và nội tại trong phe xã hội chủ nghĩa cũng như thực tiễn tình hình đất nước
thời hậu chiến đã đặt ra nhiều câu hỏi và dội vào trang viết của nhà văn, nhà
giáo Trương Tửu vốn giàu suy tư, trăn trở. Chỉ trong vài ba năm, ông chuyển hóa
và bị dồn đẩy từ cực này đến cựa kia, qua hết mọi thăng trầm, ái ố hỷ nộ của cuộc
đời. Từ một người kháng chiến trở về với tất cả niềm tin tưởng, hăng hái nhập
cuộc xã hội mới, ông lại trở thành người ở phía đối lập, ra rìa, bị nghi kỵ,
phê phán, cấm đoán (trong đó có nhiều người một thời từng cùng chiến tuyến và cả
những học trò của ông); rồi từ vị thế một giáo sư hàng đầu, tham gia Đại hội
thành lập và là Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông bị thi hành kỷ luật,
không dạy đại học nữa và bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn. Lý giải vấn đề này cần
nhìn sâu vào thời cuộc, cần một cái nhìn lịch sử cụ thể, trong đó cần thừa nhận
cả những sự cực đoan, đơn giản, qui chụp một chiều, bao biếm chân lý, cá nhân
duy ý chí ảnh hưởng trong lãnh đạo, quản lý văn nghệ ở một thời khắc đặc biệt
nhạy cảm. Qua thời gian, đặc biệt với tinh thần Đổi mới, chúng ta có điều kiện
nhìn nhận sự việc một cách khách quan, công bằng hơn, đánh giá chân xác hơn những
đóng góp và hạn chế của cả một thế hệ, bên cạnh Trương Tửu còn có những Trần Đức
Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Hữu Đang, Đào Duy Anh, Phan Khôi, Văn Cao,
Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán…
Trên thực tế, bản thân Trương Tửu cũng có những sở trường sở
đoản và sự phóng chiếu tài năng đôi khi đến thành nồng nhiệt, khuynh tả theo một
lối riêng. Vừa khi hòa bình lập lại, ông viết liền hai tác phẩm Chỉnh huấn
là gì? (NXB Minh Đức - Thời đại, H., 1955), Văn hóa nô dịch của đế quốc
Mỹ và phe lũ (NXB Minh Đức - Thời đại, H., 1956) và còn dự định viết tiếp
các sách tuyên truyền (Thế nào là văn hóa nô dịch? Thế nào là văn hóa tiến bộ?
Sáng tác tân văn nghệ, Cách mạng luận, Văn hóa tiến bộ của Liên Xô và Mặt trận
hòa bình dân chủ…). Trong Chỉnh huấn là gì? ông thể hiện là người dẫn
đường chỉ lối, thông thuộc bài học chỉnh huấn, nắm bắt từ cội nguồn yêu cầu nhiệm
vụ đến cách thức triển khai, tổng kết, đặt niềm tin tuyệt đối vào tác dụng, mục
đích, ý nghĩa công tác chỉnh huấn: “1) Chỉnh huấn làm cho ta nhận rõ chân lí của
quá trình phát triển xã hội; 2) Chỉnh huấn chỉ vạch cho ta một nhân sinh quan
cách mạng cần phải theo để tham dự đắc lực vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,
xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến tới xã hội chủ nghĩa; 3) Chỉnh huấn đã
giúp ta làm chủ cuộc đời ta” (Sđd, tr.402-403)...
Trong Văn hóa nô dịch của đế quốc Mỹ và phe lũ, ông thể hiện là nhà tuyên huấn thuần thành của một thời còn nhiều ấu trĩ, truy nguyên từ nguồn gốc lịch sử và xã hội của kiểu văn hóa nô dịch đến phác họa “bảy độc tố tinh thần”, thấy rõ mâu thuẫn hai phe “như nước với lửa”, trình diễn một cách lớp lang, chi tiết những sự băng hoại, phản động và các loại âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ và phe lũ đối với phe ta và xứ ta. Trên đà nhiệt tình cách mạng và ý thức giai cấp có phần quá tả, ông đã phê phán không ít các phương diện văn hóa - văn nghệ vốn không có lỗi, thậm chí còn khơi nguồn và đồng hành với bước tiến của văn hóa nhân loại (cộng đồng châu Âu, cách thức quản lý các trường đại học, nghệ thuật trong cơ chế thị trường, các đánh giá một số phương pháp, trào lưu, tác giả - tác phẩm văn nghệ…). Điều này cho thấy cần có cái nhìn lịch sử không chỉ với thời thế, hoàn cảnh, cơ chế xã hội, trình độ nhận thức, quản lý văn hóa ở từng giai đoạn mà cũng cần có thái độ đánh giá thận trọng, đúng mức, có lý có tình ngay cả với cách nhìn và tầm nhìn ở từng tác giả, tác phẩm cụ thể.
Trong Văn hóa nô dịch của đế quốc Mỹ và phe lũ, ông thể hiện là nhà tuyên huấn thuần thành của một thời còn nhiều ấu trĩ, truy nguyên từ nguồn gốc lịch sử và xã hội của kiểu văn hóa nô dịch đến phác họa “bảy độc tố tinh thần”, thấy rõ mâu thuẫn hai phe “như nước với lửa”, trình diễn một cách lớp lang, chi tiết những sự băng hoại, phản động và các loại âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ và phe lũ đối với phe ta và xứ ta. Trên đà nhiệt tình cách mạng và ý thức giai cấp có phần quá tả, ông đã phê phán không ít các phương diện văn hóa - văn nghệ vốn không có lỗi, thậm chí còn khơi nguồn và đồng hành với bước tiến của văn hóa nhân loại (cộng đồng châu Âu, cách thức quản lý các trường đại học, nghệ thuật trong cơ chế thị trường, các đánh giá một số phương pháp, trào lưu, tác giả - tác phẩm văn nghệ…). Điều này cho thấy cần có cái nhìn lịch sử không chỉ với thời thế, hoàn cảnh, cơ chế xã hội, trình độ nhận thức, quản lý văn hóa ở từng giai đoạn mà cũng cần có thái độ đánh giá thận trọng, đúng mức, có lý có tình ngay cả với cách nhìn và tầm nhìn ở từng tác giả, tác phẩm cụ thể.
Hơn nửa thế kỷ đã qua đi. Đất nước đã Đổi mới. Những chủ nhân
của đất nước Đổi mới ấy đã trưởng thành, đủ năng lực nhận thức, đủ sức mạnh, bản
lĩnh và niềm tin trong việc thau chua rửa mặn, đánh giá lại nhiều hiện tượng, sự
kiện, nhân vật trong quá khứ. Việc cung cấp các tư liệu liên quan đến con người
và tư tưởng nhà văn, nhà giáo Trương Tửu chính là nằm trong xu thế và yêu cầu
khách quan ấy. Đến thăm các trường đại học lớn ở Trung Quốc đầu năm 1956, ông
hoan hỷ với những chủ trương mang đầy tính ảo tưởng, khoa trương hình thức “Tiến
quân vào thành trì khoa học”, “Bách hoa tề phóng”, “Bách gia tranh minh”,
“Chính phủ… đã đề ra cho giới trí thức một nhiệm vụ nặng nề và vinh quang là:
cuối kế hoạch 12 năm, về khoa học… phải đạt tới một trình độ ngang bằng với
trình độ thế giới, ở những môn quan trọng” (Tập sanĐại học Sư phạm, 1956),
nhưng ngay khi về nước ông lại lên tiếng cảnh tỉnh Bệnh sùng bái cá nhân
trong lãnh đạo văn nghệ (Giai phẩm mùa Thu, Tập II. Minh Đức xuất bản,
H., 30-9-1956) và tin tưởng, nhiệt thành, trung thực xác định: “Thẳng thắn
phê bình những sai lầm thiếu sót của lãnh đạo, của chính sách, của cán bộ là
thiết thực góp sức vào sự nghiệp hoàn thành Cách mạng tháng Tám, giữ vững hòa
bình, củng cố miền Bắc, thực hiện thống nhất trên cơ sở độc lập và dân chủ thực
sự. Lúc này hơn lúc nào hết, nói thực, nói thẳng, nói hết là cái thước đo
lòng trung thành của người trí thức đối với chế độ dân chủ nhân dân. Không
mạnh bạo phát hiện khuyết điểm và đề nghị sửa chữa là không tin chế độ, không
tin Đảng, là tự mình tước bỏ cái nhân cách trí thức của mình, là phụ cái lòng kỳ
vọng của nhân dân và chính phủ vẫn đặt vào giới mình”... Về nguyên tắc,
Trương Tửu không sai: “Nghệ thuật là sáng tạo, là tự do. Sùng bái cá nhân là phục
tùng mù quáng, là nô lệ. Hai thứ đó như nước với lửa; có cái này thì không có
cái kia được”... Với chứng cứ và lập luận chặt chẽ, Trương Tửu thẳng thắn chỉ
ra một cách thuyết phục những biểu hiện “bảo hoàng hơn cả nhà vua”, quan liêu,
lệch lạc trong quản lí văn nghệ, phê phán quyết liệt một thiểu số “ngã vào tay
bọn thầy bùa biến thành những tên thư lại văn nghệ xu nịnh trục lợi” và khẳng định
vị thế các nhà văn nghệ sĩ chân chính: “Họ đấu tranh vì họ yêu chế độ, yêu Đảng,
yêu nghệ thuật, yêu con người. Họ đấu tranh là để cho chế độ tươi đẹp hơn, Đảng
vững mạnh hơn, nghệ thuật phục vụ Cách mạng đắc lực hơn, con người có nhân cách
cao quý hơn”... Ngay sau đó, Trương Tửu tiếp tục khai thác, lý giải sâu sắc
các vấn đề thuộc về nguyên tắc tính Đảng trong bài Tự do tư tưởng của văn
nghệ sĩ và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Bônsêvich (Giai phẩm mùa Đông, Tập
I. Minh Đức xuất bản, H., 28-11-1956) và nhấn mạnh: “Người văn nghệ sĩ nhân đạo
chủ nghĩa thoải mái và phấn khởi dấn bước theo ngọn cờ vinh quang của Đảng Cộng
sản Lênin chủ nghĩa, vững tâm như dấn bước vào thế giới bản chất của nghệ thuật,
của tự do tư tưởng, của sáng tạo. Bên mình họ, Đảng hiện ra như sứ giả của chân
lí, của quy luật lịch sử, của sự thực toàn diện. Và họ cũng nỗ lực sáng tác để
giúp Đảng ngày một gần chân lí hơn nữa, ngày càng nắm vững sự thực chắc chắn
hơn nữa. Gorki, Maiakovski, Ostrovski, Cholokov, Lỗ Tấn, v.v... đã chứng minh
hùng hồn rằng văn nghệ sĩ có thể làm tròn được thiên chức khó khăn ấy...
Ý nghĩa lịch sử và tinh thần nội dung bài Tổ chức Đảng và văn học Đảng của Lênin là như vậy. Đường lối lãnh đạo văn nghệ của Đảng Cộng sản Lênin nghĩa là như vậy”... Hai bài báo của Trương Tửu đã dẫn đến việc hai ông Văn Tân - Nguyễn Hồng Phong chấp bút viết Chống quan điểm phi vô sản về văn nghệ và chính trị (Nhân những ý kiến của ông Trương Tửu về văn nghệ và chính trị đã đăng trên báo Nhân văn và Giai phẩm mùa Thu và mùa Đông) (NXB Sự thật, H., 1957) và rồi Trương Tửu đã có dịp “giải trình” một cách đầy tự tin, quyết đoán ngay từ những dòng mở đầu:
Ý nghĩa lịch sử và tinh thần nội dung bài Tổ chức Đảng và văn học Đảng của Lênin là như vậy. Đường lối lãnh đạo văn nghệ của Đảng Cộng sản Lênin nghĩa là như vậy”... Hai bài báo của Trương Tửu đã dẫn đến việc hai ông Văn Tân - Nguyễn Hồng Phong chấp bút viết Chống quan điểm phi vô sản về văn nghệ và chính trị (Nhân những ý kiến của ông Trương Tửu về văn nghệ và chính trị đã đăng trên báo Nhân văn và Giai phẩm mùa Thu và mùa Đông) (NXB Sự thật, H., 1957) và rồi Trương Tửu đã có dịp “giải trình” một cách đầy tự tin, quyết đoán ngay từ những dòng mở đầu:
“Tôi đã được đọc tập Chống quan điểm phi vô sản về
văn nghệ và chính trị của hai ông mới cho xuất bản ở nhà Sự
thật. Trong tập văn ấy, hai ông đã “phê phán” những ý kiến của tôi
phát biểu hồi năm ngoái trong Giai phẩm mùa Thu, mùa Đông giữa
lúc Đảng Lao động Việt Nam phát động tự do, dân chủ để nhân dân xây
dựng lãnh đạo. Tôi thành thực cảm ơn hai ông và nhà xuất bản Sự
thật đã đặc biệt lưu ý đến những bài viết của tôi và đã
cung cấp cho tôi một cơ hội để tôi suy nghĩ về vấn đề mà tôi chưa kịp
nói đến đầy đủ trong ba bài báo nhỏ đăng trong Giai phẩm. Để đáp
lại tấm thịnh tình và thiện chí của các ông tôi thấy có bổn phận
phải viết và cho in bức thư ngỏ này mong bộc bạch được một đôi điều
có thể có ích phần nào cho sự đấu tranh tư tưởng hiện nay trong giới
văn nghệ nước nhà.
Trước hết, tôi cũng cần đính chính một điều. Ngoài
bìa sách, hai ông có chữ “Nhân những ý kiến của ông Trương Tửu viết
trong NHÂN VĂN, GIAI PHẨM...”. Tôi không hiểu hai ông có đọc Nhân
văn không, tôi không hề viết một dòng nào trên báo Nhân văn cả.
Không biết hai ông vì thiếu thận trọng hay vì động cơ gì khó nói ra
mà lại chữa như vậy. Tôi thiết nghĩ tranh luận tư tưởng cần lấy trung
thực làm thái độ căn bản. Nếu không trung thực thì độc giả chỉ mới
thoạt nhìn dòng chữa ở bì sách đã hoài nghi nội dung của sách rồi,
làm sao mà thuyết phục được ai nữa. Mong lần sau hai ông nên tránh sự
sơ xuất bất lợi ấy.
Tôi xin thú thực ngay rằng: với tất cả lòng thành khẩn
tiếp thu phê bình, tôi cũng vẫn chưa làm thế nào để thừa nhận được
những quan điểm của hai ông. Vì rằng, nhiều quan điểm của hai ông không
giống với những điều MARX, ENGELS, LENINE đã viết mà tôi đã được
học tập. Tôi không dám nghĩ rằng hai ông chưa đọc MARX, ENGELS, LENINE.
Tôi chỉ thắc mắc có một điều là: MARX, ENGELS, LENINE nói khác
hẳn hai ông. Vậy không biết hai ông đúng hay MARX, ENGELS, LENINE đúng?” (Trương
Tửu - Tuyển tập nghiên cứu văn hóa. NXB Văn học, H., 2013, tr.523.)...
Từ đây Trương Tửu sôi nổi, hào hứng nêu những thắc mắc, phân
tích, lý giải, chất vấn đến cả mười điều với hai ông Văn Tân - Nguyễn Hồng
Phong, “đặc biệt là những điều mà riêng tôi nhận thấy trái với những
văn kiện kinh điển của MARX, ENGELS, LENINE mà tôi đã được học tập” và
đi đến lời kết hóa giải nhẹ nhàng: “Đó là quan điểm của tôi về vấn đề
quan hệ giữa Đảng và văn nghệ sĩ, chuyên môn và chính trị. Hai ông (và
một số người khác) đã gán cho tôi những chủ trương: đòi tách chuyên
môn khỏi chính trị, Đảng không lãnh đạo được chuyên môn, văn nghệ phải
thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức, của mọi đường lối chính
sách, v.v... là bởi hiểu lầm những ý kiến của tôi đã phát biểu” (Sđd, tr.597)...
Sau khi viết Bức thư ngỏ gửi hai ông Văn Tân và
Nguyễn Hồng Phong nêu trên (văn bản do ông Trương Tùng, con trai Nhà văn, Giáo
sư Trương Tửu cung cấp), tác giả lui về hành nghề Đông y, viết mấy mục
bài Suy nghĩ về Tam tài luận, Cái nghiệp trong thuyết nhân quả và soạn
chuyên đề châm cứu Tý ngọ lưu trú pháp… sinh thời chưa in, nay mới hiện diện
trong sáchTrương Tửu - Tuyển tập nghiên cứu văn hóa nói trên.
Gần 40 năm rời bỏ nghiệp văn và dạy học (từ năm 1960 đến cuối
đời, năm 1999), sau cái hình ảnh bẻ gãy bút lúc rời giảng đường đại học năm
1958, cũng vẫn bằng một nghị lực lớn lao, một cuộc sống cam go nhưng không bao
giờ mất lòng tin và sự dũng cảm, Trương Tửu bước vào những lĩnh vực hoàn toàn mới
mẻ nhưng với ông vô cùng hấp dẫn. Đó là nghiên cứu và hành nghề châm cứu Đông
y, tìm hiểu triết học Đông phương, Phật giáo, Nho giáo, khí công, yoga, dưỡng
sinh và cả tử vi, tướng số... Trên giá sách hàng ngàn cuốn, trong các sổ tay
ghi chép về châm cứu, Phật giáo, tử vi, dưỡng sinh,... của ông có ghi lại những
điều chiêm nghiệm rút ra từ các tác phẩm kim cổ Đông Tây của Việt Nam, Trung Quốc,
Nhật Bản, Pháp, Nga, Ấn Độ… Trong các trang viết và cả thực hành Đông y, châm cứu,
dưỡng sinh... đều thấy toát lên sự ngưỡng mộ và năng lực tiếp nhận nhạy bén,
sâu sắc của ông về thuyết âm dương ngũ hành, về tính chỉnh thể của tự nhiên, xã
hội và con người. Tác phẩm Tý ngọ lưu trú pháp và Đề cương chi tiết của
bộ sách Đạo dưỡng sinh định viết cuối đời cùng nhiều bài viết, nói
chuyện khác đã minh chứng điều ấy. Như không ít lời nhận xét của các bậc thức
giả, cả trong những lĩnh vực chuyên sâu mênh mông ấy, ông cũng là người uyên
bác.
Độc giả ngày nay đọc tác phẩm Trương Tửu cần đặt các công
trình nghiên cứu, phê bình, sáng tác của ông trong bối cảnh đương thời mới có
thể nhận thức rõ hơn dấu ấn một phong cách riêng cũng như những đóng góp nhiều
mặt với đời sống văn hóa - văn học nước nhà. Một quan điểm khách quan, khoa học,
lịch sử cụ thể sẽ là điểm tựa để hậu thế đánh giá chân xác hơn tình yêu nước,
yêu nhân dân và phẩm chất của nhà trí thức chân chính, suốt đời phấn đấu cho lẽ
phải và tiến bộ xã hội.
Hà Nội, ngày 12-11-2013
đại lý vé eva air
phòng vé máy bay đi mỹ
ve may bay korean air
vé máy bay từ tphcm đi mỹ
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich