Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023
Nỗi buồn chiến tranh 2
Nỗi buồn chiến tranh 2
Chương 4
Ở đằng đông, cùng với tiếng còi báo yên, màn đêm trên thành
phố như được nới ra, cuồn cuộn dâng cao. Giữa biển mây mù trùng trùng thoáng mở
ra một vùng sáng mờ. Ấy là nơi đậu của vừng trăng trong cái đêm bên bờ vực thẳm
này. Kiên cúi đầu xuống. Nước mắt bất ngờ và nóng rực. Phía xa xăm kia còn bao
nhiêu mùa xuân và năm tháng nữa. Mùa xuân này mới chỉ bắt đầu thôi tuổi mười bảy
của đời anh. Một thời kỳ nặng nề. Mùa xuân 1965 lạnh giá. Chính Phương là người
biết rõ hơn ai hết về vụ hỏa táng những bức tranh: "Một nghi lễ cuồng tín,
man rợ, dấy loạn" - Sau này, khi kể lại, Phương đã diễn tả như thế và cách
diễn tả ấy đi sâu vào tâm trí Kiên. Một cuộn tự hành xác, một hình thức sám hối,
quyết liệt dưới ánh lửa nhưng rầu rĩ, im lìm, nửa lén lút. Chỉ một mình Phương
chứng kiến. Cả chung cư, kể cả Kiên, chẳng ai biết gì. Không biết là từ bao giờ,
có thể là ngay từ khi còn bé, giữa cô và cha của Kiên đã thầm lặng hình thành một
thứ tình cảm khó hiểu, không hẳn ra tình cha con, bác cháu, cũng không phải là
một thứ tình bạn vong niên, nó mập mờ chạng vạng, như ánh chiều, vô hình mà nặng
trĩu như thể đồng ám thị. Tính cách lập dị, vẻ mờ mịt trên khuôn mặt, những đêm
dài mộng du, những lời lẽ thốt lên từ vô thức, nghĩa là tất cả những nét quái
nhân không người nào chịu nổi của ông họa sĩ, hình như lại rất gần gũi với bản
chất tâm hồn Phương từ thuở còn thơ. Ông cũng rất thương cô bé, một tình thương
trầm mặc, buồn bã và không lời. Hai bác cháu thường ngồi cạnh nhau hàng giờ, chẳng
nói một lời. Bình thường là một cô bé tươi rói, vui vẻ và táo tợn Phương có thể
ngồi lặng ngắm ông vẽ, nghe ông lầm bầm độc thoại. Cô như thể bị thu mất hồn.
Khi cô đã lớn và nhất là từ khi cha của Kiên quyết lòng ẩn cư trên tầng áp mái
thì cô thưa gặp ông hơn, tuy vậy cô vẫn là người duy nhất ngoài Kiên lên thăm
xưởng vẽ. Vẫn chẳng nói gì nhiều hơn với cô song rõ ràng là mỗi lần Phương lên
chơi, cha Kiên vui hẳn. Cô xem ông làm việc, xem đi xem lại các bức tranh, rồi
cô mua rượu, mua thuốc lá cho ông, những thứ mà chẳng bao giờ ông khiến Kiên,
và nghe ông thỉnh thoảng lẩm bẩm nói vài lời.
Nhưng nói chung đây là nơi tụ tập giải sầu, gặp gỡ hàn huyên,
nói chung là những sự cố kết ủy mị. Tại chỗ Kiên đang ngồi dạo trước là
"chốt" cố định của Vượng tồ, một cựu binh thiết giáp, nhà ở sau ga,
"đã từng bốn năm trời lái T54 hoành hành ở Miền Đông!". Có lẽ Vượng
là nhân vật đầu tiên thuộc loại người mà về sau Kiên gặp rất nhiều, loại người
không tài nào nhấc chân ra khỏi miệng hố chiến tranh, loại người bị những ức ký
quá kinh khủng đè bẹp và làm cho suy đốn. Hồi mới theo bạn bè tới quán này, Vượng
uống không nhiều, lành và rụt rè lại to con quá khổ nên trông quá tồ.
Tiếng bánh sắt lăn trên đường ray dồn dập. Những cột đèn hiệu.
Các nhà ga xép. Những đám cây cối trôi qua lươn lướt. Và thỉnh thoảng là tiếng
rền vang như sấm của một đoạn cầu ngắn ngủn. Đêm tối chiến tranh mênh mông bao
phủ miền châu thổ. Những ý nghĩ và tình cảm rồ dại bật dậy trong lòng kiên:
Thôi thì vứt bỏ tất, không có đại dội, không có tiểu đoàn, không có chiến tranh
nào hết, cứ mãi mãi bên nhau thế này, mãi mãi không rời xa nhau?
Ngực đau, miệng ứ đầy một cái gì âm ấm mằn mặn, Kiên nhổ và gắng
hết sức bình sinh nhổm dậy. Ta-luy nền đường sắt cao và dốc. Kiên trượt ngã. Buồn
nôn. Mắt hoa tít. Máu lại ứa ra ở mép. Trên nền đường sắt đoàn tàu như đã chết
trong ánh rạng đông không một bóng người bỗng huýt vang một hồi còi. Kiên lảo đảo
đứng dậy, mím môi, chật chà chật chưỡng, leo lên dốc. Phanh hơi nhả phì phì. Chật
vật, Kiên đẩy hé cửa toa ra, định leo lên. Nhưng không phải toa này. Toa sau
cũng không phải. Bối rối, ngó trước ngó sau, Kiên không nhận biết nổi toa nào
là toa của mình và Phương.
- Bây giờ Hòa ở lại đây chờ. Mình mình quay lại đón mọi người
thôi. Hòa ngồi chờ ở đây, tranh thủ mà nghỉ đi. Đường còn xa, còn vất vả lắm.
Những vận hội bị phí phạm ấy, hiện giờ chưa thể mường tượng lại
được. Rất có thể đó là đời sống mà khi hòa bình nhiều bạn đồng ngũ của anh đã
chọn: ở lại Miền Nam. trở lại Tây Nguyên, đoạn tuyệt hoàn toàn với đời sống cũ
mèm miền Bắc, bằng sức mạnh dư thừa của người lính chiến thắng sống cuộc đời
lao động trong sạch và lồng lộng tự do giữa núi rừng và thảo nguyên tại những
ngôi làng mới mọc bên bờ Pô-cô, Sa Thầy hay Sêrêpốc, Ya-mơ..." - Đã từng
là lính chiến B3 nhiều năm, trọn tuổi xuân lao lực và đẫm máu hai bàn tay thì từ
đây, hòa bình rồi, nên sống giữa thiên nhiên và gần gũi người lao động thì mới
mong có được cuộc đời yên vui, dịu dần được đau khổ! - Ai đã khuyên như thế nhỉ,
Kiên quên rồi. . . Hình như là chính ủy trung đoàn thì phải. Một lời khuyên mới
thâm trầm làm sao. Giữa những cảnh chiến tranh trong mơ đôi khi Kiên vẫn thấy
thoáng lên những cảnh sinh hoạt và lao động của đời lính B3. Mùa khô phá rẫy đốt
nương. Mùa mưa làm cỏ lúa. Mùa mưa vào rừng nhặt măng hái nấm. Mùa khô giăng lưới
bắt cá, đặt bẫy săn thú. Mùa khô đi gùi. Tấm lưng to bè, bàn tay chai sạn. Và hạt
muối hạt gạo, củ sắn, mồ hôi thời ấy như chứa đựng mầm mống của niềm vui sống
mà ngày nay anh đã để cho rơi vãi, mai một. Có lẽ thế chăng?
Điều gì đã xảy ra đối với Phương, trong cái buổi rạng đông
hơn hai mươi năm trước ấy, trên toa tàu hàng ấy Kiên không thể biết được. Anh
cũng muốn nói rằng anh hoàn toàn quên. Bởi lâu lắm rồi, hầu như là một sự kiện
xảy ra sớm hơn mọi sự kiện khác trong đời anh. Và nguyên nhân nào, thế lực nào
đã đẩy Phương cũng như bản thân anh dẫn đến cảnh ngộ hồi ấy, Kiên chẳng thể biết
được. Có lẽ hoàn toàn đơn giản, ấy là nguyên nhân tình cờ. Sự tình cờ đã xui
khiến anh và Phương tìm thấy nhau ở ga Hàng Cỏ, xui khiến nàng nảy ra ý định muốn
theo tiễn anh một quãng đường không cần biết quãng đường đó nó là thế nào.
Nhưng có thể là những duyên do bí ẩn mang tính chất tiền định với ý nghĩa là
đòn giáng của số mệnh. Tóm lại, đó là khoảng khuất khúc mà trí nhớ do dự mỗi
khi buộc lòng phải chạm tới.
- Đứng lên, - Kiên cúi xuống xốc nách Phương, buộc nàng đứng
dậy và xoay người nàng hướng ra khuông cửa.
Kiên ăn uống có vẻ như nhỏ nhẹ so với Phương, và thực ra là
anh chẳng ăn gì mấy, chỉ nhìn Phương, bàng hoàng. Tuồng như đến bây giờ anh mới
thực sự nhìn thấy dáng vóc bị tàn phá của nàng. Trong khi quần áo của Kiên chỉ
bị xộc xệch, xoạc rách vài chỗ, lem nhem đất cát tro than thì bộ đồ Phương mặc
như bị xé, rách nát đứt toang, phơi ra hết da thịt trắng muốt thâm bầm, sây
sát, rớm máu. Mặt sạm khói, môi sưng, cặp mắt dài dại. Và một bên chân máu vẫn
chảy, không nhiều như lúc ở trên toa, nhưng vẫn chảy. Khi Phương đổi tư thế ngồi,
duỗi chân ra trên mặt cỏ hơi dốc xuôi xuống thì từ đùi non một vệt máu nhỏ đỏ
lòm liền trườn dọc qua đầu gối. Kiên lại giật mình rồi lại phải chợt nhớt không
phải Phương bị thương. Và trí nhớ ùa tới rối bời . . .
cái nhục nhã khốn khổ của hành động nhưng không tự ngăn nổi,
Kiên vẫn cứ lén lút nhìn vào ca bin, nhìn vào thùng xe. Chẳng có ai ở chiếc thứ
nhất. Ở buồng lái chiếc sau cũng chẳng thấy ma nào. Khẩu súng đã lên đạn vẫn nắm
trong tay, Kiên vén bạt nhìn vào thùng xe. Một thứ mùi nằng nặng, nửa tiệc
tùng, lẫn lộn hơi bia hơi rượu hơi thức ăn thừa mứa, khói thuốc, mồ hôi, và tiếng
ngáy khò khè thọt khét, tiếng đài bán dẫn lè nhè hát. Tiếng ú ớ. Ba bốn tay quần
đùi may ô nằm sấp nằm ngửa chật hết cả thùng xe, gác chân lên nhau ngủ kềnh ngủ
càng.
Lá thư của người đồng đội ấy làm ấm lòng Kiên, đã an ủi và động
viên anh rất nhiều bằng niềm hy vọng kỳ lạ vào sự không thể nào mất được của cuộc
sống đã qua. Tất cả những gì đã mất đi đều vẫn còn lại đó. Càng từng trải chiến
tranh, càng chứng kiến nhiều hơn sức mạnh hủy diệt? Sức mạnh biến tất cả thành
tro bụi của nó, Kiên càng tin rằng chiến tranh không tiêu diệt được cái gì hết.
Tất cả vẫn còn lại đó, vẫn y nguyên. Cái xấu xa đã đành, nhưng cái tốt đẹp cũng
vẫn còn. Bản thân anh đã không thay đổi cho dù rõ ràng đã trở nên hoàn toàn
khác. Anh tin rằng Phương của anh cũng vậy. Và nói chung, tất cả mọi người, tất
cả những ai bị chiến tranh làm cho biến đổi, họ vẫn mãi mãi là như họ trong quá
khứ.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bùi Việt Phương và những vần thơ lạ từ miền núi Bùi Việt Phương thuộc thế hệ 8X. Phương sinh ra và lớn lên ở miền núi, học xong khoa Ngữ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét