Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

Cao Bá Quát - Thân thế và sự nghiệp

 Cao Bá Quát - Thân thế và sự nghiệp

* Cao Bá Quát sinh năm 1809
* Người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh;
nay là xã Phú Thị huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội.
*Cao Bá Quát có tên tự là Mẫn Hiên,
. lúc sinh thời, ông thường dùng các bút hiệu như: Chu Thần
hoặc Cao Chu Thần hoặc Cúc Đường hoặc Cao Tử.
Có ý kiến khác nhau về tên tự của Cao Bá Quát.
. Theo GS. Dương Quảng Hàm thì Cao Bá Quát có hiệu là Chu Thần(周臣).
. Theo các tác giả gần đây như GS. Nguyễn Lộc, GS. Vũ Khiêu, GS. Thanh Lãng, GS. Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế… thì tự của ông là Chu Thần, còn Mẫn Hiên chỉ là hiệu hoặc là biệt hiệu. Ông còn có tên hiệu khác là Cúc Đường.
. Theo các tác giả gần đây như GS. Nguyễn Lộc, GS. Vũ Khiêu, GS. Thanh Lãng, GS. Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế… thì tự của ông là Chu Thần, còn Mẫn Hiên chỉ là hiệu hoặc là biệt hiệu. Ông còn có tên hiệu khác là Cúc Đường.
* Theo gia phả của dòng họ Cao ở Phú Thị:
+ Ông nội Cao Bá Quát tên là Cao Huy Thiềm (1761-1821)
sau đổi là Cao Danh Thự, có tên tự là Ngọ Hiên
một danh y nổi tiếng trong vùng.
+  Thân sinh Cao Bá Quát tên là Cao Huy Sâm (1784-1850) ,
sau đổi là Cao Huy Tham,có tên tự là Bộ Hiên.
cũng là một thầy thuốc giỏi ].
+ Cao Bá Quát là em song sinh với Cao Bá Đạt .
* Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi tiếng
là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt.
+ Năm Tân Tỵ (1821), ông thi khảo hạch ở trường thi tỉnh Bắc Ninh
lúc đó mới 13 tuổi, nhưng thi Hương (lần đầu) không đỗ.
+ Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng,
ông thi Hương đỗ Á Nguyên  tại trường thi Hà Nội,
nhưng đến khi duyệt quyển, bị Bộ Lễ kiếm cớ xếp xuống cuối bảng
xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người đỗ cử nhân.
+ Năm Nhâm Thìn (1832),
Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự thi Hội nhưng không đỗ.
Sau đó, ông vào kinh dự thi mấy lần nữa, nhưng lần nào cũng hỏng.
+ Năm 1841 đời vua Thiệu Trị,
được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử, Cao Bá Quát được triệu vào kinh đô Huế
bổ làm Hành tẩu ở bộ Lễ.
. Tháng 8 (âm lịch) năm đó,
ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên[9].
Thấy một số bài thi hay nhưng có chỗ phạm trường quy,
ông bàn với bạn đồng sự là Phan Nhạ lấy son hòa với muội đèn chữa lại.
Việc bị phát giác, ông bị bắt giam vào ngục Trấn Phủ (ngày 7 tháng 9 âm lịch), rồi chuyển đến ngục Thừa Thiên (21 tháng 1 âm lịch năm Nhâm Dần, 1842).
Suốt thời gian dài bị giam cầm, ông thường bị nhục hình tra tấn.
Nhưng khi án đưa lên, vua Thiệu Trị đã giảm cho ông từ tội “trảm quyết”
xuống tội “giảo giam hậu”, tức được giam lại đợi lệnh.
.Sách Đại Nam thực lục(Tập 23) chép việc:
Năm Tân Sửu (1841), tháng 8…Cao Bá Quát và Phan Nhạ làm Sơ khảo trường thi Thừa Thiên, chữa văn sĩ nhân (chữa 09 chữ trong một số quyển thi phạm húy). Bộ Lễ và Viện Đô sát tra xét, nghị tội: Quát và Nhạ phải tội xử tử. Nguyễn Văn Siêu (làm Phân khảo) phải tội trượng, đồ. Chủ khảo và Giám khảo bị cách chức, giáng chức. Vua xét lại, tha cho Quát, Nhạ tội xử tử và chuyển thành giảo giam hậu. Siêu chỉ bị cách chức, tha cho tội đồ; Chủ khảo Bùi Quỹ và Phó khảo Trương Sĩ Tiến bị cách lưu làm việc. 5 cử nhân có bài được sửa đều phải thi lại cả 3 kỳ và đều được lấy đỗ trở lại [10].
+ Sau gần ba năm bị giam cầm khổ sở, khoảng cuối năm Quý Mão (1843),
Cao Bá Quát được triều đình tạm tha, nhưng bị phát phối đi Đà Nẵng,
chờ ngày đi “dương trình hiệu lực” (tức đi phục dịch để lấy công chuộc tội).
+ Tháng 12 (âm lịch),
ông theo Đào Trí Phú (trưởng đoàn) xuống tàu Phấn Bằng đi hiệu lực đến vùng Giang Lưu Ba (Indonesia). Cùng lúc ấy, Phan Nhạ theo Nguyễn Công Nghĩa (trưởng đoàn) xuống thuyền Thần Dao đi hiệu lực sang Tân Gia Ba (Singapore)
+ Tháng 7 năm Giáp Thìn (1844),
đoàn công cán trên thuyền Phấn Bằng về đến Việt Nam. Sau đó, Cao Bá Quát được phục chức ở bộ Lễ, nhưng chẳng bao lâu thì bị thải về sống với vợ con ở Thăng Long.Ông trở về sống với vợ con ở Hà Nội.
+ Trước đây, nhà ông vốn ở phố Đình Ngang (nay gần phố Nguyễn Thái Học), năm 1834 khi ông vào Huế thi Hội, thì vợ ông ở nhà đã xin phép bố chồng cho sửa lại một ngôi nhà gần Cửa Bắc về phía Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch.
. Thời gian này, những lúc thư nhàn, ông thường xướng họa với các danh sĩ đất Thăng Long như Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý, Trần Văn Vi, Diệp Xuân Huyên…
+ Sau ba năm bị thải về,
. Cao Bá Quát nhận được lệnh triệu vào Huế (1847) làm ở Viện Hàm Lâm,
lo việc sưu tầm và sắp xếp văn thơ.
. Thời gian ở Kinh đô Huế lần này, ông kết thân với một số thi nhân nổi tiếng như Nguyễn Hàm Ninh, Đinh Nhật Thận, Nguyễn Phúc Miên Thẩm, Nguyễn Phúc Miên Trinh…và ông đã được mời tham gia Mạc Vân Thi xã do hai vị hoàng thân này sáng lập.
+ Năm Canh Tuất (1850),
do không được lòng một số quan lớn tại triều, Cao Bá Quát đã bị đầy đi làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai (Sơn Tây cũ).
+ Khoảng cuối năm Canh Tuất (1850) đời vua Tự Đức,
. Cao Bá Quát lấy cớ về quê chịu tang cha
và sau đó, xin ở lại nuôi mẹ già rồi xin thôi chức Giáo thụ phủ Quốc Oai.
+ Khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch năm Giáp Dần 1854,
.  nhiều tỉnh ở miền Bắc gặp đại hạn, lại bị nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch, đời sống người nhân dân hết sức cực khổ;
. Cao Bá Quát bèn vận động một số sĩ phu yêu nước, các thổ hào ở các vùng Quốc Oai, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn…cùng nhau tôn (Lê Duy Cự làm minh chủ, Cao Bá Quát làm quốc sư, họp với thổ mục Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân) dựng cờ nổi dậy tại Mỹ Lương, thuộc vùng Sơn Tây chống lại triều đình đương thời.
. Đang trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa, do có người tố giác nên kế hoạch bị bại lộ. Trước tình thế cấp bách, Cao Bá Quát buộc phải phát lệnh tấn công vào cuối năm 1854.
. Buổi đầu ông cùng các thổ mục ở Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân đem lực lượng đánh phá phủ Ứng Hòa, huyện Thanh Oai, huyện thành Tam Dương, phủ Quốc Oai, Yên Sơn…Tuy giành được một số thắng lợi, nhưng sau khi quan quân triều đình tập trung phản công thì quân khởi nghĩa liên tiếp bị thất bại.
. Tháng Chạp năm Giáp Dần (tháng Chạp năm này rơi vào năm dương lịch 1855 [13]), sau khi bổ sung lực lượng (chủ yếu là người Mường và người Thái ở vùng rừng núi Mỹ Lương, nay là vùng đất phía Tây sông Đáy thuộc các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức của Hà Nội, và các huyện Lương Sơn, Kim Bôi tỉnh Hòa Bình[14]), Cao Bá Quát đem quân tấn công huyện lỵ Yên Sơn lần thứ hai (huyện lỵ huyện Yên Sơn cũng là phủ lỵ phủ Quốc Oai[15], ngày nay là thị trấn Quốc Oai huyện Quốc Oai). Phó lãnh binh Sơn Tây là Lê Thuận đem quân nghênh chiến. Cuộc đối đầu đang hồi quyết liệt tại vùng núi Yên Sơn (giáp Sài Sơn),
. Tiếp theo, Nguyễn Kim Thanh và Nguyễn Văn Thực cũng lần lượt sa vào tay đối phương (sau cả hai đều bị xử chém). Ngoài những thiệt hại này, hơn trăm quân bị chém chết và khoảng 80 quân khác bị bắt (theo sử nhà Nguyễn).
* Cao Bá Quát bị suất đội Đinh Thế Quang bắn chết tại trận năm 1855
. Nghe tin đại thắng, vua Tự Đức lệnh cho ban thưởng và cho đem thủ cấp của nghịch Quát bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông. .
. Sự thật về cái chết của Cao Bá Quát cho đến nay vẫn còn là một vấn đề nghi vấn cần làm sáng tỏ hơn [16].
@ Tác phẩm
Ngay sau khi cuộc nổi dậy ở Mỹ Lương (tỉnh Sơn Tây) bị thất bại (1855-1856),
. các tác phẩm của Cao Bá Quát đã bị triều đình nhà Nguyễn cho thu đốt, cấm tàng trữ và lưu hành, nên đã bị thất lạc không ít.
. Tuy vậy, trước 1984,
nhóm biên soạn sách Thơ văn Cao Bá Quát, đã tìm đến kho sách cổ của Thư viện Khoa học kỹ thuật trung ương (Hà Nội), và sau khi loại trừ những bài chắc chắn không phải của ông, thì số tác phẩm còn sót lại cũng còn được trên ngàn bài được viết bằng thứ chữ Nôm và chữ Hán.
. Cụ thể là hiện còn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi,
gồm 11 bài viết theo thể ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ.
. Trong số này về chữ Nôm, có một số bài hát nói, thơ Đường luật
và bài phú Tài tử đa cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng).
. Về chữ Hán, khối lượng thơ nhiều hơn, được tập hợp trong các tập:
– Cao Bá Quát thi tập
– Cao Chu Thần di thảo
– Cao Chu Thần thi tập
– Mẫn Hiên thi tập
Nguồn: Wikipedia
Theo https://doanthuan.wordpress.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mang mùa xuân về

Mang mùa xuân về Máy bay từ từ hạ cánh. Dòng chữ “Cảng Hàng không Phù Cát” in lồng lộng nổi bật trên bầu trời đêm khiến lòng tôi nôn nao k...