Vạn chài trên bến Sa Nam - Nam Đàn
Như sông Hương của Huế, sông Lam xứ Nghệ cũng là một dòng
sông của thi ca. Dòng sông ấy hút hồn thi sĩ từ tên sông: sông Lam, dòng sông
xanh, ai đó trữ tình hơn một chút gọi nó dưới mỹ từ: Lam Giang. Nghĩ đến sông
Lam là nghĩ đến một dòng sông êm đềm, tươi mát, một dòng sông với những điệu hò
man mác...
Tôi mệnh thủy, nên từ bé, mẹ cấm tiệt chuyện ra sông tắm. Tuổi
thơ tôi chưa một lần được tắm sông, dòng sông trong tôi chỉ là một dòng sông tưởng
tượng, hiền hòa, yên bình. Ước mơ ngông nghênh của tôi hồi ấy, giá như cả nhà
tôi được sống trên một con thuyền lênh đênh sông nước thì thú vị biệt bao. Tôi
thầm ghen tỵ với những đứa trẻ làng chài, chúng không phải học hành, chúng được
tự do tung mình trong làn nước mát mà chẳng ai cấm đoán, giống như sự bực tức của
một đứa trẻ nhà nghèo khi mẹ nhường cơm cho ăn còn mẹ thì ăn cơm cháy, cứ ngỡ rằng
miếng cháy ấy ngon lắm mà mẹ tranh phần. Ước mơ ngày ấy, nghĩ lại mà thấy mình
có lỗi…Tôi đang rất yên bình!
Tôi đã từ bỏ ý định làm một chuyến du ký để thỏa chí giang hồ vặt, để ngắm con nước đầy vơi đều đặn theo mùa hay như người ta nói để thay đổi thực đơn cho giác quan. Có khi cũng đúng, giữa cuộc sống hiện đại bon chen, người ta cần một bến đỗ bình yên, người ta cần tìm những gì là nguyên sơ nhất. Không phải vì những lý do ấy, tôi muốn đến một làng chài- đấy là khát khao cháy bỏng, đơn giản vì tôi cần phải trả nợ cho những suy nghĩ bồng bột của mình…
Ước mơ từ thủa còn cắp sách đã đưa tôi đến với làng chài Tân Lam, nằm bên cầu
Nam Đàn. Làng chài Tân Lam có từ bao giờ không ai còn nhớ nữa. Chỉ biết rằng,
chẳng biết tự lúc nào những đứa trẻ nơi đây, nhiều thế hệ, lên sáu, lên bảy đã
biết theo cha giăng câu, buông lưới. Gọi là làng chài cho có vẻ đông đúc nhưng
làng chài Tân Lam chỉ còn 61 hộ sống trên những chiếc thuyền cũ kỹ, rải rác ven
sông. Nhìn từ trên cầu xuống, dọc bờ sông những chiếc thuyền san sát đậu vào
nhau như con sóng hình sin. Mỗi chiếc thuyền là một căn nhà di động, nơi sinh
cư lập nghiệp của cư dân làng chài bao đời nay.
Tôi đã từ bỏ ý định làm một chuyến du ký để thỏa chí giang hồ vặt, để ngắm con nước đầy vơi đều đặn theo mùa hay như người ta nói để thay đổi thực đơn cho giác quan. Có khi cũng đúng, giữa cuộc sống hiện đại bon chen, người ta cần một bến đỗ bình yên, người ta cần tìm những gì là nguyên sơ nhất. Không phải vì những lý do ấy, tôi muốn đến một làng chài- đấy là khát khao cháy bỏng, đơn giản vì tôi cần phải trả nợ cho những suy nghĩ bồng bột của mình…
Trẻ vạn
chài
Ảnh: Phan Thắng
Ảnh: Phan Thắng
Người làng chài quý thuyền như người trên bộ quý cái nhà
mình. Nếu chưa một lần được nhìn những chiếc thuyền chài chắc hẳn cảm giác ngạc
nhiên vì đầu lái những chiếc thuyền ở đây, cái nào cũng gắn những những chuồng
tre nuôi gà. Gà ban ngày được họ thả lên bờ, tối đến ghé thuyền, gà cũng quen tập
quán bay về chuồng ở “nốc” mình. Ngồi trên thuyền - nhà của cư dân làng chài có
cảm giác rất lạ, dù không chông chênh, trùng triềng vì hôm nay không có gió,
dòng sông Lam lặng lờ chảy, yên bình như một cặp vợ chồng mới cưới. Có một cái
gì đó như mùi riêng của sông nước làng chài mà có lẽ những người khách thi thoảng
đến đây mới nhận ra. Đó là mùi nồng nồng của bùn, tanh tanh của cá. Cuộc sống cứ
như một vòng quay không đổi. Nếu ai đó đã quen với cuộc sống tạm gọi là rộng
rãi thì chắc hẳn không thể nào hình dung nổi chừng 10m2, người ta sinh nở, dựng
vợ gả chồng cũng trên những chiếc thuyền chòng chành như thế. Có nhà cả ba thế
hệ cũng chỉ ở trên một chiếc thuyền.
Tân Lam cách phố huyện chỉ chừng 500m, sang bên kia cầu, cái tấp nập ồn ào, phố xá đã lấp dần bởi một xóm chài bình yên khi chiều xuống, cảm giác yên tĩnh như cuộc đời của những người dân chài từ bao đời nay. Làng chài có gì khác xưa, hình như không vì như thời cắp sách tôi thấy trên vô tuyến vẫn vậy, cũng đã lâu rồi, thế mà dân chài vẫn bảo, cuộc sống thế là hơn xưa nhiều lắm. Hỏi “hơn thế nào”, những người đàn bà cười hiền, trả lời mộc mạc “thì no đủ hơn”. Cái dấu tích của cuộc sống hiện đại chỉ tìm thấy duy nhất trong chiếc ti vi đen trắng mà người ta vẫn quen gọi là đồ từ thời napoleong để lại và những ngọn đèn chừng 10W mà phải nhờ đến những bình xạc ác quy mới vận hành được. Đời sống của họ là ở sông, ở tôm ở cá, khái niệm tương lai, không, ngày mai thôi, khái niệm đón xuân với họ là một cái gì đấy khá xa xỉ. “Tết của bày tui ở cá dưới sông, thần sông cho cá thì có tết, rứa thôi”. Thế mà vẫn hồn nhiên cười, hồn nhiên nói …
Ám ảnh nhất có lẽ là hình ảnh của những người đàn bà làng chài. Những người đàn bà ấy tôi đã gặp, ít thôi nhưng cũng đủ cho tôi những cảm xúc đa chiều về cuộc sống. Đôi khi tôi cảm thấy run sợ vì sự tàn phá của thời gian, của sông nước trên những gương mặt đen sạm vì nắng gió, những đôi mắt xa xăm vô định của họ. Cứ nghĩ rằng chài lưới là công việc của những người đàn ông. Có những người phụ nữ tuổi xuân đã trôi đi theo mái chèo. Có khi nào họ tự hỏi thời con gái đã qua tự bao giờ? Một chiếc thuyền cuối làng chài Tân Lam, hai người phụ nữ không gia đinh- hai chị em sống tựa vào nhau, tối cũng buông lưới như những người chài khác sao mà thương đến thế. Tôi không muốn viết tên họ vì cứ để những ẫn tượng ấy lặn sâu vào trong tiềm thức....
Dân chài đi đâu cũng mạng tiếng là thất học. Có lẽ niềm vui nhỏ nhoi của xóm chái Tân Lam này là có đến 4 người học con vào cao đẳng đại học. Nhưng con số ấy vẫn khiêm tốn lắm, vẫn rất nhiều em nghỉ học giở chừng. Những người đàn ông, đàn bà làng chài da rám nắng vẫn không bớt lo âu, ai cũng mong con cái mình được học hành thành đạt nhưng học rồi biết làm gì khi lõm bõm cái thông tin truyền miệng lo việc phải tiền triệu. Chạy ăn từng bữa còn toát mồ hôi… Lấy đâu?! Thôi đành!… Cha truyền con nối, từ bao đời vẫn sống được bằng cái nghề ấy.
Tân Lam cách phố huyện chỉ chừng 500m, sang bên kia cầu, cái tấp nập ồn ào, phố xá đã lấp dần bởi một xóm chài bình yên khi chiều xuống, cảm giác yên tĩnh như cuộc đời của những người dân chài từ bao đời nay. Làng chài có gì khác xưa, hình như không vì như thời cắp sách tôi thấy trên vô tuyến vẫn vậy, cũng đã lâu rồi, thế mà dân chài vẫn bảo, cuộc sống thế là hơn xưa nhiều lắm. Hỏi “hơn thế nào”, những người đàn bà cười hiền, trả lời mộc mạc “thì no đủ hơn”. Cái dấu tích của cuộc sống hiện đại chỉ tìm thấy duy nhất trong chiếc ti vi đen trắng mà người ta vẫn quen gọi là đồ từ thời napoleong để lại và những ngọn đèn chừng 10W mà phải nhờ đến những bình xạc ác quy mới vận hành được. Đời sống của họ là ở sông, ở tôm ở cá, khái niệm tương lai, không, ngày mai thôi, khái niệm đón xuân với họ là một cái gì đấy khá xa xỉ. “Tết của bày tui ở cá dưới sông, thần sông cho cá thì có tết, rứa thôi”. Thế mà vẫn hồn nhiên cười, hồn nhiên nói …
Ám ảnh nhất có lẽ là hình ảnh của những người đàn bà làng chài. Những người đàn bà ấy tôi đã gặp, ít thôi nhưng cũng đủ cho tôi những cảm xúc đa chiều về cuộc sống. Đôi khi tôi cảm thấy run sợ vì sự tàn phá của thời gian, của sông nước trên những gương mặt đen sạm vì nắng gió, những đôi mắt xa xăm vô định của họ. Cứ nghĩ rằng chài lưới là công việc của những người đàn ông. Có những người phụ nữ tuổi xuân đã trôi đi theo mái chèo. Có khi nào họ tự hỏi thời con gái đã qua tự bao giờ? Một chiếc thuyền cuối làng chài Tân Lam, hai người phụ nữ không gia đinh- hai chị em sống tựa vào nhau, tối cũng buông lưới như những người chài khác sao mà thương đến thế. Tôi không muốn viết tên họ vì cứ để những ẫn tượng ấy lặn sâu vào trong tiềm thức....
Dân chài đi đâu cũng mạng tiếng là thất học. Có lẽ niềm vui nhỏ nhoi của xóm chái Tân Lam này là có đến 4 người học con vào cao đẳng đại học. Nhưng con số ấy vẫn khiêm tốn lắm, vẫn rất nhiều em nghỉ học giở chừng. Những người đàn ông, đàn bà làng chài da rám nắng vẫn không bớt lo âu, ai cũng mong con cái mình được học hành thành đạt nhưng học rồi biết làm gì khi lõm bõm cái thông tin truyền miệng lo việc phải tiền triệu. Chạy ăn từng bữa còn toát mồ hôi… Lấy đâu?! Thôi đành!… Cha truyền con nối, từ bao đời vẫn sống được bằng cái nghề ấy.
Mưu sống trên sông
Ảnh: Phan Thắng
Ảnh: Phan Thắng
Bao đời người dân làng chài vẫn miệt mài như thế, bám sông lần
hồi kiếm kế sinh nhai. Suốt đời lầm lũi với những mái chèo độc hành. Bây giờ
thì tôi đã hiểu cuộc sống kham khổ đã làm cho những người dân chài già đi trước
tuổi. Những người đàn ông mà tôi gặp nơi xóm chài này tuổi chưa đến 60 nhưng
tóc đã bạc lắm rồi và đa phần đều rụng răng.
Bữa cơm chiều của cư dân xóm chài, bắt đầu từ 5h. Họ ăn sớm để tối lại thả lưới trên sông. Sông cho cá, sông cho nước, nước sông để tắm, nước sông để ăn, người dân chài nơi đây vẫn nói: “sông thương”. Được thiếu nữ con nhà chài chèo một chiếc thuyền nhỏ chở đi trên một đoạn của sông Lam để thấy được màu nước sông không xanh như tên của nó mà đùng đục một thứ màu không có trong từ điển. Vậy mà họ đã sống bằng thứ nước sông ấy. Múc rồi lắng căn. Thiếu nữ làng chài kể nhiều lúc múc nước sông, lắng lại dưới đáy xô cả một vạt bùn dày.
Thuyền chầm chậm trôi theo tay chèo thuyền của thiếu nữ làng chài. Khách lặng lẽ ngắm những vạt khói lam chiều mỏng manh bay lên từ đầu lái của những chiếc thuyền chài. Một chiếc thuyền câu nhỏ, đi ngược chiều với thuyền của thiếu nữ làng chài. Đã chiều rồi! Đó là thời gian bắt đầu cho một cuộc mưu sinh may rủi! Em nhỏ tay gỡ lưới, đưa mắt nhìn khách là lạ. Em ơi, em có hy vọng gì trong những mắt lưới mong manh?.
Bữa cơm chiều của cư dân xóm chài, bắt đầu từ 5h. Họ ăn sớm để tối lại thả lưới trên sông. Sông cho cá, sông cho nước, nước sông để tắm, nước sông để ăn, người dân chài nơi đây vẫn nói: “sông thương”. Được thiếu nữ con nhà chài chèo một chiếc thuyền nhỏ chở đi trên một đoạn của sông Lam để thấy được màu nước sông không xanh như tên của nó mà đùng đục một thứ màu không có trong từ điển. Vậy mà họ đã sống bằng thứ nước sông ấy. Múc rồi lắng căn. Thiếu nữ làng chài kể nhiều lúc múc nước sông, lắng lại dưới đáy xô cả một vạt bùn dày.
Thuyền chầm chậm trôi theo tay chèo thuyền của thiếu nữ làng chài. Khách lặng lẽ ngắm những vạt khói lam chiều mỏng manh bay lên từ đầu lái của những chiếc thuyền chài. Một chiếc thuyền câu nhỏ, đi ngược chiều với thuyền của thiếu nữ làng chài. Đã chiều rồi! Đó là thời gian bắt đầu cho một cuộc mưu sinh may rủi! Em nhỏ tay gỡ lưới, đưa mắt nhìn khách là lạ. Em ơi, em có hy vọng gì trong những mắt lưới mong manh?.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét