Chữ gọi chữ, vần gọi vần, câu lục gọi câu bát, “Lời ru của mẹ”
bước qua hồn ta thật tự nhiên như một cơn gió thoảng. Văng vẳng bên tai lời mẹ
ru vọng về từ cõi nhớ. Nữ thi sĩ lật giở những trang ký ức tìm về nơi lời ru cất
lên cùng tiếng khóc chào đời:
|
“Khi con mới khóc chào đời
Đã nghe tiếng mẹ ru hời thiết tha
Chứa chan lòng mẹ bao la
Ngọt thơm dòng sữa mặn mà lời ru”
Lời ru vấn vít bên vành nôi, gọi gió về quạt mát những trưa hè, ấp ôm, ủ ấm cho con những ngày đông giá rét, dòng sữa ngọt thơm nuôi con lớn từng ngày. Với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của một người phụ nữ, tác giả đã cảm nhận được vị mặn - mồ hôi của mẹ thấm nồng vào lời ru.
Xuân Thi đã khảm vào thơ điệu của trái tim chị nên khi người đọc chạm vào vần thơ, từng con chữ như những ngón đàn khẽ rung ngân lên giai điệu ngọt ngào của lời ru:
“Ầu ơ ngọn gió mùa thu
Cho con yên giấc, lời ru miệt mài
Thương con thức suốt đêm dài
Đong đưa cánh võng mẹ hoài bên con”
Người đọc bước vào thế giới kí ức và cùng nhà thơ tắm mát trong biển nhớ dạt dào. Nhớ sao những hôm trái gió trở trời, con ốm, mẹ thức trắng đêm bên con, cánh võng chẳng ngừng, “lời ru miệt mài”. Chỉ một từ “miệt mài” ấy thôi mà vẽ nên cả dáng hình của mẹ liêu xiêu bên ánh đèn dầu leo lét.
Vần buông bắt nhặt khoan, những câu thơ lục bát tự nhiên, không gò ép, như thể cứ buông lời là thành thơ vậy.
“Lời ru là cả nước non
Con yêu Tổ quốc cội nguồn là đây”
Đến đây, người đọc như chợt khựng lại. Hai câu thơ trên tưởng chừng như trật khỏi đường ray cảm xúc. Nhưng không, nó vẫn nằm trong mạch nguồn suy tưởng của nhà thơ, thậm chí là kết tinh chiêm nghiệm của chị. Tình mẫu tử được nâng lên thành tình yêu quê hương, đất nước hay chính lời ru của mẹ đã dạy con biết yêu cuộc sống.
Thế nhưng, mỗi ngày con lớn lên là mỗi ngày gian khổ càng đè nặng lên đôi vai gầy của mẹ. Những gian nan, vất vả ấy hằn lên dáng hình của mẹ khắc khổ:
“Qua bao gian khó tháng ngày
Nhọc nhằn lên nỗi vai gầy mẹ ơi”
Tiếng gọi nghẹn ngào bật lên từ đằm sâu tấm lòng nhà thơ: “Mẹ ơi!” như nốt nhạc trầm lắng sâu vào lòng người đọc.
Trên cái nền phương Đông cổ điển, hai câu thơ cuối chợt vụt lên đầy sáng tạo, lấp lánh:
“Nhưng từ trong những giấc mơ
Lời ru của mẹ ầu ơ vọng về.”
Như cánh chim tung bay khắp bốn phương trời, nhưng dẫu trôi dạt về nơi đâu giữa dòng đời xuôi ngược, con vẫn mang theo lời ru của mẹ, gói ghém trong những trang ký ức tuổi thơ. Lời ru của mẹ đã đi sâu vào tiềm thức, vọng về trong cả giấc mơ! Không màu mè hoa mỹ, lời bộc bạch chân thành nhưng lại có sức lay động kỳ diệu. Chan chứa trong vỏ chữ mộc mạc, giản dị ấy là nỗi nhớ niềm thương thao thức, dâng trào những đợt sóng vô hồi.
Đọc thơ chị, ta cứ ngỡ như chị thả con chữ trôi lênh đênh giữa dòng cảm xúc, mặc cho chúng gieo vần vậy. “Lời ru của mẹ” như mạch nguồn lặng lẽ, nhẹ nhàng thấm sâu vào tâm hồn tôi.
Đã nghe tiếng mẹ ru hời thiết tha
Chứa chan lòng mẹ bao la
Ngọt thơm dòng sữa mặn mà lời ru”
Lời ru vấn vít bên vành nôi, gọi gió về quạt mát những trưa hè, ấp ôm, ủ ấm cho con những ngày đông giá rét, dòng sữa ngọt thơm nuôi con lớn từng ngày. Với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của một người phụ nữ, tác giả đã cảm nhận được vị mặn - mồ hôi của mẹ thấm nồng vào lời ru.
Xuân Thi đã khảm vào thơ điệu của trái tim chị nên khi người đọc chạm vào vần thơ, từng con chữ như những ngón đàn khẽ rung ngân lên giai điệu ngọt ngào của lời ru:
“Ầu ơ ngọn gió mùa thu
Cho con yên giấc, lời ru miệt mài
Thương con thức suốt đêm dài
Đong đưa cánh võng mẹ hoài bên con”
Người đọc bước vào thế giới kí ức và cùng nhà thơ tắm mát trong biển nhớ dạt dào. Nhớ sao những hôm trái gió trở trời, con ốm, mẹ thức trắng đêm bên con, cánh võng chẳng ngừng, “lời ru miệt mài”. Chỉ một từ “miệt mài” ấy thôi mà vẽ nên cả dáng hình của mẹ liêu xiêu bên ánh đèn dầu leo lét.
Vần buông bắt nhặt khoan, những câu thơ lục bát tự nhiên, không gò ép, như thể cứ buông lời là thành thơ vậy.
“Lời ru là cả nước non
Con yêu Tổ quốc cội nguồn là đây”
Đến đây, người đọc như chợt khựng lại. Hai câu thơ trên tưởng chừng như trật khỏi đường ray cảm xúc. Nhưng không, nó vẫn nằm trong mạch nguồn suy tưởng của nhà thơ, thậm chí là kết tinh chiêm nghiệm của chị. Tình mẫu tử được nâng lên thành tình yêu quê hương, đất nước hay chính lời ru của mẹ đã dạy con biết yêu cuộc sống.
Thế nhưng, mỗi ngày con lớn lên là mỗi ngày gian khổ càng đè nặng lên đôi vai gầy của mẹ. Những gian nan, vất vả ấy hằn lên dáng hình của mẹ khắc khổ:
“Qua bao gian khó tháng ngày
Nhọc nhằn lên nỗi vai gầy mẹ ơi”
Tiếng gọi nghẹn ngào bật lên từ đằm sâu tấm lòng nhà thơ: “Mẹ ơi!” như nốt nhạc trầm lắng sâu vào lòng người đọc.
Trên cái nền phương Đông cổ điển, hai câu thơ cuối chợt vụt lên đầy sáng tạo, lấp lánh:
“Nhưng từ trong những giấc mơ
Lời ru của mẹ ầu ơ vọng về.”
Như cánh chim tung bay khắp bốn phương trời, nhưng dẫu trôi dạt về nơi đâu giữa dòng đời xuôi ngược, con vẫn mang theo lời ru của mẹ, gói ghém trong những trang ký ức tuổi thơ. Lời ru của mẹ đã đi sâu vào tiềm thức, vọng về trong cả giấc mơ! Không màu mè hoa mỹ, lời bộc bạch chân thành nhưng lại có sức lay động kỳ diệu. Chan chứa trong vỏ chữ mộc mạc, giản dị ấy là nỗi nhớ niềm thương thao thức, dâng trào những đợt sóng vô hồi.
Đọc thơ chị, ta cứ ngỡ như chị thả con chữ trôi lênh đênh giữa dòng cảm xúc, mặc cho chúng gieo vần vậy. “Lời ru của mẹ” như mạch nguồn lặng lẽ, nhẹ nhàng thấm sâu vào tâm hồn tôi.
ĐÀO MẠNH LONG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét