Tuổi đá buồn
hay khúc buồn của loài người?
Tuổi đá buồn để lại trong tâm trí chúng ta nỗi vấn vương về
cái nỗi buồn – nỗi sầu bàng bạc nhuốm đẫm khắp không gian nhưng không mang nét
bi lụy mà ngược lại, thanh lọc tâm hồn trong làn mưa mát rượi, trong tiếng
chuông giáo đường văng vẳng, trong tà áo trắng tinh khôi của người thiếu nữ...
và đâu đó, nét mặt trầm ngâm của Trịnh hướng về miền giáo đường không tên trầm
mặc nghiêng mình dưới những chiều mưa nhạt nhòa.
Nhạc Trịnh gắn liền với tên tuổi Khánh Ly như một bản hòa âm bất
hủ mà mỗi nốt ngân đều luyến láy,quẩn quanh trong sâu thẳm tâm trí người nghe.
Nhạc phẩm của Trịnh thật kì lạ khi mỗi nốt cao âm trầm dường như hòa âm, phối
khí nhịp nhàng tạo nên những khúc ca mĩ lệ. Riêng với Tuổi đá buồn,giọng nam trầm
của Phi Hùng lại gợi lên trong tôi những xao xác của tuổi buồn mênh mang dưới
những chiều mưa rơi ngợp trời giáo đường cô quạnh.
“Trời còn làm mưa, mưa rơi mưa rơi” ...như những nốt lặng
mênh mang buồn bã cho khúc ca. Xuyên suốt toàn bài có đến bốn lần trời mưa được
nhắc đến, những sự thể đấy cũng mang cái xáo xác vô tận khôn cùng: khi thì mây,
lúc lại phố dài, lúc thì phiến băng dài lạnh lẽo, và chúng bao giờ cũng mang
tâm trạng phiêu du lang thang, quên lãng. Đối lập với cái cao rộng, dằng dặc ấy
là chủ thể em cô đơn, lạc lõng; Trịnh chỉ phác họa vài nét về em mà đã dựng lên một bức tranh hiu hắt về tuổi buồn thương mênh mang trên từng sợi tóc bồng, trên
đôi môi ướt vị mưa, trên từng ngón tay gầy, trên gót chân trần vấn vương sợi buồn.
Khung cảnh buông lơi hẳn đi trong những ngày chủ nhật giáo đường vắng lặng hư
không.
Đừng cố lí giải nghĩa của những ca từ trong Trịnh, bởi nó tuy
giản dị, gần gũi nhưng dường như luôn mang trong mình phần nào đấy siêu hình,
huyền bí mà muôn đời nay vẫn có sức hấp dẫn kì lạ đến bao thế hệ. Đã là con người,
ai chẳng có những lúc sầu muộn, buồn phiền, dẫu vì lí do này hay duyên cớ khác,
có đôi khi, cũng chẳng bởi tại sao. Có khi chỉ 1 chiều mưa xập xìu, trời vần vũ
gió mây. Ừ, thế là buồn thôi.Với Trịnh, có phải chăng không ai thoát được vòng
quay đầy ám ảnh của hai trục không – thời gian? Lá cứ rơi, hoa cứ nở, bánh xe vận
mệnh cứ xoay miên mải, muôn việc cứ luân chuyển tự nhiên qua bước đi trăn trở của
thời gian. Khúc buồn của lòng người phải chăng đã là một sự mặc định có sẵn từ
khi còn thai nghén "hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi - để một mai tôi về
làm cát bụi?"
Trong tâm thức mỗi người, ai cũng có một thánh đường của riêng
mình. Đó là nơi cất chứa những gì sâu kín nhất, thiêng liêng nhất. Với Trịnh,
thánh đường trong ông là những lớp trầm tích của sự giao cảm với cuộc sống, của
những khúc nguyện cầu đơn độc mà kẻ lữ khách phiêu bồng tìm nương tựa trong những
điều vô thường; tự nguyện làm gã lãng du đi qua những vùng đất và hát lên những
bản tình ca muôn thuở.
Có người nói Trịnh trong tiền kiếp đã mang sẵn trong mình một
Phúc âm buồn mờ tạc, phải vậy mà trong quá trình muôn ngàn Cát bụi hóa thân từ
đá trên hành trình trần ai để làm người – để sống, để yêu, để mòn đi, rồi để một
mai về lại cát bụi không tránh khỏi thời điểm khẽ xôn xao khi chạm ngõ Tuổi đá
buồn?
Những người tài hoa thường cô đơn, cô đơn trong nỗi buồn
riêng mang khắc khoải đồng vọng. Ở Trịnh, nỗi buồn như thường trực trong tâm hồn,
chỉ cần chút xúc tác cũng tràn ra thấm đẫm. Trịnh tinh tế quá, đa cảm quá, vậy
nên cô đơn bị người ta bỏ quên trong hư vô, Trịnh mở lòng đón nhận nó, hòa mình
vào nó, để gió cuốn bản thân đi về tận cuối trời trong giấc mộng ngàn năm.
Giai điệu miên man cứ mãi dàn ra như nỗi buồn trải rộng,
giăng mắc khắp không gian miền giáo đường - miền giáo đường của bình yên, của
hoa mộng - nét đẹp tinh khôi trong nhạc phẩm Trịnh hướng tới. Không hiểu sao
tôi lại nghĩ đến những thánh đường nghiêm trang mang vẻ u sầu thánh khiết trên
mảnh đất sương mù Đà Lạt. Bởi âm điệu man mác, như quấn lấy tâm hồn người bịn rịn
không muốn buông dù chỉ vô tình khẽ chạm vào? Hay bởi những cơn mưa dai dẳng của
xứ ấy luôn gợi lên trong tâm trạng người ta những khoảng lặng mềm mại, dịu dàng
nữ tính, một vẻ thơ ngây, trong trắng của tuổi hoa niên mộng ngọc?
Nỗi buồn như một ám ảnh, nó lan tỏa, ngấm vào từng giọt thời
gian trúc trắc khẽ chảy trôi.
Những ca từ cuối cùng khép lại nhưng khoảng trống vẫn còn đó
như chứng nhân bất tử cho tâm hồn nhạy cảm đa mang của Trịnh. Cũng như nhiều ca
khúc khác, Tuổi đá buồn thấm đẫm những bi cảm về thời gian, tuổi trẻ, tình yêu,
hạnh phúc và thân phận con người. Dấy lên trong mỗi người trẻ nỗi khắc khoải về
tuổi xuân, tuổi đời và khát khao cảm thấu được lòng mình – một thánh đường của
tình yêu, của bình yên; về những phút lắng lòng trước nét đẹp vô thường của cuộc
sống.
Tuổi đá buồn để lại trong tâm trí chúng ta nỗi vấn vương về
cái nỗi buồn – nỗi sầu bàng bạc nhuốm đẫm khắp không gian nhưng không mang nét
bi lụy mà ngược lại, thanh lọc tâm hồn trong làn mưa mát rượi, trong tiếng
chuông giáo đường văng vẳng, trong tà áo trắng tinh khôi của người thiếu nữ...
và đâu đó, nét mặt trầm ngâm của Trịnh hướng về miền giáo đường không tên trầm
mặc nghiêng mình dưới những chiều mưa nhạt nhòa.
Di An
hãng máy bay eva air
ve may bay eva di houston
mua vé máy bay korean air
mua vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich