Thanh Thúy - Nàng thơ một thủa
của nhiều thi nhân
Thanh Thúy - ca sĩ nổi tiếng của Sài Gòn những năm trước 1975
là bóng hồng của bao thi nhân, mặc khách. Đã bao người yêu Thanh Thúy trong câm
lặng.
Những áng thơ, những nốt nhạc rung lên ngợi ca nhan sắc, tài
năng của giọng hát Thanh Thúy… Điều ít người biết, khúc ca Ướt Mi - nhạc phẩm
được công bố đầu tiên, mở đầu sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công
Sơn đã sâu nặng bóng hình Thanh Thúy…
Nàng thơ một thủa của nhiều thi nhân
Ca sĩ Thanh Thúy nổi tiếng trong những hộp đêm của Sài Gòn từ
những năm 60 của thế kỷ trước với khuôn mặt đẹp phảng chút buồn. Tiếng hát ấy
như ru hồn người nghe vào cõi mê đắm, mơ hồ. Tiếng hát cứ thế làm say đắm nhiều
trái tim thi nhân, rất nhiều ngòi bút đã viết về giọng ca Thanh Thúy.
Người ca sĩ ấy sinh năm 1943, đi hát từ khi mới 15 tuổi và ở
độ tuổi 20 đã rất nổi tiếng với nhiều người đưa rước. Sau năm 1975, ca sĩ Thanh
Thúy ra sống ở hải ngoại, cùng với chồng tiếp tục ca hát và kinh doanh với
trung tâm băng nhạc mang tên bà.
Sau này Nguyên Sa viết: “Thanh Thúy là nữ ca sĩ được ngợi
ca nhiều nhất trong văn, trong thơ: Thi sĩ Hoàng Trúc Ly, nhà văn Mai Thảo, nhà
thơ Viên Linh, nhà văn Tuấn Huy, triết gia Nguyễn Văn Trung. Bởi vì Thanh Thúy
chính là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, trong đó có những nhà văn, nhà
thơ bén nhạy bắt được cảm xúc riêng tư mà diễn đạt cái khách quan mênh mông
trong cái chủ quan, riêng lẻ sống thực và chân thành Trịnh Công Sơn những ngày
đầu đời đã viết ca khúc ướt mi cho Thanh Thúy”.
Vào tuổi 15-16, Thanh Thúy xuất hiện tại phòng trà Việt Long
của Đức Quỳnh với giọng ca trầm trầm, mang nỗi buồn man mác, nghẹn ngào, nức nở
dáng dấp mảnh mai, mái tóc dài buông lơi trên vai gầy trong tà áo dài màu trắng
hoặc lam nhạt mang sắc thái đặc biệt để lại thương nhớ cho biết bao người.
Trong thời gian đó, Thanh Thúy xuất hiện trước công chúng trên Đại nhạc hội của
ban thoại kịch Kim Cương.
Nguyễn Văn Trung, giáo sư triết Đại học Văn khoa Sài Gòn, cây
bút không chuyên về ca nhạc cũng bị cuốn hút vào giọng ca và bóng dáng nên đã gọi “Tiếng
hát Liêu trai”. Hồ Trường An viết về Thanh Thúy – Tiếng hát khói
sương chiêu niệm: “Cô là một nhà ảo thuật âm thanh. Cô giỡn vọt âm thanh, bẻ vặn
tiết điệu, bỏ đứt nền nếp chân truyền trong lối hát. Chính ở cách phá thể, ở những
quái chiêu táo bạo đó cô thành công rực rỡ”.
Hoạ sĩ Vũ Hối, qua nét bút độc đáo như tranh vẽ với bốn câu
thơ:
“Liêu trai tiếng hát khói sương
Nghẹn ngào nhung nhớ dòng Hương quê mình
Nghiên sầu từng nét lung linh
Giọng vàng xứ Huế ấm tình quê hương”.
Nghẹn ngào nhung nhớ dòng Hương quê mình
Nghiên sầu từng nét lung linh
Giọng vàng xứ Huế ấm tình quê hương”.
Nhiều thi nhân, nhiều cây bút có tên tuổi đương thời, trong bồng
bềnh cảm xúc đã không ngần ngại phóng bút ngợi ca tiếng hát Thanh Thúy khiến
cho Thanh Thúy đi vào con đường âm nhạc rộng thênh thang với hàng triệu trái
tim yêu háo hức, hâm mộ.
Mối tình câm sâu nặng
Thanh Thúy xuất hiện trong thời gian ngắn và nhanh chóng đạt
đỉnh vinh quang trong lung linh ánh đèn sân khấu. Có ai biết, đằng sau cuộc sống
của sân khấu, Thanh Thúy ôm một nỗi sầu. Mẹ Thanh Thúy ốm nặng, Thanh Thúy vừa
đi hát để kiếm tiền trang trải thuốc thang cho mẹ, vừa phải nuôi những đứa em
nhỏ.
Rồi mẹ cô cũng qua đời để lại những đứa con bơ vơ bên đời. Thanh Thúy nhiều khi cứ ra ôm mộ mẹ mà khóc, mong được theo mẹ về trời. Nhưng còn bốn đứa em nhỏ dại, cô phải gắng gượng sống mà thay mẹ nuôi các em khôn lớn. Mang tâm trạng đau buồn tiếng hát Thanh Thúy càng u sầu, não nùng, bi cảm, trong âm điệu ngọt ngào, du dương chất chứa nỗi đắng cay làm sao khỏi xúc động, tái tê?
Rồi mẹ cô cũng qua đời để lại những đứa con bơ vơ bên đời. Thanh Thúy nhiều khi cứ ra ôm mộ mẹ mà khóc, mong được theo mẹ về trời. Nhưng còn bốn đứa em nhỏ dại, cô phải gắng gượng sống mà thay mẹ nuôi các em khôn lớn. Mang tâm trạng đau buồn tiếng hát Thanh Thúy càng u sầu, não nùng, bi cảm, trong âm điệu ngọt ngào, du dương chất chứa nỗi đắng cay làm sao khỏi xúc động, tái tê?
Theo Vương Trùng Dương kể lại: Hình ảnh Thanh Thúy giẫm lên
trái tim Trúc Phương, là nguồn cảm hứng cho chàng nhạc sĩ đam mê sáng tác. Và,
ngược lại, Thanh Thúy nổi danh, được yêu thích nhiều qua nhiều ca khúc của Trúc
Phương. Duyên phận không thành, nhưng hai người vẫn giữ mối giao cảm âm nhạc.
Người đi theo chồng, tiếng hát chơi vơi, bồng bềnh trên đỉnh cao người ở lại
đau nhói lệ buồn, trái tim chôn vùi trong vực thẳm tiếp tục kiếp tằm nhả tơ mà
vương vấn bóng hình xưa.
Khi Trúc Phương qua đời, ở bên kia Thái Bình Dương, Thanh
Thúy đã nhỏ lệ thương sầu. Nhưng mấy ai biết, trong ca khúc cuối đời của Trúc
Phương, hình ảnh Thanh Thúy, người yêu trong mộng tưởng của người nhạc sĩ đa sầu
vẫn còn hiển hiện: “Gửi người xưa bỏ ta để đôi mắt lại, giọt vắn giọt dài
mãi đọng vũng bùn nhỏ, ta và em trót đã thiên thu nhầm lỡ, khóc mình khóc người,
đỏ hoe suốt đời”.
Từng nốt nhạc, cung bậc rớm máu trên đầu ngón tay nhấn trên
phím đàn để viết nên cung điệu như dòng thơ của Bích Khê:
“Dây đàn yêu thương rung trong mơ
Tôi mang lên lầu lên cung thương
ôi tôi bao giờ thôi yêu nàng
Tình trong tôi nghe như tình tang”.
Tôi mang lên lầu lên cung thương
ôi tôi bao giờ thôi yêu nàng
Tình trong tôi nghe như tình tang”.
Nguồn cảm hứng cho ca khúc ướt mi của Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn khi ấy mới 20 tuổi đã đến phòng trà Thanh Thúy
hát mà cảm sầu, đắm đuối với con người đa cảm ấy. Trịnh Công Sơn khi ấy chưa có
danh gì trong giới nghệ thuật. Chàng trai 20 tuổi cảm thấy buồn, nhớ tiếng hát
Thanh Thúy khi không còn tiền vào quán uống trà nghe hát. Chắt bóp chi tiêu,
người thanh niên ấy chỉ mong có đủ tiền trả cho một ly nước chanh để được vào phòng
trà nghe Thanh Thúy hát những bài ca sầu nhớ.
Thanh Thúy hát như tiếng lòng nức nở khiến trái tim của chàng
trai đa tình gốc Huế đang lang bạt vào Sài Gòn cuối thập niên 50, bắt gặp bóng
dáng đồng hương Thanh Thúy say đắm. Và đó cũng là cơ hội tạo nguồn rung cảm,
đem cung đàn dẫn nhập vào mối tình si qua ca khúc Ướt Mi. Trịnh Công Sơn
đã gọi tiếng hát buồn não nề của Thanh Thúy như “khóc trong đêm mưa, than
trong câu ca”.
Trịnh Công Sơn nói, ông nhớ lại vào năm 1958, ở một phòng trà
Sài Gòn, ông thấy Thanh Thúy hát “Giọt Mưa Thu” của Đặng Thế Phong và cô đã
khóc. Những giọt nước mắt ấy, với nhạc sĩ này, như một cơn mưa nhỏ, rơi khắp
tâm hồn quá mức mong manh, nhạy cảm của ông. Ông thấy như cơn mưa nhỏ kia, đã
đưa ông về một quá khứ xa xôi. Một cõi đời mịt mù nào đó, khiến ông cũng phải
nhỏ lệ.
Từ những hạt lệ của Thanh Thúy trong đêm, tới hạt lệ “tiền kiếp”
chính mình, Trịnh Công Sơn thấy dường như có chung một định mệnh giữa hai tiếng
khóc. Ông nói, chúng tìm đến nhau, để làm thành dan díu khởi đầu. Làm thành một
thứ tài sản tinh thần riêng của Trịnh Công Sơn.
Nguồn: Người Đưa Tin
Theo https://nhacxua.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét