Thanh Tâm Tuyền
Viết về Thanh
Tâm Tuyền là một đề tài nhạy cảm ở thời điểm hiện nay, bởi rất dễ gây ra những
ngộ nhận cách này hay cách khác. Vì thế cần nhìn nhận vấn đề trên quan điểm
lịch sử và phương pháp phân tích khoa học, cùng với tấm lòng trân
trọng thi ca dân tộc. Cũng cần lưu ý rằng có một Thanh Tâm Tuyền ngoài đời, con
người xã hội và Thanh Tâm Tuyền trong thơ của ông, con người thi sĩ.
Hai con người này không đồng nhất, và không nên đồng nhất hai con người này. Đã
có một thời người ta đồng nhất con người xã hội và con người nhà thơ
nhà văn, khiến cho Nguyễn Du, các nhà văn của Tự Lực Văn Đoàn, Vũ Trọng Phụng… một thời không được đánh giá đúng tài năng và những đóng góp cho lịch sử văn
chương Việt Nam. Thanh Tâm Tuyền là một hiện tuợng thơ đặc biệt góp
phần cách tân thơ ca ở miền Nam sau 1954, nhưng thơ ông không
dễ đọc.
1. “Hoàng đế đầy đủ quyền uy”
Thanh Tâm
Tuyền có một vương quốc thơ. Người đọc thơ ông là người hoàn toàn tự
do, có thể đọc và có thể ném cuốn sách ra cửa sổ. Nhưng nếu muốn nhập
lãnh thổ thơ ông, người đọc phải thần phục những luật lệ tinh
thần do ông đặt ra. Ông nói với người đọc:
«Ở đây tôi là
hoàng đế đầy đủ quyền uy. Bởi vì người vào trong đất đai của tôi, người hoàn
toàn tự do. Để cai trị tôi có những luật lệ tinh thần mà người phải thần phục
nếu người muốn nhập lãnh thổ. Người hoàn toàn tự do. Và có thể ném cuốn sách ra
cửa sổ.» (1)
Đó là những
lời thách thức cao ngạo đối với độc giả đương thời. Cao ngạo là một
thứ bệnh tự huyễn hoặc của nhà thơ, nhà văn. Xưa nay thường thế, vừa như một cá tính,
vừa như để bắt thiên hạ phải chú ý đến mình, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Tản
Đà, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu …đã từng một thời cao rao: “Ta là một là riêng là thứ nhất “ (Xuân Diệu), “thiên thượng thiên hạ duy
ngã độc tôn“. Thanh Tâm Tuyền tự phong mình là vị hoàng đế đầy đủ
quyền uy trong lãnh thổ thơ của mình, bắt người đọc phải thần phục,
thì cũng là một cách chơi ngông như thế. Nhưng Thanh Tâm Tuyền thách thức thiên
hạ, và lời thách thức ấy cho đến nay dường như vẫn còn nguyên giá
trị.
Người ta ca
ngợi, người ta khẳng định tài năng Thanh Tâm Tuyền, và đòi phải xác lập vị trí
của ông trong thơ ca Việt Nam hiện đại, thế nhưng dường như chưa có
ai thực sư thâm nhập được vùng đất đai thơ Thanh Tâm Tuyền. “Người đọc
theo dõi, tìm hiểu, chứ thật sự yêu thích thì không nhiều; cũng có người, có
bài báo chê trách là thơ lập dị, bí hiểm, hũ nút“ (2)
Chẳng hạn, đọc bài Tĩnh Vật (tạp chí Sáng Tạo, số Xuân 1957), Phạm Việt Tuyền chỉ tiếp cận được một cách cảm tính, ông không đọc được bằng trí tuệ, bởi vì trí tuệ bất lực trước một cấu trúc ngôn ngữ mới lạ: “Đấy là thứ thơ phải hiểu bằng trực giác, phải nhờ tưởng tượng và tình cảm để nếm cái khoái trá bí mật nhưng có thật đối với những kẻ định dùng cân lượng của văn xuôi mà đo lường...” (3)
Chẳng hạn, đọc bài Tĩnh Vật (tạp chí Sáng Tạo, số Xuân 1957), Phạm Việt Tuyền chỉ tiếp cận được một cách cảm tính, ông không đọc được bằng trí tuệ, bởi vì trí tuệ bất lực trước một cấu trúc ngôn ngữ mới lạ: “Đấy là thứ thơ phải hiểu bằng trực giác, phải nhờ tưởng tượng và tình cảm để nếm cái khoái trá bí mật nhưng có thật đối với những kẻ định dùng cân lượng của văn xuôi mà đo lường...” (3)
Phạm Xuân
Nguyên, gần 40 năm sau (1994), dẫn bài Tĩnh Vật như là tiêu biểu
thơ tự do của ThanhTâm
Tuyền, cũng không có một kiến giải nào về bài thơ trên (có lẽ
không nhập được vào lãnh thổ thơ Thanh Tâm Tuyền). Ông
muợn ý cuả Phạm Việt Tuyền, Cao Thế Dung và Trương Vũ để
kết: “Nhận xét của Cao Thế Dung và Trương Vũ, theo tôi, đã nói được khá chính
xác giá trị thơ Thanh Tâm Tuyền và ý nghĩa cuộc đổi mới thơ của ông đối với thơ
Việt miền Nam nói riêng và thơ Việt nói chung“ (4)
Vậy làm thế
nào để nhập vào được lãnh thổ thơ Thanh Tâm Tuyền? tất nhiên là
phải thần phục những luật lệ tinh thần do Thanh Tâm Tuyền đặt ra.
Những luật lệ ấy là gì?
Theo tôi đó
là “thi pháp“ của thơ Thanh
Tâm Tuyền. Không khám phá thi pháp này, không thể đọc thơ ông.
Đặng
Tiến cho rằng “Thanh Tâm Tuyền phá vỡ cái vỏ ngữ âm của câu, hay bài thơ:
loại trừ vần, không theo nhịp của ngôn ngữ, xáo trộn thanh điệu bằng trắc; muốn
như thế, ông phải sắp xếp lại ý tưởng, hình ảnh, để làm mới ngôn ngữ. Thơ xưa đem
tư tưởng ra «diễn ca», còn Thanh Tâm Tuyền tháo gỡ guồng máy ngôn ngữ ra từng
bộ phận rồi lắp ghép lại thành những chức năng mới, trong văn bản
mới.” (5)
Nhận xét trên
của Đặng Tiến là có cơ sở, nhưng chỉ ở mặt kỹ thuật viết, kỹ thuật Tân Hình
Thức. Điều này Nguyễn Xuân Sanh đã làm rất đạt từ trước Thanh Tâm Tuyền (chẳng
hạn bài Buồn Xưa ). Thanh Tâm Tuyền không phá vỡ vỏ ngữ âm cuả
câu, hay bài thơ. Đọc thơ Thanh Tâm Tuyền, người đọc luôn nghe một giọng trầm
buồn nhẹ nhàng nhưng sâu lắng. Thanh Tâm Tuyền vẫn triệt để khai thác nhịp điệu
thơ. Ông dùng nhiều kiểu trùng điệp, kiểu ngắt nhịp, kiểu câu dài
ngắn xen kẽ, kiểu câu kể xen với câu trữ tình, câu độc thoại…
Vậy cốt lõi
thi pháp của thơ Thanh Tâm Tuyền là gì?
Đó là nguyên
tắc sáng tác có nền tảng tư tưởng và nghệ thuật dưạ trên chủ
nghiã Hiện Sinh, chủ nghĩa siêu thực và kỹ thuật tân hình thức. Thanh Tâm Tuyền đã kết hợp cả ba ý
thức nghệ thuật trên cùng một lúc trong tác phẩm cuả ông để làm nên sự mới lạ
trong thơ.
Thơ Thanh Tâm
Tuyền (TTT), mỗi bài thơ là một dòng ý thức, một trạng
thái hiện sinh cuả nhà thơ, không phải dòng chảy tâm trạng như trong
thơ Lãng Mạn. Đây là một bước cách tân, đưa thơ Lãng Mạn 193-1945 vào bảo tàng
quá khứ. Vì đặc điểm
căn bản cuả Thơ Mới là dòng chảy tâm trạng trước thực tại, là sự tồn
tại Cái Tôi tiểu tư sản trong thơ. Thơ TTT ở hai tập thơ đầu, được viết với kỹ thuật dòng ý
thức. Thơ
là dòng ý thức tuôn chảy, như một sông, ở đó
những tư tưởng, cảm xúc, liên tưởng bất chợt, luôn lấn át nhau, đan bện vào
nhau kỳ quăc và phi logic. Hiện thực bị cắt vụn, bị phân ly, ném đi mỗi nơi một
mảnh. “Cái tôi“ tồn tại trực tiếp trong ý thức. Bài thơ không có bối cảnh hiện thực.
Không gian thời gian bị tước bỏ vai trò làm bối cảnh, chỉ
còn cái lõi là dòng ý thức. Dòng chảy ý thức ấy không còn bám
rễ được vào hiện thực khiến cho nó trở nên thực sự không hiều được.
Nếu dòng
ý thức tạo nên cấu trúc tác phẩm thì những mảng hình ảnh siêu thực lại là
phương cách TTT thể hiện ý thức.Thơ Thanh Tâm Tuyền đầy dẫy những hình ảnh siêu
thưc, như trong những giấc mơ quái gở. Giải mã những giấc mơ như thế
là vô nghiã. Nhưng nó lộ ra những vùng sâu thẳm trong ý thức cuả
Thanh Tâm Tuyền đối với thực tại . Chẳng hạn: Giấc mơ “tôi thèm giết
tôi“ bằng
cách bóp cổ chết, giấc đi tìm thần chết, nắm tóc bắt thần
chết gật đầu …
tôi thèm giết
tôi
loài sát nhân
muôn đời
tôi gào tên
tôi thảm thiết
thanh tâm
tuyền
bóp cổ tôi
chết gục
(Phục Sinh)
Từ biệt nàng
tôi hỏi
Em đã chết
rồi chăng?
Trong quan
tài nàng đáp
Ôi đất lạnh
mưa băng
Tôi tìm thần
chết hỏi
Nàng được tự
do chăng?
Thần chết câm
và điếc
Tôi nắm tóc
bắt gật đầu
Và trở về
dương thế…
Ta đã gặp đâu
đây những cơn mộng mị hoảng loạn như thế trong thơ của Hàn Mặc Tử:
Ta nằm trong
vũng trăng đêm ấy
Sáng dậy điên
cuồng mửa máu ra
(Say Trăng)
Đêm nay ta
khạc hồn ra khỏi miệng
Để cho hồn
bớt nỗi bi thương
Nhưng khốn
nỗi, xác ta đành câm tiếng
Hồn đi rồi
khôn nhập xác thê lương
(Hồn Lià Khỏi
xác)
Quả thật, không
phải vô tình mà TTT ca ngợi Hàn Mặc Tử, vì trong dòng Thơ Mới 1930-1945, Hàn
Mặc Tử đã vượt qua Tượng Trưng để đến với Siêu Thực.
Về ngôn từ,
Thanh Tâm Tuyền dùng nhiều phép so sánh, ẩn dụ. Để hiểu những ẩn dụ
này, người đọc phải vượt qua nhiều liên tưởng mới tới được ý nghiã thực. Nhiều
ẩn dụ đòi hỏi những bước liên tưởng quá xa, không sao lần
ra nguồn cội, người đọc mệt trí và bất lực.
tôi buồn chết
như buồn ngủ
dù tôi đang
đứng bên bờ sông
nước đen sâu
thao thức
(Phục Sinh)
Câu “tôi
buồn chết như buồn ngủ/ dù tôi đang đứng bên bờ sông“ là một so sánh
bình thường, vế so sánh đã có chút mới lạ. Đến câu “nước đen sâu
thao thức“ phép ẩn dụ đã đưa tư duy người đọc đi rất xa, câu thơ trở nên đa
nghiã. Có thể là: tôi đứng bên bờ sông nước đen, dòng nuớc sâu thao
thức; hoặc tôi đứng bên bờ sông, đêm đen, sâu thẳm, tôi thao thức
về trạng thái “buồn chết‘…
Trong một câu
thơ, đôi khi TTT lắp ghép thật nhiều hình ảnh thuộc những trường nghiã khác
nhau, khiến cho người đọc không sao lần ra những mối quan hệ giưã chúng
bàn
tay/ mày/ mắt/ trăng/ môi/ nhiệt
đới
chiến tranh còn
những khoảng trống đất hoang
(Chim)
Câu thơ TTT
cũng được thiết kế theo một cách riêng, ông không ngắt câu theo cú
pháp thông thường , mà viết liền mạch các câuliên tiếp chồng lên nhau hoặc cắt
vụn cấu trúc câu ra chỉ còn đơn vị từ. TTT cũng tạo ra nhiều kiểu bố cục mới lạ, ý
tứ không được sắp xếp theo logic bình thường mà đảo lộn
bất thường. Chẳng hạn, mở đầu bài thơ là một loạt những cận ảnh, sau
đó ống kính lùi dần, lộ ra câu thơ chủ thể. Câu thơ mang ý
nghiã chủ đề có thể đứng ở giưã hoặc cuối bài (Nhịp Ba; Chim;
Định Nghiã Một bài thơ Hay; Một Bài Thơ; Cỏ ..) Người đọc phải biết ngắt
câu thơ TTT đúng cách, biết tìm ra cấu trúc bài thơ trong đó ý tưởng chủ đạo bị
ẩn dấu, bị vây quanh, bị làm nhiễu bởi những hình ảnh siêu thực, những ẫn dụ,
nhữ đan bện phi logic pha tạp của ý thức, cả cái thực và cái hoang tưởng.
Tức là phải tháo rời bài thơ ra, lắp ráp lại, phải xoay sở tìm cho được cái
logic đã bị phá vỡ, giải mã những ẫn dụ, phải đọc nhiều lần bài thơ may ra
trí tuệ mới tìm ra lối vào.
Xin đem tất
cả những kỹ thuật cuả thi pháp TTT nêu trên để thử sức với
bài Tĩnh Vật
(bài thơ mà
cả Phạm Việt Tuyền và Phạm Xuân Nguyên, cách nhau gần 40 năm, đều không có một
lời minh giải)
Mẩu bánh mì ở
góc bàn
Và cốc nước trong như mắt đẹp
Và cốc nước trong như mắt đẹp
Thôi/ để giấc
mơ lên cỏ hoa
Hiện
hình nỗi chết
Từ ngón tay
Hết cả niềm hồn hậu
Người đau bằng màu bằng âm thanh
Những ngày nghèo đói
Ăn mày
Cố sức/ tiếng cười trên cổ nõn
Tóc mai
Từ ngón tay
Hết cả niềm hồn hậu
Người đau bằng màu bằng âm thanh
Những ngày nghèo đói
Ăn mày
Cố sức/ tiếng cười trên cổ nõn
Tóc mai
Phố
nhỏ lên chiều/ mãi nhớ thương
Người nhổ muôn ngàn giấc máu ra khỏi ngực
Người nhổ muôn ngàn giấc máu ra khỏi ngực
Là tĩnh vật
Kẻ đi ngoài kia la vào mồm
Sống.
Kẻ đi ngoài kia la vào mồm
Sống.
(Sáng Tạo, số
Xuân 1957)
Bài thơ được
viết liền mạch, tôi thử tách dòng phân đoạn bố cục, và ngắt ý bằng vạch nhịp, in
đậm những chữ cần chú ý, để khi nhìn vào chúng trong tổng thể bài thơ, sẽ
nhận ra những mối quan hệ nào đấy:
Hai câu đầu
có thể là bức tranh tĩnh vật, được tả thực với phép so sánh bình thường.
Mẩu bánh mì ở
góc bàn
Và cốc nước trong như mắt đẹp
Và cốc nước trong như mắt đẹp
Đến câu thứ
ba, dòng ý thức hiển lộ nhanh, trực tiếp, pha tạp, đan bện phi
logic nhiều
hình
ảnh chớp nhoá. Hiện thực bị cắt ra, vứt chỗ này một mảnh, chỗ kia
một mảnh, cần phải hàn gắn chúng lại:
Ta hình dung
ra thế này: Đó là buổi chiều, nơi con phố nhỏ, TTT nhìn thấy (trong ý thức cuả mình),
những kẻ đi ngoài kia la lối đòi sống. Đó là
những số phận nghèo đói, ăn mày, đau thương, nhổ máu ra
khỏi ngực, nỗi chết chực chờ, đã cố sức nhưng
không sao thoát khỏi nỗi tuyệt vọng, hết cả niềm hồn hậu. Thôi/ để
giấc mơ lên cỏ hoa.
Dòng ý
thức cứ tuôn chảy. Những hình ảnh xuất hiện liên
tiếp như trong giấc mơ hỗn độn, không có gốc rễ. Bức tranh tĩnh vật ở hai câu
đầu nhập nhoà với thực tại. Cuộc sống đang bày ra trong dòng ý thức
cuả TTT cũng là tĩnh vật. Tại sao lại “Là tĩnh vật“, vì cuộc sống nghèo
đói, ăn mày, đau thương, nhổ máu ra khỏ ngực, nỗi chết cuả hiện
thực miền Nam lúc bấy giờ cứ bày ra đấy ngày này qua ngày khác,
không có gì thay đổi, như bức tranh tĩnh vật treo trên tường kia, chỉ từng ấy
sự vật, không thay đổi, một bức tranh chết. Nỗi bi đát cuả những thân
phận người chính là ở chỗ: cuộc sống là Tĩnh vật, tuyệt
không có gì thay đổi, dù cố sức mà la vào mồm đòi sống.”La
vào mồm“ là một cụm từ lạ. Đó là hình ảnh những con người trong một
cuộc đấu tranh xô xát ở ngoài kia, (chẳng hạn trong những cuộc biểu tình
xô xát với cảnh sát), mặt đối mặt, sấn sổ vào nhau, mồm sát mồm, gào thét
lên như “la vào mồm“ nhau, quyết
liệt
Trước thực
tại “hiện hình nỗi chết, Hết cả niềm hồn hậu ấy“, Thái độ tình cảm cuả TTT
là gì? TTT bi thương, phẫn nộ, tuyệt vọng. Thái độ tình cảm ấy ẩn dấu trong
những hình ảnh, những động từ mạnh “nhổ máu ra, la vào mồm/ sống. Nhịp thơ
ngày càng ngắn lại, quyết liệt, sau cùng chỉ còn duy nhất mộ
chữ SỐNG cuồng nộ bi thương.
Phố nhỏ lên
chiều/ mãi nhớ thương
Người nhổ muôn ngàn giấc máu ra khỏi ngực
Là tĩnh vật
Kẻ đi ngoài kia la vào mồm
Sống.
Người nhổ muôn ngàn giấc máu ra khỏi ngực
Là tĩnh vật
Kẻ đi ngoài kia la vào mồm
Sống.
TTT dành tình
cảm sâu nặng cho những kiếp người nghèo đói, ăn mày, đau thương, nhổ máu ra
khỏi ngực , nỗi chết chực chờ, đã cố
sức nhưng không sao thoát khỏi nỗi tuyệt vọng trong thế giới
này. TTT đau nỗi đau thân phận thời đại. Giọng thơ buồn sâu thẳm, bi phẫn.
Bạn đọc sẽ
hỏi, vậy những chữ trong bài thơ tôi chưa nói tới có ý nghiã gì? thực ra
đó là những từ cuả phép ẩn dụ (so sánh ngầm). Nó tạo ra sự phong phú cuả
hình ảnh thơ, tạo ra sự lấp lánh cuả nhiều lớp nghiã , và có tác dụng gây nhiễu
với kiểu đọc logic. Hiểu được chúng cũng được, bỏ qua cũng không sao,
cái chính là nắm cho được dòng ý thức cuả TTT, nhận cho ra
cái hiện thực TTT đang đối diện và đào xới cho được cái mạch ngầm
tình cảm ẩn trong con chữ tưởng như trơ trơ. Đồng thời phải vượt qua đuợc
nhiều bước liên tưởng cuả câu chữ ẩn dụ để tìm đến cái nguồn TTT muốn nói.
Nhưng yêu cầu quan trọng là người đọc phải nhập đuợc vào dòng ý
thức cuả TTT.
Chẳng hạn
câu Và cốc nước trong như mắt đẹp. Cốc nước trong là yếu
tố thực được miêu tả. Cụm
từ so sánh “như mắt đẹp“ chỉ tôn thêm cái trong cuả cốc
nước và tạo thêm cái lạ trong cách so sánh, hiểu hay không hiểu chẳng thêm
gì cho yếu tốc chính là “cốc nước trong‘. Câu “Phố nhỏ
lên chiều mãi nhớ thương” phải được ngắt ra làm hai ý: ‘Phố nhỏ
lên chiều/ mãi nhớ thương”. Bối cảnh suy tư cuả TTT là phố nhỏ,
có thể là chiều đã lên. Trong bối cảnh ấy TTT thấy lòng mình mãi nhớ
thương. Câu thơ tiếp nối dòng ý thức là “Người nhổ muôn
ngàn giấc máu ra khỏi ngực“ có thể là TTT nhìn thấy trong ý thức
nhiều người đang ngủ (muôn ngàn giấc) đấy là những con người khốn khổ, lao lực
kiệt sức (nhổ máu ra khỏi ngực). Phép ẩn dụ tạo nên nhiều liên tưởng, nhờ vậy
câu thơ đa nghiã, đồng thời có cả thái độ bi phẫn cuả TTT.
Miêu
tả dòng ý thức, đem vào thơ những giấc mơ hoang tưởng siêu thực, sử dụng
những kỹ thuật xáo trộn ngôn ngữ, rõ ràng TTT chịu ảnh hưởng những
trào lưu hiện đại phương Tây, đó là bước cách tân cuả TTT. Nếu nói TTT cách tân
thơ ca thì chính là kỹ thuật này, ở TTT đó là một kiểu tư duy nghệ thuật ,
một thi pháp
ai hỏi anh
ngoài hàng dậu
lãng mạn lập
thể siêu thực dã thú đa đa
(Chim)
Hiển nhiên
các trào lưu hiện đại đang mời gọi TTT. Trước các trào lưu Lãng mạn, Lập thể,
Siêu thực, Dã thú, Đa đa, TTT chọn thái độ nào?
Hồn nhiên tôi
trở thành thi sĩ ca dao
(Mưa Ngủ)
không đa đa
siêu thực
thẳng thắn
khởi từ ca
dao sang tự do
(Một Bài Thơ)
Bùi Vĩnh Phúc (10) trong bài Biệt khúc cho Thanh
Tâm Tuyền, đọc lại Thơ ở đâu xa, đã viết khá thuyết phục về chặng đường
thơ TTT sau 1975. Ông nhận xét: “Thơ ông trong tập này đằm chín và sâu lắng.
Kinh nghiệm cuộc đời và sự thẩm thấu khổ đau, cái nhìn vào pháp tướng của mọi sự
vật trong đời đã làm cho những bài thơ ông mang một tố chất gì đó rất gần với
sự tỉnh thức và chấp nhận trong tinh thần giáo lý Công giáo, cùng lúc, cũng
mang trong chúng một thiền chất khiến ta thấy chúng, có những lúc, có cái tinh
thần đốn ngộ của Thiền tông và cái tinh thần bát nhã của đạo Phật. “.
..” Trong Thơ ở đâu xa, người ta thấy có nỗi buồn và có niềm đau. Có đấy. Có sự cảm nhận buốt sắc về hiện
sinh, về định mệnh mình. Nhưng kẻ thi sĩ ấy vẫn không chịu ngã gục hoặc nằm vùi
trong sầu khổ.”
Phạm Kiều
Tùng (11) lý giải theo một cách nhìn khác: “Tôi nghĩ đơn giản: Anh đã “thoát”.
Thanh thoát. Anh đã tìm về – và tìm được, tìm về được – cái minh triết của cổ
nhân… Minh triết của cổ nhân dạy rằng thấu hiểu bản chất của những sức
mạnh bất khả kháng, thấu hiểu quyền uy của bóng tối chính là chinh phục chúng,
là trở nên lớn lao hơn chúng.” (Phạm Kiều Tùng – Bài Học Đạo đức Kinh cuả
Thanh Tâm Tuyền)
Nếu tổng hợp
ý kiến cuả Bùi Vĩnh Phúc và Phạm Kiều Tùng lại, thì phải chăng tư tưởng cuả TTT
sau 1975 là sự tổng hợp cả Phật (Tinh thần Bát Nhã), Nho (định mệnh), Lão (Bài
học Đạo đức Kinh) và Thiên Chuá Giáo?
Tôi không tin
rằng TTT có thể tổng hợp được tư tưởng cuả các tôn giáo lớn ấy, bởi vì thơ TTT không
phải là thơ tư tưởng. Trong thơ, TTT hoàn toàn không thể hiện sự
giác ngộ chân lý nào cuả các tôn giáo ấy. Bảo rằng “Ông đã sống
trong tù như một hành giả, như một thiền sư “với tâm thế“ Thiền
lao “(Bùi Vĩnh Phúc) tôi e rằng sẽ là một ngộ nhận, bởi vì TTT đâu có nhìn
thực tại là vô thường, vô ngã, đâu có nhận ra Phật tánh trong vạn vật, đâu có
vượt qua sắc không ngũ uẩn, đâu có đuợc uy lực Thiền để “Trường khiếu nhất
thanh hàn thái hư“. TTT cũng không tự nhận lấy chén đắng và vác lấy thập giá
đời mình bước đi, lên đỉnh núi kia, tự đóng đinh, để cưú lấy cuộc đời. TTT đâu
có tri Thiên Mệnh, biết nhận ra “ lẽ hưng phế“ để sống thuận theo
Thiên Mệnh. TTT cũng chẳng màng đến triết lý
“vô vi‘ để
sống an nhiên.
Trước sau TTT
vẫn là người tuyệt vọng. Hắn Rũ Bỏ Ký Ức và Ra Đi
rồi Chia Tay,
từ
bỏ mảnh đất nghèo khổ Việt Nam mà có lần TTT nghĩ rằng mình
“Ðứng vững không khuỵu chân“ . Sau đó là sự im lặng. TTT đã im lặng trong
suốt quãng đời còn lại (từ 1990 đến 2006, 16 năm, thời gian dài
hơn những năm tháng trong trại cải tạo). TTT cũng từ bò tập
bản thảo viết sau thời gian ra trại trước khi đi Mỹ, như là từ bỏ
chính mình. Tôi hiểu nỗi
tuyệt vọng của TTT là vô
phương cứu chữa, tuyệt
vọng trần truồng, không che dấu.
Dù sao những
bài “thơ trong đầu“ cuả TTT cũng là một chặng đường sáng tác mới trong hành
trình thơ cuả ông. Ngày 30/4/75
ập đến như bão táp, lật đổ tất cả, quét sạch tất cả những ảo tưởng. TTT cũng
như bao người ở miền Nam lúc ấy hoang mang lo sợ, không biết tương
lai sẽ thế nào. Những năm tháng sống trong môi trường cải tạo, TTT
từ con người cuả ý thức hệ duy tâm trước kia giờ đây trở về với cái
thực đời thường , sống thật với sự sống cuả chính mình, sống cùng
với sự tồn tại cuả người khác, không còn phải sống trong xáo trộn, xô bồ, lo sợ
chết chóc, đối diện với những bất trắc tráo trở phản bội đớn hèn đau thương
trước đó. Tâm hồn TTT trở nên yên tĩnh, bình an, trong sáng hơn. Ninh Hạ Nguyễn
Đức Tâm kể (12): “Năm đầu cùng chung trại Long Giao. Anh lán 9. Tôi lán 6. Lán
là nhà mái tôn dài, trại lính cũ. Gặp tôi, anh mừng rỡ. Năm đầu ở đây, chưa
phải lao động nhiều nên có thì giờ nhàn rỗi.” Một dịp tết, Nguyễn Đức Tâm kể: “ngày Tết lén cắp rượu đem vô. Tôi chia
cho Thanh Tâm Tuyền một nửa. Anh không uống được nhiều rượu. Một hai chung như
thế cũng đủ cho thi sĩ của chúng ta có hứng khởi làm những câu thơ về xuân về
Tết trong tù tuyệt vời.“
“...Trời có
mấy độ xuân?
Ðất bao nhiêu
miền lạ?
Chưa ngấy
tiệc trần gian.
Hồn run xanh
búp lá.”
Bây giờ xung
quanh TTT là rừng thâm u, hẻm núi dốc, đèo cao, trời xanh,
gió mưa, trăng sao, đồi nương. TTT lao động, sống đời sống người lao
động như bao nhiêu người lao động khác, tất nhiên là khổ hơn, như chính dân tộc
này mấy ngàn năm qua: thức khuya dậy sớm, làm những công việc lao động: Chủ
Nhật Lên Núi Kiếm Củi, Hái Trà Dưới Trời Mưa Tháng Bảy, Trưa tháng
chín trên đồi cọ, Thơ làm khi đi nuôi cá, Tháng mười cấy rau lấp, Chiều
nắng hanh trên đồi hương nhu, Ngã trên núi Việt Hồng ở Yên
Báy khi đi vác nứa …
Khung cảnh
thiên nhiên đất nước cùng với cuộc sống lao động này đã thức tỉnh
hồn thơ dân tộc ở TTT? Ta gặp những cảm xúc, cách nghĩ, chất liệu thơ TTT giai
đoạn này có bóng dáng cuả thơ Thiền (thời Lý, Trần), có âm điệu thơ Nguyễn Trãi
(khi ở Côn Sơn), có chút tình cuả thơ Nguyễn Khuyến (khi về sống với
nông dân). Hồn thơ TTT
sáng trong. Cỏ cây hoa lá, trăng sao, núi rừng, đồi cao, mưa gió và
công việc lao động ánh lên nhiều vẻ đẹp và rực rỡ chất thơ, rực rỡ huơng sắc,
chất ngất tình say. Dường như TTT
đã trở về được với cuộc đời chân thực, hội nhập được với tâm hồn dân tộc (?)
Bây giờ TTT “Ngóng
tiếng gà trong thôn“, “đứng vững trên mảnh đất nghèo khổ“, nhìn ngắm trời
xanh như giếng ngọc, nhận ra Ðất hiền thở hương nắng thênh
thang, nghe Vang Vang Trời Vào Xuân. Đi hái trà mà hồn lãng
mạn quên về, Thiếp mê tình tứ trên đồi cỏ, cả trong mưa vẫn đẹp, Mưa
rơi đều hạt mưa phơi phới
Cỏ hoa thầm
thì hát
Ngoài vườn trăng đêm nay
Xuân ngàn mùa vẫn một
Hương sắc không hề phai
Sự trôi chảy mãi thật
Tình đơn sơ còn đây
(Xuân Tứ)
Ngoài vườn trăng đêm nay
Xuân ngàn mùa vẫn một
Hương sắc không hề phai
Sự trôi chảy mãi thật
Tình đơn sơ còn đây
(Xuân Tứ)
Ðứng ngây
trời ẩm sũng
Ngóng tiếng gà thôn gần
Ngóng tiếng gà thôn gần
(Dậy Sớm)
Ðứng vững
không khuỵu chân
Trên mảnh đất nghèo khổ
(Vang Vang Trời Vào Xuân)
Trên mảnh đất nghèo khổ
(Vang Vang Trời Vào Xuân)
Một tay
chống gậy tay dao quắm
Bò leo dốc
đứng thở mang tai
Lên cao trông
xuống lũng xanh bấy
Cớ sao lòng
chẳng buồn nhớ ai.
(Chủ Nhật Lên
Núi Kiếm Củi)
Trời xanh cao
vút giếng nước ngọc
Ðất hiền thở hương nắng thênh thang.
(Xuân)
Ðất hiền thở hương nắng thênh thang.
(Xuân)
nghe gần gũi
sa đà trời tháng bảy
gió xa xôi từ mạn lãng quên về
(Hái Trà Dưới Trời Mưa Tháng Bảy)
gió xa xôi từ mạn lãng quên về
(Hái Trà Dưới Trời Mưa Tháng Bảy)
nhìn nắng loé
ánh trên tàn lá
cơn sốt tình rực rỡ đắm say
(Trưa tháng chín trên đồi cọ)
gánh cỏ trên vai thơ trong đầu
trời chớm thu hạ mường tượng hồng au
(Thơ làm khi đi nuôi cá)
bước xuống ruộng hồn bỏ trên bờ
chân giẫm bùn tay cấy thẩn thơ
(Tháng mười cấy rau lấp)
cơn sốt tình rực rỡ đắm say
(Trưa tháng chín trên đồi cọ)
gánh cỏ trên vai thơ trong đầu
trời chớm thu hạ mường tượng hồng au
(Thơ làm khi đi nuôi cá)
bước xuống ruộng hồn bỏ trên bờ
chân giẫm bùn tay cấy thẩn thơ
(Tháng mười cấy rau lấp)
trong suốt
trời sông
vô vàn bóng nguyệt
đêm lộng gương tạc
nhẹ thênh hình dung
vô vàn bóng nguyệt
đêm lộng gương tạc
nhẹ thênh hình dung
(Bến Mộng)
Tuốt những
chùm bông hạt già úa
Ðộng nhánh cành trơ trụi xác xơ
Hè cháy rụi sót hoa nám lửa
(Chiều nắng hanh trên đồi hương nhu)
Ðộng nhánh cành trơ trụi xác xơ
Hè cháy rụi sót hoa nám lửa
(Chiều nắng hanh trên đồi hương nhu)
Tuột dốc té
nhào trên hẻm núi
Chết điếng toàn thân trong giây lâu
Mưa rơi đều hạt mưa phơi phới
Ngày đang tàn hiu quạnh rừng sâu
(Ngã trên núi Việt Hồng ở Yên Báy khi đi vác nứa)
Tháng Năm nắng trong ủ mật hương
Óng biếc sau mưa những rừng thông
Thiếp mê tình tứ trên đồi cỏ
Ngày nhởn nhơ khoác áo huy hoàng
Chết điếng toàn thân trong giây lâu
Mưa rơi đều hạt mưa phơi phới
Ngày đang tàn hiu quạnh rừng sâu
(Ngã trên núi Việt Hồng ở Yên Báy khi đi vác nứa)
Tháng Năm nắng trong ủ mật hương
Óng biếc sau mưa những rừng thông
Thiếp mê tình tứ trên đồi cỏ
Ngày nhởn nhơ khoác áo huy hoàng
Những bài thơ
trích ở trên có thể góp cho thơ ca dân tộc những tứ thơ rất đẹp, mang đuợc
vẻ đẹp cuả tâm hồn Việt nam bình dị, sáng trong. Thật hiếm thấy được những tứ thơ như vậy
trong thơ TTT trước 1975. Thơ ở Đâu Xa là tâm hồn TTT phục
sinh trong cuộc sống lao động, gắn bó với thiên nhiên đất nước, toả sáng
nhiều vẻ đẹp có bề sâu cốt cách tâm hồn Việt Nam. Quả thực, những trải
nghiệm bể dâu cuả TTT đã thăng hoa thành những bài thơ, thực sự có giá trị.
Chỉ tiếc rằng
từ đề tài, chất liệu đến cảm xúc và cách thể hiện, TTT đã không vượt qua được những
nhà thơ dân tộc đi trước ông.
Nói đến TTT
người ta dè dặt về những tháng ngày ông ở trong trại cải tạo. Tôi gọi đó là
những tháng ngày bể dâu, và thực ra cả những năm tháng trước đó ở miền Nam,
ông đã sống cuộc đời bể dâu rồi. Nếu nhìn nhận một cách khách quan
thì những trải nghiệm bể dâu cuả TTT cũng là những trải nghiệm tử
sinh nhiều nhà thơ, nhà văn lớn cuả dân tộc đã đi qua, mỗi người mỗi hoàn
cảnh riêng do lịch sử quy định. Đó là mối kỳ oan nghiệt ngã cuả
khách phong vận ( Phong vận kỳ oan ngã tự cư - Nguyễn Du): Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hoàng Cầm, Phùng
Quán, Trần Dần, …Mỗi người tự vượt qua số phận cuả chính mình bằng sức mạnh cuả
lòng tin vào giá trị cuả nghệ thuật, bằng sức mạnh gắn bó với nhân dân, và mang
lấy những thăng trầm cuả lịch sử dân tộc, chính nhờ thế họ trở thành những nhà
văn nhà thơ lớn cuả dân tộc (*). Hãy nghe
Hoàng Cầm tâm sự (13): “Phải nói thật một điều, thường người ta khó tin,
là hồi đó tôi không mang trong lòng – dẫu chỉ một ly – nỗi oán hận, nỗi buồn
phiền, hoặc trách móc hờn giận gì ai. Đôi lúc, chỉ nghĩ về chính số phận
mình, có chút cay đắng, có xót xa. Nhưng vì “đã mang lấy nghiệp vào thân” như
Nguyễn Du nói, cái nghiệp thơ đầy đau khổ, oan trái, nhưng cũng nhiều hào quang
toả ra từ tâm linh và từ những câu chữ kỳ diệu đã đem đến cho mình không ít giờ
phút say sưa, ngay trong cuộc sống bình nhật cũng không ít hạnh ngộ đẹp, tôi
được gặp nhiều người nam, người nữ rất trong sáng, yêu thương mình hết lòng.
Dân tộc là thế đấy, thưa các bạn“.
Tuy
vậy, cũng có người không vượt qua được, đành rơi vào bi kịch. TTT ở
vào trường hợp này. Đối diện với số phận nghiệt ngã, tầm vóc TTT không thể
sánh được với tầm vóc cuả Nguyễn Trãi, tấm lòng cuả TTT không thể sánh được với
“tấm lòng thấu suốt nghìn đời“ cuả Nguyễn Du, sức sáng tạo cuả TTT không theo
kịp với Hoàng Cầm, bản lĩnh cuả TTT không ngang cân với
thái độ dứt khoát bỏ về đi cày, đi bừa, đi thồ, đi đốn củi, đi xe đá cuả Hữu
Loan
Rất tiếc là
TTT đã không đi tiếp con đường trở về với dân tộc, gắn bó với nhân dân như
các bậc tiền bối. Đọc thơ ông, trước sau, người đọc nhận ra sự thiếu vắng một
lý tưởng, TTT không có niềm tin, không có đời sống tâm linh, không tìm đuợc cho
đời mình một ý nghiã. Ông không
vượt qua đuợc cái tôi tiểu tư sản quay quắt trong hiện sinh.
Sau khi ra
trại, trở lại đời thường, có lẽ chứng kiến nhiều chuyện đau lòng, đổ vỡ,
TTT lại rơi vào tình trạng tuyệt vọng, thế là Hắn Rũ Bỏ Ký Ức
và Ra Đi, từ bỏ tất cả. Ninh Hạ Nguyễn Đức Tâm, một người bạn cuả
TTT kể rằng (14): “Thanh Tâm Tuyền và tôi vào tù cùng ngày cùng chỗ. Gần chín
năm sau, ra tù cùng chỗ cùng ngày…. khi về Sài Gòn, hơn tháng trời tôi và
đứa con gái 13 tuổi trên chiếc xe đạp cà rịch, ngày ngày tìm đến những địa chỉ
khắp cùng ngõ ngách trao thư tận tay những người vợ, người mẹ, người cha, người
tình. Sài Gòn, Thủ Đức, Biên Hòa.
Nơi xa xôi thì gửi theo bưu điện. Qua việc làm này, tôi đã chứng kiến bao nhiêu chuyện buồn vui tủi nhục của những bạn bè cùng cảnh… Tôi đã có ý định ghi lại những hoạt cảnh xã hội này, nhưng cuối cùng không thực hiện vì trân trọng những đau thương đổ vỡ riêng tư. “Trước khi ra đi TTT đưa cho Phạm Kiều Tùng (15) tập bản thảo và bảo: “Cậu xem có dùng được gì thì dùng, không dùng được thì hủy đi, tôi để cậu toàn quyền quyết định” anh cười nói thêm “Hủy đi, như Gogol, Kafka, như Kleist”. Đó là xấp bản thảo TTT viết trong khoảng thời gian từ sau ngày ông được thả khỏi trại cải tạo tới trước ngày ông rời bỏ quê hương.
Nơi xa xôi thì gửi theo bưu điện. Qua việc làm này, tôi đã chứng kiến bao nhiêu chuyện buồn vui tủi nhục của những bạn bè cùng cảnh… Tôi đã có ý định ghi lại những hoạt cảnh xã hội này, nhưng cuối cùng không thực hiện vì trân trọng những đau thương đổ vỡ riêng tư. “Trước khi ra đi TTT đưa cho Phạm Kiều Tùng (15) tập bản thảo và bảo: “Cậu xem có dùng được gì thì dùng, không dùng được thì hủy đi, tôi để cậu toàn quyền quyết định” anh cười nói thêm “Hủy đi, như Gogol, Kafka, như Kleist”. Đó là xấp bản thảo TTT viết trong khoảng thời gian từ sau ngày ông được thả khỏi trại cải tạo tới trước ngày ông rời bỏ quê hương.
Tôi nghĩ rằng,
TTT lâm vào tình trạng bi đát, tuyệt vọng như chưa bao giờ bi
đát tuyệt vọng hơn thế. Giống như Gogol, trong tình trạng khủng
hoảng tinh thần, đã đốt bản thảo Những linh hồn chết tập I năm1845,
tập II năm1852; và F. Kafka để lại di chúc muốn đốt hết tác phẩm cuả mình…
TTT sang định
cư ở Mỹ, đất nước cuả nữ thần tự do, cuộc sống vật chất dư đủ, tại sao ông lại
sống im lặng, ông lặng im như không tồn tại, tại sao ông từ bỏ sáng tác?. Điều
này buộc chúng ta phải tìm câu trả lời, bởi vì khi còn ở trong trại cải tạo, cuộc
sống tù đày khốn khổ như thế, ông vẫn viết được những bài thơ trong
đầu tuyệt bút, vậy mà lúc tự do, ông lại từ chối sự tồn tại cuả chính mình?
Hay phải chăng lại một cuộc bể dâu khác cuả thân phận lưu vong nơi xứ người?
lại chứng kiến những cảnh đau lòng, và một lần nữa, lại sụp đổ những ảo
tưởng cuả cuộc hành trình đời mình chăng?
cuộc hành
trình thiêng liêng đi mãi bằng giòng máu
hoàn thành
bao nhiêu tác phẩm
chỉ để sau
rốt kết luận một lời
anh hãy từ
biệt mọi người bằng tác phẩm của mình
(Định Nghiã
Một Bài Thơ Hay)
Thi sĩ, giòng
giống bị bức triệt
Nương náu
miền đầy ải thâm u
Không ngớt
tay cuốc xẻng đào huyệt
Tự vùi chôn
gương mặt phai nhòa.
(Hắn Rũ Bỏ Ký
Ức và Ra Đi)
III. Giá trị cuả Thơ Thanh Tâm Tuyền
TTT chủ
trương cách tân thơ ca , ông đã thực hiện được sự cách tân trong hai tập Tôi
Không Còn Cô Độc (1956) và Liên Đêm
Mặt Trời Tìm Thấy (1964). Trong hai tập này, TTT đã cách tân thơ bằng cách
miêu tả dòng ý thức, kết hợp với việc ghi lại những cơn mê
sảng Siêu Thực và sử dụng nhiều ẩn dụ, viết liền mạch câu
thơ không ngắt ý, hoặc ngắt ý không tuân theo quy luật ngữ pháp thông thường để
tạo sự tối nghiã, sự hàm hồ. TTT có nhiều hình ảnh thơ khá mới lạ.
Nhưng TTT
không đi tiếp con đường cách tân ấy, ông lại trở về với thơ ca truyền thống.
Từ dòng ý thức, ông trở về với thơ tâm trạng cuả thơ
Lãng Mạn (1930 -1945), từ Siêu Thực ông trở về Hiện Thực, từ ẩn dụ
bí hiểm ông trở về với chất liệu đời thường . TTT từ bỏ lối thơ lạ và bí hiểm
trở về với lối thơ chân chất tự nhiên. Điều này có ý nghiã gì? TTT nhận ra con
đường cách tân là con đường đi vào ngõ cụt. Đó chỉ là những khoe khoang
phù phiếm trắc nết, những không tưởng,
“không tưởng
cuả những cuộc phiêu lưu chết sững”.
Nếu đặt TTT
trên dòng lịch sử Văn học Việt Nam hiện đại , bên
cạnh những nhà thơ cùng thời như Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên,
Quang Dũng, Hoàng Cầm, Trần Dần…, TTT có thể có một vị trí nào đó. TTT có công
cách tân thơ, đem tư duy thơ miền Nam từ Tượng Trưng đến Hiện
Sinh kết hợp với Siêu Thực và kỹ thuật Tân Hình Thức, tạo thành một thi
pháp riêng. Nhưng những cách tân cuả TTT chỉ dừng ở mặt kỹ thuật viết,
chưa đạt tới tầm tư tưởng nghệ thuật, vì thế không tạo ra được một trào lưu như
thời kỳ Thơ Mới (1930-1945). Tôi trộm nghĩ rằng, ngay cả ở chính sự cách tân ấy,
TTT chỉ đi tiếp con đường cuả Xuân Thu Nhã Tập trước đó, tất nhiên là có những
đóng góp mới hơn, và tồn tại như một hiện tượng thử nghiệm, để rồi chính TTT từ
bỏ con đường ấy, không có người tiếp bước.
Nói cách tân
trong thơ Việt Nam nửa sau thế kỷ XX, trước hết là cách tân tư
duy thơ.
Sau 1945, thơ
Việt Nam đã có nhiều cách tân. Lần cách tân thứ nhất là trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp, thơ được đưa trở về với quần chúng, lấy quần chúng công
nông binh làm nhân vật trung tâm, bỏ lại sau lưng “cái tôi“ nhà thơ tiểu tư
sản. Tiếp theo, những năm sau 1954, Hoàng Cầm và nhóm bạn Lê Đạt,
Trần Dần, Đặng Đình Hưng tiếp tục tìm kiếm con đường đổi mới thơ. Hoàng Cầm kể
(16):
“ …tôi
đề xướng với các bạn: lúc này chính là lúc bọn mình phải để tâm vào việc phá ra
về thi pháp, phải phá ra khỏi… kiểu thơ cũ mà mình đã chán ngấy. Thế là bốn anh
em thống nhất về đường lối sáng tác.” Tập thơ Về Kinh Bắc cuả Hoàng
cầm được viết vào năm 1959, trong ý thức cách tân thơ cuả Hoàng Cầm. Thơ ca
miền Bắc những năm kháng chiến chống Mỹ tiếp tục có những cách tân về tư duy
nghệ thuật, tạo nên một nền thơ chính luận trữ tình anh hùng ca, mà trước đó
chưa có. Sự bế tắc cuả thơ ca những năm sau 1975 là do chưa có được một tư duy
nghệ thuật mới khả dĩ vượt qua được kiểu tư duy nghệ thuật trước đó.
Nói như thế
để thấy rằng không chỉ có TTT là người cách tân thơ Việt Nam. TTT có góp
phần vào sự cách tân thơ, nhưng nỗ lực cuả ông không đạt được như ý nguyện. Ông
đã phủ định con đường cách tân ấy .
Thơ TTT
có ít thành công nếu so sánh với lời nhạc cuả Trịnh Công
Sơn. Thực ra ca từ cuả Trịnh Công Sơn là thơ. TTT và
Trịnh Công Sơn có một bút pháp gần giống nhau khi viết lời, Trịnh Công Sơn
nghiêng về Ấn Tượng. Lời nhạc cuả ông thâm nhập được vào công chúng, thể hiện
được nhiều trạng thái tâm hồn cuả công chúng, phát hiện ra nhiều cái đẹp cuả
cuộc sống, làm phong phúc đời sống tinh thần cuả thời đại .Trái lại, thơ TTT là
một lãnh địa bí hiểm ít người vào được. Có lẽ vì thế mà Võ Phiến đánh giá rằng
TTT là nhà văn hơn nhà thơ. Kiệt Tấn kể (17): “Hồi Võ Phiến sang
chơi Paris và đóng đô tại nhà tôi ở Bagnolet, có bận tôi hỏi, theo
ông, Thanh Tâm Tuyền là một nhà thơ hay nhà văn. Võ Phiến đã đáp không do dự:
là một nhà văn.”
Công bằng mà
nói, TTT trong thơ cách tân, đã có được nhiều bài thơ hay như:
Phục Sinh, Lệ
Đá xanh, Nhịp Ba, Đen, Bài Ca Ngợi Tình yêu, Dạ Khúc, Tĩnh Vật ,…nhưng thật khó
tìm thấy bài thơ nào cuả TTT được công chúng yêu mến rộng rãi và lâu dài
như Tây Tiến, Đôi Mắt Người Sơn Tây (Quang Dũng), Bên Kia Sông
Đuống, Mưa Thuận Thành, Lá Diêu Bông (Hoàng Cầm) Màu Tím Hoa
Sim (Hữu Loan).. .
Thơ TTT không
thâm nhập được vào trái tim người đọc , vì tiếng thơ ấy không nói tiếng nói cuả công
chúng, không nói tiếng nói cuả trái tim Việt Nam trong một
giai đọan lịch sử mà thơ ca phải là ngọn lửa toả sáng, soi đường và cháy
rực lên sức sống, sức mạnh của một dân tộc. Thơ phải nói tiếng nói của
dân tộc truớc thời đại và lịch sử. Thơ ca phải ngang với tầm vóc cuả
thời đại lịch sử (như thơ ca thời Lý Trần , thơ ca thời
Nguyễn Du, ..). TTT không có được tiếng thơ đó.
Có lẽ người
đọc hôm nay nên tôn trọng ý kiến của ông:
Tôi đã chết
nghẹn ngào
ôm tình yêu
tự do chật ngực
tôi chết và
chối từ
đừng ai gọi
tôi là thi sĩ …
(Tôi Không
Còn Cô Độc)
*Trong bài
viết, tôi trích dẫn nhiều thơ TTT để bạn đọc có thể thâm
nhập trực tiếp thơ ông, có đủ cứ liệu để hiểu về ông. (BCT)
Chú thích:
(1) (2) (5)
(7) (8) Đặng Tiến, Thanh Tâm Tuyền ,Talawas 4.4.2006
(10) Bùi
Vĩnh Phúc, Biệt khúc cho Thanh Tâm Tuyền , (Đọc lại Thơ ở
đâu xa).Talawas 21.4.2006
(12) (14) Ninh Hạ Nguyễn Ðức Tâm ,Thanh Tâm
Tuyền - Những điều nhớ, Talawas 15.5.2006
(17) Kiệt
Tấn, Tôi có còn cô độc? Talawas 6.8.2006
(3),
(4) Phạm Xuân Nguyên, Biến cố thứ nhất của văn học thời hậu chiến: Thanh
Tâm Tuyền Talawas 23.9.2006
(*) (*) “Thực
ra, tôi biết nhiều trường hợp các nhà tu Công giáo hay Phật giáo, trong chỗ
riêng tư, đều nhìn nhận thời gian học tập cải tạo hay ở tù chính trị như một
thử thách giúp họ trở lại với tinh thần tôn giáo, lý tưởng tu trì mà trước đó
họ đã ít nhiều xa rời, thậm chí phản bội nữa, nhất là những kẻ có quyền hành
đạo đời. Do đó họ coi học tập cải tạo, ở tù như một hồng ân Thiên Chúa ban cho
họ để tu tỉnh lại.”
(GS. Nguyễn
Văn Trung - I. Tha thứ và xin tha thứ Dũnglạc.net)
(13)
(16) Hoàng Cầm, Về Kinh Bắc (1959-1960) (phần Vĩ thanh),
Talawas 5.4.2007
(6) dẫn
theo Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng, hồn thơ bị vây khổn. Talawas.
van học miền nam trước 1975
(9) (11) (15) Phạm Kiều Tùng, “Bài Học Đạo
đức Kinh” của Thanh Tâm
Tuyền”, 3/1/2007 www.thotanhinhthuc.org“.
Tháng 7/2007
Bùi Công Thuấn
eva air booking
vé máy bay đi mỹ giá bao nhiêu
vé máy bay korean airlines
mua vé máy bay đi mỹ giá rẻ
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich