Đọc "Những giọt sương rớt muộn"
của bút nhóm Đào - Nguyễn Song - Yên
Cũng còn một chút hương xưa
Giọt sương rớt muộn âm thừa quẩn quanh
Giọt sương rớt muộn âm thừa quẩn quanh
Nhà thơ Phan Xuân Sinh, trong một lời ngõ của thi tập Cung Ngữ,
đã viết: “Khi chúng ta nói về thơ, tức là chúng ta đang đi vào cõi văn chương
mang những cốt tủy, tinh túy của chữ nghĩa. Người làm thơ trang trải tấm lòng của
mình trên những con chữ biết nói, biết rung cảm bằng những thanh âm trang nhã
và diễn tả bằng sự chắt lọc lãng mạn của trái tim…”
Có lẽ vậy, trong thơ, cái chất lãng mạn là cái nền của mọi sự
rung cảm rất thực của người nghệ sĩ. Chính nhờ sự rung cảm rất thực ấy của thi
nhân mà những bài thơ hay nào cũng xuất phát từ chất lãng mạn tận trong đáy
lòng mình như vậy…
Thi tập “Những Giọt Sương Rớt Muộn” của bút nhóm Đào - Nguyễn
Song - Yên với mười lăm tác giả, là một gặp gỡ của mười lăm tâm hồn đồng điệu
trong cùng nỗi xót xa về phận đời chìm nổi trong tình yêu, trong cuộc sống, và
cả trong những tháng năm phải sống một đời lưu lạc nổi trôi nơi xứ lạ quê người.
Tiếng thơ trong “Những Giọt Sương Rớt Muộn” vì thế mà mang âm điệu buồn man mác
của những hồn thơ chất chứa bao điều băn khoăn, nghĩ ngợi, trăn trở, ray rứt
như những tiếng thở dài không ngớt giữa những đêm trường dằng dặc, xót xa…
Người nghệ sĩ, họ muốn chia sẻ với người đọc những nỗi buồn
tê tái mang mang trong lòng qua từng dòng chữ lung linh tâm cảm, mà chúng ta,
những người đọc không đến đỗi khô cằn máu ấm trong tim này, thử mon men đến gần
Những Giọt Sương Rớt Muộn để nghe lại những tiếng thở dài tha thiết của từng
tác giả như một chia sẻ với thi nhân chút tình riêng giữa những tâm hồn cũng
lãng mạn thiết tha như vậy…
Trước nhất, với Giáng Hạ, vốn dĩ là một người con gái với
gương mặt buồn xa xăm đượm vài nét chấm phá thật xót xa của kẻ đi xa, đêm đêm
ngồi một mình mà nghe nỗi nhớ nhà thấm vào lòng tê tái:
“Ta thèm cơn gió mát
Trên ruộng đồng lúa non
Ta thèm cơn nắng gắt
Giữa đường phố Sài Gòn…”
Trên ruộng đồng lúa non
Ta thèm cơn nắng gắt
Giữa đường phố Sài Gòn…”
(Xuân, trang 6)
Giáng Hạ dùng nhiều thể loại thơ như thơ năm chữ, thơ bảy chữ,
thơ lục bát để diễn tả tiếng lòng của mình, nhưng dường như thơ năm chữ là loại
hình mà Giáng Hạ mang đến cho người đọc nhiều rung cảm nhất. Chúng ta thử nghe
thêm nỗi lòng của Giáng Hạ khi nhận ra tình yêu đầu đời không trọn rồi cứ ray rứt
nhớ hoài như những giọt mưa đời làm “nhức nhối” con tim, qua một một đoạn khác:
“Trời mưa phùn phơn phớt
Làm ướt tóc ngang vai
Cơn mưa đời không ngớt
Nhức nhối nỗi u hoài…”
Làm ướt tóc ngang vai
Cơn mưa đời không ngớt
Nhức nhối nỗi u hoài…”
(Tình đầu, trang 22)
Với một tác giả khác, Hải Âu, đặc biệt tác giả của những bài
thơ bảy chữ, đã mang lại cho người đọc một chút gì khang khác Giáng Hạ với những
giọt “mưa đời” làm xanh thêm tâm hồn:
“Hạnh phúc hay là ảo ảnh đây
Mật ngọt nhân gian vẫn lấp đầy
Mưa đời tưới mát vùng tâm thức
Cho đắng cay thành men ngất ngây…”
Mật ngọt nhân gian vẫn lấp đầy
Mưa đời tưới mát vùng tâm thức
Cho đắng cay thành men ngất ngây…”
(Lời kẻ lữ hành, trang 46)
Nhưng cái khang khác đó cũng không kéo dài được lâu, và Hải
Âu vẫn còn vấn vương hoài trong tâm hồn mình một chút buốt giá xót xa rất thật,
rất gần khi tác giả hạ bút đề những dòng chữ này trong cùng bài thơ “Lời kẻ lữ
hành:
“Để chả còn gì lại cho em
Hay chỉ còn chăng nét ưu phiền
Thềm hoa ngày cũ giờ xanh cỏ
Hạnh phúc chỉ là những bóng đêm…”
Hay chỉ còn chăng nét ưu phiền
Thềm hoa ngày cũ giờ xanh cỏ
Hạnh phúc chỉ là những bóng đêm…”
(Lời kẻ lữ hành, trang 47)
Đến đây, chúng ta bắt gặp một nữ sĩ khác, Hàn Song Tường,
theo lời giới thiệu trong thi tập, tác giả đã làm thơ khá nhiều và có nhiều tác
phẩm đã xuất bản. Riêng trong thi tập này, chúng ta lại được nữ sĩ Hàn Song Tường
chia sẻ một chút lãng mạn qua tiếng thở dài như tiếng nấc của tác giả:
“Ở một cõi trái tim người quá vãng
Tiếng thở dài như tiếng nấc mười phương
Ngựa hồng đến giữa lòng em hoang dã
Con nước sông cuồn cuộn một đường.”
Tiếng thở dài như tiếng nấc mười phương
Ngựa hồng đến giữa lòng em hoang dã
Con nước sông cuồn cuộn một đường.”
(Ngựa hồng, trang 58)
Nhưng khi bao dông bão đời đi qua, người con gái ngày xưa ấy
giờ nhìn lại mình đã phải than thở một mình về nỗi trống vắng đến tái tê:
“Con dốc cuối, cuối đời ta còn lại
Một dòng sông một ảo ảnh phù du
Những vương vấn đường lộ trình trốn bỏ
Còn lại đời một khoảng trống thờ ơ…”
Một dòng sông một ảo ảnh phù du
Những vương vấn đường lộ trình trốn bỏ
Còn lại đời một khoảng trống thờ ơ…”
(Cơn bão hạ, trang 65)
Một tác giả khác, thi sĩ Lan Anh-Nguyễn Ái Khanh, xin phép được
gọi chị như vậy, người con gái với nét mặt trầm buồn hiện lên khuôn mặt chị từ
những ngày còn cắp sách đến trường. Với ước mơ có được thi phẩm có tên Những Giọt
Sương Rớt Muộn của mười lăm tác giả này như một lần chị tương tư về loài hoa
tím bằng lăng bên bờ con kinh nào đó nơi quê nhà:
“Đêm về mây tím ánh sao rơi
Tím bằng lăng tím cả chân trời
Ươm hồn nương tử tương tư mộng
Hương nhụy bằng lăng hoa tím ơi!”
Tím bằng lăng tím cả chân trời
Ươm hồn nương tử tương tư mộng
Hương nhụy bằng lăng hoa tím ơi!”
(Hoa tím bằng lăng, trang 85)
Màu tím là màu của nỗi buồn, và dường như nhà thơ nào cũng
mang mang trong lòng một chút buồn riêng nào đó chưa nói trọn Nhà thơ Lan
Anh-Nguyễn Ái Khanh, đặc biệt chị đã diễn tả rất thiết tha về những gì chị rung
cảm qua thiên nhiên, qua cuộc đời cái chất ngất buồn miên viễn trong màu tím ấy:
(Tím, trang 89)
Than ôi, đường trần sao lại quá chông chênh, ngắn ngủi. Và rồi
nữ sĩ Lan Anh-Nguyễn Ái Khanh chưa kịp được nhìn thi tập mà chị hằng mơ ước một
lần, thì chị đã vội lìa bỏ cõi trần này với những vần thơ như một lời trăn trối:
“Trời làm gió trái mưa ngang,
Bóng ơi thôi nhé bẽ bàng từ đây…”
Bóng ơi thôi nhé bẽ bàng từ đây…”
(Phương đoài, phương đông, trang 101).
Xin được thắp nén hương lòng dâng lên người quá cố như một lời
nguyện cầu thi sĩ Lan Anh-Nguyễn Ái Khanh sống một đời sống khác an lạc hơn nhiều
ở một miền cực lạc…
Viết về Lan Anh, lòng tự nhiên buồn lạ. Xin lỗi bạn, những
người bạn cùng đọc thơ như tôi, chúng ta cũng có những tình cảm dào dạt không
thua gì các người nghệ sĩ, nên thương cảm những tài năng bạc mệnh như vậy cũng
là cách chia sẻ những đồng cảm giữa người làm thơ và người đọc rất thật, rất
người…
Và bây giờ, xin được nhắc đến tác giả Lan Cao, theo tiểu sử,
tác giả năm nay đã trọng tuổi nhưng trong thơ ông cái lãng mạn không làm ông
già . Điều này cho ta thấy dường âm nhạc và thơ ca làm cho đời người trẻ lại là
vậy. Chúng tôi xin mời bạn thử nghe Lan Cao nói về cuộc tình dang dở một thời
trong lời mở bài thơ “Môi Đêm” sau đây của ông:
“Em không là hoa dại
Hương mật giết người say
Em người tình trong mộng
Đày đọa kẻ lưu đày…”
Hương mật giết người say
Em người tình trong mộng
Đày đọa kẻ lưu đày…”
Chính vì vậy, chính vì tuổi đời đã trọng nhưng tâm hồn thi
nhân vẫn trẻ trung nên trong thơ Lan Cao chúng ta lại bắt gặp cái nét yêu đời nồng
cháy khi nhà thơ ở vào tuổi xế chiều:
“Hôn em trong ấp ủ
Thương nhớ rũ linh hồn
Tình yêu là nắng ấm
Xin đừng có hoàng hôn.”
Thương nhớ rũ linh hồn
Tình yêu là nắng ấm
Xin đừng có hoàng hôn.”
(Đừng có hoàng hôn, trang 112)
Nhưng sau bao năm trên bước đường lăn lóc dặm trường, một đôi
lần Lan Cao cũng mỏi mệt ít nhiều về những triền dốc cuộc đời nhiều cay đắng:
“Anh sợ quá, ôm em chạy trốn
Tóc vùng vằng, đánh ngã lưng tôi
Cho hai đứa lăn tròn trong sóng
Tóc bồng bềnh, anh tưởng bèo trôi…”
Tóc vùng vằng, đánh ngã lưng tôi
Cho hai đứa lăn tròn trong sóng
Tóc bồng bềnh, anh tưởng bèo trôi…”
(Nằm vạ, trang 115)
Những ngọn sóng tình hay ngọn sóng đời đã đưa thi nhân trôi
giạt, bồng bềnh vô định, không bến không bờ!?!
Lưu Nguyễn Từ Thức là một tác giả khác trong thi tập Những Giọt
Sương Rớt Muộn, là một tác giả quen tên trên cáo báo chí văn học nghệ thuật hải
ngoại. Qua vài nét tiểu sử, được biết ông là một nhà chuyên về điện toán, nhưng
trong thơ, tác giả lại có một mạch đời sống khác lãng mạn hơn nhiều. Mời bạn
nghe Lưu Nguyễn Từ Thức mơ tìm lại những ngày thân ái cũ:
“Mưa Sài Gòn còn thương còn nhớ
Mưa Houston chẳng đợi chẳng chờ
Mưa ơi cho đến bao giờ
Ta tìm lại được trời thơ thuở nào?”
Mưa Houston chẳng đợi chẳng chờ
Mưa ơi cho đến bao giờ
Ta tìm lại được trời thơ thuở nào?”
(Mưa Houston nhớ mưa Sài Gòn, trang 146)
Hoặc một chút kỷ niệm khác về một lần chia tay người con gái
Huế với giọng nói ấm, trầm buồn ngày nào, để rồi lại nhớ hoài:
“Rồi đời đưa ta xa Trường sơn
Xa luôn xứ Huế nhiều mưa buồn
Một mảnh hồn ta còn ở lại
Còn luôn thương tưởng đến sông Hương…”
(Thoáng qua, trang 149)
Một tác giả khác, người con gái của vùng đất Cà Mau với rừng
tràm bạt ngàn lại có mặt trong thi tập này. Với gương mặt hiền pha chút trầm buồn,
nữ sĩ Mộng Thùy đã cho ta cái rung cảm của người thơ vùng đồng bằng nhiều mơ mộng
nhưng rồi cũng đã có lần nhận ra dâu biển, dâu biển ngoài trời và biển dâu
trong lòng người :
“Yêu thương để có rồi không,
Nên dâu biển tới, tình nồng bỗng tan…”
Nên dâu biển tới, tình nồng bỗng tan…”
(Ngày về, trang 170)
Nhưng có lẽ, với Mộng Thùy, cái bến nước đời là cái bến bờ vô
định làm đau lòng “phận gái” như nàng, hay như một tiếng thở dài khác về thân
phận làm thân con gái giữa dòng đời bèo giạt. Mộng Thùy đã nói cho mình và cũng
nói giùm cho bao người con gái khác như nàng về nỗi cam phận này :
“Thương cho chiếc lá ở trên sông
Mặc thủy triều dâng cuốn giữa dòng
Thân gái, phận bèo, đâu bến nước?
Ai biết đâu nào bến đục trong?”
Mặc thủy triều dâng cuốn giữa dòng
Thân gái, phận bèo, đâu bến nước?
Ai biết đâu nào bến đục trong?”
(Phận gái, trang 167)
Đi về vùng đồng bằng sông Cửu Long, như Cà Mau của Mộng Thùy,
chúng ta lại ghé ngang Chương Thiện (Vị Thanh), một tỉnh lỵ khác trong số mười
sáu tỉnh vùng đồng bằng này hồi trước tháng tư, năm 1975, ta lại gặp Nguyễn Kim
Long Phụng, một vị giáo sư Việt văn và Triết của trường Trung Học Vị Thanh ngày
nào… Quê ông ở Long Xuyên, sanh quán tại làng Bình Đông (Lấp Vò), vốn dĩ là một
ngôi làng bé nhỏ hiền hoà bên dòng Cửu Long Giang như bao làng mạc hiền hòa khác. Vẫn rặng tre xanh, cây cầu khỉ, bến sông xưa, chuyến đò ngang mỗi lần đi
học, cánh đồng lúa xanh rì rào lá mạ non hay óng vàng mùa lúa chín, những vườn
cam quít oằn trái hoặc những hàng dừa, vườn cau nghiêng nghiêng bóng đổ bên bờ
sông, hoặc hàng rào xương rồng trước nhà và còn nhiều nữa là những hình ảnh mà
Nguyễn Kim Long Phụng vẫn cứ nhớ hoài:
“Ở quê mình có ruộng óng vàng mùa lúa chín
Cam quít cau dừa rợp bóng sân trước vườn sau
Có dòng sông lớn ròng con nước đục
Và mái nhà xưa theo năm tháng phai màu…”
Cam quít cau dừa rợp bóng sân trước vườn sau
Có dòng sông lớn ròng con nước đục
Và mái nhà xưa theo năm tháng phai màu…”
(Một phần hồi ký, trang 198)
Vốn dĩ là một nhà mô phạm, Nguyễn Kim Long Phụng muốn ghi lại
trong thơ mình những rung cảm rất thật, rất gần mà không cầu kỳ, không câu nệ
vào số chữ của mỗi thể thơ những suy nghĩ của mình, những suy nghĩ về mỗi bước
chân lạc loài nơi xứ xở xa xăm với nhiều tuyết lạnh, giá băng của vùng cực tây
Gia Nã Đại, khi thi nhân chợt nhớ về nơi chôn nhau cắt rún còn có mẹ già mái
tóc bạc phơ đang khắc khoải chờ trông tin con mỗi chiều:
“Khi tối mịt, lúc tròn trăng,
Vườn sau, sân trước một thân mẹ già .
Từ khi trời nổi phong ba,
Mẹ đây, con đấy, cửa nhà buồn hiu…
Vườn sau, sân trước một thân mẹ già .
Từ khi trời nổi phong ba,
Mẹ đây, con đấy, cửa nhà buồn hiu…
Tìm con, đón gió đìu hiu
Thương con nương bóng mây chiều nhắn trao.
Ai người đón Tết lao xao,
Mẹ nghe hơi Tết, nghẹn ngào nhớ con!!!”
Thương con nương bóng mây chiều nhắn trao.
Ai người đón Tết lao xao,
Mẹ nghe hơi Tết, nghẹn ngào nhớ con!!!”
(Con vẫn chưa về, trang 207)
Nhớ về chốn cũ với bao ngổn ngang trong lòng như tơ vò, Nguyễn
Kim Long Phụng nghe cái đau cay xé ruột gan:
“Thật chạnh lòng, nhớ đất nhớ sông,
Khắc khoải hỏi sao sống đời lưu xứ
Hơn mười năm cơn đau chừng đã ngự
Cả đời thôi, đâu một sáng một chiều quên…”
Khắc khoải hỏi sao sống đời lưu xứ
Hơn mười năm cơn đau chừng đã ngự
Cả đời thôi, đâu một sáng một chiều quên…”
(Dưới chân mây, trang 215)
Và thi nhân đã hỏi giúp cho con hay lại hỏi cho chính mình:
“Đèn phía trước như nhoà theo nước mắt,
Nói làm sao cho con hiểu con ơi!
Nước của con, Việt Nam hay Gia Nã Đại,
Chữ viết với hình, con thấy ở hai nơi!”
Nói làm sao cho con hiểu con ơi!
Nước của con, Việt Nam hay Gia Nã Đại,
Chữ viết với hình, con thấy ở hai nơi!”
(Một phần hồi ký, trang 198)
Những vần thơ vừa rồi của Nguyễn Kim Long Phụng đã cho ta cái
cảm giác tê tái biết dường nào khi chợt nhận lại mình cũng cùng chung thân phận
bèo giạt này!!!
Đến một tác giả nử khác, nhà thơ Nguyễn Nguyệt Ánh, một người
con gái vùng đất Gò Công với nhiều vườn cherry chín mộng chạy hai bên con đường
làng trải đá cát sầm uất. Nơi có nhiều loài nhạn trắng một thời, với cù lao Lợi
Quang nằm chắn giữa dòng Cửu Long đổ về hai cửa Tiểu và cửa Đại, như một vùng đất
quanh năm bao phủ bởi dòng nước ngọt vào tháng mưa, lúp xúp những bóng dừa rợp
mát khắp vùng. Chị lại là một cô giáo của nhiều trường trung học ở miền Nam trước
75 với tài viết văn xuôi mượt mà, Nguyễn Nguyệt Ánh đã cho người đọc những tứ
thơ quen thuộc của một thời học trò thân ái:
“Heo may rủ rỉ niềm tan tác
Tình ý xuân xưa đã lỡ làng
Tóc dài áo trắng thư hò hẹn
Cuối đời còn đó chút hành trang.”
Tình ý xuân xưa đã lỡ làng
Tóc dài áo trắng thư hò hẹn
Cuối đời còn đó chút hành trang.”
(Hành trang cuối đời, trang 223)
Cũng cùng với Nguyễn Kim Long Phụng, cái nghề dạy học đã làm
thơ của Nguyễn Nguyệt Ánh hơn một lần trầm tư nhớ lại khoảng đời của mình khi
người thơ bất chợt thả hồn về:
“Ta về bước bước xiêu xiêu
Bình minh ửng chín theo chiều trầm tư…”
Bình minh ửng chín theo chiều trầm tư…”
(Trầm tư chiều, trang 233)
Nhưng không vì thế mà người thơ của Gò Công bây giờ không cảm
nhận ra được dòng sống cũng phủ đầy chất lãng mạn đến dễ thương:
“Gió nhiệt đới lung linh tàn cỏ dại
Từ ly nào theo nắng bốc lên cao
Anh hỡi anh mùa hạ buồn thần thoại
Em bên trời lãng đãng gọi chiêm bao…”
Từ ly nào theo nắng bốc lên cao
Anh hỡi anh mùa hạ buồn thần thoại
Em bên trời lãng đãng gọi chiêm bao…”
(Hạ, trang 245)
Rời Gò Công, chúng ta nghe lại giọng Huế buồn qua tiếng thơ của
nhà thơ Thu Nga, người con gái có một thời đi qua cầu Trường Tiền với tà áo trắng
trinh nguyên bay bay theo gió… Thu Nga đã có những tác phẩm văn xuôi và một tập
thơ mang tên Vùng Kỷ Niệm. Chừng ấy đủ cho người đọc nhận ra dấu vết ngày cũ đã
bàng bạc trong thơ của tác giả. Mà kỷ niệm nào khi được thi nhân dệt thành thơ
mà không lãng mạn buồn buồn. Cái nét buồn vương vấn ấy cũng chính là tiếng thở
dài cho một kỷ niệm đã xa rồi. Xin mời bạn thử nghe Thu Nga tâm sự:
“Mơ tưởng từ đây mơ tưởng thôi
Tình tôi tự đó đã chết rồi
Sông Tương ai dứt cho cầu gãy
Mà nước sông buồn cứ lặng trôi?”
Tình tôi tự đó đã chết rồi
Sông Tương ai dứt cho cầu gãy
Mà nước sông buồn cứ lặng trôi?”
(Hỏi ai, trang 253)
Trong tình yêu hay trong đời sống bình dị mỗi ngày, nếu không
còn có chút lãng mạn nào để xoa dịu cõi lòng thì cõi đời này còn gì gọi là thú
vị nữa đâu. Chúng ta nghe thêm tiếng thơ của Thu Nga qua vài vần điệu nữa về một
lần tái ngộ:
“Nếu không nợ sao chừ ta gặp gỡ
Không vì duyên sao mình lại yêu nhau
Có lẽ đời xưa lỡ chuyện trầu cau
Nên ước hẹn kiếp này ta tái ngộ…”
Không vì duyên sao mình lại yêu nhau
Có lẽ đời xưa lỡ chuyện trầu cau
Nên ước hẹn kiếp này ta tái ngộ…”
(Tình ngàn xưa …, trang 262)
Thưa vâng, xin mời bạn nghe tiếng thơ của một tác giả khác,
nhà thơ Trần Thiện Hiệp, qua thi phẩm viết chung này, Những Giọt Sương Rớt Muộn.
Trần Thiện Hiệp qua chín bài thơ góp mặt, ông đã cho người đọc nhận ra một chút
tình còn có với nhau là quý báu rồi, và theo tác giả đó là hạnh phúc:
“Sá chi chén ấm, hồn ta lạnh
Cõi tạm còn nhau hạnh phúc rồi…”
Cõi tạm còn nhau hạnh phúc rồi…”
Tuy vậy, đôi lúc thi nhân cũng ngồi ngẫm suy lại hình bóng
mình in trên dòng sông đời mà tự thấy lại mình:
Rượu cạn tưởng rồi quên nỗi nhớ
Hai mươi năm cũ mới ngày qua
Đã đi mòn gót đường thiên hạ
Về nhánh sông gầy soi bóng ta.”
Hai mươi năm cũ mới ngày qua
Đã đi mòn gót đường thiên hạ
Về nhánh sông gầy soi bóng ta.”
(Về nhánh sông gầy soi bóng ta, trang 292)
Nhưng có lẽ tiếng thở dài não nuột nhất của Trần Thiện Hiệp
qua sự góp mặt này là tiếng kêu đứt ruột của một con tim rời rã:
“Ta đem tim óc bày lên giấy
Tìm mãi cho lòng một đốm than
Chữ nghĩa nối vòng theo khói thuốc
Mà nghe nẫu ruột những lìa tan.
Tìm mãi cho lòng một đốm than
Chữ nghĩa nối vòng theo khói thuốc
Mà nghe nẫu ruột những lìa tan.
Chim đêm kêu lạc trong trời tuyết
Trăm ngã ngại ngùng một hướng bay (?)
Bó gối gõ ly xua gió hú
Vụng về ly vỡ mảnh trên tay…”
Trăm ngã ngại ngùng một hướng bay (?)
Bó gối gõ ly xua gió hú
Vụng về ly vỡ mảnh trên tay…”
(Về nhánh sông gầy soi bóng ta, trang 294)
Với Từ Lê Ngô là bút hiệu, mà tên thật là Ngô Lê Từ, với
khuôn mặt xương xương như những vết hằn cơ cực của dòng đời, tác giả đã mang tặng
người đọc những xúc cảm của mình thật dịu dàng như nét đẹp của một bờ môi:
“Từ độ tình ta chia đôi ngã
Trên môi tôi hương con gái còn thơm.”
Trên môi tôi hương con gái còn thơm.”
(Đuốc tình, trang 314)
Cho dù trong tình yêu đôi lúc có những lần chia cắt như vậy,
nhưng đâu phải lúc nào Từ Lê Ngô cũng buồn giận, bi quan cho những phủ phàng
chua chát. Có lần tác giả viết thật hiền hoà, thật ngọt ngào như thuở ban đầu
yêu dấu:
“Bài ca dao ru em từ thuở bé
Tâm hồn em thơm đạo lý Đông phương.”
Tâm hồn em thơm đạo lý Đông phương.”
(Mùa xuân con gái, trang 299)
Nhưng Từ Lê Ngô không cầm lòng được, tác giả đành phải buông
ra những tiếng thở dài khi mỗi lần đọc lại những lá thư từ quê nhà gởi đến bên
này:
“Lời tha thiết của người dân lam lũ
Càng đọc thư lòng càng thấy xót xa…”
Càng đọc thư lòng càng thấy xót xa…”
(Đọc thư, trang 301)
Tiếng thở dài của Từ Lê Ngô có lẽ còn vương vương mãi qua những
bước lữ hành. Nhưng vì còn nhiều trang thơ khác đang chờ mở ra, nên xin được giới
thiệu với bạn nhà thơ Từ Yên, một tác giả của vùng Texas. Tứ thơ của Từ Yên
cũng như nhiều tác giả có mặt trong Những Giọt Sương Rớt Muộn, anh đã góp tiếng
sóng vỗ vào mạn thuyền giữa đêm trăng thu bên dòng sông đời vô tình trôi chảy.
Tiếng sóng vỗ ấy nó đã gợi nhớ bao điều ngậm ngùi, cay đắng của những bến bờ giờ
đã xa xăm biền biệt lâu rồi:
“Tháng giêng chưa hết người đã bỏ
Sinh nhật tôi về nhớ thương nhau
Sao người không hiểu lòng tôi đã
Như một dòng sông mang nỗi sầu…”
Sinh nhật tôi về nhớ thương nhau
Sao người không hiểu lòng tôi đã
Như một dòng sông mang nỗi sầu…”
(Tháng Giêng, trang 330)
Với Từ Lê Ngô, “trên môi tôi hương con gái còn thơm”, người đọc
cũng bắt gặp ở Từ Yên những nụ hôn còn đó mãi hoài như một dấu tích ngàn đời:
“Tháng Giêng chưa hết, người đã hết
Tôi còn tháng Chạp ở trên môi
Nụ hôn vẫn chứa đầy tháng tám
Xin giữ hộ tôi đến cuối đời…”
Tôi còn tháng Chạp ở trên môi
Nụ hôn vẫn chứa đầy tháng tám
Xin giữ hộ tôi đến cuối đời…”
Người đọc đi tìm cái rung cảm của thi nhân cũng chính là đi
tìm cái rung cảm riêng của mình hay nói cách khác người đọc cũng muốn sống lại
những ngày xưa thân ái một thời qua thi ca . Trong cái ý hướng đó, những trang
thơ của Vĩnh Tuấn đang mở ra trước mặt. Vĩnh Tuấn, trước nhất anh có giọng ngâm
rất ấm và truyền cảm mà bất cứ người nào được nghe tài diễn ngâm của Vĩnh Tuấn
đều bị cuốn hút mảnh liệt. Nhưng trên giấy mực, Vĩnh Tuấn cũng lãng mạn không
thua gì tiếng ngâm mang âm điệu buồn man mác của anh. Ta thử nghe tiếng lòng của
Vĩnh Tuấn qua đoạn thơ năm chữ trong bài thơ Tình Chưa Kết Nụ:
“Trở về trong nắng hạ
Mênh mông một mình ta
Cơn mưa đời tơi tả
Nhạt nhòa tình chia xa…”
Mênh mông một mình ta
Cơn mưa đời tơi tả
Nhạt nhòa tình chia xa…”
(Tình chưa kết nụ, trang 358)
Tiếng than ấy rồi có lần cũng được nén lại và Vĩnh Tuấn đã tự
nhủ mình:
“Ta gọi ta giữa đất trời xa lạ
Giữ trong tim giá lạnh một bóng người
Qua mau đi cơn mưa đời vội vã
Để hồn ta trở lại chốn bình yên.”
Giữ trong tim giá lạnh một bóng người
Qua mau đi cơn mưa đời vội vã
Để hồn ta trở lại chốn bình yên.”
(Tự nhủ, trang 367)
Người góp mặt sau cùng trong thi phẩm này và cũng là người
góp công làm cho thi phẩm này có mặt, nhà thơ Yên Sơn, quê Quảng Ngãi. Với núi Ấn
sông Trà là nơi tác giả chào đời nên non nước xứ Quảng đã để lại trong hồn ông
nhiều cảm xúc trong những lần hò hẹn:
“Em vẫn chờ anh bên bờ sông Vệ
Tháng năm buồn cứ mãi miết đi qua
Dòng sông xanh muôn đời trôi về bể
Em có khi nào nhớ người tình xa…”
Tháng năm buồn cứ mãi miết đi qua
Dòng sông xanh muôn đời trôi về bể
Em có khi nào nhớ người tình xa…”
(Bao giờ về thăm sông núi đợi chờ, trang 377)
Nhưng đâu chỉ có hẹn hò, Yên Sơn còn cho người đọc nhiều âm
điệu dìu dặt khác nữa:
“Anh trở lại vườn xưa vào tháng tám
Để nghe mưa rả rích khóc suốt ngày
Từ độ em theo chồng anh mới trở lại đây
Nghe kỷ niệm vờn chân anh từng bước…”
Để nghe mưa rả rích khóc suốt ngày
Từ độ em theo chồng anh mới trở lại đây
Nghe kỷ niệm vờn chân anh từng bước…”
(Trở lại vườn xưa, trang 397)
Thế rồi thôi, vương vấn, bịn rịn thêm để làm gì khi đời nhiều
bất trắc vô thường:
“Anh muốn nói với em những lời thắm thiết
Nhưng để làm gì cho cay đắng lòng thêm
Hãy ngồi xuống đây chia sẻ cùng đêm
Trăng huyễn hoặc với cành penseé ép…”
Nhưng để làm gì cho cay đắng lòng thêm
Hãy ngồi xuống đây chia sẻ cùng đêm
Trăng huyễn hoặc với cành penseé ép…”
(Tình tự dưới trăng, trang 399)
Với 404 trang thơ, qua sự góp mặt của mười lăm tác giả, thi tập
“Những Giọt Sương Rớt Muộn” đã mang tặng người đọc những âm điệu gờn gợn buồn.
Những nỗi buồn vì dòng đời quá nhiều mưa bão, vì lòng đau khi những lần yêu
chưa trọn bước đường tình, vì những cảnh đời tan hợp vô thường, vì những dày vò
cho một lần nhớ tưởng thiết tha… tất thảy như “những giọt sương rớt muộn” giữa
lòng nhau góp lại thành tiếng thở dài của những tâm hồn nghệ sĩ. Gắp tập thơ lại,
ngồi ôn lại những gì mình đã đọc, chúng tôi cảm nhận như vậy. Thơ ca được người
nghệ sĩ viết ra cho riêng mình nhưng cùng lúc các tác giả cũng muốn chia sẻ với
người đọc những tâm sự, những nỗi lòng cùng bao uẩn khúc mang mang trong dòng đời
mà hơn một lần họ đã trải qua, bắt gặp với nhiều rung cảm…
Tháng 4 năm 2001
Lương Thư Trung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét