Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

Cuộc đời thăng trầm của người đàn bà tài sắc Trần Lệ Xuân và những cái chết thảm khốc của người thân dưới cái nhìn nhân quả

Cuộc đời thăng trầm của người đàn bà tài sắc 
Trần Lệ Xuân và những cái chết thảm khốc 
của người thân dưới cái nhìn nhân quả
Nhắc đến chính quyền Ngô Đình Diệm ở Miền Nam trước năm 1975, người ta không thể không nhắc đến người đàn bà tài sắc Trần Lệ Xuân. Tuy chỉ là vợ của Ngô Đình Nhu, người em trai kiêm cố vấn đặc biệt của Tổng thống Ngô Đình Diệm nhưng Trần Lệ Xuân đã ngự trị như một “đệ nhất phu nhân”, quyền uy khuynh đảo cả triều đình nhà Ngô suốt 10 năm trời. Năm 1963, đúng lúc ở đỉnh cao danh vọng, tờ New York Times đã gọi vị Đệ nhất Phu nhân miền Nam Việt Nam 39 tuổi này là người đàn bà “quyền lực nhất” ở châu Á và so sánh bà với Lucrezia Borgia.
Thế nhưng sau cuộc đảo chính ngày 2/11/1963, cùng với sự sụp đổ của đế chế họ Ngô, cuộc đời của người đàn bà quyền lực ấy cũng rơi xuống vực thẳm. Kể từ bấy, bà phải sống cuộc sống lưu vong buồn tủi ở Ý, Pháp. Song điều kinh khiếp nhất là bà phải chứng kiến tới 10 cái chết thảm khốc của những người ruột thịt, mà toàn là chết bất đắc kỳ tử. Nhiều người bảo, đó là cái kết cục tất yếu của một con người tham lam, tàn độc, ôm ấp nhiều ảo vọng chính trường, gieo rắc quá nhiều tội ác, nhất là các vụ đàn áp đẫm máu Đạo Phật.
Kể về những thăng trầm của cuộc đời Trần Lệ Xuân với những góc khuất, những bí mật động trời trên chính trường, tình trường, không phải để bôi nhọ, phỉ báng bà mà đơn giản, chúng tôi chỉ muốn làm sáng tỏ thêm một sự thật hiển nhiên, một chân lý: Luật nhân quả xưa nay thật công bằng, không ưu ái, không chừa một ai. Gieo ác gặt ác, gieo gió gặt bão.
1/ ĐỨA CON BỊ GHẺ LẠNH TRONG GIA ĐÌNH QUYỀN QUÝ
Trần Lệ Xuân sinh ngày 22/8/1924 trong một gia đình quyền quý, dòng dõi trâm anh thế phiệt. Cha bà là luật sư Trần Văn Chương, con trai cả của Đông các Đại học sĩ Trần Văn Thông. Mẹ bà là quận chúa Thân Thị Nam Trân, con gái của Đông các Đại học sĩ Thân Trọng Huề. Ông Chương là đại địa chủ và là luật sư Việt Nam đầu tiên có bằng tiến sĩ luật của Pháp. Bà Nam Trân nhan sắc tuyệt mỹ đến độ người Pháp vì quá say mê bà đã đặt cho bà biệt danh “Viên ngọc trai Á châu”. Họ sống một cuộc đời vương giả với hai chục người hầu hạ từ đầu đến chân. Mặc dù được cha mẹ đón các thầy từ khắp nơi về dạy dỗ ca hát, thêu thùa cũng như nghệ thuật nội trợ nhưng từ bé đến lớn, bà Nam Trân không bao giờ phải đụng đến bất kỳ việc gì ngoại trừ rung chuông gọi người hầu. Bà được cha mẹ gả chồng khi mới tròn 12 tuổi. Trọng trách lớn nhất của đời bà với tư cách người vợ là sinh cho chồng một đứa con trai thừa tự.
Cũng cần nói thêm rằng, năm 13 tuổi, trước khi sinh ra Trần Lệ Xuân, bà Nam Trân đã sinh hạ được một bé gái đặt tên là Trần Lệ Chi. Vì thế, áp lực sinh con trai đè nặng lên tấm thân ngọc ngà của bà. Bởi thời đó, do ảnh hưởng của Đạo Khổng, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ dù xinh đẹp, tài năng đến đâu mà không sinh hạ được con trai để nối dõi tông đường cho nhà chồng thì cũng coi như là đồ bỏ đi. Bà mẹ chồng đã nhiều lần nói bóng gió rằng: nếu đẻ đứa thứ hai con gái, bà sẽ tìm vợ lẽ cho ông Chương. Do vậy, lúc mang thai đứa con thứ hai, bà Nam Trân đã tự ám thị rằng: mình đang mang thai đứa con trai. Đến độ, tất cả đồ tã lót, quần áo, đồ chơi, bà đều sắm sanh cho bé trai. Cho nên, khi bé Trần Lệ Xuân cất tiếng khóc chào đời, bác sĩ người Pháp nói là con gái, người mẹ 14 tuổi như rơi xuống hố sâu tuyệt vọng. Bà không thèm nhìn mặt đứa bé đỏ hỏn đang khóc thét. Bà quay mặt vào tường, cắn chặt môi, cố kìm tiếng khóc. Mặc dầu ít ngày sau, một thầy giỏi về tử vi, tướng số đến xem lá số cho bé, đã thốt lên: “Thật là ngoài sức tưởng tượng. Đứa bé sau này sẽ leo lên đến những đỉnh cao vời vợi. Ngôi sao chiếu mệnh của nó không thể nào tốt hơn”. Song lời dự báo tương lai sáng lạn ấy vẫn không thể làm vơi nỗi buồn lo thăm thẳm trong lòng người mẹ trẻ Nam Trân.
Không khó hiểu khi tuổi thơ của bé Trần Lệ Xuân trôi đi trong sự thờ ơ, ghẻ lạnh của mẹ. Ngay cả khi một năm sau, bà Nam Trân sinh hạ được cậu quý tử đặt tên là Trần Văn Khiêm, tình cảm của mẹ dành cho bé Lệ Xuân cũng chẳng thay đổi gì, thậm chí, vị thế của bé Lệ Xuân càng trở nên thấp kém. Bằng chứng là năm 1926, khi ông Chương được chính phủ Pháp đề bạt một chức vụ mới ở Cà Mau, vợ chồng ông cùng hai con: Trần Lệ Chi, Trần Văn Khiêm rồng rắn vào Nam, chỉ duy nhất bé Lệ Xuân bị bỏ lại. Ông Chương bảo đó là cách biểu hiện tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ ông và là bằng chứng bảo đảm rằng, ông sẽ quay trở lại nhưng thật ra, bé Lệ Xuân chỉ như một tờ biên lai ở phòng giữ đồ. Cô bé đã trở thành vật trao đổi giữa cha và ông nội.
Theo bà Monique Brinson Demery, tác giả cuốn “Madam Nhu Trần Lệ Xuân - quyền lực Bà Rồng”, ở với ông bà nội, ban đầu, việc giáo dưỡng hàng ngày bé Lệ Xuân được giao phó cho các bảo mẫu. Song ngay cả người giúp việc trong nhà cũng hiểu địa vị thấp kém của đứa trẻ mà họ trông nom, vì vậy họ bỏ mặc cô bé. Những bảo mẫu giao Lệ Xuân cho những người làm vườn. Họ chơi đùa với bé như một món đồ chơi, thậm chí, đôi lúc họ tắm rửa cô cùng với đàn gia súc. Chỉ đến khi cô bị ốm nặng, nằm giữa lằn ranh giữa sống và chết, bố mẹ cô mới quay trở lại Hà Nội đón cô vào Cà Mau. Song ngay cả khi đoàn tụ cùng cha mẹ, Trần Lệ Xuân vẫn bị hắt hủi, phân biệt đối xử trước em trai, chị gái của mình dù trong thâm tâm, những người trong gia đình luôn bất ngờ trước sự thông minh hiếm có của bé. Nhiều lần, chỉ vì thông minh đến mức làm “bẽ mặt” “cục vàng”, người thừa tự của gia đình là em trai Trần Văn Khiêm mà Trần Lệ Xuân bị phạt. Có lần, vì ghen tức, đố kỵ bà chị thông minh, giỏi giang hơn mình, bé Khiêm đã giật phắt cây bút lông ném vào đầu chị. Bị cây bút nhọn như mũi tên đâm thẳng vào trán, mực, máu chảy tràn trên mặt, Lệ Xuân chạy lên cầu thang để cho mẹ thấy em trai cô không phải đứa ngoan ngoãn. Thấy thế, bà mẹ nổi giận đùng đùng nhưng không phải với con trai bà mà là chính với bé Lệ Xuân. Vừa nứt mắt ra mà đã đanh đá, ghớm ghiếc, quyết tâm làm bẽ mặt cục vàng của bà, người thừa tự của gia đình danh giá. Và thế là cô bé bị phạt.
Cuộc hôn nhân không tình yêu, vụ lợi, đầy toan tính
Năm Lệ Xuân lên 8 tuổi, cha cô được bổ nhiệm vào luật sư đoàn Hà Nội, công việc sáng giá nhất mà một luật sư Việt có thể nhắm tới trong chế độ thực dân. Thế là cả gia đình cô lại quay trở lại Hà Nội, sống tại căn biệt thự số nhà 71 đại lộ Gambetta. Từ bấy, Lệ Xuân theo học tại Trường Albert Sarraut, chỉ dành cho con cái người Pháp rồi tốt nghiệp tú tài. Nhan sắc tuyệt mỹ, trí tuệ hơn người, cô đã được kế thừa trọn vẹn từ mẹ - “viên ngọc trai Á Châu”, thậm chí, ở cô, vẻ đẹp, sự thông minh còn ở một nấc cao hơn. Năm 1940, khi cô vừa tròn 16 tuổi, tại căn biệt thự lộng lẫy này, trong một bữa tiệc đông đúc, qua cha mẹ, cô đã làm quen với Ngô Đình Nhu, một chàng trai trí thức ít nói, hay mỉm cười, 30 tuổi, vừa trở về Việt Nam sau hơn 10 năm du học tại Pháp. Tìm hiểu, được biết, ông Nhu là con trai thứ tư trong một gia đình danh giá. Cha ông, Ngô Đình Khả, một quan đại thần dưới triều Nguyễn, đã từng làm đến chức Thượng thư Bộ lễ dưới triều vua Thành Thái. Những người anh của Ngô Đình Nhu cũng đều thành đạt. Người anh cả Ngô Đình Khôi bấy giờ đang làm thống đốc tỉnh Nam Ngãi. Người anh thứ hai Ngô Đình Thục đang trên bước đường trở thành một trong những vị giám mục Công giáo đầu tiên ở Việt Nam. Người anh thứ ba Ngô Đình Diệm, sau khi từ chức Thượng thư Bộ lại dưới triều vua Bảo Đại, do bất đồng chính kiến với chính quyền bảo hộ Pháp, ông đã tham gia một số tổ chức đảng phái chính trị và đang gây thanh thế.
Trí tuệ thông minh hơn người, con mắt tinh đời của Lệ Xuân đã mách bảo cô việc lấy ông Nhu là một cơ hội đổi đời lớn, không thể tốt hơn. Vì thế, cô đã nhận lời đính ước với ông Nhu chỉ sau lần đầu tiên gặp gỡ tại vườn nhà ít hôm. Ba năm sau lễ đính hôn, một đám cưới long trọng theo nghi lễ công giáo đã diễn ra tại thánh đường Saint Joseph (nay là Nhà thờ Lớn Hà Nội). Lệ Xuân, vốn xuất thân trong một gia đình Phật tử, nay, cải đạo theo chồng sang đạo Công giáo. Việc nhập đạo Thiên Chúa đối với Lệ Xuân chẳng khó khăn gì vì từ nhỏ cô đã học ở trường dòng Couvent des Oiseaux, được các nữ tu dạy kinh và phép đạo, giáo lý, tích thánh trong đạo… Lễ nhập đạo của Lệ Xuân được tổ chức tại Nhà thờ Lớn, do Ngô Đình Thục làm chủ lễ, rất long trọng, có nhiều nhân vật quan trọng người Việt lẫn Pháp tham dự.
Theo ông Trần Văn Lý, một người thân trong gia đình Trần Lệ Xuân, việc Ngô Đình Nhu mê Lệ Xuân là chuyện bình thường giữa một người lớn tuổi lúc nào cũng ru rú bên sách vở, ít giao tiếp và một cô gái xuân thì phơi phới, được hấp thụ lối sống Tây. Tuy nhiên, những người trong gia đình ông Nhu lại không hài lòng lắm về cô dâu tương lai của họ. Ông Lý kể: “Năm 1943, ông Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Thục đi Hà Nội cưới cô Trần Lệ Xuân cho ông Nhu. Đoạn đường Huế – Hà Nội quá xa nên họ phải dừng xe và nghỉ lại đêm tại Hà Tĩnh trong dinh tuần vũ của tôi. Trong dịp này, sợ tôi chê cười nên hai ông Khôi và Thục phải tâm sự phân trần với tôi như sau: Gia đình chúng tôi nào có muốn rước “ngữ ấy” về nhà để phá hoại gia phong, huống chi cụ tôi ngày xưa với các ông Trần Văn Thông, Thân Trọng Huề vốn chống đối nhau thì làm sao có thể kết làm thông gia được. Nhưng vì chú Nhu quá mê con gái ông Trần Văn Chương, nên chúng tôi đành phải khổ tâm mà chiều lòng chú ấy”. Dù Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Thục, hai ông anh lớn trong gia đình, có than vãn thế nào thì lễ cưới cũng phải tiến hành như đã định”.
Trong cuốn “Madam Nhu Trần Lệ Xuân - quyền lực Bà Rồng”, đám cưới của cô đã được tác giả Monique Brinson Demery miêu tả khá chi tiết: “Cô mang tất tay dài và một chiếc khăn choàng đăng ten quấn quanh mái tóc đen, chảy dài xuống đôi vai. Lời tuyên xưng đức tin, mà Lệ Xuân đọc to, khẳng định niềm tin mới của cô vào Thiên Chúa, Chúa Giê-su, Chúa thánh thần, và giáo hội cùng tất cả những phép bí tích của nó. Vị linh mục vừa đọc “nhân danh Cha, và Con, và Thánh thần” vừa rưới nước thánh lên trán Lệ Xuân ba lần, sau đây mọi tội lỗi của cô đã được rửa sạch. Tiếp đó Lệ Xuân được đặt tên thánh. Người ta chọn tên Lucy, theo tên thánh Lucia, thánh bản mệnh của người mù. Là một người Cơ đốc giữa những kẻ ngoại giáo, Lucy đã chọn giữ mình đồng trinh và tự chọc mù mắt thay vì lấy một kẻ ngoại giáo. Nét đẹp nhất của Lệ Xuân, đôi mắt long lanh của cô, mở to trong suốt buổi lễ, một thái độ thận trọng mới mẻ đối với những cảm giác mà cô phải dè chừng hầu hết thời gian - tính ưa dâm dục, sự tự mãn và kiêu căng. Tất cả mọi cặp mắt đều hướng về cô dâu 18 tuổi khi cô bước vào khu vườn. Trong bức ảnh cưới trang trọng của Lệ Xuân, chụp vào ngày cưới của cô, nét mặt cô bình tĩnh và nghiêm trang. Hai bàn tay cô đan lại phía trước nhưng bị che khuất khỏi ống kính camera bởi những ống tay áo rộng của chiếc áo cưới truyền thống. Phần rộng của chiếc áo lụa đỏ được thêu những ký tự tiếng Hoa về hạnh phúc lứa đôi và lấm chấm những bông hoa nhiều họa tiết thanh tú. Những dải băng vàng vương giả vòng quanh cổ và hai ống tay áo, một phong cách phù hợp với con gái của một công chúa hoàng tộc. Một trái tim lớn bằng ngọc bích rạng rỡ trên chiếc vòng cổ của cô; đôi khuyên tai hoa hồng bằng kim cương trang nhã tuyệt vời. Chiếc khăn đóng màu đen xếp nếp trên trán. Mái tóc chẻ ngôi giữa và quấn thành lọn quanh đầu. Mắt long lanh viền phấn và đôi mày kẻ thật kỹ. Đôi môi lấm vết son và má đánh phấn hồng. Cô trông như một búp bê sứ sẽ rạn vỡ ngay khi đánh bạo nở nụ cười, nhưng một mối thông gia bền vững như thế này là một vấn đề hệ trọng. Lệ Xuân đã sắm vai trò của mình một cách không thể chê trách. Từ đây trở đi, cô sẽ là bà Nhu”.
Cuộc hôn nhân của bà Nhu đã trở thành đề tài đàm tiếu, dị nghị thời ấy. Người ta tin cuộc hôn nhân đó không phải vì tình yêu mà là vì những mưu tính đầy thực dụng. Sau này, khi Ngô Đình Diệm được Mỹ hậu thuẫn lên làm tổng thống của cái gọi là nền đệ nhất cộng hòa ở Sài Gòn, Ngô Đình Nhu được cử làm cố vấn đặc biệt, Trần Lệ Xuân nghiễm nhiên có được một vị trí nổi bật trong chính trường Sài Gòn khi đó. Trong những cuộc trả lời phỏng vấn với các ký giả Tây phương, Trần Lệ Xuân đã thẳng thắn thừa nhận rằng, cuộc hôn nhân của bà với ông Nhu là vấn đề thực tế, không phải chuyện yêu đương lãng mạn. “Tôi chưa từng có một tình yêu ngọt ngào”. Bà thú nhận với phóng viên Charlie Mohr của tạp chí Time. “Tôi đã đọc những thứ đó trong sách vở, nhưng tôi không tin chúng thật sự tồn tại. Hay có lẽ chỉ với một số rất ít người mà thôi”.
Chính vì cuộc hôn nhân đầy toan tính, vụ lợi, không tình yêu ấy mà sau này, khi trở thành đệ nhất phu nhân của chính quyền Ngô Đình Diệm, trong khi đời sống tình dục của Trần Lệ Xuân lúc nào cũng nóng bỏng như ngọn núi lửa thì Ngô Đình Nhu gần như bất lực, không màng đến chuyện chăn gối. Vì thế, Trần Lệ Xuân đã gian díu với nhiều người thuộc giai tầng “thượng lưu” như tướng tá trong quân đội, văn nghệ sĩ, cố vấn Mỹ…. Trong số đó, người đàn bà đa tình này có tình cảm đặc biệt và thường lén lút tư tình với tướng Trần Văn Đôn hay sau này là với chỉ huy dàn nhạc giao hưởng Sài Gòn tên Hoàng. Mặc dù anh em họ Ngô cố giấu kín chuyện “xấu nàng hổ ai” của Trần Lệ Xuân nhưng không hiểu sao chuyện đó đã lan ra khắp thiên hạ. Và bỗng chốc trở thành đề tài đàm tiếu của các sĩ quan, tướng lãnh và các mệnh phụ phu nhân những lúc trà dư tửu hậu. Người ta bảo: “Đầu của Ngô Đình Nhu không còn chỗ để cho vợ cắm sừng”.
2/ Những cuộc mây mưa tình ái của Trần Lệ Xuân
Người đàn bà lẳng lơ, đa tình Trần Lệ Xuân 
và chồng Ngô Đình Nhu
Theo tư liệu của nhà văn Đặng Vương Hưng trong bài viết “Trần Lệ Xuân - Giấc mộng chính trường và những cuộc tình trăng gió” đăng trên Báo an ninh thế giới, trước khi cặp bồ với Trần Văn Đôn, Trần Lệ Xuân đã có một thời gian hú hí với tướng Nguyễn Văn Hinh, sếp trực tiếp của Đôn. Điều đặc biệt là cuộc tình ngoài luồng ấy đã nảy sinh trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Nguyễn Văn Hinh vốn là con của cựu Thủ tướng quốc gia Việt Nam Nguyễn Văn Tâm, có biệt danh “Hùm xám” Cai Lậy. Ông đã tốt nghiệp sĩ quan không quân Pháp. Ngày 31/8/1948, hồi hương phục vụ trong quân đội thuộc địa Pháp, ông được thăng cấp Trung úy và được cử làm sĩ quan tùy viên cho Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân. Chỉ trong vòng mấy năm, con đường quan lộ của ông phất nhanh như diều gặp gió. Đầu năm 1952, ông được thăng cấp Đại tá. Tháng 3 cùng năm, ông được thăng cấp Thiếu tướng và được Quốc trưởng Bảo Đại chỉ định giữ chức vụ Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1953, ông được thăng cấp Trung tướng tại nhiệm.
Năm 1954, sau thất bại ở Điện Biên Phủ, chính quyền và quân đội Liên hiệp Pháp phải tập kết về miền Nam. Các lực lượng quân sự Pháp phải rút về nước và bàn giao lại chính quyền cho Chính phủ Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Với sự ủng hộ của người Mỹ, Thủ tướng Diệm đã lần lượt thay thế các sĩ quan trung thành vào các vị trí chỉ huy, tìm cách tước dần ảnh hưởng của tướng Hinh, được cho là chịu ảnh hưởng quá nhiều của người Pháp. Đầu tháng 9/1954, Thủ tướng Diệm ra quyết định cử ông sang Pháp công cán trong 6 tháng để nghiên cứu việc cải tổ và canh tân quân đội, một động thái được cho là đẩy ông ra khỏi vị trí Tổng tham mưu trưởng. Vì thế, dựa vào quân đội, cùng với sự hỗ trợ của các lực lượng quân sự của các giáo phái, tướng Hinh dự tính làm cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm để nắm lại chính quyền. Tướng Hinh đã không ít lần công khai khoe khoang với bạn bè rằng: ông sẽ hạ gục ông Diệm, thậm chí, ông còn lên kế hoạch giữ Trần Lệ Xuân lại làm vợ lẽ của mình. Vì từ lâu, ông đã thầm thương trộm nhớ Trần Lệ Xuân, người đàn bà nhan sắc, lẳng lơ, đa tình. Chuyện này đã đến tai Trần Lệ Xuân. Vì thế, có lần chạm trán nhau tại một bữa tiệc, Trần Lệ Xuân đã ném thẳng sự khinh miệt vào mặt tướng Hinh: “Ông sẽ không bao giờ lật đổ được chính quyền này vì ông không có gan. Và nếu ông lật đổ được nó, ông sẽ không bao giờ có được tôi vì tôi sẽ cắt cổ ông trước”. Câu nói đanh thép, hùng hồn ấy khiến tướng Hinh phải giật mình hoảng hốt.
Cũng cần phải nói thêm rằng, âm mưu lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm của tướng Nguyễn Văn Hinh nhận được sự hậu thuẫn lớn của chính quyền Pháp. Bởi Pháp hiểu rằng, nếu ông Hinh là người cầm quyền, ông sẽ giữ mọi thứ vận hành trôi chảy, trong khi ông Diệm đang cố cắt đứt mọi mối quan hệ với họ. Và với sự hậu thuẫn lớn của Mỹ, Pháp sẽ bị hất văng ra khỏi Việt Nam. Tướng Hinh và người Pháp đã tìm thấy một trợ thủ đắc lực chống Diệm. Đó là Bình Xuyên, một băng thủy tặc do Bảy Viễn cầm đầu điều hành ngành cờ bạc, ma túy, mãi dâm và bảo kê ở Sài Gòn. Băng cướp này có một đội tàu thuyền, 20 ngôi nhà và một trăm cửa hiệu khắp thành phố. Ngôi nhà ở của Bảy Viễn, cũng là đại bản doanh của băng Bình Xuyên, được bao quanh bởi một con hào lớn đầy cá sấu. Ngay cửa phòng ngủ của Bảy Viễn lúc nào cũng lừng lững một con báo lớn có nhiệm vụ bảo vệ. Và bên trong phòng ngủ là chiếc lồng sắt nhốt một con hổ cái. Bảy Viễn đã từng tuyên bố: bất kỳ kẻ nào trong số 15.000 thuộc hạ của y mà dám làm trái ý sẽ làm miếng mồi tươi sống cho con cọp cái này. Tướng Hinh đã nhiều lần gặp gỡ Bảy Viễn. Họ bắt đầu lập mưu hạ bệ ông Diệm.
Tướng Nguyễn Văn Hinh
Sáng ngày 20/9/1954, tướng Hinh điều động quân đến bao vây dinh Thống Nhất, nơi ăn ở và làm việc của anh em Diệm - Nhu. Rất nhiều súng ống được mượn từ băng Bình Xuyên của Bảy Viễn. Trước tình thế nước sôi lửa bỏng, tính mạng ngàn cân treo sợi tóc, khi đám tướng quân của Hinh đang đằng đằng sát khí lăm le tràn vào dinh, giữa lúc anh em Diệm - Nhu đang vò đầu bứt tai tìm kế thoát thì Trần Lệ Xuân vẫn bình tĩnh một cách lạ lùng. Bà tự tin nói với Thủ tướng Ngô Đình Diệm và chồng: “Để em đi gặp Tướng Hinh, bảo hắn rút quân và buông súng ngay”. Câu nói ấy khiến anh em Diệm – Nhu sững người kinh ngạc. Rồi không để cho anh chồng và chồng thắc mắc, nói xong, Lệ Xuân tự lái xe tới Bộ Tổng tham mưu gặp Hinh.
Tướng Hinh khi ấy mới 38 tuổi, nổi tiếng háo sắc, tràn đầy sinh lực, nhiều đêm ôm ấp mộng tưởng lấy Lệ Xuân làm vợ lẽ nên vừa nhìn thấy Lệ Xuân bước đến, áo dài hở cổ, dáng điệu lả lơi, Hinh đã hồn phiêu phách lạc. Vừa ngồi xuống ghế, Lệ Xuân đã bảo, giọng lạnh lùng: “Anh không thể làm phản loạn như thế được”. Tướng Hinh như choàng tỉnh cơn mê. Ông nói, mắt vẫn dán chặt vào bờ vai thon thả, nuột nà của Lệ Xuân: “Anh có thể bắt giữ em làm con tin ngay bây giờ và em sẽ là của riêng anh”. Lệ Xuân nhếch mép cười nhạt, hai mắt long lên, đáp lại không chút ngại ngần: “Trước khi anh bắt em, em sẽ bóp cổ anh chết đã”. Thần sắc và khẩu khí của Lệ Xuân đã hoàn toàn khuất phục Hinh. Ngay lập tức, Hinh hứa sẽ ra lệnh cho đám loạn quân rút khỏi dinh Thống Nhất, thậm chí, còn quỳ sọp xuống đất cầu xin Lệ Xuân ban ơn mưa móc.
Thế là, sau lần tương ngộ đó, Bộ Tổng tham mưu thường xuyên xuất hiện bóng hồng Trần Lệ Xuân. Và vào những ngày nghỉ cuối tuần, mặc cho chồng ngập đầu vào những mưu tính chính trị, Lệ Xuân cùng tướng Hinh công khai lên Đà Lạt du hí. Tướng Hinh hạnh phúc, tự hào ra mặt. Có lần, Hinh tâm sự với mấy viên tá cấp dưới: “Ngay từ lần đầu gặp gỡ, moa đã thấy em duyên dáng, dễ thương, nhạy cảm, có ma lực thu hút phái nam. Ngồi nói chuyện với moa, chân cẳng em thay đổi hoài. Đàn bà như vậy ghê lắm. Mấy con đầm cũng vậy. Thằng chồng mà thiếu bản lĩnh thế nào cũng bị nó cho mọc sừng”. Viên tá cấp dưới thấy vậy hỏi: “Vậy theo toa, như vậy, chồng em đã bị mọc sừng chưa?”. “Có mà mọc chi chít, mọc dầy đến độ không còn chỗ nào mà cắm sừng ấy chứ”. Hinh cười sằng sặc.
Cuộc tình trăng hoa đẫm máu với tướng Trần Văn Đôn
Theo tư liệu của ông Nguyễn Thanh Hoàng trong bài viết “Những cuộc phiêu lưu tình ái của bà cố vấn tổng thống” đăng trên báo Người đưa tin, Tướng Nguyễn Văn Hinh có một sĩ quan tùy tùng còn phong độ, nam tính, cơ bắp, đẹp trai hơn cả Hinh, đó là Trần Văn Đôn. Thường xuyên đến Bộ tổng tham mưu thăm Hinh nên Lệ Xuân hay giáp mặt Đôn. Với bản tính lẳng lơ, đa tình vốn có, chẳng bao lâu sau, Xuân đã khiến Đôn mê đắm như bị bỏ bùa mê ngải lú, đến độ, không hiểu Lệ Xuân tỉ tê thế nào mà sau đó, Đôn chỉ thị ngay cho trung tá Dương Văn Minh chỉ huy chiến dịch dẹp loạn Bình Xuyên mang tên Hoàng Diệu. Quân tướng Bình Xuyên tan rã khiến cho các nhóm Hòa Hảo, Cao Đài cũng kinh động, chẳng ai bảo ai, quân tướng hè nhau đào ngũ.
Cuộc tình vụng trộm của Lệ Xuân với Trần Văn Đôn, mặc dầu được cả hai giấu kín như bưng nhưng vẫn không thể thoát khỏi những cặp mắt cú vọ tinh quái của đám sĩ quan, binh lính. Chuyện bồ bịch của Lệ Xuân lập tức lan truyền nhanh như gió, đến tai Ngô Đình Nhu. Nhu ức lắm, bèn nghĩ kế chia cách đôi gian phu dâm phụ. Ông lập tức thuyên chuyển Trần Văn Đôn ra Huế, nhằm nhờ tay ông em cố vấn miền Trung Ngô Đình Cẩn giám sát và ngăn chặn tên tướng võ biền Trần Văn Đôn. Biết chuyện, Trần Lệ Xuân ức không kém. Cô thừa hiểu mưu kế thâm hiểm của chồng muốn đưa nhân tình của mình vào vòng phong tỏa của Ngô Đình Cẩn, người mà từ lâu có ác cảm với mình. Cô đành nuốt hận cam chịu kế ly gián của chồng. Song trước khi chia tay người tình vào Huế, Trần Lệ Xuân đã hẹn gặp mặt Trần Văn Đôn lần cuối. Địa điểm hẹn hò là gian phòng ngủ tại biệt điện của cựu hoàng Bảo Đại ở Đà Lạt.
Nhằm đúng lúc chồng mình đang phải lo tập trung đối phó với các tướng tá nhằm bảo vệ quyền bính cho dòng họ Ngô Đình, Lệ Xuân đã bí mật bay lên Đà Lạt, trang trí lại căn phòng ngủ thật lộng lẫy rồi gọi điện cho người tình là Trung tướng Trần Văn Đôn. Nhận được điện, từ Sài Gòn, Tướng Đôn tức tốc phóng xe riêng lên Đà Lạt. 10h đêm, vừa bước vào biệt điện, cả hai đã lao vào nhau như hổ đói vồ mồi, báo hiệu một cuộc truy hoan ngây ngất. Trong lúc cả hai đang ôm riết, rên rỉ, quằn quại, quấn chặt lấy nhau như cặp rắn hổ mang thì bên ngoài, một chiếc xe hơi gắn bảng đỏ hai sao hung dữ lao nhanh húc tung cả barie chắn cổng khiến tên lính gác không kịp trở tay. Chiếc xe lao như điên rồi phanh kít trước thềm biệt điện. Một thiếu phụ béo nẫy, ăn vận sang trọng, đẩy cửa bước ra, mặt đằng đằng sát khí, chạy nhanh vào bên trong. “Rầm”. Thiếu phụ giơ chân đạp mạnh. Cánh cửa phòng ngủ bật mở. Một cảnh tượng nóng bỏng đập vào mắt thiếu phụ.
Trên giường, Xuân và Đôn đang trần truồng cuốn vào nhau như đôi rắn hổ mang. Thiếu phụ rít lên một tiếng. Đôi gian phu dâm phụ vội rời nhau ra, ngồi co rúm vào góc giường. Thiếu phụ mở nắp túi xách, lôi phăng khẩu súng lục, chĩa thẳng vào “chỗ kín” của Lệ Xuân, quát: “Muốn sống thì ngồi im”. Thấy vậy, tướng Đôn nhanh như cắt lao đến toan tước lấy khẩu súng để cho người tình có dịp thoát thân. Tức giận, thiếu phụ đưa tay siết cò. “Đoàng”. Lệ Xuân ôm lấy một bên vai gục xuống. Máu loang thấm đỏ cả drap giường. Tướng Đôn thét lên. Người đàn bà béo nục hoảng hốt chạy vội ra chỗ đậu xe, giục tài xế phóng đi thật nhanh.
Người đàn bà đó chính là vợ của tướng Đôn. Sau này, bà kể lại: “Thật tình, tôi định nhắm bắn vào chỗ kín cho mụ ấy bỏ thói lang chạ với chồng người khác. Nhưng tại vì run tay để mũi súng chếch lên phía trên nên đạn trúng vào vai. Số mụ ấy còn may lắm, đạn chếch xuống tim là coi như mụ ấy đi đời nhà ma”.
Nghe tiếng súng nổ, người lính gác hớt hải chạy vào bên trong. Đến cửa phòng ngủ thì thấy một cảnh tượng bất ngờ. Bà cố vấn tổng thống gần như lõa lồ, một tay ôm vai bê bết máu. Trong khi đó, tướng Đôn thì mặt mày tái mét, đầu tóc rối bù, đang gọi bác sĩ. Vừa thấy người lính gác, Trần Văn Đôn căn dặn: “Mày có nghe thấy cũng không được nói lại với ai. Bất cứ ai hỏi cũng phải trả lời là không biết gì hết. Phải tuyệt đối giữ bí mật. Đây là mệnh lệnh”.
Vừa lúc đó, xe cứu thương cũng vừa đến. Trần Lệ Xuân vừa đau đớn vì vết thương, vừa tức giận vì bị phá ngang cuộc hoan lạc. Bác sĩ khám rất kỹ rồi kết luận: vết thương không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, do đạn bị kẹt ở xương vai, phải mổ lấy ra. Cần có một nhà giải phẫu giỏi chuyên môn để tránh để lại sẹo cho phu nhân Lệ Xuân.
Căn phòng nơi diễn ra cuộc tình 
đẫm máu của Trần Lệ Xuân và tướng Đôn
Ngay trong đêm đó, cuộc điện thoại nóng điện về văn phòng cố vấn Ngô Đình Nhu báo tin: bà cố vấn cưỡi ngựa tập bắn súng bị tai nạn. Nhu lập tức ra lệnh đưa ngay một máy bay đặc biệt lên Đà Lạt chở vợ bay thẳng sang Manila, đến một bệnh viện hiện đại của Mỹ để cứu chữa mà không mảy may nghi ngờ. Vì từ ngày phát động phong trào phụ nữ bán quân sự, Lệ Xuân thường xuyên tập bắn súng, cưỡi ngựa cùng cô con gái đầu lòng Ngô Đình Lệ Thủy. Ngay hôm Xuân đáp máy bay đi Manila thì Nhu được thuộc hạ mật báo rằng: Trần Lệ Xuân bị vợ của tướng Đôn bắn vì ghen. Nhu choáng váng như người bị say nắng, sây sẩm mặt mày. Ông ứa nước mắt vì uất ức, vì bất lực trước người vợ lăng loàn liên tục hết cuộc ngoại tình này đến vụ mây mưa nọ. Từ bấy, Nhu tìm cách quên đi nỗi nhục bị vợ cắm sừng bằng khói thuốc phiện và vùi đầu vào công việc suốt ngày đêm. Nhưng người em lãnh chúa miền Trung Ngô Đình Cẩn thì không. Từ Huế, Cẩn tức tốc bay vào Sài Gòn, đòi triệu tập hội nghị gia đình để xử người chị dâu dâm loạn đã làm ô danh dòng họ Ngô. Lúc ấy, Ngô Đình Diệm cũng vừa ở Mỹ về. Tổng giám mục Ngô Đình Thục ở Vĩnh Long cũng được mời lên Sài Gòn.
Không khí buổi họp gia đình rất căng thẳng y như một phiên tòa xét xử trọng án. Trong khi nạn nhân, người đàn ông mọc sừng Ngô Đình Nhu ngồi cúi đầu im lặng đầy tuyệt vọng thì Ngô Đình Cẩn sần sận nói, giọng gay gắt, mắt long lên sòng sọc: “Chúng ta không thể để một người đàn bà tác yêu tác quái, bôi tro trát trấu lên mặt tất cả những người trong dòng họ Ngô được. Đường đường là một dòng họ cầm quyền một nước mà để cho thiên hạ cười vào mặt vì một người đàn bà. Chẳng lẽ cả đức Cha (tức Ngô Đình Thục), anh tổng thống (Ngô Đình Diệm) cũng sợ con quỷ cái ấy à? Hay là chị ta có bùa mê, thuốc lú làm cho ai nấy mụ người, mê mệt cả rồi? Các anh không nhớ lúc mới cưới chị Xuân về, anh cả tổng đốc Ngô Đình Khôi xem tướng đã nói: “Thứ đàn bà này rồi về sau phá hại cả họ Ngô cho mà coi.” Giờ nên cơ sự như này, chẳng lẽ chịu thua à?”. Ngô Đình Cẩn rít lên. Thấy mọi người không nói gì, lãnh chúa miền Trung tức tối nhổ bã trầu ra nền nhà rồi nói tiếp: “Các anh có nghe ở ngoài người ta nói ra sao không? Tụi lực lượng đặc biệt miền Trung báo cáo với tôi rằng, bà cố vấn muốn làm đệ nhất phu nhân Việt Nam nên quyến rũ cả anh tổng thống”. Nghe vậy, Ngô Đình Diệm đỏ mặt lên tiếng phủ nhận và khuyên Cẩn không nên nghe lời thiên hạ. Ông chồng mọc sừng Ngô Đình Nhu im lặng đứng lên bỏ ra ngoài, đầu cúi gằm, mặt rầu rầu như đưa tang.
Tối hôm đó, Ngô Đình Nhu viết một bức thư dài cho Trần Lệ Xuân, kể lại chi tiết toàn bộ cuộc họp mặt gia đình. Phần cuối thư, Nhu viết: “Em hãy tự xử”. Lúc này, Lệ Xuân vừa trải qua cuộc phẫu thuật, đang nằm trong phòng hồi sức. Đọc xong bức thư, bà cố vấn tỏ ý muốn đi Pháp một thời gian tĩnh dưỡng cho lại sức và để có thời giờ suy nghĩ rồi trả lời chồng.
Từ Manila, Lệ Xuân đáp máy bay sang Paris. Gần một tháng sau, Nhu nhận được một lá thư của vợ gửi về từ Paris. Bức thư khá dài với những lời lẽ thiết tha ân hận, van xin tha thứ rồi hứa sẽ không tái phạm. Điều đó khiến Nhu cảm động. Ông quyết định tha thứ, bỏ qua tất cả, đánh điện gọi vợ về. Thế nhưng, ngựa quen đường cũ. Chỉ cải tà quy chính được ít hôm, Lệ Xuân lại lao vào cuộc mây mưa khác vẫn với tướng Trần Văn Đôn, mặc dù kẻ Huế, người Nam, nghìn trùng xa cách. Bởi ngọn lửa tình lúc nào cũng ngùn ngụt cháy bên trong cơ thể bé nhỏ của Trần Lệ Xuân, người đàn bà 39 tuổi, đang tuổi hồi xuân.
3/ CUỘC MÂY MƯA LẦN HAI VỚI TƯỚNG ĐÔN Ở LĂNG GIA LONG: TRẦN TRÙI TRỤI HOẢNG HỒN TRONG CHIỀU VẮNG
Đại gia đình Ngô Đình Diệm trong lễ mừng thọ mẹ
Gần một tháng tĩnh dưỡng tại Paris sau cú chết hụt bởi phát súng đầy uất hận, ghen tuông của vợ tướng Trần Văn Đôn, Lệ Xuân đã gửi cho chồng một bức thư dài đẫm lệ với những lời lẽ ân hận, xót xa, van xin tha thứ cùng lời hứa sẽ không bao giờ tái phạm chuyện ngoại tình nữa. Điều đó khiến ông chồng mọc sừng khốn khổ Ngô Đình Nhu cảm động. Ông quyết định tha thứ, bỏ qua tất cả, đánh điện gọi vợ về. Thế nhưng, ngựa quen đường cũ. Đêm đêm, nằm ôm ông chồng bất lực, người đàn bà 39 tuổi lúc nào cũng rừng rực cháy ngọn lửa tình Trần Lệ Xuân vẫn luôn mơ tưởng, nhung nhớ đến thân hình săn chắc, rắn rỏi, mùi đàn ông nam tính của tướng Đôn. Ngày đêm thương nhớ người tình, Lệ Xuân mong chờ có dịp ra Huế để tìm cách gặp lại Đôn. Và cơ hội ngàn năm có một đã đến.
Bỏ dở lễ mừng thọ mẹ chồng để đi gặp nhân tình
Vẫn theo tư liệu của ông Nguyễn Thanh Hoàng, mùa xuân Bính Thân 1956, thân mẫu của anh em Diệm – Nhu, bà Anna Phạm Thị Thân, tròn 90 tuổi. Để bày tỏ lòng hiếu đễ với mẹ, anh em Diệm - Nhu quyết định tổ chức lễ thượng thọ mừng tuổi mẹ vào đúng ngày mồng 2 Tết. Bởi thế, ngay từ chiều 30, đại gia đình anh em Ngô Đình Diệm từ khắp nơi đã tề tựu đông đủ tại Huế. Trước đó ít hôm, tư dinh của lãnh chúa Miền Trung Ngô Đình Cẩn đã giăng đèn kết hoa, trang hoàng lộng lẫy. Ngô Đình Cẩn là con trai út trong gia đình nhà Ngô. Trong khi mấy người anh của Cẩn ai cũng ăn học đến nơi đến chốn, có bằng cấp cao thì Cẩn, với bản tính nghịch ngợm, ham chơi hơn ham học, chữ viết xấu như gà bới đã bỏ học ngay từ năm lớp 3. Cẩn ngang ngược nhất trong gia đình nhưng lại là người có hiếu nhất với mẹ. Kể từ khi thân phụ Ngô Đình Khả mất, các anh, các chị đều ở riêng, chỉ có Cẩn là ở nhà chăm sóc, hầu hạ thân mẫu, từ têm trầu, bưng ống nhổ, cơm nước, thay quần áo cho mẹ và lo việc cúng giỗ, Tết nhất. Bởi chỉ vào dịp giỗ chạp hay Tết thì các anh, chị mới kéo nhau về chầu thân mẫu. Con dâu thì người nào cũng Tây học nên không hầu hạ mẹ chồng, chỉ thăm hỏi qua loa. Cẩn thường cao giọng với mấy người anh: “Mấy anh chỉ mải lo công danh, mấy chị dâu mải lo kiếm tiền để nhà băng, còn mấy chị gái thì lo nhà chồng, chỉ có mình tui là lo thuốc thang, cơm nước cho bà cụ thôi”. Có lẽ vì vậy mà các anh chị đều nể Cẩn và không dám rầy la điều gì khi Cẩn làm trái ý, hoặc cậy quyền.
Trần Lệ Xuân - Trần Văn Đôn
Sáng sớm mồng 2 Tết năm ấy, sân bay Phú Bài tấp nập những chuyến bay từ Sài Gòn ra Huế. Đường phố ngày thường vốn yên ắng nay bỗng chốc trở nên nhộn nhịp khác thường bởi những đoàn xe ô tô nối đuôi nhau hướng về trung tâm thành phố. Trên xe, toàn những vị tai to mặt lớn của chính quyền họ Ngô. Tư dinh của Ngô Đình Cẩn bên bờ sông Bến Ngự ồn ã tiếng cười, tiếng nói. Cụ Anna Phạm Thị Thân vận áo dài gấm màu đỏ rực, đội khăn vấn, ngồi trên chiếc ghế bành cũng bọc gấm rực đỏ đặt trang trọng giữa nhà. Trông cụ quyền thế như một Hoàng thái hậu. Đứng bên cạnh là con dâu, đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân, trông cũng lộng lẫy, quyền quý, sang trọng như một hoàng hậu cùng năm anh em họ Ngô xênh xang trong bộ đại lễ cổ truyền. Mở đầu lễ mừng thọ là màn dâng rượu thọ và đào tiên của bầy con cháu. Lần lượt từng người kính cẩn dâng cùng lời chúc “Phúc như đông hải, thọ tỷ nam sơn”. Tiếp đến là màn dâng quà tặng thượng thọ của đám quan khách. Tất cả văn võ bá quan triều Ngô đều có mặt đông đủ, đứng xếp thành hàng dài nghiêm cẩn, nối đuôi nhau ở hàng hiên tư dinh lãnh chúa miền Trung. Lần lượt từng người mang lễ vật vào đại sảnh, cung kính lễ và dâng quà. Trần Lệ Xuân cùng 5 anh em nhà họ Ngô đứng đáp lễ quỳ lạy chúc thọ của văn võ bá quan. Thỉnh thoảng, Lệ Xuân lại vén ống tay áo liếc nhìn đồng hồ, khuôn mặt không giấu được vẻ sốt ruột. Quái lạ! Gần 1 tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không thấy mặt mũi người tình Trần Văn Đôn đâu. Đám quan khách vẫn xếp hàng dài tít tận ngoài cổng.
Khoảng gần 10h, tướng Trần Văn Đôn xuất hiện. Tim Trần Lệ Xuân bỗng đập thình thình. Hai má bỗng bừng đỏ. Liếc mắt nhìn chồng, thấy ông cố vấn vẫn thành tâm chắp tay đáp lễ. Không khí buổi đại lễ vẫn tưng bừng huyên náo. Lợi dụng lúc năm anh em nhà họ Ngô cùng đám thuộc hạ công thần tranh nhau tế sống “quốc mẫu”, Trần Lệ Xuân lặng lẽ lẻn ra ngoài đi tìm người tình. Người đàn bà khát tình bắt gặp Đôn ở hành lang. Hai mắt nhìn nhau như tóe lửa. Lệ Xuân vội ra hiệu cho Đôn vào tư phòng nói chuyện. Vừa bước vào phòng, Đôn đã ôm ghì lấy Lệ Xuân hôn riết. Bà cố vấn lấy hết sức bình sinh đẩy Đôn ra. Bởi bà biết, ở đây có quá nhiều cặp mắt cú vọ đang dõi theo bà từng bước, rất nguy hiểm. Lệ Xuân bèn nghĩ ra cớ gặp người tình. Bà nói ngày mai muốn viếng thăm lăng Gia Long nên tướng Đôn mang quân hộ tống. Đôn hiểu ý ngay lập tức. Hôm sau, bèn huy động một tiểu đoàn bố trí canh phòng những nơi hiểm yếu để dọn đường cho đệ nhất phu nhân du ngoạn.
Chiều hôm ấy, Lệ Xuân lộng lẫy từ ô tô bước xuống. Mùi nước hoa thơm nức cả góc phố. Tướng Đôn đã đứng đợi sẵn tự bao giờ. Với tư cách tư lệnh vùng I chiến thuật, Trần Văn Đôn đích thân hộ tống bà cố vấn đi thăm viếng lăng Gia Long. Hai người bước xuống con thuyền rồng. Mái chèo khua nước. Thuyền lặng lẽ trôi dọc sông Hương. Họ ngồi bên nhau như một cặp tình nhân. Mắt nhìn nhau đắm đuối. Cảnh sông nước yên tĩnh đến độ có thể nghe thấy, cảm thấy hơi thở nồng ấm, rừng rực của nhau. Thuyền cập bến. Cả hai cùng sánh bước trên con đường rải sỏi vào lăng, dưới rặng thông và sầu đông cao vút, xanh um. Không khí ở đây thật trong mát, tĩnh mịch. Tướng Đôn bèn ra lệnh cho mấy sĩ quan tùy tùng đứng ở bên ngoài cửa lăng, để mình Đôn đưa Lệ Xuân vào thăm lăng miếu.
Toàn bộ khu lăng Gia Long là một quần sơn với 42 đồi núi lớn nhỏ có tên gọi riêng, trong đó Ðại Thiên Thọ là ngọn lớn nhất. Lăng tẩm nhà vua nằm trên một quả đồi bằng phẳng rộng lớn. Trước có ngọn Ðại Thiên Thọ án ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu chẩm, bên trái và bên phải có 14 ngọn núi là tả thanh long và hữu bạch hổ. Tổng thể lăng chia làm 3 khu vực. Phần chính giữa là khu lăng mộ của vua và bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu. Qua khỏi sân chầu với các hàng tượng đá uy nghiêm và 7 cấp sân tế là Bửu Thành ở đỉnh đồi. Bên phải khu lăng là khu vực tẩm điện với điện Minh Thành thờ Hoàng đế và Hoàng hậu thứ nhất. Bên trái khu lăng là Bi Ðình, trong đó có tấm bia lớn ghi bài văn bia Thánh đức thần công của vua Minh Mạng ca ngợi vua cha, được chạm khắc tinh tế và sắc sảo. Lăng Gia Long là một bức tranh tuyệt tác về sự phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc. Vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn yên nghỉ trong một không gian tĩnh lặng và đầy chất thơ.
Lăng Gia Long
Tồng ngồng đi tìm quần áo
Vừa bước vào trong lăng, khi chỉ còn có hai người, tướng Đôn vội choàng tay qua vai Lệ Xuân rồi kéo sát về phía mình. Thế là môi gắn môi. Ngực gắn ngực. Tay quấn tay. Hai cơ thể quyện chặt vào nhau như đôi mãng xà. Tiếng hơi thở dồn dập. Tiếng rú rít. Họ quên cả việc thắp hương vị Cao hoàng sáng lập ra triều Nguyễn, quên luôn cả đây là chốn lăng tẩm u nghiêm, quên cả việc từ nhiều năm rồi, có một cung phi già giữ lăng sống hẳn ở đây để hàng ngày lo việc hương khói.
Buổi chiều hôm ấy, bà cung phi già đi quét lá thông khô về làm củi. Đi qua lăng chính, bà chợt nghe tiếng nói cười văng vẳng. Dừng bước, hóng tai, đưa mắt nhìn quanh, bà chợt thấy một tà áo dài màu tím và bộ quân phục sĩ quan vắt ngang mình rồng. Bà đánh bạo bước lên thềm, tiến vào bên trong đền. Bà giật nảy mình. Trong ánh sáng mờ mờ, bà nhìn rõ hai tấm thân lõa lồ đang quấn vào nhau. Trời! Giữa chốn linh thiêng, sao lại có kẻ cả gan dám vào đây đàn điếm làm nhơ bẩn, xúc phạm đến tôn lăng. Bà phi già giận tím tái cả mặt mày. Định bụng cầm cây chổi vào quất cho lũ mèo mả gà đồng kia một trận nhưng biết sức mình già yếu, lại sợ làm kinh động chốn thâm nghiêm, bà thở dài bước ra. Cơn tức giận dâng lên tận cổ, bà vơ lấy hết đống quần áo vắt trên con rồng đá, đi thẳng ra hồ sen trước sân chầu, lẳng xuống. Bà hậm hực đi bộ vòng trở về phía sau đền.
Tiếng chuông chùa ngân nga trong không gian chiều tĩnh lặng. Tướng Đôn giật mình nhìn đồng hồ. Đã 5h chiều. Đôn vội buông người tình khỏi vòng tay, chạy ra thềm rồng lấy quần áo. Đôn sững người. Không thấy quần áo đâu. Đưa mắt nhìn quanh. Sân đền vắng lặng không một bóng người. Hoảng sợ, Đôn quay vào kể với Lệ Xuân. Thoạt đầu, bà cố vấn tưởng người tình đùa. Sau, nhìn vẻ mặt đầy lo lắng, căng thẳng của Đôn, Lệ Xuân mới tin là thật. Bà cố vấn chột dạ, cuống cuồng chạy đi khắp nơi tìm kiếm.
Hai người tồng ngồng đi tìm kiếm khắp nơi mà không thấy. Sương bắt đầu giăng trên mặt hồ. Ráng chiều chạng vạng. Lệ Xuân sợ tái mặt, bèn sai người tình đi mượn quần áo của đám thuộc hạ mặc tạm. Mặc dù không mảnh vải che thân nhưng tướng Trần Văn Đôn đành phải gật đầu đồng ý. Đôn đi vòng quanh lăng mộ, tiến về phía đền thì gặp bà phi già đang nấu cơm. Thấy người đàn ông mình trần như nhộng từ xa bước tới, hai tay che lấy hạ bộ, bà hiểu ngay đây là kẻ vừa làm chuyện nhơ bẩn, xúc phạm chốn tôn nghiêm. Cơn giận bốc lên nóng mặt nhưng bà phi già giả vờ như không nhìn thấy Đôn, vẫn cắm cúi nấu nướng. Đôn bước đến gần cửa bếp, dấu tấm thân lõa lồ vào búc vách, thò khuôn mặt đỏ nhừ như gấc chín, sượng sùng hỏi mượn quần áo. Ném cái nhìn khinh bỉ vào mặt tướng Đôn, bà từ chối thẳng thừng. Đôn thở dài đánh thượt. Đường cùng, Đôn muối mặt kể chuyện bị mất quần áo. Bà phi già vẫn giữ vẻ mặt tỉnh khô: “Thôi, quần áo của ông bị con ngựa hầu của đức Cao Hoàng trừng phạt rồi”. Đôn ngạc nhiên hỏi: “Con ngựa nào?”. Bà phi già bảo: “Con ngựa đá ở sân chầu trước lăng đó. Nó thiêng lắm. Ai mà tới đây làm chuyện bậy bạ thì sẽ bị nó phá”. Tướng Đôn sốt sắng hỏi: “Vậy bây giờ phải làm thế nào thưa bà?”. Bà phi già bảo: “Phải lạy nó mới được tha”. Tướng Đôn van vỉ: “Xin bà hãy chỉ bày cách cho tôi. Tôi đội ơn bà đời đời”. Bà phi già đứng dậy, sẵng giọng: “Đi theo tôi”.
Hồ sen trước sân chầu, nơi bà phi già 
quẳng quần áo của Lệ Xuân và tướng Đôn xuống
Bà phi già đi trước, mặt hằm hằm tức tối. Tướng Đôn lững thững theo sau, hai tay che bộ hạ. Bà vào trong đền, châm 5 nén hương đưa cho Đôn rồi dẫn Đôn ra giữa sân chầu. Bà chỉ vào con ngựa đá cao lừng lững phủ đầy rong rêu đứng phía sau tượng một quan văn cũng làm bằng đá, rồi bảo: “Hãy quỳ xuống lạy con ngựa chín lạy và thành tâm sám hối”. Tướng Đôn ngoan ngoãn vâng lời. Một tay cầm nắm hương khói nghi ngút, một tay che bộ hạ, Đôn từ từ quỳ sọp xuống sân, dập đầu 9 lạy. Vừa dập đầu, vừa sám hối: “Con biết tội con rồi. Xin thần ngựa hãy tha tội cho con. Từ nay con xin chừa”. Đứng ở trên lăng nhòm xuống qua cửa tò vò, thấy người tình mình trần như nhộng, mông trắng nhởn nhấp nha nhấp nhổm trên sân, tay che bộ hạ, tay cầm bó hương, Lệ Xuân bật cười. Khi tướng Đôn vái xong, bà phi già bảo: “Thần ngựa thường hay giấu đồ đạc ở trên ngọn cây hoặc quăng xuống hồ. Bây giờ ông hãy đến những chỗ đó mà tìm, chắc sẽ thấy”.
Cúi đầu lạy tạ bà phi già, Đôn chạy cong mông ra hồ nước trước sân chầu. Đôn đảo mắt nhìn quanh. Kia rồi! Bộ quân phục của Đôn và quần áo của người tình đang nổi dập dềnh trên mấy chiếc lá sen. Đôn vội nhảy ùm xuống, vớt quần áo rồi hớt hải chạy lên đền đưa cho Lệ Xuân mặc. Mãi 6h chiều, khi trời nhọ mặt người, tướng Đôn và bà cố vấn mới ra đến cổng lăng. Nhìn thấy quần áo hai người ướt sũng, đám sĩ quan tùy tùng không giấu được vẻ ngạc nhiên. Đôn vội giải thích: “Bà cố vấn vì mải hái hoa sen nên hụt chân ngã xuống hồ. Ta vội nhảy xuống vớt lên nên cả hai mới ướt hết quần áo”.
Gần một tháng sau, sự thật về cuộc dạo xuân viếng thăm lăng Gia Long của đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân và người tình võ biền Trần Văn Đôn mới đến tai lãnh chúa miền Trung Ngô Đình Cẩn. Cẩn gầm lên như con hổ: “Mẹ kiếp. Con mụ đó đích thực là Đát Kỷ tái thế”.
Trở về Sài Gòn, Trần Lệ Xuân vẫn không nguôi nhớ người tình cũ. Có điều, ở đời, thường xa mặt thì cách lòng. Người Nam, kẻ Huế, xa cách nghìn trùng. Cả năm trời đằng đẵng, gặp nhau vụng trộm được một đôi lần, làm sao xoa dịu được ngọn lửa tình lúc nào cũng ngùn ngụt cháy. Một thời gian sau, Lệ Xuân đã săn được một “phi công trẻ” tên Hoàng, là chỉ huy dàn nhạc giao hưởng Sài Gòn. Kinh nghiệm tình trường nhiều năm đã giúp cho Lệ Xuân dễ dàng giăng lưới chàng nghệ sĩ hào hoa. Và rút kinh nghiệm từ những cuộc ngoại tình trước, lần này, Lệ Xuân đã bài binh bố trận cẩn thận khiến cho ông cố vấn lắm mưu nhiều mẹo Ngô Đình Nhu không thể làm gì được, chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt.
4/ HÀNH TRÌNH GIĂNG LƯỚI TÌNH BẮT “PHI CÔNG TRẺ” CỦA TRẦN LỆ XUÂN

Cơn uất nghẹn của ông chồng mọc sừng Ngô Đình Nhu
Sau cuộc mây mưa với tướng Trần Văn Đôn giữa chốn thâm nghiêm là lăng Gia Long (Huế), Lệ Xuân trở về Sài Gòn. Chừng 3 tuần sau, mật vụ tình báo Ngụy mới cung cấp cho Ngô Đình Cẩn một số hình ảnh về cuộc du xuân ngất ngây ấy của bà cố vấn khiến lãnh chúa miền Trung giận tím mặt. Cẩn gầm lên như con hổ: “Mẹ kiếp. Con mụ đó đích thực là Đát Kỷ tái thế”. Cẩn lập tức đem ngay những bức hình đó vào Sài Gòn đưa cho Tổng thống Ngô Đình Diệm. Diệm xem xong đỏ mặt tía tai, gọi ngay ông cố vấn Ngô Đình Nhu đến phòng làm việc, vứt tập ảnh trước mặt Nhu quát: “Chú đường đường là một ông cố vấn mà sao chú hèn yếu, nhu nhược thế. Chú phải làm cách nào để ngăn cản vợ chú đi chứ. Nếu cứ để nó nhởn nhơ ăn chơi đàng điếm thế này thì bại hoại cả gia phong”. Nhu uất nghẹn đến trào nước mắt. Ông cố vấn bèn điện thoại gọi Lệ Xuân tới, mắng một trận te tát. Ai dè, Lệ Xuân mặt vênh váo, mắt long lên sòng sọc: “Anh toàn nghe bọn khốn nạn bịa đặt. Nếu anh tin chúng nó thì anh và tôi ra tòa ly dị ngay. Bao nhiêu năm qua, tôi phải giao du, làm cái lá chắn ra đỡ đạn cho chế độ nhà anh. Không có con này thì cả nhà anh đã bị thằng Hinh làm cho vong mạng từ lâu rồi”. Thấy Lệ Xuân và em mình to tiếng, không khí rất căng thẳng, Ngô Đình Diệm vội lựa lời can gián: “Thôi! Chú thím bớt giận, nói nhỏ thôi. Để người ngoài biết được thì còn ra thể thống gì”. Lệ Xuân thấy thế càng lên nước, khóc bù lu bù loa: “Anh không cho tôi tự do đi giao du thì anh bỏ tôi đi. Nếu không, tôi tự tử để mấy anh em nhà anh vùng vẫy”. Nhu nghe vợ dọa vậy sợ quá vội vuốt ve xin lỗi vợ mặc dầu trong lòng vẫn còn hậm hực. Ông cố vấn đành ngậm bồ hòn làm ngọt, tìm cách lãng quên nỗi khổ niềm đau của kẻ bị cắm sừng bằng cách chúi mũi vào hết dự án này đến kế hoạch kia.
Có điều, sau vụ cãi nhau ầm ĩ ấy, cá nhân Lệ Xuân cũng thấy chột dạ. Bà cố vấn tự nhủ lòng: cần phải hết sức cảnh giác trước những cặp mắt cú vọ của đám mật vụ và của chính ông chồng mọc sừng Ngô Đình Nhu. Nhưng từ sâu thẳm trái tim bà mách bảo, bà cần phải tìm một người tình mới. Bởi người tình Trần Văn Đôn hiện ở quá xa, lại đang nằm trong vòng cương tỏa của lãnh chúa miền Trung khét tiếng Ngô Đình Cẩn, rất khó khăn và nguy hiểm để gặp gỡ, trong khi ngọn lửa dục tình lúc nào cũng rừng rực cháy trong con người Lệ Xuân. Và một duyên may đã đến. Trong một lần đến tham dự buổi hòa nhạc ở rạp Thống Nhất, chàng nhạc trưởng đẹp trai, tài hoa đã lọt vào con mắt đa tình của bà cố vấn. Ngay đêm đó, Lệ Xuân đã cho người dò hỏi tên tuổi của chàng nhạc trưởng. Thông tin ban đầu đưa về cho bà: chàng nhạc trưởng tên Hoàng, kém bà gần chục tuổi, hiện sống độc thân. Bà cố vấn khấp khởi mừng trong lòng. Từ bấy, ngày đêm bà mơ tưởng bóng hình chàng. Bà rắp tâm giăng lưới tình săn chàng phi công trẻ.
Và mẻ lưới tình bắt phi công trẻ của bà cố vấn
Theo tư liệu của ông Nguyễn Thanh Hoàng, năm 1956, vừa tròn 200 năm ngày sinh của nhạc sĩ thiên tài Mozart. Theo dõi tin tức, được biết các thành phố lớn trên thế giới như Viena, Paris, Berlin, London, Tokyo… đều tổ chức những buổi đại hòa nhạc long trọng tưởng nhớ người nhạc sĩ nổi danh này, Lệ Xuân bèn nảy ra ý tưởng: chính quyền Sài Gòn nên tổ chức một tuần lễ âm nhạc tưởng nhớ Mozart với dàn nhạc đại hòa tấu Việt phối hợp với các nghệ sĩ ngoại quốc. Bà cố vấn lập tức đem chuyện này bàn với chồng là Ngô Đình Nhu và anh chồng, tổng thống Ngô Đình Diệm. Lệ Xuân bảo: “Đây là một việc nên làm vì rất có lợi cho chính phủ, là cơ hội để đánh bóng tên tuổi của mình. Bởi với buổi lễ nhạc này, nước ngoài sẽ nể phục chính quyền Ngô Đình Diệm. Uy tín của dòng họ Ngô vì thế mà tăng lên trong mắt bạn bè thế giới”. Vừa nghe Lệ Xuân nói thế, Ngô Đình Nhu đã gật đầu tắp lự, hơn thế, còn tỏ ra rất phấn khởi. Điều bất ngờ hơn là tổng thống Ngô Đình Diệm cũng tỏ ra rất tâm đắc với ý tưởng của cô em dâu. Còn với Lệ Xuân, khỏi phải nói bà cố vấn mừng vui như thế nào. Bởi thật ra, việc tổ chức tuần lễ tưởng nhớ Mozart với bà cố vấn chỉ là phụ. Mục đích chính của người đàn bà đa tình này là chinh phục anh chàng chỉ huy dàn nhạc giao hưởng Sài Gòn trẻ đẹp, tài hoa tên Hoàng cơ.
Ngay hôm sau, Trần Lệ Xuân đã xăng xái bắt tay vào việc chuẩn bị chương trình tổ chức đại hòa nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ thiên tài Mozart. Người đầu tiên bà muốn gặp để bàn bạc, đương nhiên là Hoàng. Bà cố vấn tìm mọi cách bộc lộ tình cảm bằng ánh mắt, lời nói, cử chỉ. Lệ Xuân lớn hơn Hoàng hàng chục tuổi nên bà chủ động chuyện trò bằng tiếng Pháp để dễ dàng trong cách xưng hô. Nhìn sâu vào mắt Hoàng đầy đắm đuối, bà cố vấn bảo: “Thấy anh vất vả quá tôi cũng ngại. Theo ý tôi, anh nên đi nghỉ mát ở Long Hải hay Đà Lạt để lấy lại sức”. Sự quan tâm của bà cố vấn khiến chàng nhạc trưởng cảm động. Bà cố vấn hẹn sẽ cho ô tô đến đón Hoàng lúc 2h chiều ngày thứ bảy và sẽ trở lại Sài Gòn vào chiều thứ 2. Đương nhiên, Hoàng không thể chối từ. Và rồi, trên bãi biển thơ mộng rì rầm sóng vỗ, cảnh đẹp như chốn thiên đường, chàng nhạc sĩ trẻ đã say sóng tình bà cố vấn. Từ bấy, cứ sau một tuần tập dượt của dàn nhạc hòa tấu “Tuần lễ Mozart”, Lệ Xuân và Hoàng lại đi Long Hải hay Đà Lạt. Để tránh sự nghi ngờ của chồng, Lệ Xuân bảo với Ngô Đình Nhu: “Thời tiết Sài Gòn độ rày nóng quá, em thấy trong người không được khỏe nên cần đi đổi gió cho lại sức. Hơn nữa, trước ngày khai mạc “Tuần lễ Mozart”, em cũng cần phải tút tát lại nhan sắc kẻo ngồi ghế chủ tọa mà mặt mũi phờ phạc quan khách ngoại quốc nhìn thấy cũng kỳ”. Nhu vốn chiều vợ nên nghe vậy liền gật đầu đồng ý. Nhu không thể ngờ rằng, trong những lần Lệ Xuân vắng mặt ở Sài Gòn thì anh chàng nhạc trưởng cũng mất hút.
Mối tình say đắm với chàng phi công trẻ khiến Lệ Xuân lúc nào cũng rạng rỡ, ngời ngời hạnh phúc, trông trẻ ra đến hàng chục tuổi. Bà cố vấn dường như quên hết những người tình tướng tá đã từng gian díu với mình, quên cả người chồng bất lực sống bên cạnh. Sau những ngày đắm chìm trong hoan lạc với người tình ở Long Hải, ngay khi về đến Sài Gòn, lấy cớ là người đứng ra tổ chức “Tuần lễ Mozart” nên cần trao đổi ý kiến với nhạc trưởng, Lệ Xuân lập tức cho người mời người tình vào dinh. Và sự chiếu cố khá đặc biệt của Trần Lệ Xuân khiến những nhân viên thuộc phủ tổng thống bắt đầu xì xào bàn tán.
Cuối cùng, ngày khai mạc “Tuần lễ Mozart” tại dinh Độc Lập cũng đến. Hôm đó, Trần Lệ Xuân ăn mặc lộng lẫy, kiêu sa như một bà hoàng. Tay bắt mặt mừng, nói cười đon đả. Đích thân bà Trưởng ban tổ chức bố trí từng chỗ ngồi cho quan khách. Đang ríu rít nói chuyện với bà đại sứ Nhật Bản, chợt nhìn thấy Hoàng tay trong tay sánh đôi cùng với một phụ nữ ăn vận sang trọng bước vào, mặt bà cố vấn bỗng tối sầm lại. Máu ghen trong bà sôi lên sùng sục khi Hoàng bước đến gần khẽ nghiêng đầu chào, tay vẫn trong tay đầy tình cảm. Bà cố vấn mặt hầm hầm, giật tấm thiếp mời trên tay Hoàng, xem đi xem lại, nhìn tới nhìn lui khắp khán phòng. Bà cố vấn loay hoay mãi mà không biết sắp xếp cho người đàn bà xinh đẹp kia, đang tay trong tay với người tình của bà, ngồi đâu. Bởi bà đã chủ định sắp xếp một chỗ ngồi đặc biệt dành cho nhạc trưởng Hoàng ngay sát bên cạnh chỗ của mình.
Đứng chờ mãi mà không được bố trí chỗ ngồi, người phụ nữ đi cùng Hoàng tỏ vẻ không vui. Cô ta nói sẽ bỏ về nếu bà cố vấn xếp ở hàng ghế cuối cùng. Thấy vậy, Lệ Xuân nói mát mẻ: “Tôi có biết anh đưa người đàn bà nào đi theo đâu mà sắp đặt trước”. Đọc vị được cơn ghen tuông đang sục sôi trong lòng bà cố vấn, nhạc trưởng Hoàng vội mỉm cười giới thiệu người phụ nữ đi theo là chị ruột của mình. Vừa nghe thấy vậy, bà cố vấn thở phào, mặt giãn ra, đổi giận làm vui rồi đon đả thu xếp một chỗ tử tế cho chị ruột của người tình. Trước khi rời đi tiếp khách, Lệ Xuân không quên ghé sát tai tình nhân, hẹn sẽ gặp nhau ở Đà Lạt ngay khi đêm nhạc kết thúc.
Cuộc tiếp xúc ngắn ngủi ấy của Lệ Xuân với nhạc trưởng Hoàng giữa bầu không khí đông đúc, nhộn nhịp của buổi hòa nhạc ấy đã lọt vào tầm ngắm của một người. Đó là ông cố vấn Ngô Đình Nhu. Ngồi ngay ở hàng đầu giữa các đại biểu nhưng nhất cử nhất động của Lệ Xuân đều không thể nào lọt qua mắt ông.
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
Đêm biểu diễn nhạc Mozart tại dinh Thống Nhất kết thúc thành công tốt đẹp. Báo chí trong và ngoài nước ca tụng hết lời. Nhưng bà cố vấn chẳng thèm đọc bởi ngay ngày hôm sau, Trần Lệ Xuân và nhạc trưởng Hoàng đã đưa nhau lên Đà Lạt hú hí. Trong khi cả hai đang đắm chìm trong bản hòa tấu hoan lạc đắm say mê mệt tại lầu Lâm Ngọc thì ở dinh Độc Lập, Ngô Đình Nhu được kẻ tâm phúc báo tin về cuộc mây mưa đang diễn ra của bà cố vấn. Người này còn bày cho Nhu mưu kế hạ thủ để rửa nỗi nhục. Hắn bảo sẽ lợi dụng lúc nhạc trưởng Hoàng đi săn bắn rồi sẽ ra tay kết liễu. Thoạt đầu, Nhu gật đầu đồng ý. Song suy đi nghĩ lại, Nhu lại ra lệnh thôi. Bởi ông cố vấn thừa biết vợ mình là người như thế nào. Lệ Xuân thừa tinh quái biết ý đồ của chồng. Nếu chuyện này bị bại lộ thì không những uy tín của Nhu mà uy tín của cả dòng họ Ngô cũng không còn. Vả lại, cũng không thể gán cho Hoàng tội chống đối chính quyền mà trừ khử như các đối thủ khác trước đó. Vò đầu bứt tai một hồi, Nhu bảo: Chỉ có một giải pháp duy nhất là bắt cóc và bí mật thủ tiêu.
Trong lúc đám thuộc hạ của Nhu đang chuẩn bị thực hiện kế hoạch bắt cóc Hoàng và bí mật thủ tiêu thì bị Trần Lệ Xuân phát hiện. Bởi bà cố vấn cũng có một số tay chân làm tai mắt trong các tổ chức mật vụ của chồng. Biết được âm mưu sát hại tình địch, Trần Lệ Xuân chủ động đi tìm chồng làm cho ra nhẽ. Lệ Xuân lớn tiếng hỏi: “Có phải anh định thủ tiêu Hoàng không? Nếu anh xem Hoàng là tình địch thì hãy thách đấu súng, đấu gươm hay gì gì cũng được. Anh cứ đường đường chính chính cho người ta phục, chớ giết người lén lút là hành động không mã thượng chút nào”. Đến lúc này, Nhu mới bực mình mà hét lên: “Em đã làm những gì khiến anh phải nghi ngờ?”. Thấy chồng lớn tiếng, Lệ Xuân lúng túng, im lặng. Như vậy, chuyện Lệ Xuân gian díu với nhạc trưởng Hoàng tại phòng riêng đã bị Nhu phát hiện. Tuy nhiên, với bản tính ngang ngạnh và đang lúc say đắm người tình mới, khiến bà cố vấn bất chấp tất cả. Lệ Xuân cũng gào lên: “Anh tháo bỏ mấy cái máy ở phòng ngủ và phòng giấy của em đi. Em không chịu được cảm giác luôn bị rình rập, theo dõi. Nếu anh nghi ngờ em ngủ với trai thì cứ tông cửa xông vào bắt tại trận chứ đừng làm những trò tiểu nhân như thế”.
Thì ra, rút kinh nghiệm từ cuộc du xuân với người tình Trần Văn Đôn ở Huế bị mật vụ tình báo Ngụy theo dõi, ghi hình, Trần Lệ Xuân thừa hiểu rằng nhất cử nhất động của mình đều bị bọn tay chân của chồng theo dõi và báo lại. Vỏ quýt dày có móng tay nhọn, bà cố vấn cũng âm thầm cho người theo dõi chồng. Và Trần Lệ Xuân đã phát hiện một chuyện động trời: Nhu đã kín đáo đặt máy ghi âm trong phòng riêng của vợ. Thậm chí, không chỉ đặt máy ở riêng phòng vợ mà Nhu còn bố trí ở tất cả các phòng trong dinh. Hệ thống này giúp ông cố vấn tổng thống giám sát những người sống xung quanh.
Sau khi khám phá ra chiếc máy ghi âm giấu trong tường, phía sau ngọn đèn, Lệ Xuân vô cùng tức giận. Bà cố vấn lập tức tìm chồng để hỏi cho ra nhẽ. Cuối cùng, Nhu đành nhượng bộ. Và trở về phòng riêng xoa dịu nỗi đau của người chồng bị cắm sừng bằng khói thuốc phiện.
Thế là kế hoạch trả thù tình địch của Nhu bị vợ phá vỡ từ đầu và người chồng bất lực đành bỏ cuộc giữa chừng. Trần Lệ Xuân đem chuyện này kể cho nhạc trưởng Hoàng nghe. Và hứa sẽ bảo vệ Hoàng trước đòn thù của chồng. Cơ quan mật vụ của phủ tổng thống cũng ngưng hẳn âm mưu sát hại tình nhân của bà cố vấn.
Trần Lệ Xuân và chồng - Ngô Đình Nhu
5/ MỘT TRỜI CÔ ĐƠN SẦU TỦI TRONG TRÁI TIM NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐA TÌNH, ĐA TÀI, ĐA SẮC TRẦN LỆ XUÂN
Những cuộc ngoại tình lén lút của Trần Lệ Xuân, mặc dầu được chính bà và anh em nhà họ Ngô cố tình dấu kín, bưng bít nhưng không hiểu sao vẫn lan ra khắp thiên hạ, trở thành đề tài đàm tiếu của các tướng lĩnh, sĩ quan, binh lính và nhất là các mệnh phụ phu nhân những lúc trà dư tửu hậu. Người thì bảo: “Cũng tại bởi Ngô Đình Nhu gần như bất lực, không màng đến chuyện chăn gối, trong khi đời sống tình dục của Trần Lệ Xuân lúc nào cũng nóng bỏng như ngọn núi lửa, nhịn đói, nhịn khát làm sao được”. Kẻ lại nói: “Đó là kết cục tất yếu của một cuộc hôn nhân đầy toan tính, vụ lợi, không tình yêu của của Trần Lệ Xuân với Ngô Đình Nhu”... Có vị lại trầm ngâm bảo: “Con cái là sự tiếp nối của cha mẹ. Bà Thân Thị Nam Trân, mẹ Lệ Xuân, ngày xưa cũng ngoại tình với bao nhiêu người nên cái gen lẳng lơ, đa tình ấy, Lệ Xuân thừa hưởng hết, thậm chí còn vượt trội hơn cả mẹ”. Có điều, sau này, qua những trang nhật ký viết bằng tiếng Pháp của chính Trần Lệ Xuân, người ta mới thấy cả một trời cô đơn sầu tủi bên trong trái tim của người đàn bà đa tình, đa sắc, đa mưu, đa ngôn với hàng tá người tình ấy.
Gian díu từ vua xuống tướng
Có thể nói, không phải chờ đến khi trở thành “đệ nhất phu nhân”, quyền uy lẫy lừng, có điều kiện giao du với nhiều quan khách, tướng tá trong và ngoài nước, Trần Lệ Xuân mới ngoại tình mà ngay từ những ngày đầu xuất giá theo chồng vào Huế, Lệ Xuân đã gian díu với vị vua nổi tiếng ăn chơi Bảo Đại. Theo các quan trong triều Nguyễn kể lại, ngay từ buổi đầu gặp gỡ, Bảo Đại đã không ngớt lời ban tặng những mỹ từ ngợi khen Lệ Xuân, nào là gái Hà thành đã đẹp người lại đẹp nết, ăn nói duyên dáng, khéo léo khiến Lệ Xuân nở mày nở mặt. Cô cũng tìm những mỹ từ tuyệt vời nhất ca tụng vị Quốc trưởng, thổi ngài lên tận chín tầng mây. Cứ thế, kẻ tung người hứng, vô cùng tâm đầu ý hợp. Từ bấy, Lệ Xuân thường xuyên ra vào cung cấm một cách công khai khiến trong triều bắt đầu ì xèo bàn tán. Nguyễn Đệ là đổng lý, người điều khiển công việc hành chính, sự vụ của Bảo Đại, thấy Lệ Xuân hàng tuần ra vào nơi ở của Bảo Đại, đã có lần nói thẳng: “Làm gì có chuyện đàng hoàng giữa một ông vua trẻ tuổi với một cô gái lãng mạn vào phòng đóng kín cửa hàng giờ đồng hồ”. Có thời gian Nam Phương Hoàng hậu phải sang Pháp chăm mấy đứa con ăn học, ở nhà, Bảo Đại tha hồ mèo mỡ. Có những tuần lễ Bảo Đại lên Đà Lạt nghỉ dưỡng thì Lệ Xuân cũng lấy cớ vào Đà Lạt thăm bố mẹ ruột. Nguyễn Đệ ghét cay ghét đắng nên đã nói với Đại tá Nguyễn Tuyên, sĩ quan văn phòng nhà vua: “Lệ Xuân đúng là Bao Tự, người đàn bà làm U Vương nhà Chu mất nước”.
Những điều tiếng đó đã đến tai bà Từ Cung, mẹ của Bảo Đại khiến bà rất buồn lòng. Có người còn bảo bà: “Gia đình họ Ngô kể từ khi rước cô con dâu Trần Lệ Xuân về cũng là rước luôn bao lời đàm tiếu, dị nghị bởi vẻ ngoài lẳng lơ, đầy khêu gợi. Cô con dâu lãng mạn và hết sức tân thời này còn làm xáo trộn cả nề nếp gia phong nhà họ Ngô bằng lối giao du phóng túng với đủ loại quan Tây, quan ta”.
Ngô Đình Khôi, người anh cả trong gia đình họ Ngô, khi biết chuyện đã phải gọi Lệ Xuân vào quở mắng, cấm Lệ Xuân không được học đòi kiểu cách Tây phương, làm trò “ngoại giao” thái quá. Lệ Xuân lập tức chối đây đẩy, lấy cớ là vào cung thăm bà Từ Cung và nhân có nhà vua ở đó nên ngồi nói chuyện vui chứ nào có tình ý gì. Sau lần bị trách mắng ấy, Lệ Xuân bèn nghĩ ra kế che mắt thiên hạ. Lệ Xuân nói với Bảo Đại là khi nào cần gặp cứ cho người đến mời Lệ Xuân vào cung để bà Từ Cung gặp.
Tính lẳng lơ, đa tình, Lệ Xuân kế thừa từ mẹ
Chính vì cuộc tình giăng mắc với Bảo Đại ngay từ những ngày đầu của cuộc hôn nhân với Ngô Đình Nhu mà nhiều người cho rằng: lẳng lơ, đa tình là bản chất của Trần Lệ Xuân. Phẩm chất này, dường như Lệ Xuân đã kế thừa trọn vẹn từ mẹ, bà quận chúa Thân Thị Nam Trân. Trong hồ sơ của mật vụ Pháp, tướng quân đội Pháp Georges Aymé đã miêu tả: ông Trần Văn Chương, cha của Trần Lệ Xuân, là “người khá còi cọc, một khí lực ẻo lả không làm thỏa mãn được vợ mình. Trong khi bà Nam Trân, vợ ông Chương, đẹp và rất hấp dẫn. Giữa người An Nam với nhau, người ta biết rằng bà là người chỉ huy, điều khiển chồng mình. Ngay cả khi hai bên thái dương tóc đã điểm hoa râm, bà Chương luôn trông có vẻ vương giả và đặc biệt, nét hoang dại trong tính cách của bà vẫn nổi tiếng khắp Đông Dương. Bà nổi tiếng với tham vọng lì lợm cũng như tính cách coucheries utilitaires - lang chạ với những người có uy thế thuộc bất kỳ quốc tịch nào”.
Trong các bản báo cáo, Sở mật vụ Pháp đã điểm danh tất cả những tình nhân của bà Nam Trân, trong đó, người tình nổi tiếng nhất là nhà ngoại giao Nhật Bản Yokoyama Masayuki. Năm 1939, Yokoyama Masayuki đến Việt Nam. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, sau khi gặp bà Nam Trân, trúng mối tình sét đánh, Yokoyama Masayuki đã nhanh chóng phản bội người vợ Pháp của mình. Mê đắm nhan sắc của bà Nam Trân, Yokoyama Masayuki yêu thương, chăm sóc bà như một bà hoàng. Để đáp lại tình yêu của Yokoyama, mẹ của Lệ Xuân đã đăng ký những khóa học tiếng Nhật, và tình yêu của bà với vị đặc phái viên của hoàng đế xứ mặt trời mọc ở Hà Nội, đã sớm được tưởng thưởng. Năm 1945, Yokoyama được bổ nhiệm làm công sứ An Nam, và luật sư Trần Văn Chương, chồng bà, được đề bạt vào nội các chính phủ thân Nhật Bản. Bà Chương đã trở thành “cánh tay mặt” của lãnh sự Nhật ở Hà Nội. Đối với người Pháp, việc một phụ nữ thông minh và tham vọng như bà Chương lựa chọn người Nhật thay vì người Pháp là một dấu hiệu đáng ngại. Bà đang làm những gì có thể để giúp giữ vững vị thế tốt đẹp của gia đình trên cồn cát chính trị biến động không ngừng.
Thừa hưởng nhan sắc từ mẹ là công chúa Nam Trân nhưng theo nhà sử học Monique Brinson Demery, tác giả cuốn “Madam Nhu Trần Lệ Xuân - quyền lực Bà Rồng” nổi tiếng, Trần Lệ Xuân còn có phần sinh động, hấp dẫn hơn hẳn. Nhan sắc Trần Lệ Xuân không chỉ thu hút ở môi son, má hồng, viền mắt đậm thấp thoáng giữa lằn ranh giới cổ điển và hiện đại mà còn ở vẻ bình tĩnh, nghiêm trang, thông minh, sắc sảo. Trong những thập niên 50, 60 của thế kỷ trước, Lệ Xuân được xem như một biểu tượng của sắc đẹp, thời trang với những bộ cánh thời thượng, vừa thể hiện sự lộng lẫy mà vẫn thanh lịch, vừa phảng phất một thứ quyền uy ngầm mà nếu chỉ có nhan sắc thôi hẳn chưa đủ. Đằng sau nhan sắc tuyệt vời đó, ngay từ khi còn rất trẻ, Trần Lệ Xuân luôn biết nhận ra một vai diễn phù hợp cho cuộc đời mình. Năm 1940, ngay trước khi gặp Ngô Đình Nhu, những nữ sinh trường múa ba lê Madame Parmentier, nơi Lệ Xuân đang theo học, chuẩn bị diễn vở Bạch Tuyết. Trong khi những nữ sinh người Pháp lẫn người Việt đều từ chối đóng vai mụ phù thủy gớm ghiếc thì Trần Lệ Xuân đã nhìn thấy tiềm năng trong vai diễn này. Bà suy đoán hẳn không bao giờ được đóng Bạch Tuyết vì vai đó sẽ vào tay một cô gái Pháp da trắng nên chọn cách tỏa sáng trên sân khấu bằng một vai diễn độc ác xuất sắc.
Theo Monique Brinson Demery, cuộc hôn nhân chóng vánh với Ngô Đình Nhu, thêm một lần nữa, chứng tỏ Trần Lệ Xuân rất giỏi chọn vai. 15 tuổi, Trần Lệ Xuân được giới thiệu với ông Ngô Đình Nhu lúc bấy giờ đã gần ba mươi tuổi, giàu trải nghiệm. Họ gặp nhau trong khu vườn nhà Lệ Xuân ở Hà Nội khi ông Nhu vừa về nước sau gần một thập niên học hành tại Pháp. “Lệ Xuân đã nhìn thấy ông Nhu như một cơ hội. Bất luận vì tình yêu, tham vọng, hay là lợi dụng lẫn nhau, Lệ Xuân và ông Nhu đã đính ước không lâu sau buổi gặp gỡ trong vườn. Họ đã đính hôn trong ba năm, một truyền thống của người Việt, mặc dù việc đó không phải theo ý của cha mẹ Lệ Xuân. Nhưng trong quãng thời gian ấy, từ 1940 đến 1943, cái thế giới mà Lệ Xuân hằng biết đã hoàn toàn thay đổi”.
Ít người tin rằng, tại thời điểm vẫn đang học trung học, Trần Lệ Xuân đã sớm nhận ra cuộc hôn nhân sẽ giải phóng mình khỏi những nỗi bẽ mặt hàng ngày mà gia đình gây ra. Theo Monique Brinson Demery: “Có vẻ như với Lệ Xuân, một người đàn ông ham mê sách vở hơn chính trị sẽ là nỗi khuây khỏa sau những trò chơi hai mặt và phản bội mà bà đã chứng kiến trong cuộc hôn nhân của chính cha mẹ mình. Việc ông Nhu mỉm cười nhiều hơn nói chuyện có vẻ là một biểu hiện tốt nữa. Kết hôn là bước tiếp theo với một cô gái có giáo dục, và Lệ Xuân không nghĩ cô hơn ông Nhu về điểm này”.
Nhưng dù có giỏi chọn vai đến thế nào thì cuối cùng, người đàn bà thông minh, sắc sảo Trần Lệ Xuân cũng phải thú nhận: “Tôi cô đơn trong hầu hết thời gian” khi bà viết về cuộc hôn nhân với chồng trong giai đoạn ông đang xây dựng nền tảng chính trị từ năm 1947 đến 1954. Bà không giấu nổi niềm cay đắng: “Chồng tôi đơn giản là biến mất mà không nói một lời”. Và thốt lên một cách đầy chua xót: “Tôi chưa từng có một tình yêu ngọt ngào”.
Nỗi cô đơn thăm thẳm tận cùng trong tâm hồn Trần Lệ Xuân
Trong cuốn nhật ký viết bằng tiếng Pháp chứa đựng đầy nỗi lòng, Trần Lệ Xuân đã nhiều lần viết về nỗi lo lắng thường trực cho cuộc hôn nhân của mình. Suốt quãng đời chung sống, bà cho rằng chỉ có duy nhất một lần Ngô Đình Nhu khiến bà ngạc nhiên khi tỏ ra ân cần với vợ, mua tặng vợ một chùm đèn pha lê nhân kỷ niệm ngày cưới. Cho dù ông Nhu có thể vẫn nhìn bà đăm đăm hoặc đặt tay mình lên làn da mát lạnh của bà nhưng người đàn bà ấy vẫn than thân trách phận: “Anh ấy không còn đủ trẻ để làm gì hơn”. “Mình ngày càng bớt yêu anh ấy”. Đó là lời tự thú Trần Lệ Xuân đau khổ viết cho chính mình khi bị bóp nghẹt từ từ trong cuộc hôn nhân không đam mê và ăm ắp dự cảm về một tương lai cô độc.
Hẳn nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: Tại sao một người phụ nữ thông minh như Lệ Xuân, biết chọn vai diễn rất giỏi mà vẫn không thể có được cuộc sống hạnh phúc. Lý giải trong cuốn sách của mình, Monique Brinson Demery cho rằng, vì trước khi có được sự rung động thực sự, điều lóe lên trong ý nghĩ của Lệ Xuân đơn giản là 2 chữ: Cơ hội. Cơ hội để củng cố địa vị gia đình, để bẽ mặt những người thân vốn phân biệt đối xử, thiếu công bằng với bản thân bà từ nhỏ. Vì thế, bà chấp nhận sắm vai đệ nhất phu nhân một cách hoàn hảo nhất.
Sau khi sinh 3 đứa con, cả gia đình sống giữa Đà Lạt mộng mơ nhưng cuộc sống xa rời chính trường cũng không giúp ích để xóa đi khoảng cách giữa Trần Lệ Xuân và chồng. Vì trong lúc bà bận bịu với con nhỏ, quán xuyến công việc từ to lớn đến vặt vãnh thì đức ông chồng lại chỉ biết tối ngày say sưa với thú chơi phong lan mà không ngó ngàng gì đến người vợ trẻ. Đỉnh điểm của sự cô độc trong trái tim Trần Lệ Xuân là khi bà mở lời thừa nhận với chồng tất cả những thú vui “dạ tiệc ban đêm, du ngoạn ban ngày” thì ông còn gật gù... khuyến khích.
Trần Lệ Xuân luôn cay đắng với ý nghĩ rằng chồng đã xài hết thời trẻ trung cho những người đàn bà ông thích. Và ở cái tuổi 34, bà bị kẹt với chút ít còn lại của chồng. Vì thế, Lệ Xuân phải tìm nhiều cách để “làm dịu ngọn lửa dục vọng”. Có một bằng chứng sinh học cho thấy ông Nhu đã gần gũi bà ít ra một lần, vì Lệ Xuân đã lại mang thai năm 1959 nhưng điều đó dường như là một ngoại lệ trong cuộc sống cô đơn đầy thất vọng của bà. Dù bà muốn tránh né bằng mọi cách nhưng qua nhật ký vẫn bộc lộ rõ những nhu cầu tình cảm của bà đã không được thỏa mãn.
Thời điểm gia đình Trần Lệ Xuân chuyển vào sống trong Dinh tổng thống, bà đã từng hy vọng không gian thu nhỏ ấy sẽ cải thiện được cuộc hôn nhân có dấu hiệu đứng bên bờ vực. Bà đã chờ đợi sự hỗ trợ về tình cảm, tình yêu xác thịt, ông Nhu sẽ bỏ thuốc lá và tử tế với bà. Nhưng điều đó đã không đến. Sau rất nhiều những cuộc cãi vã, chờ đợi rồi nổi loạn, bà kết luận: “Mình hãy còn trẻ trung xinh đẹp và hẳn ông ấy đã quá già để thích thú với điều đó”. Nghĩ vậy nên người đàn bà tự cho mình thông minh hơn người ấy đã dấy lên niềm thương cảm với ông chồng bị nghi ngờ “bất lực” và tủi phận mình còn hừng hực xuân xanh. Nhưng đó là một trong những sai lầm chết người nữa của bà. Khi Trần Lệ Xuân mang thai đứa con út, bà ngã ngửa người, bẽ bàng khi phát hiện chồng ngoại tình. Có điều, bà nổi giận lôi đình không phải vì tội ngoại tình của chồng mà vì chồng đã làm điều đó với một kẻ bà cho là thô tục và hèn hạ. Bà thể hiện sự khinh miệt của mình bằng cách không cho tên cô ta xuất hiện trong nhật ký. Ngô Đình Nhu đã biện hộ cho ông và người yêu: “Cô gái ấy dịu dàng, tốt bụng. Nhất là cô ta không hèn hạ, chỉ phải tội nghèo” và hơn thế nữa, “cô ấy không có gì giống với bà vì bà làm tôi sợ”. Trần Lệ Xuân viết trong nhật ký. Từ bấy, Trần Lệ Xuân và Ngô Đình Nhu thống nhất: cuộc hôn nhân của họ sẽ tốt hơn khi họ cách mặt nhau nhiều hơn. Hơn ai hết và hơn bao giờ hết, giữa dinh cơ đồ sộ của anh em họ Ngô, Trần Lệ Xuân ý thức rõ mình đang ngày càng “bất hạnh một cách sâu sắc”.
Trong nhật ký của mình, ngoài chồng là Ngô Đình Nhu, Trần Lệ Xuân còn nhắc đến 3 người đàn ông, 3 người tình đặc biệt trong cuộc đời bà nhưng bà không nêu rõ họ tên, chỉ viết tắt là: L, K và H. Trong số đó, H dường như gần gũi với bà nhất. Bởi H. là nguồn cảm hứng tình ái khác thường, một Don Juan thứ thiệt. H. yêu Lệ Xuân bởi vì con người của bà “đẹp đến sững sờ, kiêu hãnh, ngang ngạnh, một người đàn bà sẽ không bị nhốt vào một chỗ mà những người đàn ông chung quanh ngăn ra cho bà. Quả thực, bà xứng đáng để vượt qua đại dương tìm kiếm”. Có lần, Lệ Xuân hỏi H: “Anh lúc nào cũng như vậy với phụ nữ à?”. “Em có thực sự nghĩ mọi phụ nữ đều giống em không? Anh đã phải vượt qua cả đại dương mới tìm ra em”. Đó là một trong những đoạn đối thoại đượm chất “ngôn tình” giữa Trần Lệ Xuân và người đàn ông tên H. bí ẩn. Nhưng ngay cả người đàn ông tên H vốn gần gũi bà nhất vẫn không làm bà thỏa mãn vì người này hoàn toàn không có đủ 3 yếu tố ở một người đàn ông bà hằng mong ước. Đó là: Sự ngay thật, ngưỡng mộ và tôn sùng - những phẩm chất mà Lệ Xuân cho rằng, ai có nó mới xứng với mình. Bởi thế, để đáp lại tình cảm của những người đàn ông vây quanh mình, Lệ Xuân thường chỉ “buông một thoáng cười sau đó lẳng lặng kéo sát chiếc áo choàng lông vào người rồi đi lướt qua”.
Thế là, rốt cuộc, trong trái tim người đàn bà nhan sắc, thông minh, đầy tham vọng muốn ôm cả đất, muốn ôm cả trời ấy, vẫn thăm thẳm nỗi cô đơn tận cùng. Lệ Xuân chẳng ôm được người tình đích thực nào, kể cả người đàn ông được bà mệnh danh là Don Juan thứ thiệt, luôn có những câu trả lời khiến người tình vui sướng, luôn ví von “vượt qua cả đại dương mới tìm ra em”. Sau tất cả, ông Nhu thời mới quen, L, K hay H vẫn chỉ là những nhân tình thoáng chốc, vụt bay qua cuộc đời bà như những cánh vạc, bỏ bà đi “như những dòng sông nhỏ” mà thôi.
6/ ĐỆ NHẤT PHU NHÂN TRẦN LỆ XUÂN VỚI ẢO MỘNG
CHÍNH TRƯỜNG LÀM KHUYNH ĐẢO TRIỀU ĐÌNH NHÀ NGÔ
Không chỉ là người đàn bà đa tình, đa tài, đa sắc, Trần Lệ Xuân còn là người đa mưu túc kế. Ẩn chứa bên trong hình hài nhỏ bé, gầy guộc cao chỉ 1m50, nặng 44kg ấy là cả một trời tham vọng với những ảo mộng chính trường làm khuynh đảo triều đình nhà Ngô suốt gần 10 năm trời. Nói về Trần Lệ Xuân, tướng Vũ Ngọc Nhạ, cục trưởng cục tình báo A22 hoạt động ngay trong dinh Độc Lập đã từng phải thốt lên: “Đây là người đàn bà đáng sợ nhất trong gia đình họ Ngô”. Bởi theo tướng Nhạ, trong số các anh em nhà họ Ngô, Ngô Đình Cẩn là người thất học, đa nghi, tàn ác song có lúc cả tin. Ngô Đình Nhu thì thâm trầm, nguy hiểm song chủ yếu là kiến giải trên sách vở chứ ứng dụng thực tế có lúc sai lệch. Ngô Đình Diệm giữ nguyên tắc hành động và lối sống cố thủ. Riêng Trần Lệ Xuân học trường Tây từ nhỏ, quen lối suy nghĩ ngoài khuôn phép phương Đông, bạo mồm bạo miệng đến độ dám gọi các nhà sư là “bọn trọc đầu”, gọi các cha cố là “quạ đen”. Chính bà đã châm ngòi thù hận tôn giáo, ban hành những luật lệ đạo đức khắt khe, làm cho người Việt lẫn các nước bạn đồng minh căm phẫn đến mức suốt đời bị gán hỗn danh là “Rồng Phu Nhân”. Bà đã dùng tất cả những mưu mô, mánh lới để đưa mình lên đỉnh cao của quyền lực.
Có thể nói, Trần Lệ Xuân là một gương mặt then chốt trong chính quyền Ngô Đình Diệm. Bà là dân biểu trong Quốc hội, đồng thời, là chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới (một tổ chức ngoại vi của đảng Cần Lao). Tuy nhiên, cái để tạo nên quyền lực thực sự của Trần Lệ Xuân lại chính là danh xưng “Bà cố vấn” vì bà là vợ của Ngô Đình Nhu, cố vấn cho anh trai là tổng thống Ngô Đình Diệm. Do tổng thống Ngô Đình Diệm không lấy vợ, sống độc thân cả đời nên bà được coi là Đệ nhất phu nhân của Việt Nam Cộng hòa. Trần Lệ Xuân rất hãnh diện về danh xưng này. Theo ông Nguyễn Thái, một cận thần triều Ngô, cựu Tổng giám đốc Việt tấn xã, có lần khi ông còn tại chức, Lệ Xuân đã ra lệnh cho ông phải ghi lại danh xưng “Bà Ngô” trên các bản thông tin của cơ quan Việt tấn xã. Nhưng ông Thái đã kiên quyết từ chối vì nếu ghi như vậy sẽ gây ra sự hiểu lầm vô cùng tai hại. Người ta sẽ hiểu rằng: Trần Lệ Xuân là phu nhân của tổng thống Ngô Đình Diệm chứ không phải là vợ của Ngô Đình Nhu theo đúng chữ nghĩa ngoại giao.
Trần Lệ Xuân có nhiều hoạt động trên chính trường. Năm 1956, bà bắt đầu một chiến dịch quan trọng để thay đổi mối liên hệ gia đình Việt Nam một cách sâu đậm bằng các điều luật. Sau khi Luật gia đình 1958 của bà được bầu thành luật thì việc lấy nhiều vợ, ly dị và ngoại tình trở nên bất hợp pháp. Phụ nữ được bình quyền với đàn ông trong nhiều lĩnh vực. Nhiều dân biểu đã lên tiếng phản đối vì những nội dung không phù hợp với sinh hoạt của gia đình Việt Nam cũng như tình hình xã hội thời ấy. Họ đã lên diễn đàn để đối chất. Trần Lệ Xuân vô cùng bực tức, đùng đùng bỏ phòng họp quốc hội ra về. Sau đó, bà chửi ông Chủ tịch khối đa số là “một con heo”.
Theo nhà ngoại giao John Mecklin, đã từng làm việc với cơ quan USIA (Phòng thông tin Mỹ) ở Việt Nam từ 1961 đến 1962, có quan hệ thân thiết với Tổng thống Diệm và vợ chồng Ngô Đình Nhu thì “Trần Lệ Xuân là một người dễ nổi nóng, muốn áp đặt giải pháp của mình cho những vấn đề chính trị nhưng hầu như luôn làm những vấn đề đó trở nên tai hại. Bà có khả năng diễn đạt tốt và nhanh như như súng liên thanh nổ bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh”. Theo ký giả Halberstam của nhật báo New York Times, nguyên tắc chính trị của Trần Lệ Xuân khá đơn giản: Nhà họ Ngô luôn luôn đúng, không cần phải thỏa hiệp và cũng không cần để ý đến những chỉ trích. Robert McNamara, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đã nhận xét về Trần Lệ Xuân: “Giống như hầu hết những người Mỹ đến đất nước này, và theo tôi, cả nhiều người Việt nữa, tôi thấy bà Nhu là một người sáng sủa, mạnh mẽ và xinh đẹp, nhưng cũng độc ác và mưu mô - một mụ phù thủy thực sự”.
Chính sách đàn áp của chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm với sự tham gia của cả bốn anh em ruột đã giúp chế độ ông Diệm trở nên vững mạnh nhưng lại làm cho dân chúng dần dần xa lánh chế độ, tạo thành những khủng hoảng chính trị cho miền Nam. Mặc dù vợ chồng Ngô Đình Nhu không có một chức vụ chính thức gì trong chính phủ. Chức vụ chính thức của ông Nhu là cố vấn của Tổng thống. Chức vụ chính thức của Trần Lệ Xuân là cầm đầu Phong trào Phụ nữ Liên đới và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề phụ nữ một cách tổng quát. Song càng ngày, ảnh hưởng quyền lực của vợ chồng Trần Lệ Xuân càng gia tăng đến mức, nhiều quan sát viên đã bình luận rằng: ông Nhu có nhiều quyền hơn cả ông Diệm vì ông có ảnh hưởng rất mạnh lên những suy nghĩ, quyết định của ông anh Tổng thống. Một số quan sát viên khác thì cho rằng, chính Trần Lệ Xuân mới là nhân vật thống trị trong gia đình nhà Ngô. Càng ngày bà càng tìm cách tham dự vào những chuyện đi ra ngoài địa hạt của chuyện phụ nữ và tìm cách để được ngang hàng với Tổng thống Diệm.
Theo ông Peter Brush, nguyên là cựu sĩ quan Thủy quân lục chiến Mỹ, đã từng đóng quân ở Quảng Trị trong 2 năm 1967 và 1968, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu giá trị về Việt Nam, trong khi nỗi bất mãn với chính quyền Ngô Đình Diệm càng ngày càng gia tăng, chính phủ Mỹ không có cách nào khác hơn là thúc ép ông Diệm cải tổ để nới rộng sự ủng hộ của quần chúng. Năm 1959, Đại sứ Mỹ Elbridge Durbrow cố gắng thuyết phục Ngô Đình Diệm phải thay đổi nhân sự trong chính phủ và nhất là loại vợ chồng Ngô Đình Nhu ra khỏi guồng máy cai trị. Tháng 11/1960, các quân nhân thuộc binh chủng Nhảy dù của quân đội Việt Nam cộng hòa đã tổ chức đảo chính ông Diệm cũng có cùng mục đích như vậy. Một trong những đòi hỏi đầu tiên của lực lượng Nhảy dù là ép Trần Lệ Xuân phải dời ra khỏi Dinh Tổng thống. Theo một bản tin của tuần báo Time, Lệ Xuân đã rất hãnh diện khi biết được đòi hỏi này. Trong những giây phút đầu tiên của cuộc đảo chính, Tổng thống Diệm và hầu hết phụ tá trong Dinh Độc Lập đều muốn chấp nhận những đòi hỏi phải thành lập một chính phủ mới. Chỉ một mình Lệ Xuân là bác bỏ tất cả và khăng khăng đòi chiến đấu chống đảo chính đến cùng. Cuối cùng, ông Diệm kêu được những lực lượng vẫn còn trung thành với ông và chấm dứt được cuộc đảo chính của binh chủng Nhảy dù. Hậu quả của cuộc đảo chính gần thành công này là ảnh hưởng của Lệ Xuân đã gia tăng một cách mãnh liệt làm mất tinh thần những kẻ thù của bà. Bàn về sự kiện này, Lệ Xuân đã dương dương tự đắc: “Trước đây thì họ không coi tôi ra gì. Nhưng bây giờ thì họ bắt đầu để ý đến tôi. Và mỗi lần tôi nói điều gì thì họ lại lo âu”.
Trong khi xảy ra cuộc binh biến đó, Đại sứ Durbrow đã đề nghị mời Trần Lệ Xuân qua trú ẩn ở Tòa Đại sứ Mỹ. Lời mời này đã làm cho Lệ Xuân nghi ngờ có bàn tay đồng lõa của Mỹ mặc dầu người Mỹ không bảo trợ cuộc đảo chính này. Càng lúc ông Diệm và ông Nhu càng trở nên hoang tưởng làm cho chế độ càng lấy thế phòng thủ và quần chúng càng trở nên xa lánh. Theo ký giả Halberstam: “Tất cả chuyện gì sai quấy đều đổ tội lên đầu ông bà Nhu” và bà Nhu “đã trở thành mục tiêu của càng nhiều căm thù”. Còn theo sử gia Joseph Buttinger thì “Nhu và vợ là hai người bị thù ghét nhất Nam Việt Nam”.
Với Luật Gia Đình năm 1958, Trần Lệ Xuân vẫn coi là chưa đủ để bảo vệ đạo đức của người Việt Nam. Luật Bảo vệ Luân Lý năm 1962 của bà nhằm tấn công một số lớn hành vi khác như ngừa thai, thi hoa hậu, cờ bạc, nhảy đầm, đánh võ quyền Anh, đá gà và đá cá. Trẻ vị thành niên bị cấm coi một vài loại phim hay kịch. Thầy cúng và hầu đồng bị loại ra ngoài vòng pháp luật. Đĩ điếm bị cấm. Những đạo luật này càng làm cho bà Nhu bị ghét bỏ.
Ngô Đình Diệm biết là ông cần viện trợ Mỹ để giữ vững ghế Tổng thống. Nhưng ông và vợ chồng Ngô Đình Nhu muốn Mỹ phải viện trợ vô điều kiện. Trong khi đó, người Mỹ nghĩ là họ có quyền đưa ra những lời khuyên và họ chờ đợi chế độ Diệm nghe theo lời khuyên của họ. Nhà Ngô không bằng lòng với sự hiện diện ngày càng lan rộng của người Mỹ trong nước. Lệ Xuân gọi một cách đanh đá là “chủ nghĩa Mỹ quốc đáng sợ”. Và nhà Ngô sẵn sàng hành động để giới hạn chuyện này. Trước hết, Lệ Xuân ra lệnh cho cảnh sát bắt những người đàn bà Việt Nam đi ngoài đường với người Mỹ.
Theo ký giả Halberstam, cách hành xử của Trần Lệ Xuân đã làm cho mối quan hệ với các sĩ quan cao cấp càng trở nên tệ hại, đặc biệt, khi ở trong Dinh Tổng thống, bà thường đối xử, ra lệnh cho họ như tôi tớ trong nhà. Bởi thế, theo đánh giá của nhiều người, mầm mống sụp đổ của chính quyền họ Ngô một phần là do vợ chồng Ngô Đình Nhu gây ra, nhất là do sự kiêu căng và lộng quyền của Lệ Xuân.
Trở lại với cuộc bạo động của nhóm sĩ quan Sài Gòn kéo quân về Dinh Tổng thống bao vây, nổ súng, âm mưu lật đổ chế độ gia đình trị của Ngô Đình Diệm nhưng thất bại và bị Trần Lệ Xuân đòi giết sạch ngày 11/11/1960 ấy. Họ gồm trung tá Vương Văn Đông, trung tá Nguyễn Triệu Hồng, thiếu tá Nguyễn Huy Lợi, thiếu tá Phạm Ngọc Liễu, thiếu tá Nguyễn Kiên Hùng, đại úy Nguyễn Tiến Lộc... Những người này nắm trong tay một số lực lượng không nhỏ tại Trung tâm huấn luyện Quang Trung, chỉ huy các tiểu đoàn thủy quân lục chiến, pháo binh và nhảy dù. Bất mãn trước việc tổng thống Ngô Đình Diệm thâu tóm quyền hành vào gia đình mình như Ngô Đình Cẩn thành “lãnh chúa miền Trung”, Ngô Đình Nhu làm cố vấn tổng thống và ngao ngán nhất là “bà cố vấn Ngô Đình Nhu” thọc tay vào chính trường, xem người dưới quyền chồng mình chẳng ra gì và đã bị báo chí nước ngoài đặt cho hỗn danh “Rồng cái”, nhóm sĩ quan tỏa quân khống chế Đài phát thanh Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất, chiếm giữ, uy hiếp các cơ quan trọng yếu như Bộ Tổng tham mưu, trụ sở quốc hội từ sáng ngày 11/11/1960, rồi bao vây dinh Độc Lập. Đại tá Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh lữ đoàn nhảy dù, chỉ huy quân đảo chính, đã ra lệnh bắn súng cối và nã đại liên trực diện vào dinh.
Để đối phó, Ngô Đình Diệm dùng kế hoãn binh, đề nghị cùng phe đảo chính đàm phán để lập chính phủ mới, nhưng thực chất nhằm kéo dài thời giờ gọi viện binh giải cứu. Đến chiều hôm ấy, đáp ứng lời kêu gọi của ông Diệm, đại tá Trần Thiện Khiêm đã chỉ huy các cánh quân tiến về Sài Gòn phá được vòng vây quân đảo chính tại vùng Phú Lâm, tiến thẳng về phía dinh. Tiếp đó, các lực lượng hải quân, lục quân, thiết giáp lần lượt tiếp cứu. Quân đảo chính rút chạy, đại tá Nguyễn Chánh Thi và trung tá Vương Văn Đông cùng một số sĩ quan khác vào phi trường Tân Sơn Nhất gặp Nguyễn Cao Kỳ (lúc bấy giờ là thiếu tá không quân) để nhờ giúp đỡ. Thi nói: “Kỳ, chúng tôi đã thất bại. Chúng tôi phải thoát khỏi nơi đây bằng không thì Diệm sẽ chém đầu chúng tôi”.
Kỳ tỏ ra hảo hớn, không bỏ rơi chiến hữu trong cơn nguy biến, hào phóng đưa một chiếc máy bay DC3 cho đại tá Thi trốn đi. Sau này, Nguyễn Cao Kỳ viết trong hồi ký: “Tôi muốn giúp đỡ họ, lúc nào nhảy dù (Thi) và không quân (Kỳ) cũng rất thân thiết với nhau vì tính chất của công việc làm. Thế nhưng, tôi không thể nào đích thân lái máy bay chở họ đi vì nếu làm thế, tôi sẽ không bao giờ trở lại Việt Nam được. Thế là 15 người trong nhóm âm mưu đảo chính đã thoát đi trên máy bay do đại úy Phan Phụng Tiên lái. Và dĩ nhiên là tôi không bao giờ lấy lại được chiếc máy bay đó và Diệm đã tỏ ra nghi ngờ”. Phe Thi bắt giữ trung tướng Thái Quang Hoàng “tư lệnh biệt khu thủ đô” để làm con tin. Dinh Độc Lập lệnh cho hai phi cơ khu trục đuổi theo chiếc máy bay của nhóm Thi xem họ đi về hướng nào. Đến biên giới Campuchia, bắt kịp Thi, hai khu trục cơ điện về xin chỉ thị dinh Độc Lập có nên bắn hạ hay không? Lúc đó, Trần Lệ Xuân đứng bên cạnh tướng Nguyễn Khánh liền la lên: “Bắn rơi chiếc máy bay đó đi. Giết hết tụi nhảy dù phản nghịch”. Thấy vậy, tướng Khánh cau mày, sẵng giọng nói: “Tôi là tư lệnh ở đây. Xin bà để tôi quyết định”. Nói đoạn, ông Khánh lệnh cho hai khu trục cơ quay về Sài Gòn.
Vì thế, dư luận trong quân đội hồi đó đồn rầm rĩ lên rằng: “Lệnh tử hình lũ phản nghịch” lúc ấy là do Trần Lệ Xuân tự ý ban ra mà không thèm hỏi ý kiến của tổng thống Diệm và chồng bà là cố vấn Ngô Đình Nhu. Điều đó chứng tỏ bà quá lấn lướt, lộng quyền. Ngay sau cuộc đảo chính bất thành, Lệ Xuân đã lớn tiếng mạt sát đám tướng, tá, tổng, bộ trưởng hèn nhát đã lánh mặt trong ngày 11/11/1960, đến khi bình yên mới thò mặt ra ca bài “trung thành” với Ngô Đình Diệm.
Thái độ kênh kiệu, lộng quyền trên của Trần Lệ Xuân đã được nhắc đến trong hồi ký chính trị của Tướng Đỗ Mậu, nguyên Giám đốc an ninh quân đội Sài Gòn một thời. Có lần, trong một bữa ăn sáng, đúng thời điểm phong trào đấu tranh Phật giáo lên cao, Lệ Xuân đã nặng lời trách móc ông Diệm trước mặt một người nước ngoài rằng: “Anh đã đánh tan Bình Xuyên, đánh bại Hòa Hảo, dẹp yên nhảy dù của bọn Nguyễn Chánh Thi mà bây giờ anh lại chịu thua mấy tên nhà sư không có một tấc sắt trong tay. Anh là đồ hèn. Anh là con sứa”.
Lời nói ấy không chỉ chứng tỏ cách ăn nói ngông nghênh, lộng quyền, lên mặt của “đệ nhất phu nhân” Trần Lệ Xuân mà còn cho thấy vai trò và thái độ quyết liệt của bà trong chủ trương đàn áp Phật giáo của nhà Ngô - với việc nổ súng giết hại Phật tử trong lễ Phật đản đẫm máu năm 1963.
7/ PHONG TRÀO ĐÀN ÁP PHẬT GIÁO TÀN KHỐC – MẦM MỐNG SỤP ĐỔ CỦA CHÍNH QUYỀN NHÀ NGÔ
Có thể nói, giai đoạn 1954 - 1960 là thời kỳ cực thịnh của gia đình họ Ngô tại miền Nam Việt Nam. Song ngay cả ở thời thịnh vượng nhất ấy, những mầm mống của sự sụp đổ đã bắt đầu manh nha mà một trong những nguyên nhân chính là do vợ chồng Ngô Đình Nhu – Trần Lệ Xuân gây ra, nhất là sự kiêu căng, lộng quyền của Lệ Xuân. Đỉnh điểm của sự tồi tệ ấy chính là phong trào đàn áp Phật giáo tàn khốc bắt đầu bằng việc nổ súng giết hại Phật tử trong lễ Phật đản đẫm máu năm 1963. Lệ Xuân đã thực sự trở thành cái đích để mọi người trút vào đó sự căm thù, oán trách.
Gia đình họ Ngô có truyền thống theo đạo công giáo lâu đời trong khi Trần Lệ Xuân lại xuất thân trong một gia đình Phật tử danh giá. Khi kết hôn với Ngô Đình Nhu năm 1943, bà cải sang đạo Công giáo. Việc nhập đạo Thiên Chúa đối với Lệ Xuân chẳng khó khăn gì vì từ nhỏ bà đã học ở trường dòng Couvent des Oiseaux, được các nữ tu dạy kinh và phép đạo, giáo lý, tích thánh trong đạo… Vì thế, từ trong sâu thẳm, Lệ Xuân đã coi thường Phật giáo và không tin vào luật nhân quả.
Ở thời kỳ đầu, chính quyền họ Ngô còn có sự giao hảo với Phật giáo. Nhưng từ đầu tháng 5/1963, Tổng thống Diệm đã đánh công điện ra Huế, đề nghị cấm treo cờ tôn giáo ở ngoài khuôn viên chùa và nhà thờ. Công an, cảnh sát đi đến từng nhà ra lệnh phải cất cờ Phật giáo đi, nếu ai không tuân lệnh họ giật cờ xuống, trong khi ngày Phật đản đang đến gần. Điều đó khiến Phật tử ở Huế vô cùng phẫn nộ. Tối ngày 8/5, hàng ngàn Phật tử đã kéo tới đài phát thanh Huế, yêu cầu để Thượng tọa Trí Quang lên sóng phát biểu về lễ Phật đản, lên tiếng phản đối chính phủ đã kỳ thị tôn giáo và đòi phải được bình đẳng tôn giáo. Ngô Đình Diệm, dưới sự tác động của Trần Lệ Xuân, lập tức hạ lệnh đưa xe tăng, cảnh sát đến nổ súng, ném lựu đạn giết hại Phật tử. Biến cố bi thảm của đêm Phật đản đẫm máu trên đã được bác sĩ Erich Wulff, người Đức, dạy học tại trường Đại học y khoa Huế, tình cờ tận mắt chứng kiến và ghi lại trong hồi ký: “Lúc 9 giờ tối, số người lên đến khoảng 6.000 để chờ nghe buổi phát thanh đặc biệt hàng năm nhân ngày Phật đản nhưng nay đã bị cấm vào giờ phút chót. Bỗng chúng tôi nghe có tiếng ầm ầm của một đoàn xe thiết giáp. Một chiếc tìm cách đi thẳng vào khuôn viên của Đài phát thanh. Trên xe có kẻ dòng chữ trắng mang tên Ngô Đình Khôi (người anh cả của Tổng thống Diệm). Những phát đạn đầu tiên được bắn ra từ nòng súng của xe thiết giáp. Tiếp đó, một loạt súng trường bắt đầu nhả đạn”.
Khi Erich Wulff được phép vào bệnh viện, ông lạnh sống lưng trước cảnh thương tâm bày ra trước mắt: “Nhà xác nằm bên cạnh nhà thương. Dưới ánh sáng yếu ớt của ngọn bạch lạp, chúng tôi thấy có bảy thân người đầy máu me được đặt trên ba bàn khám nghiệm bằng đá. Từ chân đến ngực cơ thể họ còn nguyên vẹn. Nhưng năm cái xác trẻ em thì không còn đầu. Các xe thiết giáp đã bắn nát đầu các em. Cha mẹ của những người tử nạn đang thút thít khóc. Một người đã yêu cầu chúng tôi chụp hình những xác chết nhưng chúng tôi không mang theo máy hình. Khi tôi định quay đi, không muốn nhìn cảnh thê thảm này nữa thì chợt thấy bên cạnh cánh tay của một xác trẻ em không đầu có một con mắt dính vào với một ít da đầu, một mảnh xương trán”.
Các nhà sư phản đối chính sách hà khắc của Diệm năm 1963
Sau biến cố này, Đại sứ Mỹ William Trueheart đã thúc dục ông Diệm hãy làm hòa với các Phật tử bằng cách chấp nhận lỗi lầm, đền bù cho gia đình những nạn nhân và công khai xin lỗi. Trong lúc ông Diệm và Nhu đang vò đầu bứt tai tìm cách đối phó thì Lệ Xuân lạnh lùng bảo: “Phớt lờ đi là xong”. Nhưng lửa nóng dư luận và lòng phẫn uất của Phật tử bắt đầu bùng cháy vì máu đã chảy.
Bốn ngày sau, Trần Lệ Xuân rất tức giận khi biết tin không chỉ giới Phật giáo mà linh mục Lê Quang Oánh cùng với 9 linh mục khác thuộc khối Đồng Tâm gửi đến lãnh đạo Phật giáo bản “huyết lệ thư” phân ưu việc đau thương tại Đài phát thanh Huế và tán đồng quan điểm đấu tranh cho tự do tín ngưỡng. Một loạt hoạt động tiếp đó như họp báo tại chùa Xá Lợi (Sài Gòn) tố cáo trước dư luận trong và ngoài nước việc đàn áp, giết chóc, giam cầm Phật tử của chính quyền Diệm trong 9 năm qua, trưng bày hình ảnh vụ thảm sát ngày 8/5 tại chùa Ấn Quang, cầu siêu cho Phật tử “tử vì đạo” với hơn 1.000 tăng ni rước linh, cầu siêu, giương cao biểu ngữ viết bằng hai thứ tiếng Anh - Việt: “Tưởng nhớ những Phật tử đã chết vì chính nghĩa ở Huế”, Hội nghị 11 tông phái Phật giáo về kế hoạch đấu tranh và thành lập Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo... Để đối phó, Trần Lệ Xuân đã tổ chức họp báo chỉ trích Phật giáo và gọi các đại đức, các thượng tọa, các vị hòa thượng là “sư hổ mang”, “nhóm đầu trọc”. Lời lẽ khiếm nhã trên của Trần Lệ Xuân như đổ thêm dầu vào lửa khiến phong trào đấu tranh bùng nổ ngày càng dữ dội khắp nơi với những cuộc xuống đường liên tục làm rung chuyển Sài Gòn và vang động tới tận tòa Bạch Ốc bên Mỹ.
Tại Sài Gòn, hơn 350 tăng ni từ chùa Xá Lợi kéo đến trụ sở Quốc hội đòi giải quyết 5 nguyện vọng: 1. Bãi bỏ lệnh cấm treo cờ Phật giáo. 2. Để Phật giáo hưởng chế độ hoằng pháp ngang hàng với Thiên Chúa giáo. 3. Chấm dứt bắt bớ, khủng bố Phật tử. 4. Tự do truyền đạo. 5. Phải bồi thường gia đình các nạn nhân bị giết chết trong đêm đàn áp tại Huế. Cũng tại Sài Gòn, ngày 30.5, hơn 1.000 tăng ni cùng lúc biểu tình qua đại lộ Lê Lợi, kéo về chợ Bến Thành. Ngày 1 tháng 6, các chùa từ sông Bến Hải đến Cà Mau đồng loạt gióng 9 hồi chuông trống Bát Nhã và tụng kinh cầu nguyện cho các Phật tử chết trong đêm pháp nạn. Ở Huế, ngày 3/6, thanh niên biểu tình đòi tự do tín ngưỡng bị ném lựu đạn cay. Và đỉnh điểm của phong trào đấu tranh Phật giáo là ngày 11/6/1963, tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt - Phan Đình Phùng, đúng 10 giờ sáng, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trong tư thế kiết già trước sự chứng kiến của hàng trăm quần chúng và Phật tử. Hòa thượng là người đầu tiên trong bảy vị sư đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính phủ họ Ngô. Hình ảnh một hòa thượng trong ngọn lửa bốc cao vẫn ngồi kiết già im lặng tay chắp trước ngực đã tạo ấn tượng mạnh gây xúc động lớn trong nước và trên thế giới. Ký giả David Halberstam của tờ New York Times đã tường thuật lại với những dòng chữ ám ảnh đầy ngưỡng mộ: “Lửa phủ khắp người. Thân ngài từ từ khô quéo lại. Đầu cháy nám, mùi thịt khét bay trong không khí nhưng thân hình của ngài vẫn chìm trong lửa đỏ bất động thật đáng kinh ngạc hết sức. Phía sau tôi, tiếng khóc của những người từ xa kéo đến mục kích lần lần nức nở. Tôi cũng xúc động quá nhưng không khóc lên tiếng, quá bàng hoàng để ghi chép tại chỗ hoặc hỏi một câu nào đó, quá bối rối không kịp suy nghĩ điều gì để nhìn thân thể của ngài chìm trong biển lửa. Lửa cất cao nhưng ngài ngồi yên, không nhích động, không một tiếng rên la, toát lên phong thái trầm tĩnh khác hẳn với những người đang òa khóc xung quanh”.
Ngay ngày hôm sau, đồng loạt các báo lớn trên thế giới đều đưa tin, trong đó có in bức ảnh nổi tiếng của Browne về phút giây Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân. Bức ảnh lịch sử đó được báo chí các nước trên thế giới in ra phổ biến hàng triệu tấm khiến Trần Lệ Xuân tức run người trong khi cả thế giới bàng hoàng biết thêm trái tim Thích Quảng Đức vẫn không bị thiêu cháy, trở thành xá lợi vĩnh viễn được Phật tử tôn thờ.
Những vụ tự thiêu của hàng loạt các nhà sư sau đó đã làm choáng váng các viên chức Mỹ. Họ yêu cầu ông Diệm hãy sớm tìm giải pháp để xoa dịu cuộc khủng hoảng. Muốn chứng tỏ mình là một người sắt đá, Trần Lệ Xuân đã vênh váo kêu gọi cần phải đập các nhà sư “mười lần hơn nữa” và miệt thị những cuộc tự thiêu là “những màn nướng sư”. Bà nhiều lần công khai phát biểu: “Tôi chống đối các vụ tự thiêu. Nếu ai có thiếu xăng dầu thì cộng sản nằm vùng sẽ cho chứ tôi sẽ không bao giờ”. “Hãy để cho họ cháy và chúng tôi sẽ vỗ tay”. “Những lãnh đạo Phật giáo đã hành động như thế nào? Thứ duy nhất họ làm, họ đã nướng một trong những vị sư của họ, người mà họ đã gây mê, người họ đã lạm dụng niềm tin, và ngay cả việc nướng người đó đã được thực hiện không phải một cách tự túc vì họ dùng xăng ngoại nhập”. “Tôi sẽ vỗ tay khi thấy một buổi trình diễn thịt nướng nhà sư khác. Nếu ai thiếu xăng dầu tôi sẽ cho”. Trả lời phỏng vấn của ký giả tờ New York Times, Trần Lệ Xuân nói: “Tôi còn thách mấy ông sư (tự thiêu) thêm mười lần nữa. Phương pháp giải quyết vấn đề Phật giáo là phớt lờ, không cần biết tới”. Những phát biểu thiếu cân nhắc và quá khích của bà như rót thêm dầu vào tình hình căng thẳng lúc đó. Khi biết chuyện người Mỹ ép được ông Diệm đi gặp các lãnh tụ Phật giáo và ông đã đưa ra một thông cáo hoà giải chung, Trần Lệ Xuân đã chê ông Diệm là hèn nhát và yếu mềm như “con sứa”, dù ông chỉ quyết định đi điều đình với các Phật tử.
Có thể nói, khởi đầu, những phản đối của Phật giáo chỉ mang tính chất tôn giáo thuần túy nhưng càng về sau, càng mang màu sắc chính trị và càng được quần chúng ủng hộ. Điều đó, khiến Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân vô cùng tức giận. Lệ Xuân nói: “Các Phật tử là những người nổi loạn” và phong trào của họ “bị Cộng sản xâm nhập”. Tổng thống Diệm và ông bà Nhu muốn nghiền nát phong trào Phật giáo nhưng bị người Mỹ kiềm chế. Người Mỹ bày tỏ lòng tin vào tự do tín ngưỡng và thúc giục chính quyền Ngô Đình Diệm cần phải cải tổ trong khi cuộc khủng hoảng Phật giáo ngày càng trầm trọng. Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân nhiều lần than phiền là Tổng thống Diệm quá mềm yếu với Phật giáo.và tin đồn loan ra là quân đội – và cả ông bà Nhu – đang âm mưu những kế hoạch đảo chánh để đẩy ông Diệm ra khỏi chính quyền.
Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu để 
phản đối sự đàn áp Phật Giáo của Diệm
Đêm 20/8/1963, Ngô Đình Nhu đã ra lệnh cho hàng trăm lính lực lượng đặc biệt dùng súng, lựu đạn và lựu đạn cay tấn công chùa Xá Lợi nhằm tiêu diệt bộ phận đầu não của lãnh đạo Ủy ban liên phái Phật giáo. Đêm ấy, Trần Lệ Xuân đích thân lái xe, mặc trang phục cảnh sát dã chiến đến chỉ đạo, theo dõi cuộc tấn công chùa. Vào đúng 11h đêm, quân đội vòng ngoài, cảnh sát lái xe tải chờ sẵn, rồi lực lượng đặc biệt có công an phụ lực, bắt đầu tấn công. Đạn thật, đạn giả, lựu đạn cay, phi pháo, rồ lên loạn xạ. Dùi cui và búa thoạt đầu được dùng để đập phá cửa ngõ của chùa, nay liên tiếp đánh vào đầu, vào ngang lưng của tăng ni Phật tử. Mặc dầu Phật tử đã phòng thủ phía trong chùa nhưng sau hai giờ chống trả, hơn 100 nhà sư đã bị bắt và bị đem giam cầm ở một nơi khác.
Cuộc tấn công trong bóng đêm ấy, ngay ngày hôm sau, đã gây rúng động dư luận trong và ngoài nước. Trong một cuộc phỏng vấn, ký giả Halberstam đã mô tả Trần Lệ Xuân “ở trong một trạng thái hớn hở, nói năng ào ào như một nữ sinh sau một buổi nhảy đầm”. Bà nhởn nhơ nói “chính quyền đã nghiền nát nhóm “Phật tử Cộng sản” và cho biết vụ tấn công này là “ngày vui nhất đời tôi kể từ ngày chúng tôi nghiền nát nhóm Bình Xuyên năm 1955”.
Cũng ngay hôm ấy, Bộ trưởng Ngoại giao của chính quyền Sài Gòn là ông Vũ Văn Mẫu đã xuống tóc, cạo trọc đầu để phản đối chính quyền Diệm. Từ Mỹ, Luật sư Trần Văn Chương, Đại sứ tại Mỹ cùng vợ là bà Thân Thị Nam Trân, quan sát viên chính thức của chính quyền Việt Nam Cộng hòa tại Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng chỉ trích nghiêm khắc con gái mình là Trần Lệ Xuân. Bởi ông bà phải đón nhận những lời trách giận của mọi người trong họ hàng vốn theo đạo Phật, lẫn bạn hữu trong giới trí thức người Việt ở nước ngoài, về những điều tệ hại do con ruột là Trần Lệ Xuân và con rể Ngô Đình Nhu gây ra. Ông bà rất khổ tâm khi nghe các đài phát thanh quốc tế, đài BBC, đài VOA, đài Úc Đại Lợi, cứ lặp đi lặp lại phát biểu ngỗ ngược của Trần Lệ Xuân trước Tòa Đô chánh Sài Gòn trong lễ ra mắt Phụ nữ bán quân sự khóa III ngày 3/8/1963, rằng: “Tôi (Trần Lệ Xuân) sẽ còn đánh sư gấp 10 lần nữa” kèm theo bình luận rất cay nghiệt. Ủy ban Liên phái Phật giáo gửi văn thư đến Tổng thống Ngô Đình Diệm phản đối Trần Lệ Xuân về những phát biểu trên, đặc biệt lưu ý tổng thống về sự lộng quyền của bà ngày càng lộ rõ.
Về con rể Ngô Đình Nhu, ông bà Trần Văn Chương thất vọng không kém khi nghe các cơ quan thông tấn đưa tin Nhu công khai miệt thị các nhà sư là “cuồng tín” và “thiếu giáo dục”, vu khống đồng bào theo đạo Phật là Cộng sản “phá hoại an ninh quốc gia”. Nhất là sau đêm tấn công chùa Xá Lợi, lực lượng đặc biệt và công an mật vụ do Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân tung ra đã bắt giam hàng nghìn tăng ni và đồng bào ủng hộ Phật giáo, đông nhất là Sài Gòn với 728 người, Huế 595 người... Những ngày tiếp đó, lùng bắt thêm 2.500 người nữa. Ở Mỹ, ông bà Trần Văn Chương quyết định bất hợp tác với chính quyền Sài Gòn, từ chức và điện báo cho Diệm - Nhu biết vào đêm 23/8.
Nhận tin, cả Ngô Đình Diệm lẫn cố vấn Ngô Đình Nhu đều bất ngờ, bối rối, chưa biết xử trí ra sao. Phần vì thái độ của một đại sứ ở Mỹ (như ông Trần Văn Chương) và một quan sát viên chính thức tại Liên Hiệp Quốc (của bà Nam Trân) hợp lại sẽ có sức “nhạy cảm” đối với thời tiết chính trị, là “phong vũ biểu” báo trước phần nào những thuận nghịch trong bang giao đặc biệt giữa Sài Gòn với Washington thời ấy. Phần vì ông Trần Văn Chương là cha rể của Ngô Đình Nhu, cha ruột Trần Lệ Xuân, thông gia với nhà Ngô, là “người trong nhà” mà nay công khai phản đối Diệm - Nhu như thế hết sức bất lợi. Đang lúc hai ông Diệm - Nhu chưa tìm ra cách ứng xử hữu hiệu thì Trần Lệ Xuân đề nghị giải pháp xuyên tạc sự thật bằng cách “sửa sai” hai chữ “từ chức” thành “bãi chức”, để đối phó với cha mẹ mình.
Giải pháp ấy trong lúc cấp bách nước sôi lửa bỏng đã được chồng bà là Ngô Đình Nhu và Tổng thống Diệm đồng thuận. Liền đó, Trần Lệ Xuân thảo bản tin đưa cho Việt tấn xã với nội dung: “Ngày 23/8/1963, ông bà Trần Văn Chương có đánh điện xin từ chức nhưng trước đó hai tiếng đồng hồ, Bộ Ngoại giao (Sài Gòn) đã gởi điện tín cho ông Chương biết chính phủ Việt Nam Cộng hòa quyết định cách chức ông kể từ sáng ngày 23/8/1963 rồi - tức là trước khi ông bà Trần Văn Chương xin từ chức, như đài VOA đã loan tin hồi 20 giờ 35 ngày hôm đó. Trong tình trạng thiết quân luật, mọi điện tín đều bị quân đội kiểm soát, bởi vậy bức điện của Bộ Ngoại giao mới tới Hoa Kỳ sau bức điện của ông Chương gửi về Sài Gòn”.
Việc “đánh tráo” để gỡ thể diện nêu trên đã được tác giả Lý Nhân nhắc đến trong cuốn “Trần Lệ Xuân - giấc mộng chính trường”: “Ai cũng biết Lệ Xuân bênh vực họ nhà chồng, nên bà bàn với Nhu cho đăng một bản tin của Việt Tấn xã nói về vụ luật sư Trần Văn Chương từ chức “cải chính” thành Chương bị bãi chức. Sở dĩ Lệ Xuân tức giận cha mình vì ông đã tuyên bố với báo chí bên Mỹ là con gái của ông thiếu văn hóa, vô lễ với tôn giáo, với các nhà tu hành. Giận cha mẹ, Lệ Xuân phát biểu lung tung thông qua Việt Tấn xã: “Trần Văn Chương - Đại sứ Việt Nam tại Mỹ - bị chính phủ lột chức, một kẻ đã tự hào rằng theo Khổng giáo, đang tiếp tục tuyên truyền chống chế độ và phản bội con gái yêu tại Hoa Kỳ”. Hoặc: “Đạo Khổng lấy điều trung làm trọng và người theo đạo Khổng nếu không làm tròn trách nhiệm chúa mình giao phó thường tự xử bằng cách tự vẫn”. Ngôn ngữ trên nếu không được Trần Lệ Xuân và ông Nhu chỉ đạo thì đố ai dám viết công khai trên báo chí như thế. Song, chừng đó cũng chưa hả dạ, Lệ Xuân còn thông qua Việt Tấn xã vạch tội cha mình: “Trần Văn Chương - người có một tòa nhà tại Hoa Thịnh Đốn và một căn nhà tại Ba Lê, đã phản bội và bị cách chức đại sứ”.
Trước sự ngỗ ngược của con gái, ông bà Trần Văn Chương đã tuyên bố từ con và tiếp tục lên tiếng công kích Diệm - Nhu, nghiêm khắc phê phán Trần Lệ Xuân vô lễ, mất tư cách và mất nhân tính. Về phía Bộ Ngoại giao Mỹ, không lâu sau đêm các chùa trên toàn miền Nam bị tấn công, đã phổ biến thông báo đặc biệt, phán xét: “Rõ ràng chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã có những biện pháp đàn áp khắt khe đối với các lãnh tụ Phật giáo Việt Nam. Hành động này là một vi phạm trực tiếp của chính phủ Việt Nam (Sài Gòn) vào lời cam kết theo đuổi một chính sách hòa giải với tín đồ Phật giáo. Hoa Kỳ phiền trách các hành động đàn áp nêu trên”.
8/ CÁI CHẾT THẢM KHỐC CỦA ANH EM NHÀ HỌ NGÔ – MỞ MÀN TẤN BI KỊCH THÊ THẢM CỦA CUỘC ĐỜI TRẦN LỆ XUÂN
Kể từ sau vụ đàn áp đẫm máu chùa Xá Lợi đêm ngày 20/8/1963 bằng việc dùng hàng trăm lính lực lượng đặc biệt với súng ống, lựu đạn và lựu đạn cay tấn công, bắn giết, đánh đập, bắt bớ các tăng ni, Phật tử nhằm tiêu diệt bộ phận đầu não của lãnh đạo Ủy ban liên phái Phật giáo, mức độ đàn áp Phật giáo theo kiểu “nước lũ” của chính quyền Ngô Đình Diệm không những không giảm mà còn tiếp tục dâng cao với mức độ ngày càng tàn khốc hơn. Giáo sư Cao Huy Thuần, giảng dạy tại Đại học Amiens (Pháp) ghi nhận: “Chùa chiền trong khắp các thành phố lớn bị tấn công. Các vị lãnh đạo Phật giáo cố giữ sự phản kháng trong bản chất thuần túy tôn giáo, về nội dung cũng như về hình thức. Về nội dung, họ chỉ đòi hỏi bình đẳng tôn giáo. Về hình thức, họ không làm gì khác ngoài biểu tình im lặng (bất bạo động), tuyệt thực, tự thiêu. Ở một chính thể khác, những nguyện vọng mà họ phát biểu có gì gay cấn đâu. Phật giáo, ở một nước có văn hóa Phật giáo truyền thống, mà đòi bình đẳng tôn giáo nghe lạ đời, nghe ngược tai. Người Mỹ, thấy yêu cầu chẳng có gì khó chấp nhận, đã khuyên ông Diệm hãy làm một cử chỉ hòa hoãn để tình hình lắng dịu, hòng tiếp tục tiến hành chiến tranh. Họ bứt tóc bứt tai, thấy chuyện đó đối với họ sao dễ thế mà đối với ông Diệm sao kinh thiên động địa thế. Nói với ông Diệm như nước đổ đầu vịt”. Vì thế, Bộ Ngoại giao Mỹ và cơ quan tình báo CIA đã lên tiếng. Công văn và ghi chú của CIA (nằm trong các tài liệu mật được công bố sau này về giai đoạn trên) đã nhận định thẳng thừng: “Cách xử lý vấn đề (của Diệm - Nhu) phi lý, xuẩn ngốc, có khả năng khiến một biến cố địa phương ở Huế lớn lên thành một khủng hoảng chính trị. Nếu ông Diệm không đạt được một hòa hoãn nhanh chóng với Phật tử, vấn đề có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến sự ổn định chính trị và người Mỹ chúng ta sẽ phải xét lại toàn diện quan hệ với chế độ của ông ta”. Đó là tường trình gửi lên Chính phủ Mỹ, như một trong những hồi chuông báo tử đối với chế độ Diệm.
Cũng cần phải nói thêm rằng, việc Ngô Đình Nhu sử dụng lực lượng lính đặc biệt (Lực lượng thiện chiến và trung thành với chế độ) đàn áp Phật giáo khiến người Mỹ rất bất bình. Bởi họ là những người cung cấp tiền và huấn luyện lực lượng đặc biệt để dùng trong công tác chống lại quân Cộng sản chứ không phải để tấn công chùa chiền. Vì thế, ngay sau đêm đàn áp đẫm máu chùa Xá Lợi, các viên chức Mỹ bắt đầu thảo luận về khả năng của một cuộc đảo chính được tổ chức bởi những tướng lãnh bất đồng chính kiến. Trong khi đó, Tổng thống Kennedy cũng rất lo ngại tình hình Việt Nam sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc tái tranh cử của ông vào năm 1964. Do đó Kennedy muốn tìm một giải pháp mới nhằm thay đổi tình hình theo chiều hướng có lợi. Trong cuộc họp báo ngày 22/5 về Việt Nam, Tổng thống Kennedy đã chỉ trích Chính phủ ông Diệm và dọa: Mỹ sẽ rút hết quân đội và chấm dứt viện trợ cho Việt Nam bất cứ lúc nào Chính phủ Việt Nam yêu cầu. Ngày 27/6/1963, Tổng thống Kennedy công bố quyết định thay đổi Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Việc thay đổi Đại sứ trong lúc tình hình căng thẳng là dấu hiệu thay đổi chính sách. Ngày 24/8/1963, Henry Cabot Lodge, người vừa sang Sài Gòn làm Đại sứ nhận được chỉ thị từ Washington, yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm cách chức Cố vấn Ngô Đình Nhu và cảnh báo Tổng thống Diệm rằng, nếu từ chối, ông sẽ phải đối diện với khả năng chính bản thân ông không thể được bảo toàn. “Chính phủ Hoa Kỳ không thể dung dưỡng tình trạng mà quyền hành lại nằm trong tay ông Nhu. Ông Diệm phải loại bỏ ông Nhu và các thuộc hạ của ông để thay vào đó bằng quân đội tinh nhuệ và các chính trị gia có tư cách. Nếu ông (tức Đại sứ Lodge) cố gắng hết sức nhưng ông Diệm vẫn ngoan cố và từ chối thì chúng ta phải đối diện với một điều có thể xảy ra là ngay cả bản thân ông Diệm cũng không thể được bảo toàn”.
Ngày 25/8, trong chương trình phát thanh của Đài tiếng nói Hoa Kỳ, Tổng thống Kennedy họp báo tuyên bố rằng: nếu muốn công cuộc ngăn chặn Cộng sản tại Việt Nam hữu hiệu thì cần phải thay đổi chính sách, thay đổi hệ thống nhân sự lãnh đạo tại Sài Gòn. Cũng khoảng thời gian này, Ngô Đình Nhu họp báo tại Los Angeles, tố cáo Mỹ đang dự định tổ chức một cuộc đảo chính lật đổ Chế độ Ngô Đình Diệm. “Hiện thời ở Việt Nam bất cứ một cuộc đảo chánh nào cũng không thể thành công được trừ khi được Mỹ xúi giục và hậu thuẫn”.
Ngày 29/9/1963, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara cùng tướng Maxwell Taylo qua Sài Gòn gặp Tổng thống Diệm. McNamara cho rằng, việc đàn áp Phật giáo đã gây trở ngại cho nỗ lực chống Cộng và phàn nàn về những tuyên bố của Trần Lệ Xuân nhưng Tổng thống Diệm đã tìm cách né tránh.
Từ tháng 7/1963 đã có những tin đồn về việc sắp xảy ra đảo chính. Các tướng Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim và Dương Văn Minh có ý định đảo chính để chấm dứt khủng hoảng, lật đổ Chính phủ bị nhiều người xem là độc tài, gia đình trị. Theo báo cáo của CIA, đồng thời có ít nhất mười nhóm âm mưu đảo chính cùng chung mục đích kể trên của các tướng tá trẻ. Chính các nhóm này gây áp lực khiến các tướng lĩnh cấp cao phải quyết định hành động để ổn định tình hình, ngăn ngừa xảy ra những cuộc đảo chính của các nhóm khác có thể đưa miền Nam vào khủng hoảng trầm trọng hơn.
Nhận thấy sự thất thế của triều đại Ngô Đình trong con mắt các đồng minh thân cận, để cứu vãn tình hình, ngày 10/9/1963, Trần Lệ Xuân cùng con gái lớn là Ngô Đình Lệ Thủy đã đi Mỹ và Rome với dự định sẽ to tiếng la làng về một âm mưu đảo chính có thể xảy ra, đồng thời, để giải thích “âm mưu kỳ quái của Cộng sản để bóp nghẹt Việt Nam Cộng Hòa”. Bà đã chế nhạo những báo cáo nói là Mỹ có thể giảm bớt viện trợ để phản đối sự đàn áp của chính quyền nhà Ngô. Khi chính quyền Kennedy thực sự cắt đứt ngân khoản 3 triệu đô la dành cho Lực lượng đặc biệt cho đến khi họ trở ra mặt trận, Trần Lệ Xuân đã tố cáo điều đó là “một hành động phản bội”. Ngày 22/9, khi đến Roma, thủ đô nước Ý, bà đã gọi một cách chế nhạo các sĩ quan cố vấn Mỹ ở Việt Nam là những “lính đánh thuê con nít”. Bởi thế, ngày 7/10, khi bà đến New York, không có một quan chức liên bang, tiểu bang hay thành phố nào ra đón tiếp. Ngày 18/10, khi đến thủ đô Washington, bà tố cáo chính quyền Kennedy giảm thiểu viện trợ cho Việt Nam cộng hòa là phản bội. Theo đánh giá của các chuyên gia, chuyến công du của Trần Lệ Xuân đã trở thành một trò hề, thậm chí cha của bà là Trần Văn Chương, đại sứ của chính quyền Sài Gòn tại Washington lúc bấy giờ, cũng từ chối gặp mặt con gái. Các sinh viên Mỹ giận dữ trước sự đàn áp ngày càng gia tăng tại Sài Gòn, đã ném vào Trần Lệ Xuân trứng gà và những lời lăng mạ.
Trong khi đó, tại Sài Gòn, các tướng lĩnh dưới sự chỉ đạo của tướng Dương Văn Minh, sau khi đã được các viên chức Mỹ bảo đảm là sẽ không can thiệp, đã tổ chức một cuộc đảo chính lần thứ ba vào ngày 1/11 để lật đổ Tổng thống Diệm. Trước đó, để chuẩn bị cho cuộc đảo chính, các tướng lĩnh đã tìm cách đưa một số đơn vị quân đội trung thành với Chính phủ Ngô Đình Diệm, trong đó, có Lực lượng đặc biệt đi hành quân ở những vùng xa Sài Gòn để các đơn vị này không thể ứng cứu khi đảo chính xảy ra. Sáng ngày 1/11, Trung tướng Trần Văn Đôn triệu tập các cấp chỉ huy của các đơn vị quân đội đồn trú tại Sài Gòn và các vùng phụ cận mà ông nghi ngờ trung thành với Tổng thống Ngô Đình Diệm về cầm chân ở Bộ Tổng tham mưu. Lúc 11h30, điệp viên CIA Lucien Conein vào bộ Tổng Tham mưu, mang theo một máy truyền tin đặc biệt để liên lạc với Tòa Đại sứ Mỹ và một bao tiền là ba triệu bạc Việt Nam để hỗ trợ cho việc thực hiện đảo chính với lời hứa rằng, Hoa Kỳ sẽ không làm bất cứ điều gì để bảo vệ Ngô Đình Diệm. Ngay sau đó, tướng Dương Văn Minh đề nghị tất cả tướng lĩnh tham dự vào cuộc đảo chính.
Lúc 12 giờ 10, tại Dinh Gia Long, được tin báo về cuộc đảo chính, Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu di chuyển xuống hầm bí mật đào dưới dinh Gia Long, có địa đạo dẫn ra ngoài dinh. Tại đây, ông Diệm ra lệnh cho các sĩ quan cận vệ liên lạc với các tướng Trần Thiện Khiêm, Tôn Thất Đính yêu cầu đến ứng cứu. Lúc đầu, ông Diệm vẫn hy vọng rằng cuối cùng cuộc phản loạn này cũng kết thúc như cuộc đảo chính bất thành ngày 11/11/1960. Ông đã chủ động gọi tướng Trần Văn Đôn. Tướng Đôn tuyên bố với Ngô Đình Diệm, phe đảo chính hành động để “đáp lại nguyện vọng của nhân dân” vì các tướng lĩnh đã đề nghị Ngô Đình Diệm “cải cách chính sách theo nguyện vọng của nhân dân” nhiều lần nhưng không được đáp ứng. Ngô Đình Diệm đề nghị đối thoại với các tướng lĩnh để “tìm ra con đường củng cố lại chế độ”. Tướng Đôn trả lời sẽ bàn bạc với các tướng lĩnh khác về đề nghị của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Vào lúc 16h30, ông Diệm gọi điện thoại cho đại sứ Mỹ Cabot Lodge để thăm dò thái độ của người Mỹ về việc các tướng lĩnh dưới quyền tổ chức đảo chính. Ông hứa sẽ thực hiện các yêu cầu của người Mỹ. Cabot Lodge khuyên Ngô Đình Diệm từ chức và lưu vong như mong muốn của phe đảo chính để bảo toàn tính mạng. Tổng thống Ngô Đình Diệm nhận thức rằng người Mỹ đã bật đèn xanh cho cuộc đảo chính. Đến 18h 30 cùng ngày, ông Diệm gọi lại tướng Đôn nhưng tướng Đôn thông báo, phe đảo chính khước từ lời đề nghị trao đổi của ông Diệm. Họ yêu cầu hai anh em ông Diệm phải rời khỏi nước. Ông Diệm đồng ý nhưng đặt một điều kiện: phe đảo chính phải chấp nhận cho ông các nghi thức danh dự ra đi của một tổng thống nhưng cũng bị từ chối.
Qua đài phát thanh, khi biết các tướng Trần Thiện Khiêm, Tôn Thất Đính đều tham gia phe đảo chính, 20h ngày 1/11, Tổng thống Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu cùng 2 sĩ quan tùy viên (Đại úy Đỗ Thọ và Đại úy Bằng) trốn về nhà Mã Tuyên, Tổng bang trưởng của người Hoa, Thủ lĩnh Thanh niên Cộng hòa ở Chợ Lớn. Sáng sớm ngày 2/11, từ nhà Mã Tuyên, hai ông sang dự lễ và cầu nguyện tại nhà thờ Cha Tam. Tại đây, Tổng thống Diệm ra lệnh Đại úy tùy viên Đỗ Thọ lấy điện thoại Nhà xứ gọi về Tổng tham mưu thông báo là hiện Tổng thống đang ở Nhà thờ Cha Tam. Vào khoảng 7h sáng ngày 2/11, một phái đoàn gồm có 3 chiếc xe Jeep, hai chiếc Thiết giáp M113, 2 chiếc GMC chở đầy lính vũ trang và các nhân vật: tướng Mai Hữu Xuân, Đại tá Dương Ngọc Lắm, Đại tá Nguyễn Văn Quan, Đại úy Nguyễn Văn Nhung và Đại úy Dương Hiếu Nghĩa, Đại úy Phan Hòa Hiệp được đưa tới nhà thờ Cha Tam để đón hai ông. Đại tá Lắm tuyên bố thừa lệnh Trung tướng, Chủ tịch Hội đồng Quân Nhân Cách mạng ép hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu lên xe Thiết giáp M.113. Nhưng trên đường về bộ Tổng tham mưu, Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu đã bị hạ sát. Thi hài của hai ông được đưa vào bệnh xá của Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa để khám nghiệm. Theo chứng nhận của bác sĩ Huỳnh Văn Hưỡn, Giám đốc bệnh xá, người đã tiến hành vụ khám nghiệm thì hai ông Diệm, Nhu bị bắn từ sau gáy ra phía trước. Xác Tổng thống Ngô Đình Diệm có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã bị đánh đập trước khi bắn. Xác Ngô Đình Nhu bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và đầy máu.
Không có cuộc điều tra chính thức nào được tiến hành về vụ giết hại này nhưng người ta đổ tội cho đại úy Nguyễn Văn Nhung, một vệ sỹ của tướng Dương Văn Minh. Các đồng nghiệp của Dương Văn Minh trong hội đồng quân sự cũng như các quan chức Mỹ đều đồng ý rằng, Dương Văn Minh là người ra lệnh hành quyết anh em họ Ngô. Họ đưa ra các động cơ anh em họ Ngô đã khiến Minh bối rối vì đã thoát khỏi Dinh Tổng thống nên phải bị giết để triệt tiêu khả năng họ có thể quay lại tham chính. Ban đầu các tướng đã cố che đậy câu chuyện bằng nhiều giả thiết tự sát nhưng khi các bức ảnh xác chết của hai anh em họ Ngô lộ ra ngoài thì câu chuyện mới bị vạch trần.
Theo John S. Bowman, hai người trực tiếp giết hại ông Diệm và Nhu là Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa và Đại úy Nguyễn Văn Nhung. Theo hồi ký “Việt Nam một trời tâm sự” của tướng Nguyễn Chánh Thi, Đại úy Nhung thú nhận: “Tôi rút khẩu súng colt 12, bắn mỗi người 5 phát. Sau đó hăng máu bồi thêm cho ông Nhu 3 phát nữa vào ngực”. Nhưng theo cuốn “Kẻ sát nhân trong thời đại chúng ta” xuất bản năm 1976 ở Mỹ, trên chiếc thiết vận xa M113, hai anh em tổng thống Diệm bị trói tay quặt ra sau lưng. Tổng thống Diệm do bị sốc nặng nên đã ngồi im. Bất ngờ, Đại úy Nguyễn Văn Nhung rút dao găm ra đâm ông Cố vấn Nhu 15-20 nhát. Rồi rút súng Colt ra bắn vào gáy tổng thông Diệm. Thấy ông Nhu vẫn chưa chết hẳn, Đại úy Nhung đã bắn thêm vào đầu ông ta.

Chiều ngày 3/11/1963, tướng Đỗ Cao Trí ra Huế, gặp Ngô Đình Cẩn, thông báo về cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu là “tai nạn ngoài ý muốn” của các tướng lĩnh. Tướng Trí cũng nói với Ngô Đình Cẩn rằng, Hội đồng quân nhân cách mạng sẽ tịch thu tài sản của ông. Cẩn đã trao 24 kg vàng cho tướng Trí cùng một số đồ quý giá và tiền mặt. Sáng ngày 5/11/1963, Ngô Đình Cẩn và mẹ bị đưa lên máy bay đi Sài Gòn. Cẩn bị giam tại khám Chí Hòa. Trong thời gian bị biệt giam, sức khỏe của ông giảm sút trầm trọng đến nỗi không đi được. Cẩn bị kết án tử hình ngày 22/4 và bị bắn lúc 18h 20’ ngày 9/5/1964. Với việc xử tử Ngô Đình Cẩn, toàn bộ các nhân vật chủ chốt của chính quyền họ Ngô đã bị giết trong cuộc đảo chính (chỉ trừ Trần Lệ Xuân và Ngô Đình Thục thoát nạn do đang ở nước ngoài). Theo ký giả David Halberstam, Trần Lệ Xuân đã may mắn vì nếu bà còn ở Sài Gòn, các tướng đảo chính có thể sẽ giết bà hoặc để mặc cho đám đông dân chúng cuồng nộ treo cổ bà lên.
Thế là, chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, cả cấu trúc chính trị mà hộ Ngô xây dựng trong 9 năm đã sụp đổ tan tành. Các cơ quan do Ngô Đình Diệm lập ra như Đảng Cần Lao, Sở nghiên cứu chính trị, Lực lượng đặc biệt, 4 cơ quan Mật vụ công an, Phong trào cách mạng quốc gia, Thanh niên cộng hòa, Phụ nữ Liên đới, các xóm Đạo võ trang… tất cả đều tê liệt và tan rã nhanh chóng không một phản ứng. Cái chết thê thảm của chồng và anh chồng, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã mở đầu cho một chuỗi bi kịch thảm thiết của cuộc đời Trần Lệ Xuân. Cùng với sự sụp đổ của đế chế họ Ngô, cuộc đời của người đàn bà quyền lực ấy cũng rơi xuống vực thẳm.
9/ NHỮNG CÁI CHẾT BẤT ĐẮC KỲ TỬ VÀ “LỜI NGUYỀN THÁNG 4” ÁM ẢNH
Những hiểm họa, bi kịch thê thảm liên tiếp ập đến
Đúng vào ngày bão táp 1/11/1963 ấy, Trần Lệ Xuân và con gái Ngô Đình Lệ Thủy đang ở khách sạn Wilshire Hotel tại khu thượng lưu Beverly Hill (California, Mỹ). Nhờ thế, bà mới may mắn thoát chết. Nếu bà còn ở Sài Gòn, các tướng đảo chính có thể sẽ giết bà hoặc để mặc cho đám đông dân chúng cuồng nộ treo cổ bà lên. Nghe tin chồng và anh chồng bị giết chết một cách thê thảm, Trần Lệ Xuân vô cùng đau khổ, uất hận đến mức quẫn trí. Bà kết tội một cách cay đắng chính quyền Mỹ đã kích động và yểm trợ vụ đảo chính. Khi được hỏi: “Bà có muốn xin tị nạn tại Mỹ hay không?”, Trần Lệ Xuân đã uất nghẹn trả lời: “Tôi không thể cư ngụ tại một đất nước mà chính phủ họ đã đâm sau lưng tôi. Tôi tin rằng mọi quỷ sứ ở địa ngục đều chống lại chúng tôi”. Câu nói đó, vô tình, đã trở thành một lời nguyền cho những bão táp, bi kịch xảy ra với gia đình Trần Lệ Xuân cho đến tận sau này.
Ngày 15/11/1963, hai mẹ con Trần Lệ Xuân và Ngô Đình Lệ Thủy đã rời khỏi Los Angeles, bay đến La Mã, sống ẩn dật trong một tu viện sau khi tuyên bố: “Tôi không thể cư ngụ ở Mỹ, vì lý do đơn giản chính phủ của họ đã đâm sau lưng tôi”. Theo một bản tin trong nhật báo New York Times, sau năm tuần công du tại Mỹ, bà đã để lại một mớ hóa đơn bao gồm tiền khách sạn, tiệm ăn, nhà hàng… trị giá hàng ngàn dollars không có ai trả. Một người gần gũi với Trần Lệ Xuân đã tiết lộ với phóng viên tờ New York Times rằng, Lệ Xuân đến Hoa Kỳ chỉ với 5.000 dollars tiền mặt cho một chuyến đi dự kiến 3 tuần. Tiết lộ này đã khiến nhiều người giật mình sửng sốt. Hóa ra, những lời đồn đại về tài sản khổng lồ của bà ở Việt Nam đã được thổi phồng. Bởi tất cả tiền bạc đều chảy vào quỹ đảng chính trị của Ngô Đình Nhu. Trần Lệ Xuân không có tiền tiết kiệm và chỉ có một ít cổ phần nước ngoài. Chính vì thế, “tiền bạc chắc chắn là một mối lo với bà Trần Lệ Xuân”.
Trong khi đó, ở trong nước, những nhà lãnh đạo chính quyền mới đã nhanh chóng xóa sạch những ảnh hưởng của Trần Lệ Xuân. Ngày 15/11, chính quyền Sài Gòn vô hiệu hóa thẻ thông hành của bà. Một tháng sau, họ hủy bỏ hai bộ luật luân lý và gia đình tai tiếng của bà.
Ba tuần sau vụ đảo chính, cuộc sống ẩn dật, chật hẹp, túng bấn về tiền bạc khiến Trần Lệ Xuân phải bán độc quyền hồi ký của bà cho một nhà xuất bản Pháp trên phim, trên truyền hình, trên báo chí. Tại La Mã, Trần Lệ Xuân dọn về sống cùng với Tổng Giám mục Ngô Đình Thục. Cuộc sống lưu vong là một giai đoạn đầy cay đắng với Trần Lệ Xuân. Ban đầu bà kiếm được một số tiền bằng cách thu phí cho mỗi cuộc phỏng vấn và chụp ảnh, trước khi rút vào cuộc sống ẩn dật. Trong khi tuyên bố rất ghét báo chí Mỹ nhưng bà vẫn đồng ý tiếp các ký giả với điều kiện: Phải trả 1.000 dollars để chụp hình, 1.500 dollars để phỏng vấn. Bà lại bắt đầu những chỉ trích công khai đối với nước Mỹ. Bà gọi Đại sứ Henry Cabot Lodge là một “bà vú em loạng quạng” muốn trở thành một ông “toàn quyền” của Việt Nam cộng hòa. Ngày 13/1/1964, bà lên tiếng yêu cầu tổ chức Liên Hiệp Quốc mở một cuộc điều tra cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 và tỏ ý nghi ngờ là chồng bà và Tổng thống Diệm vẫn chưa chết. Bà vẫn hy vọng vào một dấu hiệu nào đó cho thầy chồng và anh chồng vẫn còn sống. Một cái chết ngụy tạo có thể là một phần trong những mưu tính tài tình của chồng bà. Những tấm ảnh chụp hai thi thể đổ gục không thuyết phục được bà. Hai cái xác đó bị dập nát quá mức để có thể nhận diện. Bà không thể chấp nhận được sự thật: bà không còn là Đệ nhất phu nhân của Việt Nam cộng hòa nữa. Điều đó khiến bà vô cùng tức giận và phẫn nộ. Tháng 3/1964, bà cho lưu hành một bản tuyên bố dài 16.000 chữ để tấn công Tổng thống Kennedy và kết án nước Mỹ là Phát-xít, là Cộng sản. Vì thế, tháng 6/1964, Trần Lệ Xuân nộp đơn xin Visa để vào thăm nước Mỹ nhưng bị từ chối theo yêu cầu của Đại sứ Cabot Lodge.
Trong khi nước Mỹ càng lúc càng lún sâu vào vũng lầy của một cuộc chiến tranh nguy hiểm ở Việt Nam và những cuộc đảo chính lật đổ một loạt chính quyền ở Sài Gòn liên tiếp xảy ra, hình ảnh về Trần Lệ Xuân một thời là bà “Rồng phu Nhân” đáng sợ và đầy uy quyền dần trở nên nhạt nhòa. Gia sản của bà lụn bại. Cuộc đời bà liên tiếp những hiểm họa, bi kịch thê thảm ập đến.
Ngày 13/12/1984, Trần Lệ Xuân nhận được tin giám mục Ngô Đình Thục từ trần tại Mỹ sau mấy năm bị khủng hoảng tinh thần. Lúc còn ở Việt Nam hay khi sống lưu vong ở nước ngoài, giám mục Ngô Đình Thục lúc nào cũng yêu thương mẹ con bà. Do vậy, ông không chỉ là người thân ruột thịt mà còn là ân nhân nơi đất khách quê người của Trần Lệ Xuân. Nói một cách công bằng, trong số các anh chị em ruột của Ngô Đình Nhu, chỉ có một mình giám mục Ngô Đình Thục là thông cảm nhất với những điều tiếng và lận đận của cô em dâu. Người em Ngô Đình Cẩn thì trái lại, không tiếc lời gièm pha chị dâu và có lần đã nói: “Đó là Đát Kỷ của thời nay”. Có tin cho rằng, chính giám mục Ngô Đình Thục đã chu cấp cho mẹ con Trần Lệ Xuân mọi kinh phí để họ sống ở Rome. Không những thế, ông còn tài trợ cho ba người con của Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân ăn học đến nơi đến chốn. Nhưng Ngô Đình Thục cũng chỉ sống ở Italia một thời gian rồi sang Mỹ và để tới ngày 13/12/1984, phải vĩnh biệt cõi trần trong một viện dưỡng lão vì khủng hoảng tinh thần. Cái chết của giám mục Ngô Đình Thục có lẽ là một tổn thất nặng về tình cảm đối với Trần Lệ Xuân.
Khi được tin giám mục Ngô Đình Thục qua đời, mẹ con Trần Lệ Xuân định sang Mỹ chịu tang. Nhưng do xích mích trong gia đình, ông Ngô Đình Luyện, em út trong gia đình họ Ngô đã cấm không cho mẹ con bà sang dự tang lễ.
Gần hai năm sau, ngày 28/7/1986, Trần Lệ Xuân nhận được hung tin, cha mẹ ruột là ông Trần Văn Chương và bà Thân Thị Nam Trân đã qua đời không rõ nguyên nhân. Chưa hết bàng hoàng, Trần Lệ Xuân đã lăn đùng ngã ngửa khi biết tin, cha mẹ bà được phát hiện bị bóp cổ đến chết tại ngôi nhà ở Washington. Thủ phạm, không ai khác, chính là người em trai Trần Văn Khiêm. Theo nhà chức trách, Khiêm bị truy tố tội giết cha mẹ với động cơ tranh chấp quyền thừa kế. Cha mẹ ruột qua đời nhưng Trần Lệ Xuân không thể qua Mỹ chịu tang vì không có tiền mua vé máy bay.
Đến năm 1990, người em út của Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Luyện qua đời tại Paris vì bệnh. Mẹ con Trần Lệ Xuân cũng không thể đến dự tang do trước đó có xích mích với nhau.
Tháng tư “tử thần” ám ảnh
Ngày 12/4/1967, Ngô Đình Lệ Thủy, con gái cả của Trần Lệ Xuân đã chết vì tai nạn xe hơi ở ngoại ô Longjumesu, nước Pháp khi mới 22 tuổi. Theo nhiều tài liệu mô tả, cô đã bị 4 chiếc xe tải cùng đâm vào khi đang lái chiếc xe Peugeot 404. Trần Lệ Xuân luôn tin rằng, con gái bà bị sát hại. Bởi theo lý lẽ của bà, thật khó hiểu khi có đến bốn chiếc xe tải cùng châu đầu đâm vào chiếc xe của Lệ Thủy trên con đường làng ngoằn ngoèo. Nó chắc chắn là một vụ tai nạn được sắp đặt. Chứng cứ kết tội rõ nhất của vụ án mạng Lệ Thủy và một âm mưu trùm lên nó, theo Lệ Xuân, là việc luật sư riêng của bà đã xin tha thứ. Tại sao ông ta phải làm điều không cần thiết ấy?
Thời điểm ấy, Lệ Thủy, đứa con được Lệ Xuân cưng chiều nhất đang học năm thứ 3 Đại học y khoa. Khi còn sống trên nhung lụa hoặc ngay cả lúc đã lưu vong ở nước ngoài, Lệ Thủy luôn gắn bó bên mẹ như hình với bóng. Thậm chí, cô là người duy nhất trong 4 đứa con của Lệ Xuân có mặt trong hầu hết cuộc gặp gỡ, đàm phán và trả lời báo chí của mẹ. Tâm hồn nhiều đam mê và cảm thức báo thù, Lệ Thủy đã viết trong nhật ký rằng: cô sẽ giết những kẻ đã gây tổn hại cho đất nước cô và giết cha cô.
Khá nhiều tài liệu khai thác về cái chết của Ngô Đình Lệ Thủy. Trước thời điểm cô bị tai nạn xe hơi, gia đình họ Ngô liên tiếp phải gánh 4 cái tang dồn dập của Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn và bà nội Lệ Thủy. Ngoài giờ học, để khuây khỏa nỗi buồn đau, Lệ Thủy thường đi khiêu vũ với các bạn cùng trường tới khuya. Trong một lần Lệ Thủy ra về sau buổi khiêu vũ với hơi men trong người, cô đã bị tai nạn thảm khốc, trên chiếc xe rúm ró, Lệ Thủy chết trong tư thế đang ôm tay lái, nhiều mảnh kính xe vỡ đâm vào người và tay lái đập vào ngực. Biết tin con gái mất vào nửa đêm ngày 12/4/1967, Lệ Xuân đã ngất xỉu tại chỗ. Sau này, bà kể lại trong hồi ký của mình: “Ngô Đình Lệ Thủy sinh năm 1945 tại Huế. Năm đó, Ngô Đình Nhu đang trốn tránh ở khu Phát Diệm thì Trần Lệ Xuân và con gái Lệ Thủy đang ở Huế. Khi Lệ Thủy mới được 4 tháng thì hai mẹ con chứng kiến cùng lúc hai cái chết của Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Huân (con trai Khôi) bị xử tử. Rồi sau đó, Diệm-Nhu và Cẩn rồi Lệ Thủy đều lần lượt ra đi”.
45 năm sau, vào ngày 16/4/2012, con gái út của Lệ Xuân là Ngô Đình Lệ Quyên cũng chết vì tai nạn xe máy trên một xa lộ ở Roma Uno, nước Ý. So với Lệ Thủy, Lệ Quyên ít được chú ý hơn. Có nguồn tin còn nhận định rằng bà Trần Lệ Xuân không hợp với người con này nên việc Lệ Quyên xuất hiện cùng mẹ là vô cùng hiếm. Theo tờ Corriere della Sera, vụ tai nạn xảy ra khi Lệ Quyên trên đường vào trung tâm thành phố làm việc. Cú va chạm giữa chiếc xe máy Vespa của cô với một xe bus chở học sinh đi ngược chiều khiến chiếc xe máy chui vào gầm xe bus, bản thân cô bị hất văng ra khoảng 7m. Kênh thông tin Roma Uno của Ý đưa lên Youtube một đoạn băng video quay hiện trường tai nạn, máu vẫn rỉ ra từng dòng qua tấm vải trắng trên đường. Trong một thời gian ngắn, đã có 50.000 lượt người xem đoạn băng này. Nhiều người đã liên tưởng đến gia đình Tổng thống Mỹ Kennedy, một gia đình danh gia vọng tộc khác mà các thành viên dường như phải gánh chịu những số phận bi thảm không tương xứng.
Trong 4 người con của Trần Lệ Xuân, con gái đầu và út đã qua đời trong tháng tư định mệnh. Nhiều tờ báo quốc tế gọi đó là “lời nguyền tháng Tư” hay “tháng Tư tử thần” để chỉ về những cái chết bất đắc kì tử trong gia đình họ Ngô. Một điều trùng hợp là chính Trần Lệ Xuân cũng qua đời trong lặng lẽ vào ngày 24/4/2011 tại một bệnh viện ở Rome, Ý. Nhiều người khi xâu chuỗi tin tức về 3 cái chết này đã không khỏi giật mình và đưa ra nhiều chiều hướng lý giải, nhìn nhận. Có ý kiến cho rằng, đó đâu phải là sự trùng hợp tình cờ. Đó là kết cục tất yếu của một con người gây ra quá nhiều tội lỗi, nhất là các cuộc đàn áp đẫm máu Phật giáo. Cho nên ba mẹ con Trần Lệ Xuân mới phải ra đi vĩnh viễn vào tháng 4, trước thềm Phật Đản hằng năm. Tất nhiên, đó vẫn chỉ là những đồn đoán, liên tưởng xa xôi. Nhưng một thực tế là cái chết của 3 người phụ nữ trong gia đình họ Ngô đã nối dài thảm kịch khủng khiếp xảy ra với gia đình này.
Nhà văn Monique Brinson Demery - tác giả cuốn hồi kí “Madam Nhu Trần Lệ Xuân - Quyền lực bà rồng” đã đưa ra những bình luận nhiều ẩn ý và liên tưởng khi đến thăm mộ phần một trong số những người ruột thịt của bà Nhu: “Những lời của Lệ Chi (chị gái Trần Lệ Xuân) vang lên trong tâm trí tôi: Bạn càng kể lể về những vinh quang của quá khứ, cái kết cục sẽ càng trở nên kinh khủng”. Monique Brinson Demery cũng tiết lộ, vì đã có thời gian tiếp xúc với quý bà Trần Lệ Xuân và ám ảnh tột độ về cuộc đời đầy giông bão ấy nên sau khi nhân vật chính trong cuộc sách của cô qua đời, cô thường xuyên có những giấc mơ kì lạ: “Tôi đứng trong một biệt thự ở Rome... Từ đó tôi được dẫn tới cái ghế dài bọc nhung bên cạnh cô gái duyên dáng mà tôi cho là Lệ Thủy, đứa con đã chết từ lâu của bà Nhu... Tôi buộc phải đứng chờ, chờ mãi, cho đến khi một bà già tóc bạc gầy nhom hiện ra nơi ngưỡng cửa. Tôi cảm thấy một thôi thúc kì lạ muốn đi tới vòng tay ôm bà, nhưng bà phẩy tay bảo tôi về lại chỗ ngồi. Bà không bao giờ đi vào phòng, nhưng tôi có thể nghe rõ tiếng bà như thể bà đang nói vào tai tôi: Giờ này tôi bận, không tiếp cô được. Rồi người đàn bà già nua đó quàng vai cô gái, hai người đi khuất. Họ gần như biến mất vào một ngách tối”.
Thế là, trong cuộc đời mình, Trần Lệ Xuân phải chứng kiến tới 10 cái chết thảm khốc của những người ruột thịt. Tất cả đều chết bất đắc kỳ tử. Tất cả, Trần Lệ Xuân đều không được nhìn mặt lần cuối. Nhiều người bảo, đó là cái kết cục tất yếu của một con người tham lam, tàn độc, ôm ấp nhiều ảo vọng chính trường, gieo rắc quá nhiều tội ác, nhất là các vụ đàn áp đẫm máu Đạo Phật. Kể về những thăng trầm của cuộc đời Trần Lệ Xuân với những góc khuất, những bí mật động trời trên chính trường, tình trường, không phải để bôi nhọ, phỉ báng bà mà đơn giản, chúng tôi chỉ muốn làm sáng tỏ thêm một sự thật hiển nhiên, một chân lý: Luật nhân quả xưa nay thật công bằng, không ưu ái, không chừa một ai. Gieo ác gặt ác, gieo gió gặt bão.

Tiết Lộ Bí Mật Về Cuộc Mây Mưa Vụng Trộm Của Trần Lệ Xuân với...

Hoàng Anh Sướng
 Theo http://vanhien.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Nghề văn chương tiếng vậy chứ rất vui, rất kỳ thú  Nghề văn là nghề chuyên nghiệp về sự ngẫm nghĩ. Nhà văn có trách nhiệm và có ham t...