Trên bình diện đánh giá - giá trị, chất lượng nghệ thuật của
một tác phẩm được hiểu là giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó. Nhưng bản chất của
giá trị nghệ thuật là gì? Nói khác đi những yếu tố nào quy định giá trị của
tác phẩm nghệ thuật, và do đó, như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị?
v.v… Đó là những câu hỏi không dễ giải đáp. Những tranh luận về các vấn đề
này từng diễn ra trên suốt tiến trình vận động của lịch sử mỹ học và nghệ thuật.Trong
mấy chục năm qua, giới mỹ học mác xít đã có không ít những nghiên cứu nhằm làm
sáng tỏ vấn đề, nhưng những câu trả lời khả dĩ được chấp nhận một cách phổ biến
vẫn chưa có được.
Về mặt lý luận, việc giải quyết vấn đề chất lượng nghệ thuật
liên quan và bị quy định bởi việc giải quyết vấn đề quan hệ của giá trị thầm
mỹ và giá tri nghệ thuật. Trong vô số những cách lý giải khác nhau được
trình bày trên sách báo mácxít, có thể nhận thấy hai phương hướng chính.
Phương hướng thứ nhất cho rằng đi thẩm mỹ và cái nghệ thuật
không phải là những khái niệm cùng loại. Dựa trên sự phân biệt loại hình hoạt động,
nhà mỹ học M.X.Kagan cho rằng hoạt động thầm mỹ không phải là một hoạt động
chuyên biệt, không làm nên một lớp xác định của văn hóa, đó chỉ là một phương
diện, một lát cắt đặc thù của văn hóa. Khác với hoạt động thẩm mỹ, hoạt động
nghệ thuật là một hoạt động chuyên biệt độc lập, có tư cách thực thể, có sản phẩm
vật chất cụ thể tức các tác phẩm nghệ thuật. Do vậy, theo ông, giá trị nghệ thuật
không ngang bằng với giá trị thẩm mỹ, “không phải là một biến thể của giá trị
thẩm mỹ, mà là giá trị tích hợp của tác phẩm nghề thuật; giá trị này bao hàm
giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức, giá trị chính trị, giá trị tôn giáo (hoặc vô
thần), giá trị nhận thức, nghĩa là toàn bộ phương diện ý nghĩa tinh thần tư tưởng
của tác phẩm” (l).
Quan niệm của M.X.Kagan không được nhiều người ủng hộ vì dựa
vào đó không giải thích được mối liên hệ hữu cơ giữa cái thẩm mỹ và cái nghệ
thuật vốn đã hiển nhiên với các nhà mỹ học từ lâu. Với cái “giá trị tích hợp của
tác phẩm nghệ thuật”, một mặt hoạt động nghệ thuật được đề cao quá mức so với
các hoạt động khác; mặt khác, đặc trưng của nghệ thuật so với cái ngoài nghệ
thuật, chẳng hạn cái nhận thức, cái đạo đức v.v… bị mờ đi. Cái thẩm mỹ, ở đây,
không được xác định về chất và vô hình chung có nguy cơ bị đẩy chỉ về phía những
đặc trưng thuần túy hình thức, duy mỹ. Có thể vì vậy mà khi xác định tiêu chí để
đánh giá chất lượng một tác phẩm nghệ thuật, ông buộc phải gắn cái thẩm mỹ với
những giá trị xã hội khác bằng mối liên kết bề ngoài.
Ông viết: “tác phẩm nghệ thuật mà hoàn toàn không có phẩm chất thẩm mỹ thì không có giá trị nghệ thuật, nhưng tác phẩm nghệ thuật mà chỉ hướng tới vẻ đẹp thôi thì không còn là tác phẩm nghệ thuật nữa” (2). Như thế, với M.X.Kagan, có thể có cái vẻ đẹp và do đó có thể có cái thẩm mỹ thuần túy, không dính líu gì với cái đạo đức, cái nhận thức v.v… cho dù đó không phải là nghệ thuật. Nhưng trên thực tế cái thẩm mỹ chẳng bao giờ tách khỏi các giá trị xã hội khác: sự biệt lập nó một cách tuyệt đối chỉ có trong tuyên bố của các nhà duy mỹ.
Ông viết: “tác phẩm nghệ thuật mà hoàn toàn không có phẩm chất thẩm mỹ thì không có giá trị nghệ thuật, nhưng tác phẩm nghệ thuật mà chỉ hướng tới vẻ đẹp thôi thì không còn là tác phẩm nghệ thuật nữa” (2). Như thế, với M.X.Kagan, có thể có cái vẻ đẹp và do đó có thể có cái thẩm mỹ thuần túy, không dính líu gì với cái đạo đức, cái nhận thức v.v… cho dù đó không phải là nghệ thuật. Nhưng trên thực tế cái thẩm mỹ chẳng bao giờ tách khỏi các giá trị xã hội khác: sự biệt lập nó một cách tuyệt đối chỉ có trong tuyên bố của các nhà duy mỹ.
Cũng trong phương hướng không thừa nhận cái nghệ thuật là một
hình thái biến thể của cái thẩm mỹ, G.N. Polpelov lại đưa ra một ý kiến cực
đoan hơn. Theo ông, “nội dung của tác phẩm nghệ thuật không có ý nghĩa thẩm mỹ
theo nghĩa đen” (3) và đặc trưng kết cấu nội dung của nghệ thuật được
thể hiện trong “thế giới quan có tính chất hệ tư tưởng” (4). Tất nhiên,
theo một cách thức nhất định, thế giới quan có tính chất hệ tư tưởng được thể
hiện trong nghệ thuật; nhưng việc loại trừ “cái thẩm mỹ theo nghĩa đen” ra khỏi
nghệ thuật và quy nội dung nghệ thuật chỉ về sự thể hiện thế giới quan có tính
chất hệ tư tưởng, theo chúng tôi, đó chính là biểu hiện của “tính khuynh hướng
lộ liễu” mà các nhà kinh điển đã từng phê phán.
Đa số các nhà mỹ học chủ trương một cách nhìn nhận cái thẩm mỹ
và cái nghệ thuật trong tương quan cùng loại hình. Sự khác biệt của chúng chỉ
là mức độ và dung lượng bao quát đối tượng và ở phương thức thể hiện mà thôi.
Cái thẩm mỹ là một phạm trù rộng hơn, bao quát toàn bộ phương diện thẩm mỹ của
sự lĩnh hội hiện. thực bởi con người; cái nghệ thuật là một biệt dạng, một biến
thể của cái thẩm mỹ trong lĩnh vực nghệ thuật; thêm nữa, nó đặc trưng cho tư
cách kết tinh, tích tụ, tư cách thực thể của cái thẩm mỹ. Chẳng hạn, A.LA.Zix xác
định: “hoạt động nghệ thuật căn bản là hoạt động thẩm mỹ, là sự thể hiện hoàn
thiện nhất hoạt động này” (5). Một tác giả khác N.Z.Travtravadle
trong khi phân biệt hoạt động thẩm mỹ ngoài nghệ thuật với hoạt động nghệ thuật
ở chỗ cái thứ nhất chủ yếu được đặc trưng bởi tính trực quan, thụ động, cái thứ
hai thì gắn liền với tính tích cực, sáng tạo đã cho rằng “nghệ thuật với đặc
trưng của nó (tính nghệ thuật) là hình thức cao nhất của cái thẩm mỹ” (6).
Sự xem xét tương quan của cái nghệ thuật và cái thẩm mỹ như
là tương quan của của cái bộ phận so với cái toàn thể, cái được tích tụ, vật chất
hoá so với cái có tính chất thăng hoa, lan toả đang là phương hướng chủ đạo
trong những nghiên cứu mỹ học hiện nay (chính mỹ học truyền thống kể từ thời cổ
điển Đức đã cảm nhận tương quan này trong việc đồng nhất cái đẹp với nghệ thuật).
Nhưng khi xác định nội dung giá trị nghệ thuật và qua đó xác định chất lượng
tác phẩm nghệ thuật, về cơ bản người ta vẫn chưa vượt qua được Kagan nghĩa
là vẫn cho rằng giá trị nghệ thuật là một giá trị phức hợp bao hàm giá trị thẩm
mỹ và các giá trị xã hội khác. Trong cái giá trị phức hợp ấy khi thì người ta
nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của cái đạo đức hoặc cái nhận thức v.v… tuỳ những
cách hiểu và lý giải cụ thể.
Cũng cho rằng giá trị nghệ thuật bao hàm giá trị thẩm mỹ và
các giá trị ngoài thẩm mỹ. Travtravadze có một cách nhìn độc đáo theo một nghĩa
nhất định. Ông cho rằng giá trị thẩm mỹ là một giá trị đặc thù theo nghĩa nó là
một giá trị tự thể hiện; “trong khi bộc lộ mình, nó có thể bộc lộ, mở ra những
giá trị khác trước hết là chân, thiện…” (7).
Trong sự xác định giá trị nghệ thuật, việc đặt giá trị thẩm mỹ
bên cạnh những giá trị ngoài thẩm mỹ rồi liên kết chúng lại theo kiểu Kagan,
nghĩa là “giá trị thẩm mỹ dường như được xây chồng lên mọi giá trị hoặc đứng
bên cạnh những giá trị ấy” (8), hoặc theo kiểu Travtnavadze vừa trình bày ở
trên chưa làm cho chúng ta thỏa mãn vì rằng:
Thứ nhất, cái thẩm mỹ với tính cách cái thẩm mỹ có thể được
xác định không cần biết đến cái ngoài thẩm mỹ. Thứ hai, sự xác định nội dung
giá trị nghệ thuật bao hàm giá trị thẩm mỹ và các giá trị ngoài thẩm mỹ trực tiếp
mâu thuẫn với quan niệm cho rằng cái nghệ thuật là biểu hiện tập trung và là biểu
hiện cao nhất của cái thẩm mỹ. Sau nữa, đặc trưng của cái nghệ thuật so với cái
ngoài nghệ thuật không được phân định:
Để soi sáng những vấn đề này cần bắt đầu từ sự xác đinh tính đặc
thù của chính cái thẩm mỹ không chỉ về phương thức biểu hiện mà chủ yếu là
về mặt bản chất, nội dung.
Chúng tôi hình dung rằng, trong sự xác định chung nhất, hoạt
động thẩm mỹ là hoạt động phái sinh, hoạt động đi kèm các hoạt động khác của
con người. Tính đặc thù của nó là ở chỗ nó không nhằm vào bản thân đối tượng mà
nhằm vào việc bộc lộ và lĩnh hội cái bản chất người toàn vẹn (chữ của Mác)
thông qua quan hệ trực tiếp của con người với đối tượng. Do vậy giá trị thẩm mỹ
không phải là một giá trị tự tại, thuần túy tách rời khỏi các
giá trị ngoài thẩm mỹ. Nó chính là một hình thái khảc’, một
phương diện khác, phương diện biểu hiện bản chất người của các giá trị xã hội
ngoài thẩm mỹ. Sự thể hiện và thực hiện nó gắn liền với mọi hoạt động của con
người (loài người). Mức độ bộc lộ nó tùy thuộc vào mức độ đối tượng hoá bản chất
người toàn vẹn, tức là mức độ vận dụng bản chất cố hữu của con người và đối tượng
trong các hoạt động người. Nói cụ thể, giá trị thẩm mỹ chính là sự thăng
hoa bản chất người từ các giá trị thực dụng, giá trị đạo đức, giá trị nhận
thức, giá trị tư tưởng… Điều này có thể lí giải vì sao trên tất cả các hoạt động
của con người đều có thể bộc lộ giá trị thẩm mỹ. Chẳng hạn, người ta có thể nói
đến vẻ đẹp của lao động, của giao tiếp, của đức hạnh, thậm chí của cả công thức
vật lý học của Anhxtanh nữa.
Sự xuất hiện của quan hệ thầm mỹ, hoạt động thẩm mỹ và do đó
của giá trị thẩm mỹ là do nhu cầu thể hiện, lĩnh hội và khẳng định cái bản chất
toàn vẹn của con người trước hiện thực. Sự thể hiện, lĩnh hội và khẳng định này
ban đầu gắn liên với những quan hệ, những hoạt động xã hội của con người và là
một phương diện đặc thù của các quan hệ, các hoạt động ấy. Với sự phát triển của
những năng lực chinh phục tự nhiên và xã hội, nhu cầu và khả năng tự khẳng định
của con người phát triển đòi hỏi sự phân xuất hoạt động thầm mỹ khỏi các hoạt động
khác, vật chất hóa nó, làm cho nó có tư cách độc lập với tính cách một hoạt động
chuyên biệt, tức hoạt động nghệ thuật. Vậy, về bản chất, hoạt động nghệ thuật
và hoạt động thẩm mỹ là đồng nhất. Sự khác biệt của chúng chỉ ở mức độ,
trình độ và tư cách tồn tại Hoạt động nghệ thuật chính là hoạt động thẩm mỹ ở
trình độ cao và có tư cách thực thể. Gía trị nghệ thuật với tính cách sản phẩm
của hoạt động nghệ thuật chính là kết tinh của sự phân xuất giá trị thẩm mỹ
khỏi các giá trị xã hội khác.
Từ sự xác định tương quan của hoạt động nghệ thuật và hoạt động
thẩm mỹ như vậy, chúng tôi cho rằng: giá trị của tác phẩm nghệ thuật chính là
giá trị thẩm mỹ của nó. Và chỉ với giá trị thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật mới
giải thích được bản chất, đặc trưng và do đó chất lượng của tác phẩm nghệ thuật.
Vì rằng giá trị thẩm mỹ là sự thăng hoa, là một phương diện của
các giá trị ngoài thẩm mỹ, nên giá trị nghệ thuật với tính cách một hình thái của
giá tri thẩm mỹ tự nó đã bao chứa các giá trị ngoài nghệ thuật theo một nghĩa
nhất định. Có thể hình dung giá trị nghệ thuật, hay giá trị thẩm mỹ của
tác phẩm nghệ thuật là một phức thể bao hàm những phương diện nhất định của
các giá trị đạo đức, nhận thức , tư tưởng… ở đây có thể nói đến mối liên hệ hữu
cơ của cái nghệ thuật và cái ngoài nghệ thuật. Tính hữu cơ của mối liên bệ này
thể hiện ở chỗ các giá trị xã hội khác trong sự thăng hoa của mình gia nhập và
làm nên bản thân giá trị nghệ thuật, làm nên tính đa nghĩa của giá trị nghệ thuật.
Giá trị nghệ thuật do vậy vừa khác biệt, vừa liên hệ gắn bó với các giá trị
ngoài nghệ thuật. Do cấu trúc phức hợp các ý nghĩa xã hội trong sự bộc lộ bản
chất người toàn vẹn của mình mà giá trị nghệ thuật cũng như giá trị thẩm mỹ nói
chung thể hiện bản chất xã hội, thể hiện tính dân tộc, giai cấp, thời đại Như vậy
chất lượng của một tác phẩm nghệ thuật tùy thuộc vào sự thể hiện chất lượng thẩm
mỹ của nó, tùy thuộc vào khả năng phân xuất, khẫ năng kết tinh giá trị thẩm mỹ
trong tính độc đáo của sự thể hiện nhân tính với đầy đủ dấu ấn dân tộc, giai cấp
và thời đại. Nghệ thuật tự phó thác cho nghệ thuật, đứng ngoài mọi mỗi quan hệ
xã hội là không thể có, cũng như không thể có cái đạo đức, cái nhận thức, không
thể có cái đẹp phi thiện phi chân.
Nhưng với tính cách một giá trị đặc thù, một phương diện khác
của các giá trị ngoài thẩm mỹ, giá trị thẩm mỹ không đồng nhất, không phải là bản
thân các giá trị ngoài thẩm mỹ, không bao chứa toàn bộ các giá trị ngoài
thẩm mỹ theo nghĩa đen. Giá trị thẩm mỹ chỉ đặc trưng cho các bản chất người
toàn vẹn bộc lộ ra qua các giá trị ngoài thẩm mỹ. Không thề tìm được cái đạo đức,
cái nhận thức, cái tư tưởng theo nguyên nghĩa trong cái thầm mỹ hoặc cái nghệ
thuật. Bởi vậy, việc bê nguyên một cánh lộ liễu những khái niệm trừu tượng, những
giáo lí đạo đức và những yêu cầu chính trị vào cấu trúc nội dung tác phẩm nghệ
thuật là hạ thấp chất lượng của nó với tính cách nghệ thuật. Chủ nghĩa nhận thức
luận, chủ nghĩa giáo huấn, tính khuynh hướng lộ liễu trong nghệ thuật là biểu
hiện của sự nhầm lẫn cái thẩm mỹ, cái nghệ thuật với cái ngoài thẩm mỹ, ngoài
nghệ thuật về mặt lí luận và là biểu hiện của sự phân xuất không triệt để cái
thẩm mỹ khỏi cái ngoài thẩm mỹ trong sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật. Sự xác
định giá trị thầm mỹ và giá trị nghệ thuật như là một phức thể các giá trị xã hội
trong tư cánh thể hiện bản chất người toàn vẹn (và do trong tư cách ấy thôi)
cho phép giải thích tính đặc thù của nó về mặt thể hiện và thực hiện.
Người ta thường nói đến hình tượng thẩm mỹ, hình tượng nghệ
thuật như là phương thức đặc thù thể hiện, thực hiện giá trị thẩm mỹ, giá trị
nghệ thuật. Nhưng nếu xác định giá trị nghệ thuật như là một phác thể gồm giá
trị thẩm mỹ và các giá trị xã hội khác theo nguyên nghĩa thì làm sao cắt nghĩa
được tính đặc thù này. Cho rằng giá trị nghệ thuật bao hàm, chẳng hạn, giá trị
nhận thức với tính cách giá trị nhận thức thì cũng có nghĩa là cho rằng nghệ
thuật có cùng đối tượng với nhận thức khoa học theo một nghĩa nhất định. Nhưng
nhất nguyên luận duy vật lại khẳng định rằng đối tượng của sự lĩnh hội quy đinh
phương thức tối ưu của sự lĩnh hội. Nếu nghệ thuật cũng nhằm vào nhận thức đối
tượng với tình cách đối tượng để đạt được giá trị nhận thức với tính cách nhận
thức bản chất đối tượng thì nó khác gì khoa học và việc sử dụng hình tượng
nghệ thuật vị tốt đã có hiệu quả.
Trên thực tế, chỉ có các khái niệm trừu tượng (lợi khí và là
đặc trưng của khoa học) mới có thể với bản chất của đối tượng với tình cách đối
tượng. Nghệ thuật nhằm vào sự lĩnh hội cái bản chất người toànvẹn bộc lộ ra qua
các hoạt động, các quan hệ của con người với hiện thực. Mục đích của nghệ thuật
không phải ở chỗ cung cấp cho người ta một khái niệm đạo đức, một định luật vật
lý hay một phạm trù triết học trừu tượng mà ở chỗ bộc lộ, biểu hiện, khẳng định
những lực lượng bản chất của con người một cách toàn vẹn. Chính vì vậy mà nghệ
thuật phải tìm đến hình tượng như là một phương thức đặc thù, một sở trường để
thể hiện và thực hiện giá trị nghệ thuật. Là biểu hiện cái trừu tượng qua cái cụ
thể, cái phổ quát qua cái đơn nhất, cái tinh thần - tư tưởng qua cái
vật chất, biểu diễn, hình tượng nghệ thuật phân xuất và kết tinh những
phương diện thẩm mỹ của đời sống xã hội. Nói khác đi những phương diện thẩm mỹ
của đời sống xã hội dược nhà nghệ sĩ lĩnh hội, nhào nặn và đúc lại thành hình
tượng nghệ thuật từ toàn bộ năng lực thầm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của mình thông
qua các chất liệu nghệ thuật (ngôn ngữ, đường nét, màu sắc, âm thanh v.v…)
Hình tượng nghệ thuật, do vậy, không phải chỉ là sự tích tụ
các giá trị thẩm mỹ từ góc độ trực quan, thụ cảm, hơn thế, nó còn là và chủ yếu
là một giá trị sáng tạo, tích cực – giá trị thẩm mỹ mới. Trên bình diện này,
nghệ thuật là đồng nghĩa với sáng tạo; và một tác phẩm có chất lượng cao là tác
phẩm trong đó người ta bắt gặp những hình tượng mới mẻ, sống động, được sáng tạo
một lần, mang đậm dấu ấn nhà sáng tạo vừa bao quát một dung lượng lớn các
phương diện thẩm mỹ của đời sống, vừa gợi mở, phát hiện, dự báo những khát vọng,
khả năng và những ý nghĩa mới trong quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực.
Từ sự phân tích trên đây, chúng tôi đi đến kết luận rằng: chất lượng của một
tác phẩm nghệ thuật được quyết định bởi chất lượng giá trị nghệ thuật hay chất
lượng thẩm mỹ của tác phẩm ấy thông qua các hình tượng nghệ thuật.
(1) M.X. Kagan, Phê bình nghệ thuật và nghiên cứu nghệ
thuật. Trong sách “Nghiên cứu nghệ thuật”. Nxb Nghệ thuật Moxkva,
1976, tr.234.
(2) M.X. Kagan. Những bài giảng về mỹ học Mác – Lênin
Nxb LGV, Lêningrad, 1963, tr.219.
(3) G.N.Poxpelov. Cái thẩm mỹ và cái nghệ thuật. NxbMGV,
Moxkva, 1965, tr. 337.
(4) G.N.Poxpelov. Nghệ thuật và mỹ học. Nxb nghệ thuật,
Moxkva, 1984, tr 286.
(5) A.LA.Zix. Sự đối lập trong mỹ học. Trong sách “lược
khảo về bản chất của nghệ thuật”. Nxb Nghệ thuật, Moxkva, 1980, tr.180.
(6) N.Z.Travtravadze. Những phương diện thẩm mỹ của văn
hoa. Trong sách “Niên giám của hội triết học Liên Xô”. NxbKhoa học, Moxkva,
1984, tr167.
(7) N.Z.Travtravadze.Những phương diện thẩm mỹ của
văn hoá Trong sách “Niên giám của hội triết học Liên Xô” Nxb Khoa học Moxkva,
1984, tr 167.
(8) M.X.Kagan. giá trị thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật
trong thế giới giá trị. Trong sách “Những vấn đề hình thành giá trị” Nxb Khoa học,
Moxkva, 1981, tr 25.
Nguyễn Văn Phúc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét