Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm
Thân thế và sự nghiệp văn
chương
Đoàn Thị Điểm, hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, quê quán ở làng Giai Phạm,
huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Đóng góp vào tiến trình lịch sử văn học Việt Nam ở vào thế kỷ
XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX, giai đoạn thường được đánh giá là thời thịnh đạt của
dòng văn học mang tính nhân văn với các tác phẩm lên tiếng bênh vực cho quyền sống
của con người, cho hạnh phúc lứa đôi. Tiêu biểu nhất của dòng văn học này là
các tác phẩm của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.
Đoàn Thị Điểm, hiệu là Hồng Hà Nữ sĩ, biệt hiệu là Ban Tang,
quê quán ở làng Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Bà chính họ là Đoàn,
nhưng vì bà lấy chồng họ Nguyễn (ông Nguyễn Kiều), nên có sách chép bà là Nguyễn
Thị Điểm. Bà sinh năm Ất Dậu (1705), thời Lê Trung Hưng. Bà là con gái ông
hương cống Đoàn Doãn Nghi. Mẹ bà là người họ Vũ và là vợ hai ông Nghi, nhà ở
phường Hà Khẩu, Thăng Long (phố Hàng Bạc bây giờ), sinh một trai (1703) là Đoàn
Doãn Luân và một gái (1705) là Đoàn Thị Điểm. Từ nhỏ anh em bà đã theo mẹ về ở
với ông bà ngoại là quan Thái Lĩnh Bá và được dạy dỗ chu đáo, lầu thông Tứ thư,
Ngũ kinh.
Đoàn Thị Điểm là người có tài trí và nhan sắc hơn người, nổi
tiếng từ hồi trẻ. Năm 6 tuổi đã học rất giỏi. Năm 16 tuổi, có quan thượng thư
Lê Anh Tuấn mến mộ muốn xin làm con nuôi, để tiến cử vào cung Chúa Trịnh, nhưng
bà nhất định từ chối. Về sau cha mất, gia đình phải chuyển về quê nhà, được ít
lâu dời về làng Võ Ngai, tại đây Đoàn Thị Điểm cùng anh trai Đoàn Doãn Luân
hành nghề dạy học.
Nhưng ông Luân mất sớm, bà Điểm lại đem gia đình lên Sài
Trang, ở đây bà được vời dạy học cho một cung nữ. Thời gian này bà kiêm luôn
nghề bốc thuốc, gần như một tay nuôi sống cả gia đình - gồm 2 cháu nhỏ, mẹ và
bà chị dâu góa. Bởi tài năng và sắc đẹp cộng với tính hiếu thuận rất đáng quý,
bấy giờ bà được nhiều người cầu hôn nhưng nghĩ đến gia đình đành chối từ tất cả.
Bà được trau dồi học vấn với các bậc thi hào tài danh, gặp gỡ với nhiều trí thức
của khắp miền hội tụ về kinh sư, nơi trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước.
Cùng với sự thông minh, tài trí, thích văn chương, ham học hỏi, môi trường ấy,
tố chất con người ấy đã tạo nên một hồn thơ dân tộc Hồng Hà nữ sĩ.
Song, ở xã hội phong kiến không dành cho phụ nữ những ngôi vị
quan lại và có điều kiện thi cử ngang hàng với nam giới. Tuy vậy, bà không
kém tiếng ở đất kinh kỳ về văn thơ, nổi tiếng về sự nghiêm nghị, đoan trang, cứng
cỏi. Bà là người phụ nữ đầu tiên mở trường dạy học, trường học của cô Điểm ở
Chương Dương (nay là Thường Tín, Hà Nội). Rồi làm nàng dâu của đất Thăng Long,
bà lấy ông Nguyễn Kiều, hiệu là Hạo Hiên, cũng là một danh sĩ thời đó.
Nhắc đến Đoàn Thị Điểm, chúng ta nghĩ ngay đến tác phẩm Chinh
phụ ngâm và trong tâm khảm của mỗi người đều thấu hiểu cảnh biệt ly, tang
tóc, đồng cảm với lời than oán của người phụ nữ phải chịu đựng nhiều thiệt thòi
khi đất nước có chiến tranh.
Thủa trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên…
Đoàn Thị Điểm khi còn là thiếu nữ, lúc ở nhà của dưỡng phụ Lê
Anh Tuấn tại phường Bích Câu, kinh thành Thăng Long, có dịp gặp Đặng Trần Côn.
Côn nhỏ hơn cô Điểm chừng hai tuổi, con nhà quý tộc, quê ở Kẻ Mục, Hạ Đình. Đó
là một trang thiếu niên anh tuấn tài hoa, năm 15 tuổi đã đậu Hương Cống. Côn rất
quý mến cô Điểm về nhan sắc cũng như về tài văn chương, nên có gửi đến Cô Điểm
một bài thơ tỏ ý cầu hôn.
Cô Điểm không trả lời nhưng có nói đùa với các chị em bạn:
“- Cái ông Cống Đặng, miệng còn hôi sữa, làm thơ chưa xong mà
lại đi nói chuyện vợ chồng”
Đặng Trần Côn nghe thuật lại thì tức lắm, nên cố gắng miệt
mài đèn sách, cố đậu cho được Tiến sĩ trong kỳ thi Hội.
Đầu niên hiệu Cảnh Hưng nhà Lê Trung Hưng, gặp buổi chiến
tranh ly loạn, trai tráng bị bắt đi lính đánh giặc phương xa, gây cảnh biệt ly
đau đớn cho nhiều gia đình, ông Đặng Trần Côn cảm xúc, đem hết sức học bình
sinh viết nên tác phẩm Chinh phụ ngâm bằng Hán văn theo thể cổ nhạc phủ.
Khi viết xong, Đặng Trần Côn đưa tác phẩm này cho ông Ngô Thời
Sĩ xem. Ông Sĩ xem xong lấy làm thán phục nói rằng: "Văn chương tới mức
này thì lão Ngô tôi chỉ còn biết bái phục mà thôi."
Đặng Trần Côn sau đó gửi tác phẩm này đến cho Đoàn Thị Điểm
xem, ngụ ý cho bà Điểm biết rằng, trước đây bà xem thường ông là lầm to. Lúc
này bà Điểm đã lấy chồng là ông Nguyễn Kiều, và ông Kiều đang đi sứ sang Tàu, bị
kẹt ở lại bên đó vì giặc giã cắt đứt đường giao thông, nên chưa trở về Việt
Nam được. Bà Điểm xem xong tác phẩm Hán văn của ông Đặng Trần Côn thì rất phục tài văn chương của họ Đặng, lại thấy tâm sự của nàng chinh phụ trong tác phẩm giống y hệt tâm sự của bà lúc đó.
Nam được. Bà Điểm xem xong tác phẩm Hán văn của ông Đặng Trần Côn thì rất phục tài văn chương của họ Đặng, lại thấy tâm sự của nàng chinh phụ trong tác phẩm giống y hệt tâm sự của bà lúc đó.
Tâm hồn của người nữ sĩ rung động, và cũng muốn đáp lại tấm
tình cảm của Đặng Trần Côn khi trước, bà đem hết sự xúc cảm của tâm hồn, diễn
Nôm tác phẩm Chinh phụ ngâm Hán văn của Đặng Trần Côn, theo lối thơ trữ tình
hoàn toàn Việt Nam.
Bản dịch gồm 412 câu theo lối song thất lục bát, trong diễn tả
nhiều tâm trạng: hy vọng, buồn bã, giận hờn tựu về một mối đó là nỗi nhớ nhung
khắc khoải của một người chinh phụ (vợ có chồng đi lính) đang chờ chồng trở về
sum họp. Tuy là bản dịch, nhưng thậm chí còn được yêu thích hơn bản chính, nên
đến nay được xem như là một sáng tác của bà Điểm. Tác phẩm từng được dịch ra tiếng
Pháp bởi những nhà văn trong nhóm Mercure de France, với tên Les Plaintes d’une
Chinh phu (1939). Sau này giáo sư Takeuchi dịch ra tiếng Nhật, với tên Seifu
Ginkyoku.
Cùng với Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của
Nguyễn Gia Thiều, bản dịch Chinh phụ ngâm của Hồng Hà nữ sĩ được xem là tác phẩm
ưu tú của nền thi văn trung đại Việt Nam.
Đoàn Thị Điểm là người có công với nền văn học quốc âm. Riêng
về Hà Nội, bà có tác phẩm Bích Câu kỳ ngộ, là một trong sáu truyện của tập
truyện ký “Truyền kỳ tân phả”, được xếp vào những tác phẩm Việt văn
thi ca ở triều Lê, sau đời Hồng Đức. (Truyện này về sau được viết lại bằng chữ
Nôm theo thể văn vần, không biết tác giả).
Đoàn Thị Điểm còn là một nữ sĩ nổi tiếng với nhiều giai thoại
về khả năng xuất khẩu tài tình. Đêm trăng, anh trai Đoàn Doãn Luân từ ngoài bờ
ao vào thấy Đoàn Thị Điểm đang soi gương bèn đọc:
Đối kính họa mi, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm
(Soi gương vẽ mày, một chấm hóa thành hai chấm)
Đoàn Thị Điểm đáp ngay:
Lâm trì ngoạn nguyệt, chích luân chuyển tác song luân
(Ra ao ngắm trăng, một vầng chuyển hóa hai vầng)
Tương truyền một lần Đoàn Thị Điểm đang tắm còn Trạng Quỳnh
đang đợi ngoài cửa và đứng ngoài đập cửa đòi vào. Đoàn Thị Điểm đã ra câu đối "Da
trắng vỗ bì bạch" và giao hẹn nếu đối được thì đồng ý. Nhưng với câu
đối này, Trạng Quỳnh không thể đối lại được.
Đoàn Thị Điểm có lần gặp Trạng Nguyễn và hai người cùng đi
tìm đường đến phố Mía (phố chuyên kéo mía làm mật, đường). Trên đường đi, bà đã
phải hỏi đường một cô hàng mật. Gần đến nơi, bà ra vế đối:
Lên phố Mía, gặp cô hàng mật. Cầm tay kẹo lại, hỏi thăm đường.
Trạng Nguyễn không đối lại được đành cúi đầu bái biệt.
Bà Đoàn Thị Điểm đứng hàng đệ nhất cùng các nữ sĩ tên tuổi
trên văn đàn Việt
Nam như: Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Sương Nguyệt Anh,... Bà là một nữ sĩ có thi tài lỗi lạc, lời thơ tao nhã, đài các, bóng bẩy đầy âm điệu. Bà còn là một phụ nữ mẫu mực nho phong, đầy đủ hiếu thảo, nghĩa khí.
Nam như: Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Sương Nguyệt Anh,... Bà là một nữ sĩ có thi tài lỗi lạc, lời thơ tao nhã, đài các, bóng bẩy đầy âm điệu. Bà còn là một phụ nữ mẫu mực nho phong, đầy đủ hiếu thảo, nghĩa khí.
Trí Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét