Rủ nhau chơi khắp Long Thành.
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai.
36 phố phường Hà Nội từ xưa đến nay là nơi hội tụ người tài của
trăm vùng, mọi tinh hoa của đất Việt vốn "khéo tay hay nghề" quy tụ về
vùng đất Thăng Long. Làng nghề ven đô giao lưu với nội đô khiến cho làng nghề,
phố nghề Thăng Long - Hà Nội trở nên phong phú, đa dạng. Sản phẩm của những phố
nghề không chỉ là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần mà
còn đánh dấu sự phát triển của lịch sử Thủ đô, của văn hóa kinh kỳ.
Các phố được ngăn với nhau bởi những chiếc cổng lớn xây như bức
tường mà bề rộng chiếm cả mặt đường, ban đêm được đóng một cách nghiêm ngặt.
Trong mỗi phố là những dãy nhà san sát làm theo kiểu chồng bao diêm mà hiện nay
chúng ta còn thấy ở các phố Hàng Buồm, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đào... Các
dãy nhà này vừa là nhà ở lại vừa là cửa hiệu.
Cùng nhau ngắm 36 phố phường Hà Nội qua những tấm ảnh xưa có
thể giúp chúng ta hiểu thêm về Hà Nội.
Phố Hàng Chiếu
“Hàng Chiếu” có lẽ là cách định danh đúng hơn cả nếu so với 2
cái tên đã từng có, một do Tây đặt là “Jean Dupuis” và một theo cách gọi của
dân là “Phố Mới”.
Sách “Đại Nam nhất thống chí” của triều Nguyễn đã xác định
“Phố Đông Hà bán chiếu trơn”. Đông Hà là tên gọi cái cửa ô mà con đường này từ
trong phố đi ra sông Hồng, cái cửa ô này dân thường gọi quen hơn là Ô Quan Chưởng.
Đúng là thời xa xưa ở đây có bán chiếu cói nên người Pháp cũng từng định danh
là “Rue des Nattes en joncs” (Phố chiếu cói).
Là cửa ngõ đi từ sông vào phần “thị” để vào phần” thành” của
kinh đô xưa qua Cửa Đông, đủ thấy cái con phố ngắn này quan trọng như thế nào.
Vì thế mà tấm ảnh được coi là cổ nhất được Bác sĩ Hocquard chụp để in trong cuốn
sách của mình, thấy con phố này giống một đồn luỹ hơn là một khu dân cư hay
thương mại.
Và lịch sử đã chứng minh, khi lái buôn thực dân Jean Dupuis
(tên Hán- Việt là Đồ Phổ Lỗ) ra Bắc kỳ lấy lý do tìm đường ngược sông Hồng sang
Trung Quốc, đã ghé vào cửa Ô Đông Hà, thành Hà Nội giở trò khiêu khích kiếm cớ
cho cuộc chinh phục sau này. Vì thế mà sau khi đã biến Hà Nội thành “đất bảo
hộ”, rồi trở thành “nhượng địa”, người Pháp đã đặt tên phố này là “Jean Dupuis”
để ghi công cho viên lái buôn-gián điệp này. Nhưng dân thì vẫn quen gọi là “phố
Mới”, bởi lẽ khi có giao thương với người Pháp thì đây trở thành nơi cho Hoa kiều
hay Pháp kiều đến mở chỗ giao dịch.
Mặt khác, trận cháy phố Đông Hà đúng vào năm nhượng đất cho
Pháp lập thành phố (1888) khiến nhà cửa đều mới xây lại không theo kiểu cũ như
các phố cổ ở xung quanh. Phố vừa chạy thẳng ra cửa ô, lại kề chợ Đồng Xuân
nên tấp nập người qua lại nhưng không phải chốn để nhà giàu lâp nghiệp. Vì thế,
nó vẫn mang tính chất như cửa ngõ xuất hiện nhiều cơ sở dịch vụ hơn là kinh
doanh.
Ngày xưa, nói đến phố này là nhắc đến Nhà Vạn Bảo chuyên cầm
đồ và cho vay lãi, cũng như nơi tuyển người đi làm vú em, con ở hay mộ phu đi
các nhà máy, đồn điền...
Đoạn phố phía ngoài cửa ô còn những cửa hàng lụp xụp bán củ
nâu và than củi đưa từ miền ngược về rồi đổ hàng từ bến sông Hồng lên chợ Đồng
Xuân.
Phố Hàng Đường
Đường ray tàu điện chôn trên mặt đường rải nhựa cho thấy phố
Hàng Đường nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của đô thị. Hàng Đường là cái
tên có từ trong ca dao xưa và không bị thay đổi, có chăng thêm cái tên phố Cầu
Đông, khi có một chiếc cầu đá bắc ngang con sông Tô Lịch. Sông Tô Lịch hồi chưa
bị lấp chảy dài từ Hàng Lược qua Hàng Cá, dọc Ngõ Gạch ra sông Hồng đoạn cuối
Mã Mây.
Cũng vì có cây cầu đó mà không gian cận ảnh của tấm hình này
xưa kia chính là Chợ Cầu Đông. Sông lấp rồi, cầu không còn, để khai thông con
đường từ Bờ Hồ ra Hàng Đậu - là điểm giao với con đường khá quan trọng từ Cầu
Sông Cái đi vào khu Thành cổ - nên chợ Cầu Đông xưa mới dịch chuyển sang một
bên đường để lập ra cái chợ to và lấy tên hàng tổng là Đồng Xuân.
Tuyến tàu điện trên phố Hàng Đường xưa. (Ảnh: Skcs.vn)
Về sau này, Hàng Đường có nhiều hàng bánh mứt kẹo có tiếng, đặc
biệt sầm uất vào những ngày giáp Tết Trung thu với bánh nướng, bánh dẻo hay Tết
Nguyên đán với các loại mứt, kẹo. Ngoài đồ ngọt, nhiều cửa hàng vải vóc, có cả
của Ấn kiều cũng tràn từ phía Hàng Đào, Hàng Ngang xuống phố này, cùng nhiều cửa
hàng tạp hoá của người Hoa.
Người ta kể rằng trong 2 tháng bị vây hãm trong nội thành, quần
nhau với giặc Tây hồi giáp Tết Đinh Hợi (cuối năm 1946 đầu 1947), các chiến sĩ
quyết tử Thủ đô sống được là nhờ gạo nếp, đường, nông sản dự trữ làm mứt Tết của
những cửa hàng bánh kẹo trong phố.
Nối dài phố Paul Bert (Tràng Tiền) sầm uất đoạn qua góc Tây
Nam Hồ Gươm đoạn nối với Tràng Thi được gọi là phố Hàng Khay, vốn là đất của
hai thôn Thị Vật và Vũ Thạch.
Một cửa hàng bánh kẹo trên phố Hàng Đường trong dịp
Tết Trung thu. Cho đến nay, con phố này vẫn còn
giữ nghề truyền thống là sản xuất là buôn bán
bánh kẹo, ô mai cổ truyền. (Ảnh: Skcs.vn)
Phố Hàng Khay và dãy hàng hoa
Khay là món đồ gỗ dùng để đặt ấm chén uống trà hay rượu. Nó đẹp
nhờ tài khéo của người thợ khảm trai hay ốc lên mặt gỗ. Làng nghề thợ khảm vốn
tập trung tại đất bị Tây lấy làm đường Paul Bert tức là phía đầu Tràng Tiền bây
giờ, dồn sang đây. Đất trên trục phố chính giá trị cao nên thợ tản về quê chỉ
còn một vài cửa hàng, sau cũng mất dần chỉ còn cái tên. Ở đó là các cửa hàng
sang trọng của người Tây, một vài nhà buôn Việt Nam hay Ấn Độ cũng mở cửa hàng
trên phố này.
Toàn cảnh nhìn từ ngã Tư Tràng Tiền
Đặc điểm của phố Hàng Khay là chỉ có nhà bên số lẻ vì bên kia
đường là Bờ Hồ, Tây quy định không được phép xây nhà phía Hồ. Đoạn đường ngắn
này một thời gây ấn tượng là do những quán hoa của các cô gái các làng hoa mạn
Tây Hồ ngồi thành dãy bên kia đường, phía hồ. Trước ở đây còn có một vòi phun
nước nhỏ.
Dãy phố Hàng Khay sầm uất cửa hàng
Tấm ảnh dãy hàng hoa khiến ta cảm nhận được phần nào cư dân của
Hà Nội hồi đầu thế kỷ XX, cộng đồng người Việt và người Pháp sống chung trên
thành phố này. Trang phục thật đa dạng, những cô thôn nữ các làng hoa ven Hồ
Tây, những chàng trai Việt người còn quấn khăn, kẻ đội mũ phớt hay loại mũ bấc
sau này làm bằng vật liệu cứng cho bộ đội được gọi là mũ “cối”. Đây là loại mũ
lợp vải ka ki rất phổ biến thời thuộc địa. Còn các cô gái người Âu thì diện các
loại váy (robe) và đội những chiếc mũ vải rất thịnh hành đương thời.
Hàng hoa bày bán trên phố
Rồi có thời người ta xây thành dẫy “kiot” bán hoa, nhưng đến
nay chẳng còn vết tích gì ngoài một tầm nhìn cho thấu tới bên bờ Bắc của hồ,
khu “36 phố phường”. Chỉ tiếc cái bồn phun nước tuy nhỏ nhưng đẹp nay không còn
nữa.
Phố Hàng Gai
Cái tên một thứ sản phẩm không mấy giá trị mặc dù rất thông dụng
là sợi gai được bện làm thừng rồi đan thành võng hay các loại bị... có lẽ là dĩ
vãng của một thời xa xưa, cũng vì thế dân gian còn gọi là “Phố Hàng Thừng”.
Quả thật, cái tên gọi ấy không tương xứng với một đoạn đường
phố vốn là đất của hai phường Đông Hà và Cổ Vũ thuộc Tổng Tiền Túc, huyện Thọ
Xương, đi thẳng từ Hồ Gươm qua Hàng Bông vào khu Cửa Nam của Kinh thành xưa mà
sau này, người Pháp thiết lập một tuyến đường xe điện đi dọc phố này.
Phố Hàng Gai lại gần ngôi đền thờ việc học (Ngọc Sơn), khiến
cho từ lâu phố này gắn với sách vở, giấy bút cho các nho sinh, các cửa hiệu khắc
mộc bản và in sách nổi tiếng cho các nho gia qua lại mua hoặc đổi sách nát lấy
sách mới.Vì thế, thời Tây chiếm, Công sứ Bonnal đã chọn một ngôi nhà đẹp ở phố
này làm trụ sở xế gần nhà Tổng đốc và nhiều nhân vật trí thức danh giá khác của
Hà Thành cư ngụ tại đây.
Chính Hàng Gai chứ không phải Hàng Mã là nơi bán các đồ chơi
của trẻ con làm bằng giấy, trong đó có “ông tiến sĩ giấy” nổi tiếng vào dịp Tết
Trung Thu.
Phố Hàng Mắm (Rue de la Saumure)
Phố Hàng Mắm là cửa ngõ từ các vạn chài từ sông Hồng đem các
loại mắm vào qua cửa ô Ưu Nghĩa để vào phố Hàng Bạc và “36 phố phường”. Có
lẽ vì đặc trưng của mắm là vị ngon những hương vị khó chịu nên nó dừng lại
thành một phố chuyên bán loại đặc sản này.
Năm 1884, bác sĩ Hocquard mô tả: “Cửa hàng bán mắm, vịt ướp,
cá khô treo trên trần nhà. Mùi nước mắm, mắm tôm nồng nặc”; thì 50 năm sau, năm
1934 Bonifaci mô tả: “Phố Hàng Mắm bốc mùi khó chịu, trong nhà bán tôm cá
khô".
Tấm bưu ảnh ghi chú là Hàng Mắm
nhưng thực ra là đoạn phố cuối hàng Bạc
nhưng thực ra là đoạn phố cuối hàng Bạc
Cửa hàng mắm xen lẫn cửa hàng bán vại sành, tiêu sành, bia
đá, đá kè chân cột, đá mài, đá bọt... Cửa hàng nào đằng trước cũng treo một lồng
chim họa mi”.
Đến nay, người bán mắm chuyển hết vào chợ Hàng Bè, tên phố vẫn
còn nhưng vẫn giữ những mặt hàng chế tác từ đá mà chủ yếu là bia mộ, tiểu sành
như Bonifaci miêu tả cách đây đã hơn bảy thập kỷ.
Phố Hàng Đồng (Rue du Cuivre)
Xưa kia có phố Hàng Chén (Rue des Tasses), về sau bị ngắt
ra làm 2, đất thôn Đông Thành (cũ) thành Hàng Bát Sứ; đất thôn Yên Phú (cũ)
thành phố Hàng Đồng. Tên gọi như thế có thể vì dân gốc làng Cầu Nôm kéo ra đây
làm nghề bán đồ đồng.
Cửa hàng đồng nát trên phố
Vật dụng bằng đồng như đỉnh hay chân nến cùng các đồ tế tự bằng
đồng, chậu thau, ống nhổ và nhất là nồi đồng, chảo đồng và mâm đồng là những đồ
gia dụng của những gia đình khá giả.
Các cửa hàng ở phố chỉ bày bán sản phẩm và thu mua đồ đồng cũ
(vì thế có nghề “đồng nát”), còn việc chế tác tại các lò đồng ở nhiều vùng khác
nhau. Hình ảnh cô hàng “đồng nát” đang cùng chủ hiệu lựa các món đồ cũ ngay tại
cửa hàng thật sinh động.
Vật dụng bằng đồng như đỉnh hay chân nến cùng các đồ tế tự bằng
đồng, chậu thau, ống nhổ và nhất là nồi đồng, chảo đồng và mâm đồng là những đồ
gia dụng của những gia đình khá giả. Các cửa hàng ở phố chỉ bày bán sản phẩm và
thu mua đồ đồng cũ (vì thế có nghề “đồng nát”), còn việc chế tác tại các lò đồng
ở nhiều vùng khác nhau. Hình ảnh cô hàng “đồng nát” đang cùng chủ hiệu lựa các
món đồ cũ ngay tại cửa hàng thật sinh động.
Vật dụng bằng đồng như đỉnh hay chân nến cùng các đồ tế tự bằng
đồng, chậu thau, ống nhổ và nhất là nồi đồng, chảo đồng và mâm đồng là những đồ
gia dụng của những gia đình khá giả. Các cửa hàng ở phố chỉ bày bán sản phẩm và
thu mua đồ đồng cũ (vì thế có nghề “đồng nát”), còn việc chế tác tại các lò đồng
ở nhiều vùng khác nhau. Hình ảnh cô hàng “đồng nát” đang cùng chủ hiệu lựa các
món đồ cũ ngay tại cửa hàng thật sinh động.
Phố Hàng Nón (Rue des Chepeaux)
Hàng Nón xưa không dài như bây giờ, chỉ là đoạn giữa
Hàng Thiếc và Hàng Điếu chuyên bán các thức đội truyền thống, khung bằng cật
tre lợp những loại lá đã được phơi khô gọi chung là nón và nếu nhìn kỹ trong ảnh
còn thấy bán cả áo tơi.
Có nhiều loại nón: đàn ông có nón dứa, nón lông, có cái còn gắn
chóp bạc, sư sãi có nón tu lờ... Còn với giới nữ thì chiếc nón còn là một thứ
trang phục tạo nên nét duyên dáng rất đặc trưng cho giới tính.
Tuy nhiên, cùng với thời gian và những đổi thay của lối
sống đô thị, đàn ông dần ít sử dụng để được thay bằng chiếc ô lục soạn hoặc chấp
nhận Âu phục với các loại mũ trên đầu. Tên phố Tây gọi là “Rue des Chapeaux”
cho dù tại đây không thấy sản xuất hay bán các thức đội tân thời.
Ở chốn thị thành, chiếc nón quai thao rất đặc trưng cũng mất
dần. Chỉ còn chiếc nón hình chóp còn dùng vì công dụng khó thay thế của nó khi
phải đi lại ngoài trời.
Phố Hàng Thiếc (Rue des Ferblantiers)
Một con phố không dài, kiến trúc cổ điển, dân ta gọi là Hàng
Thiếc để nói đến một loại vật liệu bằng kim loại thời đó là mới mẻ. Thiếc dùng để
đúc một số vật dụng như chân đèn, cây nến, lư hương... những chủ yếu là dùng để
hàn ghép các đồ làm bằng kim loại khác. Vì thế Tây gọi phố này là “phố làm hàng
sắt Tây” (Rue des Freblamtiers) ...
Ở đây người ta sử dụng nhiều phế liệu chủ yếu là các loại
thùng đựng dầu hoả để làm thành các vật dụng như chậu, thùng gánh nước... Đặc
biệt là những đồ chơi trẻ em trong ngày Tết Trung thu hấp dẫn thế hệ trẻ xưa bởi
những thiết kế khéo léo làm cho đồ chơi cử động, ví như con thỏ đánh trống, con
bướm vỗ cánh, tàu thuỷ chạy bấc dầu hỏa...
Ban đầu dân ở đây đa phần là từ Hoài Đức (Hà Đông) ra lập
nghiệp, về sau nó càng phát triển nên có thêm nhiều nghề khác và sản phẩm ngày
càng đa dạng theo nhu cầu của đời sống luôn thay đổi.
Phố Hàng Đào
Rue de la Soie - tên gọi chính thức bằng tiếng Pháp trong bản
đồ hành chính thành phố Hà Nội - đủ để giải thích tên gọi “Hàng Đào”. Đây chính
là phố bán các loại vải vóc, tơ lụa mà có lẽ là loại vải màu điều (đào/đỏ).
Nghề nhuộm màu tạo nên loại sản phẩm đặc trưng trở thành tên
gọi của một trong những con phố nằm trên trục đường thuộc loại sầm uất nhất của
người bản xứ, chạy dọc từ Bờ Hồ cho đến Chợ Đồng Xuân.
Ngôi nhà ngoài cùng bên phải ảnh chính là nhà số 4
nơi cư trú của gia đình cụ Cử Lương Văn Can.
nơi cư trú của gia đình cụ Cử Lương Văn Can.
Ngôi nhà 2 tầng có lan can màu trắng cách 2 ngôi nhà
tiếp theo là nhà số 10 - nơi mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
tiếp theo là nhà số 10 - nơi mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Nói đến Hàng Đào, không thể không kể đến một thời ngắn ngủi
sôi động bởi một phong trào yêu nước của các nhà Duy Tân đầu thế kỷ XX, khi lập
ra Đông Kinh Nghĩa Thục. Ngôi nhà số 4 là nhà của Cụ Cử Lương Văn Can, vị thục
trưởng và ngôi nhà số 10 được dùng làm nơi mở lớp của ngôi trường danh tiếng,
nhưng chỉ tồn tại được không trọn một niên khoá (1907) đã bị thực dân đóng cửa
và đàn áp, vì sợ dân trí dân ta lên cao thì nền đô hộ của ngoại bang bị đe dọa.
Cả hai ngôi nhà này đều có trong tấm ảnh kèm đây. Lại thêm
cái tàu điện rất đặc trưng với tấm biển quảng cáo cho sản phẩm “Dubonnet”, ngày
ngày di chuyển trên đường phố, kề cận với đầu mối ở Bờ Hồ toả đi tất cả các cửa
ô của thành phố. Còn tấm ảnh thứ hai nhìn từ Bờ Hồ vào chính là nơi hiện giờ
mang tên Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và là cửa ngõ đi vào khu vực trung
tâm của Khu phố cổ Hà Nội.
Sách “Dư Địa Chí” của danh nhân Nguyễn Trãi gọi tên gốc của
phố này thuộc địa phận “phường Đại Lợi”, tâp trung dân làng Đan Loan chuyên nghề
nhuộm tơ lụa có từ thời Trần - Hồ, rồi quy tụ đến đây như một khu chợ vải vóc
cũng họp theo phiên. Phiên chợ thu hút các làng dệt tứ xứ đến mua bán, như the
từ La Cả, La Khê, lĩnh từ làng Bưởi ven Hồ Tây, gấm vóc của Vạn Phúc, rồi các
giao dịch của thợ nhuộm, thợ cửi, người bán tơ, bán sợi...
Điểm rẽ của 2 tuyến xe điện, một đi thẳng vào Hàng Đào
đi tiếp tới Chợ Đồng Xuân;
đi tiếp tới Chợ Đồng Xuân;
một rẽ trái theo phố Hàng Gai lên Cửa Nam.
Về sau, vải vóc còn giao dịch với miền Trung hay miền Nam,
cũng như việc nhập hàng vải bông từ nước ngoài vào nội địa. Kể từ sau Đại chiến
I, lại có thêm người Ấn Độ đến sinh sống với các cửa hàng “Tây Đen bán vải”,
càng làm cho phố phường thêm sinh động, cạnh tranh với cái sầm uất của dãy phố
liền kề là Hàng Ngang - có nhiều cửa hàng người Hoa giàu có nhưng không buôn
bán loại hàng dùng làm đồ mặc này.
Phố Cầu Gỗ - Khu dịch vụ của Hà Thành xưa?
Đôi khi tên phố chỉ là dấu tích còn lại của cái không còn nữa.
Cái cầu làm bằng gỗ nay không còn trên một con phố có những ngôi nhà kiểu rất
cũ và đặc trưng của kiến trúc Hà Nội trước khi Tây sang - phố Cầu Gỗ.
Phố Cầu Gỗ rất gần Hồ Gươm nhưng bị khuất bởi một dẫy phố nằm
kế bên Hồ, có một lối thông sang hồ cũng được coi là một phố (phố Hoàn Kiếm) và
đó chính là vị trí của một chiếc cầu làm bằng gỗ bắc qua một con lạch nối Hồ
Hoàn Kiếm với một hồ nước không nhỏ có tên là "Thái Cực", sau khi bị
lấp đã trở thành không gian của các phố nằm phía sau dẫy nhà lẻ của phố Hàng
Đào (khu vực nay là chợ Hàng Bè).
Vị trí tuy khuất nhưng lại kề với những chốn đô hội (hồ Hoàn
Kiếm và phố Hàng Đào), gần Ga xe điện Bờ Hồ... nên nó cũng là một phố của những
cư dân làm nhiều nghề mà nay ta gọi là "dịch vụ" cho đời sống người
dân đô thị. Ví như nghề đóng mới và sửa chữa các loại xe tay, các phòng trọ cho
sĩ tử ra kinh thi trú ngụ, vừa gần phố bán giấy bút là Hàng Gai, lại gần nơi thờ
Văn Xương trong đền Ngọc Sơn phù hộ cho việc học.
Nhìn kiến trúc của những ngôi nhà trên con phố này, ta có thể
đoán chắc rằng nó được xây cất trước khi người Pháp sang, điều mà Trương Vĩnh
Ký khi từ trong Nam ra Hà Nội vào năm 1874 đã mô tả.
Đoán chắc không chỉ nhờ cái màu "thời gian" ghi dấu
những bức tường, hay những chi tiết kiến trúc như những đầu hồi hình khối vuông
trên nóc, những vách ngăn giật cấp giữa hai căn nhà, mà rõ rệt hơn là cái xô lệch
giữa những móng nhà với vỉa hè, yếu tố mà người Pháp dùng để "quy hoạch"
lại những phổ cổ.
Cái xô lệch, "thò ra thụt vào" với người này có thể
gây phản cảm về sự lộn xộn thiếu chuẩn mực, nhưng ở những người khác lại cảm thấy
cái chất hồn nhiên của một đô thị cổ - kẻ chợ đang bị khuôn lại theo thể thức của
một đô thị hiện đại khi người Pháp đến.
Xưởng làm mũ ở phố Cầu Gỗ
Ở đây có một cửa hàng làm mũ mà chủ nhân chính là người đã chế
ra cái khăn xếp đẹp đẽ và tiện lợi thay cho việc quấn khăn theo lỗi cũ của đàn
ông Việt Nam. Đây cũng là phố ẩm thực mà đến nay vẫn duy trì và có phần phát
triển nhờ nó nằm kề một lối ra của chợ Hàng Bè.
Phố Hàng Ngang
Cho đến nay cái từ “Ngang” vẫn là một câu hỏi về ngữ nghĩa vì
nó không phải là một sản vật như các “hàng” khác (như “Hàng Đường, Hàng bạc,
Hàng Muối trắng tinh”).
Có nhà nghiên cứu liên tưởng đến một địa danh khác của Hà Nội
là phố “Đình Ngang” vốn là con đường cửa ngõ đi vào trong thành qua cửa phía
Tây Nam, vì thế có một cái đình được dựng ngang đường cho một đám quan quân đồn
trú để tiện bề kiểm soát người qua lại
Lập luận ấy gợi cho ta cách gọi tên phố Hàng Ngang khi xem tấm
ảnh được công bố vào cái thời chưa có kỹ thật in ảnh trên sách báo (bản kẽm) mà
để công bố nó phải chuyển những tấm ảnh chụp thành các bản khắc đồng rất công
phu và chi tiết (inconographie).
Phố Hàng Ngang xưa
Đó là một con đưòng mà ở đầu và cuối phố đều có cửa chắn
ngang để khi đêm xuống cửa sẽ được đóng lại, có người canh gác, có đèn hay đuộc
thắp sáng để bảo đảm an ninh. Vào thời đó chắc nhiều phố khác cũng có, ví như
phố Hàng Chiếu, nhưng các rào chắn và cửa ngõ có vẻ sơ sài bằng cây gỗ hay tre
mà thôi, dấu ấn của các cổng làng thời Hà Nội còn các phường hội đại lý cho các
làng nghề.
Nếu biết đến tên phố của người Tây về Hàng Ngang thì ta sẽ có
thêm lời giải thích rõ hơn. Bản đồ của người Pháp đặt tên cho phố này là “Rue
de Cantonnais”, tức là phố của dân Quảng Đông (Trung Quốc).
Đọc các thư tịch cổ Việt Nam thì biết rằng từ thời Lê chính
quyền đã cho phép người Trung Hoa từ phương Bắc di cư đến làm ăn ở Thăng Long,
và cũng theo tập quán vốn có họ cụm lại ở một khu vực mà ta có thể thấy ngay
cái thế chân kiềng của phố Hàng Ngang đoạn giáp phố Hàng Đường thì có cái ngã
tư một phía là Hàng Buồm có Hội quán của người Quảng Đông và phía đối diện là Hội
quán của người Phúc Kiến nên có thời nó cũng từng mang tên gọi là Phố Phúc Kiến
(hiện nay là Phố Lãn Ông).
Hàng Ngang nằm trên trục đường phố quan trọng nhất của Thăng
Long xưa đến thời Nguyễn sách “Đại Nam nhất thống chí” vẫn gọi tên phố là “Việt
Đông”. Có lẽ vì thế nên chỉ có những người Hoa khá giả mới mở cửa hàng, cửa hiệu
taị phố này. Về sau không chỉ người Hoa mà cả người Việt, người Ấn (dân vùng
Bombay sang mở cửa hàng vải) cũng có mặt tại đây.
Ngôi nhà số 48 ở phố này của một gia đình danh giá là ông bà
Trịnh Văn Bô, không chỉ vì giàu có tiền của mà còn giàu lòng yêu nước. Tại ngôi
nhà ấy, năm 1945 là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cư ngụ trong thời gian viết bản
Tuyên ngôn Độc lập.
Hội Âm Nhạc Tây
Ngày nay, bên Hồ Hoàn Kiếm có một nhà hát thu hút đông đảo
khách nước ngoài đến xem, đó là rạp rối nước mang tên “Thăng Long”. Trước đó là
rạp chiếu bóng Hoà Bình, còn thời trước nữa nó mang tên “Philarmonique”. Đó là
tên gọi của một kiến trúc gần kề đó, đương thời được coi là toà nhà đẹp và gây
sôi nổi cho đời sống của đô thị mới hình thành theo phong cách Tây phương này.
Vào năm 1885, khi Hà Nội đã có một cộng đồng người Âu đông đảo
và nhu cầu quảng bá loại âm nhạc mới mẻ đối với xứ thuộc địa này thì “Société
Philarmonique” ra đời và được tạm dịch là “Hội Âm nhạc Tây” do một chủ cửa hiệu
bán thuốc ở đường Paul Bert (nay là Phố Tràng Tiền đứng ra vận động thành lập.
Nhìn từ phía khoảng đất rộng cuối Hàng Đào
(nay là Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục)
Trụ sở được xây dựng vào năm 1889 là một toà nhà kiến trúc đẹp,
được dùng làm nơi sinh hoạt của các hội viên và tổ chức biểu diễn các chương
trình tạp kỹ thay cho địa điểm tạm bợ phía trước cổng đền Ngọc Sơn (về sau được
sửa sang thành rạp chiếu bóng Pạthé). Năm 1932 Ban Phước Cương từ Sài Gòn cũng
thuê rạp này để giới thiệu nghệ thuật cải lương với dân Hà Thành.
Đoạn phố ngắn này vốn mang tên “Hàng Cau”, rồi đổi thành “Rue
Philarmonique” còn nay là “Phố Hồ Hoàn Kiếm”, có lẽ đó cũng là phố ngắn nhất của
Hà Nội (!?).
Phố Hàng Khảm - Phố mất tên trên bản đồ Hà Nội hiện nay
Từng có một “phố thợ khảm”, nằm kề cửa ô Tây Long cửa ngõ
thông từ khu Đồn Thuỷ mà người Pháp đã chiếm đóng từ năm 1873 đi sâu vào nơi cư
trú của dân bản địa quanh Hồ Gươm và kéo tới tận Cửa Nam tức là toàn bộ 3 đường
phố: Tràng Tiền, Hàng Khay và Tràng Thi ngày nay.
Cùng với quá trình các khu phố Pháp hình thành dọc theo con
đường được mang tên viên Tổng trú sứ Paul Bert, phường thợ khảm cũng dạt dần về
phía phố Hàng Khay rồi cùng phải phân tán đi nhiều nơi mở cửa hàng hay làm thuê
vì thân phận không đủ sức trụ lại trên những phố ngày càng trở nên có giá trị
nhờ sự mở mang các hoạt động thương mại và ưu thế của cư dân người Âu trên tuyến
đuờng quan trọng này.
Phố Hàng Khảm năm 1886
Nghề khảm vốn là một nghề khéo nổi tiếng của người Hà Nội. Sử
dụng những dụng cụ chuyên nghiệp người thợ chạm sâu vào gỗ những đường nét hay
hình thù trang trí hoa lá, chim muông hoặc các tích truyện rồi dùng cưa cắt nhỏ
những phiến vỏ ốc hay trai lấp lánh muôn màu sắc rồi khéo léo “khảm” khít vào
các nét khắc, tiếp đó mài chuốt liền mặt với thớ gỗ.
Tuy nhiên như một khảo tả của một người Pháp vào năm 1884
(Bonnetain) thì khi người thợ trở thành kẻ làm thuê cho các chủ hiệu thì chất
lượng sản phẩm cũng kém dần vì lợi nhuận và không còn các phường hội cổ truyền
biết giữ chữ tín với khách.
Phố Thợ Khảm mất hẳn tên gọi trên bản đồ Hà Nội, nghề khảm có
xu hướng trở về với các làng nghề cũ của mình (đông nhất là ở làng Thuận Nghĩa,
Phú Xuyên, trước kia thuộc Hà Đông).
Nghề thợ khảm
Đường bờ sông
Những nhịp cầu rất đặc trưng in trên nền trời giúp chúng ta dễ
dàng định vị được con đường được chụp trên tấm ảnh này. Người Pháp gọi chung
con đường chạy dọc bờ sông Hồng này là “Quai de Commerce” (Kè Thương mại).
Có thời, nó được gắn với tên một ông Thủ tướng bên chính quốc:
“Quai Clémenceau”. Còn dân thì gọi đơn giản là “Đường bờ sông”. Hết thời thuộc
địa cho đến nay, đoạn đường trong tấm ảnh mang tên “Trần Nhật Duật”.
Về lịch sử quy hoạch thành phố Hà Nội, đây cũng là một trục
đường quan trọng được hình thành sớm nhất.
Đi bộ hay bằng xe tay, người ta có thể đi dọc sông, lên cầu rối
quay lại đi tiếp lên Hồ Tây... Đây là thú vui của người Hà Nội đầu thế kỷ trước.
Do vậy mà nó là tuyến đường được thiết kế hệ thống chiếu sáng công cộng sớm nhất
thành phố. Những cột điện với các cọc sứ cách điện và hàng cột đèn điện trong ảnh
cho thấy điều đó.
Từ khu “nhượng địa” mà đạo quân viễn chính Pháp đặt chân làm
căn cứ đầu tiên sau những sức ép quân sự đối với triều đình Việt Nam (nay vẫn
còn lưu được cái địa danh “Đồn Thuỷ”) khi người Pháp đã được vua Đồng Khánh
“cho phép” mở rộng nhượng địa ra toàn bộ không gian của kinh thành xưa năm
1888), cùng với tuyến xâm nhập theo hướng Tây từ Tràng Tiền thọc qua Cửa Nam đến
khu trung tâm hành chính đặt ở khu vực Ba Đình ngày nay, tuyến đường được phát
triển theo hướng Bắc dọc theo bờ sông đến sát Hồ Tây, rồi vòng theo con đường
phân cách với Hồ Trúc Bạch (đường Cổ Ngư) cùng chiếu thẳng vào nơi xây dựng Phủ
Toàn quyền, tạo thành một vành đai bao cái không gian lõi của Hà Nội thời Pháp
thuộc.
Con đường dọc bờ sông càng quan trọng vì nó tiếp cận với nhiều
bến tàu nội địa của nhiều hãng tàu kết nối Hà Nội với toàn bộ các địa bàn trong
lưu vực sông Hồng và xa hơn. Khi chiếc cầu mang tên Toàn quyền Doumer hoàn
thành, con đường này còn trở thành một tuyến dạo chơi đẹp nhất thành phố nhượng
địa này.
Buôn bán gạo trên đường bờ sông
Một điều đáng để người “đọc ảnh” nhận thấy là vào thời điểm
này, Hà Nội chưa phải là “thành phố quay lưng lại với dòng sông của mình”. Lũ
trẻ chạy chơi trên lề đường chỉ cần vài bước là bước xuống sông. Không hề có một
mô đất nào cản bước chân và tầm mắt của chúng ra con sông Hồng khi hiền khi dữ.
Chỉ sau những cơn lụt lớn diễn ra vào nửa cuối thập kỷ 20 của
thế kỷ trước, chính quyền thực dân mới đầu tư củng cố toàn bộ hệ thống đê điều
Bắc Kỳ và xây đoạn đê ngang qua con đường chụp trong ảnh. Con đê ấy tồn tại hơn
nửa thế kỷ thì được cải tạo thành con đường vành đai chạy dọc sông Hồng như
ngày hôm nay.
Câu ca dao trên hẳn ra đời muộn hơn năm 1888 là thời điểm
chính quyền Pháp bắt tay vào quản lý Hà Nội như một thành phố “nhượng địa” và
ngày 6/4/1888 đã ký một quyết định thành lập một ngôi chợ mới.
“Metropole” không phải là khách sạn ra đời sớm nhất
nhưng chắc chắn là khách sạn có truyền thống lâu bền và tiêu biểu nhất gắn với
Hà Nội. Buổi đầu Tây chiếm đóng, một số quán trọ đã xuất hiện tập trung bên Bờ
Hồ và dọc phố Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền).
Tại ngã sáu, nơi giao nhau của nhiều đường phố: Hàng Than,
Quán Thánh, Phan Đình Phùng, Hàng Lược, Hàng Giấy và Hàng Đậu có một công trình
xây dựng khá độc đáo, lúc nào cũng đóng cửa kín mít.
Tường của công trình này xây bằng đá hộc, những chấn song sắt
và những vòm cửa sổ, cùng cái mái tôn của một toà tháp cao tới 25 mét tính đến
chóp, gây cảm giác nặng nề như chốn ngục thất đầy bí ẩn.
Nhưng thực ra đó chỉ là một tháp nước (chateau-d’eau) trong kết
cấu của hệ thống cung cấp nước cho đô thị được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX. Có
lẽ do trục đường huyết mạch từ cầu Doumer (Long Biên) trực chỉ vào khu thành cổ
là nơi đóng binh và đầu não bộ máy cai trị của người Pháp, nên người ta quen gọi
đây là “tháp nước Hàng Đậu”.
Nếu chọn một công trình kiến trúc nào xưa nhất, lại ít thay đổi
nhất của Hà Nội còn lại cho đến nay thì đó chính là Nhà Thờ Lớn Hà Nội.
Nhà Thờ Lớn được khởi công vào năm 1884 và khánh thành kịp
vào dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 1887. Kể từ đó cho đến nay, kiến trúc dường
như không thay đổi. Xem các tấm hình cách đây đã trên dưới một thế kỷ thì thấy
rõ điều ấy. Có chăng là sự thay đổi cảnh quan và con người mà thôi.
Tại Hotel Grand Café đã có những buổi chiếu bóng đầu tiên rồi
dần dần mới ra rạp chuyên cinéma. Bộ phim đầu tiên có tên là “Thần Cọp” và được
trình chiếu vào 8/1920. Tại phố Nguyễn Xí, có một cái cổng nhỏ đi vào một rạp
chiếu phim lấy tên là Palace.
Ban đầu nó chỉ là một vườn thí nghiệm, được trao cho một viên
dược sĩ hải quân biệt phái về Sở Nông lâm để nghiên cứu phương thức di thực các
loại thảo mộc từ nước ngoài, nhất là từ các thuộc địa châu Phi qua để bổ sung
cho các loại cây trồng đô thị và phát triển trồng trọt. Dần dà cùng với các giống
cây, ngày một phong phú là một số thú nuôi thích hợp như hươu nai, đặc biệt thu
hút người xem là gấu, cọp và voi cùng nhiều loại chim muông nên vườn còn được gọi
là Bách Thú.
Hà Nội 36 phố phường - Nguyễn Thành Nam
hãng máy bay eva air
mua ve may bay eva di my
phòng vé máy bay korean air
mua vé máy bay đi mỹ ở đâu
giá vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich