Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Tại sao giới trẻ Việt Nam không thích "Nhạc xưa"

Tại sao giới trẻ Việt Nam 
không thích "Nhạc xưa"
Dòng nhạc xưa được bao gồm bởi những ca khúc nhạc vàng nhạc tiền chiến nhạc trữ tình... Khác với dòng nhạc trẻ Pop sinh động hay RnB náo nhiệt ngày nay nhạc xưa nhẹ nhàng trầm lắng và có nét đặc trưng sâu lắng. Trước đây nhạc xưa là dòng nhạc được ưa chuộng khắp nơi thì ngày nay nhạc xưa lại được cất vào tủ nhiều hơn là được người ta thưởng thức. Rất nhiều người trạc tuổi vẫn nghe những ca khúc nhạc Vàng nhạc tiền chiến nhưng con số đó không còn nhiều. Không chỉ thế giới trẻ Việt Nam lại cực kỳ "không thích" nhạc xưa. Trong 100 người may mắn lắm mới tìm được một người ngồi nghe được những ca khúc này. Mỗi lần thưởng thức nhạc xưa giới trẻ Việt Nam luôn coi rằng bị tra tấn. Việc ngồi thưởng thức hết một ca khúc nhạc xưa của nhiều bạn trẻ luôn được xem là chuyện hiếm hoi. 
Tại sao nhạc xưa không được chuộng? 

Những công dân sinh năm 8x của Việt Nam dần dần có sự thay đổi về phong cách nghe nhạc rõ rệt. Họ thích nghe những ca khúc nhạc sôi động nhảy nhót phù hợp với lứa tuổi chứ không có xu hướng nghe nhạc xưa. Dần dần tâm lý đó trở thành thói quen cứ nhắc đến nhạc xưa là ngay lập tức nhiều bạn trẻ lắc đầu xin tha. Có rất nhiều người cho rằng việc giới trẻ quay lưng với nhạc xưa do yếu tố thị trường. Khi thị trường âm nhạc Việt Nam dần hiện đại hóa phong cách nhạc trẻ lên ngôi hiển nhiên nhạc xưa sẽ bị đẩy lùi vào dĩ vãng. Nhưng nếu nhìn lại thực chất nhạc xưa không được giới trẻ Việt Nam chuộng là do phụ thuộc vào hoàn cảnh. Những ca khúc nhạc tiền chiến hay viết về chiến tranh mà giới trẻ Việt Nam không sống trong thời kỳ đó thế nên khi họ nghe nhạc xưa cảm thấy có phần lạc lõng xa lạ. Nhiều người không thể hình dung ra ca khúc đó đang viết về vấn đề gì những hình ảnh gì thế nên việc nghe nhạc xưa chẳng khác gì "cực hình". Thời chiến đã qua lâu rồi dù nhạc xưa có viết hay đến đâu cảm xúc đến đâu thì giới trẻ nghe cũng không thể hiểu và cảm nhận được. Giới trẻ có quá ít thời gian để dành cho công việc đó công việc lắng nghe và cảm nhận. 
Mà không cảm nhận được thì hầu như chẳng ai nghe. Ða số bạn trẻ Việt Nam đều sống trong thời hòa bình khi đất nước có nhiều đổi mới và phát triển khá nhiều nên nhạc trẻ có phần phù hợp hơn so với nhạc xưa rất nhiều. Ðồng thời những ca khúc nhạc xưa có phần sâu lắng suy tư và khó nhớ nhiều hơn so với những ca khúc nhạc trẻ. Nhạc xưa càng cầu kỳ bao nhiêu thì nhạc trẻ lại càng đơn giản bấy nhiêu. Về chất lượng thì nhạc trẻ cũng kém hơn hẳn cốt làm sao để giới trẻ càng dễ hiểu càng gần gũi với đời sống một cách đơn giản càng tốt. Không chỉ thế thể hiện những ca khúc nhạc xưa là những ca sĩ rất xa lạ với giới trẻ. Mà giới trẻ theo tính thời đại muốn nghe những ca sĩ thần tượng trình diễn hơn là những ca sĩ chẳng biết đến bao giờ hay chỉ nghe tên vài lần qua báo chí hoặc những người lớn tuổi. Cách phối khí những ca khúc nhạc xưa cũng khác khá nhiều so với hiện nay tất cả đều được thực hiện phù hợp với tầng lớp khán giả nên sự chênh lệch khác nhau cũng nhiều. 

Không chỉ thế nghe nhạc còn theo xu hướng chung. Khi tất cả đều nghe nhạc trẻ thì nhạc xưa trở thành lỗi thời lạc hậu. Nó chỉ dùng cho những người lớn như ông bà cha mẹ.. chứ không dùng cho giới trẻ hiện nay. Từ những lý do đó mà giới trẻ Việt Nam hầu như chẳng mấy ai nghe nhạc xưa con số đó chỉ là những hạt cát trong một rừng khán giả cuộn nghe nhạc bây giờ. 
Cách tân nhạc xưa 
Khi thị trường đang bị bội thực bởi nhiều dòng nhạc trẻ nhiều nhà sản xuất đã có xu hướng khai thác dòng nhạc xưa nhiều tiềm năng. Loại bỏ hết những nguyên nhân trên bằng cách làm lại dòng nhạc xưa theo cách hiện đại các nhà sản xuất và ca sĩ đang đưa dần nhạc xưa quay trờ lại sân khấu. "Cách tân" nhạc xưa bằng cách phối khí lại các ca khúc nhạc tiền chiến nhạc dân gian và trình bày theo một cách mới đang trở thành xu hướng của giới nghệ sĩ Việt Nam. 
Nếu xét ca sĩ hơi lớn hiện nay chúng ta có Thanh Lam từng cách tân nhạc Trịnh Cẩm Ly thể hiện dân ca theo một cách mới có vẻ ấn tượng hơn Quang Dũng Ðức Tuấn cũng có xu hướng đi theo dòng nhạc trữ tình với phong cách biểu diễn hiện đại Hồng Nhung đưa nhạc Trịnh vào hình ảnh dễ thương nhưng chững chạc pha lẫn mới mẻ của mình Phương Thanh cũng thử sức với nhạc Trịnh... Nhiều ca sĩ cũng đang tìm cho mình một hướng đi mới nhưng trên nền tảng cũ như Ðan Trường Cao Thái Sơn.... Có rất nhiều người cách tân nhạc xưa hợp lý nhưng có những người vẫn chỉ đứng ở bên lề cuộc đua đưa nhạc xưa trở về sân khấu hiện đại. Những ca sĩ hát nhạc dân gian thì có Cẩm Ly thành công nhất còn ca sĩ hát nhạc trữ tình vẫn chưa ai qua được Xuân Phú. 
Khi những ca sĩ trẻ vào cuộc với mục đích khai thác nhạc xưa thì khán giả cũng đi theo thần tượng và ủng hộ hết mình. Dù nhiều ca sĩ hiện đại hóa nhạc xưa một cách quá đáng gây mức phản cảm và làm theo tính chất "có" để kịp thời đại nhưng nhìn chung tất cả đều có một xu hướng tốt. Nhạc xưa có được phát triển nữa hay không đều phụ thuộc vào tầng lớp nghệ sĩ hiện nay có biết cách khai thác nó không mà thôi. 

Lê Trung Ngân
Theo http://bacsingan.vnweblogs.com/


1 nhận xét:

Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát

Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát Lời hát giao duyên kể về nỗi niềm cô gái thương thầm chàng trai/ Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát/ ...