Không gian nghệ thuật và cảm xúc về nguồn
trong thơ các dân tộc
thiểu số và miền núi
Nói đến không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là nói đến
không gian cuộc sống thực tế và không gian cuộc sống qua lăng kính nghệ
thuật của nhà văn. Trong lý luận văn học, hai khái niệm này có nét tương đồng
nhưng không đồng nhất. Không gian cuộc sống thực tế bao hàm tất cả những gì chứa
đựng trong hiện thực cuộc sống.
Từ không gian cuộc sống thực tế để trở thành không gian nghệ
thuật nhà văn phải lựa chọn, tiêu biểu hóa, hình tượng hóa nhằm đạt tới hiệu quả
về giá trị nội dung, nghệ thuật, thẩm mỹ của tác phẩm. Sự tiêu biểu hóa, hình
tượng hóa phụ thuộc vào tài năng, sự trải nghiệm và các thủ pháp nghệ thuật của
nhà văn.
Trong thơ các dân tộc thiểu số không gian miền núi luôn là
cái nền của cảm xúc. Cảm xúc chủ đạo trong thơ các dân tộc thiểu số là cảm xúc
hướng về cội nguồn, không gian cuộc sống, không gian văn hoá của các dân tộc
thiểu số. Cảm xúc đó có thể nảy sinh trong thực tại trước cảnh vật, con người,
các quan hệ xung quanh. Cảm xúc đó cũng có thể nảy sinh từ hoài niệm về quá khứ
thân thương, có ý nghĩa sâu sắc với con người, với tác giả. Cảm xúc cũng có thể
từ những dự cảm về một ngày mai, một tương lai. Thế rồi dù là cảm xúc về quá khứ,
hiện tại hay tương lai thì đều chứa đựng tính chất thẩm mỹ. Ở những khía cạnh
khác nhau hoặc toàn thể, từ cảm xúc về nguồn các tác giả đã xây dựng, khắc hoạ
bức tranh không gian miền núi sát thực, sinh động, độc đáo. Đó cũng chính là
không gian nghệ thuật căn bản trong thơ các dân tộc thiểu số và miền núi.
Như một dòng chảy xuyên suốt trong thơ, nối tiếp nguồn cảm xúc về cội nguồn, về quê núi, về bản làng các nhà thơ dân tộc thiểu số đã tiếp tục khắc hoạ không gian miền núi như một không gian nghệ thuật đặc trưng của thơ các dân tộc thiểu số. Một không gian đá, không gian xanh, không gian biên thuỳ qua thơ của Cao Xuân Thái: “Chóp nón bài thơ muôn đời Tổ quốc/ Lũng Cú Đồng Văn ai đó nhắc mình/ Xuống cổng trời lòng còn ngoái lại/ Thương phía biên thuỳ lặng lẽ xa xanh” (Đá Đồng Văn). Không gian được tạc dựng không chỉ có núi cao, suối sâu, rừng thẳm mà còn là không gian chứa đựng địa danh lịch sử, địa danh văn hoá, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Không gian đó gắn với hành trình của cả dân tộc xưa và nay. Cao hơn, ý nghĩa hơn đó là thái độ nhác nhớ về trách nhiệm của con người trước không gian thiêng liêng ấy.
Cũng nói về không gian, cuộc sống miền núi Hùng Đình Quý không chỉ nhấn mạnh yếu tố địa lý mà còn nhấn mạnh điều kiện sinh hoạt khắc nghiệt của con người quê núi: “Núi đá to, núi đá nhỏ đứng dựa nhau chồng chất/ Quanh năm khô cằn nước có uống chẳng có giặt/ Núi đá to, núi đá nhỏ dựa lưng nhau ôm ấp đứng/ Quanh năm khô cằn nước có giặt chẳng có uống (Hồ treo trên núi). Phải thấu hiểu tận cùng, chia sẻ sâu sắc và khát khao đổi mới đến mức nào thì tác giả mới có được những xúc cảm, tư duy thể hiện qua những vần thơ như vậy. Nhà thơ Đỗ Xuân Thu thể hiện cảm xúc của mình bằng ngôn từ hình tượng độc đáo: “Sông Vèo, đèo Cón là đây/ Trập trùng núi/ Trập trùng mây/ Trập trùng” (Hoa Núi). Nhà thơ Vương Anh nhìn cánh rừng nguyên sinh cổ kính với một cảm xúc mới mẻ và đầy dự cảm: “Rừng nguyên sinh/ Gồng mình trong bão tố/ Để muôn đời/ Trái đất/ Khát khao/ Xanh” (Từ cây lim huyền thoại). Như vậy, cũng là tả rừng, khắc hoạ rừng nhưng bao ẩn ý sau bức tranh thiên nhiên. Khi môi trường, mỗi ngày bị huỷ hoại, rừng nguyên sinh nhiều nơi kêu cứu, nhà thơ làm thơ cũng không chỉ để thoả mãn cảm xúc trước cái đẹp mà ý nghĩa nhân sinh gửi gắm theo từng ý từng tứ thơ: “Rừng nguyên sinh”- “Gồng mình”- “Để muôn đời”- “Trái đất”- “Khát khao”- “Xanh”!
Không gian nghệ thuật trong thơ các dân tộc thiểu số bao giờ cũng chứa đựng cuộc sống con người. Con người trở thành nguyên cớ của mọi cảm xúc. Con người miền núi từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, dù đi đâu về đâu vẫn luôn luôn nhớ về cội nguồn. Đó là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi tắm mình từ dòng nước đầu nguồn, là nơi nuôi mình từ củ sắn bắp ngô nứt ra từ hốc đá. Với niềm tự hào về nguồn gốc mình, nhà thơ Pờ Sảo Mìn người Pa Dí tự giới thiệu: “Mẹ sinh ra tôi trên đỉnh đá tai mèo/ Uống nước nguồn trong veo/ Con trai người Pa Dí” (Con trai người Pa Dí). Cũng từ nguồn cảm xúc về cội nguồn nhà thơ Mai Liễu tự sự: “Tôi gửi núm rau mình nơi vách rừng kẽ núi/ Tiếng thác tiếng chim hoà tiếng khóc chào đời” (Đêm nay gió Khau Mòn lại thổi). Nhà thơ trẻ Bùi Tuyết Mai lại khắc họa không gian như một cái cớ để bộc lộ cảm xúc, tư duy, cách cảm cách nghĩ của mình: “Tựa lưng vào núi/ Chợt nghe tôi cười/ Nhặt nắm đất đồi/ Mặt ướt/ Tôi quay quắt tìm tôi” (Chơi núi). Cảm xúc về cội nguồn luôn đánh thức những kỷ niệm sâu xa mà nhiều khi tưởng chừng như trước cái ồn ào, bề bộn của cuộc sống đã bị vùi từ rất lâu rất sâu. Trái lại ký ức đó, kỷ niệm đó không hề phai mờ và không bao giờ mất. Thơ các dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp con người nuôi dưỡng và xây dựng những tình cảm cao đẹp. Ở đó không chỉ thuần tuý khắc họa không gian cảnh vật mà đằng sau không gian cảnh vật đó là tâm trạng, nỗi niềm con người. Nỗi niềm, tâm trạng của người miền núi với quê hương đất nước. Trước các tượng nhà mồ của người đã khuất, nhà thơ Tạ Văn Sĩ viết: Gửi nhớ gửi thương vào thớ gỗ/ Ngồi đứng quây quần quanh người thân/ Để an ủi kẻ nằm trong mộ/ Rằng dẫu xa nhưng vẫn ở gần (Trước tượng nhà mồ). Hiện thực nhân văn, hồn thơ thổi thêm lớp lớp nhân văn nữa. Thơ không chỉ “yêu cảnh thiên nhiên đẹp”, trong không gian cảnh vật là cội nguồn dân tộc, cội nguồn văn hóa. Nhà thơ Vương Anh viết: Nghìn vạn năm/ Vòm cửa lá bồi hồi/ Núi ngồi/ Núi đứng/ Sục sôi tiếng cồng (Vòm cửa lá). Cảnh vật chứa đựng hồn người, tiếng cồng chứa đựng hồn Mường. Cái gốc rễ sâu xa được gợi lên từ những câu thơ khắc hoạ không gian cảnh vật. Ngay cả những dòng thơ tưởng chừng như đơn giản, bâng quơ cũng chứa đựng bên trong một tình cảm cao đẹp: Hoa rừng chinh nguyên khát vọng/Từ cành gỗ mục lên hương/ Hoàng hôn rút về vạt nắng/Lân tinh sáng những con đường (Nhịp điệu rừng xanh - Thế Chính). Tương tự, tác giả Hiền Mạc Chất khắc hoạ hình ảnh hoa phjặc phiền, một loài hoa rừng vừa đẹp, vừa thơm, tượng trưng cho vẻ đẹp của trai làng gái bản: Trên mảnh đá chênh vênh/ Phjặc phiền bông hoa lạ/ Hoa không nở trên cành/ Hơi sương hồn của lá (Hoa Phjặc phiền). Hình ảnh con người, hình ảnh của cuộc sống sinh hoạt làm cho thơ các dân tộc thiểu số trở nên gần gũi, ấm áp, sống động lòng người. Nhà thơ Vương Anh vẽ cảnh nhưng thực ra chính là vẽ người, vẽ tình: Hãy như cùng xuống chợ/Lại cõng nhau/ Vác nhau trở về/ …Bản ta bếp núc sắn lùi/ Núi ta còn nồi “cơm xôi trứng kiến”/ Còn nhớ không/ Cầu thang sàn/ Mài gót chân bóng liếng/ Chân váy nào nhỡ vấp đổ sàn trăng (Buộc thừng). Một sức sống cao nguyên được khắc hoạ qua thơ của Võ Sa Hà: Rễ đá ở đâu mà mầm đá nhiều đến vậy/ Cây ngô gầy/ Tựa lưng đá mà xanh (Trên Cao nguyên). Như vậy, thơ không chỉ là cảnh mà còn là lòng người, là triết lý nhân sinh. Còn đây là bức tranh Mẫu Sơn ngày xuân của Hoàng Kim Dung, bức tranh đó là sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người: Mẫu Sơn ngày giáp tết/ Đào nở rực sườn non/ Em ngồi thêu áo mới/ Đỉnh núi mẹ mây vờn (Thêu áo). Sự chấm phá tưởng chừng như giản đơn nhưng đã tạo được đường nét, màu sắc, hoạt động căn bản, cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt hòa quyện vào nhau sống động. Cũng khắc hoạ không gian cảnh vật nhưng có khi lại từ một cảm xúc, tâm trạng của người con xa quê với nỗi nhớ da diết về một quê hương. Không gian miền núi được tái hiện qua ký ức không chỉ thấm đẫm cảm xúc mà còn hàm chứa trách nhiệm với quê hương: Em về phố/ Xa tiếng thở của núi/ Xa tiếng nấc của rừng/ Núi ơi… bao giờ ta về (Con trai bản Sài - Mã Thị Hà). Nguyễn Thành Phong cũng có một ký ức sống động về không gian Tây Bắc qua những vần thơ: Hiu hắt nhớ những triền rừng Tây Bắc/ Những lau già bạc trắng thuở ta trai (Nhớ Tây Bắc). Một Tây Bắc hoang vu, hùng vĩ với “triền rừng”, “lau già”, “hiu hắt” để rồi người đi xa luôn nhớ thương, khắc khoải về “bạc trắng thuở ta trai”. Sự diễn tả khiến bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh tâm trạng. Ngô Bá Hoà thả hồn về với núi qua những câu thơ hồn nhiên, trong sáng mà chất chứa tâm trạng: Bao đêm rồi tôi mơ bóng núi/ Cánh hoa hồi trong ký ức toả hương/ Tiếng đàn tính ngân lên bao tưởng tượng/ Câu sli bay trong nỗi nhớ bản mường (Gửi cho tôi chút hương rừng).
Nhà thơ Mai Liễu trong nhiều bài thơ, câu thơ đã khắc hoạ bức tranh phong cảnh – tâm trạng theo cách riêng của mình: Nửa đời đi xa/ Màu thổ cẩm vẫn tươi sắc núi (Chín bậc cầu thang). Thời gian – không gian - cảnh sắc - tâm tưởng cùng một lúc được nhà thơ thể hiện khéo léo nhuần nhuyễn trong thơ. Cao hơn, sâu hơn đó là tình người với quê núi thân thương không bao giờ thay đổi, không bao giờ phai mờ: Suối làng tôi bắt đầu từ nơi ấy/ Là ngọn nguồn trong trẻo đời tôi.(Suối làng trong trẻo – Mai Liễu).
Nhà thơ Đoàn Hữu Nam khi viết về chợ tình Khau Vai, một nét đẹp văn hóa của người Hơ Mông đã không chỉ khắc hoạ không gian, cảnh vật mà gửi gắm vào đó những xúc cảm thẩm mỹ làm cho chất nhân văn được nhân lên thêm nhiều lần: Mỗi người một con đường/ Ngược tháng năm họ tìm về tuổi trẻ/ Một quãng đời giang dở/ Câu hát đối nửa chừng/ Nốt khèn bè vỡ vụn/ Được bồi hồi chắp lại/Chợ Khau Vai (Hôm nay là chợ Khau Vai). Nhà thơ đồng cảm với câu chuyện của những lứa đôi một thuở yêu nhau mà không thành vợ thành chồng, không thành đôi thành lứa. Một ngày Chợ Khau Vai là một ngày họ tìm về kỷ niệm, về ký ức thân thương. Cho nên Chợ Khau Vai là chợ hạnh phúc mà chợ Khau Vai cũng là chợ của những nỗi đau không bao giờ lấp nổi: Chợ Khau Vai/ Là ngọn gió thổi buốt lưng ta/ Dẫu trước mặt vẫn rực hồng bếp lửa/Là hòn than ủ trong lòng mỗi người khi tuyết xuống, mưa tan/ Là trống vắng xa xăm ta lấp mãi không đầy/ Mỗi người đều giấu trong mình một chợ Khau Vai (Hôm nay là chợ Khau Vai). Có thể nói từ xúc cảm sâu xa, từ ý tưởng thẩm mỹ độc đáo, nhà thơ Đoàn Hữu Nam đã nâng thêm những lớp ý nghĩa về một hiện tượng văn hóa vốn đã đậm nét nhân văn của đồng bào dân tộc Hơ Mông. Nhà thơ Y Phương trong bài thơ “Nói với con” không chỉ dựng lên một không gian nghệ thuật về quê núi mà bao triết lý nhân sinh sâu sắc hàm chứa trong đó: Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói (Nói với con). Lời khuyên con đi, đứng, trưởng thành bằng sức mình, đôi chân mình và hãy lấy cội nguồn quê hương làm điểm tựa để xuất phát và hướng về. Chân dung “Người đồng mình” được nhà thơ Y Phương khắc hoạ đơn xơ, giản dị nhưng đàng hoàng về tâm thế: Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con/ Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương (Nói với con). “Người đồng mình" hiện lên với tư thế lớn lao đầy tự trọng. Người quê núi chân thật từ nét người đến nết ăn nết ở. Từ bao đời nay sống bằng sức mình, bằng lòng mình, bằng trí mình. Họ tự tạc chân dung của họ, tự tạo tâm thế của dân tộc mình, tự xây nên làng bản quê hương mình. Đó chính là nền tảng vật chất và tinh thần vững chãi giúp họ đi về muôn phương không hề lạc lõng và yếu đuối. Đó chính là sức lực, niềm tin, lòng tự trọng của một dân tộc trước đại gia đình các dân tộc và quốc tế.
Ngược thời gian trở về với những tác phẩm cách nay nhiều thập kỷ, khi đó không gian miền núi - không gian nghệ thuật đã được chú trọng khắc họa tới mức điển hình. Nhà thơ Nông Quốc Chấn đã khắc hoạ không gian miền núi như những bức tranh lung linh sắc màu: “Khi nghe gió thổi qua phja bjoóc/ Anh biết mùa thu đã hết rồi”. Không gian ở đây không chỉ được tái hiện bằng ngôn từ mà có cả hoạ, cả nhạc, cả tri thức tự nhiên và cảm quan vũ trụ của con người. Những hình tượng thẩm mỹ từ thơ ông đã khơi gợi những xúc cảm thanh cao trong tâm hồn người đọc. Một không gian miền núi đẹp đẽ lung linh được hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ dân tộc thiểu số tài hoa. Nhà thơ, nhà văn hoá Nông Quốc Chấn là người có công lao to lớn đặt nền móng cho thơ ca các dân tộc thiểu số và miền núi.
Như vậy, trải qua thời gian trên nửa thế kỷ, từ những tác phẩm đầu tiên như những viên đá lát đường cho đến nay thơ các dân tộc thiểu số và miền núi đã hoạt động có tổ chức, có định hướng, có đội ngũ và đạt được nhiều thành tựu đáng trân trọng. Cảm xúc về cội nguồn như một mạch nguồn tuôn chảy xuyên suốt hành trình thơ. Cảm xúc đó đã góp phần tạo nên nét đặc trưng tiêu biểu của của thơ các dân tộc thiểu số.Đó là sự chân thực, hồn hậu, giàu chất nhân văn. Với đặc điểm này thơ các dân tộc thiểu số và miền núi là tiếng nói tình cảm tâm hồn có sức lay động cảm hóa sâu sắc đối với người đọc. Thơ các dân tộc thiểu số và miền núi góp phần tích cực xây dựng nhân cách con người nói chung, các thế hệ con cháu dân tộc thiểu số nói riêng.
Như một dòng chảy xuyên suốt trong thơ, nối tiếp nguồn cảm xúc về cội nguồn, về quê núi, về bản làng các nhà thơ dân tộc thiểu số đã tiếp tục khắc hoạ không gian miền núi như một không gian nghệ thuật đặc trưng của thơ các dân tộc thiểu số. Một không gian đá, không gian xanh, không gian biên thuỳ qua thơ của Cao Xuân Thái: “Chóp nón bài thơ muôn đời Tổ quốc/ Lũng Cú Đồng Văn ai đó nhắc mình/ Xuống cổng trời lòng còn ngoái lại/ Thương phía biên thuỳ lặng lẽ xa xanh” (Đá Đồng Văn). Không gian được tạc dựng không chỉ có núi cao, suối sâu, rừng thẳm mà còn là không gian chứa đựng địa danh lịch sử, địa danh văn hoá, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Không gian đó gắn với hành trình của cả dân tộc xưa và nay. Cao hơn, ý nghĩa hơn đó là thái độ nhác nhớ về trách nhiệm của con người trước không gian thiêng liêng ấy.
Cũng nói về không gian, cuộc sống miền núi Hùng Đình Quý không chỉ nhấn mạnh yếu tố địa lý mà còn nhấn mạnh điều kiện sinh hoạt khắc nghiệt của con người quê núi: “Núi đá to, núi đá nhỏ đứng dựa nhau chồng chất/ Quanh năm khô cằn nước có uống chẳng có giặt/ Núi đá to, núi đá nhỏ dựa lưng nhau ôm ấp đứng/ Quanh năm khô cằn nước có giặt chẳng có uống (Hồ treo trên núi). Phải thấu hiểu tận cùng, chia sẻ sâu sắc và khát khao đổi mới đến mức nào thì tác giả mới có được những xúc cảm, tư duy thể hiện qua những vần thơ như vậy. Nhà thơ Đỗ Xuân Thu thể hiện cảm xúc của mình bằng ngôn từ hình tượng độc đáo: “Sông Vèo, đèo Cón là đây/ Trập trùng núi/ Trập trùng mây/ Trập trùng” (Hoa Núi). Nhà thơ Vương Anh nhìn cánh rừng nguyên sinh cổ kính với một cảm xúc mới mẻ và đầy dự cảm: “Rừng nguyên sinh/ Gồng mình trong bão tố/ Để muôn đời/ Trái đất/ Khát khao/ Xanh” (Từ cây lim huyền thoại). Như vậy, cũng là tả rừng, khắc hoạ rừng nhưng bao ẩn ý sau bức tranh thiên nhiên. Khi môi trường, mỗi ngày bị huỷ hoại, rừng nguyên sinh nhiều nơi kêu cứu, nhà thơ làm thơ cũng không chỉ để thoả mãn cảm xúc trước cái đẹp mà ý nghĩa nhân sinh gửi gắm theo từng ý từng tứ thơ: “Rừng nguyên sinh”- “Gồng mình”- “Để muôn đời”- “Trái đất”- “Khát khao”- “Xanh”!
Không gian nghệ thuật trong thơ các dân tộc thiểu số bao giờ cũng chứa đựng cuộc sống con người. Con người trở thành nguyên cớ của mọi cảm xúc. Con người miền núi từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, dù đi đâu về đâu vẫn luôn luôn nhớ về cội nguồn. Đó là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi tắm mình từ dòng nước đầu nguồn, là nơi nuôi mình từ củ sắn bắp ngô nứt ra từ hốc đá. Với niềm tự hào về nguồn gốc mình, nhà thơ Pờ Sảo Mìn người Pa Dí tự giới thiệu: “Mẹ sinh ra tôi trên đỉnh đá tai mèo/ Uống nước nguồn trong veo/ Con trai người Pa Dí” (Con trai người Pa Dí). Cũng từ nguồn cảm xúc về cội nguồn nhà thơ Mai Liễu tự sự: “Tôi gửi núm rau mình nơi vách rừng kẽ núi/ Tiếng thác tiếng chim hoà tiếng khóc chào đời” (Đêm nay gió Khau Mòn lại thổi). Nhà thơ trẻ Bùi Tuyết Mai lại khắc họa không gian như một cái cớ để bộc lộ cảm xúc, tư duy, cách cảm cách nghĩ của mình: “Tựa lưng vào núi/ Chợt nghe tôi cười/ Nhặt nắm đất đồi/ Mặt ướt/ Tôi quay quắt tìm tôi” (Chơi núi). Cảm xúc về cội nguồn luôn đánh thức những kỷ niệm sâu xa mà nhiều khi tưởng chừng như trước cái ồn ào, bề bộn của cuộc sống đã bị vùi từ rất lâu rất sâu. Trái lại ký ức đó, kỷ niệm đó không hề phai mờ và không bao giờ mất. Thơ các dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp con người nuôi dưỡng và xây dựng những tình cảm cao đẹp. Ở đó không chỉ thuần tuý khắc họa không gian cảnh vật mà đằng sau không gian cảnh vật đó là tâm trạng, nỗi niềm con người. Nỗi niềm, tâm trạng của người miền núi với quê hương đất nước. Trước các tượng nhà mồ của người đã khuất, nhà thơ Tạ Văn Sĩ viết: Gửi nhớ gửi thương vào thớ gỗ/ Ngồi đứng quây quần quanh người thân/ Để an ủi kẻ nằm trong mộ/ Rằng dẫu xa nhưng vẫn ở gần (Trước tượng nhà mồ). Hiện thực nhân văn, hồn thơ thổi thêm lớp lớp nhân văn nữa. Thơ không chỉ “yêu cảnh thiên nhiên đẹp”, trong không gian cảnh vật là cội nguồn dân tộc, cội nguồn văn hóa. Nhà thơ Vương Anh viết: Nghìn vạn năm/ Vòm cửa lá bồi hồi/ Núi ngồi/ Núi đứng/ Sục sôi tiếng cồng (Vòm cửa lá). Cảnh vật chứa đựng hồn người, tiếng cồng chứa đựng hồn Mường. Cái gốc rễ sâu xa được gợi lên từ những câu thơ khắc hoạ không gian cảnh vật. Ngay cả những dòng thơ tưởng chừng như đơn giản, bâng quơ cũng chứa đựng bên trong một tình cảm cao đẹp: Hoa rừng chinh nguyên khát vọng/Từ cành gỗ mục lên hương/ Hoàng hôn rút về vạt nắng/Lân tinh sáng những con đường (Nhịp điệu rừng xanh - Thế Chính). Tương tự, tác giả Hiền Mạc Chất khắc hoạ hình ảnh hoa phjặc phiền, một loài hoa rừng vừa đẹp, vừa thơm, tượng trưng cho vẻ đẹp của trai làng gái bản: Trên mảnh đá chênh vênh/ Phjặc phiền bông hoa lạ/ Hoa không nở trên cành/ Hơi sương hồn của lá (Hoa Phjặc phiền). Hình ảnh con người, hình ảnh của cuộc sống sinh hoạt làm cho thơ các dân tộc thiểu số trở nên gần gũi, ấm áp, sống động lòng người. Nhà thơ Vương Anh vẽ cảnh nhưng thực ra chính là vẽ người, vẽ tình: Hãy như cùng xuống chợ/Lại cõng nhau/ Vác nhau trở về/ …Bản ta bếp núc sắn lùi/ Núi ta còn nồi “cơm xôi trứng kiến”/ Còn nhớ không/ Cầu thang sàn/ Mài gót chân bóng liếng/ Chân váy nào nhỡ vấp đổ sàn trăng (Buộc thừng). Một sức sống cao nguyên được khắc hoạ qua thơ của Võ Sa Hà: Rễ đá ở đâu mà mầm đá nhiều đến vậy/ Cây ngô gầy/ Tựa lưng đá mà xanh (Trên Cao nguyên). Như vậy, thơ không chỉ là cảnh mà còn là lòng người, là triết lý nhân sinh. Còn đây là bức tranh Mẫu Sơn ngày xuân của Hoàng Kim Dung, bức tranh đó là sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người: Mẫu Sơn ngày giáp tết/ Đào nở rực sườn non/ Em ngồi thêu áo mới/ Đỉnh núi mẹ mây vờn (Thêu áo). Sự chấm phá tưởng chừng như giản đơn nhưng đã tạo được đường nét, màu sắc, hoạt động căn bản, cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt hòa quyện vào nhau sống động. Cũng khắc hoạ không gian cảnh vật nhưng có khi lại từ một cảm xúc, tâm trạng của người con xa quê với nỗi nhớ da diết về một quê hương. Không gian miền núi được tái hiện qua ký ức không chỉ thấm đẫm cảm xúc mà còn hàm chứa trách nhiệm với quê hương: Em về phố/ Xa tiếng thở của núi/ Xa tiếng nấc của rừng/ Núi ơi… bao giờ ta về (Con trai bản Sài - Mã Thị Hà). Nguyễn Thành Phong cũng có một ký ức sống động về không gian Tây Bắc qua những vần thơ: Hiu hắt nhớ những triền rừng Tây Bắc/ Những lau già bạc trắng thuở ta trai (Nhớ Tây Bắc). Một Tây Bắc hoang vu, hùng vĩ với “triền rừng”, “lau già”, “hiu hắt” để rồi người đi xa luôn nhớ thương, khắc khoải về “bạc trắng thuở ta trai”. Sự diễn tả khiến bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh tâm trạng. Ngô Bá Hoà thả hồn về với núi qua những câu thơ hồn nhiên, trong sáng mà chất chứa tâm trạng: Bao đêm rồi tôi mơ bóng núi/ Cánh hoa hồi trong ký ức toả hương/ Tiếng đàn tính ngân lên bao tưởng tượng/ Câu sli bay trong nỗi nhớ bản mường (Gửi cho tôi chút hương rừng).
Nhà thơ Mai Liễu trong nhiều bài thơ, câu thơ đã khắc hoạ bức tranh phong cảnh – tâm trạng theo cách riêng của mình: Nửa đời đi xa/ Màu thổ cẩm vẫn tươi sắc núi (Chín bậc cầu thang). Thời gian – không gian - cảnh sắc - tâm tưởng cùng một lúc được nhà thơ thể hiện khéo léo nhuần nhuyễn trong thơ. Cao hơn, sâu hơn đó là tình người với quê núi thân thương không bao giờ thay đổi, không bao giờ phai mờ: Suối làng tôi bắt đầu từ nơi ấy/ Là ngọn nguồn trong trẻo đời tôi.(Suối làng trong trẻo – Mai Liễu).
Nhà thơ Đoàn Hữu Nam khi viết về chợ tình Khau Vai, một nét đẹp văn hóa của người Hơ Mông đã không chỉ khắc hoạ không gian, cảnh vật mà gửi gắm vào đó những xúc cảm thẩm mỹ làm cho chất nhân văn được nhân lên thêm nhiều lần: Mỗi người một con đường/ Ngược tháng năm họ tìm về tuổi trẻ/ Một quãng đời giang dở/ Câu hát đối nửa chừng/ Nốt khèn bè vỡ vụn/ Được bồi hồi chắp lại/Chợ Khau Vai (Hôm nay là chợ Khau Vai). Nhà thơ đồng cảm với câu chuyện của những lứa đôi một thuở yêu nhau mà không thành vợ thành chồng, không thành đôi thành lứa. Một ngày Chợ Khau Vai là một ngày họ tìm về kỷ niệm, về ký ức thân thương. Cho nên Chợ Khau Vai là chợ hạnh phúc mà chợ Khau Vai cũng là chợ của những nỗi đau không bao giờ lấp nổi: Chợ Khau Vai/ Là ngọn gió thổi buốt lưng ta/ Dẫu trước mặt vẫn rực hồng bếp lửa/Là hòn than ủ trong lòng mỗi người khi tuyết xuống, mưa tan/ Là trống vắng xa xăm ta lấp mãi không đầy/ Mỗi người đều giấu trong mình một chợ Khau Vai (Hôm nay là chợ Khau Vai). Có thể nói từ xúc cảm sâu xa, từ ý tưởng thẩm mỹ độc đáo, nhà thơ Đoàn Hữu Nam đã nâng thêm những lớp ý nghĩa về một hiện tượng văn hóa vốn đã đậm nét nhân văn của đồng bào dân tộc Hơ Mông. Nhà thơ Y Phương trong bài thơ “Nói với con” không chỉ dựng lên một không gian nghệ thuật về quê núi mà bao triết lý nhân sinh sâu sắc hàm chứa trong đó: Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói (Nói với con). Lời khuyên con đi, đứng, trưởng thành bằng sức mình, đôi chân mình và hãy lấy cội nguồn quê hương làm điểm tựa để xuất phát và hướng về. Chân dung “Người đồng mình” được nhà thơ Y Phương khắc hoạ đơn xơ, giản dị nhưng đàng hoàng về tâm thế: Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con/ Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương (Nói với con). “Người đồng mình" hiện lên với tư thế lớn lao đầy tự trọng. Người quê núi chân thật từ nét người đến nết ăn nết ở. Từ bao đời nay sống bằng sức mình, bằng lòng mình, bằng trí mình. Họ tự tạc chân dung của họ, tự tạo tâm thế của dân tộc mình, tự xây nên làng bản quê hương mình. Đó chính là nền tảng vật chất và tinh thần vững chãi giúp họ đi về muôn phương không hề lạc lõng và yếu đuối. Đó chính là sức lực, niềm tin, lòng tự trọng của một dân tộc trước đại gia đình các dân tộc và quốc tế.
Ngược thời gian trở về với những tác phẩm cách nay nhiều thập kỷ, khi đó không gian miền núi - không gian nghệ thuật đã được chú trọng khắc họa tới mức điển hình. Nhà thơ Nông Quốc Chấn đã khắc hoạ không gian miền núi như những bức tranh lung linh sắc màu: “Khi nghe gió thổi qua phja bjoóc/ Anh biết mùa thu đã hết rồi”. Không gian ở đây không chỉ được tái hiện bằng ngôn từ mà có cả hoạ, cả nhạc, cả tri thức tự nhiên và cảm quan vũ trụ của con người. Những hình tượng thẩm mỹ từ thơ ông đã khơi gợi những xúc cảm thanh cao trong tâm hồn người đọc. Một không gian miền núi đẹp đẽ lung linh được hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ dân tộc thiểu số tài hoa. Nhà thơ, nhà văn hoá Nông Quốc Chấn là người có công lao to lớn đặt nền móng cho thơ ca các dân tộc thiểu số và miền núi.
Như vậy, trải qua thời gian trên nửa thế kỷ, từ những tác phẩm đầu tiên như những viên đá lát đường cho đến nay thơ các dân tộc thiểu số và miền núi đã hoạt động có tổ chức, có định hướng, có đội ngũ và đạt được nhiều thành tựu đáng trân trọng. Cảm xúc về cội nguồn như một mạch nguồn tuôn chảy xuyên suốt hành trình thơ. Cảm xúc đó đã góp phần tạo nên nét đặc trưng tiêu biểu của của thơ các dân tộc thiểu số.Đó là sự chân thực, hồn hậu, giàu chất nhân văn. Với đặc điểm này thơ các dân tộc thiểu số và miền núi là tiếng nói tình cảm tâm hồn có sức lay động cảm hóa sâu sắc đối với người đọc. Thơ các dân tộc thiểu số và miền núi góp phần tích cực xây dựng nhân cách con người nói chung, các thế hệ con cháu dân tộc thiểu số nói riêng.
Lộc Bích Kiệm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét