Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

Bản nhạc xuân chưa công bố của Văn Cao Hữu Trịnh

Bản nhạc xuân 
chưa công bố của Văn Cao
 

Sáng 15/11/2010 tại TP.HCM, nhạc sĩ - nhà báo Thụy Kha đã có buổi giới thiệu Tuyển tập 1.000 ca khúc Thăng Long - Hà Nội, đến dự có nhạc sĩ Phạm Duy cùng một số nhà thơ, nhà văn… Trong 1.000 ca khúc của tuyển tập, lần đầu tiên công chúng biết đến một sáng tác rất đặc biệt mới được tìm thấy của nhạc sĩ Văn Cao.
Đây được xem như một công trình sưu tầm, biên soạn ca khúc viết về Hà Nội hoặc Hà Nội là ngữ cảnh để viết nên ca khúc. Tuyển tập gồm 1.000 ca khúc, là tác phẩm của 400 nhạc sĩ và 300 nhà văn, nhà thơ được chia ra làm 6 phần: Sử ca, Hùng ca, Hoan ca, Mùa ca, Tình ca và Nhi ca. Trong đó phần Tình ca được xem là “đậm đặc” nhất. Phần này được chia ra làm 4 giai đoạn: Tiền chiến, chống Pháp, chống Mỹ và thanh bình. Theo nhà báo Nguyễn Thụy Kha: Với các nhạc sĩ có tác phẩm được nhiều người biết đến, thì nhóm biên soạn chủ yếu phải sưu tầm bản nhạc, còn với các nhạc sĩ trẻ, chủ yếu là họ gửi bài đến. Trong tuyển tập có trường hợp nhạc sĩ chỉ có 1 ca khúc, nhưng cũng có một số người có nhiều ca khúc. Tình yêu mà các nhạc sĩ dành cho Hà Nội được trân trọng như nhau. Tuy nhiên, “tiêu chí” là ưu tiên cho các bài nổi tiếng được nhiều người biết đến. Tuyển tập này với sự góp mặt của rất nhiều thế hệ nhạc sĩ viết ca khúc của Việt Nam, từ những người thuộc thế hệ đầu tiên của tân nhạc Việt Nam như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, cho đến nhạc sĩ trẻ của… Bài hát Việt như Nguyễn Đức Cường… 2. Trong tuyển tập có một số ca khúc lần đầu tiên được phát hiện, trong đó có ca khúc Serenade của nhạc sĩ Văn Cao. Đây là một bản nhạc chiều, nhưng là một chiều Xuân trong bối cảnh nhạc sĩ Văn Cao nhận được tin vui: sự chào đời của người con trai đầu lòng vào năm 1948 – sau này là nhà thơ, họa sĩ Văn Thao. Có thể nói đây là một bản nhạc Xuân với nhịp 3 dìu dặt, giai điệu đẹp, khoan thai, trữ tình. Tuy nhiên vào đầu ca khúc, lời ca lại đầy hào khí chiến đấu, có lẽ nó còn ảnh hưởng của tác phẩm Trường ca sông Lô mà ông vừa hoàn thành trước đó: Lòng mùa Xuân như nước dâng pha hòa với máu về/ Dòng sông xanh nước mát trôi trên triền sông Hồng/ Lắng nghe mùa Xuân/ Tiếng chim nào vui…/ Bao mùa Xuân đã qua/ Nay mùa Xuân tới đây…
Nhạc sĩ Văn Cao lúc còn sống và Bản Serenade của ông do Châu Diên ký âm
Nhà báo Nguyễn Thụy Kha cho biết: “Hôm nay (15/11) cũng là ngày sinh nhật của nhạc sĩ Văn Cao, nói về một bài hát khá đặc biệt của Văn Cao cũng là một cách… mừng sinh nhật của ông – Nguyễn Thụy Kha kể tiếp: Vào khoảng năm 2001-2002, trong một lần trò chuyện với nhà văn, nhà tâm lý giáo dục Châu Diên về Văn Cao, ông Châu Diên đã hát cho tôi nghe một bài hát của Văn Cao mà ông cho rằng rất ít người biết đến. Sau khi nghe bài hát tôi thấy quá hay, hỏi bài gì thì anh Châu Diên cho biết là bài Serenade. Tôi có liên lạc với gia đình Văn Cao để xin bản nhạc này, nhưng không có bút tích nào của Văn Cao. Tuy nhiên, bà Thúy Băng, vợ của nhạc sĩ Văn Cao xác nhận là chồng mình có ca khúc này.
Ca khúc Serenade được in trong Tuyển tập 1.000 ca khúc Thăng Long – Hà Nội là bản ký âm của anh Châu Diên. Trong ca khúc cũng có “năm Cửa Ô, tiếng chim hót mùa Xuân… Có thể nói, đó cũng là “tiền đề” mà sau này Văn Cao viết những ca khúc như Tiến về Hà Nội, Mùa Xuân đều tiên…”.
Hữu Trịnh
.Theo https://doanthuan.wordpress.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Khu ổ chuột Những ngôi nhà dột nát… Những thân hình dặt dẹo… Những bóng đèn tù mù… Những con đường quanh co không lối thoát… Một góc...