Anh Thơ là một trong những giọng ca hàng đầu Việt Nam hiện
nay đối với những ca khúc thuộc dòng nhạc thính phòng và cách mạng truyền thống.
giọng ca của Anh Thơ làm xao xuyến bao trái tim người hâm mộ Việt Nam.
Hiện đang là giảng viên khoa Thanh nhạc của Học viện Âm nhạc quốc gia Hà Nội,
cái tên Anh Thơ đảm bảo cho album luôn luôn bán chạy ở dòng nhạc dân gian,
thính phòng. Nhưng ít ai biết được, cuộc đời Anh Thơ có rất nhiều nhọc nhằn, chị
là một trong những ca sĩ điển hình thành danh từ hai bàn tay trắng.
Anh Thơ tạo ấn tượng với khán giả ở những ca khúc dòng nhạc dân gian, thính phòng. Nay ở DVD "Tình ta còn mãi" là một Anh Thơ khác, hát các ca khúc nhạc nhẹ. Phải chăng chị định lựa chọn thêm cho mình một con đường khác?
Anh Thơ tạo ấn tượng với khán giả ở những ca khúc dòng nhạc dân gian, thính phòng. Nay ở DVD "Tình ta còn mãi" là một Anh Thơ khác, hát các ca khúc nhạc nhẹ. Phải chăng chị định lựa chọn thêm cho mình một con đường khác?
DVD “Tình ta còn mãi” gồm 9 ca khúc, có những bài Anh Thơ lần
đầu tiên hát, nhưng cũng có những bài đã gắn bó với tên tuổi của tôi: Biển hát
lời anh (Trần Thanh Tùng), Mai (Thế Hùng, nhạc Xuân Ba), Lời của gió (Duy
Thái), Tháng tư về (Dương Thụ), Chuyện tình thảo nguyên (Trần Tiến), Xa khơi
(Nguyễn Tài Tuệ), Đợi (Huy Thục - Vũ Quần Phương)… Tinh thần của album này
chính là sự “làm mới” của Anh Thơ qua việc giới tiệu môt hình ảnh trẻ trung, âm
nhạc trẻ trung tương đối khác lạ với hình ảnh Anh Thơ đằm thắm ngot ngào dân ca
trước đây. Chính vì vậy, khán giả sẽ thấy sự xuất hiện của Anh Thơ không còn với
chiếc áo dài, mà có thể mặc những chiếc váy hiện đại và tung tăng hát. Tôi
không có ý định chuyển hướng hay lựa chọn thêm con đường là hát nhạc nhẹ như bạn
nói. Đây chỉ là cách “làm mới” sau một thời gian tên tuổi quá “đóng đinh” với
dòng nhạc dân gian. Hơn nữa, hiện tại có quá ít những bài hát mới, hay để lựa
chọn. Đây là một trong những thiệt thòi cho những người nghệ sĩ như chúng tôi.
Tôi không có ý định làm mới mình bằng cách chuyển hẳn sang dòng nhạc khác vì
tôi biết tôi là ai, đâu là những thế mạnh để khai thác. Thi thoảng "đá
qua" những cái mới chứ không dám đi quá sâu. Nếu đi quá sâu có khi lại
thành "lăng nhăng" ngay.
- Tinh thần “làm mới” là mời đạo diễn thuộc thế hệ 8X làm đạo
diễn cho toàn bộ sản phẩm mới của chị?
Lúc đầu tôi có nghĩ mời một đạo diễn cũ, chững tuổi nhưng sau
đó sợ họ đi vào lối mòn. Vì vậy tôi mạo hiểm mời một đạo diễn trẻ, hi vọng có
những sáng tạo riêng. Nhiều bạn trẻ thổ lộ rằng, muốn chứng tỏ khả năng nhưng
không có việc để làm. Lần này tôi tạo cơ hội cho một trong số đó.
- Chị có phải tiết chế kỹ thuật khi hát pop?
Chuyển hướng sang hát một dòng nhạc không phải là sở trường của
mình, đối với một ca sỹ khi mới ra trường sẽ là khó khăn, tôi thì đã có thời
gian tôi luyện nên điều đó không khó. Tôi hát theo cảm nhận của giai điệu và tiết
tấu. Nếu khó khăn chắc là khó khăn về mặt diễn xuất. Đối với một ca sỹ hát dòng
nhạc chính thống diễn không quan trọng lắm; chỉ cần mặc chiếc áo dài, trang điểm
phù hợp và khuôn mặt, động bộc lộ cảm xúc theo bài hát, nay hát nhạc nhẹ diễn
có “tung tăng” hơn, Anh Thơ chỉ biết là hát thế nào, diễn như thế. Tuy nhiên,
đây là cuộc chơi bình thường nên không có gì phải căng thẳng.
- Có một câu trả lời phỏng vấn của chị khiến rất nhiều độc giả
phản ứng về với tòa soạn chúng tôi. Nội dung chính là nhìn cách gia đình ca sĩ Hương Mơ thể hiện tình cảm với con, chị chạnh lòng về sự lạnh lùng và thiếu
quan tâm đến chị. Nay chị đã hơn 30 tuổi, đã là mẹ, độc giả cho rằng, chị trả lời
quá thẳng thắn và hơi ích kỷ với bố mẹ chị - những người sống và xuất thân ở
vùng quê nghèo?
Câu chuyện thực tế là thế này. Có một lần đi cùng Trọng Tấn,
Việt Hoàn, Hương Mơ đến Đà Nẵng. Xuống sân bay, bố mẹ Hương Mơ ôm chầm lấy con
gái, vuốt tóc khiến tôi bật khóc vì chạnh lòng. Bố mẹ chưa bao giờ làm điều đó
với tôi. Có thể là các cụ không biết thể hiện sự quan tâm nhưng làm nghệ thuật
nên tôi cũng có sự nhạy cảm nhất định. Tôi từng có những oan ức trong cuộc sống
khi gia đình nghèo quá. Cấp 2, cấp 3, tôi làm việc quần quật từ đi cấy, mò cua,
bắt ốc..., đã thế thi thoảng còn bị mắng oan. Có đau bụng cũng chỉ ngắt 7 ngọn ổi
non rồi gói với muối ăn, cảm cúm thì đi làm toát mồ hôi ra thì... đỡ. Là người
nhạy cảm lại hay cả nghĩ nên có những đêm, bố mẹ có thể đã ngủ rồi, anh chị
ngáy ầm ầm bên cạnh nhưng tôi thì vẫn thức. Sau này, nghĩ lại tôi thông cảm cho
bố mẹ - nhà đông con, lại ở quê, làm sao biết thể hiện tình cảm như thế được?!
Bây giờ bố mẹ tôi khác rồi. Trong gia đình (6 người con), tôi là thứ 3 nhưng
cũng là người gánh vác nhiều cho gia đình. Từ ngày xưa, mẹ đã hay bảo tôi:
"Con này vứt đâu cũng sống được!"...
Tôi chọn con đường bình yên
Bình yên trong từng câu hát. Để hát nhạc đỏ hay, chỉ cần cảm xúc và rất nhiều cảm xúc. Nhạc đỏ mộc mạc, giản dị và tha thiết, tâm hồn người hát nhạc đỏ và người nghe nhạc đỏ chỉ cần một tấm lòng gặp nhau.
Bình yên trong từng vạt áo dài. Khi mới ra trường đến nay đi hát đã mười mấy năm, ca sĩ Anh Thơ vẫn chỉ "chung thân" với bộ trang phục truyền thống.
Kỷ niệm lần đi diễn đầu tiên trong đời cô sinh viên Anh Thơ rón rén vén tà áo dài màu hoa mười giờ, leo lên chiếc xe đạp người bạn đồng hương, thế nào mà tà áo mắc vào xích xe, cátxê đi hát cả buổi chỉ được một phần ba tiền chiếc áo...
Đến giờ nghĩ lại vẫn vừa tiếc vừa buồn cười. Ca sĩ, giảng viên khoa Thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội Anh Thơ bây giờ thi thoảng cũng muốn... phá cách, thay đổi cách ăn mặc nhưng giỏi lắm cũng chỉ "dám" chế chút cách tân, cổ thuyền, cổ lá sen vào chiếc áo dài.
Bình yên trong cả cách cảm nhận về nghề, về cuộc sống. Nhẫn nại chỉnh sửa từng câu hát, từng cách mở khẩu hình, nhả chữ nhả thanh cho học trò. "Trước đây, tôi học cô giáo Hồ Mộ La, cô hơn 70 tuổi mà vẫn kèm trò đến nơi đến chốn.
Bây giờ làm thầy, có lúc nóng giận còn quăng cả sách của học trò, nghĩ lại thấy hối hận. Thấy thương và hiểu cô giáo của mình hơn. Thấu hiểu quy luật cả đời làm thầy chưa chắc đã có được một học trò thành danh. Cái phần trăm may mắn tuy ít ỏi nhưng lại chi phối cả một đời nghệ sĩ".
Bình yên trong cả cách len lỏi vào thị trường âm nhạc nhiều cạnh tranh, bon chen khốc liệt. Trong tháng 12 này, CD nhạc đỏ Vol 2 của Anh Thơ sẽ có mặt. CD 9 bài của những tên tuổi gạo cội với những bài ca đi cùng năm tháng: An Thuyên, Phó Đức Phương, Trần Tiến, Doãn Nho...
Bối cảnh được Anh Thơ chọn để chụp ảnh làm bìa đĩa cũng rất thuần, rất Việt - một đầm sen hồng trong một ngày nắng đẹp. Vì "trong đầm gì đẹp bằng sen..." - hoa sen, cũng như nét đẹp của nhạc đỏ, là dung dị, nhưng mặn mà và sâu lắng, ghi dấu trong lòng người.
Bình yên trong cả cách đấu tranh với cuộc sống. Người con gái quê bao năm bươn chải ở đất Hà Nội, dù đôi lúc cảm thấy mình "đến 80% là đàn ông, vì công việc nhiều quá, bận rộn quá", nhưng vẫn luôn luôn dành phần lớn nhất của con tim cho gia đình bé nhỏ, vì với phụ nữ "hạnh phúc và tình yêu mới là điều quan trọng nhất".
Mà xô bồ bon chen nhiều quá để làm gì? Cơm áo gạo tiền xem ra không phải gánh nặng kéo con chim hoạ mi xứ Thanh đến với những dòng nhạc "dễ hát, dễ nhớ, dễ quên", dù đã có không ít câu hỏi, không ít lời đề nghị.
Bình yên. Nhưng vẫn không hề thiếu lửa. "Ai bảo rằng giới trẻ thờ ơ với nhạc đỏ là quá nhầm. Có những đêm tôi hát, khán giả sinh viên sẵn sàng đội mưa đứng nghe. Chính sự đón nhận nồng nàn ấy của người nghe làm tôi luôn vững tin vào con đường mình đã chọn".
Đọc sách. Nấu ăn. Và chơi với con... là những lựa chọn bình yên vào những lúc rảnh rỗi.
Làm thế nào để mọi thứ đều thong thả và bình yên như thế?
Đơn giản, vì đó là con đường Thơ đã chọn. Thơ đã chọn một cuộc sống và một con đường bình yên.
Tôi chuyện trò với ca sĩ Anh Thơ trong một quán nhỏ ven đường. Chị giản dị và gần gũi hơn so với trí tưởng tượng của tôi. Nhưng chị lại già dặn và từng trải hơn so với cái tuổi ngoài ba mươi của mình.
Tôi chọn con đường bình yên
Bình yên trong từng câu hát. Để hát nhạc đỏ hay, chỉ cần cảm xúc và rất nhiều cảm xúc. Nhạc đỏ mộc mạc, giản dị và tha thiết, tâm hồn người hát nhạc đỏ và người nghe nhạc đỏ chỉ cần một tấm lòng gặp nhau.
Bình yên trong từng vạt áo dài. Khi mới ra trường đến nay đi hát đã mười mấy năm, ca sĩ Anh Thơ vẫn chỉ "chung thân" với bộ trang phục truyền thống.
Kỷ niệm lần đi diễn đầu tiên trong đời cô sinh viên Anh Thơ rón rén vén tà áo dài màu hoa mười giờ, leo lên chiếc xe đạp người bạn đồng hương, thế nào mà tà áo mắc vào xích xe, cátxê đi hát cả buổi chỉ được một phần ba tiền chiếc áo...
Đến giờ nghĩ lại vẫn vừa tiếc vừa buồn cười. Ca sĩ, giảng viên khoa Thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội Anh Thơ bây giờ thi thoảng cũng muốn... phá cách, thay đổi cách ăn mặc nhưng giỏi lắm cũng chỉ "dám" chế chút cách tân, cổ thuyền, cổ lá sen vào chiếc áo dài.
Bình yên trong cả cách cảm nhận về nghề, về cuộc sống. Nhẫn nại chỉnh sửa từng câu hát, từng cách mở khẩu hình, nhả chữ nhả thanh cho học trò. "Trước đây, tôi học cô giáo Hồ Mộ La, cô hơn 70 tuổi mà vẫn kèm trò đến nơi đến chốn.
Bây giờ làm thầy, có lúc nóng giận còn quăng cả sách của học trò, nghĩ lại thấy hối hận. Thấy thương và hiểu cô giáo của mình hơn. Thấu hiểu quy luật cả đời làm thầy chưa chắc đã có được một học trò thành danh. Cái phần trăm may mắn tuy ít ỏi nhưng lại chi phối cả một đời nghệ sĩ".
Bình yên trong cả cách len lỏi vào thị trường âm nhạc nhiều cạnh tranh, bon chen khốc liệt. Trong tháng 12 này, CD nhạc đỏ Vol 2 của Anh Thơ sẽ có mặt. CD 9 bài của những tên tuổi gạo cội với những bài ca đi cùng năm tháng: An Thuyên, Phó Đức Phương, Trần Tiến, Doãn Nho...
Bối cảnh được Anh Thơ chọn để chụp ảnh làm bìa đĩa cũng rất thuần, rất Việt - một đầm sen hồng trong một ngày nắng đẹp. Vì "trong đầm gì đẹp bằng sen..." - hoa sen, cũng như nét đẹp của nhạc đỏ, là dung dị, nhưng mặn mà và sâu lắng, ghi dấu trong lòng người.
Bình yên trong cả cách đấu tranh với cuộc sống. Người con gái quê bao năm bươn chải ở đất Hà Nội, dù đôi lúc cảm thấy mình "đến 80% là đàn ông, vì công việc nhiều quá, bận rộn quá", nhưng vẫn luôn luôn dành phần lớn nhất của con tim cho gia đình bé nhỏ, vì với phụ nữ "hạnh phúc và tình yêu mới là điều quan trọng nhất".
Mà xô bồ bon chen nhiều quá để làm gì? Cơm áo gạo tiền xem ra không phải gánh nặng kéo con chim hoạ mi xứ Thanh đến với những dòng nhạc "dễ hát, dễ nhớ, dễ quên", dù đã có không ít câu hỏi, không ít lời đề nghị.
Bình yên. Nhưng vẫn không hề thiếu lửa. "Ai bảo rằng giới trẻ thờ ơ với nhạc đỏ là quá nhầm. Có những đêm tôi hát, khán giả sinh viên sẵn sàng đội mưa đứng nghe. Chính sự đón nhận nồng nàn ấy của người nghe làm tôi luôn vững tin vào con đường mình đã chọn".
Đọc sách. Nấu ăn. Và chơi với con... là những lựa chọn bình yên vào những lúc rảnh rỗi.
Làm thế nào để mọi thứ đều thong thả và bình yên như thế?
Đơn giản, vì đó là con đường Thơ đã chọn. Thơ đã chọn một cuộc sống và một con đường bình yên.
Tôi chuyện trò với ca sĩ Anh Thơ trong một quán nhỏ ven đường. Chị giản dị và gần gũi hơn so với trí tưởng tượng của tôi. Nhưng chị lại già dặn và từng trải hơn so với cái tuổi ngoài ba mươi của mình.
Sinh ra trong một gia đình có tới 6 anh chị em ở miền Trung (Thanh Hóa) nên
quãng thời gian tuổi thơ mà ca sĩ Anh Thơ trải qua, chị đã gọi nó bằng cái tên
"tuổi thơ hờn tủi". Anh Thơ luôn cảm thấy hờn tủi trong suốt tuổi thơ
của mình, không chỉ đơn thuần vì sự vất vả, thiếu cái ăn ngon, thiếu quần áo đẹp.
Chả hiểu có phải vì gia đình quá đông anh em, cuộc sống bộn phần khó khăn hay
không mà cô bé Anh Thơ chưa từng một lần có được cái cảm giác yêu thương, gần
gũi từ chính cha mẹ của mình. Đó là một sự thiếu hụt mà cho đến tận bây giờ chị
vẫn cảm nhận rất rõ.
Anh Thơ bảo, chị thấy mình từ bé đã khác hẳn các anh chị em trong gia đình. Chị dường như nhạy cảm hơn, sống hướng nội hơn nên luôn cảm thấy đời sống tinh thần của mình không bao giờ đủ. Không chỉ nhạy cảm mà từ bé Anh Thơ đã tỏ ra mình là một người con năng động nhất trong gia đình. Cũng chính vì thế mà mẹ chị tin tưởng giao vốn, giao cửa hàng cho chị buôn bán ngay từ hồi chị còn rất nhỏ. Anh Thơ cười, nói: "Mình buôn gì cũng lãi. Có duyên lắm đấy!".
Con đường nghệ thuật như một cái duyên gắn với chị. Bởi ngay từ năm lớp 10, Anh Thơ đã từng đi thi tuyển vào Đoàn Cải lương tỉnh Thanh Hóa nhưng rồi bị chê vì vóc dáng quá nhỏ. Chị đùa bảo: "Cũng may chứ nếu lỡ hồi đó mình thi đỗ thì có khi giờ này đang là nghệ sĩ hát cải lương của tỉnh Thanh Hóa rồi".
Không từ bỏ niềm đam mê nghệ thuật nên đến năm học lớp 11, Anh Thơ lại thi vào Trường Nghệ thuật của tỉnh. Vì trường khi đó chỉ lấy rất ít suất, mà các suất dường như đã được ấn định sẵn rồi nên chị chỉ đỗ vào hệ B (nghĩa là phải tự đóng tiền học phí). Sau 3 năm học tại trường tỉnh, Anh Thơ khăn gói quả mướp ra Hà Nội, liều một phen thi tuyển vào khoa Thanh nhạc của Nhạc viện Hà Nội. Lộ phí đi đường và lệ phí ôn thi cũng là do chị dành dụm từ những lần đi hát tại các hội nghị nho nhỏ hoặc là tiền thưởng từ các giải thi. Người trực tiếp hướng dẫn ôn thi cho Anh Thơ chính là cô Diệu Thúy. Chẳng biết có phải cảm phục đức tính chịu thương chịu khó học tập hay vì nhìn thấy khả năng tiềm ẩn của Anh Thơ mà trong gần một tháng trời hướng dẫn cho Anh Thơ, cô đã không lấy một đồng tiền công nào. Ca sĩ Anh Thơ bảo, đến giờ chị vẫn không quên nghĩa cử cao đẹp đó của cô giáo Diệu Thúy.
Vì là dân tỉnh lẻ, gia đình lại nghèo nên Anh Thơ luôn phải tự thân vận động trong suốt quá trình học. Không ngại khi phải làm bất cứ việc gì để kiếm tiền ăn học, kể cả việc bán ốc ở ký túc xá. Anh Thơ tâm sự, chị đã từng nhiều lần rơi nước mắt khi đang còn là sinh viên năm thứ nhất phải đi kiếm thêm bằng nghề hát tiệc. Vừa hát vừa khóc vì tủi phận khi nghĩ rằng, người ta thì ăn uống vui vẻ còn mình thì phải hát. Mà hát cũng chỉ là đứng đó trang điểm thôi chứ có ai thèm để ý nghe đâu. Vì đã từng trải qua những cảnh huống ấy nên sau này, khi ở cương vị của một giảng viên, Anh Thơ hường xuyên nhắc nhở học trò phải biết giữ mình khi đi hát ở những nơi tiệc tùng, quán bar. Khi đứng trên bất kỳ sân khấu nào cũng phải giữ cho tâm hồn mình trong sạch. Khi tâm sáng thì tiếng hát mới thanh cao.
Anh Thơ bảo, chị thấy mình từ bé đã khác hẳn các anh chị em trong gia đình. Chị dường như nhạy cảm hơn, sống hướng nội hơn nên luôn cảm thấy đời sống tinh thần của mình không bao giờ đủ. Không chỉ nhạy cảm mà từ bé Anh Thơ đã tỏ ra mình là một người con năng động nhất trong gia đình. Cũng chính vì thế mà mẹ chị tin tưởng giao vốn, giao cửa hàng cho chị buôn bán ngay từ hồi chị còn rất nhỏ. Anh Thơ cười, nói: "Mình buôn gì cũng lãi. Có duyên lắm đấy!".
Con đường nghệ thuật như một cái duyên gắn với chị. Bởi ngay từ năm lớp 10, Anh Thơ đã từng đi thi tuyển vào Đoàn Cải lương tỉnh Thanh Hóa nhưng rồi bị chê vì vóc dáng quá nhỏ. Chị đùa bảo: "Cũng may chứ nếu lỡ hồi đó mình thi đỗ thì có khi giờ này đang là nghệ sĩ hát cải lương của tỉnh Thanh Hóa rồi".
Không từ bỏ niềm đam mê nghệ thuật nên đến năm học lớp 11, Anh Thơ lại thi vào Trường Nghệ thuật của tỉnh. Vì trường khi đó chỉ lấy rất ít suất, mà các suất dường như đã được ấn định sẵn rồi nên chị chỉ đỗ vào hệ B (nghĩa là phải tự đóng tiền học phí). Sau 3 năm học tại trường tỉnh, Anh Thơ khăn gói quả mướp ra Hà Nội, liều một phen thi tuyển vào khoa Thanh nhạc của Nhạc viện Hà Nội. Lộ phí đi đường và lệ phí ôn thi cũng là do chị dành dụm từ những lần đi hát tại các hội nghị nho nhỏ hoặc là tiền thưởng từ các giải thi. Người trực tiếp hướng dẫn ôn thi cho Anh Thơ chính là cô Diệu Thúy. Chẳng biết có phải cảm phục đức tính chịu thương chịu khó học tập hay vì nhìn thấy khả năng tiềm ẩn của Anh Thơ mà trong gần một tháng trời hướng dẫn cho Anh Thơ, cô đã không lấy một đồng tiền công nào. Ca sĩ Anh Thơ bảo, đến giờ chị vẫn không quên nghĩa cử cao đẹp đó của cô giáo Diệu Thúy.
Vì là dân tỉnh lẻ, gia đình lại nghèo nên Anh Thơ luôn phải tự thân vận động trong suốt quá trình học. Không ngại khi phải làm bất cứ việc gì để kiếm tiền ăn học, kể cả việc bán ốc ở ký túc xá. Anh Thơ tâm sự, chị đã từng nhiều lần rơi nước mắt khi đang còn là sinh viên năm thứ nhất phải đi kiếm thêm bằng nghề hát tiệc. Vừa hát vừa khóc vì tủi phận khi nghĩ rằng, người ta thì ăn uống vui vẻ còn mình thì phải hát. Mà hát cũng chỉ là đứng đó trang điểm thôi chứ có ai thèm để ý nghe đâu. Vì đã từng trải qua những cảnh huống ấy nên sau này, khi ở cương vị của một giảng viên, Anh Thơ hường xuyên nhắc nhở học trò phải biết giữ mình khi đi hát ở những nơi tiệc tùng, quán bar. Khi đứng trên bất kỳ sân khấu nào cũng phải giữ cho tâm hồn mình trong sạch. Khi tâm sáng thì tiếng hát mới thanh cao.
Bìa đĩa của ca sĩ Anh Thơ.
Giờ đây, tiếng hát Anh Thơ đã trở
thành một thương hiệu trong dòng nhạc truyền thống. Để đạt được thành công như
ngày hôm nay, không chỉ do khả năng thiên bẩm mà phần nhiều là do sự tập luyện
không ngừng của bản thân. Anh Thơ tâm sự: "Năng khiếu chỉ là một phần thuận
lợi, nếu không bỏ công khổ luyện thì chẳng ai có thể thành tài được". Quả
đúng vậy, vì người yêu âm nhạc đã chứng kiến sự trưởng thành qua từng giai đoạn
của ca sĩ Anh Thơ. Còn nhớ, năm Anh Thơ dự thi Sao Mai, chị đã được giải Ba (giải
ca sĩ triển vọng) vì Ban giám khảo nhìn thấy ở Anh Thơ một sự bứt phá trong
tương lai, chứ theo nhận xét của bản thân chị thì khi đó chị hát còn phô và
chênh.
Đã có lúc người ta kháo với nhau rằng, nếu trả mức cátsê dưới 25 triệu thì đừng mong Anh Thơ nhận lời tham gia. Chính chị cũng không hiểu tin đồn đó từ đâu mà có. Nhưng chị cũng thừa nhận mình là người dũng cảm khi dám đứng ra đòi mức cátsê sao cho tương xứng với khả năng và công sức mà mình đã bỏ ra. Nhiều người vẫn nghĩ Anh Thơ chắc giàu lắm, vì cátsê cao, lại chạy sô nhiều, nhưng có gặp và hỏi chuyện chị thì mới hay sự thật không phải thế. Chị bảo cátsê cũng có thể cao nhưng không đến mức như người ta đồn đại, hơn nữa không phải bất kể chương trình nào mời, chị cũng đều tham gia biểu diễn. Bởi với người nghệ sĩ, sự trân trọng nghề và việc giữ giọng là một việc rất nên làm.
Đã có lúc người ta kháo với nhau rằng, nếu trả mức cátsê dưới 25 triệu thì đừng mong Anh Thơ nhận lời tham gia. Chính chị cũng không hiểu tin đồn đó từ đâu mà có. Nhưng chị cũng thừa nhận mình là người dũng cảm khi dám đứng ra đòi mức cátsê sao cho tương xứng với khả năng và công sức mà mình đã bỏ ra. Nhiều người vẫn nghĩ Anh Thơ chắc giàu lắm, vì cátsê cao, lại chạy sô nhiều, nhưng có gặp và hỏi chuyện chị thì mới hay sự thật không phải thế. Chị bảo cátsê cũng có thể cao nhưng không đến mức như người ta đồn đại, hơn nữa không phải bất kể chương trình nào mời, chị cũng đều tham gia biểu diễn. Bởi với người nghệ sĩ, sự trân trọng nghề và việc giữ giọng là một việc rất nên làm.
Chị
không xô bồ chạy sô, một tuần đều đặn chị nhận khoảng vài ba show diễn, thời gian
còn lại chị dành cho công việc giảng dạy và thực hiện thiên chức của một người
vợ, người mẹ. Người chồng hiện nay của chị chính là người đã đồng kham cộng khổ
với chị từ khi chị còn... vô danh. Yêu nhau 8 năm rồi đi đến hôn nhân. Quãng thời
gian xa nhau, khi chị đã ở thủ đô, còn người yêu vẫn đang sống ở Thanh Hóa, người
ta vẫn hồ nghi về tình yêu của anh chị. Họ đoán rằng trước sau gì thì mối tình ấy
cũng sẽ tan vỡ thôi, bởi chị giờ đã là người Hà Nội, mà nhất lại là một nghệ
sĩ. Không màng đến những lời bàn ra tán vào của thiên hạ, tình yêu của họ vẫn kết
thúc có hậu bằng một đám cưới vào năm 2002. Kết tinh của tình yêu ấy là sự ra đời
của một bé gái kháu khỉnh, giờ đã tròn 6 tuổi. Chị bảo, chị hạnh phúc vì đã tìm
được chỗ dựa vững chãi cho cuộc đời mình. Và cô con gái bé bỏng chính là thiên
thần để gắn kết tình yêu giữa hai người.
Anh
Thơ là người khi làm bất kể việc gì cũng dồn toàn tâm toàn ý để hoàn thành thật
tốt. Trong nghề ca hát cũng vậy, chị luôn là người cầu toàn. Ấy vậy mà đôi khi
vẫn không tránh khỏi những tai nạn nghề nghiệp nho nhỏ hết sức hài hước. Nhớ có
lần chị cùng với ca sĩ Việt Hoàn đang song ca một bài hát tại một hội nghị,
đang hát bỗng Anh Thơ quên mất lời, bị anh Hoàn phát hiện ra. Thế là cả hai
cùng phá lên cười, và sau đó đành phải xin lỗi tất cả mọi người có mặt tại hội
nghị hôm đó.
Cũng
một lần khác, tại một hội nghị, Anh Thơ lên sân khấu để hát bài "Xa
khơi" (đó là bài tủ và cũng là bài làm nên tên tuổi Anh Thơ, chị bảo ngày
nào chị cũng hát bài đó tới 2, 3 lần), vậy mà chẳng hiểu sao sau khi bước lên bục
biểu diễn, chị chỉ hát được đúng một câu "Nắng tỏa chiều nay, chiều tỏa nắng..."
rồi không thể nhớ thêm được bất kỳ câu nào trong bài hát đó nữa. Chị đành xin lỗi
khán giả và chữa thẹn rằng: "Có lẽ do Anh Thơ hồi hộp quá nên quên mất lời
bài hát, cho phép Anh Thơ hát bài khác để phục vụ quý vị". Anh Thơ cười và
bảo: "Cũng may đó chỉ là những chương trình nho nhỏ nên hậu quả không có
gì nghiêm trọng. Nhưng đó cũng là bài học nhớ đời".
Khi
tôi hỏi, là một ca sĩ nổi tiếng, sao chị không thuê người quản lý thì chị tâm sự
rằng: "Để thuê được một người quản lý thực sự thương mình, xót xa cho mình
dường như là quá khó nên chị sẽ không thuê, cho dù đã có lúc nhận tiền thù lao
xong mà nước mắt cứ chực rơi. Bởi có buổi sáng hát liền 2 sô mà ruột đói cồn
cào vì không có cả thời gian ăn sáng".
Tôi
phải hẹn với Anh Thơ rất nhiều lần mới có được một cuộc gặp gỡ chính thức. Chẳng
phải chị khó khăn gì mà vì trong thời gian này chị đang hối hả hoàn tất cho việc
ra mắt album DVD mới của mình. Khi hỏi tên của đứa con tinh thần ấy, Anh Thơ trả
lời: "Thói quen của mình là khi nào mọi thứ xong xuôi mới dựa vào đó để gọi
tên đứa con tinh thần". Với tôi, đây cũng là một thói quen rất… lạ.
Hy
vọng với sự nỗ lực không ngừng và thái độ làm việc nghiêm túc, không biết mệt mỏi,
ca sĩ Anh Thơ sẽ được ghi nhận một cách xứng đáng trong lòng khán giả. Có lẽ sẽ
không ngoa khi nói rằng chị chính là "diva" của dòng nhạc truyền thống
Việt Nam
CUỘC SỐNG CỦA CA SĨ ANH THƠ: ĐỨA CON LÀ SỰ KẾT NỐI LỚN NHẤT
Hoa hồng à? Không có đâu, với dòng nhạc như tôi rất khó để có
chỗ đứng trong lòng đông đảo khán giả nên đòi hỏi phải khổ luyện bằng mồ hôi và
nước mắt. Năm 22 tuổi, tôi tham dự giải Tiếng hát Truyền hình Hà Nội và đoạt giải.
Hồi đó, tôi chỉ là một con bé từ quê mới ra Hà Nội, cái gì cũng mới mẻ, bở ngỡ.
Một sự khởi đầu cực kỳ khó khăn bắt buộc tôi phải cố gắng gấp năm, gấp mười người
khác. Sau hơn 10 năm nhìn lại tôi có thể hài lòng vì mình đã nỗ lực tự đi trên
đôi chân của mình. Không hiểu có cơ duyên nào không nhưng tôi từng vào diễn ở
Hà Tĩnh nhiều. Con người, mảnh đất Hà Tĩnh luôn khiến tôi cảm thấy rất gần gũi
đến chân thành, mộc mạc nên tôi hát bao giờ cũng nhập, cũng “đằm” hơn. Ai cũng
nghĩ tôi rất giàu. Thực sự chính xác tôi rất nghèo. Ở miền Bắc, những nghệ sĩ
hát dòng nhạc như Thu Hiền, Thanh Hoa, Anh Thơ… không bao giờ giàu. Vì những
người đó không phải chỗ nào cũng hát. Tôi chỉ hát ở những hội nghị trang trọng,
những chương trình có ý nghĩa. Đó là những chương trình xô bồ. Nghệ sĩ cũng có
rất nhiều cách để kiếm tiền thậm chí làm giàu mà vẫn bằng chính sự lao động của
mình.
Còn Anh Thơ chỉ hát hội nghị mà hội nghị thì mỗi cơ quan may ra một năm, năm ba tháng mới diễn ra một lần. May mắn lắm một tháng tôi được mời vài sô lấy đâu ra để giàu? Còn những người bạn nhậu ngồi với nhau, người ta sẵn sàng bỏ tiền túi ra để trả thậm chí rất nhiều tiền nhưng tôi thấy đó không phải là nghệ thuật. Người nghệ sĩ đi hát như thế sẽ sớm nhàn chán. Tôi nghĩ mình luôn phải nâng mình lên, nâng tầm nghệ thuật lên mới sống bền với nó được. Nói chứ, nhưng mình cũng phải thông cảm với các em. Tôi thường nói, hát ở đâu thì hát, hát tiệc cũng được nhưng đừng làm điều gì đó để cảm thấy xấu hổ với lòng mình. Có chứ, đó là thời sinh viên được mời vẫn phải đi vì đó là cuộc sống. Khi đó nếu không hát sẽ không có tiền ăn học. Anh Thơ may mắn có chồng hiểu, thông cảm cho vợ là yếu tố quan trọng nhất. Nhưng mỗi lần đi diễn, tôi lo lắng chu đáo cho chồng, cho con nên mọi chuyện vẫn ấm êm lắm. Tính tôi hướng nội, thích phẳng lặng! Tôi đi lao động vì cuộc sống gia đình thì chồng sẽ hiểu và thương thôi. Công việc chính của tôi vẫn là giảng viên ở Nhạc viện Hà Nội, còn tôi đi hát vì đam mê, vì làm thêm nên tôi luôn tự cân đối một tháng đi bao nhiêu là vừa đủ. Tuy nhiên, vợ chồng ở với nhau hàng chục năm trời không phàn nàn, khó lắm. Anh Thơ tự tin mình là người nghiêm túc nên không có chuyện gì xảy ra. Người tiếp xúc tôi thường đưa ra đánh giá là tôi lạnh lùng, khó gần, khó tính. Tôi không dễ dàng thay đổi hay đánh mất mình nên chồng có ghen cũng chỉ bóng gió trêu vợ một chút. Cơ bản vẫn là tin vì trước khi cưới nhau, tôi và chồng đã có một tình yêu kéo dài tám năm không thay đổi. Hoàn toàn không. Chúng tôi cùng quê, yêu nhau thời còn trẻ con lắm. Khi tôi ra Hà Nội học, lại học Nhạc viện, nhiều người nghi ngại rằng tình yêu đó sẽ bỏ lửng nhưng chúng tôi vẫn duy trì kéo dài tới tám năm và cưới nhau. Có thể nói, chồng tôi là người song hành bên cuộc đời tôi chứ không phải là một đại gia dìu dắt, nâng đỡ hay một fan gì cả! Tôi nghĩ là đứa con, con là sự kết nối lớn nhất. Con gái 6 tuổi, hai vợ chồng tập trung chăm chút vào đứa con. Tôi cũng chăm chút bữa cơm gia đình, bận rộn nhưng vẫn cố gắng ăn bữa tối cùng nhau.
Còn Anh Thơ chỉ hát hội nghị mà hội nghị thì mỗi cơ quan may ra một năm, năm ba tháng mới diễn ra một lần. May mắn lắm một tháng tôi được mời vài sô lấy đâu ra để giàu? Còn những người bạn nhậu ngồi với nhau, người ta sẵn sàng bỏ tiền túi ra để trả thậm chí rất nhiều tiền nhưng tôi thấy đó không phải là nghệ thuật. Người nghệ sĩ đi hát như thế sẽ sớm nhàn chán. Tôi nghĩ mình luôn phải nâng mình lên, nâng tầm nghệ thuật lên mới sống bền với nó được. Nói chứ, nhưng mình cũng phải thông cảm với các em. Tôi thường nói, hát ở đâu thì hát, hát tiệc cũng được nhưng đừng làm điều gì đó để cảm thấy xấu hổ với lòng mình. Có chứ, đó là thời sinh viên được mời vẫn phải đi vì đó là cuộc sống. Khi đó nếu không hát sẽ không có tiền ăn học. Anh Thơ may mắn có chồng hiểu, thông cảm cho vợ là yếu tố quan trọng nhất. Nhưng mỗi lần đi diễn, tôi lo lắng chu đáo cho chồng, cho con nên mọi chuyện vẫn ấm êm lắm. Tính tôi hướng nội, thích phẳng lặng! Tôi đi lao động vì cuộc sống gia đình thì chồng sẽ hiểu và thương thôi. Công việc chính của tôi vẫn là giảng viên ở Nhạc viện Hà Nội, còn tôi đi hát vì đam mê, vì làm thêm nên tôi luôn tự cân đối một tháng đi bao nhiêu là vừa đủ. Tuy nhiên, vợ chồng ở với nhau hàng chục năm trời không phàn nàn, khó lắm. Anh Thơ tự tin mình là người nghiêm túc nên không có chuyện gì xảy ra. Người tiếp xúc tôi thường đưa ra đánh giá là tôi lạnh lùng, khó gần, khó tính. Tôi không dễ dàng thay đổi hay đánh mất mình nên chồng có ghen cũng chỉ bóng gió trêu vợ một chút. Cơ bản vẫn là tin vì trước khi cưới nhau, tôi và chồng đã có một tình yêu kéo dài tám năm không thay đổi. Hoàn toàn không. Chúng tôi cùng quê, yêu nhau thời còn trẻ con lắm. Khi tôi ra Hà Nội học, lại học Nhạc viện, nhiều người nghi ngại rằng tình yêu đó sẽ bỏ lửng nhưng chúng tôi vẫn duy trì kéo dài tới tám năm và cưới nhau. Có thể nói, chồng tôi là người song hành bên cuộc đời tôi chứ không phải là một đại gia dìu dắt, nâng đỡ hay một fan gì cả! Tôi nghĩ là đứa con, con là sự kết nối lớn nhất. Con gái 6 tuổi, hai vợ chồng tập trung chăm chút vào đứa con. Tôi cũng chăm chút bữa cơm gia đình, bận rộn nhưng vẫn cố gắng ăn bữa tối cùng nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét