Đã có
nhiều người viết về Bùi Giáng, tôi chỉ ghi lại vài cảm nhận của mình, như là để
góp thêm một cách hiểu thơ ông, may ra chia xẻ được chút nỗi niềm của ông.
1.
Trạng thái “điên“ của Bùi Giáng có ý nghĩa gì?.
Theo
thầy Thích Nguyên Tạng (chùa Pháp Vân, Gia Định, Sàigòn), Bùi Giáng tự
ghi tiểu sử cuả mình cho thầy trong cuốn sổ tay vào buổi trưa ngày
mùng 10 tháng 11 năm 1993 như sau:
“1971
- 75 - 93
Điên
rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang
Rong
chơi như hài nhi (con nít)
Được
gia đình ông Phó Chủ Tịch (482) Lê Quang Định, Hội Đồng Thành Phố đối xử thơ
mộng thênh… “
Bùi
Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 ỏ làng Thanh Châu xã Vĩnh Trinh huyện Duy
Xuyên Quảng Nam. Tạ thế tại bệnh viện Chợ Rẫy Sài Gòn, hồi 2 giờ chiều ngày 7
tháng 10 năm 1998. Ông là cháu ngoại của tổng đốc Hoàng Diệu, con của ông Bùi
Thuyên và bà Huỳnh Thị Kiền làm nghề dạy học ở Đà Lạt, Sài Gòn, biên soạn sách
giảng luận về văn học, triết học, kiếm hiệp, viết văn, làm thơ…
Theo
Võ Đắc Danh, hồ sơ lưu trữ tại nhà thương điên Biên Hòa ghi nhận Bùi Giáng
nhập viện hai lần. Lần thứ nhất vào năm 1969, lần thứ hai vào năm 1977, thời
gian này Nguyễn Ngu Í vẫn còn trong bệnh viện, hai người cùng ở khu 3.
Bệnh
án của Bùi Giáng có đoạn ghi: "Bệnh tái phát từ tháng 4 năm 1969, có hôm
thức suốt đêm để viết, nói huyên thuyên, chơi chữ, có khi la thất thanh, ý
tưởng tự cao tự đại. Hay phát biểu ý kiến về những vấn đề chính trị, văn hoá
trọng đại, có ý nghĩ bị người ta phá hoại sự nghiệp văn chương. Tháng 3 năm
1969 bị cháy nhà và cháy tất cả sách vở quý báu nên đương sự bị bệnh mỗi ngày
một nặng hơn...".
Tuy
nhiên đọc thơ Bùi Giáng, tôi không thấy bệnh điên ảnh hưởng gì đến câu chữ cuả
ông. Trái lại, ông ý thức rõ trạng thái điên của mình, điên là một thái độ sống
có ý thức. Đời
này đất đá cằn khô
Điên
duỗi dọc, điên ngửa nghiêng
Điên
là hạnh phúc thần tiên ở đời
(Dzách)
Uống
và say nói lăng nhăng
Miệng
mồm lý nhý thằn lằn đứt đuôi
Tâm
can chân thể chôn vùi
Mặt
trời không mọc với người lem nhem
Còn
đâu nguyệt tỏ bên thềm
Ôi
người uống rượu còn thêm điên rồ
(Người
Điên Uống Rượu)
Ông
điên từ một lần đầu
Tới
lần đuôi đứt ruột rầu rĩ đau
Tuyệt
mù biển cạn sông sâu
Bụi
hồng tản mác trước sau bây giờ.
1996
1996
(Ông
Điên)
Anh
đã định suốt thiên thu vạn kỷ
Làm
thằng điên rồ dại suốt thiên thâu
Nhưng
em ạ, dường như anh vô lý
Lúc
đoạn trường anh đứt ruột khổ đau
(Quá khứ của anh)
Những
dòng thơ “điên“ ở trên như ẩn chứa một điều gì sâu kín lắm trong tâm hồn Bùi
Giáng. Ngôn ngữ thơ vừa gói kín vưà gợi ra trạng thái mơ hồ, nửa như đùa, nửa
như thật, nửa hồn nhiên, nửa thương đau và cô độc của tâm hồn Bùi Giáng. Không
có mặt trời mọc, không có trăng bên thềm, chỉ có tuyệt mù sông
sâu, biển cạn, bụi hồng và sự hiện hữu người ngợm vô
thường trong nỗi đau đứt ruột
2. Thơ
Bùi Giáng, thơ tư tưởng
Trong
thơ, người đọc khó khám phá ra nỗi đau thực sự của Bùi Giáng là gì, nhưng nỗi
đau ấy bàng bạc trong hồn thơ ông
Niềm
đau đớn xót xa như vĩnh quyết
Niềm
điêu linh như vĩnh biệt muôn đời
Tôi
về giữ mộng mù khơi
Kết
thành viễn tượng cho đời chiêm bao
(Ngày
Nay Ngày mai)
Ăn
làm sao? nói làm sao?
Thủy
chung muôn một? còn đau đớn nghìn?
Phải
chăng đó là nỗi đau cuả những cuộc tình “rã đôi“ không thành lời. Sự “chia ngã
đường thu“ đã để lại những vết thương tâm không rõ nguồn cơn, nở
thành những “đóa đóa sầu“ để Bùi Giáng tặng cho đời ...Ông có nhắc đến một vài
người cụ thể: “Bình sinh mộng tưởng vấp phải niềm thương yêu của Kim Cương Nương
Tử, Hà Thanh Cố Nương và Mẫu Thân Phùng Khánh (tức Trí Hải Ni Cô)“ (tiểu
sử tự ghi) Nhưng những người phụ nữ này được Bùi Giáng tôn vinh như
là mẫu thân sinh đẻ ra mình, tuyệt không có chút gì là quan hệ nhục
thể cuả tình yêu nam nữ, nhớ mong, hờn ghen, đau khổ, hẹn hò, mộng
mơ như trong thơ tình cuả những nhà thơ khác.
Tặng
đời đóa đóa hoa sầu
Nhớ
nhau từ đóa mộng đầu rã
đôi
(Theo
Áng Mây bay)
Những
thương nhớ lạnh bao giờ
Đường
Thu chia ngã chân trời rộng tênh
(Mai
Sau Em về)
Kính
thưa công chúa Kim Cương,
Trẫm
từ vô tận ven đường ngồi đây
Tờ
thư rất mực móng dày,
Làm
sao định nghĩa đêm ngày yêu nhau?
(Kính
Thưa)
Con
về giũ áo đười ươi
Nực
cười Trí Hải ngậm ngùi mẫu thân
Đẻ
con một trận vô ngần
Mẹ
còn đẻ nữa một lần nữa thôi
Mẫu
thân Phùng Khánh tuyệt vời
Chiều
xuân thơ mộng dưới trời bước đi
(Thơ
Điên)
Nhân
vật Em trong thơ Bùi Giáng thấp thoáng bóng hình một con người của thực
tại, của kỷ niệm của yêu thương, nhưng cũng là huyễn hoặc
“sương bóng“ tâm tưởng để Bùi Giáng giãi bày
Em đi
sương bóng vô ngần
Nhìn
anh như ngó một lần người điên
(Mộng)
Xin
ngó lại bàn chân em bước
Vì em
đi vào lúc gió đương bay
Năm
ngón nhỏ như sương đầm lá ướt
Em
đưa tay anh vói bắt chừng này
Ngồi
kể lại chuyện ngày xưa cũ kỹ
Em
không nghe vì anh cũng không nghe..
(Nhiên
Tượng)
Chuyện
tình yêu chỉ thoáng qua rất nhẹ vậy “Niềm đau đớn xót xa như vĩnh quyết“ cuả
Bùi Giáng là gì? Có lẽ xuất phát từ thẳm sâu ý thức về thân phận thiên
tài, số kiếp kẻ phong vận bạc mệnh mà Nguyễn Du nói đến trong Độc
Tiểu Thanh Ký? Xưa nay người phong vận phải mang lấy những hận
sự, những kỳ oan, như một định mệnh, biết “hỏi đoạn trường từ đâu“, dù có
hỏi trời cũng không có lời giải đáp”. Cổ kim hận sự thiên nan vấn/ Phong
vận kỳ oan ngã tự cư“. Bùi Giáng tự kham lấy những nghiệp chướng ấy
chăng, rồi nín thinh như cỏ cây
Em về
trúc thạch mốt mai
Sẽ
nhìn thấy mãi thiên tài chết điên
(Mười
Hai Con Mắt)
Thưa
rằng bạc mệnh xin kham
Giờ
vui bất tuyệt xin làm cỏ cây
(Chào
Nguyên Xuân)
Dấu
bèo phong vận nín thinh
Sóng
phơi trường mộng bình minh vô thường
Nắng
hồng chiếu bóng đài gương
Lời
nghi hoặc hỏi đoạn trường từ đâu …
(Vẫn
Là Là)
Thực
ra, trong bản chất của thân phận làm người, Bùi Giáng đau nỗi đau kiếp nhân
sinh, nỗi đau của sự thất bại trong nỗ lực vượt qua “bốn nuí“ (Chữ của Trần
Thái Tông, 1218 - 1277, trong Thiền Tông Chỉ Nam), vượt qua sắc không, ngũ uẩn,
vô thường. Bùi Giáng không sao đặt được bước chân vào cõi
thanh tịnh vô vi (Asamkrita). Ông tự dày vò mình trong hình hài “đười ươi“, con
vật, giống khỉ, ngưả mặt cười vu vơ (hình ảnh “điên“ cuả Bùi Giáng)
…Em
về giũ áo mù sa
Tiền
trình vạn lý anh là đười ươi…
…Em
về giũ áo đười ươi
Trút
quần phong nhụy cho người phụ nhau.
Thời
gian rạch xé tô bồi cho em.
….Ông
già rất mực đười ươi
Già
nua lắm lắm còn cười vu vơ.
Nhận
ra “tinh thể đười ươi“ trong thân phận người là một giác ngộ tư tưởng cuả Bùi
Giáng.
Hoặc
rằng người cũng là tôi
Hay
là tôi cũng là tôi như người
Ấy
rằng tinh thể đười ươi
Lời
rằng quyết tuyệt và tươi vui và
Ấy
rằng một cũng là ba
Là
hai mai một mốt là hôm nay.
Trong
Thiền Luận, Daisetz Teitaro Suzuki nhắc đến Thiền Thoại sau: Khi Ngưỡng
Sơn (804-899) hỏi về Phật tánh. Thiền Sư Hồng Ân thí dụ như vầy: “Như ngôi nhà
có sáu cửa nhốt khỉ đột. Ở ngoài có người hô to “khọt khọt”, khỉ đáp lại “khọt
khọt”, cứ thế sáu cửa cùng hô cùng ứng. Ngưỡng Sơn hỏi lại: “Ví như lúc ấy khỉ
ngủ thì sao?". Hồng Ân bước xuống một tay nắm Ngưỡng Sơn, vừa múa vừa nói:
“Khỉ ơi khỉ ơi, ta với ngươi cùng đối mặt nhau đây”.
Đoạn
thơ trên biểu hiện tâm hồn, tính cách, kiều nói năng rất Thiền cuả Bùi Giáng.
Bùi
Giáng nhận ra Phật Tánh trong hình hài đười ươi của người, cuả tôi.
“người cũng là tôi, tôi cũng là người, ấy rằng tinh thể đười ươi“. Vũ trụ, thời
gian là nhất thể, tự tại, không sinh diệt: “một cũng là ba, là hai, là một;
mai, mốt cũng là hôm nay“. Sự giác ngộ như thế là bước giác ngộ thứ nhất để dẫn
đấn đại ngộ. Đây không phải là sự “xoá nhoà ranh giới giữa cái tôi và cái ta,
giữa cái riêng và cái chung” như nhận xét của Nguyễn Hưng Quốc.
Trong
đoạn thơ trên, phải chăng Bùi Giáng mượn lời thiền sư Hồng Ân để thể
hiện tư tưởng cuả mình? Rõ ràng tư tưởng thơ Bùi Giáng là tư tưởng
Phật Giáo. Đời hư huyễn, như hạt sương, bọt nước, như ánh chớp, như áng mây, vô
thường, chiêm bao (Bùi Giáng có nhiều bài thơ đề tài Chiêm Bao). Tự Tánh
cuả vạn vật là KHÔNG, sự từ bỏ Ngã, không để vướng mắc vào bất cứ cái gì đạt
tới tinh thần “Ưng vô sở trú“, (Giới thiệu Kinh Kim Cang - Thích Thái Hoà).
Dường như Bùi Giáng đang phát tâm, an trú tâm và hàng phục tâm, đoạn trừ ngã
chấp, ngộ nhập ngã- không
“Anh
đã định sẽ cùng em kể lể
Một
nỗi đời hư huyễn giữa chiêm bao
Vườn
hiu hắt nguyệt hờn mây nhỏ lệ
Một
mùi hương hồng tụ ở nơi nao”
Anh
đã định bỏ hoàng hoa say đắm
Bỏ
tâm tư về vắng lặng phương trời
Bỏ
tất cả tâm tình xưa say đắm
Tới
muôn sau tình tuyệt vọng không lời
(Quá
Khứ của Anh)
Có
lúc Bùi Giáng đã đạt đuợc sự hồn nhiên thanh tịnh (1), vượt
qua sắc không, đạt đến tinh thần của Hoa Nghiêm, hoà
trong tạo vật. Tôi không thấy hồn thơ Bùi Giáng bị vây khốn như
Thanh Tâm Tuyền đã từng viết về ông.
Rong
rêu ngày tháng rong chơi
Tìm
xuân tinh thể chốn nơi nào là
Sưu
tầm túy vũ cuồng ca
Hồn
nhiên như thể như là hài nhi?
(Bé
Con Ơi)
…Một
hàng cây bóng thần tiên
Dập
dìu ở giữa khuôn viên thêu thùa
Bé
con bốn đứa nô đùa
Một
trai ba gái bốn mùa chạy quanh
(Thiên
Thanh Là Là)
Xin
yêu mãi mãi và yêu nhau mãi
Trần
gian ôi! cánh bướm cánh chuồn chuồn
Con
kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại
Con
vi trùng sâu bọ cũng yêu luôn.
(Phụng
Hiền)
Nâu
sồng ăn mặc sớm hôm
Ðêm
nằm ngó nguyệt sáng dòm song the.
Dưới
mắt người hành đạo theo tinh thần Hoa Nghiêm, con ong, cái kiến cho đến cọng
cỏ, bụi gai, không cái gì mà không dễ thương, không phải là Phật, kể cả sơn hà
đại địa, phiến đá, dòng suối trong rừng, một miếng gỗ, cục đá hay
đồng chì...
Nhưng
Bùi Giáng không trở thành Thiền Sư, ông vẫn sống với thân
phận đười ươi khỉ đột giữa đời, vẫn tra hỏi tìm kiếm mỏi
mòn trong cõi bể dâu, và ngày càng xa hút... trong cái nhìn cuả con
người, cái nhìn đười ươi, nghi hoặc, đo, đếm.
Đười
ươi giũ áo tình phong nhã
Khỉ
đột trút quần tưởng Việt siêu …
(Chiêm
Bao 7)
Cố
gắng trăm năm tìm kiếm mãi
Mỏi
mòn nghìn mối thể thân ly …
(Chiêm
Bao 3)
Hỏi
tên rằng biển xanh dâu
Hỏi
quê? Rằng mộng ban đầu đã xa
Gọi
tên? Rằng một hai ba
Đếm
là diệu tưởng đo là nghi tâm
(Tặng
Mã Giám Sinh)
Ông
chỉ đạt tới tiểu ngộ mà không đạt tới đại ngộ cuả Thực tướng vô tướng; thực
tánh vô tánh. Trạng thái “điên“ cuả Bùi Giáng chính là trạng thái bất lực
trước cuộc vượt qua đề “tái sinh“, mặc dù Bùi Giáng đã
nhiều lần nói đến tái sinh.
Anh
đã định sẽ yêu đời suốt kiếp
Suốt
thiên thu từ vạn thuở phiêu bồng
Rồi
anh chợt thấy mình luôn liên tiếp
Nửa
điên cuồng nửa rồ dại bông lông
(Quá
Khứ Cuả Anh - tại Lê Gia Trang 1991)
Tỉnh
ra nửa sợ nửa mừng
Tận
cùng gió núi trăng rừng tái sinh
(Chuyện
Chiêm Bao 20)
Tận
cùng gió gác trăng lầu
Tái
sinh rừng biển buồn rầu trăm năm
(Chiêm
Bao 21)
Chưa
giác ngộ, người ta thấy núi là núi sông là sông. Giác ngộ rồi, người ta vẫn
thấy núi là núi, sông là sông, nhưng là một tâm hồn tái sinh. Tái sinh
trong tâm bình thường không phải tâm sai biệt. Như trở về nhà
xưa, hoa xuân như lộng lẫy hơn, dòng nước đầu non như chảy mát rượi hơn,
trong vắt hơn, trong mọi vật bình thường là toàn thể vũ trụ, là tự do.
Chính
vì không vượt qua được sắc tướng huyễn hoặc hồng trần, Bùi Giáng cứ phiêu du
trong cõi đời cô độc mù khơi, hành trình ấy như một bế tắc, lại vưà như một
khám phá hiện sinh làm nên thơ Bùi Giáng, những bài thơ ấy chia xẻ được với mọi
người nỗi niềm gần xa. Bởi vì nếu Bùi Giáng “ngộ“ được chân như, có lẽ thơ
Bùi Giáng chỉ còn là những bài kệ để thuyết pháp mà thôi.
tôi
người thủy thủ ra đi
chân
trời thấy nước đợi kỳ lên mây
sao
đêm đố xuống triều đầy
ai
đưa kiếm vút ngang mày hư không
(Mái
Hiên)
lạnh
lụng dấu bước bờ sau
mấy
đời ly biệt về đau trong mình
năm
sầu sa mạc nín thinh
đi
vào giá buốt mông mênh cuối trời
(Mái
Hiên)
3. Giá
trị thơ Bùi Giáng
Thơ
Bùi Giáng tài hoa ở câu chữ, những câu chữ chưá đầy bí mật. Nhiều người đọc thơ
Bùi Giáng không hiểu, tấm tắc khen, rằng là tài hoa, rằng là
hay…nhưng bất lực, không giải mã được, đành “tán“
như vầy: “có khi không hiểu hết nghĩa nhưng tâm hồn vẫn bàng bạc một nỗi cảm
hoài. Có thể thơ Bùi Giáng nói được đôi điều rất chân thật với tâm hồn ta, và
ta được hưởng ít giây phút sung sướng phiêu bồng mà hầu hết chúng ta đã đánh
mất, đã rời quá xa trong cuộc sống đầy phân chia đến chỗ cằn cỗi này”. (Phạm Xuân Đài). Nguyễn Phú Long trích
dẫn thơ trong một bài luận về “Sở Dĩ Nhiên” cho rằng, đọc thơ
Bùi Giáng không cần hiểu ý nghiã bài thơ: ”Nhưng
tại sao lại đặt vấn đề ý nghĩa cho một bài thơ nhỉ? Bài thơ là bài thơ, những
gì ta thấy ta đọc là những gì ta đọc ta thấy vậy thôi. Đừng đi tìm ý nghĩa. Bài
thơ như thế đấy, nó không cần có ý nghĩa.” Nguyễn Hưng Quốc
còn đi xa hơn: “Bùi Giáng rất gần các nhà thơ hậu hiện đại. Bùi Giáng còn gần
gũi các nhà thơ hậu hiện đại ở một khía cạnh khác nữa: một số khá nhiều những
bài thơ của ông là loại thơ không thể giảng. Nói cách khác, bài thơ là bài thơ.
Không có ý nghĩa nào ẩn đằng sau bài thơ để chúng ta đào xới, tìm kiếm… Chúng
ta không thể phân tích. Chúng ta chỉ cần nghiệm (experience). Đọc lần thứ nhất:
chúng ta không hiểu gì cả. Đọc lần thứ hai: chúng ta vẫn không hiểu gì cả. Đọc
lần thứ ba: chúng ta lại vẫn không hiểu gì cả.”
Ô
hay! Bùi Giáng làm thơ là để mong có người chia xẻ tâm sự điêu linh, vậy
mà người đọc lại không hiểu, không cần hiểu, không cần đọc những gì ông gửi gắm
qua câu chữ, thử hỏi Bùi Giáng có buồn không?
Xổ
bầu tâm sự điêu linh
Ai
người chia xẻ với mình với ta
(Một
giờ)
Không
phải thơ Bùi Giáng là “thơ gần với thơ Hậu Hiện Đại, bài thơ là bài thơ,
không có ý nghĩa nào ẩn sau để
chúng ta đào sới“, đấy chỉ là cách nói cuả sự bất lực trước ngôn ngữ tư tưởng
cuả thơ Bùi Giáng. Thơ tư tưởng phải hiểu bằng tư tưởng, không phải bằng câu
chữ; hơn nữa Bùi Giáng đã dùng một loại ngôn ngữ “khép
kín“, yêu cầu rất cao đối với người đọc để có thể hiểu thơ ông:
Ngữ
ngôn khép kín mặc dầu
Hùng
tâm tim máu óc đầu mở ra
Dịu
dàng cuối lá đầu hoa
Mười
về châu lệ chín sa dòng dòng
(Bé
Con Ơi)
Bùi
Giáng bảo rằng phải mở óc trong đầu ra, mở máu trong
tim ra, phải có hùng tâm, phải trở
về chín phương trời mười phương Phật nướcmắt dòng dòng tuôn
rơi (như chín chiều ruột đau) mới có thể đọc Bùi Giáng, lại phải biết
trân trọng nâng niu, dịu dàng như nâng niu hoa lá. Nhất là phải
có “hùng
tâm“, đừng nghi tâm. Chữ
“hùng tâm“ theo tôi, là chữ Bùi Giáng mượn cái tâm cuả Nguyễn Du: Tráng sĩ
bạch đầu bi hướng thiên/ hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên“ (Tạp Thi). Vời yêu
cầu như thế, việc đọc thơ Bùi Giáng thật không dễ dàng.
Thực
ra thơ Bùi Giáng là thơ tư tưởng, thể tính cuả nó là tư tưởng, không phải câu
chữ, hơn nưã ở nhiều bài thơ, Bùi Giáng đã dùng kiểu diễn đạt “vô
ngôn“ cuả Thiền. Với kiểu ngôn ngữ này, càng bám vào ngôn ngữ, người đọc càng
bị mắc bẫy bởi chính tư duy cuả mình. Thí dụ;
Đệ tử
hỏi:
- Thế
nào là Phật?
Thiền
sư Tịnh Không (1091-1170) đáp:
-
Nhật nguyệt sáng soi ức triệu cõi
Ai
hay mua móc gội non sông!
Bùi
Giáng cũng trả lời những người hỏi mình:
Hỏi
tên rằng biển xanh dâu
Hỏi
quê? Rằng mộng ban đầu đã xa
Gọi
tên? Rằng một hai ba
Đếm
là diệu tưởng đo là nghi tâm
(Bùi
Giáng)
Cách
trả lời cuả Bùi Giáng trong đoạn thơ trên cũng là cách trả lời cuả
thiền sư Tịnh Không. Nếu người đọc chỉ tra hỏi, đo, đếm với cái tâm sai biệt (Nghi tâm), chỉ bám vào
câu chữ, thì không thể hiểu ông nói gì. Bởi vì Bùi Giáng tồn tại vô
sắc tướng trong đoạn thơ. Người đọc cảm được cái hay của đoạn
thơ nhưng khó giải thích được được bản chất thẩm mỹ cuả đoạn thơ là gì.
Đây chính là đặc điểm ngôn ngữ Thiền. Không hiểu mới là Thiền. Bởi vì
Thiền “..Bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm“, Thiền loại bỏ tất
cả sự nhận thức cuả trí. Khi còn bám vào sắc tướng (lời)
còn nghi tâm, thì không hiểu được ý ở ngoài lời.
Tất
nhiên bằng trực giác, ta vẫn có thể hiểu được lớp nghiã tường minh cuả văn bản,
bởi vì trong ta đã có sắn vốn ngôn ngữ để hiểu. Ta hiểu được “Biển xanh
dâu“ vì trong ta đã có câu thơ Kiều “Trải qua một cuộc bể dâu“. Trong ta, ai cũng đã từng một lần dệt
mộng cho tình đầu cuả mình ,
”mộng
ban đầu“, “mộng dưới hoa“, “mộng
bình thường“. Đoạn thơ còn quen thuộc ở cấu trúc giống với đoạn thơ Nguyễn Du
giới thiệu Mã Giám Sinh, một nhân vật để lại nhiều ấn tượng cho người đọc Kiều.
Sự thú vị càng tăng lên khi người đọc nhận ra phép đối
trong câu chữ cuả Bùi Giáng với câu chữ cuả Nguyễn Du: “Hỏi quê: “rằng huyện
Lâm Thanh cũng gần “ (truyện Kiều) , đối với “Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu
đã xa“ (Bùi Giáng). Bùi Giáng đối
lập mình với Mã Giám Sinh, từ đó đặt mình trong tương quan với
Nguyễn Du. Câu thơ Nguyễn Du là câu thơ tả thực nói cái đời thường,
quê quán, tuổi tác, gia cảnh. Câu
thơ Bùi Giáng ngược lại, dẫn người đọc vào trường ngôn ngữ nghệ thuật đòi
sự cảm nhận lãng mạn. Cái hay cuả đoạn thơ còn ở chỗ Bùi Giáng làm thay
đổi đột ngột cách tư duy cuả người đọc. Đang từ kiểu tư duy hình tượng
với biển xanh dâu, đột ngột đổi sang kiểu tưduy cụ thể đo đếm, một, hai,
ba, rồi tức khắc chuyển sang tư duy triết học với những “diệu tưởng,
nghi tâm“. Tư duy logic cuả người đọc bị lật nhào, đoạn thơ mở ra
chiều tư tưởng, buộc người đọc phải thoát ra khỏi câu chữ để nhìn
bằng cái tâm không sai biệt. Tiến
trình đọc như vậy tạo ra khoái cảm thẩm mỹ. Người
đọc có thể không hiểu câu chữ Bùi Giáng vẫn cảm nhận được cái hay cuả thơ ông
là vậy.
Nói
thơ Bùi Giáng là thơ tư tưởng thì giá trị thơ Bùi Giáng cũng là giá trị cuả
chính tư tưởng ấy. Vậy tư tưởng thơ Bùi Giáng là gì? Ở trên tôi đã
nhận ra tư tưởng cuả kinh Kim Cang, kinh Hoa Nghiêm, tư tưởng Thiền trong thơ
Bùi Giáng, nhưng còn một thế giới tư tưởng khác trong thơ Bùi Giáng
là thế giới tư tưởng Nguyễn Du: biển xanh dâu, đoạn
trường, phong vận, lầu xanh, cát lầm, bụi hồng, hùm
thiêng (thân phận Từ Hải), Đạm Tiên, Từ Hải …Bùi Giáng mượn thế
giới tư tưởng nghệ thuật ấy để thể hiện tâm hồn mình
Thưa
rằng bạc mệnh xin kham
Giờ
vui bất tuyệt xin làm cỏ cây
(Chào
Nguyên Xuân)
Tồn
sinh quá khứ chôn vùi
Cơn
say suốt kiếp - trận cười thâu canh
(Gõ
Cưả Tồn Sinh)
Hùm
thiêng chắp nối của tin
Cho
người thổn thức cầu xin đá vàng
(Mười
Hai Con Mắt)
Tuyệt
mù biển cạn sông sâu
Bụi
hồng tản mác trước sau bây giờ
(Ông
Điên)
Cô
đơn chứa đựng đầy miền
Cảo
thơm tiền kiếp qủa nhiên bây giờ.
(Quanh
Co)
Mặc
người
mưa
Sở mây Tần
Riêng
mình gìn giữ
một
lần đầu tiên
(Riêng
Mình)
Dấu
bèo phong vận nín thinh
Sóng
phơi trường mộng bình minh vô thường
Nắng
hồng chiếu bóng đài gương
Lời
nghi hoặc hỏi đoạn trường từ đâu
(Vẫn
Là Là)
Sao
bằng riêng một biên thuỳ
Cõi
điên vũ trụ tuỳ nghi tung hoành
(Sao
Bằng)
Lừng
bay thân thế pha mù
Sương
mây tuyết dậy thân bù cho thân
(Đạm
Tiên)
Nhưng
thơ Bùi Giáng không chỉ có ngần ấy tư tưởng. Những hệ tư tưởng ấy chưa đủ để
ông giải quyết những vấn đề của hiện
hữu và cũng không giúp ông nói hết sự trải nghiệm hiện sinh cuả mình, bởi
cuộc đời ông, thời đại ông và tư tưởng cuả ông khác rất xa với quá
khứ. Ông tìm đến một cách thể hiện khác, đó là thái độ “điên“. Thiền thọai kể
lại nhiều hành vi của các Thiền
sư mà nếu nhìn bằng con mắt bình thường ta có thể sẽ thốt lên rằng “điên thật!
điên thật!“, chẳng hạn: có một thượng tọa tên là Định hỏi sư Lâm
Tế về đại nghĩa pháp Phật. Sư bước xuống ghế rơm, nắm lấy Định, xáng
cho một bạt tai, rồi xô ra. Định choáng váng chưa biết phải làm gì. Một ông
tăng đứng bên bảo Định sao không lạy Sư đi. Định toan lạy thì ngay lúc ấy hốt
nhiên ngộ đạo. Sau đó, Định qua cầu gặp ba ông tọa chủ. Một ông hỏi
Định: tôi nghe nói dòng thiền sâu thẳm phải dò đến đáy, thế nghĩa là
gì?”. Định bèn nắm lấy người ấy, toan ném xuống sông (dẫn theo
Suzuki). Thiền Uyển Tập Anh kể lại: Thiền sư Đại
Xả (1120-1180) thường xoã tóc, quên ăn, không ở hẳn một nơi nào. Ngày
5 tháng 2 năm Trinh Phù thứ 5, sau khi dặn dò đệ tử, sư đọc bài kệ,
đến canh năm hôm ấy sư uống thuốc độc mà qua đời. (Thế có là điên hay không?)
Phải
chăng Điên là một cách hành Thiền của Bùi Giáng? và Điên cũng là
cách né tránh đối diện với thực tại, thực tại thời chiến tranh
Việt Nam, trước và sau 1975? Ta không thấy Bùi Giáng bày tỏ bất cứ chính
kiến nào về thực tại đó như thơ văn đương thời. Bài thơ Về Quảng
Nam được viết bằng ngôn ngữ đời thường thể hiện rõ thái độ né tránh ấy:
Chiêm
bao tôi thấy tôi về Quảng Nam
Rong
chơi Đại Lộc, Điện Bàng
Duy
Xuyên, Tiên Phước, Hoà Vang, Thăng Bình...
Tìm người bạn cũ không ra
Tìm người bạn cũ không ra
Còn
phong cảnh cũ khác xa những ngày...
Xóm làng đồng ruộng lạ thay
Xóm làng đồng ruộng lạ thay
Chỉ
còn dáng núi chạy dài xa xa
Giữ
nguyên hình ảnh đậm đà
Còn
trong kỷ niệm bao la tuổi nào...
Ngắm nhìn. Tim máu xôn xao
Ngắm nhìn. Tim máu xôn xao
Tôi
rời đất Quảng trở vào Miền nam
Tâm
hồn bao xiết hoang mang
1995
Ta
chỉ thấy thấp thoáng tâm hồn Bùi Giáng xiết bao hoang mang, xôn
xao, dở dang trước thực tại đã thay đổi lạ lùng. Bùi Giáng không lộ ra bất cứ một phản
ứng chinh trị xã hội nào. Thái
độ này chẳng khác gì Nguyễn Du lúc sinh thời. Nguyễn Du sống im lặng, dấu
kín tư tưởng của mình với thực
tại thời Gia Long. Nhiều bài thơ của Nguyễn
Du mượn đề tài Trung Quốc. Thật khó tìm thấy hình ảnh đời sống thật cuả xã hội
Việt Nam và thái độ của Nguyễn
Du trong thơ ông. Thái độ cuả Bùi Giáng với Nguyễn Huệ (bài Nguyễn Huệ) cũng
gần như thái độ Nguyễn Du với Từ Hải, mà có ý kiến cho rằng Từ Hải là hình bóng Nguyễn Huệ. Và, phải chăng
thái độ của Bùi Giáng cũng là
thái độ “giả cuồng“ của Nguyễn
Gia Thiều trước thời cuộc? Nguyễn Huệ ra Bắc 1786, Nguyễn Gia Thiều lẩn trốn ở
núi rừng. Khi không còn trốn tránh được, ông trở lại Thăng Long uống rượu, giả
cuồng, bất hợp tác với Tây Sơn.
Bùi
Giáng ý thức rõ việc lúc nào điên, lúc nào tỉnh, ông cũng ý thức rõ người đời
hoài nghi về thái độ “giả cuồng“ ấy của ông
Uống
và say nói lăng nhăng
Miệng
mồm lý nhý thằn lằn đứt đuôi
(Người
Điên Uống Rượu)
Tôi
cười tôi khóc bâng quơ
Người
nghe người khóc có ngờ chi không.
(Bao
Giờ)
Tôi
nằm ở giữa vườn cây
Tấm
lòng men rượu từ nay chịu chừa
Điên
cuồng nhảy múa sớm trưa
Từ
nay chấm dứt - thượng thừa hoàng trang
(Cũng
Là Như Thế)
Uống
rượu, điên cuồng nhảy múa, nói năng lí nhí, cười khóc bâng quơ. Nếu nhìn ở hiện tượng ngôn ngữ thì đó
là hành vi cuả người điên không còn ý thức, nhưng ở Bùi Giáng đó là một hành vi
có ý thức, một thái độ chọn lưạ hiện sinh. Nhất định thái độ ấy phải xuất phát
từ tư tưởng. Có thể là ông mắc phải sai lầm nào đó trong đời, hay
sai lầm cuả những dấn thân “tội lỗi“
Đời
đã mất tự bao giờ giữa dạ
Khi
lỡ nhìn viễn tượng lúc đầu xanh
(Hư
Vô Và Vĩnh Viễn)
Máu
trong mình mòn ruỗng
Xương
trong mình rã riêng
Anh
đi về đô hội
Ngó
phố thị mơ màng
Anh
vùi thân trong tội lỗi
Chợt
đêm nào gió bờ nọ bay sang
(Bờ Lúa)
Cũng
có thể đó là thái độ sống “hồn nhiên“ của người “đắc đạo“. Người đời nhìn ông điên, nhưng, với
ông, đó là tự do. Chữ tự do hiểu theo tư tưởng Phật, không
phải tự do chính trị. Tôi không nghĩ rằng “Anh càng lang thang, càng lên cơn
điên dữ dội, càng điêu linh tàn tạ, nhưng cùng lúc anh đang đóng vai trò của
một sứ đồ tự do, bản thân anh là một bài ca đầy cảm hứng cho nỗi khát khao tinh
thần tự do của xã hội….Anh tượng trưng cho sự "ngoài vòng cương
tỏa" mà người văn nghệ chân chính nào cũng thèm muốn.” (Phạm Xuân
Đài). Thực ra đó là tinh thần “Ưng vô sở trú ‘ cuả kinh Kim Cang, tinh
thần tự do cuả Lâm Tế Nghĩa Huyền (? – 867) “…gặp Phật giết
Phật, gặp Tổ giết Tổ, gặp La Hán hoặc họ hàng thân thiết, giết hết, chớ ngần
ngại: đó là con đường độc nhất để giải thoát. Đừng để bất cứ ngoại vật nào trói
buộc mình, hãy vượt lên, hãy bước qua, hãy tự do.” (Dẫn theo Suzuki)
Ngủ
yên bên lá cỏ chiều
Giữa
trời thu mỏng gió dìu mây trôi
Ngủ
yên bên suối bên đồi
Bên
rừng thu tạnh bên người xót xa
Cát
lầm ngọc trắng ố hoa
Bên
đời thổn thức thiết tha bên người
Ngủ
yên cây cỏ ngậm ngùi
Một
giờ yên ngủ lấp vùi trăm năm
Tỉnh
ra tìm lại chỗ nằm
Chốn
xa xôi ấy đêm rằm trăng soi
(Chuyện
Chiêm Bao 17)
Bùi
Giáng có thể ngủ yên bên cỏ, bên suối, bên đồi, bên rừng để lấp vùi
trăm năm, nhưng Bùi Giáng không thể quên nguôi nỗi đau đời. Ông
gắn bó đá vàng bên đời buồn tủi, bên người xót xa,
ông thiết tha bên người với tất cả nỗi ngậm ngùi thổn
thức cuả cõi nhân sinh, và ông bỗng nhận ra mình lạc
mất trong chốn xa xối ấy, tỉnh ra đi tìm lại chính mình.
Trước khi về chín suối
Trước khi về chín suối
Em
xin gửi đá vàng
Của
trăm năm buồn tủi
Về
trở lại nhân gian
(Trước
Khi)
Có
thể nhận thấy sau Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Cao Bá Quát, thì Bùi Giáng là
người làm thơ tư tưởng, và đưa thơ tư tưởng Việt Nam lên những bước phát triển
mới. Điều này trở thành giá trị thơ Bùi Giáng, vì đương thời và
cả hiện nay, rất ít nhà thơ Việt Nam trở thành nhà thơ tư
tưởng (Có chăng là Phạm Thiên Thư, và hiện nay là Trần Ngọc Tuấn với tập
thơ Gió Reo). Tuy nhiên tư tưởng thơ Bùi Giáng không sánh được với tư
tưởng thơ Nguyễn Du và Nguyễn Gia Thiều ở sự giác ngộ những trải
nghiệm bể dâu, ở cái “hùng tâm“ và thần lực cuả một hồn thơ mà ngòi bút có thể
làm rung chuyển khắp cõi nhân gian như Không Lộ Thiền Sư “Trường
khiếu nhất thanh hàn thái hư.” (Không Lộ -?-1119. Thiền Uyển Tập Anh)
4.
Bùi Giáng có cách tân thơ không?
Bùi
Giáng không có cách tân gì về thơ, ông chỉ kế thừa truyền thống và làm mới thơ bằng phong
cách ngôn ngữ cuả mình.
Về
nghệ thuật và tư tưởng, thơ Bùi Giáng nằm trong bầu khí tư tưởng và
thế giới nghệ thuật cuả thơ cổ điển, của Nguyễn
Du, tư tưởng Phật Giáo.
Thử
xem xét yếu tố thiên nhiên trong thơ Bùi Giáng, người đọc nhận ra
ngay chất cổ điển trong cách Bùi Giáng sử dụng
những chất liệu này. Thiên trong thơ Bùi Giáng rất ít khi là thiên
nhiên đời thường của ca dao, đó
là thiên nhiên khái niệm, mang tính trí tuệ, tính tư tưởng của thơ Đường, nó cũng mang cái nhìn Hoa
Nghiêm của Bùi Giáng trên hoa cỏ, sông núi, ruộng đồng, gió trăng, mây
nước. Thiên nhiên ấy cũng mang màu sắc Kiều cuả Nguyễn Du. Ta gặp nhiều hình
ảnh này: chân trời rộng tênh, nguyệt tỏ bên thềm, biển cạn sông sâu, chiều
xuân thơ mộng, bình minh vô thường, sương đầm lá ướt, vườn hiu hắt nguyệt
hờn mây nhỏ lệ, gió núi trăng rừng, biển xanh dâu, cây cỏ ngậm ngùi, trời
thu, rừng thu, mây trôi, bụi hồng, cát lầm, nguyên khê, đầu
núi, …và dường như thấp thoáng Bùi Giáng trong bài thơ
này:
Nhị
cú tam niên đắc
Nhất
ngâm song lệ lưu
Tri
âm như bất thưởng
Quy
ngoạ cố sơn thu
(Giả
Đảo)
[Ba
năm làm được hai câu thơ/mỗi lần ngâm lên hai hàng lệ chảy/
(nếu) bạn tri âm mà không thưởng thức/
(ta
sẽ) về nằm trong núi xưa (với) muà thu]
Nằm
giữa vườn cây nhớ bốn trời
Tưởng
chừng thiên hạ mênh mông quá
Mà
thơ ta chỉ có vài lời
Tặng
người người có nhận hay không
(Cũng
là như thế - Bùi Giáng)
Thơ
Lục bát cuả Bùi Giáng cũng gần gũi như Lục bát cuả Đoạn Trường Tân Thanh, và
gần như ca dao, có cả thơ đuà cợt kiểu ca dao (Tuy Nhiên Em Có Mặc
Quần, Lời Sơn Nữ)
Nhiều
bài thơ cuả Bùi Giáng có giọng thơ cuả thơ Lãng Mạn 1930-1945 (Ly
Tao 1.Ly Tao III. .Màu Trời Đó…) Cảm hứng chính cuả thơ Bùi Giáng là
cảm hứng lãng mạn có màu sắc Thiền (Chào Xuân Nguyên, Cỏ Hoa Hồn Du Mục, Dư
Vang…)
Bùi
Giáng có rất ít bài thơ nói về thực tại bằng ngôn ngữ đời thường.( Không
Đề - tặng nhạc sĩ Quốc Bảo; Nguyễn Huệ, Về Quảng Nam, Em Mọi
Ơi), ngay cả những bài như thế cũng lãng đãng không khi lãng
mạn (Oà Các Em, Nỗi Lòng Tô Vũ - kỷ
niệm 15 năm chăn dê)
Nhưng
Bùi Giáng có phong cách ngôn ngữ riêng, người ta có thể nói đến kiểu ngôn ngữ
Bùi Giáng. Ông sử dụng rất nhiều từ Hán Việt bên cạnh từ thuần Việt, đó là vốn
từ Hán Việt cuả nhà Phật và cuả văn chương cổ điển, đồng thời ông tạo nên những
từ lạ so với vốn từ đã quen dung. Nhiều bài, từ Hán Việt dày đặc đến
nỗi trở nên rất khó đối với độc giả bình thường
Em từ
non nước Viễn Khơi
Trùng
lai cố quận chịu chơi một lần
(Em
Từ)
Thiệt
thòi đời mộng phiêu linh
Cành sương ngọc thụ tồn sinh cát lầm
Giấc quày quả lạnh anh trâm
Bóng đu sung rớt bến trầm luân sâu
Hoài mong hiu hắt nhịp cầu
Mà hương quan vắng xa màu mây trôi.
Cành sương ngọc thụ tồn sinh cát lầm
Giấc quày quả lạnh anh trâm
Bóng đu sung rớt bến trầm luân sâu
Hoài mong hiu hắt nhịp cầu
Mà hương quan vắng xa màu mây trôi.
(Mùa Phượng Cũ)
Điều
này giải thích tại sao thơ Bùi Giáng khó hiểu. Bùi Giáng cố ý
dùng nhiều từ Hán Việt trong một cấu trúc ngữ pháp đã bị xáo trộn so
với cấu trúc bình thường để tạo nên “mật ngữ“ của riêng ông. Có điều lạ là tuy có
nhiều từ Hán Việt nhưng thơ ông không hề cổ điển, có lẽ vì ông khai thác thi
tứ, đề tài, chất liệu và tạo ra trường nghĩa mới
so với thơ cổ điển chăng. Cách dùng chữ Hán Việt cuả Bùi Giáng rất khác Nguyễn
Du. Trong Đoạn Trường Tân Thanh, Nguyễn Du đặt
từ Hán Việt bên cạnh những từ thuần Việt sao cho người đọc dù không biết chữ
Hán vẫn có thể cảm hiểu được thơ.
“Song sa
vò võ phương trời
Nay hoàng
hôn đã lại mai hôn hoàng“
(Nguyễn
Du)
Thiên
hương quốc sắc lạ thay
Một tòa sẵn đúc dày dày thiên nhiên
Khiến đời tứ đảo tam điên
Cuồng quay đảo phụng cường kiên điên hoàng
(Gà Gáy Sáng - Bùi Giáng)
Một tòa sẵn đúc dày dày thiên nhiên
Khiến đời tứ đảo tam điên
Cuồng quay đảo phụng cường kiên điên hoàng
(Gà Gáy Sáng - Bùi Giáng)
Với
Bùi Giáng, làm thơ như một trò nghịch ngợm chữ nghiã cuả một con người tài hoa.
Trong đoạn thơ trên, rõ ràng có bàn tay nghịch ngợm rất mực tài hoa cuả Bùi
Giáng. Câu thơ Kiều “Dày dày
sẵn đúc một toà thiên nhiên“ đã
được Bùi Giáng viết lại “Một
toà sẵn đúc dày dày thiên nhiên“ và
câu thơ “cuồng quay đảo phụng cường kiên điên hoàng“, xáo trộn nghịch ngợm
triệt để những từ Hán Việt, ngữ nghĩa trở nên xa lạ không sao hiểu được. Có thể sắp
xếp lại theo cấu trúc thông thường: phụng hoàng kiên cường quay cuồng điên
đảo. Tất nhiên như thế không còn là thơ Bùi Giáng, và ngay cả khi đã
xắp lại như thế, vẫn khó tìm ra một cấu trúc thực sự hợp lý để hiểu
ý thơ. Mật ngữ cuả Bùi Giáng là ở đó. Thực ra Bùi Giáng
có thể viết những câu thơ thật thà hiền lành thế này:
Chiều
nay anh làm thơ
Chẳng còn hay như trước
Suốt một tháng
Viết không được một câu
Thì lấy đâu ra thơ
Mà tặng em cho được
Tặng một câu cũng chưa đủ
Thì lấy đâu bốn câu
Cho đủ một bài.
Chẳng còn hay như trước
Suốt một tháng
Viết không được một câu
Thì lấy đâu ra thơ
Mà tặng em cho được
Tặng một câu cũng chưa đủ
Thì lấy đâu bốn câu
Cho đủ một bài.
(Em
Mọi Ơi)
Bùi
Giáng là một phong cách đặc sắc, nếu chỉ viết như thế sẽ chẳng
bao giờ có thơ Bùi Giáng để người đọc ái mộ.
Phong
cách thơ Bùi Giáng trước hết thể hiện ở trò chơi ngôn ngữ thách đố
người đọc như
trong trò chơi ú tim. Bùi Giáng có khả năng biến hoá ngôn ngữ một cách tài hoa.
Tôi không nghĩ đó là thi pháp, mà chỉ là sự tài hoa của ngòi bút, của cá tính sáng tạo. Thi pháp thơ Bùi Giáng nằm trong thi
pháp thơ cổ điển và thơ Lãng Mạn. Bùi Giáng chưa vượt ra ngoài cõi thi pháp ấy.
Nguyễn
Hưng Quốc coi những kiểu chơi chữ cuả Bùi Giáng như là thi pháp, điều ấy có đi xa
quá chăng?. Ông nhận định: “Tôi cho đây là đặc điểm nổi bật nhất
trong phong cách thơ Bùi Giáng: thơ Bùi Giáng chính là sự xoá nhoà của mọi
đường biên quen thuộc vốn được mọi người chấp nhận như là một quy ước, một luật
lệ trong văn học từ xưa đến nay…xóa nhòa những đường biên về giọng
điệu., xoá nhòa ranh giới
giữa truyền thống và hiện đại .., xóa nhòa ranh giới giữa cái gọi là thơ và cái
gọi là phi thơ …, xóa nhòa giữa cái lý và cái phi
lý..” (Cuộc Hòa Giải
Vô tận - Trường Hợp Bùi Giáng).
Đúng
là có những hiện tượng lẻ tẻ như vậy, nhưng không là chủ đạo của ngòi bút Bùi Giáng.. Thơ ông là thơ truyền
thống, chủ yếu là Lục bát, thất ngôn cổ điển (Chiêm Bao 7, Chiêm Bao 4..) thơ 7
chữ. 8 chữ kiểu Thơ Mới (Kể Chuyện, Giòng Sông; Hư Vô và Vĩnh Viễn ..), lâu
lâu ông đuà nghịch một chút, tạo ra một kiểu chơi chữ mới, thách đố
ngôn từ, dẫn người đọc vào những miền xa lạ cuả tư duy, tạo ra sự thích thú,
như kiểu làm thơ phá cách vậy thôi, đuà một chút thôi mà!
Phong
cách Bùi Giáng toát ra từ thế giới nghệ thuật của cả bài thơ. Thơ Bùi Giáng là một thế
giới riêng, thế giới thơ cổ điển cuả hôm nay. Thế giới của nghệ thuật kết hợp với tư tưởng, của tâm
thức hiển hiện trong ý thức, của câu chữ thật nói lời vô ngôn, của sự trộn lẫn tài hoa và bi thương, cuả
thực tướng và hư huyễn, cuả những “đổ lộn“, “từ bỏ“ núi sông, thành lũy,
hiện hữu, thời gian, thành “tiếng vàng vang vọng“ xa lạ.. Tiếng Việt trở nên sang trọng và phong
phú vô cùng, câu thơ trùng trùng nghiã, chữ gọi chữ, chữ thai nghén nghiã mới,
nghiã gọi tâm, tâm lay động thái hư, vang vọng mãi vào vô biên. Bùi
Giáng có nhiều bài thơ hay, không chỉ có câu thơ hay. Điều đặc biệt là có thể nhặt ra những
câu thơ hay, để riêng lẻ, câu thơ vẫn tồn tại độc lập như câu thơ Kiều.
Nghe
trời đổ lộn nguyên khê
Tiếng vàng rụng rớt gieo về động xanh
Gót chân khơi rộng bóng cành
Nhịp vang đầu núi vọng thành lũy siêu
Thời gian chắc bước bên chiều
Khóc sông bến lạ mưa chiều sớm xuân
Cỏ hoa từ bỏ ruộng đồng
Hồn du mục cũ xa gần hử em
Tiếng vàng rụng rớt gieo về động xanh
Gót chân khơi rộng bóng cành
Nhịp vang đầu núi vọng thành lũy siêu
Thời gian chắc bước bên chiều
Khóc sông bến lạ mưa chiều sớm xuân
Cỏ hoa từ bỏ ruộng đồng
Hồn du mục cũ xa gần hử em
(Cỏ
Hoa Hồn Du Mục)
Những
bài thơ như Cỏ Hoa Hồn Du Mục trở nên mới lạ và làm nên phong
cách Bùi
Giáng
so với thơ đương thời. Tôi nghĩ rằng người đọc có thể tìm thấy nhiều giá trị
khác trong thơ ông nếu có được trình độ tư tưởng và khả năng vượt qua được kiểu
ngôn ngữ Bùi Giáng: Một rừng dày đặc từ Hán Việt trộn lẫn với khẩu ngữ,
nghịch ngợm, xáo trộn, thành “mật ngữ“, thách đố năng lực tư duy,
tạo ra thú vị.
“Dù
sao chăng nữa, Bùi Giáng tạo được một mẫu ngông thời đại, sáng tạo một kiểu say sưa,
chán đời cuả thế kỷ XX, khác với Nguyễn Khuyến trong thế kỷ XIX và Tản Đà đầu
thế kỷ XX“ (T. Khuê - Tự điển Văn Học bộ mới - Nxb
Thế Giới 2004). Đó là kết luận của Tự Điển Văn Học
Nếu
Bùi Giáng đọc được nhận định như thế, có lẽ ông chỉ cười, cái cười “đười ươi“ nắm
tay ngưả mặt nhìn “đười ươi“, như ông đã cười khi gặp bà Khổng Tử ở Lục Tỉnh
(Đêm Lục Tỉnh).
(1)
Thiền Luận - Daisetz Teitaro Suzuki:
Trường
Thủy Từ Huyền hỏi Thiền sư Huệ Giác ở núi Lang Gia: “Cái
thanh tịnh bổn nhiên nhân sao bỗng dưng sanh núi sông thế giới?” (Thanh
Tịnh bổn nhiên vân hà hốt sanh sơn hà đại địa?). Câu
hỏi mượn ở kinh Lăng Nghiêm, đoạn Phú Lâu Na hỏi Phật tại sao cái Chân Như Tuyệt Đối hốt nhiên hóa thành thế giới hiện tượng nầy.
Tháng
6/2007
Bùi
Công Thuấn
eva air booking
vé máy bay đi mỹ giá bao nhiêu
vé máy bay korean airlines
mua vé máy bay đi mỹ giá rẻ
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich