Nguyễn Quang Trần - Trời bốn phương
Xin
thành thật chia buồn cùng gia quyến Nhà thơ, Nhà báo Nguyễn Quang Trần, sinh
năm Bính Thân (1956) tại Phổ Phong, Đức Phổ, Quảng Ngãi - Ủy viên BCH Hội VHNT
Quảng Ngãi, Chủ nhiệm CLB Thơ Trà Giang đã đột ngột từ trần vào ngày 20/8/2016
(nhằm ngày mồng 18 tháng 7 năm Bính Thân). Chuyên mục “Khuôn mặt Văn nghệ Quảng
Ngãi” số này xin được giới thiệu bài viết của Nhà văn, Tiến sĩ Mai Bá Ấn và
trang thơ Nguyễn Quang Trần cùng bạn đọc xa gần như một nén tâm nhang tưởng nhớ.
“Trời
bốn phương biết em ở phương nao?”. Sinh thời, Nguyễn Quang Trần cứ lơ ngơ đi giữa
cuộc đời và đã từng tự hỏi lòng mình như thế! Anh tự hỏi lúc người vợ thủy
chung của anh - “bài thơ tình thứ nhất” của đời anh rời bỏ cha con anh lại nơi
trần thế để vĩnh viễn ra đi sau những ngày bạo bệnh hay anh tự hỏi lòng mình về
những bóng hồng đã đi qua cuộc đời thơ cũng không ai biết nữa! Có lẽ là cả hai
trong tiên liệu của tâm linh thi sĩ. Còn bây giờ thì… bạn bè anh, người thân
anh cũng đang đặt câu hỏi lớn với anh: “Trời bốn phương biết anh ở phương
nào?”. Vâng, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Quang Trần đã dừng bước trần ai, đột ngột
vĩnh biệt chúng ta vào chiều tối ngày 20 tháng 8 năm 2016 (18/7/ Bính
Thân) khi vừa tròn 61 tuổi Âm - đúng vòng quay 60 năm của một đời người (anh
sinh năm Bính Thân - 1956 và mất đúng năm Bính Thân - 2016). Có lẽ với người
thân, bạn bè, cái “sự đi” của anh là đột ngột, nhưng biết đâu, từ nội tại tâm
linh, “vòng quay” của đời anh đã hết, đã trọn một đời người?
Thôi
thì… dẫu có vì lẽ gì, chúng ta cũng đã mất đi một người thơ, hết lòng vì thơ và
chung thủy với thơ. Có lẽ, trong giới làm thơ ở Quảng Ngãi, Quang Trần là người
thơ “hồng trần” nhất. Anh lang bạt, bụi bặm, phong trần, cô độc từ dáng người
cho đến cả nội tâm thơ. Bài thơ mới nhất của anh, dù trong tư thế đón xuân, đọc
lên vẫn cứ da diết một nỗi cô đơn thoát ra từ bản thể:
Ừ thì
thôi! Giữa cuộc đời dâu bể
Chốn
phong trần ta vẫn cứ là ta!
Ly rượu
nhạt. Đêm giao thừa. Độc ẩm
Đón
Xuân về trên mỗi nụ hoa (Thơ cho riêng mình - 2016).
“Ta
vẫn cứ là ta” trong kiếp phong trần là bản lĩnh của một hồn thơ. Nhưng cho dù
bao cuộc trần ai có phủ chụp lên cuộc đời mình, Quang Trần vẫn luôn đặt bản thể
mình trong thế “hoàn lương”. Và cho dù đã bao lần trái tim thơ “rớt” suốt dọc
đường, lấm láp bụi trần, thì bản thể lãng mạn của một hồn thơ cùng tình yêu vẫn
cứ là chiếc cầu nối kiếp tha hương với bổn làng quê quán:
Từ ấy
bước chân ta lưu lạc
Phong
trần ôm kiếp mộng hoàn lương
Đường về thôn Vạn ôi xa quá!
Nên trái tim ta rớt dọc đường (Thôn Vạn).
Đường về thôn Vạn ôi xa quá!
Nên trái tim ta rớt dọc đường (Thôn Vạn).
Anh
quan niệm, tình yêu là mùa xuân vĩnh viễn của đời người cho dù luật tự nhiên có
chuyển xoay bốn mùa xuân hạ thu đông thì vẫn thế. Tình yêu đủ sức phủ trùm lên
trời đất, chẳng còn đâu ranh giới của các mùa. Hình như, cả đời anh chỉ duy nhất
có một mùa: Mùa Yêu:
Tình
yêu ta là vĩnh viễn mùa xuân
Ta sẽ
đi bên em đến tận cùng trời đất
Hai
trái tim hòa chung nhịp đập
Để
tình yêu chúng mình đẹp hơn mọi bài thơ (Thơ xuân cho riêng em).
Anh
là kẻ khờ khạo cùng tình, hết lòng với tình, ngay với cả thứ tình chưa dám ngỏ:
Ta biết
lòng ta thương, thương lắm!
Nhưng
nào dám ngỏ một lời yêu
Cứ mỗi chiều về trên đường vắng
Em đi. Ta lặng lẽ nhìn theo (Đa đoan).
Cứ mỗi chiều về trên đường vắng
Em đi. Ta lặng lẽ nhìn theo (Đa đoan).
Ngày
trao nhau nụ hôn đầu đời cho mối tình đầu (cũng là người vợ thủy chung cùng anh
trọn một cuộc đời) khi cùng dạy học trên vùng núi miền Tây Quảng Ngãi, anh cơ
chừng như cả suối rừng miền Tây cùng tụ về chứng kiến. Không phải chứng cho nụ
hôn đầu mà là nhân chứng cho những lời yêu thương, những điều ước hẹn. Đúng là,
trong lòng anh, tình yêu lúc nào cũng thiêng liêng như đinh ninh biển hẹn, non
thề:
Người
tình ơi, em có nhớ không?
Lời yêu thương ngày xưa mình hẹn ước
Dẫu con sông Trà Bồng có đầy vơi, trong đục
Ta với rừng mãi mãi bên nhau (Nụ hôn đầu).
Lời yêu thương ngày xưa mình hẹn ước
Dẫu con sông Trà Bồng có đầy vơi, trong đục
Ta với rừng mãi mãi bên nhau (Nụ hôn đầu).
Và
cho dù tất cả các cuộc tình rồi đã vuột qua khỏi thời trai trẻ, đã lùi sâu vào
dĩ vãng, thì nỗi cô đơn vẫn như một vết sướt giữa lòng không dễ nhạt phai:
Ta đi
suốt một thời trai trẻ
Dĩ vãng quặn mình, tất cả lùi xa
Ta còn lại tóc màu sương muối
Và nỗi cô đơn năm tháng không nhòa (Đa đoan).
Dĩ vãng quặn mình, tất cả lùi xa
Ta còn lại tóc màu sương muối
Và nỗi cô đơn năm tháng không nhòa (Đa đoan).
Thông
thường, kẻ mang hồn thi sĩ thường là “trắng tay” về vật chất, nhưng muôn đời,
luôn “ngời xanh” về mặt tinh thần dù có phải cõng tình lách luồn qua bao bão
giông trần thế:
Nửa đời
người, anh vẫn trắng tay
Gian nhà trống gió lùa rung vách
Chỉ có tình yêu là như hương hoa thơm ngát
Qua nắng mưa bão tố vẫn xanh ngời (Bài thơ tình thứ nhất).
Gian nhà trống gió lùa rung vách
Chỉ có tình yêu là như hương hoa thơm ngát
Qua nắng mưa bão tố vẫn xanh ngời (Bài thơ tình thứ nhất).
Nguyễn
Quang Trần thi sĩ đến mức vụng về. Không phải vụng về trong thơ mà là vụng về đến
lóng ca lóng cóng khi đối mặt với những cơm áo đời thường. Vụng về với áo cơm
cho dù anh thừa biết “cơm áo không đùa với khách thơ” (Xuân Diệu). Và vì vậy,
thơ anh rất trân trọng những điều “vặt vãnh” vì anh tự nhận thấy mình quả là
“hơi vô trách nhiệm”:
Nửa đời
người, nửa đời em lo toan
Vắng em, anh trở thành thằng vô dụng
Nấu bữa cơn cũng lúng ta, lúng túng
Con khóc nhè, bố phải khóc theo (Bài thơ tình thứ nhất).
Vắng em, anh trở thành thằng vô dụng
Nấu bữa cơn cũng lúng ta, lúng túng
Con khóc nhè, bố phải khóc theo (Bài thơ tình thứ nhất).
Nói,
Trần “hơi vô trách nhiệm” với gia đình, với cuộc đời thì hơi quá, vì
bản thân anh rất quý trọng người vợ hiền nên một thân một mình chạy thầy, tìm
thuốc khắp mọi nơi, ăn nằm suốt ở bệnh viện trong những ngày vợ lâm bạo bệnh.
Hai đứa con yêu quý của anh cũng học hành rất giỏi giang và sớm có việc làm ổn
định. Nói “hơi vô trách nhiệm” là ở góc độ anh tự thú mà thôi. Mà, phàm những
người dám tự thú cái sự “vô trách nhiệm” của mình lại chính là những người đầy
trách nhiệm. Thử nghĩ mà xem, là Ủy viên Ban Chấp hành Hội VHNT tỉnh, sáng lập
nhóm thơ Thiên Bút thi hữu, Chủ nhiệm CLB Thơ Trà Giang, anh dồn sức lo hết cho
bạn thơ từ việc tập hợp thơ đến biên tập và in ấn những tác phẩm thơ chung.
Nhưng với bản thân thì đúng là anh lơ ngơ đến chừng như “vô trách nhiệm”. Ai đời,
suốt một đời chung thủy với thơ mà đến lúc tròn 60 tuổi đời vẫn chưa hề có một
tập thơ riêng. Nói đúng ra thì… đã có, đó là tập “Gửi em một chữ yêu” xuất bản
cách đây đã gần tròn 6 năm trường (tháng 11/2010). Một tác phẩm thơ đầu tay cho
riêng mình, nhưng hỡi ôi khi đưa bản thảo đến Nhà in, anh lại lơ ngơ thế nào mà
khi in ra thì sai sót lung tung đến nỗi không dám phát hành, bạn bè phải xúm
vào hỗ trợ để anh in tập thơ khác chỉnh chu hơn dùng để biếu tặng. Cái chất thi
sĩ, cái “hơi vô trách nhiệm” của Quang Trần chính là ở đó. Thì đã sao nào, anh
đã từng thú nhận như thế cơ mà:
Chạm
cốc đi mày, rượu tao lo
Hết
tiền mua rượu, tao bán thơ
Những
thằng thi sĩ là như thế!
Thiên
hạ phong cho: Lũ khù khờ (Uống rượu với thằng bạn thân mới ra tù).
“Khù
khờ” như thi sĩ là thế, nhưng với lẽ đúng sai, chân lý cuộc đời thì anh lại hơi
“bị” tỉnh. Tỉnh đến độ đạt đạo. Thương người đến độ bao dung:
Chạm
cốc nữa đi! Tao với mầy
Vẫn
là bạn tốt từ xưa nay
Thằng
nào có tội, thì đền tội
Đã gặp
nhau rồi, uống thật say! (Uống rượu với thằng bạn thân mới ra tù).
Bên
cạnh mảng thơ tình vừa mụ mị vừa trong trẻo, trong những phút giây mê say của một
nhà báo chuyên nghiệp, Nguyễn Quang Trần cũng đã kịp để lại cho Quảng Ngãi những
bài thơ hay về mảng đề tài quê hương. Thơ quê hương của anh được nhiều nhạc sĩ
phổ nhạc và tạo được âm vang trong lòng người nghe trên làn sóng phát thanh,
trong các kỳ lễ hội. Quê hương của Trần “thơm thào” và nồng đượm như vị cay “cá
bống kho tiêu”, ngọt ngào như hương vị “bát don thơm”, chân tình như “củ khoai
trong nắng”:
Nhớ
bát don sông Trà thơm thảo hồn quê
Nhớ cá bống kho tiêu có vị cay, vị mặn
Ta lớn lên như củ khoai trong nắng
Từ những giọt mồ hôi thấm đẫm của bao người (Gởi người em gái xa quê).
Nhớ cá bống kho tiêu có vị cay, vị mặn
Ta lớn lên như củ khoai trong nắng
Từ những giọt mồ hôi thấm đẫm của bao người (Gởi người em gái xa quê).
Và
dù bước chân thơ có mải mê lang bạt tha phương, thì hồn quê vẫn là nơi chốn
quay về bên những thâm tình cố hữu:
Bước
phong trần ta lang bạt ngược xuôi
Kỷ niệm quê hương vẫn vẹn nguyên trong ký ức
Nơi ấy, có mẹ, có cha, có bát cơm thơm và nước mắt
Có những người ra đi… từ lũy tre làng (Gởi người em gái xa quê).
Kỷ niệm quê hương vẫn vẹn nguyên trong ký ức
Nơi ấy, có mẹ, có cha, có bát cơm thơm và nước mắt
Có những người ra đi… từ lũy tre làng (Gởi người em gái xa quê).
Sinh
ra nơi làng quê nghèo (xã Phổ Phong, Đức Phổ) trong một dòng tộc giàu truyền thống
cách mạng (anh gọi đ/c Nguyễn Nghiêm - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi đầu tiên
là ông nội thúc), từ năm 1973, anh đã tham gia du kích xã và là thầy giáo ở
vùng giải phóng. Chính những bước đi đầu này nên sau hòa bình anh theo học ĐHSP
Quy Nhơn và tiếp tục làm nghề giáo cho đến khi chuyển sang nghề báo. Nhưng có lẽ,
nghiệp trần gian của anh lại chính là thơ. Và cho đến hôm nay, chuẩn bị đón tuần
49 ngày của anh, trong tôi vẫn cứ thấp thoáng hiện lên mồn một cái dáng dấp
phong trần, bụi bặm của một người thơ, đang lơ ngơ đi giữa phố phường với mái đầu
vừa điểm bạc. Cứ lơ ngơ kiếm tìm một bóng hình quá vãng rồi thảng thốt kêu lên:
Và cả
em - Người con gái ấy
Trời
bốn phương, biết em ở phương nào?
Ta hứng
gió tìm chút hương ngày ấy
Nhưng
gió và mây cứ hờ hững trời cao (Đa đoan).
Xóm
Chòi Dầu, đầu Thu 2016.
Đa
đoan
Em
thì trẻ mà ta thì luống tuổi
Chuyện tình yêu đâu phải dễ dàng
Sao em cứ dập dềnh như sóng
Để tình ta trôi vào cõi đa đoan
Chuyện tình yêu đâu phải dễ dàng
Sao em cứ dập dềnh như sóng
Để tình ta trôi vào cõi đa đoan
Phải
kiếp trước ta bị ai phụ bạc
Nên kiếp này cứ đau đáu con tim
Chốn phong trần ta lê chân bước
Tình yêu ta sao cứ gập ghềnh
Nên kiếp này cứ đau đáu con tim
Chốn phong trần ta lê chân bước
Tình yêu ta sao cứ gập ghềnh
Ta đi
suốt một thời trai trẻ
Dĩ vãng quặn mình, tất cả lùi xa
Ta còn lại tóc màu sương muối
Và nỗi cô đơn năm tháng không nhòa
Dĩ vãng quặn mình, tất cả lùi xa
Ta còn lại tóc màu sương muối
Và nỗi cô đơn năm tháng không nhòa
Em hiện
giữa mùa xuân khoe sắc
Tuổi trinh nguyên chúm chím nụ hồng
Ta lặng lẽ ngồi bên ly rượu đắng
Thả lòng buồn vào cát bụi hư không
Tuổi trinh nguyên chúm chím nụ hồng
Ta lặng lẽ ngồi bên ly rượu đắng
Thả lòng buồn vào cát bụi hư không
Ừ!
thì để cho trái tim rướm máu
Dập dềnh trôi theo con sóng xô bờ
Ta không dám neo thuyền trên bến đậu
Sợ cái nhìn ai đó thờ ơ
Dập dềnh trôi theo con sóng xô bờ
Ta không dám neo thuyền trên bến đậu
Sợ cái nhìn ai đó thờ ơ
Em
thì trẻ, mà ta thì luống tuổi
Chuyện tình yêu đâu phải dễ dàng
Nhưng trời ạ, tình yêu nào biên giới!
Nên trọn đời ta vẫn cứ đa đoan.
Chuyện tình yêu đâu phải dễ dàng
Nhưng trời ạ, tình yêu nào biên giới!
Nên trọn đời ta vẫn cứ đa đoan.
Cơn
gió chiều thổi dọc triền sông
Để
mùa xuân mênh mông nỗi nhớ
Ta
thương nhau giữa mùa hoa nở
Như
thương dòng sông bên lở, bên bồi
Có điều
gì sâu lắng thế, em ơi!
Khi
ngàn hoa lung linh khoe sắc
Và
đôi mắt em như vì sao xanh biếc
Để
đêm về ta thao thức bâng khuâng…
Mùa
xuân này ta sánh bước cùng em
Giữa
phố thị bao tiếng cười rộn rã
Có giọt
nắng chiều rơi trên bóng lá
Có sợi
gió chiều cho mái tóc em thơm
Tình
yêu ta là vĩnh viễn mùa xuân
Ta sẽ
đi bên em đến tận cùng trời, đất
Hai
trái tim hòa chung nhịp đập
Để
tình yêu chúng mình đẹp hơn mọi bài thơ
Tết
Bính Thân - 2016
Gởi
người em gái xa quê
Em có về Quảng Ngãi cùng anh?
Nơi có những cánh đồng cò bay thẳng cánh
Nơi có nắng gió miền Trung mang hương thơm
nồng đậm
Và tình người, tình đất miên man…
Em có về Quảng Ngãi cùng anh?
Nơi có những cánh đồng cò bay thẳng cánh
Nơi có nắng gió miền Trung mang hương thơm
nồng đậm
Và tình người, tình đất miên man…
Em có
về thăm dòng Trà Giang?
Nơi trai gái thương nhau như thương bên bồi, bên lở
Nơi có bến Tam Thương với những cánh buồm no gió
Tiếng chèo khuya thao thức đợi ta về…
Nơi trai gái thương nhau như thương bên bồi, bên lở
Nơi có bến Tam Thương với những cánh buồm no gió
Tiếng chèo khuya thao thức đợi ta về…
Nhớ
bát don sông Trà thơm thảo hồn quê
Nhớ cá bống kho tiêu có vị cay, vị mặn
Ta lớn lên như củ khoai trong nắng
Từ những giọt mồ hôi thấm đẫm của bao người.
Nhớ cá bống kho tiêu có vị cay, vị mặn
Ta lớn lên như củ khoai trong nắng
Từ những giọt mồ hôi thấm đẫm của bao người.
Bước
phong trần ta lang bạt ngược xuôi
Kỷ niệm quê hương vẫn vẹn nguyên trong ký ức
Nơi ấy, có mẹ, có cha, có bát cơm thơm và nước mắt
Có những người ra đi… từ lũy tre làng.
Kỷ niệm quê hương vẫn vẹn nguyên trong ký ức
Nơi ấy, có mẹ, có cha, có bát cơm thơm và nước mắt
Có những người ra đi… từ lũy tre làng.
Em có
về Quảng Ngãi cùng anh?
Nơi có con đường ngày xưa chúng mình cùng đi học
Chiếc áo mới mẹ may với bao đêm ao ước…
Nhà có thêm người khi tóc mẹ hoa râm.
Nơi có con đường ngày xưa chúng mình cùng đi học
Chiếc áo mới mẹ may với bao đêm ao ước…
Nhà có thêm người khi tóc mẹ hoa râm.
Bao
kiếp người, có lẽ đã ngàn năm
Góp nhặt những vần thơ giữa hai bờ sông nước
Dòng Trà Giang dù mùa trong, mùa đục
Trái tim ta, vẫn trong vắt mối tình đầu.
Góp nhặt những vần thơ giữa hai bờ sông nước
Dòng Trà Giang dù mùa trong, mùa đục
Trái tim ta, vẫn trong vắt mối tình đầu.
Thơ
cho riêng mình
Ai hiểu
được chuyện nhân tình thế thái
Ai hiểu
đời ta bằng chính lòng ta
Nhưng
có thể có những điều ta chưa hiểu
Nên
cuối đời vẫn còn lắm nỗi phong ba.
Ta muốn
để cho tâm hồn thanh thản
Kiếp
phong trần không vướng nỗi ưu tư
Dăm
ly rượu đêm đêm cùng bè bạn
Nhìn
cuộc đời vừa thực, vừa hư
Chiều
xuân nay, ta tìm về cố quận
Bạn
bè xưa giờ đã đâu rồi?
Đứa rời
phố lên rừng mưu sống
Đứa rời
làng bươn chải muôn nơi
Và cả
em - Người con gái ấy
Trời
bốn phương, biết em ở phương nao?
Ta hứng
gió tìm chút hương ngày ấy
Nhưng
gió và mây cứ hờ hững trời cao.
Ừ thì
thôi! Giữa cuộc đời dâu bể
Chốn
phong trần ta vẫn cứ là ta!
Ly rượu
nhạt. Đêm giao thừa. Độc ẩm
Đón
Xuân về trên mỗi nụ hoa
Tết
Bính Thân - 2016
3
bài thơ mới của Nguyễn Quang Trần
Uống
rượu với bạn thân mới ra tù
Ra
tù... mầy liền đến thăm tao
Thằng
bạn thân thương tự thuở nào
Dù
nghèo kiết xác tao cũng tiếp
Tâm sự
với mày chuyện tào lao
Chạm
cốc đi mày, rượu tao lo
Hết
tiền mua rượu, tao bán thơ
Những
thằng thi sĩ là như thế!
Thiên
hạ phong cho: Lũ khù khờ
Mặc
cho thiên hạ, miệng liền tai
Những
chuyện bao đồng chẳng thiệt ai
Rượu
gạo quê mình là thứ thiệt
Tao
nhớ thuở mầy làm giám đốc
Của
ngon, vật lạ trải đầy bàn
Chai
rượu trời Âu hàng chục triệu
Vung
tay mầy rót đổ tràn lan
Mầy đấm
bạn bè những vố đau
Thằng
nào, thằng nấy ghế ngã nhào
Rút
ruột công trình như cơm bữa
Móc
túi nhân dân đầy hầu bao
Ngồi ở
ghế cao, quyền chức trọng
Biệt
thự, xe hơi... chẳng thiếu gì
Gái đẹp
bu mầy như lũ kiến
Giờ đây
nghĩ lại mầy còn chi?
Đừng
có nhìn tao như mắt ếch
Đừng
có nghỉ tao giống cô hồn
Bao
năm bốc lịch trong nhà ngục
Chẳng
lẽ mầy chưa đủ trí khôn
Mầy
nên về quê, đi chăn vịt
Vui với
vợ con, với ruộng đồng
Gà, vịt
dạy mầy biết lẽ sống
Mầy đừng mơ
tưởng chuyện viễn vông
Chạm
cốc nữa đi! Tao với mầy
Vẫn
là bạn tốt từ xưa nay
Thằng
nào có tội, thì đền tội
Đã gặp
nhau rồi, uống thật say!
CHÙM
THƠ NGUYỄN QUANG TRẦN
(Trong
tập thơ “Gửi em một chữ yêu” xuất bản tháng 11/2010)
1. Nụ
hôn đầu
Người
tình ơi, em có nhớ chăng?
Khi mùa quế tỏa hương thơm ngát
Anh đến tìm em giữa mùa ong làm mật
Nên nụ hôn đầu cứ ngọt lịm vành môi
Khi mùa quế tỏa hương thơm ngát
Anh đến tìm em giữa mùa ong làm mật
Nên nụ hôn đầu cứ ngọt lịm vành môi
Anh
đưa em đi dưới bóng trăng rơi
Đêm Cà Đam, rừng thiêng thao thức…
Ánh mắt ai như vì sao xanh biếc
Mà dịu dàng như điệu Xà Ru
Đêm Cà Đam, rừng thiêng thao thức…
Ánh mắt ai như vì sao xanh biếc
Mà dịu dàng như điệu Xà Ru
Anh lắng
nghe từ sâu thẳm thiên thu
Gió vi vút gọi anh về với núi
Để bước chân anh suốt đời rong ruổi…
Vẫn nhớ hoài hai tiếng quê hương
Gió vi vút gọi anh về với núi
Để bước chân anh suốt đời rong ruổi…
Vẫn nhớ hoài hai tiếng quê hương
Nhớ
bóng ai tần tảo sớm hôm
Nhớ bản làng vào mùa lúa mới
Nhớ bát cơm thơm người vui ngày hội
Rừng chung chiêng theo chén rượu nồng
Nhớ bản làng vào mùa lúa mới
Nhớ bát cơm thơm người vui ngày hội
Rừng chung chiêng theo chén rượu nồng
Người
tình ơi, em có nhớ không?
Lời yêu thương ngày xưa mình hẹn ước
Dẫu con sông Trà Bồng có đầy vơi, trong đục
Ta với rừng mãi mãi bên nhau
Lời yêu thương ngày xưa mình hẹn ước
Dẫu con sông Trà Bồng có đầy vơi, trong đục
Ta với rừng mãi mãi bên nhau
Đi
bên em lòng bỗng nao nao…
Trăng sáng thế! Đại ngàn mênh mông thế!
Ta lặng yên nghe tiếng lòng khe khẽ
Để nụ hôn đầu xao xuyến rừng đêm.
Trăng sáng thế! Đại ngàn mênh mông thế!
Ta lặng yên nghe tiếng lòng khe khẽ
Để nụ hôn đầu xao xuyến rừng đêm.
2. Bài
thơ tình thứ nhất
Sống
bên nhau đã nửa cuộc đời
Anh mới viết nổi cho em bài thơ tình thứ nhất
Năm tháng gian lao tóc tụi mình đã vài sợi bạc
Thương nhau nhiều qua bao nỗi đắng cay
Anh mới viết nổi cho em bài thơ tình thứ nhất
Năm tháng gian lao tóc tụi mình đã vài sợi bạc
Thương nhau nhiều qua bao nỗi đắng cay
Nửa đời
người, anh vẫn trắng tay
Gian nhà trống gió lùa rung vách
Chỉ có tình yêu là như hương hoa thơm ngát
Qua nắng mưa bão tố vẫn xanh ngời
Gian nhà trống gió lùa rung vách
Chỉ có tình yêu là như hương hoa thơm ngát
Qua nắng mưa bão tố vẫn xanh ngời
Sống
bên nhau đã nửa cuộc đời
Anh càng thấy thương em hơn qua mỗi bữa ăn đạm bạc
Thương cái tính dịu dàng chân chất
Đêm ngày vất vả chuyện chồng con
Anh càng thấy thương em hơn qua mỗi bữa ăn đạm bạc
Thương cái tính dịu dàng chân chất
Đêm ngày vất vả chuyện chồng con
Nửa đời
người, nửa đời em lo toan
Vắng em, anh trở thành thằng vô dụng
Nấu bữa cơn cũng lúng ta, lúng túng
Con khóc nhè, bố phải khóc theo
Vắng em, anh trở thành thằng vô dụng
Nấu bữa cơn cũng lúng ta, lúng túng
Con khóc nhè, bố phải khóc theo
Nửa
cuộc đời – bao nỗi gian lao
Em vẫn lặng lẽ như là hoa cỏ
Lặng lẽ tỏa hương trong gió
Thành bài thơ anh viết lúc nửa cuộc đời.
Em vẫn lặng lẽ như là hoa cỏ
Lặng lẽ tỏa hương trong gió
Thành bài thơ anh viết lúc nửa cuộc đời.
Em
thì trẻ mà ta thì luống tuổi
Chuyện tình yêu đâu phải dễ dàng
Sao em cứ dập dềnh như sóng
Để tình ta trôi vào cõi đa đoan
Chuyện tình yêu đâu phải dễ dàng
Sao em cứ dập dềnh như sóng
Để tình ta trôi vào cõi đa đoan
Phải
kiếp trước ta bị ai phụ bạc
Nên kiếp này cứ đau đáu con tim
Chốn phong trần ta lê chân bước
Tình yêu ta sao cứ gập ghềnh
Nên kiếp này cứ đau đáu con tim
Chốn phong trần ta lê chân bước
Tình yêu ta sao cứ gập ghềnh
Ta đi
suốt một thời trai trẻ
Dĩ vãng quặn mình, tất cả lùi xa
Ta còn lại tóc màu sương muối
Và nỗi cô đơn năm tháng không nhòa
Dĩ vãng quặn mình, tất cả lùi xa
Ta còn lại tóc màu sương muối
Và nỗi cô đơn năm tháng không nhòa
Em hiện
giữa mùa xuân khoe sắc
Tuổi trinh nguyên chúm chím nụ hồng
Ta lặng lẽ ngồi bên ly rượu đắng
Thả lòng buồn vào cát bụi hư không
Tuổi trinh nguyên chúm chím nụ hồng
Ta lặng lẽ ngồi bên ly rượu đắng
Thả lòng buồn vào cát bụi hư không
Ừ!
Thì để cho trái tim rướm máu
Dập dềnh trôi theo con sóng xô bờ
Ta không dám neo thuyền trên bến đậu
Sợ cái nhìn ai đó thờ ơ
Dập dềnh trôi theo con sóng xô bờ
Ta không dám neo thuyền trên bến đậu
Sợ cái nhìn ai đó thờ ơ
Em
thì trẻ, mà ta thì luống tuổi
Chuyện tình yêu đâu phải dễ dàng
Nhưng trời ạ, tình yêu nào biên giới!
Nên trọn đời ta vẫn cứ đa đoan.
Chuyện tình yêu đâu phải dễ dàng
Nhưng trời ạ, tình yêu nào biên giới!
Nên trọn đời ta vẫn cứ đa đoan.
5. Gởi
người em gái xa quê
Em có về Quảng Ngãi cùng anh?
Nơi có những cánh đồng cò bay thẳng cánh
Nơi có nắng gió miền Trung mang hương thơm
nồng đậm
Và tình người, tình đất miên man…
Em có về Quảng Ngãi cùng anh?
Nơi có những cánh đồng cò bay thẳng cánh
Nơi có nắng gió miền Trung mang hương thơm
nồng đậm
Và tình người, tình đất miên man…
Em có
về thăm dòng Trà Giang?
Nơi trai gái thương nhau như thương bên bồi, bên lở
Nơi có bến Tam Thương với những cánh buồm no gió
Tiếng chèo khuya thao thức đợi ta về…
Nơi trai gái thương nhau như thương bên bồi, bên lở
Nơi có bến Tam Thương với những cánh buồm no gió
Tiếng chèo khuya thao thức đợi ta về…
Nhớ
bát don sông Trà thơm thảo hồn quê
Nhớ cá bống kho tiêu có vị cay, vị mặn
Ta lớn lên như củ khoai trong nắng
Từ những giọt mồ hôi thấm đẫm của bao người.
Nhớ cá bống kho tiêu có vị cay, vị mặn
Ta lớn lên như củ khoai trong nắng
Từ những giọt mồ hôi thấm đẫm của bao người.
Bước
phong trần ta lang bạt ngược xuôi
Kỷ niệm quê hương vẫn vẹn nguyên trong ký ức
Nơi ấy, có mẹ, có cha, có bát cơm thơm và nước mắt
Có những người ra đi… từ lũy tre làng.
Kỷ niệm quê hương vẫn vẹn nguyên trong ký ức
Nơi ấy, có mẹ, có cha, có bát cơm thơm và nước mắt
Có những người ra đi… từ lũy tre làng.
Em có
về Quảng Ngãi cùng anh?
Nơi có con đường ngày xưa chúng mình cùng đi học
Chiếc áo mới mẹ may với bao đêm ao ước…
Nhà có thêm người khi tóc mẹ hoa râm.
Nơi có con đường ngày xưa chúng mình cùng đi học
Chiếc áo mới mẹ may với bao đêm ao ước…
Nhà có thêm người khi tóc mẹ hoa râm.
Bao
kiếp người, có lẽ đã ngàn năm
Góp nhặt những vần thơ giữa hai bờ sông nước
Dòng Trà Giang dù mùa trong, mùa đục
Trái tim ta, vẫn trong vắt mối tình đầu.
Góp nhặt những vần thơ giữa hai bờ sông nước
Dòng Trà Giang dù mùa trong, mùa đục
Trái tim ta, vẫn trong vắt mối tình đầu.
6.
Thôn Vạn
Lâu lắm
không về thăm thôn Vạn
Lòng cứ vu vơ nhớ những chiều
Không gian ngan ngát hương hoa lúa
Thẹn thùng cô gái chớm tuổi yêu
Lòng cứ vu vơ nhớ những chiều
Không gian ngan ngát hương hoa lúa
Thẹn thùng cô gái chớm tuổi yêu
Ta biết
lòng ta thương, thương lắm!
Nhưng
nào dám ngỏ một lời yêu
Cứ mỗi chiều về trên đường vắng
Em đi. Ta lặng lẽ nhìn theo…
Cứ mỗi chiều về trên đường vắng
Em đi. Ta lặng lẽ nhìn theo…
Đôi
khi bất chợt gặp trên đường
Em
chúm chím cười đến dễ thương
Thơm ngát lòng ta hương hoa lúa
Ta về mang nặng nổi tơ vương…
Thơm ngát lòng ta hương hoa lúa
Ta về mang nặng nổi tơ vương…
Cho đến
một ngày, giữa nắng trong
Chia
tay thôn Vạn, em theo chồng
Ta đứng một mình trên đường vắng
Nhặt bóng em đi giấu vào lòng
Ta đứng một mình trên đường vắng
Nhặt bóng em đi giấu vào lòng
Vu
quy, không có lời tiễn biệt
Chỉ
có người đi, kẻ ngóng trông
Đêm ôm gối chiếc, buồn cánh lúa
Gió thổi, hương bay vào hư không…
Đêm ôm gối chiếc, buồn cánh lúa
Gió thổi, hương bay vào hư không…
Từ ấy
bước chân ta lưu lạc
Phong
trần ôm kiếp mộng hoàn lương
Đường về thôn Vạn ôi xa quá!
Nên trái tim ta rớt dọc đường
Đường về thôn Vạn ôi xa quá!
Nên trái tim ta rớt dọc đường
Lâu lắm
không về thăm thôn Vạn
Lòng cứ vu vơ nhớ những chiều
Có người con gái cười chúm chím
Trọn cuộc đời ta, trọn kiếp yêu!
Lòng cứ vu vơ nhớ những chiều
Có người con gái cười chúm chím
Trọn cuộc đời ta, trọn kiếp yêu!
VIẾT
CHO BẠN - VIẾT VỀ CUỘC ĐỜI CHÌM NỔI “PHONG TRẦN” CỦA
NHÀ GIÁO, NHÀ BÁO, NHÀ THƠ NGUYỄN QUANG TRẦN
Cầm
trên tay và đọc lại tập thơ “Gửi em một chữ yêu” của nhà thơ Nguyễn Quang Trần - Hội VHNT Quảng Ngãi xuất bản năm 2010, kí ức về anh về người bạn văn thân thiết
hình như vẫn vẹn nguyên trong tâm trí tôi. Biết và chơi thân với anh Nguyễn
Quang Trần hơn 10 năm, chính xác là từ đầu năm 2006 thông qua vài người bạn ở
quê. Hình ảnh ấn tượng đầu tiên in vào mắt tôi, anh Nguyễn Quang Trần với mái
tóc bồng bềnh phiêu lãng, phong cách ăn mặc bụi bặm. Tố chất thi nhân ấy cô đọng
lại trong một con người và sau này chơi thân với anh hơn nó lần lượt được giải
mã.
Nhà
thơ Nguyễn Quang Trần sinh năm Bính Thân, còn tuổi giấy tờ thì sinh năm 1958,
có nghĩa là anh còn vài ba năm nữa mới cầm quyết định nghỉ hưu. Nhưng… chưa kịp
đến ngày đó, anh đã rời cõi tạm một cách đột ngột vào chiều tối 20 tháng 8 năm
2016 (tức ngày 18 tháng 7 năm Bính Thân) trên đường đưa ra Đà Nẵng cấp cứu. Lần
gặp cuối cùng giữa tôi và anh là sau khi kết thúc Lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật
Khu vực V Nam miền Trung và Tây Nguyên vào ngày 16/8/2016, mà anh được mời dự.
Tôi chỉ kịp nhìn anh gật đầu chào, do lu bu công việc của sự kiện và tôi cũng
không ngờ đó là lần gặp sau cuối. Đêm hôm anh ra đi, tôi nhận một cuộc gọi điện
thoại vào lúc 20h00 của người bạn ở Mộ Đức báo tin anh đã mất. Tôi nghĩ có lẽ
ai đó “chọc đùa” vì thỉnh thoảng tôi cũng nhận được vài cuộc gọi tương tự như vậy!?
Sợ tin chẳng lành đến với mình giữa đêm khuya nên tôi để điện thoại ở chế độ im
lặng … Nửa đêm tỉnh giấc, tôi bật điện thoại thì có nhiều cuộc gọi nhỡ của bạn
bè ở thành phố Quảng Ngãi và tôi đã bàng hoàng, rụng rời tay chân… trằn trọc
thao thức chờ sáng không ngủ tiếp được vì tin chắc rằng nhà thơ Nguyễn Quang Trần
vĩnh viễn ra đi.
Cuộc
đời là vậy! Thật ngắn ngủi vô thường, người mới đó còn hiện diện sau đó ta
không bao giờ gặp nhau nữa. Có chăng, chỉ là hình bóng mờ ảo khói sương, những
kỷ niệm về nhau dần dần sẽ đi vào quên lãng. Hôm tiễn anh về với đất, nơi anh nằm
là một nơi cũng gần mộ phần chị Bùi Thị Kim Dung, người vợ hiền của anh và thời
tiết giữa thu cũng sụt sùi sau khi quan tài anh dần dần hạ xuống huyệt mộ.
Có
nhiều điều để viết về một nhà giáo, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Quang Trần, tôi chỉ
chọn một góc nhỏ để tưởng nhớ, một người bạn thơ với những sáng tác về quê
hương, về tình yêu thật sâu lắng, ngọt ngào. Một số bài thơ của anh được các nhạc
sĩ phổ thành ca khúc giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng như:
Anh có về Quảng Ngãi cùng em (nhạc Thy Lộc), Một thoáng Trà Bồng (nhạc Minh
Đát), Em trốn nơi nào (nhạc Ni Ni), Người hạnh phúc (nhạc Lê Sinh Dân)…
Nhà
thơ Nguyễn Quang Trần có cách dùng từ ngữ ngắn gọn với độ khái quát cao, đầy
triết lý và nhân văn. Anh thường trích dẫn những câu danh ngôn mang tính chính
luận về triết học, văn học; có lẽ do một phần anh được đào tạo cơ bản chuyên
ngành lịch sử - chính trị tại Trường đại học Sư phạm Quy Nhơn, Sau này, anh dành
thời gian cho công việc nghiên cứu, giảng dạy Trường Đảng tỉnh Nghĩa Bình và giảng
dạy cho học sinh ở một số trường THPT trong tỉnh.
Mỗi địa
phương, địa danh nơi anh từng đến công tác hay giao lưu với bạn bè đều được anh
ghi lại cảm xúc bằng thơ thật ấn tượng như: Mộ Đức, Minh Long, Trà Bồng, Sơn
Tây, Lý Sơn… Một số dòng sông quê hương được anh đưa vào thi ca như: sông Trà,
sông Vệ, sông Thoa, sông Liêng, sông Phước Giang… Trong thơ anh còn đưa cảm xúc
về làn điệu dân ca Quan họ, Lý thương nhau… Anh còn giới thiệu điệu Xà ru, điệu
Ta lêu của đồng bào Hre, Cor, Cadong ở vùng cao Quảng Ngãi và một số bài thơ
ghi lại thoáng bất chợt về ánh mắt, mái tóc duyên dáng của “nàng thơ ở Quy
Nhơn, Cà Mau, Tiền Giang, Sài Gòn…” làm xuyến xao bước chân lãng tử của anh.
Nguyễn
Quang Trần tự cho mình là người “đa đoan”: “Em thì trẻ mà ta thì luống tuổi/
Chuyện tình yêu đâu phải dễ dàng/ Nhưng trời ạ! Tình yêu nào biên giới/ Nên trọn
đời ta vẫn cứ đa đoan.” (Đa đoan). Ấy vậy! Mà tình yêu anh dành trọn cho cô
giáo Bùi Thị Kim Dung trước sau như nhất, đồng cam cộng khổ: “Sống bên nhau đã
nửa cuộc đời/ Anh mới viết nổi cho em bài thơ tình thứ nhất/ Năm tháng gian lao
tóc mình đã vài sợi bạc/ Thương nhau nhiều qua bao nỗi đắng cay…” (Bài thơ tình
thứ nhất). Anh và chị Dung quen, yêu nhau thời cả hai cùng dạy ở Trường THPT
Trà Bồng, được lãnh đạo cơ quan tác hợp và tổ chức lễ cưới tập thể đông vui,
hai vợ chồng được trường bố trí ở nhà tập thể không kém phần ấm cúng. Về sau
này, chị được chuyển về giảng dạy ở Trường THPT Lê Trung Đình, còn anh được
chuyển về công tác Báo Quảng Ngãi làm phóng viên, anh có thời gian làm Biên tập
viên chuyên trang Văn hóa, văn nghệ của Báo Quảng Ngãi cuối tuần. Hai vợ chồng
khắc phục khó khăn ban đầu là ở nhờ nhà phía bên vợ tận Nghĩa Dõng, cuối cùng
anh chị tìm được tổ ấm ổn định riêng mình ở phường Nghĩa Lộ để trọn vẹn hạnh
phúc cuối đời. Cháu gái đầu học giỏi tốt nghiệp Đại học Y Huế ra trường nhận
công tác ở Bệnh viện Quảng Ngãi, còn cháu trai cũng tìm được việc làm ở Ngân
hàng Đông Á. Chỉ tiếc rằng vợ anh chưa kịp vui mừng, chị lâm bạo bệnh và qua đời
cách đây hơn 2 năm, anh cũng không còn trên cõi trần nữa! Trong thời gian chị
Dung bị trọng bệnh, anh xin nghỉ việc cơ quan để tập trung việc chữa chạy cho vợ.
Anh là nguồn động viên, cùng chia sẻ với chị về nỗi đau đớn khi bệnh tật hoành
hành, có những đêm trắng không ngủ được ở các bệnh viện trong và ngoài tỉnh.
Khi chị Dung được đưa trở về Quảng Ngãi tiếp tục chữa bệnh, có ai bày phương
thuốc nào anh cũng lặn lội kiếm tìm mang về cho vợ uống.
Sức khỏe anh cũng từ đó cũng suy kiệt dần, có lúc anh phải nhập viện để điều trị… Và việc gì đến cũng phải đến, anh đột ngột ra đi khi tuổi đời đã vượt qua độ tuổi “tri thiên mệnh” chạm đến tuổi “thọ”. Một vài bạn thân đã chứng kiến, tận tụy giúp anh từ khi được đưa đi cấp cứu cho đến khi anh ngừng thở. Vâng! Anh sống trọn vẹn tình nghĩa với bạn bè và bạn bè cũng đáp lại tình nghĩa đó, trong đời thường và trong lúc “trà dư tửu hậu” anh cùng nhóm bạn chia sẻ nhau chén rượu, ly bia, miếng mồi…
Sức khỏe anh cũng từ đó cũng suy kiệt dần, có lúc anh phải nhập viện để điều trị… Và việc gì đến cũng phải đến, anh đột ngột ra đi khi tuổi đời đã vượt qua độ tuổi “tri thiên mệnh” chạm đến tuổi “thọ”. Một vài bạn thân đã chứng kiến, tận tụy giúp anh từ khi được đưa đi cấp cứu cho đến khi anh ngừng thở. Vâng! Anh sống trọn vẹn tình nghĩa với bạn bè và bạn bè cũng đáp lại tình nghĩa đó, trong đời thường và trong lúc “trà dư tửu hậu” anh cùng nhóm bạn chia sẻ nhau chén rượu, ly bia, miếng mồi…
Nhà
thơ Nguyễn Quang Trần đã dành nhiều tâm huyết cho Nhóm thơ Thiên Bút Thi Hữu
(thành lập vào ngày 16/9/2006) và sau này là Câu lạc bộ Thơ Trà Giang (thành lập
vào ngày 28/6/2013) và trong Đại hội lần thứ I của CLB Thơ Trà Giang nhiệm kỳ
2014 - 2016 được tổ chức vào ngày 27/7/2014 thì nhà thơ Nguyễn Quang Trần được
anh chị em hội viên tín nhiệm bầu làm Chủ nhiệm. Ngoài ra, anh còn Ủy viên BCH
Hội Văn học, Nghệ thuật Quảng Ngãi khóa III (2008-2013) và khóa IV (2014-2019).
Anh có những dự định ước mơ xây dựng câu lạc bộ thơ, tuy nhiên do những điều kiện
khách quan và chủ quan nên phong trào chưa được phát triển đồng bộ. Tuy nhiên,
những đóng góp của anh cho phong trào thơ tỉnh nhà có một số thành tích nổi bật.
Nhà thơ Nguyễn Quang Trần cùng số anh em tâm huyết đã xuất bản 03 tập thơ: “Bài
thơ tình thứ nhất”, “Dòng sông thao thức” và “Sóng sông Trà” của nhóm thơ Thiên
Bút Thi Hữu; tập thơ “Trà Giang thương nhớ” phát hành vào tháng 01/2014 và đang
chuẩn bị bản thảo đồng thời xin giấy phép xuất bản tập thơ thứ 2 của CLB Thơ
Trà Giang, theo dự kiến của Ban chủ nhiệm tập thơ sẽ hoàn thành in ấn và ra mắt
vào tháng 9/2016. Riêng anh chỉ có một tập thơ duy nhất “Gửi em một chữ yêu” được
xuất bản vào tháng 11/2010, tập thơ ra đời cũng gặp trục trặc về mặt kỹ thuật,
nhóm anh em thân thiết đã chung tay góp kinh phí giúp anh in lại.
Anh
Nguyễn Quang Trần xuất thân từ gia đình có truyền thống cách mạng lâu đời (anh
gọi Đ/c Nguyễn Nghiêm - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi đầu tiên là ông nội thúc), từ
năm 1973 anh tham gia du kích xã, là thầy giáo ở vùng giải phóng, sau năm 1975
anh sớm được đào tạo cơ bản, chính quy. Trong quá trình phấn đấu công tác của
nhà thơ Nguyễn Quang Trần cũng không được suôn sẻ mà luôn gập ghềnh sóng gió ở
những giai đoạn nước rút quan trọng để phát triển đi lên. Trong dòng đời xuôi
chảy, ta khó nói trước được điều gì, có lẽ cái tên vừa là bút danh “Quang Trần,
Phong Trần” đã vận vào cuộc đời “chìm nổi” của anh. Nội dung bài thơ “Miền ẩn
tích, “Đa đoan” “Ước gì”… (tên các bài thơ NQT) đã nói lên tất cả và một số dự
định ước ao của anh mãi mãi chỉ là “giấc mơ” dài, có phải không nhà thơ Nguyễn
Quang Trần!?
Rồi
ai cũng sẽ về với đất, đó là quy luật tự nhiên của cuộc đời mỗi người “Đa mang
một kiếp phong trần/ Ai nào dám trách trời gần, đất xa…”; “Ừ thì thôi! Giữa cuộc
đời dâu bể/ Chuyện người đi, kẻ ở lẽ thường!” (thơ NQT). Hôm tiễn anh đi, trong
nhiều giọt lệ của người thân, bà con xóm giềng, đồng nghiệp, bạn văn tiếc
thương anh còn có giọt nước mắt thương yêu của một vài “nàng thơ” dành riêng
anh, có lẽ chỉ một mình anh biết!? Thời gian rất nghiệt ngã, việc “sinh - bệnh
- lão - tử” là điều hiển nhiên ai cũng phải chấp nhận. Đối với tôi, tôi vẫn còn
“nợ anh” chia sẻ tâm tình trong ngày tháng cuối, riêng anh vẫn còn “nợ thiên hạ”
nhiều thứ lắm! Hình ảnh về người bạn hiền “nhà thơ Nguyễn Quang Trần” và những
tình cảm của tôi dành cho anh, nó sẽ còn ám ảnh tôi nhiều ngày nữa mới có thể
nguôi ngoai.
Vệ
Giang, 27/8/2016
Mai Bá Ẩn
hãng hàng không eva air
tìm vé máy bay đi mỹ
vé máy bay korean air
vé máy bay từ sài gòn đi mỹ
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich