Huế trong thơ Huế
| |
Huế là địa danh được nói nhiều nhứt trong thơ, của cả những
người chỉ tạt qua Huế đôi lần trên con đường viễn du Bắc Nam như Nguyễn Bính
(*), những kẻ ở đó chỉ một thời như Phan Khôi (*), huống chi với một nhà thơ
"Huế rặc" như Bùi Ngọc Lan. Nói rõ ra, cô là người sinh ra ở đó, lớn
lên, học hành và dạy học ở đó, lại có cả bà nội tổ có bà con với Hoàng triều.
Thành ra, Huế của Bùi Ngọc Lan không chỉ là Huế của dân dã mà còn là Huế của
Hoàng gia, Huế của Đại Nội, nơi khi còn thơ ấu, khi Bảo Đại còn ngồi trên
ngai vàng, không ít lần cô đã vào ra trong những dịp lễ tết hay khánh thọ của
các ông hoàng bà chúa.
Bởi một biến cố trọng đại của đất nước và cũng bởi một biến
cố trọng đại trong đời một người phụ nữ, - theo chồng -, cô mới đành bỏ Huế
mà đi để làm người lưu vong nơi xứ người:
"Em đã theo chồng
Về phương trời khác
Tôi đứng bơ vơ với nỗi nhớ ngân dài..."
(Về Qua Thành Nội - Còn Trong Nỗi Nhớ- Bùi Ngọc Lan)
Chắc chắn không ít người "đứng bơ vơ với nỗi nhớ ngân
dài..." Người ấy là ai? Cô có biết hay không biết họ bởi vì những người
như thế ấy, đâu có phải ai ai cũng mạnh dạn tỏ tình:
"Thêm một chút gì cho mối tình câm
Chàng Quốc Học yêu cô nàng Đồng Khánh
Một mối tình câm năm mươi năm hiu quạnh
(Cho tôi gởi một chú gì về theo- Còn Trong Nỗi Nhớ -
hoànglonghải)
Thành Nội là địa danh Bùi Ngọc Lan nói đến nhiều nhất trong
thơ cộ Lý do: Tại nhà cô ở trong Thành Nội, trong cửa Đông Ba (Đường Đông Ba
thăm lại mái nhà xưa, Hàng phượng xanh xanh trong nắng ban trưa - Về Qua
Thành Nội- Sđđ) hay trường cô dạy cũng trong Thành Nội: "Trường Đồng
Khánh Thành Nội" hay Đại Nội (Trong Thành Nội) là nơi cô từng vào ra khi
ấu thơ vì mối liên hệ máu mủ với Hoàng giạ Mối "liên hệ" ấy làm sao
xóa bỏ đi được, mà tại sao lại muốn xóa bỏ nó đi như vài người muốn từ bỏ những
Ưng, Bảo, Vĩnh... để trở lại với thuần túy Nguyễn Phước mà thôi.
Mây giăng núi Ngự cho lòng lạnh
Lối về Thành Nội trắng mưa đêm
(Gởi Hương Cho Gió- Sddd).. ..
Đường Tam Tòa rặng mù u xanh mướt
Áo tím bay, nắng Thượng Tứ vừa lên
(Huế và Em- sddd)...
Trăng đêm hè Thành Nội
Ngát hương cau, hương bưởi vườn ai (Sddd).. ..
Đường vô Thành Nội xanh xao phượng
(Chút Tình Riêng Gởi Huế - Sddd)
Bùi Ngọc Lan có những nhận xét tinh tế về Huế, có lẽ những
nhận xét đó cô nhận biết khi còn đi học, trên đường từ nhà cô trong Thành Nội
qua trường Đồng Khánh: Tay ôm cặp sách đi dưới rặng mù u để tránh nắng. Không
những thế, có lần cô thấy "Lối về Thành Nội trắng mưa đêm" (Gởi
Hương Cho Gió... Sđd). Không những đêm, có cả ngày hè nên "Lối về Thành
Nội nắng mênh mông" (Nhớ Huế - Sđd) hoặc những đêm hè, đi ngang vườn nhà
ai ở đường Bộ Thị, Bộ Tham thấy "Ngát hương cau, hương bưởi" (Huế
và Em - Sđd) hoặc khi mùa Xuân tới thì "Đường vô Thành Nội xanh xao phượng"
(Chút Tình Riêng Gởi Huế - Sđd) hay "Đường Nội Thành xào xạc lá me
bay." (Ước Gì Có Huế Bên Này - Sddd) Cảnh đó từng làm cho nhà thơ khi xa
quê "Nhớ Nội Thành da diết, Đường phượng bay" chiều mưa. (Chiều quê
người - Sddd) Trước khi mưa thường có gió lộng làm hoa phượng đỏ rơi lả tả đầy
mặt những thảm cỏ xanh. Cũng trong nỗi nhớ đó, không ít lần, khi ở Melbourne
(nơi cô định cử), đi trong chuyến tàu chiều, Bùi Ngọc Lan thấy "Nhớ hàng
cây Nội Thành thấp thoáng nắng, Chưa bao giờ mình yêu Huế nhiều
hơn."(Chuyến Tàu Hoàng Hôn - Sđd) Nói tới Nội Thành, người ta không thể
không nhắc tới Đại Nội. Đại Nội là trung tâm của Thành Nội. Trung tâm của Đại
Nội là Tử Cấm Thành, nơi sinh hoạt thường nhựt của vuạ Dĩ nhiên, ngày nay vua
không còn, triều đình không còn, hoàng gia không còn, cung phi mỹ nữ không
còn, Đại Nội trở thành nơi vắng vẻ, hiu quạnh, lạnh lẽo:
Đại Nội rêu phong vạn cổ sầu
Trăng tà, tiếng cuốc lạnh đêm thâu.
Cung miếu, điện đài nay vắng ngắt
Người xưa hồn thấp thoáng nơi đâu..?
(Chút Tình Riêng Gởi Huế- Sddd)
Đọc bốn câu thơ nầy, người yêu thơ nghe như đâu đây có
"hồn thu thảo" của Bà Huyện Thanh Quan hay tiếng gọi của hồn Thục Đế
"Năm canh máu chảy đêm hè vắng" (Quốc kêu cảm hứng - Nguyễn Khuyến)
như trong thơ Nguyễn Khuyến. Đôi khi Bùi Ngọc Lan thấy le lói chút nắng của
"Ngũ Phụng Lâu dưới nắng chiều rực rỡ, Ta gọi thầm Đằng Vương Các hôm
nay" (Ước Gì Có Huế Bên Nầy - Sđd) nhưng trong lòng cô vẫn còn một nỗi u
"Đại Nội rêu phong nhớ Thái Hòa." (Quê Người Vẫn Nhớ Xuân Quê Cũ -
Sđd) Người yêu thơ băn khoăn trước những nỗi nhớ của Bùi Ngọc Lan. Cô nhớ Điện
Thái Hòa là nhớ một triều đại phong kiến đã suy tàn hay nhớ Đại Nội như một
chứng tích của một nền văn học cổ rực rỡ, sáng chói như mấy câu thơ của Vương
Bột viết ở Đằng Vương Các: "Lạc hà dữ cô vụ tề phi, Thu thủy cộng trường
thiên nhất sắc."
Có điều lạ! Ai ai cũng ngán cái mưa dầm xứ Huế, nhưng khi
xa Huế rồi, đố ai khỏi nhớ! Nguyễn Bính chỉ ghé Huế đôi lần cũng phải than:
Giời mưa xứ Huế sao buồn thế!?
Cứ kéo dài ra đến mấy ngày...
Mưa ở Huế là mưa dầm, là
Mùa đông buồn của Huế,
Ngày lê thê trời đất trắng mông lung.
Trắng ngõ nhà em bậc thềm rêu phủ,
Huế mù sương, ôi xa quá mịt mùng..
(Huế Và Em - Sddd)
Mùa đông mưa buồn là nỗi khắc khoải, thắc mắc của tấm lòng
nhà thơ đối với Huế: "Tháng chạp Huế mình chắc lạnh lắm?" (Chút
Tình Riêng Gởi Huế - Sđd) Tháng chạp, còn chưa bao nhiêu ngày đã tết rồi mà
còn "Mưa phùn lất phất trắng trời bay". (Chút Tình Riêng Gởi Huế) Từ
"Khi đông về, Trời trắng xóa mưa bay" nên nhà thơ cứ lo lắng
"Nghe Huế năm nay trời lạnh lắm" (Tết Tha Hương - Sđd). Chỉ mới
"nghe" thôi mà lòng đã thương Huế lắm rồi. Mưa dầm xứ Huế bao giờ
cũng kèm theo cái lạnh. Xuân Diệu gọi là "rét mướt luồn trong gió".
Mưa và gió Bấc là hai cái song đôi. Gió Bấc mang theo cái lạnh của "Châu
Á gió mùa": "Những ngày đông trên kinh thành Huế, Mưa trắng trời
gió lạnh căm căm." Lạnh căm căm là cái lạnh từ ngoài trời! Cái lạnh từ
trong lòng tội nghiệp hơn:
"Mưa, mưa hoài không dứt
Giọt, giọt dài ngân nga
Mưa trắng trời lụt đất
Lạnh trong lòng lạnh ra.
Ở quê người, ít khi nhà thơ dứt ra khỏi tâm trí mình những
suy nghĩ nhớ nhung về Huế, cô tự hỏi lòng những câu rất thường, nhưng qua đó,
ta thấy lòng yêu Huế của tác giả sâu đậm chừng nào:
Huế chừ mưa hay nắng
Trời đã vào thu chưa?
Nhìn chiều xuống ở chân trời, "giấc hương quan" lại
đến với Bùi Ngọc Lan:
Chầm chậm chiều xuống núi
Thẫn thờ trong mù sương
Đèn nhà ai thắp sáng
Giấc hương quan vấn vương.
Người đọc thấy trong thơ của Bùi Ngọc Lan lẫn lộn thơ cũ và
thơ mới. Người ta cảm nhận ở đây cái vẻ "Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh"
của Nguyễn Bính, pha trộn cùng "giấc hương quan luống lần mơ canh
dài" trong tâm sự xa quê của cô Kiều của Nguyễn Du cùng với "đèn
nhà ai thắp sáng" trong bóng cây đen thẩm khi chiều đã lên cao.
Lòng người Huế yêu Huế thật đậm đà và cái lạnh, mưa của Huế
để lại một ấn tượng sâu sắc và buồn bã cho những người con Huế lưu lạc phương
xạ Bất cứ ở đâu, thấy những cơn mưa mùa đông, người ta "Nhìn mưa nơi đất
khách, Lòng chợt nhớ quê nha"õ. Không những nhớ mà còn thương:
"Khi mùa mưa lũ đến, Thương quê mình xót xạ..!" Họ thường nhớ tới
những cơn mưa dầm xứ Huế, như Bùi Ngọc Lan nhắc đi nhắc lại tới mấy lần:
"Những ngày mưa mùa đông
Những ngày mưa mùa đông
Hồn tan trong sương trắng
Lòng nghe sầu mênh mông
Giống như những thành phố lớn khác, Huế có sự sinh hoạt về
đêm. Trong những đêm mưa đông lạnh giá, nghe tiếng rao hàng từ ngoài đường phố
vẳng lại, người có lòng từ tâm không khỏi xót xa cho ai đang lặn lội trong
đêm mưa gió lạnh lùng. Từ tâm ấy, được Bùi Ngọc Lan kể:
Những đêm khuya quạnh vắng
Tiếng rao hàng xa xa xa
Trải dài qua phố vắng
Quyện vào mưa xót xa...
Mưa và lạnh của Huế khác với mưa lạnh xứ người. Đó không phải
là cái lạnh khô mà ẩm ướt của gió "Mùa Đông Bắc thổi mạnh trên biển Nam
Hải" (*), cái lạnh len lỏi qua da thịt thấm vào tận xương tủy, làm cho
người ta thấm thía, chua xót nhất là trong cảnh thiếu thốn "Áo đơn không
đủ ấm..."
Trong cảnh mưa gió bão bùng đó, có điều may, không phải lúc
nào lòng nhà thơ cũng ủ ê rầu rĩ. "Trường Tiền mấy nhịp lạnh chiều
đông". Cũng có khi Bùi Ngọc Lan thấy "Trường Tiền ngạo nghễ trong
mưa lạnh" (Quê Người Vẫn Nhớ Xuân Quê Cũ - Sđd). Có phải nhờ tính ngạo
nghễ đó mà Huế đã tồn tại sau bao nhiêu năm giặc giã, vật đổi sao dời?
Trong bài "Hướng Âm Vô Cải" giới thiệu một nhà
thơ Huế khác: Hoàng Xuân Sơn, tôi có viết: "Sông Hương là bối cảnh của
Huế mà cũng là bối cảnh của tâm hồn người Huế". Thật đấy! Nếu không có
sông Hương thì chúa Nguyễn đã không dựng nên kinh thành Huế và người Huế cũng
không có ở đó để mà yêu thương và nhớ nhung con sông nầy. Có biết bao nhiêu
nhạc sĩ, thi sĩ, văn sĩ viết về sông Hương rồi. Ở Bùi Ngọc Lan, cô không những
chỉ có những bài thơ về sông Hương mà có cả một tập thơ và CD về "Tiếng
Sông Hương."
Người xa Huế thường nhớ sông Hương, con sông êm đềm chảy
qua thành phố êm đềm, hiền hòa nên có ai về Huế thì họ xin gởi cho họ một
chút gì tượng trưng cho Huế:
"Nhớ gởi cho anh
Vài giọt nước sông Hương
Trong như nước mắt em lúc nũng nịu, giận hờn
Ngọt mát, dịu thơm tình dòng sông cũ
Xa Huế lâu rồi vời vợi nhớ thương."
(Huế và Em - Sddd)
Có người đã đặt dấu hỏi về tên của con sông nầy. Tại sao
không là tên một người con trai, đàn ông mà Hương, là tên một cô gái? Ai đặt
ra cái tên đó? Có phải đó là do một người đàn ông, một chúa Nguyễn nào đó, -
có thể là chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn, người đời đô đến Phú Xuân - có người
yêu tên Hương, cũng như Bùi Ngọc Lan, thấy nước sông Hương trong mà tưởng tượng
ra đó là giọt nước mắt người yêu; dòng sông êm như người yêu, với lòng xót xa
và thương yêu vời vợi...
Nói tới sông Hương không thể không nói tới núi Ngự (Ngự
Bình) (*). Núi Ngự là cái bình phong che mặt cho hoàng thành. Núi không cao
quá che mất cái vẻ sáng của Trời, không thấp quá để không có thể chắn nỗi cái
lực xung khắc từ phương xa tới, trong khi sông Hương là một hào thành thiên
nhiên bảo vệ kinh độ Vì những "bửu bối" đó, nhà thơ có một nỗi ước
ao rất khó thực hiện: Mang Huế qua nơi cô đang sinh sống ở hải ngoại, dựng
nên như một "Disney World" ở Florida.
Điều đó cho thấy người Huế yêu Huế ghê gớm lắm:
"Ước gì mang Huế qua đây
Để được ngắm thông reo đỉnh Ngự
Dòng nước Hương Giang in bóng mây
(Ước Gì Có Huế Bên Nầy - Sddd)
Khi yêu thương, người ta đã có những ý nghĩ thật điên rồ.
Dù cho có mang được sông Hương, núi Ngự đến quê người, nhưng còn người Huế nữa
thì sao? Và cái tình của người dân Huế thì sao? Ai có thể mang nó đi được, dù
Walt Disney có tái sinh. Dù sao, ý nghĩ ấy cũng biểu lộ được tấm lòng của người
Huế đối với quê hương của họ vậy.
Không chỉ có sông Hương núi Ngự mà thôi đâu. Kỷ niệm của một
người "Huế rặc" như Bùi Ngọc Lan đâu chỉ quanh quẩn với sông Hương
núi Ngự, với hoàng thành. Còn những ngôi trường Đồng Khánh, Quốc Học và Đại Học
Huế nơi cô từng theo học đó nữa chị Kỷ niệm học trò là kỷ niệm khó phai nhứt.
Vả lại, những kỷ niệm rong chơi thuở còn đi học đâu có thể chóng quên được.
Bùi Ngọc Lan trải hồn của mình lên tận bến đò Tuần, Đồi Vọng Cảnh, lăng Khải
Định, hòa nhịp với tiếng thông reo trên lăng Tự Đức, quyện vào những nét mây
lãng đãng trên chùa Linh Mụ, xóm Kim Long, dào dạt với cảnh bến sông tấp nập
Bao Vinh, làng Vỹ Dạ, cùng với một miếng nem ngon, một chén chè đậu ngự, đậu
xanh ngọt lịm; trái quít, trái cau tươi mát ở Ngọc Anh, Nam Phổ. Nói làm sao
hết được!
Tôi có cái ngu là không có phép thần thông mà lại muốn theo
bà Nữ Oa làm công chuyện "Đội Đá Vá Trời". Tình cảm của một nhà
thơ, một tập thơ, với trăm ngàn nhớ thương đối với quê hương đất nước, về chiều
rộng, nó mênh mông đến tận cuối thiên nhai, xa tít tắp chân trời như trong một
buổi chiều hè; về chiều sâu, tình cảm đó sâu lắng như dòng sông Hương không
tìm thấy đáy. Vậy mà tôi lại muốn gói gọn những thứ ấy trong mấy trang giấy
giới thiệu. Đúng ra, tôi không nên nói gì hết, chỉ nên trân trọng mời bạn độc
mạnh dạn bước vào thế giới ấy, thế giới đầy nhớ nhung có những màu sắc, âm
thanh tuyệt vời cùng với nỗi nhớ nhung triền miên, chỉ có thể hiện hữu trong
tâm tưởng vô biên của những người con yêu của Huế đang phiêu bạt nơi góc biển
chân trời./
Mass, những ngay lạnh nhứt!
hoànglonghải
(*) Bài Thơ "Giời mưa ở Huế" của Nguyễn Bính và
"Chương Dân Thi Thoại" của Phan Khôi, xuất bản khi ông làm báo
"Sông Hương" ở Huế thời tiền chiến.
(*) Câu của Đài Phát Thanh Saigon trước đây thường nói khi
phổ biến tin thời tiết.
(*) Ngự Bình: có thể là tên mới từ khi chúa Nguyễn lập kinh
đô ở Phú Xuân. Ngự: thuộc về vuạ Bình: cầm giữ. Trấn giữ mặt tiền của hoàng
thành. Thành Huế quay mặt về hướng Nam, hướng phát triển của các chúa Nguyễn
về phía Nam sau khi chúa Nguyễn Hoàng xin vào nam để trấn giữ đất Thuận Hóa.
Người Việt thuộc phương Nam, phương Nam thuộc quẻ Ly trong ngũ hành.
Tuệ Chương/Hoàng Long Hải
|
Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017
Huế trong thơ Huế
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Khúc hát Marseilles
Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Trả lờiXóahàng không eva airline
ve may bay hang eva di my
văn phòng korean air tại việt nam
vé máy bay đi mỹ bao nhiêu tiền
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich