Nhạc tiền chiến - Cội nguồn
Vào thế kỷ 19, nước Việt Nam bị ép buộc phải đương đầu với thế
giới phương Tây. Khi sự hiện diện của ngoại bang ngày càng tăng, giai cấp vua
chúa và quan lại cầm quyền cố duy trì một văn hóa, triết lý đạo Khổng để tạo được
một nền tảng đạo đức chống lại ngoại xâm. Quan điểm đó bị tan vỡ hoàn toàn sau
một chuỗi những chiến thắng của quân đội Pháp, cực điểm của những thất bại đó
là vào năm 1873, khi thành trì Hà Nội và 7,000 lính Việt thất bại với chỉ 200
lính Pháp được trang bị tốt hơn nhiều. Đến những năm cuối thế kỷ, nước Pháp đã
chiếm trọn Việt Nam và nhanh chóng biến đổi kinh tế và văn hóa Việt Nam theo kiểu
Pháp.
Thoạt đầu người Việt chống đối người Pháp, coi những người thực dân như những kẻ
man dã, nhưng từ từ họ nhận thấy rằng sức mạnh quân đội và sự thịnh vượng về
kinh tế của phương Tây vượt xa những gì họ tưởng tượng từ trước. Ngày càng nhiều
người Việt tin tưởng rằng cách duy nhất Việt nam có thể thoát khỏi cảnh thuộc địa
là phải học theo cách của người phương Tây. Vào những năm đầu thế kỷ mới, trong
khi những người già đạo Khổng vẫn khăng khăng cách ly với xã hội, một số nhỏ tầng
lớp trí thức Việt Nam bắt đầu tập thích nghi với văn hóa ngoại bang bằng cách học
tiếng Pháp và chữ quốc ngữ. Họ bắt đầu chuyển dịch những ý tưởng phương Tây từ
triết học Tây phương đến những phương thức nông nghiệp sang tiếng Việt. Từ 1920
đến 1930, càng ngày càng nhiều người biết đọc và viết tiếng quốc ngữ.
Sau Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, những thương gia người Pháp bắt đầu tăng cường buôn bán tạo ra một sự bùng nổ về kinh tế làm ảnh hưởng của văn hóa phương Tây càng tăng mạnh hơn. Thập niên 20 đánh dấu một thập niên mà người Việt bắt đầu thoáng khỏi truyền thống đạo Khổng mà hòa nhập vào văn hóa phương Tây. Một minh họa cho việc này là câu chuyện nhạc sĩ Phạm Duy kể lại về cuộc đời người cha của ông, Phạm Duy Tốn. Nhiều người cho rằng Phạm Duy Tốn là người khai lập thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Phạm Duy Tốn sinh năm 1881, tốt nghiệp ở trường dạy thông dịch viên, làm ký giả cho Indochina Bank và một số doanh nghiệp nhỏ. Ông là một trong những người của thế hệ đầu tiên dám bước ngược lại với truyền thống cắt búi tóc mà người đàn ông thường phải để để thờ cha, và ăn bận theo kiểu Tây. Ông chết năm 1924, con ông - Phạm Duy cho rằng đó là do sự nguyền rủa của bà nội bởi đã chối bỏ truyền thống mà cắt tóc. Trong khi cha ông là thế hệ đầu tiên đã đi bước đầu tiên phá vỡ truyền thống, Phạm Duy và những người cùng thời với ông đã sẵn sàng mạnh dạn hòa nhập thế giới hiện đại.
Neil Jamieson mô tả thế hệ này là "một lực lượng xã hội với những phát minh sáng tạo dựa trên những kỹ năng mới và hiện đại... Trong những trung tâm đô thị trong những năm 30 đặc biệt là ở Hà Nội, có một cuộc chạy đua đột ngột và có ý thức thay thế cái cũ với cái mới, Tây hóa, tân hóa." Do sự ảnh hưởng của những tiểu thuyết phương Tây, một làn văn chương lãng mạn viết bằng chữ quốc ngữ bắt đầu mạnh mẽ năm 1925 và lan truyền rộng rãi trong những năm 30. Cùng thời đó một trường nghệ thuật, trường Ecole des Beaux-Arts de l'Indochine, đã được lập ở Hà Nội công bố một cuộc vận động mới về hội họa phương Tây. Đấy là lúc khai sinh Nhạc Tiền Chiến.
Như Bruno Nettl đã ghi chú, tiếp xúc đầu tiên của hầu hết văn hóa phương Đông với âm nhạc phương Tây là qua nhạc nhà thờ và nhạc quân đội. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhà thờ Công giáo khuyến khích nhạc phương Tây và đồng thời cũng là nơi học nhạc ban đầu của nhiều nhạc sĩ. Ban nhạc quân đội cũng dạy nhạc cho những nhạc sĩ Việt Nam. Ban đầu nhạc phương Tây chỉ được người Tây biểu diễn cho người Tây, nhưng sau đó càng ngày càng nhiều người Việt tham gia.
Trong những năm sau Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, những ca khúc ái quốc của Pháp như "La Marseillaise" hay "La Madelon" trở nên nổi tiếng ở Việt Nam. Những bài hát này ban đầu được người Việt hát trong những rạp hát cải lương ở miền Nam Việt Nam trong những năm cuối thập kỷ 10 và trong thập kỷ 20. Những cuộc biểu diễn như vậy thường có hai ban nhạc - một cổ nhạc và một tân nhạc. Những người hát rong cũng thỉnh thoảng chơi những giai điệu nhạc Tây cùng với những tuồng cổ nhạc.
Những bài hát Pháp càng ngày càng phổ cập trong đô thị nhờ sự lan truyền của kỹ thuật thâu âm. Dĩa 78rpm và radio vẫn còn xa vời đối với nhiều người do chi phí của nó. Nhưng những người không mua nổi máy hát vẫn có thể nghe những bản nhạc Pháp "a la mode" bằng cách tụ tập ở trước tiệm bán dĩa hát. Dù gì đi nữa thì nguyên do lớn nhất làm cho những bản nhạc Pháp nổi tiếng sự xuất hiện của khiêu vũ và điện ảnh vào đầu những năm 30. Ca sĩ từ những phim Pháp như Josephine Baker (hát bài "J'ai Deux Amours" và "Ma Petit Tonkinoise"), Rina Kelly, George Milton đều rất nổi tiếng. Tino Rossi, biết nhiều nhất khi hát những bài của Vincent Scotto như "La Marinella", nổi bật đến nỗi có những "hội ái Tino" thờ đó.
Những bài hát thử nghiệm kiểu Tây đầu tiên là vào những năm giữa thập niên 30, với một cuộc vận động gọi là "bài Ta theo điệu Tây". Những lời hát tiếng Việt dịch từ bài hát tiếng Tây nhanh chóng trở thành đỉnh cao thời trang. Những lời hát đó thường được xuất bản thành những bướm nhạc nhỏ hoặc được in sau những tiểu thuyết. Công ty đĩa hát Beko đã thâu giọng hát của 2 nghệ sĩ cãi lương Ái Liên và Kim Thoa hát những bài hát đó vào những dĩa nhạc 78rpm. Nhiều người viết lời thời đó không thông thạo tiếng Pháp cho lắm làm đôi khi lời Việt ngược nghĩa hoàn toàn với bài gốc tiếng Pháp.
Hầu hết những nhà phê bình cho rằng tân nhạc Việt Nam bắt đầu bằng buổi biểu diễn của Nguyễn Văn Tuyên trình bày chính tác phẩm của ông ở Hà Nội vào ngày 9 tháng 6 năm 1938. Mặc dù một vài người soạn nhạc đã viết những ca khúc tân nhạc trước đó và trình diễn trước bạn bè của họ, buổi biểu diễn của Tuyên là buổi biểu diễn đầu tiên trước công chúng. Tuyên sinh ra ở Huế, học nhạc Tây từ lúc nhỏ, tự học căn bản từ những sách giáo khoa về lý thuyết âm nhạc của Pháp. Năm 1936 ông di cư vô Sài Gòn và trở thành người Việt duy nhất tham gia hội "Ái Nhạc" (Philharmonique) ở Sài Gòn. Ông bắt đầu hát nhạc Tây và đoạt được cảm tình của báo chí và radio. Năm 1937 ông phổ một bài thơ của bạn ông và viết thành ca khúc đầu tiên của ông. Thống đốc Cochinechina, Pages nghe ông hát và mời ông du lịch tới Pháp để tiếp tục học nhạc nhưng Tuyên từ chối vì lý do gia đình. Thay vì vậy ông lại đề nghị và được ngài thống đốc tài trợ đi một vòng tua Việt Nam để quảng bá những bài nhạc mới này.
Trong khi nhiều người kể rằng buổi đại nhạc hội ở Hà Nội đã là một thành công nhờ vào giọng Huế của Tuyên và tiếng ồn từ đám đông khán giả không biết mệt, cuộc vận động tân nhạc này trỗi dậy nhờ một tờ báo có uy tín thời đó, Ngày Nay, đã xuất bản một vài tác phẩm của Nguyễn Văn Tuyên cùng với tác phẩm của những nhà soạn nhạc khác. Ông (Tuyên) tái trình diễn ở Hải Phòng và Nam Định cho những khán giả nhiệt tình.
Hầu hết những nhạc sĩ Việt Nam thế hệ đầu tiên có rất ít cơ hội được học bài bản âm nhạc phương Tây. Những người như Nguyễn Văn Tuyên học từ sách vỡ lòng về lý thuyết nhạc của Pháp. Những người khác học từ những khóa học ở trường Công giáo tương đương với Sinat hay Universelle ở Pháp và được dạy bởi giáo viên người Pháp, Nga trắng, hoặc Phillipin. Người Pháp đã mở trường Conservatoire d'Extreme Orient ở Hà nội năm 1927 nhưng lại đóng cửa năm 1930 do khủng hoảng kinh tế thế giới. Những nhạc sĩ đầu tiên lại trở thành giáo viên dạy nhạc cho thế hệ sau.
Những bài hát mới bắt đầu lan truyền suốt cả nước mà đặc biệt là ở Hà Nội. Hai nhóm chính truyền bá loại nhạc này được thành lập vào khoảng năm 1938: nhóm Myosotis (từ tiếng Pháp cho Forget-Me-Not) do nhạc sĩ Thẩm Oánh và Dương Thiệu Tước đứng đầu; nhóm Tricea bao gồm Văn Chung, Lê Uyên, và Doãn Mẫn. Cả hai nhóm này đều viết nhạc, xuất bản, và tổ chức trình diễn những bài hát của họ. Phạm Duy khi viết về tuổi thơ ấu ở Hà Nội đã ghi chú sự phổ thông của những ca khúc từ những nhạc sĩ trên cùng với Lê Thương và Văn Cao ở Hải phòng, Đặng Thế Phong ở Nam Định.
Trong bài bút ký, Phạm Duy mô tả lại kinh nghiệp của ông, ban đầu với vai trò một người quản đốc, nhưng sau đó trở thành ca sĩ tân nhạc trong đoàn cải lương Đức Huy vào những năm 1944, 1945. Ông bầu đoàn cải lương thấy Phạm Duy có thể hát và chơi guitare liền bảo ông trình diễn những bài tân nhạc trong những giờ giải lao giữa tuồng diễn. Do vậy mà Phạm Duy có cơ hội phổ cập những bài hát mới trên cả nước. Ông gặp những nhạc sĩ mới ở hầu hết các thành phố trên đường lưu diễn, và chính những lời đồn đã đem lại những khán giả thích thú cuộc vận động tân nhạc này.
Vào những năm 40, có một số lớn những ca khúc ái quốc ra đời, hầu hết bắt chước theo kiểu hành khúc và nhạc quân đội Pháp. Đảng Cộng sản đã sớm nhận ra giá trị truyền bá của những ca khúc đó. Năm 1926 họ dịch bài "Quốc tế ca" sang tiếng Việt và dùng những bài hát cách mạng nguyên bản trong tổ chức của họ. Tuy vậy những bài hát ái quốc nổi tiếng nhất thời bấy giờ vẫn từ cuộc vận động Dòng Vọng của Hoàng Quý và cuộc vận động Tổng Hội Sinh Viên của Lưu Hữu Phước từ những năm 1940. Trong thời gian đó, một vài nhạc sĩ nhóm Myosotis và Tricea cũng đóng góp vào dòng nhạc ái quốc. Cuộc vận động này một phần cũng là phản ứng với tính quá đa cảm của văn chương và âm nhạc lãng mạn; nó trở nên mạnh mẽ nhờ chương trình Hướng Đạo và chương trình thể dục do chính phủ Pháp Vichy tổ chức lúc nước Việt bị Nhật chiếm đóng. Tuổi trẻ yêu nước thời đó cũng thường tổ chức những buổi đi bộ và xe đạp du ngoạn đến những di tích lịch sử.
Mặc dù hầu hết những bài hành khúc và ca khúc ái quốc ngày nay không được thâu băng hay trình diễn nhiều trên sân khấu, nó để lại ấn tượng mạnh mẽ cho thanh niên thời đó đang ao ước đất nước được độc lập. Ca khúc "Tiếng Gọi Thanh Niên" của Lưu Hữu Phước sau khi thay đổi một vài từ ngữ trở thành Quốc ca của miền Nam Việt Nam mang tựa mới là "Tiếng Gọi Sinh Viên". Ca khúc "Tiếng Quân Ca" của Văn Cao năm 1945 trở thành Quốc ca của miền Bắc Việt Nam. Một nhạc sĩ quan trọng khác trong cuộc vận động này là nhạc sĩ Đỗ Nhuận, người viết những ca khúc yêu nước từ trong nhà tù Pháp.
Cả hai dòng nhạc lãng mạn và yêu nước tiếp tục duy trì cho đến năm 1954 khi hiệp định Genevơ chia đất nước thành 2 miền. Từ năm 1946, nhiều nhạc sĩ đã đi đến chiến tuyến để viết nhạc cho Việt Minh chống lại Pháp. Trong những vùng đô thị Pháp chiếm, cả hai dòng nhạc lãng mạn và yêu nước đều được trình diễn trên radio, trong sàn nhảy, và tửu quán. Năm 1950, tạp chí Nhạc Việt của đài phát thanh Hà Nội xuất bản một danh sách gồm 300 bài hát mà họ đã phát thanh trong đó chứa cả ca khúc lãng mạn lẫn ca khúc sáng tác cho du kích chống Pháp núp trong rừng núi. Cho đến khi đài phát thanh đóng cửa năm 1954, họ đã phát hơn 2000 ca khúc của hơn 300 nhạc sĩ.
Trong khi dòng nhạc kiểu Tây này lan truyền mạnh mẽ đối với những trí thức trẻ ở đô thị thì những người trí thức phong kiến lại không thích và phần lớn những người nghèo ở nông thôn không biết tới. Một nhà phê bình đương thời đã viết trong tạp chí tiếng Pháp Indochine năm 1942 rằng: "Tuổi trẻ ở thành phố và trung tâm đô thị, đặc biệt sinh viên, đã khinh thường những bài hát của tổ quốc ta và chạy theo những bài hát Pháp một cách điên rồ. Họ sợ người ta chê là ngu dốt, lạc hậu khi hát dân ca Việt Nam..." Ông ta trách tiếp: ".. phim ảnh và âm nhạc Pháp, cuộc vận động hướng đạo với những bài hát sôi nổi, âm nhạc của những nước láng giềng, và cuối cùng là những bài hát của chính những nhạc sĩ ta sáng tác đang quét sạch những bài hát cổ nhạc." Một số đáng kể những tác giả những bài hát tân nhạc đã học những nhạc cụ truyền thống khi còn trẻ. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, một trong những người Việt đầu tiên được học nhạc phương Tây, đã cống hiến một công sức rất lớn trong việc thiết kế hệ thống nhạc ký của dân ca Việt nam cũng như hát chèo và hát ả đào. Phạm Duy cũng là một nhạc sĩ nổi tiếng trong việc nghiên cứu dân ca Việt Nam, ông cũng đã sáng tác rất nhiều bài dân ca mới.
Tên đầu tiên nhất của thể loại nhạc này là nhạc cải cách. Lý do của "cải cách" là bởi vì vị trí xã hội của nghề ca hát rất thấp ở Việt nam. Thời phong kiến, người ta coi ca sĩ như là "xướng ca vô loài". Để tránh những tiếng xấu đó, trí thức Việt nam thường tổ chức những buổi hòa nhạc ở nhà riêng, gọi là "nhạc tài tử". Thẩm Oánh mô tả nhóm Myosotis của ông như là sự hội hợp của những tài năng tài tử, chỉ để tránh bị coi như là những ca sĩ chuyên nghiệp. Trước buổi hoà nhạc của Nguyễn Văn Tuyên năm 1938, nhiều nhà soạn nhạc ngần ngại không trình diễn tác phẩm của họ cũng là vì sợ cái danh tiếng xấu này. Nguyễn Văn Tuyên đã có thể vượt qua khó khăn này cũng là nhờ sự tài trợ của người thống đốc Pháp.
Sau Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, những thương gia người Pháp bắt đầu tăng cường buôn bán tạo ra một sự bùng nổ về kinh tế làm ảnh hưởng của văn hóa phương Tây càng tăng mạnh hơn. Thập niên 20 đánh dấu một thập niên mà người Việt bắt đầu thoáng khỏi truyền thống đạo Khổng mà hòa nhập vào văn hóa phương Tây. Một minh họa cho việc này là câu chuyện nhạc sĩ Phạm Duy kể lại về cuộc đời người cha của ông, Phạm Duy Tốn. Nhiều người cho rằng Phạm Duy Tốn là người khai lập thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Phạm Duy Tốn sinh năm 1881, tốt nghiệp ở trường dạy thông dịch viên, làm ký giả cho Indochina Bank và một số doanh nghiệp nhỏ. Ông là một trong những người của thế hệ đầu tiên dám bước ngược lại với truyền thống cắt búi tóc mà người đàn ông thường phải để để thờ cha, và ăn bận theo kiểu Tây. Ông chết năm 1924, con ông - Phạm Duy cho rằng đó là do sự nguyền rủa của bà nội bởi đã chối bỏ truyền thống mà cắt tóc. Trong khi cha ông là thế hệ đầu tiên đã đi bước đầu tiên phá vỡ truyền thống, Phạm Duy và những người cùng thời với ông đã sẵn sàng mạnh dạn hòa nhập thế giới hiện đại.
Neil Jamieson mô tả thế hệ này là "một lực lượng xã hội với những phát minh sáng tạo dựa trên những kỹ năng mới và hiện đại... Trong những trung tâm đô thị trong những năm 30 đặc biệt là ở Hà Nội, có một cuộc chạy đua đột ngột và có ý thức thay thế cái cũ với cái mới, Tây hóa, tân hóa." Do sự ảnh hưởng của những tiểu thuyết phương Tây, một làn văn chương lãng mạn viết bằng chữ quốc ngữ bắt đầu mạnh mẽ năm 1925 và lan truyền rộng rãi trong những năm 30. Cùng thời đó một trường nghệ thuật, trường Ecole des Beaux-Arts de l'Indochine, đã được lập ở Hà Nội công bố một cuộc vận động mới về hội họa phương Tây. Đấy là lúc khai sinh Nhạc Tiền Chiến.
Như Bruno Nettl đã ghi chú, tiếp xúc đầu tiên của hầu hết văn hóa phương Đông với âm nhạc phương Tây là qua nhạc nhà thờ và nhạc quân đội. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhà thờ Công giáo khuyến khích nhạc phương Tây và đồng thời cũng là nơi học nhạc ban đầu của nhiều nhạc sĩ. Ban nhạc quân đội cũng dạy nhạc cho những nhạc sĩ Việt Nam. Ban đầu nhạc phương Tây chỉ được người Tây biểu diễn cho người Tây, nhưng sau đó càng ngày càng nhiều người Việt tham gia.
Trong những năm sau Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, những ca khúc ái quốc của Pháp như "La Marseillaise" hay "La Madelon" trở nên nổi tiếng ở Việt Nam. Những bài hát này ban đầu được người Việt hát trong những rạp hát cải lương ở miền Nam Việt Nam trong những năm cuối thập kỷ 10 và trong thập kỷ 20. Những cuộc biểu diễn như vậy thường có hai ban nhạc - một cổ nhạc và một tân nhạc. Những người hát rong cũng thỉnh thoảng chơi những giai điệu nhạc Tây cùng với những tuồng cổ nhạc.
Những bài hát Pháp càng ngày càng phổ cập trong đô thị nhờ sự lan truyền của kỹ thuật thâu âm. Dĩa 78rpm và radio vẫn còn xa vời đối với nhiều người do chi phí của nó. Nhưng những người không mua nổi máy hát vẫn có thể nghe những bản nhạc Pháp "a la mode" bằng cách tụ tập ở trước tiệm bán dĩa hát. Dù gì đi nữa thì nguyên do lớn nhất làm cho những bản nhạc Pháp nổi tiếng sự xuất hiện của khiêu vũ và điện ảnh vào đầu những năm 30. Ca sĩ từ những phim Pháp như Josephine Baker (hát bài "J'ai Deux Amours" và "Ma Petit Tonkinoise"), Rina Kelly, George Milton đều rất nổi tiếng. Tino Rossi, biết nhiều nhất khi hát những bài của Vincent Scotto như "La Marinella", nổi bật đến nỗi có những "hội ái Tino" thờ đó.
Những bài hát thử nghiệm kiểu Tây đầu tiên là vào những năm giữa thập niên 30, với một cuộc vận động gọi là "bài Ta theo điệu Tây". Những lời hát tiếng Việt dịch từ bài hát tiếng Tây nhanh chóng trở thành đỉnh cao thời trang. Những lời hát đó thường được xuất bản thành những bướm nhạc nhỏ hoặc được in sau những tiểu thuyết. Công ty đĩa hát Beko đã thâu giọng hát của 2 nghệ sĩ cãi lương Ái Liên và Kim Thoa hát những bài hát đó vào những dĩa nhạc 78rpm. Nhiều người viết lời thời đó không thông thạo tiếng Pháp cho lắm làm đôi khi lời Việt ngược nghĩa hoàn toàn với bài gốc tiếng Pháp.
Hầu hết những nhà phê bình cho rằng tân nhạc Việt Nam bắt đầu bằng buổi biểu diễn của Nguyễn Văn Tuyên trình bày chính tác phẩm của ông ở Hà Nội vào ngày 9 tháng 6 năm 1938. Mặc dù một vài người soạn nhạc đã viết những ca khúc tân nhạc trước đó và trình diễn trước bạn bè của họ, buổi biểu diễn của Tuyên là buổi biểu diễn đầu tiên trước công chúng. Tuyên sinh ra ở Huế, học nhạc Tây từ lúc nhỏ, tự học căn bản từ những sách giáo khoa về lý thuyết âm nhạc của Pháp. Năm 1936 ông di cư vô Sài Gòn và trở thành người Việt duy nhất tham gia hội "Ái Nhạc" (Philharmonique) ở Sài Gòn. Ông bắt đầu hát nhạc Tây và đoạt được cảm tình của báo chí và radio. Năm 1937 ông phổ một bài thơ của bạn ông và viết thành ca khúc đầu tiên của ông. Thống đốc Cochinechina, Pages nghe ông hát và mời ông du lịch tới Pháp để tiếp tục học nhạc nhưng Tuyên từ chối vì lý do gia đình. Thay vì vậy ông lại đề nghị và được ngài thống đốc tài trợ đi một vòng tua Việt Nam để quảng bá những bài nhạc mới này.
Trong khi nhiều người kể rằng buổi đại nhạc hội ở Hà Nội đã là một thành công nhờ vào giọng Huế của Tuyên và tiếng ồn từ đám đông khán giả không biết mệt, cuộc vận động tân nhạc này trỗi dậy nhờ một tờ báo có uy tín thời đó, Ngày Nay, đã xuất bản một vài tác phẩm của Nguyễn Văn Tuyên cùng với tác phẩm của những nhà soạn nhạc khác. Ông (Tuyên) tái trình diễn ở Hải Phòng và Nam Định cho những khán giả nhiệt tình.
Hầu hết những nhạc sĩ Việt Nam thế hệ đầu tiên có rất ít cơ hội được học bài bản âm nhạc phương Tây. Những người như Nguyễn Văn Tuyên học từ sách vỡ lòng về lý thuyết nhạc của Pháp. Những người khác học từ những khóa học ở trường Công giáo tương đương với Sinat hay Universelle ở Pháp và được dạy bởi giáo viên người Pháp, Nga trắng, hoặc Phillipin. Người Pháp đã mở trường Conservatoire d'Extreme Orient ở Hà nội năm 1927 nhưng lại đóng cửa năm 1930 do khủng hoảng kinh tế thế giới. Những nhạc sĩ đầu tiên lại trở thành giáo viên dạy nhạc cho thế hệ sau.
Những bài hát mới bắt đầu lan truyền suốt cả nước mà đặc biệt là ở Hà Nội. Hai nhóm chính truyền bá loại nhạc này được thành lập vào khoảng năm 1938: nhóm Myosotis (từ tiếng Pháp cho Forget-Me-Not) do nhạc sĩ Thẩm Oánh và Dương Thiệu Tước đứng đầu; nhóm Tricea bao gồm Văn Chung, Lê Uyên, và Doãn Mẫn. Cả hai nhóm này đều viết nhạc, xuất bản, và tổ chức trình diễn những bài hát của họ. Phạm Duy khi viết về tuổi thơ ấu ở Hà Nội đã ghi chú sự phổ thông của những ca khúc từ những nhạc sĩ trên cùng với Lê Thương và Văn Cao ở Hải phòng, Đặng Thế Phong ở Nam Định.
Trong bài bút ký, Phạm Duy mô tả lại kinh nghiệp của ông, ban đầu với vai trò một người quản đốc, nhưng sau đó trở thành ca sĩ tân nhạc trong đoàn cải lương Đức Huy vào những năm 1944, 1945. Ông bầu đoàn cải lương thấy Phạm Duy có thể hát và chơi guitare liền bảo ông trình diễn những bài tân nhạc trong những giờ giải lao giữa tuồng diễn. Do vậy mà Phạm Duy có cơ hội phổ cập những bài hát mới trên cả nước. Ông gặp những nhạc sĩ mới ở hầu hết các thành phố trên đường lưu diễn, và chính những lời đồn đã đem lại những khán giả thích thú cuộc vận động tân nhạc này.
Vào những năm 40, có một số lớn những ca khúc ái quốc ra đời, hầu hết bắt chước theo kiểu hành khúc và nhạc quân đội Pháp. Đảng Cộng sản đã sớm nhận ra giá trị truyền bá của những ca khúc đó. Năm 1926 họ dịch bài "Quốc tế ca" sang tiếng Việt và dùng những bài hát cách mạng nguyên bản trong tổ chức của họ. Tuy vậy những bài hát ái quốc nổi tiếng nhất thời bấy giờ vẫn từ cuộc vận động Dòng Vọng của Hoàng Quý và cuộc vận động Tổng Hội Sinh Viên của Lưu Hữu Phước từ những năm 1940. Trong thời gian đó, một vài nhạc sĩ nhóm Myosotis và Tricea cũng đóng góp vào dòng nhạc ái quốc. Cuộc vận động này một phần cũng là phản ứng với tính quá đa cảm của văn chương và âm nhạc lãng mạn; nó trở nên mạnh mẽ nhờ chương trình Hướng Đạo và chương trình thể dục do chính phủ Pháp Vichy tổ chức lúc nước Việt bị Nhật chiếm đóng. Tuổi trẻ yêu nước thời đó cũng thường tổ chức những buổi đi bộ và xe đạp du ngoạn đến những di tích lịch sử.
Mặc dù hầu hết những bài hành khúc và ca khúc ái quốc ngày nay không được thâu băng hay trình diễn nhiều trên sân khấu, nó để lại ấn tượng mạnh mẽ cho thanh niên thời đó đang ao ước đất nước được độc lập. Ca khúc "Tiếng Gọi Thanh Niên" của Lưu Hữu Phước sau khi thay đổi một vài từ ngữ trở thành Quốc ca của miền Nam Việt Nam mang tựa mới là "Tiếng Gọi Sinh Viên". Ca khúc "Tiếng Quân Ca" của Văn Cao năm 1945 trở thành Quốc ca của miền Bắc Việt Nam. Một nhạc sĩ quan trọng khác trong cuộc vận động này là nhạc sĩ Đỗ Nhuận, người viết những ca khúc yêu nước từ trong nhà tù Pháp.
Cả hai dòng nhạc lãng mạn và yêu nước tiếp tục duy trì cho đến năm 1954 khi hiệp định Genevơ chia đất nước thành 2 miền. Từ năm 1946, nhiều nhạc sĩ đã đi đến chiến tuyến để viết nhạc cho Việt Minh chống lại Pháp. Trong những vùng đô thị Pháp chiếm, cả hai dòng nhạc lãng mạn và yêu nước đều được trình diễn trên radio, trong sàn nhảy, và tửu quán. Năm 1950, tạp chí Nhạc Việt của đài phát thanh Hà Nội xuất bản một danh sách gồm 300 bài hát mà họ đã phát thanh trong đó chứa cả ca khúc lãng mạn lẫn ca khúc sáng tác cho du kích chống Pháp núp trong rừng núi. Cho đến khi đài phát thanh đóng cửa năm 1954, họ đã phát hơn 2000 ca khúc của hơn 300 nhạc sĩ.
Trong khi dòng nhạc kiểu Tây này lan truyền mạnh mẽ đối với những trí thức trẻ ở đô thị thì những người trí thức phong kiến lại không thích và phần lớn những người nghèo ở nông thôn không biết tới. Một nhà phê bình đương thời đã viết trong tạp chí tiếng Pháp Indochine năm 1942 rằng: "Tuổi trẻ ở thành phố và trung tâm đô thị, đặc biệt sinh viên, đã khinh thường những bài hát của tổ quốc ta và chạy theo những bài hát Pháp một cách điên rồ. Họ sợ người ta chê là ngu dốt, lạc hậu khi hát dân ca Việt Nam..." Ông ta trách tiếp: ".. phim ảnh và âm nhạc Pháp, cuộc vận động hướng đạo với những bài hát sôi nổi, âm nhạc của những nước láng giềng, và cuối cùng là những bài hát của chính những nhạc sĩ ta sáng tác đang quét sạch những bài hát cổ nhạc." Một số đáng kể những tác giả những bài hát tân nhạc đã học những nhạc cụ truyền thống khi còn trẻ. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, một trong những người Việt đầu tiên được học nhạc phương Tây, đã cống hiến một công sức rất lớn trong việc thiết kế hệ thống nhạc ký của dân ca Việt nam cũng như hát chèo và hát ả đào. Phạm Duy cũng là một nhạc sĩ nổi tiếng trong việc nghiên cứu dân ca Việt Nam, ông cũng đã sáng tác rất nhiều bài dân ca mới.
Tên đầu tiên nhất của thể loại nhạc này là nhạc cải cách. Lý do của "cải cách" là bởi vì vị trí xã hội của nghề ca hát rất thấp ở Việt nam. Thời phong kiến, người ta coi ca sĩ như là "xướng ca vô loài". Để tránh những tiếng xấu đó, trí thức Việt nam thường tổ chức những buổi hòa nhạc ở nhà riêng, gọi là "nhạc tài tử". Thẩm Oánh mô tả nhóm Myosotis của ông như là sự hội hợp của những tài năng tài tử, chỉ để tránh bị coi như là những ca sĩ chuyên nghiệp. Trước buổi hoà nhạc của Nguyễn Văn Tuyên năm 1938, nhiều nhà soạn nhạc ngần ngại không trình diễn tác phẩm của họ cũng là vì sợ cái danh tiếng xấu này. Nguyễn Văn Tuyên đã có thể vượt qua khó khăn này cũng là nhờ sự tài trợ của người thống đốc Pháp.
Jason Gibbs
Nguồn: Theo Vietnamiti Group Italy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét