Lâm Quý,
người say mê tìm
“Bản tôi có
thần Ca Hát/ Nhập vào đâu cũng cất nên lời…/ Chuện cổ tích bản tôi xưa trông/
Hát suốt mua đông không hết”. Hồn nhiên hát, mê say hát, và hát mê say đến:
“Khi vui hát ngả nghiêng cây núi/ Khi buồn hát đuội cả dòng sông”; hát đến nỗi
“Có cô gái bỏ chồng đi hội/ Lội qua suối ướt đầm tất cả/ vẫn địu trên lưng
tiếng hát người tình…” (Cổ tích bản tôi).
Mở tập Tình thơ
Cao Lan (NXB Hội Nhà văn, 1997) một cách ngẫu nhiên và gặp đúng bài thơ Cổ tích
bản tôi của Lâm Quý (viết 1987), tôi bỗng thấy rõ hơn những gì tôi từng đọc Lâm
Quý, nhớ về Lâm Quý. Chân dung thi sĩ của anh hiện lên một cách sáng rõ, như
dòng mạch chính mà tôi muốn soi chiếu về anh, người thi sĩ mê say tìm và hát
tiếng hát của dân tộc mình. Tìm từ cội nguồn dân ca, tình ca đã có từ xa xưa cổ
tích, xa xưa truyền thuyết. Đó là sự thăng hoa, là “căn cước” văn hóa của một
vùng đất, một dân tộc. Và vì thế, vùng đất ấy, dân tộc ấy có lý do tồn taại à
trường sinh, một cách bình đẳng trong cộng đồng nhân sinh hiện hữu.
Câu chuyện thơ
của Lâm Quý như đề cập, có thể vắt đầu từ ngoài trang sách. Năm 1980, lần đầu
tiên tôi gặp Lâm Quý ở Trại sáng tác văn học nghệ thuật của Hội Văn nghệ Vĩnh
Phúc ở Việt Trì. Khi đó, anh là phóng viên thường trú của TTXVN tại Vĩnh Phú.
Trong vài lần hứng khởi của rượu nút lá chuối, lạc rang và “phê” thuốc lào, anh
khoe có một chum thơ mới, mang hơi hướng văn hóa của dân tộc mình, đang được
bạn bè cùng trại viết khen ngợi, cổ vũ. Những bài thơ sau đó được in trong tập
thơ đầu tay Hát về nguồn. Đó là các bài Em là tiếng hát, Tâm sự với hoa văn,
Đồng cổ biển xanh, Điều có thật từ câu dân ca… Không chỉ hào hứng với những
sáng tác mới, Lâm Quý còn nói nhiều về Rasul Gamzatov, về cuốn Daghenstan của
tôi đang rất nổi tiếng của Gamzatov và anh thích thú những nghiệm sinh, triết
lý độc đáo, sâu sắc của nhà thơ Abutalip về con người, văn hóa của người
Daghestan, như một ngầm ý, anh cũng muốn làm “Đại sứ” thi ca, đại sứ văn hóa
của dân tộc Cao Lan (San Chay) của mình ở Việt Nam.
Hát về nguồn
(In chung với Hà Phạm Phú, 1982) đã tự nó xưng danh cho duyên thi và nghiệp thi
của Lâm Quý ngay từ những sáng tác đầu tiên. Nghĩa là anh hát, anh ngợi ca vẻ
đẹp con người, hồn đất đai song núi, những biểu tượng văn hóa ngay ở những họa
tiết hoa văn, lối xưng tụng, phóng đại thường thấy ở các dân tộc vùng cao… bằng
thi pháp “Ca trữ tình, thể hiện ở nhịp điệu, tiết tấu của những câu thơ ngay ở
trong sự vận động của nó, nhưng không mượn giọng, giả giọng ngô nghê để cố làm
cho ngôn ngữ có “bản sắc”. Điệu ca ấy dường như thống nhất trong toàn bộ thi
phẩm của Lâm Quý, dù sau này xu hướng thơ sau 1975 đã có một bước chuyển trong
giọng điệu, cấu trúc, ngôn ngữ và thái độ tiếp cận đời sống.
Thái độ nhập
cuộc thi ca ấy của Lâm Quý là thái độ dấn thân “Ta đã vứt bỏ tháng năm/ đi
cùng trời cuối đất/ tìm em/ em là tiếng hát…” (Em là tiếng hát). Ta có cảm
giác những câu thơ ấy như là ca từ. Tiếng hát gắn với Em, tức tình yêu, tiếng
hát cũng là những giá trị tình thần cao đẹp, hấp thụ những tinh lực đời sống tự
nhiên và xã hội, mà ở Lâm Quý, nó có sức mạnh truyền cảm, lay thức, làm thay
đổi đời sống thật ghê gớm: “Anh bưng cánh đồng/ Sàng tròn ngọn gió/ Cho tiếng
hát rơi vào hạt lúa/ lúa mở choàng đồng xanh/ Rơi vào bông ngô/ Hạt ngô xếp
hàng phồng bầu sữa/ Rơi vào ngọn cỏ/ Tỉnh bừng mắt con trâu/ Rơi vào quả bầu/ Tiếng đàn lượn dài con suối…”. Có thể trong khi tang truyện cổ tích phong phú
của dân tộc, Lâm Quý bị “thôi miên” bởi bà chúa thơ ca Cao Lan, nàng Lau Slam,
người được dân tộc Cao Lan cho rằng, tất cả những bài ca, lời ru, câu hò, điệu
ví của Cao Lan đều do bà chúa thơ ca – Nữ thần nghệ thuật độc đáo
này sáng tạo nên. Và Lâm Quý muốn làm “truyền nhân” tinh thần sáng tạo, những
giá trị văn hóa nhân bản truyền tồn, thấm vào hồn đất đai sông núi của Lau Sla,
trong Hát về nguồn (Hội VHNT Vĩnh Phú, 1981), trong Tình thơ Cao Lan (NXB Hội
Nhà văn, 1997), trong Điều thật trong dân ca (NXB Văn hóa dân tộc, 1998)… Đặc
biệt, anh đã bỏ nhiều công sức để dịch và phóng tác Truyện tình thơ Cao Lan Kó
Lau Slam (Sở VHTT và TT Vĩnh Phúc, 1991), tức chuyện của nữ thần nghệ thuật Lau
Slam mà anh tôn thờ và luôn khơi dậy trong cảm hứng sáng tạo của mình.
Ta không ngạc nhiên, vì sao những bài thơ gợi nhất,
lung liếng nhất, lay thức nhất, được nhắc nhớ nhất chính là những bài trữ tình,
gắn với tình yêu, chạm vào hồn vía của dân ca, tình xa, được thể hiện qua các
biểu tượng tình yêu, từ đấng sinh thành, từ nguồn cội Cha trời – Me đất như một
tín ngưỡng, đến Anh và Em… và mượn tiếng hát, mượn các khí cụ như tiếng khèn,
tiếng đàn, mượn cánh chim, dòng suối… để chuyển tải những tâm tình và khát vọng
tình yêu đôi lứa, khát vọng sống: “Trời xui anh thương em/ Đất bảo em yêu anh/ câu dân ca là vỏ/ Bao quanh hạt giống tình/ Mẹ đem gieo xuống đất/ Mọc lên
cây Yêu thương…” (Điều có thật từ câu dân ca). Lâm Quý mê hát, cụ thể hơn là mê
dân ca tình yêu.
Tiếng hát luôn là cái cớ để anh gửi gắm những tâm sự của mình: “Tiếng hát em khéo vặn chạc mây/ Vặn xoắn tình anh vào đấy…” (Tình em đêm hát ví). Khi nghe một “Tiếng khèn em da diết/ Con cá dưới suốt quên bơi…”, anh lại chạnh lòng nhớ đến người yêu, mà thảng thốt: “Chim ơi ta nhờ mi/ Ngaamj tiếng khèn bay đi/ Đến chỗ người yêu ta hót… Cá ơi ta gửi lời nhé/ Đem sông ra biển/ Tìm đến chỗ người yêu…” (Tiếng khèn bên bờ suối). Thực ra, cái Người yêu này không cụ thể, chỉ là cái cớ để Lâm Quý chuyển tiếng khèn, giai điệu tình ca, ngôn nữ giao duyên, nhắn gửi mà mình muốn truyền thụ mà thôi. Không chỉ trong những “giai điệu” của tình yêu, mà ở trong đời sống lao động khác, như khi gặp những cô gái nông trường, cũng là một tiếng hát đồng điệu “Cô gái nông trường/ Gọi đàn bò bằng tiếng hát/ Câu dân ca mát lịm đồng xanh/ Tìm tôi rung phím đàn đệm nhịp…/ Đồng cỏ lại về ôm tôi mênh mông/ Gió thảo nguyên dập dìu cơn song đến…” (Đồng cỏ biển xanh).
Tiếng hát luôn là cái cớ để anh gửi gắm những tâm sự của mình: “Tiếng hát em khéo vặn chạc mây/ Vặn xoắn tình anh vào đấy…” (Tình em đêm hát ví). Khi nghe một “Tiếng khèn em da diết/ Con cá dưới suốt quên bơi…”, anh lại chạnh lòng nhớ đến người yêu, mà thảng thốt: “Chim ơi ta nhờ mi/ Ngaamj tiếng khèn bay đi/ Đến chỗ người yêu ta hót… Cá ơi ta gửi lời nhé/ Đem sông ra biển/ Tìm đến chỗ người yêu…” (Tiếng khèn bên bờ suối). Thực ra, cái Người yêu này không cụ thể, chỉ là cái cớ để Lâm Quý chuyển tiếng khèn, giai điệu tình ca, ngôn nữ giao duyên, nhắn gửi mà mình muốn truyền thụ mà thôi. Không chỉ trong những “giai điệu” của tình yêu, mà ở trong đời sống lao động khác, như khi gặp những cô gái nông trường, cũng là một tiếng hát đồng điệu “Cô gái nông trường/ Gọi đàn bò bằng tiếng hát/ Câu dân ca mát lịm đồng xanh/ Tìm tôi rung phím đàn đệm nhịp…/ Đồng cỏ lại về ôm tôi mênh mông/ Gió thảo nguyên dập dìu cơn song đến…” (Đồng cỏ biển xanh).
Đó là một tâm hồn lãng mạn, ta ngỡ như trong một không
gian bất kỳ nào, đứng trước môi trường nào, trái tim Lâm Quý lại bắt đầu hồi
hộp, để vỗ lên những tiết tấu và giai điệu của tình ca. Tất nhiên, Lâm Quý
không chỉ viết những gì mang dấu ấn bản sắc và những quan tâm thường trực về
tiếng hát, về cội nguồn cổ tích của anh. Nhiều khoảng khắc thi ca rung lên là
những miền đất mà với sức đi của người làm báo, Lâm Quý đã trải lòng mình qua
những thi phẩm, Nhưng dù viết về vấn đề gì, miền đất nào, cái phông cấu trúc
thơ của Lâm Quý vẫn mang nhịp điệu, âm hưởng của những ca từ, mà tự thân nó,
hát lên những bài hát của anh, giọng hát của anh về cuộc sống muôn vẻ của đất
nước, trong đó có tụ khí trung du Đất tổ, có những hoa văn và tiếng trống đồng
truyền giục cộng sinh nguồn cội, bắt đầu từ cha trời mẹ đất, từ Lạc Long Quân
và Mẫu quốc Âu Cơ.
Lâm Quý là người thật thủy chung với giọng điệu và
những tư tưởng, tình cảm đã được xác định thành tiêu chí sáng tác của anh. Anh
có sự mê đắm, lúng liếng của điệu thức và thi ảnh, nhưng cũng chân thành, mộc
mạc và hồn nhiên trong thể hiện. Có lẽ vì thế mà còn câu, còn khổ, còn những
bài chưa kỹ, chưa đều, chưa đẩy đến tận cùng ý và tứ thơ, nhằm tạo ra một dấu
ấn rõ rệt và sự độc đáo của ngôn ngữ bản sắc, dù sớm định được mạch chủ của thơ
mình và một thái độ dấn thân vì tiêu chí ấy, ấy là mong muốn của tôi, so với
khát vọng mà tôi đọc được trong ánh mắt anh từ hơn 30 năm trước, khi anh nhắc
tới một Rasul Gamzatov vĩ đại của Nga, bản sắc Daghestan và ngôn ngữ Avar
Kavka. Nhưng với đóng góp của mình, Lâm Quý là một nhà thơ, trong không nhiều
những nhà thơ dân tộc tạo được diện mạo và phong cách thơ mình, cùng các nhà
thơ Y Phương, Lò Ngân Sủn, Pờ Sảo Mìn, Inrasara… làm phong phú nền văn hóa đa
sắc tộc Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét