Đọc “Sương đẫm lá khộp khô”
Đây là tập thơ được trao giải A, giải thưởng Bộ quốc
phòng về văn học nghệ thuật 5 năm một lần (2009 - 2014) một giải
thưởng mà uy tín vẫn vững vàng trong chao đảo thị trường. “Sương đẫm lá
khộp khô” với gần 80 bài thơ về những người lính Quân tình nguyện Việt Nam
chiến đấu tại chiến trường Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng của bè lũ Pôn
pốt.
Thơ Ngân Vịnh chín dần qua thời gian, thoát khỏi sự
trình bày, sự dàn trải để tiếng lòng người lính đươc chắt lọc, trọn vẹn
nguyên khối trong tứ thơ rắn chắc. Tôi cứ hình dung trong căn phòng đấu
đó bên sông Hàn, người lính già Phùng Ngân Vịnh vẫn đắm mình cùng ký ức bom
đạn. Ông sống với nó chỉ thỉnh thoảng mới lẩm nhẩm những câu chữ rời, gọi
tên các sự vật, trở thành nơi níu bám của tồn tại, hằng ngày. Có lẽ vì vậy mà
thơ Ngân Vịnh hiện lên như một cuốn nhật ký trữ tình đầy cảm xúc.
Dày vò biết bao khi chứng kiến đồng đội ra đi đầy
thương tâm nơi chiến hào nghiệt ngã. Hẳn khi viết bài thơ “Tôi đi tìm anh”
Ngân Vịnh đã gọi tên đồng đội như một lời khấn: “nước cõng trên lưng tôi đi tìm
anh/ Tố ơi - Tố ơi có nghe tôi gọi/ tiếng tôi gọi vang trên rừng núi/ anh giờ mang cơn khát nằm đâu/ tôi đã gọi anh trong sớm…trong chiều/ nơi những
chỏm rừng còn đôi bóng lá/…/ anh nằm đâu với cơn khát dày vò/ miệng cạp vào
những cây cỏ nát/ xương thịt mỏi rời, mặt mày sưng húp/ đôi bàn tay cào
đất tóe máu tươi…”. Những ám ảnh chiến tranh thương tích và cái chết, lặp lại
nhiều lần trong thơ Ngân Vịnh, ở đó những hy sinh lớn lao và ở đó những ân tình
sâu nặng của người lính. Ông có những câu thơ thật xúc động, thật da diết trong
một hình ảnh quen thuộc, hình ảnh hai người lính cõng nhau: “Bạn tôi -
tôi cõng trên lưng/ vết thương máu chảy cũng từng giọt rơi/ chiếc ny lông nhỏ
của tôi/ tôi choàng cho bạn lúc trời đổ mưa/ bạn tôi vẫn thở lặng yên/ mỗi lần vang một tiếng rên khẽ nào/ nỗi đau xé thịt nỗi đau/ chỉ người lính
hiểu với nhau chốn này” (Qua cơn mưa rừng). Có những cái chết bất ngờ đến bàng
hoàng; “Đôi mắt khép lại sau bàn tay tôi vuốt/ ngày Chiến đi đang mùa khô/ nỗi
buồn âm thầm trong cánh rừng Săm Lốp/ nỗi buồn nghe xào xạc lá khô/ tôi biết
đồng đội tôi ra đi không một lời trăn trối/ trong đôi mắt anh chỉ có nắng với
chân trời (Đôi mắt) và đây nữa “nằm trên cánh tay tôi/ bạn tôi dần lạnh ngắt/ trái tim không còn đập/ máu đã bầm tím khô” (tôi làm sao không buồn: “Chiến
tranh hiển hiện nỗi kinh hoàng, khốc liệt “buổi sáng tháng 2 buổi sáng Bat Đom
Boong/ thật bất ngờ cái chết/ cả đoàn quân thẫn thờ dẫu biết/ cuộc chiến
tranh này không chừa một ai”. Khóc đồng đội, giọt nước mắt của Ngân Vịnh
chứa đựng nỗi đau xót tụt cùng và cũng mang theo cả lòng biết ơn sâu sắc:
“Giọt sương tan dưới ánh mặt trời/ vài bông hoa cỏ trắng/ từ giọt máu nơi anh
nằm xuống/ để đồng đội anh có chỗ đặt bàn chân” (sáng tháng 2 năm 79).
Những hy sinh mất mát, không vùi dập được tinh thần
cao cả, không làm mệt mỏi được nhịp đập của trái tim người lính. Với trải
nghiệm tình nguyện quân, đến một thời điểm nào đó Ngân Vịnh cảm được nỗi đau
sâu sắc của người dân Campuchia trước nạn diệt chủng và cảm nhận ấy đã lồng
trong cảm nhận về thương đau đồng đội. Ấy cũng là lẽ sống còn là lý do để người
lính cầm súng. Hình ảnh những người dân vô tội
Campuchia chết thảm khốc, để thỏa mãn cơn cuồng hoan
của cái gọi là “chế độ mới” bệnh hoạn do bọn Pôn Pot thể nghiệm. Bây giờ
đọc lại vẫn nhức nhối. Trong bài (Bò Van chiều) Ngân Vịnh ghi chép lại sự thực
đau đớn của cô gái Bò Van “chiều sậm nắng sau một tiếng nổ đanh/ rừng lồ
ô ngã rạp/ trái mìn bọn PônPot/ Đã giết một người con gai Bò Van”. Những lời
thơ ròng ròng máu chảy và da diết đau buồn, chứa đựng sự cảm thông sâu sắc
trong bài (Bọn Pôn Pot giết trẻ con) “Buổi mai trước cuộc tàn sát/ chúng lùa
các em ra đồng/ các em nằm trong vũng bùn/ rồi bị đập đầu bằng cuốc/
tiếng các em kêu thét/ cứu lấy con - mẹ ơi”. Sự dã man của bọn Pôn Pốt
không chỉ gây nỗi đau thể xác các em nhỏ Cam puchia mà còn chà xát lòng những
người mẹ nỗi đau không bao giờ lành “tiếng thét bao nhiêu năm trời/ vẫn nằm
nguyên trong lòng người mẹ/ cứu lấy con mẹ ơi/ bọn Pôn Pốt đứng cười/ toàn thân các em máu đỏ”. và nó vẫn chà xát người đọc. Và đó
chính là mục đích của Pôn Pốt, y gieo nỗi đau và niềm sợ hãi cho hết thảy người
còn sống, để họ sẽ phải khuất phục mãi mãi như là lý do duy nhất để được
tồn tại. “Người đàn bà ngồi khóc âm thầm/ khóc cho sự cô đơn/ khóc cho người
chồng bị bọn PônPôt giết/ khóc cho ngọn gió thổi qua hàng thốt nốt/
khóc cho nỗi buồn chiều xưa” (Người đàn bà ngồi khóc). Bên cạnh sự cảm thông
sâu sắc cho nỗi đau của dân tộc Campuchia qua những dòng thơ da diết,
cảnh sắc xứ sở chùa Tháp mang vẻ đẹp điêu tàn cũng xuyên suốt tập (Sương đẫm lá
Khộp Khô). Thiên nhiên Campuchia trên những chặng đường hành quân từ Tà Sanh
tới PaiLin, từ Bátđamboong tới Siêm Riệp, Kông Pông Chư Năng… hiện lên
vừa lạ lẫm vừa gần gũi thân thương. Nền văn hóa Campuchia lạ lẫm qua
những ngọn tháp “Bayon một số phận/ thần thánh không kéo đổ được trời
xanh/ vươn lên khỏi mặt rừng/ chiều Siêm Riệp mưa không ngớt/ tôi nhìn Bay
On nhấp nhô ngọn tháp/ mưa trên mặt chảy ròng ròng” (chiều mưa ở đền
Bayon) hay “Ngàn năm đã trôi qua/ và tiếp đến còn ngàn năm nữa/ vẻ đẹp AngKo/ vẻ đẹp đá/ còn làm choáng váng con người” (đá cười). Campuchia hiền hòa qua
hình ảnh gần gũi “Phơka lờ hông đêm nở trắng khu vườn” (con đường nối con
đường) phoka không là tên gọi của hoa đu đủ, loài cây thân thuộc với người nông
dân Việt Nam. Dù với một tên gọi khác, nhưng hình ảnh phoka lohong cũng làm ấm
lòng người chiến sĩ xa quê và làm ấm lòng thơ Ngân Vịnh. Một vẻ đẹp hiền
hòa, giản dị mộc mạc mọc lên trong ám ảnh chết chóc bom đạn trở nên đặc sắc
hiếm hoi !Đâu đó dấu chân người lính Việt in đậm trong nét thiên nhiên
Campuchia “lặng lẽ rừng thẫm vàng/ lặng lẽ sương buông/ lặng lẽ lá khộp khô
ướt đẫm/ đêm đêm/ ta nhặt đươc chút nắng/ khi bước chân qua hoàng hôn/ dưới những lá khộp khô đẫm sương/ lặng lẽ/ dấu chân người
lính”.
(Sương đẫm lá Khộp Khô). Campuchia có khi lại ngọt ngào trong điệu múa. “Em kéo tôi vào trong điệu múa Rom Vông/ vào tiếng trống, vào tiếng đàn rôniết/ khuôn mặt tôi đỏ hồng đêm Siêm Riệp/ bên nụ cười, bên ánh mắt em/ tôi nhận ra đuôi những cánh chim vàng/ những bờ suối phơi từng hòn đá trắng/ tôi nhìn nhận ra từng ngôi tháp nhọn/ trên ngón tay em uốn lượn dẻo mềm” (Đêm Rom vông ở Siêm Riệp). Cũng không ít hình ảnh Campuchia hiện lên chấp chới như một niềm hy vọng trong đống điêu tàn đổ nát “nước mắt ngấn rưng rưng/ ba ngàn sáu trăm ngày im lặng/ vạch rừng tìm hướng/ vạch sương bóng núi cheo leo/ nơi ta uống ráng chiều/ nơi ta nằm trên gai cỏ/ những mùa mưa ngập ngụa/ lá phủ vàng dấu chấn (chùa Pai Lin sau cơn mưa) hay trong bài (lá rụng) “gió rít ngoài hầm tiếng lá rụng đêm dài/ rừng thinh lặng ánh trăng đỏ ối/ tiếng lá rùng rợn vào chới với/ đằng sau là kinh thành ĂngKo. Dù cảnh sắc tươi đẹp hay thương tàn, thân quen hay lạ lẫm thì Campuchia vẫn ở trong thơ Ngân Vịnh với niềm tin mãnh liệt vào ngày mai tươi sáng. Dẫu đau đớn trước nhưng hy sinh của đồng đội, đau đớn thương cảm cho những số phận bất hạnh của người dân xứ sở chùa Tháp dưới bàn tay khát máu của bon Pôn pot những gánh nặng chiến tranh đặt xuống, thơ Ngân Vịnh bỗng chốc nhẹ bỗng “Ngày mai hết chiến tranh/ dọc những cánh rừng chỉ còn/ Bat Đam boong và gió/ cánh chim cùng mây trắng lang thang (Dọc cánh rừng người đi) và thơ anh chứa chan niềm tin, chứa chan tình yêu con người, chứa chan nhiệt huyết sống. Trong bài (nhà sư đi khất thực) anh viết “những giây phút hòa bình mong mỏi/ Campuchia sẽ đến một ngày /bóng áo nghệ vàng nhá sư đi khất thực/ lặng lẽ con đường/ lặng lẽ sớm mai”. Là người lính may mắn sống sót trở về, chiến trường CamPuchia một thời sẽ còn đọng lại trong lòng Ngân Vịnh. Anh chia sẻ lòng mình: người lính trước sau người lính/ mảnh đất này có thể quên tôi/ và tôi chẳng có gì đáng nói/ Bát Đam boong sống chết một thời”. (tôi chẳng có gì đáng nói). Tặng xương máu cho bạn để người dân đất nước chùa Tháp có được hòa bình, sự êm ấm hạnh phúc. Thế nhưng người lính Việt Nam không đòi hỏi gì ở bạn dù chỉ là bạn nhớ công sức của mình. Xúc động biết bao hình ảnh bộ đội cụ Hồ nhiệt huyết và chân thành, hy sinh và độ lượng. Thời gian trôi đi, có thể một ngày kia người dân Campuchia sẽ nguôi ngoai nỗi buồn diệt chủng năm xưa, nhưng không ai quên những giọt mồ hôi, thịt da xương máu của người lính Việt còn trộn trong cát bụi xứ sở này. Và thơ Ngân Vịnh sẽ sống cùng máu xương trộn cát bụi xứ sở này. Như bây giờ “Sương đẫm lá khộp khô” đang thổn thức trong trái tim đọc giả khắc khoải và thiêng liêng!.
(Sương đẫm lá Khộp Khô). Campuchia có khi lại ngọt ngào trong điệu múa. “Em kéo tôi vào trong điệu múa Rom Vông/ vào tiếng trống, vào tiếng đàn rôniết/ khuôn mặt tôi đỏ hồng đêm Siêm Riệp/ bên nụ cười, bên ánh mắt em/ tôi nhận ra đuôi những cánh chim vàng/ những bờ suối phơi từng hòn đá trắng/ tôi nhìn nhận ra từng ngôi tháp nhọn/ trên ngón tay em uốn lượn dẻo mềm” (Đêm Rom vông ở Siêm Riệp). Cũng không ít hình ảnh Campuchia hiện lên chấp chới như một niềm hy vọng trong đống điêu tàn đổ nát “nước mắt ngấn rưng rưng/ ba ngàn sáu trăm ngày im lặng/ vạch rừng tìm hướng/ vạch sương bóng núi cheo leo/ nơi ta uống ráng chiều/ nơi ta nằm trên gai cỏ/ những mùa mưa ngập ngụa/ lá phủ vàng dấu chấn (chùa Pai Lin sau cơn mưa) hay trong bài (lá rụng) “gió rít ngoài hầm tiếng lá rụng đêm dài/ rừng thinh lặng ánh trăng đỏ ối/ tiếng lá rùng rợn vào chới với/ đằng sau là kinh thành ĂngKo. Dù cảnh sắc tươi đẹp hay thương tàn, thân quen hay lạ lẫm thì Campuchia vẫn ở trong thơ Ngân Vịnh với niềm tin mãnh liệt vào ngày mai tươi sáng. Dẫu đau đớn trước nhưng hy sinh của đồng đội, đau đớn thương cảm cho những số phận bất hạnh của người dân xứ sở chùa Tháp dưới bàn tay khát máu của bon Pôn pot những gánh nặng chiến tranh đặt xuống, thơ Ngân Vịnh bỗng chốc nhẹ bỗng “Ngày mai hết chiến tranh/ dọc những cánh rừng chỉ còn/ Bat Đam boong và gió/ cánh chim cùng mây trắng lang thang (Dọc cánh rừng người đi) và thơ anh chứa chan niềm tin, chứa chan tình yêu con người, chứa chan nhiệt huyết sống. Trong bài (nhà sư đi khất thực) anh viết “những giây phút hòa bình mong mỏi/ Campuchia sẽ đến một ngày /bóng áo nghệ vàng nhá sư đi khất thực/ lặng lẽ con đường/ lặng lẽ sớm mai”. Là người lính may mắn sống sót trở về, chiến trường CamPuchia một thời sẽ còn đọng lại trong lòng Ngân Vịnh. Anh chia sẻ lòng mình: người lính trước sau người lính/ mảnh đất này có thể quên tôi/ và tôi chẳng có gì đáng nói/ Bát Đam boong sống chết một thời”. (tôi chẳng có gì đáng nói). Tặng xương máu cho bạn để người dân đất nước chùa Tháp có được hòa bình, sự êm ấm hạnh phúc. Thế nhưng người lính Việt Nam không đòi hỏi gì ở bạn dù chỉ là bạn nhớ công sức của mình. Xúc động biết bao hình ảnh bộ đội cụ Hồ nhiệt huyết và chân thành, hy sinh và độ lượng. Thời gian trôi đi, có thể một ngày kia người dân Campuchia sẽ nguôi ngoai nỗi buồn diệt chủng năm xưa, nhưng không ai quên những giọt mồ hôi, thịt da xương máu của người lính Việt còn trộn trong cát bụi xứ sở này. Và thơ Ngân Vịnh sẽ sống cùng máu xương trộn cát bụi xứ sở này. Như bây giờ “Sương đẫm lá khộp khô” đang thổn thức trong trái tim đọc giả khắc khoải và thiêng liêng!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét