Hồn nhiên như cây lá
Trước khi đưa tập thơ song ngữ CO NGHỊU HƯA CẦN (CÂY GẠO GIÚP
NGƯỜI) của Dương Khâu Luông cho tôi, Phùng Phương Quý hỏi: “Anh có biết tiếng
Tày không?”. Tôi trả lời: “Ngày xưa mình học ở trường Cấp 3 Định Hóa, Thái
Nguyên, lớp có đến hơn một nửa là các bạn người Tày, người bạn thân nhất, thân
đến bây giờ là Ma Doãn Hùng, cũng là người Tày, nói không được, nhưng hiểu được
chút chút!”. Thế là trong tay tôi có tập thơ. Cầm nó trong tay, tôi nhớ có lần
nhà thơ Inrasara - Phú Trạm nhắc đến một ý trong một bài viết: bây giờ ít có những
tập thơ song ngữ dành cho các dân tộc thiểu số. Cái lý nhà thơ đưa
ra xuất phát từ ý thức: văn thơ người dân tộc thiểu số viết phải được in bằng
tiếng dân tộc, để chính họ đọc được từ nguyên tác mới thấy được cái hay của văn
thơ. Còn khi chuyển ngữ sang tiếng Việt, người Kinh có thể thấy hay, còn người
dân tộc thiểu số chưa chắc đã công nhận là cái hay. Và quả thật, khi cầm trong
tay tập CO NGHIU HƯA CẦN của Dương Khâu Luông tôi thấy ngay sự thú vị của nó.
Cái thú vị đầu tiên là tôi có thể sống lại những kỷ niệm xưa với các bạn người
Tày ở Thái Nguyên; cái thú vị thứ hai là tôi có thể ôn lại được những câu, những
chữ đã dần vào quên lãng, sau gần một nửa thế kỷ không gặp lại.
Vào đề dài dòng như vậy để nói rằng tôi đã thích thú như thế
nào khi đọc tập thơ CO NGHỊU HƯA CẦN. Cuộc sống của những người dân tộc vốn dĩ
đã chân chất, hồn nhiên, đây còn là một tập thơ dành cho thiếu nhi, nó lại càng
hồn nhiên, chân chất đến thế nào. Chỉ một lần lên Điện Biên để ngắm hoa ban, chỉ
một lần sang Định Hóa để thăm nơi thờ Bác Hồ ở Tỉn Keo, còn lại tất cả đều quen
thuộc với cuộc sống quanh mình, quanh nhà, gần gũi với Dương Khâu Luông, con vịt,
con bò, rồi con trâu, con kiến, con mèo… Rồi cảnh vật thiên nhiên vào thơ Dương
Khâu Luông cũng tự nhiên như vốn có. Tôi được sống lại những ngày xưa khi đến với
bạn tôi ở bản người Tày. Tiếng gọi vịt, gọi bò cứ râm râm, ran ran. Vậy nên khi
nghe trong thơ của Dương Khâu Luôn vang lên những tiếng gọi thân thuộc mà lòng
tôi cứ nôn nao một nỗi nhớ: “vịt ơi, vịt à/ mặt trời xuống núi mau về chuồng
thôi…”. Vịt ơi, mày về đi thôi, ở dưới suối con dái cá bắt mày. Mày về đi bà
chăn mày, cho mày ăn ngô non, thóc mới, rồi mày đẻ trứng to trả công cho bà. Những
tiếng lí mà, lá mà (vịt ơi, vịt ơi) trong thơ Dương Khâu Luông nghe vừa
ấm áp lại vừa rộn rã bản chiều. Cái rộn rã bản chiều không chỉ có âm thanh người
thường nghe thấy, nó còn lẩn khuất trong hoạt động tự nhiên may ra chỉ người
thơ mới cảm thấy, mới gợi ra để mọi người cùng thấy, cùng nghe, cùng vui với vạn
vật của thiên nhiên. Ngày còn nhỏ, lũ trẻ thường chơi một trò chơi thế này: nếu
thấy một tổ kiến vàng thì mang tổ kiến đen đến. Cuộc hỗn chiến bắt đầu, kẻ thắng
có thể là lũ kiến đen, mà cũng có khi là lũ kiến vàng.
Đó là một cuộc chiến không khoan nhượng. Nhưng vào thơ Dương Khâu Luông, những con kiến vàng, kiến đen ấy lại sống với nhau như những người hàng xóm thân thiết. Anh kể rằng: ở Pù Nam, có đàn kiến đen và đàn kiến vàng xây tổ gần nhau, sớm hôm chung nhau con đường bé tí, lại còn qua cầu, đường càng khó đi hơn. Thế mà có lúc, kiến đen sang rủ kiến vàng cùng đi chợ. Chợ về, gặp mưa, đường trơn như mỡ, mà trời sắp tối, biết làm sao đây. “Bỗng ở trong đàn/ có anh kiến to/ cất cao giọng nói/ - để tôi đi trước/ hoa tiêu dẫn đường/ còn lại đi sau/ theo nhau bám áo”. Hình ảnh chú kiến to ấy như một chàng hiệp sĩ. Không biết anh ấy là kiến vàng hay kiến đen, chỉ thấy rõ đó là chú kiến dũng cảm, dám nhận cái khó về mình, nên cả đàn: “Ai cũng được về/ ngủ trong tổ ấm”.
Đó là một cuộc chiến không khoan nhượng. Nhưng vào thơ Dương Khâu Luông, những con kiến vàng, kiến đen ấy lại sống với nhau như những người hàng xóm thân thiết. Anh kể rằng: ở Pù Nam, có đàn kiến đen và đàn kiến vàng xây tổ gần nhau, sớm hôm chung nhau con đường bé tí, lại còn qua cầu, đường càng khó đi hơn. Thế mà có lúc, kiến đen sang rủ kiến vàng cùng đi chợ. Chợ về, gặp mưa, đường trơn như mỡ, mà trời sắp tối, biết làm sao đây. “Bỗng ở trong đàn/ có anh kiến to/ cất cao giọng nói/ - để tôi đi trước/ hoa tiêu dẫn đường/ còn lại đi sau/ theo nhau bám áo”. Hình ảnh chú kiến to ấy như một chàng hiệp sĩ. Không biết anh ấy là kiến vàng hay kiến đen, chỉ thấy rõ đó là chú kiến dũng cảm, dám nhận cái khó về mình, nên cả đàn: “Ai cũng được về/ ngủ trong tổ ấm”.
Viết cho thiếu nhi, không ít người mượn cây, mượn con mà nhân
cách hóa lên và để nói với các em một điều gì đó. Dương Khâu Luông cũng không
là ngoại lệ. Trong tập CO NGHỊU HƯA CÂN, Dương Khâu Luông mượn khá nhiều những
con vật, những cây rừng và cảnh sắc thiên nhiên để nói những điều muốn nói với
các em. Cây dâu da quả sai lúc lỉu thì dùng hương thơm của quả chín để gọi gió,
gọi ong, gọi thú, gọi chim, gọi người đến chia quả, chia thành quả của bao
tháng, bao ngày mới có quả chín ngon lành hôm nay. Con sóc leo cây sấu hái quả
chín ăn, nhưng, ăn quả rồi phải biết nhả hạt để mọc thêm cây mới cho rừng. Cây
gạo được Dương Khâu Luôn mượn nhiều nhất để nói những điều mình tâm đắc. Nếu
làm thơ cho người lớn thì sắc đỏ của hoa gạo, trái gạo với sợi bông trắng tươi
sẽ gợi nhiều ý, nhiều tứ hoặc lãng mạn, hoắc triết lý sâu xa. Nhưng làm thơ cho
thiếu nhi không thể khác, phải làm cho thật dễ hiểu và nhất định phải mang tính
giáo dục. Dương Khâu Luông viết: Cây gạo có lá xanh, hoa đỏ, nhưng bông lại trắng.
Ai đi đâu khỏi quê cũng nhớ cây gạo, nhưng không phải vì lá xanh hoa đỏ. Nhớ một
cái khác có ích với con người hơn, khi mùa hạ về: “cây gạo vui thả bông
theo gió/ trẻ con đeo túi nải đi nhặt/ để mùa rét mẹ làm chăn/ từ rừng cây gạo
về đây mọc/ biết làm ra bông trắng giúp người”(CÂY GẠO GIÚP NGƯỜI).
Đương
nhiên, trong thơ của Dương Khâu Luôn không chỉ có vậy. Cuộc sống bản làng bây
giờ cũng hiện ra trong thơ anh, như một bức tranh mới sinh động. Còn con đường
làng: “sớm nay đường xuống chợ/ ngựa xe như suối/ người mặc áo mới/ đẹp
xinh như hoa rừng”. Còn cảnh thanh bình của bản làng: “tối ngày/ mặt
trăng và mặt trời chơi với nhau/ ú tim/ không biết chán”. Còn cảnh ềm đềm cùa
miền quê rừng núi: “một con suối chảy từ khe ra/ một con suối trôi từ
thung xuống/ hai con suối gặp nhau reo cười/ bởi từ đây suối có bạn mới” (HAI
CON SUỐI). Nhịp điệu ở bài thơ này chuyển ngữ theo tiếng Việt, nghe không du
dương, êm ái như nguyên bản tiếng Tày: “kha khuổi nâng dú loỏng luây mà/
kha khuổi nâng hơn phja luây oóc/ sloong kha khuổi chẩp căn khua khước/ tứ nảy
mì pẳng dậu cáp căn”. Không chỉ du dương, nó còn văng vẳng như có tiếng suối
reo róc rách qua những hốc đá gập ghềnh. Hình bóng của con người trong thơ
Dương Khâu Luông cũng không hề thiếu. Không cần nhiều chữ, Dương Khâu Luông đã
dẫn người đọc đến một cái tết thật tưng bừng của rừng núi Việt Bắc, nào là hoa
mận trắng ngần, nào là hoa đào đỏ tươi, nào là chim lửa bay về. Còn người ta
thì: “Chị tìm lông gà làm yến/ mẹ nhuộm chỉ khâu còn/ em bện dây đánh
quay/ ai cũng vui đón ngày tết”.
Quanh năm bươn bả làm ăn, chỉ có ngày tết mới là ngày bàn làng vui hội. Tết đến từng nhà, tết đến từng người mới cho Dương Khâu Luông có được sự ghi chép vào thơ mình như thế. Hình ảnh người bà bây giờ khác hẳn người bà lam lũ ngày xưa. Cái cảnh bà cõng cháu ngày đầy tháng trong cái địu thổ cẩm hôm nay thực sự đã mang vóc dáng của thời hiện đại: “tay bà cầm quyển sách/ miệng bà hát bài Then/ ước cho ngày bé lớn/ sẽ học hành giỏi giang”. Ngày xưa bà mong cháu khỏe, hay ăn chóng lớn, để làm cái nương, cái rẫy chứ đâu có mong cháu học hành giỏi giang. Vẫn cái địu thổ cẩm, vẫn câu hát Then, nhưng ước mơ của bà khác trước, mong cháu mình vươn xa hơn, khỏi quả núi quả đồi quê mình, đến với chân trời mới, chân trời của khoa học.
Quanh năm bươn bả làm ăn, chỉ có ngày tết mới là ngày bàn làng vui hội. Tết đến từng nhà, tết đến từng người mới cho Dương Khâu Luông có được sự ghi chép vào thơ mình như thế. Hình ảnh người bà bây giờ khác hẳn người bà lam lũ ngày xưa. Cái cảnh bà cõng cháu ngày đầy tháng trong cái địu thổ cẩm hôm nay thực sự đã mang vóc dáng của thời hiện đại: “tay bà cầm quyển sách/ miệng bà hát bài Then/ ước cho ngày bé lớn/ sẽ học hành giỏi giang”. Ngày xưa bà mong cháu khỏe, hay ăn chóng lớn, để làm cái nương, cái rẫy chứ đâu có mong cháu học hành giỏi giang. Vẫn cái địu thổ cẩm, vẫn câu hát Then, nhưng ước mơ của bà khác trước, mong cháu mình vươn xa hơn, khỏi quả núi quả đồi quê mình, đến với chân trời mới, chân trời của khoa học.
Tất
cả những gì trình bày trên đây là nỗi niềm của Dương Khâu Luông dành cho quê
hương mình. Đó là tình yêu tha thiết anh dành cho mảnh đất đã sinh ra và nuôi
dưỡng anh. Từ con suối, dốc núi, con mèo, con chó, con vịt, con bò, đến những
nhành cây, bông hoa, rồi các em bé, những cụ già, tất cả hiện ra sinh động
trong thơ Dương Khâu Luông với tất cả tấm lòng. Có thể thấy rõ những điều nói
trên đây trong bài MÈO CON XUỐNG PHỐ của Dương Khâu Luông. Từ núi rừng xuống phố
xá, đương nhiên thấy cái gì mà không lạ. Phải ngó, phải xem, phải đi đến toát mồ
hôi, nên chân phải mỏi. Rồi mèo con buồn ngủ, phải đi tìm bếp lửa thôi. “Ồ
nhưng mà chợt nhớ/ phố chỉ có bếp ga/ bỗng mèo con đòi mẹ/ - mẹ ơi ta về nhà”. Bếp
lửa với bà con người miền núi không thể không có. Đã một lần giới thiệu thơ của
nhà thơ người Tày Ma Trường Nguyên tôi cũng nhắc đến bếp lửa. Cái bếp không chỉ
đơn thuần để nấu ăn. Nó còn là nơi tụ họp gia đình. Nó còn là biểu hiện sự sống
trường tồn của một gia đình, một thế hệ. Nó luôn được ủ nóng, lúc nào cũng rừng
rực than hồng. Đâu chỉ mèo con nhớ bếp, mà bất cứ ai, khi rời rừng núi đi xa,
cũng nhớ về cái bếp than hồng đặt giữa sàn nhà của nhà sàn người Tày.
Rất
tiếc, tôi không đọc hết được phần tiếng Tày trong tập thơ song ngữ CO NGHỊU HƯA
CẦN (CÂY GẠO GIÚP NGƯỜI) của Dương Khâu Luông, nên chưa thể thấy hết cái hay,
cái đẹp từ ngôn ngữ riêng của người Tày. Mạn phép ghi ra đây những cảm nhận đọc
phần chuyển ngữ tiếng Việt của tập thơ. Chỉ thế thôi cũng thấy thơ Dương Khâu
Luông hồn nhien như cây, như lá của núi rừng Việt Bắc. Mong nhận được sự thông
cảm từ phía tác giả và bạn đọc gần xa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét