Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Người Đà thành vương vấn 'Mộng chiều xuân'

Người Đà thành vương vấn 'Mộng chiều xuân'
Đêm nhạc "Mộng chiều xuân" của người FPT miền Trung đã khép nhưng cảm xúc vẫn còn vương vấn mãi trong lòng người xem.
Tối ngày 28/12, trời Đà Nẵng bỗng dưng trở gió lạnh. Người FPT đến thưởng thức đêm nhạc tại tầng 4, Moon cafe, số 6 Lê Đình Dương, đều khoác trên mình những chiếc áo ấm, khăn len hoặc đeo găng tay. Trong không khí se lạnh của những ngày cuối năm, hơn 100 người FPT càng cảm thấy thích thú khi được ở bên cạnh người thân, bạn bè chìm đắm trong gia điệu nhẹ nhàng của dòng nhạc Bolero.
Để góp mặt trong đêm nhạc, người FPT Telecom chi nhánh Đà Nẵng đã phải hoàn thành công việc hoặc đi thị trường vào ban ngày. Trong ảnh là phòng kinh doanh của anh Lê Tất Sang, Trưởng phòng kinh doanh 2.
Hội quán âm nhạc do Ban Văn hóa - Đoàn thể FPT (FUN) phối hợp với Tổng hội các đơn vị FPT đóng trên địa bàn Đà Nẵng đã tổ chức với chủ đề "Mộng chiều xuân". Đêm nhạc quy tụ gần 20 ca khúc Bolero do ca sĩ "cây nhà lá vườn" thể hiện. Trong ảnh là giọng ca Duy Thanh, FPT Software, người đầu tiên thể hiện ca khúc "Tạm biệt mùa đông".
Anh Lê Tiến Hậu, FPT Software, phiêu với "Tôi chưa có mùa xuân". Cuối năm 2015, anh cũng từng góp mặt trên sân khấu đêm nhạc vàng với chủ đề "Mười năm tình cũ" do Tổng hội FPT Software Đà Nẵng tổ chức.
Bolero là dòng nhạc khó hát đối với người trẻ nhưng giọng ca Bảo Hoàng vẫn trình bày một cách thuyết phục "Xin thời gian mau qua".
Tham gia với tư cách khách mời, anh Lê Hải Trung, giảng viên đại học, anh trai của Lê Trung Kiên, FPT Software, thể hiện hai ca khúc với giai điệu da diết trong đêm nhạc. Thuộc thế hệ 8x đời đầu nên anh Trung rất đam mê nhạc Bolero. "Thời của tôi, âm nhạc giúp vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn về kinh tế cũng như học tập. Lúc đi du học, tôi ăn, ngủ và học cùng âm nhạc", anh tâm sự.
Cũng là khách mời đặc biệt của đêm nhạc, cô Lê Thị Xí, mẹ anh Võ Lê Huy Hùng, FPT Software, góp vui với nhạc phẩm "Đan áo mùa xuân". Sau phần thể hiện của mẹ, anh Hùng tiếp nối bằng "Anh đến thăm em đêm 30". 
Được xem như nhân tố bí ẩn trong đêm nhạc, giảng viên FPT Polytechnic Nguyễn Xuân Biên khiến nhiều ngươi không khỏi bất ngờ với giọng hát ngọt ngào, đậm chất trữ tình qua bài "Thương thầm".
Góp mặt hầu hết các hoạt động phong trào của người FPT trên địa bàn TP Đà Nẵng, thầy Lê Văn Duẫn, Tổ chức Giáo dục FPT, có mặt ở đêm nhạc từ đầu chương trình để theo dõi lớp trẻ thể hiện dòng Bolero. "Tôi ấn tượng về sự đa tài của người FPT, bởi hầu hết dòng nhạc đều thể hiện xuất sắc. Trong tiết trời se lạnh giữa thành phố mộng mơ như Đà Nẵng, đêm nhạc là cơ hội để người trẻ cháy hết mình với niềm đam mê âm nhạc và trải nghiệm văn hóa FPT".
Đặc thù quân số nên phần lớn giọng ca góp mặt trong đêm nhạc Bolero đều đến từ đơn vị FPT Software. Trong ảnh là giọng ca Thúy Vi thể hiện ca khúc "Mộng chiều xuân".
Là cặp song ca duy nhất trong đêm nhạc nên ca khúc "Tình đời" do Phương Thảo và Hữu Tùng thể hiện đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng khán giả. Đây cũng là hai giọng ca "gạo cội" của làng âm nhạc FPT khu vực miền Trung khi góp mặt hầu hết sân khấu lớn nhỏ. 
Lần thứ hai xuất hiện trên sân khấu Hội quán âm nhạc của người FPT nên giọng ca Đức Sinh cũng tạo ra dấu ấn riêng với vẻ ngoài thư sinh và nhẹ nhàng trong phần trình diễn "Bài thánh ca buồn".
Đêm nhạc còn có sự xuất hiện của nhiều giọng ca trẻ khác như Thanh Khánh, Quỳnh Ngân, Minh Vũ... Để khép lại chương trình và hướng tới một năm mới an lành, nhiều niềm vui, tất cả người FPT cùng hát vang ca khúc "Xuân họp mặt". 
Một nội dung không thể thiếu ở cuối chương trình là phần bốc thăm trúng thưởng. Hội quán kết thúc vào lúc 21h30 và nhận được sự đánh giá cao của người tham gia. Nguyễn Đức Hải, FPT Telecom, cho rằng đêm nhạc đã thành công khi thu hút được lượng lớn khán giả đến thưởng thức. Công tác tổ chức cũng chuyên nghiệp với không gian rộng rãi, lãng mạn.
Việt Nguyễn
Ảnh: Tấn Thịnh
Theo http://chungta.vn/


1 nhận xét:

Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát

Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát Lời hát giao duyên kể về nỗi niềm cô gái thương thầm chàng trai/ Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát/ ...