Dương Kiều Minh là
một trong những thi sĩ mở đường cho khuynh hướng thơ đổi mới. Trên nền tảng cổ
điển thấm đẫm văn hóa phương Đông, ông là nhà thơ cách tân, hiện đại trong diễn
đạt từ ngữ, liên tưởng, tạo được nhiều xúc cảm mới mẻ, tươi ròng và có
nhiều thành tựu đóng góp cho nền thơ Việt Nam từ 1986 đến nay. Trong bài viết
này, chúng tôi đề cập đến một số biểu tượng thời gian, không gian nghệ thuật và
ngôn ngữ miêu tả trong thơ ông, nhằm mục đích qua đó, tường giải và nhận chân
rõ rệt ngôn ngữ - thi pháp thơ DKM.
Thi sĩ Dương Kiều Minh (DKM) đã xuất hiện như một sứ giả để ghi lại những vui buồn, ám ảnh cõi người, những giấc mơ tâm linh đồng hành với chuyển động của vũ trụ và vẻ đẹp của thiên nhiên… Ông đã tạo dựng một không gian và thời gian riêng cho thơ mình - điều đó đã làm nên một giọng điệu mới không chỉ cho riêng ông, mà cùng với một vài gương mặt tiêu biểu khác, mở đường cho khuynh hướng thơ đổi mới. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến thời gian, không gian nghệ thuật và ngôn ngữ miêu tả trong thơ ông, nhằm mục đích qua đó, tường giải và nhận chân rõ rệt ngôn ngữ - thi pháp thơ DKM.
I. Thời gian nghệ thuật:
“Thời gian nghệ thuật trong văn học không chỉ là quan điểm của tác giả về thời gian, mà là một hình tượng thời gian sinh động gợi cảm, là sự cảm thụ ý thức về thời gian được dùng làm hình thức nghệ thuật để phản ánh hiện thực, tổ chức tác phẩm” (Trần Đình Sử).
1. Các đơn vị thời gian xuất hiện trong thơ Dương Kiều Minh:
Đọc thơ Dương Kiều Minh (DKM), chúng tôi thấy những đơn vị đo đếm thời gian xuất hiện với tần số lớn. Cảm thức thời gian ở đây đã bao trùm lên từng trang viết của ông. Ông hay suy tưởng, đếm thời gian để ngẫm ngợi và tự trải nghiệm trong các giai tầng cảm xúc. Từ những đơn vị thời gian ngắn nhất được tính bằng sát na đến những đơn vị thời gian dài nhất được dồn nén bằng kiếp người, bằng thế kỉ.
Đơn vị thời gian trong thơ DKM thường kết hợp với các số từ và các thành tố phụ bao quanh nó nên đã tạo thành những mốc thời gian cụ thể, rõ ràng, ít tính ước lệ. Chẳng hạn: hai giờ sáng, hai giờ rưỡi sáng, ba giờ sáng, bốn giờ sáng, năm giờ sáng, 9 giờ 10, ngày mùng 8 tháng 4, 90 ngày, 100 ngày, 364 ngày cuối năm Đinh Hợi, đầu xuân 2010, đầu xuân 2011,… Những mốc thời gian ấy vừa mang tính quan niệm, vừa là thủ pháp nghệ thuật thường thấy trong truyền thống thơ phương Đông. Thời gian nghệ thuật trong thơ ông là sự trở về của kí ức, các tuyến thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai đan xen nhau, có lúc đảo tuyến. Vì thời gian khác nhau kéo theo không gian khác nhau nên các thi ảnh thường đồng hiện, chồng lấn, tạo ra lớp lớp những thông điệp chuyển tải tâm trạng của cái tôi trữ tình.
Trước DKM, Nguyễn Bính cũng là người hay dùng số từ để đếm nhưng đó là thường là những con số ước lệ (đôi, vài, dăm, trăm, nghìn…), nếu có những con số cụ thể thì thường nói về sự tương tư nhung nhớ người tình: Tương tư một đêm năm canh chẵn/ Nhớ nhung một ngày mười hai giờ (Ái khanh hành) hoặc: Chờ mong như suốt đêm qua/ Chàng ơi một tháng là 30 ngày. Trong bài “Tập đếm” của Nguyễn Trọng Tạo cũng có những đơn vị thời gian cụ thể như 24 tiếng, mỗi ngày, cả tuần nhưng cũng xuất hiện từ tâm lí ngóng đợi mỏi mòn của những kẻ yêu nhau. DKM ít viết thơ tình (có lẽ ông bị ảnh hưởng của tâm thức Nho gia, ảnh hưởng thơ cổ điển phương Đông), bởi thế những con số chỉ thời gian cụ thể trong thơ DKM thường là những mốc tâm trạng quan trọng để nhà thơ thể hiện lòng yêu mến thiên nhiên tạo vật bốn mùa xuân, hạ, thu, đông hay tâm trạng cô đơn đau đáu với câu hỏi về lẽ tồn sinh của kiếp người, nỗi niềm vọng niệm về cố hương, cha, mẹ, người thân hoặc về những nơi mà nhà thơ đã từng đi qua in dấu ấn cuộc đời.
2. Biểu tượng thời gian đêm:
Thời gian trong thơ chính là sự phản ánh một cách rõ ràng tâm trạng của nhà thơ và nó cũng là yếu tố tạo nên phong cách riêng của tác giả. Những từ đêm, đêm đêm, đêm khuya, nửa đêm… đã tái hiện một lớp thời gian ám ảnh của tâm trạng, chúng có mặt ngày càng nhiều trong các tập thơ về sau, khi ông đã chớm bước vào tuổi già và bệnh tật hoành hành. Thời khắc buổi đêm là khởi điểm của tâm trạng rõ nét nhất. Con người như tự đối thoại với những nghiệp nhân, nghiệp quả do bản thân tạo ra trong đời sống bình nhật. Không gian như đi vào tĩnh lặng thì tâm trạng của con người cũng vận động trong cô đơn não lòng. Người thường thức giữa đêm, cảm nhận được bước đi thời gian là con người có nhiều nỗi buồn. Ông am tường triết học phương Đông, nghiên cứu sâu sắc Phật giáo, luôn biết đời người là ngắn ngủi, mong manh:
- Đời người thoáng qua như một cơn say (tr. 364)
- Đời người là một giấc mộng không hơn một giấc mộng? (tr. 430)
- Ô hô, thiên thu/ Chớp mắt, chớp mắt (tr. 434)
Vì thế, hy vọng kéo dài thêm sự hữu hạn của kiếp người nên DKM thường xuyên trở dậy trong đêm để nghĩ suy sáng tạo, để khát vọng, để ngẫm ngợi về nhân tình thế thái, để trăn trở về sự tồn sinh của kiếp người, để làm tròn trách nhiệm cao cả và thiêng liêng của một nhà thơ “ca ngợi thanh bình” (tr. 156) với khát vọng: “nới rộng những chân trời chật hẹp”. Ông đã sống hết mình với công việc của một nhà thơ “một đời cặm cụi tàn canh” (tr. 140) “kẻ đêm đêm ngước bầu trời yên tĩnh/ hú gọi yêu thương về với con người” (tr. 123), và ông cho đó là vừa là nghiệp lực, nghiệp chướng vừa là quà tặng của Thượng đế.
Cảm thức về thời gian của một đời người thường ám ảnh DKM. Điều mà ông quan tâm gần với sự sắc sắc không không của đạo Phật, những cần và đủ cho một đời người, để rồi thấy mọi sự dường như là hư vô và dự cảm những báo động xã hội khi con người nhân thế bị lôi cuốn vào vòng quay của nhịp sống hiện đại với sự chen lấn xô bồ của thế giới vật chất. Ông viết:
Ta chợt thấy hoang mang con người cuốn mất tăm vào thế giới vật chất, không hiểu để làm gì. Ân huệ hay gánh nặng (tr. 455)
Đó là những câu thơ viết ra sau một đời trải nghiệm cho thấy mọi sự phù du, hão huyền khi con người bị dòng hải lưu của đời sống vật chất cuồn cuộn cuốn đi. Câu thơ trên mang ý nghĩa thiền - một tâm thế thiền đương đại.
DKM gần gũi với thiên nhiên và nhận thức quy luật tuần hoàn của đời người từ trẻ đến già, từ vui sang buồn giống như sự vận động của thiên nhiên từ ngày sang đêm, từ xuân sang đông. DKM có những quy ước về thời gian rõ ràng. Trong thơ ông, buổi sớm, buổi trưa, mùa hạ thường là những tín hiệu thẩm mỹ để nói về niềm vui dạt dào hoặc tuổi ấu thơ, trai trẻ. Còn thời khắc cuối ngày, buổi chiều tối, đêm khuya, mùa đông lại là những tín hiệu thẩm mỹ nói về tuổi già hoặc nỗi đau buồn:
- Mẹ già nua như những buổi chiều
- Nỗi đau như đêm tối ùa về (tr.41)
- Tuổi già từng ngày từng ngày như ánh chiều lấn vào bóng đêm (tr.356)
3. Biểu tượng thời gian mùa xuân và mùa thu:
Bốn mùa thời gian luôn đủ mặt trong thơ ông với những cảm hứng và tâm trạng khác nhau. Mùa xuân với “hội hè đình đám”, đất trời tràn đầy sinh khí. Mùa hè, thiên nhiên thường rực rỡ vui vẻ.
Ông quan niệm tâm trạng của thi nhân cũng biến đổi theo mùa: Xuân sinh - hạ trưởng - thu liễm - đông tàng (tr. 243) (mùa xuân là mùa sinh sản, mùa hạ tăng trưởng, mùa thu thâu rút lại, mùa đông ẩn tàng chất chứa).
Bước vào tuổi ngũ tuần tôi chợt nhận ra rằng, cái dinh dưỡng đời sống tinh thần của các nhà Nho Á Đông là sự chuyển động của mùa, thiên nhiên biến đổi theo mùa luôn mới mẻ và sinh động (tr.558).
Trong thơ DKM, thiên nhiên, thế giới ngoại cảm và chủ thể trữ tình, thế giới nội tâm luôn hòa điệu trong mối tương thông tương cảm. Tâm thức Nho, tâm thức thơ cổ điển được khoác một vỏ bọc hiện đại trong cách diễn đạt.
Tần số từ các chỉ mùa trong Tuyển tập thơ Dương Kiều Minh xuất hiện rất cao: 535 lần. Mùa xuân: 198 lần, mùa hạ, 95 lần, thu: 156 lần, đông: 86 lần. Như vậy, trong 4 mùa, DKM lại dành cho mùa xuân và mùa thu nhiều cảm hứng hơn. Có lẽ vì yêu mến thơ Đường, kính trọng Lý Bạch với bài “Xuân tứ” nổi tiếng, yêu mến dòng thơ Thiền với thiền sư Huyền Quang - người thích viết về mùa thu (hai nhà thơ này đã được DKM trân trọng dành cảm xúc trong tuyển tập thơ của mình) mà DKM thích học tập các vị ấy viết về mùa xuân và mùa thu chăng?
Tập thơ Tôi nhớ mãi những ngày thu tận và Khúc chuyển mùa, từ xuân và thu lại có số lần xuất hiện vượt trội so với 6 tập còn lại. Có thể thấy, càng nhiều tuổi, DKM càng tìm về với quan niệm và cốt cách của các nhà Nho Á Đông, với triết lí phương Đông, thích gần gũi giao hòa với thiên nhiên vũ trụ. Mùa xuân, mùa thu đã chở nặng nỗi niềm và đã trở thành niềm xuân, niềm yêu, niềm thống hối, niềm vọng niệm, niềm thu, vẻ thu, tấm thu, khúc thu,…Mùa thu thường đem lại nhiều cảm hứng cho nhiều thi sĩ. Mùa thu của DKM đôi khi cũng có cảm xúc vui: Triệu ngọn nến thắp mùa thu vàng rực/ Niềm vui dạo bước (tr. 91) nhưng chủ yếu thường mang tâm trạng buồn, nỗi trắc ẩn về sự nghèo khó của những người nông dân: “Xóm núi nghèo vườn thu xơ xác”, “thu, mùa thu nấc nghẹn ngào”, “thu khốn khó những cuộc đời lam lũ” (tr. 126). Mùa thu không chỉ là mùa, mà còn là một người bạn tâm giao, một tri kỷ thơ để ông chia sẻ, để ru những cô đơn, những muộn phiền… Thời gian mùa thu mang tâm thức của một thi nhân. Ông mong manh trước mùa thu, lớn lao trước độ thu về và trào dâng niềm hứng khởi mãnh liệt trước mùa xuân. Tuy nhiên vẫn là một phong vận xuân, thu phảng phất chất cổ điển trong một người thơ hiện đại với lối diễn đạt hiện đại .
Thời gian và không gian trong thơ DKM là cặp phạm trù đồng hiện, song hành cùng nhau, hòa quyện lấy nhau. Trong thời gian có không gian và ngược lại. Việc mổ xẻ, thống kê con số chỉ nói lên phần nào tần số xuất hiện của cặp phạm trù này, qua việc tổng kết những trường từ vựng ưa dùng, có thể tiếp cận tâm thức, trạng thái tình cảm với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau của DKM.
II. Không gian nghệ thuật:
“Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm và thể hiện quan niệm nhất định về cuộc sống” (Trần Đình Sử). Vì thế không gian nghệ thuật trở thành phương diện chiếm lĩnh đời sống mang ý nghĩa biểu tượng.
DKM đã nhiều lần nhắc đến “một không gian rộng lớn”, “không gian vô tận” ở đó chứa chất những hình tượng nghệ thuật của tác gỉa. Trong lời tựa tập “Tựa cửa”, ông đã viết: “Trời, đất, núi, sông, chim muông, cây cỏ cùng công nghiệp của con người muôn đời vẫn thế, có chăng mỗi thời mỗi khác, mỗi người mỗi vẻ”.
Không gian trong thơ DKM là không gian phồn sinh của miền núi, trung du và miền thôn dã châu thổ sông Hồng với những đặc trưng phong phú riêng biệt. Thế giới hình tượng của thơ ông cũng rất đa dạng, nhưng trong đó nổi bật lên 3 hình tượng trung tâm: con đường, cánh đồng, người mẹ
Thi sĩ Dương Kiều Minh (DKM) đã xuất hiện như một sứ giả để ghi lại những vui buồn, ám ảnh cõi người, những giấc mơ tâm linh đồng hành với chuyển động của vũ trụ và vẻ đẹp của thiên nhiên… Ông đã tạo dựng một không gian và thời gian riêng cho thơ mình - điều đó đã làm nên một giọng điệu mới không chỉ cho riêng ông, mà cùng với một vài gương mặt tiêu biểu khác, mở đường cho khuynh hướng thơ đổi mới. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến thời gian, không gian nghệ thuật và ngôn ngữ miêu tả trong thơ ông, nhằm mục đích qua đó, tường giải và nhận chân rõ rệt ngôn ngữ - thi pháp thơ DKM.
I. Thời gian nghệ thuật:
“Thời gian nghệ thuật trong văn học không chỉ là quan điểm của tác giả về thời gian, mà là một hình tượng thời gian sinh động gợi cảm, là sự cảm thụ ý thức về thời gian được dùng làm hình thức nghệ thuật để phản ánh hiện thực, tổ chức tác phẩm” (Trần Đình Sử).
1. Các đơn vị thời gian xuất hiện trong thơ Dương Kiều Minh:
Đọc thơ Dương Kiều Minh (DKM), chúng tôi thấy những đơn vị đo đếm thời gian xuất hiện với tần số lớn. Cảm thức thời gian ở đây đã bao trùm lên từng trang viết của ông. Ông hay suy tưởng, đếm thời gian để ngẫm ngợi và tự trải nghiệm trong các giai tầng cảm xúc. Từ những đơn vị thời gian ngắn nhất được tính bằng sát na đến những đơn vị thời gian dài nhất được dồn nén bằng kiếp người, bằng thế kỉ.
Đơn vị thời gian trong thơ DKM thường kết hợp với các số từ và các thành tố phụ bao quanh nó nên đã tạo thành những mốc thời gian cụ thể, rõ ràng, ít tính ước lệ. Chẳng hạn: hai giờ sáng, hai giờ rưỡi sáng, ba giờ sáng, bốn giờ sáng, năm giờ sáng, 9 giờ 10, ngày mùng 8 tháng 4, 90 ngày, 100 ngày, 364 ngày cuối năm Đinh Hợi, đầu xuân 2010, đầu xuân 2011,… Những mốc thời gian ấy vừa mang tính quan niệm, vừa là thủ pháp nghệ thuật thường thấy trong truyền thống thơ phương Đông. Thời gian nghệ thuật trong thơ ông là sự trở về của kí ức, các tuyến thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai đan xen nhau, có lúc đảo tuyến. Vì thời gian khác nhau kéo theo không gian khác nhau nên các thi ảnh thường đồng hiện, chồng lấn, tạo ra lớp lớp những thông điệp chuyển tải tâm trạng của cái tôi trữ tình.
Trước DKM, Nguyễn Bính cũng là người hay dùng số từ để đếm nhưng đó là thường là những con số ước lệ (đôi, vài, dăm, trăm, nghìn…), nếu có những con số cụ thể thì thường nói về sự tương tư nhung nhớ người tình: Tương tư một đêm năm canh chẵn/ Nhớ nhung một ngày mười hai giờ (Ái khanh hành) hoặc: Chờ mong như suốt đêm qua/ Chàng ơi một tháng là 30 ngày. Trong bài “Tập đếm” của Nguyễn Trọng Tạo cũng có những đơn vị thời gian cụ thể như 24 tiếng, mỗi ngày, cả tuần nhưng cũng xuất hiện từ tâm lí ngóng đợi mỏi mòn của những kẻ yêu nhau. DKM ít viết thơ tình (có lẽ ông bị ảnh hưởng của tâm thức Nho gia, ảnh hưởng thơ cổ điển phương Đông), bởi thế những con số chỉ thời gian cụ thể trong thơ DKM thường là những mốc tâm trạng quan trọng để nhà thơ thể hiện lòng yêu mến thiên nhiên tạo vật bốn mùa xuân, hạ, thu, đông hay tâm trạng cô đơn đau đáu với câu hỏi về lẽ tồn sinh của kiếp người, nỗi niềm vọng niệm về cố hương, cha, mẹ, người thân hoặc về những nơi mà nhà thơ đã từng đi qua in dấu ấn cuộc đời.
2. Biểu tượng thời gian đêm:
Thời gian trong thơ chính là sự phản ánh một cách rõ ràng tâm trạng của nhà thơ và nó cũng là yếu tố tạo nên phong cách riêng của tác giả. Những từ đêm, đêm đêm, đêm khuya, nửa đêm… đã tái hiện một lớp thời gian ám ảnh của tâm trạng, chúng có mặt ngày càng nhiều trong các tập thơ về sau, khi ông đã chớm bước vào tuổi già và bệnh tật hoành hành. Thời khắc buổi đêm là khởi điểm của tâm trạng rõ nét nhất. Con người như tự đối thoại với những nghiệp nhân, nghiệp quả do bản thân tạo ra trong đời sống bình nhật. Không gian như đi vào tĩnh lặng thì tâm trạng của con người cũng vận động trong cô đơn não lòng. Người thường thức giữa đêm, cảm nhận được bước đi thời gian là con người có nhiều nỗi buồn. Ông am tường triết học phương Đông, nghiên cứu sâu sắc Phật giáo, luôn biết đời người là ngắn ngủi, mong manh:
- Đời người thoáng qua như một cơn say (tr. 364)
- Đời người là một giấc mộng không hơn một giấc mộng? (tr. 430)
- Ô hô, thiên thu/ Chớp mắt, chớp mắt (tr. 434)
Vì thế, hy vọng kéo dài thêm sự hữu hạn của kiếp người nên DKM thường xuyên trở dậy trong đêm để nghĩ suy sáng tạo, để khát vọng, để ngẫm ngợi về nhân tình thế thái, để trăn trở về sự tồn sinh của kiếp người, để làm tròn trách nhiệm cao cả và thiêng liêng của một nhà thơ “ca ngợi thanh bình” (tr. 156) với khát vọng: “nới rộng những chân trời chật hẹp”. Ông đã sống hết mình với công việc của một nhà thơ “một đời cặm cụi tàn canh” (tr. 140) “kẻ đêm đêm ngước bầu trời yên tĩnh/ hú gọi yêu thương về với con người” (tr. 123), và ông cho đó là vừa là nghiệp lực, nghiệp chướng vừa là quà tặng của Thượng đế.
Cảm thức về thời gian của một đời người thường ám ảnh DKM. Điều mà ông quan tâm gần với sự sắc sắc không không của đạo Phật, những cần và đủ cho một đời người, để rồi thấy mọi sự dường như là hư vô và dự cảm những báo động xã hội khi con người nhân thế bị lôi cuốn vào vòng quay của nhịp sống hiện đại với sự chen lấn xô bồ của thế giới vật chất. Ông viết:
Ta chợt thấy hoang mang con người cuốn mất tăm vào thế giới vật chất, không hiểu để làm gì. Ân huệ hay gánh nặng (tr. 455)
Đó là những câu thơ viết ra sau một đời trải nghiệm cho thấy mọi sự phù du, hão huyền khi con người bị dòng hải lưu của đời sống vật chất cuồn cuộn cuốn đi. Câu thơ trên mang ý nghĩa thiền - một tâm thế thiền đương đại.
DKM gần gũi với thiên nhiên và nhận thức quy luật tuần hoàn của đời người từ trẻ đến già, từ vui sang buồn giống như sự vận động của thiên nhiên từ ngày sang đêm, từ xuân sang đông. DKM có những quy ước về thời gian rõ ràng. Trong thơ ông, buổi sớm, buổi trưa, mùa hạ thường là những tín hiệu thẩm mỹ để nói về niềm vui dạt dào hoặc tuổi ấu thơ, trai trẻ. Còn thời khắc cuối ngày, buổi chiều tối, đêm khuya, mùa đông lại là những tín hiệu thẩm mỹ nói về tuổi già hoặc nỗi đau buồn:
- Mẹ già nua như những buổi chiều
- Nỗi đau như đêm tối ùa về (tr.41)
- Tuổi già từng ngày từng ngày như ánh chiều lấn vào bóng đêm (tr.356)
3. Biểu tượng thời gian mùa xuân và mùa thu:
Bốn mùa thời gian luôn đủ mặt trong thơ ông với những cảm hứng và tâm trạng khác nhau. Mùa xuân với “hội hè đình đám”, đất trời tràn đầy sinh khí. Mùa hè, thiên nhiên thường rực rỡ vui vẻ.
Ông quan niệm tâm trạng của thi nhân cũng biến đổi theo mùa: Xuân sinh - hạ trưởng - thu liễm - đông tàng (tr. 243) (mùa xuân là mùa sinh sản, mùa hạ tăng trưởng, mùa thu thâu rút lại, mùa đông ẩn tàng chất chứa).
Bước vào tuổi ngũ tuần tôi chợt nhận ra rằng, cái dinh dưỡng đời sống tinh thần của các nhà Nho Á Đông là sự chuyển động của mùa, thiên nhiên biến đổi theo mùa luôn mới mẻ và sinh động (tr.558).
Trong thơ DKM, thiên nhiên, thế giới ngoại cảm và chủ thể trữ tình, thế giới nội tâm luôn hòa điệu trong mối tương thông tương cảm. Tâm thức Nho, tâm thức thơ cổ điển được khoác một vỏ bọc hiện đại trong cách diễn đạt.
Tần số từ các chỉ mùa trong Tuyển tập thơ Dương Kiều Minh xuất hiện rất cao: 535 lần. Mùa xuân: 198 lần, mùa hạ, 95 lần, thu: 156 lần, đông: 86 lần. Như vậy, trong 4 mùa, DKM lại dành cho mùa xuân và mùa thu nhiều cảm hứng hơn. Có lẽ vì yêu mến thơ Đường, kính trọng Lý Bạch với bài “Xuân tứ” nổi tiếng, yêu mến dòng thơ Thiền với thiền sư Huyền Quang - người thích viết về mùa thu (hai nhà thơ này đã được DKM trân trọng dành cảm xúc trong tuyển tập thơ của mình) mà DKM thích học tập các vị ấy viết về mùa xuân và mùa thu chăng?
Tập thơ Tôi nhớ mãi những ngày thu tận và Khúc chuyển mùa, từ xuân và thu lại có số lần xuất hiện vượt trội so với 6 tập còn lại. Có thể thấy, càng nhiều tuổi, DKM càng tìm về với quan niệm và cốt cách của các nhà Nho Á Đông, với triết lí phương Đông, thích gần gũi giao hòa với thiên nhiên vũ trụ. Mùa xuân, mùa thu đã chở nặng nỗi niềm và đã trở thành niềm xuân, niềm yêu, niềm thống hối, niềm vọng niệm, niềm thu, vẻ thu, tấm thu, khúc thu,…Mùa thu thường đem lại nhiều cảm hứng cho nhiều thi sĩ. Mùa thu của DKM đôi khi cũng có cảm xúc vui: Triệu ngọn nến thắp mùa thu vàng rực/ Niềm vui dạo bước (tr. 91) nhưng chủ yếu thường mang tâm trạng buồn, nỗi trắc ẩn về sự nghèo khó của những người nông dân: “Xóm núi nghèo vườn thu xơ xác”, “thu, mùa thu nấc nghẹn ngào”, “thu khốn khó những cuộc đời lam lũ” (tr. 126). Mùa thu không chỉ là mùa, mà còn là một người bạn tâm giao, một tri kỷ thơ để ông chia sẻ, để ru những cô đơn, những muộn phiền… Thời gian mùa thu mang tâm thức của một thi nhân. Ông mong manh trước mùa thu, lớn lao trước độ thu về và trào dâng niềm hứng khởi mãnh liệt trước mùa xuân. Tuy nhiên vẫn là một phong vận xuân, thu phảng phất chất cổ điển trong một người thơ hiện đại với lối diễn đạt hiện đại .
Thời gian và không gian trong thơ DKM là cặp phạm trù đồng hiện, song hành cùng nhau, hòa quyện lấy nhau. Trong thời gian có không gian và ngược lại. Việc mổ xẻ, thống kê con số chỉ nói lên phần nào tần số xuất hiện của cặp phạm trù này, qua việc tổng kết những trường từ vựng ưa dùng, có thể tiếp cận tâm thức, trạng thái tình cảm với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau của DKM.
II. Không gian nghệ thuật:
“Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm và thể hiện quan niệm nhất định về cuộc sống” (Trần Đình Sử). Vì thế không gian nghệ thuật trở thành phương diện chiếm lĩnh đời sống mang ý nghĩa biểu tượng.
DKM đã nhiều lần nhắc đến “một không gian rộng lớn”, “không gian vô tận” ở đó chứa chất những hình tượng nghệ thuật của tác gỉa. Trong lời tựa tập “Tựa cửa”, ông đã viết: “Trời, đất, núi, sông, chim muông, cây cỏ cùng công nghiệp của con người muôn đời vẫn thế, có chăng mỗi thời mỗi khác, mỗi người mỗi vẻ”.
Không gian trong thơ DKM là không gian phồn sinh của miền núi, trung du và miền thôn dã châu thổ sông Hồng với những đặc trưng phong phú riêng biệt. Thế giới hình tượng của thơ ông cũng rất đa dạng, nhưng trong đó nổi bật lên 3 hình tượng trung tâm: con đường, cánh đồng, người mẹ
Hình ảnh con đường đã làm nền
không gian vũ trụ trong thơ DKM, một “thế giới phi sắp đặt” đã “dần dần hiện ra
theo con đường dưới sự chỉ dẫn của cảm xúc và tưởng tượng thi ca”. Theo thống
kê của chúng tôi, thi ảnh con đường xuất hiện trong “Tuyển tập thơ Dương Kiều
Minh” tới 234 lần (trong đó ở tập Củi lửa là 9 lần, tập Dâng
mẹ: 14 lần, tập Những thời đại thanh xuân: 4 lần, tập Ngày xuống núi:
11 lần, tập Tựa cửa: 33 lần, tập Tôi ngắm mãi những ngày thu tận: 99
lần, Khúc chuyển mùa: 64 lần). Riêng tập thơ “Tôi ngắm mãi những ngày
thu tận” viết những năm cuối đời thì hình ảnh con đường xuất hiện nhiều
hơn, bởi ngoài nghĩa đen, nhà thơ đã chuyển nó thành nghĩa ẩn dụ cho cuộc hành
trình của một kiếp đời.
Ông nhận thấy cuộc đời này có hai loại đường: con đường có thực, cụ thể, theo nghĩa gốc, nghĩa đen mà nhà thơ đã bước chân đến: Con đường + (vào núi, ven núi hoa dại nở trắng xóa, dốc, sỏi và đá gan gà, màu đất hung hung, lầm bụi công trường, ngang qua biên ải, qua bản, từ nhà đến nơi mẹ nằm, thân thương bóng mẹ, quen, quê kiểng, đồng bãi, lát đá, đắp đất, sương phủ cuối đông, chằng chịt trên mặt đất, ngan ngát đang trưa, buổi sớm, ô rô chạy men đồng bãi, ngợp bóng cây, đốm nắng, bụi mưa lất phất, phi lao cao vút xanh đen, rêu đá, có bụi hoa trinh nữ, từng chùm hoa trúc buông rủ, dương liễu, cỏ ướt, hoa vối, nồng nã, cổ xưa, xưa cũ…) đường + (ngang ngõ tắt, giữa ngọ, chiều sẫm chín, làng ẩm ướt, lầy lội; gồ ghề, khúc khuỷu, (đoạn đường) nước tràn xối xả…), Con đường trừu tượng theo nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ: Đường + (đời, trần mịt mùng khổ ải, trần thong dong, dẫn tới im lặng, vòng khuất khúc của số phận, viền xứ xở, của thiên khí, bay nỗi niềm nhân thế…), con đường + (định mệnh, dài dặc, gió bụi xa xăm, xuân nao nức, thanh cao, xao nhãng, cổ nhân, gia tộc, mặn mòi mồ hôi của mẹ, nối những con đường không bao giờ dừng lại, riêng để trở về, độc đạo của kí ức, băng qua kỉ niệm, chất đầy kỷ niệm, quá vãng, thơ ấu, chống chếnh lạnh lẽo, trườn lên các thời xưa, vươn về thực tại, dốc thế gian, nghèo khó, khó nhọc, nằm khuất từ thế kỉ này đến thế kỉ khác, mê lộ, ánh sáng, đơn độc ngút ngàn ước vọng, Chân Dung Khát Vọng, con đường hút hắt về nguồn…).
Hình ảnh con đường hầu như là biểu tượng có mặt trong thi ca của nhân loại nhưng có lẽ không nhà thơ Việt Nam nào nói về con đường nhiều hơn DKM. Nó đã trở thành một ám tượng và biểu tượng của thơ ông. Có bao nhiêu định ngữ cho từ “con đường” là có bấy nhiêu cách diễn đạt và miêu tả phong phú về con đường và không gian ấy, không gian khách thể và không gian tâm tưởng. Trên những con đường, ông luôn tự nhận mình là khách bộ hành, mãi mãi là lữ khách “đường xa một mình một bóng”. Đây chính là cuộc hành trình để tìm đến đích cuối cùng của đời người, để đến với hạnh phúc, chân lí sau khi đã đốn ngộ.
2. Biểu tượng cánh đồng:
Không gian trong thơ DKM hiện lên với nhiều thi ảnh nhưng nổi bật nhất là hình ảnh cánh đồng cỏ hoa và một thế giới tràn ngập màu sắc, thanh âm, mùi vị tạo sự “tương ứng của các giác quan”. Tất cả được tái hiện bằng ngôn từ đẹp, trong trẻo và buồn.
2.1. Thế giới cỏ hoa:
Không gian cánh đồng trong thơ ông tràn ngập cỏ cây hoa lá, hoa luôn là đối tượng thẩm mĩ của cái đẹp, có lẽ không nhà thơ Việt Nam nào nói về sự có mặt của các loài hoa nhiều hơn DKM. Theo thói quen của một nhà ngôn ngữ, chúng tôi đã thống kê và thấy khoảng hơn 50 loài hoa có mặt trong thơ ông: hoa cỏ, hoa đồng nội, hoa không tuổi tên, hoa dại, cúc dại, hoa cải, hoa cải cúc, hồng dại, hoa bưởi, mận, đào, táo, nhãn, hoa gạo, hoa sể, hoa lim, phượng vĩ, bằng lăng, hoa gai, ngọc lan, thiết mộc lan, thục lan, tiểu li lan, bạch liên, hải đường, trạng nguyên, đỗ quyên, xương rồng, phù dung, sen, súng, khế, lau trắng, lau tím, vi ô lét tím, loa kèn đỏ, hoa vối, ngâu, thanh trà, thủy tiên, hoa bàng, dâu da xoan, hoa trúc, hoa ngô đồng, phương đình, tầm xuân, dành dành, hoa sam đất, hoa rau khúc, hoa lạc tiên, trinh nữ, hoa mùng tơi, hoa rong riềng, râm bụt, ngải tiên, rồi cả hoa sớm nở tối tàn, bông hoa hiền dịu, hoa lạnh…thậm chí cả hoa nắng và hoa khói nữa…
Tỉ lệ những loài hoa dại, không tuổi tên và những loài hoa nhỏ bé, bình dị, quê kiểng có mặt trong thơ ông nhiều hơn các loài hoa sang quý, chúng đều gợi cho ông sự chạnh lòng, niềm trắc ẩn, nỗi hoài vọng về một cố hương đẹp mà nghèo:
- Buồn nẫu ruột bên đường bụi hoa hoang dại mùa xuân nở trắng (Niềm vọng niệm)
- Những bông hoa đồng nội mỏng mảnh quên lãng đua nhau nở bên bờ quê như nhắc nhớ sự đơn sơ đạm bạc… (Chạnh niềm thôn dã)
Ông luôn quan sát thiên nhiên theo quan điểm của người phương Đông: tản điểm. Đôi mắt nhà thơ phóng chiếu mọi tầng không gian, khi ngước lên cao thấy bóng các cây cổ thụ, thấy “đỉnh đồi”, “đỉnh núi”, “đỉnh trời”, “đỉnh chiều”(tr. 503) và khi nhìn xuống thấp, tâm hồn đa cảm, tinh tế đã khiến ông rưng rưng cảm thương cả những nụ, bông bé nhỏ nằm sát mặt đất:
- Những bông hoa khế nhỏ xíu tím nhạt rơi đầy trên nền đất (tr. 400)
- Kìa, những nụ hoa bé tí xíu nhú lên như những hạt tấm (tr. 420)
Có những tên hoa có lẽ chỉ xuất hiện trong thơ ông như một bản quyền hoa:
- Xa xa núi/ Xa xa mùa hoa khói (tr. 76)
- hoa nắng tung xóa trắng/ ơ hời ơ ngất ngây (tr. 99)…
2.2. Thế giới màu sắc:
Sau đây là bảng thống kê màu và tần số xuất hiện của màu:
Tần số xuất hiện các từ chỉ màu sắc trong thơ DKM là 239 lần với đủ sắc màu nguyên rõ nét: trắng, xanh, đỏ, tím, vàng, có gam nóng, gam lạnh. Ngoài ra còn có cả các màu pha: nâu, xám, hung hung, nhờ nhờ… Chúng góp phần thể hiện đầy đủ và diễn tả rất đúng các cung bậc vui buồn trong tâm trạng của thi nhân. Những màu “xấu” (đen, xám) có mặt nhiều ở giai đoạn sau, khi tuổi già và bệnh tật ập đến, ở tập thơ “Những thời đại thanh xuân” viết khi còn trai trẻ không có những màu này. Trong “bảng màu” của ông, ta thấy tần số xuất hiện màu trắng và xanh tương đương nhau và nhiều hơn các màu khác. Đây là hai màu chủ đạo. Vì thế, thơ ông thiên về gam lạnh, mát mẻ, nhẹ nhàng, trong trẻo và buồn [(ngay cả màu tím của ông cũng thường lạnh: (hoa khế) tím nhạt, (hoa lau) tím lạnh]… Cảm quan phương Đông cũng ảnh hưởng tới màu sắc của DKM. Thơ Thiền thường tránh những màu rực rỡ. Đặc biệt, ông thường chọn những gam màu lạnh (xanh, trắng, tím lạnh) để làm nền cho việc diễn tả tâm trạng mệt mỏi, nhói buồn, xa xót:
Ông nhận thấy cuộc đời này có hai loại đường: con đường có thực, cụ thể, theo nghĩa gốc, nghĩa đen mà nhà thơ đã bước chân đến: Con đường + (vào núi, ven núi hoa dại nở trắng xóa, dốc, sỏi và đá gan gà, màu đất hung hung, lầm bụi công trường, ngang qua biên ải, qua bản, từ nhà đến nơi mẹ nằm, thân thương bóng mẹ, quen, quê kiểng, đồng bãi, lát đá, đắp đất, sương phủ cuối đông, chằng chịt trên mặt đất, ngan ngát đang trưa, buổi sớm, ô rô chạy men đồng bãi, ngợp bóng cây, đốm nắng, bụi mưa lất phất, phi lao cao vút xanh đen, rêu đá, có bụi hoa trinh nữ, từng chùm hoa trúc buông rủ, dương liễu, cỏ ướt, hoa vối, nồng nã, cổ xưa, xưa cũ…) đường + (ngang ngõ tắt, giữa ngọ, chiều sẫm chín, làng ẩm ướt, lầy lội; gồ ghề, khúc khuỷu, (đoạn đường) nước tràn xối xả…), Con đường trừu tượng theo nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ: Đường + (đời, trần mịt mùng khổ ải, trần thong dong, dẫn tới im lặng, vòng khuất khúc của số phận, viền xứ xở, của thiên khí, bay nỗi niềm nhân thế…), con đường + (định mệnh, dài dặc, gió bụi xa xăm, xuân nao nức, thanh cao, xao nhãng, cổ nhân, gia tộc, mặn mòi mồ hôi của mẹ, nối những con đường không bao giờ dừng lại, riêng để trở về, độc đạo của kí ức, băng qua kỉ niệm, chất đầy kỷ niệm, quá vãng, thơ ấu, chống chếnh lạnh lẽo, trườn lên các thời xưa, vươn về thực tại, dốc thế gian, nghèo khó, khó nhọc, nằm khuất từ thế kỉ này đến thế kỉ khác, mê lộ, ánh sáng, đơn độc ngút ngàn ước vọng, Chân Dung Khát Vọng, con đường hút hắt về nguồn…).
Hình ảnh con đường hầu như là biểu tượng có mặt trong thi ca của nhân loại nhưng có lẽ không nhà thơ Việt Nam nào nói về con đường nhiều hơn DKM. Nó đã trở thành một ám tượng và biểu tượng của thơ ông. Có bao nhiêu định ngữ cho từ “con đường” là có bấy nhiêu cách diễn đạt và miêu tả phong phú về con đường và không gian ấy, không gian khách thể và không gian tâm tưởng. Trên những con đường, ông luôn tự nhận mình là khách bộ hành, mãi mãi là lữ khách “đường xa một mình một bóng”. Đây chính là cuộc hành trình để tìm đến đích cuối cùng của đời người, để đến với hạnh phúc, chân lí sau khi đã đốn ngộ.
2. Biểu tượng cánh đồng:
Không gian trong thơ DKM hiện lên với nhiều thi ảnh nhưng nổi bật nhất là hình ảnh cánh đồng cỏ hoa và một thế giới tràn ngập màu sắc, thanh âm, mùi vị tạo sự “tương ứng của các giác quan”. Tất cả được tái hiện bằng ngôn từ đẹp, trong trẻo và buồn.
2.1. Thế giới cỏ hoa:
Không gian cánh đồng trong thơ ông tràn ngập cỏ cây hoa lá, hoa luôn là đối tượng thẩm mĩ của cái đẹp, có lẽ không nhà thơ Việt Nam nào nói về sự có mặt của các loài hoa nhiều hơn DKM. Theo thói quen của một nhà ngôn ngữ, chúng tôi đã thống kê và thấy khoảng hơn 50 loài hoa có mặt trong thơ ông: hoa cỏ, hoa đồng nội, hoa không tuổi tên, hoa dại, cúc dại, hoa cải, hoa cải cúc, hồng dại, hoa bưởi, mận, đào, táo, nhãn, hoa gạo, hoa sể, hoa lim, phượng vĩ, bằng lăng, hoa gai, ngọc lan, thiết mộc lan, thục lan, tiểu li lan, bạch liên, hải đường, trạng nguyên, đỗ quyên, xương rồng, phù dung, sen, súng, khế, lau trắng, lau tím, vi ô lét tím, loa kèn đỏ, hoa vối, ngâu, thanh trà, thủy tiên, hoa bàng, dâu da xoan, hoa trúc, hoa ngô đồng, phương đình, tầm xuân, dành dành, hoa sam đất, hoa rau khúc, hoa lạc tiên, trinh nữ, hoa mùng tơi, hoa rong riềng, râm bụt, ngải tiên, rồi cả hoa sớm nở tối tàn, bông hoa hiền dịu, hoa lạnh…thậm chí cả hoa nắng và hoa khói nữa…
Tỉ lệ những loài hoa dại, không tuổi tên và những loài hoa nhỏ bé, bình dị, quê kiểng có mặt trong thơ ông nhiều hơn các loài hoa sang quý, chúng đều gợi cho ông sự chạnh lòng, niềm trắc ẩn, nỗi hoài vọng về một cố hương đẹp mà nghèo:
- Buồn nẫu ruột bên đường bụi hoa hoang dại mùa xuân nở trắng (Niềm vọng niệm)
- Những bông hoa đồng nội mỏng mảnh quên lãng đua nhau nở bên bờ quê như nhắc nhớ sự đơn sơ đạm bạc… (Chạnh niềm thôn dã)
Ông luôn quan sát thiên nhiên theo quan điểm của người phương Đông: tản điểm. Đôi mắt nhà thơ phóng chiếu mọi tầng không gian, khi ngước lên cao thấy bóng các cây cổ thụ, thấy “đỉnh đồi”, “đỉnh núi”, “đỉnh trời”, “đỉnh chiều”(tr. 503) và khi nhìn xuống thấp, tâm hồn đa cảm, tinh tế đã khiến ông rưng rưng cảm thương cả những nụ, bông bé nhỏ nằm sát mặt đất:
- Những bông hoa khế nhỏ xíu tím nhạt rơi đầy trên nền đất (tr. 400)
- Kìa, những nụ hoa bé tí xíu nhú lên như những hạt tấm (tr. 420)
Có những tên hoa có lẽ chỉ xuất hiện trong thơ ông như một bản quyền hoa:
- Xa xa núi/ Xa xa mùa hoa khói (tr. 76)
- hoa nắng tung xóa trắng/ ơ hời ơ ngất ngây (tr. 99)…
2.2. Thế giới màu sắc:
Sau đây là bảng thống kê màu và tần số xuất hiện của màu:
Tần số xuất hiện các từ chỉ màu sắc trong thơ DKM là 239 lần với đủ sắc màu nguyên rõ nét: trắng, xanh, đỏ, tím, vàng, có gam nóng, gam lạnh. Ngoài ra còn có cả các màu pha: nâu, xám, hung hung, nhờ nhờ… Chúng góp phần thể hiện đầy đủ và diễn tả rất đúng các cung bậc vui buồn trong tâm trạng của thi nhân. Những màu “xấu” (đen, xám) có mặt nhiều ở giai đoạn sau, khi tuổi già và bệnh tật ập đến, ở tập thơ “Những thời đại thanh xuân” viết khi còn trai trẻ không có những màu này. Trong “bảng màu” của ông, ta thấy tần số xuất hiện màu trắng và xanh tương đương nhau và nhiều hơn các màu khác. Đây là hai màu chủ đạo. Vì thế, thơ ông thiên về gam lạnh, mát mẻ, nhẹ nhàng, trong trẻo và buồn [(ngay cả màu tím của ông cũng thường lạnh: (hoa khế) tím nhạt, (hoa lau) tím lạnh]… Cảm quan phương Đông cũng ảnh hưởng tới màu sắc của DKM. Thơ Thiền thường tránh những màu rực rỡ. Đặc biệt, ông thường chọn những gam màu lạnh (xanh, trắng, tím lạnh) để làm nền cho việc diễn tả tâm trạng mệt mỏi, nhói buồn, xa xót:
Hoa nở trắng buồn hơn mùa xuân trước (tr. 141)
- Vòm hoa trắng rợn góc rừng (tr.197)
- Ta già rồi/ Màu xanh trào nước mắt (tr. 353)
- Ta già rồi/ Màu xanh trào nước mắt (tr. 353)
Màu xanh rưng rức dậy buồn (tr. 54)
Tôi sợ heo may trở về/ Những bông lau tím lạnh phất
nỗi sầu dằng dặc (tr. 475)
DKM rất tinh tế trong miêu tả màu sắc. Từ
những màu nguyên cơ bản, ông đã tạo ra các màu với sắc độ khác nhau, cảm xúc
khác nhau bằng cách kết hợp với các thành tố phụ chỉ mức độ, sắc thái; có bao
nhiêu kết hợp là có bấy nhiêu biên độ sắc màu. Đặc biệt, sắc màu luôn luôn được
biến đổi qua lăng kính của tâm trạng.
Trong 2 tập thơ cuối: Tôi ngắm mãi những ngày thu tận và Khúc chuyển mùa thì gam màu lạnh thường lấn át màu nóng. Màu nóng ở hai tập thơ này chỉ xuất hiện như một tín hiệu thẩm mỹ màu để chỉ thời thanh xuân trai trẻ mà nhà thơ vọng niệm, hoặc nó chỉ hiện ra trong khung cảnh đơn độc (là bông hoa gạo sót lại cuối mùa, là bụi gai có một bông hoa đỏ xía lên trời…). Vì thế âm hưởng thơ của DKM càng về sau càng buồn bã, càng lạnh lẽo. Nhìn chung, thơ của ông có nhiều hình ảnh lạnh, ví dụ: “hoa lạnh” (tr. 51), “trăng lạnh” (tr. 287), “gió lạnh” (tr.101), “đường lạnh” (tr. 285), “khí lạnh”, “vì sao xa lạnh” (tr.127), “giếng hoang lạnh” (tr. 289), “cô độc tỏa rợn lạnh” (tr. 284), “tiếng người lành lạnh” (272), “lưỡi gươm sáng lạnh” (tr. 318), “chiều lạnh” (tr. 509), “nước lạnh buốt” (tr. 549) và “khói bếp chiều cũng lạnh” (tr.41), thậm chí có cả “thời gian lạnh” (tr. 221) (thời gian ở đây đã không còn là một khái niệm trừu tượng nữa mà đã trở thành một thực thể có cảm giác )…Nhưng DKM lại có một cảm quan thẩm mỹ riêng: càng lạnh càng đẹp, càng buồn càng đẹp: “Càng giá lạnh vẻ đẹp càng trong suốt” (tr. 510), Ồ, trăng tháng mười như khối ngọc giữa nền trời lạnh (tr. 343), Vẻ ảm đạm của chiều thu thật đẹp (tr. 507)
2.3. Thế giới mùi vị:
Trong không gian rộng lớn của cánh đồng đó có vô số mùi vị, khướu giác tinh tế đã khiến ông thưởng lãm đủ mùi vị của thiên nhiên, của hoa trái cỏ cây, của cuộc sống thanh bình thôn dã: mùi men rượu, củ cải, sả, sung chín, bưởi chín, cỏ cháy, rơm rạ, lá sen già, lá bạch xộc vào giấc ngủ, mùi thơm ngát hạt gạo nếp trắng ngần, mùi cây vườn vắng hăng hăng, mùi hăng hăng của những chồi cây lộc biếc, mùi thôn ổ, mùi ẩm mốc, mùi thơm từ những vạt ngải tiên khuếch tán, mùi ngòn ngọt cây ngọc lan già, mùi khói rơm níu bước khách chiều, mùi khói tỏa lên nồng nã, mùi khói đốt đồng, hương trầm, hương ngải cứu sực nức sau mưa, hơi mưa, hơi đêm, hơi xuân … và chỉ có tâm hồn nhạy cảm, ông mới cảm được mùi sương, mùi nước, mùi bẳn gắt, mùi tết nhất nghèo khó nồng nàn tinh khiết, mùi vị của ảo giác, mùi vị khí thu, vị hương tinh khiết của nắng và thậm chí cả mùi của thời gian (tr.394) nữa…
Nếu như Đoàn Phú Tứ có màu thời gian. Appollinaire, nhà thơ lãng mạn Pháp - người đã phát hiện ra hương thời gian qua bài “Mùa thu chết”: “Ôi, ngát hương thời gian mùi hoa thạch thảo” thì DKM lại có mùi thời gian. Người thơ phải đạt tới độ tinh tế lắm mới cảm nhận hết được mùi vị của thời gian trong không gian. Ông không chỉ cảm thức được mùi mà còn lắng nghe mùi. Điều đó cho thấy một không gian thơ ông đa chiều, có bề nổi, có chiều lặn thâm trầm, có chiều lửng lơ. Nói theo giọng điệu nhà Phật thì thơ ông vẽ nên được nhiều cõi. Con người đạt tới độ vô vi mới cảm quan được nhiều cõi, nhiều cảnh giới thơ như thế. Và chính vì vậy mới thấy sự cô đơn mãnh liệt của DKM, điều đó chỉ ra rằng thơ là nhựa sống đời ông, nó cần thiết như khí trời. Chỉ cô đơn cùng cực mới tạo nên những sáng tạo tuyệt đối, tinh khiết. Thơ DKM có một nỗi cô đơn như thế. Có thể nói thời gian lạnh, thời gian cô đơn và không gian lạnh, không gian cô đơn là cái tạng thơ của DKM.
2.4. Thế giới âm thanh:
Không gian thơ DKM ngập tràn các dàn, bè âm thanh của thiên nhiên, cuộc sống: tiếng cún con sủa vu vơ vỡ giọng, tiếng dế, tiếng két đồng, tiếng tước đồng, hồng tước, thanh tước, tước nâu, tước xám, tiếng ngỗng trời, chim hạc, âm thanh điền dã, bản giao hưởng bốn mùa, bản hòa âm, dàn đồng ca, dàn thiên nhạc khổng lồ, khuông nhạc thế gian, các tiểu thiên thần vừa bay vừa hát, tiếng gió sột soạt lật những trang sách như có người lẻn vào đọc trộm trong đêm tối… Ngoài ra, không gian ấy còn ngập tràn âm thanh của nhiều loại nhạc cụ: tiếng kèn, sáo, tiêu, nhị cổ, chuông, âm thanh cây đàn một dây và hai mươi sáu dây, nhạc Johann Sebastian Bách, tiếng tập đàn ngắt nhịp, tiếng vĩ cầm, dương cầm, đàn tranh, tỳ bà, đàn đá, đàn nguyệt, đàn tế, tiếng thụ cầm, thiên cầm, phong cầm, thủy cầm…
Trước đây, Hoàng Cầm nổi tiếng với sáng tạo “lá diêu bông”, Ngô Tự Lập cũng sáng tạo ra tên “hoa tầm sương”. Lá diêu bông và hoa tầm sương là loại lá hoa gì không ai biết nhưng người nghe vẫn cảm giác rằng trên thực tế có lá hoa này. Đến lượt DKM, các loại đàn: thiên cầm, thụ cầm, thủy cầm, phong cầm được sinh ra do sáng tạo ngôn ngữ của ông, nhờ ông mà tồn tại, nó có giai điệu du dương mê đắm mơ hồ, thực hơn cả thực.
Ông nhạy cảm với mọi tần số âm thanh, từ những âm thanh tế vi nhất (như tiếng tách vỏ của chồi cây, tiếng búng nước, tiếng ngỗng trời ngăn ngắt âm thanh nhỏ xíu mất hút về hướng tây, tiếng vang nhẹ lắc thắc nhỏ giọt từ tán cây phượng vĩ thức cùng làn mưa bụi trong đêm…) đến những âm thanh hoành tráng nhất (tiếng sấm, tiếng dòng sông gầm gào trong đêm tối …).
Có thể thấy, âm nhạc trong thơ ông không phải là nhạc rock mà là thứ nhạc giao hưởng của đồng quê với cung la thứ chủ âm. (Trong âm nhạc cung la thứ cùng với đô thứ diễn tả nỗi buồn có hiệu quả hơn bất cứ cung thứ nào), ông đã từng viết: Bản giao hưởng loang ra như nước khởi đầu từ cung La thứ ràn rạt men theo vách thẳm (tr. 325)
Những thanh âm luôn có mặt trong thơ ông như ám ảnh của vô thức, lúc rõ ràng, lúc văng vẳng từ cõi lòng. Đặc biệt, ở những tập thơ cuối, khi bước vào tuổi già, bệnh tật dày vò, DKM thường nghe thấy những tiếng vọng của không gian vũ trụ trong đầu. Aylish Campbell - nhà tâm lí học tại đại học Manchester và các cộng sự phỏng đoán rằng: những “ảo giác thính giác” thường nảy sinh do tâm lí của những người suy nhược sức khỏe. Điều đó đúng hay không đúng, không quan trọng, chỉ biết rằng chính ảo giác ấy đã khiến nhiều câu thơ của ông mang vẻ đẹp siêu thực, tâm linh huyền ảo “ngang ngửa” Hàn Mặc Tử (người đã được DKM trân trọng tưởng nhớ trong bài thơ “Có hòn núi trắng”).
DKM thường nghe thấy những tiếng vọng vang lên từ vũ trụ, từ bầu trời, từ lòng đất, lòng sông…:
- Những âm thanh từ đất vút lên trên những quả đồi vọng mãi trên bầu trời sáng lạnh
- Âm nhạc tỏa xuống tầng không trung từng chùm âm thanh ngân dài…
Không gian trong thơ ông thường có những giai điệu mơ hồ, tiếng gọi mơ hồ, âm thanh mơ hồ… từ một thế giới bí ẩn, huyền nhiệm. Phải chăng đó chính là tiếng vọng vô thức rung lên từ kinh nghiệm sống, từ kí ức, từ nỗi cô đơn nghiệp chướng hay từ niềm mến yêu một tri âm, tri kỷ của ông… Đó là những thanh âm trong trẻo, quyến rũ sinh ra do sự đam mê và trí tưởng tượng nhiệt thành có tác dụng nâng tâm hồn con người lên cao vút, gạt đi bụi bặm, lạc quan hơn trong cuộc sống:
- Những giai điệu mơ hồ cuốn ta ra ngoài thực tại (tr. 335)
- Tiếng chim ngân vang vọng dội từ kiếp trước từng luồng ánh sáng trong suốt hắt từ tháp mái (tr. 446)
- Kiếp này con kí thác tiếng gọi mơ hồ mãi mãi vang lên từ trong sâu thẳm (tr.467)
- Nhiều khi gục ngã, tưởng không bao giờ còn đi tiếp, nhưng rồi những âm thanh mơ hồ quyến rũ từ bầu trời cao tít thuở nhỏ lại nâng ta đứng dậy (tr. 463)
Những tiếng vọng vô thức này được sinh ra bởi những ám ảnh sâu sắc. Chính DKM đã từng tự bạch: “Có lẽ thời gian tôi sống với thơ ca trong sự tràn ngập của âm thanh mê đắm và khoái cảm, là khi tôi sống trên quả đồi bên tả ngạn sông Đà”(tr. 6). Ông tri âm với thiên nhiên vũ trụ, tri âm là hòa điệu của một thứ nhạc tâm trong ánh sáng của sự khai ngộ huyền diệu. Âm thanh trong thơ ông được mở ra từ “tâm nhạc” là điệu nhạc sâu thẳm của một thực tại toàn mãn đốn ngộ của Thiền. Phong vị Thiền ấy còn thể hiện ở những thanh âm của cuộc sống bình yên, như một tiếng nói đa âm về lẽ thiền.
Đặc biệt, âm thanh trong thơ DKM cũng có màu sắc, hình khối… Ông thường dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để diễn tả thanh âm, ông không chỉ nghe bằng thính giác mà còn “nghe” bằng những giác quan khác. Sự “tương ứng các giác quan”(Baudelaure) luôn đồng hiện:
- … Làn âm thanh trong và êm dịu lướt nhẹ qua rặng trúc (tr.471)
- Dòng người chảy xiết âm thanh chói gắt
- Âm nhạc tỏa xuống tầng không trung từng chùm âm thanh ngân dài (tr. 536)
Thật hạnh phúc cho ai đó biết cảm nhận và thưởng thức, hưởng thụ âm nhạc, DKM coi thanh âm cuộc sống như là một ân sủng và ông đã đón nhận nó bằng nghi lễ trang trọng nhất:
- Nơi buổi cuối chiều tôi đón nhận âm thanh trong trẻo ngân vang mãi trong không trung từ ngàn sợi dây mỏng tang trong suốt ngân ngân mãi vào đêm (tr. 493)
- Âm nhạc của Bách như dòng cam lồ chảy từ trời cao, ta quỳ xuống đón nhận.
3. Biểu tượng người mẹ - Ánh sáng Bát Nhã:
Hầu như không một thi sĩ nào không có những vần thơ dành cho mẹ. DKM cũng không nằm ngoài ngoại lệ viết thơ tặng mẹ. Có khác chăng là hình tượng người mẹ được ông nhắc đến nhiều hơn và ông dành cho mẹ nhiều tình cảm hơn bất cứ tình cảm nào khác. Từ mẹ cũng đã trở thành một ám tượng vô thức được tái hiện đến 202 lần trong tuyển thơ của ông. (Cụ thể là ở tập Củi lửa: 20 lần, Dâng mẹ: 44 lần, Những thời đại thanh xuân: 8 lần, Ngày xuống núi: 18 lần, Tựa cửa: 28 lần, Tôi ngắm mãi những ngày thu tận: 70 lần, Khúc chuyển mùa: 14 lần).
Ông đã vẽ mẹ trong thơ, đó là hình ảnh người đàn bà nông dân “lam lũ nghèo khó” (tr, 272), “còm cõi”, ‘gầy gò” (244), thường đưa “cánh tay gầy quệt ngang khoé mắt” (tr. 42), “lụi hụi bên bếp lửa” (tr. 457), có tấm lòng “hồn hậu”, luôn “thắc thỏm lo âu” (tr. 273) và “đầy rẫy nỗi nhọc nhằn” (tr. 276)… Mẹ của ông thường hiện về trong kí ức, trong giấc mơ tâm linh: Mẹ hiện hoài bên cửa…/ Khăn thâm, nón lá, áo nâu sồng (tr. 207)...
Mẹ là nơi ông nương tựa những lúc yếu lòng, buồn khổ nhất, đau đớn nhất:
Không phải bỗng dưng con thường gọi mẹ/ nỗi đau này con không chịu nổi/ nỗi đau này ngoài sức lực con người (tr. 124)
DKM đã từng ví “mẹ già nua như những buổi chiều”, vậy mà trong một bài thơ khác, vô thức ông lại viết “Tay run run vịn vào buổi chiều tà” (tr. 405), mẹ là buổi chiều, buổi chiều là mẹ, vịn vào buổi chiều phải chăng chính là vịn vào mẹ, vịn vào nơi dìu đỡ, chở che, bao bọc:
- Trong lòng đêm tối ta thấy được bao bọc chở che, thoảng hơi mẹ rất gần ngày thơ bé (tr. 462)
Mẹ là nơi giãi bày, sẻ chia tâm sự, là nơi tin cậy nhất:
- Câu chuyện này không kể được với ai, tôi chợt nhớ đến mẹ (tr. 454)
Dòng kí ức về mẹ bao giờ cũng làm cho không gian trở nên diệu kì và ấm áp:
- Trở lại mùa xuân đầu tiên theo mẹ hái bông hoa nhỏ xíu/ Những bông hoa diệu kì nơi mùa xuân diệu kì (tr. 78)
- Mẹ hiện về lửa ấm (tr.384)
DKM coi tình mẫu tử là “khối tình thiêng” nên luôn ngợp tràn ánh sáng:
- Ánh sáng tràn ngợp ngợp/ Khối sầu nguyên bên khối tình thiêng (tr. 168)
Thấm thía nỗi buồn “lạc mẹ” nên ông dành niềm trắc ẩn cho cả chú dế lạc vào căn phòng buổi tối, nó khiến người thơ liên tưởng đến dế mẹ bồn chồn chờ con bên gò đất mênh mông đêm tối và khản tiếng gọi con giữa trời sương phủ (tr. 441), nghe tiếng kêu của chú chim non lạc mẹ, ông cũng giật mình nhói xót, liên tưởng đến nỗi buồn: Cả đời ta lạc mẹ, chiếc ổ mơ hồ vẫn đợi ta ở chân trời xa vắng(tr. 518)
Người mẹ nông dân ấy, dưới ngòi bút của ông đã trở nên vĩ đại, tỏa bóng lớn xuống không gian và thời gian: “bóng mẹ đổ dài dọc theo con đường đơn độc ngút ngàn ước vọng” (tr. 458), “bóng mẹ đổ rợp bên này thế kỉ” (tr. 232)
DKM đã lấy kí ức của người con hiếu thảo để đúc tượng đài khiến người mẹ của ông có dáng dấp như Đức Phật Bà ngự trên tòa sen:
Mãi mãi dựng tâm tưởng đài kỉ niệm/ Đài sen hồn hậu mẹ cười (tr. 70)
Người mẹ trong thơ DKM ngoài nghĩa thực (người mẹ ruột hay bà mẹ bản Gai địu con lên rẫy nghèo khó…), còn có nghĩa ẩn dụ, biểu tượng như: Mẹ Đất, Mẹ Quê, Mẹ Âu Cơ, Đức Mẹ Đồng Trinh, Người Mẹ Bản thể (người mẹ trong thơ ông luôn được thay thế bằng từ Người với một niềm kính trọng vô biên:
- Mẹ chăng? Bà Mẹ Đất/ Tôi hớp từ bầu sữa Người giọt sữa mặn mòi (tr. 80) - Âm điệu này bà mẹ quê cho tôi/ Khí thơ này của bà mẹ ấy (tr.56)
- Vừa lướt qua đây vẻ huy hoàng xiêm áo/ Thuở nàng Âu Cơ biển cả trở về/ Vừa lướt qua đây bước chân Mẹ/ Thời thanh xuân của Người (tr. 65)
- Niềm mẹ ta mãi mãi mẹ đồng trinh (tr. 158)
Mẹ trong quan niệm Phật giáo là Người Mẹ Bản thể với nghĩa cứu độ, là trí tuệ giải thoát. Mẹ chính là Đạo, là tiếng gọi Chân Như, là ánh sáng Bát Nhã. Hình ảnh mẹ và ngôi nhà cũ luôn trở đi trở lại trong thơ ông. Mà chúng ta đã biết, “nhìn thấy khuôn mặt mẹ”, “trở về ngôi nhà cũ của Mẹ” đã từng là một tín hiệu thẩm mĩ của Phật giáo Thiền tông có ý nghĩa giống như đứa con Vô minh đã tìm kiếm được sự Giác ngộ. Bởi thế, Mẹ trong thơ ông thường được bao bọc bởi một nguồn sáng tâm linh, mẹ luôn luôn xuất hiện song hành cùng ánh sáng:
- Mặt trời lung linh khu vườn mẹ/ Bức tường ánh sáng (tr. 11)
- Ôi ánh sáng mẹ hằng gìn giữ/ Sáng nay choàng lên mái tóc của Người (tr.36)
- Kia mẹ ta/ mặt trời nhỏ dại/ Mênh mông ánh sáng khôn lường (tr.61), v.v.. Nếu trong giấc chiêm bao của DKM có “hình bóng mẹ” và “ngôi nhà cũ” thì lập tức trong vô thức nhà thơ lại nói về ánh sáng:
Cơn mưa trong trẻo như lời ca dìu những giấc mơ ra khỏi bóng tối tới những chân trời nước và ánh sáng (tr. 432)
Thơ DKM hay có sự đối lập giữa bóng tối với ánh sáng phổ độ. Ánh sáng đã trở thành một biểu tượng gắn liền với mẹ. Mẹ là ánh sáng của “thế giới kỷ niệm”, ánh sáng tâm linh, ánh sáng cứu rỗi. Đó là ánh sáng của một cảnh giới khác, một cõi khác mà người thơ liên tưởng được. Ánh sáng Người mẹ Bản thể ấy đôi khi hé lộ tạng thiền trong con người thơ của ông.
III. Nghệ thuật miêu tả thời gian và không gian nghệ thuật:
Trong 2 tập thơ cuối: Tôi ngắm mãi những ngày thu tận và Khúc chuyển mùa thì gam màu lạnh thường lấn át màu nóng. Màu nóng ở hai tập thơ này chỉ xuất hiện như một tín hiệu thẩm mỹ màu để chỉ thời thanh xuân trai trẻ mà nhà thơ vọng niệm, hoặc nó chỉ hiện ra trong khung cảnh đơn độc (là bông hoa gạo sót lại cuối mùa, là bụi gai có một bông hoa đỏ xía lên trời…). Vì thế âm hưởng thơ của DKM càng về sau càng buồn bã, càng lạnh lẽo. Nhìn chung, thơ của ông có nhiều hình ảnh lạnh, ví dụ: “hoa lạnh” (tr. 51), “trăng lạnh” (tr. 287), “gió lạnh” (tr.101), “đường lạnh” (tr. 285), “khí lạnh”, “vì sao xa lạnh” (tr.127), “giếng hoang lạnh” (tr. 289), “cô độc tỏa rợn lạnh” (tr. 284), “tiếng người lành lạnh” (272), “lưỡi gươm sáng lạnh” (tr. 318), “chiều lạnh” (tr. 509), “nước lạnh buốt” (tr. 549) và “khói bếp chiều cũng lạnh” (tr.41), thậm chí có cả “thời gian lạnh” (tr. 221) (thời gian ở đây đã không còn là một khái niệm trừu tượng nữa mà đã trở thành một thực thể có cảm giác )…Nhưng DKM lại có một cảm quan thẩm mỹ riêng: càng lạnh càng đẹp, càng buồn càng đẹp: “Càng giá lạnh vẻ đẹp càng trong suốt” (tr. 510), Ồ, trăng tháng mười như khối ngọc giữa nền trời lạnh (tr. 343), Vẻ ảm đạm của chiều thu thật đẹp (tr. 507)
2.3. Thế giới mùi vị:
Trong không gian rộng lớn của cánh đồng đó có vô số mùi vị, khướu giác tinh tế đã khiến ông thưởng lãm đủ mùi vị của thiên nhiên, của hoa trái cỏ cây, của cuộc sống thanh bình thôn dã: mùi men rượu, củ cải, sả, sung chín, bưởi chín, cỏ cháy, rơm rạ, lá sen già, lá bạch xộc vào giấc ngủ, mùi thơm ngát hạt gạo nếp trắng ngần, mùi cây vườn vắng hăng hăng, mùi hăng hăng của những chồi cây lộc biếc, mùi thôn ổ, mùi ẩm mốc, mùi thơm từ những vạt ngải tiên khuếch tán, mùi ngòn ngọt cây ngọc lan già, mùi khói rơm níu bước khách chiều, mùi khói tỏa lên nồng nã, mùi khói đốt đồng, hương trầm, hương ngải cứu sực nức sau mưa, hơi mưa, hơi đêm, hơi xuân … và chỉ có tâm hồn nhạy cảm, ông mới cảm được mùi sương, mùi nước, mùi bẳn gắt, mùi tết nhất nghèo khó nồng nàn tinh khiết, mùi vị của ảo giác, mùi vị khí thu, vị hương tinh khiết của nắng và thậm chí cả mùi của thời gian (tr.394) nữa…
Nếu như Đoàn Phú Tứ có màu thời gian. Appollinaire, nhà thơ lãng mạn Pháp - người đã phát hiện ra hương thời gian qua bài “Mùa thu chết”: “Ôi, ngát hương thời gian mùi hoa thạch thảo” thì DKM lại có mùi thời gian. Người thơ phải đạt tới độ tinh tế lắm mới cảm nhận hết được mùi vị của thời gian trong không gian. Ông không chỉ cảm thức được mùi mà còn lắng nghe mùi. Điều đó cho thấy một không gian thơ ông đa chiều, có bề nổi, có chiều lặn thâm trầm, có chiều lửng lơ. Nói theo giọng điệu nhà Phật thì thơ ông vẽ nên được nhiều cõi. Con người đạt tới độ vô vi mới cảm quan được nhiều cõi, nhiều cảnh giới thơ như thế. Và chính vì vậy mới thấy sự cô đơn mãnh liệt của DKM, điều đó chỉ ra rằng thơ là nhựa sống đời ông, nó cần thiết như khí trời. Chỉ cô đơn cùng cực mới tạo nên những sáng tạo tuyệt đối, tinh khiết. Thơ DKM có một nỗi cô đơn như thế. Có thể nói thời gian lạnh, thời gian cô đơn và không gian lạnh, không gian cô đơn là cái tạng thơ của DKM.
2.4. Thế giới âm thanh:
Không gian thơ DKM ngập tràn các dàn, bè âm thanh của thiên nhiên, cuộc sống: tiếng cún con sủa vu vơ vỡ giọng, tiếng dế, tiếng két đồng, tiếng tước đồng, hồng tước, thanh tước, tước nâu, tước xám, tiếng ngỗng trời, chim hạc, âm thanh điền dã, bản giao hưởng bốn mùa, bản hòa âm, dàn đồng ca, dàn thiên nhạc khổng lồ, khuông nhạc thế gian, các tiểu thiên thần vừa bay vừa hát, tiếng gió sột soạt lật những trang sách như có người lẻn vào đọc trộm trong đêm tối… Ngoài ra, không gian ấy còn ngập tràn âm thanh của nhiều loại nhạc cụ: tiếng kèn, sáo, tiêu, nhị cổ, chuông, âm thanh cây đàn một dây và hai mươi sáu dây, nhạc Johann Sebastian Bách, tiếng tập đàn ngắt nhịp, tiếng vĩ cầm, dương cầm, đàn tranh, tỳ bà, đàn đá, đàn nguyệt, đàn tế, tiếng thụ cầm, thiên cầm, phong cầm, thủy cầm…
Trước đây, Hoàng Cầm nổi tiếng với sáng tạo “lá diêu bông”, Ngô Tự Lập cũng sáng tạo ra tên “hoa tầm sương”. Lá diêu bông và hoa tầm sương là loại lá hoa gì không ai biết nhưng người nghe vẫn cảm giác rằng trên thực tế có lá hoa này. Đến lượt DKM, các loại đàn: thiên cầm, thụ cầm, thủy cầm, phong cầm được sinh ra do sáng tạo ngôn ngữ của ông, nhờ ông mà tồn tại, nó có giai điệu du dương mê đắm mơ hồ, thực hơn cả thực.
Ông nhạy cảm với mọi tần số âm thanh, từ những âm thanh tế vi nhất (như tiếng tách vỏ của chồi cây, tiếng búng nước, tiếng ngỗng trời ngăn ngắt âm thanh nhỏ xíu mất hút về hướng tây, tiếng vang nhẹ lắc thắc nhỏ giọt từ tán cây phượng vĩ thức cùng làn mưa bụi trong đêm…) đến những âm thanh hoành tráng nhất (tiếng sấm, tiếng dòng sông gầm gào trong đêm tối …).
Có thể thấy, âm nhạc trong thơ ông không phải là nhạc rock mà là thứ nhạc giao hưởng của đồng quê với cung la thứ chủ âm. (Trong âm nhạc cung la thứ cùng với đô thứ diễn tả nỗi buồn có hiệu quả hơn bất cứ cung thứ nào), ông đã từng viết: Bản giao hưởng loang ra như nước khởi đầu từ cung La thứ ràn rạt men theo vách thẳm (tr. 325)
Những thanh âm luôn có mặt trong thơ ông như ám ảnh của vô thức, lúc rõ ràng, lúc văng vẳng từ cõi lòng. Đặc biệt, ở những tập thơ cuối, khi bước vào tuổi già, bệnh tật dày vò, DKM thường nghe thấy những tiếng vọng của không gian vũ trụ trong đầu. Aylish Campbell - nhà tâm lí học tại đại học Manchester và các cộng sự phỏng đoán rằng: những “ảo giác thính giác” thường nảy sinh do tâm lí của những người suy nhược sức khỏe. Điều đó đúng hay không đúng, không quan trọng, chỉ biết rằng chính ảo giác ấy đã khiến nhiều câu thơ của ông mang vẻ đẹp siêu thực, tâm linh huyền ảo “ngang ngửa” Hàn Mặc Tử (người đã được DKM trân trọng tưởng nhớ trong bài thơ “Có hòn núi trắng”).
DKM thường nghe thấy những tiếng vọng vang lên từ vũ trụ, từ bầu trời, từ lòng đất, lòng sông…:
- Những âm thanh từ đất vút lên trên những quả đồi vọng mãi trên bầu trời sáng lạnh
- Âm nhạc tỏa xuống tầng không trung từng chùm âm thanh ngân dài…
Không gian trong thơ ông thường có những giai điệu mơ hồ, tiếng gọi mơ hồ, âm thanh mơ hồ… từ một thế giới bí ẩn, huyền nhiệm. Phải chăng đó chính là tiếng vọng vô thức rung lên từ kinh nghiệm sống, từ kí ức, từ nỗi cô đơn nghiệp chướng hay từ niềm mến yêu một tri âm, tri kỷ của ông… Đó là những thanh âm trong trẻo, quyến rũ sinh ra do sự đam mê và trí tưởng tượng nhiệt thành có tác dụng nâng tâm hồn con người lên cao vút, gạt đi bụi bặm, lạc quan hơn trong cuộc sống:
- Những giai điệu mơ hồ cuốn ta ra ngoài thực tại (tr. 335)
- Tiếng chim ngân vang vọng dội từ kiếp trước từng luồng ánh sáng trong suốt hắt từ tháp mái (tr. 446)
- Kiếp này con kí thác tiếng gọi mơ hồ mãi mãi vang lên từ trong sâu thẳm (tr.467)
- Nhiều khi gục ngã, tưởng không bao giờ còn đi tiếp, nhưng rồi những âm thanh mơ hồ quyến rũ từ bầu trời cao tít thuở nhỏ lại nâng ta đứng dậy (tr. 463)
Những tiếng vọng vô thức này được sinh ra bởi những ám ảnh sâu sắc. Chính DKM đã từng tự bạch: “Có lẽ thời gian tôi sống với thơ ca trong sự tràn ngập của âm thanh mê đắm và khoái cảm, là khi tôi sống trên quả đồi bên tả ngạn sông Đà”(tr. 6). Ông tri âm với thiên nhiên vũ trụ, tri âm là hòa điệu của một thứ nhạc tâm trong ánh sáng của sự khai ngộ huyền diệu. Âm thanh trong thơ ông được mở ra từ “tâm nhạc” là điệu nhạc sâu thẳm của một thực tại toàn mãn đốn ngộ của Thiền. Phong vị Thiền ấy còn thể hiện ở những thanh âm của cuộc sống bình yên, như một tiếng nói đa âm về lẽ thiền.
Đặc biệt, âm thanh trong thơ DKM cũng có màu sắc, hình khối… Ông thường dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để diễn tả thanh âm, ông không chỉ nghe bằng thính giác mà còn “nghe” bằng những giác quan khác. Sự “tương ứng các giác quan”(Baudelaure) luôn đồng hiện:
- … Làn âm thanh trong và êm dịu lướt nhẹ qua rặng trúc (tr.471)
- Dòng người chảy xiết âm thanh chói gắt
- Âm nhạc tỏa xuống tầng không trung từng chùm âm thanh ngân dài (tr. 536)
Thật hạnh phúc cho ai đó biết cảm nhận và thưởng thức, hưởng thụ âm nhạc, DKM coi thanh âm cuộc sống như là một ân sủng và ông đã đón nhận nó bằng nghi lễ trang trọng nhất:
- Nơi buổi cuối chiều tôi đón nhận âm thanh trong trẻo ngân vang mãi trong không trung từ ngàn sợi dây mỏng tang trong suốt ngân ngân mãi vào đêm (tr. 493)
- Âm nhạc của Bách như dòng cam lồ chảy từ trời cao, ta quỳ xuống đón nhận.
3. Biểu tượng người mẹ - Ánh sáng Bát Nhã:
Hầu như không một thi sĩ nào không có những vần thơ dành cho mẹ. DKM cũng không nằm ngoài ngoại lệ viết thơ tặng mẹ. Có khác chăng là hình tượng người mẹ được ông nhắc đến nhiều hơn và ông dành cho mẹ nhiều tình cảm hơn bất cứ tình cảm nào khác. Từ mẹ cũng đã trở thành một ám tượng vô thức được tái hiện đến 202 lần trong tuyển thơ của ông. (Cụ thể là ở tập Củi lửa: 20 lần, Dâng mẹ: 44 lần, Những thời đại thanh xuân: 8 lần, Ngày xuống núi: 18 lần, Tựa cửa: 28 lần, Tôi ngắm mãi những ngày thu tận: 70 lần, Khúc chuyển mùa: 14 lần).
Ông đã vẽ mẹ trong thơ, đó là hình ảnh người đàn bà nông dân “lam lũ nghèo khó” (tr, 272), “còm cõi”, ‘gầy gò” (244), thường đưa “cánh tay gầy quệt ngang khoé mắt” (tr. 42), “lụi hụi bên bếp lửa” (tr. 457), có tấm lòng “hồn hậu”, luôn “thắc thỏm lo âu” (tr. 273) và “đầy rẫy nỗi nhọc nhằn” (tr. 276)… Mẹ của ông thường hiện về trong kí ức, trong giấc mơ tâm linh: Mẹ hiện hoài bên cửa…/ Khăn thâm, nón lá, áo nâu sồng (tr. 207)...
Mẹ là nơi ông nương tựa những lúc yếu lòng, buồn khổ nhất, đau đớn nhất:
Không phải bỗng dưng con thường gọi mẹ/ nỗi đau này con không chịu nổi/ nỗi đau này ngoài sức lực con người (tr. 124)
DKM đã từng ví “mẹ già nua như những buổi chiều”, vậy mà trong một bài thơ khác, vô thức ông lại viết “Tay run run vịn vào buổi chiều tà” (tr. 405), mẹ là buổi chiều, buổi chiều là mẹ, vịn vào buổi chiều phải chăng chính là vịn vào mẹ, vịn vào nơi dìu đỡ, chở che, bao bọc:
- Trong lòng đêm tối ta thấy được bao bọc chở che, thoảng hơi mẹ rất gần ngày thơ bé (tr. 462)
Mẹ là nơi giãi bày, sẻ chia tâm sự, là nơi tin cậy nhất:
- Câu chuyện này không kể được với ai, tôi chợt nhớ đến mẹ (tr. 454)
Dòng kí ức về mẹ bao giờ cũng làm cho không gian trở nên diệu kì và ấm áp:
- Trở lại mùa xuân đầu tiên theo mẹ hái bông hoa nhỏ xíu/ Những bông hoa diệu kì nơi mùa xuân diệu kì (tr. 78)
- Mẹ hiện về lửa ấm (tr.384)
DKM coi tình mẫu tử là “khối tình thiêng” nên luôn ngợp tràn ánh sáng:
- Ánh sáng tràn ngợp ngợp/ Khối sầu nguyên bên khối tình thiêng (tr. 168)
Thấm thía nỗi buồn “lạc mẹ” nên ông dành niềm trắc ẩn cho cả chú dế lạc vào căn phòng buổi tối, nó khiến người thơ liên tưởng đến dế mẹ bồn chồn chờ con bên gò đất mênh mông đêm tối và khản tiếng gọi con giữa trời sương phủ (tr. 441), nghe tiếng kêu của chú chim non lạc mẹ, ông cũng giật mình nhói xót, liên tưởng đến nỗi buồn: Cả đời ta lạc mẹ, chiếc ổ mơ hồ vẫn đợi ta ở chân trời xa vắng(tr. 518)
Người mẹ nông dân ấy, dưới ngòi bút của ông đã trở nên vĩ đại, tỏa bóng lớn xuống không gian và thời gian: “bóng mẹ đổ dài dọc theo con đường đơn độc ngút ngàn ước vọng” (tr. 458), “bóng mẹ đổ rợp bên này thế kỉ” (tr. 232)
DKM đã lấy kí ức của người con hiếu thảo để đúc tượng đài khiến người mẹ của ông có dáng dấp như Đức Phật Bà ngự trên tòa sen:
Mãi mãi dựng tâm tưởng đài kỉ niệm/ Đài sen hồn hậu mẹ cười (tr. 70)
Người mẹ trong thơ DKM ngoài nghĩa thực (người mẹ ruột hay bà mẹ bản Gai địu con lên rẫy nghèo khó…), còn có nghĩa ẩn dụ, biểu tượng như: Mẹ Đất, Mẹ Quê, Mẹ Âu Cơ, Đức Mẹ Đồng Trinh, Người Mẹ Bản thể (người mẹ trong thơ ông luôn được thay thế bằng từ Người với một niềm kính trọng vô biên:
- Mẹ chăng? Bà Mẹ Đất/ Tôi hớp từ bầu sữa Người giọt sữa mặn mòi (tr. 80) - Âm điệu này bà mẹ quê cho tôi/ Khí thơ này của bà mẹ ấy (tr.56)
- Vừa lướt qua đây vẻ huy hoàng xiêm áo/ Thuở nàng Âu Cơ biển cả trở về/ Vừa lướt qua đây bước chân Mẹ/ Thời thanh xuân của Người (tr. 65)
- Niềm mẹ ta mãi mãi mẹ đồng trinh (tr. 158)
Mẹ trong quan niệm Phật giáo là Người Mẹ Bản thể với nghĩa cứu độ, là trí tuệ giải thoát. Mẹ chính là Đạo, là tiếng gọi Chân Như, là ánh sáng Bát Nhã. Hình ảnh mẹ và ngôi nhà cũ luôn trở đi trở lại trong thơ ông. Mà chúng ta đã biết, “nhìn thấy khuôn mặt mẹ”, “trở về ngôi nhà cũ của Mẹ” đã từng là một tín hiệu thẩm mĩ của Phật giáo Thiền tông có ý nghĩa giống như đứa con Vô minh đã tìm kiếm được sự Giác ngộ. Bởi thế, Mẹ trong thơ ông thường được bao bọc bởi một nguồn sáng tâm linh, mẹ luôn luôn xuất hiện song hành cùng ánh sáng:
- Mặt trời lung linh khu vườn mẹ/ Bức tường ánh sáng (tr. 11)
- Ôi ánh sáng mẹ hằng gìn giữ/ Sáng nay choàng lên mái tóc của Người (tr.36)
- Kia mẹ ta/ mặt trời nhỏ dại/ Mênh mông ánh sáng khôn lường (tr.61), v.v.. Nếu trong giấc chiêm bao của DKM có “hình bóng mẹ” và “ngôi nhà cũ” thì lập tức trong vô thức nhà thơ lại nói về ánh sáng:
Cơn mưa trong trẻo như lời ca dìu những giấc mơ ra khỏi bóng tối tới những chân trời nước và ánh sáng (tr. 432)
Thơ DKM hay có sự đối lập giữa bóng tối với ánh sáng phổ độ. Ánh sáng đã trở thành một biểu tượng gắn liền với mẹ. Mẹ là ánh sáng của “thế giới kỷ niệm”, ánh sáng tâm linh, ánh sáng cứu rỗi. Đó là ánh sáng của một cảnh giới khác, một cõi khác mà người thơ liên tưởng được. Ánh sáng Người mẹ Bản thể ấy đôi khi hé lộ tạng thiền trong con người thơ của ông.
III. Nghệ thuật miêu tả thời gian và không gian nghệ thuật:
1/ Nghệ thuật sử dụng các lớp từ ngữ:
Khi tạo ra thế giới hình tượng trong thơ
mình, DKM đặc biệt chú ý đến việc sử dụng từ láy, dạng láy - một tài sản quý
báu của ngôn ngữ dân tộc. Nó là phương tiện đắc dụng nhất để tạo hình tượng, tạo
tính nhạc và tính họa trong thơ, bởi trong bất cứ một trường hợp nào mà các từ
láy, dạng láy được sử dụng để miêu tả thì chúng đều có giá trị tạo hình nhất định.
(Nguyễn Duy - một thi sĩ có nhiều thành công trong việc sử dụng đắc địa từ láy
và trong Tuyển tập thơ của ông in năm 2010 cũng đã dùng 728 từ láy với tần số
xuất hiện là 1247 lần). Theo thống kê tỉ mỉ của chúng tôi, DKM đã sử dụng tất cả 807 từ
láy và dạng láy khác nhau, tần số xuất hiện chúng trong Tuyển tập thơ
Dương Kiều Minh là 2.022 lần. Có thể nói đây là con số đáng kinh
ngạc:
Không phải ngẫu nhiên mà những từ láy miêu tả các chiều kích của không gian rộng lớn, không gian vô tận xuất hiện dày đặc nhiều lần trong vô thức nhà thơ như: thăm thẳm (18 lần), xa xa, xa xăm (40 lần) và thênh thang, mênh mang và mênh mông (54 lần)…
- Mênh mang cỏ và nước/ Những dòng sông nới rộng mãi cuồn cuộn cuốn ào àora biển/ Bỏ qua mùa hè bản giao hưởng vút lên cao tít tắp, rồi chợt quay trở lại (tr. 326)
- Những giai điệu nối theo nhau đang rộ lên trên con đường độc đạo tỏa xuống dòng sông thăm thẳm, lại vút lên cao ngất kéo qua trùng trùng đỉnh núi, vỗ rập rờn lấp lóa cánh rừng (…) Tôi đâu ngờ những con đường núi từ khi nào ghim vào kí ức rạo rực. (Tr. 328)
v.v...
Từ láy ở những vị trí đắc địa đã góp phần tạo hình chính xác hình tượng trong không gian và “vẽ” được những trạng thái cảm xúc của những mốc thời gian:
- Lăng lắc tuổi xuân/ lăng lắc niềm thôn dã (tr. 24)
- Ngôi nhà thiêm thiếp trắng
- Cuối năm con đường dốc/ Cuối năm vời vợi qua/ khúc khuỷu bầu tâm khúc/ khúc khuỷu khúc khuỷu dốc (tr. 281)
- Những cánh đồng vào đông rùng rùng nỗi nhớ, v.v...
Khá nhiều bài thơ hay của DKM thường dày đặc các từ láy, dạng láy. Chẳng hạn bài: “Niềm nhớ”, “Thôn quê”, “Gửi Đon ki hô tê”, “Mùa thu đến tự bao giờ”, “Vô thanh”, “Hồi vọng”, “Gửi sông Nhuệ”, “Trở về từ ảo giác”, “Tôi ngắm mãi những ngày thu tận” (riêng bài này có 84 từ láy), v.v...
Đặc biệt DKM hay dùng liền một chùm từ láy đôi để miêu tả khiến các hình ảnh cứ chồng lên nhau, cùng đồng hiện theo mạch liên tưởng.
Do đặc điểm cấu tạo ngữ âm, từ láy và dạng láy không những là điểm nhấn tạo hình tượng mà còn là điểm nhấn để tạo nhịp điệu. Những câu thơ văn xuôi dài chứa nhiều từ láy, dạng láy của ông thường được ngắt thành nhiều nhịp linh hoạt đã làm mất đi cảm giác lê thê, dài dòng.
Không phải ngẫu nhiên mà những từ láy miêu tả các chiều kích của không gian rộng lớn, không gian vô tận xuất hiện dày đặc nhiều lần trong vô thức nhà thơ như: thăm thẳm (18 lần), xa xa, xa xăm (40 lần) và thênh thang, mênh mang và mênh mông (54 lần)…
- Mênh mang cỏ và nước/ Những dòng sông nới rộng mãi cuồn cuộn cuốn ào àora biển/ Bỏ qua mùa hè bản giao hưởng vút lên cao tít tắp, rồi chợt quay trở lại (tr. 326)
- Những giai điệu nối theo nhau đang rộ lên trên con đường độc đạo tỏa xuống dòng sông thăm thẳm, lại vút lên cao ngất kéo qua trùng trùng đỉnh núi, vỗ rập rờn lấp lóa cánh rừng (…) Tôi đâu ngờ những con đường núi từ khi nào ghim vào kí ức rạo rực. (Tr. 328)
v.v...
Từ láy ở những vị trí đắc địa đã góp phần tạo hình chính xác hình tượng trong không gian và “vẽ” được những trạng thái cảm xúc của những mốc thời gian:
- Lăng lắc tuổi xuân/ lăng lắc niềm thôn dã (tr. 24)
- Ngôi nhà thiêm thiếp trắng
- Cuối năm con đường dốc/ Cuối năm vời vợi qua/ khúc khuỷu bầu tâm khúc/ khúc khuỷu khúc khuỷu dốc (tr. 281)
- Những cánh đồng vào đông rùng rùng nỗi nhớ, v.v...
Khá nhiều bài thơ hay của DKM thường dày đặc các từ láy, dạng láy. Chẳng hạn bài: “Niềm nhớ”, “Thôn quê”, “Gửi Đon ki hô tê”, “Mùa thu đến tự bao giờ”, “Vô thanh”, “Hồi vọng”, “Gửi sông Nhuệ”, “Trở về từ ảo giác”, “Tôi ngắm mãi những ngày thu tận” (riêng bài này có 84 từ láy), v.v...
Đặc biệt DKM hay dùng liền một chùm từ láy đôi để miêu tả khiến các hình ảnh cứ chồng lên nhau, cùng đồng hiện theo mạch liên tưởng.
Do đặc điểm cấu tạo ngữ âm, từ láy và dạng láy không những là điểm nhấn tạo hình tượng mà còn là điểm nhấn để tạo nhịp điệu. Những câu thơ văn xuôi dài chứa nhiều từ láy, dạng láy của ông thường được ngắt thành nhiều nhịp linh hoạt đã làm mất đi cảm giác lê thê, dài dòng.
Đời người lẽ nào tan biến trong chớp mắt/ mênh mông đồi
sỏi đá/ những bụi cây/ cằn cỗi/ trơ trọi/ bền bỉ qua bốn mùa (tr.
515)
- Chắc bạn sẽ tin những bia mộ lô nhô/ san sát/ xao xác/
chạy dài không dứt như những thành phố trên quả đồi/ hoang mang cảm xúc/ gần
gũi. (tr. 514)
- Theo ký ức/ lang bang trên những cánh đồng nứt nẻ/ nham nhở gốc rạ,/ những đứa trẻ/ thu lu ngồi nép sau bờ đất chắn gió (tr. 517), v.v...
Nếu những từ láy cùng trường nghĩa đã nhiều mà tần số từ láy lặp lại cũng nhiều thì rất dễ gây ra sự nhàm mòn, hình ảnh bị trùng lặp. Cũng may là DKM đã biết kết hợp nó với những từ ngữ khác nhau, trong những tâm trạng khác nhau để tạo ra hình tượng và xúc cảm khác nhau. Ông cũng đã thành công khi tạo ra một số dạng láy của riêng mình:
- Và mưa từng ngón ngón gầy/ len len rây rẩy bàn tay gượng gàng (tr. 37)
- Theo ký ức/ lang bang trên những cánh đồng nứt nẻ/ nham nhở gốc rạ,/ những đứa trẻ/ thu lu ngồi nép sau bờ đất chắn gió (tr. 517), v.v...
Nếu những từ láy cùng trường nghĩa đã nhiều mà tần số từ láy lặp lại cũng nhiều thì rất dễ gây ra sự nhàm mòn, hình ảnh bị trùng lặp. Cũng may là DKM đã biết kết hợp nó với những từ ngữ khác nhau, trong những tâm trạng khác nhau để tạo ra hình tượng và xúc cảm khác nhau. Ông cũng đã thành công khi tạo ra một số dạng láy của riêng mình:
- Và mưa từng ngón ngón gầy/ len len rây rẩy bàn tay gượng gàng (tr. 37)
Xa lắm lắm ngày xuân xa lắm lắm (tr. 70)
- Phồn thịnh mưng mưng đường viền xứ xở (tr.
93)
Mẹ hiện hoài phơ phơ tóc bạc/ chị kia kia đen đủi sạm
già (tr. 207)
Đây, mùa xuân gấp gấp, con cuốn theo tiếng gọi mơ hồ (tr.
458), v.v..
Nếu như Nguyễn Duy thích dùng từ láy khẩu
ngữ và những chùm láy ba, láy tư kềnh càng, tạo ra thứ âm nhạc hiện đại mà
Vương Trí Nhàn chỉ ra là “những trái khoáy ngang phè, những nghịch lí tương phản”
để tạo ra một giọng điệu thơ ở giai đoạn sau của Nguyễn Duy, đó là giọng điệu
thủng thẳng, hài hước bỡn cợt thì DKM ít dùng từ láy khẩu ngữ, mà chủ yếu là từ
láy đôi tính từ “lành hiền, nghiêm túc” bên cạnh lớp từ Hán Việt và thán từ tạo
nên thứ âm nhạc cổ điển, nhạc giao hưởng thính phòng góp phần tạo giọng điệu trữ
tình, sâu lắng, trầm buồn.
Thơ DKM có số lượng lớn các từ ngữ Hán - Việt: thôn nữ, thanh nữ, cố nhân, mộng điệp, cổ phong, thiên thu, viên mãn, thư quán, song thụ, đại cảnh viên… và các từ Hán Việt mang màu sắc Phật giáo như nghiệp lực, thế tục, luân hồi, oan hoan, thiên khí, linh khí, thụy miên, mặc khải, phổ độ, mê lộ, uyên nguyên…Thậm chí có một số bài thơ nếu chỉ đọc tiêu đề như Ngâu hoa đề, Phượng hoa đề, Xuân mãn, Xuân khởi… thì có lẽ người đọc tưởng đấy là thơ Đường hoặc thơ Thiền.
Từ Hán Việt có nhược điểm là thường trừu tượng, khái quát nên không gợi những sắc thái sinh động cụ thể, không thể hài hước, thường gợi sự tĩnh tại và không hiện đại… nhưng bù lại nó có sắc thái cổ điển trang trọng, tao nhã, phù hợp diễn tả hình ảnh của thế giới ý niệm, im lìm, tịch mịch.
Thời gian cụ thể bao giờ của khởi thủy một tâm trạng cụ thể. Thơ DKM là thứ thơ tâm trạng, ông hay dùng các thán từ ôi, ô, ơ, ư, ô hô…, đặc biệt, thán từ ô hô từng được dùng trong văn chiêu hồn của Nguyễn Du đã khiến nhiều câu thơ DKM buồn đến rợn người. Bên cạnh đó, ông còn thích dùng từ nồng nàn, nồng nã, nồng và niềm nên thơ văn xuôi của ông luôn tràn đầy cảm xúc, ít những câu chữ triết lí khô khan.
Ngoài ra, ngôn ngữ miêu tả của ông thiên về cực âm: nhiều mưa - ít nắng; nhiều đêm - ít ngày; nhiều lạnh lẽo - ít ấm áp; nhiều khói - ít lửa; nhiều khốn khó - ít sung sướng; nhiều màu lạnh - ít màu nóng; nhiều hoa đồng nội - ít hoa sang quý; nhiều tính từ - ít động từ; nhiều thiền - ít tục; nhiều giấc mơ, ảo giác, tiếng vọng, nhiều quá khứ và hoài niệm… Vì thế có thể nhận định rằng, thơ DKM là của nỗi niềm sâu kín, một thứ thơ thiền hiện đại mang âm hưởng buồn…. Muốn tạo phong cách thì phải có giọng điệu riêng, DKM thực sự là một người có giọng không lẫn với ai.
DKM coi trọng thứ “nhạc lòng”, nhịp điệu tâm hồn, nội cảm bên trong. Tuy không coi vần là một vấn đề chính yếu của hình thức thơ nhưng nhiều câu thơ của ông vẫn tràn đầy nhạc tính, nhờ sự điệp vần, điệp phụ âm đầu:
- Một mình ta phơi phới phất áo đi (tr. 77)
Thơ DKM có số lượng lớn các từ ngữ Hán - Việt: thôn nữ, thanh nữ, cố nhân, mộng điệp, cổ phong, thiên thu, viên mãn, thư quán, song thụ, đại cảnh viên… và các từ Hán Việt mang màu sắc Phật giáo như nghiệp lực, thế tục, luân hồi, oan hoan, thiên khí, linh khí, thụy miên, mặc khải, phổ độ, mê lộ, uyên nguyên…Thậm chí có một số bài thơ nếu chỉ đọc tiêu đề như Ngâu hoa đề, Phượng hoa đề, Xuân mãn, Xuân khởi… thì có lẽ người đọc tưởng đấy là thơ Đường hoặc thơ Thiền.
Từ Hán Việt có nhược điểm là thường trừu tượng, khái quát nên không gợi những sắc thái sinh động cụ thể, không thể hài hước, thường gợi sự tĩnh tại và không hiện đại… nhưng bù lại nó có sắc thái cổ điển trang trọng, tao nhã, phù hợp diễn tả hình ảnh của thế giới ý niệm, im lìm, tịch mịch.
Thời gian cụ thể bao giờ của khởi thủy một tâm trạng cụ thể. Thơ DKM là thứ thơ tâm trạng, ông hay dùng các thán từ ôi, ô, ơ, ư, ô hô…, đặc biệt, thán từ ô hô từng được dùng trong văn chiêu hồn của Nguyễn Du đã khiến nhiều câu thơ DKM buồn đến rợn người. Bên cạnh đó, ông còn thích dùng từ nồng nàn, nồng nã, nồng và niềm nên thơ văn xuôi của ông luôn tràn đầy cảm xúc, ít những câu chữ triết lí khô khan.
Ngoài ra, ngôn ngữ miêu tả của ông thiên về cực âm: nhiều mưa - ít nắng; nhiều đêm - ít ngày; nhiều lạnh lẽo - ít ấm áp; nhiều khói - ít lửa; nhiều khốn khó - ít sung sướng; nhiều màu lạnh - ít màu nóng; nhiều hoa đồng nội - ít hoa sang quý; nhiều tính từ - ít động từ; nhiều thiền - ít tục; nhiều giấc mơ, ảo giác, tiếng vọng, nhiều quá khứ và hoài niệm… Vì thế có thể nhận định rằng, thơ DKM là của nỗi niềm sâu kín, một thứ thơ thiền hiện đại mang âm hưởng buồn…. Muốn tạo phong cách thì phải có giọng điệu riêng, DKM thực sự là một người có giọng không lẫn với ai.
DKM coi trọng thứ “nhạc lòng”, nhịp điệu tâm hồn, nội cảm bên trong. Tuy không coi vần là một vấn đề chính yếu của hình thức thơ nhưng nhiều câu thơ của ông vẫn tràn đầy nhạc tính, nhờ sự điệp vần, điệp phụ âm đầu:
- Một mình ta phơi phới phất áo đi (tr. 77)
Tạ từ hoàng hôn tiếng cầu hồn hắt từ
kinh phật (tr. 87)
Mẹ một mình nhóm lửa cạnh mùa thu (tr. 100)
Mưa hay sương giương một bức mành (tr. 298)
Bức tường thành dựng đứng vách thanh xuân
- Liêu phiêu chiều dắt hồn về dạt
- Đồng không sông mông quạnh/ Đỏ lùm hoa phương đình
- Xa nồng văng vẳng lời ru/ yên yên trưa vắng mẹ vừa đưa nôi (tr.306), v.v...
DKM ít làm thơ “cách luật” mà thường làm nhiều theo thể loại thơ tự do và sau này thiên về thơ văn xuôi. Thể loại thơ văn xuôi có khả năng nới rộng hơn hiện thực cuộc sống được miêu tả đồng thời giúp ông dễ bề thể hiện một cách thoải mái hơn “dòng ý thức” của mình, khai phá những bí ẩn của đời sống tâm linh của con người.
2/ Nghệ thuật kết hợp thực - hư, siêu thực, huyền ảo tâm linh:
- Đồng không sông mông quạnh/ Đỏ lùm hoa phương đình
- Xa nồng văng vẳng lời ru/ yên yên trưa vắng mẹ vừa đưa nôi (tr.306), v.v...
DKM ít làm thơ “cách luật” mà thường làm nhiều theo thể loại thơ tự do và sau này thiên về thơ văn xuôi. Thể loại thơ văn xuôi có khả năng nới rộng hơn hiện thực cuộc sống được miêu tả đồng thời giúp ông dễ bề thể hiện một cách thoải mái hơn “dòng ý thức” của mình, khai phá những bí ẩn của đời sống tâm linh của con người.
2/ Nghệ thuật kết hợp thực - hư, siêu thực, huyền ảo tâm linh:
DKM đã từng bộc bạch rằng ông rất yêu mến
tác phẩm Hồng lâu mộng - cuốn tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng Trung Hoa. Vì thế
quan điểm “dĩ hư hàm thực, dĩ nhân đối chân” luôn được ông áp dụng triệt để. Đó
là những yếu tố hư ảo, những giấc mơ tâm linh, những không gian cổ tích, không
gian mờ tỏ ẩn hiện… Không phải ngẫu nhiên mà những từ láy như: quanh quất,
bồng bềnh, chập chờn, hiển hiện, lạnh lẽo, lờ mờ…có tần số xuất hiện cao. Tính
chất thực hư kết hợp này đã làm cho hình tượng thơ DKM vừa chính xác, vừa
mơ hồ, vừa hiện thực khách quan, vừa lung linh huyền ảo để tạo ra sự quyến rũ,
khơi gợi cảm xúc đối với người đọc, bởi “những hình tượng thực hư này lại có khả
năng thể hiện rõ nét hơn, sâu sắc hơn hình ảnh thật” (Trần Đình Sử). Cái luồng
sáng của ảo giác trong thơ ông đã bộc lộ rõ nhất phần khao khát vô thức bản
năng của ông về một thế giới khác bí ẩn và trong trẻo.
Nhiều bài thơ của ông phảng phất chất liêu trai:
Nhiều bài thơ của ông phảng phất chất liêu trai:
… tiếng gió sột soạt lật những trang sách như có người lẻn
vào đọc trộm trong đêm tối (tr. 477)
Cái tiếng gió này, cái từ lẻn này
có gì giống với Lý Bạch khi “thi tiên” cũng miêu tả ngọn gió xuân lẻn vào
bức màn cô chiếc để gọi mời, lay mở những thúc nén trong lòng người chinh phụ:
“Đông phong bất tương thức/ Hà sự nhập la vi”?
Câu chuyện Trang chu hóa bướm vẫn luôn ám ảnh khi DKM suy ngẫm về chuyện tồn sinh của kiếp người: “Ôi, giấc mộng Trang Chu mãi mãi là giấc mộng - một cánh bướm mỏng manh thách thức cả kiếp người” (tr. 388).
Đã hơn một lần ông viết về cánh bướm này:
- Kết cục rồi cũng nhắm mắt buông xuôi, hóa cánh bướm chập chờn trở lại ngôi nhà hồi bé” (tr. 246)
3/ Nghệ thuật sử dụng phép đối
Bên cạnh thủ pháp trùng điệp, thơ DKM thường sử dụng phép đối. Những cặp phạm trù đối lập xuất hiện khá nhiều: tối - sáng, cao - thấp, thăng - giáng, sang - hèn, thực - ảo, đứt - nối, ẩn - hiện, mất - còn, lên - xuống, đi - đến, ấm - lạnh, ngày - đêm, gần gần - xa xa, tan ra - kết lại, mau - chậm, chầm chậm - vùn vụt, từ từ - gấp gấp, ngắn ngủi - dằng dặc, mảnh mai - lực lưỡng, già nua - thơ dại, vui vẻ - u sầu, trong trẻo - đùng đục, thoang thoảng - ngào ngạt, sinh sôi - tàn hủy, kí ức - thực tại, chói chang - mù mịt, vô thanh - đa thanh, âm khí - dương khí, nghi ngờ - tin tưởng…
Những cặp đối lập này xuất hiện có thể trong một câu thơ, trong một bài thơ hoặc trong cả tập thơ:
- Gần gần lời cha/ xa xa tiếng mẹ (tr. 191)
- Theo mạch đất đứt - nối và ẩn - hiện (tr. 413)
- Bằng bẵng núi đồi chồm lên tụt xuống (tr. 166)
- Xuất hiện những cánh diều số phận thăng lên rồi giáng xuống (tr. 243)
- Làn nước khi mau khi chậm, khi trong khi đục (tr. 252)
- Chốc người sang, chốc kẻ hèn (tr. 317)
- Cuối xuân âm khí động/ đầu hạ dương khí tràn (tr. 212)
- Mùa như người, lần lượt đi, lần lượt đến (tr. 165)
- Những vạt ngải tiên tàn lụi rồi sinh sôi theo phong khí của mùa (tr. 490)
- Những gì đang tan ra/ Những gì đang kết lại (tr. 502), v.v...
Ông luôn có sự mâu thuẫn trong bản thể, vừa nghi ngờ là không thể có một thế giới khác hạnh phúc và trong trẻo [Tôi cho rằng chân hạnh phúc, chắc gì vị hòa thượng đã từng thực thấy (254)] lại vừa tin tưởng và hy vọng [Vẫn tin dù lòng tin phải trả giá/Nâng niu cất giữ chiếc hộp đựng hạt mầm hy vọng (502)], v.v..
Việc sử dụng những cặp đối lập này, đã cho thấy ông luôn ý thức được rằng đó chính là những cặp phạm trù triết học, là quy luật biện chứng của thiên nhiên vũ trụ và tạo hóa. Vì thế, mượn lời Giêsu Krixtơ, DKM đã phát biểu: “Biểu tượng thế gian ư?/ ta nghiền ngẫm/ có gì tiếc nuối/ tan rã và sinh thành/ trường tồn và phát triển.” (tr. 154). Thiên nhiên bốn mùa trong thơ ông cũng chuyển động theo quy luật đó. Đời người cũng thế, có tử có sinh…
DKM đã đi gần đến sự đốn ngộ. Quan niệm về cuộc đời con người, về kiếp phù sinh chỉ như là ánh chớp thì có lẽ không tôn giáo nào như Phật giáo, xem cái chết, sự ra đi nhẹ nhàng an nhiên. Thấm đẫm tư tưởng này nên ông đã thanh thản kết thúc một nghiệp lực, một sự nghiệp thơ mà “từ trẻ tới giờ, đăm đắm không rời cõi bút mực, không một ngày ngơi nghỉ” của mình đúng lúc. Hình như ông đã bằng lòng với con đường thơ mình đi, trong cõi thơ ấy ông đã với được tới trời cao, đi được rất xa, len lỏi được mọi ngóc ngách trong không gian sống, đủ đầy cảm xúc với những mốc thời gian cụ thể và hạnh phúc hơn người khi đã đọc được hồn thiên nhiên, cây cỏ.
Kết luận:
Ta là ai? Ta đến từ đâu? Ta làm gì? Ta đi về đâu? luôn là những ám ảnh suốt lộ trình thơ DKM. Nó làm nên cốt cách, phong vận và những độc đáo của thơ ông. Trên nền tảng cổ điển thấm đẫm văn hóa phương Đông, DKM là nhà thơ cách tân, hiện đại trong diễn đạt từ ngữ, liên tưởng và tạo được nhiều xúc cảm mới mẻ, tươi ròng. Thơ DKM không mạnh về tứ mà thường nghiêng về cảm xúc của tâm trạng. Ông vô cùng tinh tế trong cảm nhận vẻ đẹp, màu sắc, mùi vị của thiên nhiên, vũ trụ. Ông luôn tìm thấy vẻ đẹp huyền nhiệm của thiên nhiên bốn mùa. Ông không kiêng dè nói đến những nghi ngờ thời cuộc, ý nghĩa tồn sinh và nỗi khốn khó của kiếp người, những phần khuất khúc của bản thể con người… Và trên hết tất cả ông là một thi nhân với trọn vẹn ý nghĩa thẩm mỹ và cao cả của tên gọi.
Câu chuyện Trang chu hóa bướm vẫn luôn ám ảnh khi DKM suy ngẫm về chuyện tồn sinh của kiếp người: “Ôi, giấc mộng Trang Chu mãi mãi là giấc mộng - một cánh bướm mỏng manh thách thức cả kiếp người” (tr. 388).
Đã hơn một lần ông viết về cánh bướm này:
- Kết cục rồi cũng nhắm mắt buông xuôi, hóa cánh bướm chập chờn trở lại ngôi nhà hồi bé” (tr. 246)
3/ Nghệ thuật sử dụng phép đối
Bên cạnh thủ pháp trùng điệp, thơ DKM thường sử dụng phép đối. Những cặp phạm trù đối lập xuất hiện khá nhiều: tối - sáng, cao - thấp, thăng - giáng, sang - hèn, thực - ảo, đứt - nối, ẩn - hiện, mất - còn, lên - xuống, đi - đến, ấm - lạnh, ngày - đêm, gần gần - xa xa, tan ra - kết lại, mau - chậm, chầm chậm - vùn vụt, từ từ - gấp gấp, ngắn ngủi - dằng dặc, mảnh mai - lực lưỡng, già nua - thơ dại, vui vẻ - u sầu, trong trẻo - đùng đục, thoang thoảng - ngào ngạt, sinh sôi - tàn hủy, kí ức - thực tại, chói chang - mù mịt, vô thanh - đa thanh, âm khí - dương khí, nghi ngờ - tin tưởng…
Những cặp đối lập này xuất hiện có thể trong một câu thơ, trong một bài thơ hoặc trong cả tập thơ:
- Gần gần lời cha/ xa xa tiếng mẹ (tr. 191)
- Theo mạch đất đứt - nối và ẩn - hiện (tr. 413)
- Bằng bẵng núi đồi chồm lên tụt xuống (tr. 166)
- Xuất hiện những cánh diều số phận thăng lên rồi giáng xuống (tr. 243)
- Làn nước khi mau khi chậm, khi trong khi đục (tr. 252)
- Chốc người sang, chốc kẻ hèn (tr. 317)
- Cuối xuân âm khí động/ đầu hạ dương khí tràn (tr. 212)
- Mùa như người, lần lượt đi, lần lượt đến (tr. 165)
- Những vạt ngải tiên tàn lụi rồi sinh sôi theo phong khí của mùa (tr. 490)
- Những gì đang tan ra/ Những gì đang kết lại (tr. 502), v.v...
Ông luôn có sự mâu thuẫn trong bản thể, vừa nghi ngờ là không thể có một thế giới khác hạnh phúc và trong trẻo [Tôi cho rằng chân hạnh phúc, chắc gì vị hòa thượng đã từng thực thấy (254)] lại vừa tin tưởng và hy vọng [Vẫn tin dù lòng tin phải trả giá/Nâng niu cất giữ chiếc hộp đựng hạt mầm hy vọng (502)], v.v..
Việc sử dụng những cặp đối lập này, đã cho thấy ông luôn ý thức được rằng đó chính là những cặp phạm trù triết học, là quy luật biện chứng của thiên nhiên vũ trụ và tạo hóa. Vì thế, mượn lời Giêsu Krixtơ, DKM đã phát biểu: “Biểu tượng thế gian ư?/ ta nghiền ngẫm/ có gì tiếc nuối/ tan rã và sinh thành/ trường tồn và phát triển.” (tr. 154). Thiên nhiên bốn mùa trong thơ ông cũng chuyển động theo quy luật đó. Đời người cũng thế, có tử có sinh…
DKM đã đi gần đến sự đốn ngộ. Quan niệm về cuộc đời con người, về kiếp phù sinh chỉ như là ánh chớp thì có lẽ không tôn giáo nào như Phật giáo, xem cái chết, sự ra đi nhẹ nhàng an nhiên. Thấm đẫm tư tưởng này nên ông đã thanh thản kết thúc một nghiệp lực, một sự nghiệp thơ mà “từ trẻ tới giờ, đăm đắm không rời cõi bút mực, không một ngày ngơi nghỉ” của mình đúng lúc. Hình như ông đã bằng lòng với con đường thơ mình đi, trong cõi thơ ấy ông đã với được tới trời cao, đi được rất xa, len lỏi được mọi ngóc ngách trong không gian sống, đủ đầy cảm xúc với những mốc thời gian cụ thể và hạnh phúc hơn người khi đã đọc được hồn thiên nhiên, cây cỏ.
Kết luận:
Ta là ai? Ta đến từ đâu? Ta làm gì? Ta đi về đâu? luôn là những ám ảnh suốt lộ trình thơ DKM. Nó làm nên cốt cách, phong vận và những độc đáo của thơ ông. Trên nền tảng cổ điển thấm đẫm văn hóa phương Đông, DKM là nhà thơ cách tân, hiện đại trong diễn đạt từ ngữ, liên tưởng và tạo được nhiều xúc cảm mới mẻ, tươi ròng. Thơ DKM không mạnh về tứ mà thường nghiêng về cảm xúc của tâm trạng. Ông vô cùng tinh tế trong cảm nhận vẻ đẹp, màu sắc, mùi vị của thiên nhiên, vũ trụ. Ông luôn tìm thấy vẻ đẹp huyền nhiệm của thiên nhiên bốn mùa. Ông không kiêng dè nói đến những nghi ngờ thời cuộc, ý nghĩa tồn sinh và nỗi khốn khó của kiếp người, những phần khuất khúc của bản thể con người… Và trên hết tất cả ông là một thi nhân với trọn vẹn ý nghĩa thẩm mỹ và cao cả của tên gọi.
Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Duy Cần, Phật học tinh hoa, NXB Tp. Hồ Chí Minh,
1992
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật
ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992
Nguyễn Thị Bích Hải, Thi pháp thơ Đường, NXB Thuận Hóa,
2006
Hoàng Ngọc Hiến, Baudelaure - Chủ nghĩa tượng trưng và
thơ mới, trong sách “Những ngả đường văn học”, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.
Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội,
2000
Dương Kiều Minh, Tuyển tập thơ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội,
2012.
Nguồn: Tạp chí Nhà văn, số 9, 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét