Huyền thoại hoa Ti-Gôn
Phần 1 - 1
Lời giới thiệu
Trong lịch sử văn học Việt Nam, hiếm có một tác giả tạo ra nhiều huyền hoặc, mâu thuẫn nghịch lý nhưng đầy hấp dẫn, lôi cuốn độc giả ngưỡng mộ, thêu dệt như trường hợp nhà thơ Thâm Tâm. Những hiểu biết mập mờ về Thâm Tâm và tác phẩm của ông trên những trang sách với nguồn tư liệu để đời bao dấu hỏi, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn khi đưa ra một tiêu chuẩn đánh giá thống nhất về vị trí của Thâm Tâm trong nền văn học. … Gia tài văn học mà Thâm Tâm để lại cho hậu thế quả khiêm tốn về số lượng. Thế nhưng, số giấy mực mà người đời sau viết về ông thì lại cực kỳ đồ sộ. Chỉ riêng việc thống kê những huyền hoặc, thêu dệt mà các tác giả với chủ đề “Thâm Tâm – T.T.Kh” đã gởi vào cánh đồng văn học, là cả một công việc mất nhiều thời gian và công sức. Suốt hơn nửa thế kỷ qua, bí mật xung quanh Nhà thơ Thâm Tâm và Huyền thoại T.T.Kh vẫn là thách đố lớn và hấp dẫn nhất với các nhà phê bình cũng như bạn đọc yêu mến ông. Ngoài thi phẩm tuyệt bút “Tống biệt hành” đã, đang và sẽ không ngừng được khám phá giải mã, thống nhất về mặt văn bản mà còn nhiều bí ẩn liên quan đến ông, đến sự nghiệp sáng tác của ông. Những thắc mắc ấy, đến nay, chúng ta cũng chưa có lời giải cuối cùng, ngõ hầu làm sáng rõ một sự thật: ông có phải là tác giả của toàn bộ những bài thơ mang tên ông hay không? Ngược lại, nhiều bài thơ được ký tên người khác liệu có hoàn toàn không dính dáng đến ông? Những câu hỏi như vậy không dễ trả lời trong khi thời gian cứ mỗi ngày một trôi qua, người trong cuộc cũng đi về nơi xa khiến khả năng tiếp cận sự thật càng khó khăn gấp bội. Nhưng đấy mới chính là sự hấp dẫn của mọi đề tài nghiên cứu về Thâm Tâm mà cuốn sách chúng tôi sắp nói đến là một bằng chứng điển hình.
Trong số những bí mật xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của Thâm Tâm, bài thơ “Hai sắc hoa Ti-Gôn” gắn với ẩn danh T.T.Kh được coi như một huyền thoại văn chương. Nó là nguồn “cá tháng tư” cho những phỏng đoán, thêm thắt của người đời sau. Hàng trăm thắc mắc trong quá khứ vẫn còn treo lơ lửng thì hàng trăm câu hỏi hiện tại khác lại được đặt ra. Tựu trung lại, người ta muốn biết T.T.Kh là ai? Nam hay nữ? Nhân vật có thật hay được hư cấu? Nếu là thật thì cuộc đời sau đó của T.T.Kh ra sao? Nếu là nhân vật thật thì tại sao có quá nhiều mâu thuẫn trong chính tác phẩm của mình? Còn nếu là nhân vật hư cấu thì ai là tác giả? Tại sao phải lấy bút danh ký tự T.T.Kh? Với mục đích gì? Phần lớn những mối quan tâm ấy chỉ là do hiếu kỳ mà các tác giả đã viết về nó tưởng chừng như để thỏa mãn mọi thắc mắc độc giả, muốn giải mã đáp số văn học T.T.Kh mà nhiều khi chính mình cũng vô tình góp thêm vào sự thêu dệt khi những dẫn chứng đưa ra không khớp với thời gian, cá nhân được chỉ chứng lại xa lạ với người trong cuộc.
Nhưng với giới nghiên cứu văn học thì mối quan tâm không chỉ dừng lại ở đó. Ngoài vấn đề lịch sử, việc giải mã bí ẩn T.T.Kh còn là câu chuyện của khoa học: Khoa học văn bản, khoa học về thi pháp, khoa học về ảnh hưởng của những yếu tố ngoại cảnh đến tư tưởng và sự nghiệp của nhà văn và cuối cùng chính là khoa học về thân phận nghệ sĩ trước thời đại. Tức Thời đại – Con người – Tác phẩm không thể tách rời. Chính từ nhu cầu khách quan đó, hàng trăm công trình nghiên cứu về Thâm Tâm ra đời như đã nói ở phần trên. Mỗi công trình lại gây ra một cuộc tranh luận thú vị nhưng không tránh khỏi càng làm cho việc giải mã trở nên mù mờ. Giá trị văn học cũng như vị trí nhà thơ được truy tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2007 như Thâm Tâm càng ngày tầm thường hóa tiểu sử, dung tục hóa thi ca. Sở dĩ như vậy, trước hết là vì người viết chưa đưa ra đủ những căn cứ thuyết phục, thiếu tư liệu hoặc tư liệu bị làm sai lệch vì nhiều nguyên nhân… trong khi lại áp đặt nhiều ý kiến mang tính suy diễn chủ quan, thậm chí là võ đoán. Vì thế, hình như bạn đọc và giới nghiên cứu vẫn chờ có một tác phẩm công phu hơn, khoa học hơn, tâm huyết hơn, thuyết phục hơn để có thể yên tâm khép lại vấn đề. Chúng tôi hy vọng đang giới thiệu một công trình như vậy: “Huyền thoại hoa Ti-Gôn” của Ngọc Thiên Hoa.
Trên văn đàn, Ngọc Thiên Hoa được biết đến như một cây bút nữ đa tài trên nhiều lĩnh vực: Thơ, Truyện, Tiểu thuyết, Kiếm hiệp, Biên khảo, Lịch sử, Trào phúng, Truyện cười, Ngụ ngôn, Phê bình, Tiểu luận, Văn tế, Nhạc, Nhíếp ảnh, và cả Họa nữa. Tác phẩm phê bình, tiểu luận gần đây nhất: “Nhìn lại bến bờ I” khiến bạn đọc lại một phen ngạc nhiên không chỉ về khả năng làm việc của tác giả mà đáng nói hơn là về sự mới mẻ, táo bạo mà chị góp cho nền phê bình nước nhà. Cuốn tiểu luận lập tức nhận được nhiều ý kiến từ giới chuyên môn. Nhiều sự đánh giá khác nhau như bất cứ cuốn sách nào đáng đọc nhưng tựu chung lại, hầu hết đều ghi nhận Ngọc Thiên Hoa đã nỗ lực thổi một luồng sinh khí mới vào lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học khiến mảnh đất đang khô cằn, lắm đá sỏi này trở nên tươi tắn, hấp dẫn và đầy sức sống hơn.
Tiếp tục nỗ lực đáng quý đó chính là “Huyền thoại hoa Ti-Gôn” mà chúng tôi đang nói tới. Trước hết, chúng tôi ghi nhận đây là một trong những công trình nghiên cứu văn học đầy tính khoa học, tràn ấp tâm huyết và cực kỳ công phu của Ngọc Thiên Hoa. Có thể nói, đây cuốn sách công phu nhất trên nhiều phương diện nghiên cứu một tác giả nổi tiếng với “Tống biệt hành” và nghi án văn chương gắn với ẩn danh T.T.Kh. Điểm đáng chú ý nhất và có lẽ là điểm độc đáo của cuốn sách chính là cách thức sưu tầm và xử lý tư liệu lịch sử. Chỉ riêng về mặt cung cấp tư liệu, cuốn sách này là cuốn tư liệu tham khảo rất cần cho nhiều người. Nhưng không dừng lại ở đó, Ngọc Thiên Hoa đã qua mặt các đàn anh, cha chú đi trước khi thay vì liệt kê đơn thuần, chị đã làm một cuộc tổng sàng lọc, truy tầm gắt gao những sự thật bị khuất lấp bởi thời gian và bởi trăm ngàn lý do khác. Tác giả sử dụng mọi khả năng mình có để làm điều đó. Bạn đọc sẽ được chứng kiến một cuộc điều tra thú vị mà đối tượng bị điều tra là… lịch sử. Đó cũng là những trang hấp dẫn nhất của cuốn sách. (Ưu điểm dễ thấy nhất của cuốn sách này là sự hấp dẫn). Tại đó, tác giả muốn tìm sự thật về nguồn cung cấp thông tin của các cuốn sách bậc cha chú nên đã mạn phép yêu cầu các tác giả nên trình ra những tư liệu gốc. Tư liệu gốc theo yêu cầu của Ngọc Thiên Hoa không phải là mới mẻ nhưng rất cần thiết để minh chứng mọi sự việc liên quan tới cuộc đời tác giả, “khai sinh” một tác phẩm mà chúng ta thường hay bỏ qua hoặc ghi chú cho có là. Cách thức mà tác giả sử dụng để minh chứng khẳng định hoặc so sánh đối chiếu bằng văn bản để phủ định, thực sự đáng ghi nhận và đáng để bàn luận theo một chiều hướng chân thiện mỹ. Vì thế, có thể chỗ này, chỗ khác người đọc cảm thấy “tiếc rẻ” khi nhiều điều từng trở thành huyền thoại ngọt ngào nay đã không còn mờ ảo và được và phơi bày trên từng trang sách với các sự thật nhuốm màu cay đắng.
TTKh là ai? Tác giả thẳng thừng bác bỏ những giả thuyết liên quan đến một nhân vật phụ nữ có thật mà khẳng định nó là sản phẩm của một màn kịch đầy bi thương nhưng cũng rất thú vị, trong đó nhiều người thủ vai một người và một người thủ vai nhiều người. Nếu ý kiến của tác giả là đúng thì chúng ta cũng sẽ phải lên sân khấu văn học để nói lời kết, rằng kịch vừa là đời sống vừa không phải, vừa của trí tưởng tượng vừa không phải. Còn hơn cả một thách thức táo bạo nhất mà chỉ những người có bản lĩnh cao cường mới dám đặt ra và dám chơi tới cùng. Ngoài điều đó ra, cuốn sách cũng nỗ lực làm sáng tỏ nhiều chuyện, cung cấp cho độc giả một khối lượng tư liệu và kiến thức lịch sử, kiến thức văn chương đồ sộ, một bảng chỉ dẫn tỉ mỉ, đáng tin cậy nhằm đến những căn bản nhất của các sự kiện. Khi khép sách lại, bạn đọc không khỏi không ngậm ngùi trước lòng thương cảm, sự ngưỡng mộ của tác giả với một tài hoa thơ gặp nhiều lận đận trên đường đời và tình trường là Thâm Tâm.
Ngọc Thiên Hoa đã cố gắng trả lại cho Thâm Tâm một gương mặt thật vốn vẫn mờ ảo trong huyền thoại và những uẩn khúc của thời gian. Đó vừa là mục đích xuất phát từ nhu cầu thẩm mỹ và lương tâm, vừa là đòi hỏi khắt khe của sự thật: Không thể cắt xén nhưng cũng không được tùy tiện thêm vào gia tài của một tác giả văn chương. Cả hai việc làm đó, theo Ngọc Thiên Hoa đều là sự xúc phạm không thiện chung với một tác giả, độc giả và đánh lừa lịch sử. Xuất phát từ mục đích cao cả trên, “Huyền thoại hoa Ti-Gôn” xứng đáng là một công trình khoa học đồ sộ và xứng đáng nhận được sự trân trọng, cũng bằng một tinh thần khoa học.
Về nguyên tắc tiếp nhận văn bản, chúng tôi đồng ý với tác giả giữ nguyên nội dung các bài, đoạn trích dẫn các tác giả khác trong cuốn sách này. Mọi sự góp ý chân thành của bạn đọc sẽ là nguồn động viên cho chúng tôi, cho tác giả tiếp tục xuất bản các cuốn khác trong thời gian tới mỗi ngày hoàn thiện hơn, xứng đáng là món ăn tinh thần cho bạn đọc trong những tháng ngày buồn vui ấm lạnh của cuộc đời.
Cuối cùng, chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc: “Huyền thoại hoa Ti-Gôn”…
Hà Nội tháng 11- 2008
Ban biên tập
LỜI MỞ:
“Huyền thoại Hoa Ti-Gôn“: Huyền thoại về một loài hoa tim vỡ, tượng trưng cho những cuộc tình chia ly một đi không trở lại…
T.T.KH:
Cuốn “T.T.KH nàng là ai?” chỉ chứng Trần Thị Vân Chung là T.T.Kh của Thế Nhật được nhà xuất bản Văn Hóa – Thông Tin tung ra năm 1994 và 2001 chưa xoa dịu hết những bực bội cho người trong cuộc: Thanh Châu và Vân Nương thì cuốn “Giải mã nghi án văn học T.T.Kh” của Trần Đình Thu lại được nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn chắp cánh lên trời năm 2007.
Như ong mật thích đi tìm hương hoa, như tằm ăn dâu nhả tơ cho người lụa, như nắng nhạt nằm trên cây góa bụa, tôi là kẻ… chanh chua trong văn học bốn mùa. Mây trời ấm sợ tan trong cơn gió. Con mọt sách tôi nào biết chữ “no” gì!
Tôi lật lại giai đoạn 1937 – 1938 của T.T.Kh và Thâm Tâm. Thơ T.T.Kh có nhiều mâu thuẫn. Thơ Thâm Tâm đầy những nét ngờ. Tôi lạn qua cuộc đời Thâm Tâm và nhóm bạn “Áo bào gốc liễu” để nhận dạng tiếng thơ. Tôi rà trong đám bạn bè Thâm Tâm để tìm ra thi pháp. Tôi mở sách Nguyễn Thạch Kiên. Ngút ngàn điều cần giải. Tôi lần từng trang hai cuốn sách Thế Nhật. Rừng tắt ánh mặt trời. Tôi tìm vào sách Trần Đình Thu. Âm u sương mù một cõi!
Tôi đọc những lá thư Trần Thị Vân Chung, tìm coi có chút gì là giải mã? Tôi đọc thư Thư Linh. Thư viết loanh quanh. Tôi lần vào chốn thơ Vân Nương, coi có gì ngờ để cho là y… Thị?
So sánh đã làm. Đối chiếu cũng xong. Dò tìm cũng khối. Liên lạc tùm lum. Mail đi tứ xứ…
T.T.Kh có phải là Trần Thị Vân Chung? Là ai nữa, cũng như bao huyền thoại, loài hoa Ti-Gôn là có thật trên đời!
THÂM TÂM – “TỐNG BIỆT HÀNH”:
Một bài thơ nhiều ẩn số văn học. Những ẩn số vô danh giải đến muôn đời!
Tôi tìm về dòng sông đưa tiễn người của Thâm Tâm. Nhận thấy người đi chẳng phải bạn chiến trường. “Ly khách” là ai? Bao người đã tưởng tượng? Người mẹ can trường, chồng vắng, đảm nuôi con. Tôi bàng hoàng trong một thoáng rưng rưng… Sự “dửng dưng” kia là quên đi dĩ vãng. Tôi chìm dưới hoàng hôn lãng đãng… Hoàng hôn Thâm Tâm “Hoàng hôn trong mắt trong”,cặp mắt vô hồn chẳng thể gởi phường… đực rựa. Thế là tôi đi nữa…
Tôi đi về quá khứ của Thâm Tâm với “chiều hôm trước” để biết nỗi buồn kia phát xuất tự lúc nào? Trời mùa thu có vô vàn cách giải. Có vô vàn kỷ niệm của thi ca. Tôi tìm về với một “sáng hôm nay” để nhận ra người ra đi, đó chính là… “người ấy“…
Tôi lội xuống đầm sen bao la để nhớ… “Trong đầm gì đẹp… “. Nét đẹp của sen vẹn toàn và rực rỡ. Thâm Tâm nỡ nào gán hai chị “già nua”! Trên trang giấy học trò, thầy vẫn dạy vu vơ… Hai người chị đến giờ sen “tàn tạ”!?
Thâm Tâm giấu nỗi lòng trong chiếc lá. Chị với “dòng lệ sót“, đã khuyên em… Người mẹ, người em, người chị của trang thơ. Là hư cấu cho người bao dấu hỏi? Tiễn lòng mình với bao nhiếu nhức nhối, với bao nhiêu kỷ niệm cũng đành thôi! Tôi suy nghĩ về “chiếc khăn tay” em gái. Nó đã hóa thành kỷ vật của người yêu? Thâm Tâm nỗi lòng đầy ấp với hai chiều. Người khó hiểu chỉ vì không chịu hiểu.
“Chiếc lá bay, là hạt bụi, hơi rượu say”. Những hóa thân khẽ khàng lăn theo bước. Những lắng động của một “chiều hôm trước“. Thành bạn đường “ly khách sáng hôm nay“…
Vậy ngày xưa, Thâm Tâm đã yêu ai? Nhiều cách diễn tầm thường thơ ẩn dụ. Những hóa thân đã tan vào sương núi. Nỗi lòng “chiều hôm trước” phải đành quên! Người ra đi là ai? Là ly khách? Ly khách là ai? “Ngươi” của “sáng hôm nay”. Không phải nhà thơ Lương Trúc – Phạm Quang Hòa. Cũng chẳng phải là tên Viễn nào như Ngọc Giao dệt tưởng…. Chỉ tiễn lòng đi mới hoàng hôn đầy mắt… Tiễn nỗi lòng mình, nhân vật chính… Thâm Tâm!
Thể Hành:
Tôi nhiều chuyện lật sách Đường Thi. So sánh Thể “Hành” có gì khác biệt? Chẳng có gì gọi là bí ẩn. Chỉ là khúc ca cuộc đời bằng chữ Hán mà thôi!
Tôi đi vào “Hành” của 19 nhà thơ. Đề tài “Tống biệt” với 64 nhà thơ khác…
Biển văn học thơ Đường, chao, bát ngát. Cánh diều tôi, gió sắp bạt rơi rồi!
Tự kỷ:
Con ong mật đã làm nên ổ mật. Tham lam cũng coi chừng… ong chích mà đau. Tôi giơ búa nhưng lòng không nỡ… giáng! Vườn văn học rộn ràng xấu, đẹp cũng là hoa. Ngẫm suy:
“Văn kỳ thanh, bất kỳ hình”
Nắng thu hé mở bình minh chút nào?
Chưa coi, ai biết ra sao
Ti-Gôn Huyền Thoại, mời vào… đọc chơi!
Tháng 10/2008
Ngọc Thiên Hoa
(Viết xong Phần I, tháng 5/2005. Thêm tư liệu 2007. Hoàn chỉnh phần II tháng 10/ 2008).
Trong lịch sử văn học Việt Nam, hiếm có một tác giả tạo ra nhiều huyền hoặc, mâu thuẫn nghịch lý nhưng đầy hấp dẫn, lôi cuốn độc giả ngưỡng mộ, thêu dệt như trường hợp nhà thơ Thâm Tâm. Những hiểu biết mập mờ về Thâm Tâm và tác phẩm của ông trên những trang sách với nguồn tư liệu để đời bao dấu hỏi, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn khi đưa ra một tiêu chuẩn đánh giá thống nhất về vị trí của Thâm Tâm trong nền văn học. … Gia tài văn học mà Thâm Tâm để lại cho hậu thế quả khiêm tốn về số lượng. Thế nhưng, số giấy mực mà người đời sau viết về ông thì lại cực kỳ đồ sộ. Chỉ riêng việc thống kê những huyền hoặc, thêu dệt mà các tác giả với chủ đề “Thâm Tâm – T.T.Kh” đã gởi vào cánh đồng văn học, là cả một công việc mất nhiều thời gian và công sức. Suốt hơn nửa thế kỷ qua, bí mật xung quanh Nhà thơ Thâm Tâm và Huyền thoại T.T.Kh vẫn là thách đố lớn và hấp dẫn nhất với các nhà phê bình cũng như bạn đọc yêu mến ông. Ngoài thi phẩm tuyệt bút “Tống biệt hành” đã, đang và sẽ không ngừng được khám phá giải mã, thống nhất về mặt văn bản mà còn nhiều bí ẩn liên quan đến ông, đến sự nghiệp sáng tác của ông. Những thắc mắc ấy, đến nay, chúng ta cũng chưa có lời giải cuối cùng, ngõ hầu làm sáng rõ một sự thật: ông có phải là tác giả của toàn bộ những bài thơ mang tên ông hay không? Ngược lại, nhiều bài thơ được ký tên người khác liệu có hoàn toàn không dính dáng đến ông? Những câu hỏi như vậy không dễ trả lời trong khi thời gian cứ mỗi ngày một trôi qua, người trong cuộc cũng đi về nơi xa khiến khả năng tiếp cận sự thật càng khó khăn gấp bội. Nhưng đấy mới chính là sự hấp dẫn của mọi đề tài nghiên cứu về Thâm Tâm mà cuốn sách chúng tôi sắp nói đến là một bằng chứng điển hình.
Trong số những bí mật xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của Thâm Tâm, bài thơ “Hai sắc hoa Ti-Gôn” gắn với ẩn danh T.T.Kh được coi như một huyền thoại văn chương. Nó là nguồn “cá tháng tư” cho những phỏng đoán, thêm thắt của người đời sau. Hàng trăm thắc mắc trong quá khứ vẫn còn treo lơ lửng thì hàng trăm câu hỏi hiện tại khác lại được đặt ra. Tựu trung lại, người ta muốn biết T.T.Kh là ai? Nam hay nữ? Nhân vật có thật hay được hư cấu? Nếu là thật thì cuộc đời sau đó của T.T.Kh ra sao? Nếu là nhân vật thật thì tại sao có quá nhiều mâu thuẫn trong chính tác phẩm của mình? Còn nếu là nhân vật hư cấu thì ai là tác giả? Tại sao phải lấy bút danh ký tự T.T.Kh? Với mục đích gì? Phần lớn những mối quan tâm ấy chỉ là do hiếu kỳ mà các tác giả đã viết về nó tưởng chừng như để thỏa mãn mọi thắc mắc độc giả, muốn giải mã đáp số văn học T.T.Kh mà nhiều khi chính mình cũng vô tình góp thêm vào sự thêu dệt khi những dẫn chứng đưa ra không khớp với thời gian, cá nhân được chỉ chứng lại xa lạ với người trong cuộc.
Nhưng với giới nghiên cứu văn học thì mối quan tâm không chỉ dừng lại ở đó. Ngoài vấn đề lịch sử, việc giải mã bí ẩn T.T.Kh còn là câu chuyện của khoa học: Khoa học văn bản, khoa học về thi pháp, khoa học về ảnh hưởng của những yếu tố ngoại cảnh đến tư tưởng và sự nghiệp của nhà văn và cuối cùng chính là khoa học về thân phận nghệ sĩ trước thời đại. Tức Thời đại – Con người – Tác phẩm không thể tách rời. Chính từ nhu cầu khách quan đó, hàng trăm công trình nghiên cứu về Thâm Tâm ra đời như đã nói ở phần trên. Mỗi công trình lại gây ra một cuộc tranh luận thú vị nhưng không tránh khỏi càng làm cho việc giải mã trở nên mù mờ. Giá trị văn học cũng như vị trí nhà thơ được truy tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2007 như Thâm Tâm càng ngày tầm thường hóa tiểu sử, dung tục hóa thi ca. Sở dĩ như vậy, trước hết là vì người viết chưa đưa ra đủ những căn cứ thuyết phục, thiếu tư liệu hoặc tư liệu bị làm sai lệch vì nhiều nguyên nhân… trong khi lại áp đặt nhiều ý kiến mang tính suy diễn chủ quan, thậm chí là võ đoán. Vì thế, hình như bạn đọc và giới nghiên cứu vẫn chờ có một tác phẩm công phu hơn, khoa học hơn, tâm huyết hơn, thuyết phục hơn để có thể yên tâm khép lại vấn đề. Chúng tôi hy vọng đang giới thiệu một công trình như vậy: “Huyền thoại hoa Ti-Gôn” của Ngọc Thiên Hoa.
Trên văn đàn, Ngọc Thiên Hoa được biết đến như một cây bút nữ đa tài trên nhiều lĩnh vực: Thơ, Truyện, Tiểu thuyết, Kiếm hiệp, Biên khảo, Lịch sử, Trào phúng, Truyện cười, Ngụ ngôn, Phê bình, Tiểu luận, Văn tế, Nhạc, Nhíếp ảnh, và cả Họa nữa. Tác phẩm phê bình, tiểu luận gần đây nhất: “Nhìn lại bến bờ I” khiến bạn đọc lại một phen ngạc nhiên không chỉ về khả năng làm việc của tác giả mà đáng nói hơn là về sự mới mẻ, táo bạo mà chị góp cho nền phê bình nước nhà. Cuốn tiểu luận lập tức nhận được nhiều ý kiến từ giới chuyên môn. Nhiều sự đánh giá khác nhau như bất cứ cuốn sách nào đáng đọc nhưng tựu chung lại, hầu hết đều ghi nhận Ngọc Thiên Hoa đã nỗ lực thổi một luồng sinh khí mới vào lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học khiến mảnh đất đang khô cằn, lắm đá sỏi này trở nên tươi tắn, hấp dẫn và đầy sức sống hơn.
Tiếp tục nỗ lực đáng quý đó chính là “Huyền thoại hoa Ti-Gôn” mà chúng tôi đang nói tới. Trước hết, chúng tôi ghi nhận đây là một trong những công trình nghiên cứu văn học đầy tính khoa học, tràn ấp tâm huyết và cực kỳ công phu của Ngọc Thiên Hoa. Có thể nói, đây cuốn sách công phu nhất trên nhiều phương diện nghiên cứu một tác giả nổi tiếng với “Tống biệt hành” và nghi án văn chương gắn với ẩn danh T.T.Kh. Điểm đáng chú ý nhất và có lẽ là điểm độc đáo của cuốn sách chính là cách thức sưu tầm và xử lý tư liệu lịch sử. Chỉ riêng về mặt cung cấp tư liệu, cuốn sách này là cuốn tư liệu tham khảo rất cần cho nhiều người. Nhưng không dừng lại ở đó, Ngọc Thiên Hoa đã qua mặt các đàn anh, cha chú đi trước khi thay vì liệt kê đơn thuần, chị đã làm một cuộc tổng sàng lọc, truy tầm gắt gao những sự thật bị khuất lấp bởi thời gian và bởi trăm ngàn lý do khác. Tác giả sử dụng mọi khả năng mình có để làm điều đó. Bạn đọc sẽ được chứng kiến một cuộc điều tra thú vị mà đối tượng bị điều tra là… lịch sử. Đó cũng là những trang hấp dẫn nhất của cuốn sách. (Ưu điểm dễ thấy nhất của cuốn sách này là sự hấp dẫn). Tại đó, tác giả muốn tìm sự thật về nguồn cung cấp thông tin của các cuốn sách bậc cha chú nên đã mạn phép yêu cầu các tác giả nên trình ra những tư liệu gốc. Tư liệu gốc theo yêu cầu của Ngọc Thiên Hoa không phải là mới mẻ nhưng rất cần thiết để minh chứng mọi sự việc liên quan tới cuộc đời tác giả, “khai sinh” một tác phẩm mà chúng ta thường hay bỏ qua hoặc ghi chú cho có là. Cách thức mà tác giả sử dụng để minh chứng khẳng định hoặc so sánh đối chiếu bằng văn bản để phủ định, thực sự đáng ghi nhận và đáng để bàn luận theo một chiều hướng chân thiện mỹ. Vì thế, có thể chỗ này, chỗ khác người đọc cảm thấy “tiếc rẻ” khi nhiều điều từng trở thành huyền thoại ngọt ngào nay đã không còn mờ ảo và được và phơi bày trên từng trang sách với các sự thật nhuốm màu cay đắng.
TTKh là ai? Tác giả thẳng thừng bác bỏ những giả thuyết liên quan đến một nhân vật phụ nữ có thật mà khẳng định nó là sản phẩm của một màn kịch đầy bi thương nhưng cũng rất thú vị, trong đó nhiều người thủ vai một người và một người thủ vai nhiều người. Nếu ý kiến của tác giả là đúng thì chúng ta cũng sẽ phải lên sân khấu văn học để nói lời kết, rằng kịch vừa là đời sống vừa không phải, vừa của trí tưởng tượng vừa không phải. Còn hơn cả một thách thức táo bạo nhất mà chỉ những người có bản lĩnh cao cường mới dám đặt ra và dám chơi tới cùng. Ngoài điều đó ra, cuốn sách cũng nỗ lực làm sáng tỏ nhiều chuyện, cung cấp cho độc giả một khối lượng tư liệu và kiến thức lịch sử, kiến thức văn chương đồ sộ, một bảng chỉ dẫn tỉ mỉ, đáng tin cậy nhằm đến những căn bản nhất của các sự kiện. Khi khép sách lại, bạn đọc không khỏi không ngậm ngùi trước lòng thương cảm, sự ngưỡng mộ của tác giả với một tài hoa thơ gặp nhiều lận đận trên đường đời và tình trường là Thâm Tâm.
Ngọc Thiên Hoa đã cố gắng trả lại cho Thâm Tâm một gương mặt thật vốn vẫn mờ ảo trong huyền thoại và những uẩn khúc của thời gian. Đó vừa là mục đích xuất phát từ nhu cầu thẩm mỹ và lương tâm, vừa là đòi hỏi khắt khe của sự thật: Không thể cắt xén nhưng cũng không được tùy tiện thêm vào gia tài của một tác giả văn chương. Cả hai việc làm đó, theo Ngọc Thiên Hoa đều là sự xúc phạm không thiện chung với một tác giả, độc giả và đánh lừa lịch sử. Xuất phát từ mục đích cao cả trên, “Huyền thoại hoa Ti-Gôn” xứng đáng là một công trình khoa học đồ sộ và xứng đáng nhận được sự trân trọng, cũng bằng một tinh thần khoa học.
Về nguyên tắc tiếp nhận văn bản, chúng tôi đồng ý với tác giả giữ nguyên nội dung các bài, đoạn trích dẫn các tác giả khác trong cuốn sách này. Mọi sự góp ý chân thành của bạn đọc sẽ là nguồn động viên cho chúng tôi, cho tác giả tiếp tục xuất bản các cuốn khác trong thời gian tới mỗi ngày hoàn thiện hơn, xứng đáng là món ăn tinh thần cho bạn đọc trong những tháng ngày buồn vui ấm lạnh của cuộc đời.
Cuối cùng, chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc: “Huyền thoại hoa Ti-Gôn”…
Hà Nội tháng 11- 2008
Ban biên tập
LỜI MỞ:
“Huyền thoại Hoa Ti-Gôn“: Huyền thoại về một loài hoa tim vỡ, tượng trưng cho những cuộc tình chia ly một đi không trở lại…
T.T.KH:
Cuốn “T.T.KH nàng là ai?” chỉ chứng Trần Thị Vân Chung là T.T.Kh của Thế Nhật được nhà xuất bản Văn Hóa – Thông Tin tung ra năm 1994 và 2001 chưa xoa dịu hết những bực bội cho người trong cuộc: Thanh Châu và Vân Nương thì cuốn “Giải mã nghi án văn học T.T.Kh” của Trần Đình Thu lại được nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn chắp cánh lên trời năm 2007.
Như ong mật thích đi tìm hương hoa, như tằm ăn dâu nhả tơ cho người lụa, như nắng nhạt nằm trên cây góa bụa, tôi là kẻ… chanh chua trong văn học bốn mùa. Mây trời ấm sợ tan trong cơn gió. Con mọt sách tôi nào biết chữ “no” gì!
Tôi lật lại giai đoạn 1937 – 1938 của T.T.Kh và Thâm Tâm. Thơ T.T.Kh có nhiều mâu thuẫn. Thơ Thâm Tâm đầy những nét ngờ. Tôi lạn qua cuộc đời Thâm Tâm và nhóm bạn “Áo bào gốc liễu” để nhận dạng tiếng thơ. Tôi rà trong đám bạn bè Thâm Tâm để tìm ra thi pháp. Tôi mở sách Nguyễn Thạch Kiên. Ngút ngàn điều cần giải. Tôi lần từng trang hai cuốn sách Thế Nhật. Rừng tắt ánh mặt trời. Tôi tìm vào sách Trần Đình Thu. Âm u sương mù một cõi!
Tôi đọc những lá thư Trần Thị Vân Chung, tìm coi có chút gì là giải mã? Tôi đọc thư Thư Linh. Thư viết loanh quanh. Tôi lần vào chốn thơ Vân Nương, coi có gì ngờ để cho là y… Thị?
So sánh đã làm. Đối chiếu cũng xong. Dò tìm cũng khối. Liên lạc tùm lum. Mail đi tứ xứ…
T.T.Kh có phải là Trần Thị Vân Chung? Là ai nữa, cũng như bao huyền thoại, loài hoa Ti-Gôn là có thật trên đời!
THÂM TÂM – “TỐNG BIỆT HÀNH”:
Một bài thơ nhiều ẩn số văn học. Những ẩn số vô danh giải đến muôn đời!
Tôi tìm về dòng sông đưa tiễn người của Thâm Tâm. Nhận thấy người đi chẳng phải bạn chiến trường. “Ly khách” là ai? Bao người đã tưởng tượng? Người mẹ can trường, chồng vắng, đảm nuôi con. Tôi bàng hoàng trong một thoáng rưng rưng… Sự “dửng dưng” kia là quên đi dĩ vãng. Tôi chìm dưới hoàng hôn lãng đãng… Hoàng hôn Thâm Tâm “Hoàng hôn trong mắt trong”,cặp mắt vô hồn chẳng thể gởi phường… đực rựa. Thế là tôi đi nữa…
Tôi đi về quá khứ của Thâm Tâm với “chiều hôm trước” để biết nỗi buồn kia phát xuất tự lúc nào? Trời mùa thu có vô vàn cách giải. Có vô vàn kỷ niệm của thi ca. Tôi tìm về với một “sáng hôm nay” để nhận ra người ra đi, đó chính là… “người ấy“…
Tôi lội xuống đầm sen bao la để nhớ… “Trong đầm gì đẹp… “. Nét đẹp của sen vẹn toàn và rực rỡ. Thâm Tâm nỡ nào gán hai chị “già nua”! Trên trang giấy học trò, thầy vẫn dạy vu vơ… Hai người chị đến giờ sen “tàn tạ”!?
Thâm Tâm giấu nỗi lòng trong chiếc lá. Chị với “dòng lệ sót“, đã khuyên em… Người mẹ, người em, người chị của trang thơ. Là hư cấu cho người bao dấu hỏi? Tiễn lòng mình với bao nhiếu nhức nhối, với bao nhiêu kỷ niệm cũng đành thôi! Tôi suy nghĩ về “chiếc khăn tay” em gái. Nó đã hóa thành kỷ vật của người yêu? Thâm Tâm nỗi lòng đầy ấp với hai chiều. Người khó hiểu chỉ vì không chịu hiểu.
“Chiếc lá bay, là hạt bụi, hơi rượu say”. Những hóa thân khẽ khàng lăn theo bước. Những lắng động của một “chiều hôm trước“. Thành bạn đường “ly khách sáng hôm nay“…
Vậy ngày xưa, Thâm Tâm đã yêu ai? Nhiều cách diễn tầm thường thơ ẩn dụ. Những hóa thân đã tan vào sương núi. Nỗi lòng “chiều hôm trước” phải đành quên! Người ra đi là ai? Là ly khách? Ly khách là ai? “Ngươi” của “sáng hôm nay”. Không phải nhà thơ Lương Trúc – Phạm Quang Hòa. Cũng chẳng phải là tên Viễn nào như Ngọc Giao dệt tưởng…. Chỉ tiễn lòng đi mới hoàng hôn đầy mắt… Tiễn nỗi lòng mình, nhân vật chính… Thâm Tâm!
Thể Hành:
Tôi nhiều chuyện lật sách Đường Thi. So sánh Thể “Hành” có gì khác biệt? Chẳng có gì gọi là bí ẩn. Chỉ là khúc ca cuộc đời bằng chữ Hán mà thôi!
Tôi đi vào “Hành” của 19 nhà thơ. Đề tài “Tống biệt” với 64 nhà thơ khác…
Biển văn học thơ Đường, chao, bát ngát. Cánh diều tôi, gió sắp bạt rơi rồi!
Tự kỷ:
Con ong mật đã làm nên ổ mật. Tham lam cũng coi chừng… ong chích mà đau. Tôi giơ búa nhưng lòng không nỡ… giáng! Vườn văn học rộn ràng xấu, đẹp cũng là hoa. Ngẫm suy:
“Văn kỳ thanh, bất kỳ hình”
Nắng thu hé mở bình minh chút nào?
Chưa coi, ai biết ra sao
Ti-Gôn Huyền Thoại, mời vào… đọc chơi!
Tháng 10/2008
Ngọc Thiên Hoa
(Viết xong Phần I, tháng 5/2005. Thêm tư liệu 2007. Hoàn chỉnh phần II tháng 10/ 2008).
Một số từ viết tắt:
Tác giả: Thâm Tâm (TT), Trần Huyền Trân (THT), Nguyễn Bính (NB), Đinh Hùng (ĐH), Vũ Hoàng Chương (VHC), Hoài Thanh – Hoài Chân (HT – HC), Nguyễn Tấn Long (NTL), Nguyễn Đức Trọng (NĐT), Tôn Thảo Miên (TTM), Hà Bình Trị (HBT), Nguyễn Hữu Đảng (NHĐ), Trần Hữu Tá (THT), Mã Giang Lân (MGL), Trần Đình Sử (TĐS), Lê Tiến Dũng (LTD), Trần Đăng Xuyền (TĐX), Chu Văn Sơn (CVS), Vũ Quần Phương (VQP), Nguyễn Hưng Quốc (NHQ), Nguyễn Thạch Kiên (NTK), Trần Đình Thu (TĐT)…
Tác phẩm: Tống biệt hành (TBH), Hai sắc hoa Ti-Gôn(HSHTG), Bài thơ thứ nhất (BTTN), Bài thơ cuối cùng (BTCC), Đan áo cho chồng (ĐACC), Thi nhân Việt Nam (TNVN), Văn thi sĩ tiền chiến (VTSTC), Thi nhân Việt Nam hiện đại(TNVNHĐ), Việt Nam thi nhân tiền chiến (VNTNTC), Việt Nam thi nhân tiền chiến – toàn tập (VNTNTCTT), Về những kỷ niệm quê hương (VNKNQH)…
HUYỀN THOẠI HOA TI-GÔN – PHẦN I.
Đời có những điều trắc trở. Tình yêu có những ngã rẽ bất ngờ. Như thế là có những tình ca cho cuộc tình ở lại, cuộc tình đã đi xa. Bản ”Tình xa” của Trịnh Công Sơn với ”Ngày tháng nào đã ra đi… cuộc tình nào đã ra khơi…” đã là ngã rẽ bất ngờ đệm đàn cho một thi khúc ”Tống biệt hành” (TBH). TBH của TT cùng ”Hai sắc hoa Ti-Gôn” (HSHTG) của T.T. Kh đã trở thành huyền thoại trong văn học Việt Nam.
Bút danh T.T. Kh có liên quan đến TT. Đề cập TT là nói đến TBH. Cũng vậy, khi ta nhắc đến HSHTG là nghĩ đến T.T. Kh. Vậy, TBH với HSHTG… có liên quan gì qua từ mang tính cách ám thị ”Người, Người ấy” trong những thi phẩm đặc biệt này?
THÂM TÂM – NGUYỄN TUẤN TRÌNH
(1917 – 1950)
A. THỜI ĐẠI – CON NGƯỜI VÀ THI PHẨM:
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) kết thúc, Pháp nằm trong danh sách nước thắng trận nhưng nợ Mỹ ngập đầu. Nợ sâu thì bấu nặng. Pháp phải dùng dự luật ”Khai thác thuộc địa” năm 1921 vào ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Cuộc khai thác này đã sản sinh ra tầng lớp tiểu tư sản, tư sản và làm phá sản giới thợ thủ công.
Nguyễn Tuấn Trình xuất thân từ gia đình tiểu tư sản mà bố là giáo viên. Cách mạng tháng Tám thành công, những chàng trai mới lớn không ”bỏ văn chương học võ biền” như Tú Xương mà cùng Chính Hữu “vác trăng vàng treo trên đầu súng”. Người Vệ quốc quân TT ấy đã một lần ra đi không hẹn ngày trở lại vào năm 1950 tại Cao Bằng lúc chiến dịch biên giới Thu – Đông bùng nổ…
TBH vượt qua mọi thời đại cùng tên tuổi của Thâm Tâm – Nguyễn Tuấn Trình đi vào lòng người và dòng thi ca Việt Nam có thêm một thi phẩm bất hủ.
I. TBH qua cách nhìn của các Giáo sư, Tiến sĩ và giới Nghiên cứu văn học:
1. TBH với Hoài Thanh – Hoài Chân (HT- HC) trong ”Thi nhân Việt Nam” (TNVN):
Cuốn TNVN được coi là cái ”nền” khi ai đó muốn tìm hiểu về những người thi nhân của thời xa xưa ấy. Vì xa xưa cho nên có những lời nhận xét cần được xem lại, những thi nhân cần được hiểu thêm để đánh giá, trả họ về đúng vị trí. Với những ”nhận xét, đánh giá” cần coi lại đó, giới nghiên cứu, phê bình, bình luận trong tay có ”cái roi ngựa” của Ts. Lê Tiến Dũng cũng không dám ”quất” vào dù chỉ là ”quất cho có”!
Với 67 từ vỏn vẹn, HT- HC dùng để giới thiệu thi phẩm TBH: “Thơ thất ngôn của ta bây giờ thực có khác thơ thất ngôn cổ phong. Nhưng trong bài thơ dưới đây lại thấy sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ. Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi, gân guốc. Không mềm mại, uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ. Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại” (sđd tr 275).
Nhận xét trên có nhiều từ ngữ cần bàn:
– “Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi, gân guốc. Không mềm mại, uyển chuyển”: Không hề có. Nhịp thơ vẫn êm đềm, uyển chuyển với: 2/3/2 (Đưa người/ ta không đưa/ qua sông… chuyển sang 2/2/3 Bóng chiều/ không thắm/ không vàng vọt), qua 2/2/3Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ) tới hết!
Bài thơ TBH ngược lại với cách nhận xét của HT – HC. Hầu hết các Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà Nghiên cứu lại xem đó như ”kim chỉ nam”, là ”cẩm nang” khi viết bài về TBH. Họ quên mất TBH sở dĩ gia nhập làng ”Thơ Mới” muộn màng nhưng lại có sức sống, tiếng vang là vì cái gì nếu không có giá trị hiện thực và hình tượng? Người ta cũng quên đi loại thơ tình cảm lấy nước mắt, xé lòng độc giả làm sao có cái giọng điệu ”rắn rỏi, gân guốc”!
Nhận xét này của HT – HC dùng cho những bài văn, thơ tuyên truyền, cổ động như bài ”Á tế á ca” của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh (Mười chính sách của Việt Minh, Bài ca dân cày, nông dân, binh lính, phụ nữ… Khuyên đồng bào mua báo Việt Nam độc lập…) thì chính xác hơn!
TBH đúng là thơ viết cho nhạc theo dòng trữ tình, nhẹ nhàng, sâu lắng chứ không phải hùng dũng như nhạc ra trận. Những nhạc sĩ phổ thơ TBH theo lời nhận xét của HT- HC làm bài thơ chuyển nhạc đượm “gân guốc”, “gấp, rắn rỏi”, “gắt” đều làm bài TBH “xuống cấp” hay được “nâng cấp”, chúng ta có thể nghe bản nhạc TBH qua nhạc sĩ gạo cội Trầm Tử Thiêng với dàn nhạc công tài ba và giọng ca loại một nhạc tiền chiến: Khánh Ly (vnthuquan.net/nhac) hay Thanh Trang phổ nhạc TBH (đổi rất nhiều từ) với giọng ca Quang Tuấn (khanhly.net/phoxua) thì sẽ đánh giá được ngay.
– HT- HC cho rằng TBH ”Vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại”. Nhận xét này cần thay lại từ ”thời đại” bằng ”thi phẩm” thành “vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thi phẩm”. Bởi lẽ, ”mây có cụm, gió có nguồn”. Thời đại lúc ấy đã quá rõ ràng: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) bùng nổ. Cuộc chiến với thời ly loạn có gì ”khó hiểu”! Thời buổi giao mùa Tây – Tàu lẫn lộn nên ông Đồ già của Vũ Đình Liên đang cô đơn trong thế giới cực kỳ thê thảm ”Giấy đỏ buồn không thấm. Mực động trong nghiên sầu”thì tầng lớp tiểu tư sản có sự chọn lựa nào khác hơn? Không vào quân đội như TT, Quang Dũng thì làm cánh chim lìa đàn như Nguyễn Bính, Vũ Trọng Cang…
Tôn Thảo Miên (TTM) trong “Từ điển tác giả, tác phẩm” (Nxb ĐHSP – 2004, tr 662) đã vận dụng câu cẩm nang này và lý giải cái “khó hiểu” của TBH: “Sự ‘khó hiểu’ đó phải chăng là sự giãi bày tâm trạng của một người có tình yêu thiên nhiên, đất nước, có niềm tin và tình cảm yêu mến đối với bạn bè, đối với những những chiến sĩ cách mạng phải hy sinh vì việc lớn, nhưng trong hoàn cảnh đất nước bị thống trị, ông không thể tự do bộc bạch tâm trạng mình”.
Trần Hữu Tá (THT) trong “Từ điển văn học – Bộ mới” (Nxb TG – 2004, tr 1641) lý giải tương tự: “‘Khó hiểu’ là vì trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân thống trị, nhân dân mất tự do nên nhà thơ không thể nói rõ tâm trạng thật: ‘lòng yêu nước sâu kín, tình cảm mến trọng những người chiến sĩ cách mạng đã từng bí mật đi về nương nấu tại gia đình ông và bị giặc bắt bớ tù đày’”.
Có khác gì bài viết học sinh được “gà” trong các cuộc thi nếu không nói “đạo ý tưởng”!
Trở lại TBH, HT – HC viết: ”nhưng bài thơ ấy làm sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ”. Nhận xét này làm cho các nhà nghiên cứu phải mở lại những trang sách thời Đường của Trung Quốc với những bài thơ cổ nổi tiếng theo thể ”Hành”: Từ Hành của Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị đến Hành của Việt Nam với Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Trần Tuấn Khải… Ðây là một ý hay.
Khi HT hạ bút: ”Thơ thất ngôn của ta bây giờ thực có khác thơ thất ngôn cổ phong” thì cũng nên xem lại. Thật ra, thơ thất ngôn cổ phong và thất ngôn ta không khác nhau gì mấy nếu nói về nghệ thuật (thể thơ 7 chữ). Nó cũng chẳng khác bao nhiêu về nội dung với những tính ước lệ, tượng trưng, điển tích… Có khác là khác ”chất Việt Nam” hiện đại hơn một thời gian nghìn năm trước đó cùng đề tài. Nếu thơ cổ thể chuộng cái ‘‘thực” thì thơ Việt Nam thời ly loạn thích cái ‘‘mộng’‘ dẫn tới chẳng bài nào giống bài nào dù cùng một đề tài ”Tống biệt” (Xem phần 16 nhà thơ Ðường và các nhà thơ Việt Nam với đề tài ”Tống biệt” sau).
Tuy nhiên lời nhận xét của HT – HC về TBH ”khó hiểu” về nội dung là không sai. Thi phẩm này vẫn khó hiểu cho đến muôn đời và những ai từng nghiên cứu về một thời đại trong thi ca vô cùng cám ơn về lời nhận xét trên. “Kính lão đắc thọ”, các Giáo sư, Tiến sĩ, những Nhà Nghiên cứu văn học không ngần ngại mang 67 từ nhận xét của HT – HC ”chặt khúc” ra rồi tùy theo khả năng mà truyền lại cho giáo viên, học sinh và độc giả với mức độ thành công khác nhau.
2. TBH với Lê Tiến Dũng (LTD) trong“Giờ văn ngoài lớp” – Nxb Trẻ:
Bài viết này, tác giả sau khi phân tích xong đã nhận định:”Chỉ một Tống biệt hành cũng đủ để đóng dấu tên tuổi ông vào thi ca một thời”. Nói như vậy, thời chúng ta, TBH có còn giá trị là một bài thơ hay nữa không? Tất nhiên, không phủ nhận LTD có những câu nhận xét đúng theo thi phẩm với cách hiểu phổ thông, học đường: ”Bài thơ tống biệt có kẻ ở người đi. Người ở mà lòng xao xuyến tái tê, kẻ đi cũng đau đớn trĩu lòng”.
Với lời người ra đi, LTD viết: ”Nhưng dù sao người ra đi vẫn quyết chí lên đường để thực hiện chí lớn của mình chứ chất định không chịu ở trong cảnh ngột ngạt tù túng. Cái chí quyết tống biệt ấy làm cho bài thơ thật giàu chất lãng mạn.” Cái ”giàu chất lãng mạn” phải là cái ướt át của thơ ca có mây, có nắng, có gió, có bình minh, có chiều tà, có mùa gọi mùa qua từng lời bỡ ngỡ… thì làm sao mà ”gân guốc, rắn rỏi” như HT – HC nói hay ”trầm hùng, bi tráng” như LTD bảo?
Người đọc thật sự ngỡ ngàng khi phải xoáy sâu vào cái ”chí lớn”, cái ”ngột ngạt tù túng” chưa có căn cứ, chưa thật rõ ràng để trả lời câu hỏi ”ngột ngạt, tù túng” vì cái gì? Xã hội hay thời đại hoặc chế độ mang lại? Bởi vì, nhân vật ra đi trong TBH của TT cũng như Dũng trong ”Đoạn tuyệt” của Nhất Linh chẳng biết định hướng con tàu mình đi đâu, về đâu? Cái chí ”quyết tống biệt” mơ hồ ấy có phải là ý thật của bài thơ có nhiều đối lập, nhiều sự dằn vặt buốt người này? Tống biệt cái gì? Ðưa tiễn ai? Ai là người đi? Người nào là kẻ tiễn? Tống biệt là tiễn đưa. Quyết tống biệt là quyết tiễn đưa. Nếu nói ”bài thơ tống biệt có kẻ ở người đi”, chẳng lẽ người đi đủ quyền ngược đời “quyết tống biệt (tiễn đưa) người ở”? Ngược lại, người ở sao lại ”quyết tống biệt người đi?”. Vậy thì LTD đã có chỉ ra ý chính ”quyết tống biệt” của toàn bài rất xác đáng nhưng lý giải người nào là chủ thể quyết định sự ”tống biệt” và ”tống biệt cái gì” thì chưa.
3. TBH với Mã Giang Lân (MGL) trong ”Tuyển tập 450 đề và bài văn’‘ – Nxb ĐN:
Tác giả dẫn giải hai nhà thơ đời Đường: Thi Tiên Lý Bạch, Thi Thánh Đỗ Phủ để nêu bật hai đối lập về trường phái lãng mạn và hiện thực nhưng cùng TBH có cái xa xưa buồn với chiều tà, dòng sông, hình ảnh người đi, kẻ tiễn trong TBH đều được hầu hết những tác giả có bài viết về nó liên tưởng đến một điển tích quen thuộc mà MGL chưa nói rõ hơn nguồn tích ở trong bài: Đó là hình ảnh tráng sĩ Kinh Kha được thái tử Đan, người nước Yên đưa tiễn (đi thích khách tên bạo chúa Tần Thủy Hoàng) bên bờ Dịch Thủy. Kinh Kha đã hát hai câu thơ trong tiếng sáo não lòng của Cao Tiệm Ly:
Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn,
Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.
Bản của Đàm Giang (geocities.com):
Phong tiêu tiêu hề dịch thủy hàn
Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục phản
dịch nghĩa:
Gió hiu hiu nước sông Dịch lạnh
Tráng sĩ một đi không trở về.
“Bất phục hoàn” hay “Bất phục phản” trong “Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản” (Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu) nghĩa như nhau. Bản dịch của Nhữ Thành (vnthuquan.net): “Gió hiu hắt, chừ Dịch Thủy lạnh ghê. Tráng sĩ ra đi chừ không bao giờ về“). Nếu tác giả bài viết trên đã đưa điển tích này vào thì cũng nên cung cấp cho nghiên cứu sinh, sinh viên, học sinh những bài thơ có liên quan về điển tích Kinh Kha (“Thích khách liệt truyện” – “Sử ký Tư Mã Thiên“, Nhữ Thành dịch, Nxb VH – 1988). Đó là bài thơ “Dịch thủy tống biệt” chỉ 4 câu của Lạc Tân Vương, “Bài ca sông Dịch” 57 câu của Vũ Hoàng Chương, “Tráng sĩ hành” 36 câu của Á Nam Trần Tuấn Khải cùng đề tài. Đặc biệt trong “Bắc hành tạp lục” phần 3 của Nguyễn Du có bài “Kinh Kha cố lý” (Làng cũ của Kinh Kha) 28 câu có dẫn nguyên câu “Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn” như trên. Cũng vì mắc vào lý giải cho được cái lý do Kinh Kha ”ra đi” của ”ly khách”trong TBH mà MGL đã cho qua cái chất buốt lòng của người ra đi, quên mất cái phần sắc màu lãng mạn cần phải có của thi ca mà LTD có đề cập. Bởi cảm nhận chủ quan chưa chín nên MGL sa vào sự áp đặt đáng tiếc. Tác giả viết: ”Đến lúc biết được đường lối cứu nước của Việt Minh thì Thâm Tâm đã bày tỏ lòng mình với người ra đi vì việc lớn” !! MGL còn khẳng định đó là người chiến sĩ ra đi vì ”việc lớn” qua từ ”ly khách”!! Thật ra, thi phẩm TBH tính luôn cả đoạn cuối bị cắt bỏ có 26 câu thì đâu có từ nào ẩn ý ”chiến sĩ”hay ”Việt Minh” gì?
Phân tích, bình thơ, dĩ nhiên, tác giả có quyền liên tưởng, suy diễn. Sự suy diễn, suy đoán phải dựa trên sự cảm thụ sâu sắc, thông cảm, rung động thật sự để mạch cảm xúc đi vào lòng người đọc qua ngòi bút của mình. Sự suy diễn này cũng không nhất thiết phải giống người khác. Có như vậy, chúng ta nhận được tác dụng tốt cả ba chiều: Tác giả viết – Người sáng tác – Độc giả. Ngược lại, nếu ta sa vào áp đặt, dù mang tính chất vô tư hay lấy lòng đều phản tác dụng nếu không bị coi là ”non tay nghề” hoặc chưa đủ ”công lực”.
Tác giả TBH sẽ buồn lòng khi người bình, phân tích suy diễn hai người chị trong thi phẩm ”Một chị, hai chị cùng như sen” thành những người chị xác xơ, tiều tụy như sen cuối hạ, ”đã khuyên em nhiều, đã khóc nhiều để đến lúc chia tay, các chị cũng chỉ còn vài giọt lệ sót của ly biệt” như một sự áp đặt, diễn xuôi thê thảm các nhân vật mà tác giả hết lòng thương yêu như trong văn bản đã nêu nhưng người đời chưa kịp cảm nhận và chia xẻ.
Càng đi vào cuối bài văn làm dùm cho học sinh luyện thi tú tài, đại học này, độc giả càng mơ hồ vì không hiểu nổi với những cái từ”nguyên âm mở, phụ âm vang” để chống lại ”sự bào mòn của câu chữ quen tay” mà MGL dùng. Nên nhớ thi phẩm này có nhiều dị bản. Nếu bám chặt quá vào ngữ pháp thì phải nên so sánh, đối chiếu và nêu cho được tại sao mình chọn từ này mà không chọn từ khác?
4. TBH với Trần Đình Sử (TĐS) trong ”Giảng văn chọn lọc VHVN” – Nxb ĐHQG, HN và trong ”Tuyển tập 450 đề và bài văn” Nxb ĐN:
Mở đầu, tác giả dùng lại từ của HT- HC để nhận xét TBH: ”Giọng thơ gân guốc, rắn rỏi”. Tuy nhiên, khi tác giả cho rằng “Bài thơ buồn nhưng không sụp xuống cũng như dứt khoát, dửng dưng mà không vô tình” thì nội dung bài thơ ca ngợi ”một người giã nhà ra đi theo chí lớn mà vẫn nặng lòng lưu luyến, bịn rịn với gia đình” là một ý sáng. Chỉ có điều, tác giả lý giải ”dửng dưng mà không vô tình”, đứng về mặt nghĩa từ là chưa chính xác lắm. ”Dửng dưng”: Tính từ có nghĩa là quay lưng, là lạnh nhạt như trong ”dửng dừng dưng”. Ví dụ: ”Dửng dừng dưng chẳng đoái hoài người ta” tức là ”vô tình, bạc nghĩa” rồi còn gì! Nó khác với sự dễ thương của từ ”vô tình” tính từ chỉ tính cách làm như chả cố ý. Ví dụ: ”Vô tình để gió hôn lên mắt” (nthh) hay ”Em qua đó vô tình mắc nợ” (Thùy Lam – VHTN – 2005). Vậy, từ ”vô tình” theo nghĩa ”bạc, nhạt, lạt” là mặt trái của từ ”có tình” nên không thể với ”dửng dưng” ngồi cùng một chiếu, đắp cùng một chăn. Hai tính từ chỉ cùng mức độ cùng một nghĩa có lý nào phủ định cho nhau bằng liên từ ”nhưng”. Ví dụ: Không thể nói”buồn nhưng không sầu” hay ”hạnh phúc nhưng không vui vẻ”. Làm gì có kẻ ”dửng dưng” mà ”có tình” bao giờ? (Nếu dùng trong cách chơi chữ thì hay quá như ”Quạ mà không đen. Mỹ mà không đẹp. Bông hồng mà không hồng. Mù mà không đui. Tóc bạc mà không trắng. Rắn mà không mềm…).
Từ chỗ đây, ta có thể suy ra: Có một con người đang buồn vì buộc lòng phải dửng dưng với một cái gì đó mà mình không muốn. Sự ”dửng dưng” đó là cái gì? Tác giả chưa nghĩ ra nên lại phải mượn nguồn tư duy khác cũng từ suy nghĩ của thực tiễn mà khắc họa nên hình tượng người ra đi. Lẽ ra, ta dùng từ ”hình ảnh” mới đúng.
Hình tượng thông qua ẩn dụ như sự tôn vinh một sự vật, con người có giá trị vĩnh cửu, mang vóc dáng một thời đại, mang ý nghĩa một chân lý, đại diện một tầng lớp người với những khát vọng tương lai.
Ví dụ như hình tượng người: Người chiến sĩ trong ”Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất đã đại diện cho lớp người dám hy sinh vì tổ quốc; hình tượng chị Dậu trong ”Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đại diện một lớp người bị áp bức đánh lại kẻ áp bức trong đơn độc; hình tượng Thúy Kiều trong ”Truyện Kiều” của Nguyễn Du là nạn nhân của một chế độ phong kiến đến hồi suy đồi; hình tượng AQ của Lỗ Tấn tiêu biểu cho chủ nghĩa tự mãn của lớp người thiếu tri thức. Hình tượng vật: Năm cầu vòng tượng trưng cho Olympic. Hình tượng cái cân biểu hiện công lý…
Về nhân vật trong TBH, ta chưa thể nói ”hình tượng ly khách” ngay cả! Muốn trở thành ”hình tượng”, trước hết, tác giả phải cho người đọc thấy được ”hình ảnh” ly khách trong bài thơ rồi từ đó nâng cao thành ”hình tượng” cho cả một thời đại.
Đi vào lĩnh vực nghiên cứu, phê bình, ta lại đụng chạm phần lý luận văn học cần phải vững vàng. Phê bình cần lý luận văn học như người viết cần cây bút. Mất cây bút, mười ngón tay có giỏi cũng chỉ được cái nhúng mực vẽ mười con… giun đất như Trạng Quỳnh trong giai thoại mà thôi!
Giáo sư Lê Ngọc Trà trong ”Văn học 12 tập 2” – Nxb GD có viết: ”Như vậy giữa điều tác giả nói ra và người đọc tiếp nhận không phải lúc nào cũng trùng hợp”. Ta cũng có thể hiểu rằng suy diễn áp đặt cho thi phẩm là vì mức cảm thụ văn học giữa người đọc về tác phẩm đã bị hạn chế trong ”cách cảm thụ văn học thứ hai” của Lê Ngọc Trà ”dẫn đến chỗ hiểu sai lệch hoặc làm nghèo nội dung của tác phẩm” dù cách đọc này ”đòi hỏi một trình độ cao hơn”.
Dựa trên lý lẽ đó, TĐS đã ứng dụng vào ”ly khách” trong TBH như thế nào? Tác giả cho đó là một ”người trượng phu” giống như Kinh Kha, như ”chàng tuổi trẻ” trong ”Chinh phụ ngâm”. Ngầm hiểu như thế là chưa đúng hẳn. Kinh Kha mang trong người một quyết tâm hành thích cho được Tần Thủy Hoàng. Đó là một chí lớn. Chàng tuổi trẻ trong ”Chinh phụ ngâm” ra sao? Hãy nghe Ðặng Trần Côn giới thiệu:
Lương nhân nhị thập Ngô môn hào
Đầu bút nghiên hề, sự cung đao.
Dục bả ”liên thành” hiến Minh thánh
Nguyện tương xích kiếm trảm thiên kiêu.
(Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt. Xếp bút nghiên theo việc đao cung. Thành liền mong kiến bệ rồng. Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời – Theo bản dịch của Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích). Chàng bỏ bút, cầm đao cung để đánh giặc. Đó cũng là một chí lớn. Còn ”ly khách” của TT có “chí nhớn” nào ở đây? Tác giả đã không đề cập, chỉ nói ”chí nhớn chưa về bàn tay không” nên ta cũng chỉ dựa theo văn bản mà ngôn ngữ đã có rồi tự nghĩ ra, lý giải ý của mình sao cho phù hợp dù biết rằng nhiều khi đi đúng ý tác giả cũng chưa chắc đã hay hơn hoặc dở hơn.
Cũng như các tác giả khác, TĐS đã cho hai chị của người ra đi là ”sen cuối mùa hạ” trong khi TT chỉ tả: ”Bây giờ mùa hạ sen nở nốt”! Sự tiễn đưa giữa người đi, kẻ ở giữa ”bổn phận gia đình và lý tưởng”, tác giả bài viết có đưa ra được nhưng chưa thật sự lôi cuốn độc giả cho lắm nhưng ý này coi như là cái ”phao”. Cái phao này có thể nói là một cách nhìn thông cảm của người viết ”Ly khách đã ra đi trong tình cảm luyến tiếc sâu sa”. Tuy nhiên, TĐS vác ”người trượng phu” vời vợi vào đây làm cho ”ly khách” bé nhỏ kia”gân guốc, rắn rỏi” lên một cách khiên cưỡng làm sao mà phù hợp với ”người ấy” trong đôi mắt ”đầy hoàng hôn” mà thi phẩm đã dựng lên?
Ly khách chỉ là người đi xa. Mức độ giữa những từ: Ðại trượng phu, Anh hùng, Tráng sĩ, Chinh phu thì Ly khách được xếp hạng… em út bởi chưa làm nên tích sự gì cho đời cả. Cho nên, không thể so sánh ”chí nhớn” với những bậc ”cha chú” để nói về hình ảnh ”ly khách”. Tác giả cũng chưa chỉ ra được vì sao người con trai kia cần phải chọn một trong hai là ”gia đình” hay ”lý tưởng”? Người cha ”trụ cột” gia đình đã ở đâu? Giả sử cách giải quyết ”tình nhà” và “lý tưởng” vẹn toàn mà thi phẩm có ẩn ý thì ta hãy chọn để thi phẩm thêm được một giá trị cao hơn giá trị đã có mà không phải dằn vặt ai hy sinh cho ai cả. Trên tinh thần này, TĐS có đi qua nhưng không dừng lại.
Tất nhiên, tác giả cũng cố gắng lèo lái người đọc đi từ hình thức nghệ thuật sang nội dung như lối phân tích truyền thống. (Thật ra, cách phân tích ấy cần xem lại vì chúng đi nghịch với cảm xúc) để ca ngợi TBH đã ”gieo vào lòng người một ý vị bâng khuâng, xốn xang”. Ta thấy rằng cái ”ý vị” đó chưa hẳn là vì luật bằng trắc như tác giả quan niệm mà vì nguồn cảm xúc tinh tế, dạt dào, tràn trề của TT mang vào ngọn bút tạo thành những bức tranh ẩn dụ. Khả năng này không phải ai cũng giống nhau.
Hình ảnh Kinh Kha đã không cần thiết khi phân tích, bình luận thi phẩm này với một vài tác giả dưới đây:
5. TBH với Trần Đăng Xuyền (TĐX) trong ”Giảng văn Văn học Việt Nam” – Nxb GD:
Tác giả cũng như những người khác đều sử dụng ”cẩm nang” của HT – HC làm lời dẫn và cũng so sánh hơi thơ của TBH với hơi thơ cổ: ”Nói nhiều cái không để tô đậm, làm nổi bật lên một cái có thật là tâm trạng buồn tê tái của con người”. Nỗi ”buồn tê tái”này trong TBH là buồn tê tái của ai? Người đi hay người ở? Chàng hay nàng? Romeo nhớ Juliet hay Kiều ở lầu Ngưng Bích với ”Những nỗi lòng tê tái”? Chịu!
Như các bài viết khác, TĐX đã đi theo con đường này khi sử dụng “gân guốc, rắn rỏi”, với hai người chị thì ”tàn tạ như sen cuối hạ”.
Phân tích thơ như vậy là tập cho học sinh thuộc lòng bản cửu chương hai mà chẳng động não, tư duy để phát hiện điều gì mới mẻ trong tác phẩm. Có một điều ngạc nhiên là tác giả đã không đưa hình ảnh tráng sĩ Kinh Kha vào đây. Cố ý hay quên thật cũng là điều tốt vì đã nói mức độ lý tưởng của ”tráng sĩ”, chàng ”ly khách” kia còn xa mới với tới và sự ra đi không có mốc tới chẳng cần thiết phải vác hình ảnh Kinh Kha cao vời vợi vào làm gì!
Tiếng nói thầm mở đầu của TBH qua tác giả là ”cực tả tâm trạng xao xuyến buồn tê tái của lòng người lúc chia tay”. Dĩ nhiên học sinh (HS) sẽ nắm được các ý này để làm bài:
– So sánh TBH với thơ cổ để thấy sự nổi bật không lập lại khi TBH không dùng dòng sông chia ly như trong thơ cổ. (Ta có thể nói thêm: Dòng sông cũng còn có một nghĩa tượng trưng rất ngậm ngùi là sang ngang. Trong âm nhạc, điều này thể hiện rất rõ qua các ca khúc. Ví dụ như “Tôi đưa em sang sông”của Nhật Ngân và Y Vũ). – HS cũng sẽ thấy được cái ”chí lớn” của người ra đi, gạt bỏ hết mọi thứ với sự ”dửng dưng” mà trong đôi mắt u ẩn vẫn chất chứa nỗi sầu ly biệt.
– HS cũng hiểu được hai tâm trạng người đi, kẻ ở với điệu thơ ”rắn rỏi, gân guốc”.
– HS thương dùm hai chị ”tàn tạ như sen cuối hạ”!
(Quái lạ! Cánh mày râu, ai cũng đồng lòng cho phụ nữ khi chia ly đều ”tàn tạ” nhanh chóng. Ai cũng cho sen cuối hạ là sen lụi tàn mà quên rằng ”trong đầm gì đẹp bằng sen!”. Ý đẹp tuyệt vời này trong thi phẩm mà không ai nhìn nhận!? Trong đầm, sen dù đã tàn, chúng ta cũng hưởng thụ được dư vị thoang thoảng của hương vị tinh khiết này).
Thật ra, vấn đề đặt ra trong TBH: Ai đi? Ai ở? Ai đợi? Ai chờ? Đi đâu? Làm gì? Chí lớn? Chí nhỏ? Chị khuyên em trai cái gì? Ai thà? Ai coi ai thà? TĐX cũng như các tác giả khác vẫn đặt nặng và chưa vén được bức màn bí mật. Càng hỏi lắm thì càng có nhiều câu trả lời rối rắm. Thử nghĩ cần hay không cần cụ thể như thế khi phải đi cặn kẽ tìm vào những sự vật, sự việc mà nhiều khi chỉ là sự hư cấu của tác giả? TĐX thấy được ”nỗi buồn” nhưng lại chưa nêu ra được vì sao ngoài sự buồn vì chia tay gia đình. Tâm lý nhân vật trong TBH đã ẩn sâu trong 2 ý “ngươi buồn chiều hôm trước” và “ngươi buồn sáng hôm nay”. Thời gian này không thể chỉ coi như thời gian hôm nay và ngày mai mà phải coi nó như thời gian của quá khứ và hiện tại. Dứt bỏ được nỗi buồn trong quá khứ, “ly khách” mới có thế có “chí nhớn”. Vậy, nỗi buồn quá khứ là nỗi buồn nào? Không lý giải, chẳng giải quyết được, chúng ta chẳng thể nào giải mã “ly khách” (một giã gia đình) là người hôm nay và “người ấy” (một giã gia đình, một dửng dưng) là ngày hôm qua trong TBH. Trong trò chơi đố chữ: Tìm không ra nghĩa thì người chơi buộc phải “mua nguyên âm”. Trong TBH, tìm chưa ra ẩn số, chúng ta phải “níu áo”: Thời đại và tác giả.
Nếu chia tay với gia đình, người tiễn phải là người trong gia đình chứ sao lại có ”tác giả” tiễn đưa “ly khách” trong gia đình kia đi? “Người ấy” là “ly khách”? Tác giả viết dùm cho tâm sự người bạn mình chăng? Tác giả thi phẩm TBH có phải là người trong gia đình không?
Các ngòi viết phân tích, bình luận trên vì đi theo cách bổ dọc từng đoạn nên tạo ra sự nhập nhằng giữa người tiễn và người đi. Vấn đề nan giải ấy sẽ còn mãi nếu ta cứ đi theo từng đoạn mà phân tích bởi ý đoạn này sẽ nối tiếp ý cho những đoạn, câu khác trong bài mà đôi khi trùng nhau về câu nhưng lại khác ý. Có khi đang xem xét ở đoạn này lại phải mượn câu đoạn khác minh họa. Đó là điểm đặc biệt “khó hiểu” nhất của thi phẩm TBH.
Dưới đây là bài viết đi hướng chẻ đoạn:
6. TBH với Nguyễn Hưng Quốc (NHQ) (vhvn.com):
Toàn bộ bài bình thật ngắn gọn khi tác giả chỉ trích ngang, minh họa. Tuy nhiên, tác giả có vài chỗ nêu những ý sắc nét nhất là gần cuối bài. Tác giả cũng đồng ý như những người khác cho TBH ”Có lẽ là một trong những bài thơ hay nhất của thời 30 – 45”. Thật ra, TBH nên được xếp vào danh sách những bài thơ hay nhất cả mai sau.
Thơ hay là thơ của muôn đời chứ không phải bị hạn hẹp bởi bốn bức tường của một giai đoạn. Những bài thơ hay chỉ có thể lớn theo cùng năm tháng, chạy song đôi với thời gian. Chúng không bị cô lập bởi phạm vi tư tưởng của một thời đại.
Muốn đưa TBH vào danh sách ”top” chỉ còn chờ người chạy tiếp sức bước cuối cùng: Đó là công sức của những nhà nghiên cứu, phê bình văn học thực sự.
NHQ đã cho rằng trong TBH có ”hai lời độc thoại của một người đi, một người tiễn” nhưng cũng không biết họ là ai? Hiện nay, những bài viết về TBH mới chỉ ”lượn tròn, lượn khéo” như bướm lượn vườn hoa chưa tìm ra cái ”nhụy”. Đấy mới là ”chút khó hiểu”của thi phẩm chứ không phải ”chút khó hiểu của thời đại’‘ như HT – HC đã nhận định.
Cái ý mới của NHQ là đưa ra thêm một ”người yêu” đưa tiễn:”Chị em và người yêu lưu luyến như thế ấy chẳng lẽ đành tâm ra đi?” nhưng chưa chỉ ra được, dẫn giải đâu là hình ảnh người yêu? Rõ ràng, những tác giả dù có trình độ, có sự cảm thụ văn học nhưng khả năng tìm cho ra cái “lõi” của TBH đến nay họ đều chưa có chìa khóa. Điều này chưa hẳn là họ non tay mà chính vì tác giả TBH khéo lẩn núp dưới nhiều lớp ”ngụy trang”, dưới nhiều sắc áo: Mẹ, chị, em, bạn bè… để giấu đi hình bóng ”người ấy” suốt sáu, bảy chục năm qua. Có một điều chắc chắn là vì muốn cho thi phẩm được thương yêu này có thêm giá trị tống biệt nên bài viết nào cũng cố gắng đi tìm nghĩa mới lạ mỗi người mỗi vẻ nhưng ”tư tưởng lớn” gặp nhau không ở con đường lạ mà lại ở con đường… trùng hợp như ta đã thấy ở trên.
NHQ có chút mới khi đưa bốn câu cuối bài thơ đã bị cắt bỏ khi đăng trong TNVN mà Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng dựa theo nguyên bản đăng trên ”Tiểu thuyết thứ bảy” (TTTB) năm 1940 phục hồi trong VNTNTC là một ý hay nhưng tác giả lại đồng ý sự cắt xén đó:
Mây thu đầu núi, gió lên trăng
Cơn lạnh chiều nao đổ bóng thầm.
Ly khách ven trời nghe muốn khóc
Tiếng Đời xô động, tiếng hờn câm.
Tác giả nêu lý do cắt bỏ bốn câu cuối vì: ”lạc điệu, lạc thi pháp, lạc giọng, lạc tứ…” đã ”xóa tan hình ảnh nghênh ngang, hào sảng… Biết cường điệu mà vẫn thấy đẹp”, biến ”ly khách thành nhỏ nhoi, thảm thương” qua hình ảnh ”ven trời nghe muốn khóc”.Cho nên, tác giả đồng tình với TT hay HT- HC: ”Cho dù do ai, sự cắt bỏ ấy cũng rất tài tình”.
Tài tình hay không thì sự tự tiện cắt bỏ một văn bản cho theo ý mình là một sai phạm văn học nên tránh. Nếu bốn mùa là của cuộc đời thì văn học không của riêng ai. Cũng có thể vì quan niệm cắt bỏ văn học như bác sĩ cắt bỏ… ruột thừa nên Nguyễn Tấn Long (không còn có Nguyễn Hữu Trọng đứng liên danh nữa) trong cuốn “Việt Nam thi nhân tiền chiến toàn tập” (VNTNTCTT) tái bản có sửa chữa (Nxb VH – 2000) đã cắt đứt đuôi con nòng nọc 4 câu cuối của TBH! Điều đó quả không nên đối với sự nghiêm túc, công bằng của người làm văn học với công việc biên tập. Nếu nói thơ “dở”, thơ “dỏm” mà cắt thì hầu như nền thi ca Việt Nam hiện nay, khi đưa vào máy cắt, sẽ chẳng có bài thơ nào tồn tại. Nếu có, chúng cũng không còn nguyên vẹn hình hài cho một bài nào!
Chính vì quan niệm ”cắt bỏ tài tình” ấy đã đẻ ra nhiều văn bản bị tự tiện sửa đổi từ câu đến ý. Thành ra, nếu chúng ta cứ phân tích, bình luận theo nghệ thuật với những biện pháp tu từ thì cần thận trọng: Thi phẩm TBH qua những sao chép không được cân nhắc nên đã có nhiều từ bị đổi ngay cả dấu câu, ngôn từ địa phương… cũng chẳng biết đâu là nguyên bản ngoài cuốn TNVN của HT – HC hay VNTNTCTT của Nguyễn Tấn Long là cũ nhất. Chẳng trách gì người bình, phân tích lắm lúc đi lệch lạc, đôi khi sa vào phần phụ diễn áp đặt thái quá! Nếu người phụ diễn khá vững vàng về phong cách viết (khả năng cầm bút), giải quyết vấn đề tác phẩm (khả năng rung động) thì mang lại cho đọc giả những cơn mưa mùa hạ, bằng không chỉ mang lại nắng cạn của ngày đông.
Tác giả thứ hai đi theo cách bổ dọc:
7. TBH với Chu Văn Sơn (CVS) trong ”Phân tích, Bình giảng tác phẩm Văn học 11” Nxb GD:
CVS đã mang lại cho người đọc ”nắng cạn mùa đông” hay ”cơn mưa mùa hạ” khi phân tích thi phẩm TBH?
Tác giả có chú trọng vào trình độ học sinh nghĩa là cố gắng viết ở dạng dễ đọc đối với học sinh trung học nhưng không sa vào chủ nghĩa sơ sài: Viết cho xong. Viết cho có. Viết lấy lệ. Tác giả lướt qua con đường phân tích sáo mòn để cố gắng rút lại cho thi phẩm khá nhiều ”khó hiểu” này một điểm sáng chọn lọc. Đó cũng chính là sự tôn trọng độc giả, hướng họ nhìn nhận, cảm thụ, hiểu tác phẩm với cách mới nhất mặc dù trong cách này vẫn còn đôi chỗ giữ nguyên ý cũ giống các bài trước. Bài thơ nào cũng có chỗ hay, chỗ chưa hay. TBH có bốn câu đầu hay nhất mà CVS đã chỉ ra được so với các bài khác khen chung.
Phân tích tác phẩm phải đưa tác phẩm về nguyên bản của nó. CVS và NHQ đã đưa vào bốn câu cuối bị cắt bỏ nhưng cả hai đều không giống nhau mà chưa biết bản nào đúng hơn vì các tác giả đưa 4 câu cuối của TBH vào mà không chỉ rõ nguồn. Nếu chúng ta cứ nói trích từ TTTB để làm vé qua cửa sân bay văn học thì nguồn này không tồn tại, vé này không có giá trị thời hạn.
4 câu cuối của TBH trong bài của CVS:
Hơi thu đầu núi giá lên trăng
Cơn lạnh chiều nao đổ bóng thầm.
Buồn ở lưng trời nghe đã lại
Tiếng đời xô động, tiếng hờn câm.
(Xem phần TBH với nhiều bản sao khác nhau phần gần C ). Không hiểu CVS lấy 4 câu này từ văn bản nào?
Đưa tác phẩm trở về nguyên vẹn của nó để tác phẩm biểu hiện được ”tầm khái quát, sự sâu sắc và tính chân thật” như Gs. Lê Ngọc Trà nhận định, CVS tránh không lặp lại từ ”gân guốc, rắn rỏi” mà các bài viết trên đều sử dụng. Phần vào đề của CVS rõ ràng, hấp dẫn khi nhắc đến Thôi Hiệu để dẫn đến TT. Có thể mượn lời nhận định của Gs. Lê Ngọc Trà để nói về TBH như sau: ”Tác phẩm văn học luôn sống động nhờ sự tiếp sức của bạn đọc”. Thật như thế, bài viết, bài sáng tác chỉ mới là khởi đầu của một cuộc chạy tiếp sức. Người bình, phân tích và bạn đọc chính là những người đưa tác phẩm đến cửa đường đua. CVS đang ở gần cuối con đường chạy đó?
Cũng giống như những tác giả viết về TBH khác lấy câu cuối của HT – HC: TBH có ”đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại” nhưng lại khác ở chỗ CVS dùng để lý giải cái khó hiểu của bài thơ từ nhiều năm nay qua dẫn chứng: ”Báo giáo dục, thời đại và Báo văn nghệ 92, 93 tranh luận” nhưng chưa đi đến đâu và thi phẩm vẫn ”Cứ gây khó hiểu cho thời đại này”.
Đi vào trả lời câu thắc mắc trên, CVS bám vào từ ”ly khách”nhưng không phải là người ”chiến sĩ” như MGL cũng chẳng nhất thiết là người “chinh phu” như TĐS so sánh mà chủ yếu là giá trị ”nội dung thẩm mỹ của hình tượng ly khách”.
Phân tích tác phẩm là tìm ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Bình một tác phẩm là xem xét sự tìm tòi đó, phát hiện đó có đúng hay không? Cái hay, cái đẹp lại nằm trong những hình ảnh, hình tượng và lẩn trốn chung quanh từ ngữ, câu chữ với những mâu thuẫn, những nghịch cảnh… đòi hỏi người phân tích phải có một bản lĩnh. Trong khi đó, cái đúng sai nằm trong văn bản đòi hỏi sự chính xác và người bình phải có một bộ óc phán đoán sáng suốt, tinh tế mới không bị hình tượng đánh lừa.
CVS có bị sự kiện trong TBH đánh lừa không? Tác giả không phủ định ý kiến người khác vì cho rằng: ”Sự kiện đi vào hồn tác giả để trở thành hình tượng phải qua nhiều ‘bộ lọc’ lắm: nào cảm quan riêng, nào khuôn mẫu riêng, nào chất liệu riêng’‘. Cho nên, khi MGL khư khư khẳng định ”người ra đi” là người ”chiến sĩ” biết ”đường lối cứu nước của VM” thì CVS đồng ý ”người ra đi” là một nam nhi mang chí lớn với LTD nên khó chấp nhận một ”chiến sĩ” từ đâu lù lù chạy vô thi phẩm ”Bởi trong bài thơ, không có bất cứ chi tiết nào đủ làm căn cứ khẳng định đây là chiến sĩ cách mạng”. Nhưng hình ảnh nam nhi trong TBH chưa có mang chí lớn nào hết dù ta có cố gắng mổ xẻ TBH thì kết quả cũng là con số 0. Vì thế mà trong bài viết, CVS cho ”người ra đi” chỉ là một người bình thường đang có một mái nhà ấm êm thì phải ra đi với mục đích ”Đi đâu? Đi để làm gì?” vẫn còn bỏ ngỏ. Khả năng phân tích của tác giả giữa sự giằng co ”tình và chí”, giữa ”bổn phận và khát vọng” giữa sự tương phản bề ngoài, bề trong thật sâu sắc mà các bài viết khác chỉ dừng lại bên ngoài với cái vẻ ”dửng dưng nhưng không vô tình” mà thôi. Sự dằn xéo giữa ”bổn phận và tình nhà” được tác giả phân tích sâu sắc hơn TĐS. Con hơn cha, trò hơn thầy là điều đáng mừng!
Tác phẩm, bản thân nó là một công trình thì người hiểu được nó lại là một công trình vĩ đại hơn. Nó giống như một bản nhạc hay nhờ chất giọng ca sĩ hát hay, hát đúng với sự phối hợp đầy công sức của ban nhạc. Một kịch bản hay cũng nhờ đạo diễn, diễn viên. Riêng đối với thơ, người làm, người bình phải có sự rung động với trái tim yêu thương tha thiết và sự đồng cảm thật tình. Không đứng trên cái nền tảng ấy, bài thơ nhạt nhẽo, mất hương vị còn bài viết lệch lạc nội dung như con chim bay vô hướng!
Hướng đi của CVS là đưa người đọc, nhất là các em học sinh hiểu thấu được: Người đi là người con trai duy nhất trong nhà đang phải dằn lòng để buổi tống biệt không ngập tràn nước mắt của mẹ của chị của em. Người hiểu lòng anh không ai xa lạ chính là tác giả. Hóa ra, người đi dứt áo, người trong lòng rưng rưng cũng chính là… tác giả!
Tri kỷ là ở chỗ đó. Chuyện đi ở lắm điều phải bàn. Nếu cuộc đời êm xuôi, ta không có ”Tấn trò đời” của Bandăc (Honoré de Balzac). Nếu đời no ấm, ta không có ”Những người khốn khổ” của HuyGo (Victor Hugo). Nếu tình yêu phẳng lặng, ta không có”Romeo-Juliet” của Sechpia (William Shakespeare) và chẳng bao giờ biết đến ”Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Cho nên, khi chiến tranh xảy ra, ở ngoài đời không thể không có “Cuộc chia ly màu đỏ” của Nguyễn Mỹ, cuộc chia tay trong “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn… Không có cuộc chia ly nào mà không có người tiễn thì trong thơ không thể có người tiễn mà thiếu người đi!
Nếu sự chia ly chỉ là ”lòng tiễn đưa lòng” trong TBH thì đây là điểm mấu chốt để dò lần ra ”Người ấy” trong TBH và ”Người ấy”trong HSHTG là một! Màn hé mở nhưng cũng đã khép lại trong hoàng hôn! CVS đã nhập vào thi phẩm mới bật ra: ‘‘Không nặng tình sao có thể buồn da diết đến vậy” và CVS cho rằng: ”Người thiếu cảm thông chỉ thấy bề ngoài, người tri kỷ thì cứ thấu từ gan ruột mà ra”. Bạn bè không thiếu, tri kỷ khó tìm là vậy. Người biết yêu ta thì chỉ mới là bạn ta mà người hiểu ta mới chính là tri kỷ của ta đó! “Tống biệt” người thân là sự chia ly đau đớn nhất nhưng ”Tống biệt” một tình yêu mới là sự chia ly xé lòng của bão biển, của trời nghiêng, đất lở, nước tụ, sóng dồi mới có ”tiếng sóng trong lòng”, mới có ”hoàng hôn trong mắt”! Vậy thì sao TT dùng hình ảnh đó để tiễn một người đàn ông như hầu hết các bài viết đã chắc như đinh đóng cột phán xét? Có chắc đó chỉ đơn giản là một người đàn ông trong văn bản không? Còn người ẩn hình trong cuộc chia ly đầy “sóng trong lòng”, ngập “hoàng hôn trong mắt” này ở đâu? Tới đây, mọi phân tích, bình bài TBH coi như bị đảo lộn. Nhưng dù cho nó bị đảo lộn thì cũng giống như dòng nhạc có nốt đảo phách bất ngờ. Chính cái bất ngờ đó, tác phẩm nói chung, TBH nói riêng càng tạo ra sức hấp dẫn lôi cuốn người ta nhảy vào dòng sông ”tống biệt” này để lặn, hụp và bơi trong dòng sông đắng cay da diết, buồn nhớ mênh mông này!
Trở lại sự tháo gỡ của CVS “Người ra đi là ai?” coi như đã rõ ràng: ”Hai người đàn ông, hai người bạn tri kỷ”. Họ chia ly trong hoàn cảnh đã nêu đầu bài với những dằn xé ”đầy ngang trái và ẩn khúc… tiêu biểu cho thời đại ấy, vừa có tính cách muôn thuở”. Đây cũng chỉ là suy đoán khó thuyết phục của CVS cũng như các tác giả khác. Với ”ngang trái, ẩn khúc”, những bài viết khác ngập ngừng với cách giải quyết ở đoạn cuối (thật ra là gần cuối thôi): “Thà coi… thà coi… thà coi…”.
Ai mới là người có cái quyền quyết định đó? Nếu là mẹ thì lòng mẹ bao la có đời nào không khi từ bỏ con mình chỉ vì nó ương bướng ra đi! Là chị? Nước mắt khóc em với ”dòng lệ sót” kia đâu phải là những giọt nước mắt từ bỏ em mình? Còn cô em gái càng không thể bỏ anh mình trong ”ánh mắt ngây thơ”! (Cô em gái ngây thơ đến mức tặng anh trai chiếc khăn tay – biểu hiện tình yêu? TT nào có ngốc đến thế?). Vậy chỉ còn người con, em, anh ra đi… hy sinh tình nhà mà thôi!?
CVS lý giải cho cái uẩn khúc trên: ”Hy sinh bổn phận tình nhà hay để tình nhà hy sinh mình? Cái nào cũng đau đớn dằn vặt cả.” vì ”Những lời nói như đã vỡ ra cùng nước mắt”.Thật ra, chỉ có người bỏ ra đi mới hy sinh tình nhà chứ không mắc mớ gì tình nhà hy sinh người ra đi! Bởi vì chủ thể gây ra hình ảnh “ly khách” chứ không do người nhà. Người làm người chịu không nói gì đây lại không làm, không gây, không tạo mà phải chịu gánh chung mới… đau ơi là đau!
Kết cục, CVS chốt lại: ”Mặc cảm lỗi đạo, bất hiếu là đỉnh điểm của tình cảm biệt ly ở đây” mới tạo ra ”một vẻ đẹp đầy uẩn khúc của ly khách”.
Cuộc đời đầy mâu thuẫn, thơ ca đầy uẩn khúc. Cái bất hạnh vẫn bên cạnh cái may mắn nhỏ nhoi của hạnh phúc. Niềm vui chốc lát không át nỗi buồn đau hằng ngày. Bài viết hay vẫn đó đây có những chỗ lỗi từ, lỗi ý, lỗi câu… CVS không ngoại lệ.
Đoạn thơ đầu hay nhất của TBH qua ngòi bút phân tích của CVS đã trở thành đoạn phân tích khá nhất nếu so sánh với sáu cây bút trên. CVS nhìn thấy ở đó là sự tương xứng giữa hai cặp thơ với hai câu trên là nỗi lòng người tiễn, hai câu dưới dành cho tâm trạng người đi như LTD qua cách gieo vần bằng và hàng loạt từ ”ong…” mang âm hưởng xáo động của ”tiếng sóng”. Sự kiện hay chi tiết nội dung cũng như nghệ thuật tìm ra được nhưng muốn chiếm cảm tình độc giả hoặc chinh phục độc giả, người viết với tay nghề khác nhau sẽ dẫn dắt độc giả đồng tình khác nhau.
Thế nhưng khẩu khí “Ta – Người” có đúng là chỉ dành riêng cho ”hai người đàn ông”, “hai trang nam nhi” như CVS, TĐS và LTD nói không? Cặp từ này từ lâu không còn độc quyền dành riêng cho giới mày râu nữa. Thử tìm trong lĩnh vực thơ ca Việt Nam, chúng ta thấy rõ cặp từ này được sử dụng cho cả hai tuyến nhân vật nam và nữ.
Tú Xương trong bài “Nhớ bạn phương trời”, đã dùng:
Ta nhớ người xa cách núi sông
Người xa xa lắm, nhớ ta không?
Sao đang vui vẻ ra buồn bã?
Vừa mới quen nhau đã lạ lùng!
Khi nhớ nhớ cùng trong mộng tưởng,
Nỗi riêng riêng cả đến tình chung.
Tương tư lọ phải là mưa gió,
Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng.
Nếu nói là viết cho người bạn sao lại dùng hai chữ “nhớ, tình chung, cùng mộng tưởng, tương tư“. Tú Xương đồng tình luyến ái ư?
Mỹ Lê (quantho.net) trong chùm thơ “Không đề”:
Người ơi! Người ơi!
“Người qua bên ấy sao mà lạnh
Nhịp bước ta về, lạnh mấy mươi!”
Từng giọt mưa xuân rơi lất phất…
Đất trời nhỏ lệ tiễn chân em.
Sân bay chen chúc người qua lại
Mà bóng người xưa biết đâu tìm?
Những lời thơ này mà dùng cho “đực rựa” hay sao chứ?
Với TBH, thử đọc lại: “Đưa người, ta không đưa qua sông”. Nếu không sử dụng từ ‘‘ta” vào đây thì cũng không làm sao bỏ từ Anh, Em … vào được cả. Chỉ có khả năng từ ‘‘tôi’‘ có quyền thay thế nhưng nếu như thế thì từ ”tôi” kia giết mất cái ”ngang tàng”, cái ”khẩu khí” miệng nói lớn mà nội tâm đau đớn của người ra đi! Sự chọn lựa này của TT qua phân tích của CVS là một phát hiện. Từ”người” không viết hoa nhưng ta cũng hiểu rằng TT cố không làm ra đặc biệt nhưng chính vì thế mới giấu đi một người đặc biệt đó thôi!
Ngôn ngữ văn học bao giờ cũng đưa ta đến với những bất ngờ không báo trước. Cặp tương phản trong bốn câu đầu giữa người với cảnh, giữa bề ngoài, bề trong theo lý giải của CVS: ”làm cho nỗi buồn chia phôi” kia là từ ”trong ruột trong tim” trào ra ngoài át hết sự tác động của thiên nhiên ”bởi lòng người quyết định tất cả”. Biết là hay như thế nhưng CVS để rơi từ ”chọi” trong câu ”Thâm Tâm muốn chọi lại với người xưa” vào đây và cũng bất thình lình, đùng một cái… độc giả… ăn một cục đất (ăn… cục đá thì lổ máu đầu, chết chắc!) trước cái đã rồi mới đến những quan niệm cổ nhân nào đó hay cuộc đưa tiễn Kinh Kha nào đó trên bờ sông Dịch!! TT có muốn “chọi” ai đâu? Sự phân tích này đã đưa CVS lại gần TĐX.
Mặt khác, nếu đi sâu hơn một chút, để ý một chút về hai người chị mà TT đã nâng niu xây dựng trong thi phẩm, CVS sẽ không nỡ lòng cho rằng họ ”đã luống tuổi”! Cái ”luống tuổi” này làm sao đồng nhất với từ ”sen” mà TT dùng trong thi phẩm tuy rằng CVS đã khéo chọn từ đó đỡ hơn từ ”tàn tạ” mà các tác giả khác đã ”thảy” xuống cho hai người chị không thương tiếc!
Ta cần hiểu thêm: Sen thường nở vào mùa hạ. Người con gái đẹp nhất vào tuổi dậy thì nhưng quyến rũ nhất vẫn là ở tuổi cuối thời con gái. Sen vào ”mùa hạ sen nở nốt” có nghĩa là lúc sen tung cánh nở rực rỡ giữa đầm cũng đâu khác hơn hình ảnh hai người chị đang ở vào giai đoạn rực rỡ của thời con gái làm sao mà ”luống tuổi” như CVS bảo, làm sao mà ”tàn tạ” như MGL, TĐS, TĐX nói? Phân tích như thế là tàn nhẫn với những đóa Quỳnh mà cũng làm giảm đi sự nâng niu, trân trọng, tự hào, thương yêu tràn ngập của người em trước khi ra đi dành cho hai người chị.
Đó là điều ta cần thiết nghĩ đến TBH nằm trong giá trị nhân đạo.
Văn bản ngôn từ có hai chức năng cơ bản với lời văn tạo nên thế giới con người còn từ ngữ, hình tượng hiện dần qua trí tưởng tượng người đọc. Thế nhưng sự quan niệm, tưởng tượng của các nhà nghiên cứu TBH đã nghiêng về cánh đàn ông mày râu ra đi với oai phong lẫm liệt còn cánh phụ nữ ở lại thì chỉ ”tàn tạ như sen cuối hạ” lập tức. Thật ra, sen cuối hạ cũng đâu có xấu? Đã nói sự tiễn đưa ”không có sông” mà có ”tiếng sóng” thì sen cuối hạ sao không thể là sen đẹp? Trên phương diện tư tưởng này LTD, NHQ có phần dè dặt hơn nên cho qua. Giá trị thực sự của một tác phẩm chỉ có khi nào nó được trở về nguyên bản của nó. Cuối chặng đường này, CVS đã cùng NHQ đưa bốn câu cuối đã bị cắt vào. NHQ đồng ý với sự cắt xén đó nhưng CVS cho rằng “Hình như đây mới là điểm dừng của lời thơ, đây mới là cái kết mà bài thơ cần phải tìm đến!” nhưng chưa lý giải rõ tại sao? Cổ nhân có nói: ”Con người đứng giữa hai dòng nước, chọn một dòng hay để nước cuốn trôi?”. Giải quyết vấn đề, chúng ta phải có một thái độ dứt khoát. Con nhện có quyền giăng tơ lơ lửng nhưng con thuyền không thể dừng ở giữa dòng. Trên thế giới chính trị, thái độ trung lập có ở nhiều nước nhưng trong văn học, người làm công việc nghiên cứu, phê bình phải chọn cho mình một lập trường dứt khoát: Đúng hay không đúng? Nên hay không nên? Theo hay không theo?… và bắt buộc phải đưa vào hệ thống lý luận văn học để lý giải: Tại sao?
Cũng như những tác giả khác, CVS khẳnh định người đi, người tiễn là hai người đàn ông với những người trong gia đình như mẹ, chị, em của người bạn ấy cùng đưa tiễn? Những nhân vật này có trong văn bản nhưng ngôn ngữ thơ đã hướng cuộc chia tay đi theo ngã khác với một mức độ tình cảm lên cực điểm mà cuộc chia tay giữa hai người đàn ông bình thường không thể có được sắc thái biểu cảm đó. CVS đã chọn như thế nào khi đi vào phân tích 4 câu đầu và ba câu dưới đây:
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.
CVS cho quyền người đọc hiểu theo hai cách: ”người thân khẩn cầu người nhà” và ”người đi hy sinh bổn phận”. Có nghĩa rằng tác giả vẫn còn lơ lửng nhưng cái ”gỡ gạc” là CVS đã mở cho độc giả một hướng đi tự mình chọn lựa với cái câu rất ý nghĩa: ”bài thơ chất chứa những uẩn khúc trái ngang này vẫn rất cần những tri âm”. Điều này có nghĩa: Những khám phá, những hiểu biết về TBH chưa có thể kết thúc. Đó là động lực lớn cho những ai muốn viết tiếp khúc nhạc tống biệt ngậm ngùi này.
II. ”Tống biệt hành”: Những vấn đề đã được các nhà nghiên cứu giải quyết và những tồn động ”khó hiểu”
Ta có thể xem xét những vấn đề nào đã được các nhà nghiên cứu, phê bình giải quyết? Phần nào còn tồn động? Giá trị nào được hiểu giống, khác nhau?
1. Những vấn đề đã giải quyết (theo các Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà Nghiên cứu):
a. Về nội dung :
– Ðó là bài thơ hay, độc đáo của sự chia ly dù không phải là đề tài mới.
– Là bài thơ đưa tiễn: Có người đi, người tiễn. Có người đi và người ở lại (mẹ, chị, em ).
– Người tiễn là tác giả (ta) với người bạn (ly khách). Họ là hai người đàn ông.
– Giữa người đi và người tiễn đều mang tâm trạng buồn thương. Giữa người đi, kẻ ở đều có những mâu thuẫn, dằn vặt đau lòng (dửng dưng nhưng không vô tình).
– Người đi có ”chí lớn” nên quyết lòng dứt áo ra đi.
– ”Sen nở nốt” trong thi phẩm được hiểu như hình ảnh hai người chị ”tàn tạ như sen cuối hạ” ,”luống tuổi”.
– Ðoạn thơ ”Mẹ thà coi như … hơi rượu say” là một “sự hy sinh”.
b. Về nghệ thuật:
– Thống nhất với thể ”Hành” trong TBH: Một lối thơ cổ của Trung Quốc (TBH được viết theo cấu trúc thơ thất ngôn Ðường luật nhưng ngắt câu tự do).
– Ðoạn thơ đầu gợi lên hơi thơ cổ là đoạn được phân tích, bình nhiều nhất với ”tiếng sóng”, “hoàng hôn”, ”bóng chiều” hay dựng lại hình ảnh Kinh Kha trên sông Dịch hoặc hình ảnh người trượng phu với chí khí nam nhi.
– Các biện pháp tu từ trong TBH được khai thác triệt để (câu hỏi tu từ: Sao nghe? Sao đầy? Khẩu khí ”Ta – Người”, điệp từ ”thà coi như…”).
– Cách gieo vần “ong”… góp phần làm bài thơ mang sắc thái thơ cổ nhưng mới mẻ về sự cách tân.
2. Những vấn đề tồn động đang còn nghi vấn:
a. Về nội dung:
– Hình ảnh ”người ra đi” là ai?” Có bốn ý kiến:
* Ðó là hình ảnh một người đàn ông, một trang nam nhi, một đại trượng phu kiểu Kinh Kha tráng sĩ (LTD, TÐS, TÐX, CVS).
* Hình ảnh một chiến sĩ cách mạng (MGL).
* Chỉ là một ”ly khách” (NHQ).
* Không nói gì (HT – HC).
– Hình ảnh ”tiếng sóng trong lòng”, ”hoàng hôn trong mắt” ai? Có hai ý kiến:
* Của người tiễn (Trừ CVS).
* Câu trước của người tiễn, câu sau của người ra đi (CVS).
– ”Người ấy” là ai ? Chỉ có TÐS đi sâu vào ”Người ấy” để khai thác, phân biệt với ”người này” (có chí khí hay không có chí khí).
– Hình ảnh ”sen” có ba ý kiến :
* Hai người chị tàn tạ (TÐS, MGL, TÐX).
* Hai người chị luống tuổi (CVS).
* Không nói tới (NHQ, LTD, HT – HC).
– Hình ảnh ”em nhỏ” và ”chiếc khăn tay”. Có hai ý kiến:
* Chỉ là người em gái (trừ NHQ).
* Là người yêu (NHQ).
– ”Mẹ thà … hơi rượu say” (tức đoạn cuối – khi cắt xén). Có ba ý kiến:
* Người ra đi dứt áo (LTD, TÐS, MGL).
* Ðứng giữa uẩn khúc, dằn vặt (CVS, TÐX).
* Không đề cập (NHQ).
b. Về nghệ thuật: Có hai cách chia tạm thời như sau:
– Phân tích theo cách bổ ngang nghĩa là theo thứ tự từng đoạn (trừ CVS).
– Phân tích theo cách bổ dọc nghĩa là theo ý, không theo thứ tự từng đoạn. (CVS).
CÁCH CHIA BỐ CỤC GIỐNG VÀ KHÁC + Cách phân tích ngang:
Với Lê Tiến Dũng: Chia hai đoạn như bản HT – HC đã chia (không rõ bản gốc, TT có phân chia như vậy không?).
– Mười câu đầu: Lời người tiễn và người đi với những tứ thơ gợi điển tích xưa.
– Mười hai câu còn lại: Tâm trạng người tiễn khi ly khách đã đi rồi.
Lối phân tích này ngắn gọn làm nổi bật tâm trạng người đi, ở nhưng nhập nhằng, dễ lẫn lộn, dễ bỏ sót những câu, những từ, những ý cần làm rõ như: Người ấy? Ly khách? Sen nở nốt? …
Bài phân tích này viết như dành cho học sinh và người bình dân dễ theo dõi nên đoạn cuối, tác giả chỉ dừng ở ”thà coi như…” nhấn mạnh điệp từ này chỉ ra ”quyết định dứt khoát” của người ra đi và vì vậy chưa lột tả hết cái “bí ẩn” của thi phẩm này.
Kết lại: Theo tác giả: Chí quyết tống biệt là ý chính của bài ”làm bài thơ giàu chất lãng mạn“.
Với Mã Giang Lân: Chia bốn khổ :
– Một. Khổ đầu bốn câu: “Đưa người… mắt trong”: Tác giả chú trọng vần bằng tạo nên cái xao xuyến, bâng khuâng tiễn đưa và lấy dẫn chứng những bài có nội dung liên quan như: Tiễn bạn của Lý Bạch, tiễn Vi Phúng của Đỗ Phủ để chứng minh TT mượn ngoại cảnh nhưng sự ước lệ của cái cổ qua TT có pha cái thực của cuộc đời.
– Hai. Sáu câu “Đưa người… đừng mong”: Người ra đi có thái độ kiên quyết, dứt khoát.
– Ba. Tám câu tiếp: ”Ta biết… khăn tay”: Tác giả cho rằng đó là cảnh chia ly bịn rịn với hai cảnh chiều hôm trước tàn tạ, hôm nay thương tiếc…
– Bốn. Bốn câu cuối: “Người đi… hơi rượu say”: Kết thúc đột ngột, ngơ ngác tạo nên cảnh người ra đi, kẻ ở lại. Tác giả lý giải “Mẹ thà coi như…” để nghĩ về ”sự nghiệp người ra đi”.
Như LTD, bài viết chưa thật thuyết phục vì sa vào suy diễn mang tính cách áp đặt (ly khách là người chiến sĩ cách mạng) dù suy diễn vẫn được phép sử dụng trong cách viết bài văn nghị luận.
Kết lại: Theo tác giả: Ý chính là ”nghĩ về sự nghiệp mà người chiến sĩ ra đi quyết tâm”. Tác giả đưa những bài thơ khác của TT có giọng thơ ”bâng khuâng, rắn rỏi, quyết liệt…”. Tác giả còn cho rằng chính nghệ thuật với ”thể Hành, vần bằng… chống sự bào mòn câu chữ ” mà TBH ”đứng được với thời gian”.
Với Trần Đăng Xuyền: Bốn đoạn:
– Một. Bốn câu đầu như MGL: Lời người đưa tiễn. Tác giả cho đây là ”tiếng nói thầm” qua câu hỏi cực tả nỗi buồn tê tái của lòng người lúc chia tay. Tác giả chú trọng phân tích giá trị nghệ thuật qua những ngôn từ, hình ảnh hoàng hôn, con sông, tiếng sóng… tạo nên ”giọng thơ rắn rỏi gân guốc thiết tha” chi phối toàn bài.
– Hai. Sáu câu tiếp như MGL: Nét đối lập mà thống nhất trong ”chất phức điệu ”? của ngôn ngữ.
– Ba. Tám câu tiếp như MGL: Nét đối lập mà thống nhất trong con người ly khách.
– Bốn. Bốn câu cuối như MGL: Lời người đưa tiễn ”ngơ ngác không tin” tạo ra nỗi buồn man mác qua ngữ điệu, ý thức của người ra đi dứt áo.
Tác giả cũng chưa làm nổi bật vấn đề nan giải của thi phẩm: Ai ”thà coi như…?”. Tác giả nghiêng về nghệ thuật nhiều hơn nên bốn câu đầu phân tích khá thành công. Bài viết này đòi hỏi người đọc phải động não nặng mới tiếp nhận ”chất phức điệu” mà tác giả đã dày công dàn dựng.
Kết lại: Tác giả đánh giá TBH với những sự đối lập đã tạo nên ”chất lượng thẩm mỹ’‘ cho thi đề quen thuộc và có cách nhìn nhiều chiều sâu sắc về con người. Tiếc thay, cái ”nhiều chiều ” đó cũng mới đi có một nửa.
Với Trần Đình Sử: Như MGL, TĐX chia bốn đoạn :
– Một. Bốn câu đầu: Lời người đưa tiễn với cảm xúc xao xuyến, ngỡ ngàng.
– Hai. Giống hai tác giả trên với sáu câu: Tác giả cho rằng đây là đoạn nói lên nỗi niềm thất vọng của người tiễn ”không tiễn con người mắt đầy hoàng hôn này”.
– Ba. Như hai tác giả trên với tám câu tiếp: Ký ức người tiễn nhớ lại ”tiền sử của ánh mắt hoàng hôn” qua những câu ”Ta biết người buồn hôm trước. Ta biết người buồn sáng hôm nay” với sự tiễn đưa ”đầy tinh thần níu lại”.
– Bốn. Như hai tác giả trên: Hư thực của sự ra đi với chữ ”thà” như ”một nhát dao chặt đứt tình cảm để mà ra đi”.
Bài viết có sự chuẩn bị kỹ hai mặt nội dung, nghệ thuật nhưng nhiều chỗ đi ra ngoài tầm hiểu biết của học sinh khi hướng học sinh cứ đi theo nghệ thuật câu hỏi tu từ (TBH là bài thơ có nhiều từ sửa đổi…) là không nên lắm. Cùng với MGL, TĐS đã đưa hình ảnh hai người chị tàn tạ mà văn bản không nói tới. Ngoại trừ những chi tiết đó thì đây có thể coi là bài viết không có tính cách viết chiếu lệ.
Kết lại: Tác giả kết bài bằng cách lý giải đầu đề TBH rất cổ kính để nói về sự ra đi trong khí thế ”người trượng phu” thời xưa là nội dung. Đồng thời, tác giả giải thích thể ”Hành” có từ thời Hán Ngụy Trung Quốc như MGL mà TT vận dụng tạo ra những câu hỏi tu từ, trùng điệp, thất ngôn, nhịp tự do, gieo vần bằng… để ”gieo vào lòng người ý vị bâng khuâng xốn xang” là nghệ thuật.
Với Nguyễn Hưng Quốc: Khác với những tác giả trên, NHQ chia năm đoạn mà mỗi đoạn là một lời độc thoại riêng không có hai lời đưa, tiễn chung một đoạn nào.
– Một. Thay vì bốn câu đầu như các tác giả, NHQ chia sáu câu đầu thành đoạn một như HT – HC: “Đưa người… dửng dưng”: Đó là lời người đưa tiễn buồn mênh mang…
– Hai. Bốn câu tiếp: ”Ly khách… đừng mong”: Lời người ra đi đầy hào khí.
– Ba. Tám câu như các tác giả trên: “Ta biết… khăn tay”: Người đưa tiễn biết cái hào khí kia của người đi chỉ là giả vờ.
– Bốn. Bốn câu như các tác giả trên: “Người đi… rượu cay”: Người đưa tiễn đứng ngơ ngác nhìn người đi…
– Năm (các tác giả trên không có): Đoạn này phục hồi nguyên bản đã bị cắt và NHQ đã đồng ý với sự cắt xén đó sau khi đưa ra những lý giải vì nghệ thuật lạc điệu… ảnh hưởng đến hình ảnh đẹp của bài thơ .
Nếu bài cuả HT – HC là bài viết cực ngắn nhưng lại được tất cả các nhà nghiên cứu sử dụng thì bài bình này của NHQ ngắn thứ hai nhưng mang lại cho độc giả chút hiểu thêm nguyên vẹn thi phẩm TBH. Trong đó, tác giả gợi cho người đọc sự mong mỏi có gì đó như là ”phát hiện” hấp dẫn: Đó chính là hình ảnh ”người yêu” bên cạnh gia đình (mẹ, chị, em) đưa tiễn. Tiếc rằng tác giả chỉ dừng ở chỗ này và nghi vấn ”có” hay “không có” người yêu vẫn treo trước mắt.
Bài viết của NHQ rất đơn giản nên giảm đi giá trị thật sự đáng được có của TBH. Kết lại: Dạng bài này mang tính chất dùng tham khảo cho tất cả độc giả và ”sự cắt bỏ tài tình” của đoạn cuối TBH theo tác giả cũng ”cần xét lại”.
+ CÁCH CHIA BỐ CỤC THEO Ý:
Cách này chỉ có CVS. Tác giả chia ba ý như sau:
– Một: ”Người ra đi là ai?”: Tác giả xoay quanh hình tượng thẩm mỹ ”ly khách” với những dấu hỏi và những điều uẩn khúc qua bốn câu đầu và câu 5 đến 18. ”Đưa người… khăn tay”.
– Hai: Tác giả giải quyết ”uẩn khúc” trên bằng khổ thơ đầu (hay hơn cả của TBH). CVS phân tích về cặp từ xưng hô ”Ta – Người” làm nổi bật hai câu trên là nỗi lòng người tiễn so với hai câu dưới là lời người đi. LTD gần với CVS ý này trong khi các tác giả còn lại chỉ cho là lời của một người tiễn mà thôi. Phần lý giải cũng giống về nội dung, nghệ thuật nhưng có thể thấy rằng: Tác giả đã tránh bớt được cách hành văn ”khô như ngói” của kiểu bài nghị luận văn học với dạng phân tích, bình luận ”khó gặm” này rất ”kén” tay nghề và không chịu nhận ”bằng cấp” làm “họ hàng bà con”.
– Ba: Tác giả tập trung lý giải nan đề còn lại ”khó hiểu” gây băn khoăn cho bao nhiêu thời đại mà tác giả đã đưa ra trong phần mở đầu bài viết: ”Mẹ, chị, em… thà coi như… lá bay, hạt bụi, hơi rượu say”. Sau đó chốt lại: ”Mặc cảm bất hiếu lỗi đạo” là ”đỉnh điểm của tình cảnh biệt ly”.
Như NHQ, CVS có đưa ra bốn câu bị cắt của TBH nhưng khác hẳn câu thứ nhất “Hơi thu đầu núi giá lên trăng” so với “Mây thu đầu núi, gió lên trăng” và câu thứ ba: ”Buồn ở lưng trời nghe đã lại….” so với “Ly khách ven trời nghe muốn khóc” của NHQ. Câu cuối cùng có từ “đời”, CVS không viết hoa “Đời” như NHQ. Với 4 câu cuối thêm vào thi phẩm, tác giả không cắt nghĩa dài như NHQ mà chỉ cho rằng dừng như vậy là được.
Bài viết này đòi hỏi độc giả cả học sinh động não để tìm hiểu vấn đề. Tuy có vài ý cần bàn lại nhưng cách giải quyết và hướng đi theo cách chẻ dọc là mới mẻ hơn so với cách bổ ngang theo từng đoạn. Với những thi phẩm có những bí ẩn thì cách tốt nhất là đi theo hướng này và nhiều khi phải đi ngược từ dưới lên và phân tích theo từng câu, từng ý một.
Kết lại: Tác giả tập trung hai ý ”Người ra đi” và ”ba câu cuối bài thơ” với những câu lý giải vượt trội. “TBH rất cần những tri âm” là câu hay nhất để nói về thi phẩm độc đáo này như cắt nghĩa cho sự ”khó hiểu của thời đại”.
Chung: Dễ thấy nhất là thi phẩm TBH của TT không có văn bản chính thức cho các tác giả. Là những người hàng đầu ngành giáo dục nhưng tính khuynh hướng thống nhất văn bản đã không được họ thực hiện. Vậy, TBH của các tác giả được lấy từ nguồn nào? Đây là điểm khiếm khuyết cần phải có hội nghị văn học thống nhất văn bản như nhà nước thống nhất pháp lý. Các giá trị tư tưởng trong TBH gần như chép qua, chép lại, nói tới, nói lui mà không có phát hiện nào mới mẻ cũng chẳng làm thi phẩm TBH sáng giá lên bao nhiêu! Lỗi ở ai?
Nhìn lại, chẳng phải những sự tồn đọng này không thể lý giải trên văn bản dù là lý tính hay cảm tính mà chính là giá trị hiện thực của thi phẩm chưa được hiểu đúng và giá trị ẩn dụ của tác phẩm bị bỏ quên. Sở dĩ ta chưa thể thống nhất được ”Người ra đi là ai?”, ”Người tiễn là ai”? ”Người ở lại có phải người tiễn không?”… vì người phân tích, bình luận đã quên mất ”thời đại, con người và tác phẩm” không thể tách rời. TBH có ”uẩn khúc”? Vậy những uẩn khúc đó do đâu mà có?
Không có chiến tranh thì không có tiễn biệt. Không có chán đời hay đụng chuyện gì thì không thể ra đi. (Nếu đi tự nhiên thì thi phẩm này sẽ không còn uẩn khúc gì nữa cả thì tìm tòi làm gì cho mệt!). Có kẻ sang sông thì làm sao không có người đưa tiễn. Không có mây đen, trời đâu thể đổ mưa. Không có mùa đông làm sao có mùa xuân! Vậy thì nỗi buồn thương mênh mông cuộn vào lòng thành ”tiếng sóng” tiễn bước chân người kia đâu phải chỉ là ”hình tượng ly khách”, ”chinh phu, đại trượng phu” gì, khi ”người đi một nửa hồn tôi chết”!
Chính ý nghĩa của câu ”Tiếng đời xô động, tiếng hờn câm” mà NHQ cho là sự ”cắt bỏ tài tình” kia là nguyên nhân tạo ra một thi phẩm TBH độc đáo nguyên vẹn hòa hợp đến mức không thể cắt bỏ với ”hình tượng ly khách” đánh lừa ta làm ta cứ bị lẩn quẩn không thoát ra được như con ”gà mù mắc vởn cối xay”.
TBH ”rất cần những tri âm” như CVS nói nhưng liệu khi chạm vào thời đại, đụng vào những luồng tư tưởng phải được chấp hành triệt để bất di, bất dịch liệu có ai cùng TT nâng ly ”tống biệt”? Hay cuối cùng ”tiếc” cho chút ”tri âm” này thì thương lắm cũng chỉ viết:Người ra đi là ai? Người ấy là ai? mà thôi! Vậy thì ”Người ấy” là ai trong bao vây của ”tiếng đời xô động, tiếng hờn câm”?
B: T.T. KH. LÀ AI?
I. Sự liên quan giữa ”Người” và ”Người ấy” trong TBH của TT và “Người” với “Người ấy” trong bốn bài thơ của T.T. Kh (trích trong VNTNTCTT của Nguyễn Tấn Long, Nxb VH – 2000).
1. ”Nỗi đau ngày trước” : Cuộc tình của TT với người con gái tên Khánh (Kh): Có thật hay không?
a. Cuộc tình TT:
Tác giả: Thâm Tâm (TT), Trần Huyền Trân (THT), Nguyễn Bính (NB), Đinh Hùng (ĐH), Vũ Hoàng Chương (VHC), Hoài Thanh – Hoài Chân (HT – HC), Nguyễn Tấn Long (NTL), Nguyễn Đức Trọng (NĐT), Tôn Thảo Miên (TTM), Hà Bình Trị (HBT), Nguyễn Hữu Đảng (NHĐ), Trần Hữu Tá (THT), Mã Giang Lân (MGL), Trần Đình Sử (TĐS), Lê Tiến Dũng (LTD), Trần Đăng Xuyền (TĐX), Chu Văn Sơn (CVS), Vũ Quần Phương (VQP), Nguyễn Hưng Quốc (NHQ), Nguyễn Thạch Kiên (NTK), Trần Đình Thu (TĐT)…
Tác phẩm: Tống biệt hành (TBH), Hai sắc hoa Ti-Gôn(HSHTG), Bài thơ thứ nhất (BTTN), Bài thơ cuối cùng (BTCC), Đan áo cho chồng (ĐACC), Thi nhân Việt Nam (TNVN), Văn thi sĩ tiền chiến (VTSTC), Thi nhân Việt Nam hiện đại(TNVNHĐ), Việt Nam thi nhân tiền chiến (VNTNTC), Việt Nam thi nhân tiền chiến – toàn tập (VNTNTCTT), Về những kỷ niệm quê hương (VNKNQH)…
HUYỀN THOẠI HOA TI-GÔN – PHẦN I.
Đời có những điều trắc trở. Tình yêu có những ngã rẽ bất ngờ. Như thế là có những tình ca cho cuộc tình ở lại, cuộc tình đã đi xa. Bản ”Tình xa” của Trịnh Công Sơn với ”Ngày tháng nào đã ra đi… cuộc tình nào đã ra khơi…” đã là ngã rẽ bất ngờ đệm đàn cho một thi khúc ”Tống biệt hành” (TBH). TBH của TT cùng ”Hai sắc hoa Ti-Gôn” (HSHTG) của T.T. Kh đã trở thành huyền thoại trong văn học Việt Nam.
Bút danh T.T. Kh có liên quan đến TT. Đề cập TT là nói đến TBH. Cũng vậy, khi ta nhắc đến HSHTG là nghĩ đến T.T. Kh. Vậy, TBH với HSHTG… có liên quan gì qua từ mang tính cách ám thị ”Người, Người ấy” trong những thi phẩm đặc biệt này?
THÂM TÂM – NGUYỄN TUẤN TRÌNH
(1917 – 1950)
A. THỜI ĐẠI – CON NGƯỜI VÀ THI PHẨM:
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) kết thúc, Pháp nằm trong danh sách nước thắng trận nhưng nợ Mỹ ngập đầu. Nợ sâu thì bấu nặng. Pháp phải dùng dự luật ”Khai thác thuộc địa” năm 1921 vào ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Cuộc khai thác này đã sản sinh ra tầng lớp tiểu tư sản, tư sản và làm phá sản giới thợ thủ công.
Nguyễn Tuấn Trình xuất thân từ gia đình tiểu tư sản mà bố là giáo viên. Cách mạng tháng Tám thành công, những chàng trai mới lớn không ”bỏ văn chương học võ biền” như Tú Xương mà cùng Chính Hữu “vác trăng vàng treo trên đầu súng”. Người Vệ quốc quân TT ấy đã một lần ra đi không hẹn ngày trở lại vào năm 1950 tại Cao Bằng lúc chiến dịch biên giới Thu – Đông bùng nổ…
TBH vượt qua mọi thời đại cùng tên tuổi của Thâm Tâm – Nguyễn Tuấn Trình đi vào lòng người và dòng thi ca Việt Nam có thêm một thi phẩm bất hủ.
I. TBH qua cách nhìn của các Giáo sư, Tiến sĩ và giới Nghiên cứu văn học:
1. TBH với Hoài Thanh – Hoài Chân (HT- HC) trong ”Thi nhân Việt Nam” (TNVN):
Cuốn TNVN được coi là cái ”nền” khi ai đó muốn tìm hiểu về những người thi nhân của thời xa xưa ấy. Vì xa xưa cho nên có những lời nhận xét cần được xem lại, những thi nhân cần được hiểu thêm để đánh giá, trả họ về đúng vị trí. Với những ”nhận xét, đánh giá” cần coi lại đó, giới nghiên cứu, phê bình, bình luận trong tay có ”cái roi ngựa” của Ts. Lê Tiến Dũng cũng không dám ”quất” vào dù chỉ là ”quất cho có”!
Với 67 từ vỏn vẹn, HT- HC dùng để giới thiệu thi phẩm TBH: “Thơ thất ngôn của ta bây giờ thực có khác thơ thất ngôn cổ phong. Nhưng trong bài thơ dưới đây lại thấy sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ. Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi, gân guốc. Không mềm mại, uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ. Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại” (sđd tr 275).
Nhận xét trên có nhiều từ ngữ cần bàn:
– “Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi, gân guốc. Không mềm mại, uyển chuyển”: Không hề có. Nhịp thơ vẫn êm đềm, uyển chuyển với: 2/3/2 (Đưa người/ ta không đưa/ qua sông… chuyển sang 2/2/3 Bóng chiều/ không thắm/ không vàng vọt), qua 2/2/3Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ) tới hết!
Bài thơ TBH ngược lại với cách nhận xét của HT – HC. Hầu hết các Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà Nghiên cứu lại xem đó như ”kim chỉ nam”, là ”cẩm nang” khi viết bài về TBH. Họ quên mất TBH sở dĩ gia nhập làng ”Thơ Mới” muộn màng nhưng lại có sức sống, tiếng vang là vì cái gì nếu không có giá trị hiện thực và hình tượng? Người ta cũng quên đi loại thơ tình cảm lấy nước mắt, xé lòng độc giả làm sao có cái giọng điệu ”rắn rỏi, gân guốc”!
Nhận xét này của HT – HC dùng cho những bài văn, thơ tuyên truyền, cổ động như bài ”Á tế á ca” của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh (Mười chính sách của Việt Minh, Bài ca dân cày, nông dân, binh lính, phụ nữ… Khuyên đồng bào mua báo Việt Nam độc lập…) thì chính xác hơn!
TBH đúng là thơ viết cho nhạc theo dòng trữ tình, nhẹ nhàng, sâu lắng chứ không phải hùng dũng như nhạc ra trận. Những nhạc sĩ phổ thơ TBH theo lời nhận xét của HT- HC làm bài thơ chuyển nhạc đượm “gân guốc”, “gấp, rắn rỏi”, “gắt” đều làm bài TBH “xuống cấp” hay được “nâng cấp”, chúng ta có thể nghe bản nhạc TBH qua nhạc sĩ gạo cội Trầm Tử Thiêng với dàn nhạc công tài ba và giọng ca loại một nhạc tiền chiến: Khánh Ly (vnthuquan.net/nhac) hay Thanh Trang phổ nhạc TBH (đổi rất nhiều từ) với giọng ca Quang Tuấn (khanhly.net/phoxua) thì sẽ đánh giá được ngay.
– HT- HC cho rằng TBH ”Vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại”. Nhận xét này cần thay lại từ ”thời đại” bằng ”thi phẩm” thành “vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thi phẩm”. Bởi lẽ, ”mây có cụm, gió có nguồn”. Thời đại lúc ấy đã quá rõ ràng: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) bùng nổ. Cuộc chiến với thời ly loạn có gì ”khó hiểu”! Thời buổi giao mùa Tây – Tàu lẫn lộn nên ông Đồ già của Vũ Đình Liên đang cô đơn trong thế giới cực kỳ thê thảm ”Giấy đỏ buồn không thấm. Mực động trong nghiên sầu”thì tầng lớp tiểu tư sản có sự chọn lựa nào khác hơn? Không vào quân đội như TT, Quang Dũng thì làm cánh chim lìa đàn như Nguyễn Bính, Vũ Trọng Cang…
Tôn Thảo Miên (TTM) trong “Từ điển tác giả, tác phẩm” (Nxb ĐHSP – 2004, tr 662) đã vận dụng câu cẩm nang này và lý giải cái “khó hiểu” của TBH: “Sự ‘khó hiểu’ đó phải chăng là sự giãi bày tâm trạng của một người có tình yêu thiên nhiên, đất nước, có niềm tin và tình cảm yêu mến đối với bạn bè, đối với những những chiến sĩ cách mạng phải hy sinh vì việc lớn, nhưng trong hoàn cảnh đất nước bị thống trị, ông không thể tự do bộc bạch tâm trạng mình”.
Trần Hữu Tá (THT) trong “Từ điển văn học – Bộ mới” (Nxb TG – 2004, tr 1641) lý giải tương tự: “‘Khó hiểu’ là vì trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân thống trị, nhân dân mất tự do nên nhà thơ không thể nói rõ tâm trạng thật: ‘lòng yêu nước sâu kín, tình cảm mến trọng những người chiến sĩ cách mạng đã từng bí mật đi về nương nấu tại gia đình ông và bị giặc bắt bớ tù đày’”.
Có khác gì bài viết học sinh được “gà” trong các cuộc thi nếu không nói “đạo ý tưởng”!
Trở lại TBH, HT – HC viết: ”nhưng bài thơ ấy làm sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ”. Nhận xét này làm cho các nhà nghiên cứu phải mở lại những trang sách thời Đường của Trung Quốc với những bài thơ cổ nổi tiếng theo thể ”Hành”: Từ Hành của Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị đến Hành của Việt Nam với Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Trần Tuấn Khải… Ðây là một ý hay.
Khi HT hạ bút: ”Thơ thất ngôn của ta bây giờ thực có khác thơ thất ngôn cổ phong” thì cũng nên xem lại. Thật ra, thơ thất ngôn cổ phong và thất ngôn ta không khác nhau gì mấy nếu nói về nghệ thuật (thể thơ 7 chữ). Nó cũng chẳng khác bao nhiêu về nội dung với những tính ước lệ, tượng trưng, điển tích… Có khác là khác ”chất Việt Nam” hiện đại hơn một thời gian nghìn năm trước đó cùng đề tài. Nếu thơ cổ thể chuộng cái ‘‘thực” thì thơ Việt Nam thời ly loạn thích cái ‘‘mộng’‘ dẫn tới chẳng bài nào giống bài nào dù cùng một đề tài ”Tống biệt” (Xem phần 16 nhà thơ Ðường và các nhà thơ Việt Nam với đề tài ”Tống biệt” sau).
Tuy nhiên lời nhận xét của HT – HC về TBH ”khó hiểu” về nội dung là không sai. Thi phẩm này vẫn khó hiểu cho đến muôn đời và những ai từng nghiên cứu về một thời đại trong thi ca vô cùng cám ơn về lời nhận xét trên. “Kính lão đắc thọ”, các Giáo sư, Tiến sĩ, những Nhà Nghiên cứu văn học không ngần ngại mang 67 từ nhận xét của HT – HC ”chặt khúc” ra rồi tùy theo khả năng mà truyền lại cho giáo viên, học sinh và độc giả với mức độ thành công khác nhau.
2. TBH với Lê Tiến Dũng (LTD) trong“Giờ văn ngoài lớp” – Nxb Trẻ:
Bài viết này, tác giả sau khi phân tích xong đã nhận định:”Chỉ một Tống biệt hành cũng đủ để đóng dấu tên tuổi ông vào thi ca một thời”. Nói như vậy, thời chúng ta, TBH có còn giá trị là một bài thơ hay nữa không? Tất nhiên, không phủ nhận LTD có những câu nhận xét đúng theo thi phẩm với cách hiểu phổ thông, học đường: ”Bài thơ tống biệt có kẻ ở người đi. Người ở mà lòng xao xuyến tái tê, kẻ đi cũng đau đớn trĩu lòng”.
Với lời người ra đi, LTD viết: ”Nhưng dù sao người ra đi vẫn quyết chí lên đường để thực hiện chí lớn của mình chứ chất định không chịu ở trong cảnh ngột ngạt tù túng. Cái chí quyết tống biệt ấy làm cho bài thơ thật giàu chất lãng mạn.” Cái ”giàu chất lãng mạn” phải là cái ướt át của thơ ca có mây, có nắng, có gió, có bình minh, có chiều tà, có mùa gọi mùa qua từng lời bỡ ngỡ… thì làm sao mà ”gân guốc, rắn rỏi” như HT – HC nói hay ”trầm hùng, bi tráng” như LTD bảo?
Người đọc thật sự ngỡ ngàng khi phải xoáy sâu vào cái ”chí lớn”, cái ”ngột ngạt tù túng” chưa có căn cứ, chưa thật rõ ràng để trả lời câu hỏi ”ngột ngạt, tù túng” vì cái gì? Xã hội hay thời đại hoặc chế độ mang lại? Bởi vì, nhân vật ra đi trong TBH của TT cũng như Dũng trong ”Đoạn tuyệt” của Nhất Linh chẳng biết định hướng con tàu mình đi đâu, về đâu? Cái chí ”quyết tống biệt” mơ hồ ấy có phải là ý thật của bài thơ có nhiều đối lập, nhiều sự dằn vặt buốt người này? Tống biệt cái gì? Ðưa tiễn ai? Ai là người đi? Người nào là kẻ tiễn? Tống biệt là tiễn đưa. Quyết tống biệt là quyết tiễn đưa. Nếu nói ”bài thơ tống biệt có kẻ ở người đi”, chẳng lẽ người đi đủ quyền ngược đời “quyết tống biệt (tiễn đưa) người ở”? Ngược lại, người ở sao lại ”quyết tống biệt người đi?”. Vậy thì LTD đã có chỉ ra ý chính ”quyết tống biệt” của toàn bài rất xác đáng nhưng lý giải người nào là chủ thể quyết định sự ”tống biệt” và ”tống biệt cái gì” thì chưa.
3. TBH với Mã Giang Lân (MGL) trong ”Tuyển tập 450 đề và bài văn’‘ – Nxb ĐN:
Tác giả dẫn giải hai nhà thơ đời Đường: Thi Tiên Lý Bạch, Thi Thánh Đỗ Phủ để nêu bật hai đối lập về trường phái lãng mạn và hiện thực nhưng cùng TBH có cái xa xưa buồn với chiều tà, dòng sông, hình ảnh người đi, kẻ tiễn trong TBH đều được hầu hết những tác giả có bài viết về nó liên tưởng đến một điển tích quen thuộc mà MGL chưa nói rõ hơn nguồn tích ở trong bài: Đó là hình ảnh tráng sĩ Kinh Kha được thái tử Đan, người nước Yên đưa tiễn (đi thích khách tên bạo chúa Tần Thủy Hoàng) bên bờ Dịch Thủy. Kinh Kha đã hát hai câu thơ trong tiếng sáo não lòng của Cao Tiệm Ly:
Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn,
Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.
Bản của Đàm Giang (geocities.com):
Phong tiêu tiêu hề dịch thủy hàn
Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục phản
dịch nghĩa:
Gió hiu hiu nước sông Dịch lạnh
Tráng sĩ một đi không trở về.
“Bất phục hoàn” hay “Bất phục phản” trong “Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản” (Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu) nghĩa như nhau. Bản dịch của Nhữ Thành (vnthuquan.net): “Gió hiu hắt, chừ Dịch Thủy lạnh ghê. Tráng sĩ ra đi chừ không bao giờ về“). Nếu tác giả bài viết trên đã đưa điển tích này vào thì cũng nên cung cấp cho nghiên cứu sinh, sinh viên, học sinh những bài thơ có liên quan về điển tích Kinh Kha (“Thích khách liệt truyện” – “Sử ký Tư Mã Thiên“, Nhữ Thành dịch, Nxb VH – 1988). Đó là bài thơ “Dịch thủy tống biệt” chỉ 4 câu của Lạc Tân Vương, “Bài ca sông Dịch” 57 câu của Vũ Hoàng Chương, “Tráng sĩ hành” 36 câu của Á Nam Trần Tuấn Khải cùng đề tài. Đặc biệt trong “Bắc hành tạp lục” phần 3 của Nguyễn Du có bài “Kinh Kha cố lý” (Làng cũ của Kinh Kha) 28 câu có dẫn nguyên câu “Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn” như trên. Cũng vì mắc vào lý giải cho được cái lý do Kinh Kha ”ra đi” của ”ly khách”trong TBH mà MGL đã cho qua cái chất buốt lòng của người ra đi, quên mất cái phần sắc màu lãng mạn cần phải có của thi ca mà LTD có đề cập. Bởi cảm nhận chủ quan chưa chín nên MGL sa vào sự áp đặt đáng tiếc. Tác giả viết: ”Đến lúc biết được đường lối cứu nước của Việt Minh thì Thâm Tâm đã bày tỏ lòng mình với người ra đi vì việc lớn” !! MGL còn khẳng định đó là người chiến sĩ ra đi vì ”việc lớn” qua từ ”ly khách”!! Thật ra, thi phẩm TBH tính luôn cả đoạn cuối bị cắt bỏ có 26 câu thì đâu có từ nào ẩn ý ”chiến sĩ”hay ”Việt Minh” gì?
Phân tích, bình thơ, dĩ nhiên, tác giả có quyền liên tưởng, suy diễn. Sự suy diễn, suy đoán phải dựa trên sự cảm thụ sâu sắc, thông cảm, rung động thật sự để mạch cảm xúc đi vào lòng người đọc qua ngòi bút của mình. Sự suy diễn này cũng không nhất thiết phải giống người khác. Có như vậy, chúng ta nhận được tác dụng tốt cả ba chiều: Tác giả viết – Người sáng tác – Độc giả. Ngược lại, nếu ta sa vào áp đặt, dù mang tính chất vô tư hay lấy lòng đều phản tác dụng nếu không bị coi là ”non tay nghề” hoặc chưa đủ ”công lực”.
Tác giả TBH sẽ buồn lòng khi người bình, phân tích suy diễn hai người chị trong thi phẩm ”Một chị, hai chị cùng như sen” thành những người chị xác xơ, tiều tụy như sen cuối hạ, ”đã khuyên em nhiều, đã khóc nhiều để đến lúc chia tay, các chị cũng chỉ còn vài giọt lệ sót của ly biệt” như một sự áp đặt, diễn xuôi thê thảm các nhân vật mà tác giả hết lòng thương yêu như trong văn bản đã nêu nhưng người đời chưa kịp cảm nhận và chia xẻ.
Càng đi vào cuối bài văn làm dùm cho học sinh luyện thi tú tài, đại học này, độc giả càng mơ hồ vì không hiểu nổi với những cái từ”nguyên âm mở, phụ âm vang” để chống lại ”sự bào mòn của câu chữ quen tay” mà MGL dùng. Nên nhớ thi phẩm này có nhiều dị bản. Nếu bám chặt quá vào ngữ pháp thì phải nên so sánh, đối chiếu và nêu cho được tại sao mình chọn từ này mà không chọn từ khác?
4. TBH với Trần Đình Sử (TĐS) trong ”Giảng văn chọn lọc VHVN” – Nxb ĐHQG, HN và trong ”Tuyển tập 450 đề và bài văn” Nxb ĐN:
Mở đầu, tác giả dùng lại từ của HT- HC để nhận xét TBH: ”Giọng thơ gân guốc, rắn rỏi”. Tuy nhiên, khi tác giả cho rằng “Bài thơ buồn nhưng không sụp xuống cũng như dứt khoát, dửng dưng mà không vô tình” thì nội dung bài thơ ca ngợi ”một người giã nhà ra đi theo chí lớn mà vẫn nặng lòng lưu luyến, bịn rịn với gia đình” là một ý sáng. Chỉ có điều, tác giả lý giải ”dửng dưng mà không vô tình”, đứng về mặt nghĩa từ là chưa chính xác lắm. ”Dửng dưng”: Tính từ có nghĩa là quay lưng, là lạnh nhạt như trong ”dửng dừng dưng”. Ví dụ: ”Dửng dừng dưng chẳng đoái hoài người ta” tức là ”vô tình, bạc nghĩa” rồi còn gì! Nó khác với sự dễ thương của từ ”vô tình” tính từ chỉ tính cách làm như chả cố ý. Ví dụ: ”Vô tình để gió hôn lên mắt” (nthh) hay ”Em qua đó vô tình mắc nợ” (Thùy Lam – VHTN – 2005). Vậy, từ ”vô tình” theo nghĩa ”bạc, nhạt, lạt” là mặt trái của từ ”có tình” nên không thể với ”dửng dưng” ngồi cùng một chiếu, đắp cùng một chăn. Hai tính từ chỉ cùng mức độ cùng một nghĩa có lý nào phủ định cho nhau bằng liên từ ”nhưng”. Ví dụ: Không thể nói”buồn nhưng không sầu” hay ”hạnh phúc nhưng không vui vẻ”. Làm gì có kẻ ”dửng dưng” mà ”có tình” bao giờ? (Nếu dùng trong cách chơi chữ thì hay quá như ”Quạ mà không đen. Mỹ mà không đẹp. Bông hồng mà không hồng. Mù mà không đui. Tóc bạc mà không trắng. Rắn mà không mềm…).
Từ chỗ đây, ta có thể suy ra: Có một con người đang buồn vì buộc lòng phải dửng dưng với một cái gì đó mà mình không muốn. Sự ”dửng dưng” đó là cái gì? Tác giả chưa nghĩ ra nên lại phải mượn nguồn tư duy khác cũng từ suy nghĩ của thực tiễn mà khắc họa nên hình tượng người ra đi. Lẽ ra, ta dùng từ ”hình ảnh” mới đúng.
Hình tượng thông qua ẩn dụ như sự tôn vinh một sự vật, con người có giá trị vĩnh cửu, mang vóc dáng một thời đại, mang ý nghĩa một chân lý, đại diện một tầng lớp người với những khát vọng tương lai.
Ví dụ như hình tượng người: Người chiến sĩ trong ”Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất đã đại diện cho lớp người dám hy sinh vì tổ quốc; hình tượng chị Dậu trong ”Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đại diện một lớp người bị áp bức đánh lại kẻ áp bức trong đơn độc; hình tượng Thúy Kiều trong ”Truyện Kiều” của Nguyễn Du là nạn nhân của một chế độ phong kiến đến hồi suy đồi; hình tượng AQ của Lỗ Tấn tiêu biểu cho chủ nghĩa tự mãn của lớp người thiếu tri thức. Hình tượng vật: Năm cầu vòng tượng trưng cho Olympic. Hình tượng cái cân biểu hiện công lý…
Về nhân vật trong TBH, ta chưa thể nói ”hình tượng ly khách” ngay cả! Muốn trở thành ”hình tượng”, trước hết, tác giả phải cho người đọc thấy được ”hình ảnh” ly khách trong bài thơ rồi từ đó nâng cao thành ”hình tượng” cho cả một thời đại.
Đi vào lĩnh vực nghiên cứu, phê bình, ta lại đụng chạm phần lý luận văn học cần phải vững vàng. Phê bình cần lý luận văn học như người viết cần cây bút. Mất cây bút, mười ngón tay có giỏi cũng chỉ được cái nhúng mực vẽ mười con… giun đất như Trạng Quỳnh trong giai thoại mà thôi!
Giáo sư Lê Ngọc Trà trong ”Văn học 12 tập 2” – Nxb GD có viết: ”Như vậy giữa điều tác giả nói ra và người đọc tiếp nhận không phải lúc nào cũng trùng hợp”. Ta cũng có thể hiểu rằng suy diễn áp đặt cho thi phẩm là vì mức cảm thụ văn học giữa người đọc về tác phẩm đã bị hạn chế trong ”cách cảm thụ văn học thứ hai” của Lê Ngọc Trà ”dẫn đến chỗ hiểu sai lệch hoặc làm nghèo nội dung của tác phẩm” dù cách đọc này ”đòi hỏi một trình độ cao hơn”.
Dựa trên lý lẽ đó, TĐS đã ứng dụng vào ”ly khách” trong TBH như thế nào? Tác giả cho đó là một ”người trượng phu” giống như Kinh Kha, như ”chàng tuổi trẻ” trong ”Chinh phụ ngâm”. Ngầm hiểu như thế là chưa đúng hẳn. Kinh Kha mang trong người một quyết tâm hành thích cho được Tần Thủy Hoàng. Đó là một chí lớn. Chàng tuổi trẻ trong ”Chinh phụ ngâm” ra sao? Hãy nghe Ðặng Trần Côn giới thiệu:
Lương nhân nhị thập Ngô môn hào
Đầu bút nghiên hề, sự cung đao.
Dục bả ”liên thành” hiến Minh thánh
Nguyện tương xích kiếm trảm thiên kiêu.
(Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt. Xếp bút nghiên theo việc đao cung. Thành liền mong kiến bệ rồng. Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời – Theo bản dịch của Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích). Chàng bỏ bút, cầm đao cung để đánh giặc. Đó cũng là một chí lớn. Còn ”ly khách” của TT có “chí nhớn” nào ở đây? Tác giả đã không đề cập, chỉ nói ”chí nhớn chưa về bàn tay không” nên ta cũng chỉ dựa theo văn bản mà ngôn ngữ đã có rồi tự nghĩ ra, lý giải ý của mình sao cho phù hợp dù biết rằng nhiều khi đi đúng ý tác giả cũng chưa chắc đã hay hơn hoặc dở hơn.
Cũng như các tác giả khác, TĐS đã cho hai chị của người ra đi là ”sen cuối mùa hạ” trong khi TT chỉ tả: ”Bây giờ mùa hạ sen nở nốt”! Sự tiễn đưa giữa người đi, kẻ ở giữa ”bổn phận gia đình và lý tưởng”, tác giả bài viết có đưa ra được nhưng chưa thật sự lôi cuốn độc giả cho lắm nhưng ý này coi như là cái ”phao”. Cái phao này có thể nói là một cách nhìn thông cảm của người viết ”Ly khách đã ra đi trong tình cảm luyến tiếc sâu sa”. Tuy nhiên, TĐS vác ”người trượng phu” vời vợi vào đây làm cho ”ly khách” bé nhỏ kia”gân guốc, rắn rỏi” lên một cách khiên cưỡng làm sao mà phù hợp với ”người ấy” trong đôi mắt ”đầy hoàng hôn” mà thi phẩm đã dựng lên?
Ly khách chỉ là người đi xa. Mức độ giữa những từ: Ðại trượng phu, Anh hùng, Tráng sĩ, Chinh phu thì Ly khách được xếp hạng… em út bởi chưa làm nên tích sự gì cho đời cả. Cho nên, không thể so sánh ”chí nhớn” với những bậc ”cha chú” để nói về hình ảnh ”ly khách”. Tác giả cũng chưa chỉ ra được vì sao người con trai kia cần phải chọn một trong hai là ”gia đình” hay ”lý tưởng”? Người cha ”trụ cột” gia đình đã ở đâu? Giả sử cách giải quyết ”tình nhà” và “lý tưởng” vẹn toàn mà thi phẩm có ẩn ý thì ta hãy chọn để thi phẩm thêm được một giá trị cao hơn giá trị đã có mà không phải dằn vặt ai hy sinh cho ai cả. Trên tinh thần này, TĐS có đi qua nhưng không dừng lại.
Tất nhiên, tác giả cũng cố gắng lèo lái người đọc đi từ hình thức nghệ thuật sang nội dung như lối phân tích truyền thống. (Thật ra, cách phân tích ấy cần xem lại vì chúng đi nghịch với cảm xúc) để ca ngợi TBH đã ”gieo vào lòng người một ý vị bâng khuâng, xốn xang”. Ta thấy rằng cái ”ý vị” đó chưa hẳn là vì luật bằng trắc như tác giả quan niệm mà vì nguồn cảm xúc tinh tế, dạt dào, tràn trề của TT mang vào ngọn bút tạo thành những bức tranh ẩn dụ. Khả năng này không phải ai cũng giống nhau.
Hình ảnh Kinh Kha đã không cần thiết khi phân tích, bình luận thi phẩm này với một vài tác giả dưới đây:
5. TBH với Trần Đăng Xuyền (TĐX) trong ”Giảng văn Văn học Việt Nam” – Nxb GD:
Tác giả cũng như những người khác đều sử dụng ”cẩm nang” của HT – HC làm lời dẫn và cũng so sánh hơi thơ của TBH với hơi thơ cổ: ”Nói nhiều cái không để tô đậm, làm nổi bật lên một cái có thật là tâm trạng buồn tê tái của con người”. Nỗi ”buồn tê tái”này trong TBH là buồn tê tái của ai? Người đi hay người ở? Chàng hay nàng? Romeo nhớ Juliet hay Kiều ở lầu Ngưng Bích với ”Những nỗi lòng tê tái”? Chịu!
Như các bài viết khác, TĐX đã đi theo con đường này khi sử dụng “gân guốc, rắn rỏi”, với hai người chị thì ”tàn tạ như sen cuối hạ”.
Phân tích thơ như vậy là tập cho học sinh thuộc lòng bản cửu chương hai mà chẳng động não, tư duy để phát hiện điều gì mới mẻ trong tác phẩm. Có một điều ngạc nhiên là tác giả đã không đưa hình ảnh tráng sĩ Kinh Kha vào đây. Cố ý hay quên thật cũng là điều tốt vì đã nói mức độ lý tưởng của ”tráng sĩ”, chàng ”ly khách” kia còn xa mới với tới và sự ra đi không có mốc tới chẳng cần thiết phải vác hình ảnh Kinh Kha cao vời vợi vào làm gì!
Tiếng nói thầm mở đầu của TBH qua tác giả là ”cực tả tâm trạng xao xuyến buồn tê tái của lòng người lúc chia tay”. Dĩ nhiên học sinh (HS) sẽ nắm được các ý này để làm bài:
– So sánh TBH với thơ cổ để thấy sự nổi bật không lập lại khi TBH không dùng dòng sông chia ly như trong thơ cổ. (Ta có thể nói thêm: Dòng sông cũng còn có một nghĩa tượng trưng rất ngậm ngùi là sang ngang. Trong âm nhạc, điều này thể hiện rất rõ qua các ca khúc. Ví dụ như “Tôi đưa em sang sông”của Nhật Ngân và Y Vũ). – HS cũng sẽ thấy được cái ”chí lớn” của người ra đi, gạt bỏ hết mọi thứ với sự ”dửng dưng” mà trong đôi mắt u ẩn vẫn chất chứa nỗi sầu ly biệt.
– HS cũng hiểu được hai tâm trạng người đi, kẻ ở với điệu thơ ”rắn rỏi, gân guốc”.
– HS thương dùm hai chị ”tàn tạ như sen cuối hạ”!
(Quái lạ! Cánh mày râu, ai cũng đồng lòng cho phụ nữ khi chia ly đều ”tàn tạ” nhanh chóng. Ai cũng cho sen cuối hạ là sen lụi tàn mà quên rằng ”trong đầm gì đẹp bằng sen!”. Ý đẹp tuyệt vời này trong thi phẩm mà không ai nhìn nhận!? Trong đầm, sen dù đã tàn, chúng ta cũng hưởng thụ được dư vị thoang thoảng của hương vị tinh khiết này).
Thật ra, vấn đề đặt ra trong TBH: Ai đi? Ai ở? Ai đợi? Ai chờ? Đi đâu? Làm gì? Chí lớn? Chí nhỏ? Chị khuyên em trai cái gì? Ai thà? Ai coi ai thà? TĐX cũng như các tác giả khác vẫn đặt nặng và chưa vén được bức màn bí mật. Càng hỏi lắm thì càng có nhiều câu trả lời rối rắm. Thử nghĩ cần hay không cần cụ thể như thế khi phải đi cặn kẽ tìm vào những sự vật, sự việc mà nhiều khi chỉ là sự hư cấu của tác giả? TĐX thấy được ”nỗi buồn” nhưng lại chưa nêu ra được vì sao ngoài sự buồn vì chia tay gia đình. Tâm lý nhân vật trong TBH đã ẩn sâu trong 2 ý “ngươi buồn chiều hôm trước” và “ngươi buồn sáng hôm nay”. Thời gian này không thể chỉ coi như thời gian hôm nay và ngày mai mà phải coi nó như thời gian của quá khứ và hiện tại. Dứt bỏ được nỗi buồn trong quá khứ, “ly khách” mới có thế có “chí nhớn”. Vậy, nỗi buồn quá khứ là nỗi buồn nào? Không lý giải, chẳng giải quyết được, chúng ta chẳng thể nào giải mã “ly khách” (một giã gia đình) là người hôm nay và “người ấy” (một giã gia đình, một dửng dưng) là ngày hôm qua trong TBH. Trong trò chơi đố chữ: Tìm không ra nghĩa thì người chơi buộc phải “mua nguyên âm”. Trong TBH, tìm chưa ra ẩn số, chúng ta phải “níu áo”: Thời đại và tác giả.
Nếu chia tay với gia đình, người tiễn phải là người trong gia đình chứ sao lại có ”tác giả” tiễn đưa “ly khách” trong gia đình kia đi? “Người ấy” là “ly khách”? Tác giả viết dùm cho tâm sự người bạn mình chăng? Tác giả thi phẩm TBH có phải là người trong gia đình không?
Các ngòi viết phân tích, bình luận trên vì đi theo cách bổ dọc từng đoạn nên tạo ra sự nhập nhằng giữa người tiễn và người đi. Vấn đề nan giải ấy sẽ còn mãi nếu ta cứ đi theo từng đoạn mà phân tích bởi ý đoạn này sẽ nối tiếp ý cho những đoạn, câu khác trong bài mà đôi khi trùng nhau về câu nhưng lại khác ý. Có khi đang xem xét ở đoạn này lại phải mượn câu đoạn khác minh họa. Đó là điểm đặc biệt “khó hiểu” nhất của thi phẩm TBH.
Dưới đây là bài viết đi hướng chẻ đoạn:
6. TBH với Nguyễn Hưng Quốc (NHQ) (vhvn.com):
Toàn bộ bài bình thật ngắn gọn khi tác giả chỉ trích ngang, minh họa. Tuy nhiên, tác giả có vài chỗ nêu những ý sắc nét nhất là gần cuối bài. Tác giả cũng đồng ý như những người khác cho TBH ”Có lẽ là một trong những bài thơ hay nhất của thời 30 – 45”. Thật ra, TBH nên được xếp vào danh sách những bài thơ hay nhất cả mai sau.
Thơ hay là thơ của muôn đời chứ không phải bị hạn hẹp bởi bốn bức tường của một giai đoạn. Những bài thơ hay chỉ có thể lớn theo cùng năm tháng, chạy song đôi với thời gian. Chúng không bị cô lập bởi phạm vi tư tưởng của một thời đại.
Muốn đưa TBH vào danh sách ”top” chỉ còn chờ người chạy tiếp sức bước cuối cùng: Đó là công sức của những nhà nghiên cứu, phê bình văn học thực sự.
NHQ đã cho rằng trong TBH có ”hai lời độc thoại của một người đi, một người tiễn” nhưng cũng không biết họ là ai? Hiện nay, những bài viết về TBH mới chỉ ”lượn tròn, lượn khéo” như bướm lượn vườn hoa chưa tìm ra cái ”nhụy”. Đấy mới là ”chút khó hiểu”của thi phẩm chứ không phải ”chút khó hiểu của thời đại’‘ như HT – HC đã nhận định.
Cái ý mới của NHQ là đưa ra thêm một ”người yêu” đưa tiễn:”Chị em và người yêu lưu luyến như thế ấy chẳng lẽ đành tâm ra đi?” nhưng chưa chỉ ra được, dẫn giải đâu là hình ảnh người yêu? Rõ ràng, những tác giả dù có trình độ, có sự cảm thụ văn học nhưng khả năng tìm cho ra cái “lõi” của TBH đến nay họ đều chưa có chìa khóa. Điều này chưa hẳn là họ non tay mà chính vì tác giả TBH khéo lẩn núp dưới nhiều lớp ”ngụy trang”, dưới nhiều sắc áo: Mẹ, chị, em, bạn bè… để giấu đi hình bóng ”người ấy” suốt sáu, bảy chục năm qua. Có một điều chắc chắn là vì muốn cho thi phẩm được thương yêu này có thêm giá trị tống biệt nên bài viết nào cũng cố gắng đi tìm nghĩa mới lạ mỗi người mỗi vẻ nhưng ”tư tưởng lớn” gặp nhau không ở con đường lạ mà lại ở con đường… trùng hợp như ta đã thấy ở trên.
NHQ có chút mới khi đưa bốn câu cuối bài thơ đã bị cắt bỏ khi đăng trong TNVN mà Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng dựa theo nguyên bản đăng trên ”Tiểu thuyết thứ bảy” (TTTB) năm 1940 phục hồi trong VNTNTC là một ý hay nhưng tác giả lại đồng ý sự cắt xén đó:
Mây thu đầu núi, gió lên trăng
Cơn lạnh chiều nao đổ bóng thầm.
Ly khách ven trời nghe muốn khóc
Tiếng Đời xô động, tiếng hờn câm.
Tác giả nêu lý do cắt bỏ bốn câu cuối vì: ”lạc điệu, lạc thi pháp, lạc giọng, lạc tứ…” đã ”xóa tan hình ảnh nghênh ngang, hào sảng… Biết cường điệu mà vẫn thấy đẹp”, biến ”ly khách thành nhỏ nhoi, thảm thương” qua hình ảnh ”ven trời nghe muốn khóc”.Cho nên, tác giả đồng tình với TT hay HT- HC: ”Cho dù do ai, sự cắt bỏ ấy cũng rất tài tình”.
Tài tình hay không thì sự tự tiện cắt bỏ một văn bản cho theo ý mình là một sai phạm văn học nên tránh. Nếu bốn mùa là của cuộc đời thì văn học không của riêng ai. Cũng có thể vì quan niệm cắt bỏ văn học như bác sĩ cắt bỏ… ruột thừa nên Nguyễn Tấn Long (không còn có Nguyễn Hữu Trọng đứng liên danh nữa) trong cuốn “Việt Nam thi nhân tiền chiến toàn tập” (VNTNTCTT) tái bản có sửa chữa (Nxb VH – 2000) đã cắt đứt đuôi con nòng nọc 4 câu cuối của TBH! Điều đó quả không nên đối với sự nghiêm túc, công bằng của người làm văn học với công việc biên tập. Nếu nói thơ “dở”, thơ “dỏm” mà cắt thì hầu như nền thi ca Việt Nam hiện nay, khi đưa vào máy cắt, sẽ chẳng có bài thơ nào tồn tại. Nếu có, chúng cũng không còn nguyên vẹn hình hài cho một bài nào!
Chính vì quan niệm ”cắt bỏ tài tình” ấy đã đẻ ra nhiều văn bản bị tự tiện sửa đổi từ câu đến ý. Thành ra, nếu chúng ta cứ phân tích, bình luận theo nghệ thuật với những biện pháp tu từ thì cần thận trọng: Thi phẩm TBH qua những sao chép không được cân nhắc nên đã có nhiều từ bị đổi ngay cả dấu câu, ngôn từ địa phương… cũng chẳng biết đâu là nguyên bản ngoài cuốn TNVN của HT – HC hay VNTNTCTT của Nguyễn Tấn Long là cũ nhất. Chẳng trách gì người bình, phân tích lắm lúc đi lệch lạc, đôi khi sa vào phần phụ diễn áp đặt thái quá! Nếu người phụ diễn khá vững vàng về phong cách viết (khả năng cầm bút), giải quyết vấn đề tác phẩm (khả năng rung động) thì mang lại cho đọc giả những cơn mưa mùa hạ, bằng không chỉ mang lại nắng cạn của ngày đông.
Tác giả thứ hai đi theo cách bổ dọc:
7. TBH với Chu Văn Sơn (CVS) trong ”Phân tích, Bình giảng tác phẩm Văn học 11” Nxb GD:
CVS đã mang lại cho người đọc ”nắng cạn mùa đông” hay ”cơn mưa mùa hạ” khi phân tích thi phẩm TBH?
Tác giả có chú trọng vào trình độ học sinh nghĩa là cố gắng viết ở dạng dễ đọc đối với học sinh trung học nhưng không sa vào chủ nghĩa sơ sài: Viết cho xong. Viết cho có. Viết lấy lệ. Tác giả lướt qua con đường phân tích sáo mòn để cố gắng rút lại cho thi phẩm khá nhiều ”khó hiểu” này một điểm sáng chọn lọc. Đó cũng chính là sự tôn trọng độc giả, hướng họ nhìn nhận, cảm thụ, hiểu tác phẩm với cách mới nhất mặc dù trong cách này vẫn còn đôi chỗ giữ nguyên ý cũ giống các bài trước. Bài thơ nào cũng có chỗ hay, chỗ chưa hay. TBH có bốn câu đầu hay nhất mà CVS đã chỉ ra được so với các bài khác khen chung.
Phân tích tác phẩm phải đưa tác phẩm về nguyên bản của nó. CVS và NHQ đã đưa vào bốn câu cuối bị cắt bỏ nhưng cả hai đều không giống nhau mà chưa biết bản nào đúng hơn vì các tác giả đưa 4 câu cuối của TBH vào mà không chỉ rõ nguồn. Nếu chúng ta cứ nói trích từ TTTB để làm vé qua cửa sân bay văn học thì nguồn này không tồn tại, vé này không có giá trị thời hạn.
4 câu cuối của TBH trong bài của CVS:
Hơi thu đầu núi giá lên trăng
Cơn lạnh chiều nao đổ bóng thầm.
Buồn ở lưng trời nghe đã lại
Tiếng đời xô động, tiếng hờn câm.
(Xem phần TBH với nhiều bản sao khác nhau phần gần C ). Không hiểu CVS lấy 4 câu này từ văn bản nào?
Đưa tác phẩm trở về nguyên vẹn của nó để tác phẩm biểu hiện được ”tầm khái quát, sự sâu sắc và tính chân thật” như Gs. Lê Ngọc Trà nhận định, CVS tránh không lặp lại từ ”gân guốc, rắn rỏi” mà các bài viết trên đều sử dụng. Phần vào đề của CVS rõ ràng, hấp dẫn khi nhắc đến Thôi Hiệu để dẫn đến TT. Có thể mượn lời nhận định của Gs. Lê Ngọc Trà để nói về TBH như sau: ”Tác phẩm văn học luôn sống động nhờ sự tiếp sức của bạn đọc”. Thật như thế, bài viết, bài sáng tác chỉ mới là khởi đầu của một cuộc chạy tiếp sức. Người bình, phân tích và bạn đọc chính là những người đưa tác phẩm đến cửa đường đua. CVS đang ở gần cuối con đường chạy đó?
Cũng giống như những tác giả viết về TBH khác lấy câu cuối của HT – HC: TBH có ”đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại” nhưng lại khác ở chỗ CVS dùng để lý giải cái khó hiểu của bài thơ từ nhiều năm nay qua dẫn chứng: ”Báo giáo dục, thời đại và Báo văn nghệ 92, 93 tranh luận” nhưng chưa đi đến đâu và thi phẩm vẫn ”Cứ gây khó hiểu cho thời đại này”.
Đi vào trả lời câu thắc mắc trên, CVS bám vào từ ”ly khách”nhưng không phải là người ”chiến sĩ” như MGL cũng chẳng nhất thiết là người “chinh phu” như TĐS so sánh mà chủ yếu là giá trị ”nội dung thẩm mỹ của hình tượng ly khách”.
Phân tích tác phẩm là tìm ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Bình một tác phẩm là xem xét sự tìm tòi đó, phát hiện đó có đúng hay không? Cái hay, cái đẹp lại nằm trong những hình ảnh, hình tượng và lẩn trốn chung quanh từ ngữ, câu chữ với những mâu thuẫn, những nghịch cảnh… đòi hỏi người phân tích phải có một bản lĩnh. Trong khi đó, cái đúng sai nằm trong văn bản đòi hỏi sự chính xác và người bình phải có một bộ óc phán đoán sáng suốt, tinh tế mới không bị hình tượng đánh lừa.
CVS có bị sự kiện trong TBH đánh lừa không? Tác giả không phủ định ý kiến người khác vì cho rằng: ”Sự kiện đi vào hồn tác giả để trở thành hình tượng phải qua nhiều ‘bộ lọc’ lắm: nào cảm quan riêng, nào khuôn mẫu riêng, nào chất liệu riêng’‘. Cho nên, khi MGL khư khư khẳng định ”người ra đi” là người ”chiến sĩ” biết ”đường lối cứu nước của VM” thì CVS đồng ý ”người ra đi” là một nam nhi mang chí lớn với LTD nên khó chấp nhận một ”chiến sĩ” từ đâu lù lù chạy vô thi phẩm ”Bởi trong bài thơ, không có bất cứ chi tiết nào đủ làm căn cứ khẳng định đây là chiến sĩ cách mạng”. Nhưng hình ảnh nam nhi trong TBH chưa có mang chí lớn nào hết dù ta có cố gắng mổ xẻ TBH thì kết quả cũng là con số 0. Vì thế mà trong bài viết, CVS cho ”người ra đi” chỉ là một người bình thường đang có một mái nhà ấm êm thì phải ra đi với mục đích ”Đi đâu? Đi để làm gì?” vẫn còn bỏ ngỏ. Khả năng phân tích của tác giả giữa sự giằng co ”tình và chí”, giữa ”bổn phận và khát vọng” giữa sự tương phản bề ngoài, bề trong thật sâu sắc mà các bài viết khác chỉ dừng lại bên ngoài với cái vẻ ”dửng dưng nhưng không vô tình” mà thôi. Sự dằn xéo giữa ”bổn phận và tình nhà” được tác giả phân tích sâu sắc hơn TĐS. Con hơn cha, trò hơn thầy là điều đáng mừng!
Tác phẩm, bản thân nó là một công trình thì người hiểu được nó lại là một công trình vĩ đại hơn. Nó giống như một bản nhạc hay nhờ chất giọng ca sĩ hát hay, hát đúng với sự phối hợp đầy công sức của ban nhạc. Một kịch bản hay cũng nhờ đạo diễn, diễn viên. Riêng đối với thơ, người làm, người bình phải có sự rung động với trái tim yêu thương tha thiết và sự đồng cảm thật tình. Không đứng trên cái nền tảng ấy, bài thơ nhạt nhẽo, mất hương vị còn bài viết lệch lạc nội dung như con chim bay vô hướng!
Hướng đi của CVS là đưa người đọc, nhất là các em học sinh hiểu thấu được: Người đi là người con trai duy nhất trong nhà đang phải dằn lòng để buổi tống biệt không ngập tràn nước mắt của mẹ của chị của em. Người hiểu lòng anh không ai xa lạ chính là tác giả. Hóa ra, người đi dứt áo, người trong lòng rưng rưng cũng chính là… tác giả!
Tri kỷ là ở chỗ đó. Chuyện đi ở lắm điều phải bàn. Nếu cuộc đời êm xuôi, ta không có ”Tấn trò đời” của Bandăc (Honoré de Balzac). Nếu đời no ấm, ta không có ”Những người khốn khổ” của HuyGo (Victor Hugo). Nếu tình yêu phẳng lặng, ta không có”Romeo-Juliet” của Sechpia (William Shakespeare) và chẳng bao giờ biết đến ”Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Cho nên, khi chiến tranh xảy ra, ở ngoài đời không thể không có “Cuộc chia ly màu đỏ” của Nguyễn Mỹ, cuộc chia tay trong “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn… Không có cuộc chia ly nào mà không có người tiễn thì trong thơ không thể có người tiễn mà thiếu người đi!
Nếu sự chia ly chỉ là ”lòng tiễn đưa lòng” trong TBH thì đây là điểm mấu chốt để dò lần ra ”Người ấy” trong TBH và ”Người ấy”trong HSHTG là một! Màn hé mở nhưng cũng đã khép lại trong hoàng hôn! CVS đã nhập vào thi phẩm mới bật ra: ‘‘Không nặng tình sao có thể buồn da diết đến vậy” và CVS cho rằng: ”Người thiếu cảm thông chỉ thấy bề ngoài, người tri kỷ thì cứ thấu từ gan ruột mà ra”. Bạn bè không thiếu, tri kỷ khó tìm là vậy. Người biết yêu ta thì chỉ mới là bạn ta mà người hiểu ta mới chính là tri kỷ của ta đó! “Tống biệt” người thân là sự chia ly đau đớn nhất nhưng ”Tống biệt” một tình yêu mới là sự chia ly xé lòng của bão biển, của trời nghiêng, đất lở, nước tụ, sóng dồi mới có ”tiếng sóng trong lòng”, mới có ”hoàng hôn trong mắt”! Vậy thì sao TT dùng hình ảnh đó để tiễn một người đàn ông như hầu hết các bài viết đã chắc như đinh đóng cột phán xét? Có chắc đó chỉ đơn giản là một người đàn ông trong văn bản không? Còn người ẩn hình trong cuộc chia ly đầy “sóng trong lòng”, ngập “hoàng hôn trong mắt” này ở đâu? Tới đây, mọi phân tích, bình bài TBH coi như bị đảo lộn. Nhưng dù cho nó bị đảo lộn thì cũng giống như dòng nhạc có nốt đảo phách bất ngờ. Chính cái bất ngờ đó, tác phẩm nói chung, TBH nói riêng càng tạo ra sức hấp dẫn lôi cuốn người ta nhảy vào dòng sông ”tống biệt” này để lặn, hụp và bơi trong dòng sông đắng cay da diết, buồn nhớ mênh mông này!
Trở lại sự tháo gỡ của CVS “Người ra đi là ai?” coi như đã rõ ràng: ”Hai người đàn ông, hai người bạn tri kỷ”. Họ chia ly trong hoàn cảnh đã nêu đầu bài với những dằn xé ”đầy ngang trái và ẩn khúc… tiêu biểu cho thời đại ấy, vừa có tính cách muôn thuở”. Đây cũng chỉ là suy đoán khó thuyết phục của CVS cũng như các tác giả khác. Với ”ngang trái, ẩn khúc”, những bài viết khác ngập ngừng với cách giải quyết ở đoạn cuối (thật ra là gần cuối thôi): “Thà coi… thà coi… thà coi…”.
Ai mới là người có cái quyền quyết định đó? Nếu là mẹ thì lòng mẹ bao la có đời nào không khi từ bỏ con mình chỉ vì nó ương bướng ra đi! Là chị? Nước mắt khóc em với ”dòng lệ sót” kia đâu phải là những giọt nước mắt từ bỏ em mình? Còn cô em gái càng không thể bỏ anh mình trong ”ánh mắt ngây thơ”! (Cô em gái ngây thơ đến mức tặng anh trai chiếc khăn tay – biểu hiện tình yêu? TT nào có ngốc đến thế?). Vậy chỉ còn người con, em, anh ra đi… hy sinh tình nhà mà thôi!?
CVS lý giải cho cái uẩn khúc trên: ”Hy sinh bổn phận tình nhà hay để tình nhà hy sinh mình? Cái nào cũng đau đớn dằn vặt cả.” vì ”Những lời nói như đã vỡ ra cùng nước mắt”.Thật ra, chỉ có người bỏ ra đi mới hy sinh tình nhà chứ không mắc mớ gì tình nhà hy sinh người ra đi! Bởi vì chủ thể gây ra hình ảnh “ly khách” chứ không do người nhà. Người làm người chịu không nói gì đây lại không làm, không gây, không tạo mà phải chịu gánh chung mới… đau ơi là đau!
Kết cục, CVS chốt lại: ”Mặc cảm lỗi đạo, bất hiếu là đỉnh điểm của tình cảm biệt ly ở đây” mới tạo ra ”một vẻ đẹp đầy uẩn khúc của ly khách”.
Cuộc đời đầy mâu thuẫn, thơ ca đầy uẩn khúc. Cái bất hạnh vẫn bên cạnh cái may mắn nhỏ nhoi của hạnh phúc. Niềm vui chốc lát không át nỗi buồn đau hằng ngày. Bài viết hay vẫn đó đây có những chỗ lỗi từ, lỗi ý, lỗi câu… CVS không ngoại lệ.
Đoạn thơ đầu hay nhất của TBH qua ngòi bút phân tích của CVS đã trở thành đoạn phân tích khá nhất nếu so sánh với sáu cây bút trên. CVS nhìn thấy ở đó là sự tương xứng giữa hai cặp thơ với hai câu trên là nỗi lòng người tiễn, hai câu dưới dành cho tâm trạng người đi như LTD qua cách gieo vần bằng và hàng loạt từ ”ong…” mang âm hưởng xáo động của ”tiếng sóng”. Sự kiện hay chi tiết nội dung cũng như nghệ thuật tìm ra được nhưng muốn chiếm cảm tình độc giả hoặc chinh phục độc giả, người viết với tay nghề khác nhau sẽ dẫn dắt độc giả đồng tình khác nhau.
Thế nhưng khẩu khí “Ta – Người” có đúng là chỉ dành riêng cho ”hai người đàn ông”, “hai trang nam nhi” như CVS, TĐS và LTD nói không? Cặp từ này từ lâu không còn độc quyền dành riêng cho giới mày râu nữa. Thử tìm trong lĩnh vực thơ ca Việt Nam, chúng ta thấy rõ cặp từ này được sử dụng cho cả hai tuyến nhân vật nam và nữ.
Tú Xương trong bài “Nhớ bạn phương trời”, đã dùng:
Ta nhớ người xa cách núi sông
Người xa xa lắm, nhớ ta không?
Sao đang vui vẻ ra buồn bã?
Vừa mới quen nhau đã lạ lùng!
Khi nhớ nhớ cùng trong mộng tưởng,
Nỗi riêng riêng cả đến tình chung.
Tương tư lọ phải là mưa gió,
Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng.
Nếu nói là viết cho người bạn sao lại dùng hai chữ “nhớ, tình chung, cùng mộng tưởng, tương tư“. Tú Xương đồng tình luyến ái ư?
Mỹ Lê (quantho.net) trong chùm thơ “Không đề”:
Người ơi! Người ơi!
“Người qua bên ấy sao mà lạnh
Nhịp bước ta về, lạnh mấy mươi!”
Từng giọt mưa xuân rơi lất phất…
Đất trời nhỏ lệ tiễn chân em.
Sân bay chen chúc người qua lại
Mà bóng người xưa biết đâu tìm?
Những lời thơ này mà dùng cho “đực rựa” hay sao chứ?
Với TBH, thử đọc lại: “Đưa người, ta không đưa qua sông”. Nếu không sử dụng từ ‘‘ta” vào đây thì cũng không làm sao bỏ từ Anh, Em … vào được cả. Chỉ có khả năng từ ‘‘tôi’‘ có quyền thay thế nhưng nếu như thế thì từ ”tôi” kia giết mất cái ”ngang tàng”, cái ”khẩu khí” miệng nói lớn mà nội tâm đau đớn của người ra đi! Sự chọn lựa này của TT qua phân tích của CVS là một phát hiện. Từ”người” không viết hoa nhưng ta cũng hiểu rằng TT cố không làm ra đặc biệt nhưng chính vì thế mới giấu đi một người đặc biệt đó thôi!
Ngôn ngữ văn học bao giờ cũng đưa ta đến với những bất ngờ không báo trước. Cặp tương phản trong bốn câu đầu giữa người với cảnh, giữa bề ngoài, bề trong theo lý giải của CVS: ”làm cho nỗi buồn chia phôi” kia là từ ”trong ruột trong tim” trào ra ngoài át hết sự tác động của thiên nhiên ”bởi lòng người quyết định tất cả”. Biết là hay như thế nhưng CVS để rơi từ ”chọi” trong câu ”Thâm Tâm muốn chọi lại với người xưa” vào đây và cũng bất thình lình, đùng một cái… độc giả… ăn một cục đất (ăn… cục đá thì lổ máu đầu, chết chắc!) trước cái đã rồi mới đến những quan niệm cổ nhân nào đó hay cuộc đưa tiễn Kinh Kha nào đó trên bờ sông Dịch!! TT có muốn “chọi” ai đâu? Sự phân tích này đã đưa CVS lại gần TĐX.
Mặt khác, nếu đi sâu hơn một chút, để ý một chút về hai người chị mà TT đã nâng niu xây dựng trong thi phẩm, CVS sẽ không nỡ lòng cho rằng họ ”đã luống tuổi”! Cái ”luống tuổi” này làm sao đồng nhất với từ ”sen” mà TT dùng trong thi phẩm tuy rằng CVS đã khéo chọn từ đó đỡ hơn từ ”tàn tạ” mà các tác giả khác đã ”thảy” xuống cho hai người chị không thương tiếc!
Ta cần hiểu thêm: Sen thường nở vào mùa hạ. Người con gái đẹp nhất vào tuổi dậy thì nhưng quyến rũ nhất vẫn là ở tuổi cuối thời con gái. Sen vào ”mùa hạ sen nở nốt” có nghĩa là lúc sen tung cánh nở rực rỡ giữa đầm cũng đâu khác hơn hình ảnh hai người chị đang ở vào giai đoạn rực rỡ của thời con gái làm sao mà ”luống tuổi” như CVS bảo, làm sao mà ”tàn tạ” như MGL, TĐS, TĐX nói? Phân tích như thế là tàn nhẫn với những đóa Quỳnh mà cũng làm giảm đi sự nâng niu, trân trọng, tự hào, thương yêu tràn ngập của người em trước khi ra đi dành cho hai người chị.
Đó là điều ta cần thiết nghĩ đến TBH nằm trong giá trị nhân đạo.
Văn bản ngôn từ có hai chức năng cơ bản với lời văn tạo nên thế giới con người còn từ ngữ, hình tượng hiện dần qua trí tưởng tượng người đọc. Thế nhưng sự quan niệm, tưởng tượng của các nhà nghiên cứu TBH đã nghiêng về cánh đàn ông mày râu ra đi với oai phong lẫm liệt còn cánh phụ nữ ở lại thì chỉ ”tàn tạ như sen cuối hạ” lập tức. Thật ra, sen cuối hạ cũng đâu có xấu? Đã nói sự tiễn đưa ”không có sông” mà có ”tiếng sóng” thì sen cuối hạ sao không thể là sen đẹp? Trên phương diện tư tưởng này LTD, NHQ có phần dè dặt hơn nên cho qua. Giá trị thực sự của một tác phẩm chỉ có khi nào nó được trở về nguyên bản của nó. Cuối chặng đường này, CVS đã cùng NHQ đưa bốn câu cuối đã bị cắt vào. NHQ đồng ý với sự cắt xén đó nhưng CVS cho rằng “Hình như đây mới là điểm dừng của lời thơ, đây mới là cái kết mà bài thơ cần phải tìm đến!” nhưng chưa lý giải rõ tại sao? Cổ nhân có nói: ”Con người đứng giữa hai dòng nước, chọn một dòng hay để nước cuốn trôi?”. Giải quyết vấn đề, chúng ta phải có một thái độ dứt khoát. Con nhện có quyền giăng tơ lơ lửng nhưng con thuyền không thể dừng ở giữa dòng. Trên thế giới chính trị, thái độ trung lập có ở nhiều nước nhưng trong văn học, người làm công việc nghiên cứu, phê bình phải chọn cho mình một lập trường dứt khoát: Đúng hay không đúng? Nên hay không nên? Theo hay không theo?… và bắt buộc phải đưa vào hệ thống lý luận văn học để lý giải: Tại sao?
Cũng như những tác giả khác, CVS khẳnh định người đi, người tiễn là hai người đàn ông với những người trong gia đình như mẹ, chị, em của người bạn ấy cùng đưa tiễn? Những nhân vật này có trong văn bản nhưng ngôn ngữ thơ đã hướng cuộc chia tay đi theo ngã khác với một mức độ tình cảm lên cực điểm mà cuộc chia tay giữa hai người đàn ông bình thường không thể có được sắc thái biểu cảm đó. CVS đã chọn như thế nào khi đi vào phân tích 4 câu đầu và ba câu dưới đây:
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.
CVS cho quyền người đọc hiểu theo hai cách: ”người thân khẩn cầu người nhà” và ”người đi hy sinh bổn phận”. Có nghĩa rằng tác giả vẫn còn lơ lửng nhưng cái ”gỡ gạc” là CVS đã mở cho độc giả một hướng đi tự mình chọn lựa với cái câu rất ý nghĩa: ”bài thơ chất chứa những uẩn khúc trái ngang này vẫn rất cần những tri âm”. Điều này có nghĩa: Những khám phá, những hiểu biết về TBH chưa có thể kết thúc. Đó là động lực lớn cho những ai muốn viết tiếp khúc nhạc tống biệt ngậm ngùi này.
II. ”Tống biệt hành”: Những vấn đề đã được các nhà nghiên cứu giải quyết và những tồn động ”khó hiểu”
Ta có thể xem xét những vấn đề nào đã được các nhà nghiên cứu, phê bình giải quyết? Phần nào còn tồn động? Giá trị nào được hiểu giống, khác nhau?
1. Những vấn đề đã giải quyết (theo các Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà Nghiên cứu):
a. Về nội dung :
– Ðó là bài thơ hay, độc đáo của sự chia ly dù không phải là đề tài mới.
– Là bài thơ đưa tiễn: Có người đi, người tiễn. Có người đi và người ở lại (mẹ, chị, em ).
– Người tiễn là tác giả (ta) với người bạn (ly khách). Họ là hai người đàn ông.
– Giữa người đi và người tiễn đều mang tâm trạng buồn thương. Giữa người đi, kẻ ở đều có những mâu thuẫn, dằn vặt đau lòng (dửng dưng nhưng không vô tình).
– Người đi có ”chí lớn” nên quyết lòng dứt áo ra đi.
– ”Sen nở nốt” trong thi phẩm được hiểu như hình ảnh hai người chị ”tàn tạ như sen cuối hạ” ,”luống tuổi”.
– Ðoạn thơ ”Mẹ thà coi như … hơi rượu say” là một “sự hy sinh”.
b. Về nghệ thuật:
– Thống nhất với thể ”Hành” trong TBH: Một lối thơ cổ của Trung Quốc (TBH được viết theo cấu trúc thơ thất ngôn Ðường luật nhưng ngắt câu tự do).
– Ðoạn thơ đầu gợi lên hơi thơ cổ là đoạn được phân tích, bình nhiều nhất với ”tiếng sóng”, “hoàng hôn”, ”bóng chiều” hay dựng lại hình ảnh Kinh Kha trên sông Dịch hoặc hình ảnh người trượng phu với chí khí nam nhi.
– Các biện pháp tu từ trong TBH được khai thác triệt để (câu hỏi tu từ: Sao nghe? Sao đầy? Khẩu khí ”Ta – Người”, điệp từ ”thà coi như…”).
– Cách gieo vần “ong”… góp phần làm bài thơ mang sắc thái thơ cổ nhưng mới mẻ về sự cách tân.
2. Những vấn đề tồn động đang còn nghi vấn:
a. Về nội dung:
– Hình ảnh ”người ra đi” là ai?” Có bốn ý kiến:
* Ðó là hình ảnh một người đàn ông, một trang nam nhi, một đại trượng phu kiểu Kinh Kha tráng sĩ (LTD, TÐS, TÐX, CVS).
* Hình ảnh một chiến sĩ cách mạng (MGL).
* Chỉ là một ”ly khách” (NHQ).
* Không nói gì (HT – HC).
– Hình ảnh ”tiếng sóng trong lòng”, ”hoàng hôn trong mắt” ai? Có hai ý kiến:
* Của người tiễn (Trừ CVS).
* Câu trước của người tiễn, câu sau của người ra đi (CVS).
– ”Người ấy” là ai ? Chỉ có TÐS đi sâu vào ”Người ấy” để khai thác, phân biệt với ”người này” (có chí khí hay không có chí khí).
– Hình ảnh ”sen” có ba ý kiến :
* Hai người chị tàn tạ (TÐS, MGL, TÐX).
* Hai người chị luống tuổi (CVS).
* Không nói tới (NHQ, LTD, HT – HC).
– Hình ảnh ”em nhỏ” và ”chiếc khăn tay”. Có hai ý kiến:
* Chỉ là người em gái (trừ NHQ).
* Là người yêu (NHQ).
– ”Mẹ thà … hơi rượu say” (tức đoạn cuối – khi cắt xén). Có ba ý kiến:
* Người ra đi dứt áo (LTD, TÐS, MGL).
* Ðứng giữa uẩn khúc, dằn vặt (CVS, TÐX).
* Không đề cập (NHQ).
b. Về nghệ thuật: Có hai cách chia tạm thời như sau:
– Phân tích theo cách bổ ngang nghĩa là theo thứ tự từng đoạn (trừ CVS).
– Phân tích theo cách bổ dọc nghĩa là theo ý, không theo thứ tự từng đoạn. (CVS).
CÁCH CHIA BỐ CỤC GIỐNG VÀ KHÁC + Cách phân tích ngang:
Với Lê Tiến Dũng: Chia hai đoạn như bản HT – HC đã chia (không rõ bản gốc, TT có phân chia như vậy không?).
– Mười câu đầu: Lời người tiễn và người đi với những tứ thơ gợi điển tích xưa.
– Mười hai câu còn lại: Tâm trạng người tiễn khi ly khách đã đi rồi.
Lối phân tích này ngắn gọn làm nổi bật tâm trạng người đi, ở nhưng nhập nhằng, dễ lẫn lộn, dễ bỏ sót những câu, những từ, những ý cần làm rõ như: Người ấy? Ly khách? Sen nở nốt? …
Bài phân tích này viết như dành cho học sinh và người bình dân dễ theo dõi nên đoạn cuối, tác giả chỉ dừng ở ”thà coi như…” nhấn mạnh điệp từ này chỉ ra ”quyết định dứt khoát” của người ra đi và vì vậy chưa lột tả hết cái “bí ẩn” của thi phẩm này.
Kết lại: Theo tác giả: Chí quyết tống biệt là ý chính của bài ”làm bài thơ giàu chất lãng mạn“.
Với Mã Giang Lân: Chia bốn khổ :
– Một. Khổ đầu bốn câu: “Đưa người… mắt trong”: Tác giả chú trọng vần bằng tạo nên cái xao xuyến, bâng khuâng tiễn đưa và lấy dẫn chứng những bài có nội dung liên quan như: Tiễn bạn của Lý Bạch, tiễn Vi Phúng của Đỗ Phủ để chứng minh TT mượn ngoại cảnh nhưng sự ước lệ của cái cổ qua TT có pha cái thực của cuộc đời.
– Hai. Sáu câu “Đưa người… đừng mong”: Người ra đi có thái độ kiên quyết, dứt khoát.
– Ba. Tám câu tiếp: ”Ta biết… khăn tay”: Tác giả cho rằng đó là cảnh chia ly bịn rịn với hai cảnh chiều hôm trước tàn tạ, hôm nay thương tiếc…
– Bốn. Bốn câu cuối: “Người đi… hơi rượu say”: Kết thúc đột ngột, ngơ ngác tạo nên cảnh người ra đi, kẻ ở lại. Tác giả lý giải “Mẹ thà coi như…” để nghĩ về ”sự nghiệp người ra đi”.
Như LTD, bài viết chưa thật thuyết phục vì sa vào suy diễn mang tính cách áp đặt (ly khách là người chiến sĩ cách mạng) dù suy diễn vẫn được phép sử dụng trong cách viết bài văn nghị luận.
Kết lại: Theo tác giả: Ý chính là ”nghĩ về sự nghiệp mà người chiến sĩ ra đi quyết tâm”. Tác giả đưa những bài thơ khác của TT có giọng thơ ”bâng khuâng, rắn rỏi, quyết liệt…”. Tác giả còn cho rằng chính nghệ thuật với ”thể Hành, vần bằng… chống sự bào mòn câu chữ ” mà TBH ”đứng được với thời gian”.
Với Trần Đăng Xuyền: Bốn đoạn:
– Một. Bốn câu đầu như MGL: Lời người đưa tiễn. Tác giả cho đây là ”tiếng nói thầm” qua câu hỏi cực tả nỗi buồn tê tái của lòng người lúc chia tay. Tác giả chú trọng phân tích giá trị nghệ thuật qua những ngôn từ, hình ảnh hoàng hôn, con sông, tiếng sóng… tạo nên ”giọng thơ rắn rỏi gân guốc thiết tha” chi phối toàn bài.
– Hai. Sáu câu tiếp như MGL: Nét đối lập mà thống nhất trong ”chất phức điệu ”? của ngôn ngữ.
– Ba. Tám câu tiếp như MGL: Nét đối lập mà thống nhất trong con người ly khách.
– Bốn. Bốn câu cuối như MGL: Lời người đưa tiễn ”ngơ ngác không tin” tạo ra nỗi buồn man mác qua ngữ điệu, ý thức của người ra đi dứt áo.
Tác giả cũng chưa làm nổi bật vấn đề nan giải của thi phẩm: Ai ”thà coi như…?”. Tác giả nghiêng về nghệ thuật nhiều hơn nên bốn câu đầu phân tích khá thành công. Bài viết này đòi hỏi người đọc phải động não nặng mới tiếp nhận ”chất phức điệu” mà tác giả đã dày công dàn dựng.
Kết lại: Tác giả đánh giá TBH với những sự đối lập đã tạo nên ”chất lượng thẩm mỹ’‘ cho thi đề quen thuộc và có cách nhìn nhiều chiều sâu sắc về con người. Tiếc thay, cái ”nhiều chiều ” đó cũng mới đi có một nửa.
Với Trần Đình Sử: Như MGL, TĐX chia bốn đoạn :
– Một. Bốn câu đầu: Lời người đưa tiễn với cảm xúc xao xuyến, ngỡ ngàng.
– Hai. Giống hai tác giả trên với sáu câu: Tác giả cho rằng đây là đoạn nói lên nỗi niềm thất vọng của người tiễn ”không tiễn con người mắt đầy hoàng hôn này”.
– Ba. Như hai tác giả trên với tám câu tiếp: Ký ức người tiễn nhớ lại ”tiền sử của ánh mắt hoàng hôn” qua những câu ”Ta biết người buồn hôm trước. Ta biết người buồn sáng hôm nay” với sự tiễn đưa ”đầy tinh thần níu lại”.
– Bốn. Như hai tác giả trên: Hư thực của sự ra đi với chữ ”thà” như ”một nhát dao chặt đứt tình cảm để mà ra đi”.
Bài viết có sự chuẩn bị kỹ hai mặt nội dung, nghệ thuật nhưng nhiều chỗ đi ra ngoài tầm hiểu biết của học sinh khi hướng học sinh cứ đi theo nghệ thuật câu hỏi tu từ (TBH là bài thơ có nhiều từ sửa đổi…) là không nên lắm. Cùng với MGL, TĐS đã đưa hình ảnh hai người chị tàn tạ mà văn bản không nói tới. Ngoại trừ những chi tiết đó thì đây có thể coi là bài viết không có tính cách viết chiếu lệ.
Kết lại: Tác giả kết bài bằng cách lý giải đầu đề TBH rất cổ kính để nói về sự ra đi trong khí thế ”người trượng phu” thời xưa là nội dung. Đồng thời, tác giả giải thích thể ”Hành” có từ thời Hán Ngụy Trung Quốc như MGL mà TT vận dụng tạo ra những câu hỏi tu từ, trùng điệp, thất ngôn, nhịp tự do, gieo vần bằng… để ”gieo vào lòng người ý vị bâng khuâng xốn xang” là nghệ thuật.
Với Nguyễn Hưng Quốc: Khác với những tác giả trên, NHQ chia năm đoạn mà mỗi đoạn là một lời độc thoại riêng không có hai lời đưa, tiễn chung một đoạn nào.
– Một. Thay vì bốn câu đầu như các tác giả, NHQ chia sáu câu đầu thành đoạn một như HT – HC: “Đưa người… dửng dưng”: Đó là lời người đưa tiễn buồn mênh mang…
– Hai. Bốn câu tiếp: ”Ly khách… đừng mong”: Lời người ra đi đầy hào khí.
– Ba. Tám câu như các tác giả trên: “Ta biết… khăn tay”: Người đưa tiễn biết cái hào khí kia của người đi chỉ là giả vờ.
– Bốn. Bốn câu như các tác giả trên: “Người đi… rượu cay”: Người đưa tiễn đứng ngơ ngác nhìn người đi…
– Năm (các tác giả trên không có): Đoạn này phục hồi nguyên bản đã bị cắt và NHQ đã đồng ý với sự cắt xén đó sau khi đưa ra những lý giải vì nghệ thuật lạc điệu… ảnh hưởng đến hình ảnh đẹp của bài thơ .
Nếu bài cuả HT – HC là bài viết cực ngắn nhưng lại được tất cả các nhà nghiên cứu sử dụng thì bài bình này của NHQ ngắn thứ hai nhưng mang lại cho độc giả chút hiểu thêm nguyên vẹn thi phẩm TBH. Trong đó, tác giả gợi cho người đọc sự mong mỏi có gì đó như là ”phát hiện” hấp dẫn: Đó chính là hình ảnh ”người yêu” bên cạnh gia đình (mẹ, chị, em) đưa tiễn. Tiếc rằng tác giả chỉ dừng ở chỗ này và nghi vấn ”có” hay “không có” người yêu vẫn treo trước mắt.
Bài viết của NHQ rất đơn giản nên giảm đi giá trị thật sự đáng được có của TBH. Kết lại: Dạng bài này mang tính chất dùng tham khảo cho tất cả độc giả và ”sự cắt bỏ tài tình” của đoạn cuối TBH theo tác giả cũng ”cần xét lại”.
+ CÁCH CHIA BỐ CỤC THEO Ý:
Cách này chỉ có CVS. Tác giả chia ba ý như sau:
– Một: ”Người ra đi là ai?”: Tác giả xoay quanh hình tượng thẩm mỹ ”ly khách” với những dấu hỏi và những điều uẩn khúc qua bốn câu đầu và câu 5 đến 18. ”Đưa người… khăn tay”.
– Hai: Tác giả giải quyết ”uẩn khúc” trên bằng khổ thơ đầu (hay hơn cả của TBH). CVS phân tích về cặp từ xưng hô ”Ta – Người” làm nổi bật hai câu trên là nỗi lòng người tiễn so với hai câu dưới là lời người đi. LTD gần với CVS ý này trong khi các tác giả còn lại chỉ cho là lời của một người tiễn mà thôi. Phần lý giải cũng giống về nội dung, nghệ thuật nhưng có thể thấy rằng: Tác giả đã tránh bớt được cách hành văn ”khô như ngói” của kiểu bài nghị luận văn học với dạng phân tích, bình luận ”khó gặm” này rất ”kén” tay nghề và không chịu nhận ”bằng cấp” làm “họ hàng bà con”.
– Ba: Tác giả tập trung lý giải nan đề còn lại ”khó hiểu” gây băn khoăn cho bao nhiêu thời đại mà tác giả đã đưa ra trong phần mở đầu bài viết: ”Mẹ, chị, em… thà coi như… lá bay, hạt bụi, hơi rượu say”. Sau đó chốt lại: ”Mặc cảm bất hiếu lỗi đạo” là ”đỉnh điểm của tình cảnh biệt ly”.
Như NHQ, CVS có đưa ra bốn câu bị cắt của TBH nhưng khác hẳn câu thứ nhất “Hơi thu đầu núi giá lên trăng” so với “Mây thu đầu núi, gió lên trăng” và câu thứ ba: ”Buồn ở lưng trời nghe đã lại….” so với “Ly khách ven trời nghe muốn khóc” của NHQ. Câu cuối cùng có từ “đời”, CVS không viết hoa “Đời” như NHQ. Với 4 câu cuối thêm vào thi phẩm, tác giả không cắt nghĩa dài như NHQ mà chỉ cho rằng dừng như vậy là được.
Bài viết này đòi hỏi độc giả cả học sinh động não để tìm hiểu vấn đề. Tuy có vài ý cần bàn lại nhưng cách giải quyết và hướng đi theo cách chẻ dọc là mới mẻ hơn so với cách bổ ngang theo từng đoạn. Với những thi phẩm có những bí ẩn thì cách tốt nhất là đi theo hướng này và nhiều khi phải đi ngược từ dưới lên và phân tích theo từng câu, từng ý một.
Kết lại: Tác giả tập trung hai ý ”Người ra đi” và ”ba câu cuối bài thơ” với những câu lý giải vượt trội. “TBH rất cần những tri âm” là câu hay nhất để nói về thi phẩm độc đáo này như cắt nghĩa cho sự ”khó hiểu của thời đại”.
Chung: Dễ thấy nhất là thi phẩm TBH của TT không có văn bản chính thức cho các tác giả. Là những người hàng đầu ngành giáo dục nhưng tính khuynh hướng thống nhất văn bản đã không được họ thực hiện. Vậy, TBH của các tác giả được lấy từ nguồn nào? Đây là điểm khiếm khuyết cần phải có hội nghị văn học thống nhất văn bản như nhà nước thống nhất pháp lý. Các giá trị tư tưởng trong TBH gần như chép qua, chép lại, nói tới, nói lui mà không có phát hiện nào mới mẻ cũng chẳng làm thi phẩm TBH sáng giá lên bao nhiêu! Lỗi ở ai?
Nhìn lại, chẳng phải những sự tồn đọng này không thể lý giải trên văn bản dù là lý tính hay cảm tính mà chính là giá trị hiện thực của thi phẩm chưa được hiểu đúng và giá trị ẩn dụ của tác phẩm bị bỏ quên. Sở dĩ ta chưa thể thống nhất được ”Người ra đi là ai?”, ”Người tiễn là ai”? ”Người ở lại có phải người tiễn không?”… vì người phân tích, bình luận đã quên mất ”thời đại, con người và tác phẩm” không thể tách rời. TBH có ”uẩn khúc”? Vậy những uẩn khúc đó do đâu mà có?
Không có chiến tranh thì không có tiễn biệt. Không có chán đời hay đụng chuyện gì thì không thể ra đi. (Nếu đi tự nhiên thì thi phẩm này sẽ không còn uẩn khúc gì nữa cả thì tìm tòi làm gì cho mệt!). Có kẻ sang sông thì làm sao không có người đưa tiễn. Không có mây đen, trời đâu thể đổ mưa. Không có mùa đông làm sao có mùa xuân! Vậy thì nỗi buồn thương mênh mông cuộn vào lòng thành ”tiếng sóng” tiễn bước chân người kia đâu phải chỉ là ”hình tượng ly khách”, ”chinh phu, đại trượng phu” gì, khi ”người đi một nửa hồn tôi chết”!
Chính ý nghĩa của câu ”Tiếng đời xô động, tiếng hờn câm” mà NHQ cho là sự ”cắt bỏ tài tình” kia là nguyên nhân tạo ra một thi phẩm TBH độc đáo nguyên vẹn hòa hợp đến mức không thể cắt bỏ với ”hình tượng ly khách” đánh lừa ta làm ta cứ bị lẩn quẩn không thoát ra được như con ”gà mù mắc vởn cối xay”.
TBH ”rất cần những tri âm” như CVS nói nhưng liệu khi chạm vào thời đại, đụng vào những luồng tư tưởng phải được chấp hành triệt để bất di, bất dịch liệu có ai cùng TT nâng ly ”tống biệt”? Hay cuối cùng ”tiếc” cho chút ”tri âm” này thì thương lắm cũng chỉ viết:Người ra đi là ai? Người ấy là ai? mà thôi! Vậy thì ”Người ấy” là ai trong bao vây của ”tiếng đời xô động, tiếng hờn câm”?
B: T.T. KH. LÀ AI?
I. Sự liên quan giữa ”Người” và ”Người ấy” trong TBH của TT và “Người” với “Người ấy” trong bốn bài thơ của T.T. Kh (trích trong VNTNTCTT của Nguyễn Tấn Long, Nxb VH – 2000).
1. ”Nỗi đau ngày trước” : Cuộc tình của TT với người con gái tên Khánh (Kh): Có thật hay không?
a. Cuộc tình TT:
b. Những bài thơ của T.T.Kh:
+ Bài số 1: HSHTG.
Huyền thoại hoa Ti-Gôn
Hoa Ti-Gôn trong tiếng
Anh là Coral vine nghĩa là cây dây.
Tên thứ hai là Chain-of-love tức ám chỉ hoa tình yêu.
Hoa Ti-Gôn có tên khoa học là “Antigono
leptopus”; nhưng “Antigone” trong bi kịch Hy Lạp của thi hào
Sophocles (năm 442 trước Tây lịch) còn thể hiện người đẹp mang đức tính và khát
vọng yêu đương của một phụ nữ.
Hoa Ti-Gôn có hai sắc
màu hồng và trắng (có người cho nó có ba màu: trắng, hồng và tím đỏ) với những
cánh hoa bé tí xinh xinh như hình trái tim. Vì thuộc dạng dây leo nên hoa
Ti-Gôn không tự đứng mà phải nhờ vào giàn cây khác. Vậy gọi ”Hai sắc hoa” nghĩa
là sao? Có phải ngụ ý muốn nói tới hai màu của hoa để ẩn dụ cho hai khía cạnh
của một tình yêu?
Lê Bá Lân trong “Đặc khảo về những ‘Loài hoa tim rướm máu’ “cho chúng ta những điều
hiểu biết lý thú về loại hoa máu này:“Trong
mắt Tây phương, hoa ti gôn hoàn toàn không dính dấp gì với tình yêu như trong
chuyện TTKH. Cái tên ti gôn bắt nguồn từ thần thoại Hy lạp. Tuy nhiên, nhân nói
đến biểu tượng về tình yêu, nói đến những tu từ bóng bảy như ‘hoa lòng,’ ‘hoa
máu,”hoa trông dáng như tim vỡ,’ trong đoạn sau, tôi mời quí bạn tìm hiểu thêm
về những đóa hoa hình ‘Tim Rướm Máu’
Hoa ti gôn nguyên tên Tây phương là Antigone, ta gọi
tắt là ti gôn. Nó còn mang nhiều tên khác rất đẹp tùy theo địa phương, xứ sở
như:
– Tràng hoa vương miện của Nữ Hoàng (Queen’s Wreath)
– Hoa hồng của vùng Montana (Rose de Montana).
Khi về hưu ỏ Austin, Texas, tôi tình cờ tìm được hoa
ti gôn ở Nursery dưới tên Mỹ thông dụng là Coral Vine (dây leo san hô).
Đặc biệt theo sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ,
ti gôn còn được gọi là ‘Dây Hiếu nữ’ do phiên dịch cái tên Antigône nguyên là
tên của một nữ nhân vật trong thần thoại Hy lạp. Antigone là con gái của ông
Oedipe và bà Jocaste (viết theo chữ Pháp).
Oedipe (phiên âm Việt Nam đọc là Âu Điệp) và gia đình
ông gặp phải một định mệnh trớ trêu, ngang trái và bi thảm nhất. Âu Điệp nguyên
là con của vua vùng Thébès là Laios (Lai Ất) và hoàng hậu Jocaste (Du Cát). Vua
Lai Ất phạm tội hoang dâm, cướp vợ người ta nên bị một lời nguyền rủa tiên tri
là bản thân của ông sẽ bị chính con đẻ của mình giết, và đứa con này sẽ lấy mẹ
nó. Do đó, vợ chồng Lai Ất và Du Cát tránh ăn nằm với nhau để không sinh con
nhưng rồi nhân một đêm say rượu, ông bà lỡ sinh ra Âu Điệp. Sợ lời nguyền rủa,
vua Lai Ất sai người đem bỏ Âu Điệp trong núi sâu cho chết, còn cẩn thận lấy
dáo đâm xuyên chân nó, với ý đồ là oan hồn của nó không hiện về được! Nhưng Âu
Điệp được mục đồng cứu sống, sau đó, được vua vùng Corinthe nuôi. Cái tên Âu
Điệp đặt cho nó có nghĩa là bàn chân bị sưng húp (do vết dáo đâm!). Khôn lớn,
Âu Điệp ra đi tìm kiếm pháp sư để hiểu về gốc gác gia đình. Trên đường đi, Âu
Điệp gặp chính cha mình là Lai Ất nhưng vì không biết mặt nhau nên sinh ra gây
gổ, Âu Điệp giết chết cha đúng như lời nguyền rủa!
Khi đến cửa thành Thébès là quê hương, Âu Điệp ra tay
trừ khử con quái vật Sphinx (Linh Sư) để cứu dân tình khi đi qua thì bị nó ăn
thịt! Linh Sư Sphinx hình thù đầu người đàn bà nhưng mình là sư tử có cánh, nằm
chận bên đường ở cổng thành, bộ hành ai đi qua đều bị nó hỏi một câu đố, giao hẹn
rằng đáp sai thì nó ăn thịt, còn đáp đúng thì chính nó tự lao mình xuống núi đá
mà chết. Câu đố của Linh Sư là: ‘ Con vật gì lúc bé thì đi 4 chân, lớn thì đi 2
chân, khi già yếu thì đi 3 chân,’ Âu Điệp đáp đúng là: ‘ Con người!’
Nhờ công lao trừ khử Linh Sư, Âu Điệp được vị nhiếp
chánh vương Créon (Khế Ông) cai trị vùng Thébès thay vua Lai Ất, tưởng thưởng
bằng cách nhường ngôi vua và gả em gái của mình, bà hoàng hậu Du Cát góa bụa,
cho làm vợ, đúng như lời tiên tri nguyền rủa: Âu Điệp đã giết cha và lấy mẹ
mình mà không biết. Âu Điệp ăn ở với mẹ ruột mình một cách hạnh phúc và sinh ra
2 con trai là Étéocle (Thế Ốc) và Polynice ( Bá lý Nhi) và 2 con gái là
Antigone (Thi Ân) và Ismène (Y Miên).
Về sau, vua Âu Điệp khám phá ra tông tích mình và tội
lỗi giết cha cùng loạn luân với mẹ. Bà Du Cát xấu hổ treo cổ quyên sinh. Ông Âu
Điệp thì tự đâm mắt cho mù. Bị đàm tiếu và khai trừ khỏi xứ, ông bỏ đi lang
thang. Antigone Thi Ân là gái hiếu thảo, cũng bỏ cảnh nhà sung sướng, êm ấm, mà
đi theo để dìu dắt người cha mù loà. Cả hai lang thang đến thành Nhã Điển thì
cha chết. Tấm lòng cao quí hy sinh của nàng Thi Ân không ngừng ở đây. Ít lâu
sau, khi nghe tin anh ruột mình là Bá Lý Nhi nổi loạn chống cậu ruột là vua Khế
Ông, bị giết và bỏ phơi thây nhục nhã. Lệnh vua nghiêm nhặt, tuyệt đối cấm
không cho ai chôn cất, mục đích cốt để linh hồn tử tội lang thang vất vưởng,
không phục thù báo oán được. Nhưng nàng Thi Ân là người em gái lễ nghĩa, nhất
quyết tìm xác anh rồi cưỡng lệnh vua mà rắc đất lên, làm một nghi lễ mai táng
tượng trưng. Nàng liền bị vua Khế Ông là cậu ruột đem xử tử không một chút xót
thương.
Huyền thoại Oedipe đã gợi ý cho văn hào tác kịch gia
Hy Lạp Sophocle dựng hai vở bi kịch trứ danh về Oedipe. Bác sĩ Sigmund Freud,
cha đẻ ngành Phân tâm học, là người đặt ra danh từ “complex,” nghĩa là mặc cảm,
dùng để chỉ tập hợp những cảm xúc phức tạp bị dồn nén, ẩn sâu trong đáy tận
cùng của tiềm thức người ta nhưng lại có sức mạnh chi phối, điều động cái bản
ngã chiều nổi của mỗi con người, như mặc cảm tự tôn, tự ti; mặc cảm tội lỗi.
Freud đã dựa vào thần thoại Hy Lạp trên mà đặt ra danh từ ‘mặc cảm Oedipe,’ chỉ
khuynh hướng kín đáo của con trai thường luyến ái mẹ ruột qua hành vi bú mớm,
vuốt ve da thịt trong tuổi thơ ấu được mẹ ẵm bồng mà ngược lại, thù ghét cay đắng
đối cha ruột vì là tình địch, tranh dành ân ái với mẹ mình và nghiêm khắc răn
đe, roi vọt đối với mình.
Mặc cảm Oedipe thì áp dụng cho con trai, đối với con
gái thì là ‘mặc cảm Électre,’ dựa vào chuyện thần thoại Hy Lạp của người con
gái tên Électre, con của ông Agamemnon và bà Clytemnestre. Để trả thù cho cha,
Électre xúi đẩy em trai mình là Oreste ra tay giết chết bà mẹ và người tình của
mẹ là Égisthe. Chuyện Électre đã được nhiều thi văn sĩ trong nhiều thế kỷ xưa
nay dựng thành bi kịch như Sophocle, Euripide, Giraudoux, Eschyle.
Trở lại chuyện nàng Antigone hay Thi Ân, đã hy sinh
tận tụy đối với người cha Oedipe Âu Điệp và liều chết vì anh là Polynice( Bá lý
Nhi) cũng có thể hiểu trong một khía cạnh tâm lý trong tiềm thức, là bản ngã
luyến ái tự nhiên chăng? Tôi chưa tìm được tài liệu vì sao tên của nàng
Antigone Thi Ân hiếu đễ trong thần thoại Hy Lạp lại được dùng để đặt cho loài
dây hoa leo ti gôn, dây Hiếu nữ! Có thể hoa này trông giống như tràng hoa quấn
đầu mà nàng Antigone Thi Ân hay đội trong một vở bi kịch danh tiếng nào đó
chăng? Hoặc có thể trên mộ nàng, đã bỗng nhiên mọc ra dây hoa này, giống như
truyện Trầu Cau của Việt nam. Ai có trồng hoa ti gôn đều thấy lá cây hình quả
tim, hoa cũng hình tim màu đỏ tươi như máu và thân nó có nhiều dây vòng như lò
xo để bám leo lên dàn, tượng trưng cho sự quấn quít tự nhiên của sợi giây huyết
thống, của tấm lòng hiếu thảo!
Ở Việt nam, TTKH là người đã dùng hình ảnh của hoa ti
gôn trong những bài thơ danh tiếng của mình vì nó chứng kiến mối tình kín đáo,
chung thủy của nàng trong hàng rào lễ giáo. Nàng đã trước bạ nó vào văn học rồi
và gọi nó là loài hoa trông ‘dáng như tim vỡ,’ một cái tên mà kẻ yêu thơ Việt
nam ghi nhớ mãi! Kỳ thực, về thảo mộc học,trên thế giới và nhất là ở Mỹ, những
người chơi hoa còn gặp nhiều thứ hoa khác có tên là ‘ Hoa rướm máu’ (Bleeding
heart) mà tôi xin kể ra để quí bạn tường lãm:
1-Bleeding Heart Vine (Clerodendrum thomsoniae): loại
dây leo gốc từ vùng bán nhiệt đới Á châu và Phi châu, 5 cánh hoa trắng kết lại,
giống trái tim như hoa ti gôn nhưng có thêm một cái tua nhị đỏ tươi, ló ra ở
giữa như một tia máu vọt ra!
2-Bleeding Heart (Dicentra formosa) là loại thường
niên thảo, có hoa giống trái tim, màu hồng phớt, hồng đỏ ửng hay trắng. Ở đầu
cánh hoa lú ra hai nhánh, trông giống như hai cái cựa nhỏ, nên loại hoa này
mang một tên phân loại là loài ‘lưỡng cự’ (di: hai; centra: cựa. G/s Phạm
hoàng Hộ gọi là loài Cựa ri! )… Loại Hoa Tim rướm máu (Bleeding heart) thuộc
gia đình Lưỡng Cự (Dicentra) thì nhiều xứ có và mang những tên đẹp khác nhau
như: – Hà bao mẫu đơn (Hà bao là trông giống búp hoa sen) hay Ngư nhi mẫu đơn (giống
hình cá nhỏ) tại Trung quốc – Hoa Man mẫu đơn (Man là lả lướt, mượt mà, lan man
như làn tóc) tại Nhật bản. – Hoa Đậu San Hô vì có sắc đỏ tại nước Áo…
1- Hoa ti gôn có tên Mỹ thông dụng là CORAL VINE,
thường bán ở các Nursery tại những tiểu bang miền Nam Hoa kỳ, nhất là Texas
nóng bức, lá tươi xanh luôn vì tigôn ưa thích nắng chói chang. Tên khoa học là
ANTIGONON LEPTOSUS. Đây là một loại dây leo cho ra hoa rất dài mùa trong năm,
mọc mau, lan nhanh và che kín dàn và hàng rào.
2- Thời gian ra hoa nhiều: cuối hè đến thu…” (nguoi-viet.com).
– Nguồn cảm hứng từ đâu để T.T.Kh viết HSHTG?
Từ truyện “Hoa Ti-Gôn” của Thanh Châu?
Hồ Thông kể lại lời TT: “Nhà văn Thanh Châu, có lẽ rõ tâm sự của tôi, đã viết
và đăng truyện ngắn Hoa Ty-gôn, hàm ý an ủi và tỏ lộ cho biết ở đời chẳng có gì
là bền vững cả. Truyện ấy còn đượm một chân lý, một triết lý sống. Rất thanh
cao. Đạo đức. Rất mới. Vẫn bảo tồn văn hoá cổ truyền Việt-Nam’ (“Về những kỷ niệm quê hương”, NTK, sđd tr 190).
Như chúng ta đã xét ở
trên: Thanh Châu đã khẳng định động cơ để ông ta viết là hoa Ti-Gôn nở rợp trời
ở Hà Nội với chàng họa sĩ họ Lê và cô gái gỡ Ti-Gôn. Khi tác giả đã khẳng định
như thế thì người đọc chúng ta “thêm mắm muối” làm gì! NTK ghi lại tâm sự cuối
cùng của TT kể cho Hồ Thông nghe như trên “Trong
lửa đạn thù“. Tình tiết này cũng chưa ăn khớp. Ta loại bỏ.
Hoài Việt trong “Thâm
Tâm và T.T.KH” (Nxb HNV – 1991) cho rằng: “người
có tiếng nói trọng lượng nhất trong chuyện này là nhà văn Thanh Châu. Ông là
tác giả bài ‘Hoa Ti-Gôn’ đã gợi hứng cho T.T.KH…”.
Nguyễn Thạch Kiên trong “Huyền thoại về nàng thơ T.T.KH” (VNKNQH, sđd) cùng
ý: “Nhà văn Thanh Châu, ký dưới truyện ngắn
Hoa Ty-gôn đăng trong TTTB. số 174 ra ngày 27-9-1937, vô tình là một ‘thủ phạm’
chính… Nội dung truyện Hoa Ty-gôn chợt khơi dậy niềm tâm sự T.T.KH…”.
Mã Giang Lân trong “Ghi thêm về Thâm Tâm và T.T.KH” (Văn nghệ số 13 tháng 3-90) cùng ý: “Thanh Châu chính là người khơi nguồn thiên tình hận
này…” (“T.T.KH nàng là ai”, Thế Nhật).
Thế Nhật trong “Dẫn nhập” (T.T.KH
nàng là ai? Nxb VH – 1994) chỉ ghi: “Một
nghi án văn học từ đó đến nay… từ ngày truyện ngắn Hoa ti gôn của Thanh Châu
đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy của Vũ Đình Long từ 1937…”.
Đây là sự thật hiển
nhiên không cần lý luận gì cả vì Thanh Châu đã nói rõ và bài thơ HSHTG cũng ghi
rõ vì sao T.T.Kh viết HSHTG.
Nguyễn Tấn Long trong “T.T.KH.” (VNTNTCTT sđd) thì “Sau khi phân tích hai bài thơ, xét về thời gian và sự
kiện diễn biến, chúng tôi nghĩ bài Hai sắc hoa ty gôn là nỗi lòng hòa hợp với
cảnh tình người con gái trong thiên tiểu thuyết của Thanh Châu. Nàng đưa ra bài
Hai sắc hoa ty gôn như để hưởng ứng cuộc hòa tấu ngay giữa Hoa Ty gôn và Hai
sắc hoa Ty gôn…”.
Thống nhất HSHTG bắt nguồn từ
truyện ngắn Hoa Ty-Gôn của Thanh Châu. Còn
thông tin “râu ria”, chúng ta loại bỏ.
Mượn cốt truyện người để viết thành
chuyện mình cũng không lạ gì. Nguyễn Du cảm “Kim vân
kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân tận Trung Quốc mà viết “Truyện Kiều“. Nguyễn Du cảm Kinh Kha mà có “Kinh Kha cố lý”. Lạc Tân Vương cảm Kinh
Kha mà viết “Dịch thủy tống biệt”. Á Nam Trần Tuấn Khải
cảm Kinh Kha mà có “Tráng sĩ hành”. Vũ Hoàng Chương cảm
Kinh Kha mà ra ”Bài ca sông Dịch”. Khái Hưng cảm Phạm –
Trương mà viết ”Tiêu Sơn tránh sĩ”. Bùi Giáng cảm Vua
Quang Trung mà viết ”Nguyễn Huệ”. Bạch Cư Dị cảm người
ca kỹ mà viết ”Tỳ bà hành’’ …
TT tại sao không cảm
được cốt truyện “Hoa Ti-Gôn” của Thanh Châu mà
“tức truyện sinh thơ” chứ? TT cảm được. T.T.
Kh cũng ”cảm” được nên HSHTG ra đời. Báo ăn khách quá! Thế là các thi sĩ ”phục”
lăn cũng vác bút xông trận nhưng khoác cái áo TT cho chắc ăn nên bài ”Màu máu Ti-Gôn, Các anh, Dang dở” nhanh chóng nhập cuộc
tạo cơn sóng gió cho văn học thời bấy giờ để “trả đũa” bài HSHTG:
Hai Sắc Hoa
Ti-Gôn
Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn,
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc,
Tôi chờ người đến với yêu đương.
Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn,
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc,
Tôi chờ người đến với yêu đương.
Người ấy thường hay vuốt
tóc tôi,
Thở dài những lúc thấy tôi vui,
Bảo rằng: “Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!”
Thở dài những lúc thấy tôi vui,
Bảo rằng: “Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!”
Thuở đó, nào tôi đã hiểu
gì
Cánh hoa tan tác của sinh li,
Cho nên cười đáp: “Màu hoa trắng,
Là chút lòng trong chẳng biến suy!”
Cánh hoa tan tác của sinh li,
Cho nên cười đáp: “Màu hoa trắng,
Là chút lòng trong chẳng biến suy!”
Đâu biết lần đi một lỡ
làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá! Tôi buồn lắm
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường…
Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá! Tôi buồn lắm
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường…
Từ đấy thu rồi thu lại
thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ?
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ…
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.
Lòng tôi còn giá đến bao giờ?
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ…
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc
đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Và từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tim bóng một người.
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Và từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tim bóng một người.
Buồn quá! Hôm nay xem
tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha!
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha!
Tôi nhớ lời người đã bảo
tôi,
Một mùa thu trước rất xa xôi…
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!
Một mùa thu trước rất xa xôi…
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!
Tôi sợ chiều thu phớt
nắng mờ,
Chiều thu hoa đỏ rụng. Chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy sang sông đứng ngóng đò.
Chiều thu hoa đỏ rụng. Chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy sang sông đứng ngóng đò.
Nếu biết rằng tôi đã lấy
chồng,
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa… vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa… vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?
(Tiểu
Thuyết Thứ Bảy, số 179, 30-10-1937)
– Khai sinh bài thơ? Không tài liệu nào cung cấp chính xác.
– Bài thơ bao nhiêu đoạn?
Nguyễn Tấn Long: Trong VNTNTCTT cung cấp
chỉ 10 đoạn với những từ thu không viết hoa và có dấu chấm, phẩy như trên.
Nguyễn Thạch Kiên: Trong VNKNQH, cung cấp 11 đoạn với những
từ thu viết hoa và không dấu tu từ. Thêm một đoạn thứ nhì:
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát
Tay vít dây hoa trắng, chạnh lòng.
Thế Nhật: Trong “T.T.KH nàng là ai?” cung cấp 10 đoạn như NTL.
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát
Tay vít dây hoa trắng, chạnh lòng.
Thế Nhật: Trong “T.T.KH nàng là ai?” cung cấp 10 đoạn như NTL.
Khác:
+ Từ: “máu pha/máu phai“
+ Từ: “máu pha/máu phai“
+ Thời gian đăng: “Bài thơ được đăng vào ngày 23 tháng 9 năm
1937”.
– Thời gian nào chính xác? Cần tính thời gian truyện
ngắn Hoa Ti-Gôn trước:
Nguyễn Tấn Long ghi rõ truyện ngắn “Hoa Ti-Gôn” của Thanh Châu được TTTB số 174 đăng “ngày 27 tháng 9 năm 1937“.
Thế Nhật cho bài thơ HSHTG đăng “ngày 23 tháng 9 năm 1937“?
Té ra, HSHTG đăng… trước
truyện “Hoa Ti-Gôn” của Thanh Châu… 4
ngày?
Chúng ta chẳng rõ ai ghi
đúng nhưng nếu như chưa có nguồn chính thức, thông tin thời gian của Thế Nhật
bị bác bỏ vì trái khoáy với thực tế. Chúng ta chỉ còn chọn 27/9/1937 hay
30/10/1937?
Thanh Châu đăng truyện
đầu tháng 9. Báo TTTB phát hành mỗi thứ bảy hàng tuần. Do đó, báo đăng truyện
Thanh Châu nhanh nhất cũng sẽ rớt vào thứ bảy của tuần thứ nhất/ tháng 9. Báo
tới tay T.T.Kh nếu ngay trong tuần phát hành thì cũng sẽ phải rơi vào tuần thứ
nhì của tháng 9 mới đến tay T.T.Kh được. Đọc xong, viết ngay thì cũng phải bay
tuần thứ ba cái đã. Tuần thứ ba/tháng 9, T.T.Kh nếu gởi thư tới tòa soạn bằng
xe… hai chân thì mau hơn gởi tới Bưu điện Hà Nội cho “bưu tá” chuyển bằng
xe… bốn chân (xe kéo). Tòa soạn có nhận bài nhanh nhất cũng phải chuyển qua
tuần đầu tháng 10 mới in. In xong tuần thứ nhất tháng 10 ngày thứ bảy, báo mới
như bánh mì nóng dòn ra lò… Làm sao thơ T.T.Kh ra trong tháng 9 được?
“Lịch Sách Vạn Niên” (Nxb Thẩm Dương 1995 –
Hồ Thị Lạc dịch, Nxb VHDT – 1997) chỉ rõ: Ngày 23 tháng 9 năm 1937 tức là ngày
19 tháng 8 âm lịch Đinh Sửu. Đó là ngày thứ năm. Ngày 30 tháng 10 năm 1937 tức
là ngày 27 tháng 9 âm lịch. Đó là ngày thứ bảy. (Cách chuyển đổi ngày giờ trên
tuvi.vietshare.com rất tiếc, không tra được thứ trong tuần). Tính theo
lịch Ngày Julius như tự điển bách
khoa hướng dẫn:
JD mod7: 0
1
2
3
4
5 6
Ngày: Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5
Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật
thì lại đi trước cách
tính của Lịch Sách Vạn Niên một ngày. Nghĩa là nếu
trong tháng 9 năm 1937, có các ngày ứng vào ngày thứ bảy: 4. 11. 18. 25 thì
lịch Ngày Julius là 5. 12. 19. 26 mới
đúng vào ngày thứ bảy. Cách áp dụng này cũng chỉ chính xác tương đối. Ai còn
giữ lịch năm 1937 thì giở ngay khỏi tra tìm, mệt!
Thống nhất thời gian đăng bài của HSHTG trên TTTB là
ngày thứ bảy 30/10/1937.
– Bài thơ HSHTG gởi đăng trước hay BTTN gởi trước?
+ Bài HSHTG được gởi sau.
HT – HC trong TNVN, tr 360 ghi: “tòa báo nhận được một bài thơ nhan đề ‘Bài thơ thứ
nhất’, rồi lại nhận một bài thơ nữa: ‘Hai sắc hoa ti gôn'”.
Phạm Thanh trong: “Thi
Nhân Việt Nam hiện đại”, quyển thượng, “nối gót” HT – HC cho rằng: “T. T. Kh. là tên tắt của một nữ sĩ xuất hiện trên Tiểu
Thuyết Thứ Bảy xuất bản tại Hà Nội vào khoảng tháng 9 năm 1937, sau bài Hoa
ti-gôn chuyện ngắn của ký giả Thanh Châu. Nữ sĩ gởi đến cho nhà báo trên một
bài thơ nhan đề là Bài thơ thứ nhất, kế một bài nữa là bài Hai sắc hoa ti-gôn.
Cả hai, đều ký bút hiệu là T. T. Kh”(petalia.org).
Xét:
Xét:
* TTTB không phải cuốn sách nên tác giả nào
ghi “xuất bản tại Hà Nội” là không chính xác. Phải
ghi là “phát hành tại Hà Nội”.
* T.T.Kh. không thể xuất
hiện vào khoảng tháng 9 năm 1937 được như đã phân tích trên.
* Nếu HT – HC cho BTTT
gởi trước, tại sao TTTB lại không cho đăng trước? Bằng chứng BTTN đã đăng ngày
20/11/1937, còn HSHTG gởi sau lại đăng ngày 30/10/1937? Khi tác phẩm đăng thì
tác giả mới xuất hiện bằng bút hiệu chứ?
+ Bài HSHTG đăng trước.
Thanh Châu trong “Những
cánh hoa tim” (“Về những kỷ niệm quê hương“, sđd tr 166): “cùng dạo ấy, ở tòa soạn nhận được một bài thơ đầu của
bà T.T.Kh…. Bài thơ tả cái tâm sự não nùng thầm kín của một người đàn bà đã có
chồng nhớ lại tình duyên cũ…
Bảo rằng: “Hoa dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng thế thôi!”.
NTL với VNTNTCTT cùng thông tin trên.
Ai đúng?
– Thanh Châu là người
trong tòa soạn, là người trong cuộc. Tức là nhân chứng.
– HT – HC, Phạm Thanh
chưa đúng vì về thời gian thiếu tính chính xác.
– Thời gian các
bài thơ của T.T.Kh không ai có phản kiến bằng tư liệu gốc thì chúng ta
tin rằng chúng là vật chứng hữu hiệu nhất để khẳng định mọi vấn đề, trong đó
bao hàm bút hiệu T.T.Kh xuất hiện trong ngày 30/10/1937 mà không nhân chứng nào
có thể thay thế hoàn toàn.
Ngày nào đăng trước,
tính bài đó trước như hiện nay là xong.
Khúc mắc của hậu thế?
HT – HC nhầm lẫn thời
gian lớn khi so với Thanh Châu. Do đó, dù cuốn TNVN của HT – HC được xem như
cuốn phê bình, giới thiệu tác giả có giá trị nhưng ở thời gian khai sinh những
bài thơ T.T.Kh, thiên hạ không theo hai ông trừ Phạm Thanh. Trái lại, họ tin
vào nguồn Thanh Châu hơn.
Lưu An từ Thụy Sĩ năm 2003 với bài “TTKh và những khám phá về thân thế của tác giả” (tuoitho.net) đã có công
tổng hợp và nêu ra một vấn đề: “Khi bài
thơ thứ nhất được đưa lên báo, có người thắc mắc tại sao bài thơ Hai sắc hoa
Tigôn lại được gửi đăng báo trước bài Thơ thứ nhất?
Người ta cho rằng, tác giả đã làm bài Thơ thứ nhất,
than khóc cho mối tình lỡ dở của mình từ lâu nhưng vì một lý do nào đó không
gửi đăng báo. Nhưng sau đó, ngẫu nhiên đọc câu truyện ngắn Hoa Tigôn cuả ký gỉa
Thanh Châu, cảm động với câu truyện và nhất là tìm thấy nhiều dữ kiện tương
đồng với mối tình ngang trái của chính mình, tác gỉa đã làm bài thơ Hai sắc hoa
Tigôn rồi gửi ngay cho toà báo. Chính vì thế bài thơ thứ nhất được phổ biến sau
bài Hai sắc hoa tigôn”.
Giả thuyết này không
đứng vững khi ta thấy: Hai bài thơ đều có nguồn động lực là hoa Ti-Gôn khi
T.T.Kh “xem tiểu thuyết“, từ “ai đó mang lại cánh hoa tim“. Nội dung hai bài đều
giống nhau nên không thể cho rằng vì lý
do nào đó, BTTN làm trước mà không gởi đăng. Chúng ta không thấy chính HT – HC đã ghi
trong TNVN là tòa soạn TTTB nhận bài “Bài thơ
thứ nhất” trước hay sao? Nghĩa là T.T.Kh đã gởi bài này trước nếu theo cách hiểu
trên.
+ BTTN cũng lấy nguồn từ
hoa Ti-Gôn: “Bỗng ai mang lại cánh hoa tim”? Nếu theo Lưu An đưa ra
thắc mắc của thiên hạ thì cũng đi lạc đường. T.T.Kh đã làm trước ư? Vậy ai là
người “mang lại cánh hoa tim” cho T.T.Kh viết BTTN rồi
cất lại? Khi đọc truyện Thanh Châu, T.T.Kh mới viết HSHTG gởi báo “vì thấy nhiều dữ kiện tương đồng với mối tình ngang
trái của chính mình”? BTTN không cùng dữ kiện ư?
Thắc mắc và lý giải này
không có cơ sở. Chúng ta loại trừ.
+ BTTN cung cấp dữ kiện
khá “dữ dội” về cuộc tình dang dở này: Nhà
nghệ sĩ. Vườn Thanh. Hẹn hò dưới trăng nghiêm trong mùa thu khô. Lấy chồng
nghiêm luống tuổi nên hồn héo. Khóc buồn. Hoa Ti-Gôn gợi nhớ kỷ niệm. Không dám gặp
người cũ dù biết người ấy vẫn thiết tha theo đuổi mình… Nó là lực lượng “hậu
cần” cho “quân tiên phong” HSHTG đánh trước. BTTN ra đời sau là hợp lý.
+ HSHTG: Đơn giản
hơn: Mùa thu. Hoa Ti-Gôn và người yêu thường…
vuốt tóc. Cô gái tiễn người yêu đi xa. Cô gái kia có chồng
nhưng chồng ái ân lạt lẽo vì biết vợ mình cứ nhớ
thương người cũ. Hoa Ti-Gôn từ tiểu thuyết nọ gợi kỷ niệm
buồn. Cô gái vẫn thương nhớ người yêu cũ.
Xét ra, HSHTG còn giấu
nghề nghiệp của người yêu, không cho biết nơi chốn hẹn hò; còn BTTN khai ráo
trọi: Đó là “chàng nghệ sĩ” (TT là họa sĩ, không gọi
nghệ sĩ thì gọi là chi?). Nơi hẹn hò cũng “thú thật cùng qúy vị”: “Vườn Thanh”. Xem ra, BTTN mới… “đốt nhà” mình! Nếu nói
vì truyện ngắn Thanh Châu có nhiều tương đồng với cuộc tình tác giả nên tác giả
làm ngay bài HSHTG gởi ngay mà không gởi BTTN làm trước là cũng chưa chính xác.
Ngay cả NTL cũng chưa “sáng suốt” khi nhìn nhận “nỗi lòng hòa hợp với cảnh tình người con gái trong
trường thiên tiểu thuyết của Thanh Châu” sau khi “phân tích hai bài thơ, xét về thời gian và sự kiện
diễn biến”. Thật là một kết luận “thầy bói sờ vòi voi”!
Truyện “Hoa Ti-Gôn” của Thanh Châu đi khá xa
chi tiết của bản tự khai trong hai bài thơ trên của T.T.Kh về “thời gian và sự kiện diễn biến“. Cô gái không yêu
chàng họa sĩ Lê Chất trong thời gian 8.9 năm mà chỉ yêu sau thời gian đó nhân
tình cờ gặp lại trong buổi tiệc chiêu đãi của tòa lãnh sự Pháp. Nhân vật của
T.T.Kh hay T.T.Kh yêu từ hồi nào. Nhân vật Mai Hạnh thích hái Ti-Gôn còn T.T.Kh
hay nhân vật nữ trong bài thơ thì không. Lê Chất cùng Mai Hạnh rủ nhau bỏ trốn
còn hai nhân vật trong hai bài thơ thì không. Nhân vật nữ T.T.Kh trong thơ bỏ
đi lấy chồng. Nhân vật Mai Hạnh không dám bỏ trốn cùng Lê Chất và chết bất ngờ
do chồng Mai Hạnh báo tin (chi tiết này được Thanh Châu dàn dựng vụng về, không
đúng tâm lý). Còn hai nhân vật trong thơ thì… sống nhăn răng! Chỉ giống nhau: Chàng
họa sĩ. Hoa Ti-Gôn. Dang dở một cuộc tình. Những cái sườn dang dở này áp dụng
vào những mối tình oan nghiệt nào mà chẳng được.
Điểm đặc biệt ở đây
chính là: Hoa Ti-Gôn!
Dù sao thì bài HSHTG
cũng đã ra mắt độc giả trước với thời gian không thể chối bỏ. Cả hai bài, bài
nào đăng trước hay sau (lý do nào đó) cũng cùng một nội dung. Nhưng nhẹ nhàng
xét xem, chỉ có HSHTG mới lấy nguồn từ truyện ngắn Thanh Châu, còn BTTB thì lấy
nguồn từ… HSHTG. Một tác giả có thể viết cùng một chủ đề, cùng một nội dung nhưng
chi tiết, tình tiết phải khác đi chứ. Ta có thể thấy ngay ở Nguyễn Bính cùng
chủ đề tình yêu, cùng nội dung viết cho người yêu, Nguyễn Bính có viết hai bài
thơ cho cùng một cô gái cùng tình tiết, chi tiết bao giờ! Đây cũng là quy luật
văn học. Chúng ta có thể tìm thấy quy luật văn học này trong tất cả các loại
hình văn học: Chủ đề tình yêu. Lao động. Chống Pháp. Chống Mỹ… có một tác giả
nào viết một tình tiết, một chi tiết trong một nội dung mà hai bài? Đi lạc động
cơ này, không thấy có gì “quang minh chính đại” cả, dù mình “copy” của
chính mình!
Ví dụ tác giả có 2 cuốn
sách như Thế Nhật, in khác năm (1994 và 2001), sửa đổi lại rồi xuất bản hai nơi
khác nhau (VH và VHTT), hai giấy phép, hai nhà in khác nhau nhưng… cùng nội
dung, một cái tên “T.T.KH nàng là ai?” mà không ghi là “tái
bản!”. Hoàng Tiến có hai bài “T.T.Kh
là ai?” và “Giả thuyết về T.T.Kh” cùng nội dung đăng
trên Nhân Dân Chủ Nhật, các nhà viết sách giáo
khoa, tham luận cũng thế, chỉ cần thay đổi vài dòng, đổi tên thì thành bài
khác. Không biết có hợp với nghĩa“Khoa
học trong văn học” hay không? Riêng trường hợp những bài thơ của T.T.Kh, cùng nội dung mà có
tới ba bài na ná như nhau sẽ lập tức bị đưa vào nghi án: Không phải một tác giả
làm.
Còn bây giờ?
Bây giờ, ta xét nội dung
của bài HSHTG xem xét hồi ức một cuộc tình của T.T.Kh với chàng nghệ sĩ trong
thơ có ăn khớp với chuyện tình Khánh và TT bên ngoài hay không?
Nhân vật trong thơ?
Về nhân vật trong thơ,
ta cũng không nên nặng về nhân vật đó chính là tác giả. Nhân vật trong thể loại
trữ tình (Thơ, Trường ca) hay tự sự (Truyện, Tiểu thuyết, Kịch) đều có thể là
nhân vật của tác giả qua đại từ xưng “Tôi” chứ không nhất thiết
phải là tác giả “Tôi”. Do đó, tác giả T.T. Kh có thể kể chuyện
mình, có thể kể chuyện người khác. Ta xem xét coi HSHTG nghiêng về “cái tôi“ là nhân vật của
tác giả hay “cái tôi” của chính mình qua
hồi ức bằng thơ?
Nội dung chuyện tình nhân vật của tác giả:
Bài thơ HSHTG được
T.T.Kh hồi ức hai nỗi lòng đau xót biết bao nhiêu, trân trọng biết bao nhiêu về “người ấy” :
Người
ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong.
… Người ấy hường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui,
… Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy sang sông đứng ngóng đò.
Cảm nhận yêu và được yêu
thương là cái hạnh phúc tuyệt vời nhất của tình yêu dù trọn vẹn hay không trọn
vẹn. T.T. Kh là con người biết yêu thương thật lòng nên dòng thơ, câu nào cũng
lấy nước mắt người ta. Câu nào cũng nghĩ cũng hiểu cho ”người ấy”:
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi, người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?
Lời than ”trời ơi !” kia không của riêng ai nhưng người than
cũng nào có dám bật ra thành tiếng kêu lớn cho trời long, đất lở đâu! Than mà
nuốt trở lại trong lòng ép trái tim kia vỡ máu ra mới đau tận xương, mới buốt
tận cốt. Con sáo sang sông sao sáo vẫn ngóng trông! Buồn chết nửa con người
đồng nghĩa với một trái tim vô hồn từ dạo người đi không trở lại cho từng cánh
Ti-Gôn rơi rụng mãi bên đời!
Người đọc mang tâm trạng
Thúy Kiều khóc mả Ðạm Tiên, tất nhiên, chẳng thể cầm giọt nước mắt khóc mướn,
thương vay đau lòng này! Tan vỡ như thế, nát lòng như thế dù là người trong
cuộc hay ngoài cuộc vẫn cảm nhận một tình yêu bên cạnh trong BTTN:
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ
Người ấy ghi lòng: ”Vẫn nhớ em!”.
Đem cái đoạn hay nhất,
đau đớn nhất của bài mà ai cũng thuộc:
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Và từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người!
để so với những dòng
viết về người con gái ”cam chịu” hy sinh tình yêu của mình để cùng người chồng
song bước cho ”phải đạo” này trong thơ TT giả mới thấy một trời một vực.
Tại sao mãi đến ngày
4/5/1940, TT mới có bài “Các anh“, nghĩa là phải chờ tới… ba, bốn năm sau
TT mới có bài ”đáp lễ” cho HSHTG? Sao mà TT hững hờ, sao mà TT lạnh nhạt với
mối tình độc nhất của mình như vậy? Có nghịch lý không? Chúng ta thấy có cái gì
bất bình thường không? Đọc bài thơ, ta sao nghe mà khinh cái gã ”nghệ sĩ” cô hồn kia. Bài thơ rõ ràng hàm ý
mỉa mai cái mối tình tuyệt vời mà T.T. Kh đã xây dựng nhân vật ”cô gái”:
Hãy vui lên các anh ơi!
Nàng đi tôi gọi hồn tôi trở về.
… Bao nhiêu nghệ sĩ nổi trôi,
Sá
chi cái đẹp dưới trời mong manh.
Sá
chi những chuyện tâm tình,
Lòng đau đem chữa trong bình rượu cay!
Bao nhiêu trân trọng yêu
thương của độc giả dành cho TT đã bị cái từ ”sá chi”… ”lột” sạch sẽ. Sá chi nghĩa là sá gì,
nghĩa là nhằm nhò chi… là rẻ rúng, là coi thường rồi còn chi nữa! Con người như
TT nghe Vũ Cao đọc thơ cũ của mình đã khóc thì làm sao có một TT cợt đùa, chà
đạp tình yêu mình đến thế?
Đã vậy, trong bài, thằng
đàn ông trong đó thật tệ lậu, thật trâng tráo khi dựa trên nỗi đau thương của
người con gái trong thơ T.T. Kh mà cười cợt, mà hợm hĩnh:
Miệng chồng Khánh gắn lên môi
Hình anh mắt Khánh sáng ngời còn mơ.
TT viết như vậy chẳng
khác nào ”bỏ bom” vô hạnh phúc người ta, chẳng khác nào đưa Kh đi vào tận cùng
với sự rẻ khinh của chồng. Có sống sượng gì cũng không ai ngu ngốc bê cái
tên ”cúng cơm” thả tùm lum lên báo cho người ta ”thóc mách”! Người trong cuộc yêu
thương ngần ấy, lỡ làng ngần ấy chắc chắn không thể thả xuống những câu mô tả
tầm thường như vậy! Nó vừa phi đạo đức, vừa nặng tính cách ”dục tình” chứ yêu
thương gì nữa với ”người ấy” mà T.T.Kh xây dựng.
Từ ”sáng ngời” thả xuống, đám mây xám
kéo lại bịt bùng …
Vâng, tôi vẫn biết có người
Một đêm cố tưởng rằng tôi là chồng.
Ðể hôm sau khóc trong lòng,
Vâng,
tôi vẫn biết cánh đồng thời gian.
Từ ”vâng” vô thưởng vô phạt nhưng viết bình, phân
tích có dẫn chứng càng tránh dùng từ này tốt hơn vì nó ngợi lên một ý hời hợt,
cẩu thả một khi được lạm dụng dùng đầu câu. Trong bài thơ này, từ “vâng” lại như có một ý đắc chí, gật gù
khinh khỉnh của kẻ tưởng mình biết tỏng tòng tong ruột gan kẻ khác. Đây không
phải là thái độ của một người cảm thông.
Nhân vật này ”cố tưởng” mình là ”kẻ được” đang mơ màng đến hình
ảnh ”choáng ngợp” tệ hại hơn một gã Mã Giám Sinh đối xử tàn nhẫn với Kiều trong
”đêm tân hôn”. Có một người yêu cũ như vậy thì thà: Cành lan, xác bướm chôn vào
mồ sâu! Những lời này là nội tâm mà quyền được thố lộ chỉ dành cho người đàn bà
đau khổ mà thôi. Ngòi bút TT giả này thật sự chả hiểu gì về nội tâm phụ nữ nên
phun ra thêm:
Bao nhiêu hạt lệ còn thừa,
Dành ngày sau khóc những giờ vị vong.
Bao nhiêu những cánh hoa lòng
Hãy dâng cho trọn nghĩa chồng, hồn cha.
Lời ”giáo huấn đạo đức”
dỏm này ném xuống chà nát dòng nước mắt người yêu. Người cao thượng mà thế ư!
Cười cợt, dửng dưng như chưa bao giờ biết rung động dưới những tia nắng ấm,
chưa biết ngậm ngùi khi nắng tắt ngoài sân. Có người yêu như thế, nếu trước đó
”nhụy đào” đã lỡ bẻ cho hắn, giờ chỉ còn nước ”vạch trời kêu mà tuốt gươm ra”… chém!
Hai nhân vật, hai tính
cách trái ngược không có một chút nào đồng nhất về sự rung cảm: Một người con
gái thật lòng, đau khổ đáng thương! Một gã đàn ông hợm hĩnh, tầm thường phát
ghét! Người con gái này quả thật là Kh thì gã cợt đùa kia dứt khoát không phải
là TT. Vậy tác giả thật sự những bài thơ ký TT là ai?
Chứng minh một vấn đề,
lý giải cho một quan niệm chỉ dựa trên một vài dẫn chứng như thế quả chưa thể
thuyết phục. HSHTG là bản tình ca cho cuộc tình hai ngã rẽ, là nỗi niềm tâm sự
sâu lắng đến đắng lòng của người con gái “xuôi
chèo mát mái về bên ấy rồi”!.
Kiều sau khi thăm mả Đạm
Tiên đã đoán biết và phập phồng cho số phận của mình: “Thấy người đó biết mình sau thế nào” thì trong HSHTG, nhân
vật “người ấy” cũng đã lo lắng :
Bảo rằng: ”Hoa dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi”!
Sự linh cảm này đã từ
hiện thực xã hội lúc bấy giờ như Nguyễn Nhật Huy trong ”Hai sắc hoa Ti-Gôn, bức thông điệp màu thắm
pha” (suutap.com) đã nhận xét: ”Trước
mối tình ‘không môn đăng hộ đối’ trái với những lễ giáo khắt khe và nghiệt ngã
của xã hội lúc bấy giờ, chàng trai đã dự cảm được sự đổ vỡ đớn đau sẽ đến với
cuộc tình của mình mà lòng nặng trĩu niềm u buồn khó tỏ bày”. Người con gái (cũng như
Thúy Vân vô tư bảo chị: “khéo dư nước mắt khóc người đời xưa“) đã ngây thơ cho cuộc
tình mình là chắc chắn. Lưu Trọng Lư trong ”Tình
điên” và ”Một chút tình” như đứng về phía nàng:
Mười bảy xuân, em chửa biết gì
…Ngây thơ em đã biết gì đâu.
Vì không linh cảm được
những bóng giăng hiu quạnh quanh tình yêu nên người con gái trong HSHTG mới thơ
ngây:
Cho nên cười đáp: “Hoa màu trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy”..
Hoa Ti-Gôn mà ”người ấy” nói đến là hoa màu máu ”dáng như tim vỡ”, có sự suy nghĩ từ tim mà
ra nên sâu lắng nhưng đầy lo âu, thắc thỏm trước hạnh phúc mong manh.
Hoa Ti-Gôn của người con
gái là hoa màu trắng ngây thơ tuổi học trò nào có biết gì lo âu mà thắc thỏm?
Màu trắng là màu bất di, bất dịch không phai cũng ”chẳng biến suy” theo thời gian.
Một hạnh phúc mà có
hai màu đối đầu cả ý và sắc đang ngược nhau. Tình yêu không thể dung hòa
những đối nghịch này thì trước sau gì cái hạnh phúc hai sắc màu kia cũng không
cánh mà bay!
Cuộc đời mấy ai biết
được chữ ngờ. Đêm mờ sương bao phủ. Con bướm vàng đã đậu trái mù u. Nàng đó
đã: “Trong một ngày vui pháo nhuộm
đường” . Ý Nhi trong ”Thu rụng lá” có nhắc:
Mùa đông đến đón bên sông
”Cô em đi lấy chồng” cùng nghĩa với ”pháo nhuộm đường” nhưng mức độ giá trị
thì ”pháo nhuộm đường” mang sắc thái ẩn dụ kín
đáo hơn. (Chúng ta chú ý lời thơ đầy “ẩn dụ” này trong HSHTG và đó cũng là nét
độc đáo của giọng thơ TT mang bản chất họa sĩ. Ngay cả đầu đề bài thơ cũng bao
hàm ẩn dụ chứ không thẳng thừng là BTTN, BTCC hay ĐACC…). Đó là nguyên nhân cho
nhân vật “người ấy” xa xót trong HSHTG :
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người
ấy sang sông đứng ngóng đò.
Lời thơ thắm đượm những
“Chiều thu hoa đỏ rụng. Chiều thu” với một tiếng lòng
buồn thê thiết như cả cuộc đời chưa bao giờ biết buồn gói gọn trong 10 đoạn
(theo NTL) với 40 câu và 11 đoạn (theo MGL) với 44 câu thơ thất ngôn dù nam hay
nữ làm thì hai người này phải là người trong cuộc hay “những người trong cuộc”.
Đấy là nội dung của bài
thơ qua nhân vật “tôi” của tác giả
T.T.Kh. Tới phiên, chúng ta xét nội dung bài thơ có giống chuyện tình TT và Kh
trong cuộc đời?
Nội dung nhân vật trong thơ là nhân vật thật TT và
Khánh:
Họ có mấy mùa thu yêu đương?
Ta thấy bài thơ mở đầu
đã ghi rõ: “Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn”. Bài thơ đăng ngày
30/10/1937. Mùa thu trước tức là thu của năm 1936. Nhưng hai câu này “Từ đấy thu rồi thu lại thu” và “Mà từng thu chết, từng thu chết” đã làm hư hỏng nội dung
hiện thực của bài thơ. Mới có cách một năm tức là một mùa thu, sao T.T.Kh
lại dùng “thu lại thu, từng thu, từng thu”? Tức cũng như ba
năm. Lùi lại là năm 1935. Trong bài, nhân vật khẳng định lần nữa: “Tôi nhớ lời người đã bảo tôi. Một mùa thu trước rất xa
xôi”. “Mùa thu trước” mà “rất xa xôi” thì ít ra cũng mấy mùa thu rồi! Điều này
là sai thời gian vì TT lên Hà Nội năm 1936 (theo Nguyễn Vỹ, theo nội dung bài
thơ “một mùa thu trước“. Nếu nhiều mùa thu quá
“thu lại thu, từng thu, từng thu…”, tuổi của hai nhân
vật sẽ nhỏ lại và cơ sở lý luận sẽ có nhiều khe hở khi TT mới 18. Thực
tế, TT lên Hà Nội năm 1936. Còn TT lên Hà Nội năm 1935 không tài liệu có cơ sở
đủ lý luận và chứng minh. Vậy họ có mấy mùa thu để yêu đương? Bài thơ HSHTG đưa
người lên núi để… cỡi voi chơi thì BTCC, năm 1938 đã dẫn người xuống núi… cỡi…
cọp về nhà: “Ba năm ví biết anh còn nhớ. Em đã câm lời
có nói đâu!”. Ba năm này chính xác thời điểm họ yêu và xa nhau: 1936 – 1938.
Thắc mắc được đặt ra:
Tại sao cùng một người làm mà hai bài thơ, hồi ức hai thời điểm khác nhau?
HSHTG thì cho 1937-1935, BTCC cho 1938-1936? Nhưng trong hai câu thơ trong BTCC
đang “khai khẩu” trên lại sinh ra mâu thuẫn:
– Khánh (nếu là T.TKh) hồi ức trong HSHTG có chân thật
hay không?
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ…
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc
đời,
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Và từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tim bóng một người.
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Và từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tim bóng một người.
Nguyễn Vỹ trong “Thâm
Tâm và sự thật về T.T.KH.” (Văn thi
sĩ tiền chiến, sđd tr 261): “Người đau khổ trong cuộc tình- duyên dang
dở này không phải là cô Khánh. Trái lại, cô có đầy đủ hạnh- phúc với người
chồng rất chìu chuộng cô. Trần-huyền-Trân gặp cô đi hí- hởn với chồng vào ăn
kem ở tiệm Blanche- Neige (kem Bạch- Tuyết), Bờ-Hồ, hai lần. Hai ông bà nhìn
nhau và cười với nhau ra vẻ âu- yếm lắm. Khánh đã có thai, được chồng nâng đỡ
lên chiếc xe nhà Citroen, lúc ra về, còn đi một vòng quanh Hồ Hoàn- Kiếm.
Trần-huyền-Trân kể lại cảnh âu- yếm đó cho Tuấn-Trình nghe và kết luận: ‘Con
Khánh nó cho cậu leo cây, cậu còn si nó làm gì nữa thêm tủi nhục’ Người đau-
khổ, dĩ-nhiên là Tuấn-Trình THÂM-TÂM. Chàng
yêu nhớ đơn phương với mặc cảm của một nghệ-sĩ nghèo bị người yêu bỏ rơi, lại
còn bị mấy thằng bạn trẻ chế nhạo đùa bỡn, nhất là Vũ-trọng-Can…”.
Nếu bài thơ này của
Khánh làm như Hoàng Tiến khẳng định đã được nghe Phạm Quang Hòa kể lại
trong “T.T.KH là ai?”: “Cô Khánh đọc Tiểu Thuyết Thứ Bảy in truyện ngắn Hoa ti-gôn
của Thanh Châu (số tháng 9/1937) xúc động, tự thố lộ câu chuyện riêng bằng bài
thơ Hai sắc hoa ti-gôn và gửi đăng Tiểu Thuyết Thứ Bảy…” (Thâm Tâm và T.T.KH, Hoài Việt) chắc chắn
không thể nào. Người vui như thế, bận bịu với con cái, được chồng giàu có săn
sóc, đau đớn gì mà viết những câu thơ hồi ức lộn xộn năm tháng như cứa vào lòng
mình những vết thương… những vết thương… tự tạo!
Ta tạm cho nhân vật của
T.T.Kh vừa mang tính cách nhân vật hư cấu vừa mang giá trị hiện thực của một
cuộc tình mà mình là người trong cuộc. Hư cấu nhân vật và đặt nhân vật trong
một bối cảnh đau thương, tan vỡ là môtip của hầu hết nhân vật trong các thể
loại văn học. Đấy cũng là một trong những tiêu chuẩn để “ăn khách”. Điều này,
chúng ta có thể thấy rõ nếu tờ báo nào đăng người tốt, việc tốt thì chắc chắn
báo ế nhề, ế nhịt so với tờ báo đăng người xấu, việc xấu.
Riêng với trường hợp báo chí ngày xưa thì như thế nào?
TT đã kể với Hồ Thông “Trong lửa đạn thù” (sđd tr 190): “Nhờ ở bài viết của Thanh Châu, và cũng do những gợi ý
của ông Vũ Đình Long, tôi đã nẩy ra ý tưởng ngộ nghĩnh là viết một loạt bài về
những vấn đề đang ăn khách hiện nay: cảnh ép duyên con cái với những nét chấm
phá bi thương giữa hạng giàu kẻ nghèo trong xã hội; tục tảo hôn nơi xóm làng:
gái 15 phải lấy ông già 60 hoăc cô gái 17 phải lấy một cậu bé 4, 5 tuổi con nhà
giàu… Cái éo le, mất hạnh phúc sau đó, chằng chéo nhau làm cho con người phát
sinh rất nhiều hệ lụy chua xót”.
Cho dù Khánh, T.T.Kh hay
một tổ hợp quen biết của TT làm bài thơ này thì nguồn cảm hứng được ghi nhận
từ “Hoa Ti-Gôn” của Thanh Châu: “Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết. Thấy ai cũng ví
cánh hoa xưa”. Tức là hơn tháng sau, T.T.Kh mới nói rằng đã đọc được truyện (không phải
tiểu thuyết) của Thanh Châu. Đó là sự thật không thể nào phủ nhận. Vấn đề ở đây
là nảy sinh những điều ấm ớ từ các bài thơ của T.T.Kh.
Thơ T.T.KH xuất hiện năm nào?
NTL trong “T.T.KH.” (VNTNTCTT, sđd tr
399) có đăng trích bài viết của Anh Đào “đăng trên báo Nhân Loại bộ mới số 108 tháng
7/1958”. Anh Đào đã… đào ra được mấy câu thơ trong BTTN, BTCC của T.T.Kh:
Biết đâu tôi, một tâm hồn héo
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi.
(Hà Nội Báo, số 22, 3-6-36) (Bài thơ thứ nhất)
Buồng nghiêm thơ thẩn hồn eo hẹp,
Đi nhớ người không muốn nhớ lời.
Càng chết dở! Năm 1936
mà T.T.Kh nhà ta đã có thơ trước truyện ngắn Thanh Châu rồi! Nếu Anh Đào thực
sự… đào trúng huyệt phần quật xác T.T.Kh lên thì toàn bộ những gì từ trước đến
nay viết về T.T.Kh hay Thâm Tâm, Trần Thị Vân Chung phải… chôn lại vào huyệt
trống!?
Năm 1936, theo Anh Đào, T.T.Kh đã lấy chồng mà
chồng trước đó những ba năm tức 1933. Thời điểm này, Thâm Tâm mới 16 tuổi đã
bị… bồ đá, còn nếu T.T.Kh là Vân Chung mới…14 tuổi đã bị… chồng lấy! Vậy câu “Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết”, T.T.Kh 14 tuổi “thần
thơ” này đã xem tiểu thuyết của ai chứ có phải của Thanh Châu đâu?
Anh Đào tức là Đào Tiến
Đạt. Nguyễn Thạch Kiên trong “Huyền
thoại về nàng thơ T.T.KH.” (VNKNQH, sđd tr 28-29) biết rõ: “Dịp này tôi được nghe, được biết về một huyền thoại
trong thi ca Việt Nam: hiện tượng nàng thơ T.T.KH. đang được huyên truyền, xôn
xao trong dư luận mấy năm trước… Tôi cố công dò hỏi. Và được rõ một số điểm cần
biết qua bạn hữu của Thâm Tâm cũng như các văn nghệ sĩ Hà-Nội, trong số đó có
nhà thơ Đào Tiến Đạt, tác giả Mấy nét thơ – Giải khuyến khích về Thơ năm 1939
do Tự Lực Văn Đoàn tổ chức”. NTK chú thích thêm: “Đào Tiến Đạt, nhà thơ, phục vụ trong ngành Hỏa Xa
Đông Pháp. Năm 1949 đăng thơ trên tờ Thời Sự Chủ Nhật ở Hà-Nội ký dưới bút hiệu
là Anh Đào. Di cư vào Nam, tiếp tục làm trong ngành Chuyên Chở Công Cộng (Hãng
xe ô-tô-buýt của thành phố) rất thân với tác giả. Ông mất tại Sài-Gòn trước
1975”.
Tờ báo Nhân Loại mà Nguyễn Tấn Long đề cập tới đó là
của Anh Đào làm chủ nhiệm kiêm chủ bút từ năm 1952 như Vũ Đình Long vừa chủ
nhiệm kiêm chủ bút TTTB từ 1934. Một chủ bút mà thông tin mờ ớ như vậy sao?
T.T.Kh đã xuất hiện trên Hà Nội Báo từ năm 1936 theo Anh Đào là một thông
tin rất đáng chú ý và rất quan trọng. Bởi vì nó đúng, nó sẽ phủ nhận sạch
bách Huyền thoại T.T.Kh năm 1937 – 1938 và những
cuốn sách, những bài viết “ăn theo” cũng… cười ra nước mắt, thẹn với người xưa.
Nếu nó sai, nền Văn học Việt Nam lại phải mua thuốc tẩy để tẩy đi thêm những
chữ viết bậy trên tường! Sách in sai, tác giả tuyển nhầm cũng lâm trận tiền là
kẻ hại thanh danh, xúc phạm nhân thân người đã khuất! Phía nào cũng không tránh
“thiên cổ tội nhân”!
Rất tiếc là không có ai
đọc được HNB với TTTB. Đây là hai tờ báo duy nhất vừa là vật chứng vừa là nhân
chứng. Nếu cả hai được mở ra thì tất cả vu vơ, cà pháo về “Huyền thoại T.T.Kh” phải khép lại vĩnh viễn! Sự kiện Anh Đào
coi như không nguồn chính xác nên cho nó theo gió theo mây trôi đi đâu thì đi…
– Bài thứ 2:
Bài thơ thứ nhất
Thuở ấy hồn tôi phơi phới quá,
Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương…
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại,
Êm ái trao tôi một vết thương.
Tai ác, ngờ đâu gió lạ qua,
Làm kinh giấc mộng những ngày hoa,
Thổi tan âm điệu du dương trước
Và tiễn người đi bến cát xa.
Ở lại vườn Thanh có một mình,
Tôi yêu lá rụng lúc tàn canh,
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo,
Yêu bóng chim xa nắng lướt mành.
Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
Những cô áo đỏ sang nhà khác,
– Gió hỡi! Làm sao lạnh rất nhiều.
Từ đấy không mong, không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm,
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ,
Người ấy ghi lòng vẫn nhớ em!
Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên,
Bỗng ai mang lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
Rỏ xuống thành thơ khóc chút duyên?
Đẹp gì một mảnh lòng tan vỡ
Đã bọc hoa tàn dấu xác xơ!
Tóc úa giết dần đời thiếu phụ…
Thì ai trông ngóng chả nên chờ!
Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
Vì tôi vẫn nhớ hẹn nhau xưa:
– “Cố quên đi nhé, câm mà nín
Đừng thở than bằng những giọng thơ!”
Tôi run sợ viết, lặng im nghe
Tiếng lá thu khô xiết mặt hè
Như tiếng chân người len lén đến.
Song đời nào dám gặp ai về!
Tuy thế tôi tin vẫn có người
Thiết tha theo đuổi nữa, than ôi!
Biết đâu… tôi một tâm hồn héo,
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi!
(Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 182, 20-11-1937)
Nội dung nhân vật trong bài thơ là nhân vật của tác
giả.
Mang âm hưởng của HSHTG,
bài thơ này đã ngậm ngùi nhắc lại trong hai khổ đầu một vết thương lòng đau
nhói vì chia xa. Tám đoạn sau chuyển sang tâm trạng vừa muốn đối diện vừa muốn
lẩn trốn quá khứ với hình ảnh người yêu cũ đang theo ngày tháng lớn dần lên
trong ký ức với hơi thơ bỗng như mỉa mai…
T.T. Kh một lần nữa khắc
họa hình ảnh người yêu cũ của nhân vật “Tôi” trong bài thơ với sự
chắc chắn:
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ,
Người
ấy ghi lòng vẫn nhớ em!
Thật tội nghiệp cho một
niềm tin thơ ngây làm cho Xuân Diệu cũng ái ngại dùm trong ”Giục giã”:
Ai nói trước lòng anh không phản trắc
Tình yêu dù biết nó có
lý lẽ riêng của nó từ lâu nhưng ở đời có cái gì là bền vững đâu vậy mà khối
người đã tin đến mù quáng. Niềm tin này đã đi vào máu thịt cũng vì vậy mà những
ai nếu đã yêu càng sâu thì đau càng nặng khi rơi vào hai cảnh hai lòng như Huy
Cận trong “Vạn lý tình”:
Người ở bên trời, ta ở đây
Chờ mong phương nọ, ngóng phương này.
Mượn câu của Ts. Chu Văn
Sơn trong bài viết về TBH của TT để nói về cái quả quyết chắc chắn trên của
nhân vật nữ của T.T. Kh:“Người thiếu thông cảm chỉ thấy bề ngoài,
người tri kỷ thì thấu từ gan ruột mà ra”. Với hồi ức của nhân vật
tác giả T.T.Kh, tình yêu của họ đã đến giai đoạn vô cùng thắm thiết thì… tan
vỡ! Nhớ thương, dằn vặt, tự trách là tiếng lòng của kẻ yêu mà xa. T.T.Kh đã để
cho nhân vật “Tôi” thở dài, bối rối:
Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa:
– “ Cố quên đi nhé, câm mà nín
Đừng thở than bằng những giọng thơ!”
Tự khuyên mình, tự vực
mình đứng dậy, nhân vật của T.T.Kh cũng có sự đồng điệu với Thu Hồng qua “Mảnh hồn thơ” cũng khuyên nhủ:
Ðừng sầu lá rụng, khóc hoa rơi
Ðừng than thở tiếc ngày qua chóng.
Thái Can cũng khuyên nhủ
với người yêu trong “Quên”:
Đã hẹn với em rồi, không tưởng tiếc
Quãng đời xưa, không than khóc gì đâu!
Thế nhưng, tất cả đã
“phạm quy” hết rồi, đã nghĩ về nhau mất rồi. Lời thơ đã trào ra rồi. Dòng thơ
đã viết ra rồi:
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên.
Đây là hai câu thơ hay
nhất (đoạn thứ 6) trong 10 đoạn của bài thơ với sự chọn lựa, chắt lọc từ kỹ
càng đến mức “cực xảo” về nội tâm với giọt nước mắt đã cạn cùng, nỗi nhớ thương
về kỷ niệm đã tan ra, vỡ ra, rớt xuống…
Người thơ nhặt được. Có
người nâng niu, đưa lên thành “Cô gái
vườn Thanh” hay “Dòng dư lệ” như Nguyễn Bính. Có
người “vấp” nó giữa đường, lượm lên, cười cợt trong “Các anh, Màu máu Ti-Gôn” ký Thâm Tâm.
Trong dòng nhạc, nhạc sĩ
Trần Thiện Thanh “Khi người yêu tôi khóc” đã rung động: “Khi người yêu tôi khóc, trời cũng giăng sầu. Cho từng
cơn mưa lũ xoáy trong tâm hồn. Khi người yêu tôi khóc thành phố buồn
thiu”. Trong thi ca, Nguyễn Du đã biến giọt nước mắt trên “nét hoa” của Thúy Kiều khi khóc Đạm Tiên thành “châu sa“:
Lại càng ủ
dột nét hoa,
Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài.
Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài.
Nguyễn Du cũng biến dòng
thu của Kiều thành “giọt ngọc” khi khóc Từ Hải:
Nàng càng giọt ngọc tuôn dào,
Ngập ngừng mới gửi thấp cao sự lòng.
Ngập ngừng mới gửi thấp cao sự lòng.
Nâng niu làm sao! Trân
trọng làm sao! Quý giá biết bao! Dù cho Nguyễn Bính có thấy rằng:
Tặng người gọi một dòng thơ
Hay là dòng nước mắt thừa đêm qua.
trong “Cô gái vườn Thanh” hay “Dòng dư
lệ” thì người đọc cũng nghe thương yêu, cay đắng lắm vì hai câu thơ đắng
cay nằm trong bài thơ đắng lòng, toàn những lời chân thật, cảm thông sâu sắc
của Nguyễn Bính dành cho cô gái tội nghiệp nọ:
Đau thương qua mấy nhịp cầu
Cạn dòng nước mắt còn đâu khóc người.
Trong khi đó, người ký
Thâm Tâm phun ra toàn những lời “máu lạnh” trong “Các anh”:
Bao nhiêu hạt lệ còn thừa
Hãy dành mà khóc những giờ vị vong.
Trời ơi! Người ta chắt
nuớc mắt “ép” thành dòng thơ có nghĩa
bóp trái tim vỡ máu để yêu thương vậy mà kẻ làm “người ấy” kia “cạn máu tanh lời” cho đó là “hạt lệ còn thừa” sao mà gọi là tri kỷ, tri âm?
Người yêu tầm thường như thế sao nhân vật của T.T. Kh có thể yêu
trong mù đui mà không phát hiện ra?
Cái “người ấy” của nhân vật T.T. Kh là một người biết
ngắm cả cái “lạnh lùng” (với “người
ấy“, “cái lạnh lùng” cũng có hồn) nên nàng mới yêu thiết tha đến vậy. Nếu
không, ai mà đi chắt ép ruột gan phèo phổi mình để mà… dâng hiến cho một người
coi tình yêu như gió thoảng mây bay, cười tình cũ đã cạn ngày, cạn tháng!
Tình yêu một chiều không
lấy sự thật lòng làm gốc rễ thì dẫu có đến trong bình minh thì cũng theo hoàng
hôn ra đi mà thôi!
Nhân vật “Tôi” của T.T. Kh nào hay biết gì, vẫn yêu
không đổi trong BTCC.
Đấy là chúng ta đang
rung cảm với nhân vật của tác giả.
Còn đây nội dung nhân vật hiện thực là Khánh (theo Phạm Văn Hòa,
Hoàng Tiến…) trong hai đoạn sau:
Tai ác, ngờ đâu gió lạ qua,
Làm kinh giấc mộng những ngày hoa,
Thổi tan âm điệu du dương trước
Và tiễn người đi bến cát xa.
Ở lại vườn Thanh có một mình,
Tôi yêu lá rụng lúc tàn canh,
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo,
Yêu bóng chim xa nắng lướt mành.
Nếu Khánh là người viết
bài thơ này hồi ký cuộc tình mình thì cô cũng… xạo pà cố! Khánh than rằng vì “tiễn người đi bến cát xa”để dẫn tới cô phải “Ở lại vườn Thanh có một mình”.
Thực sự có như vậy không?
Nguyễn Vỹ trong “Thâm Tâm và sự thật về T.T.KH. (sđd tr 260) kể rằng:
“Thế rồi một hôm, chàng họa sĩ đa- tình
nhận được một bức thư của người yêu, không- của người hết yêu- báo tin nàng sắp
lấy chồng. Thư viết bằng mực tím, trên bốn trang giấy học- trò… Thư do một cô
bạn gái của Khánh đem đến tòa báo Bắc- Hà trao tận tay Tuấn- Trình… Đại-khái Khánh nhắc lại tình-yêu ‘ thơ mộng’ của cô
với ‘người nghệ- sĩ tài hoa son trẻ’ (những chữ cô dùng trong thư), tình-yêu
rất đẹp, nhưng vì Thầy Mẹ của cô rất ‘nghiêm’, theo lễ -giáo, nên dù vị hôn-phu
của cô là một người chỉ mới biết sơ thôi, nhưng cô vẫn có bổn phận ‘giữ tròn
chữ hiếu, không dám cãi lời Thầy Me đặt đâu ngồi đấy v.v…” Cô nói cô buồn lắm
vì tình –yêu dang- dở, ‘em vẫn yêu anh mãi mãi’! không bao giờ quên anh, nhưng
‘van anh đừng giận em, thương hại em, chứ đừng trách móc em v.v…” Cô than thở
đời cô khổ nên tình-duyên ngang trái, cô khóc suốt đêm…”.
Cô đi lấy chồng chứ có
tiễn TT đi “bến cát xa” nào? Thời 1935 – 1936
– 1937, TT đi đâu mà cô phải tiễn? Cô đi lấy chồng thì theo chồng về nhà chồng
cho đúng tập tục lễ nghi phong kiến như thư cô viết cho Tuấn Trình: “theo lễ giáo… ” cô vẫn có “bổn phận giữ tròn chữ hiếu, không dám cãi lời thầy mẹ
đặt đâu ngồi đấy” (Nguyễn Vỹ, sđd). Tất nhiên, thầy mẹ cô đằng nào không biết câu: “Tại gia tòng phụ. Xuất giá tòng phu. Phu tử tòng tử”? Cô Khánh vừa chia
tay TT cuối mùa thu 1936 thì cô lấy chồng liền và một năm sau thì hồi ức bằng
thơ cuộc tình mình?! Thời gian nào cho cô ở vườn Thanh để than khóc mối tình
dang dở của mình? Nếu không phải chỉ còn TT “ở lại vườn Thanh có một mình” thì chẳng phải
Khánh.
Còn hai câu đầu trong
đoạn này:
Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên,
Bỗng ai mang lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên?
Ta có thể diễn xuôi: Cô
Khánh hay T.T.Kh muốn được yên thân, nghĩa là muốn quên mối tình này thì ai
đó “mang lại cánh hoa tim” tức nhắc tới hoa
Ti-Gôn?
Dòng dư lệ?
Nếu hiểu theo ý nghĩa
từng từ một, thì “dòng dư lệ” mà T.T.Kh dùng, hóa ra
chính là “dòng nước mắt thừa” (over tears). Nước mắt quá nhiều mới dư, mới
thừa. Lại nữa, động từ “ép” ở đây dùng có vẻ “nhân tạo” nhiều hơn là
dòng nước mắt tự nhiên. Tức là khóc giả đò. Khóc giả vờ, khóc giả đò nên mới
ráng… rặn, ráng ép, ráng chắt thêm nữa cho người ta mủi lòng! Xảo ngôn thì gọi
là “dòng dư lệ”!
Dòng lệ tràn nhiều thì
chẳng cần chi mà “ép nốt“. Dòng lệ thì chảy tràn chứ không thể
nhiễu ra từng giọt. Trong thơ, nhân vật này đã không khóc được mà cứ cố khóc
nên mới “ép“. Nếu nước mắt thiệt thì không cần dùng
các động từ, tính từ trợ giúp thì nó vẫn trào ra, nhỏ giọt ra như thường.
Chỉ là hai câu kiểu cách
của một loại thơ ngày xưa. Ngôn ngữ này, chúng ta thấy rõ trong các sáng tác
của nhóm “Tự lực văn đoàn”hay nhóm “Thơ Mới”.
Trong cuộc tình của TT
và Khánh, không chi tiết của bất cứ nguồn nào kể cả TT cho rằng Khánh từng khóc
nhất là khóc vì phải chia tay với TT ngoài Nguyễn Vỹ kể chuyện về bức thư của
Khánh mà TT đã nhận.
“Ai”
ở đây là ai?
– Là Thanh Châu? Nếu đúng nữa, ai ở đây là cái người viết
truyện “Hoa Ti-Gôn” cho T.T.KH viết HSHTG
khơi lại mối tình xưa? Thế nhưng,“con
kiến mà leo cành đa”, bài thơ đó có hai câu này: “Buồn
quá! Hôm nay xem tiểu thuyết. Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa”. Xúc cảm từ truyện “Hoa Ti-Gôn” của Thanh Châu nên T.T.Kh mới làm bài
HSHTG chứ ai? Ai đây chính là Thanh Châu. Một đại từ “Ai” phiếm chỉ hoàn toàn ngẫu nhiên.
– Là chính… T.T.Kh?: Tự mình phủ định
mình: “Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên. Bỗng ai
mang lại cánh hoa tim… “?! Vậy, “Ai” ở đây là đâu còn là
Thanh Châu nữa mà chính là… T.T.Kh?
Nếu cả hai đại từ phiếm
chỉ “Ai” trong hai bài thơ cùng một tác giả này đều
hướng về Thanh Châu để viết ra hai bài thơ giống nhau nội dung thì dư thừa.
Người khác viết với chủ để hoa Ti-Gôn và tình yêu này thì không sao. Chúng ta
phải cho thật thông trong đầu chỗ này thì mới thấy có sự lạ. Hai tác giả từ
nguồn “ai” Thanh Châu để viết ra
hai bài thơ, không vấn đề gì! Một tác giả, viết “ai”một Thanh Châu ngẫu nhiên, một Thanh Châu
bị hờn trách? Vô lý ngay. Đại từ phiếm chỉ “ai” trong BTTN được hiểu phải là người trong
cuộc chứ không còn là ngẫu nhiên nữa. Cho nên, nó xuất hiện hai lần trong BTTN:
“Bỗng ai mang lại cánh hoa
tim” với “Thì aitrông ngóng, chả nên
chờ”. Không lẽ “ai” này T.T.Kh dùng để ám chỉ Thanh Châu!?
Thật lãng!
Chỉ còn T.T.Kh tự hờn
T.T.Kh trong BTTB? Điều đó nếu ngược lý, chúng ta mới “tóm” được “cái đuôi”.
Một tác giả ngẫu nhiên khi đọc Thanh Châu mà viết HSHTG với một sự rung động
thật lòng. Một tác giả “giả hờn” HSHTG mà có BTTN. Họ là… người trong cuộc… mà
cuộc… chơi thôi!
Một tác giả viết, không
thể có một chuỗi mâu thuẫn, không thống nhất như trường hợp T.T.Kh mà Hoàng
Tiến ghi lại lời kể của Lương Trúc: “Tiếp đó
để giải thích lý do viết bài Hai sắc hoa ti-gôn, T.T.Kh. gửi đến Tiểu thuyết
thứ bảy một bài nữa, với tiêu đề là Bài thơ thứ nhất và viết riêng gửi tặng
Thâm Tâm bài thơ Đan áo… Thâm Tâm hồi ấy còn trẻ, với tính hiếu thắng của tuổi
trẻ, ông đã gửi báo Phụ nữ đăng bài thơ Đan áo để minh chứng với thiên hạ rằng
T.T.Kh. chính là người yêu của mình. Tất nhiên không có sự đồng ý của T.T.Kh.
Và thế là T.T.Kh. giận, cô viết bài thơ lấy tiêu đề
Bài thơ cuối cùng gửi đăng ở Tiểu thuyết thứ bảy, vừa hờn vừa giận đầy yêu
thương, và cũng từ đấy T.T.Kh. “tắt lịm” trên thi đàn…” (Hoài Việt, Thế Nhật,
sđd).
Chúng ta xét tiếp bài
thơ cuối cùng (4 bài thơ của T.T.Kh có hai nội dung nên người viết đưa “Đan áo cho chồng” tạm xếp qua nội dung
khác, tiếp bài này) để thấy sự mâu thuẫn, không thống nhất đó trong cùng một
tác giả.
– Bài thứ
ba (Tức là bài thơ thứ tư – BTCC của T.T.Kh):
Bài thơ cuối cùng
Anh hỡi, tháng ngày xa quá nhỉ?
Một mùa thu cũ, một lòng đau…
Ba năm ví biết anh còn nhớ,
Em đã câm lời có nói đâu!
Đã lỡ, thôi rồi chuyện biệt li,
Càng khơi càng thấy lụy từng khi.
Trách ai mang cánh “ty gôn” ấy,
Mà viết tình em, được ích gì?
Chỉ có ba người đã đọc riêng,
Bài thơ ”đan áo” của chồng em.
Bài thơ “đan áo” nay rao bán,
Cho khắp nguời đời thóc mách xem…
Là giết đời nhau đấy, biết không?
… Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung,
Giận anh, em viết dòng dư lệ,
Là chút dư hương điệu cuối cùng!
Từ đây, anh hãy bán thơ anh,
Còn để riêng tôi với một mình,
Những cánh hoa lòng… hừ đã ghét,
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.
Ngang trái đời hoa đã úa rồi,
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi…
Buồng nghiêm thờ thẫn hồn eo hẹp,
Đi nhớ người không muốn nhớ lời!
Tôi oán hờn anh mỗi phút giây
Tôi run sợ viết bởi rồi đây
Nếu không im được thì tôi… chết
Đêm hỡi! Làm sao tối thế này?
Năm lại qua năm cứ muốn yên
Mà phương trời gió chẳng làm quên,
Và người vỡ lở duyên thầm kín
Lại chính là anh, anh của em!
Tôi biết làm sao được hỡi trời?
Giận anh, không nỡ nhớ không thôi
Mưa buồn, mưa hắt trong lòng ướt
Sợ quá đi anh… có một người…
HT – HC trong TNVN không đề cập đến bài này và cho
rằng T.T.Kh chỉ có hai bài thơ HSHTG và BTTN mà thôi. Các tác giả có sách trên
đều thống nhất: T.T.Kh có 4 bài thơ. Còn Anh Đào (NTL, sđd tr 431) cho T.T.Kh
còn một bài “Trả lại cho đời cánh hoa tim”. Hư thực thế nào, ta
vẫn đi theo quan niệm cho T.T.Kh có bốn bài từ 1937 – 1938.
Không biết ngẫu nhiên
hay chủ ý mà T.T.Kh lấy đầu đề BTTN không có bài thứ hai, ba, tư… tiếp theo mà
chỉ tiếp BTCC này rồi biến mất tăm, mất tích. Đầu đề BTCC giống như Xuân Diệu
khẳng định “Tôi chỉ có một tình yêu thứ nhất” và nghĩa là tình yêu
dành cho em (anh) cũng thật sự cuối cùng.
Trong BTCC, nhân vật nữ của T.T. Kh nghĩ về “người
ấy” của mình ra sao?
Thêm một đại từ “ai“:
Ngôn từ bóng gió hàm ý
sâu sa “người ấy” trong HSHTG và BTTN sang BTTC đã chuyển
thành “anh” trong trách móc, hờn giận lẫn thương
nhớ. Nàng trách vì sao “người ấy” viết về Ti-Gôn:
Trách ai mang cánh ‘ti gôn” ấy,
Mà viết tình em, được ích gì?
“Ai mang cánh Ti-Gôn” để viết tình của T.T.Kh?
Đến bài này, nhân vật hư
cấu hay nhân vật thật đều… chui vào một chốn màng nhện bịt bùng!
+ Nàng trách Thanh Châu?
Không thể nào! Truyện ngắn Thanh Châu đã qua hơn một năm. Truyện này chẳng viết
gì đến “tình em” với “tình anh” cả. Có thông chỗ này,
nghĩa là cảm xúc ngẫu nhiên của T.T.Kh từ Thanh Châu đã không còn dính líu, dây
nhợ tới các bài BTTN, BTCC, chúng ta mới dễ hiểu bí ẩn. Các bài thơ ký T.T.Kh
ra đời sau đó và bài này dắt dây như trẻ nhỏ cầm tay dung dăng, dung dẻ mới
khiến cho T.T.Kh viết BTCC. Tức là T.T.Kh1 nào đấy đã… chọc ổ kiến bò nhọt
T.T.Kh.
+ T.T.Kh1 trách… tác giả
viết HSHTG và BTTN?
Sao kỳ vậy? T.T.Kh viết
cả hai bài thơ ấy đó chứ? Bây giờ trách
ai viết “tình em“? T.T.Kh có phải “tóc úa giết dần đời thiếu phụ” nên lầm lẫn chăng? Còn
nữa, nàng nhắc đến bài “Đan áo cho chồng” chính nàng viết:
Chỉ có ba người đã đọc riêng,
Bài thơ “đan áo” của chồng em.
Lạ thật, nếu là nhân vật
của tác giả thì T.TKh đã để nhân vật mình quên mất bài thơ nào mình viết, bài
nào ai viết và ngay cả anh chồng tội nghiệp “luống tuổi” cũng trở thành tác giả
bài thơ “Đan áo của chồng em“. Ba người đọc là ai?
Nàng, chàng và chồng? Hay nàng, người chị và chàng? Rối rắm quá! Nàng cho rằng
sau khi ba bài thơ trên ra đời đã gây tác hại vô cùng khi cuộc tình đã bị “rao
bán”:
Bài thơ đan áo nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xem…
Là giết đời nhau đấy, biết không?
Như vậy, xét về phương
diện tác giả, “Đan áo cho chồng” ký T.T.Kh không phải
của T.T.Kh. Nếu là cùng một người, sao có thể mình lại nổi tam bành với mình
thế?
Động cơ nào khiến T.T.Kh viết BTCC?
T.T.Kh nêu ra lý do vì
giận ”người ấy” mang bài thơ đan áo của
chồng ra rao bán mà làm BTCC. Tức là sau ba năm im như thóc thì T.T.Kh mới
“phun lửa” một bài này thôi.
Hiểu tới đây, chúng ta
sẽ thấy Phạm Quang Hòa kể chuyện mà không suy nghĩ: Tại sao Khánh không tặng TT
hai bài thơ HSHTG, BTTN mà lại tặng bài thơ “Đan áo“? Bài thơ này nội dung
rất chung cho những người con gái bị ép duyên trong bất cứ thời đại nào cũng có
nhất là thời đại phong kiến. Nó chẳng có giá trị “rao bán” mối tình của Khánh và TT. Người “rao bán” tình mình chẳng ai khác hơn, chính là
cô “Trần Thị Khánh, người yêu của Thâm Tâm.
Hai người yêu nhau nhưng biết không lấy được nhau, hẹn nhau giữ kín mối tình,
để đỡ phiền đến gia đình của nhau sau này…” như Lương Trúc – Phạm Quang Hòa đã
kể cho Hoàng Tiến, Trần Lê Văn, Tú Sót nghe. Cô Khánh này đã (như lời kể trên
và như bài thơ với bút hiệu T.T.Kh đã ghi) làm hai bài thơ bán rao tình mình
trên báo TTTB. Nếu đó là sự ngược lý của cô Khánh – T.T.Kh, đây cũng là mấu
chốt để “tóm” cái đuôi “tổ hợp thơ” T.T.Kh mà TT là người
trong cuộc đã “im như thóc”!
Nội dung cơn giận của nhân vật thơ:
Trong cơn giận, người ta
thường hay trẻ con mà Xuân Diệu hay gọi là làm ”nư”. Với người con gái thì nàng
quyết liệt hơn bằng ”tối hậu thư”:
Giận anh, em viết dòng dư lệ
Là chút dư hương, điệu cuối cùng.
Với cơn giận không tên
như thế của người yêu, người tri kỷ không thể làm ngơ nên đành ”xuống ngựa” như
Châu Thái Lê trong”Vùng trời thương hận”:
Em còn hận, đầu ta đây hãy trút
Cho oán thù vẩn đục cả dòng sông.
Cuối cùng, dòng sông là
kẻ chịu đựng sự trừng phạt thay cho con người để cho họ có được chút dư hương
dù chỉ là ”dư hương điệu cuối cùng”!
Nếu êm ái như thế, ai
nói làm gì!
Lại mâu thuẫn trong nhân vật thơ?
Ta thật sự không hiểu
nổi mới trong BTTN, nhân vật “Tôi” đã xin: “Cho tôi ép nốt dòng dư lệ, nhỏ xuống thành thơ khóc
chút duyên” thì còn ”dòng dư lệ” nào nữa để mà chắt ra,
để vì ”giận anh” mà viết? Hóa ra, dòng dư
lệ nàng ép trong đau đớn kia chỉ vì giận cái người làm thơ Ti-Gôn, viết tình
nàng “rao bán“. Thế nhưng, nàng viết chứ ai viết
mà “giận anh”? Anh ở đây nào có phải
là Thanh Châu? Anh ở đây là anh đã viết hai bài HSHTG, BTTN, ĐACC để bán rao
tình nàng. Thanh Châu bị oan mà TT “có
miệng ăn mà không có miệng nói”. Trời cho mỗi một cái miệng. Chịu ăn thì
nhịn nói. Có người chịu nhịn ăn mà nói hay sao? Có thực mới vực phát ngôn!
Đây là điểm mấu chốt thứ
hai để tìm ra chủ nhân bài thơ này đã không để ý đến tính thống nhất của văn
bản, nghĩa là có kẻ “vừa đốt nhà vừa la làng”!
Cơn giận mâu thuẫn của nhân vật Kh – T.T.Kh đồng tác
giả:
Ta xét câu này:
Ba năm ví biết anh còn nhớ
Em đã câm lời, có nói đâu!
“Câm lời” có nghĩa là “im như thóc“. Tức là không hở môi, hở miệng, không
nói. Thế nhưng viết cũng là “ngôn ngữ nói” của con người. Sau khi câm nín 3
năm, nàng như núi hỏa diệm sơn ngủ yên, bất chợt thức giấc… phun ra bốn bài thơ
ký tên T.T.Kh đã một năm qua gây sóng gió trên văn đàn và kích động sự tò mò
của độc giả vì “bài thơ được đăng báo. Được phổ biến. Được
truyền tụng khắp nơi. Độc giả xôn xao” và “Rất
nhiều người còn muốn được gặp mặt Nàng… Người ta đòi hỏi, mong mỏi, đợi chờ” (“Về những kỷ niệm quê hương“, tr 82, 190)? Thế sao
mà cho mình “câm lời, có nói đâu“, chỉ… viết thôi ư?
Tác giả BTCC này mới
thật là T.T.Kh? T.T.Kh tức Khánh (nếu người đời cho cô Khánh là tác giả) im
lặng trong ba năm, nay đọc thấy người ta viết về mình hoài nên.. xung thiên…
mắng mỏ “thằng người yêu bố láo” ấy cho một trận. Thế nhưng, muốn chứng minh
rằng mình là người “câm lời” không nói, không làm
ba bài thơ “giết đời nhau” kia thì tại sao nàng
không lấy bút hiệu khác mà cứ khoác cái bút hiệu đã có người đội lên cho sự
việc rắc rối thêm ra như mớ bòng bong? Nàng tự nhận mình là Khánh đấy sao?
Những dấu hỏi cong queo này sẽ từ từ bị nội dung các bài thơ nhiều tác giả…
đẵng cho hết cong!
Thanh Châu trong vụ này không hề liên can tí nào vì
ông ta chẳng hề dính líu gì tới bài thơ “Đan áo
cho chồng” gây tai họa cho T.T.Kh để nàng sau ba năm câm nín phải “run sợ viết” rồi mất hồn “nếu không im được, không yên đưọc thì tôi chết“! Nội dung giận dữ,
trách hờn chỉ từ các bài thơ ký T.T.Kh ra mà thôi!
Hiểu từ chỗ mâu thuẫn
này mới thấy thông tin năm 1994, Thế Nhật cho Thanh Châu là người yêu của
T.T.Kh là gán ép. Thanh Châu làm sao mà mang bài thơ ĐACC tức BTĐA của T.T.Kh đăng
lên Báo Thời Đàm? Chi tiết nào chứng tỏ
T.T.Kh tặng bài thơ lục bát này cho Thanh Châu?
Thật ra, nơi phương trời nào đó người con gái tên
Kh cũng đã không còn dám mơ mộng khi có một người chồng mà nàng phải sống vì lễ
giáo. Nguyễn Khuyến buồn thời cuộc nên có những bài thơ “Tự thuật”, “Tự trào” để tự nói, tự an ủi mình, ta không
lạ. Ta chỉ lạ cho cái người viết những bài thơ tình ướt át đầy đắng cay kia lại
không hề nghĩ mình đã “sinh con” mà cho người khác “đẻ con” rồi bán con mình mà
ra “tự trách”! Giọng thơ sau khi trách móc xong chuyển tông xưng “tôi” thật lạnh lùng với cái từ “hừ” nặng trịch rớt xuống:
Những cánh hoa lòng… hừ đã ghét,
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.
“Những cánh hoa lòng – tình yêu trái tim” đem đi đánh đổi
nó để lấy cái ảo vọng tiếng tăm bề ngoài. Kỳ quặc nữa. Nàng trách ai nếu không
là lời tự trách mình. Âm điệu này mang nặng khẩu khí hậm hực, bất cần. Chúng có
phải là tiếng lòng của một cô gái chỉ biết yêu thương kia trong thời buổi loạn
ly hay chỉ là tiếng lòng của người con trai thời loạn như Châu Thái Lê:
Ta bây giờ mọi sự nhẹ như không
Ðời mấy kẻ bận lòng người ngã ngựa.
Trong các bài thơ trên
của T.T.Kh, nhất là BTCC cảm giác hờn giận, thương yêu, trách móc lập đi, lập
lại không lối thoát. Chị Dậu của Ngô Tất Tố đã sống trong “Tắt đèn“. Thị Nở trong ”Chí Phèo” của Nam Cao cũng lẩn quẩn trong cái lò
gạch. Người phụ nữ của T.T. Kh cũng chập chờn trong bóng đêm:
Nếu không yên được thì tôi… chết
Đêm hỡi! Làm sao tối thế này?
Con người nếu không
thoát ra được cái vòng kềm kẹp của những giáo điều, những luật lệ “thâm căn cú đế“, của những cuộc chiến tranh làm bần cùng
cuộc sống… thì cũng đồng số phận với những kẻ không quyết định cho mình một
cuộc sống hạnh phúc vốn đã phải có nên tất cả rơi vào “bước đường cùng“!
Xét về nội dung cho nhân
vật của tác giả: Bài thơ gồm 9 khổ với những mâu thuẫn đan chéo kia: Tình yêu
và bổn phận; giữa bổn phận và khát vọng… đã không dừng lại ở chỗ đơn giản là
những lời tình tự mà còn là một tiếng kêu thương cho số phận con người trong
nghịch cảnh trái ngang mà ta cần hiểu rõ nguyên nhân để có hướng giải quyết!
Trước hết, ta hiểu là tiếng thở than nếu không tự mình cởi trói cho mình trong
ĐACC:
b.
T.T. Kh than thân:
– Bài
thứ tư (bài thứ ba theo thứ tự của T.T.Kh):
Đan áo cho chồng
“Chị ơi! Nếu chị đã yêu
Đã từng lỡ hái ít nhiều đau thương,
Đã xa hẳn quãng đời hương,
Đã đem lòng gởi gió sương mịt mùng.
Biết chăng chị? Mỗi mùa đông,
Đáng thương những kẻ có chồng như em.
Vẫn còn thấy lạnh trong tim,
Đan đi đan lại áo len cho chồng.
Như con chim hót trong lồng,
Hạt mưa nó rụng bên sông bơ thờ.
Tháng ngày nổi tiếng tiêu sơ,
Than ơi! Gió đã sang bờ ly tan…
Tháng ngày miễn cưỡng em đan,
Kéo dài một chiếc áo len cho chồng.
Như con chim nhốt trong lồng,
Tháng ngày mong đợi ánh hồng năm nao!
Ngoài trời mưa gió xôn xao,
Ai đem khóa hết chim vào lồng nghiêm?
Ai đem lễ giáo giam em?
Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đời?
Lòng em khổ lắm chị ơi!
Trong bao tủi cực với lời mỉa mai.
Quang cảnh lạ, tháng năm dài,
Đêm đêm tưởng tới ngày mai, giật mình!”
(Phụ Nữ Thời Đàm – 1938)
Năm tháng và nơi đăng của bài thơ? 2 ý kiến
+ NTK không ghi ngày tháng. Ông
viết: “Bài Đan áo cho chồng quá kém, vẫn được
gửi đăng trên tờ Phụ Nữ Thời Đàm, sau đó được nhà thơ J. Leiba cho in lại trên
Ngọ Báo với bốn câu thơ đề tặng T.T.KH.
“Anh chép bài thơ tự trái tim
Của người thiếu phụ lỡ làng duyên
Lời thơ tuyệt vọng ca đau khổ
An ủy anh và để tặng em”
J.Leiba
(“Về những kỷ niệm quê hương”, sđd tr 80-81).
Nhưng NTK trong “Huyền thoại về nàng thơ T.T.KH.” (sđd tr 29) lại ghi
rằng: “Nhận được nhiều thư từ độc giả tò mò hỏi
han, Thâm Tâm lần lượt cho đăng các bài thơ: Gửi T.T.KH., Dang dở, Màu máu
Ty-gôn… Và J. Leiba cũng nhảy vào hỗ trợ bằng cách in lại bài Hai sắc hoa
Ty-gôn trên tờ Ngọ Báo với mấy câu phụ đề:
Anh chép bài thơ tự trái tim
Của người thiếu phụ lỡ làng duyên
Lời thơ tuyệt vọng ca đau khổ
An ủy anh và để tặng
em.
Như vậy, J. Leiba tặng
bốn câu cho hai bài thơ của T.T.Kh? NTK có nhớ nhầm không?
+ Thanh Châu có ghi năm“Nói thêm về T.T.KH.”(“Về những kỷ niệm quê hương”, sđd tr 176): “Đã thế lại còn bài Bài thơ Đan Áo (1938). Ai đã đem
bài thơ này của TT.T.Kh. đăng lên báo Phụ Nữ Thời Đàm (phố Hội Vũ)?
Không thấy tài liệu nào
nói về báo “Phụ Nữ Thời Đàm” của ai? Những cộng tác
viên nào? Tin tức về bài “Đan áo
cho chồng” hay “Bài thơ đan áo” là của T.T.Kh do
người đầu tiên nào đã đọc được, chép lại và nguồn?
Chúng ta xét về giá trị
nội dung của nhân vật trong bài thơ:
– ĐACC: Tiếng thở dài đêm đông hay nỗi lòng của
kẻ…”ngoài cuộc”?
Căn cứ theo lời trách
móc của nhân vật nữ trong BTCC, BTĐA này được viết trước BTCC. Bởi chính vì nó
mà BTCC mới được tung ra. Tạm hiểu: Hai bài thơ HSHTG, BTTN được tác giả X làm
(tác giả X này còn có thể là X1, X2). Bài ĐACC tiếp đó được tác giả Y làm
vì khác nội dung, khác thi pháp, xa ý tưởng. Sau đó, tác giả X bị tác giả… X
“nhiếc” bằng BTCC?? Đây chính là “huyệt hở”. Bởi vì, theo bút hiệu, ẩn số X, Y
gì cũng là X, tức T.T.Kh cả. Chúng ta xem xét ĐACC theo hướng này để tìm ra mâu
thuẫn tiếp theo cho bốn bài thơ cùng một tác giả.
Ta thấy chỉ còn lại đại
từ phiếm chỉ “Ai” không còn là ngẫu nhiên khi, T.T.Kh đọc
truyện “Hoa Ti-Gôn“, chẳng phải là hờn
trách của tình yêu khi T.T.Kh chính mình kể chuyện mình trên TTTB. “Ai” ở đây được T.T.Kh sử dụng như điệp từ
nhấn mạnh đầu câu (Ai đem khóa chết chim vào lồng nghiêm? Ai
đem lễ giam em?) để ám chỉ nguyên nhân và “thủ phạm” gây tù túng, mất tự do cho nhân vật.
“Ai” đó là ai thì phải xem xét từng bài mới
biết nghĩa chính xác. Trong bài thơ này, rõ ràng, cô gái đang có chồng thấy
lạnh lòng với công việc đan áo. Nàng là con chim bị khóa trong lồng. Ai ở đây
giữ chùm chìa khóa nếu không phải chồng nàng? Cha mẹ nàng gả chồng cho con gái.
Nếu ai đem lễ giáo ở đây không ám chỉ cha mẹ nàng thì ám chỉ chế độ phong kiến
– phong tục tập quán cổ lỗ sĩ? Bài thơ này, cô gái là chim trong lồng kia hoàn
toàn chẳng có gì liên quan tới hai bài thơ HSHTG và BTTN cả. Thế nhưng, vì nó
nằm trong “tổ hợp thơ” nên nó sẽ có những từ
“chỉ chứng” bị lợi dụng triệt để như chữ “nghiêm” trong “lồng nghiêm” ứng với ông chồng tên Nghiêm (Phạm
Thanh, TNVN hiện đại, quyển Thượng): “Nữ sĩ
chính là Trần Thị Khánh, một nữ sinh nhà ở phố Sinh Từ, Hà Nội, có tâm hồn thơ
lắm. Nữ sĩ có yêu một thanh niên, hai người đã cùng đi lại, hứa sẽ thành hôn,
nhưng nửa chừng vì sự ép buộc của gia đình, nữ sĩ đành phải hát khúc chia ly,
về làm vợ một người khác tên Nghiêm, làm công cho một hãng buôn
nọ…”.
Trong BTTN, T.T.Kh cũng nhắc “nghiêm” trong “Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm” hay “Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi“.
Trong BTTN, T.T.Kh cũng nhắc “nghiêm” trong “Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm” hay “Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi“.
Thông tin của Phạm Thanh
về người chồng của Trần Thị Khánh tên Nghiêm đầy suy diễn. Thông tin Nguyễn Vỹ
dễ lọt tai hơn:“Trần-thị-Khánh cứ phải từ chối những lời
mời của Thâm-Tâm. Cô thường nói: ‘Thầy mẹ em NGHIÊM lắm, gia-đình em NGHIÊM
lắm…’ lần nào Khánh cũng lặp lại chữ NGHIÊM gia-giáo ấy để trả lời kỳ-vọng
khát-khao của người yêu… Tuấn-Trình hỏi chua –chát: ‘Giờ phút này chỉ có thơ và
mộng, chỉ có anh và em, ánh trăng đẹp của hai đứa mình có nghiêm không nhỉ?’.
Có lẽ vì bất- bình câu nói mỉa mai của người yêu, Khánh yên lặng một phút rồi
đáp: ‘Ánh trăng đẹp nhưng vẫn nghiêm đấy anh ạ” (VTSTC, sđd tr 258).
Chúng ta nên hiểu
chữ “nghiêm” theo nghĩa gia giáo.
Loại bỏ suy diễn người chồng của nhân vật trong thơ
T.T.Kh hay người chồng của Khánh tên Nghiêm.
Chúng ta xét bài thơ: ĐACC:
Nghiên cứu về một bài
thơ theo thi pháp lục bát, trước hết, chúng ta coi thử bài thơ đó làm đúng thể
loại hay chưa? Một bài lục bát dù nội dung có hay đến đâu nhưng “ngã sấp” trong
thi pháp lục bát là đành coi như… hỏng!
+ Giá trị thi pháp lục bát của ĐACC:
ĐACC là một bài thơ tạm
coi tương đối đúng thi pháp, ngoại trừ những vần thông “bà con xa” như “mùng – đông”; “em – tim – len”; “đan – len”;
nghiêm – em – duyên”. Ta có thể khẳng định rằng: Người làm bài thơ này vững
thi pháp lục bát. Một người mới tập làm thơ không bao giờ có được một bài lục
bát với thi pháp vững như thế. Thể loại khác, chúng ta không dám khẳng định
nhưng lục bát là phải luyện. Không luyện thì đừng hòng làm có hồn, không nắm
chắc thi pháp, người làm bê hết cả thúng vần thông “chữa cháy” bí vần vào
là “lửa bỏng, hỏng xôi”!
+ Giá trị nội dung: Được đánh giá trên giá trị nghệ thuật sử
dụng các phép tu từ.
Khác với ba bài thơ cùng
thể loại thất ngôn, bài ĐACC gồm 24 câu lục bát. Nó là bài thơ đứng độc lập khi
nhân vật phụ nữ trong bài thơ không viết về ”người, người ấy” hay ám thị “ai”nữa mà chỉ thở than thân phận với người
chị nào đó hoặc người người nào đó đã cất tiếng “than thở” dùm người phụ nữ qua
thán ngữ “Chị ơi!”.
Với ĐACC, tác giả sử
dụng ba lần thán ngữ:
Đầu câu: “Chị ơi! Nếu
chị đã yêu”
Giữa câu: “Than ơi! Gió
đã sang bờ ly tan…”
Gần cuối: “Lòng em khổ lắm chị ơi!”
Đây cũng là cái “huyệt”
cho chúng ta tìm ra “thủ phạm” thường dùng thán ngữ trong thơ mình.
Bài thơ như có ba cái
khóa, khóa ba cánh cửa cuộc đời: Sáng. Trưa. Chiều. Tiếng than của “thân phận con rùa, trên đình đội hạc, dưới chùa đội
bia” cất lên từ song sắt đau thương cần được người thông cảm.
Lẽ thường, người phụ nữ
gặp nghịch cảnh nhất là trong nhân duyên thường bộc lộ phản kháng mãnh liệt.
Thật có, truyện có như Chiêu Quân, Hạnh Nguyên, Nguyệt Nga, Thúy Kiều… nhảy
sông tự tử. Chị Dậu đánh lại tên lý trưởng. Hồ Xuân Hương dùng thơ thanh mà…
tục “đả kích” đàn ông… Còn nhân vật nữ của T.T.Kh trong ĐACC chỉ rặt lời than
thở :
Lòng em khổ lắm chị ơi!
Trong bao tủi cực với lời mỉa mai.
Nàng khổ vì lấy chồng mà
đời nàng không khác gì:
Như con chim nhốt trong lồng,…
Ai nhốt? “Ai đem lễ giáo giam em?” Nhân duyên đã đành “cha
mẹ ép” nhưng xưa nay có cái gì có thể cài then khóa cửa nhốt một đời người ta?
Kiều khi không có ai ở nhà, quên tuốt luốt câu “trâu tìm cọc” mà “gót
sen thoăn thoắt dạo ngay mái tường” tìm Kim Trọng. Nguyệt Nga chẳng chịu
ở nhà họ Bùi mà trốn mãi trong rừng chờ đợi Lục Vân Tiên. Hấp dẫn hơn là
cô gái trong “Xống chụ xôn xao” (Tiễn dặn người yêu) quyết liệt:
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già.
Bài thơ ĐACC mở đầu bằng
những câu dàn trải tâm lý. Ta cũng không cần phải mất công đi tìm ”người chị”
đó là ai (vì nó cũng có thể nằm trong những người “chị” văn học như của Nguyễn Bính, Quang
Dũng hay của những thi nhân khác):
Chị ơi! Nếu chị đã yêu,
Đã từng lỡ hái ít nhiều đau thương,
Đã xa hẳn quãng đời hương,
Đã đem lòng gởi gió sương mịt mùng.
Công việc hằng ngày với
hoàn cảnh thực tại:
Tháng ngày miễn cưỡng em đan,
Kéo dài một chiếc áo len cho chồng.
Cô gái nếu chấp nhận lấy
người ta thì nên dằn lòng mà làm tròn bổn phận nếu chẳng có cách nào bứt phá ra
khỏi vòng giam con chim muốn hót tự do. Hình ảnh người phụ nữ ngồi đan áo len
cho con, cho chồng là một hình ảnh đẹp đẽ. Nó mang giá trị truyền thống nhân
văn hiền thục, mềm mại của người phụ nữ và có cả giá trị hình tượng văn học. Ví
dụ như hình ảnh người phụ nữ đan áo trong “Chuyện
tình người đan áo” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (hay Trường Sa?):
Có người con gái, đông về đan áo ấm ra sa trường
Ước mơ không nhiều, mong niềm vui bé đến phương trời xa.
Ai đi trong giá lạnh chẳng nghĩ chuyện người đan áo
Một vầng trăng xẻ bóng chia đôi
Áo đan chưa rồi lỡ mùa đông về giá lạnh người đi.
Ước mơ không nhiều, mong niềm vui bé đến phương trời xa.
Ai đi trong giá lạnh chẳng nghĩ chuyện người đan áo
Một vầng trăng xẻ bóng chia đôi
Áo đan chưa rồi lỡ mùa đông về giá lạnh người đi.
Mỗi mùa đông đến đem
từng cơn gió rét run vai gầy
Những ai âm thầm gom đầy nhung nhớ viết lên thành thơ.
Trong tâm tư áo dệt bằng những giòng lệ yêu dấu
Tặng người yêu lạnh giá đêm thâu
Đã thương nhau rồi mấy ai không ngồi đan mộng từng đông.
Những ai âm thầm gom đầy nhung nhớ viết lên thành thơ.
Trong tâm tư áo dệt bằng những giòng lệ yêu dấu
Tặng người yêu lạnh giá đêm thâu
Đã thương nhau rồi mấy ai không ngồi đan mộng từng đông.
Mùa đông ai đan áo gửi
đi
Mùa đông ai đan ước lời mặn nồng?
Như chim chiều về có đôi
Để gió mưa về đừng lạnh lùng
Để em trong bao ngày xa cách
Đan mộng đẹp vào chiếc áo mùa đông
Cây lá âm thầm chờ mùa xuân thêm tươi
Lá rơi mấy mùa là mấy mùa đông em chờ!
Mùa đông ai đan ước lời mặn nồng?
Như chim chiều về có đôi
Để gió mưa về đừng lạnh lùng
Để em trong bao ngày xa cách
Đan mộng đẹp vào chiếc áo mùa đông
Cây lá âm thầm chờ mùa xuân thêm tươi
Lá rơi mấy mùa là mấy mùa đông em chờ!
Nhớ mùa đông em đến ngồi
đan áo ấm ra sa trường
Áo tuy không dầy nhưng lòng thêm ấm khi hành quân
Cho em mơ có một chiều nắng đẹp tình đất nước
Người về vui hạnh phúc tương lai
Áo đan xong rồi nhớ cho em gửi muôn vàn niềm thương”.
Trong ĐACC, hình ảnh này chuyển sang giá trị ẩn dụ hiện thực khác: Đan đi, đan lại mãi chưa xong chiếc áo không phải cho những người hành quân ra trận mà là cho… chồng với sự rối rắm trong lòng. Đơn giản như vậy nhưng “đan áo” chỉ là cái cớ nhất thời còn sự “rối rắm” kia mới là một đời không gỡ nổi với lời “than ơi” rớt xuống nặng nề:
Áo tuy không dầy nhưng lòng thêm ấm khi hành quân
Cho em mơ có một chiều nắng đẹp tình đất nước
Người về vui hạnh phúc tương lai
Áo đan xong rồi nhớ cho em gửi muôn vàn niềm thương”.
Trong ĐACC, hình ảnh này chuyển sang giá trị ẩn dụ hiện thực khác: Đan đi, đan lại mãi chưa xong chiếc áo không phải cho những người hành quân ra trận mà là cho… chồng với sự rối rắm trong lòng. Đơn giản như vậy nhưng “đan áo” chỉ là cái cớ nhất thời còn sự “rối rắm” kia mới là một đời không gỡ nổi với lời “than ơi” rớt xuống nặng nề:
Tháng ngày nổi tiếng tiêu sơ,
Than ôi! Gió đã sang bờ li tan…
Cho dù ai viết thì đây
cũng là đoạn có thể cho là hay nhất của bài thơ với hình ảnh “con chim bị nhốt”
xuyên qua mũi kim đan áo cho chồng mà… xông ra ngoài… rồi lại bị “lễ giáo” níu
áo trở lại:
Quang cảnh lạ, tháng năm dài,
Đêm đêm nằm tưởng ngày mai, giật mình.
Lời than thở này trong
bài thơ sáu đoạn, 24 câu lục bát đã đi ngược lại hình ảnh “can đảm” mà người
phụ nữ trong BTTN đã chấp nhận:
Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo .
để vui sống “Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi!”.
Còn nữa, nhân vật trong
bài thơ này đã “quên sạch” những lời mình hứa trong BTTN:
Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa:
-“Cố quên đi nhé, câm mà nín
Đừng thở than bằng những giọng thơ!”.
Hai bài thơ, một người
viết mà hai nội dung trái ngược? Một điểm hở sườn để địch điểm trúng huyệt non
là chỗ này!
Thật sự ai là người con
gái mà TT thương nhớ? Người con gái cam chịu trong BTTN hay kẻ than ngắn, thở
dài trong ĐACC?
Trái với ba bài thơ
trên, người phụ nữ trong ĐACC không nêu đích danh “chàng nghệ sĩ, vườn Thanh, mùa Thu, vuốt tóc, chồng
già, hoa tim…”. Bài thơ này chỉ đề cập tới hình ảnh con chim bị nhốt như phụ nữ bị lễ giáo
giam bằng cuộc hôn nhân bất ưng ý để ví mình vì “lễ giáo” mà chịu hy sinh một
đời. Không rõ người chồng trong bài thơ thuộc loại “đêm đêm lỡ bị nó… quằm, chỉ bằng… cái lợi chứ nhầm nhò
chi” hay “bồng bồng cõng chồng đi chơi”? Một đề tài “ăn khách”
thời xưa.
Những cấu trúc điệp từ
đầu câu “đã” (đã từng, đã qua, đã đem) có tác dụng nhấn mạnh
“vết thương lòng” của người “chị” trong quá khứ, hướng
người “chị” này thông cảm cho nhân
vật “em” cũng đang bị những “tháng ngày tiêu sơ, đau thương, gió sương mịt
mùng) làm cho tơi tả.
Hình ảnh nhân hóa sự vật
song song ẩn dụ kiếp người với “Hạt
mưa nó rụng”, “Gió sang bờ ly tan”, “Mưa gió xôn xao”, “Tháng ngày mong đợi”,
“lễ giáo giam em”, đã làm nội dung lắng dần, đọng lại trong người đọc một
khung cảnh hết sức thương tâm: Mùa đông lạnh giá. Tâm tư cô đơn. Trạng thái
buồn bã. Cuộc sống thiếu tự do và nhất là mong ước một “ánh hồng” – biểu tượng một mặt trời chiếu sáng
qua đời tăm tối dù chỉ là mặt trời của ngày hôm qua!
Những động từ biểu thị
sự lê thê, tàn nhẫn: “đan đi, đan lại, kéo dài, khóa chết” nhập với tính từ tính
chất, mức độ: “miễn cưỡng, sống hờ, tủi cực” với cụm danh từ tréo
cẳng ngỗng, dài ngoằn ngoặt: “duyên
trái đời, tháng năm dài” hợp thành bản hợp xướng lê thê của một số
phận bên lề yêu đương và bên bờ vực thẳm! Đây có phải là lời tâm sự não nùng
như tiếng than của những hoàng hậu, cung nhân thất sủng bị nhốt vào lãnh cung?
Phải chăng đấy cũng là một khúc oán hờn mà “Cung
oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều thuở nào đã tấu:
Vì đâu nên nỗi dở dang
Nghĩ mình, mình lại thêm thương nỗi mình.
Nghĩ mình, mình lại thêm thương nỗi mình.
… Nơi lạnh lẽo nơi xem gần gặn
Há son phai lạt phấn ru mà
Trêu ngươi chi bấy trăng già
Trao con chỉ thắm mà ra tơ mành!
Lòng ngán ngẫm buồn tênh mọi nỗi
Khúc sầu tràng bối rối đường tơ
Ngọn đèn phòng động đêm xưa
Đài hoa tịnh đế trơ trơ chưa tàn.
… Đêm phong vũ lạnh lùng có một
Giọt ba tiêu thánh thót cầm canh
Bên tường thấp thoáng bóng huỳnh
Vách sương hót gió đèn xanh lờ mờ.
Mắt chưa nhắp đồng hồ đã cạn
Cảnh tiêu điều ngao ngán dường bao
Buồn này mới gọi buồn sao ?
Một đêm nhớ cảnh biết bao nhiêu tình.
Há son phai lạt phấn ru mà
Trêu ngươi chi bấy trăng già
Trao con chỉ thắm mà ra tơ mành!
Lòng ngán ngẫm buồn tênh mọi nỗi
Khúc sầu tràng bối rối đường tơ
Ngọn đèn phòng động đêm xưa
Đài hoa tịnh đế trơ trơ chưa tàn.
… Đêm phong vũ lạnh lùng có một
Giọt ba tiêu thánh thót cầm canh
Bên tường thấp thoáng bóng huỳnh
Vách sương hót gió đèn xanh lờ mờ.
Mắt chưa nhắp đồng hồ đã cạn
Cảnh tiêu điều ngao ngán dường bao
Buồn này mới gọi buồn sao ?
Một đêm nhớ cảnh biết bao nhiêu tình.
Lẩn quẩn, kinh
hoàng “đêm đêm nằm tưởng ngày mai, giật mình!“: Không lối thoát! Thơ
ca lại dung dưỡng những lối thoát không đường mà những lời thở than về một kiếp
hồng nhan là nguồn sáng tác và nguồn sống cho thi ca muôn đời!
Thanh Tâm Tuyền từng
tuyên thệ trong bài thơ “Chim”:
Tôi chối từ giam cầm chim đẹp trong rừng tóc
dù tiếng hót đã chọn mấy hàm răng
Người bộ hành cô đơn chờ đêm để lên đường
về quá khứ
Chim bay vào trận mưa sao…
dù tiếng hót đã chọn mấy hàm răng
Người bộ hành cô đơn chờ đêm để lên đường
về quá khứ
Chim bay vào trận mưa sao…
Trong “Khúc Thụy Du”, con chim bói cá kiếm ăn khắp sông lạch
ao tù của Du Tử Lê sao mà thanh nhàn!
Với Trần Huyền Trân (một
trời “chim” trong thơ người bạn nối khố của TT mà chúng ta sẽ đề cập sau)
tỏ sự mỉa mai “chanh chua chuối chát” vào nữ thần tình
yêu bằng hình ảnh con chim trong lồng qua bài “Thưa bà” trong sách NTL:
Kinh thành mây đỏ như son
Gió lồng ep hẹp giam con chim trời.
Văn Giá cung cấp “Cái lồng eo hẹp giam con chim trời” trong bài viết “Thâm Tâm, một thời và mãi mãi” (thotre.com). Không
biết bản NTL và MGL – Ý Nhi, ai chép đúng?
Kết luận:
Ba bài thơ HSHTG, BTTN,
BTCC là những bản tình ca bên bờ vực thẳm, là tiếng lòng khao khát yêu thương
với những nỗi đoạn trường đầy mùa thu u uất. Riêng bài ĐACC là tiếng than thân
trách phận, là tiếng thở dài đêm đông “an phận
thủ thường” hay nỗi lòng người ngoài cuộc vẫn còn nhiều dấu hỏi có phải là T.T. Kh
làm không? Thế nhưng, dù ai làm, ĐACC là bài thơ có giá trị về mặt thi pháp lục
bát và hình ảnh “con chim bị nhốt trong lồng” nâng cấp lên thành
hình tượng của một thân phận phụ nữ, một kiếp người mất tự do như con hổ nhớ
rừng đã “ngậm một mối căm hờn trong cũi sắt” của Thế Lữ. ĐACC có
giá trị tố cáo xã hội với những tập tục cổ hủ, lễ giáo phong kiến khắt khe và
hoài mong vượt khỏi cảnh đời éo le là cái đích của quyền sống, quyền tự do,
khát vọng của loài người nhất là người phụ nữ không thể như “những con chim ẩn mình chờ chết” của Colleen Mc
Cullough mà nhân vật bài thơ chưa đủ sức mạnh vươn tới. Đây là một bài thơ đầy
ý nghĩa nếu đứng độc lập và được hiểu đúng cách.
Xét về phương diện nhân vật thật là Khánh:
– Khánh có làm nổi bài lục bát này không? Không
thể nào!
– Thắc mắc về nơi đăng bài thơ:
Tại sao ba bài thơ,
T.T.Kh đã gởi đăng cùng một chỗ: TTTB mà bài giữa này thì gởi đăng một
nơi: “Phụ nữ Thời Đàm” và “Ngọ Báo”?
Hoàng Tiến ghi lời lý giải của Lương Trúc: “T.T.KH gửi đến
Tiểu thuyết thứ bảy một bài nữa, với tiêu đề là Bài thơ thứ nhất và viết tặng
riêng Thâm Tâm bài thơ Đan áo…. Thâm Tâm hồi ấy còn trẻ, với tính hiếu thắng
của tuổi trẻ, ông đã gửi báo Phụ nữ đăng bài thơ Đan áo để minh chứng với thiên
hạ rằng T.T.Kh. chính là người yêu của mình. Tất nhiên không có sự đồng ý của
T.T.KH. Và thế là T.T.Kh. giận, cô viết bài thơ lấy tiêu đề Bài thơ cuối cùng
gửi đăng ở Tiểu thuyết thứ bảy, vừa hờn vừa giận đầy yêu thương, và cũng từ đấy
T.T.Kh. ‘tắt lịm’ trên thi đàn”.
TT mang bài thơ T.T.Kh
tặng mà gởi báo Phụ Nữ Thời Đàm?
Nguyễn Tố kể chuyện TT kể chi tiết hơn: “Có một hôm cô Khánh (T.T.Kh) làm xong bài Đan áo cho
chồng đưa cho người bạn gái thân nhất đời của nàng xem. Cô bạn đó tên là Tuyết.
Bài thơ ấy cố nhiên là chứa một niềm cay đắng của tâm hồn nàng! Có riêng Tuyết
là hiểu cuộc đời đau đớn của chúng tôi, nên Tuyết được ‘hân hạnh’ đón đọc nỗi
lòng thầm kín của chúng tôi. Đọc xong bài thơ Đan áo cho chồng, Tuyết trao cho
tôi xem. Tôi thấy bài thơ đó hay, liền đăng vào Phụ Nữ Thời Đàm (hồi ấy xuất
bản tại Hà Nội)….(VNTNTCTT, sđd tr 431).
Nghịch lý: Một bài thơ ĐACC, T.T.Kh đã gởi cho ít nhất 3 người: Người chị, TT, cô Tuyết nào đó? Không lẽ, viết cho người chị nào đó, mà lại không gởi cho chị? Hai bài thơ đã xét ở trên: Chẳng có cô Khánh nào làm thơ gởi đăng báo TTTB và gởi tặng TT bài thơ “Đan áo” như Hoàng Tiến kể hoặc gởi cho cô bạn Tuyết như Nguyễn Tố kể cả. Việc TT mang bài “Đan áo” đi đăng chỗ khác mà không đăng chỗ TTTB nơi mình làm việc là chuyện vô lý. Đăng để chứng tỏ T.T.Kh là người yêu của mình thì càng vô duyên. Người lý giải hồ đồ. Nếu có, TT đăng nó trên TTTB thì không chứng minh được T.T.Kh là người yêu à? Hoặc theo Nguyễn Tố, bài thơ ĐACC có gì mà TT phải nói là “cô Tuyết được hân hạnh đọc nỗi niềm cay đắng của chúng tôi”? Hai bài thơ trước HSHTG và BTTN mới là thổ lộ chuyện tình riêng tư mà thiên hạ đọc hết cả rồi? Cô Tuyết hân hạnh biết chút sơ múi gì nữa trong ĐACC? Trong bài thơ ĐACC có cái gì để chứng minh T.T.Kh là người yêu của TT?
Nghịch lý: Một bài thơ ĐACC, T.T.Kh đã gởi cho ít nhất 3 người: Người chị, TT, cô Tuyết nào đó? Không lẽ, viết cho người chị nào đó, mà lại không gởi cho chị? Hai bài thơ đã xét ở trên: Chẳng có cô Khánh nào làm thơ gởi đăng báo TTTB và gởi tặng TT bài thơ “Đan áo” như Hoàng Tiến kể hoặc gởi cho cô bạn Tuyết như Nguyễn Tố kể cả. Việc TT mang bài “Đan áo” đi đăng chỗ khác mà không đăng chỗ TTTB nơi mình làm việc là chuyện vô lý. Đăng để chứng tỏ T.T.Kh là người yêu của mình thì càng vô duyên. Người lý giải hồ đồ. Nếu có, TT đăng nó trên TTTB thì không chứng minh được T.T.Kh là người yêu à? Hoặc theo Nguyễn Tố, bài thơ ĐACC có gì mà TT phải nói là “cô Tuyết được hân hạnh đọc nỗi niềm cay đắng của chúng tôi”? Hai bài thơ trước HSHTG và BTTN mới là thổ lộ chuyện tình riêng tư mà thiên hạ đọc hết cả rồi? Cô Tuyết hân hạnh biết chút sơ múi gì nữa trong ĐACC? Trong bài thơ ĐACC có cái gì để chứng minh T.T.Kh là người yêu của TT?
Từ lỗ hổng này, ta có
thể suy ra là vì có ít nhất là hai tác giả làm việc trong hai tờ báo này đang…
hoạt động bí mật. Cả hai cùng ký T.T.Kh nên chẳng có ai dám “vạch áo cho người xem lưng“. Ngồi cùng mâm. Đâm
cùng huyệt. Biết cùng lúc. Kết cục… lúc nhúc là… ăn giòi! Nên thôi!… “im lặng là vàng”! Sự “tắt lịm” của T.T.Kh trên thi đàn
cùng một lúc là có “tín hiệu” tập thể thống nhất “ngừng chơi” rồi! Nếu không?
Đừng hòng thiên hạ im cái miệng!
Chúng ta thấy rõ ràng
hiện tượng này, Thanh Châu kêu gọi đừng tách bạch thơ T.T.Kh ra làm gì! NTK năn
nỉ hãy để yên huyền thoại mãi mãi là huyền thoại. Những ai ái mộ huyền thoại
này cũng muốn như thế. Vậy mà có ai chịu im đâu! Bài viết vẫn tung lên báo… báo
hại thiên hạ u u minh minh. Sách của NTL, Nguyễn Vỹ, Thế Phong, Phạm Thanh,
Hoài Việt, Thế Nhật, NTK… “hô phong hoán vũ” mà thiên hạ vẫn đi trên
sa mạc khát nước trước T.T.Kh là ai, sau ngập lụt bởi râu ông T.T.Kh kia cắm
cằm bà T.T.Kh nọ!
Nếu “tổ hợp thơ T.T.Kh” không phát tín hiệu “Stop“, liệu T.T.Kh thật, ra lệnh “tôi không viết nữa, các anh câm cái mồm, im” mà mấy “đực rựa” ăn theo
chịu nghe lệnh “dạ, bẩm bà, con im” sao?
Lý giải của Lương Trúc
qua lời ghi của Hoàng Tiến hay lời kể của Nguyễn Tố và những thông tin tương tự
nên bác bỏ tại đây!
– Đại từ “Ai” trong bài ĐACC ám chỉ ai?
Theo Nguyễn Vỹ, Khánh là
cô gái có hiếu với cha mẹ và biết lễ “cha mẹ
đặt đâu, con ngồi đấy” nên cô mới chia tay với TT. Nay cô mở lời than
thở và cay đắng, oán trách qua đại từ “Ai”?:
Ai đem khóa chết chim vào lồng nghiêm?
Ai đem lễ giáo giam em?
Không lẽ cô oán trách
cha mẹ mình? Không lẽ cô trách móc người chồng thương gia giàu có của cô?
Hồ Thông ghi lời TT: “Ông chồng của Khánh là một trung niên, khoảng 38, 39
gì đó tuổi, đâu có già, có luống tuổi… tạm gọi có của ăn, của để” (“Trong lửa đạn thù” sđd tr 194).
Nguyễn Vỹ kể THT từng
gặp Khánh có… bầu cùng chồng âu yếm hạnh phúc ở Bờ Hồ Tây ăn kem.
Hai gia đình Khánh và
chồng Khánh là tiểu tư sản “môn
đăng hộ đối“. Bản thân chồng Khánh lại là thương gia chứ đâu như vợ chồng anh Vệ quốc
quân Trần Dần tiểu tư sản nhưng… mất sản nghèo khổ ở phố Sinh Từ? Khánh làm sao
có thể ngày này qua ngày kia ôm cuộn len mà đan cho chồng chiếc áo mùa đông? Bị
giam trong “ngục tối” vậy, thời gian đâu Khánh ngồi làm thơ với thẩn để tưởng
nhớ tình xưa? Thời gian đâu mà ngồi “buồn
quá hôm nay xem tiểu thuyết”. Người nhàn hạ mới đọc tiểu thuyết chứ? Ông
chồng giàu thế, cưng vợ trẻ như thế làm gì để cho vợ ngày nào cũng đan, cũng
móc, không có thời gian cho… chuyện khác sao? Giàu thế, tây thế, “tân” thế thì
sao không mua quách mấy cái áo len mà mặc? Vậy, Khánh nói “ngoa dụ” nỗi khổ khi
lấy chồng thương gia, gấp đôi số tuổi mình để cho ai nghe và ai đọc với nghe và
đọc để làm gì? Những tờ báo cô gởi đăng bài toàn là những tờ bán chạy nhất Hà
Nội dạo ấy vì số lượng độc giả phong phú, tin tức truyền nhanh. Bởi vậy mà
truyện “Hoa Ti-Gôn” của Thanh Châu mới tới
tay cô. Bởi vậy mà HSHTG mới ra đời và ĐACC đành phải được… sinh sau khi BTTN
khai hết mọi thứ! Cô Khánh làm hết 4 bài thì còn trách móc ai bây giờ?
Không lý giải được thì
chúng ta cứ coi như Khánh đã cố tình cho người ta biết về mối tình của mình rồi
lại mượn thơ mình làm trách người cũ là TT? Sự thật này làm gì có nên khả năng
Khánh làm ĐACC để than thở cho người đời thương hại hay ba bài thơ kia vừa kể
mình vừa chửi người càng ngày càng mong manh, không chứng cứ và chẳng bờ đê nào
ngăn nổi con sóng dữ cho “sự thật” vô lý trên. Vậy ai đã làm bài thơ này?
Tác động của những bài thơ ký T.T.Kh nói chung?
Những bài thơ trên nhất
là bài HSHTG làm nao nao lòng người không những vì chúng mang lời thơ thấm buồn
man mác mà còn cho người đọc tâm đắc một chuyện tình có thật. Đó là chuyện tình
giữa tác giả TBH nổi tiếng cùng cô nữ sinh tên Kh. Tức là chuyện tình của Trần
(Từ) Thị Khánh (Kh chứ không nhất thiết phải T.T.Kh) và Thâm Tâm – Nguyễn Tuấn
Trình mà người ta cho qua những mâu thuẫn trong hồi ức mối tình dang dở bằng
thơ.
Xuyên suốt mấy chục năm,
người ta cố tìm ra sự thật “T.T. Kh là ai?” và tất cả cũng hoài công
vô ích để lại một “huyền thoại” cho đời. Nhưng có một điều chắc chắn là cuộc
đời luôn có sự đối lập: Nếu mùa xuân có nắng ấm thì mùa đông có tuyết rơi (nơi
nào tuyết không rơi thì mưa buồn cũng đến đó mà!). Giữa cái “không” sẽ tìm ra
cái “có” và giữa bế tắc đời thường, ta luôn lóe ra một tia hy vọng. Hẳn nhiên,
kết quả cho ta một sự hấp dẫn cũng là… huyền thoại nốt: “Người, Người ấy” núp bóng một người ra
đi trong TBH và “người ấy” trong hai bài thơ
HSHTG, BTTN, BTCC vừa là một người vừa là hai người mang tính cách thẩm mỹ vừa
mang giá trị hiện thực. Bởi vì, chúng được sinh ra từ một người… cha đó là TT
và chất liệu nuôi dưỡng là từ người… mẹ Kh (có đồng ý hay không, độc giả thử tư
duy).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét