Xuân Diệu - Từ quan niệm nghệ thuật
3.3.
Cái tôi chân thật
Ở các phần trên, chúng ta thấy, Xuân Diệu từ nhà thơ lãng mạn bước sang hiện thực và tình nguyện nhập vào cuộc sống cách mạng đều thể hiện một cái tôi chân thật. Chân thật từ suy nghĩ, quan niệm, hành động đến sáng tạo thơ. Ngày đầu Cách mạng tháng Tám năm 1945, không ít nhà văn, nhà thơ còn băn khoăn, do dự trước cuộc sống mới, Xuân Diệu hăng hái, ông tâm sự “Những ngày Cách mạng tháng tám, tôi cùng bao nghệ sĩ trí thức khác say sưa mỗi người một việc, ngày đêm công tác. Hoạt động công tác cách mạng đã giải quyết sự hoang mang vô bổ của trí tuệ tôi; nhưng trí tuệ tôi trở về trong ý nghĩ “cơ bản của sự lao động” [20, tr.22], “Khi quần chúng cầm cờ đỏ sao vàng đi cướp chính quyền vào trong tay, tôi thấy đó là những điều chờ đợi; thấy cuộc cách mạng này là của tôi; không thể khác, không thể khác được” [20, tr.23]. Cuộc cách mạng này là của tôi, nhà thơ khẳng định và thanh thản nhận bất cứ công việc gì cách mạng cần. Về sáng tác ông xác định lại: “Từ trước, tôi viết cho những người “có học”, tức là trên nét lớn, những người từ tiểu tư sản trở lên trong xã hội cũ. Bây giờ những con người “vô học” cũ, nhờ cách mạng, họ đã có học, họ đã đọc sách và họ biết cả phê bình nữa, họ yêu cầu phải nói đến họ, công nông binh: không có lý do gì họ nai lưng đổ mồ hôi, đổ máu nhiều nhất, mà trên sân khấu của các tác phẩm, lại chỉ có những người khác” [20, tr.30]. Vậy là nhà thơ đã nhìn nhận đúng đối tượng của văn học mới, đồng thời cũng là trách nhiệm của thơ ca. Chính vì vậy, ngoài sáng tác, Xuân Diệu tập trung giới thiệu, cổ vũ phong trào thơ của quần chúng, sau đó dồn thành tập Tiếng thơ (1951). Ông ca ngợi thơ bộ đội “thứ nhất là thơ binh nhì nó như tiếng súng bắn “đoàng” một cái. Giản dị lắm, mà sâu sắc đến giật mình”. Giới thiệu hai câu thơ từ Đồng Tháp Mười “Trên trời muỗi kêu như sáo thổi - Dưới nước đỉa lội như bánh canh”, ông viết “Bảo rằng không phải là thơ cũng được. Nhưng nó còn hơn thơ, nó là sự sống”. So sánh với hai câu thơ của Chinh phụ ngâm cũng diễn tả nỗi khổ của người lính xưa” “Ôm yên gối trống đã chồn - Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh” thì “hai câu thơ Đồng Tháp này ăn đứt” [19, tr.19]. Đấy là quan niệm của nhà thơ, xuất phát từ cái nhìn thực tại thực tế là trên hết, thơ là sự sống, đời sống. Chân thành đi với cách mạng, với lý tưởng phục vụ nhân dân, nhà thơ cũng chân thành trong mọi suy nghĩ, quan niệm, hành động và sáng tạo. Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ ông nói: “Thái độ làm thơ là một thái độ chân thành, chân thực, thái độ trong sự sáng tác nói chung, không làm thơ theo “mốt”, theo kiểu gà ghen nhau tiếng gáy giữa tuổi thanh niên với nhau, không tính toán danh lợi mà làm vì yêu cầu xã hội và nhu cầu của chính mình, một thái độ hoàn toàn tự nguyện” [22, tr.13]. Xuân Diệu đã làm nhiều bài thơ theo yêu cầu của xã hội, theo “đơn đặt hàng” của báo chí, của đoàn thể, phải viết nhanh kịp thời. Ông tâm sự: “Anh phải có gan nhận trước sự thất bại, anh đừng sợ làm những bài thơ trung bình. Theo tôi nghĩ, không có những bài thơ trung bình thì cũng không có những bài thơ hay” [24, tr.127]. Đó là những lời động viên chân thành những người làm thơ, viết nhanh, viết nhiều, trong cái nhiều sẽ có cái khá, cái hay, “đẻ ra thơ hay khó lắm”.
Có điều kiện đi nhiều, bước chân rộng, tầm mắt xa, nhà thơ có thu hoạch: tư tưởng, tình cảm được nâng cao, nâng cao cả ý thức và trách nhiệm của người nghệ sĩ. Ông luôn say mê và bám vào cuộc sống, ca ngợi cuộc sống mới, cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân và sáng tác phục vụ nhân dân. Ông quan niệm “nghề thơ trước tiên phải bồi dưỡng tâm hồn”; và điều căn bản phải chân thực. “Thực tức là hiện thực, ở đây tôi không nói nữa mà nhấn mạnh vào chữ chân”. “Trong thơ phải chân nghĩa là mình có bao nhiêu tâm hồn thì viết bấy nhiêu, đừng gắng hơi, đừng cố mượn hơi ở đâu người khác mà thổi cái bong bóng của mình, phải chân chứ đừng đánh lừa người đọc, phải chân như cái hương tự nhiên của tâm hồn” [22, tr.22]. Một lần khác nói về công việc làm thơ, ông lại viết: Phong cách lớn, bút pháp lớn, theo ý tôi, trước hết lấy chân thật làm nền tảng, thơ phải: Chân, chân, chân! Thật, thật, thật! [30, tr.46]. Đây cũng là một chân thật nữa của Xuân Diệu khi ông quá nhấn mạnh đến thực tại, thực tế mà quên đi những yêu cầu khác của thơ. Chúng ta có thể nhận ra tính chân thật trong sáng tạo thơ của Xuân Diệu ở những cấp độ sau:
Những bài thơ, câu thơ từ cuộc sống. Nhà thơ “bê” nguyên si những câu nói của cán bộ, quần chúng nhân dân vào thơ mình. Những câu nói có hình ảnh khái quát, cô đọng như tục ngữ, ca dao. Cũng có khi ông gia công một chút. Điều này ông đã kể lại rất chân thành: “Đi thực tế thì phải hữu tình thu nhặt những sáng tạo thơ của quần chúng. Nhiều khi tôi bắt gặp những câu thơ tự nhiên như vậy mà hay, tác giả đã nói ra mà không tự biết, tôi xin lấy vào bài thơ của tôi” [24, tr.83]. Đồng chí chỉ huy công trường Mã Pí Lèng báo cáo: “Núi đá cao 100%. Phải phạt núi đi như mũ ông công”; thấy chúng tôi chưa hiểu, anh lại nói thêm: “như triệu khẩu mía bổ ra làm đôi, lấy một nửa. Có nơi phải phạt từ trên cao 48 mét xuống”. Thế là Xuân Diệu có các câu thơ:
Từ năm chục thước cao, ta bửa
Búa đập xuống choòng, choòng nảy lửa
Vạt núi đi như mũ ông công
Như khẩu mía bổ làm hai nửa
[24, tr.82]
Năm 1962, nhân dịp chỉnh huấn, nhà thơ được cùng với các văn nghệ sĩ khác về thăm nơi làm thủy lợi có kết quả, một đồng chí Thường vụ Tỉnh ủy kể chuyện tỉnh nhà xưa khi liền 18 năm đê vỡ, rồi hạn hán bèo cạn đến đáy ao, đến mức một con đỉa đang bơi, hết nước phải vắt qua mô đất mà chết. “Con đỉa vắt qua mô đất chết”. Nhà thơ thú nhận “Câu thơ ấy là của đồng chí Tỉnh ủy, tôi thính lắm, nhấm đếm luôn, mãi đến năm 1964 mới có dịp cho vào một bài thơ thủy lợi:
Xưa nhìn nỗi mạ cháy mà đau
Hết cảnh khô bèo cạn đáy ao
“Con đỉa vắt qua mô đất chết”
Và người ngửa mặt ngóng trời cao
[24, tr.83]
Lại một lần nữa, lần thứ hai về thăm bến phà Thia trên sông Đà. Lần trước thu đông nước trong vắt, lần này nước lũ lớn chảy xiết, đục ngầu. Anh thủy thủ đón nhà thơ và nói: ”Anh lên lần trước thì nước sông xanh, anh lên lần này thì nấu cơm nước đỏ”. Nhà thơ bộc bạch: “Tôi đã có cái tính nghề nghiệp, chộp lấy những câu thơ khi nó xuất sinh vừa mừng rỡ anh thủy thủ tôi vừa nhẩm ngay lấy hai câu thơ của anh, tôi chỉ cần bỏ hai chữ “thì”, thêm vào một chữ “uống”: Anh lên lần trước uống nước sông xanh
Anh lên lần này nấu cơm nước đỏ
Đây là hai câu thơ khá hơn cả, gợi không khí hơn cả trong bài thơ Trên bến phà Thia của tôi” [24, tr.85].
Năm 1964, cùng với một bạn thơ, Xuân Diệu về thăm hợp tác xã, thăm những con kênh mới đào, những con đường mới đắp, trồng cây cứ một cây xoan lại một cây nhãn tiếp nhau. Nhà thơ nghe một lão nông nói về cách trồng cây:
“Khi đẵn xoan rồi, nhãn tới nhau”
Nhà thơ giải thích: “Đúng là một câu thơ hay, xoan, nhãn cùng lớn, nhưng xoan lớn nhanh, lớn trước, xoan phát triển chiều cao, nhãn phát triển bề ngang, lúc xoan đã thành cây chặt dùng được, thì bấy giờ hai tán cây nhãn đã tới nhau… Câu thơ đẹp này, ngay anh bạn thi sĩ của tôi cũng không để ý nhận thấy, chỉ có tôi hữu tình thu hoạch được, tôi cất đấy, sẽ có dịp dùng vào một bài thơ mai sau” [24, tr.84].
Với Xuân Diệu, có khi những ghi chép từ báo chí, báo cáo tổng kết những hồ sơ cũng có thể cung cấp không chỉ những tài liệu mà cả chất liệu thơ cho thi sĩ. Ông nói đã ba lần đến một công trường “ghi chép, vẽ cả sơ đồ vào sổ thơ…” nhưng ông viết không thành công. “Tôi cứ kể ra đây, để thấy phải vật lộn đến thế nào mới làm được những câu thơ về thực tế” [24, tr.88]. Vậy là có thực tế rồi, muốn có thơ phải có nhiều yếu tố khác nữa, đó là yêu cầu của nghệ thuật. Tuy vậy với Xuân Diệu, ghi chép, lấy tài liệu là cần thiết. Nhà thơ kể lại việc ông đến thôn Ngọc Long thực tế, nhưng không ghi chép. Khi về thiếu tài liệu, chất liệu nên bài thơ không xong. May mắn, trong một cuộc nói chuyện với văn nghệ sĩ của Tố Hữu, Tố Hữu nói rất cụ thể về thôn Ngọc Long có thành tích trồng xoan, Xuân Diệu ghi chép, nên làm được bài thơ Xoan Ngọc Long, mà có câu thơ là lời trong bài nói của Tố Hữu:
… Cọng rơm lá chuối che trên mái
… Nay ắp dâu xanh, lúa phởn phơ
Bóng lá chuối lay, nhà sáng sủa
Từng ngô non mọc, múp chân bò
Bài thơ kết thúc:
Thôn Ngọc Long nay đẹp rỡ ràng
Trách chi xuân cũng gọi rằng xoan
Bừng bừng khí thế xoan, xoan vút
Thấp thoáng trong nhà mặt trái xoan.
Xuân Diệu nói, ông phải “mượn ở bài nói chuyện của Tố Hữu”. “Đây là một bài học khá sâu sắc cho tôi về sự cần thiết phải ghi chép, lấy tài liệu, dù là làm thơ” [24, tr.91].
Cũng có khi Xuân Diệu ghi chép tài liệu báo chí. “Đọc báo Nhân dân, tôi ao ước làm thế nào từ những nét thực tế hùng vĩ đăng trên báo tập trung lại thành văn, thành thơ” [24, tr.12]. “Tôi rất cảm động đọc những bài đầu tiên về Cồn Cỏ đăng trên báo Nhân dân và trên báo Tiền phong. Tôi học chép vào bản thảo thơ những nét hay nhất để ghi nhớ cho đỡ bề bộn và cho dễ nhập tâm”. Bài thơ Cồn cỏ bắt đầu: Cồn Cỏ! Cồn Cỏ! Bốn cây số vuông
Bé hạt tiêu trên vời biển cả
Cỏ trên cồn vẫy gió đại dương
Đá chênh vênh rợp tàu đu đủ.
Bài thơ loay hoay sa lầy. Ông nhận ra: “Tư tưởng đã có, nhiệt tình rất có, tài liệu cũng có, nhưng tác phẩm thơ còn có quy luật nội tại của nó nữa” [24, tr.133].
Xuân Diệu chân thật là thế, rất sòng phẳng trong việc “vay mượn” và điều đó ông bộc bạch rất chân thành.
Những bài thơ sáng tác theo “đơn đặt hàng”. Có thể nói, trong các nhà thơ Việt Nam, Xuân Diệu là người được xã hội “com măng”, đặt hàng nhiều nhất, rõ nhất. Ông ý thức về điều này và nhận thấy đây là một việc đúng, phải làm [24, tr.107]. Ông nhận viết thơ ca ngợi những thành quả lao động của ngành giao thông làm đường, của ngành lâm nghiệp trồng cây, của ngành địa chất, … Đặc biệt những ngày nhân dân ta anh dũng chống lại không lực Hoa Kỳ đánh phá miền Bắc, báo chí rất cần có những bài thơ nhanh nhạy kịp thời, cổ vũ và ca ngợi chiến công. Xuân Diệu đã nhận “đơn đặt hàng của xã hội”: 48 giờ phải xong bài thơ. Ông thuật lại: “Hạn 48 giờ cứ trôi đi dần dần, tôi bứt tóc bứt tai, vật lộn với sáng tác, không thể gia hạn hơn nữa, vì báo không thể chờ! Lần ấy, may sao tôi đã xong bài thơ Nam Ngạn Hàm Rồng” [24, tr.130]:
Cầu Hàm Rồng dân ta dựng đấy
Hiên ngang từ núi Ngọc phóng sang
Con quỷ Mỹ đau lòng trông thấy
Cầu ta in trời nước nhịp nhàng.
(Khu Nam Ngạn Hàm Rồng - Hai đợt sóng)
“Đơn đặt hàng” ra đề tài và ấn định thời gian, Xuân Diệu đã đáp lại bằng nhiệt tình và quyết tâm cao. Bài thơ dài, 16 khổ, chủ yếu là kể, là tả khách quan, thiếu cái chủ quan, cảm xúc cần thiết để có được rung động thơ.
Xuân Diệu cũng nhận giới thiệu thơ địa chất, đồng thời làm một bài thơ về địa chất. Ông “rất vinh dự được xã hội giao công việc và đặt hàng” [30, tr.123]. Ông trò chuyện với cán bộ địa chất, thăm Viện nghiên cứu địa chất, đọc sách khoa học liên quan đến địa chất, cứ tìm, cứ làm, cứ lắp ghép các phần thơ lại cho liền mạch, cuối cùng có bài thơ ca ngợi ngành địa chất: Anh địa chất và những triệu năm. Ông khẳng định: “Thực chất đây là một bài thơ về khoa địa chất học và cổ sinh vật. Rõ ràng là khoa học không mâu thuẫn với thơ, mà lại mở rộng đường cho thơ đến chiếm lĩnh những khu vực diệu kỳ trong thời gian và không gian” [30, tr.131]. Đây cũng là một bài thơ có dung lượng lớn: nói chuyện từ một trăm triệu năm trước đây, chuyện ba trăm triệu rưỡi năm, liên hệ và ca ngợi tâm hồn các anh địa chất: Tôi nghĩ đến tình yêu
ủa những người địa chất
Đã yêu ai, chắc hẳn yêu bền, hẳn là yêu chặt
Hồn anh địa chất thời gian láng lai
Ba trăm triệu năm chưa phải là dài
Những câu thơ dài rộng, nhịp điệu nhẩn nha trong một bài thơ bề bộn những kiến thức khoa học địa chất, không it nặng nề. Nhìn chung các bài thơ làm theo “đơn đặt hàng” thường dài, kể nhiều người, tả nhiều sự việc, qua đó ca ngợi các cơ quan, tổ chức đã tin cậy nhà thơ. Nhiệt tình và ý thức phục vụ của nhà thơ là rất quý, nhưng chất lượng nghệ thuật còn đòi hỏi công sức phấn đấu nhiều. Tuy thế trước sau ở Xuân Diệu vẫn là những suy nghĩ chín chắn, có trách nhiệm: “Phải có gan nhận lấy thất bại, thất bại thì giữ riêng cho mình, thành đạt thì xin hiến cho công chúng thân yêu. Còn cố nhiên trong khi làm thơ thì tất cả danh dự của mình là cố gắng làm cho hay nhất” [24, tr.131].
Những bài thơ chân thật. Ngay từ trước năm 1945, thơ Xuân Diệu đã hấp dẫn người đọc bởi lòng yêu cuộc sống chân thành qua những tình cảm chân thật. Sau này ông vẫn sống dồi dào, sáng tác dồi dào, thành thực với mình và thành thực với người đọc. Cả trong quan niệm nghệ thuật và sáng tạo thơ ông đều thành thực. Ham sống, yêu cuộc sống mới, ông lấy cuộc sống thực của nhân dân lao động, chiến đấu làm nguồn cảm hứng và quan niệm nghệ thuật giản dị, chân thực là giá trị thẩm mỹ cho sáng tác của mình. Lúc nào thơ ông cũng vẫn bám vào đời; có nhiều bài hay, sâu sắc, nhưng cũng có nhiều bài chúng ta đòi hỏi nhuần nhuyễn hơn, nhiều bài mới là những thể nghiệm ban đầu. Quan niệm thơ phải “Chân, Chân, chân! Thật, thật thật!” là xuất phát từ tư tưởng tình cảm, và ý thức của nhà thơ tự ngyện toàn tâm toàn ý vì cuộc sống mới của nhân dân. Ở một bài viết Sự giản dị và phong phú trong thơ, mệnh đề “Chân, Chân, chân! Thật, thật thật!” [30, tr.46] được ông nhắc đi nhắc lại 3 lần như một châm ngôn, một mệnh lệnh để mọi người hướng tới. Vì vậy gây cảm giác ông quá thiên về thực tại mà xem nhẹ phần sáng tạo của nhà thơ. Thực tế, quan niệm chân thành đó của nhà thơ đã ảnh hưởng nhất định tới chất lượng thơ ông.
Trong đời sống, trong nghệ thuật, chân thật là đáng quý, nhưng người nghệ sĩ - nhà thơ luôn cần một tâm thế thăng hoa, vượt thoát để tạo tác, không nên chỉ chăm chú vào cái chân cái thật và mô tả. Nói như Chế Lan Viên, phải “Chân! Chân! Chân! Ảo! Ảo! Ảo!”. Chân là đối tượng, là tấm lòng nhưng cần ảo hóa mới có tác phẩm đích thực. Thơ Xuân Diệu đúng là có nhiều bài chân thật đến thật thà, dễ dãi. Trước năm 1945 không phải là không có, sau này thơ ông có nhiều hơn những bài thơ “hồn nhiên” chân thật, khi làm tuyển tập đã gạt bỏ. Chẳng hạn, tập thơ Sáng (1953) chỉ chọn được 1 bài, tập Mẹ con (1954) chọn được 2 bài, Tập Ngôi sao (1955) - tập thơ được giải nhì Giải thưởng văn học 1954 - 1955 của Hội Văn nghệ Việt Nam cũng chỉ chọn được 2 bài. Các bài được chọn vào Tuyển tập Xuân Diệu cũng chưa có gì đặc sắc (Xem Tuyển tập Xuân Diệu, tập 1). Ở tuyển tập vẫn còn nhiều bài nôm na, nghệ thuật chưa tương xứng với tấm lòng nhiệt thành, ý thức trách nhiệm của nhà thơ:
Bà con lao động kính yêu
Hôm nay tôi chẳng kể nhiều đau thương
(Một mảnh đất - Hồn tôi đôi cánh)
Không những tàu bay Mỹ rụng dưới mặt trời ta
Mà chính cả lũ mày vào bãi tha ma
Những người lấp hố bom, chữa đường, chở phà, mở lối
Rịt vết thương đau, đất nước lại làm da mới
(Đi thăm bãi tha ma tàu bay giặc Mỹ - Hai đợt sóng)
Em đến thăm anh trên đôi dép cao su
Em đã vào nhà mà anh còn thấy bóng em in trên trời rộng
Khuôn mặt em nhìn nghiêng dáng mũi cao
(Bức tượng - Thanh ca)
Nhìn chung những bài thơ chân thật thường là kể, là tả nhiều sự việc, nhiều chi tiết, dài dòng, ít cảm xúc. Thực tế khách quan chưa qua bể lọc tình cảm của nhà thơ mà đi ngay vào trong thơ nên khó tránh khỏi khô khan, đơn giản.
Như vậy quan niệm “Chân! Chân! Chân! Thật! Thật! Thật” của Xuân Diệu xuất phát từ cuộc sống, từ ý thức phục vụ, trách nhiệm công dân của nhà thơ. Và tự nhiên, đương nhiên chi phối định hướng cách sống, cách đi vào thực tế, học tập, ghi chép và thực hành thơ của Xuân Diệu. Điều đó có phần tích cực nhưng cũng không ít những bất cập, là bài học sâu sắc cho những người sáng tác.
Đến đây, chúng tôi muốn lưu ý một điều: nhìn vào nội dung thơ, Xuân Diệu có những chuyển biến quan trọng trong tư tưởng, tình cảm. Từ một nhà thơ lãng mạn, ông đã nhanh chóng hướng tới hiện thực đời sống nhân dân và đất nước. Cái tôi trong thơ ông gắn với thời đại và trách nhiệm công dân một cách chân thành, chắc chắn liên quan tới những định hướng văn học phục vụ chính trị xã hội, phục vụ quần chúng, thơ văn biểu dương người tốt việc tốt, tuyên truyền cho đường lối chính sách, … Xuân Diệu là người hăm hở đi với cách mạng nên những quan niệm và sáng tạo thơ của ông là không thể khác.
Thơ Xuân Diệu, suốt cả quá trình sáng tạo, về phương diện nội dung, chúng ta thấy nhà thơ chủ động tích cực cách tân làm mới làm hay thơ mình, nhưng vẫn là sự sáng tạo trên cơ sở tâm hồn, chất liệu dân tộc. Đó là một cái tôi thấm đẫm tinh thần dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại. Ông kết hợp một cách thuần thục giữa tư duy nghệ thuật phương Tây và phương Đông. Nhiều bài thơ vẫn là thi đề thường gặp trong thơ phương Đông: thời tiết bốn mùa, hoa, lá,gió, trăng, mây, trời,… nhưng cách thể hiện tinh tế, chi tiết trẻ trung dồi dào, “nặng lòng với cái tôi” lại rất phương Tây. Nếu Huy Cận đôn hậu và sâu sắc, chú ý khai thác chọn lọc và tổng hợp những vấn đề dân tộc và nhân loại, những nghĩ suy về thế kỷ, vũ trụ thì Xuân Diệu lại triết lý qua những quan sát tỉ mỉ, những đổi thay trong đời sống hàng ngày, chiếm lĩnh thực tại rộng lớn, làm nên cái phong phú bề bộn cho thơ, mà thơ vẫn tỏa lan rung động và tác động mạnh bằng cảm giác. Trong thơ ông, hai yếu tố dân tộc và hiện đại có sự kết hợp hài hòa. Ông thừa hiểu, nếu nằm lỳ ở truyền thống, không cách tân, thơ sẽ trở nên xưa cũ, dù là đề tài mới; nhưng nếu không dựa trên cơ sở dân tộc để đổi mới, để hiện đại, thơ dễ sa vào hình thức lai căng, khó được chấp nhận.
Sau năm 1945, cùng với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, Xuân Diệu có ý thức mở lòng đón nhận hơi thở, hồn cốt của thơ ca cổ điển, thơ ca dân gian dân tộc. Xuân Diệu uyên bác cả về thơ phương Đông và phương Tây, nên việc kết hợp tinh thần dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại trong thơ ông là điều dễ hiểu. Chính ông đã xác định cần phải “Kết tinh cái thật sâu sắc của dân tộc với cái rất rộng của nhân loại” [146, tr.151].
Tiểu kết
Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến sau này là một quá trình sáng tạo liên tục, bền bỉ, dồi dào. Về nội dung, từ quan niệm nghệ thuật lãng mạn chuyển sang nghệ thuật hiện thực, thơ Xuân Diệu bộc lộ rõ cái tôi lãng mạn đậm hương sắc thiên nhiên (trăng, hoa, cây cỏ, nắng gió, bốn mùa trời đất vận hành,...) rất gần với thơ phương Đông, thơ truyền thống Việt Nam, và yêu đương say đắm mang nguồn sống dào dạt, mạnh bạo của phương Tây. Cái tôi gắn với đời, với trần thế, đời sống khốn khó, những con người nghèo khổ, tâm hồn tình cảm và hành động gắn với cách mạng thể hiện rõ ý thức trách nhiệm công dân. Qua đó bộc lộ ở Xuân Diệu một cái tôi chân thật. Chân thật từ trong quan niệm, hành động sáng tạo thơ, cái nhìn và thái độ đối với thực tại, thực tế đời sống, chi phối cấu trúc nội dung và văn bản nghệ thuật. Đồng thời, cái tôi cũng chứa đựng cả những thành công và chưa thành công, kết quả và hạn chế, bất cập. Nhưng dù sao và trên hết, đó là cái tôi chân thành hướng về lý tưởng mới, toàn tâm toàn ý sáng tạo phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
CHƯƠNG 4.
TỪ QUAN NIỆM ĐẾN NHỮNG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN DIỆU
Trong lĩnh vực sáng tạo thơ, các yếu tố như kết cấu, hình ảnh, ngôn ngữ, câu thơ, thể thơ, nhịp điệu,… là phương thức, phương tiện biểu hiện nội dung. Phải đặt toàn bộ các yếu tố hình thức trong một hệ thống, nhìn nhận tác phẩm như một chỉnh thể thẩm mỹ độc đáo, trong đó các yếu tố quan hệ gắn bó với nhau, chi phối lẫn nhau, chúng ta mới lý giải được cá tính sáng tạo của nhà thơ, quan niệm nghệ thuật của nhà thơ. Ngay từ khi Xuân Diệu mới xuất hiện và trình làng tập thơ đầu, trong bài Tựa Thơ thơ (1938), Thế Lữ đã nhận xét: “Với những câu thơ nhiều ý súc tích như đọng lại bao nhiêu tinh hoa, Xuân Diệu lại là một tay thợ biết làm ta ngạc nhiên vì nghệ thuật dẻo dang và cần mẫn”. Hoài Thanh khi tổng kết Một thời đại trong thi ca (1941) khẳng định: “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới”. Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại (1942) cũng đề cao: “Xuân Diệu là người đem đến cho thi ca Việt Nam nhiều cái mới nhất”. Nhiều tinh hoa, nhiều cái mới là minh chứng cho một tài năng, một ý thức sáng tạo, đồng thời cũng là một đòi hỏi đối với bất kỳ một nghệ sĩ nào trong nghệ thuật. Cái mới, mới về nội dung cảm hứng, về thi đề, thi liệu, thi ảnh, về ngôn ngữ, nhịp điệu,… thì Xuân Diệu trong quá trình lao động bền bỉ của mình hơn nửa thế kỷ, thực sự tạo ra nhiều cái mới, mới nhưng vẫn không đoạn tuyệt với truyền thống. Ở chương 4 của luận án, chúng tôi tập trung khảo sát những sáng tạo nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu, có quan hệ với quan niệm về nghệ thuật của ông đã được luận án đề cập ở chương 2.
4.1. Sáng tạo ngôn ngữ thơ
Nói đến sáng tạo thơ là nói đến sáng tạo ngôn ngữ - ngôn ngữ chứa đựng hình ảnh và nhịp điệu. Xuân Diệu viết: “Một bài thơ hay là một sinh vật có cơ thể. Mỗi câu mỗi chữ đứng ở đâu đều có lý do. Cái kỷ luật trong hàng thơ nghiêm như là những người lính đứng trong quân ngũ. Đổi một câu một chữ là sai cả gan phổi bài thơ, bài thơ lệch lạc ngã xiêu” [19, tr.172]. Ông lại nói: “Văn học làm bằng ngôn ngữ, mà thơ là làm bằng ngôn ngữ rất chọn lọc, rất sinh động, ít chữ nhiều ý. Thơ không những để cho người ta xem bằng mắt mà phải để cho người ta nhớ, người ta thuộc, truyền ra rất rộng, lưu lại rất lâu. Bao nhiêu điều nói ở trên đây đều thể hiện ở trong ngôn ngữ” [22, tr.17]. Với ông, bài thơ là một tổ chức ở trình độ cao của ngôn ngữ, không rối rắm, không phí phạm lời nói, không lầm lẫn nghĩa chữ [30]. Ông luôn khuyên các nhà thơ trẻ phải học tập tìm tòi ngôn ngữ, học tập tiếng Việt giàu đẹp, trong sáng làm nên những câu ca dao, câu Chinh phụ ngâm, câu Kiều,...
Từ lời khuyên ấy và quan sát toàn bộ sáng tác thơ của Xuân Diệu chúng ta nhận ra ông đã học tập và kiến tạo những hệ từ ngữ mang rõ nét riêng và tư chất của nhà thơ giàu cá tính:
- Hệ từ ngữ hiện đại
- Hệ từ ngữ truyền thống
- Hệ từ ngữ kết tinh truyền thống và hiện đại, cách kết hợp từ tạo nghĩa mới có giá trị thẩm mỹ cao. Ngôn ngữ thơ Xuân Diệu dù có “Tây” vẫn là trên cơ sở ngôn ngữ dân tộc và đổi mới.
4.1.1. Hệ từ ngữ hiện đại
Cũng như nhiều nhà Thơ mới, Xuân Diệu chuyển tâm thế sáng tạo thơ từ ý, hình sang ngôn từ, nhịp điệu. Lời thơ gần với tiếng nói hàng ngày, thân tình, chia sẻ. Ông nói: “Tôi là con chim đến từ núi lạ - Ngứa cổ hót chơi” (Lời thơ vào tập gửi hương). Lạ từ tâm hồn đến lời nói. Xuân Diệu đã tạo ra một hệ thống từ ngữ đầy sáng tạo gây ấn tượng và ngạc nhiên, thậm chí gây dị ứng, phản ứng. Hoài Thanh - Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam nhận ra nhưng khẳng định: “Ngay lời văn Xuân Diệu cũng có vẻ chơi vơi. Xuân Diệu viết văn tựa trẻ con học nói hay như người ngoại quốc mới võ vẽ tiếng Nam. Câu văn tuồng bỡ ngỡ. Nhưng cái dáng bỡ ngỡ ấy chính là chỗ Xuân Diệu hơn người. Dòng tư tưởng quá sôi nổi không thể đi theo những đường có sẵn.Ý văn xô đẩy, khuôn khổ câu văn phải lung lay” [136, tr.107]. Những bài thơ đầu “Lời chưa được chải chuốt, ngượng nghịu như ngón tay đàn uốn nắn còn non” (Thế Lữ ) nhưng dần dần trong sáng hồn nhiên, mới lạ.
Những ẩn dụ kỳ dị: Trăng vú mộng của muôn đời thi sĩ (Ca tụng - Thơ thơ)
Những kết hợp từ táo bạo:
- Ta trút bâng khuâng một trận lòng (Nước đổ lá khoai - Gửi hương cho gió)
- Từng nhà mở cửa tương tư nắng (Ngẩn ngơ - Gửi hương cho gió) - Mặt trời vừa mới cưới trời xanh (Rạo rực - Gửi hương cho gió)
- Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm (Tương tư chiều - Thơ thơ) Những so sánh ví von độc đáo, thú vị:
- Tháng giêng ngon như một cặp môi gần (Vội vàng - Thơ thơ)
- Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
- Tổ quốc tôi như một con tàu (Mũi Cà Mau - Mũi Cà Mau)
Xuân Diệu vận dụng cách diễn đạt của câu văn Pháp:
- Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
(Đây mùa thu tới - Thơ thơ)
- Vườn cười bằng bướm hót bằng chim (Lạc quan - Thơ thơ)
- Của vu vơ nghe mãi tiếng kêu thầm..
Của xanh thắm thấy luôn màu nói sẽ...
(Cảm xúc - Thơ thơ)
Và những từ ngữ kết hợp các từ loại tạo cảm giác mơ hồ có giá trị thẩm mỹ:
- Chiều góa không em lạnh lẽo sao (Hết ngày hết tháng - Gửi hương cho gió)
- Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì (Thu - Gửi hương cho gió)
Còn nhiều nữa: chiều bị thương, mùi tháng năm, mầm ly biệt, đêm thủy tinh, biển pha lê, ... Cách kết hợp này chúng ta cũng gặp ở các nhà Thơ mới cùng thời với Xuân Diệu: “Rưng rưng hoa phượng màu thương nhớ” (Huy Cận), “Hồn đơn lắng bước chân chiều” (Vũ Hoàng Chương), “Ta đi thơ thẩn bên vườn mộng” (Thế Lữ),... Có điều trong thơ Xuân Diệu cách kết hợp này xuất hiện với tần số dày đặc hơn. Cái riêng ở Xuân Diệu là ông dùng từ ngữ táo bạo. Cùng chung xu hướng hiện đại hóa thơ những năm 30 của thế kỷ XX, ông làm mới nội dung thơ, làm mới ngôn ngữ biểu đạt bằng cách vay mượn nước ngoài hay tạo những kết hợp từ lạ, những cú pháp tự do. Nhưng từ những cái “như người ngoại quốc mới võ vẽ tiếng Nam”, Xuân Diệu dần thuần thục và giữ lại những gì thật mới, thật sáng tạo.
4.1.2. Hệ từ ngữ truyền thống
Hệ từ ngữ này cũng thường xuất hiện trong thơ Xuân Diệu, ngay cả thời kỳ nhà thơ “Lòng rộng quá chẳng chịu khung nào hết - Chân tự do đạp phăng cả hàng rào”. Như vậy dù mới lạ, quyết liệt đổi mới ngôn ngữ, Xuân Diệu vẫn không đoạn tuyệt với hệ thống từ ngữ truyền thống, quen thuộc có khi xưa cũ mòn sáo. Có từ ngữ, với ông như một ám ảnh, một quán tính tự nhiên:
- Mở miệng vàng và hãy nói yêu tôi
(Mời yêu - Gửi hương cho gió)
- Vừa xịch gối chăn mộng vàng tan biến
(Giục giã - Gửi hương cho gió)
- Sao rải rác như lệ vàng đêm nhỏ
(Yêu mến - Gửi hương cho gió)
- Mỗi khi theo đưa gió vàng lưỡng lự
(Mơ xưa - Gửi hương cho gió)
- Gửi kiên trung một tấm gan vàng
(Gửi sông Hiền Lương - Riêng chung)
Còn nhiều nữa: đêm vàng, trăng vàng, mâm vàng, chân vàng, kén vàng, nắng vàng, cánh vàng,… Có thể, từ vàng tạo nên sức vang vọng của lời thơ. Từ huyết ở những dẫn chứng sau đây làm tăng sự trang trọng tôn kính:
- Huyết Đề Thám một khối hồng đau đáu
Lệ Đình Phùng róc rách xuống đèo cao
Ngục Côn Lôn, tù Lao Bảo thân giao
Dân Nghệ Tĩnh kết liên cùng Quảng Ngãi
(Xuân Việt Nam - Dưới sao vàng)
- Mang trong những chữ, lời
Dùng mỗi khi nói, viết
Mang trong một nửa người
Miền Nam là máu huyết
(Nhớ quê Nam - Riêng chung)
- Có khi lai láng huyết ra tròng
(Lệ - Riêng chung)
- Khí huyết mười phương đổ về sừng sững
(Bàn tay ta - Mũi Cà Mau)
Ở các phần trên, chúng ta thấy, Xuân Diệu từ nhà thơ lãng mạn bước sang hiện thực và tình nguyện nhập vào cuộc sống cách mạng đều thể hiện một cái tôi chân thật. Chân thật từ suy nghĩ, quan niệm, hành động đến sáng tạo thơ. Ngày đầu Cách mạng tháng Tám năm 1945, không ít nhà văn, nhà thơ còn băn khoăn, do dự trước cuộc sống mới, Xuân Diệu hăng hái, ông tâm sự “Những ngày Cách mạng tháng tám, tôi cùng bao nghệ sĩ trí thức khác say sưa mỗi người một việc, ngày đêm công tác. Hoạt động công tác cách mạng đã giải quyết sự hoang mang vô bổ của trí tuệ tôi; nhưng trí tuệ tôi trở về trong ý nghĩ “cơ bản của sự lao động” [20, tr.22], “Khi quần chúng cầm cờ đỏ sao vàng đi cướp chính quyền vào trong tay, tôi thấy đó là những điều chờ đợi; thấy cuộc cách mạng này là của tôi; không thể khác, không thể khác được” [20, tr.23]. Cuộc cách mạng này là của tôi, nhà thơ khẳng định và thanh thản nhận bất cứ công việc gì cách mạng cần. Về sáng tác ông xác định lại: “Từ trước, tôi viết cho những người “có học”, tức là trên nét lớn, những người từ tiểu tư sản trở lên trong xã hội cũ. Bây giờ những con người “vô học” cũ, nhờ cách mạng, họ đã có học, họ đã đọc sách và họ biết cả phê bình nữa, họ yêu cầu phải nói đến họ, công nông binh: không có lý do gì họ nai lưng đổ mồ hôi, đổ máu nhiều nhất, mà trên sân khấu của các tác phẩm, lại chỉ có những người khác” [20, tr.30]. Vậy là nhà thơ đã nhìn nhận đúng đối tượng của văn học mới, đồng thời cũng là trách nhiệm của thơ ca. Chính vì vậy, ngoài sáng tác, Xuân Diệu tập trung giới thiệu, cổ vũ phong trào thơ của quần chúng, sau đó dồn thành tập Tiếng thơ (1951). Ông ca ngợi thơ bộ đội “thứ nhất là thơ binh nhì nó như tiếng súng bắn “đoàng” một cái. Giản dị lắm, mà sâu sắc đến giật mình”. Giới thiệu hai câu thơ từ Đồng Tháp Mười “Trên trời muỗi kêu như sáo thổi - Dưới nước đỉa lội như bánh canh”, ông viết “Bảo rằng không phải là thơ cũng được. Nhưng nó còn hơn thơ, nó là sự sống”. So sánh với hai câu thơ của Chinh phụ ngâm cũng diễn tả nỗi khổ của người lính xưa” “Ôm yên gối trống đã chồn - Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh” thì “hai câu thơ Đồng Tháp này ăn đứt” [19, tr.19]. Đấy là quan niệm của nhà thơ, xuất phát từ cái nhìn thực tại thực tế là trên hết, thơ là sự sống, đời sống. Chân thành đi với cách mạng, với lý tưởng phục vụ nhân dân, nhà thơ cũng chân thành trong mọi suy nghĩ, quan niệm, hành động và sáng tạo. Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ ông nói: “Thái độ làm thơ là một thái độ chân thành, chân thực, thái độ trong sự sáng tác nói chung, không làm thơ theo “mốt”, theo kiểu gà ghen nhau tiếng gáy giữa tuổi thanh niên với nhau, không tính toán danh lợi mà làm vì yêu cầu xã hội và nhu cầu của chính mình, một thái độ hoàn toàn tự nguyện” [22, tr.13]. Xuân Diệu đã làm nhiều bài thơ theo yêu cầu của xã hội, theo “đơn đặt hàng” của báo chí, của đoàn thể, phải viết nhanh kịp thời. Ông tâm sự: “Anh phải có gan nhận trước sự thất bại, anh đừng sợ làm những bài thơ trung bình. Theo tôi nghĩ, không có những bài thơ trung bình thì cũng không có những bài thơ hay” [24, tr.127]. Đó là những lời động viên chân thành những người làm thơ, viết nhanh, viết nhiều, trong cái nhiều sẽ có cái khá, cái hay, “đẻ ra thơ hay khó lắm”.
Có điều kiện đi nhiều, bước chân rộng, tầm mắt xa, nhà thơ có thu hoạch: tư tưởng, tình cảm được nâng cao, nâng cao cả ý thức và trách nhiệm của người nghệ sĩ. Ông luôn say mê và bám vào cuộc sống, ca ngợi cuộc sống mới, cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân và sáng tác phục vụ nhân dân. Ông quan niệm “nghề thơ trước tiên phải bồi dưỡng tâm hồn”; và điều căn bản phải chân thực. “Thực tức là hiện thực, ở đây tôi không nói nữa mà nhấn mạnh vào chữ chân”. “Trong thơ phải chân nghĩa là mình có bao nhiêu tâm hồn thì viết bấy nhiêu, đừng gắng hơi, đừng cố mượn hơi ở đâu người khác mà thổi cái bong bóng của mình, phải chân chứ đừng đánh lừa người đọc, phải chân như cái hương tự nhiên của tâm hồn” [22, tr.22]. Một lần khác nói về công việc làm thơ, ông lại viết: Phong cách lớn, bút pháp lớn, theo ý tôi, trước hết lấy chân thật làm nền tảng, thơ phải: Chân, chân, chân! Thật, thật, thật! [30, tr.46]. Đây cũng là một chân thật nữa của Xuân Diệu khi ông quá nhấn mạnh đến thực tại, thực tế mà quên đi những yêu cầu khác của thơ. Chúng ta có thể nhận ra tính chân thật trong sáng tạo thơ của Xuân Diệu ở những cấp độ sau:
Những bài thơ, câu thơ từ cuộc sống. Nhà thơ “bê” nguyên si những câu nói của cán bộ, quần chúng nhân dân vào thơ mình. Những câu nói có hình ảnh khái quát, cô đọng như tục ngữ, ca dao. Cũng có khi ông gia công một chút. Điều này ông đã kể lại rất chân thành: “Đi thực tế thì phải hữu tình thu nhặt những sáng tạo thơ của quần chúng. Nhiều khi tôi bắt gặp những câu thơ tự nhiên như vậy mà hay, tác giả đã nói ra mà không tự biết, tôi xin lấy vào bài thơ của tôi” [24, tr.83]. Đồng chí chỉ huy công trường Mã Pí Lèng báo cáo: “Núi đá cao 100%. Phải phạt núi đi như mũ ông công”; thấy chúng tôi chưa hiểu, anh lại nói thêm: “như triệu khẩu mía bổ ra làm đôi, lấy một nửa. Có nơi phải phạt từ trên cao 48 mét xuống”. Thế là Xuân Diệu có các câu thơ:
Từ năm chục thước cao, ta bửa
Búa đập xuống choòng, choòng nảy lửa
Vạt núi đi như mũ ông công
Như khẩu mía bổ làm hai nửa
[24, tr.82]
Năm 1962, nhân dịp chỉnh huấn, nhà thơ được cùng với các văn nghệ sĩ khác về thăm nơi làm thủy lợi có kết quả, một đồng chí Thường vụ Tỉnh ủy kể chuyện tỉnh nhà xưa khi liền 18 năm đê vỡ, rồi hạn hán bèo cạn đến đáy ao, đến mức một con đỉa đang bơi, hết nước phải vắt qua mô đất mà chết. “Con đỉa vắt qua mô đất chết”. Nhà thơ thú nhận “Câu thơ ấy là của đồng chí Tỉnh ủy, tôi thính lắm, nhấm đếm luôn, mãi đến năm 1964 mới có dịp cho vào một bài thơ thủy lợi:
Xưa nhìn nỗi mạ cháy mà đau
Hết cảnh khô bèo cạn đáy ao
“Con đỉa vắt qua mô đất chết”
Và người ngửa mặt ngóng trời cao
[24, tr.83]
Lại một lần nữa, lần thứ hai về thăm bến phà Thia trên sông Đà. Lần trước thu đông nước trong vắt, lần này nước lũ lớn chảy xiết, đục ngầu. Anh thủy thủ đón nhà thơ và nói: ”Anh lên lần trước thì nước sông xanh, anh lên lần này thì nấu cơm nước đỏ”. Nhà thơ bộc bạch: “Tôi đã có cái tính nghề nghiệp, chộp lấy những câu thơ khi nó xuất sinh vừa mừng rỡ anh thủy thủ tôi vừa nhẩm ngay lấy hai câu thơ của anh, tôi chỉ cần bỏ hai chữ “thì”, thêm vào một chữ “uống”: Anh lên lần trước uống nước sông xanh
Anh lên lần này nấu cơm nước đỏ
Đây là hai câu thơ khá hơn cả, gợi không khí hơn cả trong bài thơ Trên bến phà Thia của tôi” [24, tr.85].
Năm 1964, cùng với một bạn thơ, Xuân Diệu về thăm hợp tác xã, thăm những con kênh mới đào, những con đường mới đắp, trồng cây cứ một cây xoan lại một cây nhãn tiếp nhau. Nhà thơ nghe một lão nông nói về cách trồng cây:
“Khi đẵn xoan rồi, nhãn tới nhau”
Nhà thơ giải thích: “Đúng là một câu thơ hay, xoan, nhãn cùng lớn, nhưng xoan lớn nhanh, lớn trước, xoan phát triển chiều cao, nhãn phát triển bề ngang, lúc xoan đã thành cây chặt dùng được, thì bấy giờ hai tán cây nhãn đã tới nhau… Câu thơ đẹp này, ngay anh bạn thi sĩ của tôi cũng không để ý nhận thấy, chỉ có tôi hữu tình thu hoạch được, tôi cất đấy, sẽ có dịp dùng vào một bài thơ mai sau” [24, tr.84].
Với Xuân Diệu, có khi những ghi chép từ báo chí, báo cáo tổng kết những hồ sơ cũng có thể cung cấp không chỉ những tài liệu mà cả chất liệu thơ cho thi sĩ. Ông nói đã ba lần đến một công trường “ghi chép, vẽ cả sơ đồ vào sổ thơ…” nhưng ông viết không thành công. “Tôi cứ kể ra đây, để thấy phải vật lộn đến thế nào mới làm được những câu thơ về thực tế” [24, tr.88]. Vậy là có thực tế rồi, muốn có thơ phải có nhiều yếu tố khác nữa, đó là yêu cầu của nghệ thuật. Tuy vậy với Xuân Diệu, ghi chép, lấy tài liệu là cần thiết. Nhà thơ kể lại việc ông đến thôn Ngọc Long thực tế, nhưng không ghi chép. Khi về thiếu tài liệu, chất liệu nên bài thơ không xong. May mắn, trong một cuộc nói chuyện với văn nghệ sĩ của Tố Hữu, Tố Hữu nói rất cụ thể về thôn Ngọc Long có thành tích trồng xoan, Xuân Diệu ghi chép, nên làm được bài thơ Xoan Ngọc Long, mà có câu thơ là lời trong bài nói của Tố Hữu:
… Cọng rơm lá chuối che trên mái
… Nay ắp dâu xanh, lúa phởn phơ
Bóng lá chuối lay, nhà sáng sủa
Từng ngô non mọc, múp chân bò
Bài thơ kết thúc:
Thôn Ngọc Long nay đẹp rỡ ràng
Trách chi xuân cũng gọi rằng xoan
Bừng bừng khí thế xoan, xoan vút
Thấp thoáng trong nhà mặt trái xoan.
Xuân Diệu nói, ông phải “mượn ở bài nói chuyện của Tố Hữu”. “Đây là một bài học khá sâu sắc cho tôi về sự cần thiết phải ghi chép, lấy tài liệu, dù là làm thơ” [24, tr.91].
Cũng có khi Xuân Diệu ghi chép tài liệu báo chí. “Đọc báo Nhân dân, tôi ao ước làm thế nào từ những nét thực tế hùng vĩ đăng trên báo tập trung lại thành văn, thành thơ” [24, tr.12]. “Tôi rất cảm động đọc những bài đầu tiên về Cồn Cỏ đăng trên báo Nhân dân và trên báo Tiền phong. Tôi học chép vào bản thảo thơ những nét hay nhất để ghi nhớ cho đỡ bề bộn và cho dễ nhập tâm”. Bài thơ Cồn cỏ bắt đầu: Cồn Cỏ! Cồn Cỏ! Bốn cây số vuông
Bé hạt tiêu trên vời biển cả
Cỏ trên cồn vẫy gió đại dương
Đá chênh vênh rợp tàu đu đủ.
Bài thơ loay hoay sa lầy. Ông nhận ra: “Tư tưởng đã có, nhiệt tình rất có, tài liệu cũng có, nhưng tác phẩm thơ còn có quy luật nội tại của nó nữa” [24, tr.133].
Xuân Diệu chân thật là thế, rất sòng phẳng trong việc “vay mượn” và điều đó ông bộc bạch rất chân thành.
Những bài thơ sáng tác theo “đơn đặt hàng”. Có thể nói, trong các nhà thơ Việt Nam, Xuân Diệu là người được xã hội “com măng”, đặt hàng nhiều nhất, rõ nhất. Ông ý thức về điều này và nhận thấy đây là một việc đúng, phải làm [24, tr.107]. Ông nhận viết thơ ca ngợi những thành quả lao động của ngành giao thông làm đường, của ngành lâm nghiệp trồng cây, của ngành địa chất, … Đặc biệt những ngày nhân dân ta anh dũng chống lại không lực Hoa Kỳ đánh phá miền Bắc, báo chí rất cần có những bài thơ nhanh nhạy kịp thời, cổ vũ và ca ngợi chiến công. Xuân Diệu đã nhận “đơn đặt hàng của xã hội”: 48 giờ phải xong bài thơ. Ông thuật lại: “Hạn 48 giờ cứ trôi đi dần dần, tôi bứt tóc bứt tai, vật lộn với sáng tác, không thể gia hạn hơn nữa, vì báo không thể chờ! Lần ấy, may sao tôi đã xong bài thơ Nam Ngạn Hàm Rồng” [24, tr.130]:
Cầu Hàm Rồng dân ta dựng đấy
Hiên ngang từ núi Ngọc phóng sang
Con quỷ Mỹ đau lòng trông thấy
Cầu ta in trời nước nhịp nhàng.
(Khu Nam Ngạn Hàm Rồng - Hai đợt sóng)
“Đơn đặt hàng” ra đề tài và ấn định thời gian, Xuân Diệu đã đáp lại bằng nhiệt tình và quyết tâm cao. Bài thơ dài, 16 khổ, chủ yếu là kể, là tả khách quan, thiếu cái chủ quan, cảm xúc cần thiết để có được rung động thơ.
Xuân Diệu cũng nhận giới thiệu thơ địa chất, đồng thời làm một bài thơ về địa chất. Ông “rất vinh dự được xã hội giao công việc và đặt hàng” [30, tr.123]. Ông trò chuyện với cán bộ địa chất, thăm Viện nghiên cứu địa chất, đọc sách khoa học liên quan đến địa chất, cứ tìm, cứ làm, cứ lắp ghép các phần thơ lại cho liền mạch, cuối cùng có bài thơ ca ngợi ngành địa chất: Anh địa chất và những triệu năm. Ông khẳng định: “Thực chất đây là một bài thơ về khoa địa chất học và cổ sinh vật. Rõ ràng là khoa học không mâu thuẫn với thơ, mà lại mở rộng đường cho thơ đến chiếm lĩnh những khu vực diệu kỳ trong thời gian và không gian” [30, tr.131]. Đây cũng là một bài thơ có dung lượng lớn: nói chuyện từ một trăm triệu năm trước đây, chuyện ba trăm triệu rưỡi năm, liên hệ và ca ngợi tâm hồn các anh địa chất: Tôi nghĩ đến tình yêu
ủa những người địa chất
Đã yêu ai, chắc hẳn yêu bền, hẳn là yêu chặt
Hồn anh địa chất thời gian láng lai
Ba trăm triệu năm chưa phải là dài
Những câu thơ dài rộng, nhịp điệu nhẩn nha trong một bài thơ bề bộn những kiến thức khoa học địa chất, không it nặng nề. Nhìn chung các bài thơ làm theo “đơn đặt hàng” thường dài, kể nhiều người, tả nhiều sự việc, qua đó ca ngợi các cơ quan, tổ chức đã tin cậy nhà thơ. Nhiệt tình và ý thức phục vụ của nhà thơ là rất quý, nhưng chất lượng nghệ thuật còn đòi hỏi công sức phấn đấu nhiều. Tuy thế trước sau ở Xuân Diệu vẫn là những suy nghĩ chín chắn, có trách nhiệm: “Phải có gan nhận lấy thất bại, thất bại thì giữ riêng cho mình, thành đạt thì xin hiến cho công chúng thân yêu. Còn cố nhiên trong khi làm thơ thì tất cả danh dự của mình là cố gắng làm cho hay nhất” [24, tr.131].
Những bài thơ chân thật. Ngay từ trước năm 1945, thơ Xuân Diệu đã hấp dẫn người đọc bởi lòng yêu cuộc sống chân thành qua những tình cảm chân thật. Sau này ông vẫn sống dồi dào, sáng tác dồi dào, thành thực với mình và thành thực với người đọc. Cả trong quan niệm nghệ thuật và sáng tạo thơ ông đều thành thực. Ham sống, yêu cuộc sống mới, ông lấy cuộc sống thực của nhân dân lao động, chiến đấu làm nguồn cảm hứng và quan niệm nghệ thuật giản dị, chân thực là giá trị thẩm mỹ cho sáng tác của mình. Lúc nào thơ ông cũng vẫn bám vào đời; có nhiều bài hay, sâu sắc, nhưng cũng có nhiều bài chúng ta đòi hỏi nhuần nhuyễn hơn, nhiều bài mới là những thể nghiệm ban đầu. Quan niệm thơ phải “Chân, Chân, chân! Thật, thật thật!” là xuất phát từ tư tưởng tình cảm, và ý thức của nhà thơ tự ngyện toàn tâm toàn ý vì cuộc sống mới của nhân dân. Ở một bài viết Sự giản dị và phong phú trong thơ, mệnh đề “Chân, Chân, chân! Thật, thật thật!” [30, tr.46] được ông nhắc đi nhắc lại 3 lần như một châm ngôn, một mệnh lệnh để mọi người hướng tới. Vì vậy gây cảm giác ông quá thiên về thực tại mà xem nhẹ phần sáng tạo của nhà thơ. Thực tế, quan niệm chân thành đó của nhà thơ đã ảnh hưởng nhất định tới chất lượng thơ ông.
Trong đời sống, trong nghệ thuật, chân thật là đáng quý, nhưng người nghệ sĩ - nhà thơ luôn cần một tâm thế thăng hoa, vượt thoát để tạo tác, không nên chỉ chăm chú vào cái chân cái thật và mô tả. Nói như Chế Lan Viên, phải “Chân! Chân! Chân! Ảo! Ảo! Ảo!”. Chân là đối tượng, là tấm lòng nhưng cần ảo hóa mới có tác phẩm đích thực. Thơ Xuân Diệu đúng là có nhiều bài chân thật đến thật thà, dễ dãi. Trước năm 1945 không phải là không có, sau này thơ ông có nhiều hơn những bài thơ “hồn nhiên” chân thật, khi làm tuyển tập đã gạt bỏ. Chẳng hạn, tập thơ Sáng (1953) chỉ chọn được 1 bài, tập Mẹ con (1954) chọn được 2 bài, Tập Ngôi sao (1955) - tập thơ được giải nhì Giải thưởng văn học 1954 - 1955 của Hội Văn nghệ Việt Nam cũng chỉ chọn được 2 bài. Các bài được chọn vào Tuyển tập Xuân Diệu cũng chưa có gì đặc sắc (Xem Tuyển tập Xuân Diệu, tập 1). Ở tuyển tập vẫn còn nhiều bài nôm na, nghệ thuật chưa tương xứng với tấm lòng nhiệt thành, ý thức trách nhiệm của nhà thơ:
Bà con lao động kính yêu
Hôm nay tôi chẳng kể nhiều đau thương
(Một mảnh đất - Hồn tôi đôi cánh)
Không những tàu bay Mỹ rụng dưới mặt trời ta
Mà chính cả lũ mày vào bãi tha ma
Những người lấp hố bom, chữa đường, chở phà, mở lối
Rịt vết thương đau, đất nước lại làm da mới
(Đi thăm bãi tha ma tàu bay giặc Mỹ - Hai đợt sóng)
Em đến thăm anh trên đôi dép cao su
Em đã vào nhà mà anh còn thấy bóng em in trên trời rộng
Khuôn mặt em nhìn nghiêng dáng mũi cao
(Bức tượng - Thanh ca)
Nhìn chung những bài thơ chân thật thường là kể, là tả nhiều sự việc, nhiều chi tiết, dài dòng, ít cảm xúc. Thực tế khách quan chưa qua bể lọc tình cảm của nhà thơ mà đi ngay vào trong thơ nên khó tránh khỏi khô khan, đơn giản.
Như vậy quan niệm “Chân! Chân! Chân! Thật! Thật! Thật” của Xuân Diệu xuất phát từ cuộc sống, từ ý thức phục vụ, trách nhiệm công dân của nhà thơ. Và tự nhiên, đương nhiên chi phối định hướng cách sống, cách đi vào thực tế, học tập, ghi chép và thực hành thơ của Xuân Diệu. Điều đó có phần tích cực nhưng cũng không ít những bất cập, là bài học sâu sắc cho những người sáng tác.
Đến đây, chúng tôi muốn lưu ý một điều: nhìn vào nội dung thơ, Xuân Diệu có những chuyển biến quan trọng trong tư tưởng, tình cảm. Từ một nhà thơ lãng mạn, ông đã nhanh chóng hướng tới hiện thực đời sống nhân dân và đất nước. Cái tôi trong thơ ông gắn với thời đại và trách nhiệm công dân một cách chân thành, chắc chắn liên quan tới những định hướng văn học phục vụ chính trị xã hội, phục vụ quần chúng, thơ văn biểu dương người tốt việc tốt, tuyên truyền cho đường lối chính sách, … Xuân Diệu là người hăm hở đi với cách mạng nên những quan niệm và sáng tạo thơ của ông là không thể khác.
Thơ Xuân Diệu, suốt cả quá trình sáng tạo, về phương diện nội dung, chúng ta thấy nhà thơ chủ động tích cực cách tân làm mới làm hay thơ mình, nhưng vẫn là sự sáng tạo trên cơ sở tâm hồn, chất liệu dân tộc. Đó là một cái tôi thấm đẫm tinh thần dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại. Ông kết hợp một cách thuần thục giữa tư duy nghệ thuật phương Tây và phương Đông. Nhiều bài thơ vẫn là thi đề thường gặp trong thơ phương Đông: thời tiết bốn mùa, hoa, lá,gió, trăng, mây, trời,… nhưng cách thể hiện tinh tế, chi tiết trẻ trung dồi dào, “nặng lòng với cái tôi” lại rất phương Tây. Nếu Huy Cận đôn hậu và sâu sắc, chú ý khai thác chọn lọc và tổng hợp những vấn đề dân tộc và nhân loại, những nghĩ suy về thế kỷ, vũ trụ thì Xuân Diệu lại triết lý qua những quan sát tỉ mỉ, những đổi thay trong đời sống hàng ngày, chiếm lĩnh thực tại rộng lớn, làm nên cái phong phú bề bộn cho thơ, mà thơ vẫn tỏa lan rung động và tác động mạnh bằng cảm giác. Trong thơ ông, hai yếu tố dân tộc và hiện đại có sự kết hợp hài hòa. Ông thừa hiểu, nếu nằm lỳ ở truyền thống, không cách tân, thơ sẽ trở nên xưa cũ, dù là đề tài mới; nhưng nếu không dựa trên cơ sở dân tộc để đổi mới, để hiện đại, thơ dễ sa vào hình thức lai căng, khó được chấp nhận.
Sau năm 1945, cùng với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, Xuân Diệu có ý thức mở lòng đón nhận hơi thở, hồn cốt của thơ ca cổ điển, thơ ca dân gian dân tộc. Xuân Diệu uyên bác cả về thơ phương Đông và phương Tây, nên việc kết hợp tinh thần dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại trong thơ ông là điều dễ hiểu. Chính ông đã xác định cần phải “Kết tinh cái thật sâu sắc của dân tộc với cái rất rộng của nhân loại” [146, tr.151].
Tiểu kết
Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến sau này là một quá trình sáng tạo liên tục, bền bỉ, dồi dào. Về nội dung, từ quan niệm nghệ thuật lãng mạn chuyển sang nghệ thuật hiện thực, thơ Xuân Diệu bộc lộ rõ cái tôi lãng mạn đậm hương sắc thiên nhiên (trăng, hoa, cây cỏ, nắng gió, bốn mùa trời đất vận hành,...) rất gần với thơ phương Đông, thơ truyền thống Việt Nam, và yêu đương say đắm mang nguồn sống dào dạt, mạnh bạo của phương Tây. Cái tôi gắn với đời, với trần thế, đời sống khốn khó, những con người nghèo khổ, tâm hồn tình cảm và hành động gắn với cách mạng thể hiện rõ ý thức trách nhiệm công dân. Qua đó bộc lộ ở Xuân Diệu một cái tôi chân thật. Chân thật từ trong quan niệm, hành động sáng tạo thơ, cái nhìn và thái độ đối với thực tại, thực tế đời sống, chi phối cấu trúc nội dung và văn bản nghệ thuật. Đồng thời, cái tôi cũng chứa đựng cả những thành công và chưa thành công, kết quả và hạn chế, bất cập. Nhưng dù sao và trên hết, đó là cái tôi chân thành hướng về lý tưởng mới, toàn tâm toàn ý sáng tạo phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
CHƯƠNG 4.
TỪ QUAN NIỆM ĐẾN NHỮNG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN DIỆU
Trong lĩnh vực sáng tạo thơ, các yếu tố như kết cấu, hình ảnh, ngôn ngữ, câu thơ, thể thơ, nhịp điệu,… là phương thức, phương tiện biểu hiện nội dung. Phải đặt toàn bộ các yếu tố hình thức trong một hệ thống, nhìn nhận tác phẩm như một chỉnh thể thẩm mỹ độc đáo, trong đó các yếu tố quan hệ gắn bó với nhau, chi phối lẫn nhau, chúng ta mới lý giải được cá tính sáng tạo của nhà thơ, quan niệm nghệ thuật của nhà thơ. Ngay từ khi Xuân Diệu mới xuất hiện và trình làng tập thơ đầu, trong bài Tựa Thơ thơ (1938), Thế Lữ đã nhận xét: “Với những câu thơ nhiều ý súc tích như đọng lại bao nhiêu tinh hoa, Xuân Diệu lại là một tay thợ biết làm ta ngạc nhiên vì nghệ thuật dẻo dang và cần mẫn”. Hoài Thanh khi tổng kết Một thời đại trong thi ca (1941) khẳng định: “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới”. Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại (1942) cũng đề cao: “Xuân Diệu là người đem đến cho thi ca Việt Nam nhiều cái mới nhất”. Nhiều tinh hoa, nhiều cái mới là minh chứng cho một tài năng, một ý thức sáng tạo, đồng thời cũng là một đòi hỏi đối với bất kỳ một nghệ sĩ nào trong nghệ thuật. Cái mới, mới về nội dung cảm hứng, về thi đề, thi liệu, thi ảnh, về ngôn ngữ, nhịp điệu,… thì Xuân Diệu trong quá trình lao động bền bỉ của mình hơn nửa thế kỷ, thực sự tạo ra nhiều cái mới, mới nhưng vẫn không đoạn tuyệt với truyền thống. Ở chương 4 của luận án, chúng tôi tập trung khảo sát những sáng tạo nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu, có quan hệ với quan niệm về nghệ thuật của ông đã được luận án đề cập ở chương 2.
4.1. Sáng tạo ngôn ngữ thơ
Nói đến sáng tạo thơ là nói đến sáng tạo ngôn ngữ - ngôn ngữ chứa đựng hình ảnh và nhịp điệu. Xuân Diệu viết: “Một bài thơ hay là một sinh vật có cơ thể. Mỗi câu mỗi chữ đứng ở đâu đều có lý do. Cái kỷ luật trong hàng thơ nghiêm như là những người lính đứng trong quân ngũ. Đổi một câu một chữ là sai cả gan phổi bài thơ, bài thơ lệch lạc ngã xiêu” [19, tr.172]. Ông lại nói: “Văn học làm bằng ngôn ngữ, mà thơ là làm bằng ngôn ngữ rất chọn lọc, rất sinh động, ít chữ nhiều ý. Thơ không những để cho người ta xem bằng mắt mà phải để cho người ta nhớ, người ta thuộc, truyền ra rất rộng, lưu lại rất lâu. Bao nhiêu điều nói ở trên đây đều thể hiện ở trong ngôn ngữ” [22, tr.17]. Với ông, bài thơ là một tổ chức ở trình độ cao của ngôn ngữ, không rối rắm, không phí phạm lời nói, không lầm lẫn nghĩa chữ [30]. Ông luôn khuyên các nhà thơ trẻ phải học tập tìm tòi ngôn ngữ, học tập tiếng Việt giàu đẹp, trong sáng làm nên những câu ca dao, câu Chinh phụ ngâm, câu Kiều,...
Từ lời khuyên ấy và quan sát toàn bộ sáng tác thơ của Xuân Diệu chúng ta nhận ra ông đã học tập và kiến tạo những hệ từ ngữ mang rõ nét riêng và tư chất của nhà thơ giàu cá tính:
- Hệ từ ngữ hiện đại
- Hệ từ ngữ truyền thống
- Hệ từ ngữ kết tinh truyền thống và hiện đại, cách kết hợp từ tạo nghĩa mới có giá trị thẩm mỹ cao. Ngôn ngữ thơ Xuân Diệu dù có “Tây” vẫn là trên cơ sở ngôn ngữ dân tộc và đổi mới.
4.1.1. Hệ từ ngữ hiện đại
Cũng như nhiều nhà Thơ mới, Xuân Diệu chuyển tâm thế sáng tạo thơ từ ý, hình sang ngôn từ, nhịp điệu. Lời thơ gần với tiếng nói hàng ngày, thân tình, chia sẻ. Ông nói: “Tôi là con chim đến từ núi lạ - Ngứa cổ hót chơi” (Lời thơ vào tập gửi hương). Lạ từ tâm hồn đến lời nói. Xuân Diệu đã tạo ra một hệ thống từ ngữ đầy sáng tạo gây ấn tượng và ngạc nhiên, thậm chí gây dị ứng, phản ứng. Hoài Thanh - Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam nhận ra nhưng khẳng định: “Ngay lời văn Xuân Diệu cũng có vẻ chơi vơi. Xuân Diệu viết văn tựa trẻ con học nói hay như người ngoại quốc mới võ vẽ tiếng Nam. Câu văn tuồng bỡ ngỡ. Nhưng cái dáng bỡ ngỡ ấy chính là chỗ Xuân Diệu hơn người. Dòng tư tưởng quá sôi nổi không thể đi theo những đường có sẵn.Ý văn xô đẩy, khuôn khổ câu văn phải lung lay” [136, tr.107]. Những bài thơ đầu “Lời chưa được chải chuốt, ngượng nghịu như ngón tay đàn uốn nắn còn non” (Thế Lữ ) nhưng dần dần trong sáng hồn nhiên, mới lạ.
Những ẩn dụ kỳ dị: Trăng vú mộng của muôn đời thi sĩ (Ca tụng - Thơ thơ)
Những kết hợp từ táo bạo:
- Ta trút bâng khuâng một trận lòng (Nước đổ lá khoai - Gửi hương cho gió)
- Từng nhà mở cửa tương tư nắng (Ngẩn ngơ - Gửi hương cho gió) - Mặt trời vừa mới cưới trời xanh (Rạo rực - Gửi hương cho gió)
- Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm (Tương tư chiều - Thơ thơ) Những so sánh ví von độc đáo, thú vị:
- Tháng giêng ngon như một cặp môi gần (Vội vàng - Thơ thơ)
- Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
- Tổ quốc tôi như một con tàu (Mũi Cà Mau - Mũi Cà Mau)
Xuân Diệu vận dụng cách diễn đạt của câu văn Pháp:
- Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
(Đây mùa thu tới - Thơ thơ)
- Vườn cười bằng bướm hót bằng chim (Lạc quan - Thơ thơ)
- Của vu vơ nghe mãi tiếng kêu thầm..
Của xanh thắm thấy luôn màu nói sẽ...
(Cảm xúc - Thơ thơ)
Và những từ ngữ kết hợp các từ loại tạo cảm giác mơ hồ có giá trị thẩm mỹ:
- Chiều góa không em lạnh lẽo sao (Hết ngày hết tháng - Gửi hương cho gió)
- Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì (Thu - Gửi hương cho gió)
Còn nhiều nữa: chiều bị thương, mùi tháng năm, mầm ly biệt, đêm thủy tinh, biển pha lê, ... Cách kết hợp này chúng ta cũng gặp ở các nhà Thơ mới cùng thời với Xuân Diệu: “Rưng rưng hoa phượng màu thương nhớ” (Huy Cận), “Hồn đơn lắng bước chân chiều” (Vũ Hoàng Chương), “Ta đi thơ thẩn bên vườn mộng” (Thế Lữ),... Có điều trong thơ Xuân Diệu cách kết hợp này xuất hiện với tần số dày đặc hơn. Cái riêng ở Xuân Diệu là ông dùng từ ngữ táo bạo. Cùng chung xu hướng hiện đại hóa thơ những năm 30 của thế kỷ XX, ông làm mới nội dung thơ, làm mới ngôn ngữ biểu đạt bằng cách vay mượn nước ngoài hay tạo những kết hợp từ lạ, những cú pháp tự do. Nhưng từ những cái “như người ngoại quốc mới võ vẽ tiếng Nam”, Xuân Diệu dần thuần thục và giữ lại những gì thật mới, thật sáng tạo.
4.1.2. Hệ từ ngữ truyền thống
Hệ từ ngữ này cũng thường xuất hiện trong thơ Xuân Diệu, ngay cả thời kỳ nhà thơ “Lòng rộng quá chẳng chịu khung nào hết - Chân tự do đạp phăng cả hàng rào”. Như vậy dù mới lạ, quyết liệt đổi mới ngôn ngữ, Xuân Diệu vẫn không đoạn tuyệt với hệ thống từ ngữ truyền thống, quen thuộc có khi xưa cũ mòn sáo. Có từ ngữ, với ông như một ám ảnh, một quán tính tự nhiên:
- Mở miệng vàng và hãy nói yêu tôi
(Mời yêu - Gửi hương cho gió)
- Vừa xịch gối chăn mộng vàng tan biến
(Giục giã - Gửi hương cho gió)
- Sao rải rác như lệ vàng đêm nhỏ
(Yêu mến - Gửi hương cho gió)
- Mỗi khi theo đưa gió vàng lưỡng lự
(Mơ xưa - Gửi hương cho gió)
- Gửi kiên trung một tấm gan vàng
(Gửi sông Hiền Lương - Riêng chung)
Còn nhiều nữa: đêm vàng, trăng vàng, mâm vàng, chân vàng, kén vàng, nắng vàng, cánh vàng,… Có thể, từ vàng tạo nên sức vang vọng của lời thơ. Từ huyết ở những dẫn chứng sau đây làm tăng sự trang trọng tôn kính:
- Huyết Đề Thám một khối hồng đau đáu
Lệ Đình Phùng róc rách xuống đèo cao
Ngục Côn Lôn, tù Lao Bảo thân giao
Dân Nghệ Tĩnh kết liên cùng Quảng Ngãi
(Xuân Việt Nam - Dưới sao vàng)
- Mang trong những chữ, lời
Dùng mỗi khi nói, viết
Mang trong một nửa người
Miền Nam là máu huyết
(Nhớ quê Nam - Riêng chung)
- Có khi lai láng huyết ra tròng
(Lệ - Riêng chung)
- Khí huyết mười phương đổ về sừng sững
(Bàn tay ta - Mũi Cà Mau)
Hoài
Thanh từng nhận xét, trong thơ Xuân Diệu, cái “dáng dấp yêu kiều, vẻ đài các
rất hiền lành, cái cốt cách phong nhã của điệu thơ, một cái gì rất Việt Nam đã
quyến rũ ta” [136, tr.104]. Bản sắc phương Đông in đậm trong rất nhiều bài thơ
đặc sắc của ông (Thơ duyên, Thu, Mơ xưa, ...), cách đặt câu chọn chữ rất gần
gũi, rất thân thuộc với tâm hồn người Việt:
- Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm
Hây hây thục nữ mắt như thuyền
Gió thu hoa cúc vàng lưng dậu
Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên
(Thu - Gửi hương cho gió)
- Có lẽ mùa xuân líu lưỡi tôi
Lời dâu tôi nói chửa nên lời
Dâu vừa mơn mởn, vừa xa thẳm
Vừa lá long lanh, hom mát tươi
(Trên bãi sông Hồng - Tôi giàu đôi mắt)
Bên cạnh những từ rất mới, rất hiện đại, Xuân Diệu dùng nhiều từ cổ, từ Hán Việt:
- Những đêm vàng vấn vít nguyệt tơ vương
Đi không nỡ ở trên đường bạch lộ
- Và một buổi, nổi cơn buồn thệ thủy
... Ra sông thơ, vào biển rộng thiều thanh
(Lời Bá Nha - Gửi hương cho gió)
- Mây đầy trời hôm ấy phủ sơn khê
(Tình thứ nhất - Gửi hương cho gió)
- Ta nằm đây như một ảỉ quan xa
(Riêng tây - Gửi hương cho gió)
- Hồ thần tiên rền rĩ bóng tà huân
(Thanh niên - Gửi hương cho gió)
- Áo chị nữ tì lau chẳng ráo
Gửi người sương phụ thấm canh thâu
(Lệ - Riêng chung)
- Xa xôi mộng nguyệt vẩn vơ hồn
(Đã tới mặt trăng - Riêng chung)
Còn nhiều nữa: gót sen, tơ vương, bóng chiếc, nương tử, giai nhân, thục nữ, hảo cầu, nhật nguyệt, âm phủ, dương gian, vó câu, kim cổ, sen ngó đào tơ, lệ kiều, kiều diễm,… Và những điển cố, điển tích: Tầm Dương, Dương Quan, Hậu Đình hoa, Bao Tự, Ly Cơ, Đường Minh Hoàng, Dương Quý Phi, Bá Nha, Tử Kỳ, ...
- Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người
(Nguyệt cầm - Gửi hương cho gió)
- Tôi yêu Bao Tự mặt sầu bi
Tôi mê Ly Cơ hình nhịp nhàng
Tôi tưởng tôi là Đường Minh Hoàng
Trong cung nhớ nàng Dương Quý Phi
(Nhị hồ - Thơ thơ)
Đến đây chúng ta thấy rõ, hệ từ ngữ trong thơ Xuân Diệu là mới, là sáng tạo, độc đáo, ấn tượng nhưng, một mặt, vẫn còn bị níu kéo bởi hệ từ ngữ truyền thống. Dù ý thức hay không thì hệ từ ngữ này cũng tạo một sắc thái riêng cho thơ Xuân Diệu và mặt khác, cũng nói lên một điều: nhà thơ khó lòng cưỡng lại được những gì là căn cốt truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức tâm hồn. Sự thay đổi vốn từ ngữ của một nhà thơ không dễ dàng nếu như chưa ý thức đầy đủ về một cách tân quyết liệt, triệt để và nhất là chưa có sự thay đổi đích thực tâm thế sống và hoạt động.
4.1.3. Hệ từ ngữ kết tinh truyền thống và hiện đại
Xuân Diệu, ngay từ thời Thơ mới, đã có ý thức du nhập "kỹ thuật" thơ phương Tây, đến nỗi nhiều người nhận xét thơ ông "Tây quá". Thực ra, nếu chỉ đơn thuần dùng kỹ thuật thơ phương Tây, dù là kỹ thuật tân kỳ, Xuân Diệu cũng không thể chinh phục được người đọc như ông đã chinh phục. Chính hồn Việt, hồn phương Đông, đã khiến thơ Xuân Diệu được người Việt yêu thích. Và sự chân thành đến tận cùng, đến không ngại ngần sử dụng những ngôn từ dân dã, sù sì, đã khiến thơ Xuân Diệu đặc biệt gần gũi với đời thường.
Sự kết tinh truyền thống và hiện đại làm cho từ ngữ thơ mới mà không xa lạ, hiện đại mà tinh luyện, trong sáng, quen thuộc mà sâu xa, tinh tế, gợi cảm:
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu
(Vì sao - Thơ thơ)
hoặc:
Núi cao chót vót chon von
Anh xây xây mãi chưa tròn tình yêu
(Trên đỉnh non cao)
Thật là hồn nhiên, thuần thục, không còn cái bỡ ngỡ, ngượng nghịu “tựa trẻ con học nói”.
Càng về sau, sự trong sáng thuần Việt càng thể hiện rõ trong từ ngữ thơ Xuân Diệu. Từ ngữ trần tục đời thường được nâng cao, kết tinh thành những sáng tạo độc đáo. Cách diễn đạt cũng không còn “Tây” nữa mà mềm mại sáng rõ. Những ẩn dụ so sánh rất có hồn:
Trái đất - ba phần tư nước mắt
Đi như giọt lệ giữa không trung
(Lệ - Riêng chung)
Yêu với căm hai đợt sóng ào ào
Vỗ bên lòng, dội mãi tới trăng sao
(Những đêm hành quân - Hai đợt sóng)
Xa gì xa bề ngang chiếc đũa
Chỉ bắc cầu giải yếm cũng vừa sang
(Gửi sông Hiền Lương - Riêng chung)
Dựa vào thơ ca dân gian, nhà thơ làm mới mà thân tình, da diết. Nói về đất nước, tình yêu bền chặt thủy chung với non sông, Xuân Diệu cũng dựa vào lời ăn tiếng nói dân gian, dân tộc để bộc lộ mình. Dùng cách xưng hô mình - ta rất gần gũi, tha thiết:
Hỡi mình, những núi Chư Lây
Uốn quanh Trà Khúc, tuôn đầy Cửu Long...
Hỡi mình, nắng sớm đèn hôm
Mình chung thủy tựa cơm thơm bếp hồng
Không! Ta chẳng muốn mơ mòng
Muốn ôm mình chặt giữa vòng tay ta
(Hỡi mình - Mũi Cà Mau)
Những kết hợp từ đậm chất dân gian rất gợi mà hiện đại:
- Nằm một đêm đò sáng tới nơi
(Tâm sự với Quy Nhơn - Thanh ca)
- Tháng ba gió nam non
Tháng sáu gió nam già
(Phan Thiết - Thanh ca)
- Thôi em nghỉ việc, khuya rồi
Chăn mưa em đắp cùng trời với anh
(Mưa - Cầm tay)
- Tàu ta qua rồi đẹp vẫn mênh mông
(Chào Hạ Long - Riêng chung)
- Đầu năm cái rét tê cong chiếu
(Mã Pí Lèng - Một khối hồng)
Đặc biệt chúng ta lưu ý đến việc Xuân Diệu đưa vào thơ mình gần như nguyên vẹn câu ca dao Nam Bộ, chỉ đổi một từ mà làm thay đổi cả thần thái, sức lan tỏa của tình cảm:
Ghe lui còn để dấu dằm
Người yêu đâu vắng chỗ nằm còn đây
(Ca dao)
Nhà thơ chỉ đổi một từ “chỗ nằm” bằng “dấu nằm”, lời thơ vẫn nhuần thắm mà hiện đại: Ghe lui còn để dấu dằm Người yêu đâu vắng dấu nằm còn đây Từ “dấu nằm” ấy mới hình dung được:
Dấu người yêu dấu thanh thanh
Mình trong chăn đắp, tóc quanh gối nằm
“Ghe lui còn để dấu dằm”
Người yêu đâu vắng dấu nằm còn thương
(Dấu nằm)
Chúng tôi tạm chia ngôn ngữ thơ Xuân Diệu theo ba hệ từ ngữ, cũng chỉ là tương đối để dễ khảo sát. Trong thực tế, nhiều khi các hệ từ ngữ đó đan xen, hòa vào nhau khó có thể phân tách rạch ròi.
Từ ngữ thơ Xuân Diệu mới nhưng không phải hoàn toàn đoạn tuyệt với từ ngữ dân gian, truyền thống. Nhìn chung là bứt phá tìm tòi để làm mới nhưng vẫn dựa vào truyền thống để sáng tạo, nhất là khi việc học tập thơ ca dân tộc, dân gian, cổ điển đến hiện đại đã thành ý thức thường trực trong tư duy sáng tạo của nhà thơ. Từ dân gian, mạch nguồn dân tộc, sự kết tinh trong ngôn ngữ thơ đã đạt đến trình độ cao: dân tộc mà hiện đại, trong sáng mà sâu sắc.
4.2. Sáng tạo tứ thơ
Xuân Diệu có một tiểu luận bàn riêng về tứ thơ: Tìm tứ cho một bài thơ, trong đó ông nhấn mạnh: “Lao động thơ trước hết là kiếm tứ… Ngôn từ, lời, chữ, vần rất quan trọng, bởi là nghệ thuật của ngôn ngữ. Tuy nhiên đó là cái quan trọng thứ hai, mà cái quan trọng thứ nhất, làm rường cột cho tất cả là cái tứ thơ, nó chủ đạo cả bài. Làm thơ khó nhất là tìm tứ” [30, tr.117]. Ông giải thích thêm: “Ý là khái niệm và suy nghĩ do từ cuộc sống mà rút ra được… Từ cuộc sống mà rút ra ý, ý ấy muốn trở về tác động lại vào cuộc sống… ý ấy nên trở thành tứ … Ý là của chung của mọi người, tứ mới là của riêng của mỗi thi sĩ” [30, tr.118]. Điều này chúng ta thấy rõ trong thực tiễn sáng tạo thơ ở nhiều tác giả, nhiều thời đại và quốc gia. Cùng một cảnh, một ý người thiếu phụ trông chồng, các nhà thơ đời Đường (618 - 907) đã để lại cho nhân loại những tứ thơ muôn thuở: Bài hát đêm thu (Lý Bạch), Xuân Oán (Kim Xương Tự), Bài hát Lũng Tây (Trần Đào),… Ở Việt Nam, những cuộc chia tay, người vợ nhớ chồng ngoài mặt trận khi chiến tranh thời nào cũng có, nhưng nỗi nhớ chồng của người phụ nữ trong bài thơ Thăm lúa của Trần Hữu Thung thì lại rất riêng, mang dấu ấn thời đại, khi người phụ nữ đã có ý thức về mình, về xã hội. Nhớ chồng trong công việc, trong lúc đi thăm đồng, nơi “Em tiễn anh lên đường”, nhớ chồng theo từng bước chuyển của cách mạng, nhớ chồng trong không khí thi đua sản xuất. Nhà thơ Tế Hanh trong hoàn cảnh phải xa cách quê hương, nhớ thương da diết đã xây dựng được nhiều tứ thơ hay, độc đáo: Nhớ con sông quê hương, Chiêm bao, Mặt quê hương,...
Ý thì chung nhưng mỗi bài là một sáng tạo về phương diện tứ, cấu tứ, phù hợp với tâm tư tình cảm, hoàn cảnh cụ thể. Như vậy, có ý rồi nhà thơ phải thể hiện ý như thế nào cho truyền cảm, xúc động, thể hiện trong một chỉnh thể bao quát toàn bài bằng liên kết những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu, để làm bật lên ý thơ. Nói như Mã Giang Lân: “Tứ thơ là hình dạng của ý thơ. Tứ thơ không phải là hình tượng thơ, nhưng tứ thơ chỉ đạo trực tiếp và tạo nên sự vận động của hình tượng thơ. Nó dẫn dắt cảm xúc, suy nghĩ để đưa đến chiều cao khái quát. Nó làm cho ý thơ lộ ra dáng vẻ riêng cụ thể, nó làm cho ý tránh được sự khô khan trừu tượng” [88, tr.116].
Trở về trường hợp Xuân Diệu,có thể thấy ông luôn suy nghĩ, từ những sự kiện của đời sống, rút ra ý, rồi từ ý ấy nhào nặn ở một trình độ cao hơn: xây dựng tứ thơ. Có những tứ thơ được sự gợi ý của đời sống, có những tứ thơ phải tìm phải kiếm, có những tứ thơ hình thành từ tư duy nghệ thuật của nhà thơ như Lời kỹ nữ, Nguyệt Cầm, Hy mã lạp sơn, Lệ, Sa Pa, Chào thầy giáo Phụng, Mã Pí Lèng, Sự sống chẳng bao giờ chán nản, Quả sấu non trên cao, Hồ Rít Xa, Anh địa chất và những triệu năm,... Các bài thơ trên có kết cấu đối, chặt chẽ, đem lại xúc động mạnh cho người đọc và những tứ thơ ấy cũng bộc lộ tài năng trong quá trình sáng tạo thơ, cách khám phá hiện thực và khả năng khái quát, quan điểm và thị hiếu thẩm mỹ của nhà thơ. Quan sát thơ Xuân Diệu, chúng tôi thấy các tứ thơ được hình thành chủ yếu theo hai phương thức: tứ thơ hình thành do cuộc sống gợi ý và tứ thơ hình thành từ tư duy nghệ thuật của nhà thơ. Thực ra không thể rạch ròi như thế, thơ nào cũng phải từ cuộc sống, qua tâm hồn, xúc cảm mà thành; nhưng tạm phân chia để có cái nhìn kỹ hơn và tạo điều kiện cho việc trình bày.
4.2.1. Tứ thơ hình thành từ cuộc sống
Từ cuộc sống toát ra ý và nhà thơ rung động cùng với ngôn ngữ, nhịp điệu, âm thanh, hình ảnh, tái tạo thành tứ thơ. Cuộc sống gợi ý cho việc xây dựng tứ thơ. Chúng tôi chú ý đầu tiên tới bài Sa Pa, một bài thơ ca ngợi cảnh vật, sự việc thiên nhiên bằng một cảm xúc mới:
Sa Pa hè mát hơn thu
Chỉ làn không khí cũng ru dịu người
Không gian mát dịu thanh sạch “trời đất nhẹ, nước non xanh” ưu đãi con người. Lần đầu được đến Sa Pa, với nhà thơ cảnh nào cũng đẹp, cũng lạ, vật nào cũng hấp dẫn:
Phăng Xi Păng! Biết bác rồi
Bác xanh như thế đến trời cũng thua...
Rễ thông ngủ giấc ngàn niên
Tay người nâng dậy cất nên hương lừng
Đào nhiều tưởng chừng lạc lối đào nguyên, đồng bào áo chàm đến lớp học chữ, núi khe nhà cửa cheo leo. Tác giả thăm vườn cây lấy hạt, rau tươi bốn mùa, thăm hoa, thăm đá, thăm Cầu Mây vắt giữa trời,... Và bài thơ kết lại, cũng là kết thúc tứ thơ:
Sa Pa nhẹ đất thơm trời
Hè nung tắt lửa, hồn người thênh thênh
Sa Pa là thế. Thiên nhiên ban tặng cho con người là thế. Xây dựng tứ thơ thể hiện trực tiếp tầm suy nghĩ và tài năng của nhà thơ. Ở dẫn chứng trên, chúng ta thấy suy nghĩ và tài năng ấy được hình thành phụ thuộc rất nhiều vào bản thân cuộc sống, vào thái độ sống của nhà thơ.
Bài Sa Pa ca ngợi thiên nhiên, bài Chào thầy giáo Phụng ca ngợi con người, ca ngợi đồng bào miền xuôi lên xây dựng miền núi. Có ý rồi. Và có thể ý này nhiều người cũng đã nghĩ tới. Cái khó ở đây là xây dựng tứ thơ, hình tượng hóa cái ý ấy sao cho độc đáo, riêng của cá nhân nghệ sĩ. Ông gặp một số người lên Sa Pa nghỉ mát, họ kể trên bản Mèo có thầy giáo Phụng, thầy giáo rất vui khi gặp và trò chuyện với họ. Nhà thơ “Ơ rê ka! Tìm thấy rồi! Tôi tự reo thầm với mình như thế, tôi đã vớ được tứ thơ rồi! Ngày mai bản thân tôi sẽ lặn ngòi lội suối tự đi lên bản Mèo để mà Chào thầy giáo Phụng” [30, tr.120]. Ông thấy tìm được tứ, ca ngợi qua một thầy giáo người Kinh lên dạy học ở quê hương mới thì dễ viết hơn và đằm thắm hơn. Bài thơ xoay quanh sự chào, tiếng chào, cách chào, thì sáng hẳn lên. Trong thực tế, nhà thơ đã lên thăm thầy giáo Phụng trên bản Mèo, chào thầy giáo người Kinh duy nhất lúc đó đã lặn lội lên trên vùng núi cheo leo ấy dạy chữ cho con em người dân tộc. Mở đầu bài thơ: Đi qua Thác Bạc, Cầu Mây
Tự xa tôi đến nơi này chào anh
Tiếp đến là ba lời chào dưới ba khía cạnh. Một là chào anh lên đây “ba cùng” với đồng bào Mèo:
Chào thầy giáo Phụng tuổi xanh
Cách quê Tiền Hải Thái Bình bốn năm...
Hai là chào anh vượt khó, chịu khổ, dạy sáu, tám em nhỏ cả lớp hai, lớp ba:
Chào thầy giáo Phụng ân cần
Trường anh vách gỗ tình thân như nhà...
Ba là chào cái tinh thần cần mẫn dạy dỗ:
Chào thầy giáo Phụng mến thương
Mùa đông cóng quá dễ thường nước đông
Dân yêu nên thật ấm lòng
Chữ trên bảng viết như dòng nước khe
Sau ba lần chào là kết, tứ thơ kết thúc:
Đi qua Thác Bạc, Cầu Mây
Tự xuôi tôi đến nơi này chào anh
Bài thơ hoàn chỉnh, kết cấu toàn bài chặt, nhờ tứ thắt lại.
Bài thơ tiếp theo Mã Pí Lèng, cũng viết về miền núi, ca ngợi thiên nhiên đẹp hùng tráng nên thơ và con người dũng cảm sáng tạo. Những hình ảnh, nhịp điệu có sẵn trong thực tế được chọn lọc, nâng cao có tính tạo hình. Thiên nhiên hiểm trở cheo leo, tạo cho thơ một hình tượng độc đáo. Và con người, lớp trẻ, khỏe, thể hiện trong không khí lao động khẩn trương của thanh niên xung phong mở đường Mã Pí Lèng (Sống mũi ngựa):
Mã Pí Lèng, danh bất hư truyền
Sống mũi ngựa, núi cao thẳng đứng
Núi điệp trùng núi tỏa bốn bên
Đá gan trâu gãy choòng, đá cứng
Sương mù dưới vực vút bay lên
Bạc lẫn màu mây mờ đỉnh dựng!
Các chi tiết, ngôn từ đều phục vụ đắc lực cho tứ thơ phát triển để cuối cùng ý thơ được lộ ra trong vẻ đẹp hoàn chỉnh. Như vậy tứ thơ chi phối cả bài, nó quy định điểm mở đầu và nơi kết thúc, nó định hình cho bài thơ. Ba bài thơ đều có ý, có tinh thần ca ngợi: ca ngợi con người, ca ngợi thiên nhiên đất nước, nhưng mỗi bài có tứ riêng, thần thái riêng, sáng tạo riêng.
Chúng ta khảo sát bài Hồ Rít xa của Xuân Diệu sẽ thấy cái lẻ loi đơn chiếc của nhà thơ, bằng một tứ thơ tài tình. Thiên nhiên gợi hứng. Một sáng rủ em thăm hồ. Cảnh đẹp. Thường tình người ta nghĩ tới niềm vui, trước non nước bao la trong sạch “Cuối thu vàng núi quanh bờ”, nghĩ tới lứa đôi thắm thiết giao hòa cùng cảnh vật:
Hồ xinh như ngọc như hoa
Nước xanh êm một, mà ta êm mười
Hai ta: dưới nước, trên trời
Tàu con rẽ sóng giữa chơi vơi hồ...
Em cười đôi ngọc mắt đen
Nửa in sắc nước nửa chen sắc trời
Niềm vui tưởng đã thần tiên, viên mãn, nhưng hai câu cuối bài:
Đấy là anh tưởng tượng thôi
Nước ơi, chỉ một mình tôi ngắm hồ
Câu kết bất ngờ, tập trung gân cốt bài thơ, làm thành điểm sáng của tứ thơ. Và ý của bài thơ càng đậm càng sâu, một sự đối lập nghiệt ngã: cái vui dào dạt hạnh phúc đắm say với cái đơn lẻ “một mình” tội nghiệp. Nói về nỗi cô đơn như thế thật thấm thía, xót xa.
4.2.2. Tứ thơ hình thành từ tư duy nghệ thuật của nhà thơ
Tứ thơ hình thành từ tư duy nghệ thuật của nhà thơ không đơn thuần chỉ là do suy nghĩ, tư duy mà vẫn có tác động tương thông với cuộc đời, xã hội. Tuy nhiên, nói tứ thơ hình thành từ tư duy nghệ thuật là nhằm nhấn mạnh đến ý thức chủ quan của nghệ sĩ trong những trạng thái, những khoảnh khắc nhất định. Nguyệt cầm, Lời kỹ nữ, đều ở đầu tập Gửi hương cho gió, đều biểu hiện cái tôi cô đơn, lạnh lẽo, rợn ngợp của chính nhà thơ.
Ở Nguyệt cầm, chúng ta chú ý đến sự cộng hưởng của ánh sáng, âm thanh. Ánh sáng là ánh trăng đêm thủy tinh, là biển pha lê, là sương bạc, ánh sao khuê. Âm thanh là tiếng đàn, tiếng vang của sỏi, và có thể là cả tiếng vang rung của lòng người, của “chiếc đảo hồn tôi” lạnh buồn tê tái. Âm thanh, màu sắc, nhịp điệu hòa vào nhau, lan truyền tới tận cùng của mọi giác quan nghệ sĩ và người đọc cũng không thoát ra được:
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần!
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi buồn như lệ ngân.
Mây vắng trời trong đêm thủy tinh
Linh lung bóng sáng bỗng rung mình
... Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi.
... Bốn bề ánh nhạc biển pha lê
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề.
Bài thơ đậm chất tượng trưng này khó mà diễn giải chính xác. Nhạc điệu trong và lạnh, sang trọng và linh thiêng. Chúng ta cảm được, rung động được và cũng nhận được cái rùng mình ghê lạnh: trăng nhập vào dây cung đàn lạnh, tiếng đàn rơi từng giọt như lệ ngân, đàn ghê như nước, trời đêm trong suốt trăng càng sáng lạnh. Bốn bề ánh sáng, âm thanh đều buốt giá, thị giác, xúc giác, cảm giác cùng lúc rùng mình ớn lạnh đạt tới đỉnh cao: “Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê”. Nhà thơ ý thức, cảm nhận từ trong tâm hồn mình về sự cô đơn lạnh vắng và đã thể hiện bằng một tứ thơ đầy biến ảo.
Vẫn bộc lộ nỗi cô đơn, Lời kỹ nữ lại được cấu tứ theo cách khác, theo mạch tự sự của nhân vật trữ tình, người kỹ nữ. Người kỹ nữ chính là sự hóa thân của nhà thơ. Nhà thơ nhập vai người kỹ nữ, cái tôi nghệ thuật hóa ấy bộc bạch những khao khát được giao cảm với đời, với người, nhưng chỉ nhận được sự xa lánh lạnh lùng nên càng cô đơn, trống vắng, chơi vơi, ớn lạnh. “Tác giả mượn một hình ảnh thơ xưa, người ca kỹ đem tiếng hát, tiếng đàn đến mua vui cho mọi người nhưng rồi cuối cùng tất cả lại ra đi, niềm vui tắt dần và chỉ còn lại nỗi buồn cô đơn ở con người mà không ai tìm đến để chia sẻ cảm thương” [10, tr.248]. Bao trùm cả bài thơ là cô đơn. Bài thơ mở đầu bằng lời mời, khẩn cầu, níu giữ của người kỹ nữ:
Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa
Vội vàng chi trăng sáng quá khách ơi
Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời
Khách không ở, lòng em cô độc quá
Đúng là van xin dâng hiến: “Tay em đây... Đây rượu nồng. Và hồn của em đây. Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử”. Tha thiết và tủi cực: “Chớ đạp hồn em”. Run rẩy tội nghiệp: “Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo - Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da”. Lời khẩn cầu đến đẫm lệ: “Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt”. Nhưng cuối cùng không chút hy vọng:
Xao xác canh gà trăng ngà lạnh buốt
Mắt run mờ kỹ nữ thấy sông trôi
Du khách đi - Du khách đã đi rồi.
Huy Cận nhận xét Lời kỹ nữ “Là một bài thơ chất chứa tình cảm sâu và tư tưởng lớn của Xuân Diệu, đặc biệt là sự cô đơn, cô đơn đến mức không tự mình chịu đựng nổi, nhưng không thể tìm được sự chia sẻ” [10, tr.248]. Cô đơn và lạnh buốt, cô đơn đến tận cùng không nơi bấu víu. Tứ thơ đã điều hành ngôn từ, hình ảnh, vần điệu, nhịp điệu, để tô đậm ý thơ. Lời kỹ nữ thực sự là đỉnh điểm của sự cô đơn, và sự khao khát sẻ chia chỉ có thể có được trong một môi trường, một hoàn cảnh mới của xã hội.
Sau Cách mạng, nhà thơ hòa vào cuộc sống lớn của nhân dân, “chặt cái bùi ngùi” và xây dựng tứ thơ mang tâm thế, tâm trạng chủ động. Từ bao nhiêu cảnh ngộ đau thương tủi cực trong xã hội cũ, những hình ảnh tươi vui của cuộc đời mới, Xuân Diệu hoàn thành bài Lệ: “Xưa lệ sa, ta oán hận đất trời. Nay lệ hòa, ta lại thấy 110 đời tươi!”. Đặc biệt là hai bài: Sự sống chẳng bao giờ chán nản và Quả sấu non trên cao. Bằng thực tế, chất liệu phong phú, bề bộn, Xuân Diệu khái quát: Sự sống chẳng bao giờ chán nản. Đó là những suy nghĩ tích cực về cuộc sống. Cuộc sống thuộc về chúng ta, cái chết là ở phía kẻ thù. Cái ý nghĩa triết học sâu sắc ấy được nhà thơ triển khai qua nhiều nấc thang nhận thức, bằng những hình ảnh sinh động. Song song đối lập giữa ta và địch, các chi tiết xác thực minh chứng sức sống của ta: ta là sự sống, và giặc Mỹ - cái chết - dù có trá hình vẫn là cái chết. Tinh thần lạc quan của nhà thơ có cội nguồn từ tư tưởng thời đại và được in sâu bền vững trong ý thức mỗi người Việt Nam trong những năm chống Mỹ cứu nước gian khổ nhưng tự tin, tự hào: “Chúng ta chính là sự sống”. Tứ thơ vận động mang tính khái quát: giặc Mỹ gây tội ác nhưng “sự sống chẳng bao giờ chán nản”, sự sống vẫn phát triển bền vững, vĩnh hằng:
Nhất định chúng ta gìn giữ nhóm nhen sự sống
Vẫn cứ nở hoa, chim kêu, cuộc đời lồng lộng
Nhất định trời cao đất rộng còn vui nắng sớm mây trưa...
Quả sấu non trên cao tiếp tục tư tưởng ý nghĩa triết lý như bài thơ trên, vẫn giàu suy ngẫm chiêm nghiệm. Bài thơ được cấu tứ trên nền cảm xúc liền mạch. Mở đầu là những quan sát tinh tế hình ảnh chùm quả sấu non: “Mấy quả sấu con con - Như mấy chiếc khuy lục - Trên áo trời xanh non”. Trời rộng vô cùng, mấy quả sấu non càng nhỏ. Giữa cái vô biên của bầu trời, mấy quả sấu non hồn nhiên, vô tư dỡn cùng mây trắng. Đó là tả, là kể cụ thể, tỉ mỉ hình ảnh mấy quả sấu non. Các khổ thơ tiếp theo, chuyển sang cảm nhận sự hình thành của chùm quả sấu, sự kỳ diệu của sinh thành, của sự sống: “Mấy hôm trước còn hoa - Mới thơm đây ngào ngạt - Thoáng như một nghi ngờ - Trái đã liền có thật”. Và một chút ngỡ ngàng:
Ôi! Từ không đến có
Xảy ra như thế nào?
Đến đây, chất suy ngẫm triết lý bộc lộ rõ: từ không đến có, từ hoa thành quả, diễn ra như thế nào? Sự sống cứ tồn tại, phát triển bền bỉ vượt lên mọi sự tàn phá của thời gian, của kẻ thù sự sống, đúng là “sự sống chẳng bao giờ chán nản”:
Trái non như thách thức
Trăm thứ giặc thứ sâu
Thách kẻ thù sự sống
Phá đời không dễ đâu
Như vậy tứ thơ vận động làm rõ ý của bài: sự sống phát triển theo quy luật tuần hoàn bền vững thường tình “thách kẻ thù sự sống”, sự sống là bất diệt.
Chúng ta có thể nhận thấy một số bài thơ khác của Xuân Diệu được hình thành, ổn định mang nét riêng là nhờ có tứ. Tất nhiên không phải bài thơ nào cũng có tứ, không có tứ nhưng vẫn hay, đặc sắc, lại nhờ ở phẩm chất khác. Nhưng thông thường những bài thơ có tứ để lại những ấn tượng tư tưởng sâu đậm và về kết cấu, bài thơ có sự nhất quán tổng thể. Qua những tứ thơ, nhà thơ thể hiện khả năng, trình độ tư duy khái quát. Điều này không phải nhà thơ nào cũng có. Thơ Nguyễn Bính hay ở tình cảm dạt dào, ở cách kể những mối tình đơn phương dang dở, những lỡ bước tha hương. Thơ Anh Thơ còn lại là nhờ ở cách tả, tả cảnh, tả tình chi tiết, sinh động. Nhiều bài thơ của Xuân Diệu không có tứ nhưng vẫn có sức lay động bởi nồng nàn lôi cuốn, câu chữ nhịp điệu biến hóa tài tình,...
Kết cấu toàn bài là điều Xuân Diệu rất chú ý. Nhiều bài thơ của ông rất chặt chẽ, cân đối, mở ra và kết lại có sự hô ứng, nâng đỡ nhau. Khác với kết cấu hình thức thơ của những thế hệ 7X, 8X, khác ngay cả với thế hệ nhà thơ 4X hiện nay còn viết. Thơ hôm nay nhiều khi mở và kết thoáng, liên hệ phóng túng, tư duy gián đoạn, bài thơ như xộc xệch, chông chênh. Với Xuân Diệu, “Trong một bài thơ, cũng như trong một bức tranh, tất cả các nét đều phục tùng cái ý chung của toàn bài, đều ở trong một từ trường mà người điều khiển là thi sĩ” [30, tr.161]. Điều này tỏ ra Xuân Diệu mới, nhưng vẫn không đoạn tuyệt với truyền thống. Thơ cổ Trung Hoa (thơ Đường), thơ cổ Việt Nam, kết cấu theo một khung vững chắc. Tứ tuyệt hay bát cú phải đủ: đề - thực - luận - kết, và triển khai theo hướng khai - thừa - chuyển - hợp, ...
Thơ Xuân Diệu không vững chắc như thế. Thơ Xuân Diệu là Thơ mới. Mới về tâm hồn, về thể cách, nhưng thể cách vẫn vững vàng. Mỗi bài thơ của ông là một kết cấu toàn vẹn, một chỉnh thể nghệ thuật: Yêu, Phải nói, Mời yêu, Giục giã, Tình thứ nhất, Sương mờ, Yêu mến, Ngói mới, Mũi Cà Mau, Biển, Chào thầy giáo Phụng, Những đêm hành quân,...
Thơ Xuân Diệu nhiều trường hợp kết cấu theo lối vòng tròn, câu cuối khổ cuối lặp lại câu đầu khổ đầu, gói bài thơ lại. Cách thao tác thường gặp là láy lại câu thơ, nhấn mạnh ý, chủ đề bài thơ. Bài Yêu chỉ có 3 khổ, 12 câu thơ và câu kết. Một câu thơ mang tính chiêm nghiệm tổng kết, xuất hiện ở cả ba khổ thơ, đồng thời làm nhiệm vụ mở, kết bài thơ.
Khổ 1:
“Yêu là chết ở trong lòng một ít”.
Vì yêu mà chưa chắc được yêu,
yêu nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu.
Khổ 2:
“Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Yêu là chết ở trong lòng một ít”
Khổ 3:
Yêu là lạc lối giữa u sầu mù mịt, cảnh đời chỉ là sa mạc vô liêu, nên “Yêu là chỉ ở trong lòng một ít”. Bài thơ dồn nén, đan cài, gắn kết , tô đậm cái bi kịch khi yêu. Câu thơ “Yêu là chết ở trong lòng một ít” láy lại ở giữa bài như một đường chỉ khâu nối các khổ thơ nên kết cấu toàn bài càng bền chặt. Cùng cách kết cấu ấy, bài Phải nói, câu đầu và cuối láy lại đến bốn lần: “Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ”. Có bài 2 câu kết láy lại hai câu đầu:
Sương lan mờ, bờ sông tưởng gần nhau
Sương lan mờ, và lòng tôi nghe đau
(Sương mờ - Gửi hương cho gió)
Bao nhiêu sầu, ôi sầu biết bao nhiêu
Khi yêu tình, khi theo mãi tình yêu
(Yêu mến - Gửi hương cho gió)
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ
Em, em ơi, tình non đã già rồi
(Giục giã - Gửi hương cho gió)
Có khác chút ít ở đầu bài “Tình non đã già rồi”, ở cuối bài thay chữ đã bằng chữ sắp “tình non sắp già rồi”.
Những năm sau này, dù cuộc sống nhiều đổi thay, thực tại, thực tế sôi động khẩn trương, trong quá trình sáng tạo thơ, Xuân Diệu vẫn chú ý đến cách kết cấu toàn bài như thế, láy lại câu thơ, có khi cả khổ thơ. Bài Mũi Cà Mau, bốn lần láy lại câu thơ “Tổ quốc tôi như một con tàu”. Bài Chào thầy giáo Phụng ba lần lặp lại hai câu thơ mở đầu:
Đi qua Thác Bạc, Cầu Mây
Tự xa tôi đến nơi này chào anh
Câu kết thay chữ xa bằng chữ xuôi: “Tự xuôi tôi đến nơi này chào anh”, để lưu ý không phải tác giả ở Sa Pa lên mà từ miền xuôi, từ Hà Nội băng ngàn vượt suối lên cao này chào thầy giáo.
Đây là cách kết cấu hình thức chặt chẽ, mở bài và kết thúc bài đều là những câu thơ, đoạn thơ giống nhau về nghĩa, nhịp điệu, độ dài, cấu trúc, tạo cho bài thơ thành một vòng khép kín.
Bài Biển toàn vẹn theo cách khác. Ngoài việc láy lại câu thơ đầu ở giữa bài: “Anh không xứng là biển xanh”, là láy lại cặp từ anh - em, láy lại các hình ảnh sóng đôi: biển và bờ, sóng biếc và bãi cát vàng, tượng trưng cho tình yêu say mê, nồng nhiệt. Xuân Diệu thường tâm sự: nếu chọn bài hay nhất trong thơ ông thì chọn Lời kỹ nữ, Nguyệt Cầm, còn chọn bài tiêu biểu nhất của ông thì chọn bài Biển. Đúng, Biển rất tiêu biểu cho tâm hồn nhà thơ, là sự hóa thân cái tôi nhà thơ khao khát một tình yêu đắm say, rạo rực, mãnh liệt, vĩnh hằng, rất Xuân Diệu:
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Mong ước thiết tha “Anh xin làm sóng biếc - Hôn mãi cát vàng em - Hôn thật khẽ thật êm - Hôn êm đềm mãi mãi .. Đến tan cả đất trời - Anh mới thôi dào dạt... Cũng có khi ào ạt - Như nghiến nát bờ em”. Và kết thúc bài thơ:
Như hôn mãi ngàn năm không thỏa
Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!
Mối tương giao giữa anh và em, biển và bờ, sóng biếc và bãi cát vàng luôn gắn kết, hòa điệu nhịp nhàng. Bài thơ triển khai nâng dần cảm xúc đến cao trào về một tình yêu đích thực, trần thế. Và kết cấu hình thức cũng bền chặt như chính nội dung cảm hứng của thơ. Như vậy kết cấu hình thức bài thơ của Xuân Diệu tạo điều kiện cho các chi tiết, hình ảnh, ngôn từ,... châu tuần tập trung làm nổi bật ý trung tâm của bài thơ. Và điều đó cũng chính là nhà thơ đã xây dựng thành công những tứ thơ sáng tạo, nhiều biến hóa.
4.3. Sáng tạo câu thơ
Câu thơ chính là một phần của đoạn thơ, bài thơ. Dù ngắn hay dài, câu thơ phải là một đơn vị duy nhất về cú pháp, về nghĩa và cảm xúc, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành bài thơ. Câu thơ là điểm khởi đầu để phát triển thành bài thơ, có khi là điểm sáng, chuyển tải chủ đề, nội dung cảm hứng chính của bài thơ. Là đơn vị cơ bản kiến tạo bài thơ, câu thơ có mối quan hệ với đoạn thơ, bài thơ.
Khi đề cập đến cách hiểu về câu thơ, chúng ta không thể không nói đến mối quan hệ giữa câu thơ và dòng thơ. Trong thơ truyền thống, câu thơ và dòng thơ là một, mỗi dòng thơ thường trọn vẹn một ý. Đến thơ hiện đại, quan niệm đó không hoàn toàn đúng, câu thơ và dòng thơ không hoàn toàn đồng nhất. Thơ ngày nay, có khi hai, ba dòng mới thành một câu trọn nghĩa và một dòng thơ có thể ôm chứa nhiều câu thơ.
Xuân Diệu đã sáng tạo nhiều câu thơ mang dấu ấn riêng của ông. Trong Tiếng Thơ, ông quan niệm: “Câu thơ dở giống nhau trong cái vô vị nhạt nhẽo mà thôi, những thi sĩ không làm nổi một câu lục bát của mình phân biệt với điệu lục bát của những người xung quanh thì chưa phải là thi sĩ” [19, tr.82]. Khảo sát những sáng tạo câu thơ của Xuân Diệu chúng tôi chú ý đến những câu thơ vắt dòng, câu thơ kết bài và các kiểu câu thơ.
4.3.1. Câu thơ vắt dòng
Một câu thơ vắt dòng được hiển thị ít nhất hơn một dòng thơ. Có khi hai, ba dòng mới thành một câu trọn nghĩa và phải căn cứ vào nội dung mới nhận ra. Trong thời kỳ Thơ mới (1932 - 1945) thì thơ vắt dòng được tiếp thu từ thơ Pháp, được thừa nhận và sáng tạo như là một thủ pháp đặc biệt. Thế Lữ, người mở đầu:
- Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm
Hây hây thục nữ mắt như thuyền
Gió thu hoa cúc vàng lưng dậu
Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên
(Thu - Gửi hương cho gió)
- Có lẽ mùa xuân líu lưỡi tôi
Lời dâu tôi nói chửa nên lời
Dâu vừa mơn mởn, vừa xa thẳm
Vừa lá long lanh, hom mát tươi
(Trên bãi sông Hồng - Tôi giàu đôi mắt)
Bên cạnh những từ rất mới, rất hiện đại, Xuân Diệu dùng nhiều từ cổ, từ Hán Việt:
- Những đêm vàng vấn vít nguyệt tơ vương
Đi không nỡ ở trên đường bạch lộ
- Và một buổi, nổi cơn buồn thệ thủy
... Ra sông thơ, vào biển rộng thiều thanh
(Lời Bá Nha - Gửi hương cho gió)
- Mây đầy trời hôm ấy phủ sơn khê
(Tình thứ nhất - Gửi hương cho gió)
- Ta nằm đây như một ảỉ quan xa
(Riêng tây - Gửi hương cho gió)
- Hồ thần tiên rền rĩ bóng tà huân
(Thanh niên - Gửi hương cho gió)
- Áo chị nữ tì lau chẳng ráo
Gửi người sương phụ thấm canh thâu
(Lệ - Riêng chung)
- Xa xôi mộng nguyệt vẩn vơ hồn
(Đã tới mặt trăng - Riêng chung)
Còn nhiều nữa: gót sen, tơ vương, bóng chiếc, nương tử, giai nhân, thục nữ, hảo cầu, nhật nguyệt, âm phủ, dương gian, vó câu, kim cổ, sen ngó đào tơ, lệ kiều, kiều diễm,… Và những điển cố, điển tích: Tầm Dương, Dương Quan, Hậu Đình hoa, Bao Tự, Ly Cơ, Đường Minh Hoàng, Dương Quý Phi, Bá Nha, Tử Kỳ, ...
- Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người
(Nguyệt cầm - Gửi hương cho gió)
- Tôi yêu Bao Tự mặt sầu bi
Tôi mê Ly Cơ hình nhịp nhàng
Tôi tưởng tôi là Đường Minh Hoàng
Trong cung nhớ nàng Dương Quý Phi
(Nhị hồ - Thơ thơ)
Đến đây chúng ta thấy rõ, hệ từ ngữ trong thơ Xuân Diệu là mới, là sáng tạo, độc đáo, ấn tượng nhưng, một mặt, vẫn còn bị níu kéo bởi hệ từ ngữ truyền thống. Dù ý thức hay không thì hệ từ ngữ này cũng tạo một sắc thái riêng cho thơ Xuân Diệu và mặt khác, cũng nói lên một điều: nhà thơ khó lòng cưỡng lại được những gì là căn cốt truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức tâm hồn. Sự thay đổi vốn từ ngữ của một nhà thơ không dễ dàng nếu như chưa ý thức đầy đủ về một cách tân quyết liệt, triệt để và nhất là chưa có sự thay đổi đích thực tâm thế sống và hoạt động.
4.1.3. Hệ từ ngữ kết tinh truyền thống và hiện đại
Xuân Diệu, ngay từ thời Thơ mới, đã có ý thức du nhập "kỹ thuật" thơ phương Tây, đến nỗi nhiều người nhận xét thơ ông "Tây quá". Thực ra, nếu chỉ đơn thuần dùng kỹ thuật thơ phương Tây, dù là kỹ thuật tân kỳ, Xuân Diệu cũng không thể chinh phục được người đọc như ông đã chinh phục. Chính hồn Việt, hồn phương Đông, đã khiến thơ Xuân Diệu được người Việt yêu thích. Và sự chân thành đến tận cùng, đến không ngại ngần sử dụng những ngôn từ dân dã, sù sì, đã khiến thơ Xuân Diệu đặc biệt gần gũi với đời thường.
Sự kết tinh truyền thống và hiện đại làm cho từ ngữ thơ mới mà không xa lạ, hiện đại mà tinh luyện, trong sáng, quen thuộc mà sâu xa, tinh tế, gợi cảm:
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu
(Vì sao - Thơ thơ)
hoặc:
Núi cao chót vót chon von
Anh xây xây mãi chưa tròn tình yêu
(Trên đỉnh non cao)
Thật là hồn nhiên, thuần thục, không còn cái bỡ ngỡ, ngượng nghịu “tựa trẻ con học nói”.
Càng về sau, sự trong sáng thuần Việt càng thể hiện rõ trong từ ngữ thơ Xuân Diệu. Từ ngữ trần tục đời thường được nâng cao, kết tinh thành những sáng tạo độc đáo. Cách diễn đạt cũng không còn “Tây” nữa mà mềm mại sáng rõ. Những ẩn dụ so sánh rất có hồn:
Trái đất - ba phần tư nước mắt
Đi như giọt lệ giữa không trung
(Lệ - Riêng chung)
Yêu với căm hai đợt sóng ào ào
Vỗ bên lòng, dội mãi tới trăng sao
(Những đêm hành quân - Hai đợt sóng)
Xa gì xa bề ngang chiếc đũa
Chỉ bắc cầu giải yếm cũng vừa sang
(Gửi sông Hiền Lương - Riêng chung)
Dựa vào thơ ca dân gian, nhà thơ làm mới mà thân tình, da diết. Nói về đất nước, tình yêu bền chặt thủy chung với non sông, Xuân Diệu cũng dựa vào lời ăn tiếng nói dân gian, dân tộc để bộc lộ mình. Dùng cách xưng hô mình - ta rất gần gũi, tha thiết:
Hỡi mình, những núi Chư Lây
Uốn quanh Trà Khúc, tuôn đầy Cửu Long...
Hỡi mình, nắng sớm đèn hôm
Mình chung thủy tựa cơm thơm bếp hồng
Không! Ta chẳng muốn mơ mòng
Muốn ôm mình chặt giữa vòng tay ta
(Hỡi mình - Mũi Cà Mau)
Những kết hợp từ đậm chất dân gian rất gợi mà hiện đại:
- Nằm một đêm đò sáng tới nơi
(Tâm sự với Quy Nhơn - Thanh ca)
- Tháng ba gió nam non
Tháng sáu gió nam già
(Phan Thiết - Thanh ca)
- Thôi em nghỉ việc, khuya rồi
Chăn mưa em đắp cùng trời với anh
(Mưa - Cầm tay)
- Tàu ta qua rồi đẹp vẫn mênh mông
(Chào Hạ Long - Riêng chung)
- Đầu năm cái rét tê cong chiếu
(Mã Pí Lèng - Một khối hồng)
Đặc biệt chúng ta lưu ý đến việc Xuân Diệu đưa vào thơ mình gần như nguyên vẹn câu ca dao Nam Bộ, chỉ đổi một từ mà làm thay đổi cả thần thái, sức lan tỏa của tình cảm:
Ghe lui còn để dấu dằm
Người yêu đâu vắng chỗ nằm còn đây
(Ca dao)
Nhà thơ chỉ đổi một từ “chỗ nằm” bằng “dấu nằm”, lời thơ vẫn nhuần thắm mà hiện đại: Ghe lui còn để dấu dằm Người yêu đâu vắng dấu nằm còn đây Từ “dấu nằm” ấy mới hình dung được:
Dấu người yêu dấu thanh thanh
Mình trong chăn đắp, tóc quanh gối nằm
“Ghe lui còn để dấu dằm”
Người yêu đâu vắng dấu nằm còn thương
(Dấu nằm)
Chúng tôi tạm chia ngôn ngữ thơ Xuân Diệu theo ba hệ từ ngữ, cũng chỉ là tương đối để dễ khảo sát. Trong thực tế, nhiều khi các hệ từ ngữ đó đan xen, hòa vào nhau khó có thể phân tách rạch ròi.
Từ ngữ thơ Xuân Diệu mới nhưng không phải hoàn toàn đoạn tuyệt với từ ngữ dân gian, truyền thống. Nhìn chung là bứt phá tìm tòi để làm mới nhưng vẫn dựa vào truyền thống để sáng tạo, nhất là khi việc học tập thơ ca dân tộc, dân gian, cổ điển đến hiện đại đã thành ý thức thường trực trong tư duy sáng tạo của nhà thơ. Từ dân gian, mạch nguồn dân tộc, sự kết tinh trong ngôn ngữ thơ đã đạt đến trình độ cao: dân tộc mà hiện đại, trong sáng mà sâu sắc.
4.2. Sáng tạo tứ thơ
Xuân Diệu có một tiểu luận bàn riêng về tứ thơ: Tìm tứ cho một bài thơ, trong đó ông nhấn mạnh: “Lao động thơ trước hết là kiếm tứ… Ngôn từ, lời, chữ, vần rất quan trọng, bởi là nghệ thuật của ngôn ngữ. Tuy nhiên đó là cái quan trọng thứ hai, mà cái quan trọng thứ nhất, làm rường cột cho tất cả là cái tứ thơ, nó chủ đạo cả bài. Làm thơ khó nhất là tìm tứ” [30, tr.117]. Ông giải thích thêm: “Ý là khái niệm và suy nghĩ do từ cuộc sống mà rút ra được… Từ cuộc sống mà rút ra ý, ý ấy muốn trở về tác động lại vào cuộc sống… ý ấy nên trở thành tứ … Ý là của chung của mọi người, tứ mới là của riêng của mỗi thi sĩ” [30, tr.118]. Điều này chúng ta thấy rõ trong thực tiễn sáng tạo thơ ở nhiều tác giả, nhiều thời đại và quốc gia. Cùng một cảnh, một ý người thiếu phụ trông chồng, các nhà thơ đời Đường (618 - 907) đã để lại cho nhân loại những tứ thơ muôn thuở: Bài hát đêm thu (Lý Bạch), Xuân Oán (Kim Xương Tự), Bài hát Lũng Tây (Trần Đào),… Ở Việt Nam, những cuộc chia tay, người vợ nhớ chồng ngoài mặt trận khi chiến tranh thời nào cũng có, nhưng nỗi nhớ chồng của người phụ nữ trong bài thơ Thăm lúa của Trần Hữu Thung thì lại rất riêng, mang dấu ấn thời đại, khi người phụ nữ đã có ý thức về mình, về xã hội. Nhớ chồng trong công việc, trong lúc đi thăm đồng, nơi “Em tiễn anh lên đường”, nhớ chồng theo từng bước chuyển của cách mạng, nhớ chồng trong không khí thi đua sản xuất. Nhà thơ Tế Hanh trong hoàn cảnh phải xa cách quê hương, nhớ thương da diết đã xây dựng được nhiều tứ thơ hay, độc đáo: Nhớ con sông quê hương, Chiêm bao, Mặt quê hương,...
Ý thì chung nhưng mỗi bài là một sáng tạo về phương diện tứ, cấu tứ, phù hợp với tâm tư tình cảm, hoàn cảnh cụ thể. Như vậy, có ý rồi nhà thơ phải thể hiện ý như thế nào cho truyền cảm, xúc động, thể hiện trong một chỉnh thể bao quát toàn bài bằng liên kết những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu, để làm bật lên ý thơ. Nói như Mã Giang Lân: “Tứ thơ là hình dạng của ý thơ. Tứ thơ không phải là hình tượng thơ, nhưng tứ thơ chỉ đạo trực tiếp và tạo nên sự vận động của hình tượng thơ. Nó dẫn dắt cảm xúc, suy nghĩ để đưa đến chiều cao khái quát. Nó làm cho ý thơ lộ ra dáng vẻ riêng cụ thể, nó làm cho ý tránh được sự khô khan trừu tượng” [88, tr.116].
Trở về trường hợp Xuân Diệu,có thể thấy ông luôn suy nghĩ, từ những sự kiện của đời sống, rút ra ý, rồi từ ý ấy nhào nặn ở một trình độ cao hơn: xây dựng tứ thơ. Có những tứ thơ được sự gợi ý của đời sống, có những tứ thơ phải tìm phải kiếm, có những tứ thơ hình thành từ tư duy nghệ thuật của nhà thơ như Lời kỹ nữ, Nguyệt Cầm, Hy mã lạp sơn, Lệ, Sa Pa, Chào thầy giáo Phụng, Mã Pí Lèng, Sự sống chẳng bao giờ chán nản, Quả sấu non trên cao, Hồ Rít Xa, Anh địa chất và những triệu năm,... Các bài thơ trên có kết cấu đối, chặt chẽ, đem lại xúc động mạnh cho người đọc và những tứ thơ ấy cũng bộc lộ tài năng trong quá trình sáng tạo thơ, cách khám phá hiện thực và khả năng khái quát, quan điểm và thị hiếu thẩm mỹ của nhà thơ. Quan sát thơ Xuân Diệu, chúng tôi thấy các tứ thơ được hình thành chủ yếu theo hai phương thức: tứ thơ hình thành do cuộc sống gợi ý và tứ thơ hình thành từ tư duy nghệ thuật của nhà thơ. Thực ra không thể rạch ròi như thế, thơ nào cũng phải từ cuộc sống, qua tâm hồn, xúc cảm mà thành; nhưng tạm phân chia để có cái nhìn kỹ hơn và tạo điều kiện cho việc trình bày.
4.2.1. Tứ thơ hình thành từ cuộc sống
Từ cuộc sống toát ra ý và nhà thơ rung động cùng với ngôn ngữ, nhịp điệu, âm thanh, hình ảnh, tái tạo thành tứ thơ. Cuộc sống gợi ý cho việc xây dựng tứ thơ. Chúng tôi chú ý đầu tiên tới bài Sa Pa, một bài thơ ca ngợi cảnh vật, sự việc thiên nhiên bằng một cảm xúc mới:
Sa Pa hè mát hơn thu
Chỉ làn không khí cũng ru dịu người
Không gian mát dịu thanh sạch “trời đất nhẹ, nước non xanh” ưu đãi con người. Lần đầu được đến Sa Pa, với nhà thơ cảnh nào cũng đẹp, cũng lạ, vật nào cũng hấp dẫn:
Phăng Xi Păng! Biết bác rồi
Bác xanh như thế đến trời cũng thua...
Rễ thông ngủ giấc ngàn niên
Tay người nâng dậy cất nên hương lừng
Đào nhiều tưởng chừng lạc lối đào nguyên, đồng bào áo chàm đến lớp học chữ, núi khe nhà cửa cheo leo. Tác giả thăm vườn cây lấy hạt, rau tươi bốn mùa, thăm hoa, thăm đá, thăm Cầu Mây vắt giữa trời,... Và bài thơ kết lại, cũng là kết thúc tứ thơ:
Sa Pa nhẹ đất thơm trời
Hè nung tắt lửa, hồn người thênh thênh
Sa Pa là thế. Thiên nhiên ban tặng cho con người là thế. Xây dựng tứ thơ thể hiện trực tiếp tầm suy nghĩ và tài năng của nhà thơ. Ở dẫn chứng trên, chúng ta thấy suy nghĩ và tài năng ấy được hình thành phụ thuộc rất nhiều vào bản thân cuộc sống, vào thái độ sống của nhà thơ.
Bài Sa Pa ca ngợi thiên nhiên, bài Chào thầy giáo Phụng ca ngợi con người, ca ngợi đồng bào miền xuôi lên xây dựng miền núi. Có ý rồi. Và có thể ý này nhiều người cũng đã nghĩ tới. Cái khó ở đây là xây dựng tứ thơ, hình tượng hóa cái ý ấy sao cho độc đáo, riêng của cá nhân nghệ sĩ. Ông gặp một số người lên Sa Pa nghỉ mát, họ kể trên bản Mèo có thầy giáo Phụng, thầy giáo rất vui khi gặp và trò chuyện với họ. Nhà thơ “Ơ rê ka! Tìm thấy rồi! Tôi tự reo thầm với mình như thế, tôi đã vớ được tứ thơ rồi! Ngày mai bản thân tôi sẽ lặn ngòi lội suối tự đi lên bản Mèo để mà Chào thầy giáo Phụng” [30, tr.120]. Ông thấy tìm được tứ, ca ngợi qua một thầy giáo người Kinh lên dạy học ở quê hương mới thì dễ viết hơn và đằm thắm hơn. Bài thơ xoay quanh sự chào, tiếng chào, cách chào, thì sáng hẳn lên. Trong thực tế, nhà thơ đã lên thăm thầy giáo Phụng trên bản Mèo, chào thầy giáo người Kinh duy nhất lúc đó đã lặn lội lên trên vùng núi cheo leo ấy dạy chữ cho con em người dân tộc. Mở đầu bài thơ: Đi qua Thác Bạc, Cầu Mây
Tự xa tôi đến nơi này chào anh
Tiếp đến là ba lời chào dưới ba khía cạnh. Một là chào anh lên đây “ba cùng” với đồng bào Mèo:
Chào thầy giáo Phụng tuổi xanh
Cách quê Tiền Hải Thái Bình bốn năm...
Hai là chào anh vượt khó, chịu khổ, dạy sáu, tám em nhỏ cả lớp hai, lớp ba:
Chào thầy giáo Phụng ân cần
Trường anh vách gỗ tình thân như nhà...
Ba là chào cái tinh thần cần mẫn dạy dỗ:
Chào thầy giáo Phụng mến thương
Mùa đông cóng quá dễ thường nước đông
Dân yêu nên thật ấm lòng
Chữ trên bảng viết như dòng nước khe
Sau ba lần chào là kết, tứ thơ kết thúc:
Đi qua Thác Bạc, Cầu Mây
Tự xuôi tôi đến nơi này chào anh
Bài thơ hoàn chỉnh, kết cấu toàn bài chặt, nhờ tứ thắt lại.
Bài thơ tiếp theo Mã Pí Lèng, cũng viết về miền núi, ca ngợi thiên nhiên đẹp hùng tráng nên thơ và con người dũng cảm sáng tạo. Những hình ảnh, nhịp điệu có sẵn trong thực tế được chọn lọc, nâng cao có tính tạo hình. Thiên nhiên hiểm trở cheo leo, tạo cho thơ một hình tượng độc đáo. Và con người, lớp trẻ, khỏe, thể hiện trong không khí lao động khẩn trương của thanh niên xung phong mở đường Mã Pí Lèng (Sống mũi ngựa):
Mã Pí Lèng, danh bất hư truyền
Sống mũi ngựa, núi cao thẳng đứng
Núi điệp trùng núi tỏa bốn bên
Đá gan trâu gãy choòng, đá cứng
Sương mù dưới vực vút bay lên
Bạc lẫn màu mây mờ đỉnh dựng!
Các chi tiết, ngôn từ đều phục vụ đắc lực cho tứ thơ phát triển để cuối cùng ý thơ được lộ ra trong vẻ đẹp hoàn chỉnh. Như vậy tứ thơ chi phối cả bài, nó quy định điểm mở đầu và nơi kết thúc, nó định hình cho bài thơ. Ba bài thơ đều có ý, có tinh thần ca ngợi: ca ngợi con người, ca ngợi thiên nhiên đất nước, nhưng mỗi bài có tứ riêng, thần thái riêng, sáng tạo riêng.
Chúng ta khảo sát bài Hồ Rít xa của Xuân Diệu sẽ thấy cái lẻ loi đơn chiếc của nhà thơ, bằng một tứ thơ tài tình. Thiên nhiên gợi hứng. Một sáng rủ em thăm hồ. Cảnh đẹp. Thường tình người ta nghĩ tới niềm vui, trước non nước bao la trong sạch “Cuối thu vàng núi quanh bờ”, nghĩ tới lứa đôi thắm thiết giao hòa cùng cảnh vật:
Hồ xinh như ngọc như hoa
Nước xanh êm một, mà ta êm mười
Hai ta: dưới nước, trên trời
Tàu con rẽ sóng giữa chơi vơi hồ...
Em cười đôi ngọc mắt đen
Nửa in sắc nước nửa chen sắc trời
Niềm vui tưởng đã thần tiên, viên mãn, nhưng hai câu cuối bài:
Đấy là anh tưởng tượng thôi
Nước ơi, chỉ một mình tôi ngắm hồ
Câu kết bất ngờ, tập trung gân cốt bài thơ, làm thành điểm sáng của tứ thơ. Và ý của bài thơ càng đậm càng sâu, một sự đối lập nghiệt ngã: cái vui dào dạt hạnh phúc đắm say với cái đơn lẻ “một mình” tội nghiệp. Nói về nỗi cô đơn như thế thật thấm thía, xót xa.
4.2.2. Tứ thơ hình thành từ tư duy nghệ thuật của nhà thơ
Tứ thơ hình thành từ tư duy nghệ thuật của nhà thơ không đơn thuần chỉ là do suy nghĩ, tư duy mà vẫn có tác động tương thông với cuộc đời, xã hội. Tuy nhiên, nói tứ thơ hình thành từ tư duy nghệ thuật là nhằm nhấn mạnh đến ý thức chủ quan của nghệ sĩ trong những trạng thái, những khoảnh khắc nhất định. Nguyệt cầm, Lời kỹ nữ, đều ở đầu tập Gửi hương cho gió, đều biểu hiện cái tôi cô đơn, lạnh lẽo, rợn ngợp của chính nhà thơ.
Ở Nguyệt cầm, chúng ta chú ý đến sự cộng hưởng của ánh sáng, âm thanh. Ánh sáng là ánh trăng đêm thủy tinh, là biển pha lê, là sương bạc, ánh sao khuê. Âm thanh là tiếng đàn, tiếng vang của sỏi, và có thể là cả tiếng vang rung của lòng người, của “chiếc đảo hồn tôi” lạnh buồn tê tái. Âm thanh, màu sắc, nhịp điệu hòa vào nhau, lan truyền tới tận cùng của mọi giác quan nghệ sĩ và người đọc cũng không thoát ra được:
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần!
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi buồn như lệ ngân.
Mây vắng trời trong đêm thủy tinh
Linh lung bóng sáng bỗng rung mình
... Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi.
... Bốn bề ánh nhạc biển pha lê
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề.
Bài thơ đậm chất tượng trưng này khó mà diễn giải chính xác. Nhạc điệu trong và lạnh, sang trọng và linh thiêng. Chúng ta cảm được, rung động được và cũng nhận được cái rùng mình ghê lạnh: trăng nhập vào dây cung đàn lạnh, tiếng đàn rơi từng giọt như lệ ngân, đàn ghê như nước, trời đêm trong suốt trăng càng sáng lạnh. Bốn bề ánh sáng, âm thanh đều buốt giá, thị giác, xúc giác, cảm giác cùng lúc rùng mình ớn lạnh đạt tới đỉnh cao: “Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê”. Nhà thơ ý thức, cảm nhận từ trong tâm hồn mình về sự cô đơn lạnh vắng và đã thể hiện bằng một tứ thơ đầy biến ảo.
Vẫn bộc lộ nỗi cô đơn, Lời kỹ nữ lại được cấu tứ theo cách khác, theo mạch tự sự của nhân vật trữ tình, người kỹ nữ. Người kỹ nữ chính là sự hóa thân của nhà thơ. Nhà thơ nhập vai người kỹ nữ, cái tôi nghệ thuật hóa ấy bộc bạch những khao khát được giao cảm với đời, với người, nhưng chỉ nhận được sự xa lánh lạnh lùng nên càng cô đơn, trống vắng, chơi vơi, ớn lạnh. “Tác giả mượn một hình ảnh thơ xưa, người ca kỹ đem tiếng hát, tiếng đàn đến mua vui cho mọi người nhưng rồi cuối cùng tất cả lại ra đi, niềm vui tắt dần và chỉ còn lại nỗi buồn cô đơn ở con người mà không ai tìm đến để chia sẻ cảm thương” [10, tr.248]. Bao trùm cả bài thơ là cô đơn. Bài thơ mở đầu bằng lời mời, khẩn cầu, níu giữ của người kỹ nữ:
Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa
Vội vàng chi trăng sáng quá khách ơi
Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời
Khách không ở, lòng em cô độc quá
Đúng là van xin dâng hiến: “Tay em đây... Đây rượu nồng. Và hồn của em đây. Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử”. Tha thiết và tủi cực: “Chớ đạp hồn em”. Run rẩy tội nghiệp: “Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo - Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da”. Lời khẩn cầu đến đẫm lệ: “Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt”. Nhưng cuối cùng không chút hy vọng:
Xao xác canh gà trăng ngà lạnh buốt
Mắt run mờ kỹ nữ thấy sông trôi
Du khách đi - Du khách đã đi rồi.
Huy Cận nhận xét Lời kỹ nữ “Là một bài thơ chất chứa tình cảm sâu và tư tưởng lớn của Xuân Diệu, đặc biệt là sự cô đơn, cô đơn đến mức không tự mình chịu đựng nổi, nhưng không thể tìm được sự chia sẻ” [10, tr.248]. Cô đơn và lạnh buốt, cô đơn đến tận cùng không nơi bấu víu. Tứ thơ đã điều hành ngôn từ, hình ảnh, vần điệu, nhịp điệu, để tô đậm ý thơ. Lời kỹ nữ thực sự là đỉnh điểm của sự cô đơn, và sự khao khát sẻ chia chỉ có thể có được trong một môi trường, một hoàn cảnh mới của xã hội.
Sau Cách mạng, nhà thơ hòa vào cuộc sống lớn của nhân dân, “chặt cái bùi ngùi” và xây dựng tứ thơ mang tâm thế, tâm trạng chủ động. Từ bao nhiêu cảnh ngộ đau thương tủi cực trong xã hội cũ, những hình ảnh tươi vui của cuộc đời mới, Xuân Diệu hoàn thành bài Lệ: “Xưa lệ sa, ta oán hận đất trời. Nay lệ hòa, ta lại thấy 110 đời tươi!”. Đặc biệt là hai bài: Sự sống chẳng bao giờ chán nản và Quả sấu non trên cao. Bằng thực tế, chất liệu phong phú, bề bộn, Xuân Diệu khái quát: Sự sống chẳng bao giờ chán nản. Đó là những suy nghĩ tích cực về cuộc sống. Cuộc sống thuộc về chúng ta, cái chết là ở phía kẻ thù. Cái ý nghĩa triết học sâu sắc ấy được nhà thơ triển khai qua nhiều nấc thang nhận thức, bằng những hình ảnh sinh động. Song song đối lập giữa ta và địch, các chi tiết xác thực minh chứng sức sống của ta: ta là sự sống, và giặc Mỹ - cái chết - dù có trá hình vẫn là cái chết. Tinh thần lạc quan của nhà thơ có cội nguồn từ tư tưởng thời đại và được in sâu bền vững trong ý thức mỗi người Việt Nam trong những năm chống Mỹ cứu nước gian khổ nhưng tự tin, tự hào: “Chúng ta chính là sự sống”. Tứ thơ vận động mang tính khái quát: giặc Mỹ gây tội ác nhưng “sự sống chẳng bao giờ chán nản”, sự sống vẫn phát triển bền vững, vĩnh hằng:
Nhất định chúng ta gìn giữ nhóm nhen sự sống
Vẫn cứ nở hoa, chim kêu, cuộc đời lồng lộng
Nhất định trời cao đất rộng còn vui nắng sớm mây trưa...
Quả sấu non trên cao tiếp tục tư tưởng ý nghĩa triết lý như bài thơ trên, vẫn giàu suy ngẫm chiêm nghiệm. Bài thơ được cấu tứ trên nền cảm xúc liền mạch. Mở đầu là những quan sát tinh tế hình ảnh chùm quả sấu non: “Mấy quả sấu con con - Như mấy chiếc khuy lục - Trên áo trời xanh non”. Trời rộng vô cùng, mấy quả sấu non càng nhỏ. Giữa cái vô biên của bầu trời, mấy quả sấu non hồn nhiên, vô tư dỡn cùng mây trắng. Đó là tả, là kể cụ thể, tỉ mỉ hình ảnh mấy quả sấu non. Các khổ thơ tiếp theo, chuyển sang cảm nhận sự hình thành của chùm quả sấu, sự kỳ diệu của sinh thành, của sự sống: “Mấy hôm trước còn hoa - Mới thơm đây ngào ngạt - Thoáng như một nghi ngờ - Trái đã liền có thật”. Và một chút ngỡ ngàng:
Ôi! Từ không đến có
Xảy ra như thế nào?
Đến đây, chất suy ngẫm triết lý bộc lộ rõ: từ không đến có, từ hoa thành quả, diễn ra như thế nào? Sự sống cứ tồn tại, phát triển bền bỉ vượt lên mọi sự tàn phá của thời gian, của kẻ thù sự sống, đúng là “sự sống chẳng bao giờ chán nản”:
Trái non như thách thức
Trăm thứ giặc thứ sâu
Thách kẻ thù sự sống
Phá đời không dễ đâu
Như vậy tứ thơ vận động làm rõ ý của bài: sự sống phát triển theo quy luật tuần hoàn bền vững thường tình “thách kẻ thù sự sống”, sự sống là bất diệt.
Chúng ta có thể nhận thấy một số bài thơ khác của Xuân Diệu được hình thành, ổn định mang nét riêng là nhờ có tứ. Tất nhiên không phải bài thơ nào cũng có tứ, không có tứ nhưng vẫn hay, đặc sắc, lại nhờ ở phẩm chất khác. Nhưng thông thường những bài thơ có tứ để lại những ấn tượng tư tưởng sâu đậm và về kết cấu, bài thơ có sự nhất quán tổng thể. Qua những tứ thơ, nhà thơ thể hiện khả năng, trình độ tư duy khái quát. Điều này không phải nhà thơ nào cũng có. Thơ Nguyễn Bính hay ở tình cảm dạt dào, ở cách kể những mối tình đơn phương dang dở, những lỡ bước tha hương. Thơ Anh Thơ còn lại là nhờ ở cách tả, tả cảnh, tả tình chi tiết, sinh động. Nhiều bài thơ của Xuân Diệu không có tứ nhưng vẫn có sức lay động bởi nồng nàn lôi cuốn, câu chữ nhịp điệu biến hóa tài tình,...
Kết cấu toàn bài là điều Xuân Diệu rất chú ý. Nhiều bài thơ của ông rất chặt chẽ, cân đối, mở ra và kết lại có sự hô ứng, nâng đỡ nhau. Khác với kết cấu hình thức thơ của những thế hệ 7X, 8X, khác ngay cả với thế hệ nhà thơ 4X hiện nay còn viết. Thơ hôm nay nhiều khi mở và kết thoáng, liên hệ phóng túng, tư duy gián đoạn, bài thơ như xộc xệch, chông chênh. Với Xuân Diệu, “Trong một bài thơ, cũng như trong một bức tranh, tất cả các nét đều phục tùng cái ý chung của toàn bài, đều ở trong một từ trường mà người điều khiển là thi sĩ” [30, tr.161]. Điều này tỏ ra Xuân Diệu mới, nhưng vẫn không đoạn tuyệt với truyền thống. Thơ cổ Trung Hoa (thơ Đường), thơ cổ Việt Nam, kết cấu theo một khung vững chắc. Tứ tuyệt hay bát cú phải đủ: đề - thực - luận - kết, và triển khai theo hướng khai - thừa - chuyển - hợp, ...
Thơ Xuân Diệu không vững chắc như thế. Thơ Xuân Diệu là Thơ mới. Mới về tâm hồn, về thể cách, nhưng thể cách vẫn vững vàng. Mỗi bài thơ của ông là một kết cấu toàn vẹn, một chỉnh thể nghệ thuật: Yêu, Phải nói, Mời yêu, Giục giã, Tình thứ nhất, Sương mờ, Yêu mến, Ngói mới, Mũi Cà Mau, Biển, Chào thầy giáo Phụng, Những đêm hành quân,...
Thơ Xuân Diệu nhiều trường hợp kết cấu theo lối vòng tròn, câu cuối khổ cuối lặp lại câu đầu khổ đầu, gói bài thơ lại. Cách thao tác thường gặp là láy lại câu thơ, nhấn mạnh ý, chủ đề bài thơ. Bài Yêu chỉ có 3 khổ, 12 câu thơ và câu kết. Một câu thơ mang tính chiêm nghiệm tổng kết, xuất hiện ở cả ba khổ thơ, đồng thời làm nhiệm vụ mở, kết bài thơ.
Khổ 1:
“Yêu là chết ở trong lòng một ít”.
Vì yêu mà chưa chắc được yêu,
yêu nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu.
Khổ 2:
“Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Yêu là chết ở trong lòng một ít”
Khổ 3:
Yêu là lạc lối giữa u sầu mù mịt, cảnh đời chỉ là sa mạc vô liêu, nên “Yêu là chỉ ở trong lòng một ít”. Bài thơ dồn nén, đan cài, gắn kết , tô đậm cái bi kịch khi yêu. Câu thơ “Yêu là chết ở trong lòng một ít” láy lại ở giữa bài như một đường chỉ khâu nối các khổ thơ nên kết cấu toàn bài càng bền chặt. Cùng cách kết cấu ấy, bài Phải nói, câu đầu và cuối láy lại đến bốn lần: “Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ”. Có bài 2 câu kết láy lại hai câu đầu:
Sương lan mờ, bờ sông tưởng gần nhau
Sương lan mờ, và lòng tôi nghe đau
(Sương mờ - Gửi hương cho gió)
Bao nhiêu sầu, ôi sầu biết bao nhiêu
Khi yêu tình, khi theo mãi tình yêu
(Yêu mến - Gửi hương cho gió)
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ
Em, em ơi, tình non đã già rồi
(Giục giã - Gửi hương cho gió)
Có khác chút ít ở đầu bài “Tình non đã già rồi”, ở cuối bài thay chữ đã bằng chữ sắp “tình non sắp già rồi”.
Những năm sau này, dù cuộc sống nhiều đổi thay, thực tại, thực tế sôi động khẩn trương, trong quá trình sáng tạo thơ, Xuân Diệu vẫn chú ý đến cách kết cấu toàn bài như thế, láy lại câu thơ, có khi cả khổ thơ. Bài Mũi Cà Mau, bốn lần láy lại câu thơ “Tổ quốc tôi như một con tàu”. Bài Chào thầy giáo Phụng ba lần lặp lại hai câu thơ mở đầu:
Đi qua Thác Bạc, Cầu Mây
Tự xa tôi đến nơi này chào anh
Câu kết thay chữ xa bằng chữ xuôi: “Tự xuôi tôi đến nơi này chào anh”, để lưu ý không phải tác giả ở Sa Pa lên mà từ miền xuôi, từ Hà Nội băng ngàn vượt suối lên cao này chào thầy giáo.
Đây là cách kết cấu hình thức chặt chẽ, mở bài và kết thúc bài đều là những câu thơ, đoạn thơ giống nhau về nghĩa, nhịp điệu, độ dài, cấu trúc, tạo cho bài thơ thành một vòng khép kín.
Bài Biển toàn vẹn theo cách khác. Ngoài việc láy lại câu thơ đầu ở giữa bài: “Anh không xứng là biển xanh”, là láy lại cặp từ anh - em, láy lại các hình ảnh sóng đôi: biển và bờ, sóng biếc và bãi cát vàng, tượng trưng cho tình yêu say mê, nồng nhiệt. Xuân Diệu thường tâm sự: nếu chọn bài hay nhất trong thơ ông thì chọn Lời kỹ nữ, Nguyệt Cầm, còn chọn bài tiêu biểu nhất của ông thì chọn bài Biển. Đúng, Biển rất tiêu biểu cho tâm hồn nhà thơ, là sự hóa thân cái tôi nhà thơ khao khát một tình yêu đắm say, rạo rực, mãnh liệt, vĩnh hằng, rất Xuân Diệu:
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Mong ước thiết tha “Anh xin làm sóng biếc - Hôn mãi cát vàng em - Hôn thật khẽ thật êm - Hôn êm đềm mãi mãi .. Đến tan cả đất trời - Anh mới thôi dào dạt... Cũng có khi ào ạt - Như nghiến nát bờ em”. Và kết thúc bài thơ:
Như hôn mãi ngàn năm không thỏa
Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!
Mối tương giao giữa anh và em, biển và bờ, sóng biếc và bãi cát vàng luôn gắn kết, hòa điệu nhịp nhàng. Bài thơ triển khai nâng dần cảm xúc đến cao trào về một tình yêu đích thực, trần thế. Và kết cấu hình thức cũng bền chặt như chính nội dung cảm hứng của thơ. Như vậy kết cấu hình thức bài thơ của Xuân Diệu tạo điều kiện cho các chi tiết, hình ảnh, ngôn từ,... châu tuần tập trung làm nổi bật ý trung tâm của bài thơ. Và điều đó cũng chính là nhà thơ đã xây dựng thành công những tứ thơ sáng tạo, nhiều biến hóa.
4.3. Sáng tạo câu thơ
Câu thơ chính là một phần của đoạn thơ, bài thơ. Dù ngắn hay dài, câu thơ phải là một đơn vị duy nhất về cú pháp, về nghĩa và cảm xúc, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành bài thơ. Câu thơ là điểm khởi đầu để phát triển thành bài thơ, có khi là điểm sáng, chuyển tải chủ đề, nội dung cảm hứng chính của bài thơ. Là đơn vị cơ bản kiến tạo bài thơ, câu thơ có mối quan hệ với đoạn thơ, bài thơ.
Khi đề cập đến cách hiểu về câu thơ, chúng ta không thể không nói đến mối quan hệ giữa câu thơ và dòng thơ. Trong thơ truyền thống, câu thơ và dòng thơ là một, mỗi dòng thơ thường trọn vẹn một ý. Đến thơ hiện đại, quan niệm đó không hoàn toàn đúng, câu thơ và dòng thơ không hoàn toàn đồng nhất. Thơ ngày nay, có khi hai, ba dòng mới thành một câu trọn nghĩa và một dòng thơ có thể ôm chứa nhiều câu thơ.
Xuân Diệu đã sáng tạo nhiều câu thơ mang dấu ấn riêng của ông. Trong Tiếng Thơ, ông quan niệm: “Câu thơ dở giống nhau trong cái vô vị nhạt nhẽo mà thôi, những thi sĩ không làm nổi một câu lục bát của mình phân biệt với điệu lục bát của những người xung quanh thì chưa phải là thi sĩ” [19, tr.82]. Khảo sát những sáng tạo câu thơ của Xuân Diệu chúng tôi chú ý đến những câu thơ vắt dòng, câu thơ kết bài và các kiểu câu thơ.
4.3.1. Câu thơ vắt dòng
Một câu thơ vắt dòng được hiển thị ít nhất hơn một dòng thơ. Có khi hai, ba dòng mới thành một câu trọn nghĩa và phải căn cứ vào nội dung mới nhận ra. Trong thời kỳ Thơ mới (1932 - 1945) thì thơ vắt dòng được tiếp thu từ thơ Pháp, được thừa nhận và sáng tạo như là một thủ pháp đặc biệt. Thế Lữ, người mở đầu:
Trời cao xanh ngắt.
Ô kìa Hai con hạc trắng bay về bồng lai
(Tiếng sáo Thiên Thai)
Xuân Diệu, Huy Cận, Bích Khê, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên,... đều sáng tạo những câu thơ vắt dòng tạo ra giá trị thẩm mỹ mới và khả năng biểu hiện đa dạng hơn, phong phú hơn cho thơ.
Bích Khê có ý thức và quyết liệt về vai trò của câu thơ vắt dòng, không hiền lành như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận:
Buồn và xanh trời.
(Tôi trôi với bờ)
Êm biếc - khóc với thu: lời ngô
Vàng… khi cách biệt - giữa hồn xây mộ…
(Duy Tân)
Sau này Chế Lan Viên nói: ông đã học Bích Khê làm bài Tập qua hàng:
Chỉ một ngày nữa thôi.
Em sẽ trở về.
Nắng sáng cũng mong.
Cây cũng nhớ.
Ngõ cũng chờ.
Và bướm cũng thêm màu trên cánh đang bay
(Hái theo mùa)
Câu thơ vắt dòng phá vỡ sự thống nhất của câu thơ truyền thống nhịp nhàng, và nhấn mạnh đến vai trò của nhịp điệu đối lập với cách luật thơ. Sự xung đột giữa cảm xúc và cú pháp có tác dụng đưa câu thơ vắt dòng trở về ngữ điệu của câu thơ khẩu ngữ, gần như ngữ điệu của văn xuôi. Cùng với việc thay đổi quan niệm thẩm mỹ thể loại, đây là điểm nhấn trên đường chuyển câu thơ điệu ngâm sang câu thơ điệu nói trong quá trình hiện đại hóa thơ.
Chúng ta quan sát một số câu thơ vắt dòng của Xuân Diệu sau đây: Số anh là khổ phận anh là
Suốt đời nuốt lệ vào trong ngực
Đem ái tình dâng kẻ phụ ta
(Muộn màng - Thơ thơ)
Hoa nghiêng xuống cỏ trong khi cỏ
Nghiêng xuống làn rêu một tối đầy
(Với bàn tay ấy - Thơ thơ)
Vì vội kiếm tìm nhau, tôi sẽ
Chỉ thấy người thương nhưng chẳng thấy tình thương
Và như mùa theo nắng nhạt, như hương
Theo gió mất, tình người đà tản mát
(Dối trá - Thơ thơ)
Gió sáng bay về, thi sĩ nhớ
Thương ai không biết đứng buồn trăng
(Buồn trăng - Gửi hương cho gió)
Hiện tượng câu thơ vắt dòng cho chúng ta thấy sự mở rộng cảm xúc, ý nghĩa. Mỗi câu thơ ít nhất hơn một dòng thơ. Do những quy định của thể thơ, câu thơ phải xuống dòng bảo đảm cho vần điệu có nơi chốn. Đó cũng chính là điểm rơi của nhịp điệu. Nhịp điệu bao giờ cũng nằm ở cuối dòng thơ. Cùng với câu thơ vắt dòng là hiện tượng xuất hiện câu thơ bắt đầu từ giữa dòng thơ, hay một dòng thơ ôm chứa nhiều câu thơ - thể hiện sự dồn nén cảm xúc, tâm trạng. Thế Lữ đã sáng tạo một số câu thơ như thế. Huy Thông có lúc cũng chia dòng thơ thành hai phần. Câu đầu chưa hết dòng thơ, câu hai chiếm hơn một dòng thơ:
Tiếng địch tắt. Nhưng dư âm
Trong sương khuya còn văng vẳng điệu âm thầm
(Tiếng địch sông Ô)
Ở các dòng thơ chứa nhiều câu thơ, nhịp điệu được nhấn mạnh. Và như vậy ý thơ tác động mạnh tới đối tượng tiếp nhận. Thơ Xuân Diệu biểu hiện một băn khoăn thường tình:
Thực là dị quá - Mà tôi nữa!
Sao nghĩ làm chi chuyện nhạt phai
(Ý thu - Thơ thơ)
Một nỗi niềm chất chứa của nhân vật trữ tình:
Anh nhớ tiếng! Anh nhớ hình!
Anh nhớ ảnh Anh nhớ em, anh nhớ lắm! em ơi!
(Tương tư chiều - Thơ thơ)
Hay sự bối rối trong những nghi vấn dồn dập:
Ai rên rỉ? phải chăng ta than thở?
Hoa tàn ư? Sương bối rối dường ni!
(Sầu - Gửi hương cho gió)
Hoặc cảm giác về sự cô đơn, giá buốt não nề bao trùm không gian:
- Em sợ lắm! Giá băng tràn mọi nẻo
- Xao xác tiếng gà.
Trăng ngà lạnh buốt
(Lời kỹ nữ - Gửi hương cho gió)
Như vậy thơ Xuân Diệu vắt dòng đã phá cách với câu thơ truyền thống trong quan niệm về dòng thơ, câu thơ. Điều này phù hợp với tâm tư tình cảm mới trong những hình thức nghệ thuật mới.
Sau năm 1945, câu thơ vắt dòng của Xuân Diệu gần hơn với câu văn xuôi. Ông nghĩ về hạnh phúc:
Lắm lúc nhớ nhau nhìn chỉ thấy
Những cây cùng lá, nứa cùng măng
(Chiếc gối - Ngôi sao)
Ông ca ngợi đất nước đổi thay bằng biểu tượng Ngói mới:
- Khắp nơi, trên những đường tôi đi
Tôi đã nghe xao xuyến rầm rì
Ngói mới
Như trên chúng tôi đã nói, câu thơ vắt dòng của Xuân Diệu nhằm bảo đảm vần điệu và khuôn phép của thể thơ. Sau năm 1945, thơ Xuân Diệu bám sát vào thực tại thực tế, ghi được nhiều chi tiết, hình ảnh sinh động của cuộc đời mới, cảm xúc dồn dập, phóng khoáng. Có câu thơ như lời nói thường nhưng vẫn nằm nghiêm chỉnh trong một thể thơ nhất định và giữ được vần, nhịp điệu cần thiết. Theo xu hướng phát triển chung của thơ hiện đại Việt Nam, thơ Xuân Diệu cũng tự do hóa hình thức, nhưng không bao giờ đi quá xa chuẩn mực của các câu thơ, thể thơ cách luật dân tộc.
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước
Trùng điệp một màu xanh lá đước
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước
(Mũi Cà Mau - Mũi Cà Mau)
Dòng 3 vắt xuống dòng dưới, giữ được cách gieo vần của thơ 7 chữ và nhịp điệu tự do:
Em là một ngôi sao mới băng
Xuống đây, đi với anh đêm trăng
(Đêm trăng đường Láng - Hồn tôi đôi cánh)
Toàn bài, mỗi khổ thơ 2 câu, được gieo vần liền ở ngay từng khổ: Những ngày này tôi tưởng thấy như in
Lê nin, muôn năm đồng chí Lê nin
(Đi đến thăm nhà đồng chí Lê nin - Tôi giàu đôi mắt)
Dòng thơ trên vắt xuống dòng dưới khuôn vào thơ 8 chữ, giữ vần, nhịp điệu linh động (có thể là: 3/3/2 và 2/2/4).
Chúng ta nhận ra một số dẫn chứng câu thơ vắt dòng ở thơ lục bát, thơ 5 chữ:
Nếu như không có ân tình
Thì anh lạnh đến ghê mình em ơi
(Trăng khuya trên Hắc Hải - Hồn tôi đôi cánh)
Em về thăm có đáp Được gì cho chị đâu
(Về thăm chị Bốn - Hồn tôi đôi cánh)
Qua việc tìm hiểu những câu thơ vắt dòng của Xuân Diệu, chúng ta hiểu thêm ý thức sáng tạo của nhà thơ, đồng thời cũng thấy rõ những hạn chế của việc lựa chọn câu thơ vắt dòng. Nhiều trường hợp chỉ là thao tác, là biện pháp để người đọc nhận diện thơ mà chưa đạt tới sự rung động cảm xúc cần thiết cho thơ.
Ô kìa Hai con hạc trắng bay về bồng lai
(Tiếng sáo Thiên Thai)
Xuân Diệu, Huy Cận, Bích Khê, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên,... đều sáng tạo những câu thơ vắt dòng tạo ra giá trị thẩm mỹ mới và khả năng biểu hiện đa dạng hơn, phong phú hơn cho thơ.
Bích Khê có ý thức và quyết liệt về vai trò của câu thơ vắt dòng, không hiền lành như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận:
Buồn và xanh trời.
(Tôi trôi với bờ)
Êm biếc - khóc với thu: lời ngô
Vàng… khi cách biệt - giữa hồn xây mộ…
(Duy Tân)
Sau này Chế Lan Viên nói: ông đã học Bích Khê làm bài Tập qua hàng:
Chỉ một ngày nữa thôi.
Em sẽ trở về.
Nắng sáng cũng mong.
Cây cũng nhớ.
Ngõ cũng chờ.
Và bướm cũng thêm màu trên cánh đang bay
(Hái theo mùa)
Câu thơ vắt dòng phá vỡ sự thống nhất của câu thơ truyền thống nhịp nhàng, và nhấn mạnh đến vai trò của nhịp điệu đối lập với cách luật thơ. Sự xung đột giữa cảm xúc và cú pháp có tác dụng đưa câu thơ vắt dòng trở về ngữ điệu của câu thơ khẩu ngữ, gần như ngữ điệu của văn xuôi. Cùng với việc thay đổi quan niệm thẩm mỹ thể loại, đây là điểm nhấn trên đường chuyển câu thơ điệu ngâm sang câu thơ điệu nói trong quá trình hiện đại hóa thơ.
Chúng ta quan sát một số câu thơ vắt dòng của Xuân Diệu sau đây: Số anh là khổ phận anh là
Suốt đời nuốt lệ vào trong ngực
Đem ái tình dâng kẻ phụ ta
(Muộn màng - Thơ thơ)
Hoa nghiêng xuống cỏ trong khi cỏ
Nghiêng xuống làn rêu một tối đầy
(Với bàn tay ấy - Thơ thơ)
Vì vội kiếm tìm nhau, tôi sẽ
Chỉ thấy người thương nhưng chẳng thấy tình thương
Và như mùa theo nắng nhạt, như hương
Theo gió mất, tình người đà tản mát
(Dối trá - Thơ thơ)
Gió sáng bay về, thi sĩ nhớ
Thương ai không biết đứng buồn trăng
(Buồn trăng - Gửi hương cho gió)
Hiện tượng câu thơ vắt dòng cho chúng ta thấy sự mở rộng cảm xúc, ý nghĩa. Mỗi câu thơ ít nhất hơn một dòng thơ. Do những quy định của thể thơ, câu thơ phải xuống dòng bảo đảm cho vần điệu có nơi chốn. Đó cũng chính là điểm rơi của nhịp điệu. Nhịp điệu bao giờ cũng nằm ở cuối dòng thơ. Cùng với câu thơ vắt dòng là hiện tượng xuất hiện câu thơ bắt đầu từ giữa dòng thơ, hay một dòng thơ ôm chứa nhiều câu thơ - thể hiện sự dồn nén cảm xúc, tâm trạng. Thế Lữ đã sáng tạo một số câu thơ như thế. Huy Thông có lúc cũng chia dòng thơ thành hai phần. Câu đầu chưa hết dòng thơ, câu hai chiếm hơn một dòng thơ:
Tiếng địch tắt. Nhưng dư âm
Trong sương khuya còn văng vẳng điệu âm thầm
(Tiếng địch sông Ô)
Ở các dòng thơ chứa nhiều câu thơ, nhịp điệu được nhấn mạnh. Và như vậy ý thơ tác động mạnh tới đối tượng tiếp nhận. Thơ Xuân Diệu biểu hiện một băn khoăn thường tình:
Thực là dị quá - Mà tôi nữa!
Sao nghĩ làm chi chuyện nhạt phai
(Ý thu - Thơ thơ)
Một nỗi niềm chất chứa của nhân vật trữ tình:
Anh nhớ tiếng! Anh nhớ hình!
Anh nhớ ảnh Anh nhớ em, anh nhớ lắm! em ơi!
(Tương tư chiều - Thơ thơ)
Hay sự bối rối trong những nghi vấn dồn dập:
Ai rên rỉ? phải chăng ta than thở?
Hoa tàn ư? Sương bối rối dường ni!
(Sầu - Gửi hương cho gió)
Hoặc cảm giác về sự cô đơn, giá buốt não nề bao trùm không gian:
- Em sợ lắm! Giá băng tràn mọi nẻo
- Xao xác tiếng gà.
Trăng ngà lạnh buốt
(Lời kỹ nữ - Gửi hương cho gió)
Như vậy thơ Xuân Diệu vắt dòng đã phá cách với câu thơ truyền thống trong quan niệm về dòng thơ, câu thơ. Điều này phù hợp với tâm tư tình cảm mới trong những hình thức nghệ thuật mới.
Sau năm 1945, câu thơ vắt dòng của Xuân Diệu gần hơn với câu văn xuôi. Ông nghĩ về hạnh phúc:
Lắm lúc nhớ nhau nhìn chỉ thấy
Những cây cùng lá, nứa cùng măng
(Chiếc gối - Ngôi sao)
Ông ca ngợi đất nước đổi thay bằng biểu tượng Ngói mới:
- Khắp nơi, trên những đường tôi đi
Tôi đã nghe xao xuyến rầm rì
Ngói mới
Như trên chúng tôi đã nói, câu thơ vắt dòng của Xuân Diệu nhằm bảo đảm vần điệu và khuôn phép của thể thơ. Sau năm 1945, thơ Xuân Diệu bám sát vào thực tại thực tế, ghi được nhiều chi tiết, hình ảnh sinh động của cuộc đời mới, cảm xúc dồn dập, phóng khoáng. Có câu thơ như lời nói thường nhưng vẫn nằm nghiêm chỉnh trong một thể thơ nhất định và giữ được vần, nhịp điệu cần thiết. Theo xu hướng phát triển chung của thơ hiện đại Việt Nam, thơ Xuân Diệu cũng tự do hóa hình thức, nhưng không bao giờ đi quá xa chuẩn mực của các câu thơ, thể thơ cách luật dân tộc.
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước
Trùng điệp một màu xanh lá đước
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước
(Mũi Cà Mau - Mũi Cà Mau)
Dòng 3 vắt xuống dòng dưới, giữ được cách gieo vần của thơ 7 chữ và nhịp điệu tự do:
Em là một ngôi sao mới băng
Xuống đây, đi với anh đêm trăng
(Đêm trăng đường Láng - Hồn tôi đôi cánh)
Toàn bài, mỗi khổ thơ 2 câu, được gieo vần liền ở ngay từng khổ: Những ngày này tôi tưởng thấy như in
Lê nin, muôn năm đồng chí Lê nin
(Đi đến thăm nhà đồng chí Lê nin - Tôi giàu đôi mắt)
Dòng thơ trên vắt xuống dòng dưới khuôn vào thơ 8 chữ, giữ vần, nhịp điệu linh động (có thể là: 3/3/2 và 2/2/4).
Chúng ta nhận ra một số dẫn chứng câu thơ vắt dòng ở thơ lục bát, thơ 5 chữ:
Nếu như không có ân tình
Thì anh lạnh đến ghê mình em ơi
(Trăng khuya trên Hắc Hải - Hồn tôi đôi cánh)
Em về thăm có đáp Được gì cho chị đâu
(Về thăm chị Bốn - Hồn tôi đôi cánh)
Qua việc tìm hiểu những câu thơ vắt dòng của Xuân Diệu, chúng ta hiểu thêm ý thức sáng tạo của nhà thơ, đồng thời cũng thấy rõ những hạn chế của việc lựa chọn câu thơ vắt dòng. Nhiều trường hợp chỉ là thao tác, là biện pháp để người đọc nhận diện thơ mà chưa đạt tới sự rung động cảm xúc cần thiết cho thơ.
4.3.2. Câu thơ kết bài
Xuân Diệu quan niệm và chú ý “kén chọn những câu thơ cuối bài, những cái “hạ màn” của bài thơ phải được nổi bật hơn cả, để lại ấn tượng lâu dài trong trí nhớ người đọc” [22, tr.97]. Kết của bài thơ quan trọng, để lại ấn tượng và dư vang trong lòng người đọc. Kết có thể là một câu, một hai câu, hoặc cả khổ thơ kết. Ở đó chứa đựng ý tứ bài thơ. Nhiều người làm thơ cả phương Tây và phương Đông đều ý thức về điều này. Nhìn vào thơ Đường (Trung Quốc) và thơ cổ Việt Nam có thể thấy rõ điều đó. Xuân Diệu đã học cách kén chọn những câu thơ kết bài của các nhà thơ lớn như Victor Hugo, Baudelaire,... và cả thơ cổ Việt Nam, thơ cổ nước ngoài. Thơ Đường, thơ cổ Việt Nam có niêm luật bắt buộc, bằng trắc chặt chẽ. Những câu thơ kết hay thường gây được sự sảng khoái hay buộc người đọc phải trầm ngâm suy nghĩ. Nhiều khi ta quên bài thơ nhưng rất nhớ những câu thơ kết:
- Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
(Xưa nay chinh chiến mấy người về)
Vương Hàn
- Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
Thôi Hiệu (Hoàng Hạc lâu), Tản Đà dịch
- Có thuở bàn cờ tốt đuổi xe
Nguyễn Trãi (Quốc âm thi tập), Bài 44
- Thế sự phù vân chân khả ai
(Việc đời như mây nổi thực đáng thương)
Nguyễn Du (Đối tửu)
Thơ mới (1932 - 1945) cũng có nhiều câu thơ kết nổi tiếng:
- Biết không? Cô hỡi, biết không?
Chèo cô còn khuấy, sóng lòng còn xao
Nam Trân (Đẹp và thơ)
- Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
Lưu Trọng Lư (Tiếng thu)
- Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Huy Cận (Tràng giang)
- Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà
Hàn Mặc Tử (Đây thôn Vĩ Giạ)
Xuân Diệu sáng tạo nhiều câu thơ kết bài mang cảm hứng đa dạng, phức điệu, tạo cho thơ sức lan tỏa và nhấn mạnh ý tưởng của tác giả.
Những câu thơ gợi cảm giác bâng khuâng xa vắng, có khi là nỗi niềm chơi vơi, cần một cảm thông chia sẻ, có khi là nỗi nhớ nhung diệu vợi:
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa của nhìn xa nghĩ ngợi gì
(Đây mùa thu tới - Thơ thơ)
Có khi là một thảng thốt về không gian, thời gian:
Ngẩng đầu ngắm mãi chưa xong nhớ,
Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya
(Buồn trăng - Gửi hương cho gió)
Hoặc một gợi ý ân cần tha thiết:
Phải duyên phải lứa thì thương
Để chi đêm thẳm ngày trường hỡi em!
(Hỏi - Riêng chung)
Hoặc một khát khao giao cảm giao hòa:
Thôi em nghỉ việc, khuya rồi;
Chăn mưa em đắp cùng trời - với anh
(Mưa - Cầm tay)
Hay khẳng định bản thể bản ngã của mình trong tình yêu:
Quanh ta ríu rít là đời
Bên em ai hát ai cười - là anh
(Ca khúc - Tôi giàu đôi mắt)
Những câu thơ kết láy lại câu thơ mở đầu, theo cấu trúc vòng tròn, tập trung nhấn mạnh ý. Đây là cách kết cấu hình thức chặt chẽ. Câu mở đầu hay, ấn tượng mang ý tứ toàn bài với câu thơ kết là một cặp song sinh (Tiểu mục 4.2.2 đã nói). Bài thơ có sự xoay vòng xung quanh, làm nổi bật ý chính. Kiểu kết cấu này rất hợp với câu thơ thể 8 chữ, ngắt nhịp dòng thơ linh hoạt, trùng điệp lôi cuốn thích ứng với Xuân Diệu và giúp cho nhà thơ giãi bày những quan niệm cá nhân về tình yêu, cuộc đời:
- Yêu là chết ở trong lòng một ít
(Yêu - Thơ thơ)
- Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ
(Phải nói - Thơ thơ)
Có trường hợp câu thơ kết láy lại cách quãng, cách khổ câu thơ đã được định vị ở trong bài, tiêu biểu là Mũi Cà Mau:
Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau...
Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền xé sóng - mũi Cà Mau
Hai câu kết bài thơ như một chân lý. Mặc định vị trí, tư thế, khí thế Tổ quốc Việt Nam; Tổ quốc tôi như một con tàu. Các chi tiết dẫn chứng đưa ra đều tập trung chứng minh làm rõ chân lý: vùng đất xa nhất này vẫn là “chốn đi về, nơi hẹn ước” không thể gì chia cắt.
- Đêm ngủ hồn tôi bay tới đó
- Lòng không rời hướng mũi Cà Mau
- Đêm ngày tôi nhớ mũi Cà Mau
Đó vẫn là một niềm kiêu hãnh, là nơi tập trung sức mạnh, có khả năng mở đường cho Tổ quốc vươn xa. Sự khẳng định cũng là lòng yêu, lòng tin vững chắc của nhà thơ về Tổ quốc.
Như vậy quan sát những câu thơ kết bài, chúng ta thấy Xuân Diệu đã có nhiều sáng tạo như ông từng nói: những cái “hạ màn”của bài thơ phải chọn lọc, phải được nổi bật, gây ấn tượng, có dư âm lâu dài. Thông thường người làm thơ bao giờ cũng chú ý đến kết thúc bài thơ. Thế Lữ, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hanh,… đều có kết thúc bài theo cách riêng của mình. Nhìn chung là gói bài thơ theo nhiều cách, nhiều vẻ. Thế Lữ mơ màng bâng quơ: “Bao lâu kiêu hãnh trong im lặng - Thấy gió xuân về cũng thiết tha” (Mưa hoa). Chế Lan Viên thường triết luận: “Khi có hướng rồi đừng sợ đời hết lửa - Khi đã có gió rồi, cuộc sống tự nhiên lên” (Khi đã có hướng rồi). Huy Cận gửi gắm những suy nghĩ “Hương của quê hương là máu thịt - Rất xưa rất mới lạ lùng chưa” (Hoa quê hương),… Tuy nhiên, ít nhà thơ chú ý sáng tạo câu thơ kết có sức ám ảnh như Xuân Diệu, lại cũng chưa lập ngôn một cách ý thức vể điều ấy như Xuân Diệu.
4.3.3. Các kiểu câu thơ
Nhà nghiên cứu Lê Quang Hưng, trong luận án Tiến sĩ của mình (1996): Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 [70] đã khảo sát hình thức câu thơ trong hai tập thơ Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Ông đưa ra 4 kiểu câu cơ bản trong thơ Xuân Diệu trước năm 1945: Kiểu câu thơ định nghĩa, kiểu câu thơ mệnh lệnh cầu khiến, kiểu câu thơ cảm thán, kiểu câu thơ nghi vấn. Nhiệm vụ của chúng tôi là bao quát toàn bộ sáng tác thơ của Xuân Diệu, tham chiếu cách phân loại trên, cố gắng nhận diện cách sáng tạo các kiểu câu thơ của Xuân Diệu cả trước và sau năm 1945.
Kiểu câu thơ định nghĩa, cắt nghĩa, lý giải của Xuân Diệu nhằm khẳng định “cái tôi” thành thực của tâm hồn mình. Chúng ta thường gặp câu thơ có liên từ là, nghĩa là, như,... Ở giữa chủ thể và hình tượng ẩn dụ hoặc không cần liên từ mà phân biệt giữa hai vế bằng dấu phẩy (,) hay cách ngắt nhịp, ngắt giọng, thậm chí là cách điệp cú pháp để khắc sâu một ý tưởng nào đó.
Trước hết là sự giãi bày, soi tỏ và khẳng định “cái tôi”:
Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
(Cảm xúc - Thơ thơ)
Có lúc “cái tôi” nhà thơ tự so sánh:
Tôi là con chim đến từ núi lạ
Ngứa cổ hót chơi
(Lời thơ vào tập “Gửi hương”)
Nhưng cũng có lúc nhún mình thừa nhận:
Tôi là một kẻ làm thơ... thẩn
Đi hỏi tình yêu giữa cảnh đời
(Đi dạo - Gửi hương cho gió)
Xuân Diệu cũng hay cắt nghĩa lòng mình, hồn mình:
Lòng tôi đó một vườn hoa cháy nắng
(Tặng thơ - Gửi hương cho gió)
Và lòng tôi như ngựa trẻ không cương
(Mênh mông - Gửi hương cho gió)
Nhà thơ lý giải, so sánh cái trừu tượng “lòng tôi” với thiên nhiên, hơn thế lại là thiên nhiên của sự non tơ, của sự sống và cái đẹp: “một vườn hoa cháy nắng”, “ngựa trẻ không cương”. Điều đó khẳng định hồn thơ Xuân Diệu luôn gắn với thiên nhiên, với cuộc đời:
Tôi như con bướm đắm tình thương
Bay vòng hoa đẹp để vây hương
(Phơi trải - Gửi hương cho gió)
Có khi không cần liên từ so sánh, sau từ “tôi” là hình tượng ví von dữ dội đầy nghệ thuật:
Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời
Kẻ đựng trái tim trìu máu đất
(Hư vô - Gửi hương cho gió)
Nhà thơ định nghĩa “cái tôi” bằng những diễn đạt phong phú, giàu hình tượng: “Tôi là một kẻ bơ vơ” (Thở than), “Tôi như chiếc thuyền hư không bến đỗ” (Dối trá), “Tôi là con nai bị chiều đánh lưới” (Khi chiều giăng lưới), hay “Anh chỉ là con chim bơ vơ” (Muộn màng). Nhà thơ cắt nghĩa tình yêu: “Yêu là chết ở trong lòng một ít” (Yêu); cắt nghĩa thiên nhiên: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” (Vội vàng), “Lá liễu dài như một nét mi” (Nhị hồ), đặc biệt là trăng:
- Trăng vú mộng đã muôn đời thi sĩ
- Trăng đĩa ngọc giữa mâm trời huyền bí
- Trăng võng rượu khiến đêm mờ chuyếnh choáng
(Ca tụng - Thơ thơ)
Sau năm 1945, sức sáng tạo, khối lượng thơ của Xuân Diệu lớn, dồi dào, đặc biệt kiểu câu thơ định nghĩa lúc này thực tại hơn, giản dị hơn, cụ thể hơn:
- Anh là người thuyền chài Trương Chi
Anh là người gảy đàn Bá Nha
(Bá Nha, Trương Chi - Cầm tay)
- Anh là quê hương của em, em sắp lại nhà
Em là quê hương của anh, anh mừng đi đón
(Một buổi chiều - Cầm tay)
- Anh như cây cối chờ xuân biếc
Hôm sớm trông mong ngọn gió lành
(Thơ bát cú - Thanh ca)
Có những so sánh lãnh tụ của dân với hình ảnh cụ thể gần gũi, dễ cảm nhận:
Bác hiền như hạt gạo thôi
Chí: no thiên hạ, tình nuôi đồng bào
Bác là bóng cả cây cao
Gió đâu, chim tự xứ nào cũng che
(Bác ơi - Tôi giàu đôi mắt)
Có khi nhà thơ cắt nghĩa nhiều sự việc, sự vật bình thường trong đời sống:
Đường nhựa là đường in dấu vạn chân…
Tàu điện là tàu một đêm anh tiễn em đi
Và thiên nhiên:
Hoa đẹp là hoa nhìn với mắt em
Cửa sổ là khung có hình em ở giữa
(Hoa đẹp là hoa nhìn với mắt em - Cầm tay)
Có so sánh đảo rất thú vị:
Sáo vi vu thổi trong veo
Lên non là gió, qua đèo là mây
Ngả bên dòng suối là cây
Vương trong ánh mắt là dây tơ hồng
(Ca khúc - Tôi giàu đôi mắt)
Kiểu câu thơ nghi vấn chứa đựng từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu,… dùng để hỏi, khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?). Đôi khi câu nghi vấn là kiểu câu hỏi không cần trả lời, mà để khẳng định, tăng sức biểu cảm. Xuân Diệu hay dùng hình thức câu thơ này khi ông khẳng định tình yêu là lẽ sống:
Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào
(Bài thơ tuổi nhỏ - Thơ thơ)
Có khi câu hỏi là lời trách cứ đáng yêu:
Em đốt lòng anh, em biết không?
(Đơn sơ - Thơ thơ)
Hoặc băn khoăn về sự trôi chảy của thời gian hạnh phúc qua mau: Vừa nắng mai sao đã sương chiều
Sao ngắn ngủi là những giờ họp mặt
Sao vội vàng là những phút trao yêu
(Kỷ niệm - Gửi hương cho gió)
Hoặc thể hiện cảm xúc buồn đau của con người lan sang cả thiên nhiên:
Chắc rằng gió cũng đau thương chứ
Gió vỡ ngoài kia, thu có nghe
(Ý thu - Thơ thơ)
Hay “cái tôi” tự vấn trong băn khoăn, ngơ ngác, bâng khuâng:
Ờ nhỉ - Sao hoa lại phải rơi
(Ý thu - Thơ thơ)
Tự vấn về nỗi nhớ:
Mà nhớ điều chi? hay nhớ ai?
Cũng không biết nữa, nhớ nhung hoài!
(Nhớ mông lung - Gửi hương cho gió)
Và tâm trạng buồn đau:
Ai rên rỉ? phải ta chăng than thở?
Hoa tàn ư? sương bối rối dường ni!
(Sầu - Gửi hương cho gió)
Một câu hỏi nhẹ nhàng không trách cứ ai:
Ai làm cách trở đôi ta
Vì anh vụng gượng, hay là vì em?
(Hỏi - Riêng chung)
Hỏi để khẳng định bản chất của tình yêu:
Bốn mùa ghen tựa kim đâm
Tình yêu có thể yên nằm được a?
(Aragông và Enxa - Cầm tay)
Hỏi để nhớ nhung:
Hẳn em nghĩ đến ở nhà
Bếp chín cơm rồi đang đợi
(Anh đợi em về ăn cơm - Tôi giàu đôi mắt)
Và thể hiện một thái độ, một ý thức trách nhiệm về cuộc đời, thời cuộc:
Tôi tự hỏi mình:
Giờ này có ai trăn trở?
Có ai mắt mở? Ai khóc thầm không?
Có ai ban chiều ăn chẳng no lòng
(Vô sản chuyên chính - Riêng chung)
Cuộc đời mới, chủ động tin yêu nhiều hơn nên những câu nghi vấn, hoài nghi giảm thiểu đi nhiều.
Kiểu câu thơ cầu khẩn giục giã thường gắn với các hô ngữ: hãy, nào, phải, chớ, hỡi, xin, … để yêu cầu, cầu xin hay mệnh lệnh. Kiểu câu này có khí vị đối thoại, giãi bày. Khi là “Hãy ngó sâu vào tận mắt anh” (Có những bài thơ), mạnh bạo hơn là mời gọi “Mở miệng vàng … và hãy nói yêu tôi” (Mời yêu), và kêu gọi đầy táo bạo:
Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực!
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!
Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt!
(Xa cách - Thơ thơ)
Kêu gọi giao hòa chưa đủ, nhà thơ giục giã:
- Mau với chứ, vội vàng lên với chứ
- Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai
(Giục giã - Gửi hương cho gió)
Nhà thơ kêu gọi cách sống hết mình:
Hãy đốt đời ta muôn thứ lửa!
Cho bừng tia mắt đọ tia sao!
(Bài thơ tuổi nhỏ - Thơ thơ)
Những câu thơ cầu khẩn bắt đầu bằng từ “hãy” thường thiên về sự thôi thúc, những câu thơ có từ “xin” mang ý cầu xin lại mang âm hưởng tâm tình da diết:
Xin lòng người mở cửa ngó lòng tôi
(Tặng thơ - Gửi hương cho gió)
Cho ta xin, cho ta xin sắc đỏ
Xin mai xanh về tô lại khung đời
(Xuân đầu - Gửi hương cho gió)
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em…
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng cũng xin làm bể biếc
(Biển - Cầm tay)
Khi tôn kính, ngưỡng vọng, câu thơ dài rộng càng tha thiết:
Bởi cháu nhớ thương yêu Bác cho đến muôn năm
Nên cháu xin phép Bác đến rì rầm những lời thương mến
(Đứng bên chân Bác - Hồn tôi đôi cánh)
Và khi ca ngợi đất nước sau hai cuộc kháng chiến thắng lợi, nhiều câu thơ cùng sắc thái tình cảm cứ dồn dập, tiếp nối, lan truyền: “Xin hiến dâng Tổ quốc Việt Nam… Xin hiến tặng… Xin tha thiết tặng … Xin nâng lên ngang mày tặng…” (Đi giữa Sài Gòn). Ở mức độ, cường độ cao nhất của kiểu câu thơ này là “mệnh lệnh”:
Hãy nhìn đờì bằng đôi mắt xanh non
(Đôi mắt xanh non - Riêng chung)
“Mệnh lệnh” ca ngợi sức mạnh của sự sống:
Mổ, mổ nữa đi
Hỡi cái mỏ son của chiếc chồi non nhọn hoắt
(Sự sống chẳng bao giờ chán nản - Tôi giàu đôi mắt)
Kiểu câu thơ cảm thán được hiểu là những câu chứa những từ cảm thán như ôi, than ôi, hỡi ơi,..., cuối câu thường kết thúc bằng dấu chấm than (!). Trước hết câu cảm thán giãi bày tâm trạng của “cái tôi”. Khi là cảm giác buồn, cô đơn, rợn ngợp: “Bóng chụp cả đời tôi” (Viễn khách), “Cô đơn quá bởi không còn ngời nữa” (Thanh niên). Đôi khi là sự chán nản: “Chết không gian khô héo cả hồn cao” (Hè). Với thiên nhiên nhà thơ có lúc ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thuần khiết:
Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá
(Trăng - Thơ thơ)
Trời xanh thế! Hàng cây thơ biết mấy
Vườn non sao! Đường cỏ mộng bao nhiêu
(Xuân đầu - Gửi hương cho gió)
Cũng có lúc muốn hưởng thụ vẻ mơn mởn đầy sức sống của nàng xuân:
Hỡi xuân hồng! ta muốn cắn vào ngươi
(Vội vàng - Thơ thơ)
Cũng không thiếu những cảm xúc buồn lạnh:
- Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!
- Đàn ghê như nước lạnh, trời ơi!
(Nguyệt cầm - Gửi hương cho gió)
Và luyến tiếc:
Hôm xưa đâu rồi, trời ơi! trời ơi
(Xuân đầu - Gửi hương cho gió)
Trong tình yêu hầu như các cung bậc cảm xúc đều được Xuân Diệu diễn tả bằng câu cảm thán. Là giận hờn, trách cứ: “Đấy, ai bảo em làm anh mơ ước! - Lúc đầu tiên anh có mộng gì đâu!” (Hẹn hò). Rồi nhớ nhung: “Anh nhớ em, anh nhớ lắm! em ơi! (Tương tư chiều). Và luyến tiếc khi tình yêu ngắn ngủi, qua mau: “Thôi hết rồi! còn chi nữa đâu em!” (Tương tư chiều), “Ta thấy em xinh khẽ lắc đầu. Bởi vì ta có được em đâu” (Bên ấy bên này).
Sau này, trong hoàn cảnh mới, tâm hồn mới, thơ Xuân Diệu vẫn có nhiều câu cảm thán, thể hiện cảm xúc tình cảm trước những vấn đề lớn của đất nước, của cuộc đời.
Có khi là nỗi nhớ da diết, thường trực với quê Nam:
- Ôi miền Nam, miền Nam
- Ôi quê hương bà ngoại
(Nhớ quê Nam - Riêng chung)
Miền Nam ơi ta nhớ mình thế nớ
Cớ sao mà cách trở bấy nhiêu năm?
(Một vườn xoài - Riêng chung)
Có khi là niềm tự hào, tự tin giữa những tháng ngày chiến tranh ác liệt:
Ôi! Cái phút đầu tiên trên miền đất lửa
Bông hoa im lặng nở giữa trời xanh
(Từ Cao Lạng tới Vĩnh Linh - Tôi giàu đôi mắt)
Hay cái ngơ ngác hồn nhiên trước sự sinh thành của sự sống:
Ôi từ không đến có
Xảy ra như thế nào?
(Quả sấu non trên cao - Tôi giàu đôi mắt)
Hay một thú nhận chân tình
Tuổi bác ngần này, hơn sáu mươi
Song le bác có hiểu chi đời!
(Thương cái tình cha - Thanh ca)
Kiểu câu thơ chủ động khẳng định hình thành từ sau năm 1945 và xuất hiện dày đặc trong thơ Xuân Diệu, cũng xuất hiện ở thơ của các nhà thơ khác. Cách mạng tháng Tám tạo một đổi mới quyết định quan trọng cho đất nước, cho mỗi người dân, và văn nghệ sĩ chủ động khẳng định mình từ tư thế đến ý thức và trách nhiệm. Một “cái tôi” tích cực luôn gắn mình với cuộc sống, với cộng đồng:
Tôi phải về nghe dự nhạc đoàn viên
Nhân loại mới nói cười như trẻ nhỏ
(Trở về - Dưới sao vàng)
Ta chào Việt Bắc về xuôi
Bước chân lưu luyến, nụ cười tình chung
(Ta chào Việt Bắc về xuôi - Ngôi sao)
- Ta chào ngươi Hạ Long nghìn vạn đảo
(Chào Hạ Long - Riêng chung)
- Đất nước ta ơi! ta quyện với mình chặt lắm
(Về Tuyên - Riêng chung)
- Tôi đi trong phố: phố rợp những vì sao
Tôi lắng thân yêu mỗi lời của đồng bào
(Đi giữa Sài Gòn - Hồn tôi đôi cánh)
- Tôi muốn đi thăm mỗi làng mỗi nhà
Mỗi hàng rào bông bụt của miền Nam ta
Tôi muốn đến nghiêng đầu chào thương mỗi má
Thăm mỗi sợi tóc sương trên trán mỗi mẹ già
(Tôi muốn đi thăm khắp cả miền Nam - Thanh ca)
Như vậy, trên cơ sở tiếp thu gợi ý của những nhà nghiên cứu trước, chúng tôi điều chỉnh cách phân loại và mở rộng hơn, phân tích những dẫn chứng thích hợp hơn cho những kiểu câu thơ của Xuân Diệu. Điều chúng tôi quan tâm hơn là đi sâu lý giải những hiệu quả thẩm mỹ từ những sáng tạo câu thơ của Xuân Diệu, phù hợp với quan niệm của nhà thơ. Chẳng hạn, câu thơ định nghĩa cắt nghĩa chất chứa suy tư và cái tôi đa cực thâm trầm của nhà thơ. Câu thơ nghi vấn có chiều sâu nội tâm và phơi trải những băn khoăn khắc khoải trong lòng. Câu thơ cầu khẩn, giục giã thể hiện sự sôi nổi, tha thiết trong cách giao hòa với cuộc sống và tình yêu. Câu thơ cảm thán với mật độ dày đặc lại nói lên các cung bậc của cảm xúc trẻ trung và say đắm yêu đương của nhà thơ. Đó là những đóng góp của Xuân Diệu trong quá trình cách tân hiện đại hóa thơ trên phương diện câu thơ.
Càng về cuối đời thơ, hồn thơ Xuân Diệu càng có sự thay đổi, câu thơ cũng phải khác. Tuy khác nhưng Xuân Diệu vẫn tiếp tục kiến tạo những kiểu câu thơ đã định hình từ trước năm 1945. Khác chủ yếu ở tư thế cảm hứng dù vẫn khuôn vào những kiểu câu quen thuộc. Khác ở chỗ, sau này, thơ Xuân Diệu xuất hiện thêm kiểu câu thơ mới, kiểu câu thơ chủ động khẳng định tích cực, tương ứng với “cái tôi” mới của nhà thơ.
4.4. Cải biến thể thơ
Thể thơ cũng như những hình thức nghệ thuật khác, bao giờ cũng bảo thủ, chuyển biến chậm hơn nội dung nghệ thuật. Chúng ta thấy từ ngàn năm, nhiều hình thức thơ, thể thơ truyền thống vẫn tồn tại từ đời này qua đời khác. Việc hình thành, phát triển những thể thơ mới, dù có, cũng rất chậm nhờ sức sáng tạo của nhiều cá nhân, nhiều thế hệ. Vì vậy, nói Xuân Diệu tiếp thu và cải biến thể thơ cũng chỉ là với ý ông đã chủ động học tập, tác động làm mới thêm trên cơ sở những gì vốn có ở các thể thơ truyền thống. Khảo sát toàn bộ sáng tác thơ của Xuân Diệu, chúng ta thấy ông sử dụng hầu hết các thể thơ truyền thống của dân tộc, thiếp thu chọn lọc một số “kỹ thuật” thơ hiện đại của nước ngoài, tạo ra dáng dấp mới cho thơ mình. Thời kỳ Thơ mới (1932 - 1945), Xuân Diệu dùng chủ yếu thể thơ 7 chữ, 8 chữ rồi đến lục bát, thơ 5 chữ. Trong 95 bài ở hai tập Thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1945), có 45 bài thơ 7 chữ, 32 bài thơ 8 chữ, 7 bài thơ lục bát, 5 bài thơ 5 chữ, 2 bài thơ 24 chữ, 4 bài thơ tự do hợp thể.
Sau năm 1945, Xuân Diệu sử dụng nhiều hơn các thể thơ truyền thống, từ thơ 4 chữ đến thơ tự do hợp thể 10 chữ, 12 chữ song chủ yếu vẫn là thơ 7 chữ, lục bát, 5 chữ và hợp thể:
- Thơ 4 chữ: Bươm bướm qua sông, Buổi trưa trên đồi,…
- Thơ 5 chữ: Gió, Nhớ quê Nam, Cô Tô, Đi núi, Quả sấu non trên cao, Anh thương em khi ngủ, Sao mọc, Xoài Thanh Ca Bình Định, Trách em, Trái tim thức đập, Em làm bếp,...
- Thơ 6 chữ: Anh đợi em về ăn cơm, Hôn cái nhìn,…
- Thơ 7 chữ: Ngọn Quốc kỳ, Hội nghị non song, Chiếc gối, Tình yêu san sẻ, Mặt em, Ổi Hồ Tây, Trên bãi sông Hồng, Một ngã ba, Chè Suối Giàng, Thăm cảnh Hương Sơn,…
- Thơ 8 chữ: Chào Hạ Long, Vể Tuyên, Xuân, Một vườn xoài,…
- Thơ lục bát: Thơ dâng Bác Hồ, Hỏi, Vợ chuẩn bị hành trang cho chồng vào hỏa tuyến, Đàn, Trăng khuya trên Hắc Hải, Hồ Rít Xa, Tình yêu muốn hóa vô biên, Thăm Pác Bó…
- Thơ bát cú: Thơ bát cú (4 bài)
- Thơ song thất lục bát: Mãi mãi
- Thơ tự do, hợp thể: Cao, Vô sản chuyên chính, Tội ác phá rừng, Hiểu em Nhơn, Bác ơi, Đứng bên chân bác, Đi giữa Sài Gòn, Thăm lều cỏ Lênin, Tôi muốn đi thăm khắp cả miền Nam,…
Trong bài viết Tiếp nhận ảnh hưởng của thơ truyền thống [146, tr.135], Xuân Diệu nhớ lại ngay từ ngày nhỏ, ông đã được người cha dạy cho học một bức thư bằng văn xuôi, nhưng kết bằng hai câu tứ lục. Năm 1930, ông đã làm bài thơ đầu tiên bằng thơ thất ngôn bát cú:
Gió hây hây động mấy hàng thông
Cửa biển chiều hôm đẹp lạ lùng…
(Vịnh cửa biển Quy Nhơn)
Ở nhà trường, thầy giáo ra bài cho học sinh làm phú, văn tế, ông đã làm bài phú ca ngợi lợi ích của văn hóa, lấy vần Ăn vóc, học hay. Năm 1934, vùng Nam Trung Bộ bị bão lụt lớn, ở lớp học thầy giáo ra bài viết Văn tế đồng bào chết nạn bão lụt, ông làm văn tế theo kiểu phú, vế dưới đối với vế trên, cả bài chỉ lấy một vần. Ông nhớ hai câu của ông bảo đảm đối rất chỉnh:
Lóng xót thương mong đợi ở ba kỳ
Dạ thành kính ủi an cùng chín suối
[30, tr.97-98]
Nghĩa là ngay từ nhỏ, Xuân Diệu đã được học, rèn bút bằng những thể điệu thơ phú nghiêm ngặt của văn chương bác học. Tiếp đến ông học tập hồn cốt của thơ Pháp và mãi vài chục năm sau ông mới học được hơi thở dân gian trong ca dao lục bát. Từ việc học tinh hoa của cha ông, học cái lớn lao của thế giới, ông chủ động: “Kết tinh cái thật sâu của một dân tộc với cái rất rộng của nhân loại” [146, tr.151]. Cho nên việc ông sử dụng thành thạo nhiều thể văn thơ cổ cũng như những thể thơ mới là điều dễ hiểu. Và cũng nhờ đó ông vận dụng sáng tạo, bổ sung, làm mới một số thể thơ.
4.4.1. Từ hình thức thơ nước ngoài
Chúng ta chú ý đến bài Yêu. Bài thơ được làm theo điệu rông đô (rondeau) như nhà thơ Charles D’Orleans thế kỷ XV, vịnh mùa xuân, láy câu thứ 1, thứ 2, làm câu thứ 7, thứ 8 (bản dịch):
Thời tiết đã bỏ chiếc áo ngoài
Bằng gió, bằng mưa, bằng giá rét
Và khoác mặc lên mình gấm vóc
Khoác áo mặc trời xinh, sáng, tươi
Không một loài vật hay loài chim
Mà chẳng khề khà kêu hoặc hát
Thời tiết đã bỏ chiếc áo ngoài
Bằng gió, bằng mưa, bằng giá rét
Xuân Diệu cũng láy theo điệu rondeau như Charles D’Orleans:
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết
Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Và câu thứ 13, câu kết lại láy câu thứ nhất. Câu kết gói bài lại, tình yêu không được chia sẻ, người đang yêu như con tằm rút ruột tự giam thân, vương vít trong cái kén đau khổ bịt bùng. Xuân Diệu tự hào và công nhận “Sáclơ Đoóclêăng khi láy lại, đã tạo ra một nhạc điệu rất hay, tuy nhiên không đắc thế bằng tôi khi láy lại các câu” [146, tr.165]. Vậy là thể thơ 8 chữ, ngắt 3 nhịp, nhưng láy câu, cách mở và gói bài thơ sáng tạo nói được những điều tâm trạng của nhà thơ. *
Chú thích:
* Về bài Yêu, Xuân Diệu thú nhận, khoảng 1934 - 1938 ông đang yêu nên đã vay mượn ý tứ của nhà thơ Etmond Haraucourt: Partir c’est mourir un peu (Đi là chết ở trong lòng một ít). Và câu thứ 3 có dáng dấp một câu trong bài thơ của Felix Arvers (1806 - 1850): Mon aame a son secret (Lòng ta chôn một khối tình), N’ osant rien demandé, et n’ayant rien resu (Chẳng dám xin và chưa hề nhận được gì) [137, 163-164].
Năm 1967, muốn ca hát yêu đương, nhà thơ nhớ đến loại ca khúc của châu Âu, sáng tác bài Là. Ca khúc ở châu Âu là loại bài ca tình tự sérénade, sérénata “tiếng hát phối hợp với sáo đàn, khởi lên ban đêm, ở ngoài trời, dưới cửa sổ của một người, để tặng người ấy” [30, tr.103]. Bài Là (Ca khúc) cũng chứa đựng khái niệm ấy. Đúng là có một chàng trai hiện đại say sưa thổi sáo gọi người yêu như thuở xa xưa, nhưng lời thơ được phổ vào thể điệu ca dao quen thuộc, đủ cả hứng, tỉ, phú.
Ở đây chúng tôi chú ý đến việc ông tiếp thu và làm mới thể thơ trong 3 khổ, 12 câu thơ:
Sáo vi vu thổi trong veo
Lên non là gió, qua đèo là mây
Núi cao chót vót chon von
Anh xây xây mãi chưa tròn tình yêu...
Sáo nồng đượm biết bao nhiêu
Mơn man với cảnh thân yêu với người
Quanh ta ríu rít là đời
Quanh em ai hát ai cười - là anh.
Xuân Diệu cũng đã nhiều lần sử dụng câu thơ 12 chữ như thể Alechxandrin của châu Âu. Ông thấy thể thơ 8 chữ tuy đã mở rộng rồi, so với ngũ ngôn, thất ngôn, nhưng vẫn chưa đủ cánh để giang ra ôm trùm, nên cần mở rộng câu thơ hơn. Mở rộng nhưng vẫn giữ tiết tấu nhịp điệu để dễ đọc dễ nhớ, giữ nhịp thơ 4 - 4 - 4 hay 6 - 6: Trong cuộc đấu tranh/ giữa ta với địch/ sống chết thua hơn
Có lúc có nơi/ đứa thắng lâm thời/ lại là cái chết
Cái chết trên môi/ có đôi râu mép/ sắc lẻm như dao
Cái chết thích đeo kính râm/ lấy điệu và trán cũng cao...
Nhất định trời cao đất rộng/ còn vui nắng sớm mây trưa
Chúng bay đã vào hũ nút/ cũng đừng tủi gió sầu mưa
Giặc Mỹ đã biết hay chưa?/ - Chúng tao chính là sự sống
(Sự sống chẳng bao giờ chán nản - Tôi giàu đôi mắt )
4.4.2. Từ hình thức thơ dân tộc
Trở về với các thể thơ dân tộc từ dân gian đến bác học, Xuân Diệu học nhiều vần theo lối hát giặm Nghệ Tĩnh:
Bờ đẹp đẽ cát vàng
Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng
Khổ trên vừa dùng vần lưng theo hát giặm, vừa dùng vần cuối câu theo lối gián cách của thơ châu Âu: vàng với màng, đứng với sóng. Khổ dưới dùng toàn vần hát giặm:
Đã hôn rồi hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt
(Biển - Cầm tay)
Theo ông, vần hát giặm “rất hợp với cái thế sóng đến hôn vào giữa lưng bờ, ôm lấy lưng bờ, đúng là vần lưng” [30, tr.108]. Ông cũng thú nhận, trước năm 1945, thơ lục bát của ông có đặc điểm riêng của nó, không ở trong hơi hướng làng họ của ca dao:
Không gian như có dây tơ
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn
(Thơ thơ)
Xuân Diệu chia sẻ, aau này, “Càng đi vào quần chúng hóa, tôi dần dà học tập được ca dao, học cái nhuần nhuyễn trong sáng, cái hơi thơ thoải mái dễ nhớ dễ thuộc; lục bát của tôi về sau có những bài đi vào hơi hướng này:
Áo em thoang thoảng hoa cau
Áo em say đắm một màu trầm hương
Áo em ngày nhớ đêm thương
Áo em chín nắng mười sương anh chờ
(Cầm tay)
Thơ lục bát, sáng tạo rõ nhất của Xuân Diệu là Trên đỉnh non cao. Bài thơ mang cảm hứng sảng khoái, chủ động giao hòa với thiên nhiên trời đất, tình yêu, nhân loại, giao hòa giữa hôm nay với xa xưa và mai sau từ “trên đỉnh non cao”. Sự kết hợp thuần thục giữa truyền thống và hiện đại, lục bát nhưng cách luyến láy cú đoạn tạo một âm hưởng say mê tha thiết, một hình dáng mới tuy vẫn rất gần gũi quen thuộc:
Trèo lên trên đỉnh non cao
Trên đỉnh non cao
Đôi tay ta nắm, anh chào Em, em
Anh chào xa biếc xanh êm
Chào cao lồng lộng ta đem trời về
Đỉnh non gió thổi say mê
Gió thổi say mê
Bốn bên hoa cỏ, tứ bề non sông
Mắt nhìn ra tới biển Đông
Mắt vươn ôm cả muôn trùng rừng Tây...
Đỉnh non cao vút em ơi
Cao vút em ơi
Là trên đỉnh chót tình người yêu nhau
Gặp lòng nhân loại xưa, sau
Mở hồn: bốn bể năm châu ùa vào
Ở trường hợp khác, khi cần thiết, Xuân Diệu cho thơ lục bát leo thang, ngắt nhịp, ngắt dòng thơ, nhấn mạnh ý:
Từ nay xin đặt tên hoa
“Hoa anh ơi”
một chiều ta
nở đầy
(Hoa “anh ơi” - Một khối hồng)
Thơ 7 chữ chiếm số lượng nhiều nhất trong nghệ thuật sáng tạo của Xuân Diệu. Chính ở thể thơ này, Xuân Diệu có nhiều biến hóa về vần, nhịp, dồn câu thúc khổ, có khi giữ nguyên luật lệ của thơ thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt, có lúc sắp xếp lại tạo hình thức mới cho thơ 7 chữ, hoặc kết hợp với các thể thơ khác tạo ra hợp thể. Ông đã viết mấy bài Thơ bát cú (1973), niêm luật nghiêm chỉnh, đủ cả đề, thực, luận, kết:
Bát ngát hương dồn với nhớ dư
Hóa thành muôn đợt sóng tương tư
Tương tư có nghĩa đôi bờ ngóng
Anh một mình thôi cứ đợi chờ
Vàng cúc sương pha thu sớm nắng
Xám trời mây phủ hạ chiều mưa
Vạn phần yêu mến anh ôm ấp
Em thấu giùm cho một chút chưa?
(Thanh ca)
Đa phần thơ 7 chữ của Xuân Diệu đều được chia thành khổ, mỗi khổ 4 câu, như một bài tứ tuyệt và gieo vần theo kiểu “bốn câu ba vần”:
Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ
Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ
Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá
Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ
(Thơ thơ)
Lúc một mình em qua ngã ba
Thấy hình trên đất rẽ tuôn ra
Em ơi có biết muôn trông ngóng
Anh đứng giang tay mãi đó mà
(Hồn tôi đôi cánh)
Ông lại chia mỗi khổ 2 câu thơ. Mỗi cặp hai câu ấy gieo vần chân, liền, tạo điểm dừng cho nhịp thơ và khoảng lặng cảm xúc:
Em là một ngôi sao mới băng
Xuống đây, đi với anh đêm trăng
Anh với em bên bờ đêm biếc
Những xóm mờ mến thương quen biết
Trăng như sương trên ruộng lúa xanh
Gió như chim xao động trong cành
(Đêm trăng đường Láng - Hồn tôi đôi cánh)
Ngói mới nhấn mạnh “ngói mới”, biểu tượng thành công của sự nghiệp xây dựng đất nước. Từng cặp hai câu thơ, gieo vần chân, liền, câu thứ ba chỉ có 2 chữ ngói mới. Ngói mới cứ láy lại như thế sau nhiều cặp câu thơ, trở thành một điệp khúc, gây ấn tượng:
Khắp nơi, trên những đường tôi đi
Tôi đã nghe xao xuyến rầm rì
Ngói mới
Trên những đường tôi dạo, tôi qua
Tôi đã nghe nhiều những khúc ca
Ngói mới...
Muốn trùm hạnh phúc dưới trời xanh
Có lẽ lòng tôi cũng hóa thành
Ngói mới
Xuân Diệu cũng dùng thất ngôn cổ thể, nhưng ghép lại các khổ thơ, mỗi khổ dung lượng lớn hơn. Thất ngôn cổ thể, mỗi khổ thơ thường là 4 câu hoặc 8 câu, trong hai bài Mã Pí Lèng (1964), Chòm Cô Tô 17 đảo xanh (1963), ông ghép mỗi khổ 6 câu thơ:
Mã Pí Lèng, danh bất hư truyền
Sống mũi ngựa, núi cao thẳng đứng
Núi điệp trùng núi tỏa bốn bên
Đá gan trâu gẫy choòng đá cứng
Sương mù dưới vực vút bay lên
Bạc lẫn màu cây mờ đỉnh dựng
Vận dụng lối gieo vần hỗn hợp, bằng trắc xen lẫn, nhiều khi lấy vần trắc làm chủ vận, Mã Pí Lèng gợi được không khí lao động gay go nguy hiểm quyết thắng thiên nhiên hiểm trở của con người.
Thơ hợp thể: trong thơ Xuân Diệu, chúng ta gặp nhiều thơ tự do, thơ văn xuôi, nhiều câu thơ, đoạn thơ 12 chữ, có khi kéo dài đến 16, 17 chữ hay có những bài thơ là hợp thể của nhiều thể điệu thơ truyền thống. Câu thơ dài rộng nhưng nhịp điệu, vần điệu vẫn nhịp nhàng như thơ phú (Sự sống chẳng bao giờ chán nản, Đứng bên chân Bác, ...). Ông nói: “Về phần tôi, tôi muốn những câu dài như vậy nên có tiết tấu, nhịp điệu để dễ đọc dễ nhớ” [146, tr.165]. Do yêu cầu của nội dung, chứa đựng những cảm hứng lớn từ cuộc sống, thơ Xuân Diệu không gò vào một thể nhất định mà lan tỏa, giao thoa sáng tạo nhiều thể điệu trong một bài. Cho nên, dù là thơ tự do hay thơ văn xuôi, Xuân Diệu đều có ý thức sử dụng lối hợp thể. Một số bài ông xen cả tục ngữ ca dao, danh ngôn, thơ Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, Thế Lữ, chứng tỏ nhà thơ rất linh hoạt, không cứng nhắc về thể thơ.
Xen tục ngữ ca dao:
Ôi ghê gớm mười tám năm đê vỡ
“Loái nhoái như phủ Khoái xin tương”
(Một mảnh đất - Hồn tôi đôi cánh)
“Chim quyên ăn trái nhãn lồng”
Người ăn nhãn nhớ ruộng đồng... Hưng Yên
(Một mảnh đất - Hồn tôi đôi cánh)
Một danh ngôn của Goethe:
“Mọi lý thuyết đều màu xám, và cây đời vĩnh viễn xanh tươi”
Vĩnh viễn chim ca, vĩnh viễn nắng cười
(Và cây đời mãi mãi xanh tươi - Hồn tôi đôi cánh)
Hay những câu Kiều:
Một khúc sông Lô, đôi bờ xanh mướt
Ngô khẽ lay cờ, mía ken lá sắc
Đường sâu quanh quất, nhà nhỏ xóm thưa
“Đi về này những lối này năm xưa”
(Về Tuyên - Riêng chung)
Trên không dù tắt nắng
Lá vẫn giữ ánh vàng
“Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”
(Rừng thu Xi bê ri - Riêng chung)
Tiếp nhận thơ Nguyễn Đình Chiểu và thơ Hồ Chí Minh:
“Hỏi thời ta phải nói ra
Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương”
Bác xuất phát tự tình thương mà kêu gọi diệt
“Đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào”
(Đi giữa Sài Gòn - Hồn tôi đôi cánh)
Hay lẩy thơ Thế Lữ:
“Cái thuở ban đầu dân quốc ấy
Nghìn năm chưa dễ đã ai quên” (*)
Cụ Hồ về, lần thứ nhất trao tên
Với nước Việt, mà sao tình khăng khít!
(Nhớ mùa tháng Tám - Dưới sao vàng)
Chúng ta chú ý đến một số bài hợp thể khác kết hợp từ những thể thơ cách luật dân tộc:
- Thơ 7 chữ + lục bát + 7 chữ + lục bát: Ta chào Việt Bắc về xuôi
- Thơ lục bát + 8 chữ: Tội ác phá rừng
- Thơ lục bát + 7 chữ + lục bát: Hiểu em Nhơn
- Thơ 5 chữ + lục bát: Xã Nhân Mỹ làm đường đồng chiêm
- Thơ lục bát + 5 chữ + lục bát: Bác ơi!
- Kết hợp nhiều thể điệu, những câu thơ ngắn xen câu thơ dài, có khi leo thang và kết thúc bằng lục bát:
Người các nước sáng hôm nay đến rất đông ngưỡng mộ;
Khu rừng yên lặng
ngẫm nghĩ muôn năm;
Lá liếc mắt xanh
nghiêng đọc trên bàn;
Từ một lều cỏ như thế này chuyển rung ra
toàn thế giới,
Và từ bốn phương trên địa cầu lại hành hương đi tới…
Sóng hồ vời vợi biếc xa,
Sáng thu rộng mát đưa qua gió hiền.
Đến thăm lều cỏ Lênin,
Thiêng liêng kỷ niệm giữ gìn ngàn năm.
(Thăm lều cỏ Lênin - Hồn tôi đôi cánh)
Chú thích:
(*) Thơ Thế Lữ:
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Nghìn năm chưa dễ đã ai quên
Từ những dẫn chứng trên, chúng ta thấy Xuân Diệu luôn tìm cách đổi mới hình thức câu thơ, nhất là thời điểm những năm sau sáu mươi của thế kỷ trước. Câu thơ không chịu ổn định mà luôn tung phá mở rộng, có khi như câu phú, câu tứ lục, có khi thêm chữ thêm câu, thay đổi khuôn hình thể thơ truyền thống, dựa vào truyền thống để cách tân. Nhiều bài thơ hợp thể, câu thơ co duỗi nhịp nhàng nhưng phần nhiều, Xuân Diệu trở về nương vào hình thức thơ hợp thể của thời kỳ kháng chiến 1945 -1954, nghĩa là sau mỗi đoạn thơ và bài thơ bao giờ cũng bằng những vần lục bát. So sánh với Phá đường của Tố Hữu, Bài ca vỡ đất, Bao giờ trở lại của Hoàng Trung Thông, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Người đàn bà Ninh Thuận của Tế Hanh, Bữa cơm thường ở trong bản nhỏ của Chế Lan Viên, Mưa núi của Minh Hiệu,… chúng ta sẽ rõ. Điều này phù hợp với quan niệm của Xuân Diệu như chính nhà thơ cũng đã tâm sự: “Về hình thức song song với sự thí nghiệm, chiếm lĩnh các thể thơ tự do, tôi nghĩ sao tiếp tục tìm kiếm những hình thức mà đa số người đọc khả dĩ yêu thích, khả dĩ có thể thuộc và ngâm nga” [30, tr.110].
4.5. Sáng tạo nhịp điệu thơ
Nhà nghiên cứu Mã Giang Lân quan niệm: “Với thơ, nhịp điệu là linh hồn, câu chữ là thân xác” [88, tr.30]. Ông nói thêm: “Một bài thơ mang thuộc tính thơ, khác với văn vần. Khác ở cách sử dụng từ ngữ, cấu trúc câu, các biện pháp tu từ, nhịp điệu,…” [88, tr.97]. Và Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Nhịp điệu là sự lặp lại cách quãng đều đặn và không thay đổi của các hình tượng, ngôn ngữ, hình ảnh, mô típ,… nhằm cảm nhận sự thể hiện thẩm mỹ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật” [63, tr.238]. Như vậy nhịp điệu thơ là một trong những yếu tố quan trọng để khu biệt cái gì là thơ và cái gì không phải là thơ. Nhiều khi cách ngắt nhịp thơ còn góp phần tạo nên những sắc thái thẩm mỹ trong cách hiểu khác nhau với một câu thơ.
Trong thơ truyền thống, các thể thơ thường gắn với một số lượng chữ nhất định, ứng với nó là những nhịp thơ ổn định mang đặc trưng riêng của thể thơ đó. Theo Xuân Diệu, “Nhịp điệu và nhạc điệu ở một bài thơ có thể tự nó rất thú vị, nhưng nếu không phục tùng ý nghĩa chính của bài thơ, thì cả bài thơ đổ theo” [30, tr.239]. Bên cạnh việc kế thừa cách ngắt nhịp thơ truyền thống, ông đã sáng tạo, biến đổi nhịp thơ để làm mới câu thơ, phù hợp với cảm xúc, điệu hồn của nhà thơ.
Thơ 4 chữ. Thơ ca dân gian, thể thơ 4 chữ dùng trong vè hay những bài hát đồng dao dưới hình thức kể chuyện. Câu có 4 chữ nên thường có nhịp 2/2.
Thơ Xuân Diệu theo thông lệ nhịp điệu ấy: “Dưới thuyền/ nước trôi - Trên nước/ thuyền chuồi - Và nước/ và thuyền - Xuôi dòng/ đi xuôi” (Thời gian). Và chuyển dịch: 1/3
Mây/ lưng chừng hàng - Về/ ngang lưng núi
(Mây lưng chừng hàng - Thơ thơ)
Hoặc nhịp 3/1, 2/1/1:
Mặt sông Đà/ rộng - Từng đàn bướm/ tung…
Có khúc/ rộng/ xa - Nghĩ là/ bướm đuối
(Bươm bướm qua sông - Một khối hồng)
Ngay trong một khổ thơ cũng có sự chuyển dịch linh hoạt giữa nhịp 3/1 và 1/3:
Trưa lặng. Trên đồi - Có hai ta/ thôi
Nghe/ tình yêu mến - Buổi trưa trên đồi
(Buổi trưa trên đồi - Hồn tôi đôi cánh)
Thơ 5 chữ vốn đã có trong thơ ca dân gian, nhất là trong những bài hát giặm Nghệ Tĩnh và trong thơ cổ phong hay thơ Đường. Xuân Diệu cũng như nhiều nhà thơ khác không cô đúc gò bó như ngũ ngôn Đường luật mà mạch thơ mở rộng, bay bổng, tình ý thiết tha, dùng nhiều vần bằng. Câu thơ gồm 2 nhịp: 2/3 hay 3/2. Thơ Xuân Diệu chuyển nhịp:
Trốn nỗi buồn/ vô cớ - Sao anh/ chẳng vui đi
Tôi ráng tìm/ hạnh phúc - Song chẳng biết/ nhờ chi
(Chàng sầu - Thơ thơ)
Có khi chuyển dịch thành nhịp 1/4 hay 4/1:
Em!/ Anh từng bước khẽ - Tay bưng đầy gió sương…
Em!/ Anh đi núi về - Gặp mây đèo quấn quít
(Đi núi - Một khối hồng)
Tìm một đóa sao - / vì - Trái tim anh chỉ một
(Sao mọc - Tôi giàu đôi mắt)
Nhìn chung thơ 4 chữ và 5 chữ, lượng chữ ở mỗi câu thơ hẹp nên việc chuyển dịch nhịp điệu chủ yếu là sự chuyển dịch ngay trong câu thơ, khổ thơ. Nhịp thơ Xuân Diệu cũng đã linh hoạt, phong phú hơn. Ngoài nhịp điệu quen thuộc 2/2 (thơ 4 chữ), có thêm nhịp 2/1/1, nhịp 1/3 và 3/1. Ngoài nhịp điệu 2/3 hoặc 3/2 (thơ 5 chữ) có thêm nhịp 1/4 và 4/1.
Thơ 7 chữ: Nhịp điệu thơ 7 chữ truyền thống là 4/3, đọc chậm có thể là 2/2/3. Xuân Diệu tuân thủ theo nhịp điệu truyền thống:
Anh tặng cho em hoa ngọc trâm
Hoa như ánh sáng,/ ngọc như mầm
(Hoa ngọc trâm - Hồn tôi đôi cánh)
Có khi chuyển thành 4/1/2:
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước,/ lạnh,/ trời ơi…
(Nguyệt cầm - Gửi hương cho gió)
Những trời xa lắm,/ xưa,/ xưa quá
Đến nỗi trong lòng sắc đã phai
(Nhớ mông lung - Gửi hương cho gió)
Xuân Diệu hoán đổi nhịp 4/3 thành 3/4. Nhịp 3/4 là nhịp của thơ song thất lục bát và khi chuyển như thế, nhịp điệu thơ nhanh hơn, gấp hơn:
Lá liễu dài/ như một nét mi
(Nhị hồ - Thơ thơ)
Chè Suối Giàng - / xanh trên non cao
Lá dày nhựa mọng ánh như reo
(Chè Suối Giàng - Hồn tôi đôi cánh)
Nhịp 3/4 có khi chia nhỏ thành nhịp 3/1/1/1/1, thể hiện sự ân hận và day dứt:
Quá thực thà nên hóa dại khờ
Bắt đầu người -/ chỉ -/ biết -/ yêu/ lo
(Giới thiệu - Thơ thơ)
Hay nhịp 2/2/1/2 nuối tiếc, xa xôi:
Sắc trời:/ sương đọng,/ non:/ mây tỏa
Không biết lòng đi tới chốn nào…
(Hết ngày hết tháng - Gửi hương cho gió)
Nhớ nhung trong sầu muộn:
Em buồn,/ em nhớ,/ chao!/ em nhớ
Em gọi thầm anh suốt cả ngày
(Đơn sơ - Thơ thơ)
Và những đòi hỏi ham muốn:
Hãy tuôn âu yếm, lùa mơn trớn
Sóng mắt,/ lời môi,/ nhiều -/ thật nhiều
(Vô biên - Thơ thơ)
Lại chuyển đến nhịp 2/1/1/3:
Vai anh khi để đầu em tựa
Cân cả buồn,/ vui/ của cuộc đời…
Phải chăng/ chim,/ gió/ mới qua đèo
Hay suối, hay thông đang họa theo?
(Tình yêu san sẻ - Cầm tay)
Nhịp 2/5 có khi hoán đổi thành nhịp 5/2, chủ động, đĩnh đạc:
Một chiếc thuyền bồng đi lại đi
Anh là người thuyền chài/ Trương Chi
Một khúc mê đời ca lại ca
Anh là người gảy đàn/ Bá Nha
(Bá Nha, Trương Chi - Cầm tay)
Cuối cùng là nhịp điệu 1/3/3 và 1/1/2/3 của câu thơ 7 chữ, như điệp khúc của nỗi nhớ:
Nhớ,/ nhớ làm chi!/ Xin ngủ yên!
(Giã từ thân thể - Gửi hương cho gió)
Và nỗi nhớ xa xôi, hoài vọng, có phần ngẩn ngơ, nuối tiếc:
Những buồn xưa cũ nay đâu mất
Ôi!/ phượng/ bao giờ/lại nở hoa
(Ngẩn ngơ - Gửi hương cho gió)
Nhịp điệu câu thơ 7 chữ của Xuân Diệu thật phong phú, không theo một quy luật nào. Những cách ngắt nhịp mới lạ góp phần đắc lực vào việc chuyển tải cảm xúc và thi hứng của nhà thơ, rất đa dạng và độc đáo. Để tạo cách ngắt nhịp đó, chúng ta thấy vai trò của dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm, chấm than,…), hay cách đảo ngữ, phép so sánh. Sự sáng tạo cú pháp (các kiểu câu thơ) và cách sử dụng từ cũng góp phần đổi mới nhịp điệu thơ.
Thơ 8 chữ: câu thơ 8 chữ thường ngắt làm 2 hay 3 nhịp. Loại câu thơ này có trong hát nói xen lẫn với các câu thơ dài ngắn khác, cũng thường ngắt làm 3 nhịp nhưng không thành đoạn, khổ thơ độc lập. So với hát nói, câu thơ 8 chữ từ phong trào Thơ mới 1932 - 1945 về sau trở thành một thể thơ riêng, giàu tính sáng tạo. Nhịp thơ 8 chữ là 3/5 hoặc 5/3 nhưng thường là 3/3/2, 3/2/3 có khi 2/3/3. Thơ Xuân Diệu, trong một bài đã có sự chuyển nhịp liên tục.
Nhịp 5/3 và 3/5:
Đôi mắt của người yêu, ôi vực thẳm!
Ôi trời xa,/ vừng trán của người yêu
(Xa cách - Thơ thơ)
Nhịp 3/2/3 và 3/3/2 đan xen tạo nên nhịp nhanh, mạnh, mang âm hưởng giục giã:
Em phải nói/ phải nói,/ và phải nói
Bằng lời riêng/ nơi cuối mắt,/ đầu mày
(Phải nói - Thơ thơ)
Sự đan xen về nhịp điệu ở bài Chào Hạ Long phong phú và đặc sắc hơn:
Ta chào ngươi,/ Hạ Long ngàn vạn đảo
Vạn hòn gieo/ trên sóng biển/ trập trùng
Ta vào vịnh Hạ Long,/ hồn diễm lệ
Trải tung ra,/ quăng lưới bắt muôn trùng
Đây bản thảo/ tạo vật còn nặn dở
Núi,/ đảo/ mây -/ cùng đá,/ sóng ngổn ngang
Hay bài Cha ở đàng ngoài mẹ ở đàng trong, cách ngắt nhịp ngắn tạo cho câu thơ “dồn dập lăng líu hơn” như những câu ca dao cổ ở Bình Định, quê của má nhà thơ [30, tr.109]:
Tiếng đàng trong,/ tiếng đàng ngoài/ quấn quit
Vào giữa mái tranh,/ giường chõng,/ cột nhà,
Rứa,/ mô,/ chừ!/ cha hỏi điều muốn biết
Ngạc nhiên gì,/ mẹ thốt:/ úi chu cha!
Vẫn nhịp 3/5 chuyển thành nhịp 1/2/5:
Em,/ em ơi,/ tình non đã già rồi
(Giục giã - Gửi hương cho gió)
Trăng/ vú mộng/ đã muôn đời thi sĩ
(Ca tụng - Thơ thơ)
Ôi/ những tháng/ sống cùng Thanh Nghệ vững
(Những đêm hành quân - Hai đợt sóng)
Có trường hợp nhịp 3/5 chuyển thành nhịp 1/1/1/5:
- Rơi,/ rơi,/ rơi… chìm lặn xuống hư không
(Sầu - Gửi hương cho gió)
- Dòn,/ ngon,/ đậm - Thích cười như nắc nẻ
(Một vười xoài - Riêng chung)
Và nhịp 3/5 hoán đổi, ngắt thành 3 nhịp 5/1/2, nhanh hơn:
Đùn khói ngạt về đây,/ em,/ gió lạ
(Sầu - Gửi hương cho gió)
Trở về với nhịp 4/4 câu thơ 8 chữ ung dung, thư thả:
Tôi là con nai/ bị chiều đánh lưới
Không biết đi đâu,/ đứng sầu bóng tối
(Khi chiều giăng lưới - Gửi hương cho gió)
Một khúc sông Lô,/ đôi bờ xanh mướt
Ngô khẽ lay cờ,/ nứa ken lá sắc.
(Về Tuyên - Riêng chung)
Ngoài ra thơ 8 chữ của Xuân Diệu còn có những nhịp đặc biệt:
Nhịp 1/3/4:
Sống,/ tất cả sống,/ chẳng bao giờ đủ
(Thanh niên)
Nhịp 2/6:
Ngó ra:/ rung rinh lệ ngọc hai hàng
(Riêng tây - Gửi hương cho gió)
Nhịp 6/2:
Và lòng ta như vậy đó,/ nhân gian
(Mênh mông - Gửi hương cho gió)
Tôi đi giữa buổi đầu ngày,/ đi giữa
Buổi đầu xuân - đi giữa buổi đầu tiên
(Xuân - Riêng chung)
Nhịp 2/2/2/2:
Là mai,/ là cuốc,/ là hạt,/ là ương
Ông cụ đón cây về trồng khắp xã
(Ông Cụ Trồng Cây - Một khối hồng)
Sự phong phú độc đáo trong cách ngắt nhịp câu thơ 8 chữ cũng có sự góp phần của các dấu câu, các biện pháp tu từ, đặc biệt là sự tìm tòi cách thể hiện giàu cảm xúc mới lạ của nhà thơ.
Thơ lục bát, nhịp điệu truyền thống là 2/2/2 và 2/2/2/2 hoặc có thể dồn 2/2 thành nhịp 4. Trong ca dao và Truyện Kiều có nhịp 3/3/và 1/5 (câu lục), hoặc nhịp 3/3/2/và 2/1/3/2 (câu bát):
- Chồng gì anh/ vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây
- Khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa
- Rằng:/ Trăm năm cũng từ đây
- Được lời như cởi tấm lòng
Giở kim thoa/ với khăn hồng trao tay
Có nhịp điệu 2/1/3/2/ kỳ diệu của Nguyễn Du:
Thôi còn chi nữa mà mong
Đời người/ thôi/ thế là xong/ một đời
Hay ngang tàng của Nguyễn Bính:
Cái gì như thể nhớ mong
Nhớ nàng?/ Không!/ Quyết là không/ nhớ nàng
Lục bát của Xuân Diệu cũng chuyển dịch các nhịp điệu truyền thống. Chúng ta chú ý trước tiên đến câu lục:
Nhịp 2/4:
- Lá hồng rơi lặng ngõ thuôn
Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương
(Chiều - Thơ thơ)
- Mẹ ơi!/ con đến trong làng
(Bà cụ mù lòa - Mẹ con)
Hay đảo nhịp: Nhịp 4/2:
- Ta theo gió mạnh,/ gió nhanh
Gió hung dữ, gió sát sanh, gió cuồng
(Cặp hài vạn dặm - Thơ thơ)
- Khuya không ngủ được,/ ra ngồi
Tựa lan can, ngắm trùng khơi một mình
(Trăng khuya trên Hắc Hải - Hồn tôi đôi cánh)
Nhịp 3/3:
- Tình cảm ấy/ ước mơ nào
(Đàn - Hồn tôi đôi cánh)
- Trời đất nhẹ,/ núi non xanh
Cây sa mu đứng nửa hình con thoi
(Sa Pa - Một khối hồng)
Và câu bát của Xuân Diệu:
Nhịp 3/3/2:
- Một ngày yêu,/ muốn kết liền/ ngàn năm
(Tình yêu muốn hóa vô biên - Cầm tay)
- Còn thanh niên,/ vận hội nầy - / em đi
(Hiểu em Nhơn - Hai đợt sóng)
Nhịp 3/4/1:
Thép căm hờn,/ thép người hơn thép,/ đồng
(Hiểu em Nhơn)
Nhịp 3/5:
- Khuỷu tay áo/ gợi hình xương tay gầy
(Áo em - Cầm tay)
- Nhớ em đàn,/ nhớ hồn thanh cây đàn
(Đàn - Hồn tôi đôi cánh)
Hay đảo nhịp 5/3:
Say sưa anh cũng dặn tình
Yêu anh mãi mãi nghe!/ Mình yêu anh
(Mãi mãi - Dưới sao vàng)
Nhịp 3/2/3:
Trên đầu tóc Bác sương ghi
Chắc đôi sợi/ đã bạc/ vì chúng con
(Thơ dâng Bác Hồ - Sáng)
Nhịp 2/6:
Em xa -/ mưa có bay về chốn em?
(Mưa - Cầm tay)
Nhịp 2/4/2:
Đôi ta/ đã mãi mãi ngồi/ bên nhau
(Mãi mãi - Dưới sao vàng)
Nhịp 1/1/6:
Lưới,/ nơm/ người đã ngâm ngoài ruộng chiêm
(Làng Còng - Sáng)
Như vậy cấu trúc nhịp điệu ổn định của thơ lục bát tạo cho lục bát uyển chuyển nhịp nhàng bâng khuâng lưu luyến, đến Xuân Diệu đã có thêm những nhịp điệu mới linh hoạt, cứng cáp hơn. Thực tại thực tế có những chuyển động lớn, chiếc áo lục bát xưa nền nã, bây giờ có thêm đường ngang nếp gấp của đời sống thực.
Chúng tôi đã trình bày những sáng tạo về nhịp điệu thơ của Xuân Diệu ở các thể thơ chủ yếu: 4 chữ, 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ và lục bát. Những nhịp điệu thơ rất thú vị. Thơ tự do, hợp thể, nhất là những bài thơ, câu thơ có từ 9, 10 chữ trở lên, thường nhịp điệu phức tạp không theo một khuôn mẫu nào, có khi phải dựa vào ngữ điệu, ngữ nghĩa để phân nhịp như Sự sống chẳng bao giờ chán nản, Từ Lạng Sơn tới Vĩnh Linh, Đứng bên chân Bác, Đi giữa Sài Gòn, Tôi muốn đi thăm khắp cả miền Nam,
... Đúng là nhịp điệu rất tự do. Việc phân loại, sắp xếp, hệ thống nhịp điệu những bài thơ đó, đối với chúng tôi là chưa có điều kiện thực hiện.
Tiểu kết
Xuất phát từ quan niệm của Xuân Diệu về nghệ thuật, chúng tôi tập trung khảo sát và hình thành một số điểm nhấn trong quá trình sáng tạo ngôn ngữ thơ, tứ thơ, câu thơ, thể thơ và nhịp điệu thơ của ông. Đó là những vấn đề nổi lên rõ nhất trong thơ Xuân Diệu. Và đây cũng là những vấn đề mà thơ Việt Nam hiện nay vẫn cần quan tâm hướng tới, khi mà các nhà thơ trẻ tập trung sáng tác thơ bằng cảm giác và biểu tượng. Sáng tạo hình thức thơ của Xuân Diệu cũng biểu hiện rõ sự kết tinh tinh thần dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại. Sự kết tinh này là nhờ học hỏi, tiếp thu văn hóa dân tộc và nhân loại trong suốt quá trình sáng tạo của ông. Ông có những cách tân nghệ thuật rất gần gũi với truyền thống, truyền thống mà hiện đại. Ông học cách luyến láy theo điệu rondeau như Charles D’Orleans, dùng thể thơ 12 chữ như thể alexandrin của châu Âu; đồng thời ông sử dụng thành thục các thể điệu thơ ca dân tộc, dân gian và sử dụng nhiều từ Hán Việt (trước năm 1945), thuần Việt (sau năm 1945) một cách sáng tạo. Thực ra ở nghệ thuật thơ, Xuân Diệu còn có những đóng góp khác nữa trong việc cách tân thơ Việt suốt hành trình không mệt mỏi từ phong trào Thơ mới 1932 - 1945 cho đến gần hết thế kỷ XX. Ông luôn tìm cách thay đổi khuôn hình thể thơ truyền thống, dựa vào truyền thống để cách tân. Ông sáng tạo hình ảnh thơ - hình ảnh thơ thiên về thị giác, hình ảnh thơ đa dạng, biến ảo; và giọng điệu thơ, trước là buồn, lạnh, tê tái hay vội vàng hối hả, sau là nồng nàn say sưa, tin tưởng,... Những vấn đề ấy cũng cần nhiều thời gian, công sức. Vì vậy chúng tôi xin dừng lại ở một số điểm, một số vấn đề cơ bản cho phù hợp với dung lượng cho phép của luận án.
KẾT LUẬN
1. Cả cuộc đời Xuân Diệu say mê sống, say mê yêu, say mê sáng tạo, như con ong cần mẫn hút hương nhụy của đời rồi hiến dâng mật ngọt là những câu thơ kỳ diệu làm say đắm lòng người. Ông đã đem trí tuệ, tâm hồn mình để sáng tạo ra những giá trị tinh thần, góp phần làm đẹp cho cuộc sống. Đó là sắc thái vô cùng độc đáo của một cây bút tài hoa, là gia sản quý báu của một trí tuệ, với những cống hiến đã đến lúc cần đúc kết lại, là một nhân cách đáng quý trọng, chỉ biết say mê nghề nghiệp, say mê đóng góp cho đời.
Như nhà thơ Huy Cận đã đánh giá: “Nếu có một nhà thơ rất đỗi tin yêu đời, và được đời yêu mến lại một cách mặn nồng, ruột rà, thắm thiết, đó là nhà thơ Xuân Diệu. Bạn đọc, bạn đời yêu Xuân Diệu không chỉ yêu thơ tình của anh mà yêu anh qua toàn bộ nghiệp sáng tạo trong suốt nửa thế kỷ của anh”.
2. Xuân Diệu là nhà thơ có hệ thống quan niệm nghệ thuật phong phú, sâu sắc. Quan niệm nghệ thuật của ông là một hệ thống bao gồm nhiều mặt liên kết gắn bó hữu cơ với nhau, bổ sung cho nhau: về thơ, về nhà thơ, về sáng tác thơ,... Những quan niệm của ông về thơ, về nhà thơ và sáng tạo thơ đầy đủ, đúng đắn, có tác động tích cực đến đời sống thơ nói riêng và tiến trình thơ Việt Nam hiện đại nói chung. Quan niệm nghệ thuật của ông thể hiện bản lĩnh nghệ thuật, là kim chỉ nam cho ông sáng tác.
3. Cái tôi của Xuân Diệu rất đậm nét trong tất cả các thời kỳ sáng tác của ông, đã làm nên hồn cốt thơ ông, làm nên diện mạo riêng của ông, khiến người ta có thể nhận ra thơ ông mà không cần nhìn thấy tên tác giả. Cái tôi đó là tính độc đáo, biểu hiện ở cảm xúc chân thực, mãnh liệt, bộc lộ hết mình; ở giọng điệu sôi nổi, không giống ai một cách có ý thức, giọng điệu của một tâm hồn khát khao giao cảm; ở cách lập tứ từ sự sống mà mình chứng kiến và chia sẻ, mà tư tưởng và tư duy thẩm mỹ của mình tâm đắc; ở ngôn ngữ ròng ròng sự sống, tránh cũ mòn nhưng không quá xa lạ, bí hiểm.
Cái tôi lãng mạn thể hiện khát vọng sống, khát vọng là mình, đối lập với sự cô đơn, gò bó, nhàm chán tầm thường. Khát vọng này có tính nhân bản, tính dân chủ, vừa mang tính thời đại vừa có tính muôn thuở, vĩnh hằng, có phần giao thoa với nỗi buồn đất nước, nỗi buồn xã hội. Điều đó đã giải thích vì sao ông sớm đến với cách mạng và hăng hái tham gia cách mạng. Cách biểu hiện thiên về cảm giác, ít dùng tượng trưng và siêu thực.
Cái tôi công dân có ý thức trách nhiệm đã tự nguyện dấn thân vào cách mạng với ý thức rất cao về nghĩa vụ đối với Tổ quốc và xã hội, với nhiệt tình cháy bỏng của một con người, một nhà thơ.
Là một con người cá thể, một nhà thơ, con người ấy dù cảm nghĩ về cái chung cũng cảm nghĩ theo cách riêng, không nói theo công thức, ước lệ.
4. Xuân Diệu có hơn nửa thế kỷ sáng tạo thơ. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thơ ông ngày càng gắn bó với những sự việc cụ thể của đời sống, ông có mặt ở những mảng đề tài cần được cổ vũ biểu dương. Thơ có đích nhân sinh để vươn tới, vươn tới bằng cảm hứng và cũng bằng cả ý thức công dân. Đó là sự dấn thân đáng quý của người cầm bút đã tự nguyện đứng dưới cờ cách mạng. Thâm nhập sâu hơn vào việc đời, chuyện đời, thành công của ông nổi bật hơn ở những khám phá sâu nặng về đời và cảm nhận tinh tế phần cốt lõi của đời sống. Từ thái độ, ý thức phục vụ cách mạng và nhân dân, ông chủ trương thơ phải “Chân! Chân! Chân! Thật Thật! Thật!”. Quan niệm chân thành đó có phần tích cực nhưng định hướng ấy cũng ảnh hưởng không ít đến quá trình lao động sáng tạo thơ của Xuân Diệu. Ông để lại nhiều bài thơ có phần dễ dãi, thật thà, đơn giản, thiếu sự chắt lọc tinh tế, bay bổng, vốn là đặc trưng thẩm mỹ của thơ. Nhìn rộng hơn, một số quan niệm của Xuân Diệu có giá trị một thời, lịch sử đã vượt qua; có quan niệm chính ông cũng không thực hiện (thơ khó); có những thực hành trong thơ ông, ông lại không nói đến (cảm giác trong thơ). Nhưng dù sao với Xuân Diệu, quan niệm và sáng tạo luôn nghiêm túc với một tinh thần trách nhiệm cao.
5. Những sáng tạo nghệ thuật của Xuân Diệu về ngôn ngữ, cấu tứ, câu thơ, thể thơ, nhịp điệu,… đặc biệt có giá trị. Ông đã sáng tạo một hệ thống ngôn từ mới mẻ, tạo cho lời thơ những nét độc đáo, đặc sắc. Câu thơ Xuân Diệu hiện đại ở khuynh hướng tự do hóa tổ chức, kết cấu nhưng rất truyền thống trong việc phối thanh, ngắt nhịp. Nhà thơ tiếp thu và dụng công cải biến thể thơ; thể thơ trong thơ ông vừa mới mẻ, vừa truyền thống, vừa hiện đại vừa dân tộc. Có thể nói Xuân Diệu đã tiếp nhận sáng tạo các thành tựu của thi ca dân tộc, nhân loại để tạo nên những giá trị nghệ thuật đặc sắc trong thơ mình.
6. Là người say mê văn học, cống hiến cả đời mình cho văn học, Xuân Diệu là nhà thơ lớn trong văn học hiện đại, nhà thơ lớn của dân tộc. Bài học ông để lại là tinh thần lao động nghệ thuật không mệt mỏi, đầy đam mê; là niềm tin yêu tha thiết đối với con người, với cuộc đời; là ý thức chân thành đối với văn chương. Dù Xuân Diệu qua đời đã hơn ba thập kỷ nhưng thơ ông vẫn đầy sức hấp dẫn và lôi cuốn các thế hệ độc giả.
Nghiên cứu Xuân Diệu - từ quan niệm nghệ thuật đến sáng tạo thơ, luận án muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa ý thức nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật ở một nghệ sĩ tiêu biểu - nhà thơ Xuân Diệu; đồng thời qua đó góp phần khẳng định thêm một lần nữa vị trí, vai trò và những đóng góp quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc của ông trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam. Chúng tôi hy vọng luận án sẽ góp một tiếng nói, một cách nhìn nhận hiệu quả vào quá trình nghiên cứu nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân tộc trong thế kỷ XX. Chúng tôi tin rằng, với những giá trị đích thực bất chấp thời gian, thơ Xuân Diệu vẫn là mảnh đất đầy hứa hẹn cho những khám phá mới.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Vũ Thị Thu Hương (2002), “Phong cách nghệ sĩ trong phê bình văn học của Xuân Diệu”, Hội nghị khoa học nữ ĐHQGHN lần thứ 7, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.372-383.
2. Vũ Thị Thu Hương (2002), “Một nét phong cách phê bình văn học của Xuân Diệu: luôn gắn bó với cây đời”, Hội nghị khoa học các nhà khoa học trẻ ĐHQGHN, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.249-257.
3. Vũ Thị Thu Hương (2003), “Xuân Diệu và ngôn ngữ phê bình thơ”, Hội nghị khoa học nữ ĐHQGHN lần thứ 8, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.181-188.
4. Vũ Thị Thu Hương (2013), “Đọc lại Tiếng Thơ - nghĩ về công việc bình thơ của Xuân Diệu”, Tạp chí Tản Viên Sơn - Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (12), tr.60-62.
5. Vũ Thị Thu Hương (2014), “Xuân Diệu với các nhà thơ trẻ”, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (4), tr.20-25.
6. Vũ Thị Thu Hương (2014), “Xuân Diệu với phong trào sáng tác thơ ca của bộ đội”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (3), tr.98-101.
7. Vũ Thị Thu Hương (2014), “Xuân Diệu với các cuộc thi thơ”, Tạp chí Tản Viên Sơn - Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (4), tr.61-64.
8. Vũ Thị Thu Hương (2016), “Quan niệm của Xuân Diệu về nhà thơ”, Tạp chí Tản Viên Sơn - Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (1), tr.56-59.
9. Vũ Thị Thu Hương (2016), “Nhịp điệu trong thơ Xuân Diệu”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (2), tr.86-89.
10. Vũ Thị Thu Hương (2016), “Tìm hiểu thơ Xuân Diệu qua nghệ thuật sáng tạo tứ thơ”, Tạp chí Giáo dục (5), tr.34-37.
11. Vũ Thị Thu Hương (2016), “Quan niệm của Xuân Diệu về sáng tạo thơ”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (10), tr.112-117.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tiếng Việt
1. Vũ Tuấn Anh (2011), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 - 1995 nhìn từ sự vận động của cái tôi trữ tình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
2. Vũ Tuấn Anh (2012), “Tư tưởng về văn chương và quốc văn của Xuân Diệu thời trẻ”, Tạp chí Tản Viên sơn (3), tr.51-53.
3. Aristotle (1964), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa nghệ thuật, HN.
4. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
5. Lại Nguyên Ân (1993), “Cuộc cải cách thơ của phong trào Thơ mới và tiến trình thơ tiếng Việt”, Tạp chí Văn học (1), tr.33-38.
6. Nhị Ca (1977), Dọc đường văn học, Nxb Quân đội nhân dân, HN.
7. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
8. Huy Cận (1986), Tuyển tập Huy Cận, Tập I, Nxb Văn học, Hà Nội. 9. Huy Cận (1995), Tuyển tập Huy Cận, Tập II, Nxb Văn học, Hà Nội. 10. Huy Cận, Hà Minh Đức (1993) (chủ biên), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Hoàng Minh Châu (1990), Bàn về thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
12. Nguyễn Việt Chiến (2007), Thơ Việt Nam tìm tòi và cách tân (1975 - 2005), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
13. Mai Ngọc Chừ (1991), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Dân (1991), “Khoa học phê bình với tình hình đổi mới, văn học hiện nay”, Tạp chí Văn học (2), tr.83-86.
15. Nguyễn Văn Dân (2011), “Chủ nghĩa hiện đại trong văn học, bản chất và đặc trưng”, Tạp chí Văn học nước ngoài (10), tr.126-144.
16. Nguyễn Văn Dân (2012), “Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại đến văn học nghệ thuật trên thế giới và Việt Nam”, Tạp chí Văn học nước ngoài (8), tr.87-113.
17. Hồng Diệu (1993), Nhà văn và trang sách, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
18. Xuân Diệu (1938), “Thơ thơ ra đời Lời đưa duyên của tác giả”, Xuân Diệu tác phẩm văn chương và lao động nghệ thuật, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.36-38.
19. Xuân Diệu (1954), Tiếng thơ, Nxb Văn nghệ, Hà Nội.
20. Xuân Diệu (1958), Những bước đường tư tưởng của tôi, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
21. Xuân Diệu (1960), Phê bình giới thiệu thơ, Nxb Văn học, HNội.
22. Xuân Diệu (1961), Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ, Nxb Văn học, Hà Nội.
23. Xuân Diệu (1963), Dao có mài mới sắc, Nxb Văn học, Hà Nội.
24. Xuân Diệu (1968), Đi trên đường lớn, Nxb Văn học, Hà Nội.
25. Xuân Diệu (1971), Và cây đời mãi mãi xanh tươi, Nxb Văn học, Hà Nội.
26. Xuân Diệu (1977), Mài sắt nên kim, Nxb Văn học, Hà Nội.
27. Xuân Diệu (1978), Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
28. Xuân Diệu (1981), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Tập I, Nxb Văn học, Hà Nội.
29. Xuân Diệu (1982), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Tập II, Nxb Văn học, Hà Nội.
30. Xuân Diệu (1984), Công việc làm thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
31. Xuân Diệu (1986), “Lời giới thiệu”, Tuyển tập Huy Cận, Tập I, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.15-104.
32. Xuân Diệu (1986), Tuyển tập Xuân Diệu, Tập I, Nxb Văn học, Hà Nội.
33. Xuân Diệu (1987), Tuyển tập Xuân Diệu, Tập II, Nxb Văn học, Hà Nội.
34. Xuân Diệu (1987), Thế giới thơ Huy Cận, Nxb Trẻ TPHCM, Hồ Chí Minh.
35. Xuân Diệu (1991), “Bàn về thơ”, Báo Văn nghệ (1618), tr.3.
36. Xuân Diệu (1993), “Một chặng đường báo Văn nghệ”, Báo Văn nghệ (15), tr.3.
37. Xuân Diệu (2001), Toàn tập, Tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội.
38. Xuân Diệu (2001), Toàn tập, Tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.
39. Xuân Diệu (2001), Toàn tập, Tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội.
40. Xuân Diệu (2001), Toàn tập, Tập 4, Nxb Văn học, Hà Nội.
41. Xuân Diệu (2001), Toàn tập, Tập 5, Nxb Văn học, Hà Nội.
42. Xuân Diệu (2001), Toàn tập, Tập 6, Nxb Văn học, Hà Nội.
43. Phạm Tiến Duật (1983), “Nhà thơ Xuân Diệu”, Báo Văn nghệ (39), tr.5.
44. Trương Đăng Dung, Nguyễn Cương (1990) (chủ biên), Các vấn đề của khoa học văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
45. Lê Tiến Dũng (1993), Xuân Diệu - Một đời người, một đời thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
46. Lê Tiến Dũng (1993), Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932 - 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
47. Phan Cự Đệ - Hà Minh Đức (1979), Nhà văn Việt Nam, Tập I, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
48. Phan Cự Đệ (1982), Phong trào Thơ mới, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
49. Phan Cự Đệ (1992) (chủ biên), Văn học Việt Nam 1930 -1945, Tập I, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
50. Phan Cự Đệ (1992), Văn học Việt Nam 1930-1945, Tập II, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
51. Phan Cự Đệ (2004) (chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỷ XX (những vấn đề lịch sử và lý luận), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
52. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, HN.
53. Nguyễn Đăng Điệp (2014), Thơ Việt Nam hiện đại tiến trình và hiện tượng, Nxb Văn học, Hà Nội.
54. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
55. Hà Minh Đức (1977), Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca, Nxb Văn học, Hà Nội.
56. Hà Minh Đức (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội.
57. Hà Minh Đức (1996) (chủ biên), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
58. Hà Minh Đức (1997), Khảo luận văn chương, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
59. Hà Minh Đức (2009), Xuân Diệu “vây giữa tình yêu”, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
60. Gulaiep N.A. (1992), Lý luận văn học, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
61. Nguyễn Thị Thanh Hà (2002), Xuân Diệu - nhà nghiên cứu phê bình thơ. Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 62. Dương Quảng Hàm (1950), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Hà Nội.
63. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992) (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
64. Lê Bá Hán (1998) (chủ biên), Tinh hoa Thơ Mới - Thẩm bình và suy ngẫm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
65. Hoàng Ngọc Hiến (1989), “Nhà phê bình cần phải có “văn”, Tạp chí Văn học (2), tr.38.
66. Đỗ Đức Hiểu (1992), “Thi pháp học (Thi pháp thơ)”, Báo Văn nghệ (17), tr.7.
67. Đỗ Đức Hiểu (2012), Thi pháp hiện đại một số vấn đề lý luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
68. Đông Hoài (1983), Nhận thức và thẩm định, Nxb Văn học, HNội.
69. Bùi Công Hùng (2001), Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
70. Lê Quang Hưng (1996), Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kỳ trước cách mạng tháng tám 1945, Luận án phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
71. Lê Quang Hưng (1998), “Tinh thần phục hưng trong lý tưởng thẩm mỹ của Xuân Diệu thời kỳ trước 1945”, Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.325-332.
72. Mai Hương (1999), Văn học, một cách nhìn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
73. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng (1988), Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, 1890 - 1930, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
74. Tố Hữu (1973), Xây dựng một nền văn nghệ xứng đáng với nhân dân ta, Tổ quốc ta, thời đại ta, Nxb Văn học, Hà Nội.
75. Tố Hữu (1981), Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội.
76. Trần Đăng Khoa (1998), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
77. Khoa Văn học (2012), Tiếp nhận văn học nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
78. Khrapchenko M.B. (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
79. Lê Đình Kỵ (1988), Thơ với Xuân Diệu, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Nxb Cửu Long, Hồ Chí Minh.
80. Lê Đình Kỵ (1993), Thơ mới - những bước thăng trầm, Nxb TPHCM, Hồ Chí Minh.
81. Nguyễn Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
82. Mã Giang Lân (1984), “Xuân Diệu”, Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.98-122.
83. Mã Giang Lân (1997), Tìm hiểu thơ, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
84. Mã Giang Lân (1999, Thơ Xuân Diệu những lời bình, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
85. Mã Giang Lân (2000), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
86. Mã Giang Lân (2005), Văn học hiện đại Việt Nam - Vấn đề - Tác giả, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
87. Mã Giang Lân (2005). Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỷ XX. Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
88. Mã Giang Lân (2011), Những cấu trúc của thơ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
89. Phong Lê (1986), Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
90. Phong Lê (1992), “Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam”, Tạp chí Văn học (3), tr.2-4.
91. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng (1968), Việt Nam thi nhân tiền chiến, Nxb Sống mới, Sài Gòn.
92. Nguyễn Văn Long (1984),“Tố Hữu”, Từ điển Văn học, Tập II, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.405-407.
93. Nguyễn Văn Long (1984), “Xuân Diệu”, Từ điển văn học, Tập II, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.604-606.
94. Thế Lữ (1937), “Một thi sĩ mới - Xuân Diệu”, Báo Ngày nay (46), tr.23-28.
95. Thế Lữ (1938), “Tựa tập Thơ thơ", Thơ Xuân Diệu những lời bình, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr. 20-23.
96. Nguyễn Văn Lưu (1995), Luận chiến văn chương, Nxb Văn học, Hà Nội.
97. Phương Lựu (1981) (chủ biên), Giáo trình Lý luận văn học, Tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
98. Phương Lựu (1981) (chủ biên), Giáo trình Lý luận văn học, Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
99. Phương Lựu (1981) (chủ biên), Giáo trình Lý luận văn học, Tập III, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
100. Trần Thanh Mại (1939), Thơ thơ và Xuân Diệu, Đời văn, HNội.
101. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn - Tư tưởng - Phong cách, Nxb Văn học, Hà Nội.
102. Nguyễn Đăng Mạnh (1987), “Vài cảm nghĩ về văn xuôi Xuân Diệu”, Tuyển tập Xuân Diệu, Tập II, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.5-17. 103. Nguyễn Đăng Mạnh (1990), Chân dung văn học, Nxb Thuận Hóa, Huế.
104. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
105. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), “Kế thừa truyền thống dân tộc trong đổi mới thơ ca qua kinh nghiệm lịch sử của phong trào Thơ mới”, Tạp chí Văn học (11), tr.23-26.
106. Nguyễn Thị Hồng Nam (1999), Quan niệm nghệ thuật trong tác phẩm của các nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới 1932 - 1945, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Trường ĐHKHXH&NV, TP Hồ Chí Minh.
107. Nguyễn Xuân Nam (1984), Thơ - tìm hiểu và thưởng thức, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
108. Naudrop M.A.R. (1978), Tâm lý học sáng tạo văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
109. Lương Ngọc (1992), Nhớ bạn, Nxb Văn học, Hà Nội.
110. Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
111. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1968), Thơ ca Việt Nam: Hình thức và thể loại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
112. Hoàng Sĩ Nguyên (2007), Thơ mới 1932 - 1945 nhìn từ sự vận động thể loại, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội.
113. Lữ Huy Nguyên (1995), Xuân Diệu thơ và đời, Nxb Văn học, Hà Nội.
114. Phạm Xuân Nguyên (2014), “Thơ khó”, Nhà văn như Thị Nở, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, tr.130-143.
115. Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3, Quốc học Tùng thư, Sài Gòn.
116. Vương Trí Nhàn (1993), Những kiếp hoa dại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
117. Vương Trí Nhàn (1999), Cánh bướm và đóa hướng dương, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.
118. Như Phong (1977), Bình luận văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 119. Hữu Nhuận (1987) (biên soạn), Xuân Diệu - con người và tác phẩm, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
120. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, Tập hai, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
121. Vũ Đức Phúc (1969), “Sự phát triển của chủ nghĩa lãng mạn tư sản ở VNam và phong trào Thơ mới”, Tạp chí Văn học (5), tr.16-21.
122. Trần Thị Sâm (2002), Những chuyển biến trong quan niệm về thơ đầu thế kỷ XX đến 1945, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội.
123. Chu Văn Sơn (2003), Ba đỉnh cao thơ mới Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
124. Chu Văn Sơn (2006), “Cách tân: đi tìm cái mới hay cái tôi”, Tạp chí Tia sáng (24), tr.55-58.
125. Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, Nxb Văn học, Hà Nội.
126. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
127. Trần Đình Sử (1994), “Hành trình thơ Việt Nam hiện đại”, Báo Văn nghệ (41), tr.3.
128. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
129. Trần Đình Sử (1996), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
130. Trần Đình Sử (2001), Văn học và thời gian, Nxb Văn học, HN.
131. Trần Đình Sử (2005), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
132. Nguyễn Trọng Tạo (1998), Văn chương cảm và luận, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
133. Hoài Thanh (1982), Tuyển tập Hoài Thanh, Tập I, Nxb Văn học, Hà Nội.
134. Hoài Thanh (1982), Tuyển tập Hoài Thanh, Tập II, Nxb Văn học, Hà Nội.
135. Hoài Thanh (1998), Bình luận văn chương, Nxb Giáo dục, HN
136. Hoài Thanh - Hoài Chân (2014), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
137. Nguyễn Bá Thành (1996), Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
138. Nguyễn Bá Thành (2015), Toàn cảnh thơ Việt Nam 1945 - 1975, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
139. Trần Khánh Thành (1999), Huy Cận đời và thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
140. Nguyễn Thành Thi, Đoàn Lê Giang, Trần Hữu Tá (2013), Nhìn lại Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 141. Đặng Tiến (2009), Thơ, thi pháp và chân dung, Nxb P.nữ, HN
142. Hoàng Trung Thông (1986), “Lời giới thiệu”, Tuyển tập Xuân Diệu, Tập I, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.14-64.
143. Vũ Duy Thông (1998), Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
144. Lưu Khánh Thơ (1994), Thơ tình Xuân Diệu, Luận án phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.
145. Lưu Khánh Thơ (1998), Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
146. Lưu Khánh Thơ (1999), Xuân Diệu tác phẩm văn chương và lao động nghệ thuật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
147. Lưu Khánh Thơ (2004), “Vấn đề mới - cũ trong thơ Việt Nam trước 1945 nhìn từ phong trào Thơ Mới”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (3), tr.81-90.
148. Nguyễn Đ. Thi (1958), Mấy vấn đề văn học, Nxb Văn hóa, HN
149. Trần Nho Thìn (2003), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
150. Lý Hoài Thu (1997), Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng Tháng tám - 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
151. Phan Ngọc Thu (2002), Đóng góp của nhà thơ Xuân Diệu trong lĩnh vực phê bình nghiên cứu văn học, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
152. Đỗ Lai Thúy (1992), Con mắt thơ, Nxb Lao Động, Hà Nội.
153. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, Nxb Trẻ TPHCM, Hồ Chí Minh.
154. Lê Ngọc Trà (2002), Thách thức của sáng tạo, thách thức của văn hóa, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
155. Lê Ngọc Trà (2013), “Hình thức và ý nghĩa của hình thức trong sáng tạo nghệ thuật”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (1), tr.4-20.
156. Lê Ngọc Trà (2013), “Hình thức và ý nghĩa của hình thức trong sáng tạo nghệ thuật”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (2), tr.12-27.
157. Huy Trâm (1969), Những hàng châu ngọc trong thi ca hiện đại Việt Nam, Nxb Sáng, Sài Gòn.
158. Đỗ Minh Tuấn (1996), Ngày văn học lên ngôi, Nxb Vănhọc, HN
159. Xuân Tùng (1996), Xuân Diệu tình đời và sự nghiệp, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
160. Nguyễn Quốc Tuý (1994), Thơ mới - bình minh thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội.
161. Tạ Tỵ (1996), Mười khuôn mặt Văn nghệ, Nxb Hội Nhà văn, HN
162. Chế Lan Viên (1962), Phê bình văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 163. Chế Lan Viên (1971), Suy nghĩ và bình luận, Nxb Văn học, HN
164. Chế Lan Viên (1981), Nghĩ cạnh dòng thơ, Nxb Văn học, HN
165. Chế Lan Viên (1990), Tuyển tập Chế Lan Viên, Tập II, Nxb Văn học, Hà Nội.
166. Viện Văn học (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
167. Viện Văn học (1987), Cách mạng, kháng chiến và đời sống văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
Tiếng Anh
168. Black M. (1962), Models and Metaphors, Ithaca - Cornell University Press, London.
169. Carnap Rudolf (1970), On the Foundations of Poetics: Methodological Prolegomena to a Gener - ative Grammar of Literary Texts, Karls - ruhe, Germany.
170. Chomsky Noam (1964), Aspects of the Theory of Syntax, Mass, MIT Press, Cambridge.
171. Gibbs R. W. (1994), The Poetics of Mind, Cambridge University Press, Cambridge.
172. Kövecses Z. (2000), Metaphor and Emotion: Language, Culture and Body in Human Feeling, Cambridge University Press, Cambridge.
173. Wellek René, Austin Warren (1963), Theory of Literature, Penguin Books, Harmondsworth.
174. Semino E., Steen G. (2008), Metaphor in Literature, Cambridge University Press, Cambridge.
175. Sweetster E. (1990), From Etymology to Pragmatics, Cambridge University Press, Cambridge.
Xuân Diệu quan niệm và chú ý “kén chọn những câu thơ cuối bài, những cái “hạ màn” của bài thơ phải được nổi bật hơn cả, để lại ấn tượng lâu dài trong trí nhớ người đọc” [22, tr.97]. Kết của bài thơ quan trọng, để lại ấn tượng và dư vang trong lòng người đọc. Kết có thể là một câu, một hai câu, hoặc cả khổ thơ kết. Ở đó chứa đựng ý tứ bài thơ. Nhiều người làm thơ cả phương Tây và phương Đông đều ý thức về điều này. Nhìn vào thơ Đường (Trung Quốc) và thơ cổ Việt Nam có thể thấy rõ điều đó. Xuân Diệu đã học cách kén chọn những câu thơ kết bài của các nhà thơ lớn như Victor Hugo, Baudelaire,... và cả thơ cổ Việt Nam, thơ cổ nước ngoài. Thơ Đường, thơ cổ Việt Nam có niêm luật bắt buộc, bằng trắc chặt chẽ. Những câu thơ kết hay thường gây được sự sảng khoái hay buộc người đọc phải trầm ngâm suy nghĩ. Nhiều khi ta quên bài thơ nhưng rất nhớ những câu thơ kết:
- Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
(Xưa nay chinh chiến mấy người về)
Vương Hàn
- Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
Thôi Hiệu (Hoàng Hạc lâu), Tản Đà dịch
- Có thuở bàn cờ tốt đuổi xe
Nguyễn Trãi (Quốc âm thi tập), Bài 44
- Thế sự phù vân chân khả ai
(Việc đời như mây nổi thực đáng thương)
Nguyễn Du (Đối tửu)
Thơ mới (1932 - 1945) cũng có nhiều câu thơ kết nổi tiếng:
- Biết không? Cô hỡi, biết không?
Chèo cô còn khuấy, sóng lòng còn xao
Nam Trân (Đẹp và thơ)
- Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
Lưu Trọng Lư (Tiếng thu)
- Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Huy Cận (Tràng giang)
- Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà
Hàn Mặc Tử (Đây thôn Vĩ Giạ)
Xuân Diệu sáng tạo nhiều câu thơ kết bài mang cảm hứng đa dạng, phức điệu, tạo cho thơ sức lan tỏa và nhấn mạnh ý tưởng của tác giả.
Những câu thơ gợi cảm giác bâng khuâng xa vắng, có khi là nỗi niềm chơi vơi, cần một cảm thông chia sẻ, có khi là nỗi nhớ nhung diệu vợi:
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa của nhìn xa nghĩ ngợi gì
(Đây mùa thu tới - Thơ thơ)
Có khi là một thảng thốt về không gian, thời gian:
Ngẩng đầu ngắm mãi chưa xong nhớ,
Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya
(Buồn trăng - Gửi hương cho gió)
Hoặc một gợi ý ân cần tha thiết:
Phải duyên phải lứa thì thương
Để chi đêm thẳm ngày trường hỡi em!
(Hỏi - Riêng chung)
Hoặc một khát khao giao cảm giao hòa:
Thôi em nghỉ việc, khuya rồi;
Chăn mưa em đắp cùng trời - với anh
(Mưa - Cầm tay)
Hay khẳng định bản thể bản ngã của mình trong tình yêu:
Quanh ta ríu rít là đời
Bên em ai hát ai cười - là anh
(Ca khúc - Tôi giàu đôi mắt)
Những câu thơ kết láy lại câu thơ mở đầu, theo cấu trúc vòng tròn, tập trung nhấn mạnh ý. Đây là cách kết cấu hình thức chặt chẽ. Câu mở đầu hay, ấn tượng mang ý tứ toàn bài với câu thơ kết là một cặp song sinh (Tiểu mục 4.2.2 đã nói). Bài thơ có sự xoay vòng xung quanh, làm nổi bật ý chính. Kiểu kết cấu này rất hợp với câu thơ thể 8 chữ, ngắt nhịp dòng thơ linh hoạt, trùng điệp lôi cuốn thích ứng với Xuân Diệu và giúp cho nhà thơ giãi bày những quan niệm cá nhân về tình yêu, cuộc đời:
- Yêu là chết ở trong lòng một ít
(Yêu - Thơ thơ)
- Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ
(Phải nói - Thơ thơ)
Có trường hợp câu thơ kết láy lại cách quãng, cách khổ câu thơ đã được định vị ở trong bài, tiêu biểu là Mũi Cà Mau:
Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau...
Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền xé sóng - mũi Cà Mau
Hai câu kết bài thơ như một chân lý. Mặc định vị trí, tư thế, khí thế Tổ quốc Việt Nam; Tổ quốc tôi như một con tàu. Các chi tiết dẫn chứng đưa ra đều tập trung chứng minh làm rõ chân lý: vùng đất xa nhất này vẫn là “chốn đi về, nơi hẹn ước” không thể gì chia cắt.
- Đêm ngủ hồn tôi bay tới đó
- Lòng không rời hướng mũi Cà Mau
- Đêm ngày tôi nhớ mũi Cà Mau
Đó vẫn là một niềm kiêu hãnh, là nơi tập trung sức mạnh, có khả năng mở đường cho Tổ quốc vươn xa. Sự khẳng định cũng là lòng yêu, lòng tin vững chắc của nhà thơ về Tổ quốc.
Như vậy quan sát những câu thơ kết bài, chúng ta thấy Xuân Diệu đã có nhiều sáng tạo như ông từng nói: những cái “hạ màn”của bài thơ phải chọn lọc, phải được nổi bật, gây ấn tượng, có dư âm lâu dài. Thông thường người làm thơ bao giờ cũng chú ý đến kết thúc bài thơ. Thế Lữ, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hanh,… đều có kết thúc bài theo cách riêng của mình. Nhìn chung là gói bài thơ theo nhiều cách, nhiều vẻ. Thế Lữ mơ màng bâng quơ: “Bao lâu kiêu hãnh trong im lặng - Thấy gió xuân về cũng thiết tha” (Mưa hoa). Chế Lan Viên thường triết luận: “Khi có hướng rồi đừng sợ đời hết lửa - Khi đã có gió rồi, cuộc sống tự nhiên lên” (Khi đã có hướng rồi). Huy Cận gửi gắm những suy nghĩ “Hương của quê hương là máu thịt - Rất xưa rất mới lạ lùng chưa” (Hoa quê hương),… Tuy nhiên, ít nhà thơ chú ý sáng tạo câu thơ kết có sức ám ảnh như Xuân Diệu, lại cũng chưa lập ngôn một cách ý thức vể điều ấy như Xuân Diệu.
4.3.3. Các kiểu câu thơ
Nhà nghiên cứu Lê Quang Hưng, trong luận án Tiến sĩ của mình (1996): Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 [70] đã khảo sát hình thức câu thơ trong hai tập thơ Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Ông đưa ra 4 kiểu câu cơ bản trong thơ Xuân Diệu trước năm 1945: Kiểu câu thơ định nghĩa, kiểu câu thơ mệnh lệnh cầu khiến, kiểu câu thơ cảm thán, kiểu câu thơ nghi vấn. Nhiệm vụ của chúng tôi là bao quát toàn bộ sáng tác thơ của Xuân Diệu, tham chiếu cách phân loại trên, cố gắng nhận diện cách sáng tạo các kiểu câu thơ của Xuân Diệu cả trước và sau năm 1945.
Kiểu câu thơ định nghĩa, cắt nghĩa, lý giải của Xuân Diệu nhằm khẳng định “cái tôi” thành thực của tâm hồn mình. Chúng ta thường gặp câu thơ có liên từ là, nghĩa là, như,... Ở giữa chủ thể và hình tượng ẩn dụ hoặc không cần liên từ mà phân biệt giữa hai vế bằng dấu phẩy (,) hay cách ngắt nhịp, ngắt giọng, thậm chí là cách điệp cú pháp để khắc sâu một ý tưởng nào đó.
Trước hết là sự giãi bày, soi tỏ và khẳng định “cái tôi”:
Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
(Cảm xúc - Thơ thơ)
Có lúc “cái tôi” nhà thơ tự so sánh:
Tôi là con chim đến từ núi lạ
Ngứa cổ hót chơi
(Lời thơ vào tập “Gửi hương”)
Nhưng cũng có lúc nhún mình thừa nhận:
Tôi là một kẻ làm thơ... thẩn
Đi hỏi tình yêu giữa cảnh đời
(Đi dạo - Gửi hương cho gió)
Xuân Diệu cũng hay cắt nghĩa lòng mình, hồn mình:
Lòng tôi đó một vườn hoa cháy nắng
(Tặng thơ - Gửi hương cho gió)
Và lòng tôi như ngựa trẻ không cương
(Mênh mông - Gửi hương cho gió)
Nhà thơ lý giải, so sánh cái trừu tượng “lòng tôi” với thiên nhiên, hơn thế lại là thiên nhiên của sự non tơ, của sự sống và cái đẹp: “một vườn hoa cháy nắng”, “ngựa trẻ không cương”. Điều đó khẳng định hồn thơ Xuân Diệu luôn gắn với thiên nhiên, với cuộc đời:
Tôi như con bướm đắm tình thương
Bay vòng hoa đẹp để vây hương
(Phơi trải - Gửi hương cho gió)
Có khi không cần liên từ so sánh, sau từ “tôi” là hình tượng ví von dữ dội đầy nghệ thuật:
Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời
Kẻ đựng trái tim trìu máu đất
(Hư vô - Gửi hương cho gió)
Nhà thơ định nghĩa “cái tôi” bằng những diễn đạt phong phú, giàu hình tượng: “Tôi là một kẻ bơ vơ” (Thở than), “Tôi như chiếc thuyền hư không bến đỗ” (Dối trá), “Tôi là con nai bị chiều đánh lưới” (Khi chiều giăng lưới), hay “Anh chỉ là con chim bơ vơ” (Muộn màng). Nhà thơ cắt nghĩa tình yêu: “Yêu là chết ở trong lòng một ít” (Yêu); cắt nghĩa thiên nhiên: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” (Vội vàng), “Lá liễu dài như một nét mi” (Nhị hồ), đặc biệt là trăng:
- Trăng vú mộng đã muôn đời thi sĩ
- Trăng đĩa ngọc giữa mâm trời huyền bí
- Trăng võng rượu khiến đêm mờ chuyếnh choáng
(Ca tụng - Thơ thơ)
Sau năm 1945, sức sáng tạo, khối lượng thơ của Xuân Diệu lớn, dồi dào, đặc biệt kiểu câu thơ định nghĩa lúc này thực tại hơn, giản dị hơn, cụ thể hơn:
- Anh là người thuyền chài Trương Chi
Anh là người gảy đàn Bá Nha
(Bá Nha, Trương Chi - Cầm tay)
- Anh là quê hương của em, em sắp lại nhà
Em là quê hương của anh, anh mừng đi đón
(Một buổi chiều - Cầm tay)
- Anh như cây cối chờ xuân biếc
Hôm sớm trông mong ngọn gió lành
(Thơ bát cú - Thanh ca)
Có những so sánh lãnh tụ của dân với hình ảnh cụ thể gần gũi, dễ cảm nhận:
Bác hiền như hạt gạo thôi
Chí: no thiên hạ, tình nuôi đồng bào
Bác là bóng cả cây cao
Gió đâu, chim tự xứ nào cũng che
(Bác ơi - Tôi giàu đôi mắt)
Có khi nhà thơ cắt nghĩa nhiều sự việc, sự vật bình thường trong đời sống:
Đường nhựa là đường in dấu vạn chân…
Tàu điện là tàu một đêm anh tiễn em đi
Và thiên nhiên:
Hoa đẹp là hoa nhìn với mắt em
Cửa sổ là khung có hình em ở giữa
(Hoa đẹp là hoa nhìn với mắt em - Cầm tay)
Có so sánh đảo rất thú vị:
Sáo vi vu thổi trong veo
Lên non là gió, qua đèo là mây
Ngả bên dòng suối là cây
Vương trong ánh mắt là dây tơ hồng
(Ca khúc - Tôi giàu đôi mắt)
Kiểu câu thơ nghi vấn chứa đựng từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu,… dùng để hỏi, khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?). Đôi khi câu nghi vấn là kiểu câu hỏi không cần trả lời, mà để khẳng định, tăng sức biểu cảm. Xuân Diệu hay dùng hình thức câu thơ này khi ông khẳng định tình yêu là lẽ sống:
Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào
(Bài thơ tuổi nhỏ - Thơ thơ)
Có khi câu hỏi là lời trách cứ đáng yêu:
Em đốt lòng anh, em biết không?
(Đơn sơ - Thơ thơ)
Hoặc băn khoăn về sự trôi chảy của thời gian hạnh phúc qua mau: Vừa nắng mai sao đã sương chiều
Sao ngắn ngủi là những giờ họp mặt
Sao vội vàng là những phút trao yêu
(Kỷ niệm - Gửi hương cho gió)
Hoặc thể hiện cảm xúc buồn đau của con người lan sang cả thiên nhiên:
Chắc rằng gió cũng đau thương chứ
Gió vỡ ngoài kia, thu có nghe
(Ý thu - Thơ thơ)
Hay “cái tôi” tự vấn trong băn khoăn, ngơ ngác, bâng khuâng:
Ờ nhỉ - Sao hoa lại phải rơi
(Ý thu - Thơ thơ)
Tự vấn về nỗi nhớ:
Mà nhớ điều chi? hay nhớ ai?
Cũng không biết nữa, nhớ nhung hoài!
(Nhớ mông lung - Gửi hương cho gió)
Và tâm trạng buồn đau:
Ai rên rỉ? phải ta chăng than thở?
Hoa tàn ư? sương bối rối dường ni!
(Sầu - Gửi hương cho gió)
Một câu hỏi nhẹ nhàng không trách cứ ai:
Ai làm cách trở đôi ta
Vì anh vụng gượng, hay là vì em?
(Hỏi - Riêng chung)
Hỏi để khẳng định bản chất của tình yêu:
Bốn mùa ghen tựa kim đâm
Tình yêu có thể yên nằm được a?
(Aragông và Enxa - Cầm tay)
Hỏi để nhớ nhung:
Hẳn em nghĩ đến ở nhà
Bếp chín cơm rồi đang đợi
(Anh đợi em về ăn cơm - Tôi giàu đôi mắt)
Và thể hiện một thái độ, một ý thức trách nhiệm về cuộc đời, thời cuộc:
Tôi tự hỏi mình:
Giờ này có ai trăn trở?
Có ai mắt mở? Ai khóc thầm không?
Có ai ban chiều ăn chẳng no lòng
(Vô sản chuyên chính - Riêng chung)
Cuộc đời mới, chủ động tin yêu nhiều hơn nên những câu nghi vấn, hoài nghi giảm thiểu đi nhiều.
Kiểu câu thơ cầu khẩn giục giã thường gắn với các hô ngữ: hãy, nào, phải, chớ, hỡi, xin, … để yêu cầu, cầu xin hay mệnh lệnh. Kiểu câu này có khí vị đối thoại, giãi bày. Khi là “Hãy ngó sâu vào tận mắt anh” (Có những bài thơ), mạnh bạo hơn là mời gọi “Mở miệng vàng … và hãy nói yêu tôi” (Mời yêu), và kêu gọi đầy táo bạo:
Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực!
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!
Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt!
(Xa cách - Thơ thơ)
Kêu gọi giao hòa chưa đủ, nhà thơ giục giã:
- Mau với chứ, vội vàng lên với chứ
- Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai
(Giục giã - Gửi hương cho gió)
Nhà thơ kêu gọi cách sống hết mình:
Hãy đốt đời ta muôn thứ lửa!
Cho bừng tia mắt đọ tia sao!
(Bài thơ tuổi nhỏ - Thơ thơ)
Những câu thơ cầu khẩn bắt đầu bằng từ “hãy” thường thiên về sự thôi thúc, những câu thơ có từ “xin” mang ý cầu xin lại mang âm hưởng tâm tình da diết:
Xin lòng người mở cửa ngó lòng tôi
(Tặng thơ - Gửi hương cho gió)
Cho ta xin, cho ta xin sắc đỏ
Xin mai xanh về tô lại khung đời
(Xuân đầu - Gửi hương cho gió)
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em…
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng cũng xin làm bể biếc
(Biển - Cầm tay)
Khi tôn kính, ngưỡng vọng, câu thơ dài rộng càng tha thiết:
Bởi cháu nhớ thương yêu Bác cho đến muôn năm
Nên cháu xin phép Bác đến rì rầm những lời thương mến
(Đứng bên chân Bác - Hồn tôi đôi cánh)
Và khi ca ngợi đất nước sau hai cuộc kháng chiến thắng lợi, nhiều câu thơ cùng sắc thái tình cảm cứ dồn dập, tiếp nối, lan truyền: “Xin hiến dâng Tổ quốc Việt Nam… Xin hiến tặng… Xin tha thiết tặng … Xin nâng lên ngang mày tặng…” (Đi giữa Sài Gòn). Ở mức độ, cường độ cao nhất của kiểu câu thơ này là “mệnh lệnh”:
Hãy nhìn đờì bằng đôi mắt xanh non
(Đôi mắt xanh non - Riêng chung)
“Mệnh lệnh” ca ngợi sức mạnh của sự sống:
Mổ, mổ nữa đi
Hỡi cái mỏ son của chiếc chồi non nhọn hoắt
(Sự sống chẳng bao giờ chán nản - Tôi giàu đôi mắt)
Kiểu câu thơ cảm thán được hiểu là những câu chứa những từ cảm thán như ôi, than ôi, hỡi ơi,..., cuối câu thường kết thúc bằng dấu chấm than (!). Trước hết câu cảm thán giãi bày tâm trạng của “cái tôi”. Khi là cảm giác buồn, cô đơn, rợn ngợp: “Bóng chụp cả đời tôi” (Viễn khách), “Cô đơn quá bởi không còn ngời nữa” (Thanh niên). Đôi khi là sự chán nản: “Chết không gian khô héo cả hồn cao” (Hè). Với thiên nhiên nhà thơ có lúc ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thuần khiết:
Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá
(Trăng - Thơ thơ)
Trời xanh thế! Hàng cây thơ biết mấy
Vườn non sao! Đường cỏ mộng bao nhiêu
(Xuân đầu - Gửi hương cho gió)
Cũng có lúc muốn hưởng thụ vẻ mơn mởn đầy sức sống của nàng xuân:
Hỡi xuân hồng! ta muốn cắn vào ngươi
(Vội vàng - Thơ thơ)
Cũng không thiếu những cảm xúc buồn lạnh:
- Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!
- Đàn ghê như nước lạnh, trời ơi!
(Nguyệt cầm - Gửi hương cho gió)
Và luyến tiếc:
Hôm xưa đâu rồi, trời ơi! trời ơi
(Xuân đầu - Gửi hương cho gió)
Trong tình yêu hầu như các cung bậc cảm xúc đều được Xuân Diệu diễn tả bằng câu cảm thán. Là giận hờn, trách cứ: “Đấy, ai bảo em làm anh mơ ước! - Lúc đầu tiên anh có mộng gì đâu!” (Hẹn hò). Rồi nhớ nhung: “Anh nhớ em, anh nhớ lắm! em ơi! (Tương tư chiều). Và luyến tiếc khi tình yêu ngắn ngủi, qua mau: “Thôi hết rồi! còn chi nữa đâu em!” (Tương tư chiều), “Ta thấy em xinh khẽ lắc đầu. Bởi vì ta có được em đâu” (Bên ấy bên này).
Sau này, trong hoàn cảnh mới, tâm hồn mới, thơ Xuân Diệu vẫn có nhiều câu cảm thán, thể hiện cảm xúc tình cảm trước những vấn đề lớn của đất nước, của cuộc đời.
Có khi là nỗi nhớ da diết, thường trực với quê Nam:
- Ôi miền Nam, miền Nam
- Ôi quê hương bà ngoại
(Nhớ quê Nam - Riêng chung)
Miền Nam ơi ta nhớ mình thế nớ
Cớ sao mà cách trở bấy nhiêu năm?
(Một vườn xoài - Riêng chung)
Có khi là niềm tự hào, tự tin giữa những tháng ngày chiến tranh ác liệt:
Ôi! Cái phút đầu tiên trên miền đất lửa
Bông hoa im lặng nở giữa trời xanh
(Từ Cao Lạng tới Vĩnh Linh - Tôi giàu đôi mắt)
Hay cái ngơ ngác hồn nhiên trước sự sinh thành của sự sống:
Ôi từ không đến có
Xảy ra như thế nào?
(Quả sấu non trên cao - Tôi giàu đôi mắt)
Hay một thú nhận chân tình
Tuổi bác ngần này, hơn sáu mươi
Song le bác có hiểu chi đời!
(Thương cái tình cha - Thanh ca)
Kiểu câu thơ chủ động khẳng định hình thành từ sau năm 1945 và xuất hiện dày đặc trong thơ Xuân Diệu, cũng xuất hiện ở thơ của các nhà thơ khác. Cách mạng tháng Tám tạo một đổi mới quyết định quan trọng cho đất nước, cho mỗi người dân, và văn nghệ sĩ chủ động khẳng định mình từ tư thế đến ý thức và trách nhiệm. Một “cái tôi” tích cực luôn gắn mình với cuộc sống, với cộng đồng:
Tôi phải về nghe dự nhạc đoàn viên
Nhân loại mới nói cười như trẻ nhỏ
(Trở về - Dưới sao vàng)
Ta chào Việt Bắc về xuôi
Bước chân lưu luyến, nụ cười tình chung
(Ta chào Việt Bắc về xuôi - Ngôi sao)
- Ta chào ngươi Hạ Long nghìn vạn đảo
(Chào Hạ Long - Riêng chung)
- Đất nước ta ơi! ta quyện với mình chặt lắm
(Về Tuyên - Riêng chung)
- Tôi đi trong phố: phố rợp những vì sao
Tôi lắng thân yêu mỗi lời của đồng bào
(Đi giữa Sài Gòn - Hồn tôi đôi cánh)
- Tôi muốn đi thăm mỗi làng mỗi nhà
Mỗi hàng rào bông bụt của miền Nam ta
Tôi muốn đến nghiêng đầu chào thương mỗi má
Thăm mỗi sợi tóc sương trên trán mỗi mẹ già
(Tôi muốn đi thăm khắp cả miền Nam - Thanh ca)
Như vậy, trên cơ sở tiếp thu gợi ý của những nhà nghiên cứu trước, chúng tôi điều chỉnh cách phân loại và mở rộng hơn, phân tích những dẫn chứng thích hợp hơn cho những kiểu câu thơ của Xuân Diệu. Điều chúng tôi quan tâm hơn là đi sâu lý giải những hiệu quả thẩm mỹ từ những sáng tạo câu thơ của Xuân Diệu, phù hợp với quan niệm của nhà thơ. Chẳng hạn, câu thơ định nghĩa cắt nghĩa chất chứa suy tư và cái tôi đa cực thâm trầm của nhà thơ. Câu thơ nghi vấn có chiều sâu nội tâm và phơi trải những băn khoăn khắc khoải trong lòng. Câu thơ cầu khẩn, giục giã thể hiện sự sôi nổi, tha thiết trong cách giao hòa với cuộc sống và tình yêu. Câu thơ cảm thán với mật độ dày đặc lại nói lên các cung bậc của cảm xúc trẻ trung và say đắm yêu đương của nhà thơ. Đó là những đóng góp của Xuân Diệu trong quá trình cách tân hiện đại hóa thơ trên phương diện câu thơ.
Càng về cuối đời thơ, hồn thơ Xuân Diệu càng có sự thay đổi, câu thơ cũng phải khác. Tuy khác nhưng Xuân Diệu vẫn tiếp tục kiến tạo những kiểu câu thơ đã định hình từ trước năm 1945. Khác chủ yếu ở tư thế cảm hứng dù vẫn khuôn vào những kiểu câu quen thuộc. Khác ở chỗ, sau này, thơ Xuân Diệu xuất hiện thêm kiểu câu thơ mới, kiểu câu thơ chủ động khẳng định tích cực, tương ứng với “cái tôi” mới của nhà thơ.
4.4. Cải biến thể thơ
Thể thơ cũng như những hình thức nghệ thuật khác, bao giờ cũng bảo thủ, chuyển biến chậm hơn nội dung nghệ thuật. Chúng ta thấy từ ngàn năm, nhiều hình thức thơ, thể thơ truyền thống vẫn tồn tại từ đời này qua đời khác. Việc hình thành, phát triển những thể thơ mới, dù có, cũng rất chậm nhờ sức sáng tạo của nhiều cá nhân, nhiều thế hệ. Vì vậy, nói Xuân Diệu tiếp thu và cải biến thể thơ cũng chỉ là với ý ông đã chủ động học tập, tác động làm mới thêm trên cơ sở những gì vốn có ở các thể thơ truyền thống. Khảo sát toàn bộ sáng tác thơ của Xuân Diệu, chúng ta thấy ông sử dụng hầu hết các thể thơ truyền thống của dân tộc, thiếp thu chọn lọc một số “kỹ thuật” thơ hiện đại của nước ngoài, tạo ra dáng dấp mới cho thơ mình. Thời kỳ Thơ mới (1932 - 1945), Xuân Diệu dùng chủ yếu thể thơ 7 chữ, 8 chữ rồi đến lục bát, thơ 5 chữ. Trong 95 bài ở hai tập Thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1945), có 45 bài thơ 7 chữ, 32 bài thơ 8 chữ, 7 bài thơ lục bát, 5 bài thơ 5 chữ, 2 bài thơ 24 chữ, 4 bài thơ tự do hợp thể.
Sau năm 1945, Xuân Diệu sử dụng nhiều hơn các thể thơ truyền thống, từ thơ 4 chữ đến thơ tự do hợp thể 10 chữ, 12 chữ song chủ yếu vẫn là thơ 7 chữ, lục bát, 5 chữ và hợp thể:
- Thơ 4 chữ: Bươm bướm qua sông, Buổi trưa trên đồi,…
- Thơ 5 chữ: Gió, Nhớ quê Nam, Cô Tô, Đi núi, Quả sấu non trên cao, Anh thương em khi ngủ, Sao mọc, Xoài Thanh Ca Bình Định, Trách em, Trái tim thức đập, Em làm bếp,...
- Thơ 6 chữ: Anh đợi em về ăn cơm, Hôn cái nhìn,…
- Thơ 7 chữ: Ngọn Quốc kỳ, Hội nghị non song, Chiếc gối, Tình yêu san sẻ, Mặt em, Ổi Hồ Tây, Trên bãi sông Hồng, Một ngã ba, Chè Suối Giàng, Thăm cảnh Hương Sơn,…
- Thơ 8 chữ: Chào Hạ Long, Vể Tuyên, Xuân, Một vườn xoài,…
- Thơ lục bát: Thơ dâng Bác Hồ, Hỏi, Vợ chuẩn bị hành trang cho chồng vào hỏa tuyến, Đàn, Trăng khuya trên Hắc Hải, Hồ Rít Xa, Tình yêu muốn hóa vô biên, Thăm Pác Bó…
- Thơ bát cú: Thơ bát cú (4 bài)
- Thơ song thất lục bát: Mãi mãi
- Thơ tự do, hợp thể: Cao, Vô sản chuyên chính, Tội ác phá rừng, Hiểu em Nhơn, Bác ơi, Đứng bên chân bác, Đi giữa Sài Gòn, Thăm lều cỏ Lênin, Tôi muốn đi thăm khắp cả miền Nam,…
Trong bài viết Tiếp nhận ảnh hưởng của thơ truyền thống [146, tr.135], Xuân Diệu nhớ lại ngay từ ngày nhỏ, ông đã được người cha dạy cho học một bức thư bằng văn xuôi, nhưng kết bằng hai câu tứ lục. Năm 1930, ông đã làm bài thơ đầu tiên bằng thơ thất ngôn bát cú:
Gió hây hây động mấy hàng thông
Cửa biển chiều hôm đẹp lạ lùng…
(Vịnh cửa biển Quy Nhơn)
Ở nhà trường, thầy giáo ra bài cho học sinh làm phú, văn tế, ông đã làm bài phú ca ngợi lợi ích của văn hóa, lấy vần Ăn vóc, học hay. Năm 1934, vùng Nam Trung Bộ bị bão lụt lớn, ở lớp học thầy giáo ra bài viết Văn tế đồng bào chết nạn bão lụt, ông làm văn tế theo kiểu phú, vế dưới đối với vế trên, cả bài chỉ lấy một vần. Ông nhớ hai câu của ông bảo đảm đối rất chỉnh:
Lóng xót thương mong đợi ở ba kỳ
Dạ thành kính ủi an cùng chín suối
[30, tr.97-98]
Nghĩa là ngay từ nhỏ, Xuân Diệu đã được học, rèn bút bằng những thể điệu thơ phú nghiêm ngặt của văn chương bác học. Tiếp đến ông học tập hồn cốt của thơ Pháp và mãi vài chục năm sau ông mới học được hơi thở dân gian trong ca dao lục bát. Từ việc học tinh hoa của cha ông, học cái lớn lao của thế giới, ông chủ động: “Kết tinh cái thật sâu của một dân tộc với cái rất rộng của nhân loại” [146, tr.151]. Cho nên việc ông sử dụng thành thạo nhiều thể văn thơ cổ cũng như những thể thơ mới là điều dễ hiểu. Và cũng nhờ đó ông vận dụng sáng tạo, bổ sung, làm mới một số thể thơ.
4.4.1. Từ hình thức thơ nước ngoài
Chúng ta chú ý đến bài Yêu. Bài thơ được làm theo điệu rông đô (rondeau) như nhà thơ Charles D’Orleans thế kỷ XV, vịnh mùa xuân, láy câu thứ 1, thứ 2, làm câu thứ 7, thứ 8 (bản dịch):
Thời tiết đã bỏ chiếc áo ngoài
Bằng gió, bằng mưa, bằng giá rét
Và khoác mặc lên mình gấm vóc
Khoác áo mặc trời xinh, sáng, tươi
Không một loài vật hay loài chim
Mà chẳng khề khà kêu hoặc hát
Thời tiết đã bỏ chiếc áo ngoài
Bằng gió, bằng mưa, bằng giá rét
Xuân Diệu cũng láy theo điệu rondeau như Charles D’Orleans:
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết
Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Và câu thứ 13, câu kết lại láy câu thứ nhất. Câu kết gói bài lại, tình yêu không được chia sẻ, người đang yêu như con tằm rút ruột tự giam thân, vương vít trong cái kén đau khổ bịt bùng. Xuân Diệu tự hào và công nhận “Sáclơ Đoóclêăng khi láy lại, đã tạo ra một nhạc điệu rất hay, tuy nhiên không đắc thế bằng tôi khi láy lại các câu” [146, tr.165]. Vậy là thể thơ 8 chữ, ngắt 3 nhịp, nhưng láy câu, cách mở và gói bài thơ sáng tạo nói được những điều tâm trạng của nhà thơ. *
Chú thích:
* Về bài Yêu, Xuân Diệu thú nhận, khoảng 1934 - 1938 ông đang yêu nên đã vay mượn ý tứ của nhà thơ Etmond Haraucourt: Partir c’est mourir un peu (Đi là chết ở trong lòng một ít). Và câu thứ 3 có dáng dấp một câu trong bài thơ của Felix Arvers (1806 - 1850): Mon aame a son secret (Lòng ta chôn một khối tình), N’ osant rien demandé, et n’ayant rien resu (Chẳng dám xin và chưa hề nhận được gì) [137, 163-164].
Năm 1967, muốn ca hát yêu đương, nhà thơ nhớ đến loại ca khúc của châu Âu, sáng tác bài Là. Ca khúc ở châu Âu là loại bài ca tình tự sérénade, sérénata “tiếng hát phối hợp với sáo đàn, khởi lên ban đêm, ở ngoài trời, dưới cửa sổ của một người, để tặng người ấy” [30, tr.103]. Bài Là (Ca khúc) cũng chứa đựng khái niệm ấy. Đúng là có một chàng trai hiện đại say sưa thổi sáo gọi người yêu như thuở xa xưa, nhưng lời thơ được phổ vào thể điệu ca dao quen thuộc, đủ cả hứng, tỉ, phú.
Ở đây chúng tôi chú ý đến việc ông tiếp thu và làm mới thể thơ trong 3 khổ, 12 câu thơ:
Sáo vi vu thổi trong veo
Lên non là gió, qua đèo là mây
Núi cao chót vót chon von
Anh xây xây mãi chưa tròn tình yêu...
Sáo nồng đượm biết bao nhiêu
Mơn man với cảnh thân yêu với người
Quanh ta ríu rít là đời
Quanh em ai hát ai cười - là anh.
Xuân Diệu cũng đã nhiều lần sử dụng câu thơ 12 chữ như thể Alechxandrin của châu Âu. Ông thấy thể thơ 8 chữ tuy đã mở rộng rồi, so với ngũ ngôn, thất ngôn, nhưng vẫn chưa đủ cánh để giang ra ôm trùm, nên cần mở rộng câu thơ hơn. Mở rộng nhưng vẫn giữ tiết tấu nhịp điệu để dễ đọc dễ nhớ, giữ nhịp thơ 4 - 4 - 4 hay 6 - 6: Trong cuộc đấu tranh/ giữa ta với địch/ sống chết thua hơn
Có lúc có nơi/ đứa thắng lâm thời/ lại là cái chết
Cái chết trên môi/ có đôi râu mép/ sắc lẻm như dao
Cái chết thích đeo kính râm/ lấy điệu và trán cũng cao...
Nhất định trời cao đất rộng/ còn vui nắng sớm mây trưa
Chúng bay đã vào hũ nút/ cũng đừng tủi gió sầu mưa
Giặc Mỹ đã biết hay chưa?/ - Chúng tao chính là sự sống
(Sự sống chẳng bao giờ chán nản - Tôi giàu đôi mắt )
4.4.2. Từ hình thức thơ dân tộc
Trở về với các thể thơ dân tộc từ dân gian đến bác học, Xuân Diệu học nhiều vần theo lối hát giặm Nghệ Tĩnh:
Bờ đẹp đẽ cát vàng
Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng
Khổ trên vừa dùng vần lưng theo hát giặm, vừa dùng vần cuối câu theo lối gián cách của thơ châu Âu: vàng với màng, đứng với sóng. Khổ dưới dùng toàn vần hát giặm:
Đã hôn rồi hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt
(Biển - Cầm tay)
Theo ông, vần hát giặm “rất hợp với cái thế sóng đến hôn vào giữa lưng bờ, ôm lấy lưng bờ, đúng là vần lưng” [30, tr.108]. Ông cũng thú nhận, trước năm 1945, thơ lục bát của ông có đặc điểm riêng của nó, không ở trong hơi hướng làng họ của ca dao:
Không gian như có dây tơ
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn
(Thơ thơ)
Xuân Diệu chia sẻ, aau này, “Càng đi vào quần chúng hóa, tôi dần dà học tập được ca dao, học cái nhuần nhuyễn trong sáng, cái hơi thơ thoải mái dễ nhớ dễ thuộc; lục bát của tôi về sau có những bài đi vào hơi hướng này:
Áo em thoang thoảng hoa cau
Áo em say đắm một màu trầm hương
Áo em ngày nhớ đêm thương
Áo em chín nắng mười sương anh chờ
(Cầm tay)
Thơ lục bát, sáng tạo rõ nhất của Xuân Diệu là Trên đỉnh non cao. Bài thơ mang cảm hứng sảng khoái, chủ động giao hòa với thiên nhiên trời đất, tình yêu, nhân loại, giao hòa giữa hôm nay với xa xưa và mai sau từ “trên đỉnh non cao”. Sự kết hợp thuần thục giữa truyền thống và hiện đại, lục bát nhưng cách luyến láy cú đoạn tạo một âm hưởng say mê tha thiết, một hình dáng mới tuy vẫn rất gần gũi quen thuộc:
Trèo lên trên đỉnh non cao
Trên đỉnh non cao
Đôi tay ta nắm, anh chào Em, em
Anh chào xa biếc xanh êm
Chào cao lồng lộng ta đem trời về
Đỉnh non gió thổi say mê
Gió thổi say mê
Bốn bên hoa cỏ, tứ bề non sông
Mắt nhìn ra tới biển Đông
Mắt vươn ôm cả muôn trùng rừng Tây...
Đỉnh non cao vút em ơi
Cao vút em ơi
Là trên đỉnh chót tình người yêu nhau
Gặp lòng nhân loại xưa, sau
Mở hồn: bốn bể năm châu ùa vào
Ở trường hợp khác, khi cần thiết, Xuân Diệu cho thơ lục bát leo thang, ngắt nhịp, ngắt dòng thơ, nhấn mạnh ý:
Từ nay xin đặt tên hoa
“Hoa anh ơi”
một chiều ta
nở đầy
(Hoa “anh ơi” - Một khối hồng)
Thơ 7 chữ chiếm số lượng nhiều nhất trong nghệ thuật sáng tạo của Xuân Diệu. Chính ở thể thơ này, Xuân Diệu có nhiều biến hóa về vần, nhịp, dồn câu thúc khổ, có khi giữ nguyên luật lệ của thơ thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt, có lúc sắp xếp lại tạo hình thức mới cho thơ 7 chữ, hoặc kết hợp với các thể thơ khác tạo ra hợp thể. Ông đã viết mấy bài Thơ bát cú (1973), niêm luật nghiêm chỉnh, đủ cả đề, thực, luận, kết:
Bát ngát hương dồn với nhớ dư
Hóa thành muôn đợt sóng tương tư
Tương tư có nghĩa đôi bờ ngóng
Anh một mình thôi cứ đợi chờ
Vàng cúc sương pha thu sớm nắng
Xám trời mây phủ hạ chiều mưa
Vạn phần yêu mến anh ôm ấp
Em thấu giùm cho một chút chưa?
(Thanh ca)
Đa phần thơ 7 chữ của Xuân Diệu đều được chia thành khổ, mỗi khổ 4 câu, như một bài tứ tuyệt và gieo vần theo kiểu “bốn câu ba vần”:
Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ
Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ
Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá
Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ
(Thơ thơ)
Lúc một mình em qua ngã ba
Thấy hình trên đất rẽ tuôn ra
Em ơi có biết muôn trông ngóng
Anh đứng giang tay mãi đó mà
(Hồn tôi đôi cánh)
Ông lại chia mỗi khổ 2 câu thơ. Mỗi cặp hai câu ấy gieo vần chân, liền, tạo điểm dừng cho nhịp thơ và khoảng lặng cảm xúc:
Em là một ngôi sao mới băng
Xuống đây, đi với anh đêm trăng
Anh với em bên bờ đêm biếc
Những xóm mờ mến thương quen biết
Trăng như sương trên ruộng lúa xanh
Gió như chim xao động trong cành
(Đêm trăng đường Láng - Hồn tôi đôi cánh)
Ngói mới nhấn mạnh “ngói mới”, biểu tượng thành công của sự nghiệp xây dựng đất nước. Từng cặp hai câu thơ, gieo vần chân, liền, câu thứ ba chỉ có 2 chữ ngói mới. Ngói mới cứ láy lại như thế sau nhiều cặp câu thơ, trở thành một điệp khúc, gây ấn tượng:
Khắp nơi, trên những đường tôi đi
Tôi đã nghe xao xuyến rầm rì
Ngói mới
Trên những đường tôi dạo, tôi qua
Tôi đã nghe nhiều những khúc ca
Ngói mới...
Muốn trùm hạnh phúc dưới trời xanh
Có lẽ lòng tôi cũng hóa thành
Ngói mới
Xuân Diệu cũng dùng thất ngôn cổ thể, nhưng ghép lại các khổ thơ, mỗi khổ dung lượng lớn hơn. Thất ngôn cổ thể, mỗi khổ thơ thường là 4 câu hoặc 8 câu, trong hai bài Mã Pí Lèng (1964), Chòm Cô Tô 17 đảo xanh (1963), ông ghép mỗi khổ 6 câu thơ:
Mã Pí Lèng, danh bất hư truyền
Sống mũi ngựa, núi cao thẳng đứng
Núi điệp trùng núi tỏa bốn bên
Đá gan trâu gẫy choòng đá cứng
Sương mù dưới vực vút bay lên
Bạc lẫn màu cây mờ đỉnh dựng
Vận dụng lối gieo vần hỗn hợp, bằng trắc xen lẫn, nhiều khi lấy vần trắc làm chủ vận, Mã Pí Lèng gợi được không khí lao động gay go nguy hiểm quyết thắng thiên nhiên hiểm trở của con người.
Thơ hợp thể: trong thơ Xuân Diệu, chúng ta gặp nhiều thơ tự do, thơ văn xuôi, nhiều câu thơ, đoạn thơ 12 chữ, có khi kéo dài đến 16, 17 chữ hay có những bài thơ là hợp thể của nhiều thể điệu thơ truyền thống. Câu thơ dài rộng nhưng nhịp điệu, vần điệu vẫn nhịp nhàng như thơ phú (Sự sống chẳng bao giờ chán nản, Đứng bên chân Bác, ...). Ông nói: “Về phần tôi, tôi muốn những câu dài như vậy nên có tiết tấu, nhịp điệu để dễ đọc dễ nhớ” [146, tr.165]. Do yêu cầu của nội dung, chứa đựng những cảm hứng lớn từ cuộc sống, thơ Xuân Diệu không gò vào một thể nhất định mà lan tỏa, giao thoa sáng tạo nhiều thể điệu trong một bài. Cho nên, dù là thơ tự do hay thơ văn xuôi, Xuân Diệu đều có ý thức sử dụng lối hợp thể. Một số bài ông xen cả tục ngữ ca dao, danh ngôn, thơ Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, Thế Lữ, chứng tỏ nhà thơ rất linh hoạt, không cứng nhắc về thể thơ.
Xen tục ngữ ca dao:
Ôi ghê gớm mười tám năm đê vỡ
“Loái nhoái như phủ Khoái xin tương”
(Một mảnh đất - Hồn tôi đôi cánh)
“Chim quyên ăn trái nhãn lồng”
Người ăn nhãn nhớ ruộng đồng... Hưng Yên
(Một mảnh đất - Hồn tôi đôi cánh)
Một danh ngôn của Goethe:
“Mọi lý thuyết đều màu xám, và cây đời vĩnh viễn xanh tươi”
Vĩnh viễn chim ca, vĩnh viễn nắng cười
(Và cây đời mãi mãi xanh tươi - Hồn tôi đôi cánh)
Hay những câu Kiều:
Một khúc sông Lô, đôi bờ xanh mướt
Ngô khẽ lay cờ, mía ken lá sắc
Đường sâu quanh quất, nhà nhỏ xóm thưa
“Đi về này những lối này năm xưa”
(Về Tuyên - Riêng chung)
Trên không dù tắt nắng
Lá vẫn giữ ánh vàng
“Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”
(Rừng thu Xi bê ri - Riêng chung)
Tiếp nhận thơ Nguyễn Đình Chiểu và thơ Hồ Chí Minh:
“Hỏi thời ta phải nói ra
Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương”
Bác xuất phát tự tình thương mà kêu gọi diệt
“Đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào”
(Đi giữa Sài Gòn - Hồn tôi đôi cánh)
Hay lẩy thơ Thế Lữ:
“Cái thuở ban đầu dân quốc ấy
Nghìn năm chưa dễ đã ai quên” (*)
Cụ Hồ về, lần thứ nhất trao tên
Với nước Việt, mà sao tình khăng khít!
(Nhớ mùa tháng Tám - Dưới sao vàng)
Chúng ta chú ý đến một số bài hợp thể khác kết hợp từ những thể thơ cách luật dân tộc:
- Thơ 7 chữ + lục bát + 7 chữ + lục bát: Ta chào Việt Bắc về xuôi
- Thơ lục bát + 8 chữ: Tội ác phá rừng
- Thơ lục bát + 7 chữ + lục bát: Hiểu em Nhơn
- Thơ 5 chữ + lục bát: Xã Nhân Mỹ làm đường đồng chiêm
- Thơ lục bát + 5 chữ + lục bát: Bác ơi!
- Kết hợp nhiều thể điệu, những câu thơ ngắn xen câu thơ dài, có khi leo thang và kết thúc bằng lục bát:
Người các nước sáng hôm nay đến rất đông ngưỡng mộ;
Khu rừng yên lặng
ngẫm nghĩ muôn năm;
Lá liếc mắt xanh
nghiêng đọc trên bàn;
Từ một lều cỏ như thế này chuyển rung ra
toàn thế giới,
Và từ bốn phương trên địa cầu lại hành hương đi tới…
Sóng hồ vời vợi biếc xa,
Sáng thu rộng mát đưa qua gió hiền.
Đến thăm lều cỏ Lênin,
Thiêng liêng kỷ niệm giữ gìn ngàn năm.
(Thăm lều cỏ Lênin - Hồn tôi đôi cánh)
Chú thích:
(*) Thơ Thế Lữ:
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Nghìn năm chưa dễ đã ai quên
Từ những dẫn chứng trên, chúng ta thấy Xuân Diệu luôn tìm cách đổi mới hình thức câu thơ, nhất là thời điểm những năm sau sáu mươi của thế kỷ trước. Câu thơ không chịu ổn định mà luôn tung phá mở rộng, có khi như câu phú, câu tứ lục, có khi thêm chữ thêm câu, thay đổi khuôn hình thể thơ truyền thống, dựa vào truyền thống để cách tân. Nhiều bài thơ hợp thể, câu thơ co duỗi nhịp nhàng nhưng phần nhiều, Xuân Diệu trở về nương vào hình thức thơ hợp thể của thời kỳ kháng chiến 1945 -1954, nghĩa là sau mỗi đoạn thơ và bài thơ bao giờ cũng bằng những vần lục bát. So sánh với Phá đường của Tố Hữu, Bài ca vỡ đất, Bao giờ trở lại của Hoàng Trung Thông, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Người đàn bà Ninh Thuận của Tế Hanh, Bữa cơm thường ở trong bản nhỏ của Chế Lan Viên, Mưa núi của Minh Hiệu,… chúng ta sẽ rõ. Điều này phù hợp với quan niệm của Xuân Diệu như chính nhà thơ cũng đã tâm sự: “Về hình thức song song với sự thí nghiệm, chiếm lĩnh các thể thơ tự do, tôi nghĩ sao tiếp tục tìm kiếm những hình thức mà đa số người đọc khả dĩ yêu thích, khả dĩ có thể thuộc và ngâm nga” [30, tr.110].
4.5. Sáng tạo nhịp điệu thơ
Nhà nghiên cứu Mã Giang Lân quan niệm: “Với thơ, nhịp điệu là linh hồn, câu chữ là thân xác” [88, tr.30]. Ông nói thêm: “Một bài thơ mang thuộc tính thơ, khác với văn vần. Khác ở cách sử dụng từ ngữ, cấu trúc câu, các biện pháp tu từ, nhịp điệu,…” [88, tr.97]. Và Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Nhịp điệu là sự lặp lại cách quãng đều đặn và không thay đổi của các hình tượng, ngôn ngữ, hình ảnh, mô típ,… nhằm cảm nhận sự thể hiện thẩm mỹ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật” [63, tr.238]. Như vậy nhịp điệu thơ là một trong những yếu tố quan trọng để khu biệt cái gì là thơ và cái gì không phải là thơ. Nhiều khi cách ngắt nhịp thơ còn góp phần tạo nên những sắc thái thẩm mỹ trong cách hiểu khác nhau với một câu thơ.
Trong thơ truyền thống, các thể thơ thường gắn với một số lượng chữ nhất định, ứng với nó là những nhịp thơ ổn định mang đặc trưng riêng của thể thơ đó. Theo Xuân Diệu, “Nhịp điệu và nhạc điệu ở một bài thơ có thể tự nó rất thú vị, nhưng nếu không phục tùng ý nghĩa chính của bài thơ, thì cả bài thơ đổ theo” [30, tr.239]. Bên cạnh việc kế thừa cách ngắt nhịp thơ truyền thống, ông đã sáng tạo, biến đổi nhịp thơ để làm mới câu thơ, phù hợp với cảm xúc, điệu hồn của nhà thơ.
Thơ 4 chữ. Thơ ca dân gian, thể thơ 4 chữ dùng trong vè hay những bài hát đồng dao dưới hình thức kể chuyện. Câu có 4 chữ nên thường có nhịp 2/2.
Thơ Xuân Diệu theo thông lệ nhịp điệu ấy: “Dưới thuyền/ nước trôi - Trên nước/ thuyền chuồi - Và nước/ và thuyền - Xuôi dòng/ đi xuôi” (Thời gian). Và chuyển dịch: 1/3
Mây/ lưng chừng hàng - Về/ ngang lưng núi
(Mây lưng chừng hàng - Thơ thơ)
Hoặc nhịp 3/1, 2/1/1:
Mặt sông Đà/ rộng - Từng đàn bướm/ tung…
Có khúc/ rộng/ xa - Nghĩ là/ bướm đuối
(Bươm bướm qua sông - Một khối hồng)
Ngay trong một khổ thơ cũng có sự chuyển dịch linh hoạt giữa nhịp 3/1 và 1/3:
Trưa lặng. Trên đồi - Có hai ta/ thôi
Nghe/ tình yêu mến - Buổi trưa trên đồi
(Buổi trưa trên đồi - Hồn tôi đôi cánh)
Thơ 5 chữ vốn đã có trong thơ ca dân gian, nhất là trong những bài hát giặm Nghệ Tĩnh và trong thơ cổ phong hay thơ Đường. Xuân Diệu cũng như nhiều nhà thơ khác không cô đúc gò bó như ngũ ngôn Đường luật mà mạch thơ mở rộng, bay bổng, tình ý thiết tha, dùng nhiều vần bằng. Câu thơ gồm 2 nhịp: 2/3 hay 3/2. Thơ Xuân Diệu chuyển nhịp:
Trốn nỗi buồn/ vô cớ - Sao anh/ chẳng vui đi
Tôi ráng tìm/ hạnh phúc - Song chẳng biết/ nhờ chi
(Chàng sầu - Thơ thơ)
Có khi chuyển dịch thành nhịp 1/4 hay 4/1:
Em!/ Anh từng bước khẽ - Tay bưng đầy gió sương…
Em!/ Anh đi núi về - Gặp mây đèo quấn quít
(Đi núi - Một khối hồng)
Tìm một đóa sao - / vì - Trái tim anh chỉ một
(Sao mọc - Tôi giàu đôi mắt)
Nhìn chung thơ 4 chữ và 5 chữ, lượng chữ ở mỗi câu thơ hẹp nên việc chuyển dịch nhịp điệu chủ yếu là sự chuyển dịch ngay trong câu thơ, khổ thơ. Nhịp thơ Xuân Diệu cũng đã linh hoạt, phong phú hơn. Ngoài nhịp điệu quen thuộc 2/2 (thơ 4 chữ), có thêm nhịp 2/1/1, nhịp 1/3 và 3/1. Ngoài nhịp điệu 2/3 hoặc 3/2 (thơ 5 chữ) có thêm nhịp 1/4 và 4/1.
Thơ 7 chữ: Nhịp điệu thơ 7 chữ truyền thống là 4/3, đọc chậm có thể là 2/2/3. Xuân Diệu tuân thủ theo nhịp điệu truyền thống:
Anh tặng cho em hoa ngọc trâm
Hoa như ánh sáng,/ ngọc như mầm
(Hoa ngọc trâm - Hồn tôi đôi cánh)
Có khi chuyển thành 4/1/2:
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước,/ lạnh,/ trời ơi…
(Nguyệt cầm - Gửi hương cho gió)
Những trời xa lắm,/ xưa,/ xưa quá
Đến nỗi trong lòng sắc đã phai
(Nhớ mông lung - Gửi hương cho gió)
Xuân Diệu hoán đổi nhịp 4/3 thành 3/4. Nhịp 3/4 là nhịp của thơ song thất lục bát và khi chuyển như thế, nhịp điệu thơ nhanh hơn, gấp hơn:
Lá liễu dài/ như một nét mi
(Nhị hồ - Thơ thơ)
Chè Suối Giàng - / xanh trên non cao
Lá dày nhựa mọng ánh như reo
(Chè Suối Giàng - Hồn tôi đôi cánh)
Nhịp 3/4 có khi chia nhỏ thành nhịp 3/1/1/1/1, thể hiện sự ân hận và day dứt:
Quá thực thà nên hóa dại khờ
Bắt đầu người -/ chỉ -/ biết -/ yêu/ lo
(Giới thiệu - Thơ thơ)
Hay nhịp 2/2/1/2 nuối tiếc, xa xôi:
Sắc trời:/ sương đọng,/ non:/ mây tỏa
Không biết lòng đi tới chốn nào…
(Hết ngày hết tháng - Gửi hương cho gió)
Nhớ nhung trong sầu muộn:
Em buồn,/ em nhớ,/ chao!/ em nhớ
Em gọi thầm anh suốt cả ngày
(Đơn sơ - Thơ thơ)
Và những đòi hỏi ham muốn:
Hãy tuôn âu yếm, lùa mơn trớn
Sóng mắt,/ lời môi,/ nhiều -/ thật nhiều
(Vô biên - Thơ thơ)
Lại chuyển đến nhịp 2/1/1/3:
Vai anh khi để đầu em tựa
Cân cả buồn,/ vui/ của cuộc đời…
Phải chăng/ chim,/ gió/ mới qua đèo
Hay suối, hay thông đang họa theo?
(Tình yêu san sẻ - Cầm tay)
Nhịp 2/5 có khi hoán đổi thành nhịp 5/2, chủ động, đĩnh đạc:
Một chiếc thuyền bồng đi lại đi
Anh là người thuyền chài/ Trương Chi
Một khúc mê đời ca lại ca
Anh là người gảy đàn/ Bá Nha
(Bá Nha, Trương Chi - Cầm tay)
Cuối cùng là nhịp điệu 1/3/3 và 1/1/2/3 của câu thơ 7 chữ, như điệp khúc của nỗi nhớ:
Nhớ,/ nhớ làm chi!/ Xin ngủ yên!
(Giã từ thân thể - Gửi hương cho gió)
Và nỗi nhớ xa xôi, hoài vọng, có phần ngẩn ngơ, nuối tiếc:
Những buồn xưa cũ nay đâu mất
Ôi!/ phượng/ bao giờ/lại nở hoa
(Ngẩn ngơ - Gửi hương cho gió)
Nhịp điệu câu thơ 7 chữ của Xuân Diệu thật phong phú, không theo một quy luật nào. Những cách ngắt nhịp mới lạ góp phần đắc lực vào việc chuyển tải cảm xúc và thi hứng của nhà thơ, rất đa dạng và độc đáo. Để tạo cách ngắt nhịp đó, chúng ta thấy vai trò của dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm, chấm than,…), hay cách đảo ngữ, phép so sánh. Sự sáng tạo cú pháp (các kiểu câu thơ) và cách sử dụng từ cũng góp phần đổi mới nhịp điệu thơ.
Thơ 8 chữ: câu thơ 8 chữ thường ngắt làm 2 hay 3 nhịp. Loại câu thơ này có trong hát nói xen lẫn với các câu thơ dài ngắn khác, cũng thường ngắt làm 3 nhịp nhưng không thành đoạn, khổ thơ độc lập. So với hát nói, câu thơ 8 chữ từ phong trào Thơ mới 1932 - 1945 về sau trở thành một thể thơ riêng, giàu tính sáng tạo. Nhịp thơ 8 chữ là 3/5 hoặc 5/3 nhưng thường là 3/3/2, 3/2/3 có khi 2/3/3. Thơ Xuân Diệu, trong một bài đã có sự chuyển nhịp liên tục.
Nhịp 5/3 và 3/5:
Đôi mắt của người yêu, ôi vực thẳm!
Ôi trời xa,/ vừng trán của người yêu
(Xa cách - Thơ thơ)
Nhịp 3/2/3 và 3/3/2 đan xen tạo nên nhịp nhanh, mạnh, mang âm hưởng giục giã:
Em phải nói/ phải nói,/ và phải nói
Bằng lời riêng/ nơi cuối mắt,/ đầu mày
(Phải nói - Thơ thơ)
Sự đan xen về nhịp điệu ở bài Chào Hạ Long phong phú và đặc sắc hơn:
Ta chào ngươi,/ Hạ Long ngàn vạn đảo
Vạn hòn gieo/ trên sóng biển/ trập trùng
Ta vào vịnh Hạ Long,/ hồn diễm lệ
Trải tung ra,/ quăng lưới bắt muôn trùng
Đây bản thảo/ tạo vật còn nặn dở
Núi,/ đảo/ mây -/ cùng đá,/ sóng ngổn ngang
Hay bài Cha ở đàng ngoài mẹ ở đàng trong, cách ngắt nhịp ngắn tạo cho câu thơ “dồn dập lăng líu hơn” như những câu ca dao cổ ở Bình Định, quê của má nhà thơ [30, tr.109]:
Tiếng đàng trong,/ tiếng đàng ngoài/ quấn quit
Vào giữa mái tranh,/ giường chõng,/ cột nhà,
Rứa,/ mô,/ chừ!/ cha hỏi điều muốn biết
Ngạc nhiên gì,/ mẹ thốt:/ úi chu cha!
Vẫn nhịp 3/5 chuyển thành nhịp 1/2/5:
Em,/ em ơi,/ tình non đã già rồi
(Giục giã - Gửi hương cho gió)
Trăng/ vú mộng/ đã muôn đời thi sĩ
(Ca tụng - Thơ thơ)
Ôi/ những tháng/ sống cùng Thanh Nghệ vững
(Những đêm hành quân - Hai đợt sóng)
Có trường hợp nhịp 3/5 chuyển thành nhịp 1/1/1/5:
- Rơi,/ rơi,/ rơi… chìm lặn xuống hư không
(Sầu - Gửi hương cho gió)
- Dòn,/ ngon,/ đậm - Thích cười như nắc nẻ
(Một vười xoài - Riêng chung)
Và nhịp 3/5 hoán đổi, ngắt thành 3 nhịp 5/1/2, nhanh hơn:
Đùn khói ngạt về đây,/ em,/ gió lạ
(Sầu - Gửi hương cho gió)
Trở về với nhịp 4/4 câu thơ 8 chữ ung dung, thư thả:
Tôi là con nai/ bị chiều đánh lưới
Không biết đi đâu,/ đứng sầu bóng tối
(Khi chiều giăng lưới - Gửi hương cho gió)
Một khúc sông Lô,/ đôi bờ xanh mướt
Ngô khẽ lay cờ,/ nứa ken lá sắc.
(Về Tuyên - Riêng chung)
Ngoài ra thơ 8 chữ của Xuân Diệu còn có những nhịp đặc biệt:
Nhịp 1/3/4:
Sống,/ tất cả sống,/ chẳng bao giờ đủ
(Thanh niên)
Nhịp 2/6:
Ngó ra:/ rung rinh lệ ngọc hai hàng
(Riêng tây - Gửi hương cho gió)
Nhịp 6/2:
Và lòng ta như vậy đó,/ nhân gian
(Mênh mông - Gửi hương cho gió)
Tôi đi giữa buổi đầu ngày,/ đi giữa
Buổi đầu xuân - đi giữa buổi đầu tiên
(Xuân - Riêng chung)
Nhịp 2/2/2/2:
Là mai,/ là cuốc,/ là hạt,/ là ương
Ông cụ đón cây về trồng khắp xã
(Ông Cụ Trồng Cây - Một khối hồng)
Sự phong phú độc đáo trong cách ngắt nhịp câu thơ 8 chữ cũng có sự góp phần của các dấu câu, các biện pháp tu từ, đặc biệt là sự tìm tòi cách thể hiện giàu cảm xúc mới lạ của nhà thơ.
Thơ lục bát, nhịp điệu truyền thống là 2/2/2 và 2/2/2/2 hoặc có thể dồn 2/2 thành nhịp 4. Trong ca dao và Truyện Kiều có nhịp 3/3/và 1/5 (câu lục), hoặc nhịp 3/3/2/và 2/1/3/2 (câu bát):
- Chồng gì anh/ vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây
- Khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa
- Rằng:/ Trăm năm cũng từ đây
- Được lời như cởi tấm lòng
Giở kim thoa/ với khăn hồng trao tay
Có nhịp điệu 2/1/3/2/ kỳ diệu của Nguyễn Du:
Thôi còn chi nữa mà mong
Đời người/ thôi/ thế là xong/ một đời
Hay ngang tàng của Nguyễn Bính:
Cái gì như thể nhớ mong
Nhớ nàng?/ Không!/ Quyết là không/ nhớ nàng
Lục bát của Xuân Diệu cũng chuyển dịch các nhịp điệu truyền thống. Chúng ta chú ý trước tiên đến câu lục:
Nhịp 2/4:
- Lá hồng rơi lặng ngõ thuôn
Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương
(Chiều - Thơ thơ)
- Mẹ ơi!/ con đến trong làng
(Bà cụ mù lòa - Mẹ con)
Hay đảo nhịp: Nhịp 4/2:
- Ta theo gió mạnh,/ gió nhanh
Gió hung dữ, gió sát sanh, gió cuồng
(Cặp hài vạn dặm - Thơ thơ)
- Khuya không ngủ được,/ ra ngồi
Tựa lan can, ngắm trùng khơi một mình
(Trăng khuya trên Hắc Hải - Hồn tôi đôi cánh)
Nhịp 3/3:
- Tình cảm ấy/ ước mơ nào
(Đàn - Hồn tôi đôi cánh)
- Trời đất nhẹ,/ núi non xanh
Cây sa mu đứng nửa hình con thoi
(Sa Pa - Một khối hồng)
Và câu bát của Xuân Diệu:
Nhịp 3/3/2:
- Một ngày yêu,/ muốn kết liền/ ngàn năm
(Tình yêu muốn hóa vô biên - Cầm tay)
- Còn thanh niên,/ vận hội nầy - / em đi
(Hiểu em Nhơn - Hai đợt sóng)
Nhịp 3/4/1:
Thép căm hờn,/ thép người hơn thép,/ đồng
(Hiểu em Nhơn)
Nhịp 3/5:
- Khuỷu tay áo/ gợi hình xương tay gầy
(Áo em - Cầm tay)
- Nhớ em đàn,/ nhớ hồn thanh cây đàn
(Đàn - Hồn tôi đôi cánh)
Hay đảo nhịp 5/3:
Say sưa anh cũng dặn tình
Yêu anh mãi mãi nghe!/ Mình yêu anh
(Mãi mãi - Dưới sao vàng)
Nhịp 3/2/3:
Trên đầu tóc Bác sương ghi
Chắc đôi sợi/ đã bạc/ vì chúng con
(Thơ dâng Bác Hồ - Sáng)
Nhịp 2/6:
Em xa -/ mưa có bay về chốn em?
(Mưa - Cầm tay)
Nhịp 2/4/2:
Đôi ta/ đã mãi mãi ngồi/ bên nhau
(Mãi mãi - Dưới sao vàng)
Nhịp 1/1/6:
Lưới,/ nơm/ người đã ngâm ngoài ruộng chiêm
(Làng Còng - Sáng)
Như vậy cấu trúc nhịp điệu ổn định của thơ lục bát tạo cho lục bát uyển chuyển nhịp nhàng bâng khuâng lưu luyến, đến Xuân Diệu đã có thêm những nhịp điệu mới linh hoạt, cứng cáp hơn. Thực tại thực tế có những chuyển động lớn, chiếc áo lục bát xưa nền nã, bây giờ có thêm đường ngang nếp gấp của đời sống thực.
Chúng tôi đã trình bày những sáng tạo về nhịp điệu thơ của Xuân Diệu ở các thể thơ chủ yếu: 4 chữ, 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ và lục bát. Những nhịp điệu thơ rất thú vị. Thơ tự do, hợp thể, nhất là những bài thơ, câu thơ có từ 9, 10 chữ trở lên, thường nhịp điệu phức tạp không theo một khuôn mẫu nào, có khi phải dựa vào ngữ điệu, ngữ nghĩa để phân nhịp như Sự sống chẳng bao giờ chán nản, Từ Lạng Sơn tới Vĩnh Linh, Đứng bên chân Bác, Đi giữa Sài Gòn, Tôi muốn đi thăm khắp cả miền Nam,
... Đúng là nhịp điệu rất tự do. Việc phân loại, sắp xếp, hệ thống nhịp điệu những bài thơ đó, đối với chúng tôi là chưa có điều kiện thực hiện.
Tiểu kết
Xuất phát từ quan niệm của Xuân Diệu về nghệ thuật, chúng tôi tập trung khảo sát và hình thành một số điểm nhấn trong quá trình sáng tạo ngôn ngữ thơ, tứ thơ, câu thơ, thể thơ và nhịp điệu thơ của ông. Đó là những vấn đề nổi lên rõ nhất trong thơ Xuân Diệu. Và đây cũng là những vấn đề mà thơ Việt Nam hiện nay vẫn cần quan tâm hướng tới, khi mà các nhà thơ trẻ tập trung sáng tác thơ bằng cảm giác và biểu tượng. Sáng tạo hình thức thơ của Xuân Diệu cũng biểu hiện rõ sự kết tinh tinh thần dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại. Sự kết tinh này là nhờ học hỏi, tiếp thu văn hóa dân tộc và nhân loại trong suốt quá trình sáng tạo của ông. Ông có những cách tân nghệ thuật rất gần gũi với truyền thống, truyền thống mà hiện đại. Ông học cách luyến láy theo điệu rondeau như Charles D’Orleans, dùng thể thơ 12 chữ như thể alexandrin của châu Âu; đồng thời ông sử dụng thành thục các thể điệu thơ ca dân tộc, dân gian và sử dụng nhiều từ Hán Việt (trước năm 1945), thuần Việt (sau năm 1945) một cách sáng tạo. Thực ra ở nghệ thuật thơ, Xuân Diệu còn có những đóng góp khác nữa trong việc cách tân thơ Việt suốt hành trình không mệt mỏi từ phong trào Thơ mới 1932 - 1945 cho đến gần hết thế kỷ XX. Ông luôn tìm cách thay đổi khuôn hình thể thơ truyền thống, dựa vào truyền thống để cách tân. Ông sáng tạo hình ảnh thơ - hình ảnh thơ thiên về thị giác, hình ảnh thơ đa dạng, biến ảo; và giọng điệu thơ, trước là buồn, lạnh, tê tái hay vội vàng hối hả, sau là nồng nàn say sưa, tin tưởng,... Những vấn đề ấy cũng cần nhiều thời gian, công sức. Vì vậy chúng tôi xin dừng lại ở một số điểm, một số vấn đề cơ bản cho phù hợp với dung lượng cho phép của luận án.
KẾT LUẬN
1. Cả cuộc đời Xuân Diệu say mê sống, say mê yêu, say mê sáng tạo, như con ong cần mẫn hút hương nhụy của đời rồi hiến dâng mật ngọt là những câu thơ kỳ diệu làm say đắm lòng người. Ông đã đem trí tuệ, tâm hồn mình để sáng tạo ra những giá trị tinh thần, góp phần làm đẹp cho cuộc sống. Đó là sắc thái vô cùng độc đáo của một cây bút tài hoa, là gia sản quý báu của một trí tuệ, với những cống hiến đã đến lúc cần đúc kết lại, là một nhân cách đáng quý trọng, chỉ biết say mê nghề nghiệp, say mê đóng góp cho đời.
Như nhà thơ Huy Cận đã đánh giá: “Nếu có một nhà thơ rất đỗi tin yêu đời, và được đời yêu mến lại một cách mặn nồng, ruột rà, thắm thiết, đó là nhà thơ Xuân Diệu. Bạn đọc, bạn đời yêu Xuân Diệu không chỉ yêu thơ tình của anh mà yêu anh qua toàn bộ nghiệp sáng tạo trong suốt nửa thế kỷ của anh”.
2. Xuân Diệu là nhà thơ có hệ thống quan niệm nghệ thuật phong phú, sâu sắc. Quan niệm nghệ thuật của ông là một hệ thống bao gồm nhiều mặt liên kết gắn bó hữu cơ với nhau, bổ sung cho nhau: về thơ, về nhà thơ, về sáng tác thơ,... Những quan niệm của ông về thơ, về nhà thơ và sáng tạo thơ đầy đủ, đúng đắn, có tác động tích cực đến đời sống thơ nói riêng và tiến trình thơ Việt Nam hiện đại nói chung. Quan niệm nghệ thuật của ông thể hiện bản lĩnh nghệ thuật, là kim chỉ nam cho ông sáng tác.
3. Cái tôi của Xuân Diệu rất đậm nét trong tất cả các thời kỳ sáng tác của ông, đã làm nên hồn cốt thơ ông, làm nên diện mạo riêng của ông, khiến người ta có thể nhận ra thơ ông mà không cần nhìn thấy tên tác giả. Cái tôi đó là tính độc đáo, biểu hiện ở cảm xúc chân thực, mãnh liệt, bộc lộ hết mình; ở giọng điệu sôi nổi, không giống ai một cách có ý thức, giọng điệu của một tâm hồn khát khao giao cảm; ở cách lập tứ từ sự sống mà mình chứng kiến và chia sẻ, mà tư tưởng và tư duy thẩm mỹ của mình tâm đắc; ở ngôn ngữ ròng ròng sự sống, tránh cũ mòn nhưng không quá xa lạ, bí hiểm.
Cái tôi lãng mạn thể hiện khát vọng sống, khát vọng là mình, đối lập với sự cô đơn, gò bó, nhàm chán tầm thường. Khát vọng này có tính nhân bản, tính dân chủ, vừa mang tính thời đại vừa có tính muôn thuở, vĩnh hằng, có phần giao thoa với nỗi buồn đất nước, nỗi buồn xã hội. Điều đó đã giải thích vì sao ông sớm đến với cách mạng và hăng hái tham gia cách mạng. Cách biểu hiện thiên về cảm giác, ít dùng tượng trưng và siêu thực.
Cái tôi công dân có ý thức trách nhiệm đã tự nguyện dấn thân vào cách mạng với ý thức rất cao về nghĩa vụ đối với Tổ quốc và xã hội, với nhiệt tình cháy bỏng của một con người, một nhà thơ.
Là một con người cá thể, một nhà thơ, con người ấy dù cảm nghĩ về cái chung cũng cảm nghĩ theo cách riêng, không nói theo công thức, ước lệ.
4. Xuân Diệu có hơn nửa thế kỷ sáng tạo thơ. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thơ ông ngày càng gắn bó với những sự việc cụ thể của đời sống, ông có mặt ở những mảng đề tài cần được cổ vũ biểu dương. Thơ có đích nhân sinh để vươn tới, vươn tới bằng cảm hứng và cũng bằng cả ý thức công dân. Đó là sự dấn thân đáng quý của người cầm bút đã tự nguyện đứng dưới cờ cách mạng. Thâm nhập sâu hơn vào việc đời, chuyện đời, thành công của ông nổi bật hơn ở những khám phá sâu nặng về đời và cảm nhận tinh tế phần cốt lõi của đời sống. Từ thái độ, ý thức phục vụ cách mạng và nhân dân, ông chủ trương thơ phải “Chân! Chân! Chân! Thật Thật! Thật!”. Quan niệm chân thành đó có phần tích cực nhưng định hướng ấy cũng ảnh hưởng không ít đến quá trình lao động sáng tạo thơ của Xuân Diệu. Ông để lại nhiều bài thơ có phần dễ dãi, thật thà, đơn giản, thiếu sự chắt lọc tinh tế, bay bổng, vốn là đặc trưng thẩm mỹ của thơ. Nhìn rộng hơn, một số quan niệm của Xuân Diệu có giá trị một thời, lịch sử đã vượt qua; có quan niệm chính ông cũng không thực hiện (thơ khó); có những thực hành trong thơ ông, ông lại không nói đến (cảm giác trong thơ). Nhưng dù sao với Xuân Diệu, quan niệm và sáng tạo luôn nghiêm túc với một tinh thần trách nhiệm cao.
5. Những sáng tạo nghệ thuật của Xuân Diệu về ngôn ngữ, cấu tứ, câu thơ, thể thơ, nhịp điệu,… đặc biệt có giá trị. Ông đã sáng tạo một hệ thống ngôn từ mới mẻ, tạo cho lời thơ những nét độc đáo, đặc sắc. Câu thơ Xuân Diệu hiện đại ở khuynh hướng tự do hóa tổ chức, kết cấu nhưng rất truyền thống trong việc phối thanh, ngắt nhịp. Nhà thơ tiếp thu và dụng công cải biến thể thơ; thể thơ trong thơ ông vừa mới mẻ, vừa truyền thống, vừa hiện đại vừa dân tộc. Có thể nói Xuân Diệu đã tiếp nhận sáng tạo các thành tựu của thi ca dân tộc, nhân loại để tạo nên những giá trị nghệ thuật đặc sắc trong thơ mình.
6. Là người say mê văn học, cống hiến cả đời mình cho văn học, Xuân Diệu là nhà thơ lớn trong văn học hiện đại, nhà thơ lớn của dân tộc. Bài học ông để lại là tinh thần lao động nghệ thuật không mệt mỏi, đầy đam mê; là niềm tin yêu tha thiết đối với con người, với cuộc đời; là ý thức chân thành đối với văn chương. Dù Xuân Diệu qua đời đã hơn ba thập kỷ nhưng thơ ông vẫn đầy sức hấp dẫn và lôi cuốn các thế hệ độc giả.
Nghiên cứu Xuân Diệu - từ quan niệm nghệ thuật đến sáng tạo thơ, luận án muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa ý thức nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật ở một nghệ sĩ tiêu biểu - nhà thơ Xuân Diệu; đồng thời qua đó góp phần khẳng định thêm một lần nữa vị trí, vai trò và những đóng góp quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc của ông trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam. Chúng tôi hy vọng luận án sẽ góp một tiếng nói, một cách nhìn nhận hiệu quả vào quá trình nghiên cứu nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân tộc trong thế kỷ XX. Chúng tôi tin rằng, với những giá trị đích thực bất chấp thời gian, thơ Xuân Diệu vẫn là mảnh đất đầy hứa hẹn cho những khám phá mới.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Vũ Thị Thu Hương (2002), “Phong cách nghệ sĩ trong phê bình văn học của Xuân Diệu”, Hội nghị khoa học nữ ĐHQGHN lần thứ 7, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.372-383.
2. Vũ Thị Thu Hương (2002), “Một nét phong cách phê bình văn học của Xuân Diệu: luôn gắn bó với cây đời”, Hội nghị khoa học các nhà khoa học trẻ ĐHQGHN, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.249-257.
3. Vũ Thị Thu Hương (2003), “Xuân Diệu và ngôn ngữ phê bình thơ”, Hội nghị khoa học nữ ĐHQGHN lần thứ 8, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.181-188.
4. Vũ Thị Thu Hương (2013), “Đọc lại Tiếng Thơ - nghĩ về công việc bình thơ của Xuân Diệu”, Tạp chí Tản Viên Sơn - Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (12), tr.60-62.
5. Vũ Thị Thu Hương (2014), “Xuân Diệu với các nhà thơ trẻ”, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (4), tr.20-25.
6. Vũ Thị Thu Hương (2014), “Xuân Diệu với phong trào sáng tác thơ ca của bộ đội”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (3), tr.98-101.
7. Vũ Thị Thu Hương (2014), “Xuân Diệu với các cuộc thi thơ”, Tạp chí Tản Viên Sơn - Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (4), tr.61-64.
8. Vũ Thị Thu Hương (2016), “Quan niệm của Xuân Diệu về nhà thơ”, Tạp chí Tản Viên Sơn - Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (1), tr.56-59.
9. Vũ Thị Thu Hương (2016), “Nhịp điệu trong thơ Xuân Diệu”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (2), tr.86-89.
10. Vũ Thị Thu Hương (2016), “Tìm hiểu thơ Xuân Diệu qua nghệ thuật sáng tạo tứ thơ”, Tạp chí Giáo dục (5), tr.34-37.
11. Vũ Thị Thu Hương (2016), “Quan niệm của Xuân Diệu về sáng tạo thơ”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (10), tr.112-117.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tiếng Việt
1. Vũ Tuấn Anh (2011), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 - 1995 nhìn từ sự vận động của cái tôi trữ tình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
2. Vũ Tuấn Anh (2012), “Tư tưởng về văn chương và quốc văn của Xuân Diệu thời trẻ”, Tạp chí Tản Viên sơn (3), tr.51-53.
3. Aristotle (1964), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa nghệ thuật, HN.
4. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
5. Lại Nguyên Ân (1993), “Cuộc cải cách thơ của phong trào Thơ mới và tiến trình thơ tiếng Việt”, Tạp chí Văn học (1), tr.33-38.
6. Nhị Ca (1977), Dọc đường văn học, Nxb Quân đội nhân dân, HN.
7. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
8. Huy Cận (1986), Tuyển tập Huy Cận, Tập I, Nxb Văn học, Hà Nội. 9. Huy Cận (1995), Tuyển tập Huy Cận, Tập II, Nxb Văn học, Hà Nội. 10. Huy Cận, Hà Minh Đức (1993) (chủ biên), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Hoàng Minh Châu (1990), Bàn về thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
12. Nguyễn Việt Chiến (2007), Thơ Việt Nam tìm tòi và cách tân (1975 - 2005), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
13. Mai Ngọc Chừ (1991), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Dân (1991), “Khoa học phê bình với tình hình đổi mới, văn học hiện nay”, Tạp chí Văn học (2), tr.83-86.
15. Nguyễn Văn Dân (2011), “Chủ nghĩa hiện đại trong văn học, bản chất và đặc trưng”, Tạp chí Văn học nước ngoài (10), tr.126-144.
16. Nguyễn Văn Dân (2012), “Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại đến văn học nghệ thuật trên thế giới và Việt Nam”, Tạp chí Văn học nước ngoài (8), tr.87-113.
17. Hồng Diệu (1993), Nhà văn và trang sách, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
18. Xuân Diệu (1938), “Thơ thơ ra đời Lời đưa duyên của tác giả”, Xuân Diệu tác phẩm văn chương và lao động nghệ thuật, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.36-38.
19. Xuân Diệu (1954), Tiếng thơ, Nxb Văn nghệ, Hà Nội.
20. Xuân Diệu (1958), Những bước đường tư tưởng của tôi, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
21. Xuân Diệu (1960), Phê bình giới thiệu thơ, Nxb Văn học, HNội.
22. Xuân Diệu (1961), Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ, Nxb Văn học, Hà Nội.
23. Xuân Diệu (1963), Dao có mài mới sắc, Nxb Văn học, Hà Nội.
24. Xuân Diệu (1968), Đi trên đường lớn, Nxb Văn học, Hà Nội.
25. Xuân Diệu (1971), Và cây đời mãi mãi xanh tươi, Nxb Văn học, Hà Nội.
26. Xuân Diệu (1977), Mài sắt nên kim, Nxb Văn học, Hà Nội.
27. Xuân Diệu (1978), Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
28. Xuân Diệu (1981), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Tập I, Nxb Văn học, Hà Nội.
29. Xuân Diệu (1982), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Tập II, Nxb Văn học, Hà Nội.
30. Xuân Diệu (1984), Công việc làm thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
31. Xuân Diệu (1986), “Lời giới thiệu”, Tuyển tập Huy Cận, Tập I, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.15-104.
32. Xuân Diệu (1986), Tuyển tập Xuân Diệu, Tập I, Nxb Văn học, Hà Nội.
33. Xuân Diệu (1987), Tuyển tập Xuân Diệu, Tập II, Nxb Văn học, Hà Nội.
34. Xuân Diệu (1987), Thế giới thơ Huy Cận, Nxb Trẻ TPHCM, Hồ Chí Minh.
35. Xuân Diệu (1991), “Bàn về thơ”, Báo Văn nghệ (1618), tr.3.
36. Xuân Diệu (1993), “Một chặng đường báo Văn nghệ”, Báo Văn nghệ (15), tr.3.
37. Xuân Diệu (2001), Toàn tập, Tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội.
38. Xuân Diệu (2001), Toàn tập, Tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.
39. Xuân Diệu (2001), Toàn tập, Tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội.
40. Xuân Diệu (2001), Toàn tập, Tập 4, Nxb Văn học, Hà Nội.
41. Xuân Diệu (2001), Toàn tập, Tập 5, Nxb Văn học, Hà Nội.
42. Xuân Diệu (2001), Toàn tập, Tập 6, Nxb Văn học, Hà Nội.
43. Phạm Tiến Duật (1983), “Nhà thơ Xuân Diệu”, Báo Văn nghệ (39), tr.5.
44. Trương Đăng Dung, Nguyễn Cương (1990) (chủ biên), Các vấn đề của khoa học văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
45. Lê Tiến Dũng (1993), Xuân Diệu - Một đời người, một đời thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
46. Lê Tiến Dũng (1993), Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932 - 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
47. Phan Cự Đệ - Hà Minh Đức (1979), Nhà văn Việt Nam, Tập I, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
48. Phan Cự Đệ (1982), Phong trào Thơ mới, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
49. Phan Cự Đệ (1992) (chủ biên), Văn học Việt Nam 1930 -1945, Tập I, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
50. Phan Cự Đệ (1992), Văn học Việt Nam 1930-1945, Tập II, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
51. Phan Cự Đệ (2004) (chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỷ XX (những vấn đề lịch sử và lý luận), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
52. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, HN.
53. Nguyễn Đăng Điệp (2014), Thơ Việt Nam hiện đại tiến trình và hiện tượng, Nxb Văn học, Hà Nội.
54. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
55. Hà Minh Đức (1977), Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca, Nxb Văn học, Hà Nội.
56. Hà Minh Đức (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội.
57. Hà Minh Đức (1996) (chủ biên), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
58. Hà Minh Đức (1997), Khảo luận văn chương, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
59. Hà Minh Đức (2009), Xuân Diệu “vây giữa tình yêu”, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
60. Gulaiep N.A. (1992), Lý luận văn học, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
61. Nguyễn Thị Thanh Hà (2002), Xuân Diệu - nhà nghiên cứu phê bình thơ. Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 62. Dương Quảng Hàm (1950), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Hà Nội.
63. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992) (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
64. Lê Bá Hán (1998) (chủ biên), Tinh hoa Thơ Mới - Thẩm bình và suy ngẫm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
65. Hoàng Ngọc Hiến (1989), “Nhà phê bình cần phải có “văn”, Tạp chí Văn học (2), tr.38.
66. Đỗ Đức Hiểu (1992), “Thi pháp học (Thi pháp thơ)”, Báo Văn nghệ (17), tr.7.
67. Đỗ Đức Hiểu (2012), Thi pháp hiện đại một số vấn đề lý luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
68. Đông Hoài (1983), Nhận thức và thẩm định, Nxb Văn học, HNội.
69. Bùi Công Hùng (2001), Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
70. Lê Quang Hưng (1996), Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kỳ trước cách mạng tháng tám 1945, Luận án phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
71. Lê Quang Hưng (1998), “Tinh thần phục hưng trong lý tưởng thẩm mỹ của Xuân Diệu thời kỳ trước 1945”, Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.325-332.
72. Mai Hương (1999), Văn học, một cách nhìn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
73. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng (1988), Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, 1890 - 1930, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
74. Tố Hữu (1973), Xây dựng một nền văn nghệ xứng đáng với nhân dân ta, Tổ quốc ta, thời đại ta, Nxb Văn học, Hà Nội.
75. Tố Hữu (1981), Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội.
76. Trần Đăng Khoa (1998), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
77. Khoa Văn học (2012), Tiếp nhận văn học nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
78. Khrapchenko M.B. (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
79. Lê Đình Kỵ (1988), Thơ với Xuân Diệu, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Nxb Cửu Long, Hồ Chí Minh.
80. Lê Đình Kỵ (1993), Thơ mới - những bước thăng trầm, Nxb TPHCM, Hồ Chí Minh.
81. Nguyễn Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
82. Mã Giang Lân (1984), “Xuân Diệu”, Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.98-122.
83. Mã Giang Lân (1997), Tìm hiểu thơ, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
84. Mã Giang Lân (1999, Thơ Xuân Diệu những lời bình, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
85. Mã Giang Lân (2000), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
86. Mã Giang Lân (2005), Văn học hiện đại Việt Nam - Vấn đề - Tác giả, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
87. Mã Giang Lân (2005). Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỷ XX. Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
88. Mã Giang Lân (2011), Những cấu trúc của thơ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
89. Phong Lê (1986), Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
90. Phong Lê (1992), “Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam”, Tạp chí Văn học (3), tr.2-4.
91. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng (1968), Việt Nam thi nhân tiền chiến, Nxb Sống mới, Sài Gòn.
92. Nguyễn Văn Long (1984),“Tố Hữu”, Từ điển Văn học, Tập II, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.405-407.
93. Nguyễn Văn Long (1984), “Xuân Diệu”, Từ điển văn học, Tập II, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.604-606.
94. Thế Lữ (1937), “Một thi sĩ mới - Xuân Diệu”, Báo Ngày nay (46), tr.23-28.
95. Thế Lữ (1938), “Tựa tập Thơ thơ", Thơ Xuân Diệu những lời bình, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr. 20-23.
96. Nguyễn Văn Lưu (1995), Luận chiến văn chương, Nxb Văn học, Hà Nội.
97. Phương Lựu (1981) (chủ biên), Giáo trình Lý luận văn học, Tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
98. Phương Lựu (1981) (chủ biên), Giáo trình Lý luận văn học, Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
99. Phương Lựu (1981) (chủ biên), Giáo trình Lý luận văn học, Tập III, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
100. Trần Thanh Mại (1939), Thơ thơ và Xuân Diệu, Đời văn, HNội.
101. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn - Tư tưởng - Phong cách, Nxb Văn học, Hà Nội.
102. Nguyễn Đăng Mạnh (1987), “Vài cảm nghĩ về văn xuôi Xuân Diệu”, Tuyển tập Xuân Diệu, Tập II, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.5-17. 103. Nguyễn Đăng Mạnh (1990), Chân dung văn học, Nxb Thuận Hóa, Huế.
104. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
105. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), “Kế thừa truyền thống dân tộc trong đổi mới thơ ca qua kinh nghiệm lịch sử của phong trào Thơ mới”, Tạp chí Văn học (11), tr.23-26.
106. Nguyễn Thị Hồng Nam (1999), Quan niệm nghệ thuật trong tác phẩm của các nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới 1932 - 1945, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Trường ĐHKHXH&NV, TP Hồ Chí Minh.
107. Nguyễn Xuân Nam (1984), Thơ - tìm hiểu và thưởng thức, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
108. Naudrop M.A.R. (1978), Tâm lý học sáng tạo văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
109. Lương Ngọc (1992), Nhớ bạn, Nxb Văn học, Hà Nội.
110. Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
111. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1968), Thơ ca Việt Nam: Hình thức và thể loại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
112. Hoàng Sĩ Nguyên (2007), Thơ mới 1932 - 1945 nhìn từ sự vận động thể loại, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội.
113. Lữ Huy Nguyên (1995), Xuân Diệu thơ và đời, Nxb Văn học, Hà Nội.
114. Phạm Xuân Nguyên (2014), “Thơ khó”, Nhà văn như Thị Nở, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, tr.130-143.
115. Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3, Quốc học Tùng thư, Sài Gòn.
116. Vương Trí Nhàn (1993), Những kiếp hoa dại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
117. Vương Trí Nhàn (1999), Cánh bướm và đóa hướng dương, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.
118. Như Phong (1977), Bình luận văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 119. Hữu Nhuận (1987) (biên soạn), Xuân Diệu - con người và tác phẩm, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
120. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, Tập hai, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
121. Vũ Đức Phúc (1969), “Sự phát triển của chủ nghĩa lãng mạn tư sản ở VNam và phong trào Thơ mới”, Tạp chí Văn học (5), tr.16-21.
122. Trần Thị Sâm (2002), Những chuyển biến trong quan niệm về thơ đầu thế kỷ XX đến 1945, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội.
123. Chu Văn Sơn (2003), Ba đỉnh cao thơ mới Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
124. Chu Văn Sơn (2006), “Cách tân: đi tìm cái mới hay cái tôi”, Tạp chí Tia sáng (24), tr.55-58.
125. Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, Nxb Văn học, Hà Nội.
126. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
127. Trần Đình Sử (1994), “Hành trình thơ Việt Nam hiện đại”, Báo Văn nghệ (41), tr.3.
128. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
129. Trần Đình Sử (1996), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
130. Trần Đình Sử (2001), Văn học và thời gian, Nxb Văn học, HN.
131. Trần Đình Sử (2005), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
132. Nguyễn Trọng Tạo (1998), Văn chương cảm và luận, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
133. Hoài Thanh (1982), Tuyển tập Hoài Thanh, Tập I, Nxb Văn học, Hà Nội.
134. Hoài Thanh (1982), Tuyển tập Hoài Thanh, Tập II, Nxb Văn học, Hà Nội.
135. Hoài Thanh (1998), Bình luận văn chương, Nxb Giáo dục, HN
136. Hoài Thanh - Hoài Chân (2014), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
137. Nguyễn Bá Thành (1996), Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
138. Nguyễn Bá Thành (2015), Toàn cảnh thơ Việt Nam 1945 - 1975, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
139. Trần Khánh Thành (1999), Huy Cận đời và thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
140. Nguyễn Thành Thi, Đoàn Lê Giang, Trần Hữu Tá (2013), Nhìn lại Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 141. Đặng Tiến (2009), Thơ, thi pháp và chân dung, Nxb P.nữ, HN
142. Hoàng Trung Thông (1986), “Lời giới thiệu”, Tuyển tập Xuân Diệu, Tập I, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.14-64.
143. Vũ Duy Thông (1998), Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
144. Lưu Khánh Thơ (1994), Thơ tình Xuân Diệu, Luận án phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.
145. Lưu Khánh Thơ (1998), Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
146. Lưu Khánh Thơ (1999), Xuân Diệu tác phẩm văn chương và lao động nghệ thuật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
147. Lưu Khánh Thơ (2004), “Vấn đề mới - cũ trong thơ Việt Nam trước 1945 nhìn từ phong trào Thơ Mới”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (3), tr.81-90.
148. Nguyễn Đ. Thi (1958), Mấy vấn đề văn học, Nxb Văn hóa, HN
149. Trần Nho Thìn (2003), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
150. Lý Hoài Thu (1997), Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng Tháng tám - 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
151. Phan Ngọc Thu (2002), Đóng góp của nhà thơ Xuân Diệu trong lĩnh vực phê bình nghiên cứu văn học, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
152. Đỗ Lai Thúy (1992), Con mắt thơ, Nxb Lao Động, Hà Nội.
153. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, Nxb Trẻ TPHCM, Hồ Chí Minh.
154. Lê Ngọc Trà (2002), Thách thức của sáng tạo, thách thức của văn hóa, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
155. Lê Ngọc Trà (2013), “Hình thức và ý nghĩa của hình thức trong sáng tạo nghệ thuật”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (1), tr.4-20.
156. Lê Ngọc Trà (2013), “Hình thức và ý nghĩa của hình thức trong sáng tạo nghệ thuật”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (2), tr.12-27.
157. Huy Trâm (1969), Những hàng châu ngọc trong thi ca hiện đại Việt Nam, Nxb Sáng, Sài Gòn.
158. Đỗ Minh Tuấn (1996), Ngày văn học lên ngôi, Nxb Vănhọc, HN
159. Xuân Tùng (1996), Xuân Diệu tình đời và sự nghiệp, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
160. Nguyễn Quốc Tuý (1994), Thơ mới - bình minh thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội.
161. Tạ Tỵ (1996), Mười khuôn mặt Văn nghệ, Nxb Hội Nhà văn, HN
162. Chế Lan Viên (1962), Phê bình văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 163. Chế Lan Viên (1971), Suy nghĩ và bình luận, Nxb Văn học, HN
164. Chế Lan Viên (1981), Nghĩ cạnh dòng thơ, Nxb Văn học, HN
165. Chế Lan Viên (1990), Tuyển tập Chế Lan Viên, Tập II, Nxb Văn học, Hà Nội.
166. Viện Văn học (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
167. Viện Văn học (1987), Cách mạng, kháng chiến và đời sống văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
Tiếng Anh
168. Black M. (1962), Models and Metaphors, Ithaca - Cornell University Press, London.
169. Carnap Rudolf (1970), On the Foundations of Poetics: Methodological Prolegomena to a Gener - ative Grammar of Literary Texts, Karls - ruhe, Germany.
170. Chomsky Noam (1964), Aspects of the Theory of Syntax, Mass, MIT Press, Cambridge.
171. Gibbs R. W. (1994), The Poetics of Mind, Cambridge University Press, Cambridge.
172. Kövecses Z. (2000), Metaphor and Emotion: Language, Culture and Body in Human Feeling, Cambridge University Press, Cambridge.
173. Wellek René, Austin Warren (1963), Theory of Literature, Penguin Books, Harmondsworth.
174. Semino E., Steen G. (2008), Metaphor in Literature, Cambridge University Press, Cambridge.
175. Sweetster E. (1990), From Etymology to Pragmatics, Cambridge University Press, Cambridge.
Vũ Thị Thu Hương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét