Nhìn tướng biết tâm, nhìn tâm biết mệnh
Nhân tướng học được thực hành ở phương Đông từ rất xa xưa vào
thời cổ đại. Dựa vào quan sát diện mạo của một người mà đoán định tương
lai, còn có thể tiết lộ nhiều điều về tính cách của người đó.
Xem tướng được dùng như một nghệ thuật lẫn khoa học trong
khám phá sinh mệnh. Người xưa sử dụng thuật xem tướng từ việc chọn vợ gả chồng
đến tìm người cho các chức vụ trong triều đình. Xem tướng trở thành một phần của
xã hội cổ đại phương Đông, được ghi chép trong các thư tịch cổ như “Trúc
thư kỷ niên” và ngày càng phổ biến hơn ở phương Tây.
Có nhiều cách tiếp cận để phân chia và luận giải khuôn mặt:
Khái quát đến từng nét; hoặc dùng lý âm dương ngũ hành… Thường khuôn mặt
được chia làm ba phần (gọi là tam đình).
Tam Đình
Thượng đình: (Trán) từ sát mép của chân tóc đến chỗ tiếp giáp Ấn
đường (khoảng giữa hai lông mày), còn gọi là Thiên, phản ánh tuổi thơ, thiếu thời,
những yếu tố thiên bẩm của đối tượng. Đắc cách là cao rộng sáng sủa, thì
não bộ phát triển đầy đủ, biểu hiện sự thông minh sáng suốt mà trí tuệ là tiền
đề của sự thành công. Biểu hiện sơ vận của con người, từ 1-25 tuổi, nếu cao rộng:
được nuôi nấng trong một gia đình đầy đủ sung sướng.
Nếu Thượng đình ngắn thì là con người có đầu óc thực tế, nếu
Thượng đình tốt mà Hạ đình khuyết hãm cũng là bất đắc chí.
Trung đình: Khoảng từ lông mày xuống tới huyệt Nhân
trung (giữa môi trên và mũi), còn gọi là Nhân. Trung đình quan trọng nhất là
cái mũi (tốt là mũi dài, rộng, tròn, khoan hòa). Đắc cách là mũi cao và hai lưỡng
quyền (gò má) rộng, mũi phải dài thì mới cân xứng. Mũi dài chủ thọ. Biểu hiện sức
khỏe, khí lực. Nếu Thượng đình phát triển đầy đủ mà Trung đình khuyết hãm thì
chẳng làm nên gì, trí tuệ chỉ dừng ở chỗ lý thuyết, làm việc gì cũng nản, rất
khó thành công lớn.
Hạ đình: Từ Nhân trung đến địa các (cằm), còn gọi là Địa.
Cần phải phong mãn, nảy nở, đầy đặn, rộng. Người cằm đầy (địa các nảy nở sáng sủa,
không có vết ám hãm (vết đen, nốt ruồi) là đắc cách. Cằm phải phù hợp với mặt
(nếu mặt to nhưng cằm nhỏ hoặc thót thì cũng không tốt). Nguyên tắc của tướng số
là tương xứng, cân đối. Là lộc, là hoạt lực (tất cả những khí chất của cuộc sống,
kinh nghiệm đường đời, sự va chạm, bươn chải trong cuộc sống, mọi hoạt động
dành cho sự mưu sinh và tồn tại cuộc sống). Địa các (cằm) nảy nở sáng sủa là
vãn niên (về già) sung sướng. Địa các khuyết hãm: Vãn niên vất vả. Địa các mỏng
(cằm sắc lẹm): Là người bảo thủ, cực đoan.
Dùng thuyết tam tài (Thiên - Địa - Nhân) mà quan sát tam đình
có thể có được cái nhìn khái quát về đường đời của đối tượng: Tam đình
bình ổn, phú quý vinh hiển. Tam đình bất ổn, thế cô bần tiện.
Lại có thể xem từng bộ phận
Ví dụ như khoảng cách trung bình giữa hai mắt là bằng độ dài
của một con mắt. Diện tướng gợi ý rằng khoảng cách giữa hai mắt có thể nói
lên cái chí của một người. Người mà khoảng cách này rộng thì thường là dễ dãi,
vui đâu chầu đấy, còn những người mà khoảng cách này hẹp thì thường là kẻ có
chí. Ví dụ khác là môi miệng. Diện tướng gợi ý độ dầy mỏng của môi
nói lên cái tính của người. Người môi mỏng thường đa ngôn, lắm lời. Môi dầy
thường có tài ăn nói.
Hai môi cân xứng, lăng giác (là đường nét môi) rõ ràng, hình
dáng thanh nhã, môi hồng, khóe miệng hướng lên, răng đều và trắng (răng là hình
của miệng). Lời nói là thần của miệng, miệng đẹp nhưng hay nói xàm bậy là bị
phá (vì tâm không tĩnh, không thể đạt tới cao sang). Nếu miệng môi đắc cách hậu
vận sung sướng, con cái thành đạt, bạn bè tốt.
Ảnh minh họa
Nhìn tướng mạo biết được vận mệnh
Câu chuyên Bùi Độ
Bấy giờ là thời triều đại nhà Đường, Bùi Độ thuở nhỏ sống cảnh
nghèo khổ cơ cực. Một hôm, trên đường gặp một vị tướng số. Vị này nhìn tướng
mạo Bùi Độ, thấy ánh mắt láo liên, đường gân chạy vào chỗ miệng; ấy là tướng ăn
xin đầu phố, đói khổ mà chết; bèn khuyên Bùi Độ nên nỗ lực tu dưỡng, hành thiện
tích đức .
Mấy ngày sau, Bùi Độ nhặt được trên núi Hương Sơn một chiếc
đai ngọc của nữ nhân và tìm trả cho người ta, nhờ thế mà cứu được tính mệnh cha
mẹ cô gái ấy. Hôm sau ông gặp lại vị tướng số hôm nọ.
Vị này trông thấy Bùi Độ có ánh mắt trong sáng, thần
thái đã khác hẳn, liền nói sau này Bùi Độ sẽ làm quan đại thần trong triều. Vị
tướng số bèn khuyến khích Bùi Độ hành Thiện: “Tấm thân bảy thước chẳng bằng
khuôn mặt bảy tấc; khuôn mặt bảy tấc chẳng bằng cái mũi ba tấc; cái mũi ba tấc
chẳng bằng một khối tâm”.
Quả nhiên Bùi Độ sau làm trọng thần của bốn đời vua Đường Hiến
Tông, Đường Mục Tông, Đường Kính Tông, và Đường Văn Tông, là danh tướng toàn
tài, đương thời đã thành danh “huân cao trung nguyên, vang danh biên ngoại”.
Trong sử sách nhìn nhận ông là “đức độ thuỷ chung suốt bốn đời vua”, uy danh đức
độ của ông sánh với Quách Phần Dương. Bùi Độ có năm người con, đều có danh tiếng
rạng rỡ, bản lĩnh hơn người.
Bùi Chương là người Giang Đông tỉnh Sơn Tây. Cha mẹ của Bùi
Chương có quan hệ rất thân với thần tăng Đàm Chiếu Pháp Sư. Pháp Sư giỏi về thuật
tướng số, ông coi tướng Bùi Chương, thấy thiên đình bạo mãn, địa các phương
viên (đỉnh trán và cằm đầy đặn phúc hậu), là tướng tương lai làm nên sự nghiệp
danh giá, nhất định thành tựu.
Khi hai mươi tuổi, Bùi Chương cưới Lý Thị làm vợ. Một năm sau
đó anh đến Thái Nguyên làm quan, vợ con phải để lại ở nhà. Mấy năm sau Bùi
Chương trở về gặp Đàm Chiếu Pháp Sư, thì Pháp Sư rất ngạc nhiên thấy tướng mạo
của anh đổi khác hẳn: Thiên đình lép kẹp, cằm nhọn, lòng bàn tay có hắc khí
xoay chuyển.
Pháp Sư bèn bảo rằng anh ta e rằng sẽ gặp hoạ, phải cẩn thận;
rồi gạn hỏi xem anh có làm gì thất đức không. Bùi Chương suy xét rồi kể rằng mấy
năm ở Thái Nguyên chỉ phạm mỗi việc thông dâm với dân nữ là trái với luân lý mà
thôi, chứ không làm gì bất lương cả.
Đàm Chiếu Pháp Sư thở dài thườn thượt nói: “Vốn dĩ cậu
có tương lai tốt đẹp, sao chẳng biết trân quý? Tư thông với vợ người ta, cậu đã
hủy hết phúc đức của mình rồi. Thật quá là đáng tiếc!”
Dần dần về sau Bùi Chương thật sự gặp đại hoạ. Một lần, khi
đang tắm thì bị hành thích, một đao trúng bụng, gan ruột phòi ra bỏ mạng.
Tướng mạo của một người sẽ thay đổi theo tâm niệm thiện ác của
người đó
“Tướng do tâm sinh” là quan niệm trong văn hóa Thần truyền,
cả trong Phật giáo lẫn Đạo giáo. “Tướng” là bề mặt, là biểu hiện bên
ngoài; “tâm” là hoạt động bên trong; “tướng” là hư cấu bất thực, ở trạng thái bị
động, là phản ánh ra ngoài của “tâm”; “tâm” thế nào thì “tướng” thế nấy; “tướng”
là tùy theo “tâm” biến hóa mà biến hóa theo, cũng gọi là “cảnh tùy tâm chuyển”,
“tướng tùy tâm sinh”. Cũng có thể coi “tâm” là nhân của “tướng”, “tướng”
là quả của “tâm”.
Tướng mạo của một người sẽ thay đổi
theo tâm niệm của người
đó. (Ảnh ĐKN)
Về mặt khoa học, Trung y cổ đại, sinh lý học hiện đại và tâm
lý học đã phân tích đạo lý “tướng do tâm sinh” rất đơn giản. Tướng mạo của một
người là sự kết hợp giữa “hình” và “thần”.
Hình là dung mạo có từ khi sinh ra. Thần thái quyết định
bởi quá trình tu dưỡng. Từng ý từng niệm thể hiện trong sinh hoạt thường
ngày của mỗi người, qua năm tháng đều ngưng tụ trên gương mặt của họ, gọi là “những
gì bên trong sẽ hiện ra bên ngoài” (hữu chư nội tất hình chư ngoại).
Tâm niệm nảy sinh sẽ tác động đến thân thể, nếu tâm bình hòa
yên tĩnh, lòng thanh thản bao dung, quang minh chính đại, thì khí huyết hài
hòa, ngũ tạng yên định, thân thể sẽ khỏe mạnh, nét mặt nhờ đó bình ổn, thần sắc
sáng sủa, khiến người khác nhìn vào cũng cảm thấy dễ chịu, thoải mái, vì vậy mà
việc giao tiếp thân thiện, vui vẻ.
Tuân Tử cho rằng: “Tướng hình không bằng tướng tâm, luận
tâm không bằng luận đức”. Trong cuốn sách tướng thuật ảnh hưởng nhất thời
cổ đại “Thái thanh thần giám” bàn về đức như sau: “Lấy đức làm đầu, biểu
hiện trong hành động” (vi đức chi tiên, vi hành chi biểu), “Đức có trước hình,
hình có sau đức” (đức tại hình tiên, hình cư đức hậu), “Bỏ ác theo thiện, trừ nạn
tránh hung” (khứ ứa tùng Thiện, tiêu tai tỵ hung).
Từ tướng biết tâm, từ tâm biết mệnh
Khuôn mặt đẹp cũng là một loại phúc báo. Dù là phúc báo gì đều
có căn nguyên của nó, giống như tài phú đến từ bố thí, tôn quý đến từ khiêm
cung, khuôn mặt đẹp đến từ dịu dàng lương thiện. Đến trung niên, tướng mạo đã
đi vào ổn định, cũng là thể hiện của tính cách một người.
Xinh đẹp cũng là do phúc báo, Phúc báo nào
cũng đều có căn
nguyên của nó. (Ảnh ĐKN)
Tướng mạo không phải sinh ra là cố định, mà nó là phản chiếu
của quá trình tu tâm và hành động lâu dài; cũng vì vậy, tướng mạo sẽ biểu lộ ra
vận mệnh tương lai của một người. Nửa đời trước là ảnh hưởng từ kiếp trước,
nửa đời sau, chính là tự mình. Vậy mới nói, sau khi đến trung niên, cần phải chịu
trách nhiệm với hành vi của chính mình.
Người có thiện tâm, thường từ trong ra ngoài tản mát ra một
loại hào quang, thần thái toát lên vẻ an hòa, tự tại khiến người gặp gỡ thấy
thoải mái ngay cả khi chưa nói chuyện. Mà người ích kỷ, giảo hoạt, so đo, tất
khó nhìn, thậm chí xấu xí; cho dù may mắn có khuôn mặt đẹp đẽ, người ta
thường nói khuôn mặt không có duyên, càng tiếp xúc càng thấy khuôn mặt dẫu đẹp
cũng không có cảm tình.
Làm việc thiện hay ác đều hiển hiện trên tướng mạo
Xưa có hai anh xem sinh đôi là Cao Hiếu Tiêu và Cao Hiếu
Tích, cử chỉ lời nói và tài trí thông minh đều giống nhau như chỉ là một người.
Đạo sĩ Trần Hi Di sau khi xem tướng mạo hai người, nói: “Hai người các
ngươi có lông mày xanh và đôi mắt đẹp đều là người có trong danh sách đỗ đạt.
Huống hồ ánh mắt các ngươi bây giờ màu sắc rực rỡ, tất sẽ đỗ đạt cao”.
Đến kỳ thi Hương, hai anh em liền cùng nhau vào Kinh Thành, sống
nhờ tại nhà một người thân thích. Hàng xóm có một quả phụ trẻ tuổi xinh đẹp.
Cao Hiếu Tiêu một lòng dốc lòng cầu học tâm không động. Cao Hiếu Tích không cầm
lòng được, nên tư thông cùng thiếu phụ kia. Sau đó bị người khác phát giác, quả
phụ xấu hổ quá nhảy sông tự vẫn.
Kỳ thi mùa thu kết thúc, Trần Hi Di nhìn hai người họ, kinh
ngạc nói:“Tướng mạo hai anh em các người thay đổi rất lớn. Lông mày Hiếu Tiêu
màu tím, ánh mắt sáng ngời, nhất định là đỗ cao. Mà lông mày Hiếu Tích có thay
đổi, hai con ngươi phù, sống mũi ngắn mà đen, thần sắc chán nản tiều tụy, khí lạnh
mà tán, đây nhất định là do làm tổn hại đạo đức mà khiến tướng mạo thay đổi. Cuộc
thi này chẳng những không đậu, ngược lại có dấu hiệu chết sớm”.
Sau khi yết bảng, Cao Hiếu Tích thi rớt, hậm hực mà chết. Cao
Hiếu Tiêu trở thành quan lớn, thanh danh hiển hách, con cháu đông đúc.
Trần Hi Di bởi vậy cảm thán: “Nhìn ra tướng mạo một người
là dễ dàng! Nhưng vận mệnh một người lại không dễ mà đoán chuẩn xác được, bởi
vì mệnh là trời định, tướng do hành vi của con người tạo nên. Nếu có thể thuận
theo Thiên ý, hòa hợp sự việc với người, ắt đời đời hưng vượng. Đây gọi là phúc
hoạ vô môn, duy nhân tự triệu (phúc họa không có cửa, đều do người triệu mời)”.
Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển
Một buổi sáng tôi đi qua công viên gần nhà và nhìn thấy những
người ngồi thiền định. Sớm đầu hạ trong veo, mặt hồ ngát hương sen, mùi hoa chớm
nở và còn đẫm hơi sương khiến không gian dịu ngọt, thuần khiết. Tôi nhìn thấy một
cô gái thiền định, dáng vẻ cô có gì đó tựa như loài hoa của mùa hè.
Cô gái đang tập một bài thiền
của Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh
ĐKN)
Tôi không biết bằng cách nào và vì sao cô ấy có vẻ đẹp khiến
tôi xúc động như thế. Đó không phải vẻ đẹp của dung nhan kiều diễm. Cô ngồi thiền
định mắt nhắm khẽ. Nhưng gương mặt và cả thế ngồi toả ra ánh sáng của nội tâm,
khiến cô như ngồi trong một đài sen, và chính cô lại toả ra ánh sáng của tinh
thần, thứ ánh sáng mà tôi biết là không thể dùng son phấn trang điểm được.
Về sau tôi biết được rằng, lúc đó cô đang tập một bài thiền của
Phật gia, và thứ ánh sáng lạ lùng khiến tôi tĩnh lặng không thốt nên lời khi gặp
cô buổi ấy là bởi cô đã không ngừng tu dưỡng bản thân theo nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn. Chân thành, thiện lương và dung nhẫn trong mọi hoàn cảnh, với bất kỳ ai
cô gặp.
‘Người ta là hoa đất’ - người là tinh hoa của trời
đất, tự trong sinh mệnh đã đồng hóa với đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ, khi
sinh ra vốn đã bẩm thụ cái linh khí thuần khiết của đất trời. Người xưa dạy rằng,
hành thiện có thể thay đổi số mệnh, cũng có thế thay đổi tướng mạo của mỗi người.
Bất luận phúc báo nào đều là có căn nguyên tất nhiên của nó, giống như tài phú
sẽ đến từ việc năng làm từ thiện, sự tôn quý đến từ sự khiêm nhường, dung mạo
xinh đẹp sẽ đến từ tính ôn hòa thuần thiện.
Tuấn Dũng - Lam Thư
Theo https://www.dkn.tv/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét