Mưa đã đến từ lúc nửa đêm. Ban đầu mưa rời rạc gõ từng giọt một,
rồi trong thoáng chốc những giọt mưa gấp gáp quyện vào nhau rơi thành một thứ
tiếng đều đặn. Trong tiếng mưa nghe có cả tiếng gió, tiếng những cành cây khua
ràn rạt. Thổn thức. Lay gọi.
Tôi thức dậy trong một cảm giác lặng lẽ. Cả ngôi nhà yên ắng,
chỉ mưa như thác đổ ngoài kia. Có gì đó thầm kín nôn nao. Tôi mở nhạc định nghe
Duy Trác, giọng hát trầm khàn của người ca sĩ này đã luôn dẫn dắt tôi vào những
ước mộng bình yên. Nhưng đêm nay, khi tiếng hát đó vừa cất lên thì tôi lại muốn
tắt, tôi muốn nằm nghe mưa. Hình như không có thứ âm nhạc nào hay bằng tiếng
mưa rơi ngoài kia trong khoảnh khắc này. Tôi không dưng muốn đắm chìm
trong tiếng nước dạt dào đó.
|
Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng có những duyên nợ buồn vui
cùng mưa. Mưa là chứng nhân của bao nhiêu kỷ niệm. Mưa luôn nhắc ta nhớ đến một
điều gì đó, một ai đó, một buổi chiều nào đó. Khoảnh khắc nhớ lại này, khi
mưa đến, giữa bộn bề lo toan, như những tia chớp ngoằn ngoèo sáng soi rọi vào
tâm trí ta. Không dưng ta thấu rõ mình đang trượt dài trong vô cảm, tẻ nhạt
vì đã lâu không để tâm đến sự có mặt của những điều tưởng nhỏ bé nhưng lại rất
kỳ diệu, đẹp đẽ và thiêng liêng. Như cái siết tay ấm áp của bạn bè, người
thân; những quan tâm vô tư không tính đến ơn nghĩa của những người xa lạ;
tình yêu dành cho một nhành hoa dại, hay những cảm xúc buồn cười trìu mến
dâng lên tràn ngập, khi ta tình cờ nhìn thấy sự hoảng loạn của một con sóc
đang chạy trốn trong khu vườn.
Đã từng có nhiều cơn mưa thơ mộng, nhất là mưa ở Đà Nẵng thuở tôi còn là học trò. Mưa vô lo ấm áp trong mền với Cổng Trường Vôi Tím của Nhã Ca và đậu phộng rang nóng giòn trong túi. Mưa lãng mạn với gót chân con gái lội nước đỏ hồng mỗi sáng trên đường Hoàng Diệu. Mưa cười nắc nẻ một buổi trưa đi học về che chung dù với Trúc, ngang qua Cầu Vồng, gió xoáy cuốn chiếc dù bay mất, để lại hai đứa ướt lướt thướt ngẩn ngơ. Đó là những cơn mưa ngọt mát của một thời đất trời tinh khôi và lòng người trong trẻo. Càng lớn lên ta càng xa dần những cơn mưa như thế. Xa đến nỗi đôi khi ta không tin còn có những cơn mưa đẹp đẽ như vậy trong đời. Thực ra những cơn mưa đó vẫn còn nhưng không còn dành cho ta nữa, bởi ta đã qua cái tuổi để có thể nhận được những quà tặng kỳ diệu như vậy của đất trời.
Càng lớn lên mưa sẽ càng buồn hơn nhưng kỷ niệm về mưa sẽ da diết sâu đậm và khắc khoải hơn. Tôi nhớ mưa Tây Nguyên những năm đầu tiên tôi đi dạy ở một ngôi trường nằm sâu trong xã. Đường đến trường, mùa nắng bụi đỏ dựng thành cột, theo gió đi lừng lững theo chân người. Mùa mưa con đường trải dày những hố sâu đựng đầy bùn nhão nhoét. Không một phương tiện giao thông nào qua lại được trên những con đường như thế trừ xe máy cày. Đã có lần tôi gửi xe đạp ở một ngôi nhà ven đường để đi bộ vào trường, khi tan trường ra về tôi không thể nhớ nổi mình đã gửi xe ở ngôi nhà nào. Những ngôi nhà cứ giống hệt nhau, cứ thấp thấp, nhỏ nhỏ nằm ủ rũ giữa những vườn cà phê xanh xao ướt át. Lần khác tôi cùng học trò gửi xe tận ngoài đường đá lội bùn trầy trật đi vào, có đoạn đường chỉ mấy trăm mét mà phải đi hết cả tiếng đồng hồ. Vào đến trường vừa ướt vừa lạnh, chân tay áo quần bùn dính bê bết. Cô trò rủ nhau xuống bếp tập thể nhóm lửa, ngồi xúm xít bên nhau hong khô áo quần rồi lội bùn trở ngược ra vì mỗi lớp chỉ lèo tèo mấy đứa học trò mà thời gian dạy của buổi học cũng đã hết.
Đã từng có nhiều cơn mưa thơ mộng, nhất là mưa ở Đà Nẵng thuở tôi còn là học trò. Mưa vô lo ấm áp trong mền với Cổng Trường Vôi Tím của Nhã Ca và đậu phộng rang nóng giòn trong túi. Mưa lãng mạn với gót chân con gái lội nước đỏ hồng mỗi sáng trên đường Hoàng Diệu. Mưa cười nắc nẻ một buổi trưa đi học về che chung dù với Trúc, ngang qua Cầu Vồng, gió xoáy cuốn chiếc dù bay mất, để lại hai đứa ướt lướt thướt ngẩn ngơ. Đó là những cơn mưa ngọt mát của một thời đất trời tinh khôi và lòng người trong trẻo. Càng lớn lên ta càng xa dần những cơn mưa như thế. Xa đến nỗi đôi khi ta không tin còn có những cơn mưa đẹp đẽ như vậy trong đời. Thực ra những cơn mưa đó vẫn còn nhưng không còn dành cho ta nữa, bởi ta đã qua cái tuổi để có thể nhận được những quà tặng kỳ diệu như vậy của đất trời.
Càng lớn lên mưa sẽ càng buồn hơn nhưng kỷ niệm về mưa sẽ da diết sâu đậm và khắc khoải hơn. Tôi nhớ mưa Tây Nguyên những năm đầu tiên tôi đi dạy ở một ngôi trường nằm sâu trong xã. Đường đến trường, mùa nắng bụi đỏ dựng thành cột, theo gió đi lừng lững theo chân người. Mùa mưa con đường trải dày những hố sâu đựng đầy bùn nhão nhoét. Không một phương tiện giao thông nào qua lại được trên những con đường như thế trừ xe máy cày. Đã có lần tôi gửi xe đạp ở một ngôi nhà ven đường để đi bộ vào trường, khi tan trường ra về tôi không thể nhớ nổi mình đã gửi xe ở ngôi nhà nào. Những ngôi nhà cứ giống hệt nhau, cứ thấp thấp, nhỏ nhỏ nằm ủ rũ giữa những vườn cà phê xanh xao ướt át. Lần khác tôi cùng học trò gửi xe tận ngoài đường đá lội bùn trầy trật đi vào, có đoạn đường chỉ mấy trăm mét mà phải đi hết cả tiếng đồng hồ. Vào đến trường vừa ướt vừa lạnh, chân tay áo quần bùn dính bê bết. Cô trò rủ nhau xuống bếp tập thể nhóm lửa, ngồi xúm xít bên nhau hong khô áo quần rồi lội bùn trở ngược ra vì mỗi lớp chỉ lèo tèo mấy đứa học trò mà thời gian dạy của buổi học cũng đã hết.
Tôi đã có 12 năm đi dạy như thế. Sau này chuyển sang trường
khác, đôi khi nhớ trường cũ cứ chạy xe theo con đường cũ tìm về. Thấy ngạc
nhiên sau bao nhiêu năm, trường đã xây mới, những ngôi nhà ven đường đã thêm
nhiều kiểu dáng, con đường cũng được rải đá để dễ qua lại hơn, nhưng vẫn mấy
cái hố sâu đó, chỉ đổi khác vị trí thôi chứ vẫn đựng đầy bùn đỏ vào mùa mưa
và tung bụi mù mịt vào mùa khô nắng gắt, thấy sự thay đổi thực sự sao thật
khó đến ở những nơi này.
Cơn mưa đêm nay lớn một cách bất thường...
Ảnh: Opera.com
Cơn mưa đêm nay lớn một cách bất thường. Nó không chỉ là mưa của mùa mưa Tây
Nguyên kéo dài sáu tháng, mà còn là mưa của những cơn bão chạy đuổi đâu đó
trên biển Đông. Những cơn bão mang theo bao tai ương. Có cơn bão trở thành cột
mốc đau đớn hằn sâu để bao nhiêu người nhìn lại mà thấy cuộc đời mình từ đó đổi
khác. Mới đủ đầy hạnh phúc, đã tan tác chia ly. Những mất mát có thể là không
sao bù đắp được. Đến nỗi có lúc tuyệt vọng con người đã phải cay đắng thốt
lên phải chi mình đừng sống để khỏi chịu những đau đớn này.
Tôi nhớ tháng 9 năm 2007, cơn siêu bão Wipha đi vào Trung Quốc nhưng hoàn lưu của nó lại quét ngang Việt Nam. Mưa trải dài suốt từ Nam ra Bắc. Trong những ngày Tây Nguyên mưa gió dữ dội đó, chúng tôi hẹn nhau đến Krông Năng thăm một người bạn bị bệnh nặng. Một chuyến viếng thăm thật buồn vì cả người đến thăm và người bệnh đều biết đó là lần gặp gỡ thăm viếng sau cùng. Những nụ cười lặng lẽ. Những trao đổi lặng lẽ. Một con người sắp ra đi. Một ngọn nến đang cháy bằng những giọt sáp cuối cùng. Một cảm giác thắt lòng khi nhìn đứa trẻ mai này sẽ không còn cha. Những ngậm ngùi về cái chết được tô đậm trong bầu trời chùng mây xám ngắt.
Chia tay mọi người tôi bướng bỉnh một mình cắt đường tắt từ Krông Năng ra quốc lộ 26 đến Ea Ka để về Krông Pắc. Mưa như trút nước, biết có thể sẽ gặp lũ trên đường về nhưng không hiểu sao lúc đó tôi không thấy sợ. Chỉ đến khi dừng lại bên này cầu 50, nhìn dòng nước hung hãn đang điên cuồng dâng lên cuồn cuộn tràn qua mặt lộ tôi mới thấy mình liều lĩnh. Sông suối mùa mưa Tây Nguyên bất trắc thất thường. Quanh tôi là những gương mặt âu lo trong chờ đợi. Nếu gặp may, mưa đầu nguồn tạm dứt, nước sẽ rút và chúng tôi mới có thể qua cầu. Nếu không, đêm nay tôi phải tìm một nhà dân nào đó để xin nghỉ lại.
Chuyến đi Krông Năng và lần gặp lũ đó đã để lại trong tôi rất nhiều suy nghĩ. Tôi đã mang trong tâm trí rối bời của tôi rất lâu hình ảnh bờ sông Krông Năng lở lói, nham nhở với những bụi tre khổng lồ bị bật gốc. Cây cầu treo bề thế đã bị nước lũ cuốn trôi. Những người dân qua sông trên một chiếc phà nhỏ xíu chao đảo trong nước đục. Những số phận nhỏ bé gạt nước mắt chấp nhận mọi mất mát do thiên tai để nỗ lực vươn mình trở dậy.
Tôi nhớ tháng 9 năm 2007, cơn siêu bão Wipha đi vào Trung Quốc nhưng hoàn lưu của nó lại quét ngang Việt Nam. Mưa trải dài suốt từ Nam ra Bắc. Trong những ngày Tây Nguyên mưa gió dữ dội đó, chúng tôi hẹn nhau đến Krông Năng thăm một người bạn bị bệnh nặng. Một chuyến viếng thăm thật buồn vì cả người đến thăm và người bệnh đều biết đó là lần gặp gỡ thăm viếng sau cùng. Những nụ cười lặng lẽ. Những trao đổi lặng lẽ. Một con người sắp ra đi. Một ngọn nến đang cháy bằng những giọt sáp cuối cùng. Một cảm giác thắt lòng khi nhìn đứa trẻ mai này sẽ không còn cha. Những ngậm ngùi về cái chết được tô đậm trong bầu trời chùng mây xám ngắt.
Chia tay mọi người tôi bướng bỉnh một mình cắt đường tắt từ Krông Năng ra quốc lộ 26 đến Ea Ka để về Krông Pắc. Mưa như trút nước, biết có thể sẽ gặp lũ trên đường về nhưng không hiểu sao lúc đó tôi không thấy sợ. Chỉ đến khi dừng lại bên này cầu 50, nhìn dòng nước hung hãn đang điên cuồng dâng lên cuồn cuộn tràn qua mặt lộ tôi mới thấy mình liều lĩnh. Sông suối mùa mưa Tây Nguyên bất trắc thất thường. Quanh tôi là những gương mặt âu lo trong chờ đợi. Nếu gặp may, mưa đầu nguồn tạm dứt, nước sẽ rút và chúng tôi mới có thể qua cầu. Nếu không, đêm nay tôi phải tìm một nhà dân nào đó để xin nghỉ lại.
Chuyến đi Krông Năng và lần gặp lũ đó đã để lại trong tôi rất nhiều suy nghĩ. Tôi đã mang trong tâm trí rối bời của tôi rất lâu hình ảnh bờ sông Krông Năng lở lói, nham nhở với những bụi tre khổng lồ bị bật gốc. Cây cầu treo bề thế đã bị nước lũ cuốn trôi. Những người dân qua sông trên một chiếc phà nhỏ xíu chao đảo trong nước đục. Những số phận nhỏ bé gạt nước mắt chấp nhận mọi mất mát do thiên tai để nỗ lực vươn mình trở dậy.
Có phải những cơn mưa bình yên
đã quá xa rồi chăng? Ảnh: Gettyimages
Và hình ảnh người bạn nằm quay mặt vào vách tay gác lên che
mắt sau khi tạm biệt bạn bè. Tôi không thể biết được khi đó anh đang nghĩ gì.
Nghĩ về những câu thơ anh đã viết, về những người bạn anh đã từng chia sẻ buồn
vui, về đứa con gái anh thương yêu sắp vào đại học. Tôi cũng không thể biết
chỉ mười ngày sau anh vĩnh viễn ra đi. Tràn ngập tôi lúc đó là một cảm giác
buồn bã. Không hiểu sao tôi cứ liên tưởng đến hình ảnh một người bước đi đơn
độc trên một con đường dài hun hút gió.
Và một hình ảnh khác nữa cũng sống động rõ rệt khuấy động
suy nghĩ của tôi trong những đêm mưa như đêm nay. Đó là hình ảnh người đàn
ông đã giúp tôi vượt qua cây cầu ngập trong nước lũ tối hôm đó. Một người đàn
ông còn trẻ, tôi đoán như vậy qua dáng vẻ nhanh nhẹn và giọng nói nhiệt
thành. Tôi không thể nhìn rõ khuôn mặt anh trong bóng tối chập choạng dưới những
làn mưa cứ như roi quất rát rạt. Anh đã giúp tôi đưa xe xuống đến đầu mép nước
rồi chờ đợi từng chiếc xe ngược chiều nhích chậm trong nước lũ. Trời tối, tôi
rất sợ sẽ không an toàn qua được bờ bên kia. Tôi rất sợ sẽ không về đến được
nhà trong đêm nay. Rồi từng mét đường ngập nước trôi dưới bánh xe, và tiếng
hú phấn khích của người đàn ông trẻ khi xe qua hết cầu theo đà chạy thêm một
đoạn dài ở con dốc phía bên kia. Người đàn ông xa lạ đó đã vội vã đón nhờ xe
quay lại bên kia cầu mà không cần biết tôi là ai, không cần đến lời cảm ơn của
tôi. Có lẽ việc giúp đỡ một người gặp khó khăn là việc làm tự nhiên trong máu
thịt của anh ta như hít thở cười nói ăn uống. Còn tôi vừa tiếp tục chạy xe
trong mưa vừa cảm nhận sự nóng ấm của những giọt nước mắt biết ơn dù biết có
thể sẽ không bao giờ gặp lại anh ta để nói một lời cảm ơn cho tử tế.
Khi đứng chờ bên dòng nước lũ, người đàn ông đó có hỏi tôi:
Chị có biết tôi đang nghĩ gì không? Tôi bảo: Không. Anh nói: Nghĩ về rừng.
Tôi nhớ anh đã nói với tôi về cánh rừng đầu nguồn bị chặt phá và những tưởng
tượng của anh trong một ngày mưa. Anh bảo anh đã thấy đất dưới hiên nhà bỗng
nứt ra, rồi nước phun lên, rồi đất lún xuống bày ra một khoảng trống hoác sủi
đầy nước. Nước dâng, dâng lên mãi. Khắp nơi trong thị trấn, trên đồi, dưới ruộng
có rất nhiều đường nứt và hố nước như vậy. Nước cứ bền bỉ dâng còn con người
thì hãi hùng hoảng loạn tự hỏi bao giờ thì đất dưới chân mình lún xuống, bao
giờ thì mình sẽ bị nước và bùn và đất dưới chân mình nuốt chửng.
Rất có thể trong một ngày không xa cảnh tượng đó sẽ là hiện thực chứ không chỉ là tưởng tượng của người đàn ông đó. Tôi nghĩ đến những cánh rừng bị tàn phá, những con sông bị đầu độc. Những con nai con hoẵng bị săn đuổi. Những nương rẫy bị bóc tách đất đai để tìm quặng. Và tiếng cưa máy hàng ngày ồn ĩ trên những con đường mòn vắng vẻ trong thị trấn, nơi những chiếc xe máy cày thả xuống những súc gỗ tròn, to, rồi những người thợ xẻ đến với những lưỡi cưa sáng lóa, biến con đường yên ắng thành xưởng cưa di động. Bao nhiêu cánh rừng đã biến mất bằng vô số cách luồn lỏi âm thầm mà khốc liệt như vậy. Khi ngay cả những cây gỗ hương trong rừng quốc gia Yôk Đôn dù đã được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt mà vẫn đốn hạ, những con bò tót quý hiếm trong rừng bảo tồn Easô cũng bị bắn chết. Khi con người hành xử với thiên nhiên bằng lòng tham và sự thiếu hiểu biết của mình, thì hạn hán sóng thần động đất mưa bão lũ lụt nào có xa xôi gì?
Mưa vẫn đều đều trút nước ngoài kia. Mọi khi tôi đã rất thích những cơn mưa đêm như thế này. Tôi thường nhắm mắt nghe tiếng mưa mà hình dung mưa rơi rất êm trên cỏ dại. Mùa mưa cỏ dại trong vườn mọc lên rất nhiều và rậm rạp. Và mưa rơi xuống, ngã vào những cánh tay mềm của cỏ làm nên một cảm giác yên bình xa vắng. Nhưng đêm nay, không dưng tôi thấy sợ. Không dưng tôi có cảm giác mưa sẽ không thể nào ngưng được nữa. Và chỉ sớm mai thôi tất cả cỏ cây nhà cửa ruộng rẫy sẽ bị chôn vùi dưới tỉ tỉ giọt nước lạnh buốt đó.
Có phải những cơn mưa bình yên đã quá xa rồi chăng? Bao giờ trở lại những cơn mưa ấm áp nuôi dưỡng ruộng nương rẫy vườn, nuôi dưỡng cỏ cây mùa màng trù phú? Những cơn mưa đến từ lúc nửa đêm và ngưng tạnh lúc rạng sáng. Để mặt trời rực rỡ mọc lên. Để chim chóc hót vang trong những vòm xanh. Để thức dậy trong trái tim con người dưới bầu trời rạng rỡ tinh khôi những giấc mơ tình yêu cuộc đời ngọt mát.
Rất có thể trong một ngày không xa cảnh tượng đó sẽ là hiện thực chứ không chỉ là tưởng tượng của người đàn ông đó. Tôi nghĩ đến những cánh rừng bị tàn phá, những con sông bị đầu độc. Những con nai con hoẵng bị săn đuổi. Những nương rẫy bị bóc tách đất đai để tìm quặng. Và tiếng cưa máy hàng ngày ồn ĩ trên những con đường mòn vắng vẻ trong thị trấn, nơi những chiếc xe máy cày thả xuống những súc gỗ tròn, to, rồi những người thợ xẻ đến với những lưỡi cưa sáng lóa, biến con đường yên ắng thành xưởng cưa di động. Bao nhiêu cánh rừng đã biến mất bằng vô số cách luồn lỏi âm thầm mà khốc liệt như vậy. Khi ngay cả những cây gỗ hương trong rừng quốc gia Yôk Đôn dù đã được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt mà vẫn đốn hạ, những con bò tót quý hiếm trong rừng bảo tồn Easô cũng bị bắn chết. Khi con người hành xử với thiên nhiên bằng lòng tham và sự thiếu hiểu biết của mình, thì hạn hán sóng thần động đất mưa bão lũ lụt nào có xa xôi gì?
Mưa vẫn đều đều trút nước ngoài kia. Mọi khi tôi đã rất thích những cơn mưa đêm như thế này. Tôi thường nhắm mắt nghe tiếng mưa mà hình dung mưa rơi rất êm trên cỏ dại. Mùa mưa cỏ dại trong vườn mọc lên rất nhiều và rậm rạp. Và mưa rơi xuống, ngã vào những cánh tay mềm của cỏ làm nên một cảm giác yên bình xa vắng. Nhưng đêm nay, không dưng tôi thấy sợ. Không dưng tôi có cảm giác mưa sẽ không thể nào ngưng được nữa. Và chỉ sớm mai thôi tất cả cỏ cây nhà cửa ruộng rẫy sẽ bị chôn vùi dưới tỉ tỉ giọt nước lạnh buốt đó.
Có phải những cơn mưa bình yên đã quá xa rồi chăng? Bao giờ trở lại những cơn mưa ấm áp nuôi dưỡng ruộng nương rẫy vườn, nuôi dưỡng cỏ cây mùa màng trù phú? Những cơn mưa đến từ lúc nửa đêm và ngưng tạnh lúc rạng sáng. Để mặt trời rực rỡ mọc lên. Để chim chóc hót vang trong những vòm xanh. Để thức dậy trong trái tim con người dưới bầu trời rạng rỡ tinh khôi những giấc mơ tình yêu cuộc đời ngọt mát.
Tháng 9/2009
Như Dã Quỳ
Nguồn Việt Báo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét